Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới các bạn bè trong nhóm, đã luônủng hộ, động viên và chia sẻ những kiến thức, nguồn tài liệu thamkhảo, đặc biệt là những nghiên cứu và dữ liệu liên quan đế
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Trang 3LỜI CAM KẾT
Tôi tên là Vũ Ngọc Thiện Nhân, hiện nay đang thực hiện tiểu luậnvới chủ đề “Sử dụng thuốc lá điện tử” Tôi xin cam đoan rằng nộidung của tiểu luận là kết quả của quá trình nghiên cứu độc lập củanhóm tôi Mọi thông tin và dữ liệu trong tiểu luận đều đã được tríchdẫn và ghi nguồn một cách chính xác, rõ ràng và đầy đủ Tôi không
sử dụng bất kỳ công cụ, phần mềm hoặc dịch vụ nào để sao chéphoặc tái tạo lại nội dung của người khác mà không ghi nguồn Tôinhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của tính liêm chính trong họcthuật và tác động nghiêm trọng của việc đạo văn Tôi hiểu rằngnếu tiểu luận của tôi vi phạm bất kỳ điều gì trong cam đoan này,
nó có thể bị từ chối và tôi sẽ chịu hậu quả theo quy định củatrường
TP.HCM, ngày 27 tháng 12 năm
2022
Sinh viên thực hiện
VŨ NGỌC THIỆN NHÂN
Trang 4Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới các bạn bè trong nhóm, đã luônủng hộ, động viên và chia sẻ những kiến thức, nguồn tài liệu thamkhảo, đặc biệt là những nghiên cứu và dữ liệu liên quan đến thuốc
lá điện tử, giúp tôi trong quá trình nghiên cứu
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến gia đình của mình, người đãluôn ở bên tôi, cung cấp sự yên bình và động viên tinh thần giúp tôivượt qua những khó khăn và áp lực trong quá trình thực hiện bàitiểu luận
Tôi biết rằng lời cảm ơn này chỉ là một phần nhỏ để bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc của mình, nhưng tôi mong rằng mọi người sẽ hiểu vàcảm nhận được tình cảm chân thành từ trái tim tôi
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
Danh mục bảng - biểu đồ - hình ảnh
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu 1
2.1 Mục đích 2
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Phương pháp nghiên cứu 2
4 Giới hạn và Phạm vi nghiên cứu 2
4.1 Đối tượng nghiên cứu 2
4.2 Khách thể nghiên cứu 2
4.3 Địa bàn nghiên cứu 2
4.4 Thời gian thực hiện 2
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 2
5.1 Ý nghĩa lý luận 2
5.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4
1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
1.1 Trên thế giới 4
Trang 61.2 Tại Việt Nam 7
2 Các khái niệm công cụ liên quan đến đề tài nghiên cứu 8
2.1 Khái niệm về Giao tiếp 8
2.2 Khái niệm về Sự hài lòng trong hôn nhân 8
3 Ảnh hưởng của giao tiếp đến sự hài lòng trong hôn nhân 9
3.1 Giao tiếp hiệu quả dẫn đến hài lòng trong mối quan hệ 9
3.1.1 Nghiên cứu “Giao tiếp cặp đôi, Thân mật cảm xúc, Thân mật tình dục và Sự hài lòng về mối quan hệ” 9
