1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam

198 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Hải Hà
Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Chiến Thắng, TS. Hoa Hữu Cường
Trường học Học viện Khoa học Xã hội
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại Luận án Tiến sĩ Kinh tế
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 2,16 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (11)
  • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (12)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
  • 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu (14)
  • 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (19)
  • 6. Đóng góp mới của luận án (20)
    • 6.1. Về lý luận (20)
    • 6.2. Về thực tiễn (21)
  • 7. Ý nghĩa của luận án (21)
  • 8. Kết cấu của luận án (21)
  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI (22)
    • 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài về mô hình kinh tế chia sẻ (22)
      • 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về mô hình kinh tế chia sẻ (22)
      • 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ (27)
    • 1.2. Nhận xét về các công trình nghiên cứu đã tổng quan (31)
      • 1.2.1. Những vấn đề đã được đề cập làm rõ (31)
      • 1.2.2. Những vấn đề chưa được đề cập hoặc được đề cập nhưng chưa được làm rõ (32)
      • 1.2.3. Hướng nghiên cứu của luận án (34)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ (36)
    • 2.1. Khái quát về mô hình kinh tế chia sẻ (36)
      • 2.1.1. Khái niệm về mô hình kinh tế chia sẻ (36)
      • 2.1.2. Đặc điểm của mô hình kinh tế chia sẻ (39)
      • 2.1.3. Vai trò của mô hình kinh tế chia sẻ (40)
      • 2.1.4. Các chủ thể cơ bản tham gia mô hình kinh tế chia sẻ (42)
      • 2.1.5. Cơ chế vận hành của mô hình kinh tế chia sẻ (42)
      • 2.1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến mô hình kinh tế chia sẻ (44)
    • 2.2. Quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ (45)
      • 2.2.1. Khái niệm về quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ (45)
      • 2.2.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ (45)
      • 2.2.3. Vai trò của quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ (47)
      • 2.2.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ (48)
      • 2.2.5. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ (53)
      • 2.2.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ (62)
    • 2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ của một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam (64)
      • 2.3.1. Kinh nghiệm quản lý mô hình kinh tế chia sẻ của một số nước thành viên Liên minh châu Âu 59 (65)
      • 2.3.2. Quản lý mô hình kinh tế chia sẻ ở Hoa Kỳ (71)
      • 2.3.3. Quản lý mô hình kinh tế chia sẻ ở Trung Quốc (75)
      • 2.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (79)
  • CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ Ở VIỆT NAM (82)
    • 3.1. Khái quát về quá trình phát triển của một số mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam (82)
    • 3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam hiện nay 81 (88)
      • 3.2.1. Thực trạng xây dựng chiến lược, chính sách, pháp luật quản lý mô hình kinh tế chia sẻ (88)
    • 3.3. Đánh giá hiệu quả QLNN đối với trường hợp của Grab (110)
      • 3.3.4. Tiêu chí đánh giá về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với GrabCar (132)
    • 3.4. Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ 123 (136)
      • 3.5.1. Đánh giá về quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải 128 (142)
    • 4.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam đến năm (159)
      • 4.1.1. Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ cần quán triệt các quan điểm Đảng, Nhà nước về đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số 143 (159)
      • 4.1.2. Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ phải là kết quả của đổi mới tư duy về quản lý, xây dựng và hoàn thiện thể chế 145 (161)
      • 4.1.3. Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ phải căn cứ vào bối cảnh và các yêu cầu đặt ra 146 (162)
      • 4.1.4. Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trên cơ sở tận dụng hiệu quả các cơ hội để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước 148 (165)
      • 4.1.5. Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ trên cơ sở hệ thống các giải pháp và lộ trình thực hiện thích hợp. 149 (167)
    • 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam (168)
      • 4.2.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chính sách liên quan đến mô hình kinh tế chia sẻ (168)
      • 4.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý mô hình kinh tế chia sẻ (170)
      • 4.2.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ (174)
      • 4.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm quy định pháp luật đối với mô hình kinh tế chia sẻ 157 (175)
      • 4.2.5. Nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin và tăng cường ứng công nghệ thông tin trong quản lý mô hình kinh tế chia sẻ 158 (176)
      • 4.2.6. Nâng cao năng lực và nhận thức cho các bên liên quan trong mô hình kinh tế chia sẻ (177)
      • 4.2.7. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các mô hình kinh doanh truyền thống (179)
  • KẾT LUẬN (20)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (185)
  • PHỤ LỤC (198)

Nội dung

Quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt NamQuản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt NamQuản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt NamQuản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt NamQuản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt NamQuản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt NamQuản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt NamQuản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt NamQuản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt NamQuản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt NamQuản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt NamQuản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt NamQuản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt NamQuản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt NamQuản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt NamQuản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt NamQuản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt NamQuản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt NamQuản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt NamQuản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt NamQuản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt NamQuản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt NamQuản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện theo các bước sau

Sơ đồ 1 Các bước nghiên cứu

Bước 1 Xác định vấn đề nghiên cứu

Quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam

Bước 2 Tổng quan nghiên cứu

- Các công trình nghiên cứu về mô hình kinh tế chia sẻ

- Các mô hình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với mô hình KTCS

Bước 3 Xác định khoảng trống và câu hỏi nghiên cứu

Bước 4 Xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

- Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ:

+ Khái niệm, đặc điểm, vai trò, các chủ thể tham gia, cơ chế vận hành, điểm mạnh, điểm hạn chế và những yếu tố ảnh hưởng đến mô hình KTCS.

+ Khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung của QLNN đối với mô hình KTCS, tiêu chí đánh giá QLNN đối với mô hình KTCS, những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với mô hình KTCS.

- Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ của một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam

Bước 5 Xác định phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính

- Phỏng vấn và tham khảo ý kiến chuyên gia

- Khảo sát các nhóm đối tượng và các chuyên gia

- Tổng hợp kết quả điều tra và sử dụng phần mềm SPSS 20

Bước 6 Kết quả nghiên cứu

- Thực trạng QLNN đối với mô hình KTCS ở Việt Nam

- Đánh giá hiệu quả QLNN đối với trường hợp của GrabCar

- Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với mô hình KTCS ở VN

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN đối với mô hình KTCS ở VN

- Phương pháp luận: Đề tài tiếp cận dựa trên cơ sở những nguyên lý và phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý kinh tế và quản lý đối với mô hình KTCS Trên cơ sở lý luận của khoa học quản lý, đề tài “Quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam” tiếp cận nghiên cứu đề tài dựa theo quá trình gồm các nội dung: 1) Xây dựng chiến lược, chính sách, pháp luật quản lý đối với mô hình KTCS; 2) Tổ chực thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật quản lý mô hình KTCS; 3) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm quy định đối với quản lý mô hình KTCS.

- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: a) Phương pháp nghiên cứu định tính: Phương pháp này được thực hiện thông qua việc nghiên cứu các công trình khoa học liên quan đến mô hình KTCS và QLNN đối với mô hình KTCS và tham khảo ý kiến của các chuyên gia là các nhà quản lý thuộc cơ quan QLNN, hiệp hội vận tải và hợp tác xã vận tải Cụ thể như sau:

* Phương pháp thu thập dữ liệu: là phương pháp thu thập thông tin từ các tài liệu, sách, báo, tạp chí, các thông tin khoa học về kết quả nghiên cứu cụ thể có liên quan đến đề tài đã được công bố trên các ấn phẩm và báo cáo khoa học; các văn bản chủ yếu về chủ trương, đường lối của Đảng và các VBQPPL của Nhà nước về mô hình KTCS, quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý nhà nước đối với mô hình KTCS.

+ NCS đã sử dụng các phương pháp cụ thể là phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa nhằm xử lý những thông tin thu thập được để làm cơ sở nghiên cứu và lý giải những vấn đề luận án cần giải quyết; đánh giá được thực trạng hoạt động của một số mô hình KTCS, thực trạng QLNN đối với một số mô hình KTCS ở Việt Nam.

+ NCS tổng hợp về ý kiến của các chuyên gia thuộc Bộ GTVT, Sở GTVT, Hiệp hội Vận tải VN và một số cơ quan quản lý trên phương tiện truyền thông (tài liệu thứ cấp) trên các phương tiện truyền thông nhằm có thêm thông tin, đánh giá từ các chuyên gia ở các lĩnh vực đó.

+ Tác giả đã thực hiện phỏng vấn sâu không cấu trúc nghĩa (Câu hỏi phỏng vấn ở Phụ lục 3) Cụ thể là: Đối với lái xe/đối tác tài xế: nhằm hiểu sâu hơn về các chính sách của các hãng với lái xe/đối tác tài xế, tác động của các chính sách của Nhà nước về môi trường kinh doanh, điều kiện hành nghề, bảo vệ quyền lợi của lái xe/đối tác tài xế và những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với mô hình KTCS đứng ở góc độ của lái xe/đối tác tài xế. Đối với người tiêu dùng: nhằm hiểu sâu hơn đối với việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong mô hình KTCS, những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với mô hình KTCS ở góc độ của người tiêu dùng. Đối với công chức của một số cơ quan quản lý: nhằm hiểu sâu hơn về QLNN đối với mô hình KTCS, những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với mô hình KTCS và giải pháp để hoàn thiện QLNN đối với mô hình KTCS.

+ Các tiêu chí để lựa chọn đối tượng phỏng vấn: dựa vào kinh nghiệm làm việc, mức độ thường xuyên sử dụng dịch vụ, vị trí việc làm có liên quan đến tham mưu xây dựng chính sách và mức độ thuận lợi, phù hợp với nguồn lực của tác giả.

Cụ thể: (i) từ 5 năm trở lên đối với lái xe và đối tác tài xế, để đảm bảo có thể thu thập được thông tin về trước và sau khi áp dụng Nghị định 10/2020/NĐ-CP; (ii) Người tiêu dùng: lựa chọn những người đã đi làm được ít nhất 5 năm và thường xuyên sử dụng các dịch vụ vận tải; (iii) Công chức thuộc cơ quan quản lý: những công chức ở những vị trí có liên quan đến thương mại, công nghệ thông tin, xây dựng chính sách của một số Bộ KHĐT, Bộ GTVT, Bộ KHCN, Bộ TTTT, … (Danh sách tham gia phỏng vấn ở Phụ lục 3).

+ Phương pháp xử lý dữ liệu phỏng vấn sâu: sau khi thu thập được thông tin, tác giả đã nhập dữ liệu vào máy tính Dữ liệu sau đó được làm sạch (loại bỏ các thông tin cá nhân) Tiếp theo được sắp xếp theo các vấn đề chính và các vấn đề này được sử dụng trong luận án. b)Phương pháp nghiên cứu định lượng: NCS đã thực hiện 2 cuộc điều tra nhằm thu thập dữ liệu định lượng phục vụ nghiên cứu thông qua điều tra bằng bảng hỏi.

* Cuộc khảo sát thứ nhất:

+ Dựa trên những dữ liệu định tính đã thu thập được, tác giả đã xây dựng bảng hỏi để điều tra về nội dung QLNN đối với mô hình KTCS, những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với mô hình KTCS trong lĩnh vực vận tải và đánh giá cụ thể đối với dịch vụ GrabCar của Grab tại Hà Nội.

+ Đối tượng khảo sát: NCS khảo sát đối với tất cả các bên có liên quan trong mô hình KTCS, đó là cơ quan quản lý (công chức làm việc tại các cơ quan này), người sử dụng nền tảng (đối tác/nhà thầu độc lập, người tiêu dùng), công ty KTCS, và công ty cạnh tranh NCS áp dụng mô hình lăng kính hiệu suất của Andy Neely, 2001[87] để đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đối với mô hình GrabCar NCS đã xác định các bên liên quan cốt lõi trong mô hình lăng kính hiệu suất để đánh giá hiệu quả QLNN đối với mô hình GrabCar bao gồm: (1) Nhà nước, (2) công ty ứng dụng nền tảng (Công ty TNHH Grab), (3) đối tác của nền tảng, (4) đối thủ cạnh tranh và

+ Nội dung của bảng hỏi (Bảng hỏi ở Phụ lục 4):

+ Phương pháp thực hiện: Bảng hỏi được gửi trực tiếp và trực tuyến.

+ Thời gian thực hiện: từ tháng 8/2022 đến tháng 12/2022.

+ Kích thước mẫu: NCS đã áp dụng công thức tính mẫu trong trường hợp không xác định được quy mô tổng thể của Yamane Taro, 1967 [130]. n = Z 2 x 𝐩 (𝟏−𝐩) 𝒆 𝟐

Trong đó: n: kích thước mẫu cần xác định

Z: giá trị tra bảng phân phối Z dựa vào độ tin cậy lựa chọn Thông thường, độ tin cậy được sử dụng là 95% tương ứng với Z = 1.96 p: tỷ lệ ước lượng cỡ mẫu n thành công Thường chúng ta chọn p = 0.5 để tích số p(1-p) là lớn nhất, điều này đảm bảo cho an toàn mẫu ước lượng. e: sai số cho phép Thường ba tỷ lệ sai số hay sử dụng là ± 01 (1%), ± 0.05 (5%), ± 0.1 (10%), trong đó phổ biến nhất là ± 0.05

Theo công thức tính mẫu trên, số mẫu tối thiểu cần có của nghiên cứu là 384,16. + Kích thước mẫu thực tế: Sau khi làm sạch, thu được 423 phiếu, cụ thể:

Bảng 1 Số lượng phiếu khảo sát Đối tượng khảo sát Số lượng phiếu thu được

Lái xe/ đối tác tài xế 191

Công ty/HTX kinh doanh vận tải 30

Cơ quan QLNN (các Bộ: Công Thương, Tài chính, Thông tin truyền thông, KHĐT, GTVT,

Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

NCS thực hiện đề tài nghiên cứu dựa trên hệ thống lý thuyết của khoa học quản lý như: (i) lý thuyết quản lý theo quá trình (gồm xây dựng, tổ chức thực hiện và thanh, kiểm tra); (ii) lý thuyết về quản lý hành chính đề cập đến hệ thống thứ bậc hành chính chặt chẽ, mối quan hệ theo chiều dọc và chiều ngang, sự tương tác giữa Nhà nước, bộ máy thi hành và môi trường bên ngoài, trách nhiệm giải trình, tính minh bạch với việc liên tục tìm kiếm mô hình quản lý tối ưu nhất; (iii) lý thuyết quản trị nhà nước tốt với các trụ cột đó là huy động được sự tham gia của các chủ thể xã hội vào hoạt động quản lý, nhà nước pháp quyền, minh bạch, đáp ứng yêu cầu của tổ chức và nhân dân, hướng tới sự đồng thuận, công bằng và thu hút sự tham gia, giám sát của công dân và tổ chức, hiệu lực và hiệu quả, trách nhiệm giải trình; và (iv) lý thuyết về mô hình lăng kinh hiệu suất sử dụng để đánh giá toàn diện tác động, ảnh hưởng của các bên liên quan trong hoạt động của một tổ chức, chiến lược, quá trình thực hiện và năng lực của một tổ chức.

Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra để thực hiện Luận án này đó là:

- Thực trạng quản lý nhà nước đối với mô hình KTCS ở Việt Nam?

- Giải pháp nào để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với mô hình KTCS ở Việt Nam?

NCS thực hiện nghiên cứu dựa trên giả thuyết:

- Quản lý nhà nước đối với mô hình KTCS còn nhiều hạn chế trên các mặt:

+ Xây dựng chiến lược, chính sách, pháp luật quản lý đối với mô hình KTCS; + Tổ chực thực hiện pháp luật quản lý mô hình KTCS;

+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm quy định đối với quản lý mô hình KTCS.

- Giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với mô hình KTCS chưa có hoặc chưa đầy đủ.

Dưới đây là khung phân tích của Luận án.

QLNN đối với mô hình KTCS ở Việt Nam hiện nay

Sơ đồ 2 Khung phân tích Luận án

Đóng góp mới của luận án

Về lý luận

Bên cạnh việc hệ thống hoá, làm rõ, bổ sung các khái niệm, nội dung, vai trò, các yếu tố ảnh hưởng của mô hình KTCS và QLNN đối với mô hình KTCS, luận án đã xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả QLNN đối với mô hình KTCS dựa trên mô hình lăng kính hiệu suất của Andy Neely gồm 4 nhóm tiêu chí: (1) sự hài lòng và sự đóng góp của các bên liên quan; (2) xây dựng và ban hành chiến lược,

- Phân tích đánh giá thực trạng QLNN đối với mô hình KTCS trên các mặt:

+ Xây dựng chiến lược, chính sách và pháp luật đối với mô hình KTCS;

+ Tổ chực thực hiện chiến lược, chính sách và pháp luật quản lý mô hình KTCS; + Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm quy định đối với quản lý mô hình KTCS. Áp dụng hệ thống tiêu chí để đánh giá QLNN đối với hoạt động

Xác định các hạn chế trong QLNN đối với mô hình KTCS.

Xác đinh nguyên nhân của các hạn chế.

- Quản lý nhà nước đối với mô hình KTCS còn nhiều hạn chế trên các mặt:

+ Xây dựng chiến lược, chính sách và pháp luật đối với mô hình KTCS;

+ Tổ chực thực hiện chiến lược, chính sách và pháp luật quản lý mô hình KTCS; + Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm quy định đối với quản lý mô hình KTCS.

- Giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với mô hình KTCS chưa có hoặc đã có nhưng chưa đầy đủ.

Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ, mô hình đánh giá hiệu quả của QLNN đối với mô hình KTCS hiện nay ra sao?

Thực trạng quản lý nhà nước đối với mô hình KTCS ở Việt Nam?

Giải pháp nào để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với mô hình KTCS ở Việt Nam?

- Bãi bỏ giả thuyết nghiên cứu

- Chấp nhận giả thuyết nghiên cứu

- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với mô hìnhKTCS ở Việt Nam. chính sách, pháp luật về mô hình KTCS; (3) tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật về mô hình KTCS; (4) tổ chức bộ máy quản lý đối với mô hình

Về thực tiễn

Luận án đã phân tích, đánh giá tương đối toàn diện thực trạng QLNN đối với mô hình KTCS nói chung và mô hình hoạt động của GrabCar nói riêng từ năm 2014 đến 2022 trên bộ tiêu chí được tác giả đề xuất: ban hành và thực thi chính sách, chiến lược, pháp luật; tổ chức bộ máy quản lý; tổ chức thanh, kiểm tra và các đóng góp vào phát triển kinh tế của mô hình KTCS…, trên cơ sở đó tổng hợp kết quả, hạn chế…, đề xuất các nhóm giải pháp hoàn thiện QLNN đối với mô hình KTCS ở

Việt Nam, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong quản lý và phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay và tầm nhìn đến năm 2030.

Ý nghĩa của luận án

Luận án làm rõ lý luận và thực tiễn QLNN đối với mô hình KTCS ở Việt

Nam; trên cơ sở tổng hợp và hệ thống hóa QLNN đối với mô hình KTCS và các số liệu thực tiễn về QLNN đối với mô hình KTCS cụ thể, luận án phân tích, đánh giá thực trạng QLNN dựa trên bộ tiêu chí, chỉ ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan, đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với mô hình KTCS trong thời gian tới hợp lý hơn, sát thực hơn.

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách khi xây dựng QLNN đối với mô hình KTCS ở Việt Nam Hệ thống lý luận và thực tiễn của luận án cũng có ý nghĩa thiết thực trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy học phần Lý luận chung của QLNN về kinh tế của Học viện Hành chính Quốc gia.

Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết cấu thành 4 chương như sau:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

Chương 2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ.

Chương 3 Thực trạng quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam. Chương 4 Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài về mô hình kinh tế chia sẻ

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về mô hình kinh tế chia sẻ

Cho đến nay, các học giả vẫn chưa thống nhất được định nghĩa thế nào là mô hình KTCS Việc đưa ra một định nghĩa chung về mô hình KTCS là gần như không thể do có sự đa dạng trong hoạt động cũng như sự giao thoa, ranh giới không rõ ràng giữa các hoạt động Chia sẻ là hành động có ý nghĩa tích cực và tiến bộ Tuy nhiên việc ngày càng có nhiều công ty tuyên bố mô hình của công ty là mô hình KTCS đã gây ra những tranh cãi Khái niệm “chia sẻ” ngày càng trở lên mơ hồ khi định nghĩa của nó ngày càng được mở rộng, chia sẻ ngày nay còn bao gồm cả các giao dịch tài chính thông thường giữa mọi người Nói cách khác mô hình này đa dạng trong hoạt động cũng như sự giao thoa, ranh giới giữa các hoạt động không rõ ràng.

NCS đã tiếp cận các công trình nghiên cứu về mô hình KTCS theo các góc độ khác nhau để có được cái nhìn tổng quan nhất về mô hình này.

Bảng 1.1 Các góc độ tiếp cận khái niệm về mô hình kinh tế chia sẻ

Tiếp cận dưới góc độ thuật ngữ “chia sẻ”

Chia sẻ là việc chúng ta có thể chia sẻ tài sản, dịch vụ,… những thứ có thể tính toán, cầm nằm được cũng như tình cảm, trách nhiệm, quyền lực… hay ý tưởng,

… những thứ không thể tính toán, cầm nắm được với mục đích phi lợi nhuận.

Russell Belk (2010, 2014), Giana M Eckhart và cộng sự (2015)

Tiếp cận theo phương thức kinh doanh

Phương thức kinh doanh của mô hình này là phương thức ngang hàng (peer - to - peer) tức là dựa vào nền tảng cho phép người tiêu dùng tiếp cận những tài sản hoặc dịch vụ do người tiêu dùng khác sở hữu.

Kristina Dervojeda và cộng sự (2013), Noah Zon (2015), OECD (2016), Botsman Rachel và cộng sự (2010), ShareNl (2015), Lisa Chau

(2017), Michèle Finck và cộng sự (2018)

Tiếp cận dựa vào quyền đối với hàng hóa hay dịch vụ

Mô hình này chia sẻ quyền sử dụng đối với tài sản hoặc dịch vụ hay còn được gọi là quyền truy cập tạm thời tài sản hay dịch vụ… chưa được sử dụng đầy đủ của họ

Joe Mathew (2014), Botsman, R và cộng sự

(2010), Toon Meelen và cộng sự (2015), Jochen Wirtz và cộng sự (2019), OECD

(khả năng nhàn rỗi) tức là các giao dịch chỉ chuyển giao quyền sử dụng chứ không chuyển giao quyền sở hữu.

(2016), Ádám Osztovits và cộng sự (2015), Andrew McWilliams (2020), Francesco Ducci (2018), Bardhi và cộng sự (2012)

Tiếp cận dựa trên việc tối ưu hóa mức độ sử dụng hàng hóa hay dịch vụ

Tài sản hay dịch vụ được cấp quyền sử dụng tạm thời trong mô hình KTCS bắt buộc phải là tài sản nhàn rỗi Nói cách khác, tài sản đã mua với mục đích cho thuê không được coi là tài sản nhàn rỗi.

Tiếp cận dựa trên việc kết hợp các yếu tố kinh tế và xã hội

Mô hình KTCS là một tập hợp các đề xuất cá nhân (về hàng hóa, lao động, sáng tạo) mà việc này tạo ra sự hợp tác (tuy là sự hợp tác yếu).

Kristofer Erickson và cộng sự (2016), Botsman, R.

(2010), Robin Chase (2015), Giana M Eckhart và cộng sự

(2012), Juho Hamari và cộng sự (2013), Christopher Koopman và cộng sự (2014), (Alexandrea Ravenelle, 2017)

Tiếp cận dựa trên khía cạnh địa lý Địa lý là nhân tố rất quan trọng, tác động đến các mô hình KTCS vì về lý thuyết các nền tảng công nghệ chia sẻ có thể vượt qua các ranh giới giữa các quốc gia, giữa các địa phương.

Anna R Davies và cộng sự

Tiếp cận dựa trên yếu tố công nghệ

Mô hình KTCS phải dựa vào việc có các nền tảng kết nối internet, dựa vào dữ liệu lớn và các thuật toán.

(2015), Paul Korzeniowski và cộng sự (2019), Kristofer Erickson và cộng sự (2016), Francesco Ducci (2018), UN (2020)

Tiếp cận dựa trên mong muốn của người tiêu dùng

Mô hình này dựa vào các mong muốn của người tiêu dùng, mô hình này khai thác cảm xúc, nhu cầu được thuộc về một cộng đồng.

Bulajewski Mike (2014), Filippo Celata và cộng sự

(2017), Kristina Dervojeda và đồng sự (2013), Botsman,

R (2010) , Koopman và cộng sự (2014), UN (2020)

Từ các nghiên cứu trên, có thể thấy:

Xét theo thuật ngữ “chia sẻ” thì việc chia sẻ quyền sử dụng những thứ mình sở hữu với người khác nhưng có thu phí và vì mục tiêu lợi nhuận thì đã không phải là chia sẻ nữa Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Francesco Ducci hay Bardhi và cộng sự,thì trong mô hình này việc chia sẻ phi thương mại hay phi lợi nhuận không tồn tại Nghĩa là, phải có lợi ích thì các bên trong mô hình này mới thực hiện giao dịch [43], [7].

Xét ở góc độ phương thức kinh doanh thì phương thức này cho phép giao dịch ngang hàng (peer - to - peer), không có trung gian xuất hiện [42], [134], [95]. Các công ty kinh doanh theo mô hình này tạo ra môi trường để ghép người sở hữu tài sản hoặc dịch vụ với người đang cần sử dụng tài sản hoặc dịch vụ đó vào đúng thời điểm và việc này giúp loại bớt các chi phí Tuy nhiên, nếu chỉ đề cập đến phương thức giao dịch ngang hàng thì phương thức này được rất nhiều mô hình áp dụng (các mạng xã hội trực tuyến, các hội, nhóm trực tuyến, các sàn giao dịch thương mại điện tử,…) để chia sẻ, trao đổi, tặng quà, giao dịch, thuê, … Phạm vi của định nghĩa về mô hình kinh tế chia sẻ này rộng hơn khi nó không yêu cầu hàng hóa và dịch vụ được chia sẻ phải không được sử dụng đầy đủ (tức là chưa sử dụng hết công suất).

Xét ở góc độ dựa vào quyền đối với hàng hóa hay dịch vụ có thể thấy mô hình kinh doanh mới này chia sẻ cho người tiêu dùng quyền sử dụng tài sản, dịch vụ tạm thời [82], [105], [86], [136], [95], [96], [83] Như vậy, mô hình này không cho phép chuyển giao vĩnh viễn hàng hóa, dịch vụ, nói cách khác là không chuyển giao quyền sở hữu Jochen Wirtz và cộng sự, Arun Sundararajan khẳng định nền tảng chia sẻ quyền truy cập vào các tài sản, dịch vụ, nguồn lực do các doanh nghiệp đó sở hữu và các nền tảng chia sẻ quyền truy cập vào các tài sản, dịch vụ, nguồn lực (mà không do các doanh nghiệp đó sở hữu) mới là một phần của KTCS [136], [112].

Xét ở góc độ dựa vào việc tối ưu hóa mức độ sử dụng hàng hóa hay dịch vụ:

Botsman, R và cộng sự [105] và một số nhà nghiên cứu khác khẳng định trong mô hình kinh tế chia sẻ, tài sản, dịch vụ muốn chia sẻ được thì bắt buộc tài sản hay dịch vụ đó phải đang không được sử dụng hay nói cách khác là đang nhàn rỗi.

Tuy nhiên, Min Jung Kim [72] lại khẳng định tài sản hay dịch vụ được cấp quyền sử dụng tạm thời bắt buộc phải là tài sản nhàn rỗi Nói cách khác, tài sản đã mua với mục đích cho thuê không được coi là tài sản nhàn rỗi Do đó, trong mô hình KTCS, các giao dịch cơ bản xảy ra giữa các cá nhân không chuyên nghiệp.

Chúng ta có thể nhận thấy, định nghĩa này đã thu hẹp phạm vi của KTCS khi khẳng định chỉ có các giao dịch với những tài sản được sở hữu nhưng chưa sử dụng hết công năng mới là giao dịch trong KTCS.

