Kinh Doanh - Tiếp Thị - Kỹ thuật - Kỹ thuật 1 TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ———————— Bản án số: 232019LĐ-PT Ngày: 08112019 Vv: Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và bồi thường thiệt hại CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————————— NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Với thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có: Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông Phan Quyết Thắng Các Thẩm phán: Ông Nguyễn Vũ Đông Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền Thư ký ghi biên bản phiên tòa: Ông Lưu Việt Thắng Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa: Ông Phạm Tuấn An - Kiểm sát viên Ngày 08112019, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 162019TLPT-LĐ ngày 2672019 về “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và bồi thường thiệt hại”. Do bản án lao động sơ thẩm số 022019LĐ-ST ngày 3152019 của Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, Hà Nội bị kháng cáo. Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 2102019QĐXX-PT ngày 0692019, Quyết định hoãn phiên tòa số 1052019QĐ-PT ngày 2092019, Quyết định tạm ngừng phiên tòa số 1112019QĐPT-LĐ ngày 07102019, Thông báo mở lại phiên tòa số 189TB-TA ngày 21102019 và Quyết định hoãn phiên tòa số 2052019QĐ-PT ngày 7112019, giữa các đương sự: Nguyên đơn: Công ty TNHH MTV PPAS. Địa chỉ: 17-17A-19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Đại diện cho pháp luật: Ông Vũ Đức Phương - Giám đốc. Đại diện theo ủy quyền: Ông Đặng Xuân Định- sinh năm 1975. Địa chỉ: P207 A13, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bị đơn: Bà NDM - sinh năm 1979. HKTT: Số 35B, tổ 22B, ngõ Hòa Bình 7, phố Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. 2 Hiện ở: Căn 15, tầng 16, T10, khu đô thị Times City, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. NỘI DUNG VỤ ÁN Tại Đơn khởi kiện các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn là Công ty TNHH MTV PPAS trình bày: Ngày 0182017, Công ty TNHH MTV PPAS (sau đây gọi tắt là “Công ty”) và bà NDM ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề số 302- 2017ĐTNPH với nội dung tại Điều 1: - Tiến hành việc chuyển giao công nghệ là bí quyết, kỹ thuật thẩm mỹ cao cấp về quy trình điều trị thẩm mỹ da bằng thiết bị Laser và ánh sáng của công ty cho người nhận chuyển giao. Việc chuyển giao công nghệ này có thể được thực hiện thông qua các hình thức như cung cấp tài liệu, văn bản, các khoá học,... hoặc bằng bất cứ hình thức nào khác do Công ty quyết định tùy từng thời điểm. - Thực hiện việc đào tạo người nhận chuyển giao có thể sử dụng được các bí quyết, kỹ thuật này. Tại khoản 1 Điều 4 Hợp đồng này nêu, người nhận chuyển giao cam kết: Sẽ làm việc cho công ty tối thiểu trong thời hạn từ ngày 0182017 đến ngày 3172018. Tại khoản 1 Điều 5 Hợp đồng này nêu, trong trường hợp người nhận chuyển giao đơn phương nghỉ trước thời hạn trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng hoặc bị Công ty sa thải do vi phạm kỷ luật theo quy định của Bộ luật lao động hoặc thỏa thuận bảo mật thông tin hoặc vi phạm bất kỳ cam kết nào quy định tại Điều 4 của hợp đồng thì người nhận chuyển giao sẽ phải thanh toán giá chuyển nhượng là khoảng 200.000.000 đồng trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có thông báo hoặc có hành vi về việc đơn phương nghỉ trước thời hạn trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng lao động hoặc có quyết định sa thải hoặc hoặc thông báo vi phạm của Công ty. Căn cứ vào Hợp đồng trên và nhu cầu của hai bên, ngày 01102017 Công ty và bà NDM đã ký Hợp đồng lao động số 316-2017HĐLĐ có thời hạn 01 năm từ ngày 01102017 đến ngày 3092018 với công việc Phó chi nhánh tại Hà Nội. Theo khoản 1 Điều 12 Hợp đồng lao động này thì trong trường hợp người lao động được cử đi tham gia các khóa đào tạo từ nguồn kinh phí của Công ty thì người lao động phải ký cam kết về thời gian làm việc tại Công ty theo chính sách chung của Công ty vào thời điểm đó. Trong trường hợp này, người lao động không được đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trong thời gian đã cam kết. Ngày 01112017, bà NDM đã tự ý nghỉ, cho đến nay không