LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Học viện Ngân Hàng với đề tài “ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT ĐỂ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦ
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT ĐỂ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI 3TK
Sinh viên thực hiện : Phạm Linh Chi
Trang 2LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ
Em cam đoan bài khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của em và được sự hướng dẫn của TS Trần Mạnh Hà Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong báo cáo này là trung thực và do kinh nghiệm của bản thân được rút ra từ quá trình nghiên cứu và thực tế tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại 3TK
Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình
Người cam đoan
Phạm Linh Chi
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Học viện Ngân Hàng với đề tài “ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT ĐỂ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI 3TK” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các thầy, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và người thân Qua trang viết này em xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ em trong thời gian vừa qua
Em xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với TS Trần Mạnh Hà đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và đưa ý kiến giúp em hoàn thiện bài báo cáo một cách tốt nhất
Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh – Chương trình Chất lượng cao Học viện Ngân Hàng - những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua
Cuối cùng, em cũng xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại 3TK đã cho em cơ hội tham gia thực tập, tìm hiểu công ty, tích lũy kinh nghiệm và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU 5
DANH MỤC HÌNH ẢNH 6
MỞ ĐẦU 8
1 Tính cấp thiết của đề tài 8
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 8
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
4 Phương pháp nghiên cứu 9
5 Kết cấu 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH SWOT 11
1.1 Khái niệm về mô hình SWOT 11
1.2 Phân tích SWOT 14
1.2.1 Môi trường bên ngoài 14
1.2.2 Môi trường toàn cầu 16
1.2.3 Môi trường vi mô 16
1.2.4 Môi trường bên trong 18
1.2.5 Tổng hợp kết quả phân tích môi trường DN 20
1.3 Vai trò và ý nghĩa của SWOT trong lập kế hoạch kinh doanh 21
1.3.1 Vị trí của mô hình SWOT trong chu trình lập kế hoạch chiến lược 21
1.3.2 Vai trò của phân tích SWOT 22
Trang 5CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SWOT LĨNH VỰC KINH DOANH THIẾT BỊ BẢO
HỘ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP SX VÀ TM 3TK 24
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại 3TK 24
2.1.1 Thông tin chung về công ty 24
2.1.2 Quá trình thành lập và phát triển của công ty 24
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 26
2.1.4 Khái quát kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2020 – 2022 28
2.2 Phân tích thực trạng hoạt động bán thiết bị bảo hộ lao động của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại 3TK 33
2.2.1 Thực trạng nghiên cứu thị trường, khách hàng của công ty 33
2.2.2 Thực trạng xây dựng và thực hiện kế hoạch bán của công ty 48
2.2.3 Thực trạng hoạt động phân phối hàng hóa của công ty 52
2.2.4 Thực trạng hoạt động hỗ trợ bán của công ty 54
2.3 Phân tích và đánh giá ma trận SWOT về hoạt động kinh doanh thiết bị BHLĐ của Công ty CP SX và TM 3TK 55
2.3.1 Bối cảnh ngành kinh doanh thiết bị BHLĐ 55
2.3.2 Phân tích ma trận SWOT về hoạt động kinh doanh thiết bị BHLĐ 58
2.3.3 Nhận xét và đánh giá hoạt động kinh doanh thiết bị BHLĐ của Công ty CP SX và TM 3TK dựa trên mô hình SWOT 65
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH THIẾT BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI 3TK 68
3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại 3TK 68
3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh doanh của công ty đến năm 2030 68
3.1.2 Phương hướng phát triển kinh doanh của công ty đến năm 2030 69
Trang 63.2 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán thiết bị BHLĐ của Công ty CP SX và TM 3TK 71
3.2.1 Chiến lược S-O: tận dụng điểm mạnh bên trong để tối lưu các cơ hội bên ngoài có sẵn cho Công ty 74
3.2.2 Chiến lược S-T: tối đa hóa các điểm mạnh của Công ty đồng thời giảm thiểu các mối đe dọa với sự hỗ trợ của các điểm mạnh này 74
3.2.3 Chiến lược W-O: giảm thiểu điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài 76
3.2.4 Chiến lược W-T: giảm thiểu các điểm yếu và hạn chế tối đa các mối đe dọa 78
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 1 Mô hình SWOT 11
Bảng 1 2 Tổng hợp phân tích SWOT 20
Bảng 1 3 Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức 20
Bảng 1 4 Các giải pháp từ việc kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức 21
Bảng 2 1 Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2020 – 2022 28
Bảng 2 2 Biến động kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2020 - 2022 30
Bảng 2 3 Giá mặt hàng Mũ bảo hộ lao động tại Công ty CP SX và TM 3TK 45
Bảng 2 4 Giá một số mặt hàng Kính bảo hộ tại Công ty CP SX và TM 3TK 46
Bảng 2 5 Giá một số mặt hàng Găng tay tại Công ty CP SX và TM 3TK 46
Bảng 2 6 Giá một số mặt hàng Giày tại Công ty CP SX và TM 3TK 47
Bảng 2 7 Kế hoạch bán hàng thiết bị BHLĐ năm 2023 49
Bảng 2 8 Thực trạng triển khai kế hoạch bán hàng của nhân viên kinh doanh Công ty CP SX và TM 3TK trong Quý 3 năm 2022 50
Bảng 2 9 Mô hình SWOT về hoạt động kinh doanh thiết bị BHLĐ tại Công ty CP SX và TM 3TK 65
Bảng 3 1 Tổng hợp giải pháp chiến lược từ kết quả phân tích SWOT 71
Trang 9DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter 17
Hình 1 2 Chuỗi giá trị của M.Porter 19
Hình 1 3 Mô hình quản trị chiến lược toàn diện 22
Hình 2 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại 3TK 26
Hình 2 2 Giày bảo hộ Cador S1P 35
Hình 2 3 Giày bảo hộ Rena S3 36
Hình 2 4 Giày bảo hộ Bestrun/ Bestboy S3 36
Hình 2 5 Giày bảo hộ Climber S3 37
Hình 2 6 Găng tay chịu dầu NASTAH NF1513 38
Hình 2 7 Găng tay chống va đập EOS VV900 38
Hình 2 8 Găng tay chống cắt VENICUT42 39
Hình 2 9 Găng tay cách điện hạ áp Regeltex class 00 39
Hình 2 10 Găng tay chống hóa chất PVCC400 40
Hình 2 11 Kính bảo hộ SG204 40
Hình 2 12 Kính bảo hộ A700 41
Hình 2 13 Kính bảo hộ King’s 41
Hình 2 14 Mặt nạ hàn đội đầu 633P 42
Hình 2 15 Đai an toàn bán thân Sseda 42
Hình 2 16 Dây đai toàn thân chống sốc 2 móc nhôm Kukje 43
