1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lập Kế Hoạch Tài Chính Cho Công Ty Nhựa Bình Minh.pdf

38 4 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lập Kế Hoạch Tài Chính Cho Công Ty Nhựa Bình Minh
Tác giả Nghiêm Phương Trà, Ngô Diệu Ly, Hoàng Thi Hảo, Phạm Thu Trang, Phạm Đặng Thúy Giang, Bùi Thị Hiệp, Nguyễn Thị Thu Thủy
Người hướng dẫn Đỗ Thị Minh Anh
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Tài Chính Doanh Nghiệp 1
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 521,24 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp (6)
  • 1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp (6)
    • 1.2.1. Tầm nhìn (6)
    • 1.2.2. Sứ mệnh (7)
    • 1.2.3. Giá trị cốt lõi (7)
  • 1.3. Loại hình doanh nghiệp (7)
  • 1.4. Lĩnh vực kinh doanh (8)
  • 1.5. Đặc điểm ngành (8)
  • 1.6. Mối quan hệ của doanh nghiệp (8)
    • 1.6.1. Đối thủ cạnh tranh trong ngành (8)
    • 1.6.2. Sức mạnh nhà cung cấp (9)
    • 1.6.3. Quy ền thương lượ ng c ủ a khách hàng (10)
    • 1.6.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng (10)
    • 1.6.5. Sản phẩm thay thế (10)
  • 2.1. Khái niệm và ý nghĩa (11)
  • 2.2. Cách tính giá trị thời gian của tiền (0)
  • 2.3. Các loại lãi vay (12)
  • 3.1. Phân tích thị trường (0)
    • 3.1.1. Mô hình PEST (13)
  • 3.2. Lập kế hoạch doanh thu (15)
  • 3.3. Lập kế hoạch chi phí (22)
    • 3.3.1. Căn cứ để xây dựng kế hoạch (22)
    • 3.3.2. Lập kế hoạch chi phí (22)
    • 3.3.3. Cách tính giá thành sản phẩm (0)
  • 3.4. Các loại thuế (29)
    • 3.4.1. Thuế giá trị gia tăng (29)
    • 3.4.3. Thuế xuất nhập khẩu (29)
    • 3.4.4. Thuế thu nhập cá nhân (29)
    • 3.4.5. Thuế khác (29)
  • 3.5. Lập kế hoạch lợi nhuận (30)
  • 3.6. Các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp (0)
    • 3.6.1. Phương hướng hoạt động cho doanh nghiệp (Công ty CP nhựa Bình Minh) (32)
    • 3.6.2. Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại CTCP nhựa Bình Minh (33)

Nội dung

Giới thiệu chung về doanh nghiệp

Tên công ty: Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh

Tên viết tắt: BM PLASCO

Người đại diện: CHAOWALIT TREEJAK

Văn phòng đại diện: 240 Hậu Giang, phường 9, quận 6, Tp HCM, Việt Nam

Email: binhminh@binhminhplastic.com.vn

Website: www.binhminhplastic.com.vn

Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh được đánh giá là một trong những doanh nghiệp hàng đầu, có uy tín cao trong ngành nhựa Việt Nam Sản phẩm mang thương hiệu Nhựa Bình Minh đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế Công ty có hệ thống máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến của Đức, Ý, Áo được trang bị đồng bộ tại 4 nhà máy ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An và Hưng Yên, với công suất 150.000 tấn/năm Hiện nay, công ty có gần 1.800 cửa hàng rộng khắp trên cả nước đảm bảo cung ứng hàng hóa nhanh chóng, kịp thời theo yêu cầu của khách hàng Nhựa Bình Minh chiếm khoảng 43% thị phần ống nhựa và phụ tùng tại khu vực miền Nam, khoảng 5% thị phần ống nhựa và phụ tùng tại khu vực miền Bắc, và chiếm khoảng 28% thị phần ống nhựa trong cả nước (theo nguồn SCG Research) Hàng năm, công ty luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh doanh.

Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Tầm nhìn

“TIẾP TỤC LÀ DOANH NGHIỆP HÀNG ĐẦU CỦA NGÀNH NHỰA VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIỆT NAM ”

Trong tương lai, Nhựa Bình Minh hưởng đến mục tiêu duy trì vị thế dẫn đầu ngành nhựa vật liệu xây dựng trong nước, từng bước đưa thương hiệu Việt phát triển trên trường quốc tế.

Sứ mệnh

“CUNG ỨNG SẢN PHẨM, DỊCH VỤ ĐÁP ỨNG NHU CẦU NGÀY CÀNG CAO CỦA THỊ TRƯỜNG”

Nhựa Bình Minh đã thể hiện rỏ nét sự quan tâm và chú trọng đến khách hàng qua cho thấy được sự thấu hiểu khách hàng, và những sản phẩm, dịch vụ ngày càng chất lượng phù hợp với người tiêu dùng sẽ là những đáp án mà khách hàng của doanh nghiệp đang tìm kiếm.

Giá trị cốt lõi

“ĐỒNG THUẬN CAO – TÔN TRỌNG QUÁ KHỨ - VỮNG VÀNG HIỆN TẠI – TỰ TIN HƯỚNG TỚI TƯƠNG LAI”

Chất lượng sản phẩm cao và dịch vụ tốt chưa hẳn là giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp, mà sự đồng thuận, gắn kết giữa các nhân viên, các phòng ban mới quyết định đến sự phát triển vững vàng của công ty Nhựa Bình Minh Tôn trọng những truyền thống, văn hoá, tinh hoa của thương hiệu trong quá trình phát triển của doanh nghiệp Giữ vững chỗ đứng trên thị trường, ổn định và phát triển doanh nghiệp Ngày càng hoàn thiện, tự tin hướng tới những mục tiêu tiếp theo của doanh nghiệp trong tương lai

Loại hình doanh nghiệp

02/01/2004, sau khi cổ phần hóa, Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh chính thức hoạt động Ngày 11/7/2006, cổ phiếu của Công ty chính thức giao dịch trên Thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán BMP.

Lĩnh vực kinh doanh

 Sản xuất các sản phẩm dân dụng và công nghiệp từ chất dẻo và cao su Sản xuất máy móc, thiết bị, vật tư, thiết bị vệ sinh cho ngành xây dựng, trang trí nội thất

 Kinh doanh máy móc, thiết bị, vật tư, thiết bị vệ sinh cho ngành xây dựng và trang trí nội thất

 Kinh doanh các sản phẩm dân dụng và công nghiệp từ chất dẻo và cao su Kinh doanh khuôn mẫu ngành nhựa, ngành đúc Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu, hóa chất, vật tư, máy móc thiết bị ngành nhựa, cơ khí, xây dựng, cấp thoát nước, thiết bị thí nghiệm

 Tư vấn các công trình cấp thoát nước, sân bãi, kho tàng

 Thi công các công trình cấp thoát nước, sân bãi, kho tàng

 Thiết kế, chế tạo khuôm mẫu ngành nhựa, ngành đúc.

