1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bản án số 61 2023 kdtm st ngày 21 07 2023 tand quậngò vấp, thành phố hồ chí minh về việc tranh chấphợp đồng mua bán hàng hóa

24 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bản Án Số 61/2023/KDTM-ST Ngày 21/07/2023 TAND Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh Về Việc “Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa”
Tác giả Phùng Thị Tuyết Anh, Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thanh Hiền, Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Quỳnh Hương, Trương Thị Hoài Lâm, Nguyễn Thị Trúc Linh, Bùi Thị Hồng Nam, Bùi Thị Xuân Mai, Lê Hồng Ngọc, Đỗ Minh Nhân
Người hướng dẫn Nguyễn Văn Hùng
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Tác Pháp Chế Trong Doanh Nghiệp
Thể loại bài viết
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,28 MB

Nội dung

Căn cứ Điều 11 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP và các Công văn của các ngân hàng,nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải trả tiền lãi của sốtiền mà bị đơn chậm thanh toán với mức lãi suất10%/năm là

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 11 năm 2023

Trang 2

Mục lục BẢN ÁN SỐ 61/2023/KDTM-ST NGÀY 21/07/2023 TAND QUẬN

GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ VIỆC “TRANH CHẤP

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA” 1

I Tóm tắt bản án: 1

II Phân tích, nhận xét và đánh giá bản án 3

1 Về thẩm quyền: 3

2 Về quan hệ pháp luật: 3

3 Thời hạn khởi kiện: 4

4 Quyết định của Tòa án: 4

5 Quan điểm của nhóm: 5

III Bài viết bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn: 6

BẢN ÁN SỐ 624/2022/KDTM-PT NGÀY 28/9/2022 TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ H VỀ VIỆC “TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ” 8

I Tóm tắt bản án 8

II Phân tích, nhận xét và đánh giá bản án 11

1 Về thẩm quyền: 11

2 Về quan hệ pháp luật: 11

3 Thời hạn khởi kiện: 11

4 Quyết định của Tòa án: 12

III Bài viết bảo vệ quyền lợi của bị đơn 14

Trang 3

BẢN ÁN SỐ 61/2023/KDTM-ST NGÀY 21/07/2023 TAND QUẬN

GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ VIỆC “TRANH CHẤP

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA”

I Tóm tắt bản án:

Vấn đề tranh chấp: Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng

hóa

Nguyên đơn: Công ty TNHH A

Địa chỉ: Số 63 đường K, Phường I, Quận F, Thành phố Z.Người đại diện hợp pháp của nguyên đơn: Ông Trần Thanh TĐịa chỉ: Số 63 đường K, Phường I, Quận F, Thành phố Z (TheoGiấy ủy quyền số 01/2020-GUQ, ngày 06 tháng 10 năm2020), (Có mặt)

Bị đơn: Công ty TNHH B

Địa chỉ: Số 458/15 đường Q, Phường Y, quận G, Thành phố Z Người đại diện theo pháp luật của bị đơn: Ông Phan NhậtC(vắng mặt)

Trình bày của Nguyên đơn:

Ngày 29/08/2020, Công ty TNHH A ký hợp đồng thương mạivới Công ty TNHH B, theo đó, Công ty B bán hàng cho Công

ty A, giá trị hợp đồng là 1.339.800.000 đồng Công ty Athanh toán tiền cọc 10% giá trị hợp đồng cho Công ty B trướcngày 30/8/2020 và sau 2 ngày kể từ ngày nhận được tiềncọc, Công ty B sẽ chuyển hàng cho Công ty A tại trụ sở Công

ty A

Do 30/8/2020 là chủ nhật, ngân hàng không làm việc nênngày 31/8/2020, Công ty A đã thanh toán tiền cọc 10% giá trịhợp đồng nhưng sau đó Công ty B không giao hàng như camkết

