1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh Đến xuất khẩu cà phê của việt nam cũng như Đề xuất các chiến lược và biện pháp Ứng phó Để duy trì và phát triển bền vững nghành hàng

23 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến xuất khẩu Cà Phê của Việt Nam cũng như đề xuất các chiến lược và biện pháp ứng phó để duy trì và phát triển bền vững ngành hàng
Tác giả Nghiêm Tiến Đức, Bùi Xuân Quyền, Lê Đức Lộc, Nguyễn Anh Tuấn, Cao Hải Việt
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh Doanh Nông Nghiệp
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 697,28 KB

Nội dung

Để phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những khó khăn mà nền kinh tế nước ta nói chung và hoạt đông thương mại quốc tế nói riêng còn đang phải đương đầu đồng thời cải biến cơ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

….    ….

BÀI TẬP NHÓM MÔN: Kinh Doanh Nông Nghiệp

Đề Tài: Phân tích ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến xuất khẩu Cà Phê của Việt Nam cũng như đề xuất các chiến lược và biện pháp ứng phó để duy trì và phát triển bền vững nghành hàng

Thành viên MSV Nghiêm Tiến Đức 11221368 Bùi Xuân Quyền 11225496

Lê Đức Lộc 11223873 Nguyễn Anh Tuấn 11226694 Cao Hải Việt 11226894

Hà Nội – 2024

Trang 2

Mục Lục

LỜI MỞ ĐẦU 2

1 Môi trường Chính Trị - Pháp Lý 3

1.1 Các quy định về xuất nhập khẩu Cà Phê 3

1.2 Về thuế xuất khẩu Cà Phê 4

1.3 Các hỗ trợ từ chính phủ 4

1.3.1 Hỗ trợ nông dân xây dựng, phát triển thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm Cà Phê Việt Nam 4

1.3.2 Hỗ trợ về tài chính 5

1.3.3 Tăng cường hợp tác quốc tế 6

2 Môi trường Kinh Tế 6

2.1 Về Tăng Trưởng Kinh Tế 6

2.2 Ảnh hưởng của lạm phát 9

2.3 Ảnh hưởng của lãi suất 10

2.4 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái 11

3 Môi trường Xã Hội 12

3.1 Thay đổi trong hành vi và thị hiếu tiêu dùng 13

3.1.1 Tìm kiếm trải nghiệm mới mẻ 13

3.1.2 Quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và dinh dưỡng 13

3.1.3 Xu hướng tiêu dùng bền vững 14

4 Môi trường Công Nghệ 15

4.1 Nâng cao năng suất và chất lượng 15

4.2 Mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu 15

4.3 Tăng cường tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc 16

4.4 Phát triển sản phẩm mới 16

5 Môi trường Tự Nhiên 16

5.1 Khí hậu nhiệt đới 16

5.2 Địa hình đồi núi 16

5.3 Đa dạng sinh học 17

5.4 Biến đổi khí hậu 17

Trang 3

5.5 Ô nhiễm môi trường 17

6 Các chiến lược và biện pháp ứng phó để duy trì và phát triển bền vững nghành hàng 18

6.1 Về Chiến lược 18

6.1.1 Áp dụng phương pháp canh tác bền vững và tiêu chuẩn chất lượng 18

6.1.2 Đầu tư nâng cao năng lực, nghiên cứu và phát triển 19

6.1.3 Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, tài chính và tiếp cận thị trường 19

6.2 Về Biện pháp 19

6.2.1 Hạ thấp giá thành sản xuất cà phê 19

6.2.2 Nâng cao chất lượng chế biến cà phê 20

6.2.3 Đa dạng hoá cơ cấu và sản phẩm cà phê 20

6.2.4 Tăng cường về vốn 21

6.2.5 Củng cố và hoàn thiện các đầu mối xuất khẩu cà phê 21

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, trong bối cảnh mở cửa hoạt động kinh tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại đối với bất

kỳ một quốc gia nào; là thước đo kết quả quá trình hội nhập quốc tế và phát triển Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho quốc gia, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, và đặc biệt là tạo công ăn, việc làm cho người lao động

Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở cửa nền kinh tế thì Việt Nam mới có điều kiện thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống nhân dân Kể

từ khi chuyển đổi thành công từ nền kinh tế bao cấp bảo hộ sang nên kinh tế thị trường mở cửa và nhất là đang trên đà tăng trưởng của nền kinh tế, Việt Nam ta

đã và đang gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể trong hoạt động thương mại quốc tế: thị trường xuất khẩu được mở rộng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân hơn 24%, đã có những biến chuyển tích cực trong cơ cấu xuất khẩu

Những thành tựu đó đã chứng tỏ chiến lược phát triển ngoại thương "Hướng về

Trang 4

xuất khẩu, thay thế nhập khẩu có chọn lọc những mặt hàng trong nước sản xuất

có hiệu quả" mà Đảng và nhà nước ta lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn Để phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những khó khăn mà nền kinh tế nước ta nói chung và hoạt đông thương mại quốc tế nói riêng còn đang phải đương đầu đồng thời cải biến cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tích cực việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm chế biến trong đó có hàng dệt may

là rất cần thiết

Việt Nam là một nước có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời và lực lượng lao động chủ yếu sống bằng nghề nông Nông sản Việt Nam có nhiều loại manggiá trị xuất khẩu cao đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho quốc gia Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của việt nam, là sản phẩm thu nhiều ngoại tệ góp phần cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước Trong quá trình hội nhập, ngành

cà phê luôn là một trong những ngành đạt kim ngạch xuất khẩu cao, Mặc dù cà phê trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, sự biến động về sản lượng, kim ngạch

và giá cả xuất khẩu nhưng luôn là cây công nghiệp mũi nhọn, chiến lược gắn với cuộc sống và sự đổi đời của hàng vạn người sản xuất, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số ít người, góp phần nâng cao mức sống dân cư và thu nhập cho hàng ngàn người lao động Do vậy để có thể thực hiện được sứ mệnh quan trọng

đó việc sản xuất và xuất khẩu cà phê luôn là mối quan tâm, mục tiêu lâu dài chonhà nước, doanh nghiệp cũng như những người sản xuất

Qua sự nghiên cứu và tìm hiểu của bản thân, trong bài tiểu luận này, em xin trình bày về ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến xuất khẩu Cà Phê của Việt Nam

1 Môi trường Chính Trị - Pháp Lý

Môi trường chính trị - pháp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp và sâu sắc đến hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam Các chính sách, luật pháp và quy định của chính phủ không chỉ tạo ra khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh mà còn định hình môi trường cạnh tranh, thu hút đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp

1.1 Các quy định về xuất nhập khẩu Cà Phê

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cà phê ngày càng tăng lên Do đó, việc xuất khẩu cà phê cũng được đẩy mạnh hơn Đồng thời, khi thực hiện thủ tục xuất khẩu cà phê các doanh nghiệp cần nắm rõ các thông tư văn bản theo quy định pháp luật Việc này sẽ giúp cho quá trình xuất khẩu sản phẩm này diễn ra một cách thuận tiện hơn

Theo thông tư số 04/2014/TT-BTC ngày 27/01/2014 của Bộ Công thương công bố cà phê không thuộc danh mục các mặt hàng cấm xuất khẩu hay hạn chế xuất khẩu Đồng thời sản phẩm này cũng không thuộc danh mục hàng hóa phải xin giấy phép khi xuất khẩu Do đó, cà phê được xuất khẩu một cách thuận tiện không vướng phải khó khăn nào

Trang 5

Ngoài ra dựa theo mã HS Code (Hệ thống mã hóa và mô tả hàng hóa hài hòa) - là một hệ thống phân loại thống nhất quốc tế cho tất cả các hàng hóa, Nông sản cà phê nằm trong nhóm hàng hoá thuộc chương 9: Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị Có thể nhận thấy các mặt hàng thuộc nhóm này hơi khá đa dạng và không dễ để nhận diện từng loại Do đó doanh nghiệp phải căn cứ vào tính chất cấu tạo, cách chế biến cũng như thực tế mẫu hàng để áp dụng mã HS code phù hợp khi làm thủ tục xuất khẩu cà phê.