Hình 2 17 Dây chống sốc 1 móc nhôm EV-517 43
Hình 2 18 Dây chống sốc hai móc nhôm EV-516 44
Hình 2 19 Công ty CP SX và TM 3TK trong kênh phân phối hàng hóa 52
Hình 2 20 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter 55
Hình 2 21 Chuỗi giá trị của M.Porter 59
Hình 2 22 Lực lượng lao động giai đoạn 2020-2022 theo quý 62
Trang 10Hình 3 1 Lực lượng bán hàng Công ty CP SX và TM 3TK do người viết đề xuất 78
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh thế thị trường, những nhu cầu trong đời sống của người lao động ngày càng cao Bối cảnh này mở ra cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động kinh tế nhiều cơ hội lẫn thách thức
do phải mở rộng các mối quan hệ đa phương, song phương, làm quen, cập nhật và bắt kịp với những tiến bộ trong lĩnh vực khoa học - công nghệ của thế giới
Đặc biệt hơn khi những năm gần đây, nhà nước ta đã và đang thực hiện những phương thức, chiến lược đổi mới sáng tạo, nhằm đạt mục tiêu xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, là tiền đề vững bước tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội Trong đó, sự phát triển của hầu hết các ngành nghề như y tế, xây dựng, máy móc, điện, công nghiệp, nông nghiệp, cần sử dụng một nguồn nhân lực lớn, từ đó các yêu cầu về bảo hộ cho người lao động cũng được chú trọng và nâng cao để đảm bảo năng suất của các công trình, dự án, tạo tiền đề làm nền móng để đất nước phát triển bền vững
Nắm được nhu cầu của thị trường cũng như các vấn đề còn tồn tại trong việc trang bị thiết bị BHLĐ cho công nhân, người lao động, công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại 3TK đã được thành lập với mục tiêu cung cấp thiết bị BHLĐ (gồm giày,
mũ, găng tay, quần áo bảo hộ, đai an toàn,…) đảm bảo điều kiện làm việc và sự an toàn cho người lao động khi tham gia vào các công việc tiềm tàng hiểm nguy
Tuy nhiên, trong nền kinh tế đã tồn tại nhiều doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực, sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt và liên tục giữa các hãng thiết bị bảo hộ và đơn vị cung cấp khiến cho việc bán hàng hóa trở nên ngày càng khó khăn
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nhận thức được tầm quan trọng của việc hoạch định chiến lược kinh doanh trong việc tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh, em
đã chọn đề tài: “ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH SWOT ĐỂ HOẠCH ĐỊNH
Trang 12CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI 3TK” để thực hiện khóa luận tốt nghiệp này
Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là đề xuất các chiến lược phát triển tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại 3TK dựa trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty
Đề tài sẽ nghiên cứu cụ thể về phân tích mô hình SWOT của Công ty CP SX
và TM 3TK Qua đó đưa ra được những vấn đề còn tồn tại mà Công ty CP SX và TM 3TK gặp phải và đề xuất những chiến lược phát triển có cơ sở và phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của hoạt dộng kinh doanh thiết bị bảo hộ lao động tại Công ty CP SX và TM 3TK
Phạm vi nghiên cứu là:
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại Công ty CP SX và TM 3TK
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu hoạt động phân tích mô hình SWOT và đề xuất các chiến lược phát triển tại Công ty CP SX và TM 3TK
4 Phương pháp nghiên cứu
Bài khóa luận đã sử dụng một số phương pháp nguyên cứu cơ bản như: Phương pháp thu thập, xử lý thông tin; Phương pháp quan sát thực tế; Phương pháp so sánh đối chiếu; Phương pháp phân tích đánh giá; Phương pháp tổng hợp thống kê và so sánh để đánh giá về hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại 3TK và đưa ra những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty
Trang 135 Kết cấu
Bên cạnh phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung bài khóa luận được chia thành 3 phần tương ứng với 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về mô hình SWOT
Chương 2: Phân tích SWOT lĩnh vực kinh doanh thiết bị bảo hộ lao động tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại 3TK
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm hoạch định chiến lược phát triển trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị bảo hộ lao động của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại 3TK
Trang 14CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH SWOT
1.1 Khái niệm về mô hình SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Nguy cơ) Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh “Nói một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một Cty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của DN
Và trên thực tế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cả trong các báo cáo nghiên cứu … đang ngày càng được nhiều DN lựa chọn
tố bên trong làm tăng khả năng cạnh tranh của DN so với các đối thủ cạnh tranh Hay nói cách khác đó là tất cả các nguồn lực mà DN có thể huy động, sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh Thế mạnh của DN thường thể hiện ở lợi thế của DN trong hoạt động kinh doanh trên thị trường Như lợi thế về quy cách, mẫu mã, chí phí, thương hiệu, tính chất quản lý, phẩm chất kinh doanh, uy tín DN trên thị trường Strengths: thường trả lời cho câu hỏi: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình
Trang 15vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác Cần thực tế chứ không khiêm tốn Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì một quy trình sản xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trường
Weaknesses: là những điểm yếu của DN, là tất cả những thuộc tính làm suy giảm tiềm lực của DN so với đối thủ cạnh tranh Khả năng cạnh tranh của một DN
là khả năng mà DN có thể duy trì vị trí của mình một cách lâu dài và giành được thế mạnh, sự thắng lợi trên thị trường cạnh tranh, đạt được các mục tiêu chiến lược đề
ra Weaknesses thường trả lời cho các câu hỏi: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong
và cả bên ngoài Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật
Strengths và Weaknesses của một DN được coi là yếu tố bên trong DN Mỗi yếu tố bên trong của DN vừa là điểm yếu vừa là điểm mạnh trong quá trình kinh doanh trên thị trường Vấn đề là DN đó phải cố gắng phát huy, phát hiện, khai thác, phân tích cặn kẽ các yếu tố nội bộ để tìm ra những ưu điểm, hạn chế, yếu kém của mình so với đối thủ cạnh tranh Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm giảm bớt nhược điểm, phát huy thế mạnh của DN để đạt được lợi thế tối đa trong cạnh tranh
