1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

bài giảng luật kinh tế

198 473 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 853 KB

Nội dung

BÀI 1 KHÁI QUÁT VỀ LUẬT KINH TẾ I. KHÁI NIỆM VỀ LUẬT KINH TẾ Để tìm hiểu về Luật kinh tế Việt Nam cần có sự phân tích khái niệm này trong bối cảnh trước và sau đổi mới. Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp, các doanh nghiệp hầu hết là quốc doanh và tập thể, hoạt động theo một cơ chế mang tính hành chính- mệnh lệnh. Nhà nước quản lý toàn diện và chặt chẽ hoạt động của các xí nghiệp quốc doanh bằng một hệ thống các chỉ tiêu pháp lệnh, do vậy, luật kinh tế được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, quy định chế độ quản lý chặt chẽ và toàn diện đối với các đơn vị xí nghiệp quốc doanh, từ việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đến tổ chức hoạt động sản xuất, phân phối nhằm thực hiện đường lối kế hoạch hóa tập trung và bao cấp của nhà nước. Luật kinh tế thời kỳ này có một số đặc điểm sau: - Pháp luật kinh tế được xây dựng dựa trên nền tảng chế độ công hữu đối với tư liệu sản xuất. Thành phần kinh tế chủ yếu là quốc doanh và tập thể. Các thành phần kinh tế khác được cải tạo và tiến tới triệt tiêu, nếu còn tồn tại thì cũng mang tính hình thức. Luật kinh tế thời kỳ này chủ yếu điều chỉnh quan hệ kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh với nhau hoặc giữa quốc doanh với các đơn vị kinh tế tập thể. - Sự tồn tại của hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh do nhà nước ban hành và áp đặt cho các doanh nghiệp nhà nước (xí nghiệp quốc doanh). Do đó sự năng động, sáng tạo của doanh nghiệp không được đề cao.Việc hoàn thành chỉ tiêu nhà nước giao một cách thụ động là tiêu chí duy nhất để đánh giá doanh nghiệp. Yếu tố thị trường cũng như người tiêu dùng không nằm trong phạm trù hoạt động của doanh nghiệp. 1 - Hệ thống các quy phạm pháp luật kinh tế thời kỳ này mang tính chất mệnh lệnh quyền uy. Việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chuyển từ nền kinh tế chủ yếu hai thành phần: quốc doanh và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần đã tạo nên những thay đổi cơ bản trong quan niệm Luật kinh tế. Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã khẳng định: “… Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng” (Điều 15). Pháp luật kinh tế trong kinh tế thị trường thừa nhận sự tồn tại nhiều loại hình doanh nghiệp, đại diện cho nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Mặt khác, nó cũng thay đổi quan hệ nhà nước và doanh nghiệp theo hướng nhà nước chỉ quản lý chung, có tính định hướng và hỗ trợ, còn doanh nghiệp là một pháp nhân, có quyền tự do trong tổ chức hoạt động kinh doanh theo những nguyên tắc của thị trường và phải được đối xử bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Luật kinh tế Việt Nam đã xuất hiện các quy định như việc thừa nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của các chủ thể kinh doanh, quyền tự do kinh doanh, giao kết hợp đồng, nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể kinh doanh, không phân biệt thành phần kinh tế… Như vậy, Luật Kinh tế được hiểu là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Ngoài ra, Luật kinh tế còn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế. 2 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT KINH TẾ 1. Đối tượng điều chỉnh của Luật kinh tế Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là tổng thể những quan hệ xã hội mà ngành luật đó tác động, chi phối. Đối tượng điều chỉnh của ngành Luật kinh tế là các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động kinh doanh và quản lý nhà nước về kinh tế. Do tính chất đa dạng, phức tạp của hoạt động kinh doanh, các quan hệ này thường không đơn lẻ mà liên kết hữu cơ, tương tác nhau. Chẳng hạn, trong quan hệ mua bán hàng hóa bao gồm nhiều quan hệ phát sinh như: vận tải, bảo hiểm, sở hữu trí tuệ, giám định, thanh toán… Hơn nữa khái niệm thương mại hiện nay không đơn thuần là mua bán hàng hóa theo nghĩa là mua bán những động sản hữu hình, mà thương mại hiện