Trong đó một lưu ý hết sức quan trọng trước khi làm thủ tục xuất khẩu Cà Phê chính là xác định với đối tác nhập khẩu có cần yêu cầu kiểm dịch đối với mặt hàng này hay không.Về phía Tổng cục Hải Quan có trách nhiệm cập nhật danh sách các nước có yêu cầu phải kiểm dịch cho hàng hoá Từ

đó họ sẽ ứng dụng vào phân luồng tự động kiểm soát các lô hàng xuất khẩu vào quốc gia có yêu cầu kiểm dịch mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện Cơ quan Hải Quan chỉ thông quan hàng hóa khi doanh nghiệp nộp giấy chứng nhận kiểm dịch đúng quy định của pháp luật.Như đã biết, Việt Nam là thành viên tham gia Công ước Bảo vệ thực vật quốc tế (IPPC), tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) Đồng thời nước ta cũng đã ký kết các Hiệp định hợp tác về Bảo vệ và kiểm dịch thực vật với một số nước khác như: Cu Ba, Nga, Mông Cổ, Chile, Rumani, Trung Quốc, Belarus,

Uzbekistan, Kazakhstan Chính vì vậy, các lô hàng cà phê xuất khẩu đến những quốc gia này phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật quốc gia kèm theo mỗi lô hàng

Nắm rõ được điều này giúp các công ty xuất khẩu Cà Phê tránh được rủi rohàng bị trả về vì không đủ điều kiện nhập khẩu ở nước ngoài

1.2 Về thuế xuất khẩu Cà Phê

Quy định về thuế là một vấn đề quan trọng trong thủ tục xuất khẩu cà phê Bởi mức thuế xuất khẩu sẽ được nhà nước quy định riêng cho từng nhóm mặt hàng khác nhau Điều đó được xác định chính xác dựa trên mã HS code của mỗi sản phẩm

Thực tế cho thấy cà phê không thuộc danh mục hàng hoá bị cấm hoặc hạn chế xuất khẩu Vì thế doanh nghiệp có thể làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm này theo quy định hải quan thông thường Ngoài ra, đây cũng là một trong những mặt hàng được ưu tiên xuất khẩu ở Việt Nam nên cà phê sẽ không phải chịu bất kỳ khoản thuế nào khi xuất khẩu ra thị trường ngoài nước

Đặc biệt trong thời gian gần đây, Việt Nam khi tham gia các FTA( Hiệp định thương mại tự do) với EU, Liên minh Kinh tế Á - Âu, Hàn Quốc… đãgiúp cà phê Việt Nam khi xuất khẩu vào những thị trường này được hưởngnhiều lợi thế hơn Trước đây, chỉ cà phê nhân của Việt Nam xuất khẩu vào

Trang 6

những thị trường này mới được hưởng mức thuế 0%, còn các sản phẩm cà phê chế biến phải chịu mức thuế từ 15 - 20% Hiện nay, với những điều kiện trong FTA, cà phê chế biến của Việt Nam chỉ chịu thuế 0 - 5% Điều này tạo điều kiện cho việc xuất khẩu vào các thị trường đã ký FTA trở nên

dễ dàng, thuận lợi hơn

Bên cạnh đó, nếu trước đây, các nước chỉ nhập khẩu cà phê nhân của Việt Nam làm nguyên liệu và bảo hộ khâu chế biên trong nước Do đó, các sản phẩm cà phê rang xay, cà phê hòa tan của Việt Nam thường bị áp thuế 20% khi xuất khẩu vào các thị trường này thì với việc tham gia FTA, mức thuế đã giảm về 0% - đây là cơ hội rất lớn cho các sản phẩm cà phê chế biến sâu của Việt Nam Trên thực tế, chế biến sâu cho cà phê chỉ mới đạt hơn 100.000 tấn/năm, trong đó chủ yếu là cà phê bột, cà phê hòa tan

1.3 Các hỗ trợ từ chính phủ

1.3.1 Hỗ trợ nông dân xây dựng, phát triển thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm Cà Phê Việt Nam

Với việc triển khai Chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) từ năm

