1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài giải quyết các tranh chấp phát sinh trên website thương mại Điện tử cho tình huống minh họa

44 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải quyết các tranh chấp phát sinh trên website thương mại điện tử
Tác giả Trần Bình Minh, Kiều Thanh Mai, Nguyễn Thảo Nhi, Bùi Văn Mạnh, Nguyễn Thị Ninh, Trần Thị Bảo Nhi, Lê Quang Minh, Nguyễn Thị Thúy Ngân, Nguyễn Xuân Bình Minh
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Thương mại điện tử
Thể loại Đề tài
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 263,86 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (5)
    • I. Website thương mại điện tử (5)
      • 1.1. Khái niệm về website thương mại điện tử (0)
      • 1.2. Đặc điểm của website thương mại điện tử (0)
      • 1.3. Phân loại website thương mại điện tử (0)
  • CHƯƠNG II: NHỮNG TRANH CHẤP PHÁT SINH TRÊN WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (11)
    • II............................................. Tranh chấp trong thương mại điện tử 12 2.1. Đặt vấn đề (11)
      • 2.2. Đặc điểm của tranh chấp thương mại (0)
      • 2.3. Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại (0)
      • 2.4. Một số hạn chế trong giải quyết tranh chấp (0)
      • 2.5. Một số tranh chấp tiêu biểu (18)
        • 2.5.1. Vấn đề bảo mật thông tin cá nhân (18)
        • 2.5.2. Chất lượng sản phẩm không đúng mô tả, chất lượng kém (22)
        • 2.5.3. Bị xâm phạm quyền được cung cấp giấy tờ liên quan tới giao dịch điện tử (27)
        • 2.5.4. Giao hàng chậm trễ hoặc không đúng thời gian cam kết (31)
        • 2.5.5. Rủi ro về thanh toán (35)
        • 2.5.6. Tranh chấp về hoàn tiền và đổi trả (37)
  • CHƯƠNG III: VÍ DỤ MINH HỌA (40)
  • KẾT LUẬN (43)

Nội dung

Website TMĐTbán hàng Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử Sàn giao dịch TMĐT Website khuyến mại trực tuyến Website đấu giá trực truyến tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhâ

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Website thương mại điện tử

I.1 Khái niệm về website thương mại điện tử

Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng (Theo Điều 3, Khoản 9 Nghị định Hợp nhất về Thương mại Điện tử)

I.2 Đặc điểm của website thương mại điện tử:

Website thương mại điện tử không chỉ đơn thuần là một nền tảng giao dịch, mà còn sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật, đáp ứng nhu cầu hiện đại, tối ưu hóa mối quan hệ giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp, bao gồm:

Giao diện người dùng thân thiện: Đa số các website thương mại điển tử ngày nay đều được trang bị giao diện dễ sử dụng, trực quan, hỗ trợ người dùng tìm kiếm và mua sắm dễ dàng Các yếu tố như menu, thanh tìm kiếm, hình ảnh sản phẩm rõ được sắp xếp khoa học, và bố cục trang hợp lý giúp tăng trải nghiệm người dùng Nếu người dùng có thể điều hướng website một cách dễ dàng, có hứng thú với giao diện website, họ sẽ có xu hướng dành nhiều thời gian hơn để khám phá sản phẩm và dịch vụ, từ đó tăng khả năng chuyển đổi thành giao dịch.

Tính năng tìm kiếm và lọc sản phẩm: Để thành công trong việc bán hàng trên các website thương mại điện tử, chức năng tìm kiếm và lọc sản phẩm là đặc điểm thiết yếu mà bất kỳ website nào cũng cần phải có Khách hàng luôn mong muốn tìm kiếm sản phẩm một cách nhanh chóng, hữu ích và hiệu quả nhất, do đó, tính năng tìm kiếm hiện nay được thiết kế thông minh, không chỉ cho phép gợi ý sản phẩm liên quan mà còn có khả năng sửa lỗi chính tả và hỗ trợ nhiều bộ lọc khác nhau Sự tối ưu hóa này không chỉ giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian mà còn nâng cao trải nghiệm mua sắm, từ đó thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi và gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp

Hình thức thanh toán đa dạng: Ngày nay, việc sử dụng tiền mặt trong giao dịch ngày càng trở nên lỗi thời, khi mà các hình thức thanh toán hiện đại như thẻ ngân hàng, mã QR và chuyển khoản điện tử đang nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Sự đa dạng trong các phương thức thanh toán này không chỉ là một trong những đặc điểm nổi bật của các website thương mại điện tử, mà còn là một ưu điểm lớn, giúp tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho cả người mua và người bán Nhờ vào các giải pháp thanh toán linh hoạt và tiện lợi, người tiêu dùng có thể thực hiện giao dịch nhanh chóng và an toàn, trong khi các nhà cung cấp cũng dễ dàng thu hút khách hàng và tối ưu hóa quy trình thanh toán Điều này không chỉ nâng cao trải nghiệm mua sắm mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường thương mại điện tử.