Ngày 7/10/2020, Công ty A gửi thông báo yêu cầu Công ty Bthanh toán số tiền cọc đã nhận và số tiền phạt hợp đồng0,2%/ ngày trên phần giá trị hợp đồng bị vi phạm Ngày24/11/2020, Công ty B gửi công văn xác nhận sẽ thanh toán

số tiền đặt cọc đã nhận và số tiền vi phạm hợp đồng 0,2%tổng giá trị hợp đồng Đến thời hạn thanh toán, Công ty B xingia hạn thanh toán, Công ty A đồng ý gia hạn và có nêu rõthời gian gia hạn Ngày 15/12/2020, Công ty B tiếp tục gửicông văn xác nhận sẽ thanh toán số tiền đặt cọc đã nhận và

số tiền vi phạm hợp đồng 0,2% tổng giá trị hợp đồng

Trang 4

Tuy nhiên đến nay, Công ty B vẫn không thanh toán đúngcam kết nên Công ty A khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công

ty B phải thanh toán:

- Số tiền đặt cọc 10% theo Hợp đồng là 133.980.000 đồng

- Số tiền phạt vi phạm Hợp đồng là 8% giá trị phần nghĩa vụhợp đồng bị vi phạm là 1.339.800.000 x 8% = 107.184.000đồng

- Số tiền lãi 10%/năm phát sinh từ số tiền thanh toán tính từngày vi phạm hợp đồng 31/8/2020 tạm tính đến ngày xét xử

sơ thẩm 21/7/2023 là 02 năm 10 tháng 21 ngày tương đương38.742.536 đồng

Tổng số tiền tạm tính đến ngày 21/7/2023 là 279.906.536đồng, trả một lần ngay khi Bản án có hiệu lực pháp luật

Nhận định của tòa án:

Về quan hệ pháp luật: Đây là tranh chấp hợp đồng

mua bán hàng hóa theo quy định tại khoản 1 Điều 30

Bộ luật Tố tụng dân sự

Về thẩm quyền: Công ty B có trụ sở tại số 458/15

đường Quang Trung, phường 10, quận Gò Vấp, Thànhphố Hồ Chí Minh Căn cứ khoản 1 Điều 30, điểm bkhoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39, điểm bkhoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự, vụ án thuộcthẩm quyền giải quyết của TAND quận Gò Vấp, thànhphố Hồ Chí Minh

Về yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn:

- Xét yêu cầu của nguyên đơn buộc bị đơn thanhtoán số tiền đặt cọc 10% theo Hợp đồng tươngđương 133.980.000 đồng: Có cơ sở để xác địnhgiữa Công ty A và Công ty B có giao kết Hợp đồngmua bán hàng hóa Đồng thời, bị đơn cũng thừanhận vi phạm nghĩa vụ thanh toán số tiền đãnhận cọc với nguyên đơn Vì vậy, yêu cầu này củanguyên đơn là có cơ sở để Hội đồng xét xử chấpnhận

- Xét yêu cầu của nguyên đơn buộc bị đơn thanhtoán số tiền phạt vi phạm hợp đồng với mức phạt8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm là107.184.000 đồng: Có cơ sở để xác định Công ty

B đã vi phạm hợp đồng và giá trị phần nghĩa vụhợp đồng mà Công ty B vi phạm là 1.339.800.000đồng Đồng thời xác định giữa nguyên đơn và bị

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

đơn có thỏa thuận về mức phạt vi phạm nghĩa vụhợp đồng và mức phạt là 0,2% giá trị hợp đồngtrên số ngày vi phạm Do vậy, yêu cầu này củanguyên đơn là có cơ sở để Hội đồng xét xử chấpnhận.

- Xét yêu cầu của nguyên đơn buộc bị đơn thanhtoán số tiền lãi phát sinh từ số tiền đã đặt cọc từngày vi phạm hợp đồng tạm tính từ ngày31/8/2020 đến ngày 21/7/2023 là 38.742.536đồng Từ những phân tích nêu trên, xác định bịđơn phải có nghĩa vụ thanh toán cho nguyên đơn

số tiền đã nhận cọc là 133.980.000 đồng nhưngđến nay, bị đơn vẫn không thanh toán số tiền nàycho nguyên đơn Như vậy, căn cứ Điều 306 LuậtThương mại 2005, bị đơn phải chịu khoản lãi dochậm thanh toán số tiền đã nhận cọc cho nguyênđơn Căn cứ Điều 11 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP và các Công văn của các ngân hàng,nguyên đơn yêu cầu bị đơn phải trả tiền lãi của sốtiền mà bị đơn chậm thanh toán với mức lãi suất10%/năm là mức lãi suất thấp hơn lãi suất nợ quáhạn trung bình trên thị trường của 3 ngân hàng làkhông trái với quy định của pháp luật nên Hộiđồng xét xử ghi nhận