đến Công ty làm việc. Công ty đã nhiều lần liên hệ với bà NDM yêu cầu bà đến Công ty làm việc nhưng không nhận được bất cứ ý kiến nào của bà NDM. 3 Ngày 06112017, Công ty đã gửi thông báo lần 1: Nhắc nhở ý thức kỷ luật và tuân thủ giờ làm việc của người lao động và yêu cầu bà NDM gửi hồ sơ khám chữa bệnh của cơ sở y tế để làm cơ sở duyệt nghỉ phép cho bà chậm nhất là 13 giờ ngày 07112017 nhưng bà NDM không có ý kiến trả lời. Ngày 20112017, đại diện Công đoàn của Công ty với sự hỗ trợ của Ban điều hành tổ dân phố 22B phường Minh Khai và Cảnh sát khu vực đã đến nơi ở của bà NDM để thăm hỏi việc bà NDM bị ốm đau, gặp gỡ gia đình và đề nghị gia đình chuyển thư nhắc nhở yêu cầu bà NDM nộp giấy tờ xin nghỉ ốm để Công ty giải quyết thủ tục nghỉ ốm theo quy định nhưng bà NDM không phản hồi. Với lý do nêu trên, căn cứ điểm g khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 37, Điều 41, Điều 62 Bộ luật lao động 2012; khoản 2 Điều 61 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 và các cam kết trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề, Công ty đề nghị Tòa án buộc bà NDM phải bồi hoàn cho công ty các chi phí liên quan đến việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, cụ thể: - Chi phí theo Hợp đồng chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề số 302- 2017ĐTNPH ký ngày 0181017 là 200.000.000 đồng. - Thu nhập của Công ty bị thiệt hại trong thời gian bà NDM nghỉ việc từ ngày 01112017 đến ngày 30112017 (thời gian 30 ngày báo trước theo quy định của Bộ luật lao động) do không có lao động thay thế tại vị trí công tác của bà NDM với mức thu nhập bình quân là 5.000.000 đồngngày. Tổng thiệt hại là 30 ngày x 5.000.000 đồngngày = 150.000.000 đồng. - Bồi thường theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 43 Bộ luật lao động: + Nửa tháng lương làm việc tính theo tháng lương làm việc cuối cùng là 14.560.000 đồng. + Tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước 29.120.000 đồng 26 x 30 = 33.600.000 đồng. Tổng số tiền yêu cầu là 389.160.000₫. Đồng thời, Công ty còn cho rằng tháng 102017 bà NDM đi làm không đầy đủ, cụ thể: Ngày 4, 6, 10102017, bà NDM không đảm bảo thời gian sắp xếp của Công ty, vi phạm thời gian làm việc theo hợp đồng giao kết, nghỉ việc liên tục từ ngày 14102017 được thể hiện theo phần mềm chấm công của công ty. Bà NDM xin nghỉ việc chỉ xin phép đến Phòng nhân sự của công ty là không đúng trình tự và thẩm quyền. Do đó Công ty không thanh toán tiền lương tháng 10 cho bà NDM. Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn rút một phần yêu cầu khởi kiện về yêu cầu bồi thường thiệt hại 150.000.000 đồng thu nhập của Công ty trong thời gian bà NDM nghỉ việc từ ngày 01112017 cho đến ngày 30112017 (thời gian 30 ngày báo trước theo quy định của Luật lao động) do 4 không có lao động thay thế tại vị trí công tác của bà NDM, đồng thời sửa một phần yêu cầu khởi kiện, cụ thể: - Bồi thường theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 43 Bộ luật lao động: + Nửa tháng lương làm việc tính theo tháng lương làm việc cuối cùng với mức 10.000.000 đồngtháng là 5.000.000 đồng. + Tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước là: 10.000.000 đồng 22 ngày x 3 ngày = 1.363.000 đồng. Tổng số tiền yêu cầu bồi thường là 200.000.000 đồng + 5.000.000 đồng + 1.363.600 đồng = 206.363.000 đồng. Tiền lương tháng 102017 Công ty phải trả theo phiếu lương cho bà NDM là 29.120.000 đồng được đối trừ vào yêu cầu bồi thường. Do đó số tiền còn lại bà NDM phải bồi thường là 177.243.600 đồng. Bị đơn là bà NDM trình bày: Bà NDM làm việc cho Công ty TNHH MTV PPAS theo Hợp đồng lao động ngày 04102016 (thời hạn 01 năm), hết hạn ngày 3092017. Ngày 1592017, bà NDM đã gửi email cho Giám đốc nhân sự và Giám đóc điều hành để thông báo thời gian kết thúc Hợp đồng là 3092017. Đại diện Công ty đã liên hệ và họp riêng với bà NDM về việc xem xét gia hạn hợp đồng và xem xét lại mức lương. Ngày 2392017, Giám đốc nhân sự Công ty gửi email thông báo cho bà NDM về mức lương bà NDM yêu cầu nếu ký tiếp hợp đồng đã được duyệt và sẽ được áp dụng vào hợp đồng mới từ ngày 01102017. Ngày 17102017, Công ty đã gửi 04 bản dự thảo hợp đồng gồm: Hợp đồng lao động 316, Phụ lục hợp đồng số 316, Hợp đồng chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề số 316 và Hợp đồng bảo mật thông tin số 316. Tuy nhiên bà NDM chỉ đồng ý ký vào Hợp đồng lao động và đã gửi cho Công ty vào ngày 23102017. Sau đó bà NDM và đại diện Công ty có thảo luận trực tiếp về nội dung các hợp đồng mà bà không đồng ý nhưng Công ty vẫn không có trả lời chính thức. Do không thống nhất được hợp đồng lao động, ngày 02112017, đến kỳ thanh toán lương tháng 102017, Công ty đã không thanh toán lương cho bà NDM. Ngày 01112017, bà NDM xin nghỉ ốm 05 ngày, có xin phép qua email gửi ban lãnh đạo Công ty và đã được đại diện Công ty chấp thuận bằng email. Trong thời gian nghỉ, bà NDM vẫn tiếp tục công việc như tập hợp báo cáo gửi đến các đầu mối liền hệ, điều khiển việc bán hàng của chi nhánh. Từ ngày 011117 đến ngày 05112017, bà vẫn gửi email đến công ty để hỏi về lương tháng 10 nhưng không được trả lời. Ngày 06112017, bà NDM gửi email cho Giám đốc nhân sự hai miền về việc xin nghỉ thêm 01 ngày và đề nghị thanh toán lương tháng 10. Ngày 06112017, Công ty cắt tài khoản email tại Công ty của bà NDM. 5 Ngày 07112017, Giám đốc nhân sự trả lời sẽ sắp xếp đơn vị chuyển phát nhanh đến tận nhà bà NDM để nhận giấy nghỉ ốm, còn đối với vấn đề khác Công ty sẽ trao đổi trực tiếp tại văn phòng. Sau đó bà NDM gọi điện lại và được Công ty yêu cầu có mặt tại Công ty lúc 13 giờ 30 phút ngày 07112017. Hồi 16 giờ 15 phút ngày 07112017, bà NDM nhận được email của đại diện Công ty mời họp trao đổi những hợp đồng chưa thoả thuận được và lương, tuy nhiên thời gian nhận thư đã quá thời gian họp nên bà NDM không đến. Sau đó Công ty không có phản hồi gì, không có đơn vị chuyển phát nhanh nào đến lấy giấy nghỉ ốm của bà NDM. Vì vậy từ ngày 07112017 bà NDM đã không đến Công ty làm việc nữa. Bà NDM khẳng định không nhận được thư nhắc nhở ngày 06112017 của Công ty và UBND phường Minh Khai cũng không mời bà NDM lên để hòa giải như Công ty trình bày. Trong quá trình giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm, bà NDM cho rằng không nhớ chữ ký trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề số 302 ngày 0182017 mà Công ty cung cấp có phải là chữ ký của mình hay không nhưng không yêu cầu giám định chữ ký. Tại phiên tòa sơ thẩm, bà NDM thừa nhận chữ ký trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề số 302 ngày 0182017 là chữ ký của mình. Tuy nhiên căn cứ của Hợp đồng chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề số 302 dựa trên Hợp đồng lao động số 302 là không đúng bởi bà NDM không ký Hợp đồng lao động số 302. Do đó bà NDM khẳng định mình không bị ràng buộc nghĩa vụ trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ số 302. Về nội dung, bà NDM là quản lý kinh doanh, không phải là bác sĩ nên không nhận chuyển giao công nghệ gì mà chỉ ...
Trang 1TÒA ÁN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
————————
Bản án số: 23/2019/LĐ-PT
Ngày: 08/11/2019
V/v: Tranh chấp đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động
và bồi thường thiệt hại
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Với thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có:
Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông Phan Quyết Thắng
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền Thư ký ghi biên bản phiên tòa: Ông Lưu Việt Thắng
Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa:
Ông Phạm Tuấn An - Kiểm sát viên
Ngày 08/11/2019, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 16/2019/TLPT-LĐ ngày 26/7/2019 về
“Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và bồi thường thiệt hại”
Do bản án lao động sơ thẩm số 02/2019/LĐ-ST ngày 31/5/2019 của Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, Hà Nội bị kháng cáo
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 210/2019/QĐXX-PT ngày 06/9/2019, Quyết định hoãn phiên tòa số 105/2019/QĐ-PT ngày 20/9/2019, Quyết định tạm ngừng phiên tòa số 111/2019/QĐPT-LĐ ngày 07/10/2019, Thông báo
mở lại phiên tòa số 189/TB-TA ngày 21/10/2019 và Quyết định hoãn phiên tòa số 205/2019/QĐ-PT ngày 7/11/2019, giữa các đương sự:
* Nguyên đơn: Công ty TNHH MTV PPAS
Địa chỉ: 17-17A-19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Đại diện cho pháp luật: Ông Vũ Đức Phương - Giám đốc
