Quan hệ chính trị việt nam lào từ năm 2012 Đến nay quá trình tạo dựng mối quan hệ được đảng 2 nước thiết lập trong thời gian qua
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Xuân Tuất và PGS.TS Nguyễn Anh Cường Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định
Tác giả
Đinh Văn Nhạc
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo của Khoa Khoa học chính trị và các đơn vị liên quan của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và đã dành nhiều sự quan tâm giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian học nghiên cứu sinh
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới những nhà khoa học tham gia các cấp bảo vệ về những ý kiến chân thành, quý báu để giúp tôi từng bước hoàn thiện luận
án của mình
Tôi xin cảm ơn PGS.TS Đỗ Xuân Tuất, PGS.TS Nguyễn Anh Cường đã giúp
đỡ, hướng dẫn tôi tận tình, chu đáo trong quá trình thực hiện luận án này
Trang 51
MỤC LỤC
Trang Lời cam đoan
1.1.2 Nghiên cứu tình hình quốc tế, khu vực; tình hình Việt Nam, Lào
tác động đến quan hệ hai nước
19
1.1.3 Nghiên cứu tư tưởng, chính sách đối ngoại của Việt Nam, Lào 22 1.1.4 Nghiên cứu tình hình của Lào, quan hệ giữa Lào với chủ thể thứ ba 25 1.1.5 Nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 29 1.2 Khái quát đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
38
1.2.1 Khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 38 1.2.2 Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 39
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUAN HỆ
CHÍNH TRỊ VIỆT NAM - LÀO
42
2.1 Cơ sở lý luận của quan hệ chính trị quốc tế 42 2.1.1 Khái niệm quan hệ chính trị quốc tế 42 2.1.2 Một số cách tiếp cận về quan hệ chính trị quốc tế tiêu biểu 44 2.2 Những cơ sở cơ bản định hướng cho quan hệ chính trị Việt Nam - Lào,
Lào - Việt Nam
56
Trang 6Chương 4 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TÁC ĐỘNG VÀ
KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG
QUAN HỆ CHÍNH TRỊ VIỆT NAM - LÀO
140
4.1 Những yếu tố thuận lợi tác động đến quan hệ chính trị Việt Nam - Lào 140 4.1.1 Những thuận lợi từ bối cảnh quốc tế 140 4.1.2 Những thuận lợi từ bối cảnh khu vực 141 4.1.3 Những thuận lợi từ tình hình Việt Nam và Lào 143 4.2 Những khó khăn, thách thức chủ yếu tác động đến quan hệ chính trị 147
Trang 73
Việt Nam - Lào
4.2.1 Những khó khăn, thách thức từ bối cảnh quốc tế 147 4.2.2 Những khó khăn, thách thức từ bối cảnh khu vực 149 4.2.3 Những vấn đề chung đặt ra từ tình hình nội tại của Việt Nam và Lào 150 4.3 Khuyến nghị một số giải pháp tăng cường quan hệ chính trị Việt Nam - Lào trong thời gian tới
156
4.3.1 Các giải pháp về xây dựng chính sách, cơ chế quan hệ chính trị
Việt Nam - Lào
Trang 84
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACMECS: Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế
Ayeyarwady - Chao Phraya - Mekong
AEC: Cộng đồng kinh tế ASEAN
AFTA: Khu vực thương mại tự do ASEAN
AI: Trí tuệ nhân tạo
AIPA: Đại hội đồng Liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AMM: Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN
APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
APSC: Cộng đồng an ninh - chính trị ASEAN
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEM: Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu
ASCC: Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN
CHDCND: Cộng hòa dân chủ nhân dân
CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
COC: Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
CLV: Tam giác phát triển Căm-pu-chia - Lào - Việt Nam
CLV-DTA: Khu vực Tam giác phát triển Căm-pu-chia - Lào - Việt Nam CPTPP: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương DCND: Dân chủ nhân dân
DOC: Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông
EAS: Hội nghị thượng đỉnh
EU: Liên minh châu Âu
GDP: Tổng sản phẩm trong nước
GMS: Tiểu vùng Sông Me-kông
GMS-CBTA: Hiệp định tạo thuận lợi cho vận chuyển người và hàng hóa qua
biên giới các nước GMS GSP: Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập
Trang 95
NATO: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại tây dương NIEs: Các nền kinh tế công nghiệp hóa mới ODA: Viện trợ phát triển chính thức
TIFA: Hiệp định khung thương mại và đầu tư TPP: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương UNCLOS: Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
Trang 10
6
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Trang Bảng 2.1: Những nội dung cơ bản về quan hệ chính trị quốc tế 55 Bảng 3.1: Kim ngạch thương mại của Việt Nam với Lào (2015-2020) 106 Bảng 3.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu tại Cửa khẩu Cha Lo và Cà-roòng
từ 2012-2019
122
Biểu đồ 3.3: Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua cửa khẩu Cha Lo 122 Biểu đồ 3.4: Kim ngạch xuất - nhập khẩu qua cửa khẩu Cà Roòng 123
Trang 11kỷ XIX, khi bị các thế lực thực dân phương Tây xâm lược và thống trị, vận mệnh lịch
sử hai dân tộc Việt, Lào càng gắn bó mật thiết để đánh thực dân Pháp, đuổi đế quốc
Mỹ và giành thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975, tiếp tục chung sức, đồng lòng xây dựng, phát triển đất nước
Từ năm 1986, hai nước cùng tiến hành công cuộc đổi mới, trong điều kiện lịch
sử chung của hai nước đều kiên định đi lên Chủ nghĩa xã hội dựa trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào ngày càng được lãnh đạo hai đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước chú trọng, không ngừng nâng lên những tầm cao mới Trong hợp tác toàn diện, hai bên luôn xác định tập trung vào những lĩnh vực có thể phát huy được thế mạnh và điều kiện thuận lợi căn bản của mỗi nước, kết hợp thoả đáng luật pháp, thông lệ và tập quán quốc tế với tính chất đặc biệt của quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, hai bên luôn giành sự ưu tiên cao nhất cho nhau trong khả năng của mỗi nước
Bước sang thế kỷ XXI, hai nước tăng cường đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện cả về bề rộng lẫn chiều sâu trên nền tảng mỗi bên đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử to lớn trong công cuộc đổi mới Những thành quả từ hợp tác
về chính trị, đối ngoại, quốc phòng - an ninh đến hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học -
kỹ thuật… ở cả 2 cấp độ: quốc gia và địa phương đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc xây dựng, phát triển, hội nhập khu vực và quốc tế của mỗi nước
Trước tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, Mỹ muốn tiếp tục duy trì một trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo, thể hiện vai trò trong việc trở lại châu Á - Thái Bình Dương; Trung Quốc ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ, có nhiều hành động quyết đoán trong quan hệ quốc tế, nhất là quan hệ với các quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực; vai trò của cộng đồng ASEAN trong giải quyết các vấn đề quốc tế ngày càng rõ
Trang 128
nét hơn; cuộc xung đột Nga - U-cờ-rai-na xoay quanh trục quan hệ Nga - Mỹ, NATO
đã tác động đến tình hình chính trị và chiến lược quốc tế trong khái niệm về trật tự đơn cực và đa cực hiện nay Việt Nam, Lào đã và đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào diễn trình quốc tế hóa đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa , do đó không thể tránh khỏi những tác động trực tiếp từ các yếu tố quốc tế và khu vực Việc đẩy mạnh phát triển quan hệ và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, nhất là đẩy mạnh quan hệ chính trị trong bối cảnh mới, tầm nhìn chiến lược mới xuất phát từ lợi ích của mỗi dân tộc và cả hai dân tộc, phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển hiện nay là tất yếu, khách quan
Để thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào được thể hiện qua các kỳ đại hội, nhất là từ các nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XI, XII, XIII (của Việt Nam); lần thứ IX,
X, XI (của Lào) cũng như nhằm tiếp tục bảo vệ và phát huy giá trị của quan hệ Việt Nam - Lào trong môi trường quốc tế phục vụ lợi ích chung và riêng của hai quốc gia, dân tộc, quan hệ chính trị Việt Nam - Lào cần phải nâng lên một tầm cao mới, đủ khả năng lãnh đạo, dẫn dắt quan hệ hai nước ngang tầm thời đại, kế thừa và phát huy truyền thống, vượt qua khó khăn, thách thức, tranh thủ được thời cơ, vận hội mới nhằm đưa Việt Nam và Lào sớm hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phồn vinh, thịnh vượng; đồng thời theo yêu cầu của công cuộc đổi mới, các chủ thể chính trị của Việt Nam và Lào cần từng bước thay đổi phương thức của quan hệ, bởi đây là bước chuyển biến quan trọng nhằm phát triển hơn nữa mối quan hệ đặc biệt - tài sản chung vô giá của hai dân tộc; do chính trị có vai trò lãnh đạo, là nội dung đi trước, mở đường cho các lĩnh vực khác, vì vậy để thực hiện bước chuyển đó, quan hệ chính trị đóng vai trò hết sức quan trọng
Mặc dù đến nay đã có nhiều nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Lào, Lào Việt Nam ở nhiều cấp độ khác nhau; nhưng theo khả năng tiếp cận của tác giả luận án thì chưa thấy có nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về quan hệ chính trị hai nước theo cách tiếp cận khoa học chính trị Từ thực tế trên, nhằm khoả lấp khoảng trống theo cách tiếp cận riêng - tiếp cận khoa học chính trị trong nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Lào, Lào -