nay còn bao gồm cả những lĩnh vực như thương mại đầu tư, thương mại sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ. Vì vậy, không nên hiểu đối tượng điều chỉnh của Luật kinh tế là những quan hệ kinh tế đơn lẻ mà phải hiểu là những nhóm quan hệ. Những nhóm quan hệ này bao gồm: a) Quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Nhóm quan hệ này rất phổ biến, bao gồm các quan hệ như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phân phối, đại diện, đại lý thương mại, ký gửi, thuê, cho thuê, thuê mua, xây dựng, tư vấn, kỹ thuật, licence, tài chính, ngân hàng… - Chủ thể: của nhóm quan hệ này là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế - nội dung: của nhóm quan hệ này là các quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa các chủ thể độc lập và có mục tiêu lợi nhuận. - khách thể: của nhóm quan hệ này chủ yếu là quan hệ tài sản, hoặc những quan hệ dịch vụ có liên quan đến yếu tố tài sản và hình thức pháp lý là các hợp đồng kinh doanh, thương mại. 3 b) Quan hệ phát sinh giữa cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các doanh nghiệp Chủ thể quan hệ này một bên là cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, một bên là đơn vị kinh doanh. Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành, nội dung quản lý nhà nước về kinh tế bao gồm: - Ban hành, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về doanh nghiệp và các văn bản có liên quan. - Tổ chức đăng ký kinh doanh, hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh bảo đảm thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế xã hội. - Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao đạo đức kinh doanh cho người quản lý doanh nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. - Thực hiện chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp theo định hướng, mục tiêu của chiến lược, quy hoạch phát triển - Kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, của cá nhân, tổ chức khác theo quy định. c) Quan hệ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp Trong một doanh nghiệp như công ty chẳng hạn, giữa các bộ phận cấu thành nên bộ máy tổ chức quản lý như: Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc, Ban kiểm soát tồn tại nhiều quan hộ. Các quan hệ này được điều chỉnh chủ yếu bởi điều lệ doanh nghiệp. Khi có tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp, vấn đề thường được giải quyết dựa trên những quy định tại điều lệ, nếu điều lệ không quy định hoặc điều lệ quy định không đúng pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền dựa trên những quy định của pháp luật để giải quyết. 2. Phương pháp điều chỉnh của Luật kinh tế Phương pháp điều chỉnh của ngành kinh tế là những cách thức được nhà nước sử dụng để tác động và các quan hệ kinh tế. 4 Đặc điểm của các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một mặt nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, mặt khác, yêu cầu quản lý mang tính định hướng nền kinh tế đòi hỏi nhà nước phải có sự can thiệp để hạn chế những sai lệch của thị trường, đưa nền kinh tế phát triển theo định hướng. mục tiêu đã được vạch ra. Vì vậy, phương pháp điều chỉnh của Luật kinh tế chủ yếu gồm cả hai phương pháp là mệnh lệnh và thỏa thuận bình đẳng. - Phương pháp mệnh lệnh: được sử dụng chủ yếu để điều chỉnh nhóm quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các chủ thể kinh doanh. Trong phương pháp này, nhà nước ban hành các quyết định, chỉ thị mang tính mệnh lệnh, bắt buộc các chủ thể kinh doanh phải chấp hành nhằm bảo đảm trật tự kinh tế. Chẳng hạn, các quyết định về đăng ký kinh doanh, quản lý sổ sách, con dấu của doanh nghiệp, về chế độ quản lý tài chính, nghĩa vụ thuế… - Phương pháp thỏa thuận bình đẳng: được sử dụng chủ yếu để điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Trong phương pháp này, nhà nước ban hành các quy định nhằm hình thành nên hành lang pháp lý an toàn cho các doanh nghiệp như: các quy định về quyền nghĩa vụ, về hợp đồng, về các biện pháp bảo đảm trong kinh doanh, về trọng tài thương mại… Việc áp dụng phương pháp nào