Đại diện theo ủy quyền: Ông Đặng Xuân Định- sinh năm 1975 Địa chỉ: P207 A13, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
* Bị đơn: Bà NDM - sinh năm 1979
HKTT: Số 35B, tổ 22B, ngõ Hòa Bình 7, phố Minh Khai, phường Minh Khai,
Trang 2Hiện ở: Căn 15, tầng 16, T10, khu đô thị Times City, phường Vĩnh Tuy, quận
Hai Bà Trưng, Hà Nội
NỘI DUNG VỤ ÁN
Tại Đơn khởi kiện các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án, nguyên đơn
là Công ty TNHH MTV PPAS trình bày:
Ngày 01/8/2017, Công ty TNHH MTV PPAS (sau đây gọi tắt là “Công ty”)
và bà NDM ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề số 302-2017/ĐTN/PH với nội dung tại Điều 1:
- Tiến hành việc chuyển giao công nghệ là bí quyết, kỹ thuật thẩm mỹ cao cấp
về quy trình điều trị thẩm mỹ da bằng thiết bị Laser và ánh sáng của công ty cho người nhận chuyển giao Việc chuyển giao công nghệ này có thể được thực hiện thông qua các hình thức như cung cấp tài liệu, văn bản, các khoá học, hoặc bằng bất cứ hình thức nào khác do Công ty quyết định tùy từng thời điểm
- Thực hiện việc đào tạo người nhận chuyển giao có thể sử dụng được các bí quyết, kỹ thuật này
Tại khoản 1 Điều 4 Hợp đồng này nêu, người nhận chuyển giao cam kết: Sẽ làm việc cho công ty tối thiểu trong thời hạn từ ngày 01/8/2017 đến ngày 31/7/2018 Tại khoản 1 Điều 5 Hợp đồng này nêu, trong trường hợp người nhận chuyển giao đơn phương nghỉ trước thời hạn trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng hoặc bị Công ty sa thải do vi phạm kỷ luật theo quy định của Bộ luật lao động hoặc thỏa thuận bảo mật thông tin hoặc vi phạm bất kỳ cam kết nào quy định tại Điều 4 của hợp đồng thì người nhận chuyển giao sẽ phải thanh toán giá chuyển nhượng là khoảng 200.000.000 đồng trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có thông báo hoặc có hành vi về việc đơn phương nghỉ trước thời hạn trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng lao động hoặc có quyết định sa thải hoặc hoặc thông báo vi phạm của Công ty
Căn cứ vào Hợp đồng trên và nhu cầu của hai bên, ngày 01/10/2017 Công ty
và bà NDM đã ký Hợp đồng lao động số 316-2017/HĐLĐ có thời hạn 01 năm từ ngày 01/10/2017 đến ngày 30/9/2018 với công việc Phó chi nhánh tại Hà Nội Theo khoản 1 Điều 12 Hợp đồng lao động này thì trong trường hợp người lao động được
cử đi tham gia các khóa đào tạo từ nguồn kinh phí của Công ty thì người lao động phải ký cam kết về thời gian làm việc tại Công ty theo chính sách chung của Công
ty vào thời điểm đó Trong trường hợp này, người lao động không được đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trong thời gian đã cam kết
Ngày 01/11/2017, bà NDM đã tự ý nghỉ, cho đến nay không đến Công ty làm việc Công ty đã nhiều lần liên hệ với bà NDM yêu cầu bà đến Công ty làm việc nhưng không nhận được bất cứ ý kiến nào của bà NDM
Trang 3Ngày 06/11/2017, Công ty đã gửi thông báo lần 1: Nhắc nhở ý thức kỷ luật và tuân thủ giờ làm việc của người lao động và yêu cầu bà NDM gửi hồ sơ khám chữa bệnh của cơ sở y tế để làm cơ sở duyệt nghỉ phép cho bà chậm nhất là 13 giờ ngày 07/11/2017 nhưng bà NDM không có ý kiến trả lời
Ngày 20/11/2017, đại diện Công đoàn của Công ty với sự hỗ trợ của Ban điều hành tổ dân phố 22B phường Minh Khai và Cảnh sát khu vực đã đến nơi ở của bà NDM để thăm hỏi việc bà NDM bị ốm đau, gặp gỡ gia đình và đề nghị gia đình chuyển thư nhắc nhở yêu cầu bà NDM nộp giấy tờ xin nghỉ ốm để Công ty giải quyết thủ tục nghỉ ốm theo quy định nhưng bà NDM không phản hồi
Với lý do nêu trên, căn cứ điểm g khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 37, Điều 41, Điều 62 Bộ luật lao động 2012; khoản 2 Điều 61 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014
và các cam kết trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề, Công ty
đề nghị Tòa án buộc bà NDM phải bồi hoàn cho công ty các chi phí liên quan đến việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, cụ thể:
- Chi phí theo Hợp đồng chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề số 302-2017/ĐTN/PH ký ngày 01/8/1017 là 200.000.000 đồng
- Thu nhập của Công ty bị thiệt hại trong thời gian bà NDM nghỉ việc từ ngày 01/11/2017 đến ngày 30/11/2017 (thời gian 30 ngày báo trước theo quy định của