Opportunities: là thời cơ của DN, là những thay đổi, những yếu tố mới xuất hiện trên thị trường tạo ra cơ hội thuận lợi cho DN hay nói cách khác nó là việc xuất hiện khả năng cung ứng hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng nhằm tăng doanh thu,
mở rộng quy mô và khẳng đinh ưu thế trên thị trường Tuy nhiên thời cơ xuất hiện chưa hẳn đã đem lại lợi nhuận cho DN bởi có rất nhiều đối thủ cạnh tranh Tuỳ thuộc vào sức cạnh tranh của DN mạnh hay yếu thì mới có thể khai thác những cơ hội thuận lợi trên thị trường Opportunities thường trả lời cho các câu hỏi: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát
từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự
Trang 16thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vự hoạt động của Cty,
từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang , từ các sự kiện diễn ra trong khu vực Phương thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không Cũng có thể làm ngược lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có
cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ được chúng
Threats: là nguy cơ của DN, là những đe doạ nguy hiểm, bất ngờ xảy ra sẽ gây thiệt hại, tổn thất hoặc mang lại tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của DN như thiệt hại về hàng hoá, tài sản, thu hẹp thị trường và tổn hại đến uy tín thương hiệu Threats thường trả lời cho các câu hỏi: Những trở ngại đang gặp phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với Cty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ Cty? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng
Opportunities và Threats là những yếu tố bên ngoài của DN Quá trình tự do thương mại là thời cơ đem lại cho các DN được tự do kinh doanh, ít gặp rào cản thương mại, tự do mở rộng thị trường mua bán sản phẩm của mình nhưng cũng đặt
DN trước những thách thức như cạnh tranh trên thị trường sẽ gay gắt hơn cả về mức
độ và phạm vi, chỉ DN có năng lực cạnh tranh tốt thì tồn tại, DN cạnh tranh kém thì dẫn đến thua lỗ, phá sản
Như vậy, “trong quá trình lập kế hoạch, chiến lược, tổ chức xác định mục tiêu hàng đầu của kế hoạch là gì và sử dụng công cụ phân tích SWOT để đánh giá khả năng đạt mục tiêu đó Phân tích các thế mạnh và điểm yếu là phân tích những yếu tố bên trong ảnh hưởng tới khả năng đạt mục tiêu Còn phân tích những cơ hội
và thách thức là phân tích các yếu tố của môi trường xung quanh Việc áp dụng
công cụ phân tích SWOT có thể tiến hành bằng cách lập sơ đồ SWOT để liệt kê các
yếu tố Sau khi đã liệt kê được các yếu tố ảnh hưởng, tổ chức có thể dùng công cụ USED để định hướng các biện pháp nhằm khai thác (Use) các điểm mạnh, khắc
Trang 17phục (Stop) các điểm yếu, khai thác (Exploit) các cơ hội và đương đầu (Defend) với các thách thức
1.2 Phân tích SWOT
Phân tích SWOT là phân tích các yếu tố môi trường của DN Phân tích môi trường bên ngoài giúp DN tìm ra cơ hội mà mình phải nắm bắt, và nguy cơ mà mình đối mặt để tìm ra phương án hạn chế các nguy cơ Phân tích môi trường bên trong giúp DN xác định được những điểm mạnh cũng như những hạn chế của DN Đây là một việc làm khó đòi hỏi nhiều thời gian, công sức, chi phí, khả năng thu nhập, phân tích và xử lý thông tin sao cho hiệu quả nhất
1.2.1 Môi trường bên ngoài
1.2.1.1 Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô: là môi trường bao trùm lên hoạt động của tất cả các DN,
có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động của tất cả các DN Môi trường này được xác lập bởi các yếu tố vĩ mô, như: các điều kiện kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hóa – xã hội, tự nhiên, nhân khẩu học, kỹ thuật – công nghệ Nhưng ta chỉ phân tích 4 yếu tố chính: kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hóa – xã hội, công nghệ
do tự nhiên có thể ít ảnh hưởng đến DN
Nhóm yếu tố về kinh tế: môi trường kinh tế chỉ bản chất, mức độ tăng
trưởng và định hướng phát triển của nền kinh tế, trong đó có DN hoạt động Phân tích môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất quan trọng, bởi nó bao gồm những yếu tố ảnh hưởng đến sức mua và kết cấu tiêu dùng Mà chiến lược DN đều liên quan đến đầu ra, đến thị trường Thị trường cần đến sức mua và con người Vì vậy, các yếu tố
có ảnh hưởng trực tiếp đến các chiến lược của DN, đặc biệt quan trọng là các yếu tố sau: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát
Nhóm yếu tố chính trị - phát luật: DN/tổ chức là tế bào của nền kinh tế,
mọi quyết định của DN đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố của môi trường chính trị Để hoạch định chiến lược cho DN người ta không thể không phân tích
Trang 18môi trường này Môi trường chính trị bao gồm nhà nước, pháp luật và các hoạt động điều hành của nhà nước (chính trị) Hiểu một cách đầy đủ hơn thì môi trường chính trị bao gồm: hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống luật pháp hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại giao của chính phủ, và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới
Nhóm yếu tố văn hóa – xã hội: Các yếu tố văn hóa ngày càng có ảnh hưởng
sâu sắc đến hoạt động của tổ chức/DN Vì vậy, nghiên cứu môi trường văn hóa – xã hội là nội dung không thể thiếu trong nghiên cứu môi trường vĩ mô Môi trường văn hóa – xã hội bao gồm những chuẩn mực và giá trị, mà những chuẩn mực và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội và một nền văn hóa cụ thể Trong thực tế các vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng,… có ảnh hưởng rất sâu sắc đến cơ cấu của nhu cầu thị trường Nguyên tắc
“cùng có lợi” đã buộc các đối tác trong quá trình kinh doanh, trong hợp tác và liên doanh liên kết phải tính đến các yếu tố của môi trường văn hoá Sự khác biệt về quan điểm, về trình độ, về văn hoá, dân tộc… có thể tạo ra các cản trở hoặc thuận lợi nhất định trong kinh doanh hợp tác
Nhóm yếu tố môi trường công nghệ: “Tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
nghệ có ảnh hưởng một cách trực tiếp và quyết định đến 2 yếu tố tạo nên khả năng cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường, đó là chất lượng và giá bán của các sản phẩm đó Do đó, nó tác động đến thị trường, đến các nhà cung cấp, đến khách hàng, quy trình sản xuất và vị thế cạnh tranh của các DN trên thị trường”4 Những yếu tố cần quan tâm khi nghiên cứu môi trường công nghệ: sự ra đời của những công nghệ mới; những khuyến khích và tài trợ của chính phủ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển; luật sở hữu trí tuệ, bảo vệ bản quyền, tác quyền; luật chuyển giao công nghệ; áp lực và chi phí cho việc phát triển và chuyển giao công nghệ mới… Đây là những yếu tố rất năng động, chứa đựng nhiều cơ hội và nguy cơ đối với các DN Trong một “thế giới phẳng” với cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiến nhanh như vũ bão, thì môi trường công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược của các DN Thay đổi công nghệ cho phép tạo ra hàng loạt sản phẩm
