1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài tìm hiểu về stress và biện pháp ứng phó giảm thiểu stress trong giới trẻ hiện nay

27 14 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Về Stress Và Biện Pháp Ứng Phó, Giảm Thiểu Stress Trong Giới Trẻ Hiện Nay
Tác giả Võ Hoàng Anh, Bùi Thị Tuyên, Võ Thị Thùy Dương, Ngô Thị Khương An, Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Đặng Thanh Chương, Nguyễn Võ Hạnh Trà, Nguyễn Thanh Chí Thanh, Hoàng Nhật Vy
Người hướng dẫn Lê Thị Thương
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tâm Lý Học Đại Cương
Thể loại tiểu luận nhóm
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố TPHCM
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Khi bị stress ở mức độ vừa và nặng sinh viên thường có những biểu hiện bất thường, không kiểm soát được hành vi, tình cảm, kết quả học tập sa sút và hậu quả là nhân cách lệch chuẩn.Cho đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Khoa Thương Mại – Du Lịch

Lớp học phần: DHQT18B

Mã học phần: 420300332519 Nhóm: 3

Danh sách thành viên nhóm:

1 Võ Hoàng Anh 22641431 Nhóm trưởng 0963609024

2 Bùi Thị Tuyên 22703911 Thư ký

3 Võ Thị Thùy Dương 21063281 Thành viên

4 Ngô Thị Khương An 21080271 Thành viên

5 Nguyễn Thị Mỹ Duyên 22642031 Thành viên

6 Đặng Thanh Chương 22718851 Thành viên

Trang 2

Kết quả thực hiện

Điểm của nhóm (Theo thang điểm 10)

Điểm của

GV (Theo thang điểm 10)

1 Võ Hoàng

Anh

22641431 Tổng hợp

làm tiểuluận, Thuyếttrình

19/02/23 Đến 08/03/23

Thuyết Trình

19/02/23 Đến 08/03/23

19/02/23 Đến 02/03/23TỐT 9.75

19/02/23 Đến 02/03/23TỐT 9.75

Trang 3

9 Hoàng

Nhật Vy 2128511 Làm phần mở đầu. 19/02/23

Đến 02/03/23TỐT 9.75

Nhóm trưởng

Võ Hoàng Anh

MỤC LỤC

Trang 4

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài tiểu luận

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển quá nóng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay đã tạo ra những thách thức lớn đối với các bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên Có thể nói

sự ô nhiễm môi trường, quá tải thông tin, cơ hội tìm kiếm việc làm, vấn đề di lập, áp lực công việc, áp lực học tập… là những tác nhân cơ bản gây ra Stress, ảnh hưởng trực tiếp đếnsức khoẻ và cuộc sống của cá nhân và xã hội

Ở Việt Nam, rối nhiễu tâm lý học đường (trong đó stress) đã trở thành vấn đề hết sức bức xúc đối với các nhà khoa học, các nhà quản lí, giáo viên và phụ huynh học sinh Một số nhàtâm lý học đường nhấn mạnh các yếu tố: sức ép xã hội, gia đình, chương trình học quá tải,

sự chậm đổi mới phunogư pháp giảng dạy và đặc điểm tâm lý của người học không được quan tâm là nguyên nhân làm cho stress và các hành vi lệch chuẩn học đường có chiều hướng gia tang Trong nhiều năm trở lại đây, mặc dù Nhà nước, Bộ Giáo dục đào tạo đã đưa ra nhiều chính sách, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học nước nhà, tuy nhiên các giải pháp trên chỉ dừng lại ở mức độ quản lý mà chưa chú ý tới tâm lý của sinh viên vì thế chưa tạo ra được những chuyển biến mang tính đột phá Thực tế

đã khẳng định, chất lượng đào tạo đại học không chỉ phụ thuộc vào chương trình đào tạo, các điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền đạt của giảng viên, cách tổ chức đào tạo, đặc điểm tâm lý, tâm-sinh lý và môi trường học tập của sinh viên Khi bị stress ở mức độ vừa và nặng sinh viên thường có những biểu hiện bất thường, không kiểm soát được hành vi, tình cảm, kết quả học tập sa sút và hậu quả là nhân cách lệch chuẩn

