Quản lý nhà nước về an ninh năng lượng Điện tại việt nam Quản lý nhà nước về an ninh năng lượng Điện tại việt nam
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
An ninh năng lượng
1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
An ninh năng lượng (ANNL) đang là vấn đề cấp bách của các quốc gia trên thế giới, có tác động sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội, tác động tới quá trình phát triển của các quốc gia Nhận biết được tầm quan trọng của ANNL, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới xem xét các khía cạnh và nội dung khác nhau của ANNL, trong đó phải kể đến các nghiên cứu sau:
Lucas (2004) nghiên cứu về việc “đảm bảo ANNL của Canada”, tiếp cận dựa trên sự điều tiết của thị trường năng lượng thấy rằng: Canada là một nước chưa có bất kì một chính sách ANNL cụ thể nào và không có sự quy định rõ ràng của luật pháp về ANNL Cũng không xây dựng kế hoạch cụ thể nào nhằm đảm bảo nguồn cung ứng năng lượng Tuy nhiên, các yếu tố của việc tự điều tiết thị trường xuất nhập khẩu tự do được cho là thích hợp trong việc đảm bảo nguồn cung ứng năng lượng, với một thị trường năng lượng tin cậy, có tính tương thích cao và hệ thống giao thông đồng bộ cùng chế độ bảo vệ người tiêu dùng Còn đối với Hoa Kỳ, các vấn đề, chính sách quan trọng ảnh hưởng đến ANNL bao gồm: chính sách năng lượng và hành động ANNL của Mỹ
Cheng (2008) đã nghiên cứu “cách thức Trung Quốc nhận thức các vấn đề ANNL” Để làm được việc này, nghiên cứu đã đánh giá các tình huống năng lượng của Trung Quốc và các chương trình chính sách tương ứng, cũng như xem xét các chiến lược năng lượng tổng thể Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trên một khía cạnh nhất định Trung Quốc muốn theo cách thức của Nhật Bản trong việc ứng phó với các cuộc khủng hoảng dầu mỏ quốc tế trong năm 1970, cụ thể nâng cấp cơ cấu công nghiệp, đưa ra các biện pháp bảo tồn năng lượng, phát triển các nguồn cung cấp năng lượng mới, và tham gia vào “ngoại giao năng lượng” để đa dạng hóa và đảm bảo nguồn cung cấp
Hedenus và các cộng sự (2010) nghiên cứu về các chính sách đảm bảo ANNL của EU 25 – chi phí dự kiến của sự khủng hoảng nguồn cung cấp dầu Trong đó, các nhà nghiên cứu đã phát triển một khuôn khổ mang tính phân tích để tìm ra một khía cạnh quan trọng của ANNL, đó là chi phí dự kiến của sự khủng hoảng dầu mỏ
Coq và Paltseva (2009) đánh giá mức độ đảm bảo nguồn cung năng lượng như một phần trong việc đảm bảo ANNL của các nước khối Châu Âu Các chỉ số được sử dụng để đánh giá bao gồm: sự đa dạng của nguồn năng lượng nhập khẩu, rủi ro chính trị của quốc gia cung cấp, rủi ro liên quan đến vận chuyển năng lượng, và các tác động kinh tế làm gián đoạn nguồn cung
Sovacool (2011) đã đánh giá ANNL của các nước Châu Á – Thái Bình Dương Nghiên cứu đã tổng hợp các tiêu chuẩn đánh giá ANNL dựa trên đánh giá của nhóm chuyên gia
Zhao và các cộng sự (2012) đã đưa ra bình luận tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến ngành sản xuất năng lượng gió tại Trung Quốc Bài nghiên cứu cho rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với một số thách thức như thiếu nguồn cung cấp điện, tiêu thụ quá nhiều nhiên liệu hóa thạch và tình trạng gây ô nhiễm môi trường Tuy nhiên, có một số nguồn tài nguyên tái tạo, năng lượng gió đóng một vai trò quan trọng trong giảm thiểu các vấn đề trên Trong đó, tác giả đã đưa ra ba nhóm nhân tố để phân tích ngành công nghiệp năng lượng gió: thứ nhất là điểm mạnh như nguồn năng lượng gió dồi dào, lợi ích của môi trường, năng lực cạnh tranh của nguồn năng lượng tái tạo và sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị trong ngành sản xuất công nghiệp năng lượng gió; thứ hai là điểm yếu như giá cả nguồn năng lượng tương đối cao, gánh nặng về thuế, sự thiếu hụt về chìa khóa công nghệ cho ngành sản xuất tuabin gió, sự thiếu hụt về chất lượng và sự tin cậy, vấn đề hấp thụ năng lượng gió; thứ ba là cơ hội như nguồn năng lượng giúp “chèo lái” nền kinh tế và các chính sách hỗ trợ
Mansson (2014) đã tổng quan các phương pháp định lượng để đánh giá ANNL Nghiên cứu cũng đã đánh giá ưu điểm và hạn chế của các phương pháp đã được sử dụng để làm cơ sở cho việc vận dụng và phát triển các phương pháp này cho các nghiên cứu tiếp theo
Brown và các cộng sự (2014) đã xem xét các hoạt động ANNL của 22 quốc gia trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong giai đoạn 1970 – 2010 Bộ chỉ số đánh giá ANNL dựa trên bốn nhóm (với 10 chỉ số đánh giá), bao gồm: mức độ sẵn có của năng lượng, khả năng chi trả, hiệu quả kinh tế và năng lượng, quản lý môi trường Bốn quốc gia đã được đưa vào nghiên cứu trường hợp bao gồm: Anh, Bỉ, Pháp, và Thụy Điển Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mặc dù đã có nhiều nỗ lực và cải cách lớn trong chính sách của các nước nhằm hướng tới hiệu quả năng lượng và môi trường bền vững, ANNL của hầu hết các quốc gia đã bị giảm
Cherp và Jewell (2014) đã cho rằng cần phải mở rộng các chỉ số đánh giá ANNL Việc sử dụng bộ chỉ số dựa trên bốn nhóm (mức độ sẵn có của năng lượng, khả năng chi trả, hiệu quả kinh tế và năng lượng, quản lý môi trường) và các phương pháp liên quan không trả lời đầy đủ được các câu hỏi liên quan tới ANNL
Ren và Sovacool (2014) đã xác định các nhân tố ảnh hưởng và phương pháp chiến lược hiệu quả của việc tăng cường ANNL Trung Quốc Bài nghiên cứu tiến hành điều tra nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến ANNL Trung Quốc Song song với đó là xác định phương pháp chiến lược trong việc tăng cường ANNL Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP để xác định và xếp hạng mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến ANNL Trung Quốc Bài nghiên cứu đề xuất bảy nhân tố ảnh hưởng đến ANNL Trung Quốc bao gồm: trữ lượng các nguồn năng lượng sơ cấp bình quân đầu người thấp; hiệu quả sử dụng năng lượng thấp, vấn đề môi trường nghiêm trọng gây ra bởi việc sử dụng năng lượng, nguồn năng lượng còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, rủi ro cao của tuyến đường giao thông vận chuyển dầu mỏ, tỷ lệ năng lượng tái tạo thấp và tính thanh khoản của thị trường thấp Nghiên cứu tìm ra rằng, tỷ lệ thấp của nguồn năng lượng tái tạo là nhân tố nghiêm trọng nhất đe dọa đến ANNL Trung Quốc Bên cạnh đó, việc tiến hành nghiên cứu và phát triển trên công nghệ năng lượng và cải thiện năng lượng hiệu quả là biện pháp chiến lược tích cực và khả quan nhất
Năng lượng là nhân tố quan trọng đóng góp vào quá trình phát triển và vận hành toàn bộ hệ thống kinh tế, xã hội của các nước Do đó, vấn đề đảm bảo ANNL là yêu cầu cấp thiết thiết cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, ANPTT nói chung và ANNL nói riêng là những vấn đề hết sức cấp bách đối với các quốc gia Trước hết, ANNL là tiền đề để phát triển bền vững của mỗi quốc gia Việc đảm bảo ANNL của mỗi quốc gia sẽ quyết định việc quốc gia đó có đi theo đúng định hướng phát triển của mình hay không Còn ngược lại sẽ ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống sản xuất kinh doanh của quốc gia Bên cạnh đó, ANNL có vai trò quyết định đối với an ninh của mỗi cá nhân con người Vì vậy, năng lượng được coi như một phần thiết yếu của cuộc sống hiện đại Năng lượng là nhu cầu thiết yếu đối với tất cả các hoạt động của con người trên trái đất Ngày nay, cuộc sống của con người phụ thuộc rất nhiều vào năng lượng, chất lượng cuộc sống có đảm bảo hay không tùy vào khả năng tiếp cận năng lượng của người đó (Hoàng Minh Hằng, 2007)
Hoàng Minh Hằng (2007) đã nghiên cứu các vấn đề, thực trạng ANNL ở Đông Á và đưa ra giải pháp Hiện nay, ANNL ở Đông Á đang phải đối mặt với nguy cơ của sự cạn kiệt các nguồn năng lượng truyền thống do tốc độ khai thác quá quá mức Bên cạnh đó, mức tiêu thụ năng lượng của các quốc gia trong khu vực ngày càng gia tăng rõ rệt Trong thời kì này, các quốc gia Trung Đông lại gặp nhiều bất ổn về chính trị Điều này là thách thức vô cùng lớn đối với tình hình an ninh dầu – một trong những nguồn năng lượng chủ chốt ở Đông Á Ngoài ra, vấn đề an toàn vận chuyển trên biển cũng hết sức quan trọng, bởi đường biển là con đường chính để đưa dầu từ Trung Đông đến với Đông Á Qua đó, bài nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp tăng cường ANNL ở Đông Á như lập kho dự trữ năng lượng, tăng cường sử dụng nguồn năng lượng thay thế và xây dựng một cơ chế hợp tác ANNL toàn khu vực
Hiện nay, có một số vấn đề đặt ra đối với ANNLĐ ở Đông Á đó là nguồn năng lượng truyền thống phục vụ sản xuất điện cạn kiệt; mức độ tiêu thụ năng lượng của các quốc gia trong khu vực ngày càng tăng; sự bất ổn ở Trung Đông và vấn đề an toàn vận chuyển trên biển Do vậy, sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nguyên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ có sự ảnh hưởng quan trọng đến ANNL nói chung và ANNLĐ nói riêng tại Việt Nam Mặt khác, yếu tố chính trị được đề cập đến như những bất ổn trong khu vực, cũng như trên toàn thế giới có mối liên hệ tương đối với ANNL, Hoàng Minh Hằng (2007)
An ninh năng lượng điện
1.2.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
An ninh điện có thể được đặc trưng chủ yếu thông qua an ninh vận hành, tính linh hoạt và tính thỏa đáng, với sự tham khảo đặc biệt đến những thách thức và hạn chế của chuỗi giá trị điện bên trong An ninh điện đề cập đến khả năng của hệ thống năng lượng để tránh việc gián đoạn dịch vụ bao gồm giá năng lượng tăng mạnh, cắt giảm chất lượng năng lượng và sự gián đoạn nguồn cung (Grubb, Butler, & Twomey, 2006; JRC, 2016) Những nguyên nhân hoặc mối đe dọa tiềm tàng của những việc này có thể được phân loại thành 4 loại (Bompard, Huang, Wu, & Cremenescu, 2013): (1) Những mối đe dọa tự nhiên bao gồm điều kiện thời tiết cực đoan, hiện tượng địa chất, và những phá hủy gây ra bởi động vật (2) Các mối đe dọa tình cờ liên quan đến lỗi vận hành, lỗi cơ sở hạ tầng và lỗi của con người (3) Các mối đe dọa độc hại là các hành động có chủ ý nhằm thỏa hiệp các hệ thống quyền lực (4) Các mối đe dọa hệ thống xuất hiện từ việc sử dụng bộ nguồn năng lượng ngày càng đa dạng và sự phụ thuộc lẫn nhau của hệ thống năng lượng và các cơ sở hạ tầng khác Ngoài bản chất của chúng, các mối đe dọa đối với hệ thống anh ninh điện cũng khác nhau về khung thời gian (rất ngắn đến vài phút, trung hạn, dài hạn đến dài hàng thập kỷ), nguồn gốc (nội bộ hoặc bên ngoài hệ thống điện) và khu vực tác động trong chuỗi cung ứng điện (sản xuất, truyền tải, phân phối, phân phối tài nguyên và sử dụng cuối) (Bompard và các cộng sự., 2013; Gracceva & Zeniewski, 2014) Để được coi là an toàn, một hệ thống điện cần có khả năng cung cấp các dịch vụ điện trong vòng các tiêu chuẩn điện áp và tần số định trước Dựa trên việc phân loại các mối đe dọa theo nguồn gốc và khung thời gian, an ninh điện có thể được đánh giá dựa trên 5 thuộc tính của hệ thống điện (ENTSO-E, 2015; Fulli, 2016; Gracceva & Zeniewski, 2014):
Tính ổn định hoặc bảo mật hoạt động (áp lực bên trong – ngắn hạn) là khả năng hệ thống chịu được các xáo trộn nội bộ đột ngột (ví dụ: mất công suất phát then chốt);
Tính linh hoạt (áp lực bên trong – ngắn hạn đến trung hạn) là khả năng của hệ thống để hấp thụ sự biến đổi thế hệ (ví dụ: từ các nguồn năng lượng không liên tục) bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng đáp ứng, bộ kết nối, quản lý phía nhu cầu, v.v.;
Khả năng phục hồi (áp lực bên ngoài – trung hạn) là khả năng duy trì hoạt động sau những gián đoạn đáng kể từ bên ngoài, ví dụ: sự gián đoạn trong việc cung cấp một nguồn lực lớn do xung đột quân sự (Hosseini, Barker, & Ramirez-Marquez, 2015);
Tính thỏa đáng (áp lực nội bộ - dài hạn) là khả năng hệ thống cung cấp đủ năng lượng dài hạn để đáp ứng các yêu cầu dự kiến Như vậy, nó bao gồm bốn thành phần, bao gồm đầy đủ thế hệ và lưu trữ, truyền tải tương xứng và nhập khẩu, mạng lưới phân phối và sự thỏa đáng toàn thị trường (EURELECTRIC, 2006);
Tính mạnh mẽ (áp lực bên ngoài – dài hạn) là khả năng hệ thống thích ứng với những thay đổi chính trị và kinh tế (địa lý) dài hạn
Zhao và các cộng sự (2012) đã đưa ra bình luận tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến ngành sản xuất năng lượng điện gió tại Trung Quốc Bài nghiên cứu cho rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với một số thách thức như thiếu nguồn cung cấp điện, tiêu thụ quá nhiều nhiên liệu hóa thạch vào quá trình sản xuất điện và tình trạng gây ô nhiễm môi trường
Sự quan tâm đến an ninh năng lượng dựa trên khái niệm nguồn cung năng lượng không bị gián đoạn rất quan trọng đối với hoạt động của một nền kinh tế Tuy nhiên, định nghĩa chính xác về an ninh năng lượng (hoặc đảm bảo nguồn cung đồng nghĩa của nó an ninh nguồn cung (ANNC) khó đưa ra vì nó có ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau tại các thời điểm khác nhau (Alhajji, 2007) Theo quan điểm chung, nó có liên quan đến đảm bảo quyền truy cập vào nguồn cung cấp dầu và với sự cạn kiệt nhiên liệu hóa thạch sắp xảy ra Cụ thể, cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào những năm 1970 và 1980 đã tạo ra sự phụ thuộc rõ vào các nước xuất khẩu dầu ở Trung Đông Cùng với sự gia tăng sử dụng khí đốt tự nhiên, mối lo ngại về an ninh cũng nảy sinh đối với khí đốt tự nhiên, mở rộng khái niệm ra để bao quát cả các loại nhiên liệu khác Bởi vì dầu ngày nay là một mặt hàng được giao dịch trên toàn cầu, sự thiếu hụt vật lý thể hiện trong giá dầu trên thị trường thế giới, dưới dạng tăng dài hạn và biến động ngắn hạn (IEA, 2007ê; Toman và Michael, 2002) Kết quả là, các khái niệm an ninh nguồn cung đã chuyển một phần từ định nghĩa vật lý thuần túy về sự xuất hiện của nhiên liệu hóa thạch (được sử dụng chủ yếu bởi các nhà địa chất) sang kết hợp giá năng lượng (đặc biệt là lợi ích kinh tế) (Jenny và Frederic, 2007) Hơn nữa, hội tụ năng lượng và vận chuyển cũng được đề cập liên quan đến ANNC vì sự gián đoạn có thể xảy ra ở bất cứ đâu trong chuỗi cung ứng (Jenny và Frederic, 2007; Scheepers et al., 2007) Trong một số trường hợp, khả năng hệ thống đối phó với các sự kiện cực đoan, như bão (Katrina) hoặc các cuộc tấn công và hành động khủng bố cũng được đề cập trong bối cảnh của ANNC (Chevalier, 2005) Cuối cùng, sự ổn định chính trị của các quốc gia cung ứng và vận chuyển xuất hiện trong cỏc cuộc thảo luận về ANNC (IEA, 2004ê, b, c, 2007ê; Chevalier, 2005; Jansen et al., 2004) kể từ khi náo động cũng có thể hạn chế nguồn cung
An ninh điện cũng được định nghĩa là những hoạt động liên quan đến khả năng của hệ thống điện để tránh sự cố và sự gián đoạn trong việc cung cấp điện, trong đó bao gồm tăng giá năng lượng mạnh, giảm chất lượng cung cấp điện năng (ví dụ: giảm hiệu suất cung cấp điện) và sự gián đoạn đột ngột của nguồn cung (mất điện) (Grubb, Butler, & Twomey, 2006; JRC, 2016) Các nguyên nhân tiềm ẩn hoặc mối đe dọa của các sự cố đó có thể được phân thành bốn loại (Bompard, Huang,
Wu, & Cremenescu, 2013) Do được sử dụng rộng rãi bởi nhiều bên liên quan khác nhau, khái niệm an ninh điện được kết hợp từ nhiều mô hình (Fulli, 2016)
Một số nghiên cứu chỉ ra 7 nhân tố ảnh hưởng đến ANNLĐ Trung Quốc trong đó có đề cập đến vấn đề phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu sản xuất điện (than đá, khí thiên nhiên, dầu mỏ), ngoài ra 6 nhân tố còn lại đó là trữ lượng thấp của các nguồn năng lượng sơ cấp bình quân đầu người; hiệu quả sử dụng năng lượng thấp; vấn đề môi trường nghiêm trọng gây ra bởi sử dụng năng lượng; tuyến đường giao thông vận chuyển nguyên liệu rủi ro cao; tỷ lệ năng lượng tái tạo thấp và tính thanh khoản của thị trường thấp Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng năng lượng thấp và hiệu quả khai thác năng lượng có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của ngành điện Do vậy, tăng trưởng ngành điện là một trong những yếu tố xác đáng ảnh hưởng đến ANNLĐ, Ren và Sovacool (2014)
1.2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
An ninh năng lượng điện được coi là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia trong thời gian sắp tới Ngày nay và trong một vài thập kỷ tới, ngoại trừ Nga, Mỹ và một vài nước Trung Đông, nhiều nước đang và sẽ sớm đối mặt với thiếu hụt cung cấp năng lượng Việt Nam tuy mới là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và mới đạt được mức độ thu nhập trung bình, nhưng với sức rướn của một đất nước giàu truyền thống và con người thông minh cần cù, dự báo đất nước ta sẽ tiếp tục phát triển nhanh trong những thập kỷ tới Cung cầu năng lượng nói chung và cung cầu điện nói riêng ở nước ta đang có những vấn đề bức xúc đặt ra Xem xét nghiên cứu một cách nghiêm túc và sâu sắc về các giải pháp ANNL trong hệ thống điện (HTĐ) là vấn đề không chỉ của Nhà nước, Chính phủ mà là trách nhiệm của mỗi người chúng ta (Nguyễn Anh Tuấn, 2014) Đã có một số học giả Việt Nam nghiên cứu các vấn đề khác nhau liên quan tới ANNLĐ Có thể kế đến một số nghiên cứu sau:
Theo Nguyễn Anh Tuấn (2017), tập trung vào chính sách tiết kiệm và sử dụng năng lượng điện hiệu quả là mục tiêu dễ tiếp cận đối với nước ta do đây là hình thức dễ thực hiện Hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng tiết kiệm điện được triển khai rất nhiều trong thời gian qua
Các cuộc vận động người dân với khẩu hiệu: “Tắt bớt đèn khi không cần thiết và trước khi ra khỏi phòng”; “đặt máy điều hoà ở mức 27 độ -:-28 độ C”; khuyến khích người tiêu dùng “Thay bóng đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang và đèn
Quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện
và khuyến khích người dân sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng”; thực hiện công tác kiểm toán năng lượng để các hộ công nghiệp và thương mại có các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả nhất… Theo đánh giá, thực hiện tốt “Chương trình mục tiêu quốc gia về tiết kiệm và hiệu quả năng lượng” có thể giảm được nhu cầu tiêu thụ năng lượng cuối cùng tới trên dưới 10% trong vòng 5 năm tới
Theo Lê Thị Thúy (2020), thống kê quốc tế năm 2018, tiêu thụ năng lượng bình quân thế giới khoảng 1.795 kgOE/người, tiêu thụ điện bình quân của thế giới là khoảng 3.450 kWh/người, sản xuất điện bình quân khoảng 3.100 kWh/người Việt Nam có tiêu thụ điện tính bình quân đầu người là 2.200 kWh/người Trong khi các nước trong khu vực, tiêu thụ điện bình quân đầu người năm 2018 quy đổi theo kWh là: Singapore: 8.300, Malaysia: 4.300, Thái lan: 2.736, Trung Quốc: 4.018, Hàn Quốc: 9.872, Nhật Bản: 7.480 Với mức tiêu thụ như trên, so với các nước, tiêu thụ năng lượng nói chung Việt Nam chỉ mới đạt khoảng từ 35% - 40%, về tiêu thụ điện chỉ khoảng 65% so với bình quân đầu người trên thế giới Một số vấn đề của ngành điện gặp phải hiện tại là khá lớn Giai đoạn từ năm 2020 - 2024 được dự báo sẽ bị thiếu điện trầm trọng do nguyên nhân một số các nhà máy nguồn điện có công suất lớn bị chậm tiến độ cũng như một số các dự án truyền tải cũng đang gặp khó khăn… Thị trường điện vận hành chậm chạp, thực tế giá điện không phản ánh đầy đủ các chi phí theo thị trường có thể xem là lý do khiến các đối tác tham gia không mặn mà, góp phần dẫn tới lỗ hổng về an ninh năng lượng
1.3 Quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện
1.3.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Prontera (2019) nghiên cứu chính trị và QLNN về ANNL tại Liên minh châu Âu Mô hình QLNN theo trường phái cổ điển được sử dụng để phân tích quá trình tích hợp ngành năng lượng châu Âu, bao gồm cả vấn đề nhảy cảm về an ninh nguồn cung khí đốt Nghiên cứu này chỉ ra rằng, trong giai đoạn hiện nay, việc áp dụng các khái niệm trước đây sẽ không không đưa ra một bức tranh chính xác của QLNN về ANNL tại châu Âu Nghiên cứu đã áp dụng mô hình nhà nước khởi tạo cho châu Âu và soi chiếu nó với cách tiếp cận nhà nước quản lý Nhà nước khởi tạo là mô hình QLNN đặc biệt dựa trên việc kết hợp thay giải quyết vấn đề xung đột giữa mô hình tiếp cận thị trường làm trung tâm và mô hình nhà nước làm trung tâm với quan điểm siêu cường về ANNL của châu Âu Nghiên cứu cũng chỉ ra cách thức QLNN về ANNL trong một nhà nước khởi tạo sẽ tốt hơn trong việc đảm bảo các nguyên tắc QLNN, hoạch định chiến lược, thực thi các kế hoạch, giải quyết các vấn đề ANNL tại châu Âu
Chính sách và chiến lược phát triển ngành điện của mỗi quốc gia liên quan chặt chẽ tới việc đảm bảo an ninh điện tại mỗi quốc gia Chính sách về ANNLĐ có vai trò quan trọng đối với việc đảm bảo an toàn của nguồn cung cấp năng lượng điện vì chính phủ của nhiều quốc gia kiểm soát việc cung cấp năng lượng Theo rất nhiều nghiên cứu trước đây, chỉ có ba nghiên cứu đã cố gắng định lượng yếu tố định tính mà được định nghĩa là “sự ổn định chính sách” sử dụng như một thước đo của ANNC IEA sử dụng xếp hạng rủi ro chớnh sỏch ICRG (IEA, 2004ê) Trong một bỏo cáo tiếp theo, IEA dựa trên thước đo rủi ro chính sách trên mức trung bình của hai trong sáu chỉ số quản trị toàn cầu của Ngân hàng Thế giới: Ổn định chính sách và khụng cú bất ổn chớnh sỏch, và Chất lượng điều tiết (IEA, 2007ê)
Toàn bộ ngành điện của Vương quốc Anh được kiểm soát từ năm 1957 bởi Ủy ban phát điện trung ương, chịu trách nhiệm về các nhà máy điện và mạng lưới điện ở Anh và xứ Wales Trong giai đoạn này, cuộc khủng hoảng dầu mỏ quốc tế năm 1973-1974 và 1979 đã hướng sự chú ý của chính phủ và chính trị vào chính sách năng lượng, vì giá vận chuyển và nhiên liệu phục vụ đời sống xã hội tăng nhanh (Electricity Council, 1987) Trong những năm 1970 và 80, các nhà máy nhiệt điện than đã tạo ra khoảng 80% điện năng của Anh và trong một loạt các vấn đề tranh chấp giữa các doanh nghiệp và các công đoàn thợ mỏ đã gây ra sự gián đoạn đáng kể cho nguồn cung cấp điện Điều này bao gồm “sự kiện: ba ngày” trong mùa đông năm 1974, trong đó nguồn than cạn kiệt do hoạt động đình công từ các công nhân mỏ đã buộc chính phủ chỉ cung cấp điện cho khách hàng thương mại trong ba ngày làm việc mỗi tuần Đầu những năm 1980, chính phủ Margaret Thatcher, đã lên kế hoạch hạn chế quyền lực của các công đoàn thợ mỏ, dẫn đến một cuộc đình công lớn vào những năm 1984-85 Việc tập trung đến vấn đề tư nhân và tự do hóa hệ thống năng lượng của Vương quốc Anh đã tăng lên trong giai đoạn này, bước đầu dẫn đến việc tư nhân hóa hệ thống khí đốt của Vương quốc Anh vào năm 1986 (Pearson & Watson, 2012)
Năm 1989, Đạo luật Điện lực (1989) đã được thông qua, bắt đầu quá trình tư nhân hóa ngành điện ở Anh Ở Anh và xứ Wales, công ty nhà nước về truyền tải điện đã thoái vốn mạng lưới truyền tải thành một công ty mới, National Grid Plc và mạng lưới phân phối vào mười bốn khu vực, sau đó được tư nhân hóa thành nhà khai thác mạng phân phối (DNOs) Các nhà máy điện ban đầu được tư nhân hóa thành hai công ty khác nhau – Powergen và National Power, tuy nhiên các nhà máy hạt nhân vẫn nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ (Pearson & Watson, 2012) Hình thành một thị trường để kinh doanh điện phải đối mặt với một số thách thức đặc biệt bởi năng lượng điện là một mặt hàng đặc thù – nó không thể dễ dàng được lưu trữ và do đó sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ phải diễn ra trong thời gian thực Pool, một thị trường giao dịch giá bán buôn tập trung, được thành lập để tạo thuận lợi cho giao dịch – điều này đã được thay thế vào năm 2001 với thỏa thuận giao dịch điện mới (NETA), trong đó nhà máy phát điện và nhà cung cấp có thể hình thành hợp đồng cung cấp song phương, với hợp đồng National Grid cân bằng hệ thống và dự trữ Điều này sau đó đã được mở rộng đến Scotland trong các thỏa thuận BETTA năm 2005 (Elexon, 2015; NAO, 2014)
Theo Martin (2010), chính phủ Đức đã đưa ra chính sách năng lượng tái tạo nhằm đặt ra các mục tiêu tham vọng trung hạn và dài hạn về giảm mức tiêu thụ năng lượng 20% vào năm 2020 so với mức tiêu thụ thiết yếu năm 2008 và ít nhất 50% vào năm 2050; tỷ lệ năng lượng tái tạo chiếm 18% mức tiêu thụ năng lượng vào năm 2020 và ít nhất 80% điện năng tiêu thụ trong năm 2050; tiết kiệm hơn 20% năng lượng các hoạt động làm ấm, sưởi vào năm 2020, giảm 80% tiêu thụ năng lượng sơ cấp đến năm 2050, xây dựng tòa nhà thân thiện với khí hậu và tăng gấp đôi tốc độ hiện đại hóa năng lượng lên 2% mỗi năm; tăng sản xuất năng lượng bình quân 2,1% tới năm 2050 Đầu tư kịp thời và phù hợp dựa vào phát triển cơ sở hạ tầng ngành điện là yếu tố chính cho lý do tại sao Hoa Kỳ có nguồn cung ứng điện đáng tin cậy trong công tác đảm bảo an ninh năng lượng điện quốc gia Tập đoàn điện Bắc Mỹ
(NERC) tuyên bố rằng mức dự trữ vượt mức ở mức cao nhất của Hoa Kỳ trong điều kiện bình thường ở mức cao hơn khoảng 29% nhu cầu cao điểm, và trong trường hợp xấu nhất vẫn còn khá cao khoảng 15% (NERC, 2017) Một yếu tố quan trọng khác là giá điện công nghiệp thấp, đã tăng mạnh kể từ năm 2003 Chẳng hạn, trong những năm gần đây, giá điện công nghiệp ở Mỹ nằm trong số 10% thấp nhất thế giới (IEA, 2017)
Theo báo cáo của tập đoàn điện lực Hàn Quốc năm 2018, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, chính phủ Hàn Quốc đã bắt đầu lên kế hoạch tư nhân hóa lĩnh vực điện, và việc đầu tiên là tách tập đoàn điện lực Hàn Quốc thành 6 công ty con vào năm 2000, trong năm 1989 tập đoàn đã bán ra 21% cổ phần cho công chúng Như vậy, chính phủ Hàn Quốc đã có chủ trương tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước về sản xuất điện thông qua hoạt động cổ phần hóa các doanh nghiệp này
1.3.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Lê Đồng Hải (2017), trước năm 1990, hầu hết tất cả các ngành điện trên thế giới đều là ngành công nghiệp độc quyền bởi một tập đoàn nhà nước (đa số) hoặc tư nhân được tổ chức dưới dạng tích hợp dọc, nghĩa là tất cả khâu phát điện, truyền tải, phân phối và bán lẻ đều do một đơn vị duy nhất độc quyền thực hiện Ở Việt Nam, ngành điện cũng xuất phát từ mô hình công ty điện lực độc quyền nhà nước liên kết dọc truyền thống Năm 1994, đường dây truyền tải điện Bắc – Nam đi vào hoạt động đã kết nối hệ thống điện các miền của cả nước thành một hệ thống điện thống nhất trên toàn quốc Cùng với đó là việc thành lập Tổng công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam) thực hiện tất cả các chức năng sản xuất, truyền tải, phân phối và bán lẻ điện, nghĩa là một doanh nghiệp độc quyền thực hiện tất cả các khâu, công đoạn của ngành điện Hay nói cách khác, vị thế độc quyền nhà nước trong ngành điện được trao cho một DNNN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) thực hiện
Theo ADB (2015), nhu cầu điện ngày càng tăng mạnh trong khi đó nguồn cung điện hạn chế Đến năm 1995, vẫn có đến gần 50% dân số Việt Nam chưa được tiếp cận điện năng Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu cụ thể cho những năm tiếp theo Theo đó, nguồn cung điện đã tăng với việc tiếp cận điện năng tăng lên 93% dân số vào năm 2004 Tuy nhiên, để đạt mục tiêu điện khí hóa, EVN đã đối mặt với nhiều khó khăn về tài chính và quản lý Điều này cũng tạo áp lực tài chính đáng kể cho chính phủ bởi vì doanh thu của EVN không bù đắp đủ nhu cầu vốn đầu tư và bảo trì hoạt động của hệ thống điện Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã cho phép sự tham gia của các nhà sản xuất điện độc lập vào năm
2000 Chính phủ cũng bắt đầu thực hiện cơ cấu lại EVN năm 2003
CIEM (2018), Luật Điện lực năm 2004 và Luật Điện lực (sửa đổi) năm 2012, Điều 4 quy định “Xây dựng và phát triển thị trường điện lực theo nguyên tắc công khai, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, có sự điều tiết của Nhà nước để nâng cao hiệu quả trong hoạt động điện lực; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện; thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và tư vấn chuyên ngành điện lực “Nhà nước nắm toàn quyền hoạt động điều tiết và vận hành hệ thống truyền tải điện quốc gia, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh” Luật Điện lực cũng quy định định hướng phát triển một thị trường điện cạnh tranh Điều này đòi hỏi phải phá vỡ thế độc quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hình thành một thị trường bán buôn điện cạnh tranh và cuối cùng là thị trường bán lẻ điện cạnh tranh Như vậy, khung pháp luật đã xác định chủ trương Nhà nước không giữ độc quyền toàn bộ ngành điện và muốn tạo lập một thị trường điện cạnh tranh trong các khâu phát điện, phân phối điện, bán buôn bán lẻ điện
Cũng theo báo cáo CIEM (2018), các cơ chế, chính sách về sắp xếp, cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước nói chung và sắp xếp, cơ cấu lại ngành điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam nói riêng cũng tạo cơ sở pháp lý cho cải cách độc quyền nhà nước trong ngành điện Căn cứ Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1782/QĐ-TTg ngày 23/11/2012 phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn 2012-2015, trong đó xác định rõ mục tiêu cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, vốn của Tập đoàn tại các công ty con, doanh nghiệp thành viên Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định số 168/QĐ-TTg ngày 7/2/2017 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành điện giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 xác định rõ mục tiêu chuyển đổi hoạt động của ngành điện theo cơ chế thị trường, tăng cường tính công khai, minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh Căn cứ Quyết định số 707/QĐ-TTg ngày 25/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số số 852/QĐ-TTg ngày 14/6/2017 phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn 2017-2020
Nguyễn Anh Tuấn (2017), trong thời gian qua, chính phủ đã thực hiện một số chính sách về điện nhằm mục đích phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, hỗ trợ người nghèo, người thu nhập thấp, nhà nước đã cố gắng giữ giá điện ở mức khá thấp so với các nước trong khu vực Tuy nhiên chính sách bình ổn giá điện cũng gây một số hệ lụy và hậu quả như: việc sử dụng điện lãng phí tại các thành phố lớn, các hộ sản xuất nhỏ lẻ sử dụng công nghệ lạc hậu, ý thức tiết kiệm điện chưa cao ở một bộ phận người dân thành phố
Nhận xét từ tổng quan các công trình nghiên cứu
Tổng quan tài liệu cho thấy, ANNLĐ đóng một vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại do điện đóng một vai trò kép trong nền kinh tế hiện đại, nó vừa là đầu vào vừa là đầu ra của quá trình sản xuất của nền kinh tế, liên quan đến mọi ngóc ngách của đời sống tinh thần của con người Yêu cầu đối với QLNN về ANNLĐ đòi hỏi các quốc gia phải cải cách các mô hình quản lý một cách hiệu quả trong công tác đảm bảo ANNLĐ Do đó, QLNN về ANNLĐ là một công tác rất quan trọng đối với việc phát triển các nền kinh tế một cách bền vững, mục tiêu của công tác đảm bảo nguồn cung điện sẽ đảm bảo được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia
Trước tiên, có thể thấy, các công trình nghiên cứu trước đây đã khái quát được hoạt động QLNN về ANNLĐ của các quốc gia thông qua việc xây dựng chiến lược, kế hoạch, chính sách về ANNLĐ, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu này được thực hiện khi bắt đầu cuộc khủng hoảng ANNL nói chung và ANNLĐ nói riêng những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, và hầu hết được thực hiện tại các nước phát triển, nơi đã có những yếu tố thuận lợi về nhân lực và khoa học kỹ thuật cho việc triển khai công tác ANNLĐ, rất khác so với điều kiện phát triển tại Việt Nam Tiếp đến, ngày nay với những thay đổi về quan hệ quốc tế, xu hướng toàn cầu hóa, liên kết khu vực và nhu cầu phát triển bền vững cũng khiến hoạt động đảm bảo ANNLĐ có nhiều thay đổi cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vì vậy nhu cầu về việc xem xét công tác QLNN về ANNLĐ trong điều kiện mới là hết sức cấp bách Bên cạnh đó, những nghiên cứu trên chưa đề cập tới những vấn đề cơ bản của QLNN về ANNLĐ như khái niệm, chức năng, bộ máy, nội dung QLNN về ANNLĐ
Các công trình nghiên cứu QLNN về ANNLĐ gần đây tại Việt Nam thường tập trung vào các vấn đề về tái cấu trúc ngành điện, tiếp cận công tác cải cách luật điện lực, cải cách thị trường điện lực một cách đơn tuyến chứ chưa tiếp cận nghiên cứu một cách chỉnh thể với QLNN về ANNLĐ Các công trình nghiên cứu về đảm bảo ANNLĐ hầu hết dựa trên các chiến lược phát triển năng lượng điện quốc gia nhưng có rất ít các công trình nghiên cứu mà tập trung vào công tác Quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện dưới góc độ quản lý kinh tế bao gồm các nội dung: (1) chính sách và kế hoạch của nhà nước nhằm đảm bảo an ninh năng lượng điện, (2) tổ chức thực thi các kế hoạch và chính sách về ANNL điện và (3) kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác quản lý của nhà nước nhằm đảm bảo an ninh năng lượng điện Bên cạnh đó cần nghiên cứu và hệ thống hóa lại khung lý thuyết bao gồm các nhân tố tác động tới ANNLĐ của Việt Nam đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề an ninh năng lượng điện tại Việt Nam nhằm đưa ra một số đánh giá mức độ đảm bảo an ninh năng lượng điện dưới góc độ quản lý kinh tế dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới là cấp thiết trong bối cảnh hiện nay
Thực tế trong thời gian qua vấn đề ANNLĐ ở Việt Nam cũng thường xuyên được đưa ra trong các hội thảo cấp quốc gia Nhưng còn ít các nghiên cứu các tiêu chí đánh giá công tác QLNN về ANNLĐ trong bối cảnh mới của cuộc công nghiệp cách mạng 4.0, yêu cầu tăng trưởng bền vững của nền kinh tế quốc dân, nhu cầu công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước và sự phát triển của các loại hình năng lượng tái tạo mới Các “khoảng trống” trên sẽ là cơ sở để luận án tập trung làm rõ việc thực hiện các kế hoạch và chính sách về ANNLĐ, về công tác kiểm tra giám sát việc đảm bảo ANNLĐ, các vấn đề còn tồn tại trong QLNN về ANNLĐ từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện
An ninh năng lượng điện và QLNN về ANNLĐ hiện tại là lĩnh vực chưa được nghiên cứu nhiều tại Việt Nam, vì vậy việc tổng quan các công trình nghiên cứu sẽ cung cấp cái nhìn tổng thể về các vấn đề lý luận và các vấn đề thực tiễn có liên quan đến luận án Qua quá trình tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về ANNLĐ và vấn đề QLNN về ANNLĐ cho kết quả là các công trình đó chưa nghiên cứu sâu về các vấn đề lý luận QLNN về ANNLĐ, chưa có những đánh giá thực trạng ANNLĐ một cách toàn diện công tác QLNN ở Việt Nam, do đó chưa đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác QLNN về ANNLĐ tại Việt Nam Do đó, đây chính là vấn đề trọng yếu mà luận án tập trung nghiên cứu và làm rõ.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH NĂNG LƯỢNG ĐIỆN
An ninh năng lượng điện
2.1.1 Khái niệm an ninh năng lượng điện
2.1.1.1 Khái niệm năng lượng điện
Theo cơ quan năng lượng quốc tế, năng lượng điện là chỉ năng lực sử dụng điện nhằm mục đích sinh công bằng mọi hình thức Năng lượng điện không những là hình thái nguồn năng lượng kinh tế, thực dụng, sạch sẽ, hơn nữa dễ dàng kiểm soát và chuyển đổi, lại còn là một sản phẩm đặc thù do bộ, ban, ngành điện lực cung cấp cho các hộ gia đình sử dụng điện lực, và do ba bên phát – cấp – dùng cùng nhau bảo chứng chất lượng (nó có sẵn một số đặc trưng của sản phẩm đồng dạng, thí dụ như có thể được đo lường, dự kế, bảo chứng hoặc cải thiện) Điện năng được ứng dụng rộng khắp ở các lĩnh vực như động lực, chiếu sáng, hoá học, dệt may, thông tin, phát thanh,… là động lực chủ yếu để cho khoa học – công nghệ phát triển và kinh tế nhân dân nhảy vọt Điện năng đóng vai trò trọng đại trong đời sống của chúng ta Năng lượng điện là một yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động của mỗi con người, mỗi quốc gia và toàn nhân loại Không có bất cứ một quốc gia có thể tồn tại được nếu không có năng lượng điện hoặc không bị ảnh hưởng bởi năng lượng điện Chính vì vậy, năng lượng điện đã trở thành điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới Khi con người bước vào cuộc cách mạng 4.0 thì vai trò của năng lượng điện càng giữ vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng của tất cả các nền kinh tế trên thế giới, ngày nay sự phụ thuộc của con người vào các thiết bị điện tử đồng nghĩa với việc nếu nguồn năng lượng điện không được đáp ứng đầy đủ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của con người
2.1.1.2 Khái niệm an ninh năng lượng điện
Khái niệm an ninh năng lượng điện theo quan điểm ứng phó
Theo Rabindra Nepaln, Tooraj Jamasb (2013), an ninh điện có thể được định nghĩa là khả năng của hệ thống điện có thể ứng phó với các tình huống xấu – tức là các tình huống hoặc sự cố tạo ra các ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống cung cấp điện – hoặc các sự cố - tức là sự cố hỏng hóc hoặc mất điện của hệ thống cung ứng điện – với sự gián đoạn dịch vụ tối thiểu có thể chấp nhận được An ninh năng lượng điện có thể được hiểu là khả năng ứng phó với những mối đe dọa ảnh hưởng tới hoạt động cung cấp điện năng, có thể tạo thành các tình huống bất lợi cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế Có nhiều yếu tố tác động đến an ninh năng lượng điện mà không nhất thiết phải phát sinh từ nội tại của hệ thống điện, có thể kể đến như: chính sách quản lý của nhà nước, biến đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế, thiên tai dịch bệnh,… An ninh năng lượng điện rất dễ bị tổn thương trước các mối đe dọa đến từ tự nhiên hoặc nhân tạo, có thể dự báo hoặc không dự báo được Là một thành phần quan trọng của hệ thống năng lượng, hệ thống điện phải đối mặt với một số mối đe dọa từ mất an ninh – từ tự nhiên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, cũng như những cam kết về giảm phát thải khí nhà kính Các mối đe dọa có khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh năng lượng điện có thể đặc trưng bởi các tác động về khu vực địa lý, thời gian, nguồn lực bên trong và bên ngoài
An ninh điện cũng được định nghĩa là những hoạt động liên quan đến khả năng của hệ thống điện để tránh sự cố và sự gián đoạn trong việc cung cấp điện, trong đó bao gồm tăng giá năng lượng mạnh, giảm chất lượng cung cấp điện năng (ví dụ: giảm hiệu suất cung cấp điện) và sự gián đoạn đột ngột của nguồn cung (mất điện) (Grubb, Butler, & Twomey, 2006; JRC, 2016) Các nguyên nhân tiềm ẩn hoặc mối đe dọa của các sự cố đó có thể được phân thành bốn loại (Bompard, Huang,
Wu, & Cremenescu, 2013) Do được sử dụng rộng rãi bởi nhiều bên liên quan khác nhau, khái niệm an ninh điện được kết hợp từ nhiều mô hình (Fulli, 2016)
Khái niệm an ninh năng lượng điện theo quan điểm quản lý
An ninh năng lượng điện là yếu tố quan trọng đối với các xã hội và nền kinh tế hiện đại Các công nghệ kỹ thuật số, cơ sở hạ tầng truyền thông và hoạt động công nghiệp đều phụ thuộc vào một nguồn cung điện đáng tin cậy và hiệu quả Khi các quốc gia chuyển sang các nguồn điện ít carbon hơn, các nhà sản xuất phải đối mặt với một số thách thức đang diễn ra, vì năng lượng tái tạo thường đòi hỏi mức độ linh hoạt cao hơn từ mạng lưới để bù đắp cho sự gián đoạn của họ Do đó, các chính phủ ngày càng lo ngại về khả năng đáp ứng của thị trường điện hiện tại và khung pháp lý để tiếp tục quản lý một nguồn điện đáng tin cậy, giá cả phải chăng và hiệu quả
An ninh điện có thể được hiểu là đảm bảo trạng thái an toàn trong quản lý và vận hành hệ thống cung ứng điện, có tính linh hoạt và thỏa đáng, với những thách thức và hạn chế của chuỗi giá trị điện bên trong hệ thống An ninh điện đề cập đến khả năng đảm bảo việc cung ứng điện một cách liên tục bất chấp việc tăng giá của nguyên liệu đầu vào, chất lượng nguyên liệu hay sự gián đoạn nguồn cung (Grubb, Butler, & Twomey, 2006; JRC, 2016) Những nguyên nhân hoặc mối đe dọa ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và kinh doanh năng lượng điện có thể được phân loại thành 4 loại (Bompard, Huang, Wu, & Cremenescu, 2013): (1) Những mối đe dọa tự nhiên bao gồm điều kiện thời tiết cực đoan, hiện tượng địa chất, và những phá hủy gây ra bởi động vật (2) Các mối đe dọa tình cờ liên quan đến lỗi vận hành, lỗi cơ sở hạ tầng và lỗi của con người (3) Các mối đe dọa độc hại là các hành động có chủ ý nhằm thỏa hiệp các hệ thống quyền lực (4) Các mối đe dọa hệ thống xuất hiện từ việc sử dụng bộ nguồn năng lượng ngày càng đa dạng và sự phụ thuộc lẫn nhau của hệ thống năng lượng và các cơ sở hạ tầng khác Ngoài bản chất của chúng, các mối đe dọa đối với hệ thống anh ninh điện cũng khác nhau về khung thời gian (rất ngắn đến vài phút, trung hạn, dài hạn đến dài hàng thập kỷ), nguồn gốc (nội tại hoặc bên ngoài hệ thống điện) và khu vực tác động trong chuỗi cung ứng điện (sản xuất, truyền tải, phân phối, phân phối tài nguyên và sử dụng cuối) (Bompard và các cộng sự., 2013; Gracceva & Zeniewski, 2014)
An ninh năng lượng điện có thể được định nghĩa là việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng điện Khuyến khích người tiêu dùng “Thay bóng đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang và đèn compact”; chương trình “Tiến hành dán nhãn các thiết bị điện tiết kiệm năng lượng và khuyến khích người dân sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng”; thực hiện công tác kiểm toán năng lượng để các hộ công nghiệp và thương mại có các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả nhất… Theo đánh giá, thực hiện tốt “Chương trình mục tiêu quốc gia về tiết kiệm và hiệu quả năng lượng” có thể giảm được nhu cầu tiêu thụ năng lượng cuối cùng tới trên dưới 10% trong vòng 5 năm tới, theo Nguyễn Anh Tuấn (2017)
An ninh năng lượng điện tại Việt Nam có thể được hiểu là việc đảm bảo đáp ứng lượng cầu về điện tăng nhanh từ sau giai đoạn “Đổi mới”, Quy hoạch điện VII cho giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn 2030 đã đặt ra những tham vọng lớn về các nguồn năng lượng tái tạo và đặc biệt là năng lượng nguyên tử Về quy hoạch nguồn điện Việt Nam trong thời gian tới cần tiếp tục điều chỉnh; trong ngắn hạn tập trung phát triển điện khí nhằm thay thế cho điện than; trong trung hạn bên cạnh việc tiếp tục tập trung vào phát triển điện khí bên cạnh việc thử nghiệm khai thác các nguồn điện gió và điện mặt trời; và cuối cùng trong dại hạn cùng với việc các nguồn nguyên liệu hóa thạch dần bị cạn kiệt thì việc phát triển các loại khí sinh học là yêu cầu bắt buộc, do vậy việc phát triển nguồn nguyên liệu xanh-khí sinh học dung cho điện khí là bước đi bắt buộc trong tương lai của ngành điện Việt Nam, theo Bùi Xuân Hồi (2018) cho rằng
Do vậy, luận án cho rằng, ANNLĐ là việc sản xuất, cung ứng và sử dụng năng lượng điện đạt trạng thái an toàn nhằm ngăn ngừa, kiểm soát các nguy cơ, đảm bảo phát triển ổn định và bền vững ngành điện
2.1.2 Đặc trưng của an ninh năng lượng điện
Theo Gianluca Fulli (2016), an ninh năng lượng điện có thể được hiểu bởi một số đặc trưng sau:
An ninh năng lượng điện được đánh giá bởi đặc trưng liên kết liên ngành với cơ chế quản trị phù hợp, tạo nên hệ thống mang tính quốc gia và khu vực được triển khai một cách hài hòa Cơ chế ra quyết định hợp tác, chỉ đạo thực hiện phối hợp hành động xuất phát từ các phân tích về thực trạng công tác đảm bảo ANNLĐ thích hợp Trong điều kiện lý tưởng, ANNLĐ nên được xem xét trên quy mô khu vực, vì việc giải quyết các vấn đề ANNLĐ không chỉ đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề kỹ thuật mà còn cả vấn đề quyết định tương tác một cách hiệu quả, nó có thể trở nên khả thi hơn khi thực hiện đối với hành động phân tích an ninh điện điện khu vực (xuyên quốc gia), cũng như xem xét khuôn khổ chính sách phát triển của khu vực
2.1.2.2 Đặc trưng chiến lược Đánh giá quy mô an ninh năng lượng điện cần được đánh giá bao gồm cơ sở hạ tầng, tài nguyên, thị trường, quy định pháp quy, và địa chính trị Các phương pháp đánh giá an ninh điện nên có khả năng quan sát tốt hơn và giải thích sự tương tác của hệ thống chuỗi giá trị điện với hệ thống năng lượng rộng hơn và các phạm trù khác Việc đóng góp quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, một hệ thống quản trị lưới điện thông minh và hiệu quả, được tích hợp từ nhiều nguồn năng lượng là nhu cầu thiết yếu của các nền kinh tế Đối với mỗi quốc gia, việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội không thể tách rồi được chiến lược phát triển năng lượng nói chung và chiến lược phát triển năng lượng điện nói riêng Việc đảm bảo nguồn cung điện cho quá trình sản xuất và tiêu dùng xã hội là yếu tố then chốt giúp các quốc gia phát triển một cách bền vững
Cần có một chiến lược phát triển hệ thống truyền tải điện thông minh, hoặc hệ thống đa năng lượng cần được tập trung phát triển nhằm mục tiêu đảm bảo nguồn cấp năng lượng điện cho toàn bộ nền kinh tế Phân tích an ninh điện nên mở rộng từ bao trùm dòng điện/an ninh hàng hóa sang bao gồm an ninh dịch vụ cung cấp điện Điều này có thể giúp xác định các phương tiện và con đường khác nhau để bảo vệ an ninh và xác định các mối đe dọa và cơ hội khác nhau trong chuỗi cung ứng (ví dụ: được liên kết để đáp ứng nhu cầu)
Các phân tích trực quan dựa trên mô hình và dựa trên hệ thống thông tin địa lý tiên tiến (GIS) nên được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ các quá trình các nhà hoạch định chính sách khi nghiên cứu, phân tích, thiết kế và diễn giải các kịch bản / kết quả của an năng lượng ninh điện Các nhà phân hoạch định chính sách trước khi đưa ra quyết định nên tận dụng các công nghệ tiên tiến nhờ sử dụng Big Data, giả lập thời gian thực và xử lý song song để phát triển các mô hình quy mô đầy đủ chi tiết của lưới điện quốc gia nhằm cung cấp một hệ thống cung cấp đồng bộ và hiện đại, đảm bảo an toàn trong việc cung cấp điện đầy đủ và an toàn trên toàn hệ thống
An ninh năng lượng điện như chúng ta biết, phụ thuộc rất lớn vào trình độ khoa học kỹ thuật của quốc gia cũng như của ngành Đảm bảo an ninh năng điện lượng chính là đảm bảo an ninh nguồn cung điện, ở đây do đặc thù việc sản xuất điện phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên và khoa học kỹ thuật Để được coi là an toàn, một hệ thống điện cần có khả năng cung cấp các dịch vụ điện trong vòng các tiêu chuẩn điện áp và tần số định trước Dựa trên việc phân loại các mối đe dọa theo nguồn gốc và khung thời gian, an ninh điện có thể được đánh giá dựa trên 5 thuộc tính của hệ thống điện (ENTSO-E, 2015; Fulli, 2016; Gracceva & Zeniewski, 2014): (1) Tính ổn định hoặc bảo mật hoạt động; (2) Tính linh hoạt; (3) Khả năng phục hồi (áp lực bên ngoài – trung hạn) là khả năng duy trì hoạt động sau những gián đoạn đáng kể từ bên ngoài, ví dụ: sự gián đoạn trong việc cung cấp một nguồn lực lớn do xung đột quân sự (Hosseini, Barker, & Ramirez- Marquez, 2015); (4) Tính thỏa đáng (áp lực nội bộ - dài hạn) là khả năng hệ thống cung cấp đủ năng lượng dài hạn để đáp ứng các yêu cầu dự kiến Như vậy, nó bao gồm bốn thành phần, bao gồm đầy đủ thế hệ và lưu trữ, truyền tải tương xứng và nhập khẩu, mạng lưới phân phối và sự thỏa đáng toàn thị trường (EURELECTRIC, 2006); (5) Tính mạnh mẽ (áp lực bên ngoài – dài hạn) là khả năng hệ thống thích ứng với những thay đổi chính trị và kinh tế (địa lý) dài hạn
2.1.3 Vai trò của an ninh năng lượng điện
Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều đang phải tập trung hoạch định các chiến lược đảm bảo ANNLĐ bởi lẽ ANNLĐ đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững của các quốc gia
Thứ nhất, việc đảm bảo năng lượng điện là yếu tố không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia ngày nay, đối với những nước phát triển và đặc biệt là các nước đang phát triển cần rất nhiều điện cho quá trình sản xuất và tiêu dùng Ngày nay, năng lượng điện là yếu tố đầu vào của nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ đặc biệt trong xu thế phát triển cách mạng KHCN, điện khí hóa, tự động hóa, tin học hóa… mà không có nguồn năng lượng, đặc biệt là điện năng thì không thể vận hành được Không chỉ đối với các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ mà những ngành công nghiệp mới thì vai trò của năng lượng điện lại càng chiếm vị trí ngày càng quan trọng như dịch vụ viễn thông, kĩ thuật số, kĩ thuật mạng…
Quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện
2.2 Quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện
2.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện
Quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện là quá trình nhà nước sử dụng các công cụ quản lý của mình để tác động lên quá trình sản xuất và cung ứng năng lượng điện nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế và pháp lý với việc ban hành các đạo luật liên quan đến ANNLĐ, các quy phạm pháp luật thuế, giá điện, chế tài dân sự, hành chính cũng như tăng cường áp dụng các biện pháp hình sự đối với các vi phạm pháp luật về ANNLĐ
Công cụ kinh tế sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan QLNN về ANNLĐ chủ động lập kế hoạch phát triển ngành điện, khuyến khích việc đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh điện Các giải pháp kinh tế có vai trò điều chỉnh kinh tế vĩ mô theo hướng tích cực, có tác dụng buộc đối tượng tham gia công tác đảm bảo ANNLĐ phải thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững bằng các phương tiện, chi phí hiệu quả nhất; kích thích sự phát triển công nghệ mới và tăng cường sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, khuyến khích công tác nghiên cứu và phát triển các công nghệ sản xuất điện mới
Như vậy, có thể hiểu, quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện là việc nhà nước sử dụng các công cụ quản lý, điều hành của mình nhằm đảm bảo hoạt động của ngành điện đạt trạng thái an toàn, ngăn ngừa, kiểm soát các nguy cơ, đảm bảo phát triển ổn định và bền vững của ngành điện Đầu tiên, về chủ thể quản lý : do yếu tố đặc thù của an ninh năng lượng điện, mà ở đây là an ninh nguồn cung ứng điện còn phụ thuộc vào các yếu tố môi trường và kinh tế xã hội Do vậy, chủ thể quản lý ANLLĐ ở đây là các cơ quan quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp cấp trung ương Đây là những cơ quan sẽ đưa ra các chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển nguồn năng lượng điện nhằm mục tiêu đảm bảo ANNLĐ quốc gia Cơ quan nhà nước cao nhất sẽ đưa ra định hướng và chủ trương đảm bảo ANNLĐ, kế đến sẽ do Chính phủ xây dựng và ban hành chiến lược phát triển năng lượng điện Do đó, bên cạnh chủ thể quản lý trực tiếp là cơ quan quản lý nhà nước về điện, thì vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo phát triển bền vững ngành điện và tạo lập môi trường pháp lý cho công tác đảm bảo ANNLĐ cần có sự phối hợp của các cơ quan QLNN có liên quan Chính phủ thống nhất QLNN về công tác đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống điện lưới và sử dụng điện trong phạm vi cả nước, như vậy chính phủ là chủ thể quản lý quan trọng nhất của an ninh năng lượng điện Cơ quan quản lý trực tiếp ngành điện chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về hoạt động điện lực và sử dụng điện, như vậy Cơ quan quản lý trực tiếp ngành điện chính là cơ quan tham mưu và giúp việc cho chính phủ trong việc điều hành hoạt động quản lý nhằm đảm bảo an ninh năng lượng điện quốc gia Các cơ quan QLNN gián tiếp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan quản lý trực tiếp ngành điện trong việc thực hiện QLNN về hoạt động điện lực và sử dụng điện Các chính quyền địa phương trong phạm vi chức trách nhiệm vụ của mình sẽ thực hiện hoạt động QLNN nhằm đảm bảo ANNLĐ tại địa bàn mình
Chủ thể QLNN về ANNLĐ, cơ quan cao nhất đưa ra chủ trương đảm bảo an ninh năng lượng điện là Cơ quan nhà nước cao nhất, là cơ quan xây dựng và ban hành định hướng Chiến lược phát triển năng lượng trong đó bao gồm cả chiến lược phát triển năng lượng điện nhằm: Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; cung cấp đầy đủ năng lượng ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái Chính phủ và các cơ quan QLNN sẽ cụ thể hóa các chiến lược bao gồm mục tiêu và các giải pháp đi kèm, sẽ chỉ đưa ra các định hướng phát triển ngành điện nhằm đảm bảo an ninh năng lượng điện
Cơ quan quản lý trực tiếp ngành điện là chủ thể quản lý trực tiếp về an ninh năng lượng điện, tuy nhiên bên cạnh đó thì vai trò tạo điều kiện đảm bảo an ninh năng lượng điện một cách khoa học và bền vững sẽ do các cơ quan QLNN có liên quan thực hiện
Thứ hai, về đối tượng quản lý : an ninh năng lượng điện là đảm bảo trạng thái an toàn của nguồn cung ứng điện và quá trình vận hành hệ thống, đảm bảo hệ thống vận hành một cách liên tục và hiệu quả Bên cạnh các nhà máy sản xuất điện, các công ty vận hành hệ thống điện cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng điện cho quốc gia Bên cạnh đó, ở một số nước, các tổng công ty điện lực sẽ là những đơn vị vận hành và kinh doanh điện tại các địa phương, do vậy đây cũng có thể coi là những nhân tố tác động tới việc đảm bảo an ninh năng lượng điện quốc gia, chính là những đối tượng quản lý của công tác QLNN về ANNLĐ Để thực hiện tốt vai trò QLNN về ANNLĐ của quốc gia, Cơ quan nhà nước cao nhất sẽ có quy định cụ thể đưa ra trong Luật Điện lực Trong đó có một số nội dung tập trung xây dựng quy chế vận hành thị trường phát điện cạnh tranh và hướng dẫn thực hiện; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp điều chỉnh quan hệ cung cầu và quản lý quá trình cân đối cung cầu điện năng; cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi giấy phép hoạt động điện lực
Theo dõi việc thực hiện kế hoạch và dự án đầu tư phát triển nguồn điện, lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối để bảo đảm phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực đã được duyệt; xác định tỷ lệ công suất và tỷ lệ điện năng giữa hình thức mua bán thông qua hợp đồng có thời hạn và mua bán giao ngay phù hợp với các cấp độ của thị trường điện lực; kiểm tra việc thực hiện biểu giá điện đã được phê duyệt; giải quyết khiếu nại và tranh chấp trên thị trường điện lực
2.2.2 Chức năng quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện
2.2.2.1 Chức năng định hướng cho sự phát triển của ANNLĐ
Chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan nhà nước cao nhất là xác định tầm nhìn chiến lược (xây dựng và thực hiện được chiến lược, tạo dựng môi trường và điều kiện cho phát triển ngành điện, ở đây chính là việc đảm bảo điều kiện cho ngành điện phát triển một cách bền vững), dự báo, chia sẻ và hướng dẫn trong phát triển, tiết kiệm và mang tinh thần kinh doanh trong quản lý phát triển, v.v.) Cơ quan nhà nước cao nhất xác định và thực hiện các mục tiêu phát triển ngành điện và bảo vệ môi trường một cách hiệu quả trên cơ sở thích ứng với cơ chế thị trường Cơ quan nhà nước cao nhất không làm thay các doanh nghiệp sản xuất điện, không trực tiếp tạo ra tăng trưởng ngành điện mà đóng vai trò dẫn dắt và điều chỉnh, là chất xúc tác trong sự theo đuổi và thúc đẩy các hoạt động theo mục tiêu đảm bải an ninh năng lượng điện một cách liên tục, hiệu quả thông qua chất lượng thể chế, hệ thống luật pháp, chính sách và hiệu lực, hiệu quả của quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật
2.2.2.2 Chức năng tạo lập môi trường cho sự phát triển của ANNLĐ
Nhà nước xây dựng và vận hành các thể chế chính sách định hướng, hỗ trợ phát triển, phát huy mọi cơ hội và nguồn lực, nuôi dưỡng mọi động lực phát triển xã hội, nhất là kinh tế vì lợi ích chung của quốc gia, dân tộc và cuộc sống của mọi người dân; nhà nước dự báo, chia sẻ và hướng dẫn để đảm bảo an ninh điện Nhà nước theo đuổi và thúc đẩy các hoạt động chung một cách hiệu quả (không những chỉ thể hiện ở chất lượng của thể chế, chính sách được ban hành nhằm hỗ trợ tốt nhất cho thị trường phát triển năng động; mà còn được thể hiện ở khả năng huy động và tập trung mọi nguồn lực cũng như duy trì, nuôi dưỡng được động lực phát triển ngành điện trong dài hạn)
2.2.2.3 Chức năng điều tiết các hoạt động ANNLĐ
Nhà nước thực hiện chức năng quản lý ANNLĐ theo nguyên tắc chỉ làm những công việc xã hội, thị trường không làm; tập trung làm tốt công việc quản lý nhà nước về ANNLĐ, giải quyết những vấn đề an ninh nguồn điện then chốt, có ý nghĩa quyết định đối với việc đảm bảo ANNLĐ của nền kinh tế đất nước Nhà nước tăng cường chức năng quản lý kinh tế vĩ mô, tiến tới xóa bỏ chức năng quản lý vi mô Thay vì trực tiếp tổ chức và điều hạnh hoạt động sản xuất điện, Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết, thiết lập môi trường sản xuất và kinh doanh ổn định, thuận lợi, phục vụ, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển đầu tư vào ngành điện Để thực hiện tốt vai trò điều tiết hoạt động đảm bảo ANNLĐ, Nhà nước sẽ quy định cụ thể tại Luật Điện lực Trong đó có một số nội dung tập trung xây dựng quy chế vận hành thị trường phát điện cạnh tranh và hướng dẫn thực hiện; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp điều chỉnh quan hệ cung cầu và quản lý quá trình cân đối cung cầu điện năng; cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi giấy phép hoạt động điện lực
2.2.2.4 Chức năng kiểm soát hoạt động ANNLĐ
Nhà nước thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch, dự án đầu tư phát triển nguồn điện, lưới điện truyền tải và phân phối để bảo đảm sự phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực đã được phê duyệt; xác định tỷ lệ công suất và tỷ lệ điện năng giữa hình thức mua bán thông qua hợp đồng có thời hạn và mua bán giao ngay phù hợp với các cấp độ của thị trường điện; kiểm tra việc thực hiện biểu giá điện đã được phê duyệt; giải quyết khiếu nại, tranh chấp trên thị trường điện lực
2.2.3 Nội dung của quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện
2.2.3.1 Bộ máy quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện
Khái niệm về bộ máy quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện
Gồm các tập hợp các cơ quan nhà nước trực tiếp và gián tiếp, từ trung ương đến địa phương nhằm mục tiêu thực hiện công tác QLNN nhằm đảm bảo ANNLĐ cho quốc gia
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện
QLNN về ANNLĐ được quản lý và triển khai chủ yếu ở 2 cấp độ là cấp trung ương và cấp địa phương a Ở cấp trung ương, cơ quan quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện chính là: quốc hội, chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp
Quốc hội là cơ quan nhà nước cao nhất trong công tác QLNN về ANNLĐ Quốc hội có 3 chức năng chính: chức năng lập pháp; chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước Là cơ quan đưa ra luật Điện lực, bên cạnh đó Quốc hội có quyền thông qua một số bộ luật liên quan đến việc đảm bảo ANNLĐ như: luật đầu tư, luật khoa học công nghệ, luật môi trường,…
Chính phủ là cơ quan xây dựng chiến lược phát triển năng lượng điện trình Quốc hội phê duyệt để đưa vào triển khai thực tế, trong đó cơ quan QLNN trực tiếp ngành điện sẽ đưa các nội dung của chiến lược vào từng hoạt động của các đơn vị sản xuất và cung ứng điện năng
Kinh nghiệm quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện trên thế giới
Tuy nhiên việc đánh giá hiệu quả của hoạt động QLNN về ANNLĐ một cách chính xác, đầy đủ là hết sức phức tạp, vì vậy trong thực tế khái niệm hiệu quả chính sách QLNN thường được xem xét một cách gián tiếp thông qua kết quả đạt được của các đối tượng bị quản lý Nhóm tiêu chí chính sách đảm bảo an ninh năng lượng điện gồm: Tiêu chí chính sách môi trường; Tiêu chí chính sách tài nguyên năng lượng tái tạo; Tiêu chí chính sách giá điện; Tiêu chí chính sách đầu tư ngành điện; Tiêu chí chính sách công nghệ cho phát triển ngành điện
2.2.5.3 Tiêu chí thực hiện công tác đảm bảo an ninh năng lượng điện
Tiêu chí thực hiện công tác đảm bảo an ninh năng lượng điện sẽ đánh giá tính hiệu quả của công tác QLNN về ANNLĐ và được đánh giá thông qua các tiêu chí: Tiêu chí chính sách địa phương; Tiêu chí chính sách phân bổ nguồn lực; Tiêu chí chính sách phát triển hạ tầng ngành điện; Tiêu chí quản lý chi phí vận hành Đây là tiêu chí nhằm đánh giá việc thực hiện chiến lược quốc gia và các chính sách đảm bảo ANNLĐ quốc gia, việc các chính sách đi vào được đời sống xã hội đánh giá tính hiệu quả của công tác QLNN về ANNLĐ
2.2.5.4 Tiêu chí quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện
Quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện là tiêu chí nhằm đánh giá mức độ chấp hành trong QLNN về ANNLĐ được thể hiện thông qua các kết quả thực hiện các mục tiêu mà Nhà nước đã đặt ra trong chiến lược, kế hoạch phát triển ANNLĐ Từ các lý luận về tính hiệu lực của QLNN về ANNLĐ ở trên có thể được đánh giá thông qua các tiêu chí cụ thể sau: Tiêu chí chính sách đảm bảo an ninh nguồn cung ứng điện; Tiêu chí chính sách đảm bảo an ninh kinh tế và xã hội trong phát triển ngành điện; Tiêu chí hành chính; Tiêu chí quản lý dự án đầu tư; Tiêu chí kiểm tra giám sát
2.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện trên thế giới
2.3.1 Xây dựng chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng điện a Chiến lược tiết kiệm năng lượng điện của Đức
Hiện nước Đức đang có nhiều nỗ lực để trở thành cường quốc công nghiệp đầu tiên trên thế giới sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo và phấn đấu đến năm
2050 sẽ là nền kinh tế xanh Chính phủ Đức mới đây đã đưa ra một kế hoạch tham vọng về việc chuẩn bị tiến tới một nền kinh tế xanh với việc xóa bỏ hoàn toàn năng lượng hóa thạch
Theo Bản lộ trình, chiến lược xây dựng mạng lưới “điện thông minh”, giảm tiêu thụ điện năng khoảng 28% trong vòng 20 năm tới, từ 384,5 tỷ kWh năm 2007 xuống 333,3 tỷ kWh vào năm 2020 và 277,7 tỷ kWh vào năm 2030 Thực hiện kế hoạch giảm tiêu thụ năng lượng, nước Đức sẽ tiết kiệm được hàng tỷ USD chi trả cho nhập khẩu năng lượng Ước tính đến năm 2030, nước Đức sẽ có tới 50% năng lượng điện tiêu thụ lấy từ nguồn năng lượng tái tạo (Gia Linh, 2019) b Chiến lược tái cấu trúc thị trường điện của Úc
Hiệu suất ngành điện của Úc ở mức cao nhất vào đầu những năm 1990, khi hiệu suất ngành điện của Úc ngang bằng với hiệu suất chuẩn, Hoa Kỳ Quốc gia này đã có thể tăng cường an ninh điện từ năm 1990 đến năm 1994 bằng cách sử dụng các nguồn phát điện có lợi nhuận, cuối cùng làm giảm giá điện Tuy nhiên, vào năm
1994, hiệu suất ngành điện đã giảm 4% do sự tăng giá tại thời điểm giới thiệu thị trường bán buôn cạnh tranh (Thị trường Điện Quốc gia, NEM) và việc bãi bỏ giá điện bán lẻ (đối với phần lớn các quốc gia) (ABS, 2000)
Vào những năm đầu thế kỷ 21, chính phủ Úc đã triển khai chiến lược tái cấu trúc thị trường điện quốc gia, nâng cao vai trò của các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường điện quốc gia, nhà nước chỉ còn đóng vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô thị trường Sau hai năm tái cấu trúc, Úc đã thu được nhiều lợi ích từ thị trường bán buôn, so với hiệu suất ngành điện chỉ đạt mức 92% trước đó (năm 1998) Hơn nữa, Cục Thống kê Úc báo cáo rằng từ năm 1997 đến 1998, giá điện giảm 15% theo giá trị thực tế sau khi đưa ra các mục tiêu năng lượng tái tạo bắt buộc (MRET) vào năm 2001, với mục đích tạo ra 9500 GWh điện từ năng lượng tái tạo c Chiến lược đầu tư ngành điện của Hoa Kỳ
Chiến lược đầu tư kịp thời và phù hợp vào phát triển cơ sở hạ tầng điện là yếu tố chính cho lý do tại sao Hoa Kỳ có nguồn cung cấp điện đáng tin cậy trong công tác đảm bảo an ninh năng lượng điện quốc gia Tập đoàn điện Bắc Mỹ (NERC) tuyên bố rằng mức dự trữ vượt mức ở mức cao nhất của Hoa Kỳ trong điều kiện bình thường ở mức cao hơn khoảng 29% nhu cầu cao điểm, và trong trường hợp xấu nhất vẫn còn khá cao khoảng 15% (NERC, 2017) Một yếu tố quan trọng khác là giá điện công nghiệp thấp, đã tăng mạnh kể từ năm 2003 Chẳng hạn, trong những năm gần đây, giá điện công nghiệp ở Mỹ nằm trong số 10% thấp nhất thế giới (IEA, 2017) Hơn nữa, tỷ lệ điện khí hóa ở Hoa Kỳ là 100%, ngụ ý sự phát triển của mạng lưới phân phối của đất nước là đủ Hoa Kỳ luôn có thể tạo ra hầu hết điện năng thông qua các nguồn có lợi bằng cách xác định hỗn hợp năng lượng chính tối ưu (NEI, 2016) d Chiến lược tái cấu trúc ngành điện của Hàn Quốc
Từ năm 1961 đến tháng 4 năm 2001, tập đoàn điện lực Hàn Quốc (KEPCO) là đơn vị sản xuất và kinh doanh điện duy nhất tại Hàn Quốc, được điều hành và quản lý bởi chính phủ, trong năm 1989 tập đoàn đã bán ra 21% cổ phần cho công chúng Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, chính phủ Hàn Quốc đã bắt đầu thực hiện chiến lược tư nhân hóa lĩnh vực điện, và việc đầu tiên là tách KEPCO thành 6 công ty con vào năm 2000 Đây là bước đầu tiên của quá trình tái cơ cấu ngành điện, ngoài ra cũng trong năm này, sàn giao dịch điện Hàn Quốc – Korea Power Exchange (KPX) cũng được đưa vào hoạt động Tuy nhiên, do một số vấn đề về chính trị, cũng như ảnh hưởng của việc biến động giá điện và nguồn cung ứng chưa được đảm bảo Tính đến năm 2019, chỉ có mảng sản xuất là có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong khi mảng truyền tải điện, phân phối vẫn thuộc quyền sở hữu của tập đoàn điện lực Hàn Quốc Ngoài ra, trái với kế hoạch ban đầu về việc tạo lập thị trường điện cạnh tranh, 6 công ty con của tập đoàn điện lực Hàn Quốc vẫn đảm nhiệm 80% sản lượng điện quốc gia (KEPCO, 2018)
Ngoài 6 công ty trên, còn có 18 công ty điện tư nhân và 11 nhà cung ứng thuộc Hiệp hội bảo trì máy phát điện Các công ty này phải bán điện lại cho KEPCO thông qua KPX, sau đó KEPCO sẽ phân phối điện tới người tiêu dùng Biểu giá điện mà KEPCO đưa ra dựa trên khuôn khổ Đạo luật Kinh doanh và Bình ổn giá điện của Hàn Quốc Phương pháp tính giá này đảm bảo KEPCO các chi phí mua điện, truyền tải và phân phối cũng như một biên lợi nhuận phù hợp với các chi phí trực tiếp này Bộ thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc là cơ quan phê duyệt biểu giá điện quốc gia dựa trên việc tham vấn của Bộ Chiến lược và Tài
Chính, và cuối cùng là được xem xét bởi Ủy ban Điều tiết Điện lực, được thành lập theo Luật Điện lực 2019
2.3.2 Xây dựng chính sách pháp luật về việc đảm bảo an ninh năng lượng điện a Chính sách thuế năng lượng của Đức Ở nhiều quốc gia có quy trình lập pháp khác nhau, việc áp dụng cải cách thuế năng lượng có thể khó áp dụng thực tế Tuy nhiên, thâm hụt ngân sách của Đức ngày càng tăng cũng tác động đáng kể tới sự thay đổi quan điểm của các nhà hoạt động chính trị ở Đức, đặc biệt là những người đã từng phản bác thuế môi trường
Do vậy, việc tăng nguồn thu từ chính sách thuế năng lượng vô hình trung đã có những bước thuận lợi đáng kể từ những lý do và lợi ích của cải cách thuế mang lại, đặc biệt là sự gia tăng chi phí năng lượng
Kinh nghiệm cho thấy, nếu thực hiện tốt công tác truyền thông kết hợp với việc trao đổi chặt chẽ cởi mở dưới nhiều hình thức trong các tầng lớp nhân dân ngay từ những giai đoạn sơ khai thực hiện chính sách cải cách thuế có thể sớm làm giảm bớt những ý kiến trái chiều Hơn nữa, việc định hình cải cách thuế như một chính sách thuế thúc đẩy bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế thân thiện với môi trường sẽ có thể tránh được những xung đột xảy ra, nhằm mục tiêu đảm bảo ANNLĐ Việc tập trung vào đổi mới và lợi ích trong việc tạo ra công ăn việc làm từ chính sách cải cách thuế cũng coi như là một chiến lược phù hợp với Đức trong giai đoạn này Và rõ ràng, thực hiện quy trình áp dụng cải cách thuế minh bạch và có lộ trình đóng vai trò quan trọng trong việc các chính sách cải cách thuế bước đầu được chấp nhận Những kết quả tích cực trong việc thực hiện cải cách thuế chính là một bài học kinh nghiệm hay của Đức cho các quốc gia khác trên thế giới nghiên cứu, học hỏi và áp dụng phù hợp với hoàn cảnh của mình Trái với những lo ngại ban đầu khi đề xuất chính sách cải cách thuế, việc thay đổi hành vi và thực hiện đổi mới do tác động từ việc tăng giá năng lượng thực chất đã củng cố nền kinh tế Đức b Chính sách sử dụng hiệu quả năng lượng của Đức
Chính sách sử dụng hiệu quả năng lượng (NAPE) được đưa ra vào năm
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp phân tích số liệu
3.2.1 Kỹ thuật Delphi chuyên gia
Từ những năm 1950, kỹ thuật Delphi là “một phương pháp để cấu trúc một quá trình giao tiếp sao cho quá trình đó có hiệu quả trong việc cho phép một nhóm hoặc một cá nhân giải quyết được một vấn đề phức tạp” (Linstone & Turoff, 1975)
Kỹ thuật Delphi được sử dụng để dự báo, xác định hoặc ưu tiên các vấn đề trong một lĩnh vực nhất định, nó thường được sử dụng để thu thập ý kiến từ một nhóm các chuyên gia thông qua các vòng lặp đi lặp lại của các vòng khảo sát để cuối cùng đưa ra một thỏa thuận tập thể giữa các chuyên gia Kỹ thuật cho phép các nhà nghiên cứu quan sát cách thức các chuyên gia thảo luận về một vấn đề phức tạp thông qua một quy trình giao tiếp có cấu trúc, cũng như đối chiếu các phản hồi khác nhau thành một hội tụ tổng quan (Linstone và Turoff 1975; Müller và nnk., 2010) Một nhược điểm của kỹ thuật Delphi là thiếu các thử nghiệm thống kê tiêu chuẩn, có thể tiềm ẩn các vấn đề về độ tin cậy và tính hợp lệ (Fischer 1978; Weingand 1989)
Các kỹ thuật Delphi được chia thành 3 nhóm chính (Zolingen và Klaassen, 2003):
- Delphi cổ điển (Classic Delphi): Theo phương thức này, nghiên cứu Delphi được đặc trưng bởi những yếu tố sau (ẩn danh, có tính lặp đi lặp lại, kiểm soát thông tin thu thập, thống kê và kiểm soát mức độ đồng thuận của những chuyên gia đầu ngành đối với những vấn đề cụ thể nhất định)
- Delphi chính sách (Policy Delphi): tạo ra các lựa chọn chính sách thông qua một cuộc phỏng vấn được cấu trúc sẵn, mang tính công khai Kỹ thuật Delphi được sử dụng như một công cụ nhằm mục đích xây dựng chính sách và tham vấn ý kiến từ nhiều nguồn khác nhau
- Delphi ra quyết định (Decision Delphi): đây là phương pháp nghiên cứu được dùng cho việc ra quyết định trong các vấn đề kinh tế xã hội được tạo ra bởi một nhóm lớn các chuyên gia cùng ngành hơn là chỉ dựa trên một số ý kiến của một số người nhất định
Một số đặc điểm của Delphi (Chia-Chien Hsu, 2007):
(i) Có tính khuyết danh: Loại trừ hoàn toàn hình thức thảo luận trực tiếp và công khai, loại trừ được yếu tố tâm lý Cuộc trưng cầu thông qua bản tự khai khuyết danh và có ý kiến thông báo cho các chuyên gia, không nêu rõ của ai
(ii) Sử dụng tích cực các mối quan hệ ngược: Nhằm điều chỉnh các câu trả lời, được thể hiện được tiến hành qua nhiều giai đoạn, kết quả trưng cầu ở giai đoạn trước được thông báo cho giai đoạn sau Từ đó điều chỉnh câu trả lời của mình, loại bỏ những thông tin không có ích và giảm độ tản mạn trong các câu trả lời, hạn chế những tác động từ bên ngoài tập thể
(iii) Thống kê câu trả lời của nhóm chuyên gia đưa ra lựa chọn chính xác nhất
Yêu cầu đặt ra: câu hỏi đặt ra phải cho phép trình bày phương án trả lời dưới dạng số lượng, cung cấp đầy đủ thông tin cho các chuyên gia dự báo, câu trả lời từng vấn đề phải được chuyên gia đánh giá có luận chứng
Hiện nay, kỹ thuật Delphi đã được ứng dụng trong một số lĩnh vực mới như kinh tế học Do đó, kỹ thuật này có tiềm năng nghiên cứu khoa học liên quan tới an ninh năng lượng điện Do phụ thuộc vào vấn đề thời gian và sự sẵn lòng trả lời của người được phỏng vấn mà nghiên cứu được thực hiện trong bao nhiêu vòng Khi kết quả điều tra sau phân tích đáp ứng được yêu cầu đề ra, quá trình tham vấn dừng lại Phương pháp Delphi được sử dụng để đạt được sự đồng thuận về một vấn đề nào đó dưới ý kiến của các chuyên gia thông qua bảng hỏi được dấu tên; Theo phương pháp này, các tiêu chí được lựa chọn thông qua bảng câu hỏi sẽ được gửi đến các chuyên gia để các chuyên gia đánh giá theo thang điểm Dựa vào ý kiến đánh giá của các chuyên gia (tác giả luận án đã thực hiện 2 vòng hỏi) các tiêu chí được xác định và lựa chọn là cơ sở để phục vụ cho việc xác định các tiêu chí đánh giá hoạt động QLNN về ANNLĐ (các bảng hỏi Delphi được trình bày tại phụ lục)
Hình 3.1: Các bước khảo sát theo mô hình Delphi
Trong phạm vi đề tài, quá trình khảo sát Delphi được thực hiện theo 10 bước với
1 vòng Delphi thử nghiệp và 2 vòng Delphi chính thức
(1) Delphi vòng thử nghiệm: “Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện”
Bước 1: Xây dựng cơ sở lý luận và xác định các nhóm đối tượng có liên quan đến việc xác định các tiêu chí phục vụ việc nghiên cứu quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện tại Việt Nam
Bước 4: Bảng câu hỏi mở chính thức cho vòng 1 được gửi đến các chuyên gia
Bước 5: Vòng 1 phân tích, tổng hợp lại thành một báo cáo tóm tắt, xây dựng bảng câu hỏi cho vòng 2
Bước 8: Vòng 3 (nếu có) câu hỏi và tóm tắt kết quả vòng 2 gửi trở lại các chuyên gia đã trả lời vòng 2
Bước 7: Vòng 2 phân tích dữ liệu, tính điểm số trung bình, độ lệch chuẩn, thực hiện phân tích thống kê để đánh giá mức độ đồng thuận của các chuyên gia (hệ số
Bước 6: Câu hỏi vòng 2 cùng báo cáo tóm tắt kết quả vòng 1 được gửi trở lại đến các chuyên gia
Bước 2: Lựa chọn các chuyên gia tham gia vào cuộc điều tra Delphi Số lượng các chuyên gia 25 người
Bước 3: Xây dựng bảng câu hỏi mở, kiểm tra và chỉnh sửa lại hoàn chỉnh
Bước 9: Phân tích dữ liệu thu thập được từ vòng 3
Bước 10: Tóm tắt kết quả từ cuộc điều tra Delphi
(a) Tiêu chí chiến lược phát triển năng lượng điện
QLNN về ANNLĐ thể hiện khả năng điều tiết của các cơ quan nhà nước đối với các đối tượng tham gia vào quá trình đảm ANNLĐ Khả năng tác động của Nhà nước đến các chủ thể tham gia an ANNLĐ được đánh giá thông qua mức độ tác động của các công cụ quản lý mà Nhà nước sử dụng
Mức độ tuân thủ của các chủ thể tham gia an ANNLĐ được thể hiện thông qua kết quả thực hiện các mục tiêu do Nhà nước đề ra trong chiến lược, kế hoạch đảm bảo ANNLĐ Từ các lý luận về tính hiệu lực của QLNN về ANNLĐ ở trên kết hợp với phương pháp chuyên gia và kết quả từ phương pháp điều tra định tính, luận án xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá chiến lược phát triển ANNLĐ thông qua các chỉ tiêu cụ thể sau: Tiêu chí chiến lược nguồn nhiên liệu; Tiêu chí chiến lược sản xuất; Tiêu chí đa dạng trong quy hoạch phát triển năng lượng; Tiêu chí chính sách nhập khẩu
(b) Tiêu chí chính sách đảm bảo an ninh năng lượng
Chính sách ANNLĐ là một hệ thống các quy định, công cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà nước áp dụng để điều chỉnh các hoạt động sản xuất và kinh doanh điện Chính sách đảm bảo ANNLĐ là hệ thống các chính sách với mục tiêu vận hành hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô nhằm mục tiêu đảm bảo ANNLĐ trên cơ sở QLNN
Tuy nhiên việc thống kê các yếu tố chi phí đầu vào và các kết quả đầu ra của hoạt động QLNN về ANNLĐ một cách chính xác, đầy đủ là hết sức phức tạp, do đó trong thực tế khái niệm hiệu quả chính sách QLNN thường được xem xét một cách gián tiếp thông qua kết quả đạt được của các đối tượng bị quản lý Từ các lập luận này, luận án đánh giá hiệu quả chính sách QLNN về ANNLĐ thông qua các lợi ích gián tiếp về mặt kinh tế - xã hội mà ANNLĐ đem lại cho các đối tượng tham gia ANNLĐ và nền kinh tế như: Tiêu chí chính sách môi trường; Tiêu chí chính sách tài nguyên năng lượng tái tạo; Tiêu chí chính sách giá điện; Tiêu chí chính sách đầu tư ngành điện; Tiêu chí chính sách công nghệ cho phát triển ngành điện
(c) Tiêu chí thực hiện công tác đảm bảo an ninh năng lượng điện
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH NĂNG LƯỢNG ĐIỆN TẠI VIỆT NAM
Thực trạng phát triển năng lượng điện tại Việt Nam
4.1.1 Bối cảnh trong nước ảnh hưởng đến an ninh năng lượng điện ở Việt Nam
Tiếp cận điện ở Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều trong những thập kỷ gần đây, đạt đến 98,8% dân số vào năm 2016 Việt Nam gần đây đã chuyển từ một nước xuất khẩu năng lượng sang một nước nhập khẩu năng lượng vì nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng, nguồn cung điện trong nước không đáp ứng đủ Nhu cầu này sẽ tiếp tục tăng khi năng lực công nghiệp của đất nước tăng trưởng và phát triển hơn nữa Phân tích nguồn sản xuất điện của Việt Nam đến cuối năm 2019 cho thấy hơn 41% nguồn điện là từ nhiệt điện, 37,1% là từ thủy điện, 13% từ nhiệt điện khí, NLTT là 9,4% (trong đó 9% là điện gió và 4% là điện mặt trời) Tỷ lệ nhập khẩu điện chiếm rất ít, khoảng 1%
Hình 4.1 Phân bổ nguồn cung điện quốc gia 2019
Do đặc điểm về địa hình, thiên nhiên, khí hậu nên Việt Nam có lợi thế rất lớn đối với nguồn năng lượng tái tạo được phân bổ rộng khắp cả nước bao gồm: Thủy điện nhỏ, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối và năng lượng địa nhiệt 5 loại năng lượng tái tạo này đang được Việt Nam đẩy mạnh khai thác để sản xuất điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng a Thủy điện nhỏ
Trong gần 30 năm qua, Việt Nam chủ yếu tập trung nghiên cứu, khai thác và sử dụng vào nguồn năng lượng thủy điện, do vậy thủy điện vẫn đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu đóng góp trong ngành điện Thủy điện với quy nhỏ được coi là khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế nước ta Công nghệ thủy điện nhỏ bao gồm tuabin thủy lực, máy phát điện như thủy điện vừa và lớn, nhưng thường chỉ sử dụng lưu lượng dòng chảy trên các nhánh sông nhỏ, hoặc suối để phát điện không cần đập và hồ chứa Tính đến cuối năm 2018, Việt Nam phát triển thành công nhiều dự án năng lượng tái tạo với 285 nhà máy thủy điện nhỏ, tổng công suất khoảng 3.322
MW Căn cứ vào các báo cáo đánh giá gần đây, thì hiện nay nước ta có trên 1.000 địa điểm đã được xác định có tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ, quy mô từ 100 kW tới 30 MW (với thế giới chỉ tới 10 MW), với tổng công suất đạt trên 7.000 MW (đứng đầu các nước ASEAN), các vị trí này tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, Nam Trung bộ và Tây Nguyên (Võ Hồng Thái và Cao Thị Thu Hằng, 2019) Hạn chế lớn nhất của các nhà máy thủy điện nhỏ là việc không đảm bảo được an ninh nguồn cung nước của mình b Năng lượng điện gió
Nguồn điện gió sử dụng luồng không khí (gió) đập vào cánh tua bin làm quay máy phát điện Nguồn điện gió cũng là nguồn điện xoay chiều như thủy điện, nhiệt điện Việt Nam với đường bờ biển trải dài hơn 3.400 km và nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa là một ưu thế cho việc khai thác năng lượng gió Theo ước tính, gần 40% tổng diện tích của Việt Nam có tốc độ gió trung bình hàng năm lớn hơn 6m/s, có khả năng sản xuất với tổng công suất 513.360 MW (Võ Hồng Thái và Cao Thị Thu Hằng, 2019) Đặc biệt, hơn 8% diện tích Việt Nam được xếp hạng có tiềm năng gió rất tốt (tốc độ gió ở độ cao 65m 7 – 8 m/giây), có thể tạo ra hơn
Tính đến tháng 8/2019, Việt Nam có 9 nhà máy/trang trại điện gió đang vận hành với tổng công suất 304,6 MW, trong đó lớn nhất là trang trại điện gió Bạc Liêu với gần 100 MW, nhỏ nhất là nhà máy điện gió Phú Quý 6 MW nối lưới độc lập
(không nối lưới điện quốc gia) trên đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, còn lại là 7 nhà máy điện gió quy mô công suất nhỏ dưới 50 MW (Võ Hồng Thái và Cao Thị Thu Hằng,
2019) Khu vực hứa hẹn nhất là khu vực ven biển của từ tỉnh Bình Thuận đến tỉnh Cà Mau với mật độ năng lượng gần 1.000 W/m2, khu vực biển này có độ sâu 0-30m, rộng khoảng 44.000 km2 Các trang trại gió đã được triển khai xây dựng ở khu vực này với tổng công suất 1 GW và dự kiến là 9 GW vào năm 2030
Các nhà máy điện gió lớn như tại đảo Phú Quý và Bạc Liêu đã hoạt động tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao, cơ hội thu hồi vốn khoảng hơn 10 năm, so với tuổi thọ tua bin 20 năm Trang trại gió biển hiện đóng góp ngân sách cho các địa phương với nguồn thu ổn định, như tỉnh Bạc Liêu (với 99 MW) đạt 76 tỷ đồng/năm, khi hoàn thành trang trại gió 400 MW sẽ lên tới gần 300 tỷ mỗi năm Tỉnh Cà Mau, với 300 MW cũng sẽ thu được hơn 200 tỷ/năm Dự án gió Kê Gà, trên biển Bình Thuận, với công suất 3.400 MW Tiếp theo, 60 dự án với công suất 4.600 MW đã được phê duyệt, 11 dự án với công suất khoảng 630 MW đang chuẩn bị tiến đến giai đoạn thi công và 9 dự án với công suất 275 MW hiện đã được đưa vào hoạt động Tuy nhiên, để xây dựng các trang trại gió đòi hỏi những yêu cầu về diện tích, địa điểm hết sức quan trọng Ví dụ như một máy phát điện gió công suất 2 MW chiếm diện tích 0,6 ha Việt Nam hiện có khoảng 77 dự án điện gió hiện đang trong giai đoạn lên ý tưởng với tổng công suất 10.300 MW, nhưng thực tế cho thấy hiện chỉ có chưa đến mười dự án gió đang hoạt động và vẫn chưa đạt được hiệu quả kinh tế, cũng như hiệu ứng phát triển theo quy mô lớn c Năng lượng điện mặt trời
Nguồn điện mặt trời là cơ cấu biến năng lượng từ ánh sáng mặt trời thành dòng điện một chiều, vì vậy, để đấu nối nguồn điện mặt trời vào hệ thống điện xoay chiều tần số 50 hz cần phải lắp thêm các bộ nghịch lưu (invertor) để biến dòng điện một chiều thành xoay chiều.Với tổng số giờ nắng cao lên đến trên 2.500 giờ/năm, tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm vào khoảng 230-250 kcal/cm2 theo hướng tăng dần về phía Nam là cơ sở tốt cho phát triển các công nghệ năng lượng mặt trời
Theo thông báo từ Bộ Công thương, tính đến cuối năm 2018, các nhà đầu tư đã đăng ký tới hơn 11.000 MW điện mặt trời, chủ yếu tại các tỉnh phía Nam Theo kết quả nghiên cứu đánh giá sơ bộ của Chương trình Trợ giúp năng lượng MOIT/GIZ thì tổng tiềm năng kinh tế của các dự án điện mặt trời trên mặt đất, nối lưới tại Việt Nam khoảng 20 Gigawatt (GW), trên mái nhà (rooftop) từ 2 đến 5 GW Tính đến tháng 6/2019, Việt Nam có hơn 100 nhà máy nhiệt điện, Việt Nam đã lắp đặt 4.460 MW điện mặt trời mặt đất Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì công suất điện mặt trời đến của nước ta sẽ là
800 MW vào năm 2020; 4.000 MW vào 2025 và 12.000 MW vào năm 2030 Tuy nhiên, trong xu thế chi phí đầu tư và tài chính cho các dự án điện mặt trời đang ngày càng giảm Nhược điểm lớn của nguồn điện mặt trời là diện tích chiếm dụng đất, với 1,8 đến 2,0 ha cho 1 MW và do sự phụ thuộc nhiều vào thời tiết và vị trí lắp đặt của các tấm pin mặt trời, cùng với việc phải lắp thêm thiết bị nghịch lưu nên khi dự án được đấu nối vào hệ thống điện quốc gia, độ tin cậy và chất lượng điện năng của hệ thống sẽ bị suy giảm Vì vậy, để đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng, hệ thống cần được đầu tư tăng cường nguồn công suất dự phòng d Năng lượng điện sinh khối
Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng rất lớn và đa dạng về nguồn sinh khối lớn như: gỗ năng lượng, phế thải – phụ phẩm từ cây trồng, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu cơ khác Hàng năm, Việt Nam có thể khai thác gần 160 triệu tấn nguồn sinh khối cho sản xuất năng lượng Một số dạng sinh khối có thể khai thác được ngay về mặt kỹ thuật cho sản xuất điện, hoặc áp dụng công nghệ đồng phát năng lượng (sản xuất cả điện và nhiệt) đó là: trấu ở Đồng bằng Sông Cửu Long (phế phẩm từ khu vực này chiếm khoảng 50% tổng sản lượng phế phẩm nông nghiệp toàn quốc), bã mía dư thừa ở các nhà máy đường, rác thải sinh hoạt ở các đô thị lớn, chất thải chăn nuôi từ các trang trại gia súc, hộ gia đình và chất thải hữu cơ khác từ chế biến nông – lâm – hải sản Hiện nay, một số nhà máy đường đã sử dụng bã mía để phát điện, nhưng chỉ bán được với giá hơn
Hàng năm tại Việt Nam có gần 60 triệu tấn sinh khối từ phế phẩm nông nghiệp, trong đó, 90% sản lượng sinh khối được dùng để đun nấu trong khi chỉ có 2% được dùng làm phân bón hữu cơ và phân bón vi sinh (từ nguồn phế phẩm chăn nuôi trồng trọt, bùn và bã mía từ các nhà máy đường); 0,5% được sử dụng để trồng nấm và khoảng 7,5% chưa được sử dụng (phế phẩm từ chế biến thức ăn được chọn trong khi rơm rạ, bã mía và vỏ cà phê thì được đốt Đến năm 2018, Việt Nam có 10 nhà máy điện sinh khối, tổng công suất nối lưới khoảng 212 MW Đây là con số khiêm tốn, tuy nhiên năng lượng sinh khối được nhiều hộ gia đình sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt từ các hố biogas chất thải từ chăn nuôi e Năng lượng điện địa nhiệt
Theo các chuyên gia địa chất, công nghệ để khai thác nguồn năng lượng địa nhiệt không quá phức tạp Dưới lòng đất khoảng 60km, nhiệt độ có thể đạt tới 1.800 độ C Muốn khai thác địa nhiệt ở vùng 200 độ C, chỉ cần khoan các giếng sâu 3 – 5km, rồi đưa nước xuống, nhiệt độ trong lòng đất sẽ làm nước sôi lên, hơi nước theo ống dẫn làm quay tuabin và máy phát điện
Bộ máy quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện tại Việt Nam
Công cụ Khung pháp lý
& quy định Các đặc điểm chính Ghi nợ Đối tượng phải chịu 65% trần nợ công
DNNN vay lại nguồn tài chính ưu đãi
- Luật quản lý nợ công năm 2009