- Từ những phân tích trên, Hội đồng xét xử chấp

nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty A

Quyết định của HĐXX: Hội đồng xét xử chấp nhận

yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc bị đơn trả sốtiền cọc đã nhận là 133.980.000 đồng, số tiền phạt viphạm hợp đồng là 107.184.000 đồng và số tiền lãi(10%/năm) phát sinh từ số tiền đã đặt cọc từ ngày31/08/2020 tạm tính đến ngày 21/07/2023 là38.742.536 đồng Tổng số tiền buộc bị đơn thanh toáncho nguyên đơn tính đến ngày 21/07/2023 là279.906.536 đồng, thanh toán một lần ngay khi bản án

có hiệu lực pháp luật

II Phân tích, nhận xét và đánh giá bản án

1.Về thẩm quyền:

Theo cấp:

Trang 6

Đây là tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa theo Khoản 1Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 do đó sẽ thuộc thẩm quyềngiải quyết của Tòa Án

Căn cứ theo Điểm b khoản 1 Điều 31 Bộ luật Tố tụng Dân sự

2015 thì đây thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp Huyện

Theo lãnh thổ:

Địa chỉ của Công ty TNHH B ở Số 458/15 đường Q, Phường Y,quận G, Thành phố Z Do đó Tòa Án có thẩm quyền giải quyết làTAND quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

CSPL: Điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

2 Về quan hệ pháp luật:

Ngày 29/08/2020, Công ty TNHH A ký hợp đồng thương mại vớiCông ty TNHH B, theo đó, Công ty B bán hàng cho Công ty A, giátrị hợp đồng là 1.339.800.000 đồng Công ty A thanh toán tiền cọc10% giá trị hợp đồng cho Công ty B trước ngày 30/8/2020 và sau 2ngày kể từ ngày nhận được tiền cọc, Công ty B sẽ chuyển hàngcho Công ty A tại trụ sở Công ty A

Tuy nhiên, 30/8/2020 là chủ nhật, ngân hàng không làm việcnên ngày 31/8/2020, Công ty A đã thanh toán tiền cọc 10% giá trịhợp đồng nhưng sau đó Công ty B không giao hàng như cam kết Theo đó, vì Công ty B không thực hiện nhiệm vụ chuyển hàngcho Công ty A tại trụ sở Công ty A theo giao kết trong hợp đồngthương mại đã ký kết giữa hai bên thế nên Công ty A đã gửi thôngbáo yêu cầu Công ty B thanh toán số tiền cọc đã nhận và số tiềnphạt hợp đồng 0,2%/ ngày trên phần giá trị hợp đồng bị vi phạm.Tuy rằng sau đó công ty B gửi công văn xác nhận sẽ thanh toán sốtiền đặt cọc đã nhận và số tiền vi phạm hợp đồng 0,2% tổng giá trịhợp đồng nhưng tiếp đó lại xin gia hạn thanh toán, và cho đến nayCông ty B vẫn không thanh toán đúng cam kết Việc trì hoãn thanhtoán của công ty B vi phạm nghiêm trọng giao kết của hai bên thếnên Công ty A khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty B phải thanhtoán

Được biết, thời gian xảy ra tranh chấp giữa các bên là thời điểmLuật Thương mại 2005, Bộ luật Dân sự 2015, Bộ luật Tố tụng Dân

sự 2015 có hiệu lực Nên tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóatrong vụ việc sẽ do Luật thương mại; Bộ luật dân sự và Bộ luật Tốtụng dân sự điều chỉnh Bởi vậy, để giải quyết tranh chấp trong vụviệc trên, Tòa án áp dụng Luật Thương mại 2005, Bộ luật Dân sự

2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 Do đó Hội đồng xét xử kếtluận đây là vụ án “tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” do

Trang 7

Luật thương mại; Bộ luật dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự điềuchỉnh đã phù hợp theo quy định của pháp luật.

3.Thời hạn khởi kiện:

Theo quy định tại Điều 319 Luật Thương mại 2005 thời hiệukhởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm,

kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trườnghợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật này

Trong bản án hai bên có thỏa

Ngày 31/8/2020, công ty A đãthanh toán tiền cọc 10% giá trị hợp đồng Như vậy, theo như thỏathuận hợp đồng thì sau 02 ngày, tức vào ngày 02/9/2020 thì công

ty B phải chuyển hàng cho công ty A, tuy nhiên, công ty B đãkhông giao hàng như cam kết, đây được coi là thời điểm quyền vàlợi ích hợp pháp của công ty A bị xâm phạm Theo Điều 319 LTMthì thời hiệu khởi kiện tính từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp

bị xâm phạm, như vậy, thời hiệu khởi kiện trong trường hợp này là

2 năm kể từ ngày 02/9/2020 (đến hết ngày 02/9/2022) }

4.Quyết định của Tòa án:

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH A

Buộc Công ty TNHH B thanh toán cho Công ty TNHH A tổng sốtiền là 279.906.536 đồng (Hai trăm bảy mươi chín triệu, chín trăm

lẻ sáu ngàn, năm trăm ba mươi sáu đồng) Trong đó, số tiền màCông ty TNHH B đã nhận cọc của Công ty TNHH A là 133.980.000đồng, số tiền Công ty TNHH B phải chịu phạt do vi phạm hợp đồng

là 107.184.000 đồng và số tiền lãi phát sinh từ số tiền Công tyTNHH B đã nhận đặt cọc từ ngày 31/08/2020 tạm tính đến ngày21/7/2023 là 38.742.536 đồng Trả một lần ngay khi bản án cóhiệu lực pháp luật Thi hành tại cơ quan thi hành án dân sự cóthẩm quyền

Kể từ ngày Công ty TNHH A có đơn yêu cầu thi hành án, nếuchậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì Công ty TNHH B phải chịuthêm tiền lãi của số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậmtrả Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo quyđịnh tại Điều 306 của Luật Thương mại năm 2005

Về án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm: Công ty TNHH B phảichịu án phí kinh doanh thương mại sơ thẩm là 13.995.327 đồng.Công ty TNHH A được hoàn lại số tiền tạm ứng án phí là12.508.496 đồng theo biên lai thu số 0028065 ngày 05 tháng 2

Trang 8

năm 2021 của Chi cục Thi hành án dân sự quận Gò Vấp,Thành phố

Hồ Chí Minh

Nhận xét:i

Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện của công ty TNHH A làhoàn toàn hợp lý căn cứ vào Điều 301, 306 Luật Thương mại 2005.Căn cứ vào thông báo số 20/CV-017 và thông báo số 20/CV-021công ty B thừa nhận hành vi vi phạm nghĩa vụ cụ thể là khôngthực hiện đúng hợp đồng, căn cứ vào ủy nhiệm chi ngày 31/8/2020lập tại ngân hàng VP Bank thì công ty B nhận của công ty A cọc10% giá trị hợp đồng đương đương 133.980.000 đồng Dựa vào nộidung hợp đồng có thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng là 0,2% giátrị hợp đồng Tuy nhiên, nguyên đơn có đơn đề nghị thay đổi 1phần yêu cầu khởi kiện, theo đó nguyên đơn yêu cầu bên bị đơnphải thanh toán số tiền do vi phạm hợp đồng là 8% giá trị tươngđương 107.184.000 đồng, theo quy định tại điều 301 Luật Thươngmại 2005 thì Tòa có cơ sở chấp nhận yêu cầu này về số tiền lãi(10%/ năm) phát sinh từ số tiền cọc tính từ ngày vi phạm hợp đồngtương đương 38.742.536 đồng thì căn cứ vào Điều 306 LTM 2005thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên sốtiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thịtrường tại thời điểm thanh toán tương ứng (mức 10%/ năm là mứclãi suất thấp hơn lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường 3ngân hàng) từ những căn cứ trên tòa án chấp nhận yêu cầu củanguyên đơn buộc bị đơn thanh toán 279.906.536 đồng là phù hợpvới quy định của pháp luật Cũng dựa vào điều 306 Luật Thươngmại 2005 thì nếu công ty B tiếp tục chậm trả thì áp dụng tính lãisuất chậm trả

5 Quan điểm của nhóm:

Yêu cầu của nguyên đơn là hoàn toàn phù hợp với quy định củapháp luật

Căn cứ Thông báo số 20/CV-017 ngày 24 tháng 11 năm 2020

và Thông báo số 20/CV-021 ngày 15 tháng 12 năm 2020 của Công

ty B đều có nội dung: “ chúng tôi sẽ thanh toán số tiền đặt cọc10% căn cứ theo Hợp đồng mua bán số B-632 ”, “Vì một số lý do

từ phía nhà máy đối tác nên đã không thực hiện đúng thỏa thuận

và điều khoản của hợp đồng”,“chúng tôi sẽ thanh toán số tiền viphạm thỏa thuận, điều khoản Hợp đồng là 0,2% căn cứ theo Hợpđồng mua bán số B-632 tính từ ngày 29/8/2020 đến ngày25/01/2021 tương đương (1.339.800.000 đồng X 0,2%) X 138 ngày

Trang 9

= 369.784.800 đồng” có căn cứ để thể hiện rằng, công ty B đãthừa nhận có tồn tại Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa công ty A

và công ty B, và đồng thời căn cứ cùng với Ủy nhiệm chi ngày31/8/2020 lập tại Ngân hàng VP Bank có cơ sở để xác định rằng bịđơn thừa nhận có hành vi nhận tiền cọc của nguyên đơn và viphạm nghĩa vụ giao hàng trong hợp đồng Do đó yêu cầu củanguyên đơn buộc bị đơn thanh toán số tiền mà nguyên đơn đã đặtcọc là 133.980.000 là hợp lý

Đồng thời căn cứ theo Điều 300 và Điều 301 Luật Thương mại

2005 Công ty B và Công ty A có thỏa thuận về việc phạt vi phạmtrong hợp đồng là 0,2% giá trị hợp đồng trên một ngày vi phạm

Do tính đến nay số tiền phạt vi phạm dựa trên thỏa thuận này đãvượt quá mức 8% mà luật quy định nên Công ty A đã có sửa đổiyêu cầu khởi kiện là chỉ yêu cầu Công ty B trả số tiền phạt vi phạm

là 8% giá trị hợp đồng, ít hơn số tiền vi phạm mà bên bị đơn xácnhận sẽ thanh toán cho bên nguyên đơn, nên đây là yêu cầu hoàntoàn phù hợp

III Bài viết bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN LUẬN CỨ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty TNHH A

Kính thưa Hội đồng xét xử,

Thưa vị đại diện Viện Kiểm sát tham gia phiên tòa,

Thưa Luật sư đồng nghiệp,

Tôi là Luật sư Nguyễn Văn A – Luật sư của Văn Phòng Luật SưT&T thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, theo yêu cầu củaCông ty TNHH A – là nguyên đơn trong vụ kiện tranh chấp hợpđồng mua bán hàng hóa với bị đơn là Công ty TNHH B và được sựđồng ý của Quý Tòa qua giấy: “Chấp nhận người bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp” số 07/CV-TA ngày 24/5/2023, hôm nay, trướcphiên Tòa sơ thẩm này, tôi xin được trình bày quan điểm bảo vệcho thân chủ tôi (Công ty TNHH A) như sau:

Trang 10

Buộc bị đơn phải thanh toán số tiền đặt cọc là 133.980.000đồng là có căn cứ Ngày 29 tháng 08 năm 2020, Công ty TNHHA(sau đây gọi là Công ty A) và Công ty TNHH B (sau đây gọi làcông ty B) ký hợp đồng thương mại số B-632 Theo thỏa thuận,bên mua thanh toán tiền cọc 10% giá trị hợp đồng cho bên bántrước ngày 30 tháng 8 năm 2020 Căn cứ Thông báo số 20/CV-017ngày 24 tháng 11 năm 2020 và Thông báo số 20/CV-021 ngày 15tháng 12 năm 2020 của Công ty B đều có nội dung: “ chúng tôi

sẽ thanh toán số tiền đặt cọc 10% căn cứ theo Hợp đồng mua bán

số B-632 ”, căn cứ Ủy nhiệm chi ngày 31/8/2020 lập tại Ngânhàng VP Bank thể hiện bên trả tiền là Công ty A và bên nhận tiền

là Công ty B, có cơ sở để xác định giữa Công ty A và Công ty B cógiao kết Hợp đồng mua bán hàng hóa mặc dù hiện nay Công ty Akhông còn giữ Hợp đồng để cung cấp cho Tòa án Như vậy, bị đơn

đã thừa nhận vi phạm nghĩa vụ thanh toán số tiền đã nhận cọc vớinguyên đơn, đây là tình tiết, sự kiện không phải chứng minh theoquy định tại khoản 2 Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự

Tại thông báo số 20/CV-017 và Thông báo số 20/CV-021,Công ty B đã thừa nhận không thực hiện đúng thỏa thuận và điềukhoản của hợp đồng Tại đơn đề nghị thay đổi một phần yêu cầukhởi kiện 20/7/2023, thân chủ tôi đưa ra yêu cầu bị đơn thanh toán

số tiền phạt vi phạm hợp đồng với mức phạt 8% giá trị của hợpđồng Yêu cầu trên là phù hợp với quy định pháp luật, căn cứ Điều

301 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Mức phạt đối với viphạm nghĩa vụ hợp đồng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng,nhưng không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị viphạm” Cụ thể bên bị đơn phải thanh toán số tiền vi phạm hợpđồng là 8% x 1.339.800.000 đồng = 107.184.000 đồng

Từ những phân tíchtrên, Công ty B phải có nghĩa vụ thanh toán cho thân chủ tôi sốtiền đã nhận cọc là 133.980.000 đồng Nhưng đến nay ngày21/7/2023 Công ty B vẫn không thanh toán số tiền này cho thânchủ tôi Căn cứ Điều 306 Luật Thương mại 2005 quy định: “Trườnghợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậmthanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị viphạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả

đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểmthanh toán tương ứng với thời gian chậm trả” Như vậy Công ty B

Trang 11

phải chịu khoản lãi do chậm thanh toán số tiền đã nhận cọc Xétyêu cầu của thân chủ tôi buộc công ty B thanh toán số tiền lãi10%/năm phát sinh từ số tiền đã đặt cọc từ ngày vi phạm hợpđộng là hợp lý Bởi căn cứ Điều 11 Nghị Quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa

án nhân dân Tối cao quy định: Trường hợp hợp đồng thuộc phạm

vi điều chỉnh tại Điều 306 của Luật Thương mại năm 2005 thì khixác định lãi suất chậm trả đối với số tiền chậm trả, Tòa án căn cứvào mức lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường của ít nhất

03 (ba) ngân hàng thương mại (Ngân hàng thương mại cổ phầnNgoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Côngthương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nôngthôn Việt Nam, ) có trụ sở, chi nhánh hoặc phòng giao dịch tạitỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Tòa án đang giải quyết,xét xử có trụ sở tại thời điểm thanh toán (thời điểm xét xử sơthẩm) để quyết định mức lãi suất chậm trả, trừ trường hợp các bên

có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác Căn cứ cácCông văn số 5021/SCB-TGĐ.23.00 ngày 18/7/2023 của Ngân hàngTMCP Sài Gòn, Công văn số 557/CV/CN9-TH ngày 11/7/2023 củaNgân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, công văn số990/NHNoGĐ-KHNV ngày 10/7/2023 của Ngân hàng Nôngnghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thì lãi suất trong hạntrên thị trường từ 9%/năm đến 12,5%/năm Mức lãi suất nợ quáhạn bằng 150% lãi suất trong hạn Như vậy, Công ty A yêu cầuCông ty B phải trả tiền lãi của số tiền mà Công ty B chậm thanhtoán với mức lãi suất 10%/năm là mức lãi suất thấp hơn lãi suất nợquá hạn trung bình trên thị trường của 03 ngân hàng là không tráivới quy định của pháp luật

(13.398.000đ x 2 năm) + (1.116.500đ x 10 tháng) + (37.216đ x

21 ngày) = 38.742.536 đồng

Trên cơ sở các luận cứ viện dẫn trên, chúng tôi khẳng định rằngyêu cầu của thân chủ tôi là hoàn toàn phù hợp với quy định củapháp luật Với tư cách luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcho cho thân chủ mình, chúng tôi kiến nghị Hội Đồng xét xử chấpnhận yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH A – thân chủ tôi Yêu

Trang 12

cầu công ty B phải thanh toán số tiền 133.980.000 đồng tiền cọc

đã nhận, 107.184.000 đồng tiền vi phạm hợp đồng và 38.742.536đồng số tiền lãi, tổng cộng là 279.906.536 đồng cho công ty A -thân chủ tôi

Kính thưa Hội đồng xét xử, trên đây là quan điểm của Luật sư.Chúng tôi rất tin tưởng vào sự công minh của Hội đồng xét xử,kính mong Hội đồng xét xử nghiên cứu chấp nhận các luận cứ vàcác kiến nghị cụ thể hợp tình, hợp lý và thỏa đáng nói trên, để đưa

ra được một bản án khách quan, chính xác và đúng pháp luật.Tôi xin chân thành cảm ơn

BẢN ÁN SỐ 624/2022/KDTM-PT NGÀY 28/9/2022 TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ H VỀ VIỆC “TRANH CHẤP HỢP

ĐỒNG DỊCH VỤ”

I Tóm tắt bản án

Vấn đề tranh chấp: Tranh chấp hợp đồng dịch vụ.

Nguyên đơn: Công ty TNHH B

Địa chỉ: Số 435 đường Nguyễn Văn Linh, phường KênhDương, quận L, thành phố H1

Người đại diện theo ủy quyền: Bà Nguyễn Võ Thùy L(theogiấy ủy quyền ngày 17/8/2020) (có mặt)

Bị đơn: Công ty TNHH Vận tải biển T1

Địa chỉ:Số 28 đường số 67 phường Tân Phong, Quận B, Thànhphố H

Người đại diện hợp pháp cho bị đơn: Bà Võ Kim T(theo giấy

ủy quyền ngày 22/9/2022) (có mặt)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ông Lê Minh Sơn

là chủ Doanh nghiệp tư nhân thủy sản SH (vắng mặt); Công

ty TNHH ĐV - Người đại diện theo pháp luật: Bà Nguyễn KimThúy – Giám đốc (vắng mặt) và Công ty TNHH Thương MHT -Người đại diện theo pháp luật: Bà Đinh Thị Thanh Tâm (vắngmặt)

Trình bày của nguyên đơn:

Ngày 01/01/2015 nguyên đơn là công ty B và bị đơn là công

ty TNHH vận tải biển T1 ký hợp đồng nguyên tắc vận chuyểnbằng văn bản với thời hạn từ 01/01/2015 đến 31/12/2015.Ngày 01/01/2016, nguyên đơn và bị đơn giao kết hợp đồngnguyên tắc vận chuyển qua thư điện tử với thời hạn từ01/01/2016 đến 31/12/2016 Theo các hợp đồng thì bị đơnthuê xe của nguyên đơn để vận chuyển hàng, nguyên đơn sẽ

Ngày đăng: 17/04/2024, 09:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w