1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở: Bảo tồn và giữ gìn văn hóa làng Đường Lâm trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay

113 6 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo tồn và giữ gìn văn hóa làng Đường Lâm trong quá trình đô thị hóa ở nước ta hiện nay
Tác giả Pham Quynh Chinh, Tran Thi Phuong, Dang Thi Kim Ngon
Người hướng dẫn TS. Pham Quynh Chinh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học xã hội và Nhân văn
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 40,63 MB

Nội dung

Mặt trái củanền kinh tế thi trường, sự phát triển của nhu cầu xã hội, quá trình tác động của đôthị hóa, sự buông lỏng quản lý trong vấn đề quy hoạch phát triển kiến trúc nhà ở một cách t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BẢO TON VÀ GIỮ GIN VAN HOA LANG DUONG LAM

TRONG QUA TRINH DO THI HOA

O NUOC TA HIEN NAY.

Chi nhiém dé tai: TS Pham Quynh Chinh

Mã số: CS 2023.23

Thời gian thực hiện: 2/2023 — 2/2024

Đơn vị: Khoa Triết học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Đại hoc Quoc gia Ha Nội

Ha Nội — 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BẢO TON VÀ GIỮ GIN VAN HOA LANG DUONG LAM

TRONG QUA TRINH DO THI HOA

O NUOC TA HIEN NAY.

Chủ nhiệm đề tài: TS Phạm Quỳnh Chinh

Thành viên tham gia: Trần Thị Phương

Đặng Thị Kim Ngân

Mã số: CS 2023.23

Thời gian thực hiện: 2/2023 — 2/2024

Đơn vị: Khoa Triết học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Hà Nội — 2024

Trang 3

MỤC LỤC

1 Ly do chon dé 8N ồ'.ồ".ồ®ễ'.ồ 3

2.Téng quan tình hình nghiên cứu 2-2 2 + +E£EE+EE+EE+EE£E£EE£EerEerxerxrrxrree 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - - + 5+ 2+ 2E £*E++EESEEEeekrereeerrrerreerke 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2 5+2 £++E+EE+EEeEEE+EEeEEerkerrerrerrsee lãi

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu -. +55 + ++sseeeerssresrrsks 11

6 Đóng góp của dé tab ccecececececccscsscsscssessessesscsssessesscssessesuesussessssessesseseessesecaseaveaes 11

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - 2-52 22E‡2EE 223221 22127112711211 2112212 re 12

8 Kết cầu để tài cccHHHHH HH HH HH HH ưe 12CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE VĂN HÓA LANG

DUONG LAM TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA - 5252 sc5+¿ 131.1 Khái quát về văn hóa làng Đường Lâm - 2 2 2 £+E+£EeEEeEEzEzEzrerreee 13

1.1.1 Làng và văn hóa lang - - c1 111119 1v 1 vn TH ng kg kh 13

1.1.2 Đường Lâm - một làng cô truyền vùng đồng băng Bắc Bộ 21

1.2 Đô thị hóa và quá trình đô thị hóa Đường Lâm hiện nay - 27

1.2.1 Đô thị và quá trình đô thị hóa . ¿c2 321323 EEEEErirerrrrsrrsrrsee 27

1.2.2 Đô thị hóa ở làng Đường Lâm - - óc 3S 1+3 9 1191111111 ng rey 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO TÒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA LÀNG

ĐƯỜNG LÂM TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HIỆN NAY VÀ NHỮNG

VAN DE 827.v00:7 10115 38

2.1 Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa làng

Đường Lâm trong quá trình đô thị hóa hiện nay 25 55+ *+c++s+svxssxes 38

2.1.1 Bảo tồn và phát huy lối sống, nếp sống - + ¿5+ E+cxeEx+EzEzEzrerxee 382.1.2 Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần -2 ¿«z©5+¿ 412.1.3 Bao tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật chất -scccz+csccseẻ 472.2 Những vấn đề đặt ra trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng

Đường Lâm trong quá trình đô thi hóa hiện nay - 5 5 252 2 sskrsererree 55

2.2.1 Bat cập giữa tăng trưởng kinh tế và biến đổi văn hoá làng ở Đường Lâm 55

2.2.2 Khác biệt giữa các nhóm dân cu về việc tiép nhận sự biên đôi van hoa lang ở Đường Lâm trong quá trình đô thị hóa - 5 «xxx ng ng nh ngư 58

Trang 4

2.2.3 Mâu thuẫn giữa việc bảo tồn các di sản văn hóa với việc nâng cao, hiện đại hóa đời

sống văn hóa cho cư dan ở Đường Lâm trong quá trình biến đôi văn hoá làng 61

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ DE XUẤT MOT SO GIẢI PHAP GÓP PHAN BẢO TON VÀ PHÁT HUY GIA TRI CUA VAN HÓA LANG DUONG LAM TRONG QUA TRINH XÂY DỰNG VA PHAT TRIEN DAT NƯỚC 64

3.1 Phuong hướng góp phan bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa lang Duong Lâm trong quá trình xây dựng đất nước - + + + +E£+ke£EeEEEEEeEkrrrrerkees 64 3.2 Một số giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của văn hóa làng Đường Lâm trong quá trình xây dựng đất nước - + ¿+ s+k+£xe£E++Eerkerkerrerrsrred 71 3.2.1 Nâng cao nhận thức của tổ chức Dang, chính quyền và nhân dan Đường Lâm về xây dựng đời sống văn hóa mới trong cộng đồng làng hiện nay - +: 72

3.2.2 Chuyên dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn đảm bảo hài hòa giữa phát huy vai trò của các thành phần kinh tế với phát triển văn hóa làng ở Đường Lam, - TH nh 74 3.2.3 Tăng cường đổi mới và tiếp tục xã hội hóa việc xây dựng đời sống văn hóa lằng -c- cu TT cv vế 78 3.2.4 Xây dựng những chuẩn mực của lối sống đô thị hiện đại, lành mạnh hóa các quan hệ xã hội và quan hệ gia đình - - <5 + 3311333113 EEEESEiEeeersererreeree 82 3.2.5 Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch và phát triển đô thị -¿2s¿=s¿ 86 3.2.6 Nâng cao hiệu quả quan lý nha nước về văn hóa làng - 89

4000907 92

IV.10019000:7))047 0 94

PHU LUC - 4-:LkL:::- - 102

Trang 5

1 Lý do chọn đề tài

Từ xưa tới nay, “làng quê” đã trở thành cụm từ quen thuộc và gần gũi trong

tâm hồn người dân Việt Nam, bởi làng có lịch sử lâu đời gan với nền văn minh nông

nghiệp, hình ảnh làng quê Việt Nam có luỹ tre xanh, có mái nhà tranh, có người cày

cay đã in đậm trong tâm hồn người dân Việt Không những vậy, làng đã duy trì vàphát triển những truyền thống và giá trị tỉnh thần của nhân dân qua mọi biến hóacủa lịch sử Do đó, những năm gần đây, làng luôn là đề tài thu hút sự quan tâm chú

ý của nhiều nhà nghiên cứu trong xã hội như: khảo cô học, lịch sử, văn hóa vớinhững tìm hiểu về kiến trúc làng xã, văn hóa làng xã, tổ chức làng xã, thiết chế xãhội của làng; trong đó làng Đường Lâm là minh chứng tiêu biểu, bởi đây là ngôilàng cô điển hình, mang phong cách riêng mà it làng nào ở đồng bằng Bắc Bộ có

được.

