1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài vận dụng thuyết phát triển nhận thức của j piaget vào phát triển kỹ năng giải quyết vấn Đề của trẻ 5 6 tuổi trong hoạt Động làm quen với toán

18 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận dụng Thuyết phát triển nhận thức của J.Piaget vào phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm
Người hướng dẫn TS. Phạm Phước Mạnh
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Giáo dục Mầm non
Chuyên ngành Giáo dục Mầm non
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,6 MB

Nội dung

Những kiến thức và kỹ năng mà em được học từ thầy đã giúp em không chỉ hiểu rõ hơn về sự phát triển tâm lý của trẻ em mà còn nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc áp dụng nhữ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

TIỂU LUẬN

CÁC LÍ THUYẾT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ TRẺ EM

Đề tài: Vận dụng Thuyết phát triển nhận thức của J.Piaget vào phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán

Sinh viên thực hiện: Lớp Đại học Mầm non-Q9K16

Nguyễn Thị Thanh Tâm

MSSV: 47.06.902.039

Hồ Chí Minh - Tháng 08/2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy TS Phạm Phước Mạnh vì đã hướng dẫn và

đồng hành cùng em trong quá trình hoàn thành tiểu luận môn "Các lý thuyết về sự phát triển tâm lý trẻ em" Những kiến thức và kỹ năng mà em được học từ thầy đã giúp em

không chỉ hiểu rõ hơn về sự phát triển tâm lý của trẻ em mà còn nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc áp dụng những lý thuyết này trong thực tiễn giáo dục và nuôi dạy trẻ Quá trình làm tiểu luận không chỉ là một cơ hội để em ôn tập lại các lý thuyết đã học mà còn giúp em phát triển kỹ năng nghiên cứu, phân tích và trình bày một cách hệ thống Em rất trân trọng những góp ý quý báu và sự chỉ dẫn tận tình của thầy trong suốt thời gian em thực hiện tiểu luận này

Một lần nữa, em xin cảm ơn thầy và mong rằng sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn của thầy trong các môn học sắp tới Em xin kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp giảng dạy và nghiên cứu

Trang 3

Lí do chọn đề tài 2

I Giới thiệu chung về giáo dục hoà nhập 3

1 Khái niệm giáo dục hoà nhập 3

2 Mục tiêu giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật 3

II Trẻ rối loạn phổ tự kỉ (Children with Autism) 4

1 Khái niệm 4

2 Biểu hiện của rối loạn phổ tự kỉ và những ảnh hưởng của nó đến học tập và phát triển của trẻ 4

3 Phát hiện sớm hội chứng tự kỉ ở trẻ em 6

III Điều chỉnh một số vấn đề để hỗ trợ cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 8

1.Những kĩ năng cần chuẩn bị cho trẻ rối lọan tự kĩ trước khi đến trường 8

2 Đề xuất các điều chỉnh cơ bản về chương trình dành cho trẻ rối loạn tự kỉ 9

3 Lập kế hoạch và đề xuất những điều mà nhà trường và giáo viên cần chuẩn bị đễ sẵn sàng đón trẻ học hòa nhập 11

IV Công cụ hỗ trợ cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ học hòa nhập 14

1 Tính năng của ứng dụng: 14

2 Lợi ích của ứng dụng: 15

3 Tính ứng dụng của ứng dụng: 15

15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 4

Lí do chọn đề tài

Việc phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề cho trẻ em ở độ tuổi 5-6 tuổi là một nhiệm vụ giáo dục quan trọng, vì đây là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng trước khi trẻ bước vào cấp tiểu học Ở độ tuổi này, trẻ đang ở giai đoạn tiền thao tác (Preoperational Stage) theo Jean Piaget, một giai đoạn mà trẻ bắt đầu phát triển khả năng tư duy biểu tượng, sử dụng trí tưởng tượng và ngôn ngữ để hiểu về thế giới Tuy nhiên, trong giai đoạn này, trẻ vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu các khái niệm trừu tượng, và do đó, việc học tập thông qua trải nghiệm thực tế và các hoạt động cụ thể là vô cùng cần thiết

Lý thuyết phát triển nhận thức của Jean Piaget cung cấp một khung lý thuyết vững chắc để hiểu và hỗ trợ quá trình phát triển nhận thức của trẻ em Piaget cho rằng trẻ em phát triển trí tuệ thông qua các giai đoạn cụ thể, và ở mỗi giai đoạn, cách trẻ suy nghĩ và giải quyết vấn đề

sẽ thay đổi Ở giai đoạn tiền thao tác, trẻ bắt đầu sử dụng các biểu tượng để suy nghĩ nhưng vẫn cần sự hỗ trợ từ các hoạt động thực hành để hiểu rõ hơn về các khái niệm

