1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài giải quyết tình huống kiểm toán tại công ty nhựa bình minh

27 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải quyết tình huống kiểm toán tại Công ty Nhựa Bình Minh
Tác giả Nhóm 03
Người hướng dẫn Nguyễn Phú Giang
Trường học Trường Đại học Thương mại, Viện Kế toán – Kiểm toán
Chuyên ngành Kiểm toán
Thể loại Đề tài
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 276,4 KB

Nội dung

Trong tình hình môi trườngkinh doanh ngày càng phức tạp và đa dạng, kiểm toán đóng vai trò quan trọng trongviệc duy trì và tăng cường niềm tin của thị trường và cung cấp thông tin đáng t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

ĐỀ TÀI

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KIỂM TOÁN

TẠI CÔNG TY NHỰA BÌNH MINH

Nhóm: 03

LHP: 232_FAUD0411_03

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Phú Giang

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 3

( Lần 1)

Học phần: Kiểm toán căn bản

Giảng viên: Nguyễn Phú Giang

Lớp HP: 232_FAUD0411_03

Nhóm: 3

I Thời gian và địa điểm

1 Địa điểm: Phòng 204 tòa V

2 Hình thức: Offline

3 Thời gian: 15h30, ngày 03 tháng 04 năm 2024

II Số thành viên tham gia: 09/09

III Nội dung thảo luận:

1 Tìm hiểu, nghiên cứu và tìm ra phương hướng giải quyết đề tài thảo luận, lập đềcương cho đề tài

2 Nhóm trưởng phân chia công việc

IV Đánh giá chung kết quả cuộc họp:

Các thành viên tham gia họp đầy đủ và nhiệt tình trong quá trình thảo luận, nhận nhiệm vụ mà nhóm trưởng giao

Hà Nội, ngày 03 tháng 04 năm 2024

Thư ký

Vũ Thị Thanh Hiền

Trang 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 3

(Lần 2)

Học phần: Kiểm toán căn bản

Giảng viên: Nguyễn Phú Giang

Lớp HP: 232_FAUD0411_03

Nhóm: 3

I Thời gian và địa điểm

1 Địa điểm: Google Meet

2 Hình thức: Online

3 Thời gian: 20h, ngày 14 tháng 04 năm 2024

II Số thành viên tham gia: 09/09

III Nội dung thảo luận:

1 Tổng hợp phần nội dung, các thành viên đưa ra nhận xét, thống nhất ý kiến và chỉnh sửa

2 Thuyết trình thử nội dung, đưa ra ý kiến nhận xét và chỉnh sửa

IV Đánh giá chung kết quả cuộc họp:

Các thành viên tham gia họp đầy đủ và nhiệt tình đưa ra ý kiến góp ý cho đề tài

Hà Nội, ngày 11 tháng 04 năm 2024

Thư ký

Vũ Thị Thanh Hiền

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

PHẦN NỘI DUNG 4

1 Khái quát về công ty nhựa Bình Minh 4

2 Đánh giá rủi ro của công ty 5

2.1 Rủi ro tiềm tàng 5

2.2 Rủi ro kiểm soát 6

2.3 Rủi ro phát hiện 7

3 Xác định mức trọng yếu 7

4 Sai sót phát hiện sau khi kiểm toán 8

5 Tổng hợp và so sánh mức trọng yếu 16

6 Ý kiến của Kiểm toán viên 17

PHẦN KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

5

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Trong môi trường kinh doanh phức tạp và đa dạng ngày nay, vai trò của kiểmtoán trở nên ngày càng quan trọng hơn trong việc đảm bảo tính chính xác và minhbạch của thông tin tài chính Kiểm toán không chỉ là một công cụ quản lý rủi ro màcòn là nền tảng độc lập và khách quan để xác định sự tin cậy và công bằng của thôngtin tài chính được cung cấp cho các bên liên quan Đồng thời, kiểm toán cũng đóng vaitrò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và xây dựng niềmtin của thị trường Kiểm toán không chỉ là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng mà còn

là một chủ đề được quan tâm sâu rộng từ cả mặt lý thuyết và thực tiễn Bằng cách phântích các phương pháp, quy trình, và vai trò của kiểm toán trong môi trường kinh doanhđương đại, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cách mà quá trình này đóng góp vào sự ổnđịnh và phát triển bền vững của các tổ chức và hệ thống tài chính toàn cầu