Trang 139
Việt Nam, tôi chọn đề tài “Quan hệ chính trị Việt Nam - Lào từ năm 2012 đến nay”
làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Chính trị học
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu quan hệ chính trị Việt Nam - Lào từ năm 2012 đến nay nhằm làm
rõ hơn đặc trưng cơ bản về nội dung của quan hệ chính trị hai nước trong hệ thống quốc tế theo cách tiếp cận khoa học chính trị
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo cứu các tài liệu liên quan đến luận án, nhận diện những vấn đề đã được nghiên cứu, xác định những khoảng trống luận án cần tiếp tục nghiên cứu
- Xây dựng được khung phân tích gắn với việc xác định chủ thể quan hệ chính trị theo các cấp độ và nội dung, mục tiêu quan hệ chính trị Việt Nam - Lào
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quan hệ chính trị Việt Nam - Lào từ năm
2012 đến 2022 theo khung phân tích đã được xây dựng; nhận xét, đánh giá những yếu
tố quốc tế, khu vực và tình hình Việt Nam, Lào tác động quan hệ chính trị hai nước
- Đề xuất một số kiến nghị chính sách mang tính gợi mở cho việc tiếp tục nghiên cứu, hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại của Việt Nam và Lào nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ chính trị hai nước trong thời gian tới
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Lào
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung khoa học: Tập trung nghiên cứu quan hệ các chủ thể chính trị
Việt Nam, Lào theo 2 cấp độ phân tích (cấp quốc gia và cấp địa phương)
- Về không gian: Nghiên cứu bối cảnh ở Việt Nam, Lào đặt trong bối cảnh quan
hệ chính trị quốc tế
- Về thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2022 (từ mốc 50 năm đến mốc 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào), có cập nhật một số thông tin, sự kiện
trong năm 2023
Trang 1410
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án sử dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
tư tưởng Cay-xỏn Phôm-vi-hản; quan điểm, chính sách đối ngoại của Việt Nam và Lào Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu luận án còn sử dụng một số khía cạnh quan điểm của chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do để giải thích quan hệ chính trị quốc tế
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp phân tích các cấp độ trong khoa học chính trị, đồng thời sử dụng một số phương pháp cụ thể như: Phương pháp lịch sử - logic để xem xét, trình bày quá trình phát triển của quan hệ chính trị Việt Nam - Lào theo trình
tự thời gian, thấy được quy luật phát triển tất yếu của mối quan hệ chính trị Việt Nam - Lào; phương pháp phân tích và tổng hợp để phân chia tổng thể quan hệ chính trị Việt Nam - Lào thành từng bộ phận như chủ thể, nội dung… để đi sâu nhận thức các bộ phận đó nhằm liên kết, thống nhất các bộ phận đã được phân tích nhằm nhận thức cái tổng thể; phương pháp so sánh để đánh giá những nội dung liên quan nhiều đối tượng nhằm chỉ ra sự khác biệt của từng vấn đề, nhất là sự khác biệt giữa một số nội dung trong quan hệ chính trị Việt Nam - Lào với một số đối tác khác
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Thứ nhất: Một số khía cạnh lý thuyết có liên quan tới nội dung luận án được
làm rõ như vấn đề chủ thể, cấp độ phân tích trong quan hệ quốc tế… góp phần tiếp tục làm sáng tỏ nội dung quan hệ chính trị Việt Nam - Lào từ năm 2012 đến 2022 từ cách tiếp cận của khoa học chính trị
- Thứ hai: Cung cấp thêm cơ sở khoa học cho các cơ quan của Việt Nam và
Lào trong việc hoạch định giải pháp tăng cường hơn nữa hiệu quả quan hệ chính trị đặc biệt giữa Việt Nam và Lào
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung luận cứ khoa học về quan
hệ chính trị Việt Nam Lào, về lý luận quan hệ chính trị quốc tế
- Góp phần làm sâu sắc thêm nhận thức của các chủ thể để vận dụng vào thực tiễn nghiên cứu, hoạch định và thực thi chính sách về quan hệ Việt Nam - Lào
Trang 1511
- Bổ sung cơ sở lý luận nhằm làm sâu sắc thêm truyền thống quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết, cụ thể:
- Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, gồm 2 tiết
- Chương 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn của của quan hệ chính trị Việt Nam - Lào, gồm 4 tiết
- Chương 3 Thực trạng quan hệ chính trị Việt Nam - Lào từ 2012 đến 2022, gồm 2 tiết
- Chương 4 Những thuận lợi, khó khăn tác động và khuyến nghị giải pháp tiếp tục tăng cường quan hệ chính trị Việt Nam - Lào, gồm 3 tiết
Trang 1612
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở phần này, các nghiên cứu sẽ được tổng quan theo nhóm vấn đề và lịch sử xuất bản Những tài liệu đề cập đến nhiều vấn đề, nếu đã được tổng quan ở nhóm trước
sẽ nhắc lại ở nhóm vấn đề sau khi thực sự cần thiết
1.1.1 Các nghiên cứu liên quan vấn đề lý thuyết quan hệ chính trị quốc tế, thể chế chính trị
1.1.1.1 Nghiên cứu liên quan vấn đề lý thuyết quan hệ chính trị quốc tế
Tác phẩm Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace (Chính
trị giữa các quốc gia: Cuộc đấu tranh cho quyền lực và hòa bình) của Hans Joachim Morgenthau xuất bản năm 1948 có những nhận định cho rằng, bài học đầu tiên mà người nghiên cứu chính trị quốc tế phải học và không bao giờ được quên là sự phức tạp của những vấn đề quốc tế khiến cho những giải pháp đơn giản và các dự báo đáng tin cậy là bất khả thi; hiểu biết về các lực lượng quyết định quan hệ chính trị giữa các quốc gia, các kiến thức về cách thức mà mối quan hệ đó tiến triển, làm cho người ta nhận thức được sự mơ hồ ẩn sau các thực tế của chính trị quốc tế Trong mỗi một hoàn cảnh liên quan đến chính trị luôn có những xu hướng mâu thuẫn nhau Nhưng xu hướng nào thực sự chiếm ưu thế lại chỉ là sự suy đoán của từng người Điều tốt nhất
mà một học giả có thể làm được là mô tả các xu hướng khác biệt, vốn cũng như những tiềm năng phát triển của chúng, luôn có sẵn trong một hoàn cảnh chính trị nhất định,
và cuối cùng, đánh giá khả năng mà theo đó những điều kiện và xu hướng khác nhau
có khả năng chiếm ưu thế trên thực tế; hoặc bởi vì thực tiễn của chính trị quốc tế luôn luôn thay đổi, các vấn đề thế giới sẽ gây ngạc nhiên cho những ai cố nhìn tương lai
bằng kiến thức về quá khứ và các dấu hiệu của hiện tại [167] Những nhận định trên là
gợi ý quan trọng để luận án tham khảo khi phân tích, đánh giá sự vật, hiện tượng ở trạng thái động, nhất là những thay đổi trong môi trường quốc tế tác động tới quan hệ Việt Nam - Lào
Trang 1713
Năm 1998, Conway W Henderson xuất bản cuốn International Relations:
Conflict and Cooperation at the Turn of the 21 st Century (Quan hệ quốc tế: Xung đột
và hợp tác khi chuyển sang thế kỷ 21) Cuốn sách đã cung cấp một bức tranh khá đầy
đủ về lịch sử quan hệ quốc tế từ khi hình thành đến đầu thế kỷ XXI Đây là công trình
có nhiều giá trị trong nghiên cứu quan hệ quốc tế nói chung, quan hệ chính trị quốc tế nói riêng như bàn về các lý thuyết quan hệ quốc tế, chủ thể quan hệ quốc tế có thể tham khảo trong việc đánh giá cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn tại khu vực Châu Á -Thái Bình Dương tác động đến quan hệ chính trị Việt Nam - Lào, việc xác định chủ thể quan hệ chính trị hai nước trong đề tài luận án [164]
Tác giả Chris Brown, Kirsten Ainley (2005) có tác phẩm Understand
International Relations (Hiểu về quan hệ quốc tế) nổi tiếng giới học thuật về nghiên
cứu quan hệ quốc tế, đề cập đến các vấn đề như: định nghĩa quan hệ quốc tế, sự phát triển của các lý thuyết quan hệ quốc tế, các chủ thể tham gia quan hệ quốc tế, cân bằng quyền lực và chiến tranh, quyền lực và an ninh, nền chính trị bản sắc quốc tế, nền kinh
tế quốc tế, toàn cầu hóa, quan hệ quốc tế và từng cá nhân [161] Tài liệu này có giá trị tham khảo khi cho rằng quan hệ chính trị song phương luôn được đặt trong nền chính trị bản sắc quốc tế, qua đó thấy rằng khi nghiên cứu quan hệ chính trị Việt Nam - Lào không chỉ tiếp cận giản đơn trong không gian 2 nước, mà cần đặt trong bối cảnh quan
hệ chính trị quốc tế
Trong cuốn The Globalization of World Politics: An Introduction to
International Relations (Toàn cầu hóa của chính trị thế giới: Nhập môn về quan hệ
quốc tế), các tác giả John Baylis, Steve Smith, Patricia Owens (2007) đã nghiên cứu
lịch sử phát triển của quan hệ quốc tế, các lý thuyết chính trong quan hệ quốc tế, những vấn đề cụ thể có tính toàn cầu, cấu trúc và quá trình của quan hệ quốc tế [169] Cuốn sách có giá trị tham khảo khi nghiên cứu lịch sử phát triển quan hệ, cấu trúc và quá trình quan hệ chính trị Việt Nam - Lào trong môi trường quốc tế
Tác giả Stephen McGlinchey (2007) đã tập hợp nhiều bài viết của các học giả
trong cuốn International Relations (Quan hệ quốc tế), tập trung vào một số vấn đề như
sự hình thành của thế giới hiện đại, vấn đề ngoại giao, các lý thuyết quan hệ quốc tế,
Trang 1814
các chủ thể trong quan hệ quốc tế, các vấn đề an ninh phi truyền thống [180] Tài liệu