Việc chọn đề tài "Vận dụng thuyết phát triển nhận thức của Jean Piaget vào phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ 5-6 tuổi trong hoạt động làm quen với toán" xuất

phát từ mong muốn ứng dụng các nguyên lý của Piaget để thiết kế các hoạt động toán học phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ Toán học, với các khái niệm cụ thể như số đếm, hình học

và các phép tính đơn giản, là một lĩnh vực lý tưởng để trẻ thực hành và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề Bằng cách sử dụng các hoạt động trực quan, thực tế, trẻ có thể học cách phân tích, suy luận và đưa ra giải pháp cho các vấn đề toán học, đồng thời phát triển tư duy logic Ngoài ra, đề tài này còn nhằm mục đích đóng góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non bằng cách cung cấp một phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học Thực tế cho thấy, nhiều giáo viên và phụ huynh chưa có đủ công cụ và kiến thức để hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt trong lĩnh vực toán học Bằng cách vận dụng lý thuyết của Piaget, em mong muốn tạo ra các hoạt động học tập không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng toán học mà còn hỗ trợ sự phát triển nhận thức tổng thể, chuẩn bị tốt cho các giai đoạn học tập sau này Cuối cùng, việc chọn đề tài này cũng phản ánh mong muốn cá nhân của em trong việc áp dụng các lý thuyết tâm lý học phát triển vào thực tiễn giáo dục Em tin rằng, bằng cách kết hợp lý thuyết của Piaget với các phương pháp giáo dục hiện đại, chúng ta có thể tạo ra một môi trường học tập phù hợp, hiệu quả, giúp trẻ em phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo từ những bước đầu tiên của cuộc đời

Trang 5

I Giới thiệu chung về giáo dục hoà nhập

1 Khái niệm giáo dục hoà nhập

Giáo dục hoà nhập là một triết lý giáo dục dựa trên quan điểm xã hội về khuyết tật, trong đó nhìn nhận mọi trẻ đều có khả năng và nhu cầu riêng Những khó khăn của trẻ trong quá trình học tập và hoạt động sống trong xã hội không hoàn toàn do khiếm khuyết của trẻ mà do môi trường xã hội, đặc biệt là trường học đã không thay đổi và tìm cách đáp ứng khả năng và nhu cầu đó

Theo Luật Giáo dục 2019 (bắt đầu chính thức có hiệu lực vào 01/7/2020), tại điều

15, qui định: “Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng khác nhau của người học; đảm bảo quyền học tập bình đẳng, chất lượng giáo dục, phù hợp với nhu cầu, đặc điểm và khả năng của người học; tôn trọng sự đa dạng, khác biệt của người học và không phân biệt đối xử”

Có thể thấy rằng, giáo dục hòa nhập phát triển dựa trên quan điểm xã hội trong việc nhìn nhận tích cực về trẻ khuyết tật nói riêng và những trẻ có nhu cầu đặc biệt nói chung Giáo dục hòa nhập là dành cho mọi trẻ em, kể cả trẻ khuyết tật, không tính đến nguồn gốc xã hội, dân tộc, kinh tế, mức độ khuyết tật Như vậy, những trẻ có năng khiếu, trẻ em đường phố, trẻ em lao động, trẻ em thuộc các dân tộc sống hẻo lánh hoặc

du cư, các nhóm thiểu số về mặt ngôn ngữ, hoặc nhóm cư dân thiệt thòi hoặc bị đẩy ra ngoài xã hội cũng được xem là đối tượng của giáo dục hòa nhập (Garguilo, R M, 2006; UNICEF Việt Nam, 2015)

Theo định nghĩa trên, giáo dục hòa nhập có nghĩa là đón nhận mọi trẻ em trong đó

có trẻ khuyết tật, không có sự phân biệt, vào học trong các trường phổ thông Bằng cách thay đổi thái độ trong cách nhìn nhận sự đa dạng, sự khác biệt giữa các cá nhân, trẻ khuyết tật có thể được nhìn nhận ở góc độ tích cực hơn Đồng thời, nó cũng đòi hỏi trẻ em phải học tập để biết sống và biết học hỏi lẫn nhau Giáo dục hòa nhập có ý nghĩa sâu sắc đó là các thành viên cộng đồng sẵn sàng chấp nhận sự đa dạng và thay đổi để đáp ứng với sự đa dạng đó Giáo dục hoà nhập thừa nhận mọi trẻ em là khác nhau, và sự khác nhau đó có thể đóng góp để tạo ra một môi trường nhà trường tốt hơn cho tất cả mọi người Do đó, công tác giáo dục và dạy học hoà nhập cần được điều chỉnh cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của từng cá nhân