Bộ luật lao động) do không có lao động thay thế tại vị trí công tác của bà NDM với mức thu nhập bình quân là 5.000.000 đồng/ngày Tổng thiệt hại là 30 ngày x 5.000.000 đồng/ngày = 150.000.000 đồng
- Bồi thường theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 43 Bộ luật lao động: + Nửa tháng lương làm việc tính theo tháng lương làm việc cuối cùng là 14.560.000 đồng
+ Tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước 29.120.000 đồng / 26 x 30 = 33.600.000 đồng
Tổng số tiền yêu cầu là 389.160.000₫
Đồng thời, Công ty còn cho rằng tháng 10/2017 bà NDM đi làm không đầy
đủ, cụ thể: Ngày 4, 6, 10/10/2017, bà NDM không đảm bảo thời gian sắp xếp của Công ty, vi phạm thời gian làm việc theo hợp đồng giao kết, nghỉ việc liên tục từ ngày 14/10/2017 được thể hiện theo phần mềm chấm công của công ty Bà NDM xin nghỉ việc chỉ xin phép đến Phòng nhân sự của công ty là không đúng trình tự
và thẩm quyền Do đó Công ty không thanh toán tiền lương tháng 10 cho bà NDM Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn rút một phần yêu cầu khởi kiện về yêu cầu bồi thường thiệt hại 150.000.000 đồng thu nhập của Công ty trong thời gian bà NDM nghỉ việc từ ngày 01/11/2017 cho đến ngày 30/11/2017 (thời gian 30 ngày báo trước theo quy định của Luật lao động) do
Trang 4không có lao động thay thế tại vị trí công tác của bà NDM, đồng thời sửa một phần yêu cầu khởi kiện, cụ thể:
- Bồi thường theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 43 Bộ luật lao động: + Nửa tháng lương làm việc tính theo tháng lương làm việc cuối cùng với mức 10.000.000 đồng/tháng là 5.000.000 đồng
+ Tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước là: 10.000.000 đồng / 22 ngày x 3 ngày = 1.363.000 đồng
Tổng số tiền yêu cầu bồi thường là 200.000.000 đồng + 5.000.000 đồng + 1.363.600 đồng = 206.363.000 đồng
Tiền lương tháng 10/2017 Công ty phải trả theo phiếu lương cho bà NDM là 29.120.000 đồng được đối trừ vào yêu cầu bồi thường Do đó số tiền còn lại bà NDM phải bồi thường là 177.243.600 đồng
* Bị đơn là bà NDM trình bày:
Bà NDM làm việc cho Công ty TNHH MTV PPAS theo Hợp đồng lao động ngày 04/10/2016 (thời hạn 01 năm), hết hạn ngày 30/9/2017
Ngày 15/9/2017, bà NDM đã gửi email cho Giám đốc nhân sự và Giám đóc điều hành để thông báo thời gian kết thúc Hợp đồng là 30/9/2017 Đại diện Công
ty đã liên hệ và họp riêng với bà NDM về việc xem xét gia hạn hợp đồng và xem xét lại mức lương Ngày 23/9/2017, Giám đốc nhân sự Công ty gửi email thông báo cho bà NDM về mức lương bà NDM yêu cầu nếu ký tiếp hợp đồng đã được duyệt và sẽ được áp dụng vào hợp đồng mới từ ngày 01/10/2017
Ngày 17/10/2017, Công ty đã gửi 04 bản dự thảo hợp đồng gồm: Hợp đồng lao động 316, Phụ lục hợp đồng số 316, Hợp đồng chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề số 316 và Hợp đồng bảo mật thông tin số 316 Tuy nhiên bà NDM chỉ đồng ý ký vào Hợp đồng lao động và đã gửi cho Công ty vào ngày 23/10/2017 Sau đó bà NDM và đại diện Công ty có thảo luận trực tiếp về nội dung các hợp đồng mà bà không đồng ý nhưng Công ty vẫn không có trả lời chính thức Do không thống nhất được hợp đồng lao động, ngày 02/11/2017, đến kỳ thanh toán lương tháng 10/2017, Công ty đã không thanh toán lương cho bà NDM
Ngày 01/11/2017, bà NDM xin nghỉ ốm 05 ngày, có xin phép qua email gửi ban lãnh đạo Công ty và đã được đại diện Công ty chấp thuận bằng email Trong thời gian nghỉ, bà NDM vẫn tiếp tục công việc như tập hợp báo cáo gửi đến các đầu mối liền hệ, điều khiển việc bán hàng của chi nhánh
Từ ngày 01/11/17 đến ngày 05/11/2017, bà vẫn gửi email đến công ty để hỏi
về lương tháng 10 nhưng không được trả lời Ngày 06/11/2017, bà NDM gửi email cho Giám đốc nhân sự hai miền về việc xin nghỉ thêm 01 ngày và đề nghị thanh toán lương tháng 10
Ngày 06/11/2017, Công ty cắt tài khoản email tại Công ty của bà NDM
Trang 5Ngày 07/11/2017, Giám đốc nhân sự trả lời sẽ sắp xếp đơn vị chuyển phát nhanh đến tận nhà bà NDM để nhận giấy nghỉ ốm, còn đối với vấn đề khác Công
ty sẽ trao đổi trực tiếp tại văn phòng Sau đó bà NDM gọi điện lại và được Công
