Việc các nhân viên trong doanh nghiệp thực hiện tốt công việc của mình, các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định nhân sự đúng đắn sẽ có thể giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thực hiện mụ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN KHOA KINH TẾ
Môn học: Quản Trị Nhân Lực Bài Thảo Luận Nhóm
Hải Dương, tháng 10 năm 20
Trang 2Lời Cam Đoan Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung của đề tài là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả, số liệu trong đề tài là trung thực và hoàn toàn khách quan Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình
Trang 3Lời Mở Đầu
Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp đang phải cạnh tranh với nhau nhằm chiếm lĩnh thị trường và thực hiện mục tiêu của tổ chức Trong hoàn cảnh đó, doanh nghiệp phải biết tận dụng những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu để tạo ra lợi thế cạnh tranh Những lợi thế có thể là vốn công nghệ Song một lợi thế ít tốn kém nhất mà lại mạng lại hiệu quả cao nhất đó chính là nguồn nhân lực của doanh nghiệp Việc các nhân viên trong doanh nghiệp thực hiện tốt công việc của mình, các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định nhân sự đúng đắn sẽ có thể giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thực hiện mục tiêu mà tổ chức đã đề ra Để làm được điều đó các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một hệ thống đánh giá thực hiện công việc Mà trong đó việc xây dựng quy trình đánh giá thực hiện công việc là vô cùng quan trọng Vì vậy nhóm chọn đề tài “xây dựng quy trình đánh giá thực hiện công việc tại công ty Vinamilk" để có cái nhìn tổng quan về công tác xây dựng quy trình đánh giá thực hiện công việc và một số nhận xét về công tác đánh giá thực hiện công việc trong một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân
Trang 4Mục Lục
Lời Cam Đoan 2
Lời Mở Đầu 3
CHƯƠNG 1:LÝLUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TRONGDOANH NGHIỆP 5
1.1Khái niệm và vai trò đánh giá thực hiện công việc 5
1.1.1Khái niệm 5
1.1.2Vai trò 6
1.1.2.1Mục đích 6
CHƯƠNG 2:MỔ TẢ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY SỮA VINAMILK 8
2.1: Lịch sử hình thành 8
2.2:Lĩnh vực hoạt động của Công Ty 9
2.3:Cơ cấu tổ chức 10
2.3: Quy mô lao động và quy mô tài chính của công ty sữa vinamilk 11
2.3.1:Quy mô lao động 11
2.3.2:Quy mô tài chính 11
CHƯƠNG 3:ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CỦA CÔNG TY SỮA VINAMLIK 13
3.1 Quy trình đánh giá thực hiện công việc của công ty Vinamilk 13
3.2 Xây dựng kế hoạch đánh giá thực hiện công việc 13
3.3: Xác định tiêu chuẩn và phương pháp đề suất đánh giá thực hiện công việc 14
Chương 4:Các đề suất giải pháp đánh giá thực hiện công việc 17
Tài Liệu Tham khảo 19
Trang 5CHƯƠNG 1:LÝLUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TRONGDOANH NGHIỆP
1.1Khái niệm và vai trò đánh giá thực hiện công việc
1.1.1Khái niệm
Thực tế “Đánh giá thực hiện công việc” được gọi theo nhiều tên, có nơi gọi
