BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU ĐƯỢC NIÊM YẾT
TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THS2023-81
Chủ nhiệm đề tài: Sinh viên Nguyễn Phương Nam
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
Trang 32 Cán bộ hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài
Họ và tên, MSCB Đơn vị công tác và lĩnh vực
PGS.TS Nguyễn Tuấn Kiệt
MSCB: 1779
Đơn vị công tác: Khoa Kinh Tế Học, Trường Kinh Tế, Trường
Đại học Cần Thơ Lĩnh vực chuyên môn:
Kinh tế học
Hướng dẫn nội dung khoa học và Hướng dẫn lập dự toán kinh phí đề tài
3 Đơn vị phối hợp chính: Không
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
1 Danh sách thành viên tham gia nghiên cứu đề tài
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 1
MỞ ĐẦU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 CÁCH TIẾP CẬN CỦA NGHIÊN CỨU 3
1.5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 4
1.5.1 Trong nước 4
1.5.2 Ngoài nước 7
CHƯƠNG 2 11
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 11
2.1.1 Lý thuyết về biến động giá cổ phiếu 11
2.1.2 Các lý thuyết về định giá cổ phiếu 12
2.1.3 Quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô và biến động giá cổ phiếu 15
2.1.4 Giả thuyết nghiên cứu 20
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 23
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu 23
2.2.3 Phương pháp đo lường các biến trong mô hình 23
2.2.4 Phương pháp phân tích 28
CHƯƠNG 3 31
THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU NGÀNH XUẤT NHẬP KHẨU TRONG GIAI ĐOẠN 2011 – 2021 31
3.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2011 ĐẾN 2021 31
3.1.1 Cung tiền 31
3.1.2 Tỷ giá hối đoái 32
Trang 53.1.3 Lãi suất 33
3.1.4 Tỷ lệ lạm phát 34
3.1.5 Đầu tư trực tiếp nước ngoài 35
3.1.6 Chỉ số sản xuất công nghiệp 35
3.2 TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2011 ĐẾN 2021 36
3.3 THỰC TRẠNG NGÀNH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU NGÀNH XUẤT NHẬP KHẨU 38
3.3.1 Tổng quan xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn từ 2011 đến 2021 38
3.3.2 Tình hình biến động giá cổ phiếu ngành xuất nhập khẩu 40
CHƯƠNG 4 46
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍNH MINH 46
4.1 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU 46
4.1.1 Thống kê công ty theo lĩnh vực 46
4.1.2 Phân tích thống kê mô tả các biến 46
4.2 MÔ HÌNH HỒI QUY VÀ PHÂN TÍCH HỒI QUY 50
4.2.1 Ma trận tương quan giữa các biến 50
4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến 53
4.2.3 Kiểm định lựa chọn mô hình 53
4.2.4 Kiểm định phương sai sai số thay đổi 54
4.2.5 Kiểm định tự tương quan 54
4.2.6 Mô hình hồi quy 54
4.2.8 Thảo luận kết quả nghiên cứu 57
CHƯƠNG 5 60
5.1 ĐỀ XUẤT HÀM Ý CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU 60
5.1.1 Đối với Chính phủ 60
5.2.2 Đối với các Bộ ban ngành liên quan 63
5.2 KẾT LUẬN 63
5.3 HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC 1 73
PHỤ LỤC 2 81
Trang 6DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Bảng 4.1: Ngành hàng của các công ty trong mẫu nghiên cứu
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến
Bảng 4.3: Kết quả phân tích tương quan giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu Bảng 4.4: Kết quả phân tích tương quan giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu sau khi loại đi thành phần CPI
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định nhân tử phóng đại VIF
Bảng 4.6: Mô hình bình phương tối thiểu tổng quát khả thi FGLS
Bảng 4.7: Kết quả tổng hợp các mô hình
Bảng 4.8: Kiểm định giả thuyết
Trang 7
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 3.1: Cung tiền Việt Nam giai đoạn 2011-2021
Hình 3.2: Tỷ giá USD/VND giai đoạn 2011-2021
Hình 3.3: Lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân bằng USD tại Việt Nam giai đoạn 2011-2021
Hình 3.4: Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2011-2021
Hình 3.5: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn thực hiện) vào Việt Nam giai đoạn 2011-2021
Hình 3.6: Chỉ số sản xuất công nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2011-2021
Hình 3.7: Giá trị vốn hóa của HOSE giai đoạn 2011 – 2021
Hình 3.8: Thanh khoản trung bình của HOSE giai đoạn 2011 – 2020 so với 9
Hình 3.9: Tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2011 – 2021
Hình 3.10: Biến động cung tiền và biến động giá cổ phiếu trong giai đoạn 2011-2021 Hình 3.11: Biến động tỷ giá hối đoái và biến động giá cổ phiếu trong giai đoạn 2011-
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ngoài
Squares
Mô hình bình phương tối thiểu tổng quát khả thi
Exchange
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
IIP Index of Industrial Production Chỉ số sản xuất công nghiệp
PCA Principal Components Analysis Phép phân tích thành phần chính
Trang 9P/E Price to Earning Ratio Hệ số giá trên lợi nhuận một cổ
phiếu
Nhất
Trang 10TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô, cụ thể là cung tiền, tỷ giá USD/VND, lãi suất cho vay, lạm phát, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) đến sự biến động giá cổ phiếu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), sử dụng dữ liệu bảng của 26 công ty trong giai đoạn 2011 - 2021 Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) và phương pháp FGLS
để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi Kết quả ước lượng cho thấy tỷ giá USD/VND và cung tiền có quan hệ thuận biến với biến động giá cổ phiếu Lãi suất, chỉ số sản xuất công nghiệp và đầu tư trực tiếp nước ngoài có mối quan hệ nghịch biến với biến động giá cổ phiếu Bên cạnh đó, quy mô công ty và Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) lần lượt là các biến kiểm soát trong mô hình Trong giai đoạn 2011-2021, EPS và biến động giá cổ phiếu có mối quan hệ nghịch biến, quy mô công ty và biến động giá cổ phiếu có mối quan hệ thuận biến
Từ khóa: Biến động giá, yếu tố vĩ mô, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, HOSE.
Trang 11ABSTRACT
This study aims to determine the effect of macroeconomic factors, specifically money supply, USD/VND exchange rate, interest rate, foreign direct investment (FDI), index of industrial production (IIP) on stock price volatility of import-export companies listed on the Ho Chi Minh City Stock Exchange (HOSE), using panel data from 26 companies from the years 2011 to 2021 The study corrects autocorrelation and heteroscedasticity by applying the fixed effects regression model (FEM) and FGLS estimation The results derived from this study show that the money supply and exchange rate have positive impacts on stock price volatility Meanwhile, foreign direct investment, the index of industrial production, and interest rate all have negative effects on stock price changes Additionally, firm size and Earnings Per Share (EPS) are control variables in the model, respectively During 2011-2021, EPS and stock price volatility had an inverse relationship, and firm size and stock had a favorable relationship
Keywords: Stock price volatility, macroeconomic factors, import-export
companies, HOSE
Trang 12BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1 Thông tin chung:
- Tên đề tài: Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến sự biến động giá cổ phiếu
của các công ty xuất nhập khẩu được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh
- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phương Nam
- Lớp: KT20W4F5 Trường: Kinh tế Năm thứ: 4 Số năm đào tạo: 4.5
- Người hướng dẫn: PGS TS Nguyễn Tuấn Kiệt
2 Mục tiêu đề tài:
*Mục tiêu chung:
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến
sự biến động giá cổ phiếu của các công ty xuất nhập khẩu được niêm yết trên HOSE
*Mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất, phân tích ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến sự biến động giá cổ
phiếu của các công ty xuất nhập khẩu được niêm yết trên HOSE
Thứ hai, phân tích thực trạng biến động giá cổ phiếu của các công ty xuất nhập
khẩu niêm yết trên HOSE và các yếu tố vĩ mô Từ đó, đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm ổn định biến động giá cổ phiếu của các công ty này
Thứ ba, đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm ổn định biến động giá cổ phiếu
của các công ty xuất nhập khẩu được niêm yết trên HOSE
3 Tính mới và sáng tạo:
Đầu tiên, đề tài đã khái quát thực trạng biến động giá cổ phiếu của các công ty xuất nhập khẩu được niêm yết trên HOSE Đồng thời, đánh giá mối quan hệ của các yếu tố vĩ mô và biến động giá cổ phiếu của các công ty xuất nhập khẩu niêm yết trên HOSE trong giai đoạn từ 2011 đến 2021 Bên cạnh đó, từ kết quả phân tích dữ liệu đề tài đã xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến sự biến động giá của các công ty xuất nhập khẩu trên HOSE
Trang 134 Kết quả nghiên cứu:
Bài nghiên cứu có được số liệu cụ thể thông qua việc phân tích các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến sự biến động giá cổ phiếu của các công ty xuất nhập khẩu được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Từ đó, có thể đưa ra những phân tích về ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến sự biến động giá cổ phiếu của các công ty xuất nhập khẩu được niêm yết trên HOSE Bên cạnh đó, dựa trên số liệu phân tích, nhóm nghiên cứu đề xuất được một số hàm ý chính sách nhằm ổn định biến động giá cổ phiếu của các công ty xuất nhập khẩu trên HOSE
Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng
và khả năng áp dụng của đề tài:
Đối với phát triển kinh tế - xã hội: Kết quả nghiên cứu là rất cần thiết vì nó là căn cứ khoa học cung cấp thông tin mà các doanh nghiệp có thể tham khảo và gia tăng hoạt động trên HOSE cũng như hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đồng thời giúp nâng cao vai trò đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển chung của xã hội
Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Kết quả của bài nghiên cứu hy vọng sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo, giúp cho thành tích học tập của sinh viên được nâng cao hơn Ngoài ra, nhóm mong muốn bài nghiên cứu sẽ đóng góp vào cơ sở khoa học của Đại học Cần Thơ nói riêng cũng như của sinh viên cả nước nói chung, qua đó sẽ làm đa dạng hơn kho tàng nghiên cứu khoa học trong môi trường học thuật, giúp cho những bạn sinh viên của thế hệ tiếp nối có thêm các nguồn tài liệu khoa học tham khảo chất lượng hơn Ngoài ra, đề tài nghiên cứu cũng tạo điều kiện cho nhóm học hỏi và có thêm nhiều kiến thức trên phương diện kinh tế và kinh tế lượng; đồng thời cũng sẽ giúp cho các sinh viên khác cùng chuyên ngành dễ dàng tiếp cận với vấn đề hơn Trên
cơ sở phân tích và lập luận, thành phẩm của bài nghiên cứu sẽ làm phong phú hơn cơ
sở khoa học trong sinh viên
Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu: Bài nghiên cứu sẽ giúp đơn vị chủ trì, và các đơn vị ứng dụng kết quả nghiên cứu có thêm nền tảng lý luận chặt chẽ và nguồn thông tin hữu ích để định hướng cho hoạt động tài chính tiền tệ của các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam Bên cạnh đó, bài nghiên cứu được mong đợi sẽ làm phong phú hơn tủ sách kinh tế cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên kinh tế Đại học Cần Thơ, qua đó giúp các bạn có một cơ sở lý luận chặt chẽ và một góc nhìn trực quan hơn về nền kinh tế nước ta khi ta chủ trương hội nhập vào nền kinh tế thế giới
Trang 145 Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài, hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu: Không
Trang 15INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1 General information:
- Project title: Analyzing the influence of macroeconomic factors on stock price volatility of import-export companies listed on the Ho Chi Minh Stock Exchange
- Code number: THS2023-81
- Coordinator: Nguyen Phuong Nam
- Implementing institution: International Business (High-Quality Program) 5 Course
46 School of Economics Year: 4 Year of training: 4.5 years
- Advisor: Nguyen Tuan Kiet (Associate Professor)
- Duration: from April, 2023 to October, 2023
2 Objective(s):
*General objective:
The general objective of the study is to research the influence of macroeconomic factors on stock price volatility of import-export companies listed on the Ho Chi Minh Stock Exchange and propose some implications to stabilize the stock price volatility of these companies
*Specific objective:
To specify the objective, we will analyze the influence of macroeconomic factors on stock price volatility of import-export companies listed on the Ho Chi Minh Stock Exchange Then, Analyze the current context of stock price volatility of import-export companies listed on the Ho Chi Minh Stock Exchange From the research’s result, we propose some implications to stabilize the stock price volatility of import-export companies listed on the Ho Chi Minh Stock Exchange
3 Creativeness and innovativeness:
Firstly, the topic has generalized the current context of stock price volatility of import-export companies listed on HOSE Simultaneously, assess the relationship of macroeconomic factors and stock price volatility of import-export companies listed on HOSE in the period from 2011 to 2021 From the result, the topic has determined the level influence of macro factors on the price volatility of import-export companies on HOSE
4 Research results:
Trang 16From obtaining data on macroeconomic factors affecting stock price volatility
of import-export companies listed on the Ho Chi Minh Stock Exchange, the authors have performed specific analysis on the influence of macroeconomic factors affects stock price volatility of import-export companies listed on the Ho Chi Minh Stock Exchange Hence, propose management implications and policy implications to improve stock prices of import-export companies listed on the Ho Chi Minh Stock Exchange
5 Products: None
6 Effects, technology transfer means and applicability:
For socio-economic development: This research is a scientific basis that provides information that businesses can refer to and increase their activities on the Ho Chi Minh Stock Exchange as well as their import-export business activities, at the same time, help organizations enhance the contribution of businesses to the overall development of society
For the field of education and training: The authors hope that the study will contribute to the scientific foundation of Can Tho University as well as the academic background of the whole country, thereby diversifying the number of quality scientific research in the academic field, contributing to diversifying sources of quality scientific reference materials In addition, the research creates an opportunity for the authors to learn and gain more knowledge in terms of economics and econometrics; At the same time, helps other students in the same major an easier way to approach the problem Based on analysis and argument, the final results of the research hope to enrich the scientific basis of students
For organizations and institutions applying research results: The research helps organizations applying research results to have a more rigorous theoretical background and useful information sources to orient the financial activities of Vietnamese import-export companies Besides, the research is expected to enrich the economics bookshelf for students, especially economics students of Can Tho University, thereby helping them have a theoretical basis worth referencing and a more intuitive perspective on our country's economy in the current period of world economic integration
Trang 17BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:
Họ và tên: Nguyễn Phương Nam
Sinh ngày: 15 tháng 6 năm 2002
Nơi sinh: Hà Tiên-Kiên Giang
Ngành học: Kinh doanh Quốc tế Trường: Kinh tế
Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích: Không
* Năm thứ 2:
Ngành học: Kinh doanh Quốc tế Trường: Kinh tế
Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích: Không
* Năm thứ 3:
Ngành học: Kinh doanh Quốc tế Trường: Kinh Tế
Kết quả xếp loại học tập: Xuất sắc
Sơ lược thành tích: Không
Xác nhận của Trường Đại học Cần Thơ
Ngày tháng năm
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
Ảnh 4x6
Trang 18CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi và thị trường chứng khoán đang phát triển nhanh chóng trên thế giới (Nguyễn và ctv., 2017) Theo Oxford Analytica (2019) khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tăng và thị trường vốn Việt Nam sẽ trưởng thành nhanh chóng Tính lũy kế cả năm 2021, khối nhà đầu tư cá nhân trong nước đã mở mới hơn 1,5 triệu tài khoản chứng khoán, lớn gấp rưỡi tổng số tài khoản được mở mới trong giai đoạn từ 2017 đến 2020 cộng lại (tổng 4 năm đạt 1,04 triệu tài khoản) (Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài Chính, 2022) Trong đó, kênh cổ phiếu được quan tâm hơn cả qua khảo sát của Công ty Chứng khoán SSI năm 2022, 76% nhà đầu tư được khảo sát cho biết họ quan tâm đến thị trường cổ phiếu Trong khi
đó, chỉ có 24% nhà đầu tư cho biết họ quan tâm đến thị trường trái phiếu
Trong nhiều thập kỷ qua, toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại là xu thế chủ đạo và được coi là động lực chính của tăng trưởng kinh tế thế giới Trước xu hướng
đó, ngành xuất nhập khẩu đã và đang nắm giữ được vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế Theo Bộ công thương Việt Nam, những năm qua xuất nhập khẩu đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới của đất nước ta Theo tổng hợp số liệu
từ Bộ công thương Việt Nam tính chung 10 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 616,24 tỷ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, xuất khẩu tăng 15,9%, nhập khẩu tăng 12,2% Song, theo dự báo của Goldman Sachs, Trung Quốc dự kiến mở cửa nền kinh tế vào quý 2/2023 đã tạo nên những động thái tích cực cho cổ phiếu của một số nhóm ngành xuất nhập khẩu Việt Nam trong tương lai Hơn nữa, Theo Báo cáo chiến lược đầu tư năm 2023 của Công ty chứng khoán VNDirect đưa lộ trình mở cửa và phục hồi kinh tế của Trung Quốc là một biến số của năm tới, nhưng theo hướng tích cực Ngoài ra, VNDirect còn cho rằng xuất khẩu cao su, gạo, rau quả, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Trung Quốc có thể tích cực từ xu hướng chi phí vận chuyển giảm và nhu cầu gia tăng Từ đó, việc cân nhắc đầu tư vào các nhóm ngành xuất nhập khẩu tiềm năng cũng đang nhận được sự quan tâm nhất định từ phía các nhà đầu tư
Tuy nhiên, thị trường chứng khoán luôn ẩn chứa nhiều biến động và sự biến động của thị trường chứng khoán ở các nước đang phát triển nhìn chung cao hơn so với các thị trường phát triển Kaminsky và Reinhart (1999), điều đó đôi khi tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư cũng như gây bất lợi đến việc thu hút nguồn vốn từ doanh nghiệp xuất nhập khẩu đang niêm yết Theo Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng giá
Trang 19cổ phiếu sẽ phải đối mặt với yếu tố vĩ mô khác nhau Cụ thể, nhiều nghiên cứu thực nghiệm với các yếu tố như tỷ giá hối đoái (Huang và cộng sự, 2023); giá trị sản xuất công nghiệp (Lee và Brahmasrene, 2020); lạm phát (Lộc, 2014) chứng minh có nhiều
sự tác động, ảnh hưởng tiêu cực lẫn tích cực đến giá cổ phiếu Do đó, vấn đề phân tích các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty xuất nhập khẩu là cần thiết, nhằm phân tích mức độ ảnh hưởng và đề xuất một số hàm ý chính sách, kiến nghị nhằm cải thiện giá cổ phiếu trong thời gian tới Vậy những yếu tố vĩ mô đã tác động như thế nào và ảnh hưởng ra sao đến giá cổ phiếu được phát hành bởi các công ty xuất nhập khẩu?