ty yêu cầu có mặt tại Công ty lúc 13 giờ 30 phút ngày 07/11/2017 Hồi 16 giờ 15 phút ngày 07/11/2017, bà NDM nhận được email của đại diện Công ty mời họp trao đổi những hợp đồng chưa thoả thuận được và lương, tuy nhiên thời gian nhận thư đã quá thời gian họp nên bà NDM không đến Sau đó Công ty không có phản hồi gì, không có đơn vị chuyển phát nhanh nào đến lấy giấy nghỉ ốm của bà NDM
Vì vậy từ ngày 07/11/2017 bà NDM đã không đến Công ty làm việc nữa
Bà NDM khẳng định không nhận được thư nhắc nhở ngày 06/11/2017 của Công ty và UBND phường Minh Khai cũng không mời bà NDM lên để hòa giải như Công ty trình bày
Trong quá trình giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm, bà NDM cho rằng không nhớ chữ ký trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề số 302 ngày 01/8/2017 mà Công ty cung cấp có phải là chữ ký của mình hay không nhưng không yêu cầu giám định chữ ký Tại phiên tòa sơ thẩm, bà NDM thừa nhận chữ
ký trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề số 302 ngày 01/8/2017
là chữ ký của mình Tuy nhiên căn cứ của Hợp đồng chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề số 302 dựa trên Hợp đồng lao động số 302 là không đúng bởi bà NDM không ký Hợp đồng lao động số 302 Do đó bà NDM khẳng định mình không
bị ràng buộc nghĩa vụ trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ số 302 Về nội dung,
bà NDM là quản lý kinh doanh, không phải là bác sĩ nên không nhận chuyển giao công nghệ gì mà chỉ được đào tạo
Bà NDM không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty
Tại Bản án số 02/2019/LĐ-ST ngày 31/5/2019 của Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã xử và quyết định:
1 Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH MTV PPAS đối với bà
NDM vể việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và bồi thường
thiệt hại do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
2 Xác định bà NDM đơn phương chấm dứt hợp đồng số 316-2017/HĐLĐ/PH ngày 01/10/2017 với Công ty TNHH MTV PPAS là trái pháp luật
3 Buộc bà Nguyễn Diệu Linh phải bổi thường thiệt hại cho Công ty TNHH
MTV PPAS do đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật số tiền 206.363.635 đồng, cụ thể:
- Chi phí chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề: 200.000.000 đồng
- Nửa tháng tiền lương: 5.000.000 đồng/tháng
- Khoản tiền tương ứng với tiền lương của bà NDM trong 03 ngày không báo
Trang 64 Ghi nhận sự tự nguyện của Công ty TNHH MTV PPAS thanh toán cho bà
NDM tiền lương tháng 10/2019: 29.120.000 đồng
Ngoài ra, Bản án sơ thẩm còn tuyên về án phí và quyền kháng cáo cho các đương sự
Ngày 14/6/2019, bà NDM kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm
Tại phiên tòa phúc thẩm:
Công ty TNHH MTV PPAS không rút đơn khởi kiện, bà NDM không rút kháng cáo, các đương sự không thoả thuận được với nhau việc giải quyết vụ án và không xuất trình thêm tài liệu chứng cứ nào mới
Bà NDM trình bày:
Bà thừa nhận có ký Hợp đồng lao động số 316-2017/HĐLĐ/PH ngày 01/10/2017 và Hợp đồng chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề số 302-2017/ĐTN/PH ngày 01/8/2017 Lý do kháng cáo của bà NDM gồm:
- Vào thời điểm bà NDM ký toàn bộ Hợp đồng chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề số 302-2017/ĐTN/PH ngày 01/8/2017, Phòng nhân sự Công ty yêu cầu
bà gửi trả toàn bộ bộ Hợp đồng số 302 vì Công ty chưa đánh giá hết hạn 01 năm làm việc của bà NDM và chưa xác định có ký hợp đồng tiếp với bà NDM hay không Bà NDM đã trót ký vào Hợp đồng chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề
số 302-2017/ĐTN/PH ngày 01/8/2017 nhưng được trả lời là cứ trả vì Hợp đồng này không có giá trị pháp lý nếu không ký Hợp đồng lao động
- Theo Hợp đồng chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề số 302-2017/ĐTN/PH ngày 01/8/2017 thì người đại diện theo pháp luật của công ty là bà
Võ Mỵ Bích Thục có văn bản ủy quyền cho bà Nguyễn Ngọc Hồng Hoa – Giám đốc vận hành để ký hợp đồng Tuy nhiên vào thời điểm ký hợp đồng này thì bà Võ
Mỵ Bích Thục không còn là người đại diện theo pháp luật của Công ty nữa Theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 3 ngày 19/7/2017 thì đại diện theo pháp luật của Công ty là ông Vũ Đức Phương Mặt khác địa chỉ của Công