2018, chương trình này đã tạo ra nhiều sản phẩm cà phê đặc sản mang thương hiệu địa phương, như cà phê Moka Buôn Ma Thuột, cà phê Chư Pah, Với việc xây dựng được các “câu chuyện” như cà phê Buôn Ma Thuột với truyền thống lâu đời, cà phê Lâm Đồng với hương vị đặc

biệt, đã giúp cà phê Việt Nam trở nên khác biệt và hấp dẫn hơn Các sản phẩm này đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước đánh giá cao về chất lượng Cà phê Việt Nam còn được giới thiệu tại nhiều sự kiện quốc tế như triển lãm World Coffee Expo, Triển lãm Thực phẩm Quốc tế Thượng Hải, Qua đó, cà phê Việt Nam đã tiếp cận được với đông đảo người tiêu dùng và đối tác kinh doanh trên toàn thế giới

Với Chiến dịch "Cà phê Việt Nam - Hương vị cuộc sống" là một trong

những chiến dịch truyền thông lớn nhất nhằm quảng bá hình ảnh cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế Chiến dịch đã tập trung vào việc xây dựng hình ảnh cà phê Việt Nam là một sản phẩm độc đáo, chất lượng cao

và mang đậm bản sắc văn hóa

Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng sản phẩm Cà Phê Việt Nam, nhiều

dự án đã được chính phủ triển khai nhằm hỗ trợ nông dân chuyển đổi sang sản xuất cà phê bền vững, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như UTZ,

Rainforest Alliance, giúp cà phê Việt Nam dễ dàng thâm nhập vào các thị trường khó tính

Trang 7

1.3.2 Hỗ trợ về tài chính

Chính phủ đã triển khai nhiều chương trình cho vay ưu đãi đến từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, với lãi suất thấphơn so với thị trường (mức vay tối đa là 150 triệu và 80 triệu đối với diện tích ghép tái canh, thời hạn vay là 8 năm với mức lãi suất là 6,5%/năm) đã giúp các doanh nghiệp cà phê, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiếp cận được nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất, chế biến và mở rộng kinh doanh.Với các chương trình tín dụng có thời hạn vay dài và đơn giản hóa thủ tục vay vốn đã giảm bớt các rào cản hành chính, giúp doanh nghiệp tiếtkiệm thời gian và chi phí, giúp doanh nghiệp có đủ thời gian để trả nợ và

ổn định sản xuất

Bên cạnh đó với việc huy động vốn ODA để đầu tư vào các dự án phát triển ngành cà phê, như xây dựng các nhà máy chế biến cà phê hiện đại, các trung tâm nghiên cứu và phát triển cũng như việc đưa ra các chính sách hỗ trợ tài chính tới từ chính phủ đã giúp thu hút các quỹ đầu tư trong

và ngoài nước tham gia đầu tư vào các dự án cà phê có tiềm năng đã giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn lớn để mở rộng quy mô sản xuất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của ngành

Việc Bộ Công thương công bố cà phê không thuộc danh mục các mặt hàngcấm xuất khẩu hay hạn chế xuất khẩu Đồng thời sản phẩm này cũng

không thuộc danh mục hàng hóa phải xin giấy phép khi xuất khẩu cũng đã góp phần thúc đẩy việc xuất khẩu Cà Phê ra ngoài thế giới

1.3.3 Tăng cường hợp tác quốc tế

Việc ký kết các Hiệp định như EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam) và CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến

bộ xuyên Thái Bình Dương ) đã giúp nghành Cà Phê ở Việt Nam mở rộng được thị trường xuất khẩu và tiếp cận các thị trường lớn như EU, Canada, Mexico, với dân số đông và nhu cầu tiêu thụ cao đặc biệt là đối với các loại Cà phê như Cà phê rang xay, cà phê hòa tan, cà phê đặc sản, sẽ có cơhội xuất khẩu sang các thị trường khó tính với giá trị cao hơn.Bên cạnh đó còn giúp giảm thuế quan đối với các mặt hàng Cà phê khi xuất khẩu, thuế suất nhập khẩu cà phê vào các nước thành viên FTA giảm đáng kể, thậm chí bằng 0%, giúp cà phê Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước khác

Ngoài việc giảm thuế quan, các hiệp định này còn tạo ra các quy tắc chung

về thương mại, bảo hộ sở hữu trí tuệ, giúp doanh nghiệp Việt Nam dễ dànghơn trong việc thâm nhập thị trường, giúp xây dựng mạng lưới quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác quốc tế Tạo điều

Trang 8

kiện cho doanh nghiệp Việt Nam giao lưu, học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh.