Cho đến nay ở Việt Nam, vấn đề nguyên nhân stress trong học tập và quan hệ giữa stress với kết quả học tập của sinh viên còn chưa được quan tâm nghiên cứu Với những lý do đã trình bày ở trên, chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu về Stress và biện pháp ứng phó, giảm thiểu stress trong giới trẻ hiện nay” nhằm phát hiện thực trạng stress trong học tập của sinh viên, nguyên nhân của thực trạng đó và đưa ra đề xuất cách thức ứng phó với stress trong học tập, góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo ở trường Đại học Công nghiệp TPHCM

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

2 Mục đích của tiểu luận

- Tìm hiểu về Stress, vấn đề về Stress của sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM nói riêng

- Giúp giới trẻ hiện nay hiểu rõ hơn về nguyên nhân, tác hại của Stress và đưa ra những biện pháp khắc phục

- Tiếp thu thêm kiến thức trang bị cho bản thân để có những suy nghĩ đúng đắn, những hành động tốt đẹp hơn

- Hạn chế những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra do Stress như: trầm cảm, tự tử, bạo lực, tham gia những tệ nạn xã hội…

3 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thiện đề tài được lựa chọn, nhóm chung em sử dụng nhiều phương pháp khảo sát từ nhiều nguồn thông tin khác nhau như Phương pháp đọc sách, đọc tài liệu; Phương pháp điều tra; Phương pháp trò chuyện, trao đổi với bạn bè, thầy cô; Phương pháp quan sát thực tiễn xã hội; Phương pháp thống kê toán học… Từ đó tìm ra hướng giải quyết cho vấn đề này

PHẦN II: NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận của tiểu luận

1.1 Stress là gì?

Hans Selye là người đầu tiên giới thiệu thuật ngữ Stress và sử dụng nó trong nghiên cứu của mình Trong những nghiên cứu ban đầu của mình, ông coi Stress là một phản ứng không đặc hiệu, ổn định và tích hợp giúp cơ thể thích nghi với các điều kiện môi trường Theo H Selye, Stress có ba giai đoạn: thứ nhất là giai đoạn tỉnh táo, thứ hai là giai đoạn hỗ trợ, thứ ba là giai đoạn kiệt sức Đến năm 1950, ông đã xem Stress là sự tương tác giữa tác nhân kích thích và phản ứng của cơ thể đối với tác nhân đó Sau nhiều năm nghiên cứu Stress Hans Selye đã đưa ra kết luận sau: Stress là nhịp sống luôn có mặt trong sự tồn tại của chúng ta Mỗi tác động đến một cơ quan nào đó trên cơ thể đều gây ra Stress Stress không phải lúc nào cũng là kết quả của sự tổn thương, trên thực tế có hai loại Stress khác nhau, đối lập nhau là: (1) Stress bình thường, khỏe mạnh - EuStress và (2) Stress độc hại hay tiêu cực DyStress Quan điểm của Hans Selye về Stress cho thấy; Stress là một hiện sẵn có ở con người, là sự tương tác giữa tác nhân kích thích và phản ứng của cơ thể, giúp

Trang 6

cơ thể thích nghi với môi trường Một số nhà nghiên cứu cho rằng quan điểm của H Selye nghiêng về mặt sinh học của Stress, coi Stress như một phản ứng sinh học