Đặc điểm ngành

Ngành nhựa có tốc độ tăng trưởng từ 15-20%/năm và là một trong nhiều ngành được nhànước ưu tiên phát triển bởi có tỉ lệ tăng trưởng tốt và khảnăng cạnh tranh với các nước trong khu vực

Thách thức lớn nhất đối với ngành nhựa hiện giờ là chi phí nguyên vật liệu đầu vào do phải nhập khẩu từ 85-90% nguyên liệu và phụ gia Trong khi chi phí nguyên liệu chiếm 70% giá thành, cũng như giải quyết những khó khăn sau gần 2 năm đại dịch Covit19 Ngành nhựa Việt Nam mới chỉ tự chủ được khoảng 15-35% nguyên liệu tùy chủng loại sản phẩm, còn lại phải nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và khu vực ASEAN…

Mối quan hệ của doanh nghiệp

Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Trong bối cảnh hầuhết các ngành nghề trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản đang quay cuồng trong bão giá, thì ngành nhựa lại đang thể hiện sự thích nghi rất tốt và duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định Nếu Nhựa Bình Minh thống trị thị trường miền Nam thì Nhựa Tiền Phong đang dẫn đầu thị trường phía Bắc Hai đối thủ cân tài cân sức này trở thành “đại kình địch” của nhau trong nhiều năm qua và hiện vẫn chiếm khoảng 60% thị phần nhựa xây dựng cả nước (mỗi bên nắm giữ khoảng 30%).

Số liệu dẫn từ báo cáo thường niên 2021 của Nhựa Tiền Phong cho hay, toàn lãnh thổ Việt Nam đang có khoảng 3.000 doanh nghiệp nhựa đang hoạt động, trong đó có 24% (tương đương 720) doanh nghiệp nhựa xây dựng Nếu bỏ qua những doanh nghiệp nhỏ, thì các "đại gia" giàu tiềm lực như Hoa Sen hay Tân Á Đại Thành đều là những đối thủ đến sau rất đáng gờm và đang cho thấy sự vươn mình mạnh mẽ, "phả hơi nóng" vào hai tên tuổi đang dẫn đầu thị trường

=> Đánh giá: Lực lượng này ảnh hưởng tới việc kinh doanh ở mức độ: Cao

Sức mạnh nhà cung cấp

Chi phí cho nguyên liệu chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu chi phí của ngành nhựa Tuy nhiên các công ty nhựa Việt Nam không thể chủ động nguồn cung cấp trong nước, phải nhập khẩu đến 80% nguyên liệu đầu vào Giá nguyên liệu nhập khẩu thường biến động tương ứng với thay đổi của giá dầu (nhất là thời gian vừa qua khi giá dầu tăng/giảm bất thường và khó dự báo), tạo nên những rủi ro về chi phí đầu vào và lỗ do chênh lệch tỷ giá USD/VND, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh Đối với Nhựa Bình Minh, việc trở thành một phần của Tập đoàn SCG đã giúp Công ty tận dụng được rất nhiều lợi thế từ chuỗi giá trị ngành nhựa sẵn có Giá trị cộng hưởng đáng chú ý từ SCG là Nhựa Bình Minh đã có thể giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào nhà cung cấp PVC, nguyên liệu đầu vào quan trọng nhất của Công ty, đã được cung cấp phần lớn bởi TPC Vina (một mắt xích trong chuỗi giá trị ngành nhựa của SCG), với tỉ lệ lên đến 50% tổng giá trị

Nguyên liệu nhựa đầu vào chiếm tới khoảng 74% trong cơ cấu chi phí nên biến động giá nguyên liệu nhựa sẽ ảnh hưởng đến kinh doanh của Công ty Việc trở thành

“anh em” với TPC Vina đã làm giảm thiểu rủi ro về ảnh hưởng của biến động giá nguyên liệu nhập khẩu cho Nhựa Bình Minh, rủi ro hàng tồn kho và cả rủi ro phụ thuộc vào đối tác B2B Về dài hạn, Nhựa Bình Minh vẫn sẽ thực hiện chiến lược tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào

=> Đánh giá: Lực lượng này ảnh hưởng tới việc kinh doanh ở mức độ: Cao

Quy ền thương lượ ng c ủ a khách hàng

Cơ cấu sản phẩm của Nhựa Bình Minh khá đa dạng, với khoảng 332 loại sản phẩm ống nhựa Khách hàng chính của Nhựa Bình Minh là các hộ gia đình, công ty xây dựng và công ty cấp thoát nước với hơn 50% sản phẩm bán ra phục vụ cho nhu cầu xây dựng

Vì thế, tiêu thụ ống nhựa phụ thuộc vào tăng trưởng giá trị xây dựng nhà

=> Đánh giá: Lực lượng này ảnh hưởng tới việc kinh doanh ở mức độ: Thấp

Đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Ngành nhựa Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển do được đảm bảo bởi 2 điều kiện thuận lợi trong dài hạn: Sự hỗ trợ của chính phủ trong ưu tiên phát triển ngành và các lĩnh vực đầu ra của ngành nhựa như xây dựng, tiêu dùng còn nhiều dư địa tăng trưởng Một số doanh nghiệp có thể tham gia thị trường nhựa: Hòa Phát, Xi Măng VICEM,

=> Đánh giá: Lực lượng này ảnh hưởng tới việc kinh doanh ở mức độ: Thấp

Sản phẩm thay thế

Một trong những định hướng phát triền của ngành nhựa Việt Nam là khuyến khích đầu tư sản xuất khuân mẫu, phụ tùng, thiết bị cho ngành, khuyến khích phát triển mạnh công nghệ xử lí phế thải, phế liệu nhựa Đồng thời, cần khuyến khích sử dụng và sản xuất nhựa tái sinh, quy định những sản phẩm nào đã qua sử dụng phải được tái sinh, cập nhật những thành tựu của thế giới về các loại vật liệu mới có khả năng tự phân hủy, các loại nhựa sinh học, nhằm hạn chế tối đa ô nhiểm môi trường

=> Đánh giá: Lực lượng này ảnh hưởng tới việc kinh doanh ở mức độ: Trung bình

Khái niệm và ý nghĩa

Trên góc độ tài chính, đồng tiền không ngừng vận động và sinh lời Nếu ngày hôm nay ta có 1 triệu đồng đem đầu tư hoặc cho vay với lãi suất 7%/năm thì sau 1 năm, ta sẽ nhận lại được số tiền là 1,07 triệu đồng Nói cách khác, 1 triệu đồng ngày hôm nay của chúng ta có giá trị tương đương 1,07 triệu đồng của 1 năm sau

