1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích bản Án số 5612024hngđ st vv tranh chấp về hôn nhân gia Đình chấm dứt nuôi con nuôi

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Bản Án Số: 561/2024/HNGĐ-ST V/V “Tranh Chấp Về Hôn Nhân Gia Đình Chấm Dứt Nuôi Con Nuôi”
Tác giả Lê Nguyên Phương, Trần Đặng Mai Trâm, Trần Thị Diệp, Nguyễn Phương Thảo, Đặng Thị Minh Anh, Tô Thùy Dương, Nguyễn Thị Minh Ngọc
Người hướng dẫn TS. Lương Thị Thu Hà
Trường học Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Pháp Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 99,55 KB

Nội dung

Thông tin về bản án Tên bản án Tranh chấp về hôn nhân gia đình chấm dứt nuôi con nuôi giữa bà Phạm Thị Kim H và bà Võ Ngọc Trường T Tòa xét xử Tòa án nhân dân quận Tân Phú Thành phố Hồ C

Trang 1

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA LUẬT

=====000=====

BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

PHÂN TÍCH BẢN ÁN SỐ: 561/2024/HNGĐ-ST V/V “TRANH CHẤP VỀ HÔN

NHÂN GIA ĐÌNH CHẤM DỨT NUÔI CON NUÔI”

GIẢNG VIÊN: TS LƯƠNG THỊ THU HÀ

NHÓM 10

1 Lê Nguyên Phương - 11225213

2 Trần Đặng Mai Trâm - 11226320

3 Trần Thị Diệp - 11221308

4 Nguyễn Phương Thảo - 11225923

5 Đặng Thị Minh Anh - 11200049

6 Tô Thùy Dương - 11200994

7 Nguyễn Thị Minh Ngọc - 11202869

HÀ NỘI, 10/2024

Trang 2

MỤC LỤC

NỘI DUNG

I Tổng quan về bản án

II Phân tích, đánh giá bản án

1 Xác định hoàn cảnh pháp lý, trình tự tố tụng

2 Xác định yêu cầu, lập luận của các bên

3 Xác định vấn đề pháp lý

4 Phân tích, đánh gia phán quyết của Tòa

5 Những điểm chưa hợp lý và đề xuất giải pháp

III Bài học kinh nghiệm

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

NỘI DUNG

I Tổng quan về bản án

1 Thông tin về bản án

Tên bản án Tranh chấp về hôn nhân gia đình chấm dứt nuôi con nuôi

giữa bà Phạm Thị Kim H và bà Võ Ngọc Trường T

Tòa xét xử Tòa án nhân dân quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày xét xử 12-7-2024

Quan hệ pháp luật Tranh chấp về hôn nhân gia đình chấm dứt việc nuôi con

nuôi

2 Các thành phần tham dự phiên tòa

2.1 Người tiến hành tố tụng

- Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa: Bà Nguyễn Thị Thanh Hương

- Các Hội thẩm nhân dân:

+ Bà Trần Quang Cảnh

+ Bà Võ Thị Kim Hường

- Thư ký phiên tòa: Ông Nguyễn Thành Vinh – Thư ký Tòa án nhân dân quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh

- Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa: Bà Phạm Thị Diệu Hiền – Kiểm sát viên

2.2 Đương sự

- Nguyên đơn: Bà Phạm Thị Kim H, sinh năm 1991; Địa chỉ: Tổ dân phố A, phường N, Thị xã N, Tỉnh Khánh Hòa (có đơn xin vắng mặt)

- Bị đơn: Bà Võ Ngọc Trường T, sinh năm 1991; Địa chỉ: A Cao ốc căn hộ T, số

A T, phường T, quận T, Tp (vắng mặt)

Trang 4

3 Tóm tắt bản án

Bà Phạm Thị Kim H là mẹ ruột của bé Võ Nhã U (Tên trước đây là Phạm Nhã U1) Bà Võ Ngọc Trường T là người nhận bé Nhã U làm con nuôi