Điều này khơi nguồn cho sự tập trung vào các vấn đề như tính minh bạch, sựđáng tin cậy, và sự bảo vệ lợi ích của các bên liên quan Trong tình hình môi trườngkinh doanh ngày càng phức tạp và đa dạng, kiểm toán đóng vai trò quan trọng trongviệc duy trì và tăng cường niềm tin của thị trường và cung cấp thông tin đáng tin cậycho các quyết định quan trọng

Công ty Nhựa Bình Minh, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất

và kinh doanh nhựa, không nằm ngoài quy luật này Với sứ mệnh cung cấp sản phẩmchất lượng và dịch vụ xuất sắc, công ty đã và đang đối mặt với nhiều thách thức trongviệc duy trì và nâng cao hiệu suất hoạt động, cũng như trong việc thúc đẩy tính minhbạch và trách nhiệm trong báo cáo tài chính

Qua việc tìm hiểu và thảo luận về tình huống kiểm toán cụ thể mà công ty cóthể phải đối mặt, chúng ta sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của kiểm toánthông qua hoạt động kinh doanh của Công ty Nhựa Bình Minh, cũng như nhận thứcsâu hơn về vai trò của nó trong việc xây dựng và duy trì niềm tin của các bên liênquan

Trang 8

PHẦN NỘI DUNG

1 Khái quát về công ty nhựa Bình Minh

Năm 1977, Công ty ống nhựa hóa học Việt Nam (Kepivi) và Công ty NhựaKiều Tinh được sáp nhập, lấy tên là Nhà máy Công tư Hợp doanh Nhựa Bình Minhtrực thuộc Tổng Công ty Công nghệ phẩm, Bộ Công nghiệp nhẹ Năm 1994, công tyđổi tên thành Công ty Nhựa Bình Minh Ngày 02/01/2004, sau khi cổ phần hóa, Công

ty Cổ phần Nhựa Bình Minh chính thức hoạt động

Ngày 11/7/2006, cổ phiếu của Công ty chính thức giao dịch trên Thị trườngchứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán BMP Công ty có mã số thuế là0300445466-001

Sau hơn 43 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minhhiện được đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu, có uy tín cao trongngành nhựa Việt Nam Sản phẩm mang thương hiệu Nhựa Bình Minh đạt tiêu chuẩnquốc gia và quốc tế

Công ty hoạt động chủ yếu trong ngành sản xuất và cung cấp các sản phẩmnhựa, bao gồm các sản phẩm như túi nhựa, chai nhựa, ống nhựa, và các sản phẩm giacông nhựa khác Ngành công nghiệp nhựa là một ngành có nhu cầu cao, đặc biệt làtrong các lĩnh vực như đóng gói, vận chuyển và công nghiệp đóng tàu

Công ty có hệ thống máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến được trang bị đồng

bộ tại 4 nhà máy ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An và Hưng Yên, với côngsuất 150.000 tấn/năm Hiện nay, công ty có gần 1.800 cửa hàng rộng khắp trên cảnước đảm bảo cung ứng hàng hóa nhanh chóng, kịp thời theo yêu cầu của khách hàng.Nhựa Bình Minh chiếm khoảng 43% thị phần ống nhựa và phụ tùng tại khu vực miềnNam, khoảng 5% thị phần ống nhựa và phụ tùng tại khu vực miền Bắc, và chiếmkhoảng 28% thị phần ống nhựa trong cả nước (theo nguồn SCG Research) Hàng năm,công ty luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh doanh

Môi trường hoạt động của công ty được đánh giá là ổn định, với việc áp dụngcác hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 và quản lý môi trường ISO

Trang 9

14001:2004, đồng thời thực hiện các hoạt động hướng tới phát triển bền vững và tráchnhiệm xã hội doanh nghiệp.

