1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức và việc phát huy tính năng động chủ quan của ý thức trong quá trình phát triển của sinh viên

21 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Và để làm được điều đó, tư tưởng Mác – Lênin chính là cơ sở, là nền tảng để xây dựng nên những chính sách, tầm nhìn chiến lược về việc phát huy tính năng động chủ quan của ý thức trong q

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCMKHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

TIỂU LUẬN

MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC VÀ VIỆCPHÁT HUY TÍNH NĂNG ĐỘNG CHỦ QUAN CỦA Ý THỨC TRONG

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA SINH VIÊN

GVHD: Ts Trịnh Thị ThanhSVTH:

1 Nguyễn Thụy Tuyết Mai 2116115 2 Bùi Thị Như Quỳnh 22124232

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

PHẦN 1 : MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Thế giới xung quanh ta có vô vàn sự vật hiện tượng phong phú và đa dạng Dẫu thế, dù phong phú và đa dạng đến đâu thì cũng thuộc về hai lĩnh vực: vật chất và ý thức Trong cuộc sống, không khó để bắt gặp vật chất và ý thức, dường như cả hai gắn liền với nhau Trên thực tế, vật chất và ý thức tồn tại song song và tác động lẫn nhau Thậm chí, có vô số quan điểm triết học xoay quanh vấn đề về mối quan hệ thực sự giữa chúng Tuy nhiên, chỉ có quan điểm triết học Mác – Lênin là đúng đắn và đầy đủ nhất, khắc phục được những sai lầm của các quan điểm triết học cũ và đưa ra mối quan hệ giữa vật chất và ý thức chính là: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau Vật chất quyết định sự ra đời của ý thức, đồng thời ý thức tác động trở lại vật chất.

Không những thế, khi đã xác định và nắm rõ về mối quan hệ của chúng, chúng ta cần phải xem xét, dựa vào đó để áp dụng, liên hệ vào thực tiễn Đồng thời, nhìn nhận được những khiếm khuyết và đề ra phương hướng cũng như giải pháp nhằm khắc phục Và để làm được điều đó, tư tưởng Mác – Lênin chính là cơ sở, là nền tảng để xây dựng nên những chính sách, tầm nhìn chiến lược về việc phát huy tính năng động chủ quan của ý thức trong quá trình phát triển của con người.

Nhận thức được tầm quan trọng của những vấn đề đã nêu trên, vì thế đề tài: “Quan điểm của triết học Mác – Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức và việc phát huy tính năng động chủ quan của ý thức trong quá trình phát triển của con người.” là rất cần thiết và quan trọng

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 4

Khái quát chung các khái niệm, nguồn gốc về vật chất, ý thức trong quan hệ giữa ý thức và vật chất

Nêu rõ mối quan hệ giữa hệ giữa ý thức và vật chất, từ đó cho thấy vai trò của vật chất đối với ý thức và ý thức tác động ngược trở lại ý thức Vận dụng tính năng động chủ quan của ý thức về thế giới khách quan trong quá trình phát triển của con người

Đưa ra các các mặt tích cực và tiêu cực của việc phát huy tính năng động của mỗi cá nhân trong cuộc sống Và rút ra các biện pháp để phát huy tính năng động của con người trong xã hội hiện và những nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong quá trình phát huy tính năng động.

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về vấn đề mối quan hệ biện chứng giữa vật và ý thức Liên hệ với việc phát huy tính năng động chủ quan của ý thức trong quá trình phát triển của bản thân, từ đó, rút ra được những nhiệm vụ, biện pháp.

- Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi về không gian: Trong xã hội, cuộc sống; trong học tập Phạm vi về thời gian: Giai đoạn hiện tại và phát triển trong tương lai

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật với các phương pháp như: thống nhất lôgic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và hệ thống hóa.

PHẦN 2: NỘI DUNG

Chương 1: Lý luận chung về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức1 Vật chất

Trang 5

1.1 Vật chất là gì?

Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, V.I Lênin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảmđây.ác” Đây là một định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất mà cho đến nay các nhà khoa học hiện đại coi là một định nghĩa kinh điển

1.2 Các đặc tính của vật chất

Căn cứ vào đời sống thực tiễn và sự phát triển lâu dài của triết học và khoa học, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất Điều đó được thể hiện ở những điểm cơ bản sau đây.