Ngày 05/5/2016, Bà H đồng ý cho bà T nhận nuôi bé U

Ngày 05/11/2016, bé U được bà T nhận làm con nuôi theo quyết định số 04

Sau khi có quyết định nhận nuôi, bà T không trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng cháu U

Tháng 7/2018, bà T gửi đơn cho Công an Ninh Hòa, Khánh Hòa nhờ chính quyền

hỗ trợ bắt con lại nhưng không được giải quyết

Tháng 1/2019, bà T lại gửi đơn cho Công an Ninh Hòa, Khánh Hòa nhưng vẫn không được giải quyết

Ngày 14/1/2020, bà H làm đơn yêu cầu tuyên bố chấm dứt việc nuôi con nuôi giữa

bà T và bé U

Ngày 08/5/2020, tại bản tự khai bà T có mong muốn được tiếp tục nhận nuôi bé U Ngày 12/7/2024, xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định:

- Chấp nhận yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi của bà Võ Ngọc Trường T với

bé Võ Nhã U (Phạm Nhã U1)

- Quyền và nghĩa vụ giữa mẹ nuôi là bà T và con nuôi là bé U chấm dứt kể từ ngày bản án có hiệu lực

II Phân tích, bình luận bản án

1 Xác định hoàn cảnh pháp lý, trình tự tố tụng

1.1 Hoàn cảnh pháp lý

- Vụ án: Đây là một vụ án dân sự thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cụ thể là tranh chấp về quan hệ gia đình, liên quan đến quyền nuôi con nuôi (Tranh chấp

về hôn nhân gia đình “chấm dứt nuôi con nuôi”)

- Cơ sở pháp lý:

+ Luật Hôn nhân và Gia đình: Quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, con cái, bao gồm cả cha mẹ nuôi và con nuôi;

+ Luật Nuôi con nuôi: Quy định chi tiết về thủ tục nhận con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi và các quyền, nghĩa vụ liên quan;

+ Bộ luật Tố tụng Dân sự: Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ

án dân sự

- Quan hệ pháp luật:

Trang 5

+ Quan hệ cha mẹ - con cái: Giữa mẹ ruột và con ruột (Bà H với cháu U), giữa mẹ nuôi và con nuôi (Bà T và cháu U/ U1)

+ Quan hệ giữa các đương sự: Quan hệ tranh chấp giữa người mẹ ruột (nguyên đơn, bà Phạm Thị Kim H) và người mẹ nuôi (bị đơn, bà Võ Ngọc Trường T)

- Vấn đề tranh chấp: Vấn đề tranh chấp chính là việc chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi (cháu Võ Nhã U/ Phạm Nhã U1) với người mẹ nuôi là bà Võ Ngọc Trường T

1.2 Trình tự tố tụng

Vụ án được giải quyết theo trình tự tố tụng sơ thẩm như sau:

- Giai đoạn khởi kiện: Bà H gửi đơn khởi kiện vào ngày 14/01/2020

+ Nguyên đơn khởi kiện: Bà Phạm Thị Kim H (mẹ ruột) đã gửi đơn khởi kiện đến Tòa án, yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi giữa bà T và cháu U

+ Nội dung đơn khởi kiện: Trong đơn, bà H đã trình bày rõ ràng các lý do dẫn đến việc yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi, cung cấp các bằng chứng liên quan

- Giai đoạn thụ lý vụ án: Tòa án đã thụ lý vụ án số 1281/2022/HNST ngày 21 tháng 12 năm 2022 về việc "Tranh chấp yêu cầu nhằm chấm dứt việc nuôi con nuôi" và tiến hành các thủ tục tố tụng theo quy định:

+ Thông báo: Thông báo cho các bên tham gia tố tụng về việc thụ lý vụ án + Nghiên cứu hồ sơ: Tòa án đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ án, các tài liệu chứng cứ và lời khai của các bên

- Giai đoạn tiến hành tố tụng (xét xử sơ thẩm):

+ Đưa vụ án ra xét xử: Tòa án ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử Ngày 12 tháng 7 năm 2024 tại trụ sở Tòa án nhân dân quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm công khai vụ án "Tranh chấp yêu cầu nhằm chấm dứt việc nuôi con nuôi"

