1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vận dụng mối quan hệ này trong sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay

50 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối Quan Hệ Biện Chứng Giữa Vật Chất Và Ý Thức. Vận Dụng Mối Quan Hệ Này Trong Sự Nghiệp Đổi Mới Đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Phạm Trung Tấn, Hồ Thị Hồng Thắm, Bùi Hữu Thắng, Nguyễn Phú Thắng, Trần Đức Thắng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Huỳnh Như
Trường học Đại Học Bách Khoa
Chuyên ngành Triết Học Mác - Lênin
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 5,19 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Khái niệm và cấu trúc của hình thái kinh tế - xã hội (9)
    • 1.1.1. Phạm trù vật chất (4)
      • 1.1.1.1. Quan điểm trước Mác về vật chất và định nghĩa vật chất (9)
      • 1.1.1.2. Phương thức, hình thức tồn tại của vật chất (11)
    • 1.1.2. Phạm trù ý thức (4)
      • 1.1.2.1. Nguồn gốc của ý thức (13)
      • 1.1.2.2. Bản chất của ý thức (17)
      • 1.1.2.3. Kết cấu của ý thức (18)
  • 1.2. Mối quan hệ giữa vật chất với ý thức và ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ này (4)
    • 1.2.1. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức (4)
      • 1.2.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình (20)
      • 1.2.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng (21)
    • 1.2.2. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức (4)
  • 2.1. Những thành tựu và hạn chế của sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt (4)
    • 2.1.1. Những thành tựu của sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay (4)
    • 2.1.2. Những hạn chế của sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay (4)
  • 2.2. Những bài học từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức đối với sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay (5)
    • 2.2.1. Đổi mới phải tôn trọng các quy luật khách quan, đẩy mạnh phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân hướng tới xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc (5)
    • 2.2.2. Phát huy yếu tố chủ quan, xây dựng và phát huy các giá trị văn hóa, sức mạnh (5)

Nội dung

Ăngghen cũng chỉ rõ rằng các sự vật, hiện tượng của thế giới, dù rất phong phú, muôn vẻ nhưng chúng vẫn có một đặc tính chung, thống nhất là tính vật chất - tính tồn tại độc lập không lệ

Khái niệm và cấu trúc của hình thái kinh tế - xã hội

Mối quan hệ giữa vật chất với ý thức và ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ này

Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Chương 2 : VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC TRONG SỰ

NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN

Những thành tựu và hạn chế của sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt

Những thành tựu của sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

Những hạn chế của sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

Những bài học từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức đối với sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

Đổi mới phải tôn trọng các quy luật khách quan, đẩy mạnh phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân hướng tới xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Phát huy yếu tố chủ quan, xây dựng và phát huy các giá trị văn hóa, sức mạnh

