17 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .... Ngoài ra, Triết học Mác –
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Nhóm: L13_18
VÀ Ý THỨC VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ NÀY
XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Bài tậ ớn môn: p l Triết h ọc Mác -Lênin
TP H Ồ CHÍ MINH – 10/2022
Trang 2BÁO CÁO PHÂN CÔNG NHIỆM V Ụ VÀ KẾT QU Ả
(ghi rõ họ tên, ký tên)
Nguyễn Thị Thanh Tuyền
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU 4
PHẦN NỘI DUNG 7
Chương 1 7
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN 7
VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 7
1.1 Khái niệm và cấu trúc của hình thái kinh tế xã hội- 7
1.1.1 Phạm trù vật chất 7
1.1.2 Phạm trù ý thức 11
1.2 Mối quan hệ giữa vật chất với ý thức và ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ này 12
1.2.1 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 12
1.2.2 Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 15
Tiểu kết Chương 1 16
Chương 2 17
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 17
2.1 Những thành tựu và hạn chế của sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 17
2.1.1 Những thành tựu của sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 17
2.1.2 Những hạn chế của sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 23
2.2 Những bài học từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức đối với sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 25
2.2.1 Đổi mới phải tôn trọng các quy luật khách quan, đẩy mạnh phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân hướng tới xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc 25
2.2.2 Phát huy yếu tố chủ quan, xây dựng và phát huy các giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam; kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh 29
Tiểu kết Chương 2 35
PHẦN KẾT LUẬN 36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
Trang 4CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG TIỀU LUẬN
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Triết học Mác – Lênin là nền tảng và là kim chỉ nam của cách mạng Việt Nam, việc nắm bắt và hiểu những quy luật này sẽ giúp cá cá nhân góp phần vào c công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Để xã hội ngày càng phát triển thì phải phát huy tối đa vai trò tích cực của ý thức, vai trò tích cực của nhân tố con người, nhận thức đúng quy luật khách quan Nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức giúp con người biết tôn trọng khách quan, đồng thời biết phát huy tính năng động chủ quan để nhận thức và giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra một cách hiệu quả nhất
Ngoài ra, Triết học Mác – Lênin có rất nhiều vấn đề được nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đời sống con người, đến tự nhiên, xã hội như vật chất, ý thức, mối quan hệ biện chứng, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm… Và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học trong mọi thời đại Đây cũng
là nội dung quan trọng đầu tiên của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là nền tảng tư tưởng để Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng, phát triển lý luận về CNXH và con đường lên CNXH ở Việt Nam Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đó có triết học Mác – Lênin và quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc soi đường cho sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam hiện nay
Đảng Cộng sản Việt Nam kiên định vận dụng sáng tạo tư tưởng của V.I nin vào sự nghiệp xây dụng CNXH ở Việt Nam thời kỳ đổi mới Việt Nam sau
Lê-35 năm đổi mới tuy có nhiều thành tựu, nhưng cũng còn những hạn chế thách thức lớn Việc làm rõ cơ sở sở lý luận quán triệt, vận dụng mối quan hệ giữa vật chất
và ý thức vẫn là vấn đề cần thiết, có giá trị lý luận và thực tiễn cao
Trang 6Với những lý do trên, nhóm đã chọn nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức Vận dụng mối quan hệ này trong sự nghiệp đổi mới đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay” làm bài tập lớn cho môn Triết học Mác – Lênin
2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của tiểu luận
- Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
- Phạm vi nghiên cứu: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức và việc vận dụng mối quan hệ này trong sự nghiệp đổi mới đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay
3 Mục tiêu, nhiệm vụ của tiểu luận
Từ việc nghiên cứu quan điểm của triết học Mác – Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, tiểu luận rút ra những bài học cần thiết đối với sự nghiệp đổi mới đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay
Với mục tiêu đó, tiểu luận có các nhiệm vụ như sau:
- Trình bày quan điểm của triết học Mác – Lênin về vật chất, ý thức, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức; ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ này
- Khái quát những thành tựu và hạn chế của sự nghiệp đổi mới đi lên CNXH
ở Việt Nam hiện nay
- Rút ra những bài học từ việc nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức đối với sự nghiệp đổi mới đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay
Trang 74 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Bên cạnh đó tác giả cũng sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Phương pháp phân tích; Phương
pháp tổng hợp; Phương pháp so sánh; Phương pháp thống kê
4 Kết cấu của tiểu luận
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được kết cấu thành 2 chương, 4 tiết
Chương 1: Quan điểm của triết học Mác – Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Chương 2: Vận dụng quan điểm của triết học Mác – Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong sự nghiệp đổi mới đi lên CNXH ở Việt Nam hiện nay
Trang 8PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1.1 Khái niệm và cấu trúc của hình thái kinh tế xã hộ - i
1.1.1 Phạm trù vật ch ất
- Quan điểm trước Mác về vật chất và định nghĩa vật chất
+ Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm về vật chất:
Về mặt nhận thức luận, chủ nghĩa duy tâm cho rằng con người hoặc là không thể, hoặc là chỉ nhận thức được cái bóng, cái bề ngoài của sự vật, hiện tượng Như vậy, các nhà triết học duy tâm đã phủ nhận đặc tính tồn tại khách quan của vật chất
+ Quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất:
Quan điểm nhất quán từ xưa đến nay của các nhà triết học duy vật là thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích tự nhiên Lập trường đó là đúng đắn, song chưa đủ để các nhà duy vật trước
C.Mác đi đến một quan niệm hoàn chỉnh về phạm trù nền tảng này
Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại: các nhà duy vật thời cổ đại quy vật chất về một hay một vài dạng cụ thể và xem chúng là khởi nguyên của thế giới, tức là quy vật chất về những vật hữu hình, cảm tính đang tồn tại ở thế giới bên ngoài, chẳng hạn như nước, lửa, không khí, nguyên tử coi đó là cái đầu tiên mà từ đó suy ra mọi cái còn lại Quan điểm này tuy còn thô sơ nhưng có ưu điểm căn bản là cơ sở đầu tiên của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan Điều này đối lập với quan điểm duy tâm tôn giáo coi cơ sở đầu tiên của thế giới là tinh thần, ý thức Học thuyết nguyên tử là một bước phát triển mới trên con đường hình thành phạm trù vật chất trong triết học, tạo cơ sở triết học mới cho nhận thức khoa học sau này
Trang 9Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XV – XVIII: mang hình thức chủ nghĩa duy vật siêu hình, quy vật chất về các thuộc tính của vật như là khối lượng, quảng tính, hay kết cấu nguyên tử Quan niệm này đã có tính khoa học tuy nhiên nó còn mang nặng tính siêu hình cơ giới, máy móc Do đó những quan niệm này cuối cùng cũng
bị khoa học bác bỏ
Thành tựu khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX làm đảo lộn tất cả thế giới quan khoa học và triết học Các thành tựu đó đã chứng minh rằng: nguyên tử không phải là phần tử nhỏ bé nhất, do vậy không thể quy vật chất về nguyên tử Vật chất với các thuộc tính của nó không phải là bất biến, tất cả không ngừng được sinh ra và không ngừng được chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác Những thành tựu đó đã gây khủng hoảng cho giới khoa học tự nhiên và các nhà triết học khi chính chúng đối lập gay gắt với những quan niệm máy móc siêu hình đang thống trị trong thời kỳ bấy giờ, khiến cho các nhà khoa học đứng trên lập trường đó hoài nghi tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật và rồi rơi vào chủ nghĩa duy tâm: vật chất cũng có thể biến mất, chủ thể trở thành cái có trước, cái còn lại duy nhất là chúng ta và cảm giác cùng tư duy để tổ chức những cảm giác
đó
Khủng hoảng đó đã đặt ra các yêu cầu để Lênin khắc phục, trước hết là giúp các nhà khoa học tự nhiên thoát khỏi khủng hoảng, đồng thời bác bỏ luận điệu xuyên tạc của chủ nghĩa duy tâm cũng như chỉ ra sai lầm của các nhà duy vật cũ Một yêu cầu quan trọng nữa là phát triển hơn nữa chủ nghĩa duy vật dựa trên các thành tựu khoa học tự nhiên mới nhất
Trang 10+ Định nghĩa của Lênin về vật chất:
Lênin đã kế thừa tư tưởng tiếng bộ của Karl Marx và Angghen về vật chất:
“Vật chất không phải cái gì khác hơn là tổng số những vật thể, từ đó người ta rút
ra khái niệm ấy bằng con đường trừu tượng hóa” hay “Vật chất với tính cách là vật chất, không có sự tồn tại cảm tính” thành một khái niệm hoàn chỉnh nhất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản
ảnh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
Định nghĩa đã khái quát những nội dung sau:
• Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan – cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức
• Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan của con người thì đem lại cho con người cảm giác
• Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó
- Phương thức, hình thức tồn tại của vật chất
+ Phương thức tồn tại của vật chất
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động là phương thức tồn tại của vật chất và là thuộc tính cố hữu của vật chất Vật chất và vận động không tách rời nhau, vật chất chỉ có thể tồn tại bằng cách vận động và thông qua
sự vận động mà biểu hiện Bất cứ sự vật, hiện tượng nào dù trong tự nhiên hay trong xã hội, là vật thể vô cùng lớn như các ngôi sao, thiên hà, hay vật thể vô cùng nhỏ như các hạt cơ bản, dù thuộc giới vô sinh hay hữu sinh cũng đều tồn tại
trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng
Trang 11Dựa vào những thành tựu khoa học của thời đại mình, Ph.Angghen đã chia vận động của vật chất thành năm hình thức cơ bản: cơ học, vật lý, hóa học, sinh học và xã hội Việc phân chia đối tượng và định ra mối quan hệ giữa các ngành khoa học đồng thời cũng tiết lộ ra các nguyên lý đặc trưng trong sự tương quan giữa các hình thức vận động của vật chất Sự vận động không ngừng của vật chất không làm loại trừ mà trái lại còn ẩn chứa trong đó sự đứng im tương đối Chiếu theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đứng im là trạng thái ổn định
về chất của sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ và điều kiện cụ thể, nó là hình thức biểu hiện cho sự tồn tại thật sự của các sự vật, hiện tượng và là điều kiện tiên quyết cho sư vận động chuyển hóa của vật chất Chính vì vậy, đứng im chỉ có tính tạm thời, chỉ xảy ra trong một mối quan hệ nhất định chứ không phải trong mọi mối quan hệ cùng một thời điểm, chỉ xảy ra với một hình thức vận động nào đó, tại một thời điểm nào đó, chứ không phải cùng một lúc với mọi hình thức vận động Có thể nói đứng im là một hình thức đặc biệt của vận động, là vận động trong thế cân bằng, chưa làm thay đổi về chất, vị trí, hay hình dáng, kết cấu sự
vật
+ Hình thức tồn tại của vật chất
Không gian và thời gian là các hình thức tồn tại của vật chất Không gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính, sự cùng tồn tại, trật tự, kết cấu và sự tác động lẫn nhau Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động xét về mặt độ dài diễn biến, sự kế tiếp của các quá trình Không gian và thời gian
là hai thuộc tính, hai hình thức tồn tại khác nhau của vật chất vận động, nhưng chúng không tách rời nhau Tính chất của không ian và sự biến đổi của nó liên ggắn liền với tính chất và sự biến đổi của thời gian và ngược lại Chính vì lẽ đó, không gian và thời gian thực chất là một thể thống nhất Vật chất có ba chiều
không gian và một chiều thời gian
Trang 121.1.2 Ph ạm trù ý thức
- Nguồn gốc ý thức
Nguồn gốc tự nhiên của ý thức gắn liền với sự hình thành và phát triển của
bộ óc con người Óc người là khí quan vật chất của ý thức Ý thức là chức năng của bộ óc người Mối quan hệ giữa bộ óc người hoạt động bình thường và ý thức
là vô cùng chặt chẽ, khăng khít Ý thức là hình thức phản ánh đặc trưng mà chỉ con người mới có, là hình thức phản ánh cấp cao nhất của thế giới vật chất và là
sự phản ánh thế giới hiện thực bởi bộ óc con người Theo đó sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc của con người sở hữu năng lực phản ánh hiện thực khách quan chính là nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Theo Ph.Angghen, nguồn gốc xã hội của ý thức được tác động trực tiếp bởi hai yếu tố là lao động và ngôn ngữ, hai yếu tố này vừa là gốc rễ vừa là tiền đề trong quá trình ra đời và phát triển ý thức Thông qua các hoạt động lao động đổi mới thế giới khách quan mà con người đã từng bước nhận thức được thế giới, có
ý thức ngày càng sâu sắc về thế giới Tính chất xã hội của lao động đã làm phát sinh nhu cầu giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm giữa các thành phần trong xã hội Từ
đó hình thành nên ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức
Nó xuất hiện trở thành “vỏ vật chất” của tư duy; là hiện thực trực tiếp của ý thức;
là cách để ý thức tồn tại với thân phận là một sản phẩm của xã hội – lịch sử
- Bản chất ý thức
Bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người Ý thức là phản ánh thế giới khách quan, nó không phản ánh sự vật, mà là chỉ “hình ảnh” của sự vật bên trong bộ óc người Ý thức tồn tại phi cảm tính, đối lập với các đối tượng vật chất mà nó phản ánh luôn tồn tại cảm tính Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, nội dung mà ý thức phản ánh là khách quan, còn hình thức
Trang 13là chủ quan Ý thức là cái vật chất ở bên ngoài “di chuyển” vào trong não bộ của con người và biến hóa ở trong đó Ý thức không phải là kết quả của sự phản ánh ngẫu nhiên, đơn lẻ, thụ động thế giới khách quan mà trái lại, đó là kết quả của quá trình phản ánh có hướng đích, có mục tiêu rõ rệt Hơn hết, nó còn là hiện tượng
xã hội, ý thức hình thành, phát triển gắn liền với hoạt động thực tiễn của xã hội
1.2 M i quan h ố ệ giữ a v t chậ ất với ý thức và ý nghĩa phương pháp luận
c ủa m i quan h ố ệ này
1.2.1 M i quan h ố ệ giữ a v t chậ ất và ý thức
- Vai trò của vật chất đối với ý thức
Vật chất quyết định ý thức
- Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc ý thức
Vật chất là cái tồn tại khách quan, vĩnh viễn trong thời gian và không gian
Ý thức chỉ là kết quả của một quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người Không thể có ý thức trước khi có con người hay ý thức nằm ngoài con người, độc lập với con người Phải có thế giới xung quanh là tự nhiên và xã hội bên ngoài con người mới tạo ra được ý thức, hay nói cách khác ý thức là sự tương tác giữa bộ não con người
và thế giới khách quan
Phải có lao động và ngôn ngữ đây chính là nguồn gốc xã hội của ý thức - Nhờ có lao động mà các giác quan của con người phát triển phản ánh tinh tế hơn đối với hiện thực Ngôn ngữ là cầu nối để trao đổi kinh nghiệm, tình cảm, hay là phương tiện thể hiện ý thức Ở đây ta cũng nhận thấy rằng nguồn gốc của xã hội
có ý nghĩa quyết định hơn cho sự ra đời của ý thức
Trang 14- Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức
Ý thức, dưới bất kỳ hình thức nào đều là sự phản ánh của thế giới khách quan, đều nảy sinh trên những tiền đề vật chất nhất định Những yếu tố tình cảm ban đầu của con người, tình gia đình, tình huyết thống cũng xuất phát từ những tiền đề vật chất Quan hệ vật chất mở rộng thì tình cảm của con người cũng mở rộng Những tri thức về thế giới, kể cả tri thức kinh nghiệm lẫn tri thức lý luận cũng đều là sự phản ánh những mối liên hệ, những cái vốn có từ thế giới bên ngoài
Vai trò của vật chất đối với ý thức trong đời sống xã hội được bộc lộ ở mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Trong đời sống xã hội, sự phát triển của kinh tế quy định sự phát triển của đời sống văn hóa
Xã hội phát triển càng cao, điều kiện vật chất thay đổi thì đời sống tinh thần sẽ ngày càng phong phú, đa dạng
-Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức:
Bản chất của ý thức là phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan, tức
là thế giới vật chất được dịch chuyển vào bộ óc con người và được cải biên trong
đó Vậy nên vật chất là cơ sở để hình thành bản chất của ý thức
- Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức:
Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với sự biến đổi của vật chất Vật chất thay đổi thì ý thức cũng phải thay đổi theo Vật chất luôn vận động và biến đổi nên con người cũng ngày càng phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, thì
dĩ nhiên ý thức cũng phát triển cả về nội dung và hình thức phản ánh
- Vai trò của ý thức đối với vật chất
Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
Trang 15- Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc con người nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “đời sống” riêng, không lệ thuộc máy móc vào vật chất mà tác động trở lại thế giới vật chất
- Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện, hoàn cảnh vật chất để phục vụ cho cuộc sống con người
- Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động, hành động của con người, nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại Ý thức không trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới
mà nó trang bị cho con người tri thức về hiện tượng khách quan để con người xác định mục tiêu, kế hoạch, hành động nên làm Sự tác động của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng:
• Tích cực: Khi phản ánh đúng đắn hiện thực, ý thức sẽ là động lực thúc đẩy vật chất phát triển
• Tiêu cực: Khi phản ánh sai hiện thực, ý thức có thể kìm hãm sự phát triển của vật chất
- Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, nhất
là trong thời đại ngày nay, khi mà tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù rất to lớn nhưng không thể vượt quá tính quy định của những tiền đề vật chất xác định, phải dựa vào các điều kiện khách quan và năng lực chủ quan của các chủ thể hoạt động
Trang 161.2.2 Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan h ệ giữ a v t chậ ất và ý
th ức
Trong nhận thức và thực tiễn con người phải tôn trọng khách quan, xuất phát
từ thực tế khách quan đồng thời phát huy tính năng động chủ quan Mọi nhận thức, hành động, chủ trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có Cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí Không được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng
Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân
tố con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ, trì trệ, thiếu tính sáng tạo Điều này đòi hỏi con người phải coi trọng ý thức, coi trọng vai trò của tri thức, phải tích cực học tập, nghiên cứu khoa học, đồng thời phải tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý chí, nghị lực của bản thân
Phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lợi ích, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, xã hội dựa trên thái độ khách quan
Trang 17Ti ểu kết Chương 1
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong
đó vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức nhưng không thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con người
Vật chất và ý thức có quan hệ 2 chiều và tác động qua lại lẫn nhau Mối quan
hệ giữa vật chất và ý thức được thể hiện qua nhận thức và thực tiễn như sau:
- Thứ nhất: V t chậ ất có vai trò quyết định ý thức
- Thứ hai: Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại v t ch t ậ ấTìm hiểu về vật chất, về nguồn gốc, bản chất của ý thức, về vai trò của vật chất, của ý thức có thể thấy: v t chậ ất là nguồn g c cố ủa ý thức, quyết định n i dung ộ
và khả năng sáng tạo ý thức; là điều kiện tiên quyết để thực hiện ý ức; ý thứ th c chỉ có khả năng tác động trở lại vật chất, sự tác động ấy không phải tự thân mà phải thông qua hoạt động th c ti n (hoự ễ ạt động v t ch t) cậ ấ ủa con người S c mứ ạnh của ý thức trong s ự tác động này phụ thuộc vào trình độ phản ánh của ý thức, mức
độ thâm nhập của ý thức vào những người hành động, trình độ tổ ch c của con ứngười và những ềđiu ki n vật chệ ất, hoàn cảnh vật chất, trong đó con người hành động theo định hướng của ý thức
Trang 18Chương 2 VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI
MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Những thành tựu và hạn ch ế của sự nghiệp đổi mới đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
2.1.1 Những thành tựu c ủa sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Vi ệt Nam hiện nay
“Qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, lý luận về đường lối đổi mới, về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có nghĩa ý lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới Vớitất cả sự khiêm tốn, chúng tavẫn có thể nói rằng:Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay…”1
Nhìn lại cuộc hành trình hơn 35 năm qua, có thể khẳng định đường lối đổi mới là đúng đắn, sáng tạo, con đường đi lên CNXH là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của đất nước ta vì phù hợp với thực tiễn đất nước và xu thế phát triển của thời đại
Về kinh tế, nhờ thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế của nước ta bắt đầu phát triển và phát triển liên tục với tốc độ tương đối cao và ổn định trong suốt 35 năm qua với mức tăng trưởng trung bình khoảng 7% mỗi năm Đặc biệt trong năm
2020, trong bối cảnh dịch COVID 19 tác động mạnh đến mọi nền kinh tế trên thế giới, gây thiệt hại về kinh tế lẫn xã hội, phần lớn các nước có mức tăng trưởng âm hoặc rơi vào tình trạng suy thoái Nhưng kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dương 2,91%, giúp Việt Nam trở thành nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực nhờ sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta, sự đoàn kết của toàn dân tộc, đất nước ta đã đạt được những thành tích, dấu ấn nổi bật
Trang 19-Những nỗ lực đổi mới trong suốt 35 năm qua đã giúp môi trường đầu tư ở nước ta liên tục được cải thiện, nhờ đó càng thu hút được nhiều vốn đầu tư để phát triển Đẩy mạnh công nghiệp gắn liền với phát triển tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường Việt Nam cũng đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm để phát triển để làm động lực cho phát triển kinh tế vùng, miền và cả nước Nhìn chung, các lĩnh vực kinh tế của nước ta đều có những bước tiến mạnh mẽ
Qua 35 năm, từ chỗ thiếu ăn, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới Kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản, như cà phê, gạo, hạt điều, rau quả, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ luôn duy trì ở mức cao Các mặt hàng xuất khẩu khác cũng có bước tiến lớn Đặc biệt, trong bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid 19 khiến hoạt động thương -mại và đầu tư thế giới suy giảm, thì “tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 vẫn đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2019; xuất siêu 19,1 tỷ USD - cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016” Với 2kim ngạch xuất nhập khẩu ấn tượng đã đưa Việt Nam xếp thứ 22 thế giới về quy
mô kim ngạch và năng lực xuất khẩu, đứng thứ 26 về quy mô thương mại quốc
tế
Về xã hội, trong những năm đổi mới, Việt Nam rất coi trọng việc thực các chính sách xã hội vì hạnh phúc con người, coi đây là thể hiện tính ưu việt, bản chất của chế độ XHCN Chính sách xã hội đảm bảo và không ngừng nâng cao đời sống vật của toàn dân về học tập, ăn, ở, đi lại, chữa bệnh…Giảm tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất mức có thể
Đảng ta quan tâm phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học, coi chúng là quốc sách hàng đầu Tiến cảnh cải cách toàn diện giáo dục, nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo ở các cấp học Quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển, chất lượng
Trang 20đào tạo từng bước đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, “cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, trong đó 18/63 tỉnh, thành phố đạt mức độ 3 (năm 2016 mới có 12/63 tỉnh); phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1, trong đó có 19/63 tỉnh, thành phố đạt mức độ 2, mức độ 3 Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99%, được đánh giá cao trong khu vực (đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN, sau Singapore), Theo báo cáo năm 2020 của Ngân hàng Thế giới, giáo dục Việt Nam đứng thứ
15, tương đương với các nước như Hà Lan, New Zealand, Thụy Điển Vị thế các trường Đại học của Việt Nam đã nâng lên trong bảng xếp hạng Châu Á và thế giới, năm 2019, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam xếp thứ 68/196 quốc gia trên thế giới, tăng 12 bậc so với năm 2018 Lần đầu tiên, Việt Nam có 4 trường đại học vào top 1.000 trường đại học tốt nhất thế giới; có 11 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam nằm trong danh sách 500 trường đại học hàng đầu châu Á.”3
Trong 35 đổi mới, Nước ta luôn nhất quán chính sách là giảm nghèo bền vững đi đôi với khuyến khích làm giàu hợp pháp, chính đáng Tỷ lệ hộ người nghèo cả nước giảm bình quân 1,5 2%/ năm Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo cả nước -giảm từ 60% trước đổi mới xuống còn 9,5%, năm 2013 còn 7,5%, phấn đấu đến năm 2015 còn dưới 5% Thành tựu về giảm nghèo của Việt Nam được Liên Hiệp quốc công nhận và đánh giá cao
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được củng cố và phát triển,
hệ thống cơ sở y tế được hình thành trên địa bàn cả nước và nâng cao chất lượng Đầu tư cơ sở vật chất, trang bị y tế Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có
hệ thống y tế hoàn chỉnh, làm chủ được nhiều kỹ thuật công nghệ cao như: ghép tim, gan, thận…Năm 2020 khi cả thế giới lao đao với dịch bệnh COVID 19, chúng -
3 Hà Cường (27/01/2021), Bộ trưởng GD & ĐT: Chất lượng giáo dục Việt Nam nâng lên, quốc tế đánh giá cao Truy cập từ https://vtc.vn/bo-truong- gd dt - -chat-luong-giao- duc -viet-nam-nang-len-quoc- -danh-gia- te cao -