3.1.2 Nghiên cứu “Sự hài lòng trong hôn nhân và những kỹ năng giao tiếp hiệu quả giữa các cặp vợ chồng” 10
3.1.3 Nghiên cứu “Ảnh hưởng của tương tác vợ chồng đến sự hài lòng về hôn nhân” 10
3.2 Khả năng dự báo của giao tiếp đến sự hài lòng trong hôn nhân 12
3.2.1 Nghiên cứu “Sự hài lòng trong hôn nhân và những kỹ năng giao tiếp hiệu quả giữa các cặp vợ chồng” 12
3.2.2 Nghiên cứu “Ảnh hưởng của tương tác vợ chồng đến sự hài lòng về hôn nhân” 13
4 Biện pháp cải thiện kỹ năng giao tiếp trong hôn nhân 15
KẾT LUẬN 16
Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 7DANH MỤC BẢNG - BIỂU ĐỒ - HÌNH ẢNH
Hình 1 – Cách đánh giá sự hài lòng của vợ/ chồng đối với cách thứcgiao tiếp của đối phương 9Hình 2 - Mối tương quan Pearson giữa điểm số hài lòng hôn nhân vàgiữa điểm số giao tiếp cá nhân 10Hình 3 - Tương quan giữa tương tác vợ chồng và sự hài lòng với đờisống hôn nhân 11Hình 4 - Phân tích hồi quy giữa giao tiếp và sự hài lòng trong hônnhân 12Hình 5 - Khả năng dự báo của các biểu hiện tương tác giữa vợ/chồng đến sự hài lòng hôn nhân 13
Trang 8ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Thuốc lá điện tử, hay còn gọi là vape, đã không còn xa lạ vớichúng ta, đặc biệt trong giới trẻ ngày nay Đứng trước sự bùng nổcủa thị trường này, tôi không khỏi đặt ra câu hỏi về yếu tố tâm lý
ẩn sau việc lựa chọn sử dụng sản phẩm này Và chính từ đó, tôiquyết định đào sâu vào đề tài này, tìm hiểu từ góc độ tâm lý học.Một trong những điểm thu hút của thuốc lá điện tử đối với ngườidùng, theo quan sát của tôi, không chỉ nằm ở hương vị đa dạnghay thiết kế hiện đại mà còn ở cảm giác tự do, cá tính mà nó manglại Có thể thấy, nhiều người trẻ sử dụng vape như một cách để thểhiện bản thân, khẳng định cá tính, hoặc đôi khi chỉ đơn giản làmuốn thử nghiệm điều mới mẻ
Thế nhưng, không thể phủ nhận sức mạnh của quảng cáo và xãhội hiện nay Thông qua những hình ảnh, video quảng cáo tinh vi,thuốc lá điện tử được tiếp thị như một phong cách sống, một biểutượng của thế hệ trẻ năng động, sáng tạo Điều này khiến tôi trăntrở: “Liệu người trẻ có thực sự tự quyết định sử dụng vape hay họchỉ đang bị chi phối bởi áp lực từ xung quanh?”
Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng, tâm lý của người dùng khimuốn bỏ thuốc lá điện tử cũng là một vấn đề đáng quan tâm.Những cảm xúc bất ổn, lo âu, thậm chí là triệu chứng cai nghiệnkhi không sử dụng vape cho thấy sự phụ thuộc tâm lý không hềnhỏ
Từ những quan sát và suy nghĩ trên, tôi mong muốn thông quaviệc nghiên cứu sâu rộng, đề xuất ra những giải pháp tâm lý giúp
1
Trang 9người dùng nhận thức rõ hơn về việc sử dụng thuốc lá điện tử,đồng thời giúp họ giải quyết những khó khăn, áp lực tâm lý mà họgặp phải.