Xuất phát từ những tác động thực tế này, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến sự biến động giá cổ phiếu của các công ty xuất nhập khẩu được niêm yết trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh”, với mong muốn phân tích và làm rõ thêm phương ảnh hưởng của những tác động của yếu tố vĩ mô đến
sự biến động giá cổ phiếu của các công ty xuất nhập khẩu Từ đó, nhóm nghiên cứu sẽ nêu lên một số hàm ý chính giá cổ phiếu của các công ty xuất nhập khẩu trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến
sự biến động giá cổ phiếu của các công ty xuất nhập khẩu được niêm yết trên HOSE
Từ đó, đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm ổn định biến động giá cổ phiếu của các công ty này
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, phân tích ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến sự biến động giá cổ
phiếu của các công ty xuất nhập khẩu được niêm yết trên HOSE
Thứ hai, phân tích thực trạng biến động giá cổ phiếu của các công ty xuất nhập
khẩu niêm yết trên HOSE và các yếu tố vĩ mô
Thứ ba, đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm ổn định biến động giá cổ phiếu
của các công ty xuất nhập khẩu được niêm yết trên HOSE
1.3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trang 201.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là biến động giá cổ phiếu; các yếu tố vĩ mô ảnh
hưởng đến sự biến động giá cổ phiếu của các công ty xuất nhập khẩu được niêm yết trên HOSE
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi nội dung
Biến động giá cổ phiếu của các công ty có thể đến từ các yếu tố vĩ mô và vi mô Tuy nhiên, đề tài sẽ chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng, tác động và đo lường ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến sự biến động giá cổ phiếu của các công ty xuất nhập khẩu được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Từ đó, đưa ra các hàm ý chính sách của vấn đề nghiên cứu
1.3.2.2 Phạm vi thời gian
Dữ liệu sử dụng để kiểm định các giả thuyết trong nghiên cứu được thu thập từ năm 2011 đến năm 2021 Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI, Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Thế giới (World Bank), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1.3.2.3 Phạm vi không gian
Phạm vi nghiên cứu được thực hiện đối với các công ty xuất khẩu và/hoặc xuất nhập khẩu có niêm yết giá cổ phiếu trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
1.4 CÁCH TIẾP CẬN CỦA NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài, tác giả tiến hành xây dựng cương chi tiết, xác định rõ nội dung và đối tượng, phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận của nghiên cứu được tiến hành theo các bước sau:
- Lược khảo tài liệu liên quan để hệ thống cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm nhằm xây dựng cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu lý thuyết, và giả thuyết
- Sử dụng dữ liệu thứ cấp để phân tích dữ liệu và nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến biến động giá cổ phiếu của các công ty xuất nhập khẩu được niêm yết trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh
Trang 21- Từ những phát hiện trong thực tiễn, nhóm nghiên cứu đề xuất hàm ý chính sách nhằm cải thiện giá cổ phiếu của các công ty xuất nhập khẩu trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Do đó, hướng tiếp cận của nghiên cứu là từ cơ sở lý thuyết → Thực tiễn → hàm
Cơ sở lý luận và các nghiên cứu thực
nghiệm
Xây dựng cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu và giả thuyết
Thu thập số liệu
Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố vĩ
mô đến biến động giá cổ phiếu của các công ty xuất nhập khẩu được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành
phố Hồ Chí Minh
Đề xuất hàm ý chính sách nhằm ổn định biến động giá cổ phiếu của các công ty xuất nhập khẩu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh
Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu
Trang 22khác nhau Góp mặt trong chủ đề về sự tác động của yếu tố vĩ mô đến giá cổ phiếu, có thể kể đến các nghiên cứu sau
Đầu tiên là nghiên cứu của Hussainey và Ngọc (2009), các biến được đề cập là lãi suất, giá trị sản xuất công nghiệp Số liệu được lấy theo chuỗi thời gian từ tháng 1 năm 2001 đến tháng 4 năm 2008 tức là 88 tháng và phân tích theo mô hình hồi quy của Nasseh và Strauss (2000); Canova và Nicolo (1995) đề xuất Kết quả nghiên cứu
đã chỉ ra rằng sản xuất công nghiệp có tác động tích cực đến giá chứng khoán Việt Nam Nghiên cứu cũng nhận thấy lãi suất dài hạn và ngắn hạn không ảnh hưởng đến giá cổ phiếu theo cùng một hướng Cụ thể là, lãi suất ngắn hạn có mối liên hệ tích cực với giá cổ phiếu trong khi đó lãi suất dài hạn lại có mối liên hệ tiêu cực đáng kể với giá cổ phiếu
Một nghiên cứu khác của Nguyệt và Thảo (2013) chỉ ra kết quả tương tự về sản lượng công nghiệp tương quan dương với thị trường chứng khoán Tuy nhiên, nghiên cứu lại cho rằng lãi suất cho vay ngắn hạn tương quan âm với giá cổ phiếu Nghiên cứu cũng bổ sung thêm các biến cung tiền, lạm phát (đo lường bằng CPI), giá dầu thế giới tương quan thuận chiều với thị trường chứng khoán, riêng tỷ giá hối đoái giữa VND/USD thì tương quan ngược chiều Trong khi đó theo Kiều và Điệp (2013) lại chỉ
ra rằng cung tiền có tác động tích cực đến biến động giá cổ phiếu, lạm phát tương quan nghịch và tỷ giá hối đoái không có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Bài nghiên cứu của Nguyệt và Thảo (2013) cũng chỉ ra rằng biến CPI trong mô hình có ý nghĩa thống kê thấp nên có thể vẫn chưa phản ánh được chính xác ảnh hưởng của nhân tố lạm phát lên giá cổ phiếu Các số liệu trong nghiên cứu được lấy theo tháng và áp dụng kiểm định đồng tích hợp theo phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị phần dư Engle Granger, kiểm định nghiệm đơn vị và sử dụng phương trình ước lượng hồi quy bội để phản ánh mối tương quan giữa các biến
Về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái, lãi suất và giá cổ phiếu, có nghiên cứu của ông Nguyễn và Quyết (2013) Nghiên cứu sử dụng số liệu chuỗi thời gian theo tháng
và phương pháp phân tích số liệu dựa trên kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định nhân quả Granger, mô hình Var và hàm phân rã phương sai chỉ ra rằng có sự liên hệ giữa giữa giá cổ phiếu với tỷ giá hối đoái Cùng mục đích nghiên cứu, Vinh (2014) cũng chỉ
ra rằng có mối tương quan chặt chẽ giữa tỷ giá hối đoái USD/VND, giá dầu, giá vàng
và thị trường chứng khoán Việt Nam
Năm 2016, Ngọc và Cường với nghiên cứu các nhân tố tác động đến dao động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam tập trung xác định các nhân tố tác động đến dao động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên
Trang 23thị trường chứng khoán Việt Nam Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng dựa trên số liệu
từ báo cáo tài chính của 95 công ty niêm yết trong giai đoạn 2008-2013 (bao gồm 570 quan sát) Ứng dụng mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM), nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố nội sinh của doanh nghiệp như khả năng sinh lời (ROA), quy mô, cấu trúc vốn và chính sách cổ tức có tác động đến dao động giá cổ phiếu của doanh nghiệp Ngoài ra, nghiên cứu cũng xác định được một số nhân tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát cũng có ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu
Nghiên cứu của Như Quỳnh và Hương Linh (2019) đo lường tác động của 6 yếu tố kinh tế vĩ mô, bao gồm giá dầu, chỉ số giá tiêu dùng (đại diện cho lạm phát), cung tiền M2, lãi suất, tỷ giá, giá vàng đến thị trường chứng khoán Việt Nam (thông qua giá cổ phiếu VN-Index) giai đoạn 2000–2018 sử dụng mô hình VECM Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong dài hạn, lạm phát có tác động tích cực đến giá cổ phiếu VN-Index và lãi suất có tác động tiêu cực đến chỉ số này Trong ngắn hạn, giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng chủ yếu từ chỉ số giá cổ phiếu của tháng trước Bên cạnh đó, giá cổ phiếu thể hiện mối quan hệ tích cực với lãi suất, cung tiền, giá dầu và mối quan hệ tiêu cực với lạm phát, tỷ giá Giá vàng là yếu tố không tác động nhiều đến giá cổ phiếu trong cả ngắn hạn và dài hạn
Nghiên cứu của Trinh và Linh Đan (2020) xem xét tác động bất cân xứng của biến động giá dầu đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn kể
từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 Các tác giả đã sử dụng mô hình ARDL phi tuyến tính theo hướng kiểm định giới hạn trên dữ liệu tần suất hàng tháng của VN-Index, giá dầu Brent, chỉ số sản xuất công nghiệp và cung tiền Kết quả nghiên cứu chỉ ra về lâu dài, biến động giá dầu có tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam, giá dầu tăng khiến thị trường chứng khoán xấu đi, giá dầu giảm khiến thị trường khởi sắc Giá dầu tăng tác động lên thị trường chứng khoán mạnh hơn giá dầu giảm, phản ánh
sự bất cân xứng của tác động giá dầu lên thị trường trong dài hạn Trong ngắn hạn, thị trường có phản ứng ngược lại so với dài hạn - biến động giá dầu có tác động tích cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam
Theo bài nghiên cứu của Đào & cộng sự (2022), 4 biến vĩ mô được đưa vào nghiên cứu để đo lường mức độ tác động đến giá cổ phiếu cụ thể là giá dầu, lãi suất, tỷ giá hối đoái và cung tiền tại Việt Nam Qua các bằng chứng thực nghiệm và phân tích theo mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL), kết quả nghiên cứu cho thấy biến giá dầu có tác động tích cực đến VN-Index trong ngắn hạn Kết quả mô hình cũng cho thấy biến tỷ giá có tác động tiêu cực đến VN-Index trong cả ngắn hạn và dài hạn Phát
Trang 24hiện này khác với nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác trên thế giới Bên cạnh đó, biến cung tiền M2 có tác động tích cực đến VN-Index trong cả mô hình dài hạn và ngắn hạn, nguồn cung tiền mở rộng tạo ra hiệu ứng thanh khoản và làm tăng nhu cầu về tài sản tài chính, bao gồm cả cổ phiếu Và trong ngắn hạn, biến lãi suất có ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam
Nhìn chung, kết quả cho thấy các biến: cung tiền, lạm phát, sản lượng công nghiệp (đại diện cho hoạt động kinh tế thực), giá dầu thế giới thể hiện mối tương quan thuận chiều với thị trường chứng khoán Ngược lại, các biến lãi suất và tỷ giá hối đoái giữa VND/USD thể hiện mối tương quan ngược chiều với thị trường chứng khoán
Bên cạnh các yếu tố vĩ mô, cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng giá cổ phiếu còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác Có thể kể đến nghiên cứu của Lộc (2014), các biến số mới được thêm vào gồm: lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) của 20 cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và giá vàng Bên cạnh
đó là các biến số thường gặp như: lãi suất cho vay ngắn hạn, tỷ giá USD/VND, tỷ lệ lạm phát (đo lường thông qua CPI) Tất cả số liệu được lấy từ ngày 01 tháng 10 năm
2005 đến ngày 31 tháng 12 năm 2012 Dựa trên mô hình do Al-Tamimi và ctv (2007)
đề xuất, kết quả cho thấy EPS và tỷ giá USD/VND tương quan thuận với tỷ suất sinh lời của các cổ phiếu Ngược lại, biến động của giá vàng và tỷ lệ lạm phát có mối tương quan nghịch Vậy, yếu tố lạm phát trong nghiên cứu này cho kết quả khác với nghiên cứu của Nguyệt và Thảo (2013)
1.5.2 Ngoài nước
Thị trường chứng khoán được xem là thị trường được theo dõi rộng rãi nhất trên Thế giới với hàng loạt giao dịch mỗi ngày Do đó, nhiều nghiên cứu trên Thế giới được viết ra để hiểu rõ bản chất của thị trường này cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển động và khả năng sinh lời của nó Trong đó, các biến số kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá cổ phiếu, đề tài về thị trường chứng khoán và nghiên cứu trên thế giới từ những năm 1970 dựa trên lý thuyết về thị trường hiệu quả của Fama Ban đầu, nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ kinh tế vĩ mô với giá cổ phiếu ở các nước phát triển, chẳng hạn như Hoa Kỳ hoặc Liên minh châu Âu được thực hiện bởi Fama (1981), Mukherjee và Naka (1995), Cheung và Ng (1998) và Nasseh và Strauss (2000) Kết quả nghiên cứu ở các nước phát triển như Vương quốc Anh, Canada, Pháp, Đức và Ý cho thấy mô hình mối quan hệ của mỗi biến kinh tế vĩ mô là khác nhau
Trang 25Vào năm 2007, khi nhận thấy tiềm năng của thị trường chứng khoán ở UAE (United Arab Emirate), Al-Tamimi đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của thị trường tài chính tại đây Dữ liệu được thu thập từ giá cổ phiếu của 17 công ty từ năm 1990 đến năm 2005 Mô hình hồi quy được sử dụng với 5 biến độc lập được sử dụng sau khi đã loại trừ biến giá dầu và cổ tức trên mỗi cổ phiếu do xảy ra đa cộng tuyến Kết quả cho thấy sự tương quan mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực giữa thu thập trên mỗi cổ phiếu EPS với giá cổ phiếu Bên cạnh đó, theo đúng như dự đoán của các nhà nghiên cứu, chỉ số giá tiêu dùng CPI có tương quan nghịch với giá cổ phiếu Tuy nhiên, các biến khác bao gồm cung tiền, GDP và lãi suất tuy có ảnh hưởng nhưng lại không có ý nghĩa thống kê đối với bài nghiên cứu này - cung tiền và GDP tương quan thuận, lãi suất tương quan nghịch với biến phụ thuộc của bài
Sau đó, vào năm 2012, khi đa số các bài nghiên cứu các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng thị trường chứng khoán chỉ tập trung vào những thị trường lớn, Eita thực hiện nghiên cứu tại các thị trường nhỏ và ít phát triển hơn, cụ thể là tại khu vực Namibia Tại thị trường Namibia, giá cổ phiếu tăng khi GDP, tỷ giá và cung tiền tăng Ngược lại, sự gia tăng của lãi suất và/hoặc lạm phát sẽ làm giá cổ phiếu đi xuống Dữ liệu thời gian được thu thập theo quý trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2009 Nhận thấy lợi thế của
mô hình APT so với CAPM khi nó cho phép lựa chọn bất kỳ yếu tố nào để giải thích
rõ hơn về sự thay đổi của giá thị trường chứng khoán Bài nghiên cứu dựa theo Chen
và ctv (1986) để xác định các nhân tố trong mô hình APT, phương trình hồi quy logarit được sử dụng để đo lường
Nghiên cứu của Madjid (2016) về mối quan hệ nhân quả ngắn hạn và dài hạn giữa lợi nhuận chứng khoán Hồi giáo Indonesia và các biến kinh tế vĩ mô trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu trước và sau năm 2008 từ năm 2002 đến năm
2007 và từ năm 2008 cho đến năm 2013 Dữ liệu chuỗi thời gian được sử dụng, số liệu hàng tháng được cập nhật để phân tích mối quan hệ giữa 3 yếu tố độc lập bao gồm lạm phát, cung tiền và tỷ giá hối đoái đối với biến phụ thuộc là lợi nhuận chứng khoán Những phát hiện chỉ ra rằng các yếu tố vĩ mô được chọn và thị trường chứng khoán Hồi giáo chia sẻ một mối quan hệ dài hạn trong cả hai giai đoạn Hơn nữa, trạng thái cân bằng dài hạn chỉ ra rằng có một mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ lạm phát (CPI) và giá cổ phiếu Hồi giáo Điều này phù hợp với nghiên cứu khác được thực hiện trên thị trường chứng khoán Malaysia trong giai đoạn trước cuộc khủng hoảng kinh tế Ibrahim
và Aziz (2003) Đối với tỷ giá hối đoái, có sự tương tác khác nhau trong giai đoạn trước và sau khủng hoảng Trước khủng hoảng, mối quan hệ dài hạn là tích cực, trong khi trong giai đoạn sau khủng hoảng, có mối liên hệ tiêu cực cho thấy rằng tác động
Trang 26ròng của tiền tệ tiêu cực chiếm ưu thế hơn, do đó tạo ra áp lực giảm giá cổ phiếu Hồi giáo Kết quả phân tích phương sai chỉ ra rằng giá cổ phiếu Hồi giáo phản ứng tích cực với những đổi mới về tỷ giá hối đoái và cung tiền trong ngắn hạn, nhưng tác động trở nên tiêu cực trong dài hạn Tóm lại, lạm phát, cung tiền và tỷ giá hối đoái có thể được xem là những biến số tốt cần được nhấn mạnh trong các công cụ chính sách tài chính của chính phủ nhằm ổn định giá cổ phiếu Hồi giáo
Theo Chang và ctv (2020) thực hiện nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các yếu
tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu tại Sở giao dịch Chứng khoán Pakistans (KSE 100) Tại bài nghiên cứu này, giá cổ phiếu được quan sát bằng dữ liệu tháng từ tháng 7/2001 đến tháng 4/2019 Các biến tỷ giá hối đoái, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất, chỉ số sản xuất công nghiệp, đầu tư trực tiếp nước ngoài và cán cân thương mại được tác giả xem xét
và phân tích Dựa và mô hình tự hồi quy phân phối trễ ARDL cho thấy, về lâu dài, chỉ
số sản xuất công nghiệp, cán cân thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu Mặt khác, trong ngắn hạn, tất cả các biến ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu ngoại trừ tỷ giá hối đoái và chỉ số giá tiêu dùng
Mở rộng hơn về quy mô khi nghiên cứu về các nhân tố vĩ mô tác động đến giá
cổ phiếu tại một số nước Đông Nam Á, có nghiên cứu của Phương (2021) Nghiên cứu
sử dụng phương pháp phân tích PCA và kiểm định VAR để đo lường Các biến được
