1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo Thực Tập Đề Tài Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh, Thương Mại Bằng Tòa Án Tại Thành Phố Phan Thiết 2.Pdf

51 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại Bằng Tòa Án Tại Tòa án Thành Phố Phan Thiết
Tác giả Trần Lê Anh Thư
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Bích Phượng
Trường học Trường Đại Học Phan Thiết
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Báo Cáo Thực Tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Thuận
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 3,94 MB

Cấu trúc

  • 1.1.1. Khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại (19)
  • 1.1.2. Đặc điểm của tranh chấp kinh doanh thương mại (20)
  • 1.1.3. Khái niệm giải quyết TCKDTM bằng tòa án (21)
  • 1.2. Lý luận pháp luật về giải quyết TCKDTM bằng Tòa án. 18 1. Khái niện về PL được quy định để giải quyết TCKDTM bằng Toà án (22)
    • 1.2.2. Các nguyên tắc áp dụng pháp luật để điều chỉnh tranh chấp kinh doanh thương mại hiện nay (24)
    • 1.2.3. Thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại (28)
  • CHƯƠNG 2. Thực Tiễn Và Kiến Nghị Nhầm Nâng Cao Việc Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại tại Thành Phố Phan Thiết. 32 2.1. Tình hình phát sinh tranh chấp kinh doanh, thương mại trên địa bàn Thành phố Phan Thiết trong những năm từ năm 2018 đến năm 2023. 32 2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế Thành phố Phan Thiết từ năm 2018 đến nay (36)
    • 2.1.2. Tình hình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại TAND TP Phan Thiết từ năm 2019 đến năm 2023 (38)
    • 2.2. Phân tích thực trạng giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại tại TAND (42)
      • 2.2.2. Nhược điểm của thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại (44)
      • 2.2.3. Những yếu tố dẫn đến bất cập khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại TAND TP.Phan Thiết (45)

Nội dung

Giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mạiTòa án nhân dân thành phố Phan Thiết có thẩm quyền giải quyết cáctranh chấp, yêu cầu về kinh doanh thương mại phát sinh giữa các cá nhân, tổc

Khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại

Căn cứ vào điều 30 BLTTDS năm 2015 thì tranh chấp kinh doanh 1 thương mại được hiểu theo nghĩa là tranh chấp phát sinh khi:

“1 Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.”

“2 Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.”

“3 Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty”.

“4 Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.”

“5 Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”

1điều 30 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015

Hoặc dựa vào quy định khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005 có quy 2 định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”

Dựa vào Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP để hướng dẫn thi hành một số 3 nội dung của BLTTDS sửa đổi năm 2011 Theo căn cứ vào khoản 3 Điều 6 của nghị định thì: “Hoạt động kinh doanh, thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại.”

Từ những khái niệm nêu trên, ta có thể đưa ra khái niệm tranh chấp kinh doanh, thương mại như sau: TCKDTM là những mâu thuẫn, xung đột xảy ra giữa các chủ thể kinh doanh với nhau hoặc với người có liên quan trong hoạt động thương mại, liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên.

Đặc điểm của tranh chấp kinh doanh thương mại

Có thể khái quát các đặc điểm của TCKDTM như sau:

Thứ nhất , tranh chấp kinh doanh thương mại là những mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại Tranh chấp thương mại chủ yếu là kết quả của thương nhân là cá nhân có đăng ký kinh doanh và tham gia hoạt động thương mại Ngoài thương nhân, còn có trường hợp phát sinh tranh chấp kinh doanh thương mại giữa các cá nhân, tập thể không phải là thương nhân.

Tuy nhiên, tranh chấp kinh doanh thương mại không chỉ xảy ra giữa các thương nhân, mà còn có thể xảy ra giữa các cá nhân, tổ chức không phải là thương nhân, như:

2 ?khoản 1 Điều 3 Luật thương mại 2005

3Trích tại khoản 6 Điều 3 nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP để hướnng dẫn thi hành một số nội dung của BLTTDS sửa đổi năm 2011.

Tranh chấp giữa công ty và các thành viên đang có mâu thuẫn;

Tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty;

Tranh chấp về giao dịch giữa một bên không nhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp bên không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật Thương mại

Trong quan hệ kinh doanh, các bên đều có mục đích và lợi ích riêng. Bên có quyền là bên được hưởng lợi ích từ việc bên kia thực hiện nghĩa vụ.