có giá trị tham khảo trong việc xác định các vấn đề ngoại giao giữa Việt Nam và Lào, các chủ thể trong quan hệ giữa hai nước, một số vấn đề về an ninh phi truyền thống tác động đến quan hệ hai nước
Một tác phẩm khá nổi tiếng khác trong giới nghiên cứu quan hệ chính trị quốc
tế đó là Theory of International Politics (Lý thuyết chính trị quốc tế) của Kenneth
N.Waltz xuất bản năm 2010 đề cập tới những vấn đề cơ bản nhất của chính trị quốc tế như pháp luật, lý thuyết quy giản, cấu trúc quyền lực, cách tiếp cận hệ thống, trật tự vô chính phủ, sự cân bằng quyền lực… Đây được coi là tài liệu kinh điển về chính trị quốc tế và những vấn đề lý thuyết quan hệ quốc tế [172] Tài liệu có giá trị tham khảo trong cách tiếp cận hệ thống khi nghiên cứu quan hệ chính trị Việt Nam - Lào
Các tác giả Charles W.Kegley, JR, và Gregory A.Raymond (2010) viết trong
Chương 2 cuốn The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Tương lai
toàn cầu: Bản nhập môn vắn tắt về chính trị thế giới), khi phân tích các lý thuyết chính trị thế giới, các tác giả cho rằng, mỗi lý thuyết dựa trên các giả định khác nhau khi bàn
về bản chất của chính trị quốc tế, các tuyên bố quan hệ nhân quả, các khuyến nghị chính sách đối ngoại do mỗi lý thuyết đưa ra có sự khác nhau Mục đích của các tác giả khi viết chương này nhằm so sánh các giả định, các tuyên bố quan hệ nhân quả và các khuyến nghị chính sách của chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa kiến tạo [159] Tài liệu có giá trị tham khảo để xây dựng cơ sở lý luận, khuyến nghị giải pháp của đề tài luận án
Trong cuốn The Oxford Handbook of International Relations (Cẩm nang
Oxford về quan hệ quốc tế), các tác giả Christian Reus-Smit, Duncan Snidal (2010) tập hợp những chuyên luận có liên quan đến nhiều chiều cạnh của quan hệ quốc tế, nổi bật là: giới thiệu khái quát lĩnh vực nghiên cứu quan hệ quốc tế, những lý thuyết tiêu biểu, phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, hướng phát triển của ngành nghiên cứu quan
hệ quốc tế [163] Đây là tài liệu tham khảo quan trọng, có thể vận dụng phương pháp nghiên cứu được nêu trong tài liệu để phục vụ đề tài luận án
Trang 1915
Nội dung cơ bản trong cuốn Geopolitics: The Geography of International
Relations (Địa chính trị: Địa lý học về quan hệ quốc tế) của Saul Bernard Cohen
(2014) đề cập tới cách tiếp cận địa lý đối với quan hệ quốc tế, các lý thuyết liên quan địa - chính trị thế giới, công trình nghiên cứu trường hợp ở nhiều quốc gia, khu vực trong đó có Đông Á, Châu Á - Thái Bình Dương [178] Tài liệu này được tham khảo
để vận dụng vào việc đánh giá những tác động của bối cảnh khu vực tới quan hệ chính trị Việt Nam - Lào
Tác giả Hoàng Khắc Nam tập hợp các bài viết bàn về quan hệ quốc tế trên
phương diện lý thuyết, xác định các xu hướng vận động trong quan hệ quốc tế, những điều kiện chi phối sự tương tác giữa các chủ thể, phân tích hệ thống quốc tế, vấn đề chủ thể, vấn đề chiến tranh, quản trị toàn cầu được tác giả đánh giá khá kỹ
trong cuốn Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử (2014); và
chủ biên cùng các tác giả Phạm Văn Min, Nguyễn Thái Yên Hương, Nghiêm Tuấn
Hùng (2017) cuốn Lý thuyết quan hệ quốc tế (2017) đã tập trung bàn về quan hệ
quốc tế trên phương diện lý thuyết, khái niệm, mục đích và quá trình phát triển của lý thuyết quan hệ quốc tế; các nội dung liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển, các trường phái chính trị, cơ sở và các luận điểm chính về chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa kiến tạo, chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Vị Nữ … [122-123] Các tài liệu này có giá trị tham khảo trong việc xây dựng cơ sở lý luận, xây dựng khung phân tích của đề tài luận án
Năm 2015, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế (điện tử) xuất bản bài Các cấp độ phân
tích (Levels of Analysis) của Lê Hồng Hiệp [213] Tác giả mô tả kết quả nghiên cứu
của David Singer về một số tác phẩm của Keneth Waltz như cuốn Con người, Nhà
nước và Chiến tranh (Man, the State, and War) xuất bản năm 1959 Theo tác giả, trong
tác phẩm này David Singer đề cập đến hai cấp độ phân tích là vi mô và vĩ mô; tác giả cũng phân tích, năm 1961, trong một bài báo đăng trên tạp chí World Politics, David
Singer đã phát triển ba cấp độ phân tích do Keneth Watz đề ra, ba cấp độ này được sử
dụng phổ biến trong nghiên cứu quan hệ quốc tế cho đến ngày nay, đó là cấp độ cá
nhân, cấp độ quốc gia và cấp độ hệ thống quốc tế Ở cấp độ quốc gia, các nhà nước và
Trang 2016
các quy trình chính trị nội bộ của họ đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình quan
hệ quốc tế, cách tiếp cận này phân tích vai trò của sự tương tác giữa các chủ thể chính
trị trong nước đối với chính sách đối ngoại của một quốc gia, hành vi của các nhà
nước bị chi phối bởi hành động và sự tương tác của các chủ thể chính trị trong nước, như bộ máy hành pháp, lập pháp, các đảng phái chính trị, các nhóm lợi ích, các giới và
giai cấp; ở cấp độ cá nhân, tập trung vào vai trò của các chủ thể cá nhân trên chính
trường quốc tế thể hiện ở ba phương diện: bản chất con người, hành vi tổ chức và đặc
điểm cá nhân trong những nhóm hoặc thể chế đó; ở cấp độ hệ thống quốc tế, là cách tiếp cận từ trên xuống, xuất phát từ quan điểm cho rằng các quốc gia và các chủ thể
quan hệ quốc tế khác vận hành trong một hệ thống kinh tế chính trị xã hội toàn cầu, ở
đó các đặc điểm cụ thể của hệ thống góp phần quyết định mô thức tương tác giữa các chủ thể Đây là tài liệu có giá trị tham khảo để xác định cấp độ phân tích quan hệ chính trị Việt Nam - Lào
Các tác giả Ngô Phương Nghị, Nguyễn Thanh Tùng, Đào Ngọc Tuấn (2015)
viết trong cuốn Đại cương về chính trị học quốc tế đã phác họa những nội dung cơ bản
của chính trị quốc tế với tư cách là quá trình nhận thức và quá trình hiện thực Những nội dung này được trình bày những nét cơ bản, khái quát và xúc tích Những nội dung
cơ bản của hiện thực chính trị quốc tế đương đại, như vấn đề xung đột và giải quyết xung đột, các vấn đề kinh tế, toàn cầu hóa, môi trường, di cư, an ninh năng lượng cũng được trình bày và phân tích cụ thể dưới góc nhìn chính trị học [124] Đây là tài liệu tham khảo để xây dựng cơ sở lý luận như việc xác định chủ thể quan hệ chính trị Việt Nam - Lào, việc hợp tác giữa hai nước trong giải quyết các thách thức về an ninh phi truyền thống
Về hệ thống quan hệ quốc tế, đánh giá những nhận thức chung, quá trình phát triển của hệ thống quan hệ quốc tế trong lịch sử, những vấn đề mang tính thời đại của
hệ thống quan hệ quốc tế khi cho rằng ngoại giao đa phương với tư cách là một công
cụ rất quan trọng trong quan hệ quốc tế hiện đại, tác giả Lưu Thúy Hồng (2015) có
cuốn Ngoại giao đa phương trong hệ thống quan hệ quốc tế đương đại đã nghiên cứu
chi tiết, đa chiều cạnh các vấn đề nêu trên [82] Tài liệu này có giá trị tham khảo trong
Trang 2117
việc đề xuất giải pháp nâng cao quan hệ chính trị Việt Nam - Lào tại các diễn đàn quốc
tế đa phương
Tác giả Jeffrey A.Frieden, David A.Lake, Kenneth A.Schultz (2015) có công
trình World Politics Interests, Interaction, Institutions (Lợi ích, sự tương tác và thể chế
chính trị thế giới) nghiên cứu chuyên sâu về chính trị thế giới, đề cập đến những vấn
đề như: vai trò của lợi ích, sự tương tác và các thể chế trong nền chính trị thế giới, phân tích những vấn đề chính trị xuyên biên giới hiện tại [168] Đây là tài liệu có giá trị tham khảo khi nghiên cứu thể chế chính trị Việt Nam, Lào và làm cơ sở phân tích giải pháp quản trị những vấn đề xuyên biên giới giữa hai nước
Công trình Introduction to International Relations: Theories and Approaches
(Nhập môn quan hệ quốc tế: Các lý thuyết và cách tiếp cận) của Robert Jackson, Georg Sørensen (2016) tập hợp các nghiên cứu của nhiều tác giả Nội dung chủ yếu gồm: Việc nghiên cứu quan hệ quốc tế và tầm quan trọng của nó, những phê phán, những tranh luận và các tiếp cận mới về quan hệ quốc tế, các vấn đề toàn cầu và chính sách giải quyết vấn đề toàn cầu [177] có thể tham khảo để xây dựng giải pháp quan hệ chính trị Việt Nam - Lào về giải quyết các vấn đề quốc tế, khu vực, phục vụ lợi ích chung của hai nước
Các tác giả Charles W Kegley, Shannon L Blanton (2017) có tác phẩm World
Politics: Trend and Transformation (Chính trị thế giới: Xu hướng và sự chuyển đổi)
gồm những nội dung chính: xu hướng và sự chuyển đổi của nền chính trị thế giới, các chủ thể và quan hệ giữa các chủ thể, an ninh con người, xung đột vũ trang và cách giải quyết, thịnh vượng và trách nhiệm của các bên liên quan [160] Tài liệu này có giá trị tham khảo trong xây dựng cơ sở lý luận, khung phân tích của đề tài
Cuốn sách Tương lai của quyền lực, Joseph S Nye (2018) đã phân tích quyền
lực đang thay đổi như thế nào trong thế kỷ XXI, những thay đổi đó tác động ra sao tới nền chính trị thế giới Có thể thấy những nội dung trong cuốn sách là các vấn đề căn cốt trong quan hệ chính trị quốc tế đương đại [98] Tài liệu có giá trị tham khảo để dự báo những biến đổi trong nền chính trị thế giới đương đại tác động như thế nào tới quan hệ chính trị Việt Nam - Lào