Thập niên 80 L A Kitaepmưx đã tổng kết các quan điểm, công trình nghiên cứu khác nhau về Stress Theo ông có ba quan điểm chính về Stress như sau: (1) Stress là những tác động mạnh ảnh hưởng không tốt, tiêu cực đến cơ thể Quan điểm này tồn tại trong một thời gian dài trong lịch sử nghiên cứu Stress, nhưng Stress được dùng ở đây lại trùng với khái niệm tác nhân gây Stress; (2) Stress là những phản ứng mạnh không tốt đối với cơ thể (sinh lý hoặc tâm lý) do tác động của tác nhân gây Stress; (3) Stress là những phản ứng mạnh (có lợi và có hại) đối với cơ thể, trường hợp Stress là những tác động mạnh

có lợi, thì tạo ra tính tích cực, giúp cơ thể thích nghi tốt hơn Trương hợp Stress là các tác động có hại sẽ tạo ra sự lo lắng, hoảng sợ làm giảm đi khả năng thích nghi của cơ thể đối với môi trường Nhiều nhà nghiên cứu đã phê phán quan điểm của Kitaepmưx về Stress, vì

nó chỉ mới phản ánh được một mặt của hiện tượng Stress ở con người, mà chưa phản ánh được bản chất của nó

Những năm 1990, R Lazarus và đồng nghiệp đã đưa ra một cách nhìn hoàn toàn mới

về Stress Theo ông “Stress như một quá trình tương tác đặc biệt giữa con người với môi trường Trong đó, chủ thể nhận thức sự kiện từ môi trường như là sự thử thách, sự hẫng hụthoặc như một đòi hỏi mà chủ thể không thể ứng phó được-chủ thể phải đối mặt với nguy hiểm" Theo ông phản ứng Stress là kết quả của sự mất cân đối giữa nhận thức về tình huống với khả năng ứng phó của cá nhân đối với tình huống đó

Các nhà khoa học Việt Nam khi nghiên cứu Stress đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau Tô Như Khuê cho rằng: “Stress là những phản ứng tâm lý không đặc hiệu, phổ biến đối với các tình huống mà con người cho là bất lợi 30 hoặc bị đe doạ (chủ quan), ở đây vai trò quyết định không phải do tác nhân kích thích, mà do đánh giá chủ quan về tác nhân đó” Nhóm tác giả Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Bá Dương, Nguyễn Sinh Phúc đã khẳng định “Khái niệm Stress vừa để chỉ tác nhân kích thích, vừa để chỉ phản ứng của cơ thể trước các tác nhân đó” Ở đây, Stress mới chỉ được hiểu như là phản ứng sinh lý của cơ thể,những biểu hiện tâm lý của Stress và những tác nhân kích thích (yếu tố gây nên Stress) còn chưa được đề cập đến

Nhóm tác giả Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp và Trần Thị Lộc đưa ra khái niệm Stress theo cách tiếp cận sinh học Theo họ “Stress là một trạng thái của cơ thể với những triệu chứng đặc thù, bao gồm tất cả những biến đổi không đặc hiệu xảy ra trong hệ thống sinh học”

Trang 7

Phạm Minh Hạc và cộng sự lại nhấn mạnh tới những tình huống, hoàn cảnh khi nói tới Stress Ông coi tình huống (hoàn cảnh) là nguyên nhân gây ra Stress và cho rằng;

“Stress là những xúc cảm nảy sinh trong những tình huống nguy hiểm, hẫng hụt, hay phải chịu đựng những nặng nhọc về thể chất và tinh thần hoặc trong những điều kiện phải quyết định h ành động nhanh chóng và trọng yếu”

Từ những điều đã trình bày trên, có thể nói rằng có ba nhóm quan điểm khác nhau vềStress là: (1) Stress được hiểu như một tác nhân đến từ môi trường; (2) Stress là phản ứng tâm - sinh lý và (3) Stress là sự tương tác giữa những tác nhân đến từ môi trường với những phản ứng tâm - sinh lý xảy ra ở bên trong cá nhân

Quan điểm thứ nhất, Stress được xem như là tác nhân đến từ môi trường gây nên phản ứng tâm-sinh lý ở chủ thể Khi nói đến Stress là nói đến Stress trong công việc, Stresstrong học tập, Stress trong gia đình, Stress trong cuộc sống