2 Đánh giá rủi ro của công ty

2.1 Rủi ro tiềm tàng

2.1.1 Cấp độ tổng thể báo cáo tài chính

Trên cơ sở các thông tin thu thập được về loại hình doanh nghiệp; ngành nghềkinh doanh; cơ cấu tổ chức bộ máy; kiểm toán BCTC năm trước Kiểm toán viên tiếnhành phân tích và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng

Về môi trường kinh doanh chung Qua các phương tiện thông tin đại chúng, tạpchí chuyên ngành cũng như tình hình phát triển chung của nền kinh tế KTV đã cónhững phân tích

- Sự cạnh tranh: Việc cạnh tranh giữa các đối thủ đang diễn ra gay gắt, các đốithủ tập trung nguồn lực để cạnh tranh với công ty và ngày càng có nhiều công ty mớigia nhập vào thị trường Việt Nam

- Sự biến động về ngoại tệ: Sự biến động về ngoại tệ không có tác động lớn đếncông ty vì chủ yếu là các hoạt động trong nước

- Nhu cầu tiêu dùng gia tăng đối với những sản phẩm chất lượng cao và chịu ảnhhưởng bởi tên tuổi của những nhà sản xuất nổi tiếng trong việc lựa chọn sản phẩm tốtnhất cho nhu cầu của mình

- Năng lực cung cấp: Công ty đã đáp ứng một phần nhu cầu thị trường

- Qua thu thập giấy phép thành lập và điều lệ công ty Các Báo cáo tài chính, báocáo kiểm toán , thanh tra của năm hiện hành và năm trước KTV có nhận thức rõ vềqua trình hình thành, mục tiêu hoạt động và các lĩnh vực hợp pháp, thấy được thựctrạng hoạt động kinh doanh của công ty Nhựa Bình Minh

Kết luận: Không có điểm gí đáng lưu ý, rủi ro tiềm tàng trung bình

2.1.2 Cấp độ cơ sở dẫn liệu

Kiểm toán viên tiến hành xem xét số dư của các tài khoản trong năm tài chính

so với cùng kì năm trước Tài khoản nào có biến động lớn bất thường KTV sẽ đánh giá

là khoản mục trọng yếu và cần xem xét kỹ Qua nghiên cứu báo cáo tài chính trướckiểm toán của Công ty Nhựa Binh Minh, kiểm toán viên đặc biệt quan tâm đến các

9

Trang 10

khoản mục: Tiền và các khoản trương đương tiền, phải thu khách hàng, hàng tồn kho,tài sản cố định.

- Tiền và các khoản tương đương tiền: Tăng mạnh so với đầu năm từ358.572.233.870 lên đến 821.414.457.106 (tăng đến 129,1%) Nếu không đánh giáchính xác và kiểm soát kỹ lưỡng, có thể dẫn đến việc báo cáo tài chính không chínhxác về tiền mặt và các khoản tương đương tiền Điều này có thể gây ra sự không tincậy từ phía các bên liên quan và ảnh hưởng đến uy tín của công ty

- Phải thu của khách hàng: Giảm mạnh từ 274.800.487.941 xuống còn174.027.942.449 (giảm 36,7%) Có nguy cơ rằng các khoản phải thu có thể được phânloại sai thành không thể thu hồi được Điều này có thể dẫn đến việc quỹ dự phòngkhông đủ hoặc không đủ chính xác, làm giảm tính chính xác của báo cáo tài chính

- Hàng tồn kho: Giảm 36,9% Giảm tồn kho có thể gây ra rủi ro về giá trị còn lạicủa tồn kho Kiểm toán viên cần phải đánh giá xem liệu giảm tồn kho có phản ánhmức độ thực sự của việc bán hàng, hoặc có do yếu tố khác gây ra như hủy hoặc hỏnghóc sản phẩm, việc không tính toán mất mát tồn kho, hoặc sự thay đổi trong giá thànhhoặc giá trị còn lại của sản phẩm

