1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động sinh kế trong quá trình đô thị hóa của người dân xã Đông Hưng, thành phố Thanh Hóa từ năm 2012 đến nay

106 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt động sinh kế trong quá trình đô thị hóa của người dân xã Đông Hưng, thành phố Thanh Hóa từ năm 2012 đến nay
Tác giả Nguyễn Thị Hồng
Người hướng dẫn TS. Đặng Thị Võn Chi
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Việt Nam học
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 25,36 MB

Nội dung

Đó là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Hoat động sinh kế trong quá trình đô thị hóa của người dân xã Đông Hưng, thành phố Thanh Hóa từ năm 2012 đến nay” làm đề tài khóa luận tốt ngh

Trang 1

, TRƯỜNG Đại HOC 2h “ VAR, wee 2 _

Trang 2

NGUYEN THỊ HONG

HOAT DONG SINH KE TRONG QUA TRINH DO THI HOA

CUA NGUOI DAN XA DONG HUNG, THANH PHO THANH HOA

TU NAM 2012 DEN NAY

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả đạt được trong khóa luận là sản phẩm của riêng cá nhân tôi, không sao chép lại của người khác Trong toàn bộ nội dung

của khóa luận, những điều được trình bày hoặc là của cá nhân, hoặc là đượctổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ

rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo

quy định cho lời cam đoan của mình.

Tôi xin chân thành cam ơn!

Hà Nội, ngàwằháng Ð năm 2017

Sinh viên thực hiện

A

Nguyễn Thi Hồng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện khoá luận, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp

đỡ quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Ban chủ nhiệm khoa Việt Nam học và Tiếng Việt đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tô trong suốt quá trình học tập tại

trường.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Đặng Thị Vân Chi - người

đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện khoá luận.

Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND xã Đông Hưng, các anh chị tại Thư viện tỉnh Thanh Hóa đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập thông tin để thực hiện khoá luận.

Mặc dù đã hết sức có gang song khóa luận tốt nghiệp không thé tránh khỏi những thiếu sót Kính mong quý thay, cô giáo cùng toàn thé bạn bè góp

ý dé đề tài được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

l0 1

1 Lý do chọn đề tai cccecccsessssssssssssessseessscsssecsssssssecssvessseeseresuecstacsnacensecees 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề - 22 222-ScsecrtvEEEEEEEErEerrrerrreerrea 3

3 Đối tượng, phạm vi nghiên ©Ứu 2 - SE K ng nen 6

4 Mục đích và nội dung nghiên cứu 2s se se se ve ecresecerersee 6

5 Câu hỏi nghiên cứu - ©5555 S4 rsey 7

6 Phương pháp nghiên cứu - 2 22s +EE+EECEECEECEEvESEEsrrsrree 7

1.2.3 Các nguồn tài Eh | SH HH HH HH Hee, 12

1.2.3.1 Tài nguyên đất 5: cctttEEEE 11111 12

1.2.3.2 Tài NQUYEN AQ eereecsecsesssesessessessessssssssessssnssssenssnessestsssssssississitsetseseesees 13 1.2.3.3 Tài NQUYEN NUCC.ereeseeceessesresssessessessssssssssssessissuestsssussissiessussssssssuseees 13

1.2 Lich sử dân cư va sự thay đỗi về don vị hành chinh 14

1.2.1 Lịch sử hình thành xã Đông Hưng, 55 Seo 14 1.2.2 Dân cw xã Đông Hưng, thành phố Thanh Húóa 16

1.2.3 Truyền thống yéu nước và cách mang của nhân dân Đông Hưng 17 1.3 Đời sống văn hóa -©22222EEE12111EttetrtrrrtrEEEEEEEEEEEEEEee 20

1.3.1 Các di tích lich sử văn hóa và công trình kiến trúc tiêu biểu 20

1.3.2 Tình hình giáo dục và chăm lo đời sống cho người dâm 22

1.4 Tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán 2t 23

TIỂU KET CHƯƠNG 1 2222 2222552112112 25

Trang 6

CHUONG 2 QUA TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA VÀ HOAT ĐỘNG SINH KE

CUA XÃ ĐÔNG HUNG, THÀNH PHO THANH HÓA 26

2.1 Một số khái niệm liên quan -cccc2222222222EEEEEEEE211221EEE 26

2.1.1 Khái niệm đô thị, đô thị hóa -s+2tvEECEEEEEEEEEEEErereeree 26

2.1.2 Khái niệm sinh kế son TT 11c 27 2.2 Tình hình kinh tế và đặc điểm hoạt động sinh kế của người dân xã

Đông Hưng trước năm 2012 -2-+%++E+2EE+EESEEESEEETEEEEEEEEEEEEnEe 28 2.2.1 Tình hình kinh tế ở Đông Hưng trước năm 1954 T111 sca 28

2.2.2 Thời kỳ hợp tác xã từ năm 1954 đến 1986 tScc 29

2.2.3 Thời kỳ từ sau đỗi mới đến năm 2012 te 30

2.3 Quá trình đô thị hóa và tình hình hoạt động sinh kế của người dân xã

Đông Hưng từ năm 2012 đến nay ò2 22 22s 2EEE S111 31

2.3.1 Quá trình đô thị hóa tại xã Đông Hưng, thành phố Thanh Hóa 3 ]

2.3.1.1 Đường lối của Đảng và các cấp chính quyên địa phương trong quy

hoạch phát triển kinh tế - xã Gi csscccessscsssssssssssssssssssssssssivessssseseeeeceeeeeeeeeeccccce 31 2.3.1.2 Sự điều chỉnh địa giới hành chính vào năm 2012 Xã Đông Hưng

thuộc huyện Đông Sơn trở thành xã Đông Hưng thuộc thành phố Thanh Hóa 34

2.3.1.3 Quá trình thu hôi đất và sự chuyển đổi mục dich sử dụng đắt 34 2.3.1.4 Quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế 37

2.3.2 Tình hình hoạt động sinh kế của người dân xã Đông Hưng 39

2.3.2.1 Sản xuất Nông nghiệp -ảccc 22222 40

2.3.2.2 Các hoạt động sản xuất — kinh doanh Công nghiệp — tiểu thi công nghiệp 43

2.3.2.3 Các hoạt động sinh kế khác 55s 5csecEEEEEEnnEreeeeee 50 TIỂU KET CHƯƠNG 2 222211112111212212110110nnnnnee 55

CHƯƠNG 3 TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐÉN HOẠT ĐỘNG

SINH KE CUA NGƯỜI DÂN XÃ DONG HUNG THÀNH PHO THANH

HÓA TỪ NĂM 2012 DEN NAY eece %63.1 Tác động đến nghề nghiệp, việc làm va mức thu nhập 56

Trang 8

URE T7?

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

CSSX

CSHT CNH, HDH

CN - TTCN

CNH — HDH

DV -TM DVT

DTH

GPMB GTVT

HDND HTX

SX

SX -KD

Sở VHTT&DL

TP THPT THCS

UBND

: Cơ sở sản xuât

: Cơ sở hạ tầng

: Công nghiệp hóa, đô thị hóa

: Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa : Ngành dịch vụ và thương mại

: Đơn vị tính

: Đô thị hóa

: Giải phóng mặt bằng

: Giao thông vận tải

: Hội đồng nhân dân

: Hợp tac xã : Khu công nghiệp

: Kinh tế - Xã hội: Mặt bằng

: Nhà xuất bản

: Nông thôn mới : Quản trị kinh doanh : Quoc lộ

: Trung học cơ sở : Uỷ ban Nhân dân : Xã hội hóa

Trang 9

DANH MỤC BANG

Bang 1.1 Tổng hợp hiện trang dân số (số hộ) qua các năm - 16

Bảng 2.1 Kết quả bồi thường, GPMB dự án Khu đô thị Núi Long 36

Bang 2.2 Cơ cau sử dụng tiền đền bù của các hộ gia đình -««-««- 37

Bảng 2.3 Diện tích đất trồng lúa nước được người dân sử dụng 41

Bang 2.4 Số lượng vật nuôi của xã Đông Hưng năm 2016 - - 42

Bảng 2.5 So sánh đất phi nông nghiệp xã Đông Hưng qua các năm 44

Bảng 2.6 Nghề nghiệp đem lại thu nhập chính của hộ gia đình 45

Bảng 2.7 Phân bố số lượng thuê nhân công trong CSSX —- KD CN-TTCN 48

Bảng 2.8 Các phương thức buôn bán sản phẩm ra thị trường - 49

Bang 2.9.Các loại hình kinh doanh buôn bán có trên địa bàn 51

Bang 3.1 Giá trị sản xuất các ngành kinh tế xã Đông Hưng qua các năm 56

Bang 3.2 Thu nhập bình quân người dân xã qua các năm 58

Bảng 3.3 Khó khăn thường gặp trong SK — KD CN — TTCN 59

Trang 10

DANH MỤC BIEU ĐỎ, SƠ ĐỎ

Biểu dé 2.1 Cơ cấu tỷ trọng các ngành kinh tế giai đoạn 2011 - 2016 39

Biểu đồ 3.1 Kiểu nhà phô biến các hộ gia đình ở hiện nay - 61

Biểu đồ 3.2.Tình trang sức khỏe qua phỏng vấn 30 người dân sinh sống gầnkhu vực khai thác SX-KD công nghiệp — tiểu thủ công nghiệp 6S