1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ khi ra đời đến nay, lịch sử triết học là lịch sử đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm Cuộc đấu tranh đó trước hết xuất phát từ việc lý giải vấn đề căn nguyên của thế giới Đứng trước vô số các sự vật, hiện tượng, quá trình của thế giới xung quanh, các nhà triết học đều đưa ra câu hỏi cái gì đó tạo ra rất nhiều ý kiến khác nhau đó, tựu trùng lại, có hai ý kiến đối lập nhau Có loại ý kiến cho rằng, cái sinh ra các sự vật, hiện tượng phong phú,đa dạng của thế giới xung quanh chúng ta là tinh thần quan điểm này là quan điểm duy tâm Chủ nghĩa duy tâm quan điểm cho rằng tư duy, ý thức của con người là xuất phát điểm, là nguyên nhân, cội nguồn của mọi sự vật hiện tượng chúng chẳng qua chỉ là những phức hợp của cảm giác, tư giác v.v… của chúng ta mà thôi Còn chủ nghĩa duy tâm khách quan thì lý luận rằng có một thực thể tinh thần tồn tại trước thế giới vật chất, tự nhiên, xã hội và con người là ý niệm tuyệt đối Đối lập với chủ nghĩa duy tâm là chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy vật cho rằng thế giới này là vật chất, vật chất là cơ sở tồn tại của mọi sự vật, hiện tượng; mọi sự vật, hiện tượng xung quanh chúng ta chỉ là sự biểu hiện các dạng khác nhau của vật chất đang vận động (quan điểm duy vật) Đối với chủ nghĩa duy vật nói chung, phạm trù vật chất là phạm trù xuất phát,cơ bản,trung tâm,xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống triết học của mình Mặc dù phong phú và đa dạng đến đâu thì cũng quy về hai lĩnh vực: vật chất và ý thức Có nhiều quan điểm triết học xoay quanh vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, nhưng chỉ có quan điểm điểm triết học Mác-Lênin là đúng và đầy đủ đó là : vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau Vật chất quyết định sự ra đời của ý thức, đồng thời ý thức tác động trở lại vật chất Quan điểm này của Lênin đã đề cao vai trò vô cùng quan trọng của nguyên tắc tôn trọng khách quan, theo đó, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tiễn khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình có như vậy thì mới không vi phạm sai lầm và đạt được thành quả mong muốn Ngược lại, những mục đích, đường lối, chủ trương không xuất phát từ hiện thực, không phản ánh nhu cầu và tính tất yếu của hiện thực thì sẽ không đúng đắn và không có khả năng trở thành hiện thực Nếu đường lối, chủ trương, chính sách thoát ly đời sống, áp đặt chủ quan thì sẽ rơi vào bệnh chủ quan duy ý chí, hành động bất chấp quy luật khách quan, dẫn đến thất bại trong thực tiễn.

Trước năm 1986, đất nước ta đã gặp nhiều khó khăn bởi một nền kinh tế trì trệ, một hệ thống quản lý yếu kém cũng là do một phần không nhận thức đúng và đầy đủ về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Vấn đề này đã được nhận thức đúng sau đổi mới ở đại hội VI, và quả nhiên đã dành rất nhiều thắng lợi sau khi đã chuyển nền kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của cơ quan nhà nước theo quy định hướng xã hội chủ nghĩa Với mong muốn tìm sâu, đi sâu về vấn đề nêu trên nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vận dụng mối quan hệ này trong sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay”.

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của tiểu luận Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

Phạm vi nghiên cứu: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức và việc vận dụng mối quan hệ này trong sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

3 Mục tiêu, nhiệm vụ của tiểu luận

Từ việc nghiên cứu quan điểm của triết học Mác – Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, tiểu luận rút ra những bài học cần thiết đối với sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Với mục tiêu đó, tiểu luận có các nhiệm vụ như sau:

Trình bày quan điểm của triết học Mác – Lênin về vật chất, ý thức, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức; ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ này.

Khái quát những thành tựu và hạn chế của sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Rút ra những bài học từ việc nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức đối với sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

4 Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Bên cạnh đó tác giả cũng sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Phương pháp phân tích; Phương pháp tổng hợp; Phương pháp so sánh; Phương pháp thống kê

5 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận được kết cấu thành 2 chương, 4 tiết.

Chương 1: Quan điểm của triết học Mác – Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Chương 2: Vận dụng quan điểm của triết học Mác – Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA

1.1 Khái niệm và cấu trúc của hình thái kinh tế - xã hội

1.1.1.1 Quan điểm trước Mác về vật chất và định nghĩa vật chất

Các nhà triết học duy vật trước C Mác thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, nhưng họ lấy một vài dạng vật chất cơ bản của tự nhiên để giải thích thế giới vật chất.