Quan điểm thứ hai, xem Stress như là các phản ứng tâm-sinh lý Ở đây, nhấn mạnh đến những phản ứng tâm - sinh lý của cơ thể trước sự tác động của môi trường xung quanh.Nói đến Stress là muốn nói đến các trạng thái tâm lý căng thẳng, đau khổ liên quan đến những trải nghiệm, hẫng hụt, bất hạnh của chính họ

Quan điểm thứ ba, là sự kết hợp giữa hai cách hiểu trên, coi Stress là tương tác giữa tác nhân khích thích từ môi trường với những phản ứng của cơ thể đối với các kích thích

đó Đây l à phương pháp, cách tiếp cận mềm dẻo, linh hoạt và đúng nhất về Stress Trong khái niệm này toàn bộ những yếu tố thuộc về cá nhân và môi trường đều được nhấn mạnh

và nó phản ảnh được hai quan điểm đã tồn tại trước đó trong nghiên cứu Stress

Trong đề tài nghiên cứu này chúng em cho rằng

Trong điều kiện bình thường, Stress là một phản ứng thích nghi về mặt tâm - sinh lý

và tâm lý xã hội với môi trường xung quanh

1.2 Biểu hiện của Stress

Stress có thể ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống người bệnh, bao gồmcảm xúc, hành vi, khả năng suy nghĩ và sức khỏe thể chất Không có bộ phận nào của cơ thể được miễn dịch Tuy nhiên mỗi người có cách đối diện với căng thẳng khác nhau nên triệu chứng của nó có thể thay đổi Các biểu hiện triệu chứng của bệnh có thể mơ hồ không

Trang 8

rõ ràng nên tìm hiểu tổng quan về bệnh và trao đổi vấn đề bản thân với bác sĩ chuyên khoa

để có những kết luận đúng đắn về bệnh Khi bị stress người bệnh có thể gặp các triệu chứng dưới đây:

Các biểu hiện căng thẳng về cảm xúc

Các triệu chứng thể chất của stress bao gồm:

Năng lượng thấp, uể oải, cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi

Nhức đầu, chóng mặt, đau mỏi vùng vai gáy

Mất ham muốn tình dục và hoặc mất khả năng tình dục ở cả nam và nữ

Đau bụng, rối loạn tiêu hóa bao gồm tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, viêm đường ruột, viêm ruột kích thích

Đau nhức, đau nhức và căng cơ

Đau ngực và nhịp tim nhanh không kiểm soát

Mất ngủ, khó chìm vào giấc ngủ do những suy nghĩ luôn thường trực trong đầuCảm lạnh và nhiễm trùng thường xuyên

Thần kinh và run rẩy, ù tai, bàn tay, bàn chân lạnh hoặc ra nhiều mồ hôi

Khô miệng và khó nuốt

Nghiến răng khi ngủ

Các triệu chứng nhận thức của stress bao gồm:

Liên tục lo lắng

Ý nghĩ hoang tưởng

Không để tâm đến mọi thứ xung quanh dẫn đến quên và vô tổ chức

Không có khả năng tập trung

Không có khả năng phát xét, hoặc phán xét sai vấn đề

Luôn bi quan hoặc chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của vấn đề

Trang 9

Các triệu chứng căng thẳng về hành vi bao gồm:

Thay đổi khẩu vị – chán ăn hoặc ăn quá nhiều

Trì hoãn mọi thứ và trốn tránh trách nhiệm của bản thân trong công việc chungTăng cường sử dụng rượu, ma túy hoặc thuốc lá

Xuất hiện nhiều hành vi liên quan đến tâm thần kinh như bất thần, luống cuống và hay giật mình

Cắn môi và cắn móng tay

1.3 Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là bệnh rối loạn cảm xúc Dấu hiệu của bệnh trầm cảm đặc trưng bởi cảm giácbuồn bã, chán nản, mất động lực trong thời gian dài Người bệnh gặp ảnh hưởng cả cảm xúc, hành vi, tư duy tiêu cực, từ đó dẫn đến nhiều vấn đề với cả thể chất và tinh thần