Xét ở góc độ dựa trên việc kết hợp các yếu tố kinh tế và xã hội: Kristofer

Erickson cho rằng trong mô hình KTCS tồn tại sự tương hỗ và giao tiếp giữa các thành viên trong mạng lưới và việc chia sẻ mang lại lợi ích cho các bên nên mô hình này là sự kết hợp của các yếu tố kinh tế và xã hội [51] Nghiên cứu của Botsman, R., Robin Chase, Arun Sundararajan [105], [34], [111] cũng đề cập đến khía cạnh xã hội của mô hình kinh tế chia sẻ khi cho rằng mô hình này đã làm thay đổi bản chất của người tiêu dùng khi họ sẵn sàng chia sẻ với người không quen biết, tạo thành cộng đồng để cùng nhau đấu tranh hoặc chia sẻ Tuy nhiên, định nghĩa trên của Kristofer Erickson lại không đề cập đến việc chia sẻ quyền sở hữu hay việc truy cập vào hàng hóa hoặc dịch vụ.

Nhận xét về các công trình nghiên cứu đã tổng quan

1.2.1 Những vấn đề đã được đề cập làm rõ

Thứ nhất, khái niệm, đặc điểm của chia sẻ trong các công trình nghiên cứu đã được làm rõ Các nội dung này rất có ý nghĩa với hoạt động nghiên cứu của NCS vì việc hiểu rõ về chia sẻ truyền thống sẽ giúp NCS tiếp cận và hiểu được bản chất của hành vi chia sẻ trong các mô hình KTCS hiện nay.

Thứ hai, dấu hiệu nhận biết mô hình KTCS đều được các công trình nghiên cứu làm rõ KTCS có thể được gọi bằng rất nhiều tên như kinh tế gig, kinh tế truy cập, tiêu dùng hợp tác,… nhưng đều có chung một số dấu hiệu nhận biết Những nội dung này sẽ giúp NCS tiếp cận, phân tích và đánh giá một số mô hình KTCS đang tồn tại ở Việt Nam.

Thứ ba, tiếp cận các mô hình KTCS theo nhiều khía cạnh khác nhau Việc này đã giúp NCS có được cái nhìn tổng quan về các mô hình KTCS để từ đó hình thành kiến thức nền về KTCS, tránh được những nhận xét và phân tích phiến diện về KTCS.

Thứ tư, ảnh hưởng của KTCS đến hành vi tiêu dùng, đến người sử dụng nền tảng, đến nền kinh tế, đến môi trường, đến tài nguyên, đến hoạch định chính sách đều được đề cập trong các công trình nghiên cứu Những nội dung này giúp NCS nhận biết được tầm quan trọng của KTCS trong nền kinh tế để từ đó có cách tiếp cận thận trọng và đầy đủ các khía cạnh trong nghiên cứu thực trạng của các mô hình KTCS tại Việt Nam.

Thứ năm, các công trình nghiên cứu đều nhấn mạnh đến vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế và cho rằng Nhà nước cần làm tốt vai trò kiến tạo và tạo sân chơi công bằng cho các chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt trong thời kỳ chuyển đổi số như hiện nay Nghiên cứu về vai trò của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi số là cách tiếp cận hoàn toàn phù hợp với hướng nghiên cứu của NCS.

Thứ sáu, thái độ hay cách ứng xử của chính quyền địa phương đối với việc xuất hiện của các mô hình KTCS là những điển hình về việc thực hiện hoạt động quản lý của chính quyền các địa phương khi đối mặt với những mô hình kinh doanh mới Tất cả những nội dung đó đều giúp NCS có được sự hiểu biết về phương thức quản lý của chính quyền các địa phương đối với các mô hình KTCS để từ đó vận dụng vào thực trạng của Việt Nam.

1.2.2 Những vấn đề chưa được đề cập hoặc được đề cập nhưng chưa được làm rõ

Thứ nhất, định nghĩa chung về mô hình KTCS vẫn chưa được làm rõ trong các công trình nghiên cứu Các công trình nghiên cứu dù đã thống nhất về những dấu hiệu nhận dạng các mô hình KTCS nhưng vẫn chưa đưa ra được khái niệm chung nhất về KTCS do còn sự khác biệt về phạm vi và nội dung của các hoạt động chia sẻ.

Thứ hai, các quy định mang tính hướng dẫn chung đối với việc xử lý mối quan hệ giữa mô hình KTCS với các bên có liên quan chưa được các công trình nghiên cứu đề cập đến Mỗi một chính quyền địa phương đều có cách ứng xử riêng dựa vào cách hiểu về mô hình KTCS Việc có các hướng dẫn về cách ứng xử đối với các mô hình kinh doanh mới có thể giúp các mô hình này phát triển và đóng góp được nhiều vào sự phát triển kinh tế.

Thứ ba, việc thực hiện quản lý đối với mô hình kinh tế chia sẻ của Nhà nước chưa được tiếp cận theo lý thuyết quản lý theo giai đoạn Do vậy, chưa bao quát được toàn bộ hoạt động quản lý mô hình kinh tế chia sẻ từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc của hoạt động quản lý và làm nổi bật được vai trò của Nhà nước với tư cách là chủ thể hướng dẫn, điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế.

Thứ tư, nghiên cứu cụ thể hoạt động quản lý của Nhà nước đối với mô hình

KTCS ở Việt Nam chưa được thực hiện Từ thực tiễn đó đã xuất hiện một khoảng trống về mặt lý luận và thực tiễn cần phải nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với mô hình KTCS tại Việt Nam.

1.2.3 Hướng nghiên cứu của luận án

Trong thời gian tới, QLNN đối với mô hình KTCS ở Việt Nam cần được điều chỉnh hay hoàn thiện như thế nào? Đây chính là khoảng trống cần được lấp đầy cả về mặt lý luận và mặt thực tiễn Trên cơ sở đó, luận án của NCS sẽ tập trung vào những hướng sau:

Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận QLNN đối với mô hình KTCS ở Việt Nam.

Những nội dung cần được tập trung nghiên cứu đó là: vai trò của Nhà nước đối với việc quản lý các mô hình KTCS, nội dung QLNN đối với mô hình KTCS, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này Tiếp theo, luận án sẽ nghiên cứu kinh nghiệm quản lý đối với mô hình KTCS trên thế giới Việc nghiên cứu thực tiễn QLNN đối với mô hình KTCS của một số nước sẽ giúp củng cố lý luận về QLNN đối với mô hình KTCS và chỉ ra những điểm có thể học hỏi và vận dụng vào thực tiễn của Việt Nam.

Thứ hai, đánh giá thực trạng QLNN đối với một số mô hình KTCS đang tồn tại ở Việt Nam Hoạt động đánh giá thực trạng này sẽ tập trung vào những nội dung: nghiên cứu thực trạng QLNN đối với mô hình KTCS trên các phương diện xây dựng chiến lược, chính sách, pháp luật quản lý đối với mô hình KTCS; tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật quản lý mô hình KTCS; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm quy định đối với quản lý mô hình KTCS Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích và làm rõ những mặt được và những tồn tại, hạn chế trong QLNN đối với mô hình KTCS để có cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với mô hình KTCS.

Thứ ba, đưa ra quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với mô hình KTCS ở Việt Nam Để thực hiện được nội dung này, luận án sẽ tập trung nghiên cứu hai vấn đề Vấn đề đầu tiên là nghiên cứu quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về hoàn thiện QLNN đối với mô hình KTCS để từ đó đưa ra quan điểm của mình về hoàn thiện QLNN đối với mô hình KTCS Vấn đề thứ hai là đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với KTCS, những giải pháp cần dựa trên những nguyên nhân của hạn chế và tập trung vào nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực và tính phục vụ của QLNN chứ không đơn thuần là quản lý hành chính.

Tóm lại, Luận án sẽ tập trung nghiên cứu QLNN đối với mô hình KTCS với mục tiêu hướng tới là đánh giá được thực trạng QLNN đối với mô hình KTCS để từ đó đề xuất được giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với mô hình KTCS Để có thể thực hiện được mục tiêu này, NCS sẽ tập trung làm rõ 3 nội dung sau: (1) Làm rõ cơ sở lý luận về QLNN đối với mô hình KTCS; (2) phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với một số mô hình KTCS ở Việt Nam; (3) đưa ra quan điểm, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với mô hình KTCS ở Việt Nam.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ

Khái quát về mô hình kinh tế chia sẻ

2.1.1 Khái niệm về mô hình kinh tế chia sẻ

Mỗi doanh nghiệp đều lựa chọn một mô hình kinh doanh phù hợp với mình.

Mô hình kinh doanh của doanh nghiệp có thể được hiểu là một hình mẫu thể hiện việc doanh nghiệp đó kinh doanh thế nào trên thị trường, doanh nghiệp đó sử dụng nguồn lực, cạnh tranh ra sao, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, đối tác thế nào. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, internnet, công nghệ định vị, … trong nền kinh tế đã hình thành mô hình kinh doanh mới Đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về mô hình kinh doanh mới nảy Tuy nhiên, điểm thống nhất duy nhất giữa các công trình nghiên cứu đó là rất khó để đưa ra một định nghĩa chính xác, mang tính khái quát cao về mô hình kinh tế này vì sự đa dạng trong hoạt động cũng như sự giao thoa, ranh giới không rõ ràng giữa các hoạt động.

Xem xét ở góc độ thực tiễn, các công ty hoạt động thông qua nền tảng công nghệ để tạo ra một mạng lưới ngang hàng mà ở đó mọi người đều có thể chia sẻ bất cứ hàng hóa, dịch vụ hay ý tưởng nào đó, có thu phí hoặc không thu phí đều coi mình là công ty hoạt động theo mô hình KTCS Tuy nhiên, khi xem xét từng mô hình công ty KTCS lại thấy phạm vi hoạt động của các mô hình này tuy khác nhau nhưng lại có những phần chồng lấn lên nhau Chính điều này đã dẫn đến sự không thống nhất trong khái niệm và phạm vi của mô hình KTCS và nhiều khi là cả tên gọi của mô hình kinh doanh này.

Có nghiên cứu cho rằng khi nói đến chia sẻ thì mục đích của hành vi này là phi lợi nhuận [29], [9], [50], [120], mô hình KTCS nhưng có tính phí chỉ là hình thức chia sẻ giả [10], [50] Tuy nhiên từ hoạt động của các công ty tự nhận mình là mô hình KTCS thì có thể thấy hành vi chia sẻ vì mục tiêu lợi nhuận cũng được coi là chia sẻ [85], [108], [86].

Báo cáo về xu hướng và chính sách du lịch của OECD cho rằng mô hìnhKTCS được sử dụng để mô tả các thị trường mới cho phép các dịch vụ được cung cấp trên cơ sở ngang hàng hoặc chia sẻ quyền sử dụng thay thế cho các dịch vụ du lịch truyền thống [95] Botsman Rachel và một số nhà nghiên cứu cho rằng việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ thông qua mô hình ngang hàng nên gọi là mô hình tiêu dùng hợp tác [105]

[52] Hai thuật ngữ này đang vênh nhau ở việc khi nói đến chia sẻ đó là hàng hóa, dịch vụ đó đang không được sử dụng thì mới có thể chia sẻ được nhưng trong tiêu dùng hợp tác lại không giới hạn việc tài sản đó phải đang rảnh rỗi, ngoài ra trong tiêu dùng hợp tác lại xuất hiện cả việc chuyển giao quyền sở hữu thông qua hình thức trao đổi Có thể thấy, phạm vi của mô hình tiêu dùng hợp tác rộng hơn mô hình KTCS.

Nghiên cứu của Francesco Ducci cho rằng mô hình KTCS thay đổi hoàn toàn điều kiện tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ đó là tăng cường việc cung cấp cho người tiêu dùng "theo yêu cầu" và quyền sở hữu được thay thế bằng tiếp cận hoặc thuê tài sản dùng chung [43] Điều này dẫn đến việc ông đã khuyến nghị nên gọi mô hình này là mô hình kinh tế theo yêu cầu Ngược lại, ở một nghiên cứu của Rosemary Cooper khẳng định mô hình KTCS là một tổ hợp các tác nhân (từ phi lợi nhuận đến doanh nghiệp xã hội đến lợi nhuận) mà ở đó mô hình KTCS được xác định là việc mua, bán, cho thuê, cho vay, đi vay, giao dịch, hoán đổi và trao đổi một loạt các tài sản hữu hình và vô hình bao gồm hàng hóa, thời gian và không gian trên nền tảng web [39] Vậy là ở khái niệm này, phạm vi của mô hình KTCS rất rộng khi mô hình này chuyển giao cả quyền sở hữu và quyền sử dụng ngắn hạn, vì mục đích lợi nhuận và phi lợi nhuận.

Thuật ngữ “mô hình kinh tế truy cập” cũng được đưa ra Michèle Finck , Jochen Wirtz, Giana M Eckhart đã chỉ ra người tiêu dùng trả tiền để tiếp cận hàng hóa, dịch vụ hay nguồn lực của người khác (không quen biết) trong một thời gian cụ thể Đây không còn là chia sẻ nữa mà là trao đổi kinh tế [136, 50, 52] Trong các mô hình KTCS không có sự tương hỗ giữa các bên vì vậy KTCS nên được coi là kinh tế truy cập.

Một thuật ngữ khác đó là mô hình kinh tế Gig hay là kinh tế hợp đồng, mô hình này sử dụng các nền tảng trực tuyến để tạo nguồn công việc nhỏ (đôi khi là theo nhu cầu) (hợp đồng biểu diễn).

Ngoải ra, còn có thuật ngữ kinh tế nền tảng Mô hình kinh tế nền tảng là phương thức kinh doanh trực tuyến tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ có thu phí hoặc không thu phí Các hàng hóa và dịch vụ được bán trên nền tảng trung gian trực tuyến Mô hình này là môi giới, cho phép thực hiện giao dịch ngang hàng nhưng những giao dịch đó nhằm chuyển giao quyền sở hữu chứ không phải là chia sẻ quyền sử dụng tạm thời như các mô hình kể trên và nền tảng trực tuyến là điều kiện bắt buộc để mô hình này hoạt động [52, 136].

