ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNINĐỀ TÀI:NỘI DUNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI:
NỘI DUNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ
Ý THỨC VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG NÀY TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LỚP DT19 - NHÓM 10 - HK213
NGÀY NỘP …15/7/2022…
Giảng viên hướng dẫn: ThS ĐOÀN VĂN RE
Thành phố Hồ Chí Minh – 2022
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL
Môn: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN (MSMH: SP1031)
Nhóm/Lớp: 10/DT19 HK 213 Năm học 2022
Đề tài:
NỘI DUNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC VÀ Ý NGHĨA CỦA
VIỆC NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG NÀY TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM
BTL
Điểm BTL
Ký Tên
1 2114109 Đinh Bảo Nam Chương 1, Tổng kết, chỉnh sửa bài
Trang 3Họ và tên nhóm trưởng: Đinh bảo Nam , Số ĐT: .0392541793
nam.dinh3823@hcmut.edu.vn
Nhận xét của GV:
Trang 4MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU 2
1 Tính cấp thiết của đề tài 2
2 Đối tượng nghiên cứu 3
3 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Mục tiêu nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Kết cấu của đề tài 4
II NỘI DUNG 5
Chương 1 Khái quát quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vật chất, ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
1.1 Quan niệm về vật chất của chủ nghĩa Mác-Lênin 5
1.2 Quan niệm về ý thức của chủ nghĩa Mác-Lênin 6
1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức 7
Tóm tắt chương 1 9
Chương 2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam
2.1 Ý nghĩa phương pháp luận rút ra khi nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức 10
2.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong hoàn cảnh của nước ta hiện nay 11
III KẾT LUẬN 12
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 5I MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Do vật chất là phạm trù của chủ nghĩa duy vật triết học Vật chất với tư cách là một phạm trù triết học ra đời rất sớm Ngay từ lúc mới xuất hiện, xung quanh phạm trù này
đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
Vật chất là phạm trù triết học : là một phạm trù chung nhất rộng nhất thuộc lĩnh vực triết học thuần thúy về mặt tư duy nên không thể đồng nhất với vật thể được Vật chất là thực tại khách quan : thực tại khách quan là tất cả những gì tồn tại ngoài ý thức không phụ thuộc vào ý thức con người (ví dụ như sấm sét đá đất)
VD: Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong khoa học tự nhiên đã xuất hiện nhiều phát minh mới mang lại cho con người những hiểu biết sâu sắc hơn về cấu trúc vật chất Đặc biệt với các phát minh: năm 1895, Rơnghen phát hiện ra tia X; năm 1896, Beccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ; năm 1897, Tômxơn phát hiện ra điện tử và chứng minh được điện tử là một trong những thành phần cấu tạo nên nguyên tử; năm
1901, Kaufman đã chứng minh được khối lượng của điện tử không phải là khối lượng tĩnh mà là khối lượng thay đổi theo tốc độ vận động của điện tử Tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán của V.I Lênin đã ra đời đáp ứng yêu cầu lịch sử nói trên Trong tác phẩm này, V.I Lênin đã khẳng định rằng không phải vật chất “tiêu tan” hay “biến mất” mà chính là những giới hạn nhận thức của con người về vật chất đã thay đổi Trên cơ sở đó, V.I Lênin đã đưa ra định nghĩa khoa học về phạm trù vật chất với tư cách là một phạm trù triết học: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” Khẳng định này của V.I Lênin có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phê phán thế giới quan duy tâm vật lý học, giải phóng khoa học tự nhiên khỏi cuộc khủng hoảng thế giới quan, khuyến khích các nhà khoa học đi sâu tìm hiểu thế giới vật chất, khám phá ra
Trang 6những thuộc tính mới, kết cấu mới của vật chất, không ngừng làm phong phú tri thức của con người về thế giới.
- Định nghĩa vật chất của V.I Lênin là cơ sở khoa học cho việc xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội - đó là các điều kiện sinh hoạt vật chất và các quan hệ vật chất xã hội.
Nó còn tạo sự liên kết giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử thành một hệ thống lý luận thống nhất, góp phần tạo ra nền tảng lý luận khoa học cho việc phân tích một cách duy vật biện chứng các vấn đề của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trước hết là các vấn đề về sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất vật chất,
về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về mối quan hệ giữa quy luật khách quan của lịch sử và hoạt động có ý thức của con người
Vì vậy nhóm em đã quyết định làm về chủ đề để giúp hiểu rõ, đưa ra một cái nhìn khách quan hơn về mối quan hệ biển chứng và công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
2 Đối tượng nghiên cứu
Thứ nhất, khái quát quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vật chất, ý thức và mối
quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.
Thứ hai, ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
4 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Thứ nhất, làm rõ quát quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vật chất, ý thức và mối
quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.
Thứ hai, làm rõ ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và
ý thức trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
Trang 75 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Đồng thời, kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu nhất là các phương pháp: phương pháp thu thập số liệu; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp lịch sử - logic;…
6 Kết cấu của đề tài
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 chương: Chương 1: Khái quát quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin về vật chất, ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.