- Chỉ một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất Thế giới vật chất tồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người, được ý thức con người phản ánh

- Mọi bộ phận của thế giới có mối quan hệ vật chất thống nhất với nhau, biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là sản phẩm của vật chất, cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan, phổ biến của thế giới vật chất

- Thế giới vật chất không do ai sinh ra và cũng không tự mất đi, tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận Trong thế giới, các sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng và chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau, về thực chất, đều là những quá trình vật chất

Trang 6

1.3 Hình thức và phương thức tồn tại của vật chất Phương thức tồn tại của vật chất tức là cách thức tồn tại và hình thức tồn tại của vật chất Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vận động là cách thức tồn tại, đồng thời là hình thức tồn tại của vật chất; không gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất

1.4 Ý nghĩa của vật chất

Định nghĩa vật chất của V.I Lênin đã giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng; cung cấp nguyên tắc thế giới quan và phương pháp luận khoa học để đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, thuyết không thể biết, chủ nghĩa duy vật siêu hình và mọi biểu hiện của chúng trong triết học tư sản hiện đại về phạm trù này Trong nhận thức và thực tiễn, đòi hỏi con người phải quán triệt nguyên tắc khách quan, xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng khách quan, nhận thức và vận dụng đúng quy luật khách quan Định nghĩa vật chất của V.I Lênin là cơ sở khoa học cho việc xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội, đó là các điều kiện sinh hoạt vật chất, hoạt động vật chất và các quan hệ vật chất xã hội giữa người với người Nó còn tạo sự liên kết giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử thành một hệ thống lý luận thống nhất, góp phần tạo nên nền tảng lý luận khoa học cho việc phân tích một cách duy vật biện chứng các vấn đề của chủ nghĩa duy vật lịch sử, trước hết là các vấn đề về sự vận động và phát triển của phương thức sản xuất vật chất, về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về mối quan hệ giữa quy luật khách quan của lịch sử và hoạt động có ý thức của con người

Trang 7

2 Ý thức [1] tr69 Giáo Trình

2.1 Ý thức là gì

Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo của thế giới khách quan vào bộ óc của con người.

2.2 Nguồn gốc tự nhiên

Nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần của ý thức.

[1]Ý thức là thuộc tính của dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc người.[1]

Bộ óc con người càng hoàn thiện, hoạt động của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức con người càng phong phú và sâu sắc.

Quan hệ giữa con người với thế giới khách quan là quan hệ tất yếu ngay từ khi con người xuất hiện.[1]Phản ánh sự tái tạo những đặc điểm của vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng.[1]

2.3 Nguồn gốc xã hội

Nguồn gốc xã hội là điều kiện đủ của ý thức, đóng vai trò quyết định cho sự ra đời của ý thức.

Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động Để tạo ra của cải vật chất nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người Là nguồn gốc trực tiếp quyết định sự ra đời của ý thức, giúp bộ não người được phát triển và ngày càng hoàn thiện.

Lao động sản xuất còn là cơ sở của sự hình thành và phát triển ngôn ngữ Trong quá trình lao động con người, cần có nhu cầu trao đổi thông tin để thống nhất các hành động đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của ngôn ngữ.

Ngôn ngữ là hệ thống các kí hiệu được kí ước dùng để trao thông tin gồm hai loại ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể lưu giữ, phân tích, tư duy và truyền đạt thông tin.

Trang 8

[2]Lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu biến bộ não con vật thành bộ não con người, phản ánh tâm lý động vật thành phản ánh ý thức.[2]

2.4 Bản chất ý thức

Là sự phản ánh sự khách quan của thế giới vật chất vào bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo.

Phản ánh nhằm để trao đổi thông tin có định hướng, chọn lọc, mô hình hóa đối tượng dưới dạng tinh hình ảnh tinh thần và chuyển mô hình ra hiện thực khách quan.

Tính sáng tạo là tạo ra các nguồn tri thức mới, đưa ra các tiên đoán, dự báo và tạo ra lý thuyết, học thuyết.

2.5 Kết cấu của ý thức

Các lớp cấu trúc của ý thức bao gồm

Tri thức được tích lũy từ trường lớp, sách vở, qua quá trình hoạt động thực tiễn của con người, giúp con người mở mang về thế giới và cải tạo thế giới.

Tình cảm là những biểu hiện về cảm xúc, thái độ của con người đối với đối tượng phản ánh.