Sơ đồ 2.1 Quy trình chung sản xuất đá 2- 5© s5scxeccxecrsersereered 46

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Với 11.129,48 km” với dân số 3.496.081 người ', Thanh Hóa được biếtđến không chỉ là một tỉnh có diện tích lớn thứ năm (sau các tỉnh Nghệ An,Gia Lai, Sơn La, và Đăk Lăk), và dân số đứng thứ ba trong cả nước, (sau HàNội và Thành phố Hồ Chí Minh) mà còn nỗi tiếng với bề dày truyền thống lịch sử

văn hóa trong suôt chiêu dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Có thể nói, trong quá trình CNH, HĐH đất nước, sự thay đổi dù là tựthân hay do chịu tác động của các nhân tố bên ngoài sao cho phù hợp với thờiđiểm tồn tại là điều xảy ra thường xuyên Sự thay đổi và sự phát triển này

diễn ra ở nhiều mặt, trong đó vấn đề sinh kế chiếm một phần quan trọng có

ảnh hưởng đến hầu hết các mặt còn lại Trong xu thế phát triển của đất nước trong thời kỳ hội nhập toàn cầu thì đô thị hóa là một quá trình tất yếu diễn ra

để góp phần đây mạnh kinh tế - xã hội của khu vực, nâng cao mức sống, mứcthu nhập cho người dân Các yếu tố bên ngoài cũng như bên trong tác động

đến đời sống kinh tế - văn hóa — xã hội của người dân, đặc biệt tác động đến

các hoạt động sinh kế Những tác động này có thể là tích cực hoặc tiêu cực vàchúng luôn tồn tại song hành cùng nhau

Hơn nữa, đói nghèo, hiểu biết kém luôn đeo bám dân tộc Việt Nam

cũng như các dân tộc khác trên thế giới khiến cho đất nước kém phát triển và

luôn trong tình trạng khó khăn Tìm kiếm một kế sinh nhai ỗn định chỉ làtương đối trong một thời kỳ nhất định

Đông Hưng là một xã có vị thế đặc thù của thành phố Thanh Hóa, đặcbiệt, về kinh tế, có sự đóng góp không nhỏ trong sự phát triển chung củaThanh Hóa Vị trí địa lí của Đông Hưng có nhiều điểm thuận lợi dé phát triển

! Cục thống kê Thanh Hóa, Niên giám Thống kê tinh Thanh Hóa 2014, NXB thống kê, 2015.

Trang 12

làng nghê cũng như các cụm, khu công nghiệp, nên các cơ quan quản lí nhà

nước đặc biệt quan tâm về hoạt động sinh kê của người dân nơi đây.

Từ việc là một đơn vị hành chính cấp huyện trở thành một đơn vị hành

chính cấp thành phó, các chính sách, chiến lược sinh kế cũng dan thay đổi để

bắt kịp với tiêu chuẩn một đô thị Sự chuyển đổi đó có những mặt tích cực

khi thúc đây các hoạt động sinh kế của người dân địa phương mang lại nhiều

tiềm lực kinh tế mới cho người dân sở tại Việc điều chỉnh địa giới cũng mangđến nhiều vấn đề nan giải Sự mất cân bằng trong hoạt động sinh kế khikhông bắt kịp với sự chuyển biến vùng miền làm nảy sinh những mâu thuẫntrong hoạt động sinh kế, môi trường sinh kế.

Vi vay, tìm hiểu, nghiên cứu về vấn dé này có vai trò và ý nghĩa quantrọng đối với sự phát triển kinh tế của người dân Đề tài cũng giúp cho người

đọc có cái nhìn rõ hơn về vấn đề tình hình hoạt động sinh kế trong quá trình

đô thị hóa, tác động của đô thị hóa tới hoạt động sinh kế của địa phương sao cho phù hợp mà vẫn giữ được những truyền thống tốt đẹp của địa phương,

biết quý trong va phát huy những gi ông cha đã cố công gây dựng, để từ đó tựthấy mình phải có trách nhiệm bảo tổn và ngày càng phát huy truyền thống tốt

đẹp của cha ông Đó là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Hoat động sinh

kế trong quá trình đô thị hóa của người dân xã Đông Hưng, thành phố

Thanh Hóa từ năm 2012 đến nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Tác giả cũng hi vọng các kết quả nghiên cứu của mình sẽ tạo cơ sở cho việcquản lý các hoạt động sinh kế, khai thác có hiệu quả những tiềm năng đặc sắc của xã, vừa đáp ứng nhu cầu sinh kế của cư dân trong xã; vừa góp phần vào nhận thức chung về làng xã Việt Nam cũng như hiểu biết một cách chi tiếthơn, rõ nét hơn những thay đổi, cùng những thách thức mà người dân đangphải đối mặt trong quá trình đô thị hóa ở xã Đông Hưng nói riêng cũng như ởkhu vực thành phố Thanh Hóa nói chung

Trang 13

2 Lịch sử nghiên cứu van đề

Đô thị hóa là quá trình xảy ra ở hầu khắp nước ta Vấn đề này đã, đang

và sẽ là van đề được các báo đài và nhà nghiên cứu quan tâm Bên cạnh đó,vấn đề sinh kế là một trong những vấn đề thiết yếu để các cơ quan lãnh đạo

nhà nước quan tâm chỉ đạo và đưa ra những chủ trương đúng đắn nhằm phát

triển địa phương, đất nước và cũng là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu, nhà

khoa học quan tâm Mỗi nghiên cứu, đều thể hiện những quan điểm riêng,

đánh giá các vấn đề riêng từ các góc nhìn riêng về các hoạt động sinh kế cũng

như kết quả của các hoạt động đó, từ tiềm năng đến thực trạng, cách tổ chức,

vận hành, lợi ích, hiệu quả cũng như các tác động tích cực và tiêu cực của

chúng Tại Việt Nam có một số nghiên cứu khoa học trong nước như:

Đầu tiên phải nói về các đề tài liên quan đến đô thị hóa và sinh kế như:

Công trình “Công nghiệp hóa, đô thị hóa và biến đổi sinh kế ở ven đô Hà

Nội” của tác giả Nguyễn Văn Sửu (PGS.TS, Phó Chủ nhiệm bộ môn Nhân

học, trường ĐHKHXH & NV, Dai học Quốc gia Hà Nội) Công trình phân

tích về đô thị hóa, công nghiệp hóa và những tác động của nó đến việc biếnđổi sinh kế của các hộ gia đình nông dân ở khu vực ven đô Hà Nội trong bốicảnh đổi mới ở Việt Nam Tác giả đã phản ánh sinh động thực tiễn quá trình

đô thị hóa, công nghiệp hóa và tác động của nó đến biến đổi sinh kế nông dân |

ở hai làng ven đô Hà Nội Đồng thời, tác giả cũng phân tích cơ hội, thách thức

của công nghiệp hóa và đô thị hóa đối với cuộc sống của người nông dân ở

địa bàn nghiên cứu nói riêng và ở khu vực ven đô nói chung Nghiên cứu của

Nguyễn Thị Huyền Vân, “Quá trinh đô thị hóa vung ven đô Hà Nội qua

trường hợp làng Kim Li, phường Dai Kim, quận Hoàng Mai”, Luận văn ThS,

bảo vệ năm 2013 Luận văn nêu lên đặc điểm của quá trình đô thị hóa của

làng ven đô trong bối cảnh đất nước sau Đổi mới, đồng thời phân tích tác

động của quá trình đô thị hóa đến người dân trong khu vực.

Trang 14

Hay như Nguyễn Hoàng Hoa, với “Nghiên cứu biến đổi sử dung dat

phục vu phát triển sinh kế bền vững khu vực xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành

phố Hà Nội”, Đại học Quốc gia Hà Nội, xuất bản năm 2012 Với những

nghiên cứu tông quan về biến đổi sử dụng đất; sinh kế bền vững; mối quan hệ

giữa biến đổi sử dụng đất và sinh kế Phân tích sự biến động sử dụng đất tại

khu vực nghiên cứu giai đoạn 1993 - 2010 tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì,

thành phố Hà Nội Xác định mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất nông

nghiệp và sinh kế của người dân tại xã Tản Lĩnh Đánh giá về các loại

hình sinh kế liên quan tới sử dụng đất nông nghiệp tại xã Tản Lĩnh.

Phan Thị Ngọc, “Biến đổi sinh kế của nông dân ở một làng ven đô:

Trường hop làng Gia Trung, Mê Linh, Hà Nội”, Luận văn ThS Dân tộc học,

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội,

bảo vệ năm 2013 Nghiên cứu tìm hiểu lịch sử hình thành và biến đổi về mặt hành chính của làng Gia Trung Đồng thời phân tích quá trình thu hồi quyền

sử dụng đất nông nghiệp để phục vụ mục tiêu phát triển công nghiệp và đô

thị Dựa trên khung phân tích sinh kế bền vững về sự biến đổi các nguồn vốn

dưới tác động của việc thu hồi quyền sử dụng đất nông nghiệp dé phân tích và

lý giải quá trình biến đổi sinh kế của hộ gia đình nông dân ở Gia Trung, những loại hình sinh kế mới mà người nông dân đã và đang tiếp nhận và thích

nghỉ Lý giải một số biến đổi về văn hóa, xã hội ở Gia Trung trong môi

trường sống mới dưới tác động của công nghiệp và đô thị

Bùi Thị Minh Hang, “Các yếu tố tác động đến sinh kế bền vững của

người dân tái định cư thuộc Dự án thủy điện Sơn La”, Đề tài cấp đại học, Đại học Kinh tế và QTKD, xuất bản năm 2016 Đề tài đã đánh giá tình hình thích

nghi của người dân về mặt sinh kế, 6 năm sau tái định cư (sau khi đã hết các

khoản đền bù và hỗ trợ); tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn cácchiến lược sinh kế của người dân và kết quả các của các chiến lược sinh kế

đó Bên cạnh đó, người nghiên cứu dé xuất một số kiến nghị về mặt chính

Trang 15

sách nhằm hỗ trợ cho quá trình thích nghi của người dân tái định cư và giảmthiểu các tác động tiêu cực của tái định cư.