Với tôi, việc kết hợp kiến thức chuyên ngành và thực tiễn xã hộikhông chỉ giúp tôi hiểu rõ hơn về con người mà còn giúp tôi đónggóp một phần nhỏ cho sự phát triển của cộng đồng và sự hiểu biết
về tâm lý con người trong bối cảnh thay đổi của thế giới hiện đại
2 Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
Nghiên cứu thuốc lá điện tử trong lĩnh vực tâm lý học có mục đíchkhám phá tâm lý của người dùng Một phần quan trọng là hiểu rõảnh hưởng của quảng cáo đến quyết định sử dụng, đặc biệt tronggiới trẻ Đồng thời, nghiên cứu cũng tập trung vào khả năng phụthuộc tâm lý khi ngưng sử dụng và mức độ nhận thức về rủi ro sứckhỏe Dựa vào kết quả, chúng ta có thể đề xuất các giải pháp tâm
lý giúp giảm thiểu tác động tiêu cực và nâng cao nhận thức cộngđồng về vấn đề này
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu về sử dụng thuốc lá điện tử tư duy theo góc
độ tâm lý học bao gồm việc phân tích tác động tâm lý, xác địnhyếu tố tác động đến quyết định sử dụng, và đánh giá hiệu quả củacác phương pháp điều trị Nghiên cứu nhằm cung cấp cái nhìn chitiết về tâm lý của người sử dụng và đóng góp vào việc quản lý và
hỗ trợ hiệu quả cho vấn đề này
3 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu về thuốc lá điện tử, tôi đã áp dụngphân tích nội dung các chiến dịch tiếp thị và thông tin trực tuyến
2
Trang 10Bên cạnh đó, việc tổ chức nhóm thảo luận giúp thu thập quan điểm
và cảm xúc từ người dùng và tham khảo nhiều tài liệu để có cáinhìn sâu rộng hơn giúp đảm bảo rằng bài tiểu luận cung cấp mộtcái nhìn sâu rộng, trực quan và phản ánh đúng thực tế về vấn đềthuốc lá điện tử, từ đó đưa ra các kết luận và giải pháp phù hợp, có
cơ sở khoa học
4 Giới hạn và Phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các cá nhân sử dụng thuốc lá điện tử, những người có thói quen
sử dụng thuốc lá điện tử thường xuyên
4.2 Khách thể nghiên cứu
…
4.3 Địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Thành phố Hồ Chí Minh
4.4 Thời gian thực hiện
Đề tài tiểu luận được thục hiện từ 19/12/22 đến 06/01/23
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu về thuốc lá điện tử trong lĩnh vực tâm lý học đónggóp quan trọng vào việc mở rộng kiến thức chuyên ngành Đề tàinày không chỉ giúp làm sáng tỏ mối liên kết giữa tâm lý và hành vi
sử dụng thuốc lá điện tử, mà còn cung cấp cơ sở lý luận cho cácnghiên cứu sau này Bên cạnh đó, thông qua việc đối chiếu giữathực tế và các lý thuyết hiện hành, nghiên cứu giúp kiểm định vàcập nhật lý thuyết để phản ánh đúng hơn với thực tế
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu về tâm lý học sử dụng thuốc lá điện tử đóng vai tròquan trọng trong việc cung cấp thông tin và cơ sở cho việc quản lý,
3
Trang 11hỗ trợ và xây dựng chính sách hợp lý đối với người sử dụng, đồngthời cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe của họ.
4
Trang 12GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1 Trên thế giới
Tại Châu Âu, số liệu điều tra sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên (GYTS) năm 2014 và
2018 cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong nhóm 13-15 tuổi có xu hướng tăng nhanhtrong cả hai nhóm nam và nữ Tại Mỹ, kết quả điều tra quốc gia tình hình sử dụng thuốc láđiện tử trong học sinh trung học năm 2011, 2017 và 2019 cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá điện tửtrong nhóm tuổi này tăng nhanh chóng: 1,5% (2011), 11,7% (2017) và và 27,5% (2019).Trước tình trạng đó, tháng 2/2020, FDA Mỹ đã ban hành lệnh cấm với các sản phẩm thuốc
lá điện tử có hương vị trái phép nhằm giảm sự hấp dẫn với trẻ em và thanh thiếu niên Nhờ
đó, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử giai đoạn 2019-2020 giảm từ 25,5% xuống 19,6% ởTHPT, và từ 10,5% xuống 4,7% ở THCS
Theo CNN, hơn 1 trên 10 thanh niên thường xuyên sử dụng thuốc lá điện tử ở Mỹ Thống