ty trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề số 302 không giống địa chỉ công ty trong Hợp đồng lao động số 316 Do đó bà NDM khẳng định không bị rằng buộc bởi Hợp đồng chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề số 302-2017/ĐTN/PH ngày 01/8/2017
- Bà NDM cho rằng Hợp đồng lao động số 302-2017/HĐLĐ/PH ngày 01/8/2017 do Công ty xuất trình đã bị giả mạo chữ ký của bà bởi bà không ký Hợp đồng lao động này mà đã trả lại theo yêu cầu của Phòng nhân sự Bà NDM đề nghị cấp phúc thẩm giám định chữ ký tại Hợp đồng lao động này
- Do Công ty không thanh toán tiền lương tháng 10/2017, đầu tháng 11/2017
bà NDM đã gửi email cho Công ty xin nghỉ phép và đề nghị thanh toán lương nhưng vẫn không được giải quyết nên bà NDM đã không đến Công ty làm nữa
Trang 7Đây là lỗi của công ty nên bà không có trách nhiệm phải bồi thường cho công ty Tòa án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của công ty buộc bà NDM phải bồi thường thiệt hại là không đúng
Đại diện theo ủy quyền của Công ty trình bày:
Tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 3 ngày 19/7/2017 thì đại diện theo pháp luật của Công ty là ông Vũ Đức Phương Tuy nhiên do lỗi soạn thảo văn bản, Công ty vẫn lấy file hợp đồng cũ nên phần đầu của Hợp đồng chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề số 302-2017/ĐTN/PH ngày 01/8/2017 vẫn
để người đại diện của công ty là bà Nguyễn Ngọc Hồng Hoa – Giám đốc vận hành (theo ủy quyền của bà Võ Mỵ Bích Thục) ký hợp đồng, đồng thời phần địa chỉ Công ty vẫn đề địa chỉ cũ Tuy nhiên phần cuối của Hợp đồng vẫn do ông Vũ Đức Phương ký là phù hợp với giấy Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 3 ngày 19/7/2017 do đó Hợp đồng này có giá trị pháp lý Mặt khác sau khi
ký hợp đồng này, Công ty đã tổ chức đào tạo chuyển giao công nghệ cho một số người của Công ty trong đó có bà NDM vào các ngày 15 và 16/8/2017, 8 và 9/9/2017 có chữ ký xác nhận của bà NDM Bà NDM đã vi phạm các cam kết trong hợp đồng chuyển giao nên phải chịu trách nhiệm bồi thường cho công ty theo như cam kết trong hợp đồng
Tại Hợp đồng lao động số 316-2017/HĐLĐ/PH được bà NDM và Công ty ký ngày 01/10/2017 thì cả hình thức và nội dung đều phù hợp quy định của pháp luật,
có giá trị pháp lý ràng buộc kể từ khi ký Bà NDM lấy lý do Công ty không thanh toán tiền lương tháng 10/2017, đầu tháng 11/2017 đã nhắn tin cho Công tyxin nghỉ phép nhưng vẫn không được giải quyết nên không đến Công ty làm việc là đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật và vi phạm thời gian báo trước Bản án sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty là đúng, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm giữ nguyên Bản án sơ thẩm
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội phát biểu:
Về tố tụng: Các đương sự chấp hành đúng các quy định theo Bộ luật tố tụng dân sự Xét đơn kháng cáo của bà NDM nằm trong thời hạn nên được đưa ra xét
xử theo trình tự phúc thẩm
Về nội dung:
- Bà NDM đã báo cho những người có thẩm quyền của Công ty về việc nghỉ phép, nhưng không nộp giấy tờ xin nghỉ cho Công ty Từ ngày 07/11/2017 bà NDM chính thức nghỉ việc tại Công ty với lý do Công ty không trả lương nhưng không thông báo cho Công ty là đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo điểm a khoản 2 Điều 37 Bộ luật lao động
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề số 302-2017/ĐTN/PH
Trang 8bà NDM cũng đã ký nên có hiệu lực thi hành với các bên.Hợp đồng này không bắt buộc người nhận chuyển giao là người lao động của Công ty nên không phụ thuộc vào Hợp đồng lao động giữa các bên Việc ngày 07/11/2019 bà NDM đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động số 316 là vi phạm thỏa thuận tại Điều 5 Hợp đồng chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề số 302-2017/ĐTN/PH ngày 01/8/2017
Do đó yêu cầu khởi kiện của Công ty là đúng quy định tại Bộ luật lao động Kháng cáo của của bà NDM không có cơ sở chấp nhận Đề nghị hội đồng xét xử giữ nguyên bản án sơ thẩm
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, được thẩm tra tại phiên toà và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
Về hình thức: Đơn kháng cáo của bà NDM nằm trong thời hạn luật định nên được chấp nhận xét xử theo trình tự phúc thẩm
Về nội dung:
Xét Hợp đồng lao động số 316-2017/HĐLĐ/PH ngày 01/10/2017 được bà NDM và Công ty thừa nhận đã ký Hợp đồng này có hình thức và nội dung phù hợp quy định của pháp luật, do đó ràng buộc cả hai bên kể từ thời điểm ký, trong
đó có nội dung xác đinh thời hạn 01 năm, từ ngày 01/10/2017 đến hết ngày 30/9/2018
Bà NDM cho rằng Công ty không thanh toán tiền lương tháng 10/2017, đến đầu đầu tháng 11/2017 mặc dù bà đã nhắn tin cho Công ty nhưng vẫn không được giải quyết nên từ ngày 07/11/2019 bà đã không đến Công ty làm nữa Mặc dù việc Công ty không trả lương đúng thời hạn đã thỏa thuận có thể là lý do để người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo điểm b khoản 1 Điều 37 Bộ luật lao động, tuy nhiên có căn cứ xác định bà NDM đã vi phạm thời hạn báo trước
ít nhất 03 ngày làm việc tại điểm a khoản 2 Điều 37 Bộ luật lao động Bản án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của công ty buộc bà NDM phải bồi thường là phù hợp với quy định tại Điều 41, 43 Bộ luật lao động Do đó không có căn cứ chấp nhận lý do kháng cáonày của bà NDM
Các đương sự đều thừa nhận bà NDM và Công ty có ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề số 302-2017/ĐTN/PHngày 01/8/2017 Về hình thức, hợp đồng này có 02 lỗi:
- Phần ghi đại diện của Công ty ký hợp đồng là bà Nguyễn Ngọc Hồng Hoa – Giám đốc vận hành (theo văn bản ủy quyền củabà Võ Mỵ Bích Thục là người đại diện theo pháp luật của Công ty), trong khi ở phần cuối Hợp đồng lại do ông Vũ Đức Phương ký
- Địa chỉ Công ty không đúng như trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 3 ngày 19/7/2017
Trang 9Xét thấy việc ông Vũ Đức Phương là đại diện theo pháp luật của Công ty ký
và đóng dấu của công ty là phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần thứ 3 ngày 19/7/2017 Đây là lỗi soạn thảo văn bản như Công ty trình bày là có căn cứ
Về nội dung: Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ thể hiện sau khi ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề số 302-2017/ĐTN/PH ngày 01/8/2017 Công ty đã tổ chức các buổi đào tạo vào các ngày 15/8/2017, 16/8/2017, 08/9/2017, 09/9/2017 cho các nhân viên trong đó có bà NDM Các bản Danh sách nhân viên được đào tạo đều có chữ ký xác nhận của bà NDM Có cơ sở xác định Công ty đã tiến hành việc đào tạo và chuyển giao công nghệ là phù hợp với nội dung của Hợp đồng đã được hai bên cam kết và thực hiện nên có giá trị pháp lý Việc Bà NDM cho rằng không ký Hợp đồng lao động số 302-2017/HĐLĐ/PH ngày 01/8/2017 và chữ ký ở phần tên của bà tại Hợp đồng này là giả mạo Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, bà NDM đề nghị Tòa án trưng cầu giám định chữ ký Tòa
án đã ra thông báo yêu cầu bà NDM nộp tiền tạm ứng chi phí giám định và tống đạt hợp lệ nhưng hết thời hạn bà NDM không nộp nên được xem là từ bỏ yêu cầu theo quy định Tuy nhiên trong quá trình giải quyết vụ án, bà NDM đều trình bày
có ký vào các Hợp đồng lao động số 302-2017/HĐLĐ/PH ngày 01/8/2017, Hợp đồng chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề số 302-2017/ĐTN/PH ngày 01/8/2017, Hợp đồng lao động số 316-2017/HĐLĐ/PH ngày 01/10/2017 và phụ lục Hợp đồng 316-2017/HĐLĐ/PH và các Hợp đồng này đều được đại diện Công
ty xuất trình bản gốc và xác định là chữ ký của bà NDM Do đó không có căn cứ chấp nhận toàn bộ đơn kháng cáo của bà NDM như đề nghị của đại diện Viện kiểm sát là phù hợp
Về án phí:Bà NDM không phải chịu án phí theo quy định
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ khoản 1 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự
1 Không chấp nhận đơn kháng cáo của bà NDM Giữ nguyên Bản án sơ thẩm 02/2019/LĐ-ST ngày 31/5/2019 của Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
2 Về án phí phúc thẩm: Bà NDM không phải chịu án phí lao động phúc thẩm
Trả lại bà NDM 300.000 đồng (ba trăm nghìn đồng) tạm ứng án phí lao động phúc
thẩm theo Biên lai thu tiền số 2558 ngày 04/7/2019 của Chi cục Thi hành án dân
sự quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Án xử công khai phúc thẩm, có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án
Trang 10- Chi cục THADS quận Hai Bà Trưng, HN;
- Các đương sự;
- Lưu HS, VP
THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA
Phan Quyết Thắng