là “Đánh giá công tác”, có nơi gọi là “Bình bầu thi đua”, có nơi gọi là “Bình xét lao động tiên tiến”, có nơi gọi là “Xếp loại lao động” Mặc dù có nhiều cách gọi khác nhau về đánh giá thực hiện công việcnhư trên nhưng thực chất mọi người đều hiểu: Đánh giá thực hiện công việc là sự đánh giá có hệ thốngvà chính thứctình hình thực hiện công việc của NLĐtrong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng theo định kỳ và có sự thảo luận về
sự đánh giá đó với NLĐ
Đánh giá có hệ thốngđược hiểu là sựđánh giá một cách toàn diện liên quan đến nhiều mặt, nhiều khíacạnh của tình hình thực hiện công việc, rồi mới xem xét đến kết quả của quá trình thực hiện công việc Như vậy nó không chỉ đơn giản dừng lại ở việc đánh giá tình hình thực hiện công việctrên khía cạnh khối lượng công việc hoàn thành so với chỉ tiêu được giao, chất lượng công việc màcó các khía cạnh khác như năng lực chuyên môn, thái độ làm việc cũng như phẩm chất cá nhân của NLĐ Những yếu tốnàythật sự hiệu quả đối với công tác đánh giá, giúp cho nhà quản lý có một cái nhìn tương đối sâu và rộng về hiệu quả làm việc của nhân viên.Đánh giá có tính hệ thống còn thường được thể hiện qua các phương pháp: đánh giá bằng phương pháp khoa học và đánh giá có tính chu kỳ Đánh giá bằng phương pháp khoa học thì phù hợp với tính chất công việc của Doanh nghiệp và phản ánh các nhiệm vụ trong công việccần phải thực thi như Đánh giá có tính chu kỳ được xác định sẵn như hàng tháng, sáu tháng hay cuối năm
Về tính chính thứccủa hoạt động đánh giá, nó được thể hiện ở việc ban hành các văn bản công khai và được phê chuẩn, trong đó quy định cụ thểhoạt động đánh giá như chỉ rõ mục tiêu của việc đánh giá, các tiêu chí đánh giá, phương pháp đánh giá, chu kỳ đánh giá hay cách thức đánh giá, chấm điểm, biểu mẫu, khen thưởng hay kỷ luật và các quy địnhkèm theo.Ngoài ra, hoạt động đánh giá không phải do ý chủ quan của người quản lý mà còn có sự thảo luận, thống nhất với NLĐmột cách công khai, rõ ràng.Tất cả các cấp bậc quản lý cũng như các nhân viên đều cho rằng ĐGTHCV là một hoạt động quản lý nguồn nhân lực quan trọng, đa dạng và cần thiết phải được thực hiện trong tất cả các tổ chức, doanh nghiệp
Trang 61.1.2Vai trò
1.1.2.1Mục đích
ĐGTHCV là một hoạt động quản lý nguồn nhân lực quan trọng và luôn tồn tại trong tất cả các tổ chức ĐGTHCV có thể thực hiệnmột cách chính thức hoặc không chính thức tùy thuộc vào mục đích của đánh giá Chung quy lại ĐGTHCV có các mục đích sau:
Thứ nhất, đối với người quản lý cấp cao, trưởng bộ phận, bộ phận chuyên trách nguồn nhân lựccó thể đưa ra được các quyết định nhân sựđúng đắntrong tương lai.Các vấn đề về lương, thưởnglà những hoạt động thường chuyên của tổ chức, ngoài ra các vấn đề về đề bạt thăng chức, xuống cấp hay thuyên chuyển, giãn thợ, thôi việc cũng được các nhà quản lý đưa ra dựa trên sự thực hiện công việccủa NLĐ Thông tin phản hồi trong đánh giá giúp nhà quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về những suy nghĩ và mong đợi của NLĐ Qua việc trao đổi trực tiếp với NLĐ, ngườiquản lý sẽ có sự thấu hiểu, đồng cảm với NLĐđể có thể đưa ra những quyết định nhân sự phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của NLĐ
-Đánh giá hiệu quả làm việc của NLĐ trongquá khứ và nâng cao hiệu quả làm việc trong tương lai