hoàn toàn tùy thuộc vào các mối quan hệ khác nhau, cũng như tùy thuộc vào các chủ thể và nội dung của các quan hệ pháp luật. III. NGUỒN CỦA LUẬT KINH TẾ Nguồn của Luật kinh tế là những văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực kinh tế. Ngoài ra, nguồn của Luật kinh tế còn bao gồm các điều ước quốc tế và cả tập quán quốc tế về thương mại nữa. 5 Hệ thống nguồn Luật kinh tế ở Việt Nam hiện nay bao gồm: - Hiến pháp 1992 (2001) của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nguồn cơ bản của Luật kinh tế. Xét về nguyên tắc trong toàn bộ hệ thống pháp luật, Hiến pháp là đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất, là nguồn của tất cả các ngành luật, trong đó có Luật kinh tế. Những quy định của Hiến pháp là cơ sở, nguyên tắc chung cho việc xây dựng các quy phạm pháp luật kinh tế khác. Hiến pháp 1992 có một số nội dung quan trọng điều chỉnh chế độ kinh tế (chương II). Chẳng hạn, nguyên tắc thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, nguyên tắc công nhận và tôn trọng quy luật vận hành của cơ chế kinh tế thị trường, nguyên tắc tôn trọng và bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của nhà kinh doanh… - Các đạo luật do Quốc hội ban hành, điều chỉnh trực tiếp hoạt động kinh doanh như: Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, Luật đầu tư, Luật thương mại, Luật phá sản… Ngoài ra, còn phải kể đến các đạo luật tùy thuộc những ngành luật khác nhưng có quan hệ điều chỉnh mật thiết tới hoạt động kinh doanh như: Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ, Luật đất đai - Các Nghị quyết của Quốc hội về kinh tế - Các Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ quốc hội như: Pháp lệnh trọng tài thương mại, Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao, Pháp lệnh chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu vào Việt Nam… - Các văn bản dưới Luật về kinh tế như: Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ… Bên cạnh hệ thống luật quốc gia là nguồn luật chủ yếu của Luật kinh tế, trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, các Điều ước quốc tế về thương mại cũng trở thành một nguồn luật quan trọng. Khái niệm Điều ước quốc tế dùng để chỉ những Công ước, Hiệp ước, Hiệp định quốc tế đa phương và song phương. Trong những năm qua, Việt Nam đã lần lượt gia nhập các Điều ước quốc tế thương mại như: 6 Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả, Hiệp định TRIPs về khía cạnh thương mại của sở hữu trí tuệ, Thỏa ước Madrid về nhãn hiệu hàng hóa, các Hiệp định hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), các Hiệp định thương mại song phương như: Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, Hiệp định thương mại Việt Nam-EU. Mặt khác, khi trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam cũng phải tuân thủ toàn bộ các cam kết quốc tế và các quy định của tổ chức này. Tập quán thương mại trong mua bán hàng hóa quốc tế từ lậu đã được áp dụng trong thực tiễn thương mại ở nước ta. Hiện nay, Luật thương mại 2005 đã chính thức quy định về Tập quán thương mại. Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền, hoặc trên một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Tuy nhiên, cần lưu ý là Tập quán thương mại không phải là một nguồn luật đương nhiên, chúng chỉ trở thành nguồn luật khi hai bên thỏa thuận thành một điều khoản trong hợp đồng hoặc khi các Điều ước quốc tế mà hai bên dẫn chiếu trong hợp đồng quy định. IV. VAI TRÒ CỦA LUẬT KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Nền kinh tế thị trường là một phương thức tổ chức vận hành kinh tế xã hội mà đặc trưng phổ biến là sự liên hệ mua bán giữa hai bên trong hoạt động sản xuất hàng hóa và trao đổi mua bán. Cơ chế kinh tế thị trường theo cách hiểu chung là một cơ chế mà trong đó các nhân tố cơ bản của đời sống kinh tế vận hành dưới sự chi phối của quy luật thị trường, vận hành trong môi trường cạnh tranh vì mục tiêu lợi nhuận. Đặc điểm này chi phối sự hình thành và phát triển các quy phạm pháp luật kinh tế mà dù muốn hay không, các quốc gia lực chọn đình hướng này phải tuân