Tô Thị Dung,“% biến đổi sinh kế của người dân làng Báo Văn (xãDong Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) giai đoạn 2004 — 2014”, đề tàiKhóa luận tốt nghiệp, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, năm 2014 Đềtài tìm hiểu và phân tích các điều kiện, nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi cáchoạt động sinh kế của người dân làng Báo Văn giai đoạn 2004 — 2014 Qua đó

đánh giá và rút ra một số nhận xét về mặt tích cực cũng như hạn chế của các

hoạt động sinh kế đó đối với đời sống người dân, đồng thời đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để phát triển các mô hình sinh kế đó.

Thanh Hóa là nơi còn lưu giữ khá nhiều tài liệu nghiên cứu về: Lịch sử,

văn hóa, kinh tế, chính trị Nơi đây chính là kho tàng quý giá để các nhà nghiên cứu tìm hiểu và khai thác chúng một cách hiệu quả nhất Ví dụ như:

Nguyễn Thị Thùy, “Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp? ở

Yên Dinh tinh Thanh Hóa giai đoạn 2001 — 2010”, luận văn ThS lich sử,

Ttrường Dai học Quy Nhơn, bảo vệ năm 2012 Luận văn tiếp cận lựa chọn,

tổng hợp một số tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau có liên quan đến kinh tế

-xã hội nói chung và kinh tế nông nghiệp huyện Yên Định nói riêng Trên cơ

sở đó lí giải một cách khoa học những thành tựu cũng như những hạn chế

trong qua trình thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa ở Yên Định.

Hay như, nói cụ thé hơn, về một địa điểm ở xã Đông Hưng, thành phố

Thanh Hóa, Đặng Văn Thành, “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai

thác đá vôi đến môi trường tại mỏ đá vôi, múi Vức, thành phố Thanh Hóa, tỉnh

Thanh Hóa” Luận văn ThS Khoa học Môi trường, Trường Dai học Thái

Nguyên, xuất bản năm 2016 Luận văn đánh giá được hoạt động khai thác vàchế biến đá vôi tại mỏ đá núi Vức cũng như thấy được ảnh hưởng của việckhai thác đến cuộc sống người dân xung quanh, đồng thời đưa ra một số giải pháp

giảm thiêu ảnh hưởng của việc khai thác đá vôi dén môi trường tại núi Vite.

Trang 16

Nhìn chung, các công trình trên đều tập trung vào việc phân tích, đánh

giá về tiềm năng về tài nguyên, các tác động kinh tế, đến hoạt động sinh kế tại

điểm nghiên cứu và dé xuất hướng khai thác, giải pháp trên nhiều phương

diện để phát triển cho địa phương nghiên cứu Đây cũng là các nghiên cứu

quan trọng nhất về cở sở lý luận và định hướng cho việc nghiên cứu quá

trìnhđô thị hóa và tình hình hoạt động sinh kế của người dân xã Đông Hưng,

thành phố Thanh Hóa từ năm 2012 đến nay.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của dé tài là nghiên cứu tình hình hoạtđộng sinh kế trong quá trình đô thị hóa của người dân xã Đông Hưng thànhphố Thanh Hóa từ năm 2012 đến nay

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Không gian nghiên cứu

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hoạt độngsinh kế trong quá trình đô thịhóa đến hoạt động sinh kế của người dân ở phạm vi xã Đông Hưng, thành phố

Thanh Hóa.

3.2.2 Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu tài liệu có những tài liệu từ 2012 — 2017 và có

một số tài liệu trước thời gian nghiên cứu này dùng để phục vụ nghiên cứu đề

tài và thực địa, khảo sát từ tháng 9/2016 đến tháng 6/2017.

4 Mục đích và nội dung nghiên cứu

Khoá luận được thực hiện với mục đích và nội dung chính như sau:

- Tìm hiểu khái quát về địa bàn xã Đông Hưng, thành phố Thanh Hóa

- Tìm hiểu hiện trạng quá trình đô thị hóa cũng như thực trạng hoạtđộng sinh kế của người dân xã Đông Hưng từ sau năm 2012 đến nay

Trang 17

- Khảo sát đánh giá được thực trạng các tác động tiêu cực và tích cực

đến các hoạt động sinh kế của người dân xã Đông Hưng, thành phố ThanhHóa sau khi từ huyện lên thành phố từ năm 2012.

5 Câu hỏi nghiên cứu

Khóa luận có 3 câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:

1) Xã Đông Hưng, thành phố Thanh Hóa có tiềm năng gì để chuyên

từ khu vực nông thôn lên khu vực đô thị vào năm 2012?

2) Quá trình đô thị hóa và tình hình hoạt động sinh kế tại xã Đông

Hưng thành phố Thanh Hóa diễn ra như thế nào?

3) Thực trạng việc đô thị hóa có những tác động gì đến hoạt động

sinh kế của người dân xã Đông Hưng, thành phố Thanh Hóa?

6 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài, tác giả đã sử dụng kết hợp một số phương pháp

nghiên cứu như sau:

6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp này được thực hiện xuyên suốt quá trình làm khóa luận

như: thu thập tài liệu từ sơ cấp đến thứ cấp: các số liệu, tài liệu từ các tổ chức

bộ ngành, mạng internet, các công trình, kết quả nghiên cứu khoa học, sách

báo, tạp chí, trang web điện tử, các báo cáo đã có về khu vực, luận văn, đề án

nghiên cứu, từ các nguồn khác nhau, các thông tin về xã Đông Hưng, thành

phố Thanh Hóa và các hoạt động sinh kế của người dân từ trước đến nay Dựatrên nguồn thông tin đó tác giả đã đánh giá, phân tích, chọn lọc nội dung,

thông tin, kinh nghiệm, so sánh, bình luận, nhận định và trích dẫn trong khóa luận Những tài liệu thông tin luôn được bổ sung, cập nhật, đảm bảo

cơ sở cho việc xử lí, phân tích, đánh giá các vấn đề cho nội dung nghiên cứu.

6.2 Phương pháp khảo sát thực địa

Các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tại thực địa diễn ra vào tháng

3/2017 giúp tác giả kiểm tra, đánh giá lại độ chính xác của các tư liệu, tài liệu

Trang 18

và thu thập các số liệu thực tế, các nguồn thông tin mới nhất mà các tài liệu chưa cập nhật được Khảo sát thực địa được thực hiện thông qua các hoạt

động tham quan, quan sát, trải nghiệm và đánh giá các tác động đến sinh kế

từ khi thay đổi địa giới hành chính, đặc biệt việc tiếp xúc tham vấn ý kiến vớinhiều bên liên quan (các phòng, ban của UBND xã, các công ty SK — KD vangười dân địa phương) làm cho nguồn tư liệu có tính chính xác và khách

quan hơn Khảo sát thực địa tại địa phương này còn tìm hiểu, đánh giá được

hiện trạng cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật, phương thức tô chức mới của xã từ

khi đô thị hóa đến các hoạt động tình hình hoạt động sinh kế của người dân xã Đông Hưng, thành phố Thanh Hóa.

6.3 Điều tra xã hội học bằng bằng hỏi

Tác giả sử dụng phương pháp điều tra xã hội học để lấy ý kiến chủ

quan của các đối tượng người dân sinh sống và làm việc tại xã Đông Hưng, thành phố Thanh Hóa Phương pháp này được tiến hành với các giai đoạn

như sau:

Giai đoạn 1: Lựa chọn nhóm đối tượng điều tra

Đối tượng tác giả lựa chọn là các bên liên quan tới hoạt động sinh kế

tại xã Đông Hưng, thành phố Thanh Hóa Tuy nhiên, việc am hiểu về

tiềmnăng và thực trạng tác động hoạt động sinh kế tại đây có thể khác nhau

đối với từng nhóm đối tượng Vì vậy, tác giả đã phân khúc ra một số nhóm

như sau:

- Người dân trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh

doanh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

- Người dân địa phương không tham gia thường xuyên vào hoạt động

sản xuất kinh doanh công nghiệp — tiểu thủ công nghiệp

Trang 19

Giai đoạn 2: Thực hiện khảo sát

Tác giả trực tiếp điều tra theo từng nhóm đối tượng dựa trên bảng hỏi(Xem phan Phụ lục) Có 1 dạng bảng hỏi đã được sử dụng là loại câu hỏiđóng lựa chọn một hoặc nhiều đáp án

Qua quá trình khảo sát thực tế và phát phiếu tham khảo ý kiến, tác giả

đã nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của Ban lãnh đạo UBND xã

Đông Hưng; cư dân địa phương; những người tham gia kinh doanh dịch vụ,

sản xuất Tổng số mẫu phiếu tham khảo ý kiến phát cho cả 2 đối tượng đánhgiá trên là 120 phiếu Trong đó số phiếu phát cho những người tham gia kinh doanh dịch vụ du lịch là 60 phiếu; Cư dân địa phương là 60 phiếu (2 mẫuphiếu tham khảo ý kiến được đính kèm ở phan Phụ lục)

Giai đoạn 3: Tổng hợp và đưa ra kết quả đánh giá

Sau khi tiến hành điều tra khảo sát, tác giả xử lý dữ liệu thu thập được

dé từ đó đưa ra các ý kiến mang tính khách quan nhất có thể Để trình bày và

xử lý những số liệu điều tra, tác giả đã áp dụng phương pháp tính tỉ lệ phầntrăm Có điều, vì câu hỏi đưa ra cho người điều tra là câu hỏi có nhiều đáp ánlựa chọn, người trả lời có thể không trả lời, trả lời một hoặc nhiều nên khi thuthập dé xử lí, ting số kết quả có nhiều lúc khác nhau (ít hơn hoặc nhiều

hơn)so với số phiếu phát ra ban đầu |

6.4 Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp này được thực hiện xuyên suốt thời gian thực địa Là một

phương pháp thu thập thông tin thông qua việc tác động tâm lý xã hội trực

tiếp giữa người đi phỏng vấn và người được phỏng vấn trên cơ sở mục tiêucủa đề tài nghiên cứu Nguồn thông tin trong phỏng vấn là tất cả các câu trảlời của người được phỏng vấn thé hiện quan điểm, ý thức, trình độ của trả lời

và toàn bộ hành vi của họ Tác giả đã sử dụng 4 loại phỏng vấn: Phỏng vấn

sâu, phỏng vấn theo bảng hỏi, phỏng vấn qua điện thoại, phỏng vấn nhóm

Trang 20

6.5 Phương pháp thông kê, so sánh, doi chiếu

Phương pháp thống kê là phương pháp sử dụng để tính toán đến tỉ lệphần trăm, sự tăng giảm của hoạt động sinh kế, của doanh thu và tập hợp các

số liệu có liên quan đến sự pháp triển hoạt động sinh kế của địa phương

Phương pháp so sánh, đối chiếu với các số liệu từ các năm trước, vùng

lân cận từ đó rút ra sự khác biệt cũng như điểm tương đồng.