Sự tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu xuất phát từ chính thực tiễn vận hành mô hình KTCS Tại các công ty đã được các nhà nghiên cứu tìm hiểu như Uber, Lyft Car, Airbnb, We work, BlaBlaCar, Ebay, cùng tồn tại rất nhiều hình thức kinh doanh từ chia sẻ quyền sử dụng đến chuyển giao quyền sở hữu trực tuyến hoặc ngoại tuyến, mất phí hoặc không mất phí Ngoài ra, hàng hóa, dịch vụ được chia sẻ vừa là những hàng hóa, dịch vụ đang không sử dụng hết công suất nhưng lại có cả hàng hóa, dịch vụ được mua để mang cho thuê quyền sử dụng trên các nền tảng; có hàng hóa, dịch vụ được chia sẻ là tài sản thuộc sở hữu của công ty nền tảng những cũng có hàng hóa, dịch vụ thuộc sở hữu của các đối tác của nền tảng.

Qua những phân tích trên có thể thấy việc không đưa ra được định nghĩa về mô hình KTCS đó là do sự đan xen giữa các phương thức kinh doanh và công ty nào cũng coi mình là công ty KTCS nhưng thực tiễn hoạt động này không giống nhau Michèle Finck đã đưa ra sơ đồ về vị trí của về các mô hình kinh doanh đề cập ở trên như sau:

Sơ đồ 2.1 Vị trí của mô hình kinh tế chia sẻ Nguồn: Michèle Finck, Pierre Hausemer & Lison Rabuel [52]

Tuy nhiên, có thể nhận thấy có những dấu hiệu chung mà hiện này các nhà nghiên cứu đều thống nhất để nhận biết về mô hình KTCS như sau:

- Ứng dụng công nghệ thông tin ở các mức độ khác nhau từ vì mục tiêu lợi nhuận đến phi lợi nhuận thông qua việc chia sẻ trong cộng đồng;

- Tận dụng được những tài sản, hàng hóa, dịch vụ chưa sử dụng, không sử dụng hoặc sử dụng không hết công suất bằng việc cho phép nhiều người có thể sử dụng miễn phí hoặc có phí;

- Kết nối con người với nhau và với tài sản, hàng hóa hoặc dịch vụ nhờ ứng dụng công nghệ thông tin và internet hoặc trong các sự kiện, cuộc gặp mặt ngoại tuyến;

- Tạo cơ hội xây dựng lòng tin, việc có đi có lại và kết nối xã hội ở những mức độ khác nhau.

Với những phân tích ở trên cùng với việc nghiên cứu thực tiễn một vài mô hình KTCS hiện đang vận hành ở Việt Nam, NCS đề xuất một khái niệm về mô hình KTCS phù hợp với thực tiễn Việt Nam như sau: Mô hình kinh tế chia sẻ là mô hình kinh doanh ngang hàng thông qua một ứng dụng nền tảng nhằm cấp quyền sử dụng tài sản, hàng hóa hay dịch vụ ngắn hạn và có thu phí

Quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ

2.2.1 Khái niệm về quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ

QLNN được hiểu là sự tác động có chủ đích của Nhà nước đến đối tượng chịu sự quản lý và các khách thể của mối quan hệ nhằm đạt được các mục tiêu Nhà nước đề ra QLNN là việc thực hiện quyền lực nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp và các tổ chức, cá nhân được Nhà nước ủy quyền, trao quyền Về mặt bản chất, QLNN thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với các đối tượng và các khách thể trong mối quan hệ đó nhằm đạt được mục tiêu hài hòa lợi ích của các bên Về mặt hình thức, QLNN là một quá trình, bắt đầu từ ban hành và tổ chức thực hiện các chiến lược, chính sách, pháp luật đến việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó.

QLNN đối với mô hình KTCS nằm trong QLNN về kinh tế Nhà nước thực hiện quản lý kinh tế bằng việc điều chỉnh, hướng dẫn, định hướng và kiểm soát hành vi của mọi chủ thể kinh tế bằng chính sách, pháp luật và đặt ra quy tắc ứng xử cho mọi mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên cũng như đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Như vậy, QLNN đối với mô hình KTCS là quá trình tác động có tổ chức và định hướng của chủ thể Nhà nước đến các chủ thể, các khách thể và mối quan hệ giữa các bên trong mô hình KTCS nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của các bên cũng như đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng

2.2.2 Đặc điểm của quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ Thứ nhất, đó là đối tượng của quản lý nhà nước đối với mô hình KTCS Như

NCS đã trình bày trong cơ chế vận hành của mô hình KTCS, có nhiều đối tượng tham gia trong mô hình kinh doanh này Do vậy, đối tượng chịu sự quản lý ở đây không chỉ là những doanh nghiệp áp dụng mô hình KTCS mà còn bao gồm các đối tác trong mô hình KTCS, người tiêu dùng và doanh nghiệp theo mô hình truyền thống Bên cạnh đó, còn có các yếu tố kinh tế gồm dữ liệu số, cơ sở hạ tầng thông tin.

Thứ hai, quản lý mô hình KTCS phụ thuộc vào nhận thức của cơ quan quản lý về mô hình này Mô hình KTCS là một mô hình kinh doanh mới nổi, những tác động tích cực và tiêu cực của mô hình này đến phát triển kinh tế, đến thị trường lao động, môi trường kinh doanh, tài nguyên và xã hội vẫn chưa được các cơ quan quản lý nhận biết rõ ràng Mô hình KTCS đã xung đột với mô hình kinh doanh truyền thống và mô hình KTCS đã lách được các quy định hiện đang áp dụng cho các mô hình kinh doanh truyền thống như tiêu chuẩn về chất lượng, về an toàn, về bảo hiểm, về thuế, Ngoài ra, việc thuật toán và dữ liệu nằm trong tay các công ty KTCS nên cơ quan quản lý rất khó để kiểm soát Tuy nhiên, bên cạnh đó, mô hình này cũng đem đến nhiều tác động tích cực như tăng thêm thu nhập, giảm chi phí kinh doanh, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, Với những điều kể trên thì có thể thấy cơ quan quản lý nhận thức về mô hình KTCS như thế nào thì họ sẽ có cách thức kiểm soát tương ứng tức là họ sẽ có các chính sách kích thích mô hình KTCS phát triển hoặc họ sẽ có các chính sách hạn chế mô hình này phát triển [128].

Thứ ba, việc phát triển nhanh chóng của mô hình KTCS làm cho việc điều hành của cơ quan quản lý không thích ứng kịp Do các cơ quan quản lý (chính quyền) thường phải đối mặt và trả giá bằng sự không tín nhiệm của người dân nên tính chính trị trong các chính sách quản lý mô hình KTCS của cơ quan quản lý được thể hiện rõ, cụ thể họ thường có các chính sách thiên về hạn chế hoạt động của các mô hình kinh doanh mới mà họ chưa hiểu rõ Cũng chính do việc chưa hiểu rõ mô hình KTCS đã dẫn đến phản ứng chính sách chậm trễ so với tốc độ phát triển của mô hình KTCS [134].

Thứ tư, mâu thuẫn về pháp luật, mâu thuẫn về cách ứng xử giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, giữa các chính quyền địa phương đối với mô hình KTCS dẫn đến sự nhầm lẫn, không chắc chắn trong các quyết định quản lý [134].

2.2.3 Vai trò của quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ

Thứ nhất, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng và thuận lợi cho các bên tham gia trong nền kinh tế, trong đó có cả mô hình KTCS Môi trường kinh doanh bình đẳng và thuận lợi muốn đề cập đến sự bình đẳng và thuận lợi trong gia nhập thị trường, trong tiếp cận nguồn lực, trong tuân thủ pháp luật Việc này sẽ giảm được và dần xóa bỏ các mâu thuẫn các bên.

Thứ hai, định hướng và hướng dẫn mô hình KTCS Các doanh nghiệp có xu hướng kinh doanh ở các khu vực thuận lợi, các ngành dễ thu được lợi nhuận Do vậy, để đảm bảo nền kinh tế phát triển theo định hướng để đạt được các mục tiêu thì QLNN thực hiện vai trò định hướng và hướng dẫn mô hình KTCS hoạt động.

Thứ ba, điều tiết hoạt động của mô hình KTCS Để tránh việc mô hình KTCS phát triển mạnh và nhanh nhưng không theo quy hoạch, Nhà nước định hướng và hướng dẫn mô hình này hoạt động.

Thứ tư, kiểm tra, giám sát hoạt động của mô hình KTCS Việc kiểm tra, giám sát các mô hình KTCS hoạt động nhằm đánh giá việc tuân thủ pháp luật cũng như thông qua đó nhằm phát hiện những điểm bất hợp lý để hoàn thiện các quy định chính sách, pháp luật.

2.2.4 Nội dung quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ

Thứ nhất, xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch và pháp luật quản lý mô hình kinh tế chia sẻ

(i) Chiến lược quản lý mô hình KTCS phải đưa ra được quan điểm, mục tiêu và các giải pháp để quản lý mô hình KTCS Mô hình KTCS xuất hiện đã làm thay đổi quan hệ sở hữu, quan hệ lao động, thói quen tiêu dùng, mối quan hệ giữa các bên trong giao dịch so với mô hình kinh doanh truyền thống Do vậy, chiến lược quản lý mô hình kinh tế chia sẻ cần tập trung vào các nội dung sau:

- Quan điểm về việc: (i) tạo lập môi trường kinh doanh cạnh tranh, nhiều quy định quản lý không theo kịp sự phát triển của mô hình này đã giúp mô hình tiết kiệm được nhiều chi phí gia nhập thị trường Việc này có thể đem đến những cạnh tranh không lành mạnh cho các mô hình kinh doanh truyền thống; (ii) khuyến khích các mô hình KTCS phát triển, ứng dụng KHCN, đặc biệt là CNTT đã giúp hình thành nên phương thức giao dịch mới, mọi người có thể kết nối và các giao dịch được diễn ra trên môi trường mạng Việc này đã giúp tiết kiệm nguồn lực, tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực của từng cá nhân và dẫn đến tối ưu hóa nguồn lực của xã hội; (iii) bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia trong mô hình KTCS, trong mô hình kinh doanh truyền thống chỉ có 2 bên tham gia giao dịch, tuy nhiên trong mô hình KTCS ít nhất có 3 bên tham gia giao dịch và bên sở hữu tư liệu sản xuất lại không phải là bên có vị thế quan trọng nhất trong mô hình này, công ty chia sẻ không phải là người sở hữu tư liệu sản xuất, kỹ năng, dịch vụ nhưng lại có tiếng nói quyết định, bên chịu trách nhiệm trong bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng không phải là công ty chia sẻ; (iv) bảo vệ quyền lợi của xã hội và Nhà nước, mô hình

KTCS có thể đem đến nhiều công việc ngắn hạn từ đó giảm thất nghiệp và tạo thu nhập nhưng cũng để lại những bất cập như sự không bền vững do nền kinh tế dựa vào khu vực kinh tế ngắn hạn, phi chính thức, xói mòn quan hệ lao động do thiếu các quy định điều chỉnh các quan hệ trong khu vực lao động phi chính thức, Nhà nước bị thất thu thuế và khó kiểm soát hoạt động của các mô hình KTCS do các giao dịch được thực hiện trên môi trường mạng và dữ liệu của các giao dịch đó được lưu trữ tại các máy chủ ở nước ngoài, có thể xuất hiện độc quyền do các công ty chia sẻ sở hữu dữ liệu lớn có thể tác động đến thị trường, dữ liệu số là tài sản quan trọng của doanh nghiệp và cá nhân cần phải được bảo vệ.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ của một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam

NCS lựa chọn 3 trường hợp để nghiên cứu đó là: Liên minh châu Âu, Hoa

Kỳ và Trung Quốc Lý do để NCS lựa chọn các trường hợp trên đó là: (i) Liên minh châu Âu (EU) có hệ thống pháp luật tiêu chuẩn áp dụng cho các quốc gia thành viên, EU cũng duy trì các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp, phát triển địa phương,… và có rất nhiều học giả coi EU là một trong các siêu cường của thế giới Việc nghiên cứu trường hợp của EU sẽ giúp NCS có được cái nhìn tổng quan về cách ứng xử đối với mô hình KTCS của từng quốc gia trong Liên minh nhưng lại được đặt trong khuôn khổ nhất định; (ii) mô hình KTCS trong lĩnh vực lưu trú và vận tải xuất hiện đầu tiên ở Hoa Kỳ; trong quá trình hoạt động của 02 mô hình này đã tạo ra nhiều tranh cãi và mô hình của nước Hoa Kỳ là liên bang – có sự liên kết chặt chẽ hơn so với EU, Hoa Kỳ là nước theo đuổi mô hình kinh tế thị trường tự do nên việc nghiên cứu ứng xử của chính quyền các bang trong việc bảo đảm thị trường kinh doanh cạnh tranh, bình đẳng sẽ cung cấp những kinh nghiệm tốt cho Việt Nam; (iii) Trung Quốc là một quốc gia cũng lựa chọn mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa tương tự với Việt Nam, việc tìm hiểu cách thức quản lý của Trung Quốc sẽ giúp Việt Nam có thể học tập được những kinh nghiệm phù hợp.

Với 3 trường hợp kể trên, NCS thực hiện nghiên cứu theo các nội dung của QLNN đối với mô hình KTCS, chủ yếu trên hai lĩnh vực gây ra nhiều tranh cãi đó là vận tải và lưu trú.

2.3.1 Kinh nghiệm quản lý mô hình kinh tế chia sẻ của một số nước thành viên Liên minh châu Âu

2.3.1.1 Xây dựng chính sách, pháp luật về quản lý và phát triển đối với mô hình kinh tế chia sẻ

- Tạo môi trường phát triển của kinh tế chia sẻ:

+ Tham vấn nhiều bên liên quan: để định hướng và quản lý hiệu quả mô hình KTCS, năm 2015 Liên minh châu Âu đã có một chương trình nghị sự giữa các bên từ Ủy ban châu Âu đến Nghị viện châu Âu, Hội đồng châu Âu, Ủy ban Kinh tế và xã hội châu Âu, Ủy ban Vùng với chủ đề “Quy định tốt hơn để có kết quả tốt hơn”.