-Đánh giá xem NLĐ có xứng đáng được thưởng hoặc tăng lương hay không
-Xem xét lại những công việc đã thực hiện nhằm xác định tồn tại, điểm yếu cần khắc phục, xác định khả năng tiềm ẩn chưa sử dụng đến của NLĐ, từ đó xây dựng những chương trình đào tạophát triển, tập huấn phù hợp
-Đặt mục tiêu và xây dựng kế hoạch hành động nhằm giúp nhân viên định hướng nghề nghiệp
-Xác định các năng lực tiềm tàng của NLĐ và khả năng được thăng tiến trong tương lai
-Để tăng động lực cho NLĐ-Xác định những khâu yếu kém, những tồn tại cần phải cải thiện hoặc thay đổi
-Xác định, đánh giá năng lực nhân sự hiện nay và nhu cầu cần thêm phục
vụ công tác lập kế hoạch cho doanh nghiệp
-Nhận được sự phản hồi của NLĐvề phương thứcquản lý và chính sách của doanh nghiệp Cải thiện sự trao đổi thông tin trong công việc giữa các cấp khác nhau
Thứ hai, đối với NLĐđánh giá thực hiện công việc giúp NLĐthừa nhận thành tích của mình có đúng hay không? Ngoài ra, NLĐhiểu và tự cải tiến khả năng làm việc của mình cũng như thay đổi để phù hợp với mong muốn của tổ chức NLĐsẽ nhận được sự giúp đỡ từ tổ chức và người quản lý để có
Trang 7những điều chỉnh, thay đổi phù hợp với vị trí công việc của họvà mục tiêu của tổ chức Sự thấu hiểu giữa người quản lý và NLĐsẽ tạo điều kiện tốt cho công việc của cả hai bên Các nhà quản lý sẽ có những quyết định kịp thời
và chính xác hơn, NLĐdo vậy cũng có những điều chỉnh thay đổi kịp thời
về cách thức làm việc cũng như hành vi, thái độ mà từ đó nâng cao năng suất lao động, hoàn thành mục tiêu của tổ chức
1.1.2.2Ýnghĩa của đánh giá thực hiện công việc
-Đánh giá sự hiệu quả của hoạt động quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức:
So sánh các kết quả ĐGTHCV sau các chu kỳ đánh giá của tổ chức, ta sẽ rút
ra được hiệu quả của các quyết định nhân sự trong tổ chức đó Nếu lãnh đạo công ty có những chính sách phù hợp thì ở chu kỳ đánh giá sau sẽ thu được những kết quả đánh giá khả quan hơn do NLĐnỗ lực hơn trong công việc cũng như do họ được sắp xếp, bố trí vào vị trí phù hợp hơn với năng lực của mìnhvà được khen thưởng, kỷ luật một cách công bằng
-Làm căn cứ cho các hoạt động nhân sự khác trong tổ chức:
Sau khi tiến hànhĐGTHCV, cán bộ chuyên trách nguồn nhân lựccủa tổ chức sẽ tập hợpđược những kết quả đánh giá về quá trình làm việc, hoạt độngcủaNLĐ, những mặt đạt được và nhữngđiểm yếucủa họ Đó chính là những căn cứ để giúp nhàquản lý đưa ra các quyết định nhân sựđúng đắn,giúp bộ phận quản lý nguồn nhân lực và lãnh đạo cấp cao có thể đánh giá được những thắng lợi của các hoạt động chức năng về nguồn nhân lực như tuyển mộ, tuyển chọn, định hướng, thăng tiến, đào tạo kiểm điểm mức độ đúng đắn của các hoạt động đó, từ đó có các phương hưóng điều chỉnh phù hợp
-Khuyến khích, tạo động lực cho NLĐ:
Nếu ĐGTHCVđược tiến hành một cách đúng đắn, khoa học và công bằng sẽ tạo động lực cho NLĐcải tiến đạo đức và hành vi làm việc của mình theo hướngtích cực Ngược lại, nếu một tổ chứckhông thực hiện quá trình ĐGTHCVhoặc tiến hành đánh giá một cách hời hợt dựa trên sự đánh giá chủ quan của người đánh giáthì NLĐ có thể sẽ được hưởng các đãi ngộ như nhauhoặc chỉ căn cứ theo thâm niên, chức vụhoặc theo ý muốn chủ quan của người đánh giá bất kể kết quả THCVcủa họ như thếnào Như vậy