Trang 19thay đổi công nghệ sẽ làm cho những sản phẩm hiện hữu bị lạc hậu, thải hồi cũng chỉ sau một đêm Như vậy, sự thay đổi công nghệ bao gồm cả sáng tạo và hủy diệt, đem đến cả cơ hội và nguy cơ
Khi nghiên cứu môi trường vĩ mô, cần lưu ý các vấn đề sau: môi trường vĩ
mô có ảnh hưởng lâu dài đến các DN; môi trường vĩ mô thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của môi trường vi mô/môi trường ngành và môi trường bên trong của DN
Do đó, sự thay đổi của môi trường vĩ mô sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của DN; các yếu tố của môi trường vĩ mô tác động lên tất cả các ngành kinh tế, các DN, nhưng mức độ và tác động không giống nhau; các DN có thể tận dụng được những
cơ hội, giảm thiểu được những nguy cơ, chứ không thể thay đổi sự ảnh hưởng của môi trường vĩ mô được Mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô có thể độc lập tác động đến
DN, nhưng cũng có thể gây ra cho DN trong mối liên kết với các yếu tố khác
1.2.2 Môi trường toàn cầu
Trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa, không có một quốc gia, DN nào lại không có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với nền kinh tế thế giới, những mối quan hệ này đang hàng ngày hàng giờ phát triển mạnh mẽ, đa dạng, phức tạp và tác động lên DN Vì vậy, DN sẽ không thể bỏ qua phân tích môi trường quốc tế Môi trường quốc tế bao gồm môi trường của các thị trường mà DN có liên quan Khi phân tích môi trường vĩ mô của các thị trường này cũng cần phân tích môi trường kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hóa – xã hội, công nghệ, tự nhiên… Sự thay đổi trong môi trường quốc tế sẽ ảnh hưởng đến những quyết định chiến lược của DN
1.2.3 Môi trường vi mô
Môi trường vi mô: là môi trường gắn trực tiếp với từng DN và phần lớn các hoạt động và cạnh tranh của DN xảy ra trực tiếp trong môi trường này Theo Michael Porter, trong bất cứ ngành nghề kinh doanh nào môi trường vi mô cũng gồm 5 nhân tố tác động: mối đe dọa của những người gia nhập ngành, sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp, sức mạnh đàm phán của khách hàng, mối đe dọa của sản phẩm thay thế, và cường độ cạnh tranh giữa những DN trong ngành
Trang 20Hình 1 1 Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter
a Các DN cạnh tranh hiện tại
Đối thủ cạnh tranh là những đối thủ kinh doanh mặt hàng/dịch vụ cùng loại với DN Đối thủ cạnh tranh chia sẻ thị phần với DN và có thể vươn lên nếu có vị thế cạnh tranh cao hơn Tính chất cạnh tranh trong ngành tăng hay giảm tùy thuộc vào quy mô thị trường, sự tăng trưởng của ngành và mức độ đầu tư của đối thủ cạnh tranh Khi tiến hành phân tích về các DN cạnh tranh hiện tại nghĩa là tìm hiểu mức độ cạnh tranh giữa các DN này là cao hay thấp Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh giữa các DN trong cùng một ngành, trong đó có 3 yếu tố quan trọng nhất: cơ cấu ngành; nhu cầu ngành; rào cản rút lui khỏi ngành
b Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là những đối thủ cạnh tranh có thể sẽ tham gia thị trường của ngành, trong tương lai hình thành những đối thủ cạnh tranh mới Khi đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện sẽ khai thác những năng lực sản xuất mới, giành lấy thị phần, gia tăng áp lực cạnh tranh ngành và làm giảm lợi nhuận của DN Nguy
cơ xâm nhập ngành phụ thuộc rất nhiều vào các rào cản xâm nhập (các biện pháp hạn chế) thể hiện qua phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện hữu mà các đối thủ mới có thể dự đoán được Nếu các rào cản cao hay các đối thủ mới có thể dự đoán được sự phản kháng quyết liệt của các DN hiện hữu trong ngành thì khả năng xâm
Trang 21c Khách hàng
Khách hàng là đối tượng phục vụ của DN và là nhân tố tạo nên thị trường Do
đó, DN cần nghiên cứu kỹ khách hàng của mình Sức mạnh của khách hàng thể hiện thông qua sức ép của họ đối với DN về: giá, nhu cầu và những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe về sản phẩm (mẫu mã, chất lượng, vệ sinh an toàn…) mà bắt buộc DN cần phải đáp ứng
d Sản phẩm thay thế
Trong nền kinh tế thị trường sản phẩm thay thế ra đời là một tất yếu do sự phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu thị trường ngày càng biến động theo hướng đa dạng hơn và cao cấp hơn Sức ép của các sản phẩm thay thế đòi hỏi các
DN cần phải chủ động trong việc nắm bắt và đáp ứng nhu cầu thị trường Sản phẩm của DN mà càng có nhiều loại sản phẩm có thể thay thế hoặc mức độ bị thay thế càng cao thì mức độ cạnh tranh của các loại hàng đó càng lớn
Do vậy, nghiên cứu môi trường bên ngoài nhẵm xác định được những cơ hội
và nguy cơ từ bên ngoài tác động đến DN Vậy, cơ hội và nguy cơ là gì? Theo Fred David, “những cơ hội và nguy cơ từ bên ngoài là một thuật ngữ quan trọng trong quản trị chiến lược Thuật ngữ này dùng để chỉ khung hướng và sự kiện kinh tế, xã hội, chính trị, công nghệ và cạnh tranh có thể đem đến những lợi ích hoặc gây ra những tác hại cho tổ chức trong tương lai Những cơ hội và nguy cơ ngoài tầm kiểm soát của tổ chức, nên được gọi là những yếu tố bên ngoài.”5 Như vậy, cơ hội là những yếu tố bên ngoài có thể đem đến những thuận lợi, những lợi ích tạo cho DN khả năng phát triển trong tương lai Còn nguy cơ hay đe dọa là những yếu tố của môi trường bên ngoài có thể gây ra những thiệt hại, khó khăn, trở ngại cho sự phát triển của DN trong tương lai
1.2.4 Môi trường bên trong
Phân tích môi trường bên trong nhằm giúp mục đích xác định được những điểm mạnh, điểm yếu, những lợi thế và bất lợi trong kinh doanh của DN Mục tiêu này được thể hiện thông qua biểu phân tích nội bộ DN
Theo quan điểm của M Porter thì phân tích môi trường bên trong trên cơ sở phân tích chuỗi giá trị của DN Chuỗi giá trị là tổng thể các hoạt động có liên quan của DN nhằm đem lại giá trị cho khách hàng Để đo được những giá trị của DN làm
Trang 22ra chính bằng doanh thu mà DN thu được từ việc bán các sản phẩm của mình và để hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì doanh thu mà DN thu được phải lớn hơn chi phí mà DN thực hiện các hoạt động kinh doanh đó