+ Chính phủ Luxembourg đã kiến tạo một môi trường thuận lợi đối với các công ty khởi nghiệp sáng tạo như tổ chức đào tạo và tư vấn cho các công ty KTCS thông qua website; khởi động Chương trình “Chiến lược đổi mới công nghiệp lần thứ 3” nhằm thể hiện cam kết của Chính phủ với kinh tế số, trong đó hình thành một nhóm tập hợp các cơ quan trong khu vực công làm việc với các bên có liên quan về kinh tế hợp tác để phản ánh ý kiến về những quy định pháp lý Tuy nhiên không có quy định đặc biệt dành cho mô hình này [52].

+ Amsterdam đã tạo ra một hệ sinh thái KTCS /hợp tác đa dạng Amsterdam chủ động tiếp cận KTCS Dự án Amsterdam - thành phố chia sẻ được thành lập vào

2015 đã kết hợp và cộng tác với tất cả các bên liên quan đến KTCS như các công ty khởi nghiệp, chính quyền thành phố, cá nhân, tổ chức và cả các công ty truyền thống [109]; tổ chức các cuộc gặp, hội thảo được tổ chức để các mô hình kinh doanh truyền thống khám phá mô hình KTCS để tạo cơ hội cho các bên; xây dựng hệ sinh thái nhằm tạo mô hình kinh doanh cho tất cả người chơi trong lĩnh vực này, bao gồm từ những người khởi nghiệp đến các công ty cho đến chính phủ [33].

- Chính sách phi tài chính hỗ trợ kinh tế chia sẻ:

+ Luxembourg có cổng thông tin “Ngôi nhà doanh nhân” thuộc Phòng Thương mại hoạt động với vai trò tập hợp những doanh nhân hoạt động theo mô hình KTCS ở các lĩnh vực khác nhau Phòng Thương mại và Bộ Kinh tế thông qua những cổng thông tin cụ thể như Ngôi nhà doanh nhân hay Văn phòng khởi nghiệp để cung cấp các thông tin về KTCS Những chương trình đào tạo dành cho các doanh nhân và những công ty KTCS được thiết kế Thiết lập cổng thông tin cung cấp các thông tin cho chung cả hệ sinh thái khởi nghiệp Mặc dù ở Luxembourg không có hỗ trợ riêng cho mô hình KTCS nhưng đôi khi cũng có một vài hỗ trợ cụ thể cho KTCS ví dụ như đã có một cuộc hội thảo về KTCS hay Chính phủ đã hỗ trợ cho nền tảng chia sẻ xe Copilote [52].

+ Hầu như các quốc gia ở châu Âu đều thực hiện tư vấn và cung cấp thông tin dành cho các công ty khởi nghiệp và mô hình KTCS nói riêng.

- Chính sách tài chính hỗ trợ kinh tế chia sẻ:

+ Một số quốc gia như Vương quốc Anh đã thông qua Phòng Đổi mới để đưa ra các chương trình hỗ trợ tài chính mà chỉ có những nền tảng KTCS mới có thể tiếp cận.

- Một số chính phủ đưa ra chính sách khuyến khích người dân thay đổi thói quen hoặc văn hóa sử dụng ứng dụng mô hình KTCS để lan tỏa đến người dân, cụ thể:

+ Một số quốc gia châu Âu đã có chính sách để khuyến khích người dân đi chung xe thay vì đi xe cá nhân Hà Lan đã hoàn tiền cho công chức khi họ sử dụng dịch vụ đi xe chung của BlaBlaCar Chính phủ Pháp cho phép các phương tiện thuộc nền tảng chia sẻ xe có chỗ đỗ xe riêng và hưởng ưu đãi về thuế đỗ xe Chính phủ Bỉ cho phép những người lao động có thể được miễn giảm toàn bộ chi phí đi lại của họ từ nhà đến nơi làm việc nếu họ sử dụng nền tảng chia sẻ xe, giảm đến 75% chi phí nếu xác định là do lái xe phải đi đường vòng để đón và trả các khách hàng và trong một số trường hợp, các công ty chia sẻ xe được miễn giảm thuế.

+ Tây Ban Nha, Pháp và Vương quốc Anh đều có quy định cho phép các tổ chức của khu vực công có thể sử dụng các nền tảng huy động vốn cộng đồng.

+ Chính quyền thị trấn Croydon của London đã thay những xe ô tô trong đội xe của họ thông qua việc hợp tác với Zipcar và giảm chi phí đi lại bằng ô tô của nhân viên xuống 40%.

- Chính sách bắt buộc các công ty KTCS và người sử dụng nền tảng phải tuân theo các mục tiêu chính sách như chính quyền thành phố Barcelona sử dụng các quy định về cấp giấy phép và chính sách thuế để giảm việc dân cư cho thuê nhà của họ thông qua các nền tảng trực tuyến để ngăn chặn việc trung tâm thành phố có thể biến thành một khu ổ chuột du lịch; Berlin đã cấm việc việc thường xuyên cho thuê nhà ngắn hạn ở những khu vực trung tâm, đông dân cư nếu không được sự cho phép của chính quyền; Paris cho phép các thanh tra thành phố tiến hành kiểm tra những ngôi nhà cho thuê bị nghi ngờ cho du khách thuê bất hợp pháp (thông qua nền tảng,không khai báo và chưa được cấp phép); London đã quyết định không gia hạn giấy phép của Uber

London sau khi cơ quan này nhận thấy Uber thiếu trách nhiệm đối với những vấn đề về an toàn và an ninh công cộng.

- Chính sách đồng điều tiết giữa cơ quan quản lý và các công ty KTCS trong lĩnh vực lưu trú, Airbnb và chính quyền thành phố Amsterdam đã ký kết biên bản ghi nhớ về giới hạn thời gian tự động cho các chủ nhà để đảm bảo rằng toàn bộ ngôi nhà không được cho thuê hơn sáu mươi ngày mỗi năm; với London thì thời gian này là

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ Ở VIỆT NAM

Khái quát về quá trình phát triển của một số mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam

Mô hình KTCS khá đa dạng ở VN và hiện đang hoạt động trên các lĩnh vực phổ biến như vận tải, không gian, tài chính và kỹ năng, công việc Định nghĩa về mô hình KTCS ở VN được NCS đưa ra ở chương 2: “ Mô hình kinh tế chia sẻ là mô hình kinh doanh ngang hàng thông qua nền tảng nhằm cấp quyền sử dụng tài sản, hàng hóa hay dịch vụ ngắn hạn và có thu phí” Có thể thấy theo định nghĩa này phạm vi là cấp quyền sử dụng hàng hóa, tài sản và dịch vụ, kỹ năng trong ngắn hạn thông qua các nền tảng công nghệ Bên cạnh đó, phương tiện để cung cấp dịch vụ như xe ô tô, xe máy, nhà ở, không gian, các công cụ làm việc khác,… thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân hay của nền tảng cũng được xem xét như nhau tức là việc một DN hay cá nhân mua xe để đăng ký thực hiện dịch vụ vận tải cũng được coi như nhau Việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, tài sản tức là hoạt động mua bán trên hàng hóa, tài sản trên các sàn giao dịch điện tử hay thông qua các nền tảng công nghệ không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Với việc xác định phạm vi như vậy, nghiên cứu sinh có thể cung cấp bức tranh về sự phát triển và hoạt động của các mô hình KTCS như sau:

3.1.1 Lĩnh vực vận tải Đối với lĩnh vực vận tải được chia thành hai phần, đó là vận chuyển hành khách bằng xe taxi, xe máy sử dụng phần mềm và vận chuyển hàng hóa bằng xe máy sử dụng phần mềm Có thể nói hiện nay, Grab là công ty đang dẫn đầu trong lĩnh vực này cho nên trong nghiên cứu này nghiên cứu sinh sử dụng “Grab” để chỉ chung các công ty cũng có mô hình kinh doanh tương tự đó là Be, Gojeck,…

Mô hình vận chuyển hành khách bằng xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi có sử dụng phần mềm đã trải qua các giai đoạn phát triển như sau:

Giai đoạn 1: Hoạt động không chính thức

Uber, Grab bắt đầu vào VN cuối năm 2013 và đầu năm 2014 Khi đó, những người có xe ô tô chỉ cần đăng ký gia nhập là họ có thể trở thành lái xe của Uber,Grab Giai đoạn này có rất nhiều trường hợp coi việc tham gia vận chuyển hành khách thông qua các ứng dụng phần mềm là công việc thứ hai của họ Cơ quanQLNN cũng gặp lúng túng trong việc quản lý các công ty này do đây là mô hình hoạt động mới và quy định pháp lý chưa điều chỉnh kịp để quản lý các mô hình hoạt động mới này.

Giai đoạn 2: Giai đoạn thí điểm

Kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng KHCN hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng được triển khai tại 05 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Quảng Ninh theo Quyết định số 24/QĐ- BGTVT ngày 07/01/2016 Thời gian thí điểm từ 01/2016 đến 01/2018 Sau đó, thời gian thí điểm tiếp tục được kéo dài cho đến khi ban hành nghị định mới quy định về kinh doanh và điều kiện KDVT bằng xe ô tô.

Giai đoạn 3: Hợp pháp hóa

Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 quy định kinh doanh và điều kiện KDVT bằng xe ô tô được ban hành thay thế cho Nghị định số 86/2014/NĐ-CP chính thức hợp pháp hóa mô hình của Grab và và các công ty tương tự khi các công ty này phải lựa chọn ngành nghề kinh doanh là vận tải và chịu sự quản lý như một công ty vận tải.

Theo Cục Cạnh tranh bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) doanh thu của các DN trong thị trường xe công nghệ của VN khoảng 2,4 tỉ USD tương đương khoảng

57 nghìn 200 tỷ VNĐ vào năm 2021 Cũng theo Cục Cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng của thị trường xe công nghệ khoảng 30 – 35%/năm kể từ 2015 Hiện nay, trên thị trường gọi xe công nghệ của VN là sự cạnh tranh khốc liệt chủ yếu của ba doanh nghiệp lớn là Grab, Be và Gojeck với thị phần chiếm đến 97% theo số liệu của Q &

Grab hiện nay là công ty có thị phần lớn nhất của thị phần xe công nghệ ở VN.

Biểu đồ 3.1 Thị phần thị trường xe công nghệ tại VN năm 2021

Nguồn: Theo báo cáo của Q&ME tại (Asia Plus Inc (Q&Me), 2021) [2]

Thị phần xe công nghệ tại Việt Nam 2021

Grab Be Fast Go Khác

Theo khảo sát của Decision Lab và MMA [153] về mức độ yêu thích và thường xuyên sử dụng đối với các ứng dụng gọi xe thì Grab vẫn đang dẫn đầu là ứng dụng gọi xe được sử dụng nhiều nhất, cụ thể là:

Biểu đồ 3.2 Mức độ sử dụng và yêu thích ứng dụng gọi xe 2023

Nguồn: Decision Lab và MMA, 2023 [153] Theo Báo cáo của Mordor Intelligence, thị trường gọi xe của Việt Nam năm

2024 ước đạt khoảng 0,88 tỷ USD và dự kiến đạt 2,16 tỷ USD vào năm 2029 với tốc độ tăng trưởng CAR là 19,5% trong giai đoạn từ 2024 – 2029 Trong đó, Grab chiếm 58,68% và vẫn là công ty đẫn đầu trên thị trường gọi xe năm 2023 [169]

3.1.2 Lĩnh vực chia sẻ không gian

Lĩnh vực chia sẻ không gian gồm có chia sẻ chỗ ở với các đại diện như Airbnb, Luxstay và chia sẻ chỗ làm việc với các đại diện như Wework, Toong,

Airbnb là mô hình kinh doanh cung cấp dịch vụ chia sẻ nhà ở (home- sharing) thông qua ứng dụng Airbnb Khi đăng ký tài khoản, chủ nhà được Airbnb yêu cầu nhà giấy phép đăng ký kinh doanh, thực hiện khai thuế, khai tạm trú, tạm vắng, khai báo có người nước ngoài tạm trú, phòng cháy, chữa cháy… Chủ nhà sẽ bị thu phí 3% cho mỗi đơn đặt phòng.

Airbnb xuất hiện ở VN từ đầu năm 2015 và đã phát triển nhanh chóng Theo báo cáo Home Sharing Vietnam Insight 2019 và Báo cáo đánh giá tác động xã hội của mô hình KTCS ở VN do Bùi Nhật Quang và cộng sự thực hiện 2021 [101], các chủ nhà (host) của VN có xu hướng đăng phòng cho thuê trên nhiều nền tảng cùng lúc Khởi đầu vào năm 2015 với con số 1000 chủ nhà niêm yết (listing) trên Airbnb, đến cuối năm 2019, con số này đã tăng trên quá 40.000 (listing).

Theo số liệu của AIRDNA [4], tính đến 2/1/2024, Việt Nam có 42 địa phương (cấp tỉnh) ở Việt Nam có 69.437 listing (chủ nhà niêm yết) trên Airbnb (>97%) và các ứng dụng

Mức độ sử dụng và yêu thích ứng dụng gọi xe

Mức độ phổ biến của các ứng dụng gọi đồ ăn

Grab Food Now/Shopeefood Beamin GoFood/GoJeck

Loship Thường xuyên sử dụng Sử dụng khác với các hình thức: phòng riêng, phòng chung và cả nhà (Airdna, 2024) Xem chi tiết về quy mô thị trường chia sẻ nhà ở ngắn hạn ở Việt Nam tại Phụ lục 10.

Chia sẻ nơi làm việc tại VN hiện nay có các nền tảng như WeWork, Dreamplex, UP Gen, CenX, Toong, The Hive, … Theo báo cáo của CBRE trong năm 2017, diện tích văn phòng cho thuê theo mô hình chia sẻ nơi làm việc tại VN là 14.500m2 và đã tăng lên 30.000 m2 vào đầu năm 2018 Cũng theo CBRE, Quý II

2019 diện tích văn phòng linh hoạt cho thuê chiếm 2% trên tổng 46.266m2, đến quý

Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam hiện nay 81

sẻ ở Việt Nam hiện nay

3.2.1 Thực trạng xây dựng chiến lược, chính sách, pháp luật quản lý mô hình kinh tế chia sẻ

Mô hình hoạt động của công ty KTCS dẫn đến sự thay đổi trong quan hệ sở hữu trong phương thức kinh doanh, thói quen tiêu dùng và dẫn đến mâu thuẫn với các công ty kinh doanh truyền thống và đặc biệt là tình trạng các quy định pháp lý chưa theo kịp sự phát triển của các mô hình kinh doanh này.