sẽ làm sai lệch kết quả THCVcủa NLĐ, làm giảm động lực làm việc của họ,tạo ra tâm lý ỷ lại, không nỗ lực phấn đấu trong công việc.Vấn đề đặt ra với mọi tổ chức là xây dựng và quản lýhệ thống đánh giá có tác dụng hoàn thiện sự THCVcủa NLĐvà tạo động lực cho họ làm việc tích cực
Là cơ sở tăng cường sự trao đổi thông tin giữa NLĐvà người quản lý cấp trên: Khi tiến hànhĐGTHCV, người đánh giá thường là cấp trêntrực tiếpcủa NLĐ Việc thực hiện đánh giá sẽ giúp những người quản lý này hiểu rõ
Trang 8hơn về nhân viên của mình NLĐcũng sẽ có cơ hội để tiếp xúc với lãnh đạo thông qua quá trình phản hồi kết quả đánh giá.Đồng thời việc sử dụng hệ thống đánh giá và thông tin phản hồi các kết quả đánh giá với NLĐ có ảnh hưởng rất lớn trong việc xây dựng và phát triển đạo đức, bầu không khí tâm
lý -xã hội trong các tập thể lao động
CHƯƠNG 2:MỔ TẢ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY SỮA VINAMILK
2.1: Lịch sử hình thành
Lịch sử phát triển của Vinamilk bắt đầu từ năm 1976 và đã trải qua nhiều giai đoạn quan trọng:
1976: Vinamilk được thành lập từ việc tiếp quản 3 nhà máy sữa sau chế độ cũ
1980: Giai đoạn hình thành và phát triển ban đầu
1986 - 2003: Thời kỳ đổi mới, mở rộng sản xuất và thị trường
2003 - nay: Cổ phần hóa và phát triển mạnh mẽ, với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán và mở rộng ra thị trường quốc tế
2016: Đánh dấu 40 năm hình thành và phát triển, khẳng định vị thế trên thị trường sữa toàn cầu
2017: Ra mắt sản phẩm sữa tươi 100% Organic và khánh thành trang trại bò sữa Organic đầu tiên tại Đà Lạt
2018: Tiên phong ra mắt sản phẩm Sữa tươi 100% A2 đầu tiên tại Việt Nam 2019: Vào Top 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ đô tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương và mở rộng các trang trại bò sữa
2021: Kỷ niệm 45 năm thành lập, Vinamilk không chỉ là công ty dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam mà còn là Thương hiệu Quốc gia trên bản đồ ngành sữa toàn cầu
2.2:Lĩnh vực hoạt động của Công Ty
Hoạt động kinh doanh chính của công ty này bao gồm chế biến, sản xuất và mua bán sữa tươi, sữa đóng hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa chua, sữa đặc, sữa đậu nành, thức uống giải khát và các sản phẩm từ sữa khác Các mặt hàng của Vinamilk cũng được xuất khẩu sang một số quốc gia
Trang 9như Campuchia, Phillippines, Úc và một số nước Trung Đông Doanh thu xuất khẩu chiếm 13% tổng doanh thu của công ty Năm 2011, Vinamilk mở rộng hoạt động sản xuất, chuyển hướng sang phân khúc trái cây và rau củ Không lâu sau phân khúc hàng mới, dòng sản phẩm đạt được thành công với 25% thị phần tại kênh bán lẻ tại siêu thị Tháng 2 năm 2012, công ty mở rộng sản xuất sang mặt hàng nước trái cây dành cho trẻ em
Chăn nuôi bò sữa: Vinamilk quản lý 16 nhà máy trong và ngoài nước, cùng với 15 trang trại bò sữa Đàn bò sữa của Vinamilk có hơn 140.000 con, cung cấp hơn một triệu lít sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày
Sản xuất nguyên vật liệu: Vinamilk không chỉ sản xuất sữa và các sản phẩm
từ sữa, mà còn sản xuất các nguyên vật liệu liên quan như đường
Trang 102.3:Cơ cấu tổ chức
1 Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, gồm các
cổ đông đại diện
2 Hội đồng quản trị: Quản lý và định hướng hoạt động của công ty.
3 Ban kiểm soát: Giám sát tài chính và hoạt động của công ty.
Trang 114 Ủy ban kiểm toán: Đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ quy định về kiểm
toán
5 Ủy ban chính sách nhân sự: Quản lý chính sách nhân sự và phát triển nhân
lực
6 Ban lương thưởng: Quyết định về lương và thưởng cho cán bộ quản lý.
7 Tổng Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm về hoạt động
kinh doanh
2.3: Quy mô lao động và quy mô tài chính của công ty sữa vinamilk
2.3.1:Quy mô lao động
Vinamilk hiện quản lý 16 nhà máy trong và ngoài nước, cùng với 15 trang trại bò sữa Đàn bò sữa của Vinamilk có hơn 140.000 con, cung cấp hơn một triệu lít sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày1
Song song đó, Vinamilk chăm lo đời sống, ổn định thu nhập và an toàn sức khỏe cho gần 10.000 người lao động trong bối cảnh dịch bệnh
2.3.2:Quy mô tài chính
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã cổ phiếu VNM - sàn HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2024 với doanh thu thuần đạt 16.656 tỷ đồng,
tăng gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái Qua đó, thiết lập mức doanh thu theo quý cao nhất lịch sử 47 năm hoạt động của doanh nghiệp ngành sữa này Con số
này cũng cao hơn gần 3% so với mức đỉnh doanh thu gần nhất được thiết lập hồi quý 3/2021 (16.194 tỷ đồng)
Dữ liệu chi tiết cho thấy, thị trường nước ngoài chiếm 18,5% tổng doanh thu trong quý vừa qua của Vinamilk Trong đó, doanh thu xuất khẩu ghi nhận mức
Trang 12tăng trưởng lên tới 37% so với hồi quý 2/2023, đạt 1.740 tỷ đồng Các chi nhánh nước ngoài của Vinamilk tại Camphuchia và Mỹ cũng đóng góp 1.384 tỷ đồng vào
cơ cấu doanh thu, tăng trưởng 21,8%
Trong khi đó, thị trường nội địa đem về cho Vinamilk khoản doanh thu 11.850 tỷ đồng trong quý 2/2024, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái Đây cũng
là mức tăng trưởng cao nhất trong 03 quý gần đây của Vinamilk tại thị trường nội địa trong bối cảnh các khó khăn kinh tế đã tác động tiêu cực đến sức tiêu thụ toàn ngành sữa Việt Nam
Diễn biến giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu VNM của Vinamilk từ đầu năm 2024 đến nay (Nguồn: TradingView)
Về triển vọng nửa cuối năm nay, như Tạp chí Công Thương đã thông tin, kết quả kinh doanh của Vinamilk được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực khi dự án
Tổ hợp chăn nuôi và chế biến thịt bò Vinabeef Tam Đảo chính thức đi vào vận hành thương mại trong quý 4/2024
Theo cập nhật mới nhất của hãng Chứng khoán DSC, tổ hợp Vinabeef Tam Đảo đã thử nghiệm được 20 lứa và cho kết quả khả quan Dự kiến dự án này có thể đem về cho Vinamilk khoản doanh thu lên đến 2.550 tỷ đồng mỗi năm
Bên cạnh đó, sau giai đoạn chậm trễ triển khai do phải giải quyết các thủ tục về đất đai, Vinamilk dự kiến sẽ đẩy mạnh việc thi công các dự án lớn trở lại trong quý 3/2024, bao gồm Dự án Nhà máy sữa Hưng Yên với công suất thiết kế 400 triệu lít sữa/năm, tổng mức đầu tư 4.600 tỷ đồng
Tính đến ngày 30/6/2024, quy mô tài sản của Vinamilk đạt 54.194 tỷ đồng, tăng gần 3% so với thời điểm đầu năm Chiếm tỷ trọng lớn nhất, tương đương 43% cơ cấu tài sản của Vinamilk vẫn là tiền gửi có kỳ hạn với 23.166 tỷ đồng Nửa đầu