- Tài sản cố định: giảm từ 367.746.104.997 xuống 285.789.855.917 (giảm22,3%) Giảm giá trị của tài sản cố định có thể yêu cầu một đánh giá kỹ lưỡng hơn từphía kiểm toán viên để đảm bảo tính chính xác của báo cáo tài chính Cần kiểm traxem liệu giảm giá trị này có phản ánh đúng sự thực về mức độ sử dụng, khả năng sinhlợi hoặc giá trị thị trường của tài sản không

2.2 Rủi ro kiểm soát

2.2.1 Cấp độ tổng thể báo cáo tài chính

Qua phỏng vấn nhà quản lý và các thành viên trong công ty, xem xét tài liệu,sau đó đánh dấu vào bảng câu hỏi về đánh giá hệ thống KSNB

Về môi trường kiểm soát kiểm toán viên đánh giá về vấn đề truyền thông vàthực thi tính chính trực và giá trị đạo đức trong Công ty được thực hiện tốt Nhà quản

lý trong công ty có năng lực, Doanh Nghiệp có chính sách nhân sự phù hợp, có cấutrúc tổ chức hợp lý Công ty có phân định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng Như vậy,công ty có môi trường kiểm soát tốt, ít có rủi ro

Trang 11

Về quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán viên đặt các câu hỏi về rủi ro kinh doanhliên quan đến báo cáo tài chính Các nhà quản lý trong Công ty Nhựa Bình Minh cóxác định rủi ro kinh doanh liên quan tới báo cáo tài chính Doanh nghiệp đã thực hiệnước tính ảnh hưởng về mặt tài chính, có đánh giá khả năng xảy ra rủi ro kinh doanh.Quy trình đánh giá rủi ro tốt, ít xảy ra rủi ro

Kết luận đánh giá rủi ro kiểm soát mức độ báo cáo tài chính là thấp

2.2.2 Cấp độ cở sở dẫn liệu

Dựa trên thông tin thu thập được từ việc quan sát phỏng vấn và thực hiện bảngcâu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên nhận thấy hệ thống kiểm soát nội

bộ của công ty Nhựa Bình Minh khá hiệu quả và rủi ro không cao Ban Giám đốc đơn

vị có quan tâm đến kiểm soát quản lý, có chính và ngoài công ty, sách phân địnhquyền hạn, trách nhiệm đầy đủ, thông tin được truyền đạt tốt cả trong và ngoài

2.3 Rủi ro phát hiện

Sau khi đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, kiểm toán viên sẽ tổnghợp lại các đánh giá đó và vận dụng ma trận rủi ro để đánh giá rủi ro phát hiện

Tên tài khoản Mức độ rủi ro tiềm tàng Mức độ rủi ro kiểm soát Mức độ rủi ro phát hiện

- Công ty kiểm toán có chính sách xác định mức trọng yếu như sau:

Mức trọng yếu tổng thể: A = 5% x lợi nhuận trước thuế

A = 5% x 667.000.000.000

A = 33.350.000.000Mức trọng yếu thực hiện: B = 50% x mức trọng yếu tổng thể

11

Trang 12

4 Sai sót phát hiện sau khi kiểm toán

Sai sót 1: Như trình bày của Thuyết minh BCTC năm 2023, tổng số tiền công ty nhựa

Bình Minh phải trả người bán (trả cho công ty Nhựa và Hóa chất TPC Vina) là36.500.000.000 đồng Theo như thỏa thuận của hợp đồng mua bán sản phẩm thì sau 60ngày kể từ ngày ghi trên hóa đơn nếu công ty nhựa Bình Minh chưa thanh toán số tiềnmua thì phải trả lãi Đến nay thì Công ty đã chậm trễ so với thỏa thuận Báo cáo tàichính đính kèm chưa ghi nhận khoản lãi dự trả này, ước tính số lãi luỹ kế phải trả đến31/12/2023 là 9.672.000.000 đồng

- Ảnh hưởng đến Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Giảm 9.672.000.000 đồng

Lợi nhuận sau thuế TNDN Giảm 7.737.600.000 đồng

Theo đó, nếu hạch toán đầy đủ khoản lãi phát sinh do chậm thanh toán tiền muanêu trên thì trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2023, chỉ tiêu “Chi phí tàichính” sẽ tăng thêm 9.672.000.000 đồng và chỉ tiêu “Lợi nhuận trước TNDN” sẽ giảm

Trang 13

đi tương ứng Chi phí Thuế TNDN sẽ giảm 1.934.400.000 đồng dẫn tới “Lợi nhuậnsau thuế” sẽ giảm 7.737.600.000 đồng.