- Nghị định 78 về cho vay lại
- Nghĩa vụ trả nợ được chuyển qua đầy đủ
- Điều khoản tài chính là 2/3 vay thương mại
- Cộng thêm 20/25 bps phí cho vay lại
- Cộng thêm phí bảo hiểm
400 bps nếu MOF chịu rủi ro hối đoái
- Luật quản lý nợ công năm 2009
- Nghị định 04/2017 về bảo lãnh của Chính phủ
- Mức độ bảo lãnh tối đa là 70%
- Cần có tài sản đảm bảo và bảo hiểm tín dụng
- Giới hạn trong các lĩnh vực đủ điều kiện (bao gồm năng lượng)
Nợ được Nhà nước bảo lãnh
Các bảo lãnh thanh toán khác
- Nghị định 63/2018/ NĐ-CP ngày 4/5/2018
- Phạm vi bảo lãnh thu nhập tối thiểu, thanh toán chấm dứt sớm, rủi ro chuyển đổi tiền tệ
- Giới hạn trong các lĩnh vực đủ điều kiện (bao gồm năng lượng)
Nợ tiềm ẩn không liên quan đến nợ vay không ghi nợ
Không Ưu đãi thuế - Nghị định
Tất cả các dự án nguồn điện NA Không
4.2 Bộ máy quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện tại Việt Nam
4.2.1 Bộ máy quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện cấp trung ương 4.2.1.1 Cơ quan quản lý trực tiếp
Hiện nay, do sự phân công về công tác quản lý của chính phủ, Bộ công thương được chính phủ giao cho nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngành điện nói chung và quản lý về ANNLĐ tại trung ương nói riêng Tại Bộ công thương, đơn vị trực tiếp quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện là Cục Điện lực và năng lượng tái tạo
Cơ quan cấp bộ quản lý trực tiếp:
Hình 4.4 Bộ máy quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện cấp trung ương
Nguồn: tác giả tổng hợp Cục Điện lực và năng lượng tái tạo
Với chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công nghiệp điện; quản lý, thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Cục Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã và đang nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ:
1 Là cơ quan tham mưu và giúp việc Bộ trưởng Bộ Công Thương xây dựng và ban hành một số văn bản trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền: a) Dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ, dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về điện lực, năng lượng mới và năng lượng tái tạo; b) Chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển năng lượng Quốc gia; c) Chiến lược, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, lãnh thổ, kế hoạch đầu tư phát triển dài hạn, trung hạn và ngắn hạn về điện lực, năng lượng mới và năng
Các bộ ngành liên quan
Bộ công thương Các cơ quan ngang bộ
Bộ công thương Đơn vị QLNN
Cục Điện lực và năng lượng tái tạo
Cục điều tiết điện lực
Thương vụ Đơn vị sự nghiệp lượng tái tạo; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu, chương trình, dự án, đề án và công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia về điện lực, năng lượng mới và năng lượng tái tạo; d) Cơ chế, chính sách để khuyến khích và đảm bảo phát triển điện lực và năng lượng tái tạo; đ) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực điện lực, năng lượng mới và năng lượng tái tạo; e) Định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực điện lực, năng lượng mới và năng lượng tái tạo; g) Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành nhà máy điện, hệ thống truyền tải điện, hệ thống phân phối điện và điện nông thôn
2 Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về điện lực, năng lượng mới và năng lượng tái tạo sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành
3 Về phát triển điện lực: a) Tổ chức xây dựng và thẩm định để Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia, điện lực quốc gia, quy hoạch liên kết hệ thống điện Việt Nam với các nước trong khu vực, quy hoạch phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo quốc gia; b) Thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy hoạch địa điểm các trung tâm điện lực, quy hoạch bậc thang thủy điện và quy hoạch thủy điện nhỏ các dòng sông; quy hoạch đấu nối các nhà máy điện vào hệ thống điện; c) Công bố danh mục các dự án năng lượng, điện lực trong quy hoạch quốc gia và dự án đầu tư trong kế hoạch được duyệt; quản lý, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra thực hiện các quy hoạch phát triển năng lượng và điện lực đã được phê duyệt; d) Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, tổ chức đàm phán để ký kết các hồ sơ dự án, quản lý và kiểm tra việc thực hiện các dự án, giải quyết các vướng mắc và tranh chấp liên quan tới các dự án điện lực đầu tư theo hình thức BOT theo quy định của pháp luật; đ) Thẩm định, trình phê duyệt chủ trương đầu tư, dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế
- dự toán công trình xây dựng các dự án trong lĩnh vực điện lực; tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu quản lý chất lượng các công trình điện lực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương theo phân cấp của Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn; e) Tổ chức thẩm định trình phê duyệt để ban hành Quy trình vận hành hồ chứa (đơn hồ) thủy điện; g) Thực hiện chức năng quản lý, điều phối chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu, chương trình, dự án trong lĩnh vực điện lực, năng lượng mới và năng lượng tái tạo sử dụng nguồn vốn đầu tư công
4 Tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển trong lĩnh vực điện lực, năng lượng mới và năng lượng tái tạo; xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách thu hút nhân lực cho hoạt động của lĩnh vực điện lực, năng lượng mới và năng lượng tái tạo
5 Thực hiện thanh tra chuyên ngành Điện lực và Năng lượng tái tạo theo quy định và phân cấp của thanh tra ngành Công Thương
4.2.1.2 Các cơ quan quản lý gián tiếp
Hình 4.5 Bộ máy quản lý nhà nước gián tiếp về an ninh năng lượng điện cấp trung ương
Nguồn: tác giả tổng hợp a Bộ kế hoạch và đầu tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: Tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công của quốc gia; cơ chế, chính sách quản lý kinh tế; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, và triển khai công tác đầu tư phát triển và phân bổ ngân sách nhà nước liên quan đến ngành điện, b Bộ tài nguyên và môi trường
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ
Tham mưu chính phủ trong việc phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển ngành điện, các dự án đầu tư ngành điện theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện sau khi được phê duyệt
Lập quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước, quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước; tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược khoáng sản; quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản trong phạm vi cả nước; tham gia ý kiến bằng văn bản về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng phục vụ hoạt động sản xuất điện Hướng dẫn, kiểm tra việc lập, thẩm định quy hoạch bảo vệ môi trường; tổ chức lập, thẩm định, quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia các dự án đầu tư sản xuất điện theo quy định của pháp luật;
Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện tại Việt Nam
Bộ Xây dựng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng
Thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng các dự án điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; có ý kiến thống nhất bằng văn bản để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt các quy hoạch xây dựng cụ thể theo quy định của pháp luật
4.3 Phân tích quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện tại Việt Nam
4.3.1 Xây dựng chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng điện
4.3.1.1 Chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng điện quốc gia
Tính đến thời điểm năm 2018, toàn bộ ngành điện của Việt Nam có công suất lắp đặt từ tất cả các nguồn là khoảng 49 GW, trong đó nguồn thủy điện đóng góp 35%, nhiệt điện sử dụng nguyên liệu than đóng góp 38%, nguồn điện sinh ra từ tuabin khí chiếm 15%, nguồn cung từ các nhà máy thủy điện nhỏ đóng góp 6%, còn lại 6% đến từ những nguồn khác gồm nhiệt điện dầu, điện nhập khẩu và điện năng lượng tái tạo Phụ tải đỉnh của toàn bộ hệ thống điện vào năm 2018 là 35 GW (NLDC, 2018), với ty lệ dự phòng thô của hệ thống điện là 40,7% Tổng điện năng phát ra từ hệ thống là khoảng 220 TWh vào năm 2018, trong đó sản lượng của nhiệt điện than (91,6 TWh) chiếm ty trọng lớn nhất (42%), thủy điện chiếm 38% và nhiệt điện chạy khí chiếm 19% (Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam, 2019)
Do đặc thù vị trí địa lý và khả năng khoa học công nghệ của Việt Nam, có thể thấy tỷ trọng thủy điện đóng vai trò quan trọng trong các loại hình năng lượng điện tại nước ta, đây chính là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo nguồn cung điện và đảm bảo an ninh năng lượng điện cho toàn bộ hệ thống điện quốc gia, đóng vai trò là đầu tầu cho việc kết nối các loại hình sản xuất điện từ các năng lượng tái tạo có sản lượng phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố bất định vào cùng hệ thống cung cấp điện quốc gia
Theo Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam năm 2019, công suất lắp đặt ở khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ dần trở nên dư thừa do các nhà máy nhiệt điện than lớn sẽ đi vào hoạt động trong những năm tới, trong khi đó miền Nam có xu hướng thiếu công suất điện cục bộ do việc xây dựng của một loạt các nhà máy điện đang bị chậm tiến độ Ở miền Bắc, có hai loại nguồn điện chính là than và thủy điện, trong khi đó ở miền Trung thủy điện là nguồn điện chính Miền Nam có ba loại nguồn điện chính là nhiệt điện khí, nhiệt điện than và thủy điện Các nhà máy nhiệt điện khí hiện nay có sản lượng điện lớn nhất
Nhìn sâu vào sự phát triển các nguồn điện cho miền Bắc, miền Trung và miền Nam của Việt Nam, có thể thấy hệ thống điện có thể phải đối mặt với một số trở ngại Sự phát triển các nhà máy điện không cân bằng với nhu cầu phụ tải ở từng miền, do đó tạo ra áp lực lớn lên hệ thống truyền tải Ngoài ra, vì thủy điện chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng điện phát ra nên tính chất mùa của các nguồn nước có thể ảnh hưởng đến vận hành của hệ thống điện
Chiến lược quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam VII, điều chỉnh lập một danh sách các nguồn điện dự kiến phát triển trong giai đoạn đến năm 2030, được Thủ tướng phê duyệt vào tháng 3/2016 Tuy nhiên, đến đầu năm 2019, đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh năng lượng và quan điểm của Chính phủ Việt Nam về phát triển hệ thống điện trong giai đoạn tới Cũng theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, ước tính hết năm 2020 sản lượng nguồn cung điện đạt khoảng 235-245 tỷ kWh, đến năm 2025 dự kiến khoảng 352-379 và đạt mức rất cao vào năm 2030 với sản lượng khoảng 506-559 tỷ kWh Tốc độ tiêu dùng điện ước tính cho giai đoạn 2020-2025 rơi vào khoảng 8.42%, giai đoạn 2025-2030 là 7.53%
Bảng 4.4 Chiến lược sản xuất điện giai đoạn 2019-2030
Năm/Giai đoạn Tổng công suất vận hành (MW) Chênh lệch
Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh
Theo “Nghị quyết số 31/2016/QH14 của Quốc hội ngày 22/11/2016”, thay đổi lớn nhất là hủy bỏ dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đã được quy hoạch (tổng công suất thiết kế là 4.600 MW) và thay vào đó là đầu tư vào “đường dây truyền tải 500kV thứ ba” Quảng trị - Dốc Sỏi – Pleiku 2 Để bù vào công suất bị thiếu của dự án nhà máy điện hạt nhân đã bị hủy bỏ, ngày 13/02/2017 Thủ tướng đã ký Quyết định số 212/TTg-CN, trong đó các nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng đã được bổ sung vào quy hoạch (cùng với nhiều nhà máy khác đang được xem xét bao gồm Cà Ná, Long Sơn, Bạc Liêu…); điện năng lượng tái tạo đang tăng trưởng mạnh do cơ chế khuyến khích của chính phủ cho điện gió và điện mặt trời và tăng mạnh nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc Theo thỏa thuận chính thức có hiệu lực đến năm 2030, công suất điện được phép nhập khẩu từ Lào là 5 GW31 Như vậy, có thể thấy được các chính sách gần đây của chính phủ ưu tiên phát triển các ngành sản xuất điện sử dụng năng lượng tái tạo
Ngoài ra, tiềm năng điện gió và điện mặt trời ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, là những khu vực có nhu cầu thấp, dẫn tới phải bổ sung thêm các đường dây truyền tải và các trạm biến áp mới để tiếp nhận công suất từ các nhà máy đó như trạm 500kV Thuận Nam ở Ninh Thuận và đường dây truyền tải 500kV Thuận Nam – Chơn Thành Để đạt mục tiêu tổng quát trên, các mục tiêu cụ thể được đặt ra như sau: - Cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong nước, đáp ứng cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 – 2030; trong đó, năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt khoảng 175 – 195 triệu TOE (tấn dầu quy đổi), đến năm 2045, đạt khoảng 320 – 350 triệu TOE; tổng công suất của các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 125 – 130 GW, sản lượng điện đạt khoảng 550 – 600 tỉ KWh
Tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 – 20% vào năm 2030; 25 – 30% vào năm 2045 – Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng đến năm 2030 đạt mức 105 – 115 triệu TOE, năm 2045 đạt mức
160 – 190 triệu TOE Cường độ năng lượng sơ cấp năm 2030 đạt từ 420 – 460 kgOE/1.000 USD GDP, năm 2045 từ 375 – 410 kgOE/1.000 USD GDP
Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiêu chí N-1 đối với vùng phụ tải quan trọng và N-2 đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng Đến năm 2030, độ tin cậy cung cấp điện năng thuộc tốp 4 nước dẫn đầu ASEAN, chỉ số tiếp cận điện năng thuộc tốp 3 nước dẫn đầu ASEAN
4.3.1.2 Xây dựng và ban hành pháp luật về an ninh năng lượng điện
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành pháp luật về an ninh năng lượng điện, Luật này quy định về quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực; tiết kiệm điện; thị trường điện lực; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện; bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện Đây là bộ Luật được ban hành nhằm mục đích điều chỉnh mọi đối tượng, hành vi trong hoạt quá trình sản xuất và vận hành ngành điện
Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi: (1) Luật số 24/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013; (2) Luật số 28/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019
Trong Luật điện lực được sửa đổi gần đây, có một số chính sách bổ sung nhằm đảm bảo an ninh điện cho nước ta gồm:
1 Phát triển điện lực bền vững trên cơ sở khai thác tối ưu mọi nguồn lực, đáp ứng nhu cầu điện năng phục vụ đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội với chất lượng ổn định, an toàn và kinh tế, dịch vụ văn minh, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia Ưu tiên phát triển điện phục vụ nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
2 Xây dựng và phát triển thị trường điện lực theo nguyên tắc công khai, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, có sự điều tiết của Nhà nước để nâng cao hiệu quả trong hoạt động điện lực; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện; thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và tư vấn chuyên ngành điện lực Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
Đánh giá hoạt động quản lý Nhà nước về an ninh năng lượng điện tại Việt Nam 100 1 Kết quả Delphi vòng 1
d Tiêu chí quản lý dự án đầu tư
Tiêu chí “Chính sách đảm bảo công bằng giữa dự án có vốn đầu tư nhà nước và các dự án đầu tư nước ngoài hoặc tư nhân” (5.880) và “Quản lý phê duyệt các dự án đầu tư sản xuất điện” (5.625) được các chuyên gia đánh giá mức độ ưu tiên cao trong nhóm, theo phụ lục 4.27 Như đã trình bày ở trên, nhu cầu thu hút vốn đầu tư cho ngành điện tại Việt Nam trong giai đoạn sắp tới rất lớn Trong khi đó, các doanh nghiệp còn đang khá dè chừng trong việc tham gia đầu tư vào các dự án sản xuất điện Trong khi đó, các doanh nghiệp thực hiện các dự án sản xuất điện đem lại hiệu quả khá cao so với doanh nghiệp nhà nước Chính vì vậy, cần tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch trong việc đấu thầu, chính sách thu hút… để thuận lợi phát triển ngành điện lực e Tiêu chí kiểm tra giám sát
“Tần suất kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo an ninh năng lượng điện” (5.920) và “Các công cụ kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo an ninh năng lượng điện” (5.833) được các chuyên gia đánh giá khá cao Nhìn chung, các tiêu chí trong chỉ số kiểm tra giám sát có mức độ ưu tiên gần như tương đương nhau Điều này phản ánh, cần sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước để tiến hành đồng bộ, minh bạch và hiệu quả, xem phụ lục 4.28
4.4.2 Kết quả Delphi vòng 2 và 3
4.4.2.1 Các tiêu chí chính đánh giá công tác quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện
Trong vòng 2 của kỹ thuật Delphi, bảng hỏi đóng được xây dựng dựa trên các kết quả của vòng 1 trên nguyên tắc sử dụng các đáp án có điểm số trung bình lớn hơn 5 Tại vòng 2 Delphi, tác giả cũng tiến hành lấy ý kiến của 25 chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học, sau đó tiến hành lọc dữ liệu vào file excel Theo đó: 24 phiếu hợp lệ, 1 phiếu trống Các chỉ số như chỉ số phương sai, độ lệch chuẩn, giá trị trung bình, tứ phân vị cũng được tính toán trong vòng này Đây là cơ sở để tính toán chỉ số Kendall’s W cho toàn bộ phiếu hỏi tại vòng 2 Delphi
Bảng 4.6 Giá trị chỉ số Kendall’s W
N Kendall’s W P Mức độ đồng thuận Mức độ tin tưởng
(Nguồn: Tính toán bằng phần mềm SPSS 22)
Nhìn vào bảng 4.7 ta thấy, giá trị Kendall’s W = 0.861 thoả mãn điều kiện cần và đủ ban đầu Mức độ đồng thuận và mức độ tin tưởng cao Vì vậy, tiến hành dừng lại khảo sát ở vòng 2 Tuy nhiên, để đưa ra kết quả nghiên cứu với mức độ đồng thuận cao nhất, cần tiến hành xử lý và loại bỏ các biến xấu ở vòng 3 Dưới đây là biểu đồ đánh giá các nhóm tiêu chí sau khi loại bỏ các biến số có giá trị trung bình nhỏ hơn 4 và bảng các giá trị bị loại trong vòng 2 Delphi Nhận thấy, các biến quan sát theo phụ lục 4.29 có giá trị nhỏ hơn 4, tiến hành loại bỏ các biến đó Từ đó, tiến hành đánh giá hệ số Friedman’s và Kendall’s W qua các vòng
Bảng 4.7 Hệ số Friedman’s và Kendall’s W qua các vòng
C1 - 30: Các tiêu chí về chiến lược phát triển năng lượng điện 25 51.699 0.074 29 0.006
C31 - 57: Các tiêu chí chính về chính sách đảm bảo an ninh năng lượng điện 25 46.08 0.071 26 0.012
C58 - 75: Các tiêu chí chính về việc thực hiện công tác đảm bảo an ninh năng lượng điện 25 44.785 0.105 17 0
C76 - 104: Các tiêu chí quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện 25 66.785 0.114 28 0
C1 - 20: Các tiêu chí về chiến lược phát triển năng lượng điện 24 332.201 0.729 19 0
C21 - 41: Các tiêu chí chính về chính sách đảm bảo an ninh năng lượng điện 24 383.050 0.760 21 0
C42 - 56: Các tiêu chí chính về việc thực hiện công tác đảm bảo an ninh năng lượng điện
C57 - 80: Các tiêu chí quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện 24 430.583 0.780 23 0
Nguồn: Số liệu tác giả chạy phần mềm SPSS 22
Sau khi xử lý dữ liệu qua các vòng Từ 99 biến còn lại 81 biến thoả mãn yêu cầu điều kiện ban đầu Tác giả xây dựng được bộ tiêu chí chính đánh giá công tác quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện tại Việt Nam, theo phụ lục 4.35
4.4.2.2 Xếp loại các tiêu chí chính và nhóm tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện tại Việt Nam
Sau khi xác định được bộ tiêu chí chính đánh giá công tác QLNN về ANNLĐ thông qua phương pháp Delphi, tác giả đã xếp loại các tiêu tiêu chí chính và nhóm tiêu chí đánh giá công tác QLNN về ANNLĐ (theo phụ lục 4.36) để thấy được mức độ quan trọng của mỗi nhóm tiêu chí trong bộ tiêu chí đánh giá
Trong các tiêu chí chính về chiến lược phát triển năng lượng điện, có thể thấy “Tiêu chí chiến lược nguồn nhiên liệu” đứng đầu với điểm số trung bình là 6,125 và “Tiêu chí đa dạng trong quy hoạch phát triển năng lượng” đứng cuối cùng với điểm số 4,674 Như vậy, có thể thấy chiến lược nguồn nhiên liệu đóng vai trò trọng yếu trong chiến lược phát triển năng lượng điện quốc gia
Các tiêu chí chính về chính sách đảm bảo an ninh năng lượng điện gồm các tiêu chí được xếp hạng như sau: Tiêu chí chính sách môi trường đứng thứ 1 với 6,177; tiếp đến đứng thứ 2 là tiêu chí chính sách đầu tư ngành điện; cùng đứng ở vị trí thứ 3 là tiêu chí chính sách giá điện và tiêu chí chính sách công nghệ cho phát triển ngành điện với 5,633; đứng cuối cùng là tiêu chí chính sách tài nguyên năng lượng tái tạo với 4,472 Đúng với định hướng không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế của chính phủ đưa ra trong những năm gần đây, các chuyên gia đã đánh giá chính sách môi trường đứng đầu trong nhóm các tiêu chí về chính sách đảm bảo an ANNLĐ
Các tiêu chí chính về thực hiện công tác đảm bảo an ninh năng lượng điện, qua dữ liệu thu thập được, trong các tiêu chí thực hiện công tác đảm bảo ANNLĐ thì “Tiêu chí chính sách địa phương” được các chuyên gia đánh giá ở mức độ cao nhất với số điểm trung bình 6,264 khi so sánh với lần lượt “Tiêu chí chính sách phân bổ nguồn lực” đứng thứ 2 với 6,125; “Tiêu chí chính sách phát triển hạ tầng ngành điện” đứng thứ 3 với 5,167 và “Tiêu chí quản lý chi phí vận hành” đứng cuối cùng với 5,011 Như vậy, có thể thấy các chính sách từ trung ương khi triển khai xuống địa phương đóng vai trò tiên quyết trong việc thực thi công tác đảm bảo ANNLĐ một cách thống nhất, có hệ thống, hiệu lực và hiệu quả
Trong nhóm các tiêu chí quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện, khảo sát cho thấy “Tiêu chí chính sách đảm bảo an ninh nguồn cung ứng điện” đứng đầu trong nhóm cá tiêu chí QLNN về ANNLĐ với số điểm 6,239 đã chỉ ra đây là tiêu chí quan trọng đánh giá công tác QLNN về ANNLĐ tại Việt Nam Trong khi đó, tiêu chí quản lý dự án đầu tư đứng cuối nhóm này với số điểm 4,667; Tiêu chí kiểm tra giám sát đứng thứ hai với số điểm 6,000 cho thấy công tác kiểm tra giám sát được coi là tiêu chí đánh giá quan trọng trong công tác QLNN về ANNLĐ
4.4.3 Hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện tại Việt Nam
Thực tiễn trên cho thấy QLNN về ANNLĐ nước ta vẫn còn nhiều hạn chế Mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng điện quốc gia còn nhiều thách thức; các nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, phải nhập khẩu năng lượng phục vụ hoạt động sản xuất của ngành điện ngày càng lớn; nhiều dự án điện bị chậm so với quy hoạch, kế hoạch; một số chỉ tiêu bảo đảm an ninh năng lượng điện đang biến động theo chiều hướng bất lợi
4.4.3.1 Công tác xây dựng pháp luật về an ninh năng lượng điện
Những hạn chế, tồn tại:
Quy định pháp luật về đảm bảo ANNL nói chung và ANNLĐ nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu thống nhất từ trung ương đến địa phương Thời gian qua, có thể thấy phần nào sự quan tâm vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngành điện và an ninh năng lượng điện của nhà nước đã có những bước tiến bộ cả về lượng và chất Tuy nhiên, trên thực tế thì số lượng các văn bản quy phạm pháp luật về việc điều chỉnh thị trường điện, giá điện, hệ thống điện quốc gia chiếm chủ yếu trong khi các văn bản về việc điều chỉnh an toàn, kỹ thuật, tiết kiệm điện còn ít, điều này ảnh hưởng đến tính thống nhất trong chính sách đảm bảo an ninh năng lượng điện quốc gia do một số văn bản không đồng bộ với nhau Việc điều chỉnh các luật liên quan đến khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp sản xuất điện còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư hiện tại Chưa có sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ANNLĐ vào quá trình xây dựng và ban hành luật đầu tư ngành điện nói chung và luật đầu tư nước ngoài ngành điện nói riêng
Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại:
Công tác xây dựng pháp luật về điện lực nói chung và ANNLĐ nói riêng mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng nhìn chung đội ngũ chuyên gia làm công tác xây dựng pháp luật điện lực còn thiếu và yếu, đội ngũ cán bộ nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực ANNLĐ còn rất hạn chế Đội ngũ các nhà quản lý chủ yếu làm công tác chuyên môn nghiệp vụ về luật, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn ngành điện để đúc rút thành lý luận để giải quyết những vấn đề ANNLĐ thực tiễn đang đặt ra cho quốc gia
Một bộ phận cán bộ tham gia xây dựng và triển khai pháp luật nhà nước về ANNLĐ có trình độ chuyên môn chưa cao, trách nhiệm đối với công việc mình phụ trách cũng chưa cao Một số cán bộ còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, chưa nắm vững các quy định của pháp luật, thiếu thực tiễn về quản lý kinh tế, xã hội, chuyên môn ngành điện Công tác tổ chức cán bộ, trước hết là việc bố trí, điều động và sử dụng cán bộ lập pháp về ANNLĐ các cấp có nơi, có lúc chưa thật sự phù hợp với trình độ, năng lực cán bộ; một số chính sách về lương, phụ cấp trách nhiệm của cán bộ, cán bộ còn bất hợp lý nhưng chậm được giải quyết phần nào ảnh hưởng đến tư tưởng, trách nhiệm của cán bộ
4.4.3.2 Công tác xây dựng chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng điện
Những hạn chế, tồn tại:
Qua điều tra và tham vấn các chuyên gia, nhà quản lý thấy rằng việc xây dựng Chiến lược tài nguyên nước, Chiến lược tài nguyên than đá, Chiến lược tài nguyên khí tự nhiên, Chiến lược nâng cao hiệu suất sử dụng nhiên liệu là những chiến lược phù hợp với công tác QLNN về ANNLĐ tại Việt Nam, tuy nhiên các tiêu chí này được cho là chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển của quốc gia Các chiến lược này được xây dựng thiếu đồng bộ, chưa theo kịp xu hướng phát triển của ngành năng lượng điện thế giới Có thể thấy, dưới tác động của biến đổi khí hậu khiến khí hậu nước ta ngày càng khắc nghiệt (bão, lũ, sạt lở…) khiến các nhà quản lý đặt ra câu hỏi: liệu có phải do xây dựng thuỷ điện tràn lan, thiếu quy hoạch khiến hệ sinh thái, vùng xung quanh khu vực thuỷ điện dễ có nguy cơ sạt lở hơn hay không? Việc quy hoạch và sử dụng nguồn nước phục vụ hoạt động xây dựng và vận hành các dự án thủy điện phải được rà soát một cách tổng thể, một số dự án ảnh hưởng xấu tới an ninh nguồn nước khu vực và quốc gia sẽ không được triển khai Chính vì vậy, các chuyên gia đánh giá mức độ ưu tiên nhất hiện nay là chiến lược tài nguyên nước Chỉ khi hoàn thiện chiến lược tài nguyên nước hợp lý mới có thể đảm bảo ANNLĐ một cách bền vững
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN NINH NĂNG LƯỢNG ĐIỆN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2026, TẦM NHÌN ĐẾN 2045
Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện tại Việt Nam
7 Điện hạt nhân Vĩnh Hải tổ máy 3 1000 2024
8 Điện hạt nhân Vĩnh Hải tổ máy 4 1000 2025
9 Điện hạt nhân khu vực miền Trung 1 và 2 2 x 1000 2026
10 Điện hạt nhân khu vực miền Trung 3 1.300 - 1.500 2027
11 Điện hạt nhân khu vực miền Trung 4 1.300 - 1.500 2028
12 Điện hạt nhân khu vực miền Trung 5 1.300 - 1.500 2029
13 Điện hạt nhân khu vực miền Trung 6 1.300 - 1.500 2030
Nguồn: Quyết định của thủ tướng chính phủ số 906/QĐ-TTg ngày 17/6/2010
Có thể thấy, trong thời gian tới, ANNLĐ sẽ là trọng tâm của an ninh phi truyền thống toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, có sự tác động mạnh mẽ lên quá trình phát triển kinh tế xã hội và quan hệ quốc tế giữa các quốc gia Do vậy, các cơ quan QLNN về ANNLĐ tại Việt Nam cần có những giải pháp và hướng đi kịp thời, phù hợp với điều kiện và nguồn lực quốc gia nhằm đảm bảo ANNLĐ phục vụ phát triển kinh tế xã hội, tận dụng các lợi thế địa lý, ngoại giao
5.2 Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện tại Việt Nam
5.2.1 Quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện trên cơ sở thị trường cạnh tranh lành mạnh
Với hình thái phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, việc nhà nước nắm quyền điều hành và đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực điện được cho là chưa hiệu quả như mong đợi Với bộ máy hoạt động cồng kềnh, việc đầu tư ngoài ngành và trình độ quản lý chưa cao dẫn tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này không được như kỳ vọng của chính phủ Yêu cầu tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước trong ngành điện hiện nay là vấn đề vô cùng cấp bách Trong trung hạn và dài hạn, để đảm bảo an ninh năng lượng điện, nhà nước cần phải đồng bộ các yếu tố thị trường cạnh tranh và minh bạch đối với ngành điện, việc khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực sản xuất điện sẽ giúp cho thị trường điện Việt Nam phát triển một cách toàn diện Nhà nước cần thay đổi chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh trong ngành điện, hãy coi những doanh nghiệp đó như các thành phần kinh tế khác của thị trường, chỉ nên cung cấp các công cụ tài chính hoặc kỹ thuật nhất định, không nên tạo các cơ chế đặc thù cho các doanh nghiệp này
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong thời gian qua, tuy nhiên đối với ngành năng lượng nói chung và ngành điện nói riêng vẫn còn nhiều nhân tố tác động tới việc hội nhập quốc tế của mình, trong đó đặc biệt là việc cấu trúc lại ngành chưa tiến tới đồng nhất với cấu trúc ngành điện thế giới Một bài học lớn từ Hàn Quốc và Đài Loan là các nước này đều mở cửa hội nhập sâu với thế giới khá muộn Trong khi đó, trước khi hội nhập, các nước này đều đã xây dựng một thị trường điện tương đối tự do ở trong nước, với khu vực tư nhân vững mạnh Mô hình Hàn Quốc đặc trưng với các đại tập đoàn lớn, còn ở Đài Loan là vô số những doanh nghiệp vừa và nhỏ Cả hai đều gặp phải những khó khăn khi hội nhập sâu với thế giới, nhưng đều có khả năng điều chỉnh nhờ sự trưởng thành và thích ứng của khu vực tư nhân Trong khi đó, Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới tương đối sớm, xét trên mức độ phát triển của thị trường trong nước Đồng thời, dường như Việt Nam đã lựa chọn một chiến lược là sử dụng các các DNNN trong lĩnh vực sản xuất điện để đương đầu với làn sóng hội nhập kinh tế Cho đến thời điểm hiện tại, chúng ta cần nhìn nhận rõ ràng vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong việc điều tiết thị trường điện, việc các DNNN được hỗ trợ cả về tài chính và chính sách từ nhà nước tạo nên tính cạnh tranh không lành mạnh trong thị trường sản xuất và kinh doanh điện tại Việt Nam Như vậy có thể thấy, nhu cầu về việc tái cấu trúc các tổng công ty nhà nước về sản xuất điện là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng QLNN về ANNLĐ tại nước ta
Như vậy, có thể thấy vai trò của nhà nước cần phải thể hiện ở việc tạo môi trường hoàn thiện cho việc đảm bảo ANNLĐ bằng cách sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô của mình Tạo ra một môi trường có sự kết nối giữa việc đảm bảo ANNLĐ và tăng trưởng kinh tế bền vững Đảm bảo quá trình QLNN về ANNLĐ của Việt Nam phù hợp với các khuôn khổ hợp tác quốc tế Nhà nước phải thể hiện vai trò dẫn dắt trong công tác đảm bảo ANNLĐ tại Việt Nam
5.2.2 Đảm bảo an ninh năng lượng điện bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu
Theo kết quả nghiên cứu của luận án, nhóm “chỉ số chính sách môi trường”, tiêu chí “chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo” có giá trị trung bình cao nhất 6.200 Tiếp đến là tiêu chí “chính sách môi trường đối với dự án đầu tư điện” (6.160) Như vậy có thể thấy, các chuyên gia đã đánh giá việc phát triển ngành điện bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ giúp đảm bảo an ninh năng lượng điện của nước ta trong thời gian tới
Bằng chứng là ngày 13/3/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 280/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 tiết kiệm được từ 5-7% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn đến năm 2025 và đạt từ 8-10% trong cả giai đoạn từ 2019 đến năm 2030, tương đương khoảng 60 triệu tấn dầu quy đổi (TOE) Cùng với Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được ban hành năm 2010, Nghị quyết 55/NQ/TW ngày 11/02/2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 7/5/2020 về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-
2025 và các văn bản liên quan khác, sự ra đời và triển khai Chương trình cho thấy tầm nhìn chiến lược và chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam tới lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Trên cơ sở chương trình phát triển ngành điện bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, trong giai đoạn vừa qua tập đoàn điện lực Việt Nam đã tập trung mạnh vào việc đầu tư các dự án sản xuất điện sử dụng năng lượng tái tạo, với tổng số dự án lên đến gần 39 nghìn dự án, với sự đa dạng hóa trong các nguồn năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, gió,…
Bảng 5.3 Các dự án sử dụng năng lượng tái tạo
Nguồn: tập đoàn điện lực Việt Nam EVN
Trước nguy cơ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và việc phải tham gia vào các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, công tác QLNN về ANNLĐ tại Việt Nam cần đặt trong tâm vào việc đảm bảo ANNLĐ mà không phải đánh đổi về tác hại môi trường, các dự án nhiệt điện và thủy điện cần phải được xem xét trên mọi giác độ hiệu quả kinh tế và môi trường, cần có sự tham gia của tất cả các bộ ban ngành liên quan một cách thống nhất Các chiến lược và chính sách đảm bảo ANNLĐ cần đồng bộ với thỏa thuận của Việt Nam về môi trường và phát triển bền vững, cần phát triển các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến có khả năng bảo vệ môi trường Thúc đẩy các dự án sản xuất điện sử dụng công nghệ hiện đại và tiết kiệm năng lượng, tạo hành lang pháp lý và các hỗ trợ cần thiết đối với các dự án BOT có sử dụng công nghệ tiên tiên của các nước phát triển có kinh nghiệm trong việc sản xuất điện Bên cạnh đó cần xây dựng và tổ chức triển khai các quy tắc xã hội/cộng đồng, nội quy, quy định về hành vi sử dụng điện trong từng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp…; Tổ chức công bố rộng rãi định kỳ kết quả thực hiện tiết kiệm điện của các tổ chức, đơn vị trực thuộc Đồng thời xây dựng và tuyên truyền lối sống tiết kiệm điện đến hộ gia đình, phát động phong trào gia đình tiết kiệm điện tại khu dân cư
5.2.3 Đảm bảo an ninh năng lượng điện dựa trên chất lượng nguồn nhân lực kết hợp với quá trình hội nhập khu vực và quốc tế
Tính tới thời điểm năm 2018, tổng số nhân lực hoạt động trong ngành điện Việt Nam vào khoảng 115.000 người, tỉ lệ Đại học đạt 30%, cao đẳng 25%, công nhân kỹ thuật 40%, sau Đại học 1,8%, trình độ khác 3-4% Số lao động chiếm tỉ lệ lớn nhất là những nhân lực hoạt động trong lĩnh vực phân phối và kinh doanh điện, nhóm này chiếm tới gần 70%, nhóm nhân lực trong lĩnh vực phát điện chiếm 10%; khối truyền tải điện chiếm 9% và số còn lại thuộc các lĩnh vực khác như tư vấn, viễn thông, sản xuất thiết bị điện, quản lý dự án,… Nói chung, đội ngũ nhân lực của ngành điện đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho sự phát triển và hội nhập của ngành với tỉ lệ nhân lực có trình độ cao đẳng/đại học trở lên chiếm hơn 50% Trong những năm gần đây, là nòng cột của ngành điện Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tiên phong và chủ động trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của EVN đạt trình độ cao về quản lý và có tay nghề chất lượng cao đối với công nhân kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu phát triển về công nghệ và kỹ thuật ngành điện Bên cạnh đó, với yêu cầu tái cơ cấu ngành điện nói chung và tái cơ cấu EVN nói riêng, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ đáp ứng yêu cầu về tinh giảm nhân lực, sắp xếp bộ máy vận hành hiệu quả và tinh gọn, hiệu suất lao động được nâng cao
Bên cạnh đó, EVN đã bước đầu sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của các đơn vị theo từng cấp quản lý, triển khai chương trình chuẩn hóa chức danh đối với các vị trí lãnh đạo tại đơn vị, cán bộ chuyên môn - nghiệp vụ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật EVN cũng đã thực hiện công tác rà soát và tinh giảm nhân sự tại các đơn vị sản xuất trực tiếp phù hợp với yêu cầu nâng cao trình độ khoa học công nghệ và trình độ quản lý, nhằm mục đích nâng cao hiệu suất lao động, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị Tập đoàn cũng đưa vào triển khai hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc Balance Score Card (BSC) nhằm mục đích đánh giá năng suất lao động và cái cách trong cách tính tiền lương cho toàn bộ cán bộ công nhân viên tập đoàn
Trong quá trình nghiên cứu, tiêu chí “Kết nối lưới điện khu vực” (6.080) được các chuyên gia đánh giá cao trong nhóm tiêu chí “chỉ số hạ tầng” Tiêu chí
“Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin” xêp thứ hai với mức độ ưu tiên 5.920 điểm Xếp cuối cùng trong nhóm tiêu chí là “hệ thống giao thông” (5.240) Như vậy có thể thấy, phát triển hệ thống hạ tầng ngành điện hiện đại là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo ANNLĐ tại nước ta trong thời gian tới
Trên cơ sở kế hoạch phát triển hệ thống hạ tầng năng lượng điện đồng bộ, hiện đại, khả năng kết nối khu vực và quốc tế được nâng cao, chính phủ cần triển khai một số hoạt động cụ thể sau:
- Hoàn thiện các chính sách và khung pháp lý cho việc đầu tư và phát triển lưới điện thông minh bắt kịp với xu thế của khu vực và thế giới; đồng thời triển khai các kỹ thuật và quy chuẩn theo thông lệ quốc tế nhằm giúp cho lưới điện quốc gia có thể kết nối nhanh chóng với các quốc gia trong khu vực
Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện tại Việt Nam giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến 2045
và các Tổng công ty Điện lực, (3) Nghiên cứu phát triển công tơ điện tử và hệ thống thu thập số liệu đo đếm từ xa Với việc các cơ quan QLNN về an ninh năng lượng điện thực hiện tốt 03 đề án nói trên sẽ giúp hoạt động đảm bảo an ninh điện tại Việt Nam đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của về năng lượng điện cho nền kinh tế
5.3 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện tại Việt Nam giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn đến 2045
5.3.1 Xếp hạng các giải pháp ưu tiên
Dựa vào kết quả nghiên cứu của luận án và căn cứ một số văn bản của Đảng và chính phủ, hệ thống các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện ở Việt Nam được tổng hợp bao gồm:
(1) Hoàn thiện chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng điện quốc gia;
(2) Hoàn thiện chính sách đảm bảo an ninh năng lượng điện;
(3) Hoàn thiện pháp luật về đảm bảo an ninh năng lượng điện;
(4) Hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra về công tác đảm bảo an ninh năng lượng điện;
(5) Hoàn thiện tổ chức thực hiện và bộ máy quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện;
(6) Sử dụng năng lượng điện hiệu quả và phát triển năng lượng tái tạo trong sản xuất điện;
(7) Cải thiện chất lượng và đa dạng hóa các dự án đầu tư nguồn điện;
(8) Đảm bảo nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho ngành điện;
(9) Xây dựng thị trường điện cạnh tranh;
(10) Nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong ngành điện
Bảng 5.4 Thống kê hệ thống các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện ở Việt Nam đề xuất
GP1 Hoàn thiện chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng điện quốc gia
- Nghị quyết số 55-NQ/TW;
- Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Ban KTTW) GP2 Hoàn thiện chính sách đảm bảo an ninh năng lượng điện
Nghị quyết số 55-NQ/TW
GP3 Hoàn thiện pháp luật về đảm bảo an ninh năng lượng điện
Nghị quyết số 55-NQ/TW;
GP4 Hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra về công tác đảm bảo an ninh năng lượng điện
- Nghị quyết số 55-NQ/TW;
- Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Ban KTTW) GP5 Hoàn thiện tổ chức thực hiện và bộ máy quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện
- Nghị quyết số 55-NQ/TW;
- Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Ban KTTW) GP6 Sử dụng năng lượng điện hiệu quả và phát triển năng lượng tái tạo trong sản xuất điện
- Nghị quyết số 55-NQ/TW;
- (Martin, 2010), (Hương Giang, 2018), (Dung N T., Tạ Ngọc Tấn (2015) GP7 Cải thiện chất lượng và đa dạng hóa các dự án đầu tư nguồn điện
- Nghị quyết số 55-NQ/TW;
- Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Ban KTTW) GP8 Đảm bảo nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho ngành điện
- Nghị quyết số 55-NQ/TW
- Quy hoạch điện VII GP9 Xây dựng thị trường điện cạnh tranh
- Nghị quyết số 55-NQ/TW
- KEPCO, 2018 GP10 Nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong ngành điện
- Nghị quyết số 55-NQ/TW;
- Định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Ban KTTW)
Mô hình AHP được sử dụng để xác định các giải pháp ưu tiên Ma trận so sánh cặp Satty được thực hiện dựa trên tổng hợp kết quả đánh giá của ba chuyên gia
(sử dụng bảng hỏi, phụ lục 5.1) Kết quả của mô hình AHP cho phép xác định được giá trị trọng số và xếp hạng ưu tiên tương ứng theo các giá trị trọng số (phụ lục 5.2)
Bảng 5.5 Kết quả so sánh cặp Satty, xác định trọng số và xếp hạng mức độ ưu tiên của các giải pháp
Giải pháp Trọng số Xếp hạng ưu tiên
GP1 GP2 GP3 GP4 GP5 GP6 GP7 GP8 GP9 GP10
GP1 1 2.00 2.00 5.00 5.00 6.00 5.00 5.00 6.00 6.00 0.267 1 GP2 0.50 1 1.00 2.00 2.00 4.00 5.00 4.00 5.00 5.00 0.150 3 GP3 0.50 1.00 1 4.00 5.00 5.00 6.00 6.00 5.00 5.00 0.211 2 GP4 0.20 0.50 0.25 1 1.00 2.00 6.00 5.00 6.00 6.00 0.103 4 GP5 0.20 0.50 0.20 1.00 1 2.00 5.00 5.00 6.00 6.00 0.099 5 GP6 0.17 0.25 0.20 0.50 0.50 1 2.00 2.00 5.00 4.00 0.056 6 GP7 0.20 0.20 0.17 0.17 0.20 0.50 1 1.00 2.00 4.00 0.034 8 GP8 0.20 0.25 0.17 0.20 0.20 0.50 1.00 1 2.00 5.00 0.037 7 GP9 0.17 0.20 0.20 0.17 0.17 0.20 0.50 0.50 1 1.00 0.022 9 GP10 0.17 0.20 0.20 0.17 0.17 0.25 0.25 0.20 1.00 1 0.020 10 (Giá trị CR = 7.6%)
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong các giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về ANNLĐ, xét theo mức độ ưu tiên các giải pháp; giải pháp “Hoàn thiện chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng điện quốc gia” (0.267) được coi là giải pháp ưu tiên cao nhất Tiếp đến, giải pháp “Hoàn thiện pháp luật về đảm bảo an ninh năng lượng điện” (0.211) đứng thứ hai trong thứ tự ưu tiên; đứng thứ ba là giải pháp
“Hoàn thiện chính sách đảm bảo an ninh năng lượng điện” đạt (0.150); giải pháp
“Hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra về công tác đảm bảo an ninh năng lượng điện” (0.103) đứng thứ tư; tiếp đến là giải pháp “Hoàn thiện tổ chức thực hiện và bộ máy quản lý nhà nước về an ninh năng lượng điện” đứng thứ năm với trọng số (0.099); giải pháp đứng thứ sáu là “Sử dụng năng lượng điện hiệu quả và phát triển năng lượng tái tạo trong sản xuất điện” với trọng số (0.056); giải pháp “Đảm bảo nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho ngành điện” đứng thứ bảy (0.037); đứng thứ tám là giải pháp “Cải thiện chất lượng và đa dạng hóa các dự án đầu tư nguồn điện” (0.034); giải pháp “Xây dựng thị trường điện cạnh tranh” xếp thứ chín (0.022); giải pháp “Nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong ngành điện” xếp thứ mười (0.020);
5.3.2 Nội dung các giải pháp theo thứ tự ưu tiên
5.3.2.1 Hoàn thiện chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng điện quốc gia
Hiện nay, chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng điện quốc gia chủ yếu tập trung vào bên cung, với việc nhà nước tập trung đưa ra các chính sách và chiến lược nhằm đảm bảo nguồn cung điện cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhưng chưa gắn liền với điều kiện của bên cầu Do vậy, chúng ta đang phải vận hành một nền kinh tế tiêu tốn rất nhiều điện cho sản xuất cũng như tiêu dùng, hệ quả là hiệu quả kinh tế của an ninh năng lượng điện ở Việt Nam là chưa cao, các chiến lược phát triển năng lượng điện tái tạo chưa có tính khả thi cao
Trong quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng của nền kinh tế nươc ta, nhu cầu sử dụng năng lượng điện cũng vì thế mà tăng lên Theo đó, chiến lược phát triển kinh tế nói chung và chiến lược năng lượng điện Việt Nam nói riêng cần phải có những cải tiến và thay đổi, không thể tiếp tục phát triển một mô hình kinh tế sử dụng kém hiệu quả các nguồn năng lượng điện và quay ngược lại yêu cầu ngành điện phải đảm bảo an ninh nguồn cung một cách tốt nhất Muốn đạt được mục đích trên, Việt Nam cần thay đổi tư duy về chiến lược năng lượng điện, cần phải tiếp cận giá điện từ cái nhìn cung-cầu của thị trường chứ không chỉ nhu cầu sử dụng điện, công nghệ sản xuất hay nguồn vốn đầu tư Như vậy, có thể thấy chúng ta cần phải hoàn thiện chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng điện quốc gia một cách tổng hợp cả bên cung và bên cầu, nếu không việc đảm bảo an ninh năng lượng điện của Việt Nam sẽ không thể đảm bảo trong ngắn hạn
Từ một nước xuất khẩu than và điện, nước ta đang phải chuyển sang nhập khẩu những nguồn năng lượng nói trên Cụ thể, trước đây, Việt Nam từng xuất khẩu điện sang Campuchia, Lào và cũng là nước xuất khẩu than lớn, đỉnh điểm lên tới 20 triệu tấn than/năm Nhưng từ năm 2016, Việt Nam đã nhập khẩu gần 10 triệu tấn than và dự kiến sẽ nhập 17 triệu tấn than cho mục đích sản xuất nhiệt điện, chiếm khoảng 31% sản lượng than cho nhu cầu phát điện đến cuối năm 2020, và sẽ tiếp tục tăng mạnh nhập khẩu than vào những năm sau đó Để giải quyết bài toán năng lượng cho phát triển kinh tế, Bộ Công Thương đang xây dựng chính sách theo hai cách, một là sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, hai là sử dụng công nghệ thân thiện môi trường để sản xuất năng lượng Từ đó hướng tới nền kinh tế sử dụng cacbon thấp, thay đổi mô hình sản xuất và sử dụng điện một cách bền vững; chuyển từ giai đoạn sử dụng kém hiệu quả nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
Chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng điện phải được xây dựng đồng bộ với chiến lược phát triển kinh tế của đất nước Điều này có thể thấy rõ qua việc cung ứng điện chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế nước ta trong thời gian vừa qua Trong bối cảnh chúng ta đã khai thác gần hết nguồn thủy điện, bên cạnh đó là việc tạm dừng triển khai các dự án điện hạt nhân; trong khi các nguồn năng lượng điện tái tạo chưa thể đảm bảo nguồn cung cho nền kinh tế trong giai đoạn sắp tới thì việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế tổng thể dựa trên chiến lược phát triển ngành điện sẽ giúp Việt Nam có thể chủ động trong việc quản lý và đảm bảo ANNLĐ trong ngắn hạn Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tương lai, chiến lược phát triển ngành điện cần phải được xây dựng dựa trên các kịch bản phát triển kinh tế tương ứng
Việc giải bài toán chiến lược giá năng lượng hiện nay lại đi kèm với các điều kiện về thu nhập của người dân, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp… Trên thực tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg ngày 15/4/2011 về điều chỉnh giá bán điện theo cơ chế thị trường Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách, cơ chế ưu đãi về giá điện cho người nghèo, biểu giá bán lẻ và bán buôn điện cho từng đối tượng sử dụng Tất nhiên, sử dụng điện nhiều phải trả tiền nhiều Vấn đề quan trọng là người dân cần tạo được thói quen sử dụng điện hiệu quả, đối với lĩnh vực sản xuất cần phải thay đổi tư duy, mô hình sản xuất
Việt Nam cần phải phát triển ngành Năng lượng gắn liền với phát triển nền kinh tế đất nước, để các ngành kinh tế “nhận thức” được giới hạn của ngành Năng lượng, từ đó, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển phù hợp Khi toàn bộ nền kinh tế không còn “đè nặng” sức ép lên ngành Năng lượng, mới có khả năng đảm bảo được an ninh năng lượng quốc gia Cần phải xây dựng chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng điện cân bằng giữa các vùng và khu vực trong cả nước, tạo điều kiện cho các địa phương hỗ trợ nhau khi xảy ra vấn đề thiếu hụt điện Phải xây dựng chiến lược giảm thiểu tối đa tỷ lệ nhiệt điện trong toàn bộ ngành điện, nâng cao tỷ trọng năng lượng tái tạo trong thời gian tới
5.3.2.2 Hoàn thiện pháp luật về đảm bảo an ninh năng lượng điện
Với vai trò là kim chỉ nang hướng dẫn công tác đảm bảo an ninh năng lượng điện, các văn bản pháp luật liên quan đến cung ứng điện cần phải được hoàn thiện cho phù hợp với thực tế phát triển ngành điện, ví dụ như thẩm quyền ký duyệt quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt đầu tư các dự án nhóm A có tổng mức đầu tư dưới 5.000 tỷ đồng sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước xây dựng trên địa bàn nhiều địa phương; về thẩm quyền của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước trong phê duyệt, quyết định dự án đầu tư của doanh nghiệp; về điều kiện đặc thù, riêng biệt và quy định về công trình đặc thù trong các luật; khó khăn trong việc bổ sung quy hoạch để thực hiện đầu tư, xây dựng cá dự án công nghiệp điện mới nhằm đáp ứng nhu cầu đảm bảo cung cấp điện; thiếu quy định trong luật về cơ chế hỗ trợ liên quan đến tài chính, bảo lãnh Chính phủ; sự trung lặp trong việc xem xét bổ sung quy hoạch và xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A, các dự án quan trọng quốc gia; vướng mắc trong việc lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường; vướng mắc trong việc chuyển đổi đất rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14
5.3.2.3 Hoàn thiện chính sách đảm bảo an ninh năng lượng điện
Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, quy trình hoạch định và thực thi chính sách quản lý kinh tế cần được cải cách một bước để tạo nền tảng cho tăng trưởng lâu dài Về mặt nguyên tắc, cần hình thành ba chủ thể có khả năng giúp cải cách thể chế trở thành hiện thực, bao gồm: (i) bộ máy lãnh đạo mạnh mẽ và sáng suốt, (ii) một nhóm hoạch định chính sách kỹ trị mạnh đi liền với một Hội đồng cạnh tranh quốc gia hữu hiệu, và (iii) phối hợp với các đối tác chiến lược nước ngoài có thiện chí và xây dựng Quá trình thay đổi này cần đi liền với sự cải cách hệ thống
Nhà nước cần phải hoàn thiện chính sách đảm bảo an ninh năng lượng điện nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Thêm vào đó, chính phủ cần nên chọn lọc những chính sách ưu tiên phát triển một ít loại hình năng lượng điện, nhưng tập trung và quyết liệt hơn trong việc thực thi các chính sách đấy Cần xây dựng các chính sách cải thiện một số nội dung như: tạo lập một môi trường cạnh tranh bình đẳng mà ở đó các DNNN, doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp tư nhân có thể tự do cạnh tranh với nhau một cách sòng phẳng