Ý chí chính là sự nỗ lực phấn đấu, chăm chỉ rèn luyện của con người để đạt những mục tiêu mà đã đề ra nhằm nâng cao nhận thức của con người về thế giới và cải tạo thế giới

Các cấp độ ý thức

Tự ý thức là hình thức phát triển cao của ý thức cá nhân, là cá nhân tự nhận thức về mình.

Tiềm thức là biểu thị các quá trình diễn ra trong tâm lý được hiển thị trong tâm trí mà không có sự kiểm soát.

Vô thức là những hành động không có sự kiểm soát của ý thức hay sự kiểm soát chưa hoàn toàn của ý thức do bệnh tật, tự kiềm chế kém hoặc chưa nhận thức đầy đủ công việc bản thân làm.

Trang 9

3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

3.1.Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là gì?

- Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là một mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất là thứ có trước còn ý thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc và giữ vai trò quyết định ý thức đồng thời ý thức cũng sẽ trực tiếp tác động ngược lại với vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người.Vậy vật chất và ý thức phải luôn đồng thời tồn tại với nhau, luôn mật thiết gắn liền với nhau trong mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, từ đó con người phải biết tôn trọng nguyên tắc khách quan và đồng thời biết phát huy tính năng động chủ quan của bản thân -Đồng thời vật chất cũng quyết định đến nội dung, sáng tạo của ý thức, là điều kiện nền tảng và tiên quyết để có thể thực hiện ý thức

-Ví dụ: ta bắt gặp câu thành ngữ rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày “ Được voi đòi tiên” nhận thấy khi vật chất biến đổi thì ý thức không thụ động đứng yên mà cũng biến đôi theo vật chất.

3.2 Vật chất có vai trò quyết định ý thức

-Theo chủ nghĩa duy vật chứng đưa ra thì vật chất luôn có trước còn ý thức sẽ có sau, vật chất quyết định và là nguồn gốc của ý thức bởi vì + Để có được ý thức thì trước hết phải có được bộ não có tổ chức cao của loài người, và từ bộ não ấy sẽ xuất hiện ý thức, chỉ có con người là giống loài có ý thức, con người chính là kết quả của quá trình phát triển lâu dài trong mối quan hệ giữa thế giới vật chất và con người Mà ý thức là ý thức của con người, nó luôn nằm trong tâm trí của họ, nhưng sự xuất hiện, sản sinh của con người lại có giới hạn còn về thế giới vật chất thì lại luôn tồn tại vô hạn và vĩnh viễn Vì vậy có thể khẳng định rằng thế giới vật chất là cái có trước con người, phải có trước ý thức, ta có thể thấy qua ví dụ như sau ở Việt Nam ta thường nghe đến một câu ca dao tục ngữ rất

Trang 10

quen thuộc, thân thương là "có thực mới vực được đạo" nghĩa là muốn nhắn nhủ, nhắc nhở ta khi làm mọi việc phải luôn ăn uống đầy đủ bởi vật chất quyết định đến tâm trí, ý thức con người khi họ hoạt động Khi con người không đủ no, không đủ sức khoẻ thì bộ não của con người sẽ rất khó làm việc hoặc hoạt động chậm hơn, vậy khi đời sống vật chất được đáp ứng thì chúng ta mới hướng tới đời sống tinh thần.

+ Loài người chúng ta chỉ mới xuất hiện cách đây hơn 6 triệu năm còn bề dày lịch sử của thế giới vật chất lại đến 4,5 tỷ năm Điều đó càng chứng tỏ sự vô tận, vô cùng của thế giới vật chất khi không ai biết vật chất có từ khi nào, và khi nào thế giới vật chất sẽ biến đi.

+ Vật chất là nguồn gốc của ý thức bao gồm nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội, trong đó nguồn gốc tự nhiên là bộ não của con người và thế giới khách quan cùng với sự phản ánh của một quá trình vô cùng năng động, sáng tạo của loài người còn nguồn gốc xã hội chính là ngôn ngữ và lao động Khi ta phân tích nguồn gốc tự nhiên, ta thấy bộ óc của con người là một dạng vật chất có tổ chức cao, là một cơ quan vô cùng phức tạp được tạo thành từ hơn 100 tỷ tế bào thần kinh có khả năng tiếp nhận thông tin từ các nơi trong cơ thể, có nhiệm vụ điều khiển tất cả các cơ quan khác ngoài ra còn có thể chụp lại, sao chép lại, phản ánh thế giới khách quan một cách vô cùng sáng tạo, linh động Vì vậy để có được ý thức trước hết phải có một bộ não và não chính là một dạng vật chất đặc biệt.