thủ. Kinh tế thị trường dù mang sắc 7 thái khác nhau tùy vào điểm xuất phát, mục tiêu chiến lược của từng nước, nhưng nhìn chung đều có những đặc trưng chung là: - Trong nền kinh tế cùng tồn tại nhiều loại hình sở hữu với nhiều thành phần kinh tế khác nhau. - Nền kinh tế vận hành trong môi trường tự do cạnh tranh và động lực cơ bản chi phối là lợi nhuận. - Nhà nước thực hiện việc điều chỉnh kinh tế thị trường chủ yếu bằng các chính sách kinh tế và ban hành hệ thống pháp luật kinh tế. Bản thân nền kinh tế thị trường có những ưu điểm không thể phủ nhận, song nền kinh tế thị trường cũng chứa nhiều khiếm khuyết nhất định mà nếu thiếu một hệ thống quy phạm pháp luật đồng bộ và phù hợp thì hiện tượng lệch lạc gây tổn thất cho xả hội là điều khó tránh khỏi. Ngay ở những quốc gia có nền kinh tếluật pháp phát triển lâu đời như phương Tây, nhiều khi cũng có những hiện tượng vi phạm, gây thiệt hại cho nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, các quốc gia luôn phải đối mặt với những thách thức, những mâu thuẫn xã hội cần phải giải quyết. Đó là yêu cầu bảo đảm sự hài hòa giữa kinh tế vả xã hội. Nói cách khác, làm thế nào vừa đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế vừa bảo đảm công bằng xã hội và giải quyết tốt các vấn để phát triển bền vững. Phát triển nền kinh tế thị trường tức là thừa nhận quyền hợp pháp của nhà kinh doanh trong việc sử dụng các phương pháp để mang lại lợi nhuận tối đa. Mặt khác, phải bảo đảm lợi ích cho toàn xã hội, bảo vệ người lao động, người tiêu dùng, không để tình trạng làm ăn bất hợp pháp, phá hoại môi trường, coi thường sức khỏe và tính mạng con người…Pháp luật và chỉ có pháp luật mới đóng vai trò dung hòa được hai mặt đối lập đó. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, pháp luật có vai trò to lớn, tác động mạnh mẽ đến kinh tế, đó là: - Pháp luật kinh tế tạo ra môi trường, điều kiện thuận lợi cho các quan hệ kinh tế tồn tại một cách tự do, bình đẳng. 8 - Pháp luật kinh tế khắc phục các tiêu cực của chính cơ chế thị trường, bảo đảm sự kết hợp hoài hòa giữa phát triển kinh tế và công bằng xã hội. - Pháp luật kinh tế góp phần phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 9 BÀI 2 PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP I. KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP Từ khi chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã thông qua nhiều đạo luật điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp. Trước hết là Luật công ty và Doanh nghiệp tư nhân (1990), điều chỉnh hai loại doanh nghiệp mới xuất hiện sau những cải cách, đổi mới bắt đầu từ năm 1986. Năm 1999, Quốc hội thông qua Luật doanh nghiệp nhằm điều chỉnh hoạt động của các loại hình Công ty và Doanh nghiệp tư nhân với nhiều nội dung phù hợp với yêu cầu của gia đoạn cải cách đi vào chiều sâu. Đạo luật này đã góp phần đáng kể vào việc thực thi vai trò nhà nước trong việc thực thi vai trò quản lý nhà nước đối với các chủ thể kinh tế, thực hiện có hiệu quả chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp vận hành trong điểu kiện còn tồn tại nhiều đạo luật điều chỉnh hoạt động của các loại hình doanh nghiệp khác như: Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật đầu tư nước ngoài…do vậy xuất hiện tình trạng xung đột trong các quy phạm pháp luật có liên quan, gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động quản lý và làm hạn chế sự nhất quán trong môi trường đầu tư. Yêu cầu thống nhất các quy phạm điều chỉnh hoạt động doanh nghiệp vào một đạo luật chung, ngõ hầu tạo ra một môi trường pháp lý đồng nhất, ổn định cho hoạt động doanh nghiệp trở nên cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật doanh nghiệp mới, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006, thay thế Luật doanh nghiệp năm 1999. Phạm vi điều chỉnh của Luật doanh nghiệp này bao gồm: các quy định về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp 10 [...]