2 Mục tiêu giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật

- Giúp người khuyết tật được hưởng quyền học tập bình đẳng như những người học khác

- Đáp ứng quyền được tự do, không tách biệt, tham gia vào mọi hoạt động xã hội theo khả năng và có cơ hội cống hiến

- Tạo điều kiện và cơ hội cho người khuyết tật học văn hóa, học nghề, phát triển hài hoà và tối đa khả năng của bản thân để phát triển nhân cách và hòa nhập cộng đồng (Lê Tiến Thành và cộng sự, 2009)

Trang 6

II Trẻ rối loạn phổ tự kỉ (Children with Autism)

1 Khái niệm

Khái niệm được chấp nhận phổ biến hiện nay, tự kỉ là một dạng khuyết tật phát triển kéo dài suốt cuộc đời, làm ảnh hưởng trầm trọng tới quan hệ xã hội, giao tiếp và tưởng tượng

Theo DSM-IV (1994) tự kỷ là rối loạn phát triển diện rộng ảnh hưởng đến nhiều mặt phát triển của trẻ, trong đó

nổi bật nhất là 3 lĩnh vực khiếm

khuyết:

- Khiếm khuyết về giao tiếp

- Khiếm khuyết về tương tác xã

hội

- Có hành vi lặp đi lặp lại và

cứng nhắc trong suy nghĩ

Ngày nay, người ta không

còn xem “tự kỷ” là một “bệnh”

nữa mà là một rối loạn phát

triển diện rộng và kéo dài suốt

đời trẻ

2 Biểu hiện của rối loạn phổ tự kỉ và những ảnh hưởng của nó đến học tập và phát triển của trẻ

2.1 Các biểu hiện của trẻ có rối loạn phổ tự kỉ thể hiện khiếm khuyết ở các mặt phát triển sau:

- Tương tác xã hội: Khó khăn trong các quan hệ liên cá nhân, liên hệ mang tính xã

hội, thích chơi một mình, tách rời khỏi những người xung quanh, không quan tâm đến việc chia sẻ niềm vui, sự yêu ghét Thiếu sự tiếp xúc bằng mắt, không đáp lại lời người khác, không nhận biết được cảm xúc của người khác

- Giao tiếp: Khó khăn trong việc hiểu

và sử dụng ngôn ngữ và các công cụ phi ngôn ngữ Gặp khó khăn trong việc bắt đầu hoặc duy trì cuộc hội thoại, hay dùng ngôn ngữ lặp đi lặp lại (nhại lời)

- Tưởng tượng: Trẻ gặp nhiều khó khăn trong sự phát triển các hoạt động chơi và

tưởng tượng: Chỉ chơi với đồ vật theo một cách rập khuôn, quan tâm đến một vài chi

6

Trang 7

tiết nhất định, chỉ chơi ở mức độ cảm giác Khi học kĩ năng xã hội, trẻ không biết liên

hệ kĩ năng đã học vào tình huống cụ thể, mà chỉ thực hiện máy móc những gì được học

2.2 Các đặc điểm hành vi

- Hành vi rập khuôn:

+ Trẻ có những hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần, có những định hình về các vận động cơ thể, những cử động mang tính rập khuôn

+ Trẻ có vẻ như có niềm yêu thích bẩm sinh với những vật giống và tương tự nhau, né tránh

sự mới mẻ Trẻ thường đòi theo một thông lệ đặc biệt, chống lại việc có thay đổi dù nhỏ

- Các vấn đề hành vi khác:

+ Vấn đề về ăn: Một số trẻ chỉ ăn một số loại thức ăn, từ chối thức ăn mới, có thể nôn khi ăn đồ lạ