1.4 Lo âu là gì?

Từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng (2008) định nghĩa về lo âu như sau: “Trải nghiệm cảm giác tiêu cực được quy định bởi sự chờ đợi điều gì đó nguy hiểm, có tính chất khuếch tán, không liên quan đến các sự kiện cụ thể Trạng thái cảm xúc xuất hiện trong các tình huống nguy hiểm không xác định và được thể hiện trong việc chờ đợi sự tiến triển không thuận lợi của sự kiện Khác với hoảng sợ, được coi là một phản ứng đối với một đe dọa cụ thể nào đó, lo

âu thể hiện sự sợ hãi chung chung, mang tính lan truyền và không có đối tượng và thường có liên hệ với việc chờ đợi điều không may trong tương tác xã hội và thường được tạo bởi sự không ý thức được nguồn gốc của nỗi nguy hiểm Khi có lo âu ở cấp độ sinh lý, nhịp thở tăng, tim đập nhanh hơn, huyết áp cao cao hơn, hưng phấn tăng, ngưỡng tri giác giảm Về mặt chức năng, lo âu không chỉ cảnh báo về sự nguy hiểm có thể xảy ra, mà còn kích thích tìm kiếm và

cụ thể hóa mối nguy hiểm đó, tích cực tìm hiểu thực tế với mục đích xác định đối tượng đe dọa Lo âu có thể biểu hiện như cảm giác về sự bất lực, thiếu tự tin vào bản thân, bất lực trước các yếu tố bên ngoài, phóng đại sức mạnh và tính đe dọa của chúng Biểu hiện về hành vi của

lo âu nằm ở chỗ hóa giải các hoạt động làm ảnh hưởng đến xu hướng và hiệu quả của hoạt động.”

1.5 Sinh viên là ai?

Trang 10

1.6 Nhận thức là gì?

Nhận thức là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông quasuy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các quy trình như là tri thức, sự chú ý trí , nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lý luận, tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa

ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ

1.7 Khảo sát là gì?

Khảo sát là phương pháp sử dụng bảng hỏi (phiếu câu hỏi) để thu thập dữ liệu phục

vụ cho mục tiêu nghiên cứu Về mặt lý thuyết, phương pháp khảo sát có thể sử dụng cả trong nghiên cứu định tính và định lượng Trên thực tế, phương pháp khảo sát thường được

sử dụng nhằm thu thập dữ liệu trên diện rộng phục vụ các phương pháp nghiên cứu định lượng Đây là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp khá thông dụng trong nghiên cứu quản lý

1.8 Gia đình là gì?

Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan

hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và/hoặc quan hệ giáo dục

2 Thực trạng ảnh hưởng của Stress đến sinh viên IUH

2.1 Khái quát vài nét về trường Đại học Công nghiệp TPHCM

Đại học Công nghiệp là một trong những trường đại học có số lượng sinh viên đông đảo nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Để hiểu rõ hơn nhận thức của sinh viên về Stress, nhóm đã tiến hành khảo sát nhận thức của các bạn sinh viên Giới hạn đối tượng khảo sát là sinh viên trường Đại học Công nghiệp TPHCM Trong quá trình khảo sát đã có 50 bạn tham gia (50% nam và 50% nữ), đa phần là sinh viên năm nhất

Quá trình khảo sát được thực hiện từ ngày 02/03/2023 đến ngày 05/03/2023

Trang 11

2.2 Nhận thức của sinh viên IUH về Stress

Có thể thấy, đến 95% sinh viên được khảo sát đang bị Stress Ngày nay, Stress được xem là một phần tất yếu của cuộc sống, cả những người trẻ và người trưởng thành đều có thể bị căng thẳng, trong đó người trẻ tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất

Stress ở sinh viên là tình trạng rất phổ biến, trên thực tế Stress không hẳn lúc nào cũng gây ra tác động tiêu cực Tuy nhiên, căng thẳng kéo dài chính là nguồn cơn của nhiều vấn đề tâm lý, tâm thần như: rối loạn lo âu, trầm cảm và nguy cơ mắc các bệnh lý thể chất