Sau một thời gian để mô hình này hoạt động với những quy định hiện đang được áp dụng cho mô hình kinh doanh truyền thống, Nhà nước bước đầu đã ban hành chiến lược, chính sách; sửa đổi quy định pháp luật để quản lý mô hình này ở một số lĩnh vực hoạt động Tuy nhiên, vẫn chưa có các chiến lược, chính sách, quy hoạch dành riêng cho mô hình KTCS mà được nằm trong chiến lược phát triển kinh tế số Ngoài ra, chính sách về tạo lập môi trường kinh doanh cạnh tranh; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên; khuyến khích đầu tư; đào tạo, bồi dưỡng; thanh tra, kiểm tra cũng được nằm chung trong các chính sách quản lý và phát triển kinh tế nói chung.

Dưới đây là một số chiến lược, chính sách, pháp luật để quản lý mô hình KTCS Bảng 3.2 Danh mục chiến lược, chính sách, pháp luật quản lý mô hình KTCS

TT Tên Cấp ban hành

Mục tiêu Nhiệm vụ, giải pháp

TTCP Thúc đẩy mô hình

KTCS; bảo đảm môi trường KD bình đẳng; bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm của các bên

Sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật và chính sách hiện hành; các Bộ, ngành nghiên cứu cơ chế thí điểm cho các mô hình KTCS

2 Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025

TTCP Thúc đẩy ứng dụng rộng rãi TMĐT, XD thị trường TMĐT lành mạnh, …

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao năng lực quản lý, xây dựng thị trường và nâng cao niềm tin cho NTD

3 Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến 2025 định hướng đến năm 2030

TTCP Phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số Kiến tạo thể chế, trong đó

Chấp nhận thử nghiệm và xây dựng khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát

4 Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến

TTCP Phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số

Hoàn thiện thể chế, Phát triển kết cấu hạ tầng, …

Chiến lược quốc gia phát triển KT số và

XH số đến 2025, định hướng đến

Bộ TTTT Triển khai Chiến lược PT

KT số, XH số Cụ thể hóa các nhiệm vụ, thời gian hoàn thành đối với các đơn vị được phân công thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của Bộ TTTT

Chiến lược quốc gia phát triển KT số và

XH số đến 2025, định hướng đến

Các bộ và địa phương

Triển khai Chiến lược PT

Cụ thể hóa các nhiệm vụ, thời gian hoàn thành đối với các đơn vị được phân công thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của đơn vị mình

Chính phủ Quy định kinh doanh và điều kiện KDVT bằng xe ô tô

Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng

Quy định về thuế Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, tránh thất thu thuế

9 Bộ luật Dân sự, Luật

An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng, Luật Giao dịch điện tử, Luật

Quốc hội Có những quy định về việc bảo mật thông tin cá nhân

Bảo vệ thông tin cá nhân

Quốc hội Quản lý về xây dựng, nhà ở, thuê nhà, ….

Quy định về các hình thức cho thuê nhà

11 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Quốc hội Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

12 Luật Giao dịch điện tử 2023 Quốc hội Quản lý các hoạt động giao dịch điện tử

Tạo ra một khung pháp lý để điều chỉnh và thúc đẩy các hoạt động giao dịch điện tử

85/2021/NĐ-CP Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 52/2013/NĐ-CP

Quy định về thương mại điện tử

Bộ KHĐT Quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê kinh tế số

Thống kê đóng góp của kinh tế số vào tăng trưởng GDP

Như đã đề cập ở chương 2, đó là quản lý mô hình KTCS phụ thuộc vào nhận thức của cơ quan quản lý về mô hình này Nếu cơ quan quản lý tiếp cận với thái độ tích cực thì sẽ có các chính sách khuyến khích mô hình này phát triển Ngược lại,nếu cơ quan quản lý tiếp cận với thái độ thận trọng, nghi ngờ thì sẽ có các chính sách hạn chế sự phát triển của mô hình này.

NCS đã thực hiện cuộc điều tra đối với những công chức có liên quan đến tham mưu chính sách tại một số cơ quan QLNN như Bộ CT, Bộ KHĐT, Bộ KHCN,

Bộ TC, Bộ GTVT,… về việc họ hiểu và đánh giá tác động của mô hình KTCS như thế nào.

Bảng 3.3 Lựa chọn nội dung của mô hình KTCS

Nội dung của mô hình KTCS Lựa chọn

1 Chia sẻ quyền sử dụng tài sản, dịch vụ 52.4

2 Chia sẻ cả quyền sử dụng và quyền sở hữu tài sản hoặc dịch vụ 47.6

3 Người chia sẻ tài sản, dịch vụ và người nhận sự chia sẻ đó đều mất một khoản phí cho công ty cung cấp nền tảng công nghệ (CCNTCN) 45.2

4 Người chia sẻ tài sản, dịch vụ mất một khoản phí cho công ty CCNTCN và nhận được một khoản kinh phí từ người nhận sự chia sẻ tài sản, dịch vụ đó 61.9

5 Cần có nền tảng chia sẻ và internet 69.0

6 Tạo ra mạng lưới chia sẻ ngang hàng không qua trung gian 61.9

7 Tiết kiệm chi phí do không thông qua trung gian 57.1

8 Tác động tích cực đến môi trường do hướng tới tiêu dùng bền vững 61.9

9 Mô hình KTCS không có tác động tích cực đến môi trường như tuyên bố của các công ty chia sẻ 26.2

10 Quyền và lợi ích của người lao động trong mô hình KTCS không được cung cấp nền tảng công nghệ đảm bảo 26.2

11 Người chia sẻ tài sản, dịch vụ trong mô hình KTCS không phải là người lao động của cung cấp nền tảng công nghệ 33.3

12 Mô hình KTCS tác động tích cực đến các mô hình kinh doanh truyền thống (KDTT) 61.9

13 Mô hình KTCS tác động tiêu cực đến các mô hình KDTT 35.7

14 Mô hình KTCS không bị áp đặt các tiêu chuẩn như mô hình KDTT 54.8 Với 42 câu trả lời đến từ những công chức có liên quan đến tham mưu chính sách, nếu lựa chọn những nội dung có sự lựa chọn trên 50% thì có thể thấy mô hình KTCS gồm có các nội dung sau: 1) Mô hình KTCS là mô hình chia sẻ quyền sử dụng;

2) Người chia sẻ tài sản, dịch vụ mất một khoản phí cho công ty cung cấp nền tảng công nghệ và nhận được một khoản kinh phí từ người nhận sự chia sẻ tài sản, dịch vụ đó; 3) Mô hình này cần có nền tảng chia sẻ và internet; 4) Tạo ra mạng lưới chia sẻ ngang hàng không qua trung gian; 5) Tiết kiệm chi phí; 6) Có tác động tích cực đến môi trường do hướng tới tiêu dùng bền vững; 7) Tác động tích cực đến các mô hình kinh doanh truyền thống và 8) Không bị áp đặt các tiêu chuẩn như mô hình kinh doanh truyền thống Như vậy, có thể thấy công chức tham mưu chính sách đã có cái nhìn rõ ràng và tương đối tích cực đối với mô hình KTCS.

Hộp 3.1 Quan điểm của Bộ TTTT khi góp ý cho dự thảo Nghị định 10/2020/NĐ-

CP về điều kiện kinh doanh vận tải

“…cần xem những đơn vị cung cấp nền tảng (platform) như Grab, Go-Viet… là một chủ thể riêng biệt, ngoài những chủ thể được quy định hiện nay.”

“Cần tăng khả năng cạnh tranh cho những mô hình taxi truyền thống thay vì giảm khả năng cạnh tranh của những mô hình taxi sử dụng công nghệ”.

Ngoài ra, Bộ TTTT cũng có những kiến nghị như: có công cụ giám sát dành cho cơ quan chức năng để kiểm tra, giám sát các đơn vị vận tải trong mọi thời điểm; gửi hóa đơn điện tử đến khách hàng, ĐVVT; gửi thông tin hóa đơn điện tử về Tổng cục

Những công chức này cũng cho ý kiến về tác động của mô hình KTCS đến kinh tế, xã hội và môi trường như sau:

Bảng 3.4 Tác động của mô hình KTCS

Tác động của mô hình KTCS Lựa chọn (%)

2 Tăng cường tiêu dùng bền vững 66.7

3 Tăng thu nhập cho những người cung cấp hàng hóa, dịch vụ bán chuyên nghiệp 69.0

4 Tăng cường kết nối xã hội 83.3

5 Tăng sự tiện lợi trong tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ 78.6

7 Giảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do được cung cấp bởi những người bán chuyên nghiệp 33.3

8 Nền kinh tế không bền vững do dựa vào khu vực phi chính thức 26.2

9 Mâu thuẫn giữa mô hình KTCS và mô hình kinh doanh truyền thống 42.9

10 Người lao động trong mô hình KTCS không được bảo vệ 42.9

11 Gia tăng khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn 40.5

12 Cuộc sống cá nhân bị ảnh hưởng do dữ liệu cá nhân có thể bị xâm phạm 42.9

Có thể thấy số lượng câu trả lời lựa chọn những tác động tích cực của mô hình KTCS chiếm đa số Điều này có thể tác động đến việc tham mưu chính sách quản lý đối với mô hình KTCS.

Ngoài ra, qua bảng 3.4 có thể thấy, số lượng người được hỏi lựa chọn các tác động: 1) Mâu thuẫn giữa mô hình KTCS và mô hình kinh doanh truyền thống;

2) Người lao động trong mô hình KTCS không được bảo vệ; 3) Gia tăng khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn; 4) Cuộc sống cá nhân bị ảnh hưởng do dữ liệu cá nhân có thể bị xâm phạm chiếm số lượng lên đến trên 40% Điều này cho thấy những ý kiến thiên về khía cạnh tiêu cực của mô hình KTCS cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến chính sách quản lý mô hình KTCS.

Tuy nhiên, đây chỉ là nhận định cá nhân của công chức đó Việc xây dựng và ban hành chiến lược, chính sách dựa rất nhiều vào ý chí của người đứng đầu.

3.2.2 Thực trạng tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật quản lý mô hình kinh tế chia sẻ Để thực thi chiến lược, chính sách, pháp luật đạt hiệu quả đòi hòi phải lập kế hoạch trong đó thể hiện rõ mục tiêu, lộ trình, phân bổ nguồn lực và trách nhiệm thực hiện Tuy nhiên, hiện nay chưa có chiến lược, chính sách, pháp luật dành riêng cho mô hình KTCS Những quy định được áp dụng để quản lý mô hình này được đến từ các nguồn: (i) ban hành các quy định mới để quản lý kinh tế nói chung; (ii) sửa đổi, bổ sung dựa trên các quy định đã ban hành trước đây; (iii) áp dụng các quy định hiện có. Căn cứ trên các quy định mới và quy định được sửa đổi, bổ sung, cơ quan quản lý thực hiện quản lý các mô hình kinh doanh trong lĩnh vực phụ trách của mình Trong quá trình thực hiện các quy định này, các cơ quan quản lý đều có xây dựng kế hoạch triển khai (như Bộ GTVT triển khai NĐ 10/2020/NĐ-CP); tuyên truyền; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (các lớp bồi dưỡng về chuyển đổi số, bồi dưỡng nghiệp vụ về tài chính, thuế,…); nâng cấp cơ sở hạ tầng (quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông từ

Đánh giá hiệu quả QLNN đối với trường hợp của Grab

NCS đã thực hiện khảo sát đối với tất cả các bên có liên quan trong mô hình KTCS Dưới đây là biểu đồ về cơ cấu mẫu:

Biểu đồ 3.6 Cơ cấu mẫu

Nguồn: Tác giả Như NCS đã đề cập ở phần phương pháp nghiên cứu, NCS đã gặp khó khăn trong việc khảo sát đối với công ty Grab và đối với nhóm đối thủ cạnh tranh thì NCS chỉ khảo sát được đối với Công ty taxi Mai Linh và Công ty taxi Group (đây cũng là

2 công ty lớn tại thị trường Hà Nội [160, 161]) Riêng đối với cơ quan QLNN, NCS đã khảo sát tại những cơ quan có liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế số, những mô hình kinh doanh mới và cơ quan quản lý những lĩnh vực đang có mô hình KTCS phát triển mạnh như Bộ CT, Bộ KHĐT, Bộ TTTT, Bộ GTVT, … Mặc dù số lượng

(42 phiếu ~ 9.93%) không nhiều nhưng NCS cho rằng QLNN được thực hiện dựa trên các quy định chung nên với số lượng như vậy cũng đủ để biểu đạt về thực trạng QLNN hiện nay Đây là một thiếu sót của Luận án vì nguồn lực có hạn nhưng NCS cố gắng đảm bảo tính khách quan và khoa học của Luận án thông qua tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, các cơ quan quản lý được đăng tải trên các cơ quan truyền thông chính thống.

Cơ cấu mẫu (ĐV tính: %)

Lái xe/ đối tác tài xế Người tiêu dùng Đối thủ cạnh tranh Cơ quan

Số thuế nộp vào ngân sách của một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải 2015

Uber, Grab Đối tác tài xế Vinasun Lái xe Vinasun Mai Linh Lái xe Mai Linh

NCS đã vận dụng các tiêu chí được đề xuất ở Chương 2 để thực hiện đánh giá QLNN đối với Grab Car như sau:

3.3.1 Tiêu chí đánh giá sự hài lòng và sự đóng góp của các bên liên quan

Các bên liên quan trong mô hình Grab là (1) Nhà nước, (2) Grab, (3) đối tác lái xe, (4) đối thủ cạnh tranh và (5) người tiêu dùng NCS phân tích tiêu chí này đối với từng bên liên quan cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với Nhà nước:

*) Số thuế Grab nộp vào ngân sách nhà nước: theo thông tin từ cục thuế TP

HCM, số thuế Grab đóng trong 3 năm 2014 – 2016 là thuế VAT và thuế thu nhập cá nhân của tài xế, công ty chưa đóng thuế thu nhập DN vì liên tục báo lỗ Sau khi bị thanh tra thì Cục thuế TP HCM đã truy thu được 2,98 tỷ đồng tiền thuế thu nhập

DN của Grab Năm 2017, Grab nộp thuế là 189 tỷ đồng Năm 2018, số tiền thuế do Grab nộp lên đến gần 441 tỷ đồng.

Biểu đồ 3.7 Số thuế nộp vào ngân sách của một số hãng vận tải năm 2015

Biểu đồ 3.8 Số thuế Grab đã nộp từ 2014 - 2018 Nguồn: Minh Phương [159], Mai Hương [158], Hà Mai [79]

Số thuế Grab đã nộp (tỷ đồng)

Mặc dù không có được số liệu chính thức từ Tổng cục thuế nhưng qua số liệu của nguồn thứ cấp (báo chí) thì có thể thấy số thuế Grab nộp vào ngân sách nhà nước tăng qua các năm.

*) Số lượng việc làm được tạo ra: không có thống kê chính thức nào về việc làm được tạo ra từ các mô hình KTCS Nhưng qua nguồn thứ cấp, chúng ta cũng có cái nhìn tổng quan về số lượng việc làm được tạo ra từ 3 nền tảng vận tải và vận chuyển hàng hóa là Grab, Be và Gojeck đó là:

Bảng 3.8 Số lượng việc làm được tạo ra

- 175.000 đối tác tài xế đối với cả hai loại phương tiện 4 bánh và 2 bánh (2017) [69].

- 195.000 đối tác tài xế đối với cả hai loại phương tiện 4 bánh và 2 bánh (tháng 5/2019) [87].

100.000 đối tác tài xế (tháng 3/2021).

200.000 đối tác tài xế (tháng 4/2021).

Nhận xét: mặc dù trong các năm 2020, 2021, Grab không công bố số lượng đối tác tài xế của mình nhưng tính đến 2021 thì Grab đang chiếm 60% thị phần xe công nghệ [2] thì có thể thấy số lượng đối tác tài xế của Grab cao và tăng qua các năm.

*) Điều kiện kinh doanh, hành nghề: đối tác tài xế của Grab/Be/Gojeck và lái xe taxi truyền thống đã đánh giá về các quy định đối với việc dán tem nhận diện, gắn hộp đèn như sau:

Bảng 3.9 Đánh giá về điều kiện kinh doanh Ông/Bà đánh giá thế nào về việc áp dụng những quy định về dán tem nhận diện, gắn hộp đèn,… đối với xe ô tô của đối tác lái xe/nhà thầu độc lập? Lựa chọn (%)

1 Khiến những người đang có ý định trở thành đối tác lái xe/nhà thầu độc lập ngừng việc thực hiện ý định đó 15.2

2 Khiến cho những người đang là đối tác lái xe/nhà thầu độc lập rời khỏi Grab/các công ty tương tự 0.0

3 Tạo sự bình đẳng cho các tài xế ởcác công ty có mô hình kinh doanh khác nhau 78.0

Dựa vào đánh giá trên thì thấy việc cung cấp dịch vụ taxi không dành cho đối tượng bán chuyên nghiệp - những người có xe, có thời gian rảnh và muốn kiếm thêm thu nhập Ngoài ra, ý kiến cho rằng quy định trên tạo sự bình đẳng cho các tài xế ở các công ty có mô hình kinh doanh khác nhau chiếm đến 78.0% Cũng từ ý kiến trên thì có thể thấy đối với quy định về dán tem nhận diện, gắn hộp đèn,… đối với xe ô tô

104 khi tham gia KDVT đã loại bỏ ưu điểm của mô hình KTCS, đó là tận dụng và tối ưu hóa việc sử dụng các tài sản, hàng hóa đang nhàn rỗi của cá nhân.

Theo khảo sát của NCS thì 100% ý kiến của công ty kinh doanh vận tải đánh giá hiện nay công ty Grab khi đăng ký là công ty kinh doanh vận tải đã phải áp dụng các quy định về KDVT như các công ty KDVT truyền thống.

*) Số lượng các vụ kiện giữa các DN vận tải truyền thống và Grab: Mới chỉ có duy nhất 01 vụ kiện của VinaSun với Grab vào năm 2017 Vụ xét xử kéo dài từ

2017 đến 2020 và Grab đã phải bồi thường một phần thiệt hại cho Vinansun [127]. Vinasun cho rằng Grab đã vi phạm pháp luật trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được nhận những ưu đãi và có sự cạnh tranh bất bình đẳng với DN taxi truyền thống từ đó đã gây ra những thiệt hại lớn cho Vinasun.

Đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ 123

3.4.1 Những yếu tố khách quan

3.4.1.1 Sự phát triển của khoa học, công nghệ

Hiện nay, CNTT đã được áp dụng trong quản lý kinh tế như việc liên thông dữ liệu giữa các cơ quan quản lý trong đăng ký DN, thuế, và bảo hiểm Các thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, kinh doanh, được niêm yết công khai và đều có thể thực hiện trực tuyến Theo thông tin tại Cổng Dịch vụ công quốc gia, tính đến hết năm 2022, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã xử lý trên 7 triệu hồ sơ với hơn 4.374 TTHC mức độ 3 và 4, trong đó có 2.480 dịch vụ dành cho người dân và 2.296 dịch vụ dành cho DN 1 Theo sách trắng CNTT 2023, năm 2022, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện cung cấp trực tuyến mức độ 4 là 97,4%.

Việc ứng dụng KHCN vào quản lý đã đem lại nhiều hiệu quả, điều này thể hiện qua thứ hạng của VN đều tăng tại một số bảng xếp hạng như Doing Business (môi trường kinh doanh) do Ngân hàng Thế giới công bố, Năng lực cạnh tranh toàn cầu do Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố, Đổi mới sáng tạo toàn cầu theo công bố của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, Đánh giá Chính phủ điện tử của Liên hiệp quốc. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn những hạn chế như dữ liệu số đa phần chỉ phục vụ hoạt động quản lý của một bộ, ngành, trên quy mô nhỏ, chưa được kết nối, chia sẻ trên diện rộng; cơ sở hạ tẩng số và đội ngũ nhân lực vận hành khai thác các hệ thống thông tin vẫn còn yếu kém Để đạt hiệu quả trong ứng dụng KHCN vào quản lý, cần (i) xây dựng các nền tảng dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, tài chính, bảo hiểm, ; (ii) kết nối các nền tảng dữ liệu quốc gia; (iii) đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu; (iv) xây dựng cơ sở hạ tầng số; (v) nhân lực để quản trị, vận hành, khai thác các hệ thống thông tin.

3.4.1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo thêm nguồn lực cho VN để phát triển kinh tế cũng như VN học hỏi được cách thức quản lý khoa học; minh bạch và trách nhiệm giải trình trong việc đưa ra các quyết định quản lý Ví dụ như trong việc ban hành Nghị

1 https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-dich-vu-cong-truc-tuyen.html

128 định 10/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh vận tải trong đó có quy định về hình thức kinh doanh vận tải ứng dụng phần mềm trực tuyến hỗ trợ kết nối vận tải, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã tổ chức thảo luận công khai, dân chủ đối với các nội dung của dự thảo Nghị định để lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội, các doanh nghiệp vận tải, đơn vị tư vấn, VCCI, CIEM qua đó hoàn thiện dự thảo Nghị định trên cơ sở tiếp thu phù hợp với ý kiến chung nhất của các cơ quan, đơn vị nhằm bảo đảm minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh.

Như NCS đã trình bày ở Chương 2, cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng thông tin có tác động lớn đến sự phát triển của kinh tế số nói chung, mô hình KTCS nói riêng và QLNN đối với mô hình KTCS cũng không nằm ngoài sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội.

Theo Sách trắng CNTT 2022, 2023 của Bộ Thông tin truyền thông (TTTT)

[27], tỷ lệ dân số sử dụng internet tăng từ 37% năm 2013 lên 70.23% vào năm 2020.

Số lượng DN cung cấp dịch vụ internet tăng từ 38 vào năm 2013 lên 64 DN và tỷ lệ dân số được phủ sóng 4G là 99,8% vào năm 2022 và có 40 tỉnh, thành phố đã triển khai thử nghiệm 5G Việt Nam thuộc nhóm 10 quốc gia có tỷ lệ ứng dụng triển khai IPv6 cao nhất toàn cầu Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh là 70,91% Việc ưu tiên lựa chọn hình thức chi trả thông qua ví điện tử vào năm 2013 đạt 3% thì sang đến năm 2022 đã tăng lên 37%, thanh toán thông qua thẻ (bao gồm cả thẻ ATM nội địa và thẻ tín dụng) đã tăng từ 20% lên 51% và tỷ lệ người dùng muốn trải nghiệm mobile money là 81% Cùng với đó nhận thức, lòng tin và thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng VN cũng có sự thay đổi Điều này được chứng minh thông qua tỷ lệ truy cập internet tham gia mua sắm trực tuyến tăng đều qua các năm, năm 2013 là 57% và đã tăng lên 74.8% vào năm 2022 2 Tuy nhiên, việc mua sắm trực tuyến phát triển ở các thành phố lớn nhiều hơn, cụ thể: Hồ Chí Minh,

Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương vẫn là những thành phố dẫn đầu về chỉ số TMĐT từ năm 2014 đến 2020 [16].

Việc cung cấp thông tin trên các website của cơ quan QLNN, các dịch vụ công trực tuyến như đăng ký kinh doanh, khai báo thuế điện tử, thủ tục tàu biển,nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xử điện tử, khai báo hải quan,

129 được các DN đánh giá cao, tỷ lệ DN có sử dụng dịch vụ công trực tuyến là 83% vào năm 2021, tỷ lệ DN đánh giá về lơi ích của dịch vụ công trực tuyến với các mức rất có ích và tương đối có ích lần lượt là 56% và 43% [15], [16] Chỉ số hạ tầng viễn thông (TII) thuộc bộ chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của VN theo đánh giá của Liên Hiệp quốc tăng từ hạng 100 năm 2016 lên hạng 74 năm 2022 [27].

3.4.2 Những yếu tố chủ quan

3.4.2.1 Năng lực của đội ngũ công chức

Trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, rất nhiều khóa bồi dưỡng về chuyển đổi số cho công chức đã được thực hiện Theo Sách trắng CNTT của Bộ TTTT năm

2021 [27], tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức cơ quan nhà nước được tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng số, kỹ năng sử dụng, khai thác hệ thống thông tin của bộ/ngành là 68.54% và đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 54.59% Có thể thông qua chỉ số SIPAS do Bộ Nội vụ thực hiện để có thể gián tiếp đánh giá việc thực hiện QLNN Theo báo cáo SIPAS 2023 của Bộ Nội vụ [24], chỉ số hài lòng chung về tiếp cận dịch vụ nói chung là nằm trong khoảng 75,59% - 91,82%, tăng so với năm 2022, từ 1,70% - 2,39%, chỉ số hài lòng chung về công chức là 88.25% năm 2022 và năm 2023 tăng trong khoảng từ từ 2,60% - 2,80% và chỉ số hài lòng chung về sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tăng từ 80,08% năm 2022 lên 82,66% năm 2023.

3.4.2.2 Sự phân định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước

Hiện nay, công ty KTCS hoạt động trong lĩnh vực thuộc Bộ, ngành nào thì Bộ, ngành đó quản lý và là đầu mối chính, các cơ quan quản lý khác sẽ phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ được giao Tuy nhiên, trên thực tế thì hệ thống luật pháp, cơ chế quản lý đối với mô hình KTCS vẫn còn thiếu dẫn đến việc các cơ quan quản lý gặp nhiều lúng túng Như trong lĩnh vực lưu trú, dựa theo quy mô, mức độ xếp hạng, cơ sở lưu trú đó sẽ chịu sự quản lý của Sở VHTTDL hoặc UBND cấp huyện Tuy nhiên, đối với các chủ nhà hoạt động trên nền tảng Airbnb rất khó để quản lý do cơ quan quản lý thiếu thông tin về giao dịch, khách hàng; việc chi trả của khách đều được chuyển cho Airbnb nên khó xác định để đánh thuế Nếu để các cơ sở lưu trú theo mô hình này thuộc quản lý của UBND cấp huyện thì với nguồn nhân lực và cơ sở hạ tẩng về công nghệ thông tin rất khó quản lý hiệu quả đối với chủ nhà, đặc biệt là đối với công ty cung cấp nền tảng là Airbnb.

3.4.2.3 Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước

Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước Tuy nhiên, việc phối hợp giữa các cơ quan QLNN vẫn chưa hiệu quả do vẫn còn thiếu những quy định pháp luật về phân công, phối hợp, chịu trách nhiệm trong quản lý mô hình KTCS Cụ thể như mối quan hệ giữa công ty cung cấp nền tảng và đối tác của nền tảng vẫn chưa được xác định rõ Điều này đã dẫn đến bất lợi cho các đối tác do không xác định được cơ quan nào là cơ quan quản lý và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Nguồn tài chính công có tác động rất lớn đến hiệu quả QLNN đối với kinh tế số nói chung và mô hình KTCS nói riêng Nguyên do là việc trang bị các trang thiết bị hiện đại, tổ chức các lớp bồi dưỡng về công nghệ mới, đầu tư thiết kế các phần mềm quản lý, số hóa dữ liệu phục vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ, công chức Để có cái nhìn sơ lược về nguồn lực tài chính được dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, nguồn nhân lực, NCS đã sử dụng số liệu của chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT của VN (ICT Index) [27] do Bộ TTTT thực hiện Bộ chỉ số này nhằm đánh giá việc sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT của các

Bộ, ngành và các địa phương nhằm đạt được một trong những mục tiêu quan trọng là thực hiện thành công Chương trình chuyển đổi số quốc gia Chỉ số ICT được cấu thành từ các chỉ số thành phần đó là chỉ số về hạ tầng kỹ thuật, chỉ số về hạ tầng nhân lực và chỉ số về ứng dụng CNTT Trong các chỉ số thành phần, có chỉ số về tỷ suất đầu tư năm cho hạ tầng kỹ thuật/CBCC, chỉ số tỷ suất đầu tư cho hạ tầng an toàn thông tin/CBCC, mức chi 1 năm cho đào tạo CNTT/CCVC, mức chi 1 năm cho ứng dụng CNTT/CBCC Khi xem xét các chỉ số này, NCS đã thấy có sự tăng lên qua các năm.

Bảng 3.26 Nguồn tài chính công dành cho trang thiết bị, ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực

Tỷ suất đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật/CBCC của các bộ, ngành 15,729,513 39,302,968

Tỷ suất đầu tư cho hạ tầng an toàn thông tin/CBCC 3,032,631 10,611,331

Mức chi 1 năm cho đào tạo CNTT/CCVC 1,875,955 1,875,304

Mức chi 1 năm cho ứng dụng CNTT/CBCC 9,251,533 3,836,804

Nguồn: ICT Index (Bộ TTTT) [27]

Kết quả khảo sát về những yếu tố ảnh hưởng của các nhóm đối tượng là đối tác lái xe/tài xế, NTD, công chức tại các cơ quan QLNN và đơn vị KDVT như

Biểu đồ 3.10 Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với mô hình

KTCS trong lĩnh vực vận tải

Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam đến năm

sẻ ở Việt Nam đến năm 2030

4.1.1 Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ cần quán triệt các quan điểm Đảng, Nhà nước về đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số

Quan điểm này thể hiện sự nhất quán với các chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng nền kinh tế số, trong đó đổi mới sáng tạo là yếu tố then chốt. Cần xem xét cụ thể các Nghị quyết, chiến lược phát triển kinh tế số và các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, qua đó đề xuất cách tiếp cận trong quản lý nhà nước đối với KTCS để bảo đảm khuyến khích đổi mới, đồng thời kiểm soát rủi ro Mục tiêu của hoàn thiện quản lý nhà nước đối với mô hình KTCS phải đảm bảo quản lý linh hoạt nhưng chặt chẽ, không làm cản trở tính linh động của các mô hình KTCS Đồng thời, quy định quản lý phải được cập nhật thường xuyên để bắt kịp sự phát triển nhanh chóng của công nghệ.

Trong Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã đưa ra quan điểm đó là chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó đòi hỏi các cơ quan quản lý, các cấp chính quyền địa phương và cán bộ, công chức phải quyết tâm đổi mới tư duy và hành động, coi cách mạng công nghiệp lần thứ tư là giải pháp để Việt Nam bứt phá trong phát triển kinh tế-xã hội.

Văn kiện Đại hội Đảng XIII cũng thể hiện quan điểm về việc chuyển đổi sang mô hình phát triển dựa vào đổi mới sáng tạo Với quan điểm đó, trong Văn kiện cũng đã chỉ ra những giải pháp Việt Nam cần thực hiện như cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của khoa học - công nghệ; tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng bộ pháp luật, cơ chế, … để phát triển kinh tế số, xã hội số.Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII [157] đã nhận định: “Ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ tư, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo động lực cho phát triển nhanh và bền vững đất nước” Văn kiện cũng đề cập đến việc đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó xác định:

“mô hình tăng kinh tế mới phải dựa trên tiến bộ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là việc ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”. Để thực hiện chủ trương của Đảng về chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được ban hành với mục tiêu phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, hình thành các doanh nghiệp công nghệ số có năng lực vươn ra thế giới, dữ liệu số lớn, hạ tầng thông tin, thể chế, an ninh mạng, niềm tin,…

Có thể nói, các cơ quan quản lý nhà nước đã và đang thực hiện việc chuyển đổi số và phát triển kinh tế số Sau khi Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt Các bộ, ban, ngành đã cụ thể hóa các nhiệm vụ thực hiện Chiến lược như rà soát, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện khung pháp lý cho các mô hình kinh doanh mới hoạt động như các sàn giao dịch điện tử, mạng xã hội, dịch vụ thương mại điện tử, ; xây dựng các nền tảng số về: địa chỉ số, bản đồ số, an toàn thông tin mạng, tổng hợp và phân tích dữ liệu quốc gia, …; các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Giao dịch điện tử, khung pháp lý thử nghiệm và có kiểm soát về công nghệ số; Một số những thành công trong chuyển đối số như việc vận hành cổng dữ liệu quốc gia đã giúp người dân và doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin và đăng ký các thủ tục hành chính online; các bộ, ngành và địa phương ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung, triển khai cổng dữ liệu mở để phục vụ phát triển chính phủ điện tử nhằm hướng tới chính phủ số. Để quản lý và phát triển mô hình KTCS trong bối cảnh thực hiện đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số theo quan điểm của Đảng, các cơ quan quản lý cần: (i) ứng dụng khoa học – công nghệ trong quản lý để đảm bảo phát huy được điểm mạnh và giảm điểm yếu của mô hình này ví dụ như áp dụng công nghệ blockchain trong quản lý để có thể đảm bảo tính bảo mật thông tin và cũng tạo cho các bên tham gia trong mô hình này những quyền nhất định dựa vào mức độ giao dịch; (ii) khuyến khích các doanh nghiệp truyền thống chuyển đổi số và ứng dụng khoa học – công nghệ vào hoạt động kinh doanh ví dụ như việc một số hãng taxi truyền thống đã có ứng dụng gọi xe của hãng mình giống như GrabCar; (iii) khuyến khích hình thức đối tác công tư trong phát triển cơ sở hạ tầng thông tin nhằm phát triển các mô hình KTCS trong các lĩnh vực và cả ở vùng sâu, vùng xa;(iv) tuyên truyền để người tiêu dùng có thay đổi quan

153 điểm về sở hữu và cởi mở hơn đối với việc chia sẻ; (v) tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về những nghề nghiệp mới (ứng dụng khoa học – công nghệ) cho người lao động để nâng cao vị thế của họ trong các hoạt động hợp tác kinh doanh.

4.1.2 Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ phải là kết quả của đổi mới tư duy về quản lý, xây dựng và hoàn thiện thể chế

Việc quản lý mô hình KTCS đòi hỏi tư duy mới không chỉ từ phía cơ quan nhà nước mà còn từ phía các doanh nghiệp và người dân Các cơ quan quản lý cần chuyển từ phương thức quản lý truyền thống sang tiếp cận linh hoạt, phù hợp với đặc thù của mô hình KTCS, đặc biệt là trong bối cảnh các mô hình này có nhiều sự tham gia của công nghệ và số hóa Quan điểm này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đổi mới tư duy trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện cho mô hình KTCS phát triển bền vững Đồng thời, các chính sách quản lý cần rõ ràng, minh bạch và phù hợp với từng lĩnh vực. Đại hội XIII xác định: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước”.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 đã xác định: “Lấy cải cách nâng cao chất lượng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả, là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất, nhất là đất đai Hệ thống pháp luật phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới Phải coi trọng hơn quản lý phát triển xã hội; mở rộng dân chủ phải gắn với giữ vững kỷ luật kỷ cương Phát triển nhanh, hài hòa các khu vực kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; phát triển kinh tế tư nhân thực sự là một động lực của nền kinh tế”.

Nhà nước chủ yếu thực hiện kiến tạo để nền kinh tế phát triển thông qua sử dụng các công cụ như pháp luật, chính sách kinh tế, bộ máy quản lý, … và các nguồn

154 lực của mình để định hướng, điều tiết, kiểm tra, giám sát, bảo vệ, giải quyết tranh chấp, hạn chế các vấn đề phát sinh và khuyết tật của kinh tế thị trường Trong đó, Nhà nước bảo vệ và thúc đẩy việc làm giàu hợp pháp của người dân, doanh nghiệp và thị trường là phương thức chủ yếu để huy động, phân bổ có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển. Đổi mới tư duy về quản lý, xây dựng và hoàn thiện thể chế quản lý kinh tế, trước tiên chính là đổi mới nhận thức, quan điểm về vai trò, trách nhiệm của cá nhân lãnh đạo và tập thể trong bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế Vì tư duy của cá nhân lãnh đạo sẽ được chuyển hóa thành quan điểm, định hướng lãnh đạo và thế chế quản lý kinh tế Hoạt động của mô hình KTCS có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế nhưng trong quá trình vận hành cũng có những tác động không tốt đến các bên có liên quan Do vậy, khuyến khích phát triển và tận dụng được lợi thế của mô hình KTCS nói riêng và các mô hình kinh doanh mới nói chung phụ thuộc vào tư duy đổi mới, đáp ứng với đòi hỏi của thực tiễn và sự phát triển của cá nhân lãnh đạo và tập thể trong bộ máy quản lý kinh tế. Để làm được như vậy, cơ quan quản lý nên có mục tiêu “chính quyền đổi mới” và biến điều đó thành hành động cụ thể như: (i) chính quyền có các hành động tạo điều kiện như giám sát, khảo sát, xác định các khoảng trống trong các quy định, khuyến khích, thúc đẩy, cung cấp các hỗ trợ tài chính, hỗ trợ về không gian, địa điểm,…, thực hiện những điều chỉnh nhỏ đối với các quy định, làm cầu nối, là đối tác của các mô hình KTCS; (ii) chính quyền thực hiện các hành động như tuyên tuyền, vận động lên các cấp cao hơn trong xây dựng chính sách, thực hiện những điều chỉnh chính sách và quy định luật ở mức độ lớn hơn; (iii) chính quyền thực hiện các hành động đồng hành

– dẫn dắt như phát triển các chương trình/dịch vụ, cải thiện cơ sở hạ tầng/cơ sở vật chất; sở hữu – quản lý và vận hành mô hình KTCS; sở hữu - ủy thác vận hành mô hình KTCS cung cấp dịch vụ, hàng hóa công.

4.1.3 Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ phải căn cứ vào bối cảnh và các yêu cầu đặt ra

Các quy định cần được xây dựng dựa trên sự hiểu biết về bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay cũng như các yêu cầu đặc thù của từng lĩnh vực có sự tồn tại của mô hình KTCS như giao thông, du lịch, y tế, v.v Điều này giúp cho việc quản lý nhà nước được thực hiện phù hợp với thực tiễn.

Bối cảnh hiện nay có nhiều thay đổi, trong nền kinh tế không phải tồn tại hai hình thức sở hữu mà hình thức sở hữu đã được đa dạng hóa, thể hiện qua sự gia tăng về số lượng và các loại hình doanh nghiệp với sự phong phú về các mô hình kinh doanh Đặc biệt dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư, kinh tế số đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và dần thay thế kinh tế truyền thống Nhờ ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, đã giúp cho người sử dụng và người cung cấp dịch vụ dễ dàng kết nối với nhau, khiến cho các giao dịch trên thị trường liên tục được mở rộng và tăng nhanh Bên cạnh đó là sự thay đổi của đối tượng sở hữu trong quan hệ sở hữu Trước đây, đối tượng sở hữu thường là tư liệu sản xuất như vốn, tài nguyên, lao động,

Ngày đăng: 12/11/2024, 08:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1. Các bước nghiên cứu - Quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam
Sơ đồ 1. Các bước nghiên cứu (Trang 14)
Sơ đồ 2. Khung phân tích Luận án - Quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam
Sơ đồ 2. Khung phân tích Luận án (Trang 20)
Sơ đồ 2.1. Vị trí của mô hình kinh tế chia sẻ Nguồn: Michèle Finck, Pierre Hausemer & Lison Rabuel [52] - Quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam
Sơ đồ 2.1. Vị trí của mô hình kinh tế chia sẻ Nguồn: Michèle Finck, Pierre Hausemer & Lison Rabuel [52] (Trang 38)
Sơ đồ 2.2. Cơ chế vận hành của mô hình KTCS - Quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam
Sơ đồ 2.2. Cơ chế vận hành của mô hình KTCS (Trang 43)
Sơ đồ 2.3. Mô hình lăng kính hiệu suất - Quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam
Sơ đồ 2.3. Mô hình lăng kính hiệu suất (Trang 56)
Sơ đồ 2.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả QLNN đối với mô hình KTCS - Quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam
Sơ đồ 2.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả QLNN đối với mô hình KTCS (Trang 58)
Bảng 3.7. Quy định về thông tin cá nhân tại các văn bản QPPL - Quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam
Bảng 3.7. Quy định về thông tin cá nhân tại các văn bản QPPL (Trang 99)
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải - Quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN đối với mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực vận tải (Trang 105)
Bảng 3.10. Doanh thu của Grab - Quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam
Bảng 3.10. Doanh thu của Grab (Trang 113)
Bảng 3.11. Đánh giá về thời gian, điều kiện làm việc và phúc lợi của đối tác lái xe - Quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam
Bảng 3.11. Đánh giá về thời gian, điều kiện làm việc và phúc lợi của đối tác lái xe (Trang 115)
Bảng 3.15. Môi trường kinh doanh sau khi có Nghị định 10/2020/NĐ-CP - Quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam
Bảng 3.15. Môi trường kinh doanh sau khi có Nghị định 10/2020/NĐ-CP (Trang 117)
Bảng 3.14. Môi trường kinh doanh trước khi có Nghị định 10/2020/NĐ-CP - Quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam
Bảng 3.14. Môi trường kinh doanh trước khi có Nghị định 10/2020/NĐ-CP (Trang 117)
Bảng 3.22. Kế hoạch tổ chức triển khai Nghị định 10/2020/NĐ-CP - Quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam
Bảng 3.22. Kế hoạch tổ chức triển khai Nghị định 10/2020/NĐ-CP (Trang 127)
Bảng 3.24. Đánh giá là phát hiện và xử lý các vụ vi phạm pháp luật - Quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam
Bảng 3.24. Đánh giá là phát hiện và xử lý các vụ vi phạm pháp luật (Trang 129)
Bảng 3.25. Đánh giá về tổ chức bộ máy QLNN đối với GrabCar - Quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam
Bảng 3.25. Đánh giá về tổ chức bộ máy QLNN đối với GrabCar (Trang 132)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w