Hình 1 2 Chuỗi giá trị của M.Porter
Các hoạt động chủ yếu: Các hoạt động chủ yếu là các hoạt động liên quan
trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ của DN, bao gồm: các hoạt động cung ứng đầu vào; các hoạt động sản xuất; các hoạt động cung ứng đầu ra; marketing và bán hàng; dịch vụ
Các hoạt động bổ trợ: Các hoạt động bổ trợ giúp các hoạt động chủ yếu
được thực hiện một cách trôi chảy và hiệu quả Các hoạt động bổ trợ bao gồm: cơ
sở hạ tầng; quản trị nguồn nhân lực; phát triển công nghệ; hoạt động mua sắm Theo quan điểm của Alex Miller và Gregory Dess và một số tác giả khác thì
để đánh giá một cách đầy đủ và chính xác hơn về môi trường bên trong của một DN cần xem xét thêm bốn yếu tố khác: văn hóa, lãnh đạo, tính hợp pháp và danh tiếng của DN
Văn hóa tổ chức và lãnh đạo: Văn hóa tổ chức có thể được xem như một
phức hợp của những giá trị, những niềm tin, những giả định và những biểu tượng
mà những điều này xác định cách thức trong đó DN tiến hành các hoạt động kinh doanh Văn hóa tổ chức có thể tạo ra những thuận lợi hoặc cản trở việc thực hiện một chiến lược được chọn Chất lượng của lãnh đạo – những hoạt động của nhà
Trang 23quản trị cấp cao – có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến việc hình thành và phát triển của văn hóa tổ chức và đến toàn bộ phương hướng chiến lược của DN
Tính tuân thủ luật pháp và danh tiếng của DN: chiến lược thị trường –
sản phẩm của một DN là những hoạt động cốt lõi hướng tới mục tiêu tạo vị thế của
DN trong ngành và nhằm đạt tới lợi thế kinh tế bền vững
1.2.5 Tổng hợp kết quả phân tích môi trường DN
Trong quá trình phân tích môi trường của DN, mục tiêu của sự phân tích là tìm
ra một ma trận SWOT thể hiện tổng hợp các điểm mạnh, yếu, các cơ hội và thách thức đối với DN Nhưng mục tiêu của DN là từ kết quả phân tích SWOT để
đề ra chiến lược kinh doanh nhằm phát huy các lợi thế của DN, tận dụng các cơ hội của môi trường kinh doanh và có hướng khắc phục những điểm yếu từ nội lực, hạn chế những nguy cơ từ phía môi trường bên ngoài
Có bốn sự kết hợp được hình thành sau khi mà chúng ta có được kết quả nghiên cứu và phân tích thị trường đó là: điểm mạnh – cơ hội; điểm yếu – cơ hội; điểm mạnh - nguy cơ; điểm yếu - nguy cơ Tùy theo từng sự kết hợp chúng ta sẽ có các phương án chiến lược khác nhau
Bảng 1 2 Tổng hợp phân tích SWOT
Môi trường bên trong Điểm mạnh
(Strengths)
Điểm yếu (Weaknesses)
Môi trường bên ngoài
Đối phó, hạn chế nguy cơ Giải pháp
Từ bảng tổng hợp phân tích SWOT trên sẽ đưa bảng liệt kê chi tiết các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
Bảng 1 3 Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
Trang 241.3 Vai trò và ý nghĩa của SWOT trong lập kế hoạch kinh doanh
1.3.1 Vị trí của mô hình SWOT trong chu trình lập kế hoạch chiến lược
Phân tích SWOT là một trong 5 bước hính thành chiến lược kinh doanh của
DN bao gồm: xác lập tôn chỉ của DN, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành mục tiêu và kế hoạch chiến thuật, xây dựng cơ chế kiểm soát chiến lược
Trang 25Hình 1 3 Mô hình quản trị chiến lược toàn diện
1.3.2 Vai trò của phân tích SWOT
SWOT là một trong những kỹ năng hữu ích nhất Nhờ công cụ này, nhà lãnh đạo làm việc hiệu quả, giảm thiểu stress, cải tiến khả năng quyết định, tối đa hóa hiệu quả cá nhân và còn nhiều hơn nữa
Phân tích SWOT (SWOT Analysis) là một kỹ thuật phân tích rất mạnh trong việc xác định Điểm mạnh và Điểm yếu để từ đó tìm ra được Cơ hội và Nguy cơ
Sử dụng trong ngữ cảnh kinh doanh, nó giúp bạn hoạch định được thị trường một cách vững chắc
1.3.3 Ý nghĩa của phân tích SWOT trong việc hình thành chiến lược của DN
Chiến lược kinh doanh: “Chiến lược có thể coi là tập những quyết định
và hành động hướng mục tiêu để các năng lực và nguồn lực của DN có thể đáp ứng được những cơ hội và thách thức từ bên ngoài”6
Ý nghĩa của mô hình SWOT trong việc hình thành chiến lược của DN: từ ý nghĩa của mô hình phân tích SWOT, từ vị trí của mô hình SWOT trong quá trình
Trang 26hình thành chiến lược và từ khái niệm chiến lược chúng ta cũng có thể thấy vai trò của phân tích SWOT quan trọng như thế nào trong việc hình thành chiến lược của
DN
Phân tích SWOT rất đơn giản nhưng là một cơ chế rất quan trọng để dánh giá điểm mạnh yếu cũng như phân tích cơ hội, nguy cơ mà bạn phải đối mặt Nó là một sự đánh giá khả năng trong nhận xét và phán đoán bản thân cũng như các nhân
tố bên ngoài của chính bạn.Vận dụng thành công sẽ giúp bạn có một trong những kỹ năng phân tích và đánh giá tình huống tốt
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và
ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào SWOT
cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng
của một Cty hay của một đề án kinh doanh SWOT phù hợp với làm việc và phân
tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ Điều gì làm cho phân tích SWOT trở nên có sức mạnh như vậy, đơn giản mà nghĩ, nó có thể giúp bạn xem xét tất cả các cơ hội mà bạn có thể tận dụng được Và bằng cách hiểu được điểm yếu của bạn trong kinh doanh, bạn sẽ có thể quản lý và xóa bỏ các rủi ro mà bạn chưa nhận thức hết Hơn thế nữa, bằng cách sử dụng cơ sở
so sánh và phân tích SWOT giữa bạn và đối thủ cạnh tranh, bạn có thể phác thảo một chiến lược mà giúp bạn phân biệt bạn với đối thủ cạnh tranh, vì thế mà giúp bạn cạnh tranh hiệu quả trên thị trường Thực tế đã chứng minh nếu DN không đánh giá đúng những biến động của môi trường cũng như nội lực thực sự của DN thì rất
dễ lao vào các cạm bẫy tiềm ẩn mà không thể rút chân lại được, dẫn đến tình hình kinh doanh sa sút và thậm chí phá sản Hay chỉ đơn thuần là ngồi nhìn cơ hội bay qua mặt rồi thở dài kêu tiếc Làm gì để có được những mục tiêu đúng đắn? Làm sao
để có những quyết định sáng suốt? DN nào cũng cần một chiến lược hiệu quả đó là những chiến lược có thể tận dụng được các cơ hội bên ngoài và sức mạnh bên trong cũng như có thể vô hiệu hóa những nguy cơ và hạn chế hay vượt qua những yếu kém của bản thân DN Ma trận SWOT là một gợi ý cho những giải pháp chiến lược hiệu quả
Trang 27CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SWOT LĨNH VỰC KINH DOANH THIẾT BỊ
BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP SX VÀ TM 3TK
2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại 3TK
2.1.1 Thông tin chung về công ty
- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI 3TK
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: VIET NAM 3TK EQUIPMENT JOINT STOCK COMPANY
- Tên công ty viết tắt: VN3TK., JSC