Đường Lâm là một làng cô thuộc thị xã Sơn Tây - thành phố Hà Nội, nằmcách Hà Nội hơn 50 km, đây là ngôi làng cô đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nướctrao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 2006 Với những nét đặc trưng vềkiến trúc, nghệ thuật của một làng Việt cỗ vùng đồng bằng châu thé sông Hồng, cóthé nói làng cỗ Đường Lâm chỉ đứng sau phố cô Hội An và phố cô Hà Nội về quy

mô cũng như giá trị nghệ thuật khiến cho nơi đây trở thành một điểm nhấn du lịchcủa Hà Nội Ngoài ra, đây còn là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi gan liền vớinhững di tích lịch sử, văn hóa Nho học khiến ai cũng một lần muốn ghé qua Khôngchỉ hấp dẫn người dân trong nước mà du khách nước ngoài cũng rat thích nơi đây,

họ tìm đến để trải nghiệm, dé khám phá về kiến trúc, về con người nơi đây, về mộtvùng quê mang không gian văn hóa cô giữa lòng thủ đô Hà Nội 6n 4, náo nhiệt

Trong xu thế chung của đất nước, làng Đường Lâm đã có những biến đổi trên

nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội Đặc biệt, sự biến đôi ở làng ĐườngLâm đã đặt ra những vấn đề rất lớn về văn hóa cần phải giải quyết Văn hóa làng

Đường Lâm đang đứng trước thời cơ và thách thức quyết liệt; một mặt, nó đã làm

thay đôi từ nhận thức: Nhà nước và người dân đã có những suy nghĩ tích cực trongviệc bảo tồn những nét kiến trúc văn hóa cô của làng đến hành động của mỗi người

dân trong làng: con người chủ động, năng động hơn trong cách làm việc, tiếp cận

Trang 6

với khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại nhanh hơn dé bắt kịp xu thé của thế giới

nhưng cũng không bỏ quên giữ gìn bản sắc văn hóa ở làng; mặt khác, nảy sinh rấtnhiều van đề như: van dé trùng tu nhà cổ, có gia đình mòn mỏi chờ đợi kinh phí

trùng tu nhưng cũng có gia đình lại kiên quyết từ chối kinh phí trùng tu nhà cô bởikiến trúc làng cô anh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người dân; van dé thươngmại hóa trong không gian làng cô Do sự gia tăng dân số, sự phát triển của kinh tế,văn hóa — xã hội, môi trường và van đề đô thị hóa đã và đang làm cho kiến trúc nhà

ở Đường Lâm thay đổi cả về hình thức kiến trúc và công năng sử dụng Mặt trái củanền kinh tế thi trường, sự phát triển của nhu cầu xã hội, quá trình tác động của đôthị hóa, sự buông lỏng quản lý trong vấn đề quy hoạch phát triển kiến trúc nhà ở

một cách tùy tiện dang làm mất đi hình ảnh văn hóa kiến trúc nhà ở truyền thống

dân gian đầy bản sắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung và kiến trúc nhà ở

Đường Lâm nói riêng.

Bảo tồn và giữ gìn ban sắc văn hóa ở mỗi địa phương, khu vực góp phần vào

công việc chung của đất nước Vì lẽ đó, công tác này đã được làng Đường Lâm — thi

xã Sơn Tây luôn quan tâm thực hiện Song, trên thực tế, do nhiều nguyên nhân,công tác này chưa đạt hiệu quả như mong đợi Do đó, việc tìm hiểu về giữ gìn vàphát huy bản sắc văn hóa làng Đường Lâm là việc làm có ý nghĩa lý luận và thựctiễn, đây cũng là lý do tác giả chọn đề tài: “Bảo tồn và giữ gìn văn hóa làng ĐườngLâm trong quá trình đô thị hóa hiện nay” là đề tài nghiên cứu

2.Téng quan tình hình nghiên cứu

2.1 Các công trình nghiên cứu về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa

Vấn đề bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa được nhiều nhà nghiên cứu quantâm, nhất là trong điều kiện xã hội đặt ra nhiều vấn đề cần phải lý giải, làm cơ sởcho việc xác định phương hướng, lựa chọn các yếu tố phù hợp và tháo gỡ nhữngkhó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển nền văn hóa nước nhà Tiêu biểu có

các công trình sau:

Tác giả Phan Ngọc (2004) với công trình nghiên cứu “Bản sắc văn hóa Việt

Nam” đã đưa ra quan điểm về văn hóa, bản sắc văn hóa Đồng thời, tác giả phântích bề dày văn hóa Việt Nam, bản sắc văn hóa Việt Nam trong giao lưu văn hóa,

nền tảng của giao lưu quốc tế Ngoài ra, tác giả đã làm sáng tỏ cách phát huy văn

Trang 7

hóa trong cuộc tiếp xúc văn hóa hiện nay và ưu thế văn hóa Việt Nam trong sự pháttriển của xã hội Trong đó, tác giả nhắn mạnh tam quan trọng của việc khai thác bề

dày văn hóa dé làm cho đất nước giàu có, cần có thế hệ tri thức quan tâm hơn đến

văn hóa và giữ gìn bản sắc văn hóa của địa phương Đây là những nội dung quantrọng mà người nghiên cứu tiếp cận đề làm rõ các khái niệm công cụ trong đề tài

Cuốn sách “Tim về bản sắc văn hóa Việt Nam” của tác giả Trần Ngoc Thêm(2006) đã phân tích cơ sở lý luận về văn hóa Việt Nam; văn hóa nhận thức, văn hóa

tô chức cộng đồng, đời sống tập thé, văn hóa tổ chức cộng đồng, đời sống cá nhân,

văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội Tác

giả cũng nhắn mạnh, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường có nhiều ảnh hưởng hai

chiều đến giá trị văn hóa truyền thống của người Việt Nam, từ đó, tác giả đã gợi mở

những yếu tố phù hợp có thể phát triển và hạn chế những yếu tố tiêu cực trong bốicảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, đồng thời khẳng định, cần biết gạn đục, khơitrong các giá trị văn hóa đề thích nghỉ với điều kiện mới nhằm phát triển kinh tế gan

với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của quê hương

Công trình nghiên cứu “Bản sắc văn hóa dân tộc ”của tác giả Hồ Bá Tham(2003) đã phân tích quan niệm về văn hóa, bản sắc văn hóa và động lực phát triểncủa văn hóa dân tộc Việt Nam; văn hóa trong thách thức của kinh tế thị trường và

toàn cầu hóa, hiện đại hóa; bản sắc tư duy triết học Việt Nam từ truyền thong dén

hiện đại Trong đó, tac gia đã phan tích rõ bản chất, đặc trưng của văn hóa Việt

Nam, tác giả cho răng, văn hóa phải có đủ các đặc trưng ở góc độ tiếp cận giá trị,

tiếp cận phát triển, tiếp cận công nghệ, ở bốn phương diện cơ bản đó tạo thànhchính thé của văn hóa như một ban thé người sáng tạo, sinh động vừa bat biến vừa

dĩ biến trong quá trình phát triển con người và xã hội loài người Trong cuốn sách,tác giả cũng nêu lên những hạn chế của nền văn hóa Việt Nam trước yêu cầu đổimới dé phát triển hiện nay, đó là cá nhân chưa được phát triển với tư cách là một

chủ thể tự chủ, chưa được khuyến khích cao độ những động lực và lợi ích cá nhân,

tài năng sáng tạo của cá nhân; các yếu tố văn hóa sản xuất, văn hóa kinh doanh, vănhóa làm giàu chưa được thúc day; tinh thần hợp tác trong lao động sản xuất cònmanh mún, phân tán, đó chính là vấn đề văn hóa mới chúng ta đang thiếu hụt cần

phải bé sung; chưa có nếp sông thực sự theo pháp luật dân chủ của xã hội công dân;

Trang 8

thiếu văn hóa khoa học và công nghệ, văn hóa đô thị, văn hóa môi trