1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

107 21 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÓM TẮT Tiêu đề: Pháp luật lao động Việt Nam về giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Luận văn tập trung nghiên cứu những những quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật lao động Việt Nam như: Căn cứ đơn phương; thủ tục đơn phương; hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật từ phía người lao động và người sử dụng lao động mà không đi sâu nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Luận văn làm rõ khái niệm, đặc điểm đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, cũng như sự cần thiết của điều chỉnh pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật, đề tài cũng chỉ ra những bất cập, hạn chế, vướng mắc về quy định của pháp luật, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Từ khóa: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; Người lao động; Người sử dụng lao động MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………………...i LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………...ii DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT………………………………………….v LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DO ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG…………………………………………...10 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG……………………………………………………………….10 1.1.1. Khái niệm về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động..................10 1.1.2. Đặc điểm về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động...................15 1.1.3. Căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.......................................17 1.1.4. Trình tự, thủ tục khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ .....................................19 1.1.5. Hậu quả pháp lý do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật................22 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DO ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ………………………………24 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm pháp luật giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ...........................................................................................24 1.2.2 Điều chỉnh pháp luật giải quyết tranh chấp chấm dứt hợp đồng lao động ...27 Kết luận Chương 1…………………………………………………………………..33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DO ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ VÀ KIẾN NHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT…………………………………………………………………………………34 2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………………………………………...…………….34 2.1.1. Quy định của pháp luật về căn cứ đơn phương chấm dứt HĐLĐ ...............34 2.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động .......................................................................................................................41 2.1.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động..................................................................................................................56 2.2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………….…….58 2.2.1 Quy định pháp luật về thủ tục đơn phương chấm dứt HĐLĐ ......................58 2.2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về căn cứ đơn phương chấm dứt HĐLĐ để giải quyết tranh chấp trong trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ........................64 2.2.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động .................................................................................................................69 2.3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HQPL DO ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ TRÁI PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ ……….………………………………….………………71 2.3.1 Quy định của pháp luật về hậu quả pháp lý do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật để áp dụng trong giải quyết tranh chấp khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ……….………………………………….…………...………….………...71 2.3.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về hậu quả pháp lý do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật trong giải quyết tranh chấp...............................73 2.3.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hậu quả pháp lý do đơn phương chấm dứt HĐLD trái pháp luật ..............................................................................................78 Kết luận Chương 2…………………………………………………………………..90 KẾT LUẬN…………………………………………………………………….…….92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………….…..93 PHẦN MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi xã hội có nhu cầu sử dụng sức lao động thì sẽ tạo nên QHLĐ. Ở đó, các bên thực hiện một giao dịch đặc biệt không như những quan hệ dân khác, mà diễn ra trong quá trình sức lao động của NLĐ được đưa vào sử dụng. QHLĐ giữa NLĐ làm công với NSDLĐ được hình thành trên cơ sở HĐLĐ và vì vậy quan hệ này sẽ chấm dứt khi HĐLĐ chấm dứt. Thực tiễn đã chứng minh HĐLĐ tạo thuận lợi cho các bên trong QHLĐ khi giao kết, thực hiện công việc theo thỏa thuận. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi một bên không còn muốn tiếp tục thực hiện HĐLĐ do ý chí của họ đòi hỏi pháp luật phải có những quy định chặt chẽ, cụ thể về việc này, bởi hệ quả của nó đối với các bên và xã hội là không nhỏ. Hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ sẽ giải phóng các chủ thể khỏi những quyền và nghĩa vụ đã từng ràng buộc họ trước đó. Và hành vi này được coi là biện pháp hữu hiệu bảo vệ các bên của QHLĐ khi có sự vi phạm cam kết trong hợp đồng, vi phạm pháp luật lao động từ phía bên kia hay các trường hợp pháp luật quy định. Bảo vệ NLĐ chống lại tình trạng bị chấm dứt HĐLĐ một cách tùy tiện và đảm bảo lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trong các chuẩn mực, hành lang pháp lý do nhà nước ban hành là mối quan tâm hàng đầu của pháp luật lao động các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đảm bảo quyền và nghĩa vụ trong trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ còn là yếu tố quan trọng góp phần cân bằng mức độ linh hoạt, năng động của thị trường lao động. 2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Đơn phương chấm dứt HĐLĐ của các chủ thể trong QHLĐ là quyền được pháp luật nước ta ghi nhận từ Sắc lệnh 29/SL năm 1947 và được đưa vào BLLĐ 1994, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2002, 2006, 2007, 2012, 2019 và các văn bản liên quan. Trong quá trình thực hiện, BLLĐ năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã bộc lộ những bất cập, thiếu hiệu quả thực tế, cần nghiên cứu, tiếp tục sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện quy định về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong BLLĐ 2019 và đưa vào các văn bản hướng dẫn thi hành trong thời gian tới nhằm hạn chế phát sinh tranh chấp trong trường hợp NLĐ hoặc NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NSDLĐ và NLĐ trong trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ là vấn đề không chỉ mang tính chất pháp lý mà còn mang ý nghĩa kinh tế, xã hội trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập sâu rộng và muốn làm bạn với tất cả các nước trong khu vực và quốc tế. Đòi hỏi này đặt ra cho những người làm công tác nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ phải nắm bắt và vận dụng một cách hài hòa pháp luật lao động của các quốc gia vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam khi Việt Nam tham gia các điều ước quốc tế về pháp luật lao động; đồng thời, chúng ta cũng phải có nghĩa vụ cung cấp các thông tin pháp luật cần thiết về lao động trong trường hợp tranh chấp lao động nói chung và đơn phương chấm dứt HĐLĐ nói riêng đến cộng đồng lao động quốc tế để khi có tranh chấp xảy ra, các chủ thể trong quan hệ lao động (là tổ chức, cá nhân nước ngoài) có cơ hội tham khảo, vận dụng nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên khi xảy ra tranh chấp. Trong cơ chế thị trường sức lao động là hàng hóa đặc biệt quan trọng, đặc biệt vị thế yếu thường thuộc về phía người lao động, để ngăn ngừa tình trạng lạm dụng quá đáng từ phía người sử dụng lao động, Luật lao động đã có những quy định để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của người sử dụng lao động. Mặc dù quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động đã được quy định tương đối cụ thể nhưng các tranh chấp lao động vẫn xảy ra và có xu hướng gia tăng, đặc biệt là tranh chấp trong trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Trong đó, có nhiều trường hợp là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ một cách bừa bãi, vô căn cứ. Trong nhiều trường hợp hành vi tùy tiện đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ, người sử dụng lao động sẽ có thể đối mặt với những rủi ro pháp lý. Nguyên nhân chủ yếu là do chủ doanh nghiệp chưa nắm rõ quy định pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo BLLĐ hiện hành. Khi TCLĐ trong trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ xảy ra, NLĐ sẽ phải chịu thiệt thòi về mặt pháp lý, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bản thân, gia đình và tác động tiêu cực đến xã hội như nghèo đói, thất nghiệp và các tệ nạn xã hội khác mà gia đình của NLĐ phải gánh chịu. Do vậy, nghiên cứu vấn đề "Pháp luật lao động Việt Nam về giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động" là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn để hoàn thiện pháp luật phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trong nước và môi trường kinh tế quốc tế. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu tổng quát của luận văn Mục đích tổng quát của việc nghiên cứu đề tài là nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật lao động Việt Nam về giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. 3.2. Mục tiêu cụ thể của luận văn Làm rõ các lý luận, quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Phân tích thực trạng và những bất cập trong việc áp dụng các quy định pháp luật hiện hành vào giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật lao động Việt Nam về giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu đặt ra khi nghiên cứu đề tài, luận văn cần trả lời được câu hỏi sau: - Một là, Căn cứ, trình tự, thủ tục và thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo pháp luật lao động được quy định ra sao? - Hai là, Giải quyết hậu quả pháp lý do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật như thế nào? - Ba là, Những bất cập hiện nay trong việc áp dụng pháp luật lao động vào giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ như thế nào? - Bốn là, Hoàn thiện các quy định pháp luật lao động Việt Nam về giải quyết tranh chấp lao động trong trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ như thế nào? 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN 5.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu các quy phạm pháp luật lao động và thực tiễn áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật lao động vào giải quyết tranh chấp trong trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ. - Quy định pháp luật lao động Việt Nam về nội dung (căn cứ, trình tự,thủ tục và hậu quả pháp lý) của đơn phương chấm dứt HĐLĐ để giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ; - Thực tiễn áp dụng pháp luật lao động Việt Nam về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong việc giải quyết tranh chấp hiện nay; - Các quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng, hoàn thiện nội dung pháp luật lao động trong việc giải quyết tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ ở Việt Nam hiện nay.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THU HÀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Nghành: Luật kinh tế Mã số nghành: 38 01 07 Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THU HÀ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Nghành: Luật Kinh Tế Mã số nghành: 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS BÙI KIM HIẾU Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023 i LỜI CAM ĐOAN Tơi xin cam đoan Luận văn “Pháp luật lao động Việt Nam giải tranh chấp lao động trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” là công trình nghiên cứu của bản thân với sự hướng dẫn của TS Bùi Kim Hiếu Về lý luận, số liệu được trích dẫn từ các nguồn công khai, hợp pháp có tham chiếu tài liệu tham khảo và kết quả nghiên cứu trình bày Luận văn là trung thực, không chép từ bất kỳ công trình nào khác Tp.HCM, ngày … tháng … năm 2023 Học Viên Trần Thị Thu Hà ii LỜI CẢM ƠN "Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ, góp ý của nhiều tập thể và cá nhân và ngoài trường Trước hết cho xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy TS Bùi Kim Hiếu, người hướng dẫn khoa học tận tình giúp đỡ kiến thức phương pháp nghiên cứu, chỉnh sửa quá trình thực hiện luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Ngân hàng Tp Hờ Chí Minh hỗ trợ, cảm ơn Quý quan cung cấp số liệu và tài liệu để có nguồn tài liệu hoàn thành luận văn Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình tôi, bạn bè tôi, đồng nghiệp người tạo điều kiện và động viên quá trình thực hiện luận văn Mặc dù bản thân rất cố gắng, Luận văn này không tránh khỏi thiếu sót Vì vậy, rất mong nhận được sự dẫn, góp ý của quý Thầy cô" iii TÓM TẮT Tiêu đề: Pháp luật lao động Việt Nam giải tranh chấp lao động trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật giải tranh chấp lao động trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật lao động Việt Nam như: Căn cứ đơn phương; thủ tục đơn phương; hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật từ phía người lao động và người sử dụng lao động mà không sâu nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành thẩm quyền giải tranh chấp lao động trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Luận văn làm rõ khái niệm, đặc điểm đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giải tranh chấp lao động trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, sự cần thiết của điều chỉnh pháp luật giải tranh chấp lao động trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Trên sở tìm hiểu thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng pháp luật, đề tài bất cập, hạn chế, vướng mắc quy định của pháp luật, từ đó đưa kiến nghị hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam giải tranh chấp lao động trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Từ khóa: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; Người lao động; Người sử dụng lao động iv ABSTRACT Title: Labor law of Vietnam on the settlement of labor disputes in the case of unilateral termination of the labor contract Settlement of labor disputes in case of unilateral termination of labor contracts according to Vietnamese labor law The thesis focuses on studying the provisions of the law on the settlement of labor disputes in the case of unilateral termination of the labor contract according to the labor law of Vietnam such as: Unilateral grounds; unilateral proceedings; legal consequences of unilaterally unlawfully terminating labor contracts from employees and employers without in-depth study of current law provisions on the competence to settle labor disputes in schools unilateral termination of the labor contract The thesis clarifies the concept and characteristics of unilateral termination of labor contracts and settlement of labor disputes in the case of unilateral termination of labor contracts, as well as the necessity of adjusting the law on dispute settlement employees in case of unilateral termination of the labor contract On the basis of understanding the current situation of the law, the practice of applying the law, the topic also points out the shortcomings, limitations and problems in the provisions of the law, thereby making recommendations to improve the law on law settle labor disputes in case of unilateral termination of labor contracts Keywords: Unilateral termination of labor contract; Workers; Employers v DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế BLDS 2015: Bộ luật Dân sự năm 2015 BLLĐ 1994: Bộ luật Lao động năm 1994 BLLĐ 2002: Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002 BLLĐ 2007: Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2007 BLLĐ 2012: Bộ luật Lao động năm 2012 BLLĐ 2019: Bộ luật Lao động năm 2019 BLTTDS 2004: Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 BLTTDS 2011: Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011 BLTTDS 2015: Bộ luật Tớ tụng dân sự năm 2015 CHXHCNVN: Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CP: Chính phủ CTCP: Công ty cổ phần HĐBT: Hội đồng Bộ trưởng HĐLĐ: Hợp đồng lao động HĐNN: Hội đồng Nhà nước HĐTP: Hội đồng Thẩm phán ILO: International Labour Organization Tổ chức Lao động Quốc tế LDN 2012: Luật Doanh nghiệp 2012 LĐTBXH: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội NĐ: Nghị định NLĐ: Người lao động NQ: Nghị NSDLĐ: Người sử dụng lao động QHLĐ: Quan hệ lao động TAND: Tòa án nhân dân vi TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao TCLĐ: Tranh chấp lao động TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TT: Thông tư UBTVQH: Ủy ban thường vụ Q́c hội VCCI: Vietnam Chamber of Commerce and Industry Phịng thương mại Công nghiệp Việt Nam vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………… i LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………… ii DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT………………………………………….v LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DO ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG………………………………………… 10 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG……………………………………………………………….10 1.1.1 Khái niệm quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 10 1.1.2 Đặc điểm quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 15 1.1.3 Căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 17 1.1.4 Trình tự, thủ tục đơn phương chấm dứt HĐLĐ 19 1.1.5 Hậu quả pháp lý đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật 22 1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DO ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ………………………………24 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm pháp luật giải tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 24 1.2.2 Điều chỉnh pháp luật giải tranh chấp chấm dứt hợp đồng lao động 27 Kết luận Chương 1………………………………………………………………… 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DO ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ VÀ KIẾN NHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT…………………………………………………………………………………34 2.1 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………… …………….34 2.1.1 Quy định của pháp luật cứ đơn phương chấm dứt HĐLĐ 34 viii 2.1.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 41 2.1.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 56 2.2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………….…….58 2.2.1 Quy định pháp luật thủ tục đơn phương chấm dứt HĐLĐ 58 2.2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật cứ đơn phương chấm dứt HĐLĐ để giải tranh chấp trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ 64 2.2.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 69 2.3 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HQPL DO ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ TRÁI PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ ……….………………………………….………………71 2.3.1 Quy định của pháp luật hậu quả pháp lý đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật để áp dụng giải tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ……….………………………………….………… ………….……… 71 2.3.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật hậu quả pháp lý đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật giải tranh chấp 73 2.3.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật hậu quả pháp lý đơn phương chấm dứt HĐLD trái pháp luật 78 Kết luận Chương 2………………………………………………………………… 90 KẾT LUẬN…………………………………………………………………….…….92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………….… 93 83 Ví dụ 2: Bản án 01/2020/LĐ-PT ngày 19/03/2020 tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bồi thường thiệt hại, trợ cấp chấm dứt hợp đồng lao động của Tòa án nhâ dân Tỉnh Khánh Hòa Trong ngày 19 tháng năm 2020, trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa, xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 01/2020/TLPT-LĐ ngày 21 tháng 02 năm 2020 việc: “Tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bồi thường thiệt hại, trợ cấp chấm dứt hợp đồng lao động” Do Bản án sơ thẩm số: 02/2019/LĐ-ST ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Tòa án nhân dân thành phớ N, tỉnh Khánh Hịa bị kháng cáo Theo Quyết định đưa vụ án xét xử số 01/2020/QĐ-PT ngày 05 tháng năm 2020 đương sự: - Nguyên đơn: Bà Phạm Bích H mặt (Địa chỉ: 01 Lô đường H, phường L, thành phố N, tỉnh Khánh Hịa) Bị đơn: Cơng ty TNHH B (Địa chỉ: Số đường T, phường B, Quận A, thành phớ Hờ Chí Minh) Nội dung vụ án: Theo án lao động sơ thẩm Tòa án nhân dân thành phố N, tỉnh Khánh Hòa tài liệu có hồ sơ vụ án nội dung vụ án tóm tắt sau: Bà Phạm Bích H Công ty TNHH B (sau gọi tắt Công ty B) ký kết hợp đồng lao động với thời hạn 01 năm (Từ ngày 18/3/2002 đến 17/3/2003) Sau 01 năm, hợp đồng lao động chuyển thành hợp đồng không xác định thời hạn Bà H làm việc Văn phịng đại diện thành phớ N ngày bị Công ty B chấm dứt hợp đồng lao động Ngày 05/5/2018, Công ty B 02 Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà Hồng: Một định bà Trần Lê Q - Giám đốc cấp cao nhân sự ký định bà Bùi Thị T - Phó Tởng giám đớc nhân sự ký Cả 02 định số 269706/2018GXN/Pru ngày 05/5/2018 Bà H cho việc Công ty B ban hành định chấm dứt hợp đồng lạo động với bà trái pháp luật thực tế, bà không làm bất cứ đơn xin nghỉ việc Trong suốt 16 năm làm việc Công ty, bà ln hồn thành tớt nhiệm vụ được phân cơng, giao phó, khơng vi phạm bị kỷ ḷt, hàng năm kết quả làm việc của bà được quản lý trực tiếp đánh giá là đạt hiệu quả, đờng thời bà cịn được nhận giấy khen của Hiệp hội bảo hiểm Ngồi ra, bà cịn Giám sát cấp cao thuộc Bộ phận Nhượng quyền thương hiệu của Cơng ty B Khánh Hịa; Là cơng đoàn viên thuộc tở cơng đoàn văn phịng B thành phớ N Ngày 06/5/2018, Công ty B cho người mời bà làm việc, ép buộc và hướng dẫn bà ký Biên bản thỏa thuận nghỉ việc để hợp thức hóa định đơn phương chấm dứt lao động nói Hành vi của Công ty B làm ảnh hưởng nghiêm trọng mặt tinh thần vật chất của bà Do đó, bà khởi kiện yêu cầu Tòa án: (1) Hủy Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động số 269706/2018GXN/Pru ngày 05/5/2018 bà Trần Lê Q – Giám đốc cấp cao phụ trách 84 lương, thưởng, phúc lợi, tiền lương và phát triển, ký định; (2) Hủy Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động số 269706/2018GXN/Pru ngày 05/5/2018 bà Bùi Thị T- Phó Tởng giám đốc nhân sự, ký định, (3) Buộc Công ty B nhận bà vào làm việc lại khôi phục lại tất cả quyền lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… chức vụ mà bà đảm nhiệm thời gian làm việc Công ty B, (4) Bồi thường cho bà khoản thiệt hại sau: - Thiệt hại vật chất: + Lương tính từ tháng 5/2018 đến ngày xét xử sơ thẩm (Tháng 11/2019): 19 tháng x 10.453.583đ = 198.618.000đ + Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế, bảo hiểm thất nghiệm của 19 tháng: 21.5% x 177.710.900đ = 42.702.892đ + Lương tháng 13 của năm 2018: 10.453.583đ + Tiền thưởng kinh doanh năm 2018 (25%/thu nhập năm) = 31.360.000đ - Thiệt hại danh dự cá nhân: 10 tháng lương x 10.453.583đ = 104.535.800đ Tổng cộng: 387.670.000đ (Ba trăm tám mươi bảy triệu sáu trăm bảy mươi ngàn đồng) Tại phiên tịa sơ thẩm, ngun đơn bà Phạm Bích H xin rút yêu cầu đối với khoản tiền bảo hiểm mà Công ty phải đóng cho bà suốt thời gian bà bị mất việc với số tiền là 42.702.892 đờng; Bà Phạm Bích H vẫn giữ ngun u cầu khởi kiện cịn lại Bị đơn Cơng ty TNHH B (do ông Võ Trần K đại diện) cho rằng: Bà H nguyên nhân viên Công ty B theo Hợp đồng lao động không xác định thời hạn Ngày 06/5/2018, bà H và Công ty B ký kết Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, theo đó, bà H và Công ty B đồng thuận việc Hợp đồng lao động được chấm dứt kể từ ngày 05/5/2018 Theo Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, Cơng ty B tốn tồn khoản chi trả cho bà H theo cam kết, đồng thời, chốt bàn giao sổ bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật Cụ thể, Công ty B toán cho bà H số tiền 200.347.827 đồng (Hai trăm triệu ba trăm bốn mươi bảy nghìn đồng) Sau tạm tính khấu trừ các nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân, bà Hồng thực nhận số tiền: 183.318.340 đồng (Một trăm tám mươi ba triệu ba trăm mười tám triệu ba trăm bốn mươi nghìn đồng) Như vậy, Cơng ty B khơng đơn phương chấm dứt Hợp đờng lao động theo trình bày của bà H Ngược lại, Hợp đồng lao động được chấm dứt thực hiện dựa thỏa thuận của bên Thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng lao động Cơng ty B hoàn thành nghĩa vụ của đới với bà H (nghĩa vụ tốn 85 nghĩa vụ bàn giao hồ sơ, tài liệu) được quy định thỏa thuận này Do đó, Công ty B không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà H Bản án lao động sơ thẩm số 02/2019/LĐ-ST ngày 28 tháng 11 năm 2019 của Tòa án nhân dân thành phớ N, tỉnh Khánh Hịa cứ Điều 15, khoản Điều 22, Điều 41, Điều 42 khoản Điều 202 của Bộ luật Lao động năm 2012; Điểm a khoản Điều 12 khoản Điều 26 Nghị số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý sử dụng án phí, lệ phí Tịa án, định: Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là bà Phạm Bích H - Tuyên hủy Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động số 269706/2018GXN/Pru ngày 05/5/2018 của Công ty TNHH B, bà Trần Lê Q – Giám đốc cấp cao phụ trách lương, thưởng, phúc lợi, tiền lương phát triển, ký định - Tuyên hủy Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động số 269706/2018GXN/Pru ngày 05/5/2018 của Công ty TNHH B, bà Bùi Thị T – Phó Tởng giám đớc nhân sự, ký định - Buộc Cơng ty TNHH B phải nhận bà Phạm Bích H trở lại làm việc theo hợp đồng lao động giao kết phải truy đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày bà Hồng không được làm việc - Buộc Công ty TNHH B tốn cho bà Phạm Bích H khoản tiền sau: + 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động: 20.907.166đ (Hai mươi triệu chín trăm lẻ bảy ngàn trăm sáu mươi sáu đồng) + Tiền lương tính từ tháng 05/2018 đến tháng 11/2019: 198.618.000đ (Một trăm chín mươi tám triệu sáu trăm mười tám ngàn đồng) + Lương tháng 13 của năm 2018: 10.453.583đ (Mười triệu bốn trăm năm mươi ba ngàn năm trăm tám mươi ba đồng) + Tiền thưởng kinh doanh năm 2018: 31.360.000đ (Ba mươi mốt triệu ba trăm sáu mươi ngàn đồng) + Tiền bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần: 14.900.000đ (Mười bốn triệu chín trăm ngàn đồng) Tởng số tiền mà Công ty TNHH B có nghĩa vụ tốn cho bà Phạm Bích H 192.610.000đ (Một trăm chín mươi hai triệu sáu trăm mười ngàn đồng) - Đình phần yêu cầu khởi kiện của bà Phạm Bích H đối với khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp mà Công ty TNHH B phải có nghĩa vụ truy đóng lại cho bà H Ngoài ra, bản án định án phí sơ thẩm 86 quyền kháng cáo Ngày 13/12/2019, bị đơn Công ty TNHH B có đơn kháng cáo toàn bản án sơ thẩm Tại phiên tòa phúc thẩm: Nguyên đơn và đại diện bị đơn thỏa thuận được với toàn nội dung vụ án, cụ thể sau: Bị đơn đờng ý tốn cho bà Phạm Bích H sớ tiền là 364.297.108 đờng Về án phí: Bị đơn phải nộp án phí lao động phúc thẩm là 300.000 đờng án phí lao động sơ thẩm sớ tiền phải tốn cho ngun đơn là 364.297.108 đồng, cụ thể: 3% x 364.297.108 đồng = 10.928.913 đồng Căn cứ Điều 300 khoản Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự; Căn cứ Điều 44 Điều 49 Bộ luật Lao động; Căn cứ khoản Điều 29 Nghị số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý sử dụng án phí lệ phí Tịa án; tun xử: Sửa bản án sơ thẩm Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự cụ thể sau: (1) Công ty TNHH B tốn cho bà Phạm Bích H sớ tiền 364.297.108 đồng (Ba trăm sáu mươi tư triệu hai trăm chín mươi bảy nghìn trăm lẻ tám đồng) - Vấn đề bồi thường vi phạm thời hạn báo trước BLLĐ quy định rõ trường hợp vi phạm quy định thời hạn báo trước thì NSDLĐ phải bồi thường cho NLĐ khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ ngày không báo trước72 Tuy nhiên, thực tiễn xét xử thấy các cấp Toà án hiểu và vận dụng chưa thể hiện các mặt sau đây: (i) Hiểu chưa nào là vi phạm thời hạn báo trước; (ii) Thủ tục báo trước nào là đúng; (iii) Từ đó có số bản án áp dụng chưa quy định của pháp luật việc bồi thường vi phạm thời hạn báo trước Ví dụ 1: Bản án sớ: 273/2018/LĐ-ST ngày 23/8/2018 của Tịa án nhân dân Tp.HCM Về nội dung: Ngày 02/01/2016, ông Phạm Hồng T Cơng ty TNHH MTV O ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn số 008/GH/HĐLĐ/OPS Cùng ngày, bên ký phụ lục hợp đồng lao động quy định riêng tiền phụ cấp Theo thỏa thuận bên hợp đồng lao động, ông T làm việc việc với vị trí kỹ thuật phần mềm Mức lương bản thỏa thuận hợp đồng lao động 5.000.000 đồng/tháng, phụ cấp 13.000.000 đồng/tháng Tổng lương phụ cấp hàng tháng ông T nhận được từ Công ty TNHH MTV O 18.000.000 đồng/tháng Tuy nhiên, thực tế khoản phụ cấp ông T nhận hàng tháng theo phụ lục hợp đờng tiền lương 72 Bộ luật Lao động 2012 (Luật số: 10/2012/QH13) ngày 18/06/2012, Khoản Điều 42 87 Việc công ty tách làm 02 khoản: lương bản phụ cấp nhằm giảm mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bảo hiểm thất nghiệp cho ông T theo quy định của pháp ḷt Theo đó, mức lương cơng ty đăng ký đóng bảo hiểm cho ơng T 5.000.000 đờng/tháng Hành vi vi phạm quy định Khoản Điều 89 Bộ luật lao động mức đóng bảo hiểm bắt buộc Hợp đồng lao động được ký kết ông T Công ty TNHH MTV O hợp đồng lao động không xác định thời hạn Tuy nhiên, ngày 16/11/2016 ông T nhận được Quyết định số 42/QĐTV/OPS việc chấm dứt hợp đồng lao động với lý nhu cầu, đặc điểm tiến độ của dự án mà Công ty thực hiện buộc ông T phải nghỉ việc ngày hôm sau mà khơng có bất kỳ thơng báo trước đó chế độ ông T được nhận sau bị Công ty chấm dứt hợp đồng lao động gồm: Tiền lương 16 ngày đầu tháng 11 01 tháng lương làm việc Nhận thấy công ty viện dẫn lý chấm dứt hợp đồng lao động với ông T trái quy định khoản Điều 38 Bộ luật lao động Đồng thời việc công ty không báo trước 45 ngày cho ông T trước chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, vi phạm quy dịnh khoản Điều 38 Bộ luật lao động năm 2012 Do đó, ơng T khởi kiện u cầu buộc Công ty TNHH MTV O phải: + Trả tiền lương thời gian ông T không được làm việc từ ngày 17/11/2016 tạm tính 07 tháng 17.320.000 đờng X 21 tháng = 363.720.000 đồng + Bồi thường 02 tháng tiền lương đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật: 17.320.000 đồng X = 34.640.300 đồng + Tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bảo hiểm y tế thời gian ông T không được làm việc: 17.320.000 đồng x 22% x 21 tháng = 77.593.600 đồng + Tiền lương tương ứng với thời gian không báo trước 45 ngày, tương đương 1,5 tháng lương là: 17.320.000 đồng x 1,5 tháng = 25.980.000 đồng + Buộc Công ty đăng ký đóng bổ sung tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bảo hiểm y tế cho ơng T tồn thời gian ông T làm việc Công ty từ ngày 02/01/2016 đến ngày 16/11/2016 tương đương 10 tháng 14 ngày là: 17.320.000 đồng – 5.000.000 đồng) x 10 tháng 14 ngày x 22% = 28.459.200 đờng Ơng T không yêu cầu Công ty nhận ông trở lại làm việc Bị đơn xác nhận sự việc nguyên đơn nêu sự thật trình bày hiện tình hình tài của cơng ty khó khăn nên hỗ trợ cho nguyên đơn khoản tiền tương đương 05 tháng lương, nhiên nguyên đơn không đờng ý 88 Ví dụ 2: Vụ tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ ông Sampath Dharshana Alex Tampoe, sinh năm 1963 (Quốc tịch Ấn Độ) với Công ty TNHH MTV Thái Bình Khương Nội dung vụ án: “Công ty Thái Bình Khương ký kết HĐLĐ với ông Sampath, thời hạn 03 năm từ 21/5/2012 đến 20/5/2015, mức lương 03 tháng đầu là 2.000 USD, từ tháng thứ trở là 2.500 USD Ngày 21/11/2012, Công ty Thái Bình Khương định chấm dứt HĐLĐ với ông Sampath từ ngày 21/12/2012 vì lý “Công ty kinh doanh không hiệu quả, Công ty phải xếp lại nhân sự cho phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại” Công ty toán cho ông Sampath 01 tháng lương là 2.500USD Ông Sampath khởi kiện yêu cầu bồi thường: Tiền lương ngày không được làm việc là 630.000.000 đồng; 02 tháng lương là 105.000.000 đồng; bồi thường vi phạm thời hạn báo trước 30 ngày là 60.576.915 đồng; tổng cộng là 795.576.915 đồng Bản án số 09/2013/LĐ- ST ngày 31/12/2013 của TAND Tp Thủ Dầu Một nhận định: Công ty Thái Bình Khương đơn phương chấm dứt HĐLĐ với ông Sampath vì lý kinh doanh không hiệu quả vẫn tuyển dụng lao động mới là trái pháp luật thông báo trước 30 ngày nên không vi phạm thời hạn báo trước và tuyên xử: Chấp nhận phần yêu cầu khởi kiện, buộc Công ty Thái Bình Khương bồi thường cho ông Sampath 658.750.000 đồng; không chấp nhận yêu cầu việc bồi thường vi phạm thời hạn báo trước số tiền 60.576.915 đồng” Tuy nhiên, đối với vụ án đơn phương chấm dứt HĐLĐ bà Lê Thanh Thủy với Công ty TNHH Hóa Nông Lúa Vàng thì Toà án lại có nhận định và áp dụng khác so với vụ án thời hạn báo trước, cụ thể sau: “Bà Thủy và Công ty Lúa Vàng ký kết HĐLĐ thời hạn 12 tháng, kể từ 02/01/2011 đến 31/12/2011, công việc là nhân viên y tế, mức lương 2.200.000 đồng/tháng Từ tháng 5/2012 tăng lên 4.836.000 đồng/tháng Vào ngày 05/9/2012 bà Thủy có hành vi đánh Ngày 05/10/2012 Cơng ty thơng báo chấm dứt HĐLĐ với bà Thuỷ thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ và vi phạm nội quy Ngày 12/10/2012, bà Thủy nhận được định chấm dứt HĐLĐ nên khởi kiện yêu cầu Công ty bồi thường tổng số tiền 81.075.540 đồng Bản án số 20/2013/LĐ-ST ngày 27/8/2013 của TAND huyện Tân Uyên tuyên xử: Chấp nhận phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, Công ty Lúa Vàng phải bồi thường cho bà Thủy khoản gồm: 02 tháng lương đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật; tiền lương vi phạm thời hạn báo trước; tiền lương không được làm việc; tốn BHXH, BHYT và BHTN tởng cộng 62.591.000 đờng Bản án số 64/2013/LĐ-PT ngày 12/9/2013 của TAND tỉnh Bình Dương nhận định: Cơng ty Hóa Nơng Lúa Vàng đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật với bà Thủy Theo quy định Điều 41 BLLĐ thì Công ty phải tốn cho bà Thủy khoản gờm: Tiền 89 lương và phụ cấp lương ngày bà Thủy không được làm việc là 36.233.333 đồng; 02 tháng lương đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là 7.246.666 đồng; 02 tháng lương thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ là 7.246.666 đờng; tốn BHXH, BHYT, BHTN là 6.426.000 đồng; tổng cộng là 57.152.665 đồng Về yêu cầu bồi thường vi phạm thời gian báo trước 45 ngày của bà Thủy không được chấp nhận lẽ bà Thuỷ được bồi thường vi phạm thời gian báo trước trường hợp Công ty đơn phương chấm dứt HĐLĐ có cứ vi phạm thời hạn báo trước Do đó, tuyên xử: Sửa Bản án số 11/2013/LĐ-ST ngày 09/5/2013; chấp nhận phần yêu cầu kháng cáo của bị đơn; Công ty TNHH Hóa Nơng Lúa Vàng phải tốn cho bà Lê Thanh Thủy số tiền 57.152.665 đồng” Từ ví dụ nêu thấy các Toà án có cách hiểu và nhận định khác thủ tục và hậu quả của thời hạn báo trước Theo quan điểm của chúng tôi, bản án nêu áp dụng không Khoản Điều 42 BLLĐ Ngoài ra, các cấp Toà án có sự áp dụng không thống nhất, không pháp luật BHXH, BHYT và BHTN Bởi vì, Luật BHXH quy định NSDLĐ và NLĐ phải có trách nhiệm nộp tiền BHXH, BHYT và BHTN vào quỹ của quan BHXH Do đó, Toà án tuyên bị đơn phải toán BHXH, BHYT, BHTN với số tiền 6.426.000 đồng cho nguyên đơn là không pháp luật mà phải tuyên là Công ty TNHH Hóa Nông Lúa Vàng và bà Lê Thanh Thủy có trách nhiệm nộp vào quỹ của quan BHXH thị xã Tân Uyên số tiền BHXH, BHYT, BHTN từ ngày 12/10/2012 đến ngày 12/8/2013 theo mức tiền lương 4.836.000 đồng/tháng thì mới quy định của pháp luật 2.3.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật hậu quả pháp lý đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật + Về phía người lao động: Theo quy định khoản Điều 40 BLLĐ năm 2019, nghĩa vụ của NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ, không phụ thuộc vào thời hạn HĐLĐ mức độ hành vi vi phạm của NLĐ Quy định này nhằm mục đích răn đe NLĐ “phá ngang” hợp đồng làm ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động quyền lợi của NSDLĐ Mức bồi thường được xác định dựa tương quan tài sản của NLĐ mối quan hệ lao động Tuy nhiên, bên cạnh việc bảo vệ toàn diện NLĐ, pháp luật lao động đồng thời bảo đảm nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ Để đạt được mục đích đặt của việc bồi thường, pháp luật cần quy định mức bồi thường tương ứng với mức độ hành vi trái pháp luật của NLĐ Trường hợp NLĐ vi phạm lý mà 90 không báo trước phải bồi thường mức cao trường hợp NLĐ vi phạm thời gian báo trước Cho việc vi phạm thời hạn bồi thường thiệt hại luật định, pháp luật cần quy định chế tài cụ thể trường hợp NSDLĐ vi phạm nghĩa vụ bồi thường, cụ thể không thực hiện nghĩa vụ bồi thường theo thời hạn luật định Sẽ xử phạt thêm khoản tiền lãi tương đương lãi suất ngân hàng thương mại từ bản án kết thúc tới thời điểm chi trả cho NLĐ + Về phía người sử dụng lao động Từ bất cập trên, tác giả mạnh dạn kiến nghị vấn đề sau đây: Thứ nhất, kiến nghị sửa đổi quy định khoản Điều 31 của BLLĐ 2019 sau: Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động người lao động đồng ý ngồi khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định khoản Điều trợ cấp việc theo quy định Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận văn bản khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động Thứ hai, Cần có sự phân biệt hậu quả pháp lý BLLĐ 2019 của việc NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật cứ và trái pháp luật thủ tục (vi phạm nghĩa vụ báo trước) theo hướng: chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật cứ phải “ nặng hơn” so với chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thủ tục NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật cứ phải thực hiện các nghĩa vụ Điều 41 BLLĐ năm 2019 là hợp lý Đối với trường hợp chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật vi phạm nghĩa vụ báo trước, thiết nghĩ NSDLĐ không phải nhận NLĐ trở lại làm việc, khơng phải tốn tiền lương cho NLĐ không được làm việc mà có nghĩa vụ toán tiền lương cho NLĐ ngày vi phạm nghĩa vụ báo trước phải chịu khoản tiền bồi thường cho NLĐ chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật Pháp luật của nước nhìn chung quy định NSDLĐ có trách nhiệm bồi thường khoản tiền lương tương ứng với thời gian họ vi phạm nghĩa vụ báo trước Thậm chí pháp ḷt sớ nước cịn cho phép NSDLĐ trả khoản tiền cho NLĐ thay cho việc thực hiện nghĩa vụ báo trước73 73 What Is Pay in Lieu of Notice?; Alison Doyle; published: 16/09/2021 - Nguồn: https://www.thebalancecareers.com/what-is-pay-in-lieu-of-notice-5201641 91 Kết luận Chương Tại Chương của Luận văn tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích việc áp dụng các quy định pháp hiện hành thực tiễn áp dụng xét xử các tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ Trên sở đó so sánh, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành để thấy được thực trạng của việc áp dụng pháp luật như quy định bất cập, chưa khơng cịn phù hợp thực tiễn của pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung việc giải các tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ Những nghiên cứu cho thấy, xây dựng hoàn thiện pháp luật giải tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động yêu cầu mang tính khách quan Lý tranh lịnh vực không ngừng gia tăng đời sống xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu phát triển bền vững kinh tế đất nước Hoàn thiện các quy định của pháp luật giải tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đờng lao động phải đờng với việc hồn thiện hệ thống pháp luật lao động pháp luật Tớ tụng dân sự Đờng thời phải tương thích với quy dịnh của pháp luật giới việc quy định giải tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đờng lao động Xây dựng hồn thiện pháp luật giải tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đờng lao động q trình, từ hình thành nhận thức, củng cớ lý ḷn đến hoàn thiện pháp luật và tăng cương hiệu quả áp dụng chế, đó hoàn thiện cả luật nội dung luật hình thức Nhìn từ góc độc khác, xây dựng hoàn thiện pháp luật giải tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động góp phần ởn định trật tự, cơng xã hội Cả hai khía cạnh tiền đề cho việc hình thành giải pháp trước mắt lâu dà của việc xây dựng hoàn thiện pháp luật giải tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đờng lao động Ngồi việc hồn thiện pháp luật đơn phương chấm dứt HĐLĐ không đơn giản việc sửa đổi quy định hiện hành cho phù hợp với thực tiễn, mà bao gồm việc xây dựng quy định mới đơn phương chấm dứt HĐLĐ để kịp thời điều chỉnh quan hệ lao động ngày đa dạng phức tạp Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý, cẩn trọng trình xem xét, nghiên cứu, nhất tính khả thi quy định mới được ban hành, Điều thể hiện được vai trò pháp luật việc điều chỉnh quan hệ lao động, đồng thời hạn chế được tranh chấp lao động bên việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ 92 KẾT LUẬN Việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ là chủ đề nóng không là sự quan tâm của các bên tham gia QHLĐ mà là chủ đề được các quan quản lý nhà nước lao động, công đoàn các cấp và các nhà nghiên cứu pháp luật quan tâm Tại Chương của luận văn, tác giả tập trung làm sáng tỏ vấn đề mang tính lý luận bản như: các khái niệm, cứ, trình tự, thủ tục và hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ và trình tự, thủ tục giải tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ Từ đó, đưa kết luận làm cứ lý luận để giải vấn đề mang tính thực tiễn Chương Từ sở lý luận và phân tích thực tiễn những bất cập vận dụng vào thực tiễn, tạo tiền đề cho các kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật lao động phù hợp với tình hình thực tiễn để đưa đề xuất, kiến nghị Chương Trên sở lý luận được nêu Chương 1, Chương tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng, hậu quả pháp lý, cứ, trình tự, thủ tục đơn phương chấm dứt HĐLĐ và việc áp dụng pháp luật giải tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ Với phân tích cứ, trình tự, thủ tục đơn phương chấm dứt HĐLĐ và bất cập, tồn quá trình giải tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ Tại