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 22 Ngõ 181 Trường Chinh, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- Điện thoại: 02435666910
- Thành lập ngày 08 tháng 06 năm 2009
- Mã số doanh nghiệp: 0103947882
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần
- Vốn điều lệ: 52.000.000.000 đồng (Năm mươi hai tỷ đồng)
2.1.2 Quá trình thành lập và phát triển của công ty
Công ty được sáng lập vào ngày: “06/06/2009 bởi ông Lê Anh Tuấn, Trương Văn Khanh và ông Nguyễn Văn Tuyên Ông Trương Văn Khanh đảm nhận chức danh là Giám đốc của Công ty Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đăng ký lần đầu ngày 08/06/2009 được cấp bởi Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội Với nhận thức ban đầu, dưới bất cứ hình thái xã hội nào, sức lao động cũng là vốn quý nhất Xã hội tồn tại và phát triển nhờ sức lao động của con người Chính vì vậy, sức khoẻ và tính mạng của người lao động được bảo vệ tốt thì công việc sản xuất sẽ được ổn định, được duy trì thường xuyên, liên tục, tạo điều kiện cho việc hoàn thành kế hoạch, tăng năng suất lao động
và khiến người lao động thoải mái, tự tin, yên tâm trong lao động sản xuất Công ty được thành lập và đi vào hoạt động với chuyên môn chính là nhập khẩu, kinh doanh
Trang 28thiết bị bảo hộ lao động từ các công ty nước ngoài và Việt Nam Cho đến thời điểm hiện tại, Công ty luôn nỗ lực xây dựng và phát triển định hướng trở thành một trong những doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh trong lĩnh vực bảo hộ lao động hàng đầu, trở thành doanh nghiệp có tên tuổi trên thị trường Công ty đã phấn đấu thực hiện tốt việc kết nối, giao lưu và phân phối thiết bị bảo hộ đạt tiêu chuẩn quốc tế đến tay người tiêu dùng”
Vào giai đoạn từ năm 2009 đến 2013: “Công ty đã tạo ra nhiều việc làm hơn cho người lao động và có các chính sách về đời sống cho người lao động của Công ty Đồng thời Công ty cũng đang tích cực xây dựng quan hệ, nghiên cứu và thị trường
để nhập khẩu hàng hóa và đưa ra các chiến lược để tìm ra những cơ hội hợp tác kinh doanh với các Công ty cùng ngành bên trong và bên ngoài nước”
Đại dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty trong các năm 2020 – 2021, bởi 3TK là công ty nhập khẩu 100%, các đối tác của công ty phần lớn đều ở nước ngoài, việc các quốc gia bắt đầu chính sách đóng cửa phòng dịch gây khó khăn rất lớn tới quá trình đi lại và vận chuyển hàng hóa Thị trường có nhiều biến động, buộc Công ty phải đề ra các chiến lược đúng đắn để có thể thích nghi với những sự thay đổi này Vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-
19, công ty tiếp tục khẳng định vững chắc vị thế hàng đầu trong ngành bảo hộ lao động
Đất nước bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ, đồng nghĩa với việc công trình xây dựng, cao ốc, nhà máy, xí nghiệp, mọc lên khắp nơi, yêu cầu về an toàn lao động cho công nhân cũng được quan tâm nhiều hơn Trong 14 năm hoạt động và phát triển, Công ty CP SX và TM 3TK đã thực hiện nhập khẩu và cung cấp thiết bị BHLĐ
từ các nhãn hàng, tập đoàn nước ngoài có sản phẩm chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế như: Safety Jogger, Parade, Ansell, Deltaplus, Lakeland, Blue Eagle, Regeltex, Everest Safety, Kukje Safety, Honeywell, SuperChing, Công ty cũng tham gia vào nhiều gói thầu lớn, cung cấp thiết bị bảo hộ cho các công ty sản xuất lớn có thể kể đến như nhiệt điện Thái Bình, nhiệt điện Nghi Sơn, nhiệt điện Phả Lại, Công ty điện lực dầu khí Việt Nam, nhà máy thuộc Công ty CP SX và Kinh doanh
Trang 29VinFast, Từ đó dần khẳng định uy tín của mình với các đối tác, cộng sự trong và ngoài nước
Với triết lý kinh doanh “AN TOÀN VÌ SỨC KHỎE VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CHÚNG TA”, công ty luôn cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm
và dịch vụ với chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh Trong quá trình phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường, 3TK đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quản lý
và chỉ đạo hoạt động kinh doanh, mở rộng quan hệ với các đối tác trong nước và quốc
tế, doanh thu của công ty không ngừng tăng trưởng Sự phát triển lớn mạnh của Công
ty CP SX và TM 3TK là kết quả đóng góp của một tập thể đoàn kết thống nhất dựa trên tính khoa học và hiệu quả kinh tế cao
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 2 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại
3TK
Nguồn: Phòng Kế toán
Ban lãnh đạo: gồm có Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc và Phó giám đốc
- Chủ tịch hội đồng quản trị: Theo Điều lệ của Công ty (2018): “Chủ tịch Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động, phòng ban của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.”
Chủ tịch Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Phòng
Nhập khẩu Phòng Kế toán Phòng Kho
Phòng Kinh doanh
Phòng Đại lý
Trang 30- Giám đốc: Theo Điều lệ của Công ty (2018) thì: “Giám đốc Công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình
và là người đại diện theo pháp luật của Công ty”
- Phó giám đốc: Theo điều lệ của Công ty (2018) thì: “Phó giám đốc là người được Giám đốc bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước giám đốc và hội đồng thành viên về các hoạt động kinh doanh của Công ty Phó giám đốc là người trợ giúp trực tiếp cho giám đốc trong các hoạt động kinh doanh của Công ty Được giám đốc ủy quyền ký kết hợp đồng nhân danh Công ty với các đối tác”
Phòng kho: Theo điều lệ của Công ty (2018): “Thực hiện việc theo dõi, kiểm tra quá trình xuất nhập hàng hóa, nguyên vật liệu Bảo quản sản phẩm và nguyên vật liệu trong kho tránh hư hỏng Đảm bảo số lượng sản phẩm và nguyên vật liệu trong kho đúng với sổ sách ghi chép và đảm bảo chất lượng của sản phẩm”
Phòng nhập khẩu: Theo điều lệ của Công ty (2018): “Phòng nhập khẩu có nhiệm vụ tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu thị trường nhập khẩu; cũng như tìm kiếm thị trường mới cho công ty Giám sát và thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa của công ty Phòng nhập khẩu là đầu mối hợp tác và duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp, các đơn vị nguồn hàng, các công ty vận tải và các công ty dịch
vụ logistics Đảm bảo độ chính xác trong công tác lưu chuyển hàng hóa giữa nhà cung cấp và công ty, đảm bảo hàng hóa được thông quan và đến được các dự án kịp tiến
độ Phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ đảm bảo tính pháp lý về pháp luật hải quan,
về hợp đồng trong các lô hàng xuất nhập khẩu của công ty.”