2 Môi trường Kinh Tế

Xuất khẩu cà phê Việt Nam đã xác lập kỷ lục mới với kim ngạch đạt 4,24

tỷ USD trong năm 2023 Vừa bước qua đầu năm mới, giá cà phê Robusta lại tiếp tục ghi thêm nhiều đỉnh mới Với lợi thế này, ngành cà phê càng có

cơ sở vững chắc cho mục tiêu xuất khẩu 2024

2.1 Về Tăng Trưởng Kinh Tế

Việt Nam hiện đang chứng kiến kim ngạch xuất khẩu cà phê cao nhất trong lịch sử Trong báo cáo xuất khẩu cuối năm 2023, Tổng cục Hải quan cho biết, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 4,24 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2022 và là mức cao nhất từ trước đến nay Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp giá trị xuất khẩu cà phê của nước ta vượt 4 tỷ USD

Dù kim ngạch đạt kỷ lục nhưng năm qua Việt Nam chỉ xuất đi 1,62 triệu tấn cà phê (tương đương 27,05 triệu bao), giảm 8,7% so với năm trước Cho nên, kết quả này là nhờ giá Robusta trên thế giới và giá cà phê nội địa

ở mức cao

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), tính đến ngày 31/12/2023,giá Robusta trên Sở Giao dịch Liên lục địa châu Âu (ICE-EU) ở mức 3.046 USD/tấn, tăng 63% so với cuối năm 2022 Đặc biệt, giá Robusta trong năm qua chạm mức cao nhất trong 28 năm vào ngày 21/12/2023 với 3.179 USD/tấn Cùng với đó, trang giacaphe.com cho biết giá cà phê nhân

xô năm 2023 tại nước ta đã chạm mức đỉnh lịch sử vào ngày 29/12, đạt 69.900 đồng/kg

Thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt là tình trạng khan hiếm nguồn hàng tại Việt Nam là một trong những yếu tố hàng đầu thúc đẩy giá tăng Bởi vì năm 2022, Việt Nam đã xuất đi một lượng cà phê lớn kỷ lục trong khi sản lượng thu hoạch lại giảm 10-15% so với vụ trước, cho nên lượng cà phê sẵn sàng cho xuất khẩu năm 2023 thấp Trong khi đó, nhu cầu đối với Robusta tăng mạnh trước bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu vì lãi suất tăng cao và kinh tế ảm đạm, đã thúc đẩy giá tăng mạnh hơn

Trước số liệu tích cực của ngành cà phê trong năm 2023, ông Nguyễn ĐứcDũng, Phó Tổng giám đốc MXV cho biết: “Năm vừa qua, ngành cà phê Việt Nam đã tận dụng tốt lợi thế về giá để viết tiếp lịch sử kim ngạch xuất

Trang 9

khẩu năm thứ hai Đây là tín hiệu đáng mừng trong quá trình nâng cao giá trị xuất khẩu của ngành Đồng thời, tốc độ tăng trưởng kim ngạch dương

đã giúp cà phê là một trong số ít mặt hàng đóng góp tích cực vào giá trị xuất khẩu của cả nước trong năm 2023”

Trong những ngày đầu năm 2024, giá cà phê liên tục tăng cao là lợi thế vớicác nước xuất khẩu như Việt Nam Theo ghi nhận từ MXV, giá Robusta hợp đồng tháng một kết phiên 16/1 ở mức 3.435 USD/tấn, thiết lập mức đỉnh mới trong 28 năm Cùng với đó, giá cà phê nhân xô tại Việt Nam cũng xác lập kỷ lục với mức giá hiện đã vượt mốc 72.000 đồng/kg

MXV nhận định lo ngại về khả năng đáp ứng đủ nguồn cung trên thị

trường, tiếp tục là yếu tố then chốt giúp giá cà phê tiếp cận những vùng đỉnh mới Tình hình căng thẳng trên Biển Đỏ đang khiến giá cước vận chuyển cà phê Robusta từ các quốc gia châu Á sang thị trường tiêu thụ như

Mỹ và châu Âu tăng khoảng 56% so với thời điểm trước xung đột, thời gian vận chuyển cũng bị kéo dài Trước bối cảnh này, giới chuyên gia nhận định xuất khẩu cà phê trong quý I/2024 từ các quốc gia sản xuất lớn tại châu Á như Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ có thể giảm 36% so với bình thường

Trong khi đó, xét về dài hạn, lo ngại thiếu hụt nguồn cung luôn rình rập trên thị trường Robusta Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) ước

Trang 10

tính sản lượng cà phê niên vụ 2023/24 của Việt Nam tiếp tục giảm thêm 10% so với vụ trước Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng tại hai quốc gia cung ứng lớn khác là Brazil và Indonesia cũng giảm lần lượt 6,2% và 8% so với niên vụ 2022/23.