Chương 2: Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay
II NỘI DUNG
Trang 8CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ VẬT CHẤT, Ý THỨC VÀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT
VÀ Ý THỨC
1.1 Quan niệm về vật chất của chủ nghĩa Mác-Lênin
1.1.1 Quan niệm về vật chất của C.Mác
C Mác đã vận dụng đúng đắng quan diểm duy vật biện chứng về cật chất trong phân tích những vấn đề chính trị - xã hội, đặc biệt là trong phân tích quá trình sản xuất vật chất của xã hội và mở rộng quan điểm duy vật biện chứng về vật chất để phân tích tồn tại xã hội và mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại và ý thức xã hội C.Mác và Ph Ăngghen đã khẳng định quan điêm duy vật biện chứng của mình trong nghiên cứu lịch
sử như sau: Những tiền đề xuất phát của tôi,
“ Đó là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động của chính họ tạo ra…”1
Như vậy, vật chất trong xã hội chính là tồn tại của chính bản than con người cùng với những điều kiện sinh hoạt vật chất của con người, hoạt động vật chất và những quan hệ vật chất giữa người với người.
1.1.2 Quan niệm về vật chất của Ph.Ăngghen
Theo Ph Ăngghen, để có một quan điểm đúng đắn về vật chất, cần phải có sự phân bịệt rõ ràng giữa vật chất với tính cách là một phạm trù của triết học với bản than các sự vật, hiện tượng cụ thể của thế giới vật chất,
“ Vật chất, với tư cách là vật chất, là một sáng tạo thuần túy của tư duy và là một sự trừu tượng, Chúng ta bỏ qua những sự khác nhau về vật chất của những sự vật, khi chúng ta gộp chúng, với tư cách là những vật tồn tại hữu hình, vào khái niệm vật chất.
Do đó, khác với những vật chất nhất định và đang tồn tại, vật chất, với tính cách là vật chất, không có sự tồn tại cảm tính” 2
Như vậy, vật chất với tính cách là vật chất, một sáng tạo thuần túy của tư duy, và
là một trừu tượng thuần túy, không có sự tồn tại cảm tính
Ph Ăngghen cũng chỉ ra rằng, bản than phạm trù vật chất không phải là sự sáng tạo tùy tiện của tư duy con người, mà trái lại, là kết quả của con đường trừu tượng hóa của tư duy con người về các sự vật, hiện tượng có thể cảm biết được bằng các giác quan Các sự vật, hiện tượng của thế giới, dù rất phong phú, muôn vẻ nhưng chúng vẫn
1 C Mác và Ph Ăngghen: Toàn t p, Sđd, t.3, tr 28 ậ
2 C Mác và Ph Ăngghen: Toàn t p, Sđd, t.20, tr 737 ậ
Trang 9có một đặc tính chung, thông nhất dó là tính vật chất – tính tồn tại độc lập không lệ thuộc vào ý thức Để bao quá được tất cả các sự vật, hiện tượng cụ thể, thì tư duy cần phải nắm lấy đặc tính chung này và đưa nó vào trong phạm trù vật chất.
Đặc biệt, Ph Ăngghen khẳng định, xét về thực chất nội hàm của phạm trù vật chất chẳng qa chỉ là sự tóm tắt, tập hợp theo những thuộc tính chung của tính phong phú, muôn vẻ nhưng có thể cảm biết được bằng cảm giác quan của các sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất
1.1.3 Quan niệm về vật chất của V.I.Lênin
Nhà triết học Mác-Lê-nin đã đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất mà đến nay các nhà khoa học hiện đại coi là định nghĩa kinh điển như sau:
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”3
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin bao gồm các nội dung sau:
Thứ nhất, vật chất là một phạm trù triết học, dùng để chỉ thực tại khách quan cái có thật, hiện thực bên ngoài, không phụ thuộc vào ý thức.
Với tư cách là một phạm trù triết học thì vật chất là một sự trừu tượng hóa, Bởi tính trừ tưởng này bắt nguồn từ cơ sở hiện thực, chỉ các đặc tính kais quát nhất, bao quát nhất mọi tồn tại của vật chất, đó là tính tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người Đây cũng chính là đặc điểm để phân biệt cái nào là vật chất, cái nào không phải vật chất, đặc biệt là sự đối lập tuyệt đối giữa vật chất và ý thức theo quan niệm của V.I.Lênin Vật chất gồm hai khía cạnh tồn tại gắn bó với nhau, đó là tính trừu tượng và tính hiện thực cụ thể Nếu tuyệt đối hóa tính trừu tượng sẽ không thấy vật chất đâu cả
mà sẽ rơi vào quan điểm duy tâm Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa tính hiện thực cụ thể sẽ đồng nhất vật chất với khối lượng – quan điểm về vật chất trước Mác Do vậy, chủ nghĩa duy vật Mác luôn luôn cho rằng vật chất là cái hiện thực khách quan.
Thứ hai, thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác.
V.I.Lênin đã khẳng định về mối quan hệ giữa vật chất và cảm giác rằng, vật chất là cái
có trước, là nguồn gốc của cảm giác; còn cảm giác là cái có sau, phụ thuộc vào vật chất
Thứ ba, thực tại khách quan được cảm giác chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh.