Mặt khác giữa tiền, thời gian và rủi ro có mối quan hệ mật thiết với nhau Mối quan hệ đó được thể hiện qua lãi suất Do đó, đồng tiền nhận được ở các thời điểm khác nhau có giá trị khác nhau Đồng tiền nhận được ở hiện tại có giá trị hơn đồng tiền nhận được ở 1 thời điểm khác trong tương lai Vì vậy, trong các quyết định đầu tư và các quyết định tài chính khác, một doanh nghiệp cần phải tính toán rõ giá trị thời gian của đồng tiền để mang lại lợi nhuận tốt nhất

2.2 Cách tính giá trị thời gian của tiền

Giá trị tương lai của tiền là giá trị có thể nhận được tại 1 thời điểm trong tương lai bao gồm số vốn gốc và toàn bộ số tiền lãi tính đến thời điểm đó Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá trị tương lai của tiền là phương pháp tính lãi (lãi đơn, lãi kép) Phương pháp tính lãi: o Trường hợp tính theo lãi đơn: Fn = F0 * (1+i*n) o Trường hợp tính theo lãi kép: Fn = F0 * (1+i) n

 Fn là giá trị tương lai của tiền

 F0 là vốn đầu tư ban đầu

 i là lãi suất mỗi kỳ

 n là số kỳ tính lãi

Dựa trên Báo cáo tài chính hợp nhất CTCP Nhựa Bình Minh năm 2021 có thể thấy CTCP Nhựa Bình Minh có các khoản lãi suất được thuyết minh (mục 5, 8, 23 và 39) Tổng quát các khoản lãi suất gồm lãi suất từ các khoản đầu tư tài chính (thuyết minh 5), lãi suất từ việc phải thu về cho vay ngắn hạn (thuyết minh 8), lãi suất từ vay ngắn hạn (thuyết minh 23) và lãi trên cổ phiếu (thuyết minh 39) Chi tiết:

 Đầu tư đến ngày đáo hạn - ngắn hạn (tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc từ trên 3 tháng đến 12 tháng):ngày 01/01/2021 lãi suất 6.25 đến 9% Ngày 31/12/2021 lãi suất 3.65% đến 7%

 Đầu tư đến ngày đáo hạn - dài hạn (tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc trên 12 tháng): ngày 31/12/2021 lãi suất 4.5% đến 6.7%

Công ty cho vay đối với Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng - công ty liên kết (khoản cho vay này không có tài sản đảm bảo) với kỳ hạn 9 tháng – lãi suất 6%/năm

 23 (i): Công ty có khoản vay từ Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Bình Minh Việt - công ty liên kết (khoản vay này có kỳ hạn gốc 12 tháng và không được đảm bảo) – 54.6 tỷ (31/12/2021) - lãi suất 0%/năm

 23 (ii): Khoản vay từ các khách hàng khác, liên quan đến khoản tiền đặt cọc nhận được từ các khách hàng phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa được ký giữa Tập đoàn và các khách hàng – 2.674 tỷ (31/12/2021) - lãi suất 7.5%/năm

 Lãi cơ bản trên cổ phiếu

Việc tính toán lãicơ bản trên cổ phiếu trong năm được dựa trên số lợi nhuận thuộc về cổ đông phổ thông sau khi trừ đi số phân bổ vào quỹ khen thưởng, phúc lợi và số lượng cổ phiếu phổ thông bình quân gia truyền trong năm: Lãi cơ bản trên cổ phiếu(2021) - 2.619 VND

 Lãi suy giảm trên cổ phiếu - Tại ngày 31/12/2021 và ngày 01/01/2021 công ty không có cổ phiếu phổ thông tiềm năng do vậy không áp dụng việc trình bày lãi suy giảm trên cổ phiếu

=> Từ số liệu báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021, có thể thấy Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh vay và cho vay từ 2 công ty liên kết, không có khoản vay ngắn hạn ngân hàng Đối với đầu tư tài chính, công ty có khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn là tiền gửi ngân hàng và đầu tư góp vốn vào các công ty liên kết, đồng thời góp vốn vào đơn vị khác là Công ty Cổ phần Nhựa Tân Tiến Trong đại dịch, công ty đứng vững và vượt qua khó khăn chính là nhờ hoạt động trên nguồn vốn tự có, chưa cần sự tài trợ từ bên ngoài Điều này giúp Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh kiểm soát được rủi ro tài chính, là nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững trong tương lai

PHẦN 3: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CHO DOANH NGHIỆP

3.1 Phân tích thị trường

Yếu tố chính trị, luật pháp:

Môi trường chính trị, luật pháp, chính sách ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước Nó đã góp phần vào sự ổn định và khả năng phát triển của các ngành kinh tế nói chung và ngành Nhựa nói riêng Cụ thể hơn ta có thể thấy rằng:

 Nền chính trị bình hoà, pháp luật bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp không ngừng mở rộng phát triển

 Chính trị ổn định, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Ngoài ra ta còn thấy những quyết định, thông tư như Quyết định số 55/2007/QĐ- TTg phê duyệt danh mục 10 ngành công nghiệp ưu tiên mũi nhọn và một số chính sách khuyến khích phát triển, ngành Nhựa cũng nằm trong danh sách các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển Qua đó ta thấy rằng ngành Nhựa nói chung và đối với Bình Minh nói riêng được tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động sản xuất cũng như phát triển Yếu tố kinh tế: Đặc điểm nổi bật của ngành Nhựa Việt Nam là phải nhập khẩu đến 85 – 90% nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm Trong khi đó, giá nhập khẩu các chủng loại nguyên liệu Nhựa luôn có sự biến động theo sự biến động của giá dầu trên thế giới, tạo sức ép lớn đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam, làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm Nhựa Việt Nam trên thị trường nội địa cũng như trên thị trường xuất khẩu, do giá nguyên liệu thường chiếm 75 – 80% giá thành của sản phẩm Không chủ động được nguyên liệu đầu vào là một hạn chế lớn đối với ngành Nhựa Việt Nam Do đó, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

Ngoài ra, một yếu tố kinh tế nữa cũng có ảnh hưởng đến ngành nhựa là lãi suất Để thực hiện sản xuất, ngoài vốn tự có và vốn huy động qua các hình thức phát hành chứng khoán, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhựa nói riêng đều phải sử dụng đến nguồn vốn tín dụng của ngân hàng Tuy nhiên việc vay vốn của ngân hàng không hoàn toàn dễ dàng cho các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nhỏ Vì vậy, việc huy động vốn để mở rộng sản xuất hoặc nhập khẩu nguyên liệu để thực hiện các đơn hàng với những doanh nghiệp này không hề đơn giản Mặt khác, khi nền kinh tế xảy ra lạm phát cao, Nhà nước buộc phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách tăng lãi suất cho vay thì các doanh nghiệp lại càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng Do đó, nhân tố lãi suất cũng có tác động không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành Nhựa như Bình Minh nói riêng

Yếu tố văn hóa xã hội:

Ngành sản xuất nhựa ngày càng chứng tỏ được vai trò to lớn trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các ngành kinh tế Các sản phẩm làm bằng nhựa ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong tiêu dùng hàng ngày cũng như làm nguyên liệu cho các ngành khác Không giống những mặt hàng khác, các doanh nghiệp nhựa Việt Nam nói chung, hay nhựa Bình Minh nói riêng đều thích thị trường nội địa hơn thị trường xuất khẩu, nguyên nhân là do giá bán các sản phẩm nhựa trong nước thường cao hơn so với xuất khẩu nước ngoài Không những thế, sản phẩm nhựa Việt Nam đã khá quen thuộc và được người dân cũng như các doanh nghiệp Việt tin dùng do đó đây sẽ là một thuận lợi ưu thế để cho Bình Minh trong việc chiếm lĩnh và mở rộng thị phần ở thị trường trong nước

Nhân tố công nghệ có một tác động to lớn đến sự phát triển của ngành nhựa Khoa học công nghệ phát triển đã giúp cho nhựa trở thành nguyên liệu thay thế cho các sản phẩm gỗ, kim loại như nhôm, sắt, thép, gang Bên cạnh đó, công nghệ hiện đại đang góp phần tạo ra những sản phẩm nhựa có mẫu mã đẹp, chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ ngày càng cao cũng như sự an toàn trong sử dụng cho người tiêu dùng

3.2 Lập kế hoạch doanh thu

Doanh thu của CTCP nhựa Bình Minh giai đoạn 2018-2021 ( đơn vị triệu VNĐ)

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021 3 quý đầu năm 2022

Các khoản giảm trừ DT 210.335 5.615 14.799 12.181 9.577

Doanh thu hoạt động tài chính

Các loại lãi vay

Dựa trên Báo cáo tài chính hợp nhất CTCP Nhựa Bình Minh năm 2021 có thể thấy CTCP Nhựa Bình Minh có các khoản lãi suất được thuyết minh (mục 5, 8, 23 và 39) Tổng quát các khoản lãi suất gồm lãi suất từ các khoản đầu tư tài chính (thuyết minh 5), lãi suất từ việc phải thu về cho vay ngắn hạn (thuyết minh 8), lãi suất từ vay ngắn hạn (thuyết minh 23) và lãi trên cổ phiếu (thuyết minh 39) Chi tiết:

 Đầu tư đến ngày đáo hạn - ngắn hạn (tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc từ trên 3 tháng đến 12 tháng):ngày 01/01/2021 lãi suất 6.25 đến 9% Ngày 31/12/2021 lãi suất 3.65% đến 7%

 Đầu tư đến ngày đáo hạn - dài hạn (tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn gốc trên 12 tháng): ngày 31/12/2021 lãi suất 4.5% đến 6.7%

Công ty cho vay đối với Công ty Cổ phần Nhựa Đà Nẵng - công ty liên kết (khoản cho vay này không có tài sản đảm bảo) với kỳ hạn 9 tháng – lãi suất 6%/năm

 23 (i): Công ty có khoản vay từ Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Bình Minh Việt - công ty liên kết (khoản vay này có kỳ hạn gốc 12 tháng và không được đảm bảo) – 54.6 tỷ (31/12/2021) - lãi suất 0%/năm

 23 (ii): Khoản vay từ các khách hàng khác, liên quan đến khoản tiền đặt cọc nhận được từ các khách hàng phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa được ký giữa Tập đoàn và các khách hàng – 2.674 tỷ (31/12/2021) - lãi suất 7.5%/năm

Phân tích thị trường

Mô hình PEST

Yếu tố chính trị, luật pháp:

Môi trường chính trị, luật pháp, chính sách ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước Nó đã góp phần vào sự ổn định và khả năng phát triển của các ngành kinh tế nói chung và ngành Nhựa nói riêng Cụ thể hơn ta có thể thấy rằng:

 Nền chính trị bình hoà, pháp luật bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp không ngừng mở rộng phát triển

 Chính trị ổn định, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Ngoài ra ta còn thấy những quyết định, thông tư như Quyết định số 55/2007/QĐ- TTg phê duyệt danh mục 10 ngành công nghiệp ưu tiên mũi nhọn và một số chính sách khuyến khích phát triển, ngành Nhựa cũng nằm trong danh sách các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển Qua đó ta thấy rằng ngành Nhựa nói chung và đối với Bình Minh nói riêng được tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động sản xuất cũng như phát triển Yếu tố kinh tế: Đặc điểm nổi bật của ngành Nhựa Việt Nam là phải nhập khẩu đến 85 – 90% nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm Trong khi đó, giá nhập khẩu các chủng loại nguyên liệu Nhựa luôn có sự biến động theo sự biến động của giá dầu trên thế giới, tạo sức ép lớn đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam, làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm Nhựa Việt Nam trên thị trường nội địa cũng như trên thị trường xuất khẩu, do giá nguyên liệu thường chiếm 75 – 80% giá thành của sản phẩm Không chủ động được nguyên liệu đầu vào là một hạn chế lớn đối với ngành Nhựa Việt Nam Do đó, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

Ngoài ra, một yếu tố kinh tế nữa cũng có ảnh hưởng đến ngành nhựa là lãi suất Để thực hiện sản xuất, ngoài vốn tự có và vốn huy động qua các hình thức phát hành chứng khoán, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhựa nói riêng đều phải sử dụng đến nguồn vốn tín dụng của ngân hàng Tuy nhiên việc vay vốn của ngân hàng không hoàn toàn dễ dàng cho các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nhỏ Vì vậy, việc huy động vốn để mở rộng sản xuất hoặc nhập khẩu nguyên liệu để thực hiện các đơn hàng với những doanh nghiệp này không hề đơn giản Mặt khác, khi nền kinh tế xảy ra lạm phát cao, Nhà nước buộc phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách tăng lãi suất cho vay thì các doanh nghiệp lại càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng Do đó, nhân tố lãi suất cũng có tác động không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành Nhựa như Bình Minh nói riêng

Yếu tố văn hóa xã hội:

Ngành sản xuất nhựa ngày càng chứng tỏ được vai trò to lớn trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các ngành kinh tế Các sản phẩm làm bằng nhựa ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong tiêu dùng hàng ngày cũng như làm nguyên liệu cho các ngành khác Không giống những mặt hàng khác, các doanh nghiệp nhựa Việt Nam nói chung, hay nhựa Bình Minh nói riêng đều thích thị trường nội địa hơn thị trường xuất khẩu, nguyên nhân là do giá bán các sản phẩm nhựa trong nước thường cao hơn so với xuất khẩu nước ngoài Không những thế, sản phẩm nhựa Việt Nam đã khá quen thuộc và được người dân cũng như các doanh nghiệp Việt tin dùng do đó đây sẽ là một thuận lợi ưu thế để cho Bình Minh trong việc chiếm lĩnh và mở rộng thị phần ở thị trường trong nước

Nhân tố công nghệ có một tác động to lớn đến sự phát triển của ngành nhựa Khoa học công nghệ phát triển đã giúp cho nhựa trở thành nguyên liệu thay thế cho các sản phẩm gỗ, kim loại như nhôm, sắt, thép, gang Bên cạnh đó, công nghệ hiện đại đang góp phần tạo ra những sản phẩm nhựa có mẫu mã đẹp, chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ ngày càng cao cũng như sự an toàn trong sử dụng cho người tiêu dùng.