Trang 2218
Luận án tiến sĩ Quan hệ quốc tế, Sự chuyển dịch quyền lực trong quan hệ quốc
tế từ năm 2001 đến nay của tác giả Vũ Vân Anh (2018) đã nghiên cứu công phu các
vấn đề lý thuyết và thực tiễn về quyền lực, sự chuyển dịch quyền lực, đã đưa ra khung phân tích dịch chuyển quyền lực cấu trúc, vai trò của kinh tế, khoa học công nghệ… đối với việc biến đổi quyền lực bên trong [2] Phương pháp nghiên cứu của tác giả có giá trị tham khảo để thực hiện đề tài luận án
Trong Luận án tiến sĩ Chính trị học của tác giả Phùng Chí Kiên (2020), Quan
hệ chính trị quốc tế (1945-1955), đã nghiên cứu quan hệ chính trị quốc tế thời kỳ
1945-1955 trên cơ sở tiếp cận chính trị học để làm rõ hơn một số khía cạnh lý thuyết
về quan hệ chính trị quốc tế như khái niệm, đặc điểm của quan hệ chính trị quốc tế; những nhân tố tác động tới quan hệ chính trị quốc tế; một số lý thuyết tiêu biểu trong nghiên cứu quan hệ chính trị quốc tế; cách tiếp cận nghiên cứu nội dung quan hệ chính trị quốc tế trong một khoảng thời gian cụ thể [103] Tài liệu có thể tham khảo để làm
rõ một số nội hàm các khái niệm quan hệ chính trị Việt Nam - Lào và xây dựng khung phân tích để thực hiện đề tài luận án
1.1.1.2 Nghiên cứu về thể chế chính trị
Cuốn Nghiên cứu so sánh Hiến pháp các quốc gia ASEAN của tác giả Tô Văn
Hòa (2015) nghiên cứu về Hiến pháp của các quốc gia trong khối ASEAN, trong đó nghiên cứu về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và cách xử lý các vấn đề quan trọng của Hiến pháp ở các nước thành viên ASEAN; khái quát về đất nước và hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp hiện hành của các quốc gia ASEAN; hình thức, cấu trúc nội dung, tính hiệu lực và thủ tục sửa đổi, bổ sung Hiến pháp các quốc gia ASEAN [77] Tài liệu này được tham khảo để so sánh những điểm tương đồng trong cấu trúc tổ chức, chức
năng của hệ thống chính trị Việt Nam và Lào
Hội đồng Lý luận Trung ương (2021), Những điểm mới trong các văn kiện Đại
hội XIII của Đảng lập luận “thể chế phát triển bền vững”, tức là thể chế bảo đảm cho
sự vận hành đồng bộ, thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, xã hội, đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, hội nhập quốc tế, hướng
tới thực hiện yêu cầu phát triển nhanh, bền vững đất nước; trong thể chế phát triển, thể
chế chính trị là yếu tố trung tâm, quyết định, chi phối đối với thể chế của các lĩnh vực
Trang 2319
còn lại [81] Tài liệu này có giá trị tham khảo rất quan trọng đối với đề tài luận án, đó
là việc xác định quan hệ chính trị là yếu tố lãnh đạo, dẫn dắt các quan hệ khác của
quan hệ Việt Nam - Lào
Ngoài ra, còn có một số tài liệu về phương pháp nghiên cứu quan hệ chính trị
quốc tế, đáng chú ý là cuốn Giáo trình phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế của tác
giả Vũ Dương Huân (2020) Tài liệu trình bày đại cương về khoa học và nghiên cứu khoa học; phương pháp nghiên cứu khoa học quan hệ quốc tế, hướng dẫn cách làm đề tài nghiên cứu quan hệ quốc, trong đó có quan hệ chính trị quốc tế [87] Đây là tài liệu
có giá trị tham khảo trong việc xác định phương pháp nghiên cứu của đề tài luận án
1.1.2 Nghiên cứu tình hình quốc tế, khu vực; tình hình Việt Nam, Lào tác động đến quan hệ hai nước
Tác giả Trương Duy Hòa (2008), “Hành lang kinh tế Đông - Tây và tác động của nó đến Lào và quan hệ Việt Nam - Lào” Bài viết đề cập một số nét khái quát về hành lang kinh tế Đông - Tây và tác động của nó đến Lào và quan hệ Việt Nam - Lào trong bối cảnh liên kết khu vực và quốc tế [71] Tài liệu có giá trị tham khảo khi đánh giá những bối cảnh tác động quan hệ chính trị Việt Nam - Lào
Về tình hình Trung Quốc những năm chiến tranh lạnh, khi đề cập đến tư tưởng của chủ thể này về việc gây ảnh hưởng đối với khu vực Đông Nam Á, tác giả Nguyễn Ngọc Dung (2013) có bài “Vấn đề đồng minh chiến lược của Việt Nam - một cái nhìn lịch sử” Tác giả cho rằng, liên minh sau chiến tranh lạnh không còn được thiết lập trên nền tảng ý thức hệ mà chủ yếu dựa trên cơ sở lợi ích quốc gia [40] Tác giả
Nguyễn Duy Dũng có cuốn Sự tham gia của Trung Quốc vào hợp tác Tiểu vùng
Mê-kông mở rộng (2016) đã tập trung phân tích và làm rõ sự tham gia của Trung Quốc và
hợp tác Tiểu vùng Mê-kông mở rộng trong lĩnh vực kinh tế nhằm nhận diện rõ hơn hiện trạng phát triển vùng này [43] Đây là những tài liệu tham khảo khi đánh giá cơ
sở thực tiễn quan hệ chính trị Việt Nam - Lào, những tác động từ yếu tố nước thứ ba tới quan hệ chính trị Việt Nam - Lào và xem xét đề xuất giải pháp hợp tác trong Tiểu vùng Mê-kông
Trong luận án tiến sĩ Chính sách của Trung Quốc đối với Căm-pu-chia từ năm
1993 đến nay, tác giả Đỗ Mạnh Hà (2018), tuy tập trung đánh giá chính sách của
Trang 2420
Trung Quốc đối với Căm-pu-chia, nhưng khi đánh giá về chiến lược Tiểu vùng Sông Mê-kông của Trung Quốc cũng đã bao hàm phạm vi của Việt Nam và Lào Tác giả cho rằng, Trung Quốc dùng quan hệ chính trị lôi kéo các nước GMS, khuyếch trương sức mạnh mềm với hạt nhân là văn hóa Trung Hoa, củng cố cả ảnh hưởng cứng và ảnh hưởng mềm đối với khu vực [64] Tài liệu có giá trị tham khảo trong việc đánh giá, phân tích những yếu tố tác động tới quan hệ chính trị Việt Nam - Lào, trong việc đề xuất giải pháp quan hệ chính trị về hợp tác văn hóa - xã hội
Tác giả Lê Phương Hòa (2013), trong luận án tiến sĩ Phát triển kinh tế - xã hội
vùng Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Căm-pu-chia được đã làm rõ cơ sở lý luận
và thực tiễn cho việc hình thành và phát triển CLV với tư cách là một vùng phát triển, đánh giá tổng quan và phân tích thực trạng phát triển vùng này, đồng thời hệ thống các nhân tố tác động đến sự phát triển vùng, đưa ra các quan điểm, giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng CLV [76] Nhằm tìm giải pháp tăng cường hơn nữa hợp tác ba nước Việt Nam, Lào và Căm-pu-chia về lĩnh vực an ninh và phát triển, tác giả Trần Khánh (2014) trong bài “Thúc đẩy an ninh và phát triển giữa Việt Nam - Lào - Căm-pu-chia trong bối cảnh mới” [99] đã phân tích những nền tảng, lợi ích và nhân tố tác động đến quan hệ giữa các nước này Bài viết của Trần Thọ Quang (2016),
“Tam giác phát triển” - động lực quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Lào - chia” nêu mục tiêu, quan điểm, cơ sở, quá trình xây dựng và thực hiện các chương trình hợp tác, đồng thời nêu lên một số thành tựu và hạn chế trong kết quả hoạt động của quan hệ này [135] Về vấn đề hội nhập quốc tế và các thách thức an ninh phi truyền thống đối với quan hệ hợp tác giữa ba nước: Việt Nam, Lào và Căm-pu-chia, tác giả Lê Quang Mạnh (2016) đã phân tích, đánh giá khá kỹ trong bài “Hợp tác Việt Nam - Lào - Căm-pu-chia nhằm giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống trong điều kiện hội nhập” [113] Những tài liệu này có có thể tham khảo trong việc phân tích, đánh giá những quan hệ, hợp tác đa phương tác động đến quan hệ song phương Việt Nam - Lào
Căm-pu-Tác giả Vannarith Chheang (2018), “The Cambodia-Laos-Vietnam Development Triangle Area” (Khu vực Tam giác phát triển Căm-pu-chia - Lào - Việt Nam), nghiên
Trang 2521
cứu về Khu vực tam giác phát triển Căm-pu-chia - Lào - Việt Nam (CLV-DTA) Sau khi khái quát tiến trình hình thành CLV, tác giả đưa ra những nhận định như việc hợp tác không chỉ dựa vào kinh tế và chính trị mà coi đây là nền tảng hợp tác toàn diện hơn, bao gồm ba lĩnh vực chính: an ninh chính trị, kinh tế và hợp tác văn hoá - xã hội Tác giả cũng phân tích Kế hoạch hành động kết nối kinh tế Căm-pu-chia - Lào - Việt Nam đến năm 2030 được mô phỏng theo Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN dựa trên ba trụ cột chính: kết nối thể chế, kết nối kinh tế và cơ sở hạ tầng, kết nối người dân và người dân Về nhận định những thách thức và trở ngại, tác giả cho rằng ba nước còn có một số khác biệt về quản lý nước và nguồn tài nguyên liên quan của sông Mê-kông, vấn
đề chủ quyền biên giới, chênh lệch về mức độ phát triển, những thách thức khác như vấn
đề tội phạm xuyên biên giới, buôn lậu, khai thác gỗ bất hợp pháp, buôn người và tàn dư của mìn, vật liệu chưa nổ ở khu vực biên giới; việc Lào và Căm-pu-chia lo lắng về mức
độ bình đẳng trong quan hệ hợp tác [205] Tài liệu không chỉ có giá trị tham khảo cho việc xây dựng khung phân tích nhất là vệ nội dung quan hệ chính trị, mà còn có thể tham khảo trong việc đánh giá cơ hội, thách thức, đề xuất giải pháp quan hệ chính trị Việt Nam - Lào trong khuôn khổ quan hệ 3 nước Đông Dương
Trong bài “Vietnam’s Dilemma in Dealing with Laos’ Mekong Hydropower Dams” (Thế lưỡng nan của Việt Nam trong việc xử lý các đập trên sông Mê-kông ở Lào), tác giả Le Hong Hiep (2020) trao đổi về việc Việt Nam mua điện của Lào để đáp ứng nhu cầu điện trong nước Tuy nhiên, lựa chọn này đặt ra cho Việt Nam một tình thế tiến thoái lưỡng nan trong việc làm thế nào để đối phó với kế hoạch xây dựng thêm các đập thủy điện trên sông Mê-kông và các nhánh của Lào Do lo ngại về tác động môi trường đối với đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam từ lâu đã phản đối kế hoạch của Lào xây dựng ít nhất 9 đập thủy điện lớn dọc theo sông Bất chấp mối quan hệ thân thiết giữa hai nước, cho đến nay Việt Nam vẫn chưa thể thuyết phục Lào xem xét lại kế hoạch của mình Theo tác giả, Việt Nam dường như đã có cách tiếp cận mới, cùng tham gia một số dự án thủy điện mới Việt Nam không thể ngăn cản Lào xây dựng các con đập, Việt Nam nên tham gia vào các dự án như vậy thì có thể kiểm soát thiết kế và vận hành chúng nhằm giảm thiểu tác động môi trường đối với Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 261.1.3 Nghiên cứu tư tưởng, chính sách đối ngoại của Việt Nam, Lào
1.1.3.1 Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Cay-xỏn Phôm-vi-hản về ngoại giao và quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam
Cuốn Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930-2007)
của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Tuyên huấn Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011) [10] và công trình của Ban Tuyên giáo Trung ương
(2017), Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào (1930-2017) [11] có nhiều nội dung phản
ánh, đề cập tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Cay-xỏn Phôm-vi-hản về quan hệ giữa hai nước Chẳng hạn như tư tưởng Cay-xỏn Phôm-vi-hản về sự đồng thuận trong tổ chức xây dựng Đảng khi nhận được đề xuất tổ chức ở mỗi nước một đảng riêng:
“Chúng tôi, người cộng sản Lào hiểu rõ và tán thành đề nghị đó không chút thắc mắc”;
tư tưởng về sự giúp đỡ của Việt Nam đã xây dựng nên mối quan hệ đặc biệt; tư tưởng
về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào không những do yêu cầu khách quan, mà còn do lợi ích gắn bó với nhau Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Giúp Bạn là tự giúp mình”… Những tài liệu này có giá trị tham khảo quan trọng khi nghiên cứu về tư tưởng, chính sách đối ngoại của hai nước
Luận án tiến sĩ Hồ Chí Minh với cách mạng giải phóng dân tộc Lào của Phạm
Sang (1994) đã làm nổi bật những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cách mạng giải phóng dân tộc Lào; luận án đã phân tích dưới ảnh hưởng trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Lào đã từng bước trưởng thành, lớn mạnh, qua đó đã tác động tích cực trở lại đối với cách mạng Việt Nam, cách mạng của
ba nước Đông Dương Luận án không nhằm mục đích nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Lào, nhưng thông qua những phân tích, lập luận cho thấy những đánh giá khá
Trang 2723
sâu sắc, toàn diện về tình hình quan hệ của hai nước, nhất là yếu tố tư tưởng trong quan hệ giữa hai bên [139] Tài liệu có giá trị tham khảo khi đánh giá cơ sở thực tiễn quan hệ chính trị Việt Nam - Lào, vận dụng những vấn đề nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh để đưa ra những khuyến nghị giải pháp hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước trong thời gian tới
Cuốn Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Dy Niên (2009)
đã hệ thống hóa, giúp làm rõ nguồn gốc, quá trình hình thành, nội dung chủ yếu, phương pháp, phong cách, nghệ thuật trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, nêu một số bài học kinh nghiệm của ngoại giao Việt Nam và việc vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong hoạch định đường lối đối ngoại của Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 [130] Đây là tài liệu tham khảo trong việc đề xuất giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để triển khai tốt đường lối đối ngoại của Việt Nam hiện nay, nhất là chính sách đối ngoại với Lào
Trong cuốn Ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, tác giả Trịnh Thanh Mai (2019) trình
bày một cách hệ thống cơ sở hình thành, những nội dung cơ bản của ngoại giao văn hóa
Hồ Chí Minh; phân tích thực trạng việc vận dụng và những vấn đề đặt ra trong quá trình hội nhập quốc tế; đồng thời cung cấp những vấn đề lý luận về ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó làm nổi bật những giá trị lý luận và thực tiễn của ngoại giao văn hóa Hồ Chí Minh để Đảng và Nhà nước Việt Nam vận dụng vào phát triển ngoại giao văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế [112] Tài liệu có giá trị tham khảo
để đề xuất các hoạt động hợp tác, giao lưu văn hóa phục vụ tốt hơn nữa cho quan hệ chính trị Việt Nam - Lào trong thời gian tới
1.1.3.2 Nghiên cứu chính sách đối ngoại của Việt Nam và Lào
Khi đề cập về vai trò lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đối với công
tác đối ngoại của Lào, luận án tiến sĩ Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo công
tác đối ngoại trong giai đoạn hiện nay, tác giả Sủn-thon Xay-nha-chắc (2011) đã phân
tích, đánh giá khá sâu sắc, đặc biệt luận giải khá đầy đủ các khái niệm về đường lối, chính sách đối ngoại ở Lào, đồng thời phân tích các nội dung liên quan đến quan hệ
Trang 2824
Lào - Việt Nam [140] Tài liệu có giá trị tham khảo trong việc so sánh chính sách đối ngoại của hai nước phục vụ công tác dự báo để đề xuất giải pháp quan hệ chính trị hai
nước trong thời gian tới
Cuốn Về chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam của tác giả Vũ Dương
Huân (2017, 2018) đã đề cập, đánh giá, phân tích những nội dung quan trọng liên quan
lý luận về chính sách đối ngoại [85-86] Tài liệu có giá trị tham khảo cả về lý luận và thực tiễn trong việc đề xuất giải pháp về phương pháp hoạch định chính sách đối với Lào trong thời gian tới
Đánh giá quá trình phát triển chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với
ASEAN trong thời kỳ đổi mới, luận án tiến sĩ Quá trình phát triển chính sách đối
ngoại của Việt Nam với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong thời kỳ đổi mới của tác giả Lê Viết Duyên (2017) đã luận giải khá sâu sắc, toàn diện các vấn đề lý
luận về chính sách đối ngoại, phân tích sự điều chỉnh chính sách đối ngoại; tổng quan chính sách đối ngoại Việt Nam, các yếu tố định hình chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới; đặc biệt luận án đã xây dựng mô hình phân tích chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN [44] Tài liệu có giá trị tham khảo trong việc đề xuất điều chỉnh chính sách của Việt Nam đối với Lào, đồng thời đưa ra gợi mở để Việt Nam - Lào điều chỉnh chính sách phù hợp trong quan hệ chính trị với các nước thành viên ASEAN
Chương II, luận án tiến sĩ Đối ngoại quốc phòng Việt Nam đầu thế kỷ XXI đến
nay của tác giả Hoàng Đình Nhàn (2017), tác giả đã đánh giá khá toàn diện trong phần
Sự triển khai chính sách đối ngoại quốc phòng với các nước, trong đó có việc triển khai đối ngoại với quân đội Lào như trao đổi đoàn các cấp, ký Hiệp ước phòng thủ; ký hiệp định, nghị định, thỏa thuận về hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau củng cố sức mạnh quốc phòng đủ khả năng bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, cuộc sống bình yên
và sự phát triển phồn vinh của nhân dân hai nước, trong hợp tác đào tạo, giao lưu sỹ quan [127] Cuốn sách có giá trị tham khảo khi đánh giá kết quả quan hệ chính trị Việt Nam - Lào về hợp tác quốc phòng - an ninh, đồng thời xem xét đề xuất giải pháp chính
Trang 2925
sách hợp tác quốc phòng, an ninh giữa hai nước trong thời gian tới phục vụ quan hệ chính trị được tốt hơn
Cuốn Chủ nghĩa đa phương trên thế giới và đối ngoại đa phương của Việt
Nam, tác giả Đặng Đình Quý (2019) đã trình bày một cách tổng thể bức tranh về sự
phát triển của cục diện thế giới và khu vực đến năm 2030, xu hướng vận động của các
tổ chức và cơ chế đa phương trong cục diện đó; đồng thời, đi sâu tìm hiểu ngoại giao
đa phương của một số quốc gia đại diện cho các nhóm nước lớn, nhóm nước vừa và nhỏ, qua đó làm cơ sở để bàn về đối ngoại đa phương của Việt Nam từ thực trạng đến
xu thế, chiều hướng phát triển của các cơ chế, tổ chức đa phương quốc tế và khu vực
mà Việt Nam tham gia trong những năm tiếp theo [137] Tài liệu có giá trị tham khảo trong việc đề xuất phương pháp hoạch định chính sách đối ngoại đa phương, cơ chế hợp tác Việt Nam - Lào trong môi trường quốc tế đa phương
Ngoài các tài liệu trên, còn có các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam 58], Đảng Nhân dân cách mạng Lào [183-185]…
[49-1.1.4 Nghiên cứu tình hình của Lào, quan hệ giữa Lào với chủ thể thứ ba
Tác giả Edgar Pang (2017) có bài nghiên cứu ““Same-Same but Different”: Laos and Cambodia’s Political Embrace of China” (""Tương đồng mà khác biệt": Sự ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc tới Căm-pu-chia và Lào") Tác giả nhận định Lào
và Căm-pu-chia được coi là những đồng minh chính trị đáng tin cậy nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á Dấu ấn của Trung Quốc tại Lào và Căm-pu-chia đang tăng lên Lào và Căm-pu-chia coi Trung Quốc đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo sự tồn tại của mình Lào luôn lưu tâm đến tình trạng không giáp biển và quy mô nhỏ hơn của mình, có xu hướng thích nghi với các nước láng giềng ngay lập tức để đổi lấy sự bảo trợ hoặc đòn bẩy Tác giả đưa ra những ví dụ về sự điều chỉnh đường lối của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong quan hệ với Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc ở các giai đoạn đấu tranh giành chính quyền năm 1975, hay yêu cầu tồn tại về kinh tế trong những năm 1980, các liên kết thương mại với nền kinh tế toàn cầu trong những năm 1990 Tuy nhiên, quan hệ với Việt Nam tiếp tục được ưu tiên ở cấp lãnh đạo chính trị