Quản lý tài khoản người dùng: Hệ thống quản lý tài khoản là một công cụ quan trọng giúp khách hàng dễ dàng theo dõi lịch sử mua sắm, quản lý địa chỉ giao hàng và cập nhật thông tin cá nhân một cách hiệu quả Hiện nay, hầu hết các website thương mại điện tử đã triển khai các tính năng này, cho phép người dùng không chỉ xem lại lịch sử đơn hàng mà còn theo dõi trạng thái vận chuyển của từng đơn hàng một cách trực quan Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể dễ dàng cập nhật và chỉnh sửa thông tin cá nhân như: địa chỉ nhận hàng và thông tin liên lạc, qua vài cú nhấp chuột Điều này không chỉ mang lại sự tiện lợi trong quá trình mua sắm mà còn giúp người tiêu dùng cảm thấy an tâm và chủ động hơn trong việc quản lý các giao dịch của mình. Đánh giá và nhận xét sản phẩm một cách trực quan, đáng tin cậy: Tính năng đánh giá sản phẩm hiện nay đã trở thành một đặc điểm cơ bản không thể thiếu của các website thương mại điện tử Đa số người tiêu dùng có xu hướng tìm hiểu kỹ lưỡng các đánh giá và nhận xét về sản phẩm trước khi quyết định mua hàng Chính vì vậy, những cửa hàng trực tuyến sở hữu nhiều đánh giá tích cực với điểm số 5 sao sẽ dễ dàng tạo được lòng tin vững chắc từ phía khách hàng Điều này không chỉ giúp tăng cường uy tín của cửa hàng mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ lệ chốt đơn hàng; các shop có lượt đánh giá cao thường có khả năng chuyển đổi người xem thành khách hàng thực tế cao hơn đáng kể so với những shop không có đánh giá nào.

Bảo mật thông tin khách hàng: Bảo mật thông tin là yếu tố sống còn đối với bất kỳ website thương mại điện tử nào, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng Để đảm bảo an toàn cho dữ liệu cá nhân và thông tin thanh toán của người tiêu dùng, các sàn thương mại điện tử đã thực hiện nhiều biện pháp bảo mật nghiêm ngặt, bao gồm việc sử dụng chứng chỉSSL để mã hóa dữ liệu trong suốt quá trình giao dịch Bên cạnh đó, việc tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật quốc tế như PCI DSS cũng rất quan trọng, giúp tăng cường khả năng bảo vệ trước các mối đe dọa và tấn công mạng Nhờ vào những biện pháp này, khách hàng có thể yên tâm khi thực hiện giao dịch trực tuyến, tạo dựng niềm tin vững chắc vào nền tảng thương mại điện tử mà họ lựa chọn.

Hỗ trợ khách hàng: Khi có nhu cầu mua sắm, khách hàng luôn mong muốn tiếp cận thông tin chi tiết về sản phẩm càng nhiều càng tốt Do đó, một hệ thống hỗ trợ khách hàng mạnh mẽ là đặc điểm mà mọi website thương mại điện tử cần chú trọng phát triển Để đáp ứng nhu cầu này, các nền tảng có thể cung cấp dịch vụ hỗ trợ qua nhiều kênh khác nhau, bao gồm chat trực tuyến, hotline, email và mạng xã hội Sự đa dạng trong các phương thức liên lạc không chỉ giúp khách hàng nhanh chóng giải quyết vấn đề mà còn tạo cảm giác được chăm sóc tận tình Khi khách hàng nhận được sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả, điều này sẽ góp phần nâng cao sự hài lòng và lòng trung thành của họ đối với thương hiệu, từ đó thúc đẩy doanh thu và sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Quản lý đơn hàng và kho hàng: Hệ thống quản lý đơn hàng và kho hàng hiệu quả đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa quy trình vận hành của doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu sai sót trong quá trình xử lý và giao hàng. Khi hệ thống này hoạt động trơn tru, nó không chỉ giúp tăng cường hiệu suất làm việc mà còn đảm bảo rằng hàng hóa được quản lý chính xác, từ lúc đặt hàng cho đến khi sản phẩm đến tay khách hàng Nhờ đó, trải nghiệm mua sắm của khách hàng trở nên tốt hơn, họ có thể yên tâm hơn khi biết rằng đơn hàng của mình được xử lý nhanh chóng và chính xác, góp phần tạo dựng lòng tin và sự hài lòng với dịch vụ của doanh nghiệp.