- Ảnh hưởng đến Bảng cân đối kế toán

Nguồn vốn:

Chi phí phải trả Tăng 9.672.000.000 đồng

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Giảm 1.934.400.000 đồng

Lợi nhuận sau thuế Giảm 7.737.600.000 đồng

Đồng thời, trên Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2022, chỉ tiêu “Chi phí phảitrả” sẽ tăng thêm 9.672.000.000 đồng, chỉ tiêu “Thuế và các khoản phải nộp Nhànước” sẽ giảm đi 1.934.400.000 đồng và chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”

sẽ giảm đi 7.737.600.000 đồng

Sai sót 2: Công ty không phản ánh 1 số khoản chi lãi vay của năm 2023 trị giá

500.000.000 Các chi phí này công ty phản ánh vào đầu tháng 1 năm 2024 khi mà công

ty thanh toán số tiền này Qua nghiệp vụ này công ty đã sai sót trong việc phân bổ lãivay và phân bổ sai thời kỳ

- Ảnh hưởng đến Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Tăng 500.000.000 đồng

13

Trang 14

Chi phí thuế TNDN Tăng 100.000.000 đồng

Lợi nhuận sau thuế TNDN Tăng 400.000.000 đồng

Điều này làm cho khoản mục “Chi phí tài chính” giảm 500.000.000 đồng trên Báocáo kết quả kinh doanh và tương tự “Lợi nhuận trước thuế” sẽ tăng 500.000.000 đồng,Chi phí thuế TNDN tăng 100.000.000 đồng và “Lợi nhuận sau thuế” sẽ tăng400.000.000 đồng

- Ảnh hưởng đến Bảng cân đối kế toán

Tài sản:

Nguồn vốn:

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Tăng 100.000.000 đồng

Lợi nhuận sau thuế Tăng 400.000.000 đồng

Đồng thời trên bảng Cân đối kế toán, chỉ tiêu “Tiền mặt” ở bên Tài sản tăng500.000.000 đồng, bên Nguồn vốn chỉ tiêu “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước”tăng 100.000.000 đồng và “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” sẽ tăng 400.000.000đồng

Sai sót 3: Một tài sản cố định hữu hình dùng tại bộ phận bán hàng đã khấu hao hết từ

tháng 10/2023 nhưng kế toán vẫn tiếp tục tính khấu hao là 95.000.000 đồng

- Ảnh hưởng đến Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Trang 15

Chỉ tiêu Ảnh hưởng Số tiền

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Giảm 95.000.000 đồng

Lợi nhuận sau thuế TNDN Giảm 76.000.000 đồng

Điều này đã làm chênh lệch trên Báo cáo kết quả kinh doanh như sau: “Chi phíbán hàng” tăng 95.000.000 đồng, tương đương với đó là “Lợi nhuận trước thuếTNDN” giảm 95.000.000, “Chi Phí Thuế TNDN” giảm 19.000.000 đồng và “Lợinhuận sau thuế TNDN giảm 76.000.000 đồng”

- Ảnh hưởng đến Bảng cân đối kế toán

Tài sản:

Tiền và các khoản tương đương tiền Giảm 95.000.000 đồng

Nguồn vốn:

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Giảm 19.000.000 đồng

Lợi nhuận sau thuế Giảm 76.000.000 đồng

Đồng thời trên bảng Cân đối kế toán, chỉ tiêu Tài sản “Tiền và các khoản tươngđương tiền” giảm 95.000.000 đồng, bên Nguồn vốn chỉ tiêu “Thuế và các khoản phảinộp Nhà nước” giảm 19.000.000 đồng, “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” giảm76.000.000 đồng

15

Ngày đăng: 12/05/2024, 13:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w