đề cập trong nghiên cứu gồm 6 biến số vĩ mô nội địa (tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, cung tiền, độ mở nền kinh tế, tỷ giá hối đoái) và 9 biến kinh tế toàn cầu Tóm gọn lại, kết quả chỉ ra cung tiền, lãi suất có tương quan thuận với giá cổ phiếu và tỷ giá VND/USD tương quan ngược chiều với giá cổ phiếu
Nghiên cứu gần đây nhất về các yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến giá cổ phiếu gần đây nhất có thể kể đến nghiên cứu của Al-Dwiry và Amira (2022) Nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu bảng từ 13 ngân hàng thương mại tại Jordan giai đoạn từ
2020 đến 2021 Nghiên cứu này đã điều tra ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô và
cụ thể của ngân hàng đối với giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại Jordan bằng cách sử dụng nhiều mô hình hồi quy Dựa trên kết quả hồi quy, lợi nhuận sau thuế của một cổ phiếu ESP, tỷ lệ chia cổ tức DPS, tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản ROA đều có tương quan cùng chiều với giá cổ phiếu Đồng thời, nghiên cứu kết luận rằng các biến
số chính ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ở cấp độ kinh tế vĩ mô là GDP và cung tiền, điều này phù hợp với nghiên cứu của Saldanli và ctv (2017) Hơn nữa, các biến số như tỷ
lệ giá trên thu nhập, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu và lạm phát có tác động nhỏ đến giá thị trường trên mỗi cổ phiếu Kết quả này phù hợp với Arshad và ctv (2015)
Trang 27Các nghiên cứu trên đã thể hiện những khía cạnh khác nhau về mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô và biến động giá cổ phiếu Các yếu tố được ưu tiên xem xét đến
là lạm phát, cung tiền, thu nhập bình quân đầu người GDP, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP, đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, lãi suất, tỷ giá hối đoái góp phần quyết định đến biến động giá cổ phiếu tại các thị trường chứng khoán trên thế giới Điều này tương đồng với các yếu tố tại thị trường chứng khoán mới nổi kể cả Việt Nam Bên cạnh những đóng góp cho lĩnh vực là những giới hạn và các định hướng tương lai của các bài nghiên cứu Trong đó, thời gian là một yếu tố tác động mạnh đến sự thay đổi của nền kinh tế Hơn nữa, các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung phân tích các yếu tố
vĩ mô đến thị trường chứng khoán nói chung hoặc dưới góc độ ngành ngân hàng Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu sẽ giúp phần nào gỡ bỏ được một số giới hạn của các nghiên cứu trước cũng như tiếp cận sâu hơn với thị trường chứng khoán tại Việt Nam dưới góc độ phân tích các yếu tố vĩ mô đến sự biến động giá cổ phiếu của các công ty xuất nhập khẩu
Trang 28CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Lý thuyết về biến động giá cổ phiếu
Độ biến động hay độ bất ổn là một phuơng pháp thống kê đo lường độ phân tán
từ giá trị kỳ vọng của một biến số thị trường
Theo Ambrosio (2007), biến động giá cổ phiếu được hiểu là sự biến động của giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định và là công
cụ đo mức độ không chắc chắn về lợi nhuận sẽ thu được từ cổ phiếu, có giá trị nhỏ hơn một và thường thể hiện theo giá trị phần trăm
Độ biến động là một thước đo cho thấy khuynh hướng của một thị trường hoặc một chứng khoán sẽ tăng giá hay rớt giá trong một khoảng thời gian Độ biến động có thể quan sát bằng cách nhìn vào những thay đổi trong quá khứ của giá cổ phiếu (Krainer, 2002)
Đây là một biến số quan trọng trong rủi ro vì nó đo lường sự thay đổi tiềm năng trong xu hướng giá Độ bất ổn càng cao đồng nghĩa với giá trị của cổ phiếu càng có nguy cơ giãn ra theo nhiều bậc giá trị Điều này có nghĩa là giá cổ phiếu có thể thay đổi đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn theo cả hai hướng (tăng đột ngột hoặc giảm đột ngột) Và ngược lại, độ bất ổn thấp có nghĩa là giá trị của cổ phiếu không bị biến động đột ngột, mà chỉ thay đổi từ từ sau một quá trình
Độ biến động có thể được hiểu theo hai cách: Độ biến động quá sử dụng giá của
cổ phiếu trong giai đoạn trước để dự đoán Trong khi độ biến động sử dụng giá của công cụ phái sinh như hợp đồng quyền chọn (Kissell, 2014)
2.1.1.1 Độ biến động quá khứ
Độ biến động quá khứ là một phương pháp đo lường độ biến động dựa trên những thay đổi trong giá của cổ phiếu trong quá khứ (Kissell, 2014)
Độ biến động quá khứ nói cho chúng ta biết giá cổ phiếu có thể di chuyển bao
xa trong tương lai dựa trên mức biến động trong thời gian gần đây nhưng độ biến động
có thể không được duy trì đều và cũng không phản ánh hướng chuyển động của giá cổ phiếu Độ biến động quá khứ càng cao, cho thấy giá cổ phiếu đã trải qua thời kỳ biến động càng mạnh, do vậy theo lý luận nó có thể di chuyển càng mạnh trong tương lai, mặc dù không cung cấp cho chúng ta hướng di chuyển của tài sản Có nhiều cách để
Trang 29tính toán độ bất ổn quá khứ này, nhưng cho dù thì cách nào đi nữa chúng đều dựa trên nền tảng giống nhau
2.1.1.2 Độ biến động ẩn
Độ biến động ẩn được ước lượng dựa trên giá của quyền chọn mua hoặc bán Với giả định giá thị trường của quyền chọn phản ánh độ biến động giá cổ phiếu Độ biến động ẩn có thể được tính từ mô hình Black–Scholes, đó là độ lệch chuẩn làm cho giá quyền chọn bằng với giá thị trường hiện tại của quyền chọn
2.1.2 Các lý thuyết về định giá cổ phiếu
Hiện nay, trong ngành tài chính, các chuyên gia đã sử dụng rất nhiều các phương pháp định giá với chứng khoán, hay cụ thể là chứng khoán vốn Các phương thức định giá cơ bản bao gồm: định giá chiết khấu dòng tiền (dòng tiền tự do vốn chủ
sở hữu – FCFE, dòng tiền tự do doanh nghiệp – FCFF, dòng tiền cổ tức – DDM); định giá so sánh (P/E, P/B, EV/EBITDA,…); định giá tài sản Các mô hình sử dụng quan điểm về dòng tiền đều dựa vào lý thuyết liên quan đến tỷ suất chiết khấu Trong khuôn khổ bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đề cập đến mô hình định giá tài sản vốn (Capital Asset Pricing Model – CAPM) và lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (Abitrage Pricing Theory – APT)
2.1.2.1 Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM)
Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) là mô hình mô tả mối quan hệ giữa rủi ro
và lợi nhuận kỳ vọng Mô hình này đo lường độ nhạy cảm của tài sản với rủi ro hệ thống (hay còn được coi là rủi ro không thể loại bỏ được từ việc đa dạng hóa danh mục) được đại diện bởi hệ số beta (β), cũng như với mức lợi suất kỳ vọng của thị trường và mức lợi suất kỳ vọng của tài sản phi rủi ro
Mô hình CAPM được giới thiệu một bởi các nhà kinh tế học Jack Treynor (1961, 1962), William F Sharpe (1964), John Lintner (1964a, b) và Jan Mossin (1966), được phát triển trên cơ sở lý thuyết cũng như những ý tưởng từ Harry Markowitz về lý danh mục đầu tư hiện đại với quan điểm về đa dạng hóa danh mục đầu tư Fisher Black (1972) đã phát triển một phiên bản khác của CAPM, được gọi là Black CAPM, không tính đến quan điểm về tài sản phi rủi ro Mô hình này được thực
tế chứng minh là có mức độ phù hợp cao hơn đồng thời giúp mô hình CAPM được giới tài chính công nhận và sử dụng rộng rãi hơn Mặc dù vấp phải nhiều ý kiến tranh luận cũng như gặp phải một số hạn chế, tuy nhiên trong nền tài chính hiện đại, mô hình CAPM vẫn đang được sử dụng rộng rãi trong việc tính lợi suất chiết khấu
Trang 30Những giả định của mô hình CAPM bao gồm Thứ nhất, các nhà đầu tư không
ưa thích rủi ro, ra quyết định dựa trên tỷ suất sinh lời kỳ vọng và độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lời Thứ hai, thị trường được coi là hoàn hảo khi vay và cho vay với lãi suất phi rủi ro, không có chi phí giao dịch, tất cả các tài sản đều có thể được chia nhỏ và mua bán trên thị trường, cho phép bán khống, không có thuế, thông tin trên thị trường
là tiếp cận được và miễn phí Thứ ba, các nhà đầu tư tiếp cận cơ hội đầu tư như nhau Cuối cùng, các nhà đầu tư có kỳ vọng đồng nhất về lợi nhuận, rủi ro (phương sai, độ lệch chuẩn) của cơ hội đầu tư
Công thức mô hình CAPM như sau:
E(Ri) = Rf + βi(E(Rm) - Rf) Trong đó:
E(Ri): Lợi suất kỳ vọng trên tài sản vốn i
Rf: Lãi suất phi rủi ro
βi: Độ nhạy cảm của kỳ vọng lợi suất tài sản vượt trội đối với kỳ vọng
lợi suất thị trường vượt trội
E(Rm): Lợi suất kỳ vọng của thị trường
2.1.2.2 Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT)
Giống như CAPM, APT cũng xây dựng đường thị trường chứng khoán (SML)