7 Những đóng góp của đề tài

Khoá luận đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về tác động của đô thị hóa và

vận dụng vào nghiên cứu tại xã Đông Hưng, thành phố Thanh Hóa Đây là

một sự đóng góp cho việc quản lí ở địa phương được sâu sát hơn và là cơ sở

tư liệu tham khảo và vận dụng cho các sinh viên, học viên, các cán bộ khoa

học thực hiện các đề tài có liên quan.

Đồng thời, khoá luận cũng bước đầu đánh giá những mặt tích cực và

tiêu cực giúp các cơ quan chức năng nhìn rõ vấn đề thực tại đang xảy ra trong

việc quy hoạch các đô thị Trên cơ sở đó góp phan bảo tồn các giá trị văn hóa

bản địa, bảo vệ môi trường và chia sẻ đồng đều các lợi ích kinh tế.

§ Bồ cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì đề tài

được chia thành 3 chương chính:

Chương 1 Tông quan về xã Đông Hưng, thành phố Thanh Hóa

Chương 2 Tình hình đô thị hóa và hoạt động sinh kế của người dân

xã Đông Hưng, thành phố Thanh Hóa từ năm 2012 đến nay

Chương 3 Tác động của đô thị hóa đến hoạt động sinh kế của người

dân xã Đông Hưng, thành phố Thanh Hóa

10

Trang 21

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE XA ĐÔNG HUNG, THÀNH PHO

THANH HOA1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.1 Vi trí địa ly

Đông Hưng là một xã đồng bằng, nằm ở phía Tây thành phố ThanhHoa’, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 7 km về phía Bắc, gần ga ThanhHóa, gần các bến xe nội tỉnh, ngoại tỉnh, gần trung tâm chính trị văn hóa củatỉnh Thanh Hóa Tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính mà xã đang

quản lí là 399.12 ha [47,1].

Vị trí tiếp giáp như sau: phía Bắc giáp phường An Hoạch, TP Thanh

Hóa; phía Nam giáp xã Đông Vinh, TP Thanh Hóa, xã Đông Quang huyện

Đông Sơn; phía Đông giáp phường Đông Vệ, phường Quảng Thắng, TP

Thanh Hóa; phía Tây giáp xã Đông Văn, huyện Đông Sơn và xã Đông Tân,

TP Thanh Hóa (xem bản đồ phan Phụ lục) Xã có đường quốc lộ 45 chạy qua,đường sắt Bắc Nam cùng với đường liên xã nối với quốc lộ 45 tạo thành

mạng lưới giao thông thuận lợi trong giao lưu kinh tế xã hội, văn hóa với các

vùng, miễn

- Địa hình, địa chất, thổ nhưỡng

Khi đến với bất cứ nơi đâu của Thanh Hóa, người ta cũng thường nói

là “đến với thiên nhiên bao la hùng vĩ tươi dep lam múi, nhiễu sông, hangđộng kỳ thú, biển cả bao la” [26, 13] Đông Hưng cũng không nằm ngoàinhững địa điểm kỳ thú đó Đây là một xã đồng bằng nhưng đất đai khôngđồng đều, có các day núi đá đan xen lẫn nhau Địa hình có độ nghiêng không

lớn thuận lợi cho việc thâm canh các loại cây trồng và nuôi trồng thủy sản,

? Khi đọc các tài liệu, được biết; thành phố Thanh Hóa ngày nay được phát triển từ thị xã Thanh

Hóa Thị xã Thanh Hóa trước kia là một thị tran nhỏ nằm trên đất Đông Sơn Trong quá khứ, vùng

dat Đông Sơn luôn luôn là trung tâm, là thủ phủ của xứ Thanh.

11

Trang 22

xây dựng các hệ thống kênh mương, giao thông và các công trình xây dựng khác, cũng như là việc bố trí khu dân cư Đông Hưng có sông Nhà Lê nằm ở

phía Đông giáp danh giữa xã Đông Hưng và phường Quảng Thắng, được đào

từ thế kỷ X [37, 23]

1.2.2 Khí hậu

Thanh Hóa nói chung cũng như Đông Hưng nói riêng, là nơi nằm ở

đồng bằng Bắc bộ trong khu vực nhiệt đới gió mùa do đó:

- Về nhiệt độ: Những tháng có nhiệt độ cao là từ tháng 5 đến tháng 9,

nhiệt độ trung bình năm từ 28 — 29C, ngày có nhiệt độ cao nhất chưa đến

40°C Những tháng có nhiệt độ thấp nhất từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau;

bình quân nhiệt độ là 16 — 17C, ngày có nhiệt độ thấp nhất chưa tới 5°C.

- Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm khoảng 1.900 — 2.000 mm.

Mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, lượng mưa lớn nhất tập trung ở

tháng 8, tháng 9 Trong các tháng này bão thường xuyên xảy ra ảnh hưởng tới

sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân

Thông thường có 2 hướng gió chính là hướng Đông Nam và Đông Bắc.

Ngoài 2 hướng gió chính đó vào mùa hè xuất hiện 5 -7 đợt gió Tây Nam khônóng Bão lụt thường xảy ra từ tháng 8 đến tháng 10 hằng năm kèm theo mưa lớn.1.2.3 Các nguén tài nguyên

1.2.3.1 Tài nguyên đất

Đất đai là nguồn tài nguyên được thiên nhiên ưu đãi của xã Đông Hưng

do được hình thành từ sự kiến tạo lắng đọng phù sa của hệ thống sông ngòi từhàng ngàn năm về trước Đông Hưng là một trong những đơn vị hành chính

có diện tích tự nhiên vào loại trung bình của huyện.

12

Trang 23

Về thời gian hình thành đây là đơn vị đất còn khá trẻ, chưa phân hóa rõ

ràng và còn giữ được đặc trưng của đất phù sa như: đất thường, đất sét Kết

quả phân tích chung về các nguyên tố vi lượng cho thấy đất có hàm lượng Cu,

Zn khá, con Mo và B nghèo Dat là đơn vị đất tốt, dung tích hấp thu khá và có

độ dày tầng đất lớn nên thích hợp với các loại cây trồng nông nghiệp như:

ngô, lúa nước.

1.2.3.2 Tài nguyên đá

Trước đây, có nhiều loại tài nguyên đất đá Có nguồn đá vôi đồi dào và phong phú với trữ lượng hàng triệu mẺ: đá đen, đá xanh (ở núi Nhi}, đá

chế tác đá hay sản xuất các vật liệu xây dựng: vôi, đá hộc, đá một hai, đá mạt,

đá ốp lát.Hơn nữa, trên địa bàn Đông Hưng trước đây có nhiều đất sét tốt ởxóm Trung, xóm Nam, xóm Thắng Son, lang Vức, làng Nap tạo điều kiệnphát triển sớm ngành gốm sứ và gạch ngói.[10, 10]

1.2.3.3 Tài nguyên nước

Nước ngâm có 2 mạch chính: Mạch nước ở độ sâu 6 — 8m, hiện tại

được nhân dân khai thác sinh hoạt qua hệ thống giếng khơi.

Sông Lý và sông nhà Lê” chảy dọc theo ranh giới phía Nam và phía

Đông của xã giáp với xã Đông Quang và TP Thanh Hóa dài 5,2 km có tác

dụng tiêu úng vào mùa mưa và tiêu nước thải dư thừa ở đồng ruộng Ngoài ra

còn có hệ thống kênh mương tưới tự chảy theo hệ thống thủy nông bao gồm:Kênh B20 qua xã dài 1,9km, hệ thống kênh tưới lấy nước từ kênh B20 và hệ

3 Núi Nhỏi nay thuộc phường An Hoạch, thành phố Thanh Hóa

* Lê Thị Thảo trong “Nghề chạm khắc đá ở An Hoạch, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (thời

trung đại) có ghi sông nhà Lê là Hương Giang Cụ thé: “Dưới chân dãy múi An Hoạch là dòng sông

đào từ thé kỷ thứ X được đặt tên là Hương Giang Sông Hương Giang nhà Lê trên đất Đông Sơn từ Hậu hiền chảy xuống Kẻ Ry, Kẻ Chè, Kẻ Bôn, chảy qua Bồ Vệ tới Quảng Xương rồi đồ ra biển °.

Cũng có thể người dân ở đây hay gọi tắt như vậy cho ngắn gọn.

13

Trang 24

thông mương tưới nội đông đủ nước cung câp cho cây trông và phục vụ nước

cho hệ thống sinh hoạt [44, 13]

1.2 Lịch sử dân cư và sự thay đỗi về đơn vị hành chính

1.2.1 Lịch sử hình thành xã Đông Hưng

Các tài liệu lịch sử đã cho thấy, từ rất xa xưa, Đông Hưng đã có cư dân

đến sinh sống, định cư và lập nghiệp rồi dần hình thành các thôn làng ở đây

Do địa hình bao quanh là những dãy núi đá vôi nên vô hình chung, những

vùng quê lấy tên núi là tên làng, tên làng là tên núi, làng xen núi, núi lại xenlàng Con người và thiên nhiên sống hòa quyện với nhau và có sự liên hệ mậtthiết Di chỉ khảo cổ học khai quật ở núi Nấp đã tim thấy nhiều di vật củangười Việt cô Một minh chứng chính xác nhất cho thời kỳ phát triển rực rỡ

của một nên văn minh - nên văn hóa Đông Sơn nôi tiêng thê giới.

Trước đây xã Đông Hưng theo Lịch sử Đảng bộ xã Đông Hưng trích

từ “Quảng du địa chi” thì vào năm 280 - 420 vùng này có tên gọi là xã Yên Hoạch Trước đây, xã Yên Hoạch gắn liên với tên của dãy núi Yên Hoạch.

Trong thời kỳ Bắc thuộc, dưới thời nhà Tùy- Đường ( năm 603 — 618)

[10, 29], xã có 6 thôn, quản lí 6 quả núi ở phía Tây mỗi làng: thôn Yên Hoạch

(làng Thượng), thôn Đống (làng Đống), thôn Nhuệ (làng Nhỏi), thôn QuảngNap (làng Nap), thôn Vy Giang (làng Vức), thôn Đồng Dué (làng Son).

Trước cách mạng tháng Tám, dưới thời Pháp thuộc, Yên Hoạch gồm

các thôn: Yên Hoạch hạ (làng Nhỏi ha), Quảng Nạp (làng Nap), làng Vức,

làng Sơn, Đồng Dué [7, 45] thuộc tổng Quang Chiếu ”- Phủ Đông Sơn Thế

” Theo “Tên làng xã Việt Nam đâu thé ky XIX, thuộc các tỉnh từ Nghệ An trở rđ”,tỗng Quang Chiếu

có 33 xã, thôn , trang 112.

Theo Đại Việt dia dư toàn biên, vào thời kỳ đầu Công nguyên, huyện Đông Sơn (Đời xưa là huyện

Đông Dương), được gọi là huyện Đông Cương Đến đời Trần, Đông Cương đổi thành Đông Sơn

[31, 203], đến đời Lê tên gọi van theo như thế Sang đầu thế ky XIX, Đông Son gồm có 6 tổng:

Thọ Hạc, Thạch Khê, Đại Bối, Vận Qui, Quang Chiếu, Lê Nguyễn.

14

Trang 25

nhưng trong Đồng Khánh dư địa chí lại có ghi chép những thôn vùng Yên Hoạchnày thuộc Tông Quảng Chiếu, không phải Quang Chiếu [52, 1105 - 1 106]

Sau cach mang thang Tam 1945, dé thuận tiện cho việc quản lí, tháng 3/1946, phủ Đông Sơn giải thể 7 tổng chia thành 22 xã” Lúc này xã YênHoạch đổi tên thành xã Hưng Yên, gồm có các thôn làng sau: thôn YênHoạch, thôn Đống (làng Đống), Nhuệ Thôn (làng Nhỏi), thôn Quảng Nạp(làng Nấp), thôn Vy Giang (làng Vức), thôn Đồng Dué (làng Son)Ÿ, Ap HanTiệp (Thắng Sơn) [10, 30 -31]

Đến tháng 11/1947 ghép 2 xã Hưng Yên và Lông Giang thành xã Đông

Hưng thuộc bộ phận của huyện Đông Sơn Tháng 10/1953, xã Đông Hưng

tách thành 2 xã là xã Đông Tân và xã Đông Hưng Lúc này xã Đông Hưng có

các thôn: Nhuệ Thôn (làng Nhỏi) nay thuộc phường An Hoạch; thôn Quảng

Nap (làng Nap) nay là Thôn Quang (lang Nap) thuộc xã Đông Hưng ngàynay; Ấp Hàn Tiệp nay là thôn Thắng Sơn (làng Thắng Sơn) thuộc xã Đông

Hưng hiện nay; thôn Vi Giang (Làng Vức: xóm Trần; xóm Hưng, xóm Nam Hưng thuộc xã Đông Hưng hiện nay); thôn Đồng Duệ (làng Son) thuộc xóm

Tiên hiện nay.

Đến tháng tháng 6/1959, để thuận tiện cho việc xây dựng các hợp tác

xã nông nghiệp cấp thấp quy mô xóm, Đông Hưng tổ chức thành 9 xóm gồm:Xóm Bắc, xóm Trung, xóm Nam, xóm Quang, xóm Trần, xóm Hưng, xómThắng Sơn, xóm Toản xóm Tiến, sau thành lập thêm 2 xóm là xóm Tây Hưng

và xóm Nam Hưng Năm 1977, các xã hữu ngạn sông Chu thuộc huyện Thiệu Hóa sáp nhập với huyện Đông Sơn thành huyện Đông Thiệu, xã Đông Hưng

thuộc huyện Đông Thiệu Năm 1982 huyện Đông Thiệu đổi lại là huyện Đông

Sơn, xã Đông Hưng lại thuộc huyện Đông Sơn Tháng 6/2006 thực hiện Nghị

7 Sau cách mạng tháng Tám, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa bỏ cấp phủ và cấp tổng, chỉ

còn tỉnh — xã — thôn (xóm).

* Ở trong Dia chí huyện Đông Sơn viết thôn Đông Dué sau gọi là làng Tiến.

Trang 26

định 40/CP của Chính phủ về việc chia tách xã Đông Hưng ra thành 2 đơn vịhành chính: Thị Tran Nhỏi và xã Đông Hưng, huyện Đông Son’.

Tháng 6/2012, Đông Hưng sáp nhập vào đơn vị hành chính của thành

phố Hà Nội Đến nay, xã Đông Hưng có 7 thôn gồm: thôn Thắng Sơn (làng

Thắng Sơn); thôn Quang (làng Nấp); thôn Trần (làng Vức); thôn Hưng (làng

Vức); thôn Nam Hưng; thôn Tiến (làng Son); thôn Toản (làng Son).

1.2.2 Dân cư xã Đông Hưng, thành phố Thanh Hóa

Theo sự tìm hiểu của tác giả, ở Đông Hưng có khoảng 15 dòng họ rải

rac Ở khắp nơi Trong đó, dòng họ Lê chiếm 30% [18, 448], họ Ngô, họ Võ,

họ Nguyễn, họ Hoàng, là những dòng họ lớn trong xã có có đặc điểm tập

trung vào từng làng Chang hạn như: Họ Lê Dinh da số ở gần chợ Nap (xóm

Quang); họ Võ ở thôn Nam Hưng, họ Nguyễn Đức ở thôn Trần

Bảng 1.1 Tổng hợp hiện trạng dân số (số hộ) qua các năm

DVT: hộ

Thôn Thăng Sơn

(Nguôn: Số liệu thông kế xã Đông Hưng)

? Về những lần tách rời, sáp nhập với các huyện khác nhau khá nhiều, nhưng trong cuốn “Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới các don vị hành chính 1945 — 1997” của Nguyễn Quang An

lại không hề nói đến xã Đông Hưng thuộc huyện Đông Sơn bấy giờ mà chỉ nhắc đến xã Đông

Hưng, huyện Đông Hưng ở những nơi khác.

16

Trang 27

Nhìn vào bảng, có thê thấy rằng, số hộ dân đang ngày một tăng lên Ởđây, thôn Quang là thôn chiếm dân số cao nhất Chắc han, nơi đây thuộc vàokhu trung tâm xã và nằm dọc theo con đường trục chính của xã Hiện nay,toàn xã có 1158 hộ gia đình (năm 2017) sinh sống trên địa bàn 7 thôn Nhìn

vào thống kê ta có thể thấy, dân cư ở thôn Quang là đông nhất, do địa hình

thôn Quang đa số đều nằm trên trục đường chính, có chợ, là khu vực thuận

tiện giao thông trong khu vực cũng như ngoài khu vực [49, 5].

1.2.3 Truyền thong yêu nước và cách mạng của nhân dân Đông Hưng

Trong mọi thời kỳ lịch sử, nhân dân Đông Hưng luôn có truyền thống

đoàn kết, yêu nước, có đóng góp đáng ké cho cuộc đấu tranh chống thiên tai

và giặc ngoại xâm Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc của toàn

dân tộc, người dân nơi đây không chỉ hợp sức, đoàn kết, đồng lòng cùng

nhau mà còn liên kết với dân cư ở ngoài khu vực để tạo nên sức mạnhchiến thắng kẻ thù

Du tài liệu lịch sử không con nhiều, nhưng nhân dân Đông Hưng vẫn

còn truyền tụng về sự ủng hộ của nhân dân trong kháng chiến chống Minh

(1406-1428) Dưới ách cai trị tàn bạo của nhà Minh, nhân dân theo Nguyễn

Chích (Đông Ninh), Nguyễn Mộng Tuân (Đông Anh) chiến đấu dưới ngọn cờ

của Lê Lợi Trong cuộc khủng hoảng cuối thời Lê, vào năm 1527, khi nhà

Mạc cướp ngôi nhà Lê, Vua và quan lại thuộc dòng tộc nhà Lê phải chạy vào

dãy núi An Hoạch lánh nạn, chuẩn bị lực lượng chống lại nhà Mạc, nhân dân

Đông Hưng đã theo Nguyễn Khải - một quan lại nhà Lê chủ trương phò Lê

diệt Mạc.[10, 33]

17

Trang 28

- Thoi ky cận đại từ năm 1858 đến cách mạng tháng Tám

Năm 1858, thực dân Pháp nỗ súng xâm lược nước ta, nhân dân Thanh

Hóa đã không cam chịu làm nô lệ, nghe theo tiếng gọi Cần Vương, ủng hộ

các sĩ phu yêu nước kháng chiến chống Pháp.

Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), phong trào yêu nước

và cách mạng ở Thanh Hóa dần phát triển; nhiều cuộc họp bí mật đã được diễn ra tại Đông Hưng Trong cao trào vận động dân chủ năm 1936 — 1939,

nhân dân Đông Hưng tham gia phong trào học chữ Quốc ngữ nhằm mục đích

xóa dốt, và nhân dân Thanh Hóa cũng đã quyên góp rất nhiều lương thực thực

phẩm, quần áo, thuốc nỗ, vũ khí ủng hộ chiến khu Ngọc Trạo trong thời kỳvận động giải phóng dân tộc năm 1941.

- Thời kỳ 1946 — 1954

Đây là thời kỳ hết sức khó khăn không chỉ của nhân dân Đông Hưng

hay Thanh Hóa mà của cả đất nước Việt Nam với tình trạng nạn đói xảy ra Ởkhắp nơi Dé diệt giặc đói, người dân Đông Hưng đã phát động phong tràonhường cơm xẻ áo, lá lành đùm lá rách trong cộng đồng nhân dân Ngoài ra

còn cùng nhau chông giặc dôt, xóa nạn mù chữ.

Từ năm 1953 -1954, Đông Hưng có nhiều thanh niên lên đường nhậpngũ cam súng, đi TNXP, đặc biệt là trong chiến dịch Thượng Lào (394 dâncông) và Chiến dich Điện Biên Phu (có 715 người).[10, 86-93]

- Những năm tháng từ năm 1954 đến năm 1975

Vào thời kỳ này, nhân dân Đông Hưng đã cùng với người dân miền

Bắc thực hiện chủ trương tập thể hóa của Đảng và chính phủ dẫn đến sự ra

đời của các HTX nông nghiệp, HTX mua bán, HTX tín dụng để cùng nhau hỗ

trợ và phát triển

18

Trang 29

Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, do Đông Hưng có

đường sắt Bắc Nam chạy qua và là nơi gần trung tâm chính trị của tỉnh nên đã

có nhiều cơ quan trung ương, tỉnh đến đóng tại Đông Hưng và Đông Hưng đã

trở thành mục tiêu tập trung đánh phá của định để chặn con đường vậnchuyển lương thực, vũ khí đạn được của hậu phương lớn miền Bắc chỉ việncho miền Nam đánh Mỹ Từ năm 1965 — 1972, máy bay và pháo đài của giặc

Mỹ đã đánh phá Đông Hưng 147 trận [10, 124] Người dân Đông Hưng đã phải chịu hàng ngàn tấn bom đạn, bom khoan, bom bi, tên lửa, pháo kích của Mỹ ném xuống đây

- Từ năm 1975 — 1985

Trong những năm này, nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi

đua, các chiến dịch làm phân bón, làm thủy lợi theo sự hướng dẫn của ban chỉđạo, các cấp lãnh đạo xã và đưa các giống mới có năng suất vào SX Để nâng

cao sản xuất một cách hiệu quả nhất, vào khoảng năm 1981 — 1985, Đông

Hưng đã thực hiện cơ chế khoán sản phẩm trong nông nghiệp, làm cho ngườidân có tinh thần làm chủ trong nông nghiệp Từ đó, năng suất lao động tăng

lên rõ rệt, mọi việc trong xã đêu tiên hành khân trương hơn, hiệu quả hơn.

- Từ năm 1986 đến nay

Trong 10 năm đầu tiến hành Déi mới (1986 - 1995), Đông Hưng đãtiến hành công cuộc đổi mới bộ máy quan lí HTX nông nghiệp!” từ khoán 100đến khoán 10, giúp nâng cao lợi ích của người lao động, tạo thêm động lực

thúc đây kinh tế phát triển Bên cạnh nông nghiệp, các ngành tiểu thủ côngnghiệp như sản xuất đá xây đựng, nung vôi; các dịch vụ vận tải, ăn uống, sửachữa cơ khí nhỏ, buôn bán vặt cũng dần phát triển từ năm 1990 trở về đây

'“Khoán 100 và khoán 10 trong nông nghiệp: “Khoán 100” và “khoán 10” ở đây làcách gọi tắt của

các nghị quyết so 100 và 10 của nhà nước, ban hành lần lượt vào các năm 1981 và 1988, nói về việc khoán các sản phâm nông nghiệp cho người nông dân.

Trang 30

Ngày nay, công cuộc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự

tăng cường đô thị hóa đã làm cho Đông Hưng có cơ hội phát triển về mọi mặt

KT — XH, góp phan cải thiện đời sống nhân dân.

1.3 Đời sông văn hóa

1.3.1 Các di tích lịch sử văn hóa và công trình kiến trúc tiêu biểu

Trước kia, khi nói về các di tích thì Đông Hưng quả là nơi hội tụ đầyđủ: từ núi Nhỏi, núi Kim Đồng Ngọc Nữ, tiếp vào phía Nam day núi Nhỏi gắn

liền với các huyền thoại Kim Đồng — Ngọc Nữ, chùa Báo Ân'!, Bảo Lai!? đề

thơ Lê Thánh Tông và truyền thuyết về vua Quang Trung và Ngọc Hân côngchúa Nỗi bật nhất, đền thờ quận công Lê Trung Nghĩa (quận Mãn) thế ky

XVIIẺ, được xây dựng vào triều Lê Cảnh Hưng [19, 127] Bên cạnh đó, nơi

đây còn có các ngôi chùa Son, chùa Nap thờ Phật, đền Quan Thánh, hàngchùa Quan Thánh [18, 435], các nghè thượng thờ Cao Son", nghè thờ Bạch

Đa Đại Vương Nhưng các di tích này ngày nay hầu như đã không còn.

Nguyên nhân là, một phần do chiến tranh phá hoại, phần khác là do việc điều

chỉnh địa giới mà hiện tại, những di tích như lăng quận Mãn, đền Quan Thánh đã thuộc địa giới hành chính của phường, xã khác.

" Chùa Báo Ân núi An Hoạch có bia dựng năm 1100 thời Lý, ở làng Đống thuộc xã Đông Tân,

huyện Đông Son (nay là phố Tây Sơn, phường An Hoạch), ngay ở Ngã ba Nhdi đầu cầu Đống, do

Chu văn Thường làm quan quận Cửu Chân thời Ly Nhân Tông soạn văn bia Nội dug bia ca ngợi

Ly Thường Kiệt.|5 1, 349]

2 Trong cuốn tên các làng xã Thanh Hóa tập 2 thì có viết là chùa Đại, nhưng khi tác giả khảo sát

cũng như nghe người dân nơi đây ké lại thì đó là chùa Bảo Lai Cũng có một ngôi chùa là Dai Bi

thờ Phật rất nỗi tiếng và từ rất lâu đời nhưng nó ở ngay núi Mật Sơn, nay thuộc phường Đông Vệ,

thành phố Thanh Hóa [15, 152]

' Ông Quận Mãn, tức Lê Trung Nghĩa là người làng Nhdi, người dân lang thường nói ông là người

có công đi sứ sang Trung Quốc Nhất là ông đã giết được Dang Côn về tội lộng thân giết hại 2 quan

Trung thần và tội loạn dâm giữa ban ngày trên đường phố thành Thăng Long Nhưng theo những gười khác thì ông lại nói ông là một vị quan Trung Quốc nhưng đã lẫy vợ, sinh sống ở đây Khi

chính sách hà khắc của Trung Quốc xuống ông đã phản đối những việc làm sai trái của họ.

' Thần Cao Sơn riêng tỉnh Thanh Hóa đã có 411 nơi thờ [24, 107]

20

Trang 31

- Di chỉ khảo cỗ Núi Nấp

Di chỉ khảo cỗ học được phát hiện năm 1963, tại xã Đông Hưng, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá Di chỉ gồm hai khu vực là: khu cư trú và khu mộ táng Di chỉ có niên đại từ đầu thời đại đồ đồng (tương đương với văn hoá khảo cỗ học Gò Mun) tức 3.000 năm, đến 1.700 năm trước Nơi đây có rấtnhiều hiện vật liên quan đến đồ đá, đồng và gốm các loại Núi Nap’ được

công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 2233/VH-QD

ngày 26 tháng 6 năm 1995 của Bộ Van hoá — Thông tin (nay là Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch)

- Tượng đài Liệt sĩ

Trong những năm kháng chiến chống Pháp và Mĩ, nhân dân không chỉ góp sức của cho tiền tuyến mà đây cũng là nơi rất nhiều thanh niên, người dân

trực tiếp tham gia chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ Tượng đài

Liệt sĩ đã được xây dựng vào năm 1994 tại xóm Quang ngay trục đường chính

của xã, gần chợ Nấp để tưởng nhớ những người chiến sĩ, bộ độ, dân quân đã

hi sinh và ngã xuống nơi đây vi lợi ích và sự tự do của tô quốc

- Nhà bia trởng niệm Thanh niên xung phong

Nhà bia tưởng niệm TNXP được Huyện ủy - HĐND — UBND huyện

Đông Sơn, Hội cựu TNXP tỉnh Thanh Hóa xây dựng vào năm 2010 cách núi

Nấp khoảng 1km để tưởng niệm sự hy sinh đũng cảm của 13 nữ TNXP tuổimười tám, đôi mươi trong trận ném bom của Mỹ vào tháng 5 năm 1967 để

'S Xưa kia, ngay dưới chân núi Nap có một ngôi chùa: chùa Bảo Lai Theo 6 ông Ngô Sỹ Quyên (78

tuổi), ngôi chùa không biết có từ khi nào nhưng từ bé, ông đã được mẹ cho đi chùa Chùa Bảo Lai

có rất nhiều người lên chùa để vào những dịp lễ tết, hay những ngày nhà có dịp gì trọng đại hay cả

vào mùng 1 và rằm hàng tháng Điều đặc biệt làm ông nhỡ nhất là ngôi chùa không có một vị sư

nào (chỉ có thầy trông chùa), nhưng trong chùa lại thờ rất nhiều tượng Phật bao gồm: 30 tượng

người trên đầu có hình xoáy Oc (ở đây gọi là But ốc), 24 ông đường tăng, cùng các bát hương xung quanh nhưng không biết thờ ai Bên cạnh nét truyền thống cổng tam quan, thiết kế cột kèo, của,

mái giống mẫu hình các ngôi chùa xưa ở Việt Nam, nơi đây còn có rất nhiều khánh đá, chó ngao nét đặc trưng của vùng Đông Hưng xưa.