SEO và Marketing: Tối ưu hóa SEO cho website thương mại điện tử có thể giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường Để thu hút lượng truy cập tự nhiên, website đã tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm thông qua việc sử dụng từ khóa phù hợp, cải thiện tốc độ tải trang và tạo nội dung chất lượng Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng liên tục triển khai các chiến dịch marketing hiệu quả nhằm thu hút khách hàng như áp dụng voucher giảm giá, cung cấp miễn phí vận chuyển, và tổ chức các chương trình ưu đãi, khuyến mại hấp dẫn Sự kết hợp giữa SEO và các chiến lược marketing này sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ gia tăng lượng truy cập mà còn thúc đẩy doanh số bán hàng một cách bền vững

I.3 Phân loại website thương mại điện tử

Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Website khuyến mại trực tuyến

Website đấu giá trực truyến

Là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

Là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên đó.

Là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại.

Là website thương mại điện tử cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.

- Cá nhân có mã số thuế cá nhân

- Chỉ có thể là thương nhân, tổ chức thành lập theo quy định pháp luật

 Có đề án cung cấp dịch vụ

 Có mô hình tổ chức hoạt động

 Có phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT với các bên sử dụng.

Website cung cấp dịch vụ TMĐT

Website khuyến mại trực tuyến

Website đấu giá trực tuyến

- Phải thông báo trưc tuyến trên Cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT.

- Nội dung thông báo: Theo Điều 53 Nghị định Hợp nhất về TMĐT

+ Đăng kí thiết lập trưc tuyến website cung cấp dịch vụ

TMĐT + Phải công khai thông tin đăng kí.

+ Nội dung đăng kí: Theo Điều 55, 58 Nghị định Hợp nhất về TMĐT a) Website TMĐT bán hàng

− Khái niệm: Theo Khoản 1 Điều 25 Nghị định Hợp nhất về TMĐT, Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.

− Điều kiện thiết lập website TMDT bán hàng:

+ Là thương nhân, tổ chức.

+ Là cá nhân có mã số thuế cá nhân.

+ Thông báo trực tuyến trên Cổng thông tin quản lý hoạt động TMĐT.

+ Nội dung thông báo (Theo Điều 53 Nghị định Hợp nhất về TMĐT) b) Website cung cấp dịch vụ TMĐT

NHỮNG TRANH CHẤP PHÁT SINH TRÊN WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Tranh chấp trong thương mại điện tử 12 2.1 Đặt vấn đề

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và xu hướng chuyển đổi số ở Việt Nam cũng như trên thế giới, thương mại điện tử hiện nay không chỉ là xu hướng mà còn là sự phát triển tất yếu của thương mại truyền thống Mặc dù thương mại điện tử được phát triển trên cơ sở và có bản chất của thương mại truyền thống nhưng nếu so thương mại điện tử với thương mại truyền thống thì thương mại điện tử vẫn có những đặc trưng nhất định Chính những đặc trưng của thương mại điện tử đã làm cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại điện tử trở nên phức tạp và có sự khác biệt nhất định so với việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thương mại truyền thống Do đó, để đạt được mục tiêu doanh số thương mại điện tử B2C (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) tăng 25%/năm; đạt

35 tỷ USD, chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước vào năm 2025 như trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt thì việc hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử nói riêng là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Thương mại điện tử có bản chất là hoạt động thương mại nên việc giải quyết các tranh chấp trong thương mại điện tử cũng có thể được thực hiện theo các phương thức được quy định tại Điều 317 Luật Thương mại năm 2005.