V.I.Lênin đã chứng minh rằng, chỉ có duy nhất một thế giới, đó là thế giới vật chất Trong thế giới đó, tồn tại song song hai hiện tượng, đó là hiện tượng vật chất và
3 V.I Lênin: Toàn t p, Sđd, t18, tr 171 ậ
Trang 10hiện tượng tinh thần Các hiện tượng vật chất luôn tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào các hiện tượng tinh thần, nhưng không phải là tồn tại vô hình mà được biểu hiện qua các sự vật, hiện tượng cụ thể, và bằng giác quan của mình, con người có thể nhận biết được Như vậy, vật chất không những biểu hiện qua tính tồn tại khách quan
mà còn được biểu hiện qua tính có thể nhận thức được của con người Trong thế giới vật chất ấy, không có gì là không biết, chỉ là chưa nhận thức được mà thôi Chúng ta cùng xét ví dụ sau: Kim loại đông nóng chảy ở 1084.62 độ C Đây là một ví dụ về vật chất và quy luật này là vật chất Bởi vì, đây là một hiện tượng có thật, hiện thực bên ngoài mà con người có thể nhìn thấy (được đem lại cho con người trong cảm giác), truyền cho nhau thông tin về hiện tượng này (được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh) và dù có con người hay không thì quy luật này vẫn đúng, vẫn tồn tại (vật chất tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác) Như vậy, định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học một cách toàn điện, đúng đắn nhất Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa phương pháp luận đối với chúng ta trong nhận thức và thực tiễn, đó chính là nguyên tắc khách quan – xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng khách quan, nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật khách quan 1.2 Quan niệm về ý thức của chủ nghĩa Mác-Lênin
1.2.1 Khái niệm về ý thức
Định nghĩa “ý thức” được hai nhà triết học đưa ra quan điểm như sau:
V.I.Lênin cho rằng: “Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” C.Mác cho rằng: “Ý thức là cái vật chất được “di chuyển” vào bộ óc con người
và được cải biến đi ở trong đó”.
Từ hai quan điểm trên, ta có thể định nghĩa ý thức như sau:
Ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản của triết học, thể hiện đời sống tinh thần của con người (tri thức, tình cảm, cảm giác, ); là sự phản ánh năng động sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người.
Để tìm hiểu rõ hơn về phạm trù ý thức, ta cùng đi tìm hiểu bản chất và nguồn gốc của ý thức.
tổ chức cao nhất là bộ não con người Bộ não là khí quan vật chất của ý thức còn ý thức là chức năng bộ não người khi hoạt động bình thường Mối quan hệ giữa bộ não
Trang 11người hoạt động bình thường và ý thức là không thể tách rời Ý thức sẽ không diễn ra khi tách rời hoạt động của bộ não người.
Giới tự nhiên: Phản ánh là thuộc tính phổ biến của mọi dạng vật chất, được biểu hiện trong sự liên hệ, tác động qua lại giữa các đối tượng vật chất với nhau Phản ánh
là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở một hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại của chúng Sự phản ánh phụ thuộc vào vật tác động và vật nhận tác động; đồng thời luôn mang nội dung thông tin của vật tác động.
Đó là những đặc trưng cơ bản để làm sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên của ý thức Như vậy, sự xuất hiện của con người và hình thành bộ não của con người có năng lực phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
1.2.3.2 Nguồn gốc xã hội
C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhiều lần chỉ rõ rằng, ý thức không những có nguồn gốc tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội và là một hiện tượng mang bản chất xã hội.
Ý thức không phải được hình thành qua quá trình con người tiếp nhận thụ động
mà chủ yếu từ hoạt động thực tiễn Hoạt động lao động sáng tạo của con người tác động vào đối tượng hiện thực, bắt chúng phải bộc lộ thành những hiện tượng, kết cấu, thuộc tính, nhất định và các hiện tượng này tác động vào bộ não con người Nhờ sự tác động vào thế giới mà con người khám phá ra nhiều điều mới mẻ của thế giới và làm phong phú, sâu sắc hơn nhận thức của mình về thế giới.
Nhu cầu lao động đã làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm Từ
đó, ngôn ngữ dần được hình thành và hoàn thiện trong bộ não con người Không có ngôn
ngữ - hệ thống tín hiệu, thì ý thức không thể hình thành và phát triển được Như vậy, ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan bởi bộ não của con người nhưng không phải cứ có thế giới khách quan và bộ não là có ý thức mà phải đặt chúng trong mối quan hệ với thực tiễn xã hội Ý thức là sản phẩm xã hội, một hiện tượng xã hội đặc trưng của loài người.
1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
Mối quan hệ vật chất và ý thức là “ Vấn đề cơ bản của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại”4 Tùy theo lập trường thế giới quan khác nhau, khi giải quyết vấn đề này đã hình thành những đường lối khác nhau Nhưng các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã khái quát đúng đắn về mặt triết học hai lĩnh vực lớn nhất của thế giới là vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa chúng.
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất.
1.3.1 Vật chất quyết định ý thức
4 C Mác và Ph Ăngghen: Toàn t p ậ