21

Trang 32

bảo vệ tuyến đường giao thông quan trọng Nhà bia đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ văn hóa thể thao du lịch) lập thành di tích lịch sử cấpquốc gia theo quyết địnhsố 2233/QD-DT.

Chợ làng

Chợ ở Đông Hưng được xây dựng quy mô diện tích 1.535m” vào năm

2005, nằm ở thôn Quang, ngay trên trục đường chính của xã, được người dân

hay gọi với cái tên: chợ Nấp Tại đây, chợ chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt

hằng ngày của dân cư khu vực Chợ được mở ra tất cả các ngày trong tuần,nhưng người dân đến chợ đông nhất vào những ngày cuối tuần hoặc những

ngày lễ tết, ngày rằm Đặc điểm nỗi bật của chợ là thường đông người vàosáng sớm, hầu như vào khoảng 8h00 trở đi đã vãng khách đến chợ vì vào thời

gian này người dân thường tất bật với công việc, việc làm của mình

1.3.2 Tình hình giáo dục và chăm lo đời sống cho người dân

Toàn xã hiện có 1 trường Mầm non Đông Hung, 1 trường Tiểu học

Đông Hưng Trước kia thì có cả trường Trung học cơ sở Đông Hưng nhưng

do những lần chuyên đổi địa giới hành chính mà hiện tại trường ở vị trí của

phường An Hoạch Những năm gần đây, do công tác đây mạnh giáo dục nên100% các em đều tốt nghiệp mầm non, cấp 1, cũng như có tỉ lệ học THCS,

THPT cao, học sinh đỗ đạt vào các trường Cao đẳng, Đại học ngày một nhiều.

Ngoài ra, xã có 1 trụ sở UBND* xã mới được xây dựng không lâu là

nơi tô chức các công việc hành chính cũng như các thú tục giây tờ và những vân đê liên quan đên kinh tê - văn hóa — xã hội của toàn nhân dân địa phương.

Bên cạnh đó, hau hét, moi làng trước kia đêu có một nhà văn hóa, nhưng sau

16 Khang chién chống Pháp, để tặng cường phục vụ kháng chiến thắng lợi, các Ủy ban từ cap tỉnh

trở xuông huyện xã đều kiêm hai việc cho nên có tên Uy ban kháng chiên hành chính (gọi tat là Uy

ban kháng hành) các câp ra đời; về sau đôi thành Uy ban nhân dân (tỉnh, huyện, xã, từ năm 1976).

[43, 283]

Trang 33

này quy về thôn nên các thôn đều có một nhà văn hóa thôn riêng Đây là nơi

hop bàn các van dé quan trọng của làng như về sản xuất và sinh hoạt, là nơigiao lưu văn hóa văn nghệ phục vụ đời sống tỉnh thần Các em thiếu nhi trongthôn, xã thường đến nhà văn hóa sinh hoạt, luyện tập các tiết mục văn nghệ,

và cùng nhau tô chức hội trại hè.

Những di tích, những công trình kiến trúc được nhiều thế hệ cha ông

Đông Hưng đã gìn giữ vượt qua bao khó khăn gian khổ xây dựng để tỏ lòng

biết ơn những người có công với nhân dân, với tô quốc, với làng xóm, quê hương

Người dân Đông Hưng ngày nay luôn ý thức được điều đó và tôn tạo với xu

hướng phát triển những cái tốt đẹp dé làm giàu mạnh cho quê hương minh.

1.4 Tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán

Với vị trí là cầu nối giữa miền Bắc và miền Trung nên Thanh Hóa làmột vùng đất đặc biệt khi có sự giao thoa trên nhiều phương diện của hai

miền: Văn hóa, phong tục, tập quán cho đến cả tôn giáo

Phật giáo xưa kia ở đất Đông Hưng rất phát triển Trước kia, khi chưa

có sự thay déi về địa giới hành chính, đất Đông Hưng rộng hơn bây giờ nhiều

về diện tích Nơi đây có những ngôi chùa nổi tiếng về thờ Phật và được người

dân thờ cúng và tin theo Khi vẫn thuộc huyện Đông Sơn, vào thế kỷ X, trên

đất Đông Sơn có hai ngôi chùa nổi tiếng thì ở xã Đông Hưng co 1 trong 2

ngôi chùa đó: Chùa Hương Nghiêm (xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa), va

chùa Báo Ân (nay thuộc phường An Hoạch) do chính Thái úy Lý Thường

Kiệt xây dựng [18, 459]

Tuy nhiên, hiện nay Đông Hưng không còn dấu tích của ngôi chùa nào

còn lại trên địa phận đất đai xã, nếu còn chỉ là trong những lời ké của các cụ

già ở đây Hiện tại, Đông Hưng có hơn 60% người dân địa phương là người

bên lương (hướng về Phật giáo), phần khác theo các tôn giáo như Thiên chúa

23

Trang 34

giáo (khoảng gần 10%), Phật giáo Nhưng hơn hết, tín ngưỡng thờ cũng tổ

tiên ở đây lại được giữ gìn và phát triển

e Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Cũng như bao miền quê khác, người dân Đông Hưng rất coi trọng trongviệc thờ cúng dòng họ và tổ tiên Hầu như, ở mỗi làng, mỗi xã đều có một nhà

thờ tô để thuận lợi cho việc hương hỏa Người con trai trưởng trong dòng họ

sẽ là người đảm nhiệm chức trách trông coi nhà thờ tổ, và là người nắm mọi

sô sách quan trọng về gia pha của dòng họ Một điều hiển nhiên, mỗi gia đìnhđều có một bàn thờ riêng Vào các ngày mồng một hay vào rằm hàng tháng họđều có thắp hương va cầu khấn dé xin cầu phúc cầu may, cầu bình an cho

xin, ma chay, đình đám Xưa kia, Đông Hưng cũng như bao làng xã khác, nơi

đây có những tục lệ quy định khắt khe và khá nặng nè, hay nói cách khác là mê

tín; nhưng cũng có những tục lệ, phong tục tập quán tốt đẹp được lưu giữ từ đời

này qua đời khác Theo thời gian, những thuần phong mỹ tục tốt đẹp trong các làng xã xưa được hình thành phát triển hơn, nhưng có những tục lệ ngày một mai

một đi và có khi còn mât hăn.

24

Trang 35

TIỂU KET CHƯƠNG 1

Đông Hung là một xã có thé nói là nơi dé kết nối giao lưu, giao thương

giữa trung tâm thành thị và nông thôn, trên mảnh đất được coi là “địa linh

nhân kiệt”, nên dân cư về đây tụ cư khá sớm.

Trong suốt mấy thập kỷ qua, từ làng lên thôn rồi hình thành xã, nơi đâycũng đã trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, tên gọi cũng như địa giới hành chínhcủa làng cũng có nhiều biến đổi Trước hết, trong thời kỳ lịch sử, nhân dânĐông Hưng có truyền thống yêu nước, đoàn kết chống lại quân xâm lược Dù

ở thời kỳ lịch sử nào, nhân dân Đông Hưng cũng đóng góp sức người sức của

xây dựng và bảo vệ tô quôc.

Trên địa bàn xã đa số là người Kinh nên với tính cách đặc trưng là cần

cù, siêng năng, chịu thương, chịu khó, cư dân ở đây đã khai thác triệt dénhững dai đất bằng dé canh tác lúa 2 vụ và cũng tận dụng những hồ nước dénuôi trồng thủy sản, cùng với nghề chế biến và khai thác đá xây dựng Nhữngnăm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nhân dân nhường nhà ở, giúp đỡnhiều của cải vật chất

Như vậy, trong quá trình phát triển, Đông Hưng đã trở thành một bộphận của thành phố Thanh Hóa Vì vậy, Đông Hưng sẽ có những đặc điểmriêng về đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội so với nhiều làng quê cổ truyềnkhác, nhưng cũng theo quá trình đô thị hóa dé hội nhập vào cuồng quay thànhthị mà hoạt động sinh kế của người dân có sự thanh đổi đáng kể Việc khai

thác tốt các giá trị văn hóa truyền thống của nhân dân trên địa bàn xã ngoài

việc góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đặc trưng của một xã đồngbằng còn là động lực thúc đây nền kinh tế của xã phát triển theo hướng công

nghiệp hóa hiện đại hóa.

25

Trang 36

CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA VÀ HOẠT ĐỘNG SINH KÉ

CỦA XÃ ĐÔNG HƯNG, THÀNH PHÓ THANH HÓA

2.1 Một số khái niệm liên quan

2.1.1 Khải niệm đô thị, đô thị hóa

« _ Khái niệm đô thị

Định nghĩa về đô thị, Luật quy hoạch đô thị 2009 viết như sau: “Dé thi

là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh té phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị hành chính,

kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế

-xã hội của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương bao gém

nội thành, ngoại thành của thành pho; nội thị ngoại thị cua thị xa; thị

trấn”.[30, 10]

« Khai niệm đô thị hóa

Cho đến nay, các nhà khoa học thuộc nhiều chuyên ngành đã nghiên

cứu quá trình đô thị hóa và đưa ra không ít định nghĩa cùng với những đánh

giá về quy mô, tầm quan trọng và dự báo tương lai cho quá trình này Có thểhiểu, đô thị hóa là một hiện tượng lịch sử xây ra ở hầu khắp các quốc gia trênthế giới và là một quá trình tất yếu

Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phan tram gitta số

dân đô thị hay điện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực Nó cũng có thé tinh theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo

thoi gian [11, 23]

Một cách đơn giản, đô thị hóa là quá trình chuyển đổi cơ cấu nghề

nghiệp từ những người nông dân làm nông nghiệp sang hoạt động phi nông

nghiệp Đó còn là quá trình chuyên đổi liên tục ở những nơi vốn là đô thị rồi

26

Trang 37

làm thay đổi diện mạo và chất lượng sống của người dân thành thị” Hai chỉbáo đặc trưng của đô thị hóa đó là hình thức cư trú - sự tập trung dân cư và

hoạt động sản xuât của cư dân.

2.1.2 Khái niệm sinh kế

Sinh kế là việc làm dé kiếm ăn, để mưu sống [28, 1328] Các hoạt động

sinh kế, có thể hiểu là những hoạt động làm việc của con người để tạo ra tiền bạc hoặc của cải nuôi sống bản thân và gia đình họ Sinh kế có bền vững hay không có ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh Và chính nó là vấn đề cốt lõi của cộng đồng dân cư sinh sống trên khu vực nhất định Tác giả Chambers và Conway (1992) định nghĩa về sinh kế như sau: Sinh kế là khả năng (capabilities), nguồn lực (assets) (vật chất và phi vật chất) và các hoạt động (activities) can thiết làm phương tiện sống của con người: sinh kế bền vững

có thé đối phó và phục hồi từ những căng thang và cú sốc, duy trì hoặc tăng cường năng lực và tài sản của nó và cung cấp các cơ hội sinh kế bên vững cho thế hệ tiếp theo [54, 6] Sinh kế bền vững khi nó bao gồm hoặc mở rộng

tài sản địa phương và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào và lợi ích tác động

đến sinh kế khác Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc hồi sinh từ những thay đổi lớn và có thé cung cấp cho thé hệ tương lai.

Mặt khác, các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay hộ gia đình tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ, đồng thời chịu sự tác động

của các thể chế, chính sách và những quan hệ xã hội mà cá nhân hoặc hộ gia

đình đã thiết lập trong cộng đồng Tác động đáng kể nhất đến sinh kế là quá

trình đô thị hóa, công nghiệp hóa cơ chế thị trường đang ngày càng phát triển

và sôi động hơn Vấn đề này không chỉ tác động đến sản xuất mà còn tác

động lên hau hét các mặt, đời sông của người dân nơi họ đang sinh sông.

Trang 38

2.2 Tình hình kinh tế và đặc điểm hoạt động sinh kế của người dân xã Đông

Hung trước nam 2012

2.2.1 Tình hình kinh tế ở Đông Hưng trước năm 1954

Theo Hoàng Việt nhất thong du địa chí, vùng đất Đông Sơn xưa kia đa

số là đồng ruộng xen cùng với phố xá [15, 155] Có thê thấy, vào thời kỳ này,nông nghiệp mà chủ yếu nghề trồng lúa chiếm vai trong chủ đạo va quan

trọng trong sự sinh tồn cũng như thu nhập chính của người dân nơi đây

Bên cạnh nghề nông, do ở vùng có nhiều núi đá, từ rất sớm dân ĐôngHưng còn có nghề làm đá Cũng như những làng nghề đá ở các nơi, công việclàm đá ở Nhồi cũng được thực hiên trong từng gia đình Công cụ sản xuất vẫncòn thô sơ, thủ công Thoi Ly, thoi Tì ran, đạo Phật thịnh hành ở khắp nơi,nghề chạm khắc đá ở làng Nhi cũng phát triển Ngày đó, đã có nhiều nhóm

thợ theo từng gia đình, từng dòng họ được hình thành [39, 142] Nhưng sau

đó, đã có thời gian nghề chạm khắc đá làng Nhi bị thu hẹp Người thợ đá nơiđây quay về làm những chiếc cối đá giã cua, giã đỗ nhỏ bé, chạm khắc nhữngtắm mộ chí đơn giản Trong các tài liệu, lịch sử có ghi chép rất nhiều và hếtlời khen ngợi về độ tỉnh xảo, chắc chắn của nguồn khai thác đá quý ở núi AnHoạch và sự tham gia của các thợ đá núi Nhồi Vào đời Trần, trong Đại Việt

sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên viết: thợ đá An Hoạch được triều Trần huyđộng vào việc đục đá ở các núi Thiên Kiện và Khuẩn Mai để lấy tiền của giấu

trong núi [1, 419] Đặc biệt, trong công cuộc xây dựng thành Tây Đô đã có sự

đóng góp quan trọng của người đục đá lang Nhòi Vào thời Lê, nhiều công

trình quy mô lớn hơn trên đất Lam Kinh, Thanh Hóa hay các lăng mộ của cácông Hoàng, bà Chúa cũng có sự góp sức của nguồn đá và người thợ làm đá

núi Nhôi.

R Gan liên với nơi phân bô nguyên liệu ở làng Nhué Thôn, tông Quảng

Chiếu, huyện Đông Sơn, vào thời gian khoảng 1895 — 1930, ở đây có khoảng

28

Trang 39

300 hộ sống bằng nghề đá, song phần lớn họ đều có ruộng Sản phẩm làm ra

từ đá là tảng kê cột nhà, đá bó thềm nhà, thùng nước, chậu cảnh, voi ngựa canh gác lăng tâm, bia tượng [4, 183-185]

Bên cạnh nghề đá, nghề nung vôi có mặt từ rất lâu đời ở Thanh Hóa vàtrở thành 1 nghề nuôi sống 1 số bộ phận cư dân trong tỉnh Khối lượng đá vôi

tập trung ở một số huyện Đông Sơn”, Như Xuân, Thạch Thanh, Cẩm Thủy,

Bá Thước, Quan Hóa

2.2.2 Thời kỳ hợp tác xã từ năm 1954 đến 1986

Sau cải cách ruộng đất, theo chủ trương tập thể hóa nông nghiệp của

nhà nước, người dân Đông Hưng tiến hành thành lập các Hợp tác xã nông

nghiệp Cùng với xây dựng HTX nông nghiệp, các cấp chính quyền còn thành

lập HTX mua bán, HTX tín dụng để hỗ trợ cùng nhau phát triển Về HTX

mua bán, đến năm 1964, phong trào HTX mua bán mới phát triển xuống các

xã, còn ban đầu chỉ mới xây dựng ở huyện [10, 106] Lúc đầu, Đông Hưng

vận động người đóng góp cô phần vào HTX mua bán HTX mua bán làm tốt

việc phân phối hàng của nhà nước đến tay xã viên, đồngthời cũng làm khá tốt

việc thu mua nông phẩm, hàng hóa cho Nhà nước, tự kinh doanh một số hàng

hóa có lãi.

Thời kỳ này, nghề khai thác và chế tác đá vẫn được duy trì và dan trở

thành công ăn việc làm của người nông dân vào thời gian nhàn rỗi khi mùa vụ

vừa dứt Những năm xây dựng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thợ đá ở làng

Nhỏi được mời về Hà Nội dé góp tay xây dựng lăng

Ngoài ra, Đông Hưng còn có nghê làm miên, cả xã có khoảng 10 -12

hộ làm miễn, các hộ này sử dụng mỗi ngày hàng tấn gạo làm miến bán cho

nhân dân, đồng thời, tận dụng những phụ phẩm cho chăn nuôi

” 6 Đông Sơn, có 10 trong 20 núi là núi đá vôi

29

“—_

Trang 40

2.2.3 Thời kỳ từ sau doi mới đến năm 2012

Cuộc cải cách ruộng đất đã đem lại ruộng cho người nông dân, biến

ước mơ bao đời của họthành hiện thực Mục đích của việc thực hiện HTX là

tốt, nhưng trong thực tế kết quả không như mong muốn, năng suất thì chưa

thực sự cao, thậm chí ở giai đoạn xây dựng HTX bậc cao năng suất lao động

giảm, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn Sau đổi mới, hàng loạt các

chính sách mới ra đời, trong số đó có khoán 10 được thực hiện làm tăng hiệuquả cả về lao động và năng suất thu hoạch Năm 2000, Đông Hưng có 250 ha

đất nông nghiệp Với sự lao động cần cù của người nông dân cùng với việc

ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giống cây mới có năng suất cao,

bình quân sản lượng lương thực hằng năm đạt tới 2.920 tấn quy thóc, bìnhquân lương thực đầu người 450 kg/người/năm, tăng nhiều so với trước Nôngnghiệp không còn độc canh lúa nước như trước nữa Bên cạnh trồng lúa,

Đông Hưng còn chú ý phát triển chăn nuôi và đã có đàn trâu bò khoảng hơn

300 con, chủ yếu dé sinh sản và lấy thịt

Về tiểu thủ công nghiệp: Ngành khai thác đá van là ngành truyền thống

lâu đời của dân làng Đông Hưng Sau đổi mới, các cấp chính quyền khuyếnkhích người dân hoạt động mạnh hơn các ngành nghề công nghiệp — tiểu thủ

công nghiệp dé nâng cao tỷ trọng của giá trị sản xuất Hiển nhiên nghề đá trở

thành nghề sinh nhai của cả xã Vào năm 2000, trên toàn địa bàn xã có 88 cơ

sở sản xuất đá ốp lát Cùng với nghề sản xuất đá, nghề sản xuất vật liệu xây

dựng cũng dần được phát triển và có chỗ đứng trong ngành công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp.

Sản xuât vôi cũng là nghé có từ xa xưa của Đông Hưng Thời kỳ này, ở

đây có hang trăm lò vôi được sắp xêp, di chuyên vào nơi quy định dé đảm bao

vệ sinh môi trường Vôi của Đông Hưng đã đi đên nhiêu vùng trong cả nước.

Nhưng vào dau thé kỷ XXI, các lò vôi ở đây đã bị tháo đỡ, bị bỏ hoang hoặc

30

Ngày đăng: 29/06/2024, 05:12