II.2 Đặc điểm của tranh chấp thương mại

Chủ thể trong tranh chấp thương nhân là các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với bên không phải là thương nhân Theo đó, tranh chấp được coi là tranh chấp thương mại khi có ít nhất một bên trong quan hệ tranh chấp là thương nhân Tuy nhiên, có một số trường hợp, các cá nhân tổ chức khác có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại như các tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty hoặc các tranh chấp giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, chia tách, sáp nhập, giải thể, phá sản công ty…

II.2.2 Căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại

Căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại là do một trong các bên có hành vi vi phạm trong quan hệ thương mại hoặc có hành vi vi phạm pháp luật Do đó, đặc điểm chung trong tranh chấp thương mại là những xung đột về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các bên trong hoạt động thương mại làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế của các bên Một số quan hệ tranh chấp thương mại đặc thù có thể kể đến như sau:

 Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; cho thuê, cho thuê mua, xây dựng, vận chuyển hàng hóa, gia công, ủy quyền, mua bán trái phiếu, cổ phiếu, đầu tư tài chính, ngân hàng, hợp tác, liên kết kinh doanh,…

 Tranh chấp giữa các bên phát sinh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

 Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động kinh doanh khác,…

II.3 Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại

Trong thực tế, các tranh chấp thương mại thường được giải quyết thông qua bốn phương thức chính sau:

Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua thương lượng

Có thể hiểu hình thức giải quyết tranh chấp thương lượng giữa các bên là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào Trên thực tế, đây là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được giải quyết bằng phương thức này.

Nhà nước khuyến khích các bên áp dung phương thức tự thương lượng để giải quyết các tranh chấp trên nguyên tắc tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên

Trong quá trình thực hiện giải quyết tranh chấp bằng hình thức thương lượng hòa giải giữa các bên sẽ không có sự ràng buộc của quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết Kết quả của quá trình giải quyết tranh chấp sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.

Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hòa giải

Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua bên trung gian (Hòa giải viên/ trung tâm hòa giải).

Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về khái niệm hòa giải thương mại cụ thể như sau: “Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.”

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại được quy định tại Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP cụ thể như sau:

1 Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

2 Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác

3 Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba

Giải quyết tranh chấp thương mại thông qua Trọng tài

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại cụ thể như sau: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.”

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại được quy định tại Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010 cụ thể như sau:

1 Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội

2 Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật

3 Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình

4 Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác

VÍ DỤ MINH HỌA

Xyz.com là một website gồm những gian hàng trưng bày và buôn bán các mặt hàng gia dụng Chị B có ý định mua một chiếc nồi cơm điện, cảm thấy rất ưng ý với một mẫu mã trên Xyz.com nên đã quyết định đặt mua.

Vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân

Trong quá trình đặt hàng trên website Xyz.com, chị B phải cung cấp một số thông tin cá nhân như: tên, địa chỉ, số điện thoại, email,… Tuy nhiên sau đó, chị B phát hiện thông tin của mình bị lộ và nguyên nhân đến từ website Xyz.com Chị B có quyền kiện website Xyz.com không? Vì sao?

Trong trường hợp này, việc website Xyz.com để lộ thông tin của chị B là một hành vi vi phạm đến vấn đề bảo mật thông tin của người tiêu dùng.

Theo Luật an toàn thông tin mạng 2015: Điều 17 Thu thập và sử dụng thông tin cá nhân

1 Tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm sau đây: a) Tiến hành thu thập thông tin cá nhân sau khi có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích của việc thu thập và sử dụng thông tin đó; b) Chỉ sử dụng thông tin cá nhân đã thu thập vào mục đích khác mục đích ban đầu sau khi có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân; c) Không được cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin cá nhân mà mình đã thu thập, tiếp cận, kiểm soát cho bên thứ ba, trừ trường hợp có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân đó hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2 Cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm bảo mật, lưu trữ thông tin cá nhân do mình thu thập.

3 Chủ thể thông tin cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân cung cấp thông tin cá nhân của mình mà tổ chức, cá nhân đó đã thu thập, lưu trữ. Điều 19 Bảo đảm an toàn thông tin cá nhân trên mạng

1 Tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân phải áp dụng biện pháp quản lý, kỹ thuật phù hợp để bảo vệ thông tin cá nhân do mình thu thập, lưu trữ; tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo đảm an toàn thông tin mạng.

2 Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố an toàn thông tin mạng, tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân cần áp dụng biện pháp khắc phục, ngăn chặn trong thời gian sớm nhất.

Tại Nghị định Hợp nhất về thương mại điện tử Điều 69 Chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng

1 Thương nhân, tổ chức, cá nhân thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng phải xây dựng và công bố chính sách bảo vệ thông tin cá nhân với các nội dung sau: a) Mục đích thu thập thông tin cá nhân; b) Phạm vi sử dụng thông tin; c) Thời gian lưu trữ thông tin; d) Những người hoặc tổ chức có thể được tiếp cận với thông tin đó; đ) Địa chỉ của đơn vị thu thập và quản lý thông tin, bao gồm cách thức liên lạc để người tiêu dùng có thể hỏi về hoạt động thu thập, xử lý thông tin liên quan đến cá nhân mình; e) Phương thức và công cụ để người tiêu dùng tiếp cận và chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình trên hệ thống thương mại điện tử của đơn vị thu thập thông tin.

2 Những nội dung trên phải được hiển thị rõ ràng cho người tiêu dùng trước hoặc tại thời điểm thu thập thông tin.

3 Nếu việc thu thập thông tin được thực hiện thông qua website thương mại điện tử của đơn vị thu thập thông tin, chính sách bảo vệ thông tin cá nhân phải được công bố công khai tại một vị trí dễ thấy trên website này. Điều 74 Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến

1 Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến phải đảm bảo an toàn, bảo mật giao dịch thanh toán của khách hàng, xử lý khiếu nại và đền bù thiệt hại trong trường hợp thông tin thanh toán của khách hàng qua website thương mại điện tử bị thay đổi, xóa, hủy, sao chép, tiết lộ, di chuyển trái phép hoặc bị chiếm đoạt gây thiệt hại cho khách hàng.

2 Trường hợp tự phát triển giải pháp thanh toán để phục vụ riêng website thương mại điện tử bán hàng của mình, thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website phải áp dụng các biện pháp sau nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật cho giao dịch thanh toán của khách hàng: a) Thiết lập hệ thống thông tin phục vụ hoạt động thanh toán đảm bảo kết nối trực tuyến 24 (hai mươi bốn) giờ trong ngày và 7 (bảy) ngày trong tuần Thời gian dừng hệ thống để bảo trì không quá 12 (mười hai) giờ mỗi lần bảo trì và phải có thông báo trước cho khách hàng; b) Mã hóa thông tin và sử dụng các giao thức bảo mật để đảm bảo không lộ thông tin trên đường truyền; c) Triển khai các ứng dụng có khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các truy nhập bất hợp pháp và các hình thức tấn công trên môi trường mạng vào hệ thống thông tin phục vụ hoạt động thanh toán trực tuyến của mình; d) Có các phương án kiểm soát quyền truy nhập hệ thống, quyền ra, vào nơi đặt thiết bị hệ thống thông tin phục vụ hoạt động thanh toán trực tuyến của mình; đ) Có quy trình, hệ thống sao lưu và phục hồi dữ liệu khi hệ thống thông tin phục vụ hoạt động thanh toán gặp sự cố, đảm bảo sao lưu dữ liệu thanh toán ra các vật mang tin hoặc sao lưu trực tuyến toàn bộ dữ liệu; e) Lưu trữ dữ liệu về từng giao dịch thanh toán theo thời hạn quy định tại Luật kế toán; g) Trường hợp khách hàng thanh toán trước khi mua hàng hóa và dịch vụ, tiền thanh toán của khách hàng phải được giữ tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng phải được cung cấp công cụ để theo dõi số dư thanh toán của mình trên hệ thống.

3 Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử có chức năng thanh toán trực tuyến phải công bố trên website chính sách về bảo mật thông tin thanh toán cho khách hàng. Điều 19 Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của người tiêu dùng

1 Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của người tiêu dùng mà họ thu thập, lưu trữ, sử dụng và có biện pháp ngăn ngừa các hành vi sau đây: a) Đánh cắp hoặc tiếp cận thông tin trái phép; b) Sử dụng thông tin trái phép; c) Chỉnh sửa, cập nhật, hủy bỏ thông tin trái phép.

2 Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tiếp nhận và giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến việc thông tin bị thu thập trái phép, sử dụng sai mục đích, phạm vi đã thông báo.

3 Trong trường hợp hệ thống thông tin bị tấn công làm phát sinh nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin của người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc bên lưu trữ thông tin liên quan phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm phát hiện hệ thống thông tin bị tấn công và thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật về an ninh mạng, an toàn thông tin mạng, giao dịch điện tử và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Ngày đăng: 11/11/2024, 21:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w