Phòng Đại lý: Theo điều lệ của Công ty (2018): “Phòng đại lý được giao nhiệm
vụ tìm kiếm và phát triển, giữ mối quan hệ tốt đẹp với các đại lý bán hàng của công
ty trong phạm vi cả nước Tập trung vào cung cấp hàng hóa và dịch vụ chăm sóc sau bán hàng.”
Phòng Kinh doanh: Theo điều lệ của Công ty (2018): “Phòng kinh doanh thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty như tìm kiếm, kết nối và phát triển mạng
Trang 31vào các dự án đấu thầu, mang sản phẩm đi kiểm tra chất lượng để xác nhận sản phẩm
đã đạt tiêu chuẩn trong nước và quốc tế mà khách hàng yêu cầu, từ đó có căn cứ để
ký hợp đồng với khách hàng Duy trì và chăm sóc các khách hàng hiện tại của công
ty theo đúng chính sách đã đặt ra Đồng thời hỗ trợ khách hàng khi có thắc mắc về các thông tin về sản phẩm, dịch vụ và chính sách của công ty.”
Phòng kế toán: Theo điều lệ của Công ty (2018) thì: “Phòng kế toán có nhiệm
vụ theo dõi, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế, lập báo cáo tài chính theo định kỳ và tham mưu cho cấp trên nhằm đảm bảo cân đối thu chi tài chính, tìm kiếm nguồn vốn theo nhu cầu kinh doanh, lên kế hoạch huy động vốn”
2.1.4 Khái quát kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2020 – 2022
Bảng 2 1 Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2020 – 2022
Đơn vị: đồng Việt Nam
Trang 326 Doanh thu hoạt động tài
chính
20.569.009 75.718.216 55.303.534
7 Chi phí tài chính 326.364.300 1.608.005.282 2.360.863.315
- Trong đó: Chi phí lãi vay 31.461.644 1.055.531.384 918.008.056
8 Chi phí quản lý kinh
doanh
13.355.037.637 32.082.147.12
6 61.184.141.360
9 Lợi nhuận thuần từ hoạt
Trang 33Nhìn vào bảng “Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2020 – 2022” ở trên, ta có thể thấy Công ty CP SX và TM 3TK đã có những bước phát triển vượt bậc, thể hiện rõ nét ở lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2022 gấp gần 5 lần so với năm 2021 và gấp hơn 100 lần so với năm 2020 Điều này cho thấy công ty dần trở thành địa chỉ cung cấp thiết bị bảo hộ lao động đáng tin cậy trong nền kinh tế và là đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành
Mặc dù Công ty cũng vướng phải một thời kỳ khó khăn do dịch bệnh
COVID-19 bùng phát và hoành hành, nhưng với sự chỉ đạo sát sao cũng như tầm nhìn định hướng của Ban lãnh đạo công ty và tinh thần cống hiến làm việc không ngừng nghỉ của toàn thể nhân viên, Công ty vẫn giữ được mức lợi nhuận dương và tham gia được vào nhiều dự án lớn, duy trì các hoạt động kinh doanh ở mức ổn địnhh
Bảng 2 2 Biến động kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2020 -
2022
Chỉ tiêu
Chênh lệch 2021/2020 Chênh lệch 2022/2021
Tuyệt đối (đồng)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (đồng)
Tương đối (%)
1 Doanh thu thuần
Trang 345 Lợi nhuận sau
thuế TNDN 4.339.097.601 2200,48 16.198.838.817 357,09
Nguồn: Tính toán của người viết Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nhìn chung, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty có
xu hướng tăng mạnh Có thể thấy trong bảng số liệu, năm 2021 doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ của Công ty cao hơn khoảng 65,3 tỷ đồng so với năm 2020, tương ứng với mức tăng 62,69% Con số ghi nhận khá cao do trong năm 2021, nước
ta đã dần ứng phó và thích nghi được với dịch bệnh COVID-19, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại cũng dần trở lại quỹ đạo hoạt động, các hoạt động mua bán, trao đổi, vận chuyển hàng hóa không còn bị đình trệ, nghiêm cấm, hạn chế gắt gao như cùng kỳ năm 2020 Đặc biệt hơn trong năm 2022, khi Việt Nam và các nước trên thế giới bắt đầu nới lỏng việc cách ly, đóng cửa giao thương, chuỗi cung ứng gần như chấm dứt tình trạng đứt gãy xảy ra đối với hầu hết các loại hàng hóa, hoạt động lưu thông hàng hóa trong phạm vi thế giới sôi nổi trở lại, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty đạt được mức tăng trưởng 55,89%, cao hơn xấp xỉ 94,8
tỷ đồng so với năm 2021 Đây là con số đầy ấn tượng và đáng tự hào của Công ty, cho thấy được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, bán hàng và cung cấp dịch vụ
Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán của Công ty vào năm 2021 đạt hơn 130,4 tỷ đồng, gần gấp rưỡi so với năm 2020 (khoảng 90,3 tỷ đồng) Sự chênh lệch lớn này xảy ra do yếu tố môi trường khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Công ty CP SX và TM 3TK là một công ty nhập khẩu, các đối tác, nhà phân phối hầu hết ở nước ngoài, và đặc biệt nguồn hàng thường được sản xuất tại các chi nhánh ở Trung Quốc, nên việc tạo nguồn hàng, mua hàng trở nên vô cùng phức tạp Cùng với đó, thế giới vẫn đang phải đối chọi với đại dịch, các chi phí liên quan tới mua hàng như vận chuyển, lưu kho, giá vốn hàng bán duy trì tại một mức khá cao Vào năm 2022, mức tăng trưởng của nguồn hàng
Trang 35Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Phần chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán được gọi là lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh nghiệp sẽ thu nhận được thông tin kế toán về giá trị doanh nghiệp có được từ doanh thu bán hàng sau khi trừ đi các khoản chi phí mua hàng Giai đoạn 2020 - 2021, chỉ tiêu này của công ty tăng xấp xỉ 25,2 tỷ đồng và tới năm 2022, đã tăng hơn 46,9 tỷ đồng Nhờ sự phục hồi kinh tế sau đại dịch, mức lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty đã có sự tăng trưởng đáng kể
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp tuy không đóng góp trực tiếp vào việc bán sản phẩm và cung cấp dịch vụ nhưng lại phản ánh được quy mô hoạt động của doanh nghiệp Năm 2021, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng khoảng 18,7 tỷ đồng và tăng hơn 29,1 tỷ đồng đối với năm 2022 Chi phí này bao gồm cả chi phí bán hàng và chi phí mở rộng quy mô, các dự án, gói thầu nhận được số lượng ngày càng tăng nên Công ty đã tuyển dụng thêm nhân sự, đổi kho chứa hàng lớn hơn, lắp đặt thêm cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm kể trên đều