và Đảng Nhân dân cách mạng Lào duy trì “mối quan hệ đặc biệt” với Đảng Cộng sản
Trang 3026
Việt Nam cho đến ngày nay Trong khi Thái Lan đã trở thành một đối tác kinh tế quan trọng của Lào nhưng không có sức hút chính trị tương đương Ảnh hưởng của Trung
Quốc lại Lào ngày càng tăng; trong tương lai gần, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với
Lào và Căm-pu-chia sẽ tăng lên [166] Đây là tài liệu có giá trị tham khảo khi đánh giá
những yếu tố tác động tới quan hệ chính trị Việt Nam - Lào
Tác giả Dương Văn Huy (2018) có bài viết “Vai trò của giáo dục tiếng Hoa trong việc gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Lào” Tác giả tập trung phân tích thực trạng phát triển các trường tiếng Hoa ở Lào hiện nay, từ đó gợi mở cho người đọc cảm nhận rõ hơn về sự gia tăng ảnh hưởng của yếu tố Trung Quốc tại Lào [224] Tài liệu có giá trị tham khảo trong việc nhìn nhận, đánh giá, phân tích những yếu tố tác động, những khó khăn, thách thức và khuyến nghị giải pháp gia tăng hợp tác về văn hóa Việt Nam - Lào phục vụ quan hệ chính trị giữa hai nước
Bài viết "China Digs Deep in Landlocked Laos” (Trung Quốc khai thác sâu yếu
tố không giáp biển của Lào) của tác giả Eleanor Albert (2019), nhận định Trung Quốc
là nhà đầu tư nước ngoài và nhà cung cấp viện trợ lớn nhất của Lào, đồng thời là đối tác thương mại lớn thứ hai của nước này Ở một quốc gia mà hoạt động canh tác tự cung tự cấp chiếm một phần đáng kể trong nền kinh tế, sự tham gia của Trung Quốc có thể mang lại những cơ hội thay đổi Nguồn tài trợ ưa thích của Trung Quốc cho các dự
án chủ yếu là mở rộng hạn mức tín dụng dài hạn Ví dụ, Bắc Kinh sẽ đảm nhận 70% tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào và Lào chịu trách nhiệm phần còn lại, phần lớn được chi trả bởi các khoản vay từ các ngân hàng Trung Quốc Nhưng ở Lào, nợ công đã tăng lên hơn 65% GDP Cách tiếp cận tài chính chung của Trung Quốc được gọi là
“ngoại giao nợ”, đặc biệt là trong trường hợp các quỹ của Trung Quốc được chuyển đến các quốc gia có nền kinh tế có gánh nặng nợ đáng kể hoặc có thể không thực hiện được các kế hoạch trả nợ (Sri Lanka, đối mặt với khoản nợ đáng kể, đã cho Trung Quốc thuê một cảng vào năm 2017, Venezuela nợ Trung Quốc ước tính 20 tỷ USD) Tuy nhiên, sự hiện diện của Trung Quốc tại Lào là không thể phủ nhận Ông Tập Cận Bình đã đến thăm Lào vào năm 2017, đánh dấu chuyến công du quốc tế đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của ông và là chuyến thăm nước này đầu tiên của một nhà lãnh đạo
Trang 3127
Trung Quốc kể từ năm 2006 [229] Tài liệu có giá trị tham khảo trong việc đánh giá tình hình của Lào cũng như những khó khăn, thách thức của nước này tác động đến quan hệ chính trị Việt Nam - Lào, đồng thời đề xuất những giải pháp tăng cường quan
hệ chính trị về hợp tác kinh tế giữa hai nước
Tác giả Kearrin Sims (2021) viết trong bài "On China’s Doorstep, Laos Plays a Careful Game of Balancing” (Gần Trung Quốc, Lào chơi trò cân bằng thận trọng) cho rằng những năm gần đây đã chứng kiến nhiều lo ngại về quy mô mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Lào Mối quan hệ của Việt Nam với Lào được định hình bởi lịch
sử cách mạng gắn liền với nhau và quá trình bồi dưỡng chính trị liên tục của các cán
bộ đảng Lào ở Hà Nội Cũng giống Thái Lan, các mối quan hệ gia đình và kinh doanh xuyên biên giới đã gắn kết hai quốc gia Trung Quốc là nhà tài trợ và xây dựng cơ sở
hạ tầng quy mô lớn quan trọng nhất ở Lào, điều này khiến nước này trở thành đối tác quan trọng để đạt được hai ưu tiên phát triển quốc gia của Lào: chuyển từ không giáp biển sang “liên kết với đất liền” và trở thành (thông qua xuất khẩu thủy điện) “cục pin của Đông Nam Á” Tất cả những điều này làm cho Trung Quốc trở thành một bên tham gia cực kỳ quan trọng ở Lào, hiện diện theo những cách phức tạp, vượt ra ngoài các con số đầu tư và viện trợ chính thức Nhưng Trung Quốc không phải là đối tác kinh tế hoặc ngoại giao quan trọng duy nhất của Lào Là một quốc gia thu nhập trung bình thấp, nhỏ, không giáp biển và mắc nợ nhiều, Lào cần càng nhiều đối tác ngoại giao thân thiện càng tốt - và khả năng duy trì hành động cân bằng giữa Trung Quốc và các đối tác khác vẫn là một thách thức quan trọng trong tương lai đối với giới lãnh đạo chính trị của nước này [230] Tài liệu có giá trị tham khảo trong việc đánh giá những yếu tố tác động tới quan hệ chính trị Việt Nam - Lào, nhất là vấn đề an ninh phi truyền thống
Tác giả Nguyễn Ngọc Lan (2021) có bài “Nợ công và rủi ro tài chính của Lào” phân tích vấn đề nợ công và khả năng rơi vào “bẫy nợ”, bài viết chỉ rõ chủ nợ lớn nhất của Lào hiện nay và đưa ra một số gợi ý chính sách; bài “Thực trạng cung cấp và tiêu thụ năng lượng thủy điện trong nước của CHDCND Lào” phân tích thực trạng cung cấp và nhu cầu tiêu thụ trong nước, đồng thời xuất khẩu sang một số nước trong khu
Trang 3228
vực, trong đó có Việt Nam [107-108] Tài liệu có giá trị tham khảo trong việc đánh giá, phân tích những thách thức đối với Lào, quan hệ Việt Nam - Lào để tìm giải pháp khuyến nghị trong việc tăng cường hợp tác kinh tế trong quan hệ hệ chính trị hai nước
Trong bài “Phát triển thủy điện tại Lào và cơ hội cho Việt Nam” của Nguyễn
Hà Phương, Nguyễn Duy Dũng (2021), ngoài cho rằng việc xây dựng các đập thủy điện ở Lào có nhiều tác động tiêu cực đến Việt Nam, ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, bài viết cũng phân tích cần nhìn nhận những cơ hội từ việc Lào xây dựng thủy điện để Việt Nam tận dụng lợi thế và giảm thiểu tác động tiêu cực [133] Tài liệu là những gợi ý khi xem xét việc chuyển thách thức thành thành cơ hội để củng cố hơn nữa quan hệ chính trị Việt Nam - Lào trong thời gian tới thông qua các biện pháp hợp tác đầu tư về kinh tế giữa hai nước
Trong bài “Hợp tác thương mại Thái Lan - Lào giai đoạn 1991-2021”, các tác giả Lê Thị Huyền, Trần Thị Minh Giang (2021) nhận diện nhu cầu gia tăng hợp tác, làm rõ thực trạng hợp tác của hai nước giai đoạn 1991-2021, đánh giá những thành tựu
và một số tồn tại trong quan hệ thương mại song phương [94] Tài liệu có giá trị tham khảo trong việc so sánh quan hệ thương mại, đề xuất giải pháp tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế nhằm phục vụ quan hệ chính trị Việt Nam - Lào
Tác giả Anjali Bhatt (2023), “Laos Is Not in a Chinese ‘Debt Trap’- But It Is in Trouble” (Lào không rơi vào 'bẫy nợ' của Trung Quốc - nhưng đang gặp rắc rối) Theo tác giả, Lào đang trong tình trạng báo động: nợ công và nợ được chính phủ bảo lãnh là 14,5 tỷ USD, chiếm 89% GDP vào cuối năm 2021 và có khả năng là hơn 100% GDP vào thời điểm hiện tại Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Lào, chiếm gần một nửa tổng nợ công nước ngoài của nước này Tuyến đường sắt Trung Quốc - Lào, trị giá 6
tỷ USD là dự án BRI (dự án thuộc Sáng kiến “Vành đai và con đường”) nổi tiếng nhất
ở Lào Tuyến đường sắt dài 1.035 km nối Côn Minh ở miền nam Trung Quốc với thủ
đô Viêng-chăn của Lào, băng qua biên giới hai nước tại một trong những đặc khu kinh
tế của Lào Để tài trợ cho tuyến đường sắt, ba công ty nhà nước Trung Quốc và một doanh nghiệp nhà nước Lào đã thành lập một liên doanh trách nhiệm hữu hạn, Công ty TNHH Đường sắt Lào - Trung Quốc (LCRC) vào năm 2016 Ba công ty Trung Quốc nắm giữ 70% cổ phần trong liên doanh, 30% còn lại do phía Lào nắm giữ Tính đến
Trang 3329
năm 2021, Trung Quốc đã tài trợ một nửa trong số 60 con đập của Lào trên các nhánh sông Mê-kông và hai con đập trên chính sông này Một phần đáng kể ngành năng lượng của Lào - cả cơ sở hạ tầng sản xuất năng lượng và đường dây truyền tải năng lượng - hiện nằm trong tay các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc trong ít nhất hai thập kỷ tới Tác giả kết luận: Lào có thể không vướng vào “bẫy nợ”, nhưng chắc chắn
là đang gặp rắc rối [228] Tài liệu có giá trị tham khảo trong việc đánh giá những thách thức, đề xuất những giải pháp, nhất là giải pháp về hợp tác kinh tế phục vụ quan
hệ chính trị Việt Nam - Lào
Các tài liệu trên có giá trị tham khảo đối với luận án khi phân tích những điểm tương đồng, khó khăn, thách thức, thời cơ, chính sách đối ngoại và đề xuất những giải pháp về quan hệ chính trị song phương Việt Nam - Lào trong môi trường ngoại giao đa phương hiện nay
1.1.5 Nghiên cứu quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam
1.1.5.1 Nghiên cứu về quan hệ các chủ thể cấp độ quốc gia
- Các công trình của Việt Nam:
Vụ Châu Á 2, Bộ Ngoại giao (2007), Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào từ năm
1975 đến nay đánh giá quá trình duy trì và phát triển quan hệ đặc biệt giữa hai nước từ
khi ra đời nhà nước CHDCND Lào đến nay, phân tích, so sánh một số mối quan hệ song phương trên thế giới với quan hệ song phương Việt Nam - Lào, qua đõ làm rõ tính đặc biệt, sự gắn kết trong quan hệ hai nước để thấy được tầm quan trọng, sống còn đối với hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh và phát triển của hai dân tộc [18] Tài liệu
có giá trị tham khảo đối với luận án khi đánh giá quan hệ chính trị Việt Nam - Lào là quan hệ “đặc biệt”
Tác giả Lê Đình Chỉnh (2007), Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam -
Lào trong giai đoạn 1954-2000 đã phân tích mối quan hệ láng giềng hữu nghị, tình
anh em đặc biệt của hai nước Việt Nam - Lào, tình đoàn kết của hai dân tộc cùng chiến
đấu chống kẻ thù chung và xây dựng đất nước giai đoạn 1954 - 2000 Trong cuốn 55
năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào nhìn lại và hướng tới, xuất bản năm 2017, tác
giả tập hợp các bài viết về mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào từ lịch sử đến hiện tại; đặc biệt, tác giả đã đánh giá, phân tích các nội dung quan hệ, trong đó có nhân tố quan
Trang 3430
trọng là sự lãnh đạo của một chính đảng đối với cách mạng hai nước, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đó đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương), rồi tách ra thành Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Nhân dân cách mạng Lào để lãnh đạo quan hệ hai nước trên các lĩnh vực: Chính trị, quân sự, kinh tế - xã hội [36-37] Đây là những tài liệu đánh giá quan hệ hai nước dưới góc nhìn lịch sử, có giá trị tham khảo đối với luận
án khi phân tích các dữ liệu lịch sử, đồng thời để thấy được nhân tố chính trị quan trọng - chính đảng ở mỗi nước trong tiến trình quan hệ chính trị Việt Nam - Lào
Trong bài “Hợp tác ngoại giao Việt Nam - Lào, một mặt trận quan trọng trong
sự nghiệp đấu tranh hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc của hai nước 1975)” của tác giả Nguyễn Hào Hùng (2007), sau khi phân tích kết quả hợp tác giữa Việt Nam và Lào trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam và Lào, tác giả khẳng định hợp tác ngoại giao giữa hai nước là nét độc đáo trong lịch sử phong trào cách mạng thế giới, một trong những cơ sở của mối quan hệ láng giềng, hữu nghị, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào [90] Tài liệu có giá trị tham khảo khi nhận định, đánh giá mối quan hệ Việt Nam - Lào là điển hình trong quan hệ quốc
(1962-tế hiện đại
Bài viết của Nguyễn Huy Động (2009), “Quan hệ Việt Nam - Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954-1975” điểm lại các mốc lịch sử của liên minh Việt - Lào trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, đánh giá mối tình đoàn kết của hai dân tộc do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tich Cay-xỏn Phôm-vi-hản và hai Đảng, hai Nhà nước xây dựng, dày công vun đắp, được tôi luyện trong thực tiễn, được hun đúc bằng cả máu xương của nhiều thế hệ nhân dân hai nước [62] Tài liệu có giá trị tham khảo khi phân tích cơ sở thực tiễn quan hệ chính trị Việt Nam - Lào thời kỳ hai nước hợp tác đấu tranh giải phóng dân tộc
Như đã tổng quan phần trên, công trình hợp tác nghiên cứu công phu giữa hai
Đảng có cuốn Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930-2007)
Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Tuyên huấn Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011) đã phản ánh khá đầy đủ quá trình hình thành và phát triển mối quan hệ đoàn kết chiến đấu của hai dân tộc Việt - Lào trong cuộc đấu tranh chống
Trang 3531
thực dân Pháp và đến quốc Mỹ, giành và bảo vệ độc lập dân tộc; đặc biệt, những sự kiện lịch sử từ năm 1954 đến năm 1975 phản ánh tình đoàn kết, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau đầy hiệu quả giữa hai dân tộc cùng chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ [10] và
Ban Tuyên giáo Trung ương (2017), Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào (1930-2017) là
tài liệu tuyên truyền, tuy ngắn gọn nhưng phản ánh khá toàn diện về quan hệ giữa Việt Nam - Lào từ trong lịch sử đến thời điểm phát hành [11] Đây là những tài liệu rất quan trọng, được nghiên cứu công phu, có tính khái quát cao về lịch sử quan hệ Việt Nam - Lào từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, có giá trị tham khảo khi đánh giá nhân tố chính trị đặc biệt - chính đảng cầm quyền ở mỗi nước trong quan hệ chính trị giữa hai nước
Tác giả Nguyễn Duy Dũng (2012), “Phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào trong bối cảnh mới” [42] đã đánh giá thực trạng phát triển khá tích cực trong quan hệ Việt Nam - Lào trên các lĩnh vực: chính trị, an ninh, đối ngoại; kinh tế; xã hội, giáo dục đào tạo; phối hợp trong các diễn đàn quốc tế, các quan hệ song phương, nêu những vấn đề đang đặt ra trong quan hệ giữa hai nước trong bối cảnh mới Tài liệu có giá trị tham khảo để phân tích cơ sở thực tiễn trong quan hệ chính trị Việt Nam - Lào, phân tích nội dung trong quan hệ chính trị hai nước
Bài của Trần Thị Thu Hương (2012), “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, biểu tượng sáng ngời của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong kháng chiến chống ngoại xâm” viết về con đường Trường Sơn huyền thoại đi qua lãnh thổ 3 nước Việt Nam - Lào - Căm-pu-chia, là biểu tượng quan hệ hữu nghị đặc biệt ba nước Đông Dương trong kháng chiến và nhấn mạnh đến mối quan hệ hữu nghị hiếm có giữa quân
và dân Việt Nam với quân và dân các bộ tộc Lào [95]
Trong bài “50 năm quan hệ Việt Nam - Lào phát triển bền vững” của tác giả Nguyễn Sinh Cúc (2012), sau khi điểm lại kết quả hợp tác giữa hai nước từ năm 1962 đến năm 2012 trên các lĩnh vực, bài viết dự báo những khả năng thúc đẩy quan hệ, nhất là việc đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Lào trên các ngành nông - lâm nghiệp, thủy điện giai đoạn 2012-2015 [39] Tài liệu có giá trị tham khảo khi điểm lại những kết quả hợp tác kinh tế trong quan hệ chính trị, nhất là hợp tác của các doanh
Trang 3632
nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế giữa hai nước
Tác giả Nguyễn Văn An (2012), trong Luận án tiến sĩ Nghiên cứu phát triển
đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực công nghiệp ở CHDCND Lào, sau khi trình bày cơ sở lý luận và kinh nghiệm của một số nước về đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài, nghiên cứu thực trạng phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực công nghiệp ở Lào giai đoạn 2005 đến 2010, tác giả đề xuất giải pháp phát triển lĩnh vực này đến năm 2020 [1] Bài “Hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào: Nhìn lại và suy nghĩ về tầm nhìn dài hạn” của tác giả Trương Duy Hòa (2019) phản ánh khái quát quá trình hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Lào thời gian qua và đề xuất một số hướng hợp tác dài hạn về đầu tư, thương mại trong thời gian tới Tác giả cho rằng, việc lựa chọn đúng mục tiêu chiến lược và xác định rõ nhiệm vụ cần thực hiện là yêu cầu cấp thiết đối với việc hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Lào hiện nay [73] Tài liệu có giá trị tham khảo để đánh giá hoạt động hợp tác kinh tế giữa hai nước, đồng thời đề xuất những giải pháp hợp tác lĩnh vực này nhằm nâng cao hiệu quả quan hệ chính trị Việt Nam - Lào
Luận án tiến sĩ Hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách
mạng Lào về đào tạo cán bộ trong hệ thống chính trị từ 1986 đến 2006 được tác giả
Dương Thị Huệ (2012) phân tích, làm rõ sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào về hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trong
đó chú trọng hợp tác đào tạo đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình hợp tác, góp phần làm rõ đặc trưng quan hệ Việt Nam - Lào, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp tiếp tục đẩy mạnh hợp tác về đào tạo cán bộ của hai Đảng lên tầm cao mới [88] Tác giả Nguyễn Phương Lê (2018), “Nhìn lại 50 năm hợp tác Việt Nam - Lào trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (1958-2018)” [109], sau khi đánh giá những kết quả đạt được, tác giả đã đưa ra một số nhận xét, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giữa hai nước hiện nay và thời gian tới Những tài liệu
Trang 3733
này có giá trị tham khảo trong việc đánh giá kết quả hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giữa hai nước, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hợp tác về lĩnh vực này
Bộ Ngoại giao (2017), Quan hệ Việt Nam - Lào trong bối cảnh mới: Cơ hội,
thách thức và những vấn đề cần giải quyết để nâng cao hiệu quả quan hệ với Lào (đề
tài cấp Bộ) của Nguyễn Thị Hà được thực hiện tương đối công phu, những dữ kiện tình hình trong bối cảnh mới được cập nhật khá đầy đủ [21] Tác giả Trương Duy Hòa (2017), sau khi đánh giá, phân tích quan hệ toàn diện, nêu bật những thành tựu quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Lào, trong bài “Nhìn lại 55 năm quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Lào (1962-2017)” đã chỉ ra những hạn chế, đồng thời đưa ra một số góp ý chính sách thúc đẩy quan hệ hai nước lên tầm cao mới [72] Tác giả Nguyễn Ngọc Lan (2017), “Một số giải pháp tăng cường quan hệ Việt Nam - Lào hiện nay” Sau khi phân tích những nhân tố tác động tới quan hệ Việt Nam - Lào, chỉ ra những hạn chế, thách thức của mối quan hệ này, tác giả đã đề ra các giải pháp định hướng chính sách gia tăng quan hệ, phát triển quan hệ trên các lĩnh vực: chính trị, an ninh quốc phòng; kinh tế và một số lĩnh vực quan trọng khác [106] Tài liệu có giá trị tham khảo trong việc phân tích thuận lợi, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quan hệ chính trị Việt Nam - Lào trong thời gian tới