+ Sự có mặt của đương sự: Tòa án đã triệu tập cả nguyên đơn và bị đơn đến tham gia phiên tòa, tuy nhiên tại phiên tòa thì nguyên đơn (Bà H) có đơn xin xét xử vắng mặt; bị đơn (Bà T) vắng mặt không lý do Tòa án quyết định xét xử vắng mặt

- Giai đoạn ra quyết định: Sau khi xem xét toàn diện vụ án, Tòa án đã ra bản án chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, tức là tuyên bố chấm dứt việc nuôi con nuôi

2 Xác định vấn đề pháp lý

- Vấn đề pháp lý: Chấm dứt việc nuôi con nuôi

- Các câu hỏi pháp lý:

+ Liệu quan hệ con nuôi giữa bà T và cháu U có được chấm dứt hay không?

Trang 6

+ Việc bà T không trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cháu U có đủ căn cứ để xem

là vi phạm nghĩa vụ của người mẹ nuôi hay không?

+ Việc bà H yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi có phù hợp với lợi ích tốt nhất của cháu U hay không?

- Vấn đề pháp lý cốt lõi:

+ Tranh chấp về quyền nuôi con nuôi: Nguyên đơn (mẹ ruột) yêu cầu chấm dứt quyền nuôi con nuôi của bị đơn (mẹ nuôi)

+ Vi phạm nghĩa vụ của mẹ nuôi: Bị đơn đã không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con nuôi như quy định của pháp luật

3 Xác định yêu cầu và lập luận của các bên

3.1 Nguyên đơn: Bà H

3.1.1 Lập luận

- Bà H là mẹ ruột của cháu U, trước đây bà có cho bà T nhận cháu U làm con nuôi để sau này bà T và em chồng bà H kết hôn sẽ đưa U ra nước ngoài định cư

- Trong thời gian nhận nuôi bà T không chăm sóc, nuôi dưỡng hay dành sự quan tâm cho cháu U Từ lúc sinh ra đến nay bà H là người trực tiếp chăm sóc cho U

- Sau khi chia tay với em chồng bà H, bà H nhiều lần liên hệ bà T để làm thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi để cháu U thuận tiện đi học nhưng bà T tránh né,

- Không đồng ý với các thông tin bà T đưa ra trong bản Khai (Bà T từ chối trả các giấy tờ của cháu U do bà đã nhiều lần tìm gặp bé T nhưng không được và vẫn muốn nhận U làm con nuôi và muốn chăm sóc nuôi dưỡng vì có tình cảm với U):

+ Địa chỉ nhà bà H không thay đổi nên không thể không tìm gặp được cháu

+ Bà T mới gặp U có 2 lần nên không thể phát sinh tình cảm với cháu U 3.1.2 Yêu cầu

- Chấm dứt việc nuôi con nuôi của bà T đối với cháu U

3.2 Bị đơn: Bà T

3.2.1 Lập luận

- Bà H đã đồng ý cho bà T nhận nuôi cháu U, bà T nhận nuôi cháu vì yêu thương

và muốn chăm sóc cho cháu như con ruột chứ không nhằm mục đích đưa đi định cư

- Sau khi xong thủ tục, bà H đã xin cho bé ở lại nhà để sắp xếp đồ đạc và dặn dò Trong thời gian đó Bà T đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để đón cháu U về nuôi

- Một thời gian sau bà T và em chồng bà H chia tay nhưng bà vẫn muốn được nhận nuôi cháu U và thường liên hệ với bà H để hỏi thăm và mong muốn được đón cháu về nhưng bà H né tránh Sau một thời gian thì bà T không liên lạc được với bà H và không biết nơi ở của bà H

Trang 7

- 2018 bà đã có yêu cầu lên công an Ninh Hòa để nhờ hỗ trợ bắt con lại nhưng không được giải quyết