+ Vấn đề về ngủ: Trẻ có thể thức cả đêm

hoặc ngủ li bì cả ngày, hoặc thức dậy lúc

nửa đêm và lục lọi đồ vật

+ Quá tăng động: Không chịu ngồi yên,

chạy nhảy lung tung không biết mệt

+ Quá ù lì: Thu mình trong một góc, tránh

gặp gỡ người khác

+ Hung dữ: Ném đồ vật, đánh bạn, tự

đánh mình, giật đồ chơi, tự làm đau

+ Tâm trạng không ổn định và đôi khi

không bình thường: Lúc vui, lúc buồn vô

cớ, khóc cười không rõ nguyên nhân, sợ

hãi vô lí

+ Hành vi giới tính: Một vài trẻ biểu hiện

khá nghiêm trọng, có hành vi giới tính và

tình dục không phù hợp

7

Trang 8

3 Phát hiện sớm hội chứng tự kỉ ở trẻ em

3.1 Giai đoạn 0 - 6 tháng

- Thiếu những cử chỉ thể hiện sự vui

mừng khi mẹ đến gần, nhòn ngắm,

vuốt ve

- Không tỏ ra quan tâm, thích thú khi

có người đến gần chăm sóc

- Giữ thái độ yên lặng và có phần

lạnh lùng đối với lời nói và khuôn

mặt của mẹ, người thân

- Có những tác động thể hiện sự né

tránh khi được bế ở tư thế đối diện

- Cả ngày yên lặng, ít cử động

- Khi thì quá ngoan, khi thì khóc

không rõ lí do và khó dỗ

- Khi người thân chuẩn bị bế lên, trẻ không có cử chỉ chờ đợi, không có cử chỉ mở 2 tay đón nhận

- Trương lực cơ cứng hoặc quá mềm nhũn

- Rối loạn giấc ngủ

- Thiếu phản xạ bú mút

- Thiếu bi bô phát âm

- Không có nụ cười mang tính xã hội (4-6 tháng) khi có người lại gần vui đùa

3.2 Giai đoạn 6-12 tháng

- Không có cử chỉ vui mừng, thích thú khi có mẹ hay người thân lại gần

- Các cử chỉ không thích ứng một cách

tự nhiên với hoàn cảnh

- Không quan tâm đến âm thanh, hình ảnh, thế giới đồ vật quen thuộc Quan tâm thái quá đến các tác nhân kích thích (ánh sáng, vật quay tròn, khe hở, vật nhỏ li ti )

- Không có phản ứng lo sợ khi gặp người lạ

8

Trang 9

3.3 Giai đoạn 12-24 tháng

- Không thể hiện sự chia sẻ chú ý: Không chỉ vào đồ vật, không nhìn theo hướng tay chỉ của người khác

- Có thể không cảm thấy lo sợ khi bị tách khỏi bố mẹ

- Không để ý đến sự có mặt của người lạ

- Không tò mò khám phá môi trường xung quanh

- Chơi với đồ vật một cách khác thường: xoay tròn, lặp đi lặp lại một cách chơi, xếp vật theo đường thẳng

3.4 Giai đoạn 24-36 tháng

- Trẻ không biết chơi giả vờ

- Thích ở một mình, không để ý đến những trẻ khác

4 Nguyên nhân

Cho tới thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được một nguyên nhân đơn lẻ nào gây ra rối loạn phổ tự kỉ, các nhà nghiên cứu về cơ bản cho rằng nguyên nhân gây nên rối loạn phổ tự kỉ có thể là sự tương tác giữa yếu tố gen và môi trường Vì vậy, tất cả các những “nguyên nhân” được đề cập dưới đây thực tế là các

“yếu tố nguy cơ”, nghĩa là những yếu tố làm gia tăng khả năng mắc rối loạn phổ tự kỉ

ở một trẻ nào đó, chứ không phải là nguyên nhân chắc chắn dẫn tới rối loạn phổ tự kỉ Giả thuyết cho rằng tự kỷ có liên quan đến di truyền: Những nghiên cứu hiện đại đã tìm thấy một số chỉ báo cho thấy những ảnh hưởng của gen đối với bệnh tự kỷ Theo các nhà nghiên cứu nguy cơ có trẻ thứ hai có rối loạn phổ tự kỷ cao gấp 15 đến 30 lần

so với cha mẹ có trẻ có mốc phát triển điển hình Nếu một trẻ sinh đôi cùng trứng có

9

Trang 10

rối loạn phổ tự kỷ thì anh chị em sinh đôi sẽ có khả năng có rối loạn phổ tự kỉ cao khoảng 36% đến 91%, nếu sinh đôi khác trứng thì tỷ lệ này là 0 - 5%

Các yếu tố môi trường thường được đề cập tới như: sinh muộn, sinh non, xuất huyết trong khi sinh, sự bất an của sản phụ, trầm cảm, uống thuốc, nhiễm vi-rút, tiền sản giật, các biến chứng trước khi sinh và sau khi sinh, do thuốc giục sinh, phơi nhiễm với các chất độc trong môi trường sống, môi trường giáo dục kém chất lượng