kê này dựa trên một báo cáo mới từ trụ sở Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh
Mỹ (CDC).Bài nghiên cứu thực hiện bởi Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia của CDC Mỹ
đã cho thấy một cái nhìn tổng quan về sự lạm dụng của thuốc lá điện tử trong năm 2021.Dựa vào dữ liệu từ Trung tâm Khảo sát Y tế Quốc gia, bài báo cáo chỉ ra việc sử dụng thuốc
là điện tử thường có xu hướng giảm khi thu nhập gia đình tăng Đồng thời, người dưới 44tuổi thường sẽ cùng sử dụng cả thuốc lá và thuốc lá điện tử.Các số liệu trước đây từ Trungtâm Khảo sát Y tế Quốc gia của Mỹ đã báo cáo rằng việc sử dụng thuốc lá đã giảm xuốnglúc kỉ lục Ngược lại, thuốc lá điện tử lại càng trở nên phổ biến
Trong khoảng thời gian từ 2020 đến 2022, doanh số thuốc lá điện tử tăng vọt ở Mỹ, đến22,7 triệu sản phẩm được bán ra mỗi tháng, theo một nghiên cứu trước đây của CDC Mỹ.Hiện tại, càng nhiều thương hiệu, đặc biệt với các sản phẩm thuốc lá dùng một lần xuấthiện trên thị trường, trong khi các loại thuộc lá điện tử hương vị kẹo và trái cây để thu hútngười tiêu dùng trẻ ngày càng phổ biến
Trang 13Dữ liệu mới cho thấy gần 1 trên 20 người trưởng thành báo cáo họ đang sử dụng thuốc láđiện tử trong năm 2021, với tỷ lệ sử dụng đàn ông cao hơn một chút phụ nữ Tỷ lệ ngườitrong độ tuổi 18 đến 24 sử dụng thuốc lá điện tử cao nhất, lên đến 11% trong lứa tuổi này.Theo bác sĩ Joanna Cohen, Giám đốc Viện Kiểm soát Thuốc lá Toàn cầu ở trường Đại họcJohns Hopkins (Mỹ), số lượng người trẻ lạm dụng thuốc lá điện tử hiện tại là đáng lo ngại.Đặc biệt khi số thanh niên từng hút thuốc lá chiếm phần lớn người tiêu dùng thuốc lá điện
tử thay vì là những người hút thuốc lớn tuổi hơn đang cố cai thuốc lá."Các công ty thuốc lá
là các bậc thầy của marketing tùy đối tượng cũng như thao túng người mua Họ muốn pháttriển sản phẩm thu hút nhiều người tiêu dùng Họ cũng thúc đẩy quảng bá mạnh các sảnphẩm của họ…" - bác sĩ Cohen cho biết
Theo các nhà khoa học, người trưởng thành với thu nhập gia đình cao thường sử dụngthuốc lá điện tử ít hơn, với những người có thu nhập gấp 4 lần mức thu nhập người nghèoliên bang báo cáo tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử thấp nhất Báo cáo này của CDC Mỹ đượccông khai vài ngày sau khi Hiệp hội Tim mạch Mỹ tuyên bố cảnh cáo của những rủi ro sứckhỏe của việc sử dụng thuốc lá điện tử
Lời tuyên bố này đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về các đặc tính có hại của các thànhphần trong thuốc lá điện tử, bao gồm nicotine – hóa chất gây nghiện trong sản phẩm – vàhương liệu Báo cáo lưu ý rằng những hợp chất đó đã được chứng minh là mang lại nguy cơcác bệnh tim và phổi trong các nghiên cứu động vật và nó có thể gây ra "nguy cơ sức khỏenghiêm trọng" ở con người "Một nghiên cứu chỉ ra rằng những loại thuốc lá điện tử chứanicotine có liên quan tới việc biến đổi cấp tính cho các chỉ số huyết động, bao gồm việctăng huyết áp và nhịp tim" - Bác sĩ Jason J Rose, chủ tịch ban báo cáo nghiên cứu khoahọc của Hiệp hội Tim mạch Mỹ và phó giáo sư y khoa tại Trường Y thuộc trường đại họcMaryland (Mỹ), cho biết trong bài báo chí mới
1.2 Tại Việt Nam
Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu truyền thống ở nhóm tuổi 13-15 giảm từ 2,5% năm 2014 xuống1,9% năm 2022 Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong giới trẻđang có xu hướng gia tăng Tại hội thảo khoa học chia sẻ kết quả nghiên cứu tình hình sửdụng thuốc lá trong học sinh từ 13-15 tuổi tại Việt Nam năm 2022 do Bộ Y tế phối hợp với
Bộ GD-ĐT tổ chức ở Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, kết quả điều
7
Trang 14tra mới đây cho thấy công tác phòng chống tác hại của thuốc lá trong thanh thiếu niên đã cónhững kết quả đáng ghi nhận Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu truyền thống ở nhóm tuổi 13-15giảm từ 2,5% năm 2014 xuống 1,9% năm 2022.