... nghiệp tư nhân Luật cũng điều chỉnh việc tổ chức quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam và pháp luật chung về doanh nghiệp 1 Khái niệm Tại Điều 4, Khoản 1, Luật doanh nghiệp 2005 định nghĩa: Doanh nghiệp là tổ chức tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh Từ... - Kinh doanh ma túy các loại - Kinh doanh hóa chất tại bảng 1 (theo Công ước quốc tế) - Kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín, dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách - Kinh doanh các loại pháo - Kinh doanh các loại đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, đồ chơi, đồ chơi, trò chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự toàn xã hội - Kinh. .. định hạn chế quyền kinh doanh, Nghị định 139/CP/2006 của Chính phủ ngày 05/09/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp quy định: Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điểu kiện kinh doanh áp dụng theo các quy định của các Luật, Pháp lệnh, Nghị định chuyên ngành hoặc Quyết định có liên quan của Thủ tướng Chính phủ (gọi chung là Pháp luật chuyên ngành) Điều kiện kinh doanh được... môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành nghề nhất định Chứng chỉ hành nghề được cấp ở nước ngoài không có hiệu lực tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật thì việc đăng kí kinh doanh hoặc đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh... lập tổ chức kinh tế theo quu định của Pháp luật về đầu tư Trong trường hợp này, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - Trường hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ thì việc thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp về đăng ký kinh doanh Hồ sơ đăng ký kinh doanh... ngoài - Kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài - Kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường - Kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hóa và thiết bị cấm lưu hành, cấm sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành-sử dụng tại Việt Nam - Các ngành, nghề cấm kinh doanh khác được qui định tại các Luật, Pháp lệnh và Nghị định chuyên ngành 15 Việc kinh doanh... một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề - Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không yêu cầu Giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì ít nhất một cán bộ chuyên môn theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó phải có chứng chỉ hành nghề Ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định Chủ tịch hội... Tập đoàn kinh tế) Theo Luật hợp tác xã (2003) thì Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã Đây cũng chính là những yếu tố pháp lý cơ bản của một doanh nghiệp Ngoài ra, trong nền kinh tế nước ta hiện nay, còn tồn tại các chủ thể kinh doanh... hợp đặc biết áp dụng theo quy định của các Luật, Pháp lệnh hoặc Nghị định chuyên ngành có liên quan Ngoài những ngành nghề bị cấm vừa nêu, Luật quy định một số ngành nghề thuộc diện kinh doanh có điều kiện, phải có chứng chỉ hành nghề, phải có vốn pháp định Ngành nghề kinh doanh có điều kiện Là những yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh như: an toàn trật tự, an toàn giao... Theo Luật doanh nghiệp 2005, doanh nghiệp có quyền hoạt động đăng ký kinh doanh mà không cần phải xin phép bất cứ cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào, nếu ngành nghề đó không thuộc những 14 ngành nghề bị cấm kinh doanh Những ngành bị cấm kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay (NĐ 139/2007), gồm: - Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương . BÀI 1 KHÁI QUÁT VỀ LUẬT KINH TẾ I. KHÁI NIỆM VỀ LUẬT KINH TẾ Để tìm hiểu về Luật kinh tế Việt Nam cần có sự phân tích khái niệm này trong bối cảnh trước và sau đổi mới. Trong thời kỳ kinh tế. luật. III. NGUỒN CỦA LUẬT KINH TẾ Nguồn của Luật kinh tế là những văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực kinh tế. Ngoài ra, nguồn của Luật kinh tế còn bao gồm. chỉnh kinh tế thị trường chủ yếu bằng các chính sách kinh tế và ban hành hệ thống pháp luật kinh tế. Bản thân nền kinh tế thị trường có những ưu điểm không thể phủ nhận, song nền kinh tế thị

Ngày đăng: 29/06/2014, 08:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w