-Thực chất thế giới khách quan chính là thế giới vật chất, mà ý thức chỉ phản ánh mọi sự vật, hiện tượng một cách sáng tạo về thế giới vật chất vào bộ não của con người, như vậy nếu không có thế giới khách quan thì tất yếu cũng sẽ không có ý thức bởi thế giới khách quan là đối tượng, mục tiêu duy nhất giúp con người phản ánh lại, ghi nhận lại vô bộ óc Lao động là điều kiện, nền tảng để giúp duy trì sự tồn tại và tiến hóa, phát triển của loài người Khi con người lao động sẽ ảnh hưởng, tác động lên

Trang 11

thế giới khách quan giúp nó phát huy, bộc lộ hết tiềm năng và thuộc tính của chúng đồng thời con người cũng sẽ có được những thành quả về tri thức trong xã hội và tự nhiên Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu giao tiếp của vật chất khi cất ra lời nói nhưng thực chất nó cũng là một phần ý thức Từ đó nhận thấy vật chất quy định nội dung cũng như hình thức biểu hiện của ý thức, nghĩa là ý thức mang thông tin về từng đối tượng vật chất cụ thể.

3.3 Vai trò của ý thức đối với vật chất

- Trong mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức thì ý thức không hề thụ động, gò bó mà nó còn tác động trực tiếp đến vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người đồng thời ý thức có tính độc lập tương đối Nói đến ý thức thì chỉ có thể nghĩ đến ý thức của con người - Ý thức có tính độc lập tương đối, tính sáng tạo năng động, không chỉ đứng im một cách thụ động mà ý thức tác động trực tiếp đến vật chất bằng các hoạt động thực tiễn của con người, vì cùng xuất phát từ thế giới khách quan, phát huy ý thức của con người vì vậy vai trò của ý thức cũng sẽ là vai trò của con người Bản chất của ý thức sẽ không thể nào thay đối được vật chất ở hiện thực và chỉ có các hoạt động vật chất do con người làm nên mới thay đổi được hiện thực mà các hoạt động ấy lại do bản thân ý thức điều khiển, chỉ đạo vậy nên ý thức có một vai trò quan trọng trong việc giúp con người trang bị tri thức và cơ sở để họ xác định được mục tiêu, phương hướng Qua hoạt động của con người, ý thức có thể được thay đổi, cải tạo được hiện thực khách quan theo nhu cầu phát triển của con người Ý thức chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như ý chí, điều kiện môi trường, nhu cầu tùy vào mức độ ý thức tốt hay kém mà có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vật chất Như vậy ý thức tác động đến vật chất sẽ xảy ra hai trường hợp:

+ Theo chiều hướng tích cực như khi con người có được động lực ý chí, có được một môi trường tốt, khoa học hay một tâm trạng tốt con người sẽ

Trang 12

hành động phù hợp theo nguyên tắc khách quan đồng thời vượt qua được những khó khăn, thử thách giúp thế giới khách quan càng ngày càng cải thiện cũng như phát triển lành mạnh.

+ Theo chiều hướng tiêu cực xảy ra khi con người mất lí trí, thiếu tình cảm hay mất đi sự quyết tâm, ý chí thì con người sẽ không tuân theo quy luật khách quan gây ra những hậu quả vô cùng xấu thậm chí còn gây cản trở lớn đến sự vận động, tiến triển của vật chất.

-Từ đó rút ra được việc xác định mục tiêu hay định hướng đến ý thức của con người là một phần thiết yếu, quan trọng để có thể mang lại sự thành công, hiệu quả cho các hoạt động thực tiễn của con người Ý thức chính là kim chỉ nam dẫn đường cho cho các hoạt động vật chất đồng thời vật chất cũng là nguồn sức mạnh quyết định nội dung và sáng tạo của ý thức.

4 Tính độc lập tương đối của ý thức

- Tính năng động sáng tạo của bản thân như biết tôn trọng các quy luật tự nhiên, xã hội , lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho các hoạt động thực tiễn của bản thân đồng thời biết chọn lọc, sáng tạo cái mới theo chiều hướng tích cực của ý thức và hạn chế mặt tiêu cực, nâng cao năng lực nhận thức trong quy luật khách quan từ đó biết vận dụng thực tiễn.

Chương 2: Phát huy tính năng động chủ quan của ý thức trong quá trình phát triển của con người cũng như đối với các bạn sinh viên Việt Nam

“Giáo dục là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học.” [1] wikipedia

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w