có xu hướng tăng trưởng Giai đoạn 2020-2021, chỉ tiêu này tăng hơn 5,2 tỷ đồng, khoảng 1588,44% Đối với giai đoạn 2021 - 2022, Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty tăng hơn 17 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 306,14% Điều này cho thấy ban lãnh đạo của Công ty đã có sự chủ động nắm bắt cơ hội ngay khi chuỗi cung ứng được hoạt động trở lại để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Công ty
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế phản ánh chính xác tình hình kinh doanh của công ty có hiệu quả hay không, do tiêu chí này chưa tính đến các khoản nợ lãi vay và khoản thuế phải nộp Vì vậy, đây được xem là một tiêu chí có tầm quan trọng
Trang 36cao Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Công ty CP SX và TM 3TK vào năm
2020, 2021 và 2022 lần lượt là: 258.339.754 đồng, 5.303.288.392 đồng và 25.926.627.755 đồng
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Nếu tổng lợi nhuận kế toán trước thuế cho chúng ta thấy chính xác tình hình kinh doanh của công ty có hiệu quả hay không thì lợi nhuận sau thuế TNDN là một chỉ tiêu toàn diện phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế TNDN của Công ty vào năm 2021 là 4.536.289.188 đồng, tăng 2200,48% so với năm
2020 Năm 2022, doanh thu bán hàng của Công ty tăng 55,89%, lợi nhuận sau thuế TNDN tăng 357,09%, tương ứng mức tăng 16.198.838.817 đồng Nhìn chung, tình hình kinh doanh của Công ty khá tốt với các chỉ tiêu tương đối lạc quan Có thể nhận thấy Ban Giám đốc đã có những quyết định đúng đắn trong quản lý các chi phí dẫn tới lợi nhuận của Công ty tăng qua các năm Với phương hướng điều hành công ty hợp lý, Công ty đã vượt qua giai đoạn 2020-2021 đầy gian nan và tăng trưởng trở lại tốt hơn vào năm 2022
2.2 Phân tích thực trạng hoạt động bán thiết bị bảo hộ lao động của Công ty
Cổ phần Sản xuất và Thương mại 3TK
2.2.1 Thực trạng nghiên cứu thị trường, khách hàng của công ty
2.2.1.1 Nghiên cứu khách hàng
3TK là một công ty chuyên nhập khẩu và phân phối các sản phẩm nhập khẩu thông qua hoạt động bán hàng, nên việc nghiên cứu kỹ thị hiếu và nhu cầu của khách hàng là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh Khách hàng của công ty chủ yếu là các nhà máy (lọc dầu, nhiệt điện, thủy điện, ), nhà thầu xây dựng hoặc xưởng sản xuất,
Sau khi khảo sát nhu cầu sử dụng thiết bị bảo hộ lao động bằng phương pháp khảo sát qua điện thoại hoặc phỏng vấn trực tiếp với phòng an toàn của các doanh nghiệp, soạn bảng hỏi gửi qua email của các giám đốc, hội đồng quản trị của một số
Trang 37doanh nghiệp có tiềm năng ở thị trường trong nước, công ty đã khoanh vùng được nhóm khách hàng của mình phần lớn thuộc ngành công nghiệp xây dựng, sản xuất Các công ty, tập đoàn thuộc các lĩnh vực này hầu hết đều có phòng an toàn, có lượng vốn đầu tư nhất định vào các trang thiết bị bảo vệ người lao động nhằm đảm bảo hiệu suất làm việc
Ngành y tế, sản xuất công nghiệp, hóa chất, vật tư phòng sạch, ngành điện, không gian hạn chế, cứu hộ trên cao đều là những ngành đặc thù, yêu cầu tiếp xúc hoặc trực tiếp tham gia vào những công việc liên quan đến hóa chất hoặc tiềm tàng hiểm nguy Do vậy, những ngành nghề này thường có yêu cầu cao về đồ dùng đảm bảo an toàn cho người lao động, thiết bị bảo hộ phải được phân phối từ các công ty, tập đoàn có uy tín trên thế giới và đạt tiêu chuẩn phù hợp với mục đích sử dụng, ví
dụ như găng tay dùng cho ngành điện phải có chứng nhận, vượt qua kiểm định về độ cách điện, đai an toàn dùng trong các công trường xây dựng cần có chất liệu bền, chắc, chịu được sức nặng,
Để bán được sản phẩm kinh doanh cho các công ty, tập đoàn, chủ đầu tư xây dựng, Công ty CP SX và TM 3TK đã phải tham gia các cuộc đấu thầu với tư cách
là nhà thầu chính thức
2.2.1.2 Nghiên cứu sản phẩm
Hàng hóa chủ lực của công ty là thiết bị BHLĐ như giày, găng tay, mũ bảo hộ, đai an toàn, quần áo bảo hộ lao động, được nhập khẩu từ các công ty sản xuất lớn chuyên về từng danh mục hàng hóa tại Bỉ, Úc, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Một số loại sản phẩm nổi bật nhận được nhiều đơn đặt hàng mà Công ty CP
SX và TM 3TK đang kinh doanh bao gồm:
a Giày bảo hộ lao động: Sản phẩm giày đến từ thương hiệu Safety Jogger với kiểu dáng đơn giản, nhiều sự lựa chọn về chất liệu mũi giày (thép - phổ biến,
sử dụng được ở đa dạng môi trường làm việc và composite - trọng lượng nhẹ, thích hợp với môi trường làm việc có cửa từ quét kim loại), có đầy đủ chức năng bảo hộ đã qua quá trình kiểm định theo các mức của tiêu chuẩn CHÂU
ÂU EN ISO 20345:2011:
Trang 38SB: Mũi chống dập ngón + Đế chống trượt (SRA + SRB hoặc SRC)
S1: Các tính năng của SB + Chống tĩnh điện + Đế chống dầu + Gót hấp thụ xóc S1P: Các tính năng của S1 + Đế lót chống đâm xuyên
S2: Các tính năng của S1 + Chống thấm nước
S3: Các tính năng của S2 + Lót chống đâm xuyên
- Ví dụ như:
+ CADOR S1P:
Hình 2 2 Giày bảo hộ Cador S1P
+ RENA S3:
Trang 39Hình 2 3 Giày bảo hộ Rena S3
+ BESTRUN/BESTBOY S3:
Hình 2 4 Giày bảo hộ Bestrun/ Bestboy S3
+ CLIMBER S3:
Trang 40Hình 2 5 Giày bảo hộ Climber S3
b Găng tay bảo hộ: Công ty nhập khẩu và phân phối đa dạng các loại găng tay phục vụ cho nhu cầu của khách hàng từ hộ gia đình tới các doanh nghiệp, tập đoàn lớn như găng tay rửa bát; găng tay chịu dầu chống hóa chất; găng tay chống cắt, chịu va đập phù hợp với công việc ở công trường xây dựng, nhà máy, ; găng tay chịu nhiệt nóng/lạnh; găng tay cách điện;
+ Găng tay chịu dầu NASTAH NF1513