Tuy nhiên, công tác phòng chống tác hại thuốc lá cho thanh thiếu niên ở Việt Nam còn gặpnhiều khó khăn và thách thức Đáng lo ngại khi tỷ lệ hút thuốc lá ở nữ giới có xu hướngtăng Theo đó, tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở học sinh nữ nhóm tuổi 13-15 tăng từ 0,2% năm 2014lên 0,8% năm 2022 Đặc biệt việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong giớitrẻ đang có xu hướng gia tăng Trong đó, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử trên 15 tuổi tăng từ 0,2%năm 2015 lên 3,6% năm 2020, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi 15-24 với tỷ lệ là 7,3% Ởnhóm tuổi học sinh 13-15 tuổi, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử là 3,5%, trong đó học sinhnam là 4,3%, học sinh nữ là 2,8%
Theo ông Nguyễn Tuấn Lâm, đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, cácsản phẩm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng không chỉ chứa nicotine mà còn cókhoảng 15.500 loại hương liệu được sử dụng, trong đó rất nhiều loại hương liệu độc hại,gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, có thể gây cháy nổ và pha trộn các chất khác vào dung dịchnhư: ma tuý, cần sa Do đó, WHO đưa ra khuyến cáo, thuốc lá điện tử nguy hại hơn thuốc
lá truyền thống, nó có thể gây tác động sớm đối với sức khoẻ, hoặc gây bệnh phổi kẽ Nếu
so với căn bệnh ung thư phổi, bệnh phổi sẽ tiến triển nhanh và tiên lượng xấu hơn Thuốc láđiện tử cũng không có công dụng cai nghiện thuốc lá điếu thông thường
Tham dự có đại diện một số Vụ, Cục, đơn vị thuộc/trực thuộc Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đàotạo, Chương trình sáng kiến phòng chống tác hại thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO),Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), một số trường học tại HàNội và các đơn vị liên quan Phát biểu tại hội thảo, GS.TS.Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ
Y tế cho biết, sau khi có Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2012, Bộ Y tế đã hỗ trợ
và phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành, các tổ chức Chính trị xã hội và Ủy ban nhân dân 63tỉnh, thành phố tăng cường hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá, đặc biệt phối hợpvới Bộ Giáo dục và đào tạo đẩy mạnh các hoạt động nhằm ngăn ngừa hút thuốc trong thanhthiếu niên, bảo vệ các thế hệ tương lai của đất nước khỏi các tổn thất về sức khỏe do việc sửdụng thuốc lá
Nhằm hỗ trợ giám sát hiệu quả tỷ lệ hút thuốc ở thanh thiếu niên, Chương trình sáng kiếnphòng, chống tác hại thuốc lá của WHO và Trung tâm phòng, chống và kiểm soát bệnh tậtHoa Kỳ (CDC) đã xây dựng Điều tra toàn cầu về sử dụng thuốc lá trong thanh thiếu niên(GYTS)
Với sự hỗ trợ kỹ thuật của CDC Hoa Kỳ và WHO, Việt Nam đã thực hiện điều tra GYTSvào các năm 2004, 2007, 2014, 2022 Kết quả điều tra cho thấy công tác phòng, chống táchại của thuốc lá trong thanh thiếu niên đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như: Tỷ lệ
sử dụng thuốc lá điếu ở nhóm tuổi 13-15 tuổi giảm từ 2,5% năm 2014 xuống 1,9% năm2022; Tỷ lệ hút thuốc lá thụ động tại nhà ở học sinh giảm từ 47,7% năm 2014 xuống 24,5%năm 2022; Tỷ lệ hút thuốc lá thụ động ở học sinh tại khu vực trong nhà của địa điểm côngcộng giảm từ 66,5% xuống 22,2%; Tỷ lệ hút thuốc lá thụ động trường học giảm từ 48,6%xuống 35,7%
8