Tình trạng thiếu hụt nguồn cung cùng căng thẳng trên Biển Đỏ sẽ tạo độnglực rất lớn cho giá cà phê trong năm 2024 Cụ thể, giá Robusta trên thị trường thế giới nói chung và giá cà phê Việt Nam nói riêng vẫn còn dư địa

để duy trì mức giá cao, ít nhất là trong nửa đầu năm 2024

Vượt qua thách thức về việc sản lượng ở mức thấp, kim ngạch xuất khẩu

cà phê trong năm 2023 vẫn xác lập mức kỷ lục Sang năm 2024, bối cảnh thị trường có nét khá tương đồng năm cũ khi sản lượng và xuất khẩu cà phê của Việt Nam dự kiến vẫn chưa có khởi sắc đáng kể Tuy nhiên, hiện tại chúng ta vẫn đang có lợi thế rất lớn về giá

Trang 11

Hơn nữa, lạm phát còn làm giảm sức mua của người tiêu dùng cả trong và ngoài nước Khi giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng, người tiêu dùng

thường cắt giảm chi tiêu cho các sản phẩm không thiết yếu như cà phê để cân đối ngân sách Điều này dẫn đến giảm nhu cầu tiêu thụ cà phê, gây áp lực lên giá cả và làm giảm doanh thu của các doanh nghiệp xuất khẩu Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong những năm gần đây,giá phân bón đã tăng trung bình 15-20% so với cùng kỳ năm trước, gây áp lực lớn lên chi phí sản xuất của nông dân, khiến nông dân gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận Điều này buộc nhiều nông dân phải giảm quy

mô sản xuất hoặc chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác, gây ảnh hưởng đến nguồn cung cà phê Theo số liệu thực tế cho thấy 20% nông dân tại tỉnh Đắk Lắk phải giảm quy mô sản xuất trong năm 2023

Bên cạnh đó, để đối phó với áp lực về chi phí, chất lượng cà phê có xu hướng giảm sút do nông dân sử dụng ít phân bón hơn hoặc các loại phân bón kém chất lượng Điều này không chỉ làm mất đi uy tín của cà phê ViệtNam trên thị trường quốc tế mà còn làm giảm khả năng cạnh tranh của sảnphẩm Việt so với các đối thủ

Các nghiên cứu cho thấy, khi lạm phát tăng 1%, nhu cầu tiêu thụ cà phê tại thị trường EU (một trong những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam) có thể giảm 2% Điều này, cùng với việc chất lượng cà phê giảm sút, đã làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế

2.3 Ảnh hưởng của lãi suất

Lãi suất tác động trực tiếp lên chi phí sản xuất Trong năm 2023, lãi suấtcao đã đẩy chi phí sản xuất của ngành cà phê Việt Nam lên mức báo động.Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay trung dài hạn đối với doanh nghiệp đã tăng trung bình 3% trong năm 2023 so với năm 2022 Điều này đồng nghĩa với việc một doanh nghiệp cà phê có khoản vay 10 tỷ đồng sẽ phải trả thêm 300 triệu đồng tiền lãi mỗi năm Gánh nặng tài chính này khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất, đặc biệt là trong bối cảnh giá cả vật tư đầu vào cũng tăng cao

Sự gia tăng của lãi suất đã khiến các doanh nghiệp cà phê trở nên thận trọng hơn trong việc đầu tư Một khảo sát của Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam cho thấy, 40% doanh nghiệp đã giảm quy mô đầu tư vào năm

2023 so với năm trước, chủ yếu do chi phí vốn tăng cao Điều này dẫn đến

Ngày đăng: 10/11/2024, 12:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w