Thời kì Trường phái/Nhà triết học

Cho rằng vật chất là Ghi Chú Ấn Độ cổ đại

Trường phái Lokayata (Charovac) Đất, nước, lửa và không khí

Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ (thuyết Ngũ hành)

Hy Lạp cổ đại Talét Nước

Anaximenđờ Không khí Lơxíp & Đêmôcrít

Nguyên tử Theo họ, nguyên tử là những hạt nhỏ nhất, không thể phân chia, không khác nhau về chất, bất biến, tồn tại vĩnh viễn và sự phong phú của chúng về hình dạng, tư thế, trật tự sắp xếp quy định tính muôn vẻ của vạn vật Nguyên tử vận động theo đường xoáy tròn: các nguyên tử nặng nhất xoáy ở giữa, càng nhẹ càng lên cao, cứ vậy tạo thành cơ chế hoạt động của thế giới Khoa học thực nghiệm ra đời, đặc biệt là sự phát triển mạng của cơ học, tạo ra nhiều máy móc công nghiệp ở giai đoạn Phục Hưng, cận đại đã ảnh hưởng lớn tới triết học Chủ nghĩa duy vật cận đại mang tính chất siêu hình, máy móc, xem thế giới là một cỗ máy khổng lồ do nhiều bộ phận hợp lại, các bộ phận ấy không thay đổi về chất, nếu có thay đổi chỉ là về lượng Cũng vì tư duy siêu hình, nên quan điểm về vật chất thời kì này đồng nhất vật chất với khối lượng; giải thích sự vận động của thế giới vật chất trên nền tảng cơ học; tách rời vật chất khỏi vận động, không gian và thời gian; không đưa ra được sự khái quát triết học trong quan niệm về thế giới vật chất.

Vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, các phát minh trong khoa học tự nhiên đã bác bỏ quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cổ đại và chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình Điều này vừa dẫn tới cuộc “khủng hoảng” vật lý học vừa dẫn tới sự bế tắc và sự hoài nghi của quan điểm về vật chất trong chủ nghĩa duy vật trước Mác, đồng thời một số nhà khoa học tự nhiên trượt sang chủ nghĩa tương đối rồi rơi vào chủ nghĩa duy tâm Khi đó, V.I.Lênin đã khắc phục cuộc “khủng hoảng” vật lý và chỉ rõ:

Cái bị “tiêu tan”, “mất đi” không phải là nguyên tử hay vật chất, mà là giới hạn hiểu biết của con người về vật chất.

Vật lý học và các khoa học tự nhiên không bị khủng hoảng, mà đó là dấu hiệu của một cuộc cách mạng trong khoa học.

Những phát minh có giá trị to lớn của vật lý học đương thời không hề bác bỏ vật chất mà chỉ làm rõ hơn hiểu biết còn hạn chế của con người về vật chất. Đồng thời, ông khẳng định: “Tinh thần duy vật cơ bản của vật lý học, cũng như của tất cả các khoa học tự nhiên hiện đại sẽ chiến thắng tất cả mọi thứ khủng hoảng, nhưng với điều kiện tất yếu là chủ nghĩa duy vật biện chứng phải thay thế chủ nghĩa duy vật siêu hình” 1

Trước khi có cuộc khủng hoảng trong vật lý học cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX,

Ph Ăngghen đã thấy được cần phải xác định đúng cơ sở lý luận khoa học nền tảng của chủ nghĩa duy vật, và yêu cầu phải có sự phân biệt rõ ràng giữa vật chất với tính cách là một phạm trù của triết học với những dạng vật chất cụ thể nhất định đang tồn tại để có một quan niệm đúng đắn về vật chất Ph Ăngghen cũng chỉ rõ rằng các sự vật, hiện tượng của thế giới, dù rất phong phú, muôn vẻ nhưng chúng vẫn có một đặc tính chung, thống nhất là tính vật chất - tính tồn tại độc lập không lệ thuộc vào ý thức.

Kế thừa tư tưởng thiên tài của Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã đưa ra định nghĩa vật chất (trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán): “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” 2

1.1.1.2 Phương thức, hình thức tồn tại của vật chất

Vận động là phương thức tồn tại của vật chất

Ph Ăngghen định nghĩa: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy” 3

Ngày đăng: 20/04/2024, 08:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w