Do đó, tranh chấp xảy ra sẽ gây ra những bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên, từ đó ảnh hưởng đến mục tiêu và kết quả của họ.

Thứ hai , tranh chấp kinh doanh thương mại là những mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ kinh doanh thương mại, bao gồm cả những mâu thuẫn phát sinh từ các thỏa thuận hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng, bất kể thỏa thuận đó được thực hiện trước, trong hoặc sau khi thực hiện quan hệ kinh doanh thương mại Đối tượng của tranh chấp là lợi ích kinh tế Những xung đột lợi ích kinh tế với giá trị lớn có thể tác động tiêu cực đến sự tồn tại của các chủ thể kinh tế và lợi ích của nhiều bên liên quan Do đó, các bên cần cân nhắc kỹ lưỡng những lợi ích và chi phí có thể xảy ra trước khi lựa chọn phương án giải quyết xung đột, tranh chấp kinh tế.

Thứ ba , tranh chấp kinh doanh thường phát sinh từ những mâu thuẫn về lợi ích kinh tế, tài sản, chẳng hạn như tranh chấp về hợp đồng mua bán,tranh chấp về hợp đồng vận chuyển, tranh chấp về sở hữu trí tuệ, Mục đích của hoạt động kinh doanh là sinh lời, do đó những tài sản liên quan đến hoạt động kinh doanh đều có thể trở thành đối tượng tranh chấp.

Khái niệm giải quyết TCKDTM bằng tòa án

Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Tòa án là một hình thức giải quyết tranh chấp được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền Tòa án có quyền đưa ra phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thi hành, trong đó có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Tòa án phải tuân thủ các nguyên tắc và thủ tục tố tụng do pháp luật quy định Trình tự, thủ tục tố tụng bao gồm các nguyên tắc cơ bản, các quy định về khởi kiện, giải quyết vụ án, thi hành bản án, quyết định của Tòa án Việc tuân thủ trình tự, thủ tục tố tụng nhằm đảm bảo tính công bằng, chính xác, hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp.

Từ phân tích trên, có thể định nghĩa: “Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhân danh quyền lực nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành Phán quyết của Tòa án có thể được nhà nước cưỡng chế thi hành nếu có yêu cầu.”

Lý luận pháp luật về giải quyết TCKDTM bằng Tòa án 18 1 Khái niện về PL được quy định để giải quyết TCKDTM bằng Toà án

Các nguyên tắc áp dụng pháp luật để điều chỉnh tranh chấp kinh doanh thương mại hiện nay

Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp của Nhà nước, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.Tòa án nhân dân là nơi thể hiện rõ nét nhất bản chất của Nhà nước và nền công lý của chế độ Đồng thời, tòa án nhân dân cũng thể hiện chất lượng hoạt động và uy tín của cả hệ thống tư pháp Để đảm bảo hiệu quả xét xử, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia, đảm bảo vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý xã hội, Tòa án nhân dân cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc, thủ tục do luật pháp quy định Các nguyên tắc mà Toà án cần phải tuân thủ lần lượt là:

5 Đầu tiên, nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của đương sự được thể hiện ở chỗ, các bên tranh chấp có quyền tự lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp của mình, không bị bên thứ ba can thiệp Quyền tự định đoạt của đương sự trong pháp luật tố tụng như một chiếc chìa khóa, giúp đương sự mở ra cánh cửa công lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 5, BLTTDS 2015 Theo quy 6 định tại Điều 5 thì: “các đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụ việc của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó; trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội” Quyền định đoạt của đương sự trong tố tụng vụ án kinh doanh thương mại thể hiện qua các quyền sau: quyền thay đổi yêu cầu khởi kiện từ yêu cầu bồi thường thiệt hại sang yêu cầu chấm dứt hợp đồng; quyền hòa giải, thương lượng với đối tác để giải quyết tranh chấp; quyền đưa ra chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình; quyền kháng cáo bản án sơ thẩm Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự là nguyên tắc quan trọng trong tố tụng kinh doanh thương mại, nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các chủ thể Theo nguyên tắc này, các chủ thể có quyền tự quyết định khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc, thỏa thuận giải quyết vụ việc, kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án Quyền tự do kinh doanh không có nghĩa là các cá nhân, tổ chức có thể bán hàng giả, hàng nhái, gây ô nhiễm môi trường để thu lợi nhuận Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các bên tham gia đều có trách nhiệm tuân thủ pháp luật, bao gồm các quy định về bảo vệ môi trường, chất lượng sản phẩm, Khi có tranh chấp xảy ra, các bên cũng phải tuân thủ trình

5 Được trích từ trang web: https://apolatlegal.com/vi/toa-an-giai-quyet-tranh-chap-theo-nguyen- tac-nao

6Theo quy định tại Điều 5 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015. tự và thủ tục giải quyết theo quy định của pháp luật Với nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự, pháp luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong việc lựa chọn cách giải quyết tranh chấp phù hợp với nhu cầu và lợi ích của mình Điều này góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Thứ hai, trong tố tụng dân sự, các bên đương sự có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, không phụ thuộc vào giới tính, dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị kinh tế, chính trị, địa vị pháp lý Điều này thể hiện ở hai nguyên tắc cơ bản là bình đẳng giữa các bên đương sự và bình đẳng trước pháp luật Bình đẳng trong kinh doanh là một nguyên tắc quan trọng trong nền kinh tế thị trường Nguyên tắc này được thể hiện ở việc mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều có quyền bình đẳng lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh, hình thức tổ chức kinh doanh và thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh Quyền bình đẳng được thể hiện trong mọi hoạt động của đời sống, bao gồm cả hoạt động kinh doanh và tố tụng tại Tòa án Tòa án có trách nhiệm đảm bảo cho các đương sự, bao gồm cả doanh nghiệp, có cơ hội ngang nhau để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình tố tụng Không có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn, trong quá trình giải quyết tố tụng tại tòa án Theo đó căn cứ vào quy định tại Điều 8 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự năm 2015 thì 7

“1.trong tố tụng dân sự mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa vị xã hội Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Tòa án.”

“2 Tòa án có trách nhiệm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự.”

7 Điều 8 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự năm 2015.

Bình đẳng trước pháp luật là một nguyên tắc quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại Nguyên tắc này đảm bảo cho các doanh nghiệp đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong quá trình giải quyết tranh chấp, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển Nguyên tắc này được thể hiện ở chỗ khi có tranh chấp xảy ra, tòa án sẽ không phân biệt các bên và việc họ tham gia vào doanh nghiệp hay thành phần kinh tế Theo luật tố tụng, các bên đều có quyền và nghĩa vụ như nhau Điều này làm cho môi trường kinh doanh ổn định giúp các doanh nghiệp tự tin hoạt động, từ đó thúc đẩy nền kinh tế vận hành hiệu quả.

Thứ ba trong tố tụng, nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh là một trong những nguyên tắc cơ bản, có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vụ án, tranh chấp Trong tố tụng, chứng cứ và chứng minh là hai yếu tố quan trọng nhất Chứng cứ là những thông tin, tài liệu hay những gì có thật được thu thập, kiểm tra và đánh giá theo quy định của pháp luật Chứng minh là quá trình thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ để xác định sự thật của vụ án Trong một vụ án dân sự, nguyên đơn phải cung cấp các chứng cứ chứng minh rằng họ bị bị đơn gây thiệt hại Bị đơn có nghĩa vụ chứng minh rằng mình không có lỗi trong việc gây thiệt hại cho nguyên đơn, kể cả khi nguyên đơn đưa ra các chứng cứ chứng minh rằng bị đơn gây thiệt hại Tòa án sẽ căn cứ vào các chứng cứ của các bên đương sự để đưa ra phán quyết.Trong tố tụng dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án để chứng minh cho yêu cầu của mình Chứng cứ của đương sự phải có căn cứ và hợp pháp Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ chứng minh, cung cấp chứng cứ của đương sự Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi xảy ra tranh chấp, đương sự cần chủ động thu thập các chứng cứ cần thiết Điều này sẽ giúp họ phản đối yêu cầu của người khác một cách có căn cứ hợp pháp.

Thứ tư nguyên tắc hòa giải, Hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại mà các bên tranh chấp tự nguyện lựa chọn để giải quyết tranh chấp của mình Hòa giải có thể được thực hiện trước khi yêu cầu tòa án can thiệp, hoặc trong trường hợp đã yêu cầu tòa án can thiệp thì hòa giải vẫn có thể được thực hiện dưới sự hỗ trợ của tòa án Thẩm phán có trách nhiệm tạo điều kiện để các bên tranh chấp hòa giải với nhau tại phiên tòa, nhằm giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí Nếu hòa giải không thành, tòa án sẽ đưa vụ việc ra xét xử .( Điều 10, 8 BLTTDS 2015) Hòa giải là một thủ tục bắt buộc trong giải quyết vụ án dân sự Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án Các đương sự tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, Tòa án không được ép buộc Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, có những vụ án dân sự không được hòa giải và những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được.( Điều 206, Điều 207 BLTTDS 9 10 2015).

Thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại

11 Thứ nhất, Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại giữa các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

8 Quy định tại Điều 10 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015

10Điều 207 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015

11 Được trích tại: https://phuoc-partner.com/vi/4-tham-quyen-giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-cua-toa- an/#1_T ham_quyen_giai_quyet_tranh_chap_thuong_mai_cua_Toa_an_theo_vu_viec

12Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại Thông qua đó, ta có thể hiểu như sau:

 Tranh chấp kinh doanh, thương mại giữa các doanh nghiệp là những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh, thương mại của các doanh nghiệp, bao gồm các tranh chấp về hợp đồng, tranh chấp về sở hữu trí tuệ, tranh chấp về chuyển giao công nghệ,

 Các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ là vấn đề thường gặp trong kinh doanh, có thể xảy ra giữa các bên liên quan, chẳng hạn như cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, Các tranh chấp này đều có mục đích lợi nhuận nên có thể gây ra nhiều thiệt hại, bao gồm tổn thất tài chính, uy tín, Do đó, cần có các biện pháp để phòng ngừa và giải quyết các tranh chấp này một cách hiệu quả nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích của các bên liên quan.

 Tranh chấp có thể xảy ra giữa người không phải là thành viên công ty và công ty hoặc thành viên công ty liên quan đến giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp Cụ thể, các tranh chấp thường gặp bao gồm:

* Tranh chấp về việc xác định giá trị chuyển nhượng phần vốn góp.

* Tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền chuyển nhượng phần vốn góp.

* Tranh chấp về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký phần vốn góp.

12Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

 Các tranh chấp liên quan đến việc thành lập, hoạt động, chấm dứt hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty có thể được phân loại thành:

* Tranh chấp giữa công ty và các thành viên của công ty bao gồm tranh chấp góp vốn, phân chia lợi nhuận, thanh toán cổ tức;

* Tranh chấp giữa công ty và người quản lý của công ty bao gồm tranh chấp về thực hiện quyền và nghĩa vụ của người quản lý;

* Tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau bao gồm tranh chấp về mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần.

 Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại, bao gồm hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận tải, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng ủy thác, hợp đồng gia công, có thể được giải quyết tại Tòa án hoặc cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp các bên trong tranh chấp thương mại đã thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, Tòa án sẽ không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó Điều này là do thỏa thuận hợp lệ và có thể thực thi được giữa các bên, ràng buộc họ phải giải quyết tranh chấp.

Thứ hai, thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại của Tòa án được phân chia theo cấp xét xử, cụ thể như sau: :

 Tòa án cấp huyện: Có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các tranh chấp kinh doanh, thương mại phát sinh giữa các thương nhân có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích kinh doanh Các tranh chấp này bao gồm các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng ủy thác, hợp đồng nhượng quyền thương mại, đều có mục đích lợi nhuận.

 Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại và các tranh chấp khác cụ thể là các tranh chấp quy định tại Điều 37

Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

“1 Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây: a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này; b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này; c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.”

“2 Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.”

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, bao gồm tranh chấp hợp đồng mua bán, tranh chấp thừa kế, tranh chấp hôn nhân và gia đình, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy vụ việc có tính chất phức tạp, có liên quan đến nhiều tòa án hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Tòa án nhân dân tối cao: Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền phúc thẩm đối với các vụ án kinh tế mà bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị Tòa án nhân dân tối cao cũng có thẩm quyền giải quyết các vụ án giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các vụ án mà bản án, quyết định cuối cùng bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng Ngoài ra, Tòa án nhân dân tối cao còn có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới, bao gồm các bản án về tranh chấp kinh doanh thương mại, bản án về hình sự, bản án về dân sự

Thực Tiễn Và Kiến Nghị Nhầm Nâng Cao Việc Giải Quyết Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại tại Thành Phố Phan Thiết 32 2.1 Tình hình phát sinh tranh chấp kinh doanh, thương mại trên địa bàn Thành phố Phan Thiết trong những năm từ năm 2018 đến năm 2023 32 2.1.1 Khái quát tình hình kinh tế Thành phố Phan Thiết từ năm 2018 đến nay

Tình hình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại TAND TP Phan Thiết từ năm 2019 đến năm 2023

TP Phan Thiết từ năm 2019 đến năm 2023.

Trong những năm gần đây, TAND TP.Phan Thiết đã phối hợp với các cơ quan có liên quan trong khối nội chính, chính quyền địa phương Thực hiện giải quyết các vụ việc có tổ chức, có quy mô và theo công việc cụ thể nên kết quả trong những năm qua đạt hiệu quả cao, đã giải quyết xong ;26/48 vụ đạt tỷ lệ 54,17% (Từ 01/10/2018 đến ngày 30/09/2019); 27/37 vụ đạt tỷ lệ 72,97% (Từ 01/10/2019 đến ngày 30/09/2020); 17/32 vụ đạt tỷ lệ53,13% (Từ 01/10/2020 đến ngày 30/09/2021); 19/31 vụ đạt tỷ lệ 61,29% (Từ

01/10/2021 đến ngày 30/09/2022); 25/40 vụ đạt tỷ lệ 62,5% (Từ 01/10/2022 đến ngày 30/09/2023).

Bảng 1: Số liệu các vụ việc KDTM đã được thụ lý tại TAND TP.Phan Thiết giai đoạn 01/10/2018 đến 30/09/2023.

Thời gian Số vụ án thụ lý Số vụ án giải quyết Tỷ lệ

(Nguồn: TAND TP.Phan Thiết)

Dựa trên số liệu thống kê về tranh chấp kinh doanh thương mại từ năm

2018 tới năm 2023 tại Toà Án thành phố Phan Thiết, có thể nhận thấy rằng công tác giải quyết tranh chấp tại đây đã có những phát triển đáng chú ý. Trước hết, số lượng vụ tranh chấp kinh doanh thương mại tại Toà Án thành phố Phan Thiết từ năm 2018 đến năm 2020 tăng rất mạnh nhưng từ năm 2020 đến năm 2021 lại giảm rất nhanh Qua năm 2021 đến tháng 10 năm 2023 lại từ từ tăng lên Điều này cho thấy sự tăng cường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn tồn tại và phát triển ngày càng nhiều Đồng thời, điều này cũng ám chỉ rằng việc xảy ra tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh là điều không thể tránh khỏi.

Một điểm tích cực là Toà Án thành phố Phan Thiết đã đáp ứng khá tốt nhu cầu giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại Số lượng vụ được giải quyết đã tăng từ năm 2020 đến năm 2023, đồng thời tỷ lệ giải quyết thành công cũng có sự khá lên Điều này cho thấy sự nỗ lực và hiệu quả của hệ thống tư pháp tại đây trong việc giải quyết những tranh chấp kinh doanh phức tạp.

Ngoài ra, có thể thấy rằng Toà Án thành phố Phan Thiết đã dành sự chú trọng đối với việc giải quyết tranh chấp kinh doanh nhanh chóng Thời gian xử lý trung bình của các vụ tranh chấp cũng đã giảm, cho thấy một sự tập trung vào tăng cường hiệu suất làm việc và đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan.

Tổng thể, dựa trên số liệu thống kê về tranh chấp kinh doanh thương mại tại Toà Án thành phố Phan Thiết từ năm 2018 tới năm 2023, có thể nhận thấy rằng đã có những tiến bộ và nỗ lực trong công tác giải quyết tranh chấp tại đây

Từ ngày 01/10/20218 đến 30/09/2019 TAND TP.Phan Thiết đã thụ lý

45 vụ tranh chấp kinh doanh thương mại, quyết định đình chỉ 12 vụ, quyết định công nhận thoả thuận 13 vụ, quyết định chuyển vụ án 2 vụ, bản án 7;

01/10/2019 đến 30/09/2020 TAND TP.Phan Thiết đã thụ lý 6 vụ tranh chấp kinh doanh thương mại, quyết định đình chỉ 0 vụ, quyết định công nhận thoả thuận 0 vụ, quyết định chuyển vụ án 0 vụ, bản án 6; 01/10/2020 đến

30/09/2021 TAND TP.Phan Thiết đã thụ lý 26 vụ tranh chấp kinh doanh thương mại, quyết định đình chỉ 6 vụ, quyết định công nhận thoả thuận 4 vụ, quyết định chuyển vụ án 0 vụ và có 1 bản án; 01/10/2021 đến 30/09/2022 TAND TP.Phan Thiết đã thụ lý 31 vụ tranh chấp kinh doanh thương mại, quyết định đình chỉ 6 vụ, quyết định công nhận thỏa thuận 6 vụ, quyết định chuyển vụ án 0 vụ và có 7 bản án ; 01/10/2022 đến 30/09/2023 TAND TP.Phan Thiết đã thụ lý 44 vụ tranh chấp kinh doanh thương mại , quyết định đình chỉ 7 vụ, quyết định công nhận thoả thuận 12 vụ, quyết định chuyển vụ án 1 vụ và có 8 bản án.

Bảng 2 Số liệu các vụ việc tranh chấp kinh doanh thương mại đã được thụ ly trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2023

Thời Gian Thụ Đình Công Nhận Chuyển Bản Án

Lý Chỉ Thoả Thuận Vụ Án

(Nguồn:TAND TP.Phan Thiết)

Qua số liệu trên, có thể nhận xét như sau:

 Số lượng vụ tranh chấp kinh doanh thương mại thụ lý tại TAND TP.Phan Thiết có xu hướng giảm dần qua các năm, từ 45 vụ năm 2018 xuống 44 vụ năm 2023.

 Nguyên nhân có thể do:

* Kinh tế Bình Thuận phát triển ổn định, các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, ít xảy ra tranh chấp.

* Các doanh nghiệp đã biết cách hòa giải, thương lượng để giải quyết tranh chấp ngoài tòa án.

* Hệ thống pháp luật về kinh doanh thương mại ngày càng hoàn thiện, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó hạn chế xảy ra tranh chấp.

 Xu hướng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng thỏa thuận đang ngày càng tăng.

* Theo số liệu thống kê, trong năm 2023, có 12 vụ tranh chấp kinh doanh thương mại được giải quyết bằng thỏa thuận, chiếm 27,27% tổng số vụ tranh chấp kinh doanh thương mại thụ lý Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy các bên tranh chấp đang ngày càng lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, thương lượng thay vì khởi kiện tại tòa án

* Theo thống kê, trong năm 2023, có 12 vụ tranh chấp kinh doanh thương mại được giải quyết bằng thỏa thuận, chiếm gần 1/4 tổng số vụ tranh chấp kinh doanh thương mại thụ lý Đây là một xu hướng tích cực cho thấy các bên tranh chấp đang dần chuyển sang giải quyết tranh chấp bằng hòa giải, thương lượng thay vì khởi kiện tại tòa án.Tuy nhiên, số liệu trên chỉ là số liệu thống kê chung, không thể phản ánh đầy đủ tình hình tranh chấp kinh doanh thương mại tại TAND TP.Phan Thiết.

Phân tích thực trạng giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại tại TAND

2.2 Phân tích thực trạng giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại tại TAND TP.Phan Thiết.

Sự phát triển không ngừng của kinh tế đã dẫn đến sự đa dạng và phức tạp ngày càng tăng của các tranh chấp thương mại Các tranh chấp thương mại ngày càng có nhiều nguyên nhân, bao gồm các vấn đề về thuế quan, trợ cấp, sở hữu trí tuệ, và các quy định thương mại Các tranh chấp thương mại cũng có thể xảy ra ở nhiều cấp độ khác nhau, từ cấp độ quốc gia đến cấp độ khu vực và toàn cầu Tương ứng với sự đa dạng của các mối quan hệ này, xung đột kinh tế đang hình thành với số lượng ngày càng tăng Số lượng tranh chấp cần giải quyết tăng nhanh hàng năm Hoạt động thương mại, đầu tư trên địa bàn thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận đã được thúc đẩy bởi sự phát triển kinh tế Chính những thuận lợi đó đã tạo ra những mâu thuẫn, bất đồng giữa các đơn vị kinh doanh Và khi không thể tự giải quyết tranh chấp, công ty phải đưa họ ra tòa để giải quyết Giải quyết tranh chấp kinh tế tại tòa án thường là giải pháp cuối cùng mà các đương sự lựa chọn khi các biện pháp đàm phán, hòa giải không mang lại kết quả thỏa đáng Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế, và phán quyết của tòa án là mang tính bắt buộc đối với các bên tranh chấp Do đó, khi lựa chọn giải quyết tranh chấp kinh tế tại tòa án, các đương sự cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố liên quan, bao gồm thời gian, chi phí và hiệu quả giải quyết tranh chấp.

2.2.1 Thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại TAND TP.Phan Thiết có thể được phản ánh qua những ưu điểm sau:

Khi giải quyết xung đột kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân, Thẩm phán và Hội đồng xét xử phải tuân thủ các chuẩn mực được quy định trong các văn bản pháp luật như Hiến pháp, luật tố tụng dân sự cũng như các văn bản pháp luật có liên quan khác Hệ thống này mang tính toàn diện và mang lại cho Tòa án Nhân dân khả năng giải quyết các khiếu nại thương mại một cách hợp pháp Do đó, có thể thấy được lợi ích gì từ việc giải quyết tranh chấp kinh doanh và thương mại?

Thứ nhất, các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại được giải quyểt trên địa bàn Thành phố PT ngày càng hiệu quả và tiến bộ Với khả năng giải quyết hiệu quả các tranh chấp thương mại phức tạp, Tòa án Nhân dân Thành phố Phan Thiết đã củng cố ổn định chính trị, thúc đẩy nền kinh tế và nâng cao mức sống Một thành tựu đáng chú ý là tòa án đã siêng năng theo đuổi để đạt được mục tiêu của mình, đặc biệt là nâng cao chất lượng của các phán quyết

Thứ hai, các vụ việc tranh chấp diễn ra hầu hểt được xét xử đúng nội dung, thẩm quyền về nội dung TAND Thành phố Phan Thiết đã thụ lý giải quyết hàng trăm vụ án kinh doanh, thương mại Các vụ án dân sự, hình sự xảy ra thường xuyên hơn tranh chấp thương mại, kinh doanh trong việc thụ lý và giải quyết của Tòa án Tuy nhiên cũng đạt được những thay đổi đáng kể về chất lượng xét xử.

Thứ ba, các vụ việc tranh chấp diễn ra được xét xử công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho người tham gia tố tụng cũng như những người có quyển và nghĩa vụ liên quan có thể dễ dàng theo dõi và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2.2.2 Nhược điểm của thực trạng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại TAND TP.Phan Thiết.

Tuy có những ưu điểm, nhưng cũng không thể bỏ qua những hạn chế, nhược điểm như:

Thứ nhất, về thẩm quyền và trình tự thụ tục giải quyết tranh chấp.

Nhiều vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại có nội dung tranh chấp phức tạp, khi xét xử đã có xảy ra một số sai sót trong tranh chấp về chủ thể và nội dung dẫn đến áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại chưa chính xác Vẫn còn một số vụ án giải quyết tranh chấp sai đối tượng, chủ thể, chủ thể tranh chấp chưa được xác định đúng, nhiều trường hợp bị bỏ qua những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Về trình tự thủ tục, thời gian tiến hành xét xử đôi khi vẫn còn chậm trễ chưa diễn ra theo dùng thời gian theo luật định Một số thủ tục như hòa giải, gửi tổng đạt các giấy tờ chưa chính xác theo thời gian quy định.

Thứ hai, sự thiếu hiểu biết về pháp luật: Thiểu am hiểu pháp luật, nhiều người chỉ vì quen biết hoặc vì chút lợi nhuận (do các bên tự thỏa thuận với nhau) hoặc nhẹ dạ cả tin đã dùng tài sản của mình để bảo đảm cho các doanh nghiệp thể chấp vay vốn tại các ngân hàng Khi các doanh nghiệp này kinh doanh, sản xuất thua lỗ, không có khả năng trả nợ, dẫn đến nợ quá hạn kéo dài, những tài sản bảo đảm của bên thứ ba đã bị các ngân hàng xử lý để trả nợ thay cho các doanh nghiệp Mặc dù là giao dịch dân sự, trên cơ sở tự nguyện, nhưng hợp đổng thể chấp có liên quan đến bên thứ ba lại phát sinh rất nhiều vấn để, dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện

Với những tồn tại bất cập trong việc giải quyết tranh chấp thương mại của Tòa án nhân dân TP.Phan Thiết, những bất cập ấy cần khắc phục và chủ động hơn trong việc xét xử các vụ việc thương mại Các bất cập trong hoạt động của Tòa án cần được giải quyết sớm, bởi đây là cơ quan tư pháp của nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, là nơi doanh nghiệp tin tưởng vào sự công bằng trong môi trường kinh doanh .

2.2.3 Những yếu tố dẫn đến bất cập khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại TAND TP.Phan Thiết.

Có một số nguyên nhân chính dẫn đến bất cập khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng Tòa Án tại thành phố Phan Thiết Nguyên nhân của những bất cập này có thể được phân thành hai nhóm chính: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

* **Tính chất phức tạp của tranh chấp kinh doanh thương mại Tranh chấp kinh doanh thương mại thường có tính chất phức tạp cao, liên quan đến nhiều yếu tố pháp lý, kỹ thuật, tài chính, Điều này đòi hỏi Tòa án phải có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm giải quyết tranh chấp dày dặn Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế - xã hội, nguồn lực của Tòa án thành phố Phan Thiết còn hạn chế, nên khó đáp ứng được yêu cầu giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại một cách hiệu quả.

* **Hệ thống pháp luật về kinh doanh thương mại còn chưa hoàn thiện Hệ thống pháp luật về kinh doanh thương mại của Việt Nam hiện nay vẫn còn một số bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn giải quyết tranh chấp Điều này dẫn đến việc việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

* **Quá tải công việc: Tòa Án thành phố Phan Thiết có thể đối mặt với tình trạng quá tải công việc, đặc biệt là khi số lượng tranh chấp kinh doanh thương mại tăng lên Việc quá tải công việc có thể dẫn đến tình trạng chậm trễ trong xử lý các vụ việc và kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp.

* **Trình độ hiểu biết pháp luật của doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp ở Phan Thiết nói riêng còn hạn chế Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp không nắm được đầy đủ các quy định pháp luật về kinh doanh thương mại, từ đó dễ dẫn đến các tranh chấp.

* **Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kinh doanh thương mại đến doanh nghiệp còn chưa được quan tâm đúng mức Điều này dẫn đến doanh nghiệp chưa nắm được đầy đủ các quy định pháp luật, từ đó dễ dẫn đến các tranh chấp.

Ngày đăng: 23/09/2024, 14:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Được trích tại khoản 6 Điều 3 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP để hướnng dẫn thi hành một số nội dung của BLTTDS sửa đổi năm 2011.II. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT Khác
1. Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngoài tại tòa án ở Việt Nam của tác giả Phan Hoài Nam (2018) Khác
4. Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của tác giả Nguyễn Thị Hương (2022) Khác
5. Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn Tuyết (2021) Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại" của tác giả Nguyễn Văn Đạt (2020) Khác
6. Một số vấn đề về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại của tác giả Vũ Việt Anh (2023) Khác
7. Nghiên cứu về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngoài tại trọng tài thương mại Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương (2022) Khác
8. Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo quy tắc thương mại quốc tế của tác giả Nguyễn Văn Đạt (2021) Khác
9. Giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo pháp luật Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Lan Khác
10.Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo pháp luật Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Huyền Khác
11.Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Lan.III. WEB SITE Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w