Bài viết của Đặng Đình Quý (2018), “Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào: Tiếp cận từ góc độ lợi ích quốc gia dân tộc” làm rõ khái niệm “đặc biệt” trong quan hệ quốc
tế để xem xét quan hệ Việt Nam - Lào theo cách tiếp cận dựa trên vấn đề lợi ích quốc gia dân tộc và đưa ra các kiến nghị, giải pháp duy trì, củng cố tính đặc biệt trong quan
hệ Việt - Lào [136] Tài liệu có giá trị tham khảo về cách tiếp cận mới của tác giả đối với luận án, đó là vấn đề lợi ích quốc gia dân tộc
Trong hợp tác giữa các ban tham mưu của hai Đảng, tác giả Đặng Trần Thủy (2021) có bài “Kết quả hợp tác giữa Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Kiểm tra Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào” Dù chỉ lấy kết quả hợp tác trong 5 năm (2016-2021) làm chất liệu chính để đánh giá, nhưng bài viết
đã khái quát khá đậm nét những dấu mốc, các yếu tố quan trọng trong quan hệ giữa ngành Kiểm tra của hai Đảng trong thời gian qua, góp phần chứng minh cho sự hợp
Trang 3834
tác toàn diện giữa hai Đảng [145] Tài liệu có giá trị tham khảo để làm rõ thêm vai trò, chức năng của những nhân tố cấu thành chủ thể cấp quốc gia trong quan hệ chính trị Việt Nam - Lào
Ngoài ra, còn có các văn kiện của Đảng Cộng sản Đông Dương [47]; văn bản pháp lý của Đảng Cộng sản Việt Nam [48]; văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư [23-24], Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam [110]…
- Các công trình của Lào:
Luận án tiến sĩ Sự giúp đỡ của Việt Nam đối với cuộc kháng chiến của nhân
dân Lào (1945-1954) của tác giả Xingthoong Xinghapanha (1991) đã hệ thống, đánh
giá, phân tích sự giúp đỡ lẫn nhau giữa Việt Nam và Lào từ nửa cuối thế kỷ XIX đến năm 1946; đi sâu phân tích, đánh giá sự hỗ trợ của Việt Nam đối với cuộc cách mạng
ở Lào giai đoạn 1946-1950, 1950-1954 [156] Tác giả Bunnamlau Phaydangbliazo
(1994), trong luận án tiến sĩ Đảng nhân dân cách mạng Lào với sự nghiệp đấu tranh
giành độc lập dân tộc dân chủ (1955-1975) qua nghiên cứu kinh nghiệm cách mạng Việt Nam [27] đã hệ thống những sự kiện lịch sử diễn ra trên đất nước Lào dưới ách
thống trị của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và chế độ phong kiến ở Lào; phân tích vai trò
sứ mệnh lịch sử của Đảng Cộng sản Đông Dương và Đảng Nhân dân cách mạng Lào; đồng thời đánh giá, phân tích mối quan hệ giữa Lào và Việt Nam giai đoạn 1955-1975 Bài viết của Khăm-phăn Vông-pha-chăn (2009), “Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Học viện góp phần tô thắm quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam” Bài viết đánh giá và ghi nhận kết quả hợp tác của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Đảng Nhân dân cách mạng Lào, coi đây là tài sản vô giá nhằm thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Tuy nhiên, tác giả
nhận định vẫn còn một số vấn đề về chất lượng đào tạo, sự phối hợp giữa các cơ quan
hữu quan mà hai bên cần quan tâm giải quyết [101] Đi sâu nghiên cứu những nhân tố
chi phối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam thời kỳ đổi mới nhằm giải quyết vấn đề từ khi tiến hành chính sách đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới tư duy về quan hệ đối ngoại thì mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam nằm ở vị trí nào trong chính sách đối ngoại của hai nước, đồng thời có những dự báo gì về triển vọng, biện pháp nào nhằm củng cố, tăng cường mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam và phương hướng phát triển quan hệ đặc biệt giữa hai nước đến năm 2020 như thế nào được tác giả Nhotkhammani
Trang 3935
Souphanouvong (2015) phân tích, đánh giá khá toàn diện trong luận án tiến sĩ Những
nhân tố chi phối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam từ năm 1986-2011 [128] Trong luận
án tiến sĩ Quá trình hình thành và phát triển quan hệ đặc biệt với Việt Nam trong
chính sách đối ngoại của Lào từ năm 1986 đến nay, tác giả Bounsavang Sayasane
(2018) đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn trong xây dựng, phát triển chính sách đối ngoại của Lào với mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Lào; phân tích nội dung chính sách và quá trình triển khai chính sách của Lào với Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 đến 2018 trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hoá - giáo dục; đánh giá về kết quả thực hiện chính sách đối ngoại đặc biệt của Lào với Việt Nam; những dự báo về sự thay đổi chính sách đối ngoại của Lào với Việt Nam trong thời gian tới và đưa ra một số kiến nghị chính sách nhằm tăng cường, thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước [28] Đây là những tài liệu quan trọng, có thể tham khảo đối với đề tài luận án khi tiếp cận những đánh giá, nhận xét quan hệ Việt Nam - Lào dưới góc nhìn của các lưu học sinh Lào Cùng với các tài liệu nêu trên, còn có các tài liệu sơ cấp của Lào [186-187]
Tóm lại, các công tài liệu trên rất có giá trị để tham khảo khi phân tích cơ sở thực tiễn, phân tích các chủ thể, phương thức, nội dung, vấn đề lợi ích trong quan hệ chính trị Việt Nam - Lào, nhận diện những thách thức, đề xuất những giải pháp củng
cố, tăng cường quan hệ chính trị Việt Nam - Lào trong thời gian tới
1.1.5.2 Nghiên cứu về quan hệ các chủ thể cấp độ địa phương
Luận án tiến sĩ Quan hệ giữa các tỉnh Hủa-phăn, Xiêng-khoảng,
Bô-ly-khăm-xay, Khăm-muộn của Lào với Nghệ An, Hà Tĩnh của Việt Nam từ năm 1976 đến năm
2007 của tác giả Bùi Văn Hào (2011) Công trình đã phân tích cơ sở mối quan hệ giữa
các tỉnh Hủa-phăn, Xiêng-khoảng, Bô-ly-khăm-xay, Khăm-muộn của Lào với Nghệ
An, Hà Tĩnh của Việt Nam; nhất là đánh giá, phân tích sâu sắc các khía cạnh trong quan hệ hợp tác giữa các chủ thể trên từ năm 1976 đến năm 2007; qua đó tổng kết và khái quát một số bài học kinh nghiệm nhằm góp phần tăng cường quan hệ giữa hai bên trong các giai đoạn tiếp theo [67]
Luận án tiến sĩ lịch sử Quan hệ Hủa- phăn (Lào) - Sơn La (Việt Nam) từ năm
1975 đến năm 2012, tác giả Đặng Thị Hồng Liên (2018) đã hệ thống hoá, phân tích,
đánh giá khá toàn diện quá trình phát triển, thành tựu và hạn chế của mối quan hệ giữa
Trang 4036
tỉnh Hủa-phăn và tỉnh Sơn La từ năm 1975 đến năm 2012, làm rõ những điểm chung, điểm riêng của mối quan hệ trong quan hệ giữa các địa phương của hai nước, qua đó làm rõ sự vận động của quan hệ hai địa phương này trong sự tương tác với quan hệ hai nước cũng như vị trí, vai trò của quan hệ này với quan hệ Việt Nam - Lào [111]
Lưu Thị Kim (2020), “Hợp tác văn hóa, giáo dục - đào tạo và y tế của tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) với tỉnh Hủa-phăn (Lào) từ năm 1986 đến nay” Sau khi tổng hợp tình hình hợp tác giữa hai địa phương về văn hóa - xã hội, giáo dục - đào tạo và y tế, tác giả cho rằng đây là những lĩnh vực hợp tác được hai địa phương ưu tiên hàng đầu, mang lại hiệu quả thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng và thắt chặt quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào nói chung, hai tỉnh nói riêng [104] Năm 2021, tác
giả được xuất bản luận án tiến sĩ lịch sử Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Hủa Phăn (Lào) và
tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) từ năm 1986 đến năm 2017, sau khi phân tích, đánh giá
quan hệ giữa hai địa phương từ 1986-2017, tác giả có nhận xét quan hệ giữa giữa tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Thanh Hóa từ năm 1986 đến năm 2017 vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đáp ứng yêu cầu, mong muốn của cả hai bên, đồng thời khuyến nghị hai bên cần xây dựng chiến lược hợp tác phù hợp, đa dạng các hình thức, tận dụng mọi lợi thế của quan hệ hai nước và hai tỉnh để nâng tầm quan hệ lên một bước mới cao hơn [105]
Tác giả Lê Thanh Hải (2021), “Những nhân tố tác động đến quan hệ hợp tác giữa tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và tỉnh Ắt-ta-pư1 (Lào) từ năm 1991 đến năm 2017” đã tập trung phân tích, đánh giá những nhân tố khách quan, chủ quan đến quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh này [65] Trên cơ sở mối quan hệ mật thiết trước đó giữa tỉnh Gia Lai - Kon Tum và tỉnh Attapeu, bước sang giai đoạn mới, tỉnh Kon Tum và tỉnh Attapeu tiếp tục đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó kinh tế được xem là một trong
những lĩnh vực hợp tác then chốt, trong luận án tiến sĩ lịch sử Quan hệ Attapeu (Lào) -
Kon Tum (Việt Nam) từ năm 1991 đến năm 2017, tác giả đã tập trung trình bày và làm
rõ kết quả hợp tác kinh tế giữa Kon Tum và Attapeu từ năm 1991 đến năm 2017 trên các khía cạnh: thương mại, đầu tư, nông - lâm nghiệp, giao thông - vận tải, du lịch Trên cơ sở đó, rút ra một số nhận xét, đánh giá có liên quan (về kết quả, hạn chế, những vấn đề cần quan tâm giải quyết…[66]
1 Hoặc Attapeu