Chương 2, tác giả đưa đề xuất để hoàn thiện cấu tổ chức, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và pháp luật nội dung liên quan đến việc giải tranh chấp đơn phương chấm dứt HĐLĐ Tác giả mong muốn Luận văn đóng góp mặt lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật, đảm bảo phù hợp với thực tiễn đất nước và hội nhập quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên QHLĐ, đặc biệt với bên yếu là NLĐ Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, cán nhân sự các doanh nghiệp phục vụ công tác nghiên cứu giảng dạy pháp luật 93 i TÀI LIỆU THAM KHẢO • Tài liệu Việt Nam + Văn pháp luật Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006) Bộ luật Lao động năm 2012 Bộ luật Lao động năm 2019 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành số nội dung của Bộ luật Lao động Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành số nội dung của Bộ luật Lao động điều kiện lao động quan hệ lao động + Luận văn thạc sỹ/tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Anh (2014), Giải tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Phạm Thị Hồng Hạnh (2016), Pháp luật giải tranh chấp lao động cá nhân Toà án nhân dân thực tiễn xét xử Toà án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội Lê Thị Hường (2012), Giải tranh chấp lao động Tòa án theo quy định pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Nguyễn Thị Bích (2007), Tranh chấp lao động giải tranh chấp lao động theo pháp luật lao động Việt Nam, Bình Dương, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh 10 Vũ Thị Vui (2019), “Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ NLĐ thực tiễn thực tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội 11 Nguyễn Thị Phương (2016), Giải tranh chấp chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn giải tranh chấp Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội ii 12 Nguyễn Thị Hoa Tâm (2013), Pháp luật đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động- Những vấn đề lý luận thực tiễn, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phớ Hờ Chí Minh + Cơng trình khoa học 13 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2010), Nghiên cứu so sánh pháp luật lao động nước ASEAN, tài liệu tham khảo, Hà Nội 14 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2010), Luật Cơng đồn Nhật Bản số 160, ngày 22/12/1999, tài liệu tham khảo, Hà Nội 15 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2010), Luật Quan hệ Lao động Singapore, tài liệu tham khảo, Hà Nội 16 Nguyễn Hữu Chí (2003), Pháp luật hợp đồng lao động Việt Nam- Thực trạng phát triển, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội 17 TS Đoàn Thị Phương Diệp (2020), “Trình tự, thủ tục tớ tụng lao động theo pháp luật Cộng hòa Pháp đề xuất cho pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp sớ 14(318)-tháng 7/2016, tr.58 18 TS Đoàn Thị Phương Diệp (2020), “Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 11 (411), tháng 6/2020, tr 53 – 58 19 TS Bùi Kim Hiếu, Nguyễn Phước Hiếu, “Thực tiễn giải hậu quả pháp lý đơn phương chấm dứt hợp đờng lao động”, Tạp chí cơng thương sớ 10/2018 20 Nguyễn Hữu Chí, Bùi Thị Kim Ngân (2013), Thực hiện, chấm dứt HĐLĐ theo BLLĐ 2012 từ quy định đến nhận thức thực hiện, Tạp chí Ḷt học sớ 8/2013 21 Vũ Thị Thu Hiền (2011), Khái niệm tranh chấp lao động, mâu thuẫn từ qui định pháp luật, Tạp chí Dân chủ pháp luật, Bộ Tư pháp, số tháng 2/2011 22 Nguyễn Ngọc Khánh (2005), Bộ luật Tố tụng dân Liên bang Nga năm 2002, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, 23 Nhà Pháp luật Việt-Pháp (1998), Bộ luật Tố tụng dân nước Cộng hoà Pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 24 Th.S Trần Thị Nguyệt (2020), “Đơn phương chấm dứt hợp đồng điểm mới Bộ luật Lao động 2019”, Tạp chí Cơng thương sớ 13, tháng năm 2020 iii 25 Nguyễn Năng Quang (2021), Giải TCLĐ cá nhân theo BLLĐ năm 2019, Tạp chí Dân chủ Pháp luật sớ tháng 3(348) năm 2021 26 Tịa án nhân dân tối cao (2012), “Một số vấn đề bản hệ thống Toà án và pháp luật tố tụng của Cộng hoà Pháp”, Tạp chí Tồ án nhân dân, (15), tr 30 -33 27 Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật Tố tụng dân Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội 28 Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Tập Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 29 Trường Đại học Luật Hà Nội (2022), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Tập Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội 30 Trường Đại học Luật Thành phớ Hờ Chí Minh (2020), Giáo trình Luật Lao động, Thành phố Hồ Chí Minh 31 Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội 32 KAMADA Sakiko (2017), Sự độc lập Thẩm phán Nhật Bản trách nhiệm án sai, Dự án JICA “Pháp luật 2020”, TP Hồ Chí Minh 33 Nguyễn Ngọc Khánh (2005), Bộ luật Tố tụng dân Liên bang Nga năm 2002, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh, Khoản Điều + Tài liệu điện tử 34 https://www2.deloitte.com/gu/en/pages/legal/articles/internationalemployment-law-guide.html • Tài liệu nước ngồi + Văn pháp luật 35 Bộ luật Dân sự Đức năm 1896 36 Bộ luật Dân sự Nhật Bản năm 1986 37 Bộ luật Tố tụng dân sự Liên bang Nga năm 2002 38 Bộ luật lao động Liên bang Nga 2001, sửa đổi bổ sung năm 2006 39 Luật hợp đồng lao động Trung Quốc 2007 40 Luật Lao động Philipines 1974 41 Luật hợp đồng lao động Anh iv 42 Luật quyền lợi tuyển dụng Anh 43 Luật Toà án Lao động năm 2019 của Anh 44 Luật quan hệ lao động năm 1967 của Malaysia 45 Luật tranh chấp lao động năm 1941 (Trade Disputt Act 1941) của Singapore 46 Luật tranh chấp lao động năm 1961 (Trade DisputeAct 1961) của Brunei 47 Luật Giải tranh chấp lao động năm 2004 của Indonexia 48 Luật trung gian hòa giải trọng tài tranh chấp lao động năm 2007 của Trung Quốc 49 Luật tranh chấp lao động Nhật Bản + Cơng trình khoa học 50 Skeno Khazo (2015), "“Japanese labor law” Translated by Lee John, NXB Bobmunsa, tr 561-569 51 Right v ferodo Ltd[1987] IRLR 516(HL); S.Honeyball and J.Bowers, supra note 12, tr.71-72

Ngày đăng: 02/08/2023, 15:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w