về mối quan hệ giữa lợi tức và rủi ro, tuy nhiên theo một cách thức khác Mô hình APT chỉ ra rằng có thể đo lường tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của các tài sản tài chính thông qua đa yếu tố bao gồm các yếu tố kinh tế vĩ mô hoặc các yếu tố thị trường Hệ số beta
sử dụng trong mô hình thể hiện cho sự nhạy cảm của tài sản với sự thay đổi trong mỗi yếu tố Quan điểm về giá của tài sản tài chính bằng mức kỳ vọng vào cuối giai đoạn đầu tư chiết khấu về hiện tại với mức chiết khấu xác định Nếu giá khác nhau, cơ hội kinh doanh chênh lệch giá sẽ cân bằng lại tỷ suất chiết khấu
Lý thuyết APT được nhà kinh tế học Stephen Ross phát triển năm 1976 với 03 giả định chính bao gồm Thứ nhất, lợi suất chứng khoán có thể được giải thích bởi mô hình nhân tố Thứ hai, có đủ số lượng chứng khoán cần thiết để đa dạng hóa hoàn hảo
và loại bỏ được rủi ro phi hệ thống Thứ ba, thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả, không cho phép tồn tại các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá
Trang 31Lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán i được xem là hàm số thể hiện hai loại rủi rủi ro phi hệ thống và rủi ro hệ thống:
E(Ri) = Rf + ∑ βu,i fu
Trong đó:
Rf: Lãi suất phi rủi ro
βu,i: Độ nhạy chứng khoán i đối với yếu tố u, được xác định thông qua hàm slope hoặc hồi quy
fu: Mức bù rủi ro cho mỗi đơn vị của yếu tố u
2.1.2.3 So sánh mô hình APT và CAPM
Mặc dù mô hình CAPM và APT có sự khác nhau về cách tiếp cận nhưng thực tế
mô hình APT đã bổ sung thêm nhiều phần bù rủi ro hơn so với việc mô hình CAPM chỉ sử dụng một phần bù duy nhất là rủi ro thị trường Mặc dù vậy, rủi ro phi hệ thống đều không thể được đo đếm trong các mô hình, bao gồm cả CAPM hay APT
Các ưu điểm của mô hình APT có thể đề cập đến bao gồm Thứ nhất, trong khi
mức bù rủi ro trong mô hình CAPM chỉ được xác định bằng (R m − R f), APT đưa vào mô hình thêm nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô khác nhau để tăng cường mức độ thích hợp với những đặc điểm riêng biệt của nền kinh tế và thể hiện được sự khác nhau giữa các giai đoạn Thứ hai, CAPM yêu cầu nhiều giả định hơn và cần phải có một khái niệm về tỷ
suất sinh lời toàn thị trường R m Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định tỷ suất toàn thị trường khá khó khăn APT không yêu cầu nhiều giả định và có thể lựa chọn các biến
có thể quan sát được để đưa vào mô hình Thứ ba, độ thích hợp của mô hình thể hiện ở
hệ số R bình phương R2 Khi được xây dựng với các yếu tố thích hợp, APT sẽ gần như đưa ra kết quả R2 cao hơn so với mô hình CAPM Thứ tư, đối với một danh mục chứng khoán đa dạng hóa, mô hình APT được cho rằng có thể giải thích 90% biến động của
tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng được giải thích bởi các yếu tố rủi ro Phần còn lại được chứng mình rằng đến từ tác động của các rủi ro phi hệ thống và các yếu tố khác
Bên cạnh đó, có thể nhận thấy APT vẫn có một số nhược điểm Nhược điểm lớn nhất là việc lựa chọn chủ quan các biến độc lập để đưa vào mô hình Điều này sẽ dẫn đến thực tế kiến thức và kinh nghiệm của người lập mô hình sẽ tác động rất lớn đến tính chính xác cũng như ý nghĩa của mô hình
Trên thực tế, mô hình CAPM vẫn đang được sử dụng rộng rãi hơn cùng với việc cải tiến mô hình từ các nhà kinh tế học Điều này đến từ việc tiếp cận cũng như cách áp dụng vào thực tế có phần dễ dàng hơn ở mô hình CAPM
Trang 322.1.3 Quan hệ giữa các yếu tố vĩ mô và biến động giá cổ phiếu
2.1.3.1 Cung tiền và biến động giá cổ phiếu
Quan hệ cơ bản giữa lượng cung tiền và biến động giá cổ phiếu là cùng chiều được thể hiện thông qua chính sách tiền tệ
Nếu lượng cung tiền mở rộng sẽ dẫn đến một sự gia tăng trong tiêu dùng hàng hóa cũng như làm gia tăng việc sử dụng các tài sản tài chính mà cổ phiếu là một trong
số đó Khi lượng cung tiền tăng, thanh khoản vượt trội sẽ ảnh hưởng đến thị trường cổ phiếu khá mạnh do tác động của chính sách tiền tệ tương đối nhanh và trực tiếp Chính sách mở rộng tiền tệ làm giảm lãi suất của nền kinh tế, làm giảm lãi suất chiết khấu của cổ phiếu qua đó làm tăng giá kỳ vọng và tăng thu nhập
Lãi suất cao hơn do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt thường có tác động xấu cho thị trường cổ phiếu Lý do: thứ nhất, làm giảm giá của cổ phiếu do làm tăng lãi suất chiết khấu trong các mô hình định giá; thứ hai, làm cho các chứng khoán thu nhập cố định trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn làm giảm thanh khoản vào cổ phiếu; thứ ba, làm giảm xu hướng vay mượn để đầu tư vào cổ phiếu; và cuối cùng, làm tăng chi phí vận hành doanh nghiệp do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty
Nghiên cứu của Friedman và Schwartz (1963) đã đưa ra lời giải thích đầu tiên
về mối quan hệ giữa lượng cung tiền và thu nhập chứng khoán, theo đó một sự gia tăng trong cung tiền sẽ làm gia tăng thanh khoản và tín dụng cho nhà đầu tư cổ phiếu dẫn đến giá các cổ phiếu cao hơn Jiranyakul (2011), Mukherjee và Naka (1995), Kwon và Shin (1999), cũng cho thấy rằng một cú sốc cung tiền tích cực sẽ dẫn đến một sự gia tăng trong giá cổ phiếu Họ cho rằng một sự thay đổi trong cung tiền sẽ cung cấp thông tin cho nhu cầu về tiền Nếu cung tiền tăng, có nghĩa là nhu cầu về tiền
tệ tăng, dẫn đến dấu hiệu tăng trưởng cho hoạt động kinh tế Hoạt động kinh tế càng cao có nghĩa là dòng tiền càng cao, dẫn đến giá cổ phiếu cũng tăng, nghĩa là cung tiền tăng lên sẽ dẫn đến sự tăng trưởng và phát triển ổn định hơn cho thị trường cổ phiếu
2.1.3.2 Tỷ giá hối đoái và biến động giá cổ phiếu
Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và biến động giá cổ phiếu được rất nhiều nhà nghiên cứu nghiên cứu giải thích, tuy nhiên kết quả của những nghiên cứu này vẫn không thống nhất được chiều ảnh hưởng của tỷ giá lên giá cổ phiếu
Gan, Lee và Zhang (2006), Narayan, P.K và Narayan, S (2010) và Solnick (1987) cho thấy mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu là đồng biến Tuy nhiên, nghiên cứu của Ajayi và Mougoue (1996) cho thấy rằng mất giá đồng tiền lại tác động nghịch cả trong ngắn hạn và dài hạn đối với thị trường cổ phiếu Mặt khác, có
Trang 33những nghiên cứu khẳng định tỷ giá không có quan hệ với giá cổ phiếu: Abdalla và Murinde (1997) xem xét giá cổ phiếu tương tác với tỷ giá hối đoái ở 4 quốc gia và kết luận rằng tỷ giá hối đoái làm cho giá cổ phiếu thay đổi ở Ấn Độ, Pakistan và Hàn Quốc Tuy nhiên, họ không tìm thấy bất kì mối liên hệ nào giữa giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái ở Philippines
Về lý thuyết, có 3 cách tiếp cận mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu:
Đầu tiên, theo cách tiếp cận của Dornbusch và Fisher (1980) cho thấy mối quan
hệ cùng chiều giữa giá cổ phiếu và tỷ giá Hai ông lý luận: một khi đồng tiền trong nước được định giá thấp sẽ làm cho những doanh nghiệp trong nước tăng tính cạnh tranh hơn, kết quả làm gia tăng trong hoạt động xuất khẩu của họ Điều này làm cho giá cổ phiếu của những doanh nghiệp này tăng lên Tuy nhiên, kết quả sẽ hoàn toàn ngược lại nếu như những doanh nghiệp này sử dụng nhiều chi phí nhập khẩu cho đầu vào trong sản phẩm của họ Sự gia tăng chi phí trong sản phẩm do đồng tiền trong nước được định giá thấp có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận của họ giảm, điều này
sẽ làm cho giá cổ phiếu của những doanh nghiệp này giảm
Một cách tiếp cận khác bằng mô hình cân bằng danh mục đầu tư về tỷ giá, Branson (1983) đã chứng minh rằng: quan hệ giữa tỷ giá và giá cổ phiếu là ngược chiều, nguyên nhân tạo ra kết quả này có thể được giải thích từ chiều tác động của giá
cổ phiếu lên tỷ giá Trong mô hình này, những nhà đầu tư cá nhân nắm giữ những tài sản trong nước và tài sản nước ngoài (bao gồm cả tiền tệ trong danh mục đầu tư của họ) Ở đây, tỷ giá hoái đối giữ một vai trò là điều chỉnh cân bằng cung và cầu tài sản Một khi những nhà đầu tư cá nhân này muốn mua nhiều tài sản trong nước hơn thì họ
sẽ bán bớt những tài sản nước ngoài mà hiện tại ít hấp dẫn họ, điều này sẽ dẫn đến đồng tiền trong nước được định giá cao hay tỷ giá giảm (vì tỷ giá được xác định là giá của một đơn vị ngoại tệ được tính theo giá của một đồng tiền khác – trong nước), vì vậy mối quan hệ của giá cổ phiếu và tỷ giá là ngược chiều Sự tăng lên về giá của những tài sản trong nước làm cho những nhà đầu tư gia tăng nhu cầu của họ về tiền tệ, điều này lại làm cho lãi suất gia tăng Một hoạt động khác cũng làm cho mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và tỷ giá là ngược chiều là khi có sự gia tăng đầu tư trong khối đầu