- 2019 bà tiếp tục gửi đơn nhưng cũng không được giải quyết

3.2.2 Yêu cầu

- Từ chối yêu cầu nguyên đơn

- Tiếp tục nhận nuôi cháu U , đón cháu U về nuôi

4 Phân tích, bình luận phán quyết của Tòa án

4.1 Văn bản quy phạm pháp luật Tòa án đã áp dụng

Trong tòa án sơ thẩm, các văn bản quy phạm pháp luật mà Tòa án đã áp dụng là:

Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Luật nuôi con nuôi 2010, Luật hôn nhân và gia đình năm

2014 và Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường

vụ Quốc hội

Tuy nhiên, để giải quyết các vấn đề pháp lý đã đặt ra, tòa án đã áp dụng Luật nuôi con nuôi năm 2010, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể:

- Luật nuôi con nuôi năm 2010

Điều 25 Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi

Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1 Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

2 Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

3 Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

4 Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này

Điều 26 Tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi

1 Cha mẹ nuôi

2 Con nuôi đã thành niên

3 Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi

4 Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi

có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật này: a) Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;

b) Hội liên hiệp phụ nữ

Điều 27 Hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi

1 Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật

Trang 8

2 Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó

3 Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này được khôi phục

4 Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha

mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết

5 Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi

- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Điều 69: Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

1 Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội

2 Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình

3 Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự

4 Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội

Điều 78 Quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi

1 Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi

Trong trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của Tòa án thì quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật

2 Quyền, nghĩa vụ của cha đẻ, mẹ đẻ và con đã làm con nuôi của người khác

Trang 9

được thực hiện theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

3 Quyền, nghĩa vụ giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ được khôi phục kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ không còn hoặc không có đủ điều kiện để nuôi con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì Tòa án giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi và chỉ định người giám hộ cho con theo quy định của Bộ luật dân sự

4.2 Phân tích, bình luận phán quyết của Tòa án

- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà H:

- Chấm dứt việc nuôi con nuôi của bà T đối với cháu U

- Quyền và nghĩa vụ giữa mẹ nuôi (bà T) và con nuôi (cháu U) chấm dứt kể từ ngày bản án của Tòa có hiệu lực pháp luật

4.2.1 Về quan hệ tranh chấp và thẩm quyền giải quyết vụ án

Căn cứ vào Đơn khởi kiện ngày 14/01/2020, bà Phạm Thị Kim H yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi giữa bà Võ Ngọc Trường T với cháu Võ Nhã U Tòa án đã thụ

lý quan hệ tranh chấp “Tranh chấp yêu cầu nhằm chấm dứt việc nuôi con nuôi ” Nay Hội đồng xét xử xác định lại quan hệ tranh chấp trên là “Tranh chấp về hôn nhân gia đình chấm dứt việc nuôi con nuôi”

Sau khi Hội đồng xét xử xác định lại quan hệ tranh chấp, quan hệ tranh chấp này thuộc khoản 8 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Điều 28 Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

8 Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Vậy nên, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, quan hệ tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện

Điều 35 Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1 Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều

28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

Trang 10

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Bà T hiện

cư ngụ tại quận Tân Phú nên Tòa án nhân dân quận Tân Phú thụ lý giải quyết là phù hợp với quy định pháp luật

Điều 39 Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1 Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

4.2.2 Về thủ tục xét xử vắng mặt đương sự

Bị đơn – bà Võ Ngọc Trường T đã được Tòa án nhân dân quận Tân Phú tống đạt quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định hoãn phiên tòa theo khoản 1, khoản 2 Điều 177; khoản 2 Điều 220; khoản 3 Điều 233 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, nhưng bà T vẫn vắng mặt không lý do Căn cứ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 227; khoản 3 Điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 Tòa án nhân dân quận Tân Phú vẫn tiến hành xét xử vắng mặt bà T

Điều 227 Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

2 Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

Điều 228 Xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa

Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:

3 Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này.

Có thể thấy rằng, Tòa án đã tiến hành triệu tập lần 1, nhưng bà T đã vắng mặt trong lần triệu tập này Đến phiên tòa ngày 12/7/2024, Tòa án tiến hành triệu tập lần 2,

Ngày đăng: 09/11/2024, 10:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w