Lập kế hoạch doanh thu

Doanh thu của CTCP nhựa Bình Minh giai đoạn 2018-2021 ( đơn vị triệu VNĐ)

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021 3 quý đầu năm 2022

Các khoản giảm trừ DT 210.335 5.615 14.799 12.181 9.577

Doanh thu hoạt động tài chính

Ta có thể thấy rằng lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu công ty đạt 4.410 tỷ đồng, tăng 40%; doanh thu tài chính đạt 9.577 triệu đồng tăng 26% so với cùng kỳ Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác cũng tăng dần từ năm 2018-2021 tương ứng với mức tăng bình quân là 45%/ năm và 39,3%

Năm 2021, ta thấy rằng các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận đều có dấu hiệu giảm đi khá lớn so với năm trước nguyên nhân là do giá PVC đã tăng phi mã từ 900 USD/tấn lên 2.000 USD/tấn, do thiếu hụt nguồn cung tại Mỹ và nhu cầu cao tại thị trường Trung Quốc khiến cho doanh thu, biên lợi nhuận theo đó bị ảnh hưởng nặng nề

Tỷ suất lợi nhuận gộp(%)

 Dự đoán doanh thu cho quý 4 năm 2022

Theo như BCTC hợp nhất quý 3/2022, doanh số tăng gấp ba trong khi giá nguyên liệu đầu vào thấp giúp Nhựa Bình Minh lãi 175 tỷ đồng quý vừa qua

Nguyên nhân lợi nhuận tăng vọt được doanh nghiệp giải thích do chuyển từ lỗ sang lời, giải trình trong báo cáo hợp nhất công bố ngày 25/10/2022 Đại diện ban lãnh đạo Nhựa Bình Minh cho biết ngoài việc không còn bị ảnh hưởng bởi Covid-19, lợi nhuận tăng vọt còn nhờ giá nguyên liệu đầu vào diễn biến tích cực Giá PVC thời gian qua điều chỉnh mạnh, duy trì quanh mức 850 USD một tấn, thấp hơn phân nửa so với đỉnh năm ngoái và thấp hơn 37% so với đầu năm nay Ngoài ra, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng tăng 183,5% so với cùng kỳ năm ngoái

BMP đã có lần tăng giá bán thứ ba trong năm nay, tăng thêm 12% vào ngày 25/10, sau cho hai lần tăng trước đó 7%/lần trong quý I/2021 Việc tăng giá bán có thể hỗ trợ cho cả triển vọng ngắn hạn và dài hạn của BMP và cắt giảm hoạt động linh hoạt có thể vẫn duy trì để hỗ trợ lợi nhuận

=>> Từ những điều kiện trên, nhóm dự đoán sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp trong nửa cuối năm 2022 tiếp tục tăng và sẽ tăng 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa sản lượng cả năm tăng trưởng nhẹ, ở mức 5,9%, nhờ sản lượng quý III/2022 sẽ tăng mạnh so với cùng kỳ do không chịu tác động của dịch bệnh và lợi thế về thị phần chi phối khu vực phía Nam Dự đoán cả năm 2022 doanh thu là 5.680.855 (triệu đồng) trong đó doanh thu tài chính là 61.120 (triệu đồng) và sản lượng tiêu thụ sẽ đạt 112.570 tấn

CCDV Các khoản giảm trừ DT DT hoạt động tài chính Thu nhập khác

 Dự đoán chỉ tiêu năm 2023:

Phương pháp sử dụng để lập kế hoạch doanh thu cho năm 2023 là phương pháp giản đơn Đây là phương pháp dự báo doanh thu dựa vào doanh thu thực tế của kì báo cáo(ở đây sử dụng số liệu doanh thu của năm 2020, 2021 và năm 2022) và tốc độ tăng doanh thu thực tế của kỳ báo cáo so với kỳ kế hoạch

Trong đó: Y1 là doanh thu kì dự báo ( kế hoạch)

Y0 là doanh thu kỳ thực hiện (báo cáo) t% tốc độ tăng trưởng doanh thu dự báo

Tăng trưởng doanh thu n kỳ = 𝐷𝑇0− 𝐷𝑇1 |𝐷𝑇1| + 𝐷𝑇𝑛1−𝐷𝑇𝑛 |𝐷𝑇𝑛|

Trong đó: DT0 là doanh thu kỳ hiện tại

DT1 là doanh thu kì trước

Hạng mục Đơn vị tính Kế hoạch

2023 Dự tính tổng năm 2022 Năm 2021 Năm 2020

Doanh thu Triệu đồng 6.169.178 5.680.855 4.565.938 4.700.440 Sản lượng tiêu thụ Tấn 115.567 112.570 92.565 110.574

Thu nhập khác Triệu đồng 3.794 3.120 2.490 2.048

Tốc độ tăng doanh thu 2021: t2021 = 𝑦2021− 𝑦2020

4.700.440 = -0,0286 Tốc độ tăng doanh thu 2022: t2022 = 𝑦2022− 𝑦2021

4.565.938 = 0,2442 Tốc độ tăng dự tính 2023: t2023 = 𝑦2022 + 𝑦2021

Dự báo tổng doanh thu năm 2023 là:

Và cũng do đó ta tính được khoản thu nhập khác là 3.794 (triệu đồng)

( Biểu đồ thể hiện cơ cấu doanh thu của BMP- đơn vị:%)

Từ biểu đồ trên ta có thể thấy rằng doanh thu chủ yếu của BMP củ yếu đến từ các sản phẩm ống nhựa (uPVC, HDPE, PP-R…) chiếm đến 81%, các nhóm phụ tùng ống nhựa và nhóm sản phẩm bình xịt, mũ bảo hộ… chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu lần lượt là 12% và 7%

Nhóm phụ tùng ống nhựa

Nhóm sp bình xịt, mũ bảo hộ và sp khác

=>> Dự báo doanh thu từ các sản phẩm ống nhựa sẽ là 6.169.178 x 81% = 4.997.034 (triệu đồng)

Dự báo doanh thu từ nhóm phụ tùng ống nhựa là: 6.169.178 x 12% = 740.301 (triệu đồng)

Dự báo doanh thu từ nhóm sản phẩm khác là: 6.169.178 x 7%= 431.842 (triệu đồng)

Những động lực dự kiến khiến doanh thu của BMP tiếp tục tăng trưởng trong nửa cuối 2022 và năm 2023:

Giới phân tích đánh giá, trong những tháng cuối năm 2022 và năm 2023, giá PVC sẽ duy trì trong khoảng 800 - 1.000 USD/tấn, giúp biên lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành nhựa tích cực hơn Theo VCBS, nguồn cung thiếu hụt tại Mỹ đã phục hồi và nguồn cung trên thế giới tăng mạnh nhờ kế hoạch mở rộng của các doanh nghiệp lớn vì vậy giá PVC giảm sâu kể từ cuối tháng 6/2022 về quanh mức 900 USD/tấn, theo đà giảm của giá hàng hóa toàn cầu.Xu hướng giảm giá đầu vào (PVC) trong thời gian tới được nhận định sẽ là động lực cho Nhựa Bình Minh tiếp tục phát triển và mở rộng sản xuất, biên lợi nhuận trong nửa cuối năm 2022 và năm 2023

Bên cạnh đó, Công ty cũng đang thực thi mạnh mẽ kế hoạch gia tăng thị phần của mình tại thị trường miền Bắc và miền Trung bằng các chính sách khuyến mãi hấp dẫn Sản lượng tiêu thụ phục hồi dần về mức công suất tối đa nhờ dịch bệnh được kiểm soát và lợi thế chi phối thị phần ống nhựa khu vực phía Nam

Từ đó, ta có bảng sản lượng tiêu thụ BMP qua các năm:

Kết quả kinh doanh dự tính BMP:

Doanh thu hoạt động tài chính:

Năm Tổng doanh thu HĐTC Lãi tiền gửi và cho vay Cổ tức và lợi nhuận được chia

Lãi chênh lệch tỷ giá thực hiện

Sản lượng tiêu thu( tấn)

Sử dụng phương pháp giản đơn đã được liệt kê ở phần trên ta tính được :

Doanh thu tài chính năm 2020 tăng 110.8% so với 2019

Doanh thu tài chính năm 2021 giảm 23.8% so với 2020

Doanh thu tài chính năm 2022 tăng 2.6% so với 2021

=>> Dự báo Doanh thu hoạt động tài chính tăng trưởng trung bình 22.4%

=>> Dự báo Doanh thu hoạt động tài chính năm 2023 là

=>> Dự báo Doanh thu hoạt động tài chính trung bình mỗi tháng năm 2023: 74.811/12 = 6234.24 ( triệu đồng)

Lập kế hoạch chi phí

Căn cứ để xây dựng kế hoạch

 Chi phí tài chính: Chiết khấu thanh toán, Chi phí lãi vay, Lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện, Lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện, Chi phí khác

 Chi phí bán hàng: Chi phí bán hàng của hệ thống phân phối, Chi phí nhân viên, Chi phí vật liệu, bao bì, Chi phí khấu hao, Chi phí vận chuyển, Chi phí hội nghị khách hàng, Chi phí quảng cáo, tiếp thị, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí khác

 Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí nhân viên quản lý, Chi phí vật liệu quản lý, Chi phí khấu hao, Chi phí khấu hao, Thuế, phí và lệ phí, Chi phí dự phòng phải thu khó đòi, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí khác

 Chi phí khác: Chi phí phát sinh trong thời gian tạm ngừng hoạt động do dịch Covid-19, Chi phí khác

 Chi phí sản xuất và kinh doanh theo yếu tố: Chi phí nguyên vật liệu bao gồm trong chi phí sản xuất và chi phí mua hàng hóa để bán lại, Chi phí nhân công và nhân viên, Chi phí khấu hao và phân bố, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí khác

 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Lập kế hoạch chi phí

Chi phí tài chính (Financial Charges) là các loại chi phí hoặc khoản lỗ được tạo ra từ các hoạt động đầu tư tài chính, cho vay và đi vay vốn, chi phí do đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ tỷ giá khi bán ngoại tệ, giao dịch mua chứng khoán và một số khoản chi phí khác Năm 2021, chi phí tài chính của công ty cổ phần Nhựa Bình Minh là 124.995.428.345 đồng, tăng 1.120.276.186 đồng so với năm 2020 là 123.875.152.159 đồng, tương ứng với mức 0.9%.

Chi phí bán hàng năm 2021 là 281.415.832.607 đồng, giảm 203.637.748.274 đồng, tương ứng với mức giảm là 41.98% so với năm 2020 là 485.053.580.341 đồng

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2021 là 87.569.890.551 đồng, tăng 23,832,025,663 đồng, tương ứng với mức tăng là 37.39% so với năm 2020 là 63.737.864.888 đồng

Chi phí khác năm 2021 là 6.100.661.043 đồng, tăng 5.985.630.829 đồng, tương ứng với mức tăng 52.04% so với năm 2020 là 115.030.214 đồng Chi phí khác phát sinh trong gian tạm ngừng hoạt động do dịch Covid-19

Chi phí sản xuất và kinh doanh theo yếu tố năm 2021 là 4.307.742.664.712 đồng, tăng 318.529.735.324 đồng, tương ứng với mức tăng 7.98% so với năm 2020 là 3.989.212.929.388 đồng

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của Nhựa Bình Minh năm 2021 là 53.824.078.779 đồng, giảm 80.130.384.546 đồng, tương ứng mức giảm 59.82% so với năm 2020 là 133.954.463.325 đồng.

=> Từ những số liệu của năm 2021 và 2020 Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh đề ra kế hoạch mới nhằm giảm trừ các khoản chi phí, phục vụ khôi phục và phát triển doanh nghiệp năm 2022 sau đại dịch Covid-19

 Dự đoán chi phí quý IV 2022

Bảng 1 : Bảng khoản mục chi phí năm báo cáo giai đoạn Quý IV 2019-2021 Đơn vị: VNĐ

Tỉ lệ % trên doanh thu = Chi phí của khoản mục / Doanh thu

Tỉ lệ % TB trung bình trên doanh thu = (%2019 + %2020+ %2021)/3

STT Khoản mục Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.700.439.808.827 4.564.938.031.907 5.680.855.306.000

5 Chi phí nguyên vật liệu 2.830.236.704.128 3.383.299.780.428 3.680.414.713.000

7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 63.737.864.888 88.399.851.636 130.328.804.800

Bảng 2 : Tỉ lệ phần trăm trên doanh thu của các khoản mục chi phí Đơn vị: %

Tỷ lệ % trên doanh thu

Tỷ lệ % theo doanh thu

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 100 100 100 100

5 Chi phí nguyên vật liệu 67.61 62.71 70.16 66.85

7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.25 0.27 1.97 2.16

Bảng 3 : Chi phí dự kiến quý IV năm 2022 theo các khoản mục: Đơn vị: VNĐ

Chi phí kế hoạch = Doanh thu dự báo kỳ kế hoạch x Tỉ lệ % TB các kỳ quá khứ

STT Khoản mục Tỷ lệ % theo doanh thu

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 100 1.270.814.000.000

5 Chi phí nguyên vật liệu 66.85 849.539.159.000

7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.16 27.449.582.400

 Dự đoán chi phí năm 2023

Tương tự cách tính trên ta có

Bảng 4 : Bảng khoản mục chi phí năm báo cáo giai đoạn năm 2020 - 2022 Đơn vị: VNĐ

Tỉ lệ % trên doanh thu = Chi phí của khoản mục / Doanh thu

Tỉ lệ % TB trung bình trên doanh thu = (%2020 + %2021+ %2022)/3

STT Khoản mục Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.700.439.808.827 4.564.938.031.907 5.680.855.306.000

5 Chi phí nguyên vật liệu 2.830.236.704.128 3.383.299.780.428 3.680.414.713.000

7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 63.737.864.888 88.399.851.636 130.328.804.800

Bảng 5 : Tỉ lệ phần trăm trên doanh thu của các khoản mục chi phí Đơn vị: %

Tỷ lệ % trên doanh thu

Tỷ lệ % theo doanh thu Năm 2020 Năm

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 100 100 100 100

5 Chi phí nguyên vật liệu 60.21 74.12 64.79 66.73

7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.36 1.94 2.23 1.84

Bảng 6 : Chi phí dự kiến năm 2023 theo các khoản mục: Đơn vị: VNĐ

Chi phí kế hoạch = Doanh thu dự báo năm kế hoạch x Tỉ lệ % TB các năm quá khứ

STT Khoản mục Tỷ lệ % theo doanh thu Năm 2023

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 100 6.170.000.000.000

5 Chi phí nguyên vật liệu 66.73 4.117.241.000.000

7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.84 113.528.000.000

Chi phí trong những năm gần đây của Nhựa Bình Minh có chiều hướng tăng nhưng ở mức ổn định ( tăng theo xu hướng gia tăng của quy mô) Ta có thể hiểu nguyên do bởi: Các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, tỷ trọng cho các chi phí của doanh nghiệp trên doanh thu thuần cũng gia tăng bởi : quy mô lớn, quản lý phức tạp chồng chéo

Chi phí tài chính năm 2022 dự kiến tăng lên 153 tỉ đồng, tăng 22.6% so với năm

2021 và tăng 23.7% so với năm 2020 Nguyên nhân tăng là do công ty đã tăng thêm một số khoản vay từ ngân hàng, theo đó mà chi phí lãi vay cũng tăng theo Ngoài ra, do khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm bởi ảnh hưởng chung của nền kinh tế, công ty đã chủ động thực hiện các chính sách chiết khấu cho khách hàng nhằm tăng lượng bán ra khiên chi phí lại càng tăng Dự báo trong năm 2023 CPTC cũng tăng khá mạnh khoảng 8.4%.

Ta có thể thấy chi phí khác giai đoạn 2021 giảm 93.07% do năm 2020 tình hình dịch Covid căng thẳng đã sinh ra các khoản chi phí khác mà doanh nghiệp không lường trước được Đến năm 2023 thì nền kinh tế bắt đầu hồi phục dần nên chi khác cũng giảm mạnh Dự báo đến năm 2023 thì chi phí khác có thể còn giảm mạnh hơn nữa so với năm 2022 khoảng 56.14%

3.3.3 Cách tính giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm (Product Cost) là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất sản phẩm Để xác định giá thành sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp cần dựa vào rất nhiều yếu tố Cụ thể như sau:

Cách thực hiện kế toán giá thành sản phẩm theo tư duy của người làm kinh doanh thì cần dựa vào các yếu tố như:

 Cơ cấu sản phẩm, đặc điểm sản xuất

 Quy trình công nghệ chế tạo, sản xuất sản phẩm.

 Đặc điểm, quy cách sử dụng sản phẩm, cách bán sản phẩm

 Các yêu cầu về quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra các quyết định trong doanh nghiệp.

 Trình độ quản lý, hạch toán,…

Giá thành sản xuất Zsx(tt)

Zsx(tt) = CPNVLTT + CPNCTT + CPSXC

Các loại thuế

Thuế giá trị gia tăng

Số thuế VAT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ % VAT trên doanh thu

Theo thông tư mới nhất thuế suất áp dụng với doanh nghiệp là 10%

 Năm 2021: VAT phải nộp : 4.564.938.031.907 x 10%= E6.493.803.190,7 (VND)

 Năm 2022: dự kiến VAT phải nộp = 4.410.041.306.342 x 10% = 441.004.130.634,2

3.4.2 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế mới nhất là 20%

= 112.148.731.095,4 (VND) Vậy thuế thu nhập doanh nghiệp dự kiến phải nộp năm 2022 là 112.148.731.095,4 (VND)

Thuế xuất nhập khẩu

Năm 2021, thuế xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh có số phải nộp trong năm là: 378.739.889 VND và số đã nộp trong năm: 378.739.889 VND.

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu tức là việc tính thuế dựa trên thu nhập của người nộp thuế khi đã trừ đi các khoản thu nhập được tính vào miễn thuế và các khoản được giảm trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân cùng các văn bản, hướng dẫn liên quan.

Thuế khác

Các loại thuế liên quan đến việc kinh doanh của doanh nghiệp khác với 4 loại thuế bên trên.

Lập kế hoạch lợi nhuận

Lợi nhuận Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Lợi nhuận thuần 528.595.575.510 654.247.437.965 271.811.309.411 Lợi nhuận khác 681.897.038 2.292.597.290 (3.610.412.666)

Lợi nhuận trước thuế 529.277.472.548 656.540.035.255 268.200.896.745 Lợi nhuận sau thuế 422.766.296.917 522.585.571.930 214.376.817.966

Trong năm 2021, lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn giảm mạnh từ 656 tỷ xuống còn 268 tỷ đồng Lí do về vấn đề giảm mạnh là do khoản lỗ trong quý 3 dưới tác động của COVID-19 mà lợi nhuận sau thuế cả năm đạt 214 tỷđồng giảm 59% so với năm

2020, EPS đạt 2.618 đồng - Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất của BMP kể từ năm

Dự báo các khoản giảm trừ doanh thu bằng phương pháp dự báo giản đơn (đơn vị nghìn đồng)

Chỉ tiêu Số liệu báo cáo Dựbáo năm

Các khoản giảm trừ doanh thu 5.615.542.906 14.799.482.422 12.181.427.790 10.026.533.2

- Tốc độ tăng các khoản giảm trừ doanh thu năm 2020:

- Tốc độ tăng các khoản giảm trừ doanh thu năm 2021:

− Tốc độtăng các khoản giảm trừdoanh thu năm 2022 dự báo:

− Dự báo tổng các khoản giảm trừ doanh thu năm 2022 là :

Từ đó ta suy ra được tổng các khoản giảm trừ doanh thu năm 2023 dự báo là: 26.882.813.540 (nghìn đồng)

● Lợi nhuận thuần (phương pháp trực tiếp):

2 Khoản giảm trừ doanh thu (2) 26.882.813.540

4 Doanh thu hoạt động tài chính (4) 74.811.000.000

8 Chi phí quản lí doanh nghiệp (8) 113.528.000.000

Các biện pháp khuyến khích doanh nghiệp

Phương hướng hoạt động cho doanh nghiệp (Công ty CP nhựa Bình Minh)

 Duy trì tiếp tục phát triển những thế mạnh của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả

 Giữ vững phong độ đã đạt được của công ty sau khi vượt qua khó khăn của đại dịch Covid - 19

 Phấn đạt mức độ tăng trưởng doanh thu bình quân hằng năm trên 30 %

 Khai thác sử dụng tối đa tiềm năng các nguồn lực vềphương tiện thiết bị xe cộ máy móc để hoàn thành các nhiệm vụ mục tiêu của công ty

 Đảm đủ việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động

 Tiếp tục đầu tư trang thiết bị nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của công ty

 Mở rộng quy mô đẩy mạnh khai thác lục địa tìm cơ hội xuất khẩu

 Định vị thương hiệu phát triển hệ thống phân phối nhằm nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh uy tín của sản phẩm

 Đa dạng hóa sản phẩm tìm kiếm các nguồn cung ứng ổn định cắt giảm nợ xấu.

Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại CTCP nhựa Bình Minh

Chủđộng hơn trong việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu và tiết kiệm một số khoản chi phí

Hiện nay vẫn chưa có được một giải pháp nào triệt để cho vấn đề này, ngoài việc công ty tự chủ động kiếm thêm nguồn cung cấp nguyên liệu và tận dụng tiềm lực tài chính của mình để tận dụng cơ hội mua được nguyên liệu với giá thấp

Bên cạnh đó, công ty cũng cần quản lý chặt các nguồn chi phí khác ảnh hưởng tới doanh thu như hàng bán bị trả lại bằng việc kiểm soát kỹ chất lượng hàng hóa Trước khi giao cho khách hàng cũng như đảm bảo cung cấp cho khách hàng theo đúng thỏa thuận giữa hai bên để tránh ảnh hưởng tới hình ảnh của công ty Từ đó giúp công ty giảm tối đa những sản phẩm thuộc trường hợp bị khách hàng trả lại hay phải giảm giá hàng bán bởi không đảm bảo chất lượng quy định

Xây dựng chiến đầu tư để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả

Có thể thấy công ty nhựa Bình Minh chưa có được định hướng thị trường tốt bởi khi quy mô của công ty nhỏ thì việc tập trung vào sản phẩm là rất tốt, nhưng sau nhiều năm hoạt động, xuất phát từ công ty hợp doanh hiện nay công ty đã trở thành công ty cổ phần, quy mô đã lớn do đó cần phải nâng tầm công ty bằng việc chủ động hướng sang những lĩnh vực kinh doanh khác ngoài ngành

Công ty cũng có thể tham khảo hoạt động M&A Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng hoạt động yếu kém do không có đủ vốn Thay vì việc đầu tư xây dựng một cơ sở mới, công ty có thể thực hiện M&A để tiết kiệm hơn về chi phí so với xây dựng một cơ sở mới và thực hiện kinh doanh lại từ đầu, việc này có thể giúp nguồn vốn được sử dụng hiệu quả hơn

Tăng cường quản lý phải thu khách hàng

Qua phân tích tình hình tài chính của công, ta thấy khoản mục phải thu khách hàng của công ty luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn Phải thu khách hàng thể hiện phần doanh thu bán hàng trả chậm mà chưa thu tiền Để có thể có được hợp đồng thì công ty cũng phải chấp nhận việc chậm trả tiền thực hiện công trình tuy nhiên công ty cũng cần quy định rõ các biện pháp sẽ trả sẽ áp dụng khi khách hàng vi phạm kỷ luật thanh toán đểđảm bảo được việc cho khách hàng chiếm dụng vốn sẽ không gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty

Bên cạnh đó, đối với những khoản phải thu và công ty nhận thấy khó có thể thu hồi lại hoặc quá thời hạn thu hồi mà vẫn không thể thu hồi được, công ty có thể áp dụng biện pháp bán nợ cho ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác Như vậy sẽ giảm rủi ro không thu hồi được vốn bị chiếm dụng

Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ bằng việc đầu tư và tổ chức sử dụng hợp lý

Với đặc điểm kinh doanh, công ty cần trang bị những máy móc thiết bị hiện đại, vì trình độ trang bị có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, chất lượng công trình Việc huy động tối đa cả về số lượng và chất lượng vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tăng tốc độ sử dụng vốn, tránh được hao mòn vô hình, tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định, từ đó làm tăng lợi nhuận của công ty

Cần phát huy cao việc sử dụng và kiểm tra định kỳ máy móc thiết bị, tránh tình trạng tài sản hư hỏng, không sử dụng được để vào kho chờ sửa chữa

Công ty cần chú trọng nâng cao năng lực tay nghề cho công nhân trực tiếp sử dụng tài sản cốđịnh Định kỳ phải tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng nhằm đạt công suất theo kế hoạch

Nâng cao thường xuyên kiểm soát chất lượng sản phẩm: Để giảm thiểu sản phẩm nhái cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra kiểm soát và xử lý các vi phạm chống hàng giả Cố gắng giảm thiểu một cách tối đa việc khách hàng trả lại sản phẩm do sai hợp đồng bằng việc không để cho các sản phẩm chưa đạt chất lượng cao được tung ra thị trường như: hàng bị nứt không in chữ kĩ thuật hay bị in mờ méo sai quy cách để giữ vững uy tín và thương hiệu nhựa Bình Minh

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên và công nghệkĩ thuật:

Chú trọng khâu tuyển dụng để có được lực lượng lao động đáp ứng chuyên môn phù hợp với hoạt động sản xuất cũng như quản trị doanh nghiệp

Nâng cao chất lượng lao động hiện có bằng cách mở các lớp huấn luyện cho cán bộ công nhân viên, đưa cán bộ đi bồi dưỡng trình độ để được tiếp thu với kiến thức mới tiếp cận với những tiến bộ của thế giới

Quan tâm đến đời sống của cán bộcông nhân viên, giúp cho người lao động có một môi trường làm việc tốt nhất

Tăng cường đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm hơn nữa nhằm giúp công ty có thể xâm nhập nhanh chóng, dễ dàng hơn vào thị trường miền Bắc nơi mà Các doanh nghiệp nhựa khác đang nắm giữ Định hướng phát triển và đối tượng khách hàng để đưa ra các chính sách phù hợp Để có thể nâng cao chất lượng marketing, doanh nghiệp cần có chính sách quảng cáo và tiếp thị một cách rõ ràng và phù hợp

Chúng em xin cam đoan đây bài thu hoạch trên là toàn bộ quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và tổng kết của nhóm chúng em Trong quá trình tìm hiểu, không tránh được những thiếu sót, rất mong cô góp ý chân thành và bỏ qua cho những thiếu sót của nhóm em

Em xin chân thành cảm ơn cô!

Ngày đăng: 28/02/2024, 18:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w