tư nước ngoài vào tài sản trong nước cũng làm gia tăng giá cổ phiếu Điều này cũng là nguyên nhân của sự đánh giá cao đồng tiền trong nước
Khi tiếp cận tỷ giá như một tài sản (giá của một đơn vị ngoại tệ) trong thị trường tài sản, Gavin (1989) trong mô hình tiền tệ đã khẳng định tỷ giá và giá cổ phiếu
có mối quan hệ yếu hoặc hoàn toàn không có quan hệ Giống như giá của những tài
Trang 34sản khác, tỷ giá cũng dược xác định bởi tỷ giá tương lai kỳ vọng Bất kỳ yếu tố nào ảnh hưởng đến giá trị tương lai của tỷ giá thì sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá ở hiện tại Những yếu tố gây nên sự thay đổi trong tỷ giá có thể khác biệt với những yếu tố gây nên sự thay đổi trong giá cổ phiếu, trong những trường hợp này sẽ không tồn tại quan
hệ giữa những tài sản trên Khi có một vài yếu tố ảnh hưởng đến cả giá cổ phiếu và tỷ giá, chúng ta hy vọng rằng có sự liên hệ giữa hai biến này Sự không liên hệ xảy ra khi: đồng tiền trong nước được định giá thấp để nâng cao giá trị của những doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, nhưng nếu những doanh nghiệp này nhập khẩu nhiều chi phí cho đầu vào ở nước ngoài thì giá cổ phiếu có thể sẽ không tăng khi đó chi phí cho sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tăng làm cho doanh nghiệp giảm tính cạnh tranh Mặt khác, những doanh nghiệp không xuất khẩu những sản phẩm của họ đến quốc gia khác nhưng lại nhập khẩu nguyên liệu thô có thể giá cổ phiếu của chúng sẽ giảm khi đồng tiền trong nước được định giá thấp có thể nguyên nhân làm cho doanh thu hoặc lợi nhuận của họ giảm
Vậy ta có thể thấy rằng mối quan hệ giữa tỷ giá với giá cổ phiếu là một câu hỏi thực nghiệm, những nghiên cứu thực nghiệm ở các thị trường khác nhau sẽ cho ra những kết quả khác nhau (có mối quan hệ cùng chiều, ngược chiều hay thậm chí không có mối liên hệ ràng buộc nào giữa giá cổ phiếu và tỷ giá)
2.1.3.3 Lãi suất và biến động giá cổ phiếu
Lãi suất là chi phí phải trả của người đi vay cho việc sử dụng nguồn vốn của người cho vay Lãi suất là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển chung của nền kinh tế Khi lãi suất giảm sẽ có tác động tích cực đến chỉ số giá cổ phiếu Bởi vì khi giá vốn rẻ hơn so với trước sẽ giúp các công ty dễ huy động nguồn vốn để thực hiện các dự án đầu tư, cũng như giảm chi phí cho các công ty
sử dụng đòn bẩy tài chính lớn từ đó sẽ làm cải thiện lợi nhuận của công ty và làm tăng giá cổ phiếu của công ty Ngược lại, khi lãi suất tăng sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động chung của nền kinh tế Khi lãi suất tăng lên sẽ làm gia tăng lãi suất cho vay đối với khách hàng, làm giảm nhu cầu cho các hoạt động chi tiêu, mua sắm của người tiêu dùng Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của công ty và các chứng khoán đó trở nên kém hấp dẫn hơn trên thị trường
Nghiên cứu của Patelis (1997) đã cho thấy lãi suất là một yếu tố quyết định đến biến động giá cổ phiếu trong một quãng thời gian khảo sát dài Lãi suất tăng có thể ảnh hưởng đến các công ty chứng khoán kinh doanh chủ yếu dựa trên nguồn vốn vay, khi mức chi phí vốn gia tăng sẽ làm sụt giảm thu nhập, cổ tức và giá cổ phiếu Jefferis và Okeahalam (2000), cũng đã khẳng định mối tương quan âm giữa lãi suất và biến động
Trang 35giá cổ phiếu Tuy nhiên, Goodfriend (2003) cho rằng rất khó để lãi suất chi phối giá cổ phiếu bởi nghiên cứu này không tìm thấy mối tương quan bền vững giữa hai biến này Bernanke và Kuttner (2003) cũng đồng tình với quan điểm thị trường chứng khoán không có nhiều phản ứng với sự biến động của lãi suất ngân hàng
Những nghiên cứu trên đã cho thấy rằng mối liên hệ giữa lãi suất và giá cổ phiếu trên các thị trường tài chính đã phát triển, thị trường mới nổi và thị trường chưa phát triển là không có sự thống nhất, thậm chí còn trái ngược nhau
2.1.3.4 Tỷ lệ lạm phát và biến động giá cổ phiếu
Lạm phát là sự tăng mức giá chung liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian
và là sự mất giá của một loại tiền tệ nào đó theo kinh tế vĩ mô Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát cao, doanh nghiệp thường phải chi nhiều hơn cho các chi phí sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp đạt được Điều này dẫn đến tình trạng kém hấp dẫn của cổ phiếu doanh nghiệp trong mắt nhà đầu tư, gây ra sự dao động về giá của cổ phiếu Ngoài ra, khi sức mua của đồng tiền giảm sút, nhà đầu
tư sẽ phải tái cơ cấu danh mục của mình với việc bán đi những chứng khoán xấu và mua vào những chứng khoán tốt Tình trạng này kết hợp với thực tế bất đối xứng thông tin tại những thị trường chứng khoán non trẻ càng làm thay đổi nhanh chóng lượng cung cầu của các loại cổ phiếu trên thị trường
Lý thuyết hiệu ứng Fisher (1930) từng đề xuất về mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa lạm phát quốc gia và dao động giá cổ phiếu Các nghiên cứu thực nghiệm sau đó của Gultekin (1983) hay của Barnes và ctv (1999) cũng đã chứng minh mối liên hệ này Tuy nhiên, các nghiên cứu của Jaffe và Madelker (1976), Fama và Schwert (1977), Fama (1981) hay Gertler và Grinols (1982) đã chứng minh điều ngược lại khi chỉ ra rằng lạm phát và dao động giá cổ phiếu có quan hệ tỷ lệ nghịch
2.1.3.5 Đầu tư trực tiếp nước ngoài và biến động giá cổ phiếu
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khía cạnh mới nổi của nguồn vốn trong nền kinh tế thế giới Là một trong những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng ở các nước đang phát triển cũng như các nước phát triển (Te Velde, 2006), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bổ sung và khuyến khích đầu tư trong nước vào các nền kinh tế khan hiếm vốn (Cristina và Levieuge, 2017) Trong hai thập kỷ qua, thị trường chứng khoán đã phát triển mạnh mẽ như một kênh đáng chú ý để huy động vốn dài hạn ở các nước đang phát triển (Su Dinh et al., 2017) và cuối cùng góp phần vào tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Như vậy, những khía cạnh tích cực của FDI đối với nước chủ nhà phải được
Trang 36phản ánh trong sự phát triển của thị trường chứng khoán nước đó (Yartey, 2008) dưới dạng chứng khoán
Tuy nhiên, về mối quan hệ giữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và biến động giá cổ phiếu vẫn tồn tại hai quan điểm đối lập nhau Quan điểm đầu tiên được phát triển bởi Hausmann và Fernandez-Arias (2000) với các quan sát rằng FDI dường như lớn hơn ở các quốc gia kém phát triển về tài chính, rủi ro hơn và thể chế yếu Các doanh nghiệp trong nước sẽ cố gắng sử dụng FDI như sự lựa chọn thay thế cho các thị trường tài chính yếu kém đối với cả nợ và vốn chủ sở hữu Do đó, FDI sẽ có quan hệ ngược chiều với thị trường chứng khoán Ngược lại, quan điểm thứ hai được đề xuất bởi Claessens et al (2001) lập luận rằng FDI sẽ chảy vào các quốc gia có thiết lập thể chế tốt với các quy tắc và nguyên tắc cơ bản nghiêm ngặt Có thể quy cho ý tưởng chính rằng việc kết hợp tài sản ngoại tệ với nợ phải trả bằng ngoại tệ là để bù đắp rủi
ro tỷ giá hối đoái Nó bắt nguồn từ các nhà đầu tư FDI tài trợ một phần khoản đầu tư của họ bằng vốn bên ngoài hoặc bán cổ phần trên thị trường vốn Do đó, các nhà đầu
tư đầu tư một phần thông qua việc mua cổ phiếu hiện có, điều này giúp cải thiện tính thanh khoản của thị trường chứng khoán và tăng giá trị giao dịch trong nước
2.1.3.6 Chỉ số sản xuất công nghiệp và biến động giá cổ phiếu
Chỉ số sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp được sản xuất ra trong một khoảng thời gian nhất định Đây là cơ sở để đánh giá tình hình phát triển công nghiệp của một quốc gia Khi chỉ số sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng, điều này cho thấy nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển và các công ty làm ăn hiệu quả, có lãi; gia tăng lợi nhuận cho các
cổ đông Khi đó làm cho chứng khoán của công ty sẽ trở nên hấp dẫn hơn và giá cổ phiếu của các công ty cũng như chỉ số giá cổ phiếu trên TTCK cũng sẽ tăng lên
Tác giả George Filis (2009) đã thực hiện nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và chỉ số sản xuất công nghiệp, thông qua mô hình VAR tác giả nhận thấy chỉ số sản xuất công nghiệp có tác động tích cực đến giá cổ phiếu nhưng ở mức độ thấp Tuy nhiên, một nghiên cứu khác của tác giả Ahmet (2009) lại cho kết quả ngược lại, tác giả đã phân tích tác động của các biến kinh tế vĩ mô trong đó có chỉ
số sản xuất công nghiệp ở Thổ Nhĩ Kỳ, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chỉ số sản xuất công nghiệp tác động tiêu cực đến chỉ số giá cổ phiếu trên TTCK Thổ Nhĩ Kỳ Tương tự như nghiên cứu của tác giả Ahmet (2009), trong nghiên cứu của Gunu và Idris (2009), chỉ số sản xuất công nghiệp có tương quan nghịch với giá cổ phiếu
Trang 372.1.4 Giả thuyết nghiên cứu
Từ cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm, nhóm nghiên cứu xây dựng các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố vĩ mô tác động đến biến động giá cổ phiếu của các công ty xuất nhập khẩu như sau:
2.1.4.1 Cung tiền
Friedman và Schwartz (1963) là những người đầu tiên giải thích về mối quan hệ tích cực giữa lượng cung tiền và thu nhập chứng khoán Các nghiên cứu tiếp theo của Mukherjee và Naka (1995), Kwon và Shin (1999), Gunu và Idris, và Jiranyakul (2011) đều ủng hộ mối quan hệ này Các nghiên cứu tuy sử dụng phương pháp và dữ liệu khác nhau, nhưng đều cho thấy rằng một cú sốc cung tiền tích cực sẽ dẫn đến một sự gia tăng trong giá cổ phiếu Lượng cung tiền tăng lên dẫn đến nhu cầu về tiền tệ cũng tăng Đây được coi là một tín hiệu tăng trưởng kinh tế, khi hoạt động kinh tế càng cao,
dòng tiền càng cao thì giá cổ phiếu cũng tăng lên
Giả thuyết 1: Có mối quan hệ thuận biến giữa cung tiền và biến động giá cổ phiếu
2.1.4.2 Tỷ giá hối đoái
Gan, Lee và Zhang (2006), Narayan, P.K và Narayan, S (2010) và Solnick (1987) cho thấy mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu là đồng biến Theo cách tiếp cận của Dornbusch và Fisher (1980) cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa giá cổ phiếu và tỷ giá Một khi đồng tiền trong nước được định giá thấp sẽ làm cho những doanh nghiệp trong nước tăng tính cạnh tranh hơn, kết quả làm gia tăng trong hoạt động xuất khẩu của họ Điều này làm cho giá cổ phiếu của những doanh nghiệp này tăng lên
Giả thuyết 2: Có mối quan hệ thuận biến giữa tỷ giá hối đoái và biến động giá cổ phiếu
2.1.4.3 Lãi suất
Lãi suất là một trong những nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư trong việc nắm giữ tài sản Ngoài ra, lãi suất biến động cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc định giá tài sản Khi chi phí cơ hội tăng lên, nhà đầu tư sẽ bán cổ phiếu và đầu tư sang các tài sản khác trong danh mục đầu tư của mình Khi suy thoái kinh tế, chi phí lãi vay của doanh nghiệp cao khiến lãi suất tăng do đó lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp giảm, và các doanh nghiệp sẽ không quyết định đầu tư vào các
Trang 38dự án mới như mở rộng sản xuất, kinh doanh như các nghiên cứu Nelson (1976), Fama
và Schwert (1977), Fama (1981), Gultekin (1983), Flannery và James (1984)
Giả thuyết 3: Có mối quan hệ nghịch biến giữa lãi suất và biến động giá cổ phiếu
2.1.4.4 Tỷ lệ lạm phát
Trong bài nghiên cứu này tỷ lệ lạm phát được đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, lạm phát và giá cổ phiếu là 2 đại lượng nghịch biến Al-Tamimi và ctv (2007), Mehr-un-Nisa và Nishat (2011) và Lộc (2014) Điều này có thể lý giải là khi lạm phát gia tăng sẽ khiến các nhà đầu tư lo lắng và cho rằng nền kinh tế đang có bất ổn Vì vậy, họ sẽ rút vốn khỏi thị trường chứng khoán và làm giảm giá cổ phiếu Lộc (2014)
Giả thuyết 4: Có mối quan hệ nghịch biến giữa lạm phát và giá cổ phiếu 2.1.4.5 Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Quan điểm được phát triển Hausmann và Fernandez-Arias (2000) với các quan sát rằng FDI dường như lớn hơn ở các quốc gia kém phát triển về tài chính, rủi ro hơn
và thể chế yếu Các doanh nghiệp trong nước sẽ cố gắng sử dụng FDI như sự lựa chọn thay thế cho các thị trường tài chính yếu kém đối với cả nợ và vốn chủ sở hữu Do đó, FDI sẽ có quan hệ ngược chiều với thị trường chứng khoán Hơn nữa, trong nghiên cứu của Bekaert và Harvey (2000) cũng đã đưa ra kết quả tương tự rằng FDI có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thông qua việc tăng cường sự cạnh tranh và tạo ra áp lực giảm giá
Giả thuyết 5: Có mối quan hệ nghịch biến giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài
và giá cổ phiếu
2.1.4.6 Chỉ số sản xuất công nghiệp
Theo nghiên cứu của Gunu và Idris (2009), chỉ số sản xuất công nghiệp có tương quan nghịch với giá cổ phiếu Ngoài ra, ở nghiên cứu của tác giả Ahmet (2009) cũng cho thấy kết quả tương tự
Giả thuyết 6: Có mối quan hệ nghịch biến giữa chỉ số sản xuất công nghiệp
và giá cổ phiếu
2.1.5 Phát triển mô hình nghiên cứu
Qua quá trình xem xét tài liệu, có thể thấy các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã chỉ ra một số yếu tố tác động đến biến động giá cổ phiếu, đó là: Thu nhập trên
Trang 39mỗi cổ phần, Quy mô công ty Cùng với các yếu tố vĩ mô, tất cả các yếu tố này đều có khả năng tác động đến sự biến động giá cổ phiếu của các công ty xuất nhập khẩu
2.1.5.1 Thu nhập trên mỗi cổ phần
Thu nhập trên mỗi cổ phần thể hiện thu nhập mà mỗi cổ phần có được trong năm tài chính Chỉ số EPS là một trong những chỉ số cơ bản mà nhà đầu tư vận dụng trong định giá cổ phiếu Chính vì lý do đó, công ty có EPS càng cao thường có giá cổ phiếu càng cao kèm theo là những chu trình dao động mạnh của giá trên thị trường Nghiên cứu của Baskin (1989), Allen & Rachim (1996), Adefila và ctv (2004), Lộc (2014), Ngọc và Cường (2016) đã chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa EPS và dao động giá cổ phiếu
2.1.5.2 Quy mô công ty
Quy mô công ty là thước đo cho biết quy mô của một công ty, chẳng hạn như tổng doanh thu, mức doanh thu trung bình và tống tài sàn Nhìn chung, các công ty lớn
có tổng tài sản lớn hơn để thu hút các nhà đầu tư vào công ty và cổ phiếu có thể tồn tại
ở mức giá cao Mối quan hệ thuận biến giữa quy mô công ty và biến động giá cổ phiếu cũng đã được chứng minh qua các nghiên cứu của Jensen (1986), Mehr-Un-Nisa và Nishat (2011), Widjaja (2009), cũng như Phương và cộng sự (2021)
2.1.5.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất
`
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Thu nhập trên mỗi cổ
phần (+) Quy mô công ty (+)
(+) (+) (-) (-)
(-)
(-)
Trang 402.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Các dữ liệu thứ cấp của đề tài như giá cổ phiếu, thu nhập trên mỗi cổ phần, quy
mô công ty được thu thập dựa vào các báo cáo tài chính của 26 công ty xuất khẩu và/hoặc xuất nhập khẩu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020,
2021 Ngoài ra, nhằm bổ sung một số dữ liệu bị khuyết do hạn chế thống kê từ Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, nhóm nghiên cứu kết hợp thêm dữ liệu được cung cấp từ Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI
Các dữ liệu vĩ mô như cung tiền, tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát, đầu tư trực tiếp nước ngoài, chỉ số sản xuất công nghiệp được lấy từ các nguồn chính thống của Tổng cục Thống kê Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu
Áp dụng theo công thức của Green (1991), cỡ mẫu tối thiểu nên là 104 + m (m
là số lượng biến độc lập), với số biến độc lập trong bài nghiên cứu này là 6 thì kích thước mẫu tối thiểu phải đạt từ 110 Việc chọn 26 doanh nghiệp xuất nhập khẩu được niêm yết trên Sàn Chứng khoán Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm
2021, tổng mẫu thu được là 286, đảm bảo được kích thước mẫu tối thiểu để thực hiện phân tích hồi quy cho dữ liệu
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu niêm yết được chọn để đưa vào bài nghiên cứu phải đáp ứng các tiêu chí cơ bản theo quy định tại Điều 109 NĐ 155/2020/NĐ-CP
và phải được niêm yết trên HOSE trong giai đoạn từ 2011 đến 2021 Đồng thời, doanh nghiệp phải có hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu như: bán hàng hóa giữa ít nhất là hai chủ thể giữa các quốc gia, nhập nguyên phụ liệu từ bất kỳ doanh nghiệp nước ngoài
2.2.3 Phương pháp đo lường các biến trong mô hình
2.2.3.1 Biến phụ thuộc: Biến động giá cổ phiếu
Độ biến động hay độ bất ổn (volatility) là một phuơng pháp thống kê đo lường
độ phân tán từ giá trị kỳ vọng của một biến số thị trường Theo Ambrosio (2007), biến động giá cổ phiếu được hiểu là sự biến động của giá cổ phiếu niêm yết trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định và là công cụ đo mức độ không chắc chắn về lợi nhuận sẽ thu được từ cổ phiếu, có giá trị nhỏ hơn một và thường thể hiện theo giá trị phần trăm