2.3 Nhận thức của sinh viên về các yếu tố gây ra Stress

Áp lực học tập Vấn đề tài chínhCác mối quan hệ Công việc

Áp lực học tập là nguyên nhân hàng đầu gây Stress ở sinh viên Thực tế, chương trình học ở nước ta tương đối nặng vì quá chú trọng đến lý thuyết, do đó sinh viên thường

Trang 12

mất nhiều thời gian để học thuộc các khái niệm, nguyên lý…Tình trạng này khiến sinh viênkhông có nhiều thời gian nghỉ ngơi và trau dồi các kĩ năng cần thiết khác.

Đa phần sinh viên sống xa nhà phải tự quản lý chi tiêu, rất nhiều bạn sinh viên không

có điều kiện mà chi phí sinh hoạt tại thành phố quá lớn nên họ phải đi làm kiếm tiền để tự trang trải, việc học vốn đã mệt khi đi làm còn mệt hơn

Ngoài ra, đời sống của sinh viên còn bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ bạn bè, người yêu

2.4 Đánh giá của sinh viên về những ảnh hưởng do Stress gây ra

Stress xảy ra trong thời gian ngắn hầu như không ảnh hưởng đến sức khoẻ, tuy nhiên

đa phần sinh viên phải đối mặt với những căng thẳng kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng khiến cho cơ thể mệt mỏi, uể oải, có nguy cơ mắc một số bệnh như: dạ dày, rối loạn giấc ngủ thiếu máu não…Căng thẳng lâu ngày làmcho tâm lí không ổn định nên dễ phát sinh mâu thuẫn với bạn bè, người yêu Đặc biệt là ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên

Trang 13

2.5 Đánh giá của sinh viên về những cách để giải tỏa, giảm Stress

Khi bị Stress, sinh viên sẽ giải tỏa bằng cách

Sinh viên đa phần là những bạn trẻ hiện đại và tràn đầy năng lượng, cho nên họ thường chọn cách đi chơi để giải toả bớt những căng thẳng Có thể là đi ăn uống với bạn

bè, đi xem phim, đi nghe nhạc, hoặc đơn giản là đi đâu đó để đầu óc được thư thả Có thể thấy, số lượng sinh viên chọn cách tâm sự với gia đình hoặc bạn bè không cao, nguyên nhân có thể là do giới trẻ hiện nay có xu hướng khép mình với gia đình, với mọi người xung quanh, tự tạo cho mình một lớp vỏ bọc, họ quyết định là “không làm gì”, họ bất lực

và chọn cách im lặng, đón nhận, để cho mọi thứ tự diễn ra, và dần dần những dồn nén sẽ ngày càng lớn lên, đến một thời điểm nào đó sẽ bộc phát

3 Nguyên nhân của thực trạng trên

3.1 Từ sinh viên

Áp lực học tập là nguyên nhân dẫn đến stress của đa số sinh viên ở khắp mọi nơi nói chung và sinh viên IUH nói riêng Ở năm nhất và năm hai, tất cả sinh viên đều phải bắt buộc học các môn đại cương như Triết, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội… đây đều là những môn nghiên về lí thuyết, học thuộc khiến cho sinh viên cảm thấy khó khăn khi học các môn này Đều này khiến cho sinh viên mất nhiều thời gian, không có thời gian nghỉ ngơi và trau dồi các kĩ năng cũng như kiến thức cần thiết khác Vào những kì cuối, sinh viên còn phải đối mặt với đồ án, tiểu luận, khóa luận…với lượng kiến thức khá lớn nên việc căng thẳng (stress) là đều không thể tránh khỏi

Song với việc học, việc thi cử cũng khiến cho sinh viên trở nên căng thẳng hơn Điểm số là một phần nói lên kết quả học tập ở hiện tại và sự hiểu biết về công việc trong

Ngày đăng: 24/05/2024, 15:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w