III Điều chỉnh một số vấn đề để hỗ trợ cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 1.Những kĩ năng cần chuẩn bị cho trẻ rối lọan tự kĩ trước khi đến trường

Việc chuẩn bị kĩ năng học tập cho trẻ tự kỉ trước khi đến trường là rất quan trọng để giúp trẻ thích ứng tốt hơn với môi trường học tập và xã hội

- Xây dựng kỷ luật và thói quen:

+ Giúp trẻ tự kỉ phát triển các thói quen hàng ngày như đánh răng, rửa mặt, ăn sáng

đúng giờ

+ Hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động cơ bản như cởi áo, mặc quần áo, giày dép

- Phát triển kỹ năng giao tiếp:

+ Khuyến khích trẻ tự kỉ tham gia các hoạt

động xã hội nhỏ trong gia đình hoặc cùng

bạn bè để rèn luyện kỹ năng giao tiếp

+ Hỗ trợ trẻ trong việc sử dụng từ ngữ thích

hợp để diễn đạt cảm xúc, yêu cầu và mong

muốn của mình

-Chuẩn bị về mặt kỹ năng học tập:

+ Dạy trẻ các kỹ năng cơ bản như cầm bút,

vẽ, cắt dán để chuẩn bị cho việc viết và các hoạt động học tập khác

+ Phát triển khả năng tập trung và thực hiện các nhiệm vụ đơn giản

- Giới thiệu về môi trường học tập:

+ Cho trẻ tự kỉ thăm quan trường học trước khi bắt đầu lớp học chính thức, để trẻ có thể quen với không gian và các hoạt động thường ngày ở trường

10

Trang 11

- Hỗ trợ về mặt tinh thần:

+ Tạo sự ủng hộ tích cực từ gia đình và các

người thân

+ Điều chỉnh lịch trình và các hoạt động để

giảm thiểu sự căng thẳng và lo lắng của trẻ

- Hợp tác với nhà trường và các chuyên

gia:

+ Tham gia vào các buổi hội thảo hoặc các

lớp huấn luyện dành cho phụ huynh về cách

giúp đỡ trẻ tự kỉ chuẩn bị sẵn sàng cho trường học

 Chuẩn bị kỹ năng học tập cho trẻ tự kỉ yêu cầu sự kiên nhẫn, sự quan tâm và hỗ trợ từ các bậc phụ huynh và nhà trường Bằng cách tạo ra môi trường ủng hộ và cung cấp các kỹ năng cần thiết, trẻ tự kỉ có thể đạt được sự thành công trong học tập và sự thích ứng tốt hơn với cuộc sống xã hội

2 Đề xuất các điều chỉnh cơ bản về chương trình dành cho trẻ rối loạn tự kỉ

Việc tổ chức tiết dạy lớp trong môi trường giáo dục hoà nhập được thực hiện dựa trên một nguyên tắc quan trọng là sự điều chỉnh Theo đó, điều chỉnh là sự thay đổi về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm giúp trẻ phát triển tốt nhất trên cơ sở những năng lực của cá nhân

Việc điều chỉnh là cốt lõi trong dạy học hoà nhập vì trẻ khuyết tật và trẻ bình thường

có nhiều điểm khác biệt (nói rộng hơn, là mọi trẻ em/trẻ đều có sự khác biệt với nhau)

về khả năng nhận thức, về kinh nghiệm, hiểu biết, về sở thích, khuynh hướng

Điều chỉnh sẽ giúp trẻ khuyết tật nói chung, trẻ rối loạn phổ tự kỉ nói riêng có thể tham gia vào hoạt động học tập dựa trên cơ sở vận dụng những kiến thức, kĩ năng hiện

có để lĩnh hội những tri thức và kĩ năng mới; thu hẹp khoảng cách giữa khả năng hiện

có của trẻ với chương trình học tập phổ thông; nâng cao tính tương hợp giữa cách học của trẻ và phương pháp giảng dạy của giáo viên; bù trừ những khó khăn về nhận thức, hành vi, giác quan

2.1 Điều chỉnh mục tiêu

Điều chỉnh mục tiêu được thực hiện trong quá trình xây dựng mục tiêu của kế hoạch giáo dục cá nhân, và xây dựng mục tiêu cho từng bài học cụ thể Việc xác định mục tiêu về cơ bản là căn cứ trên mức độ phát triển hiện tại của trẻ và mục tiêu của chương trình/môn/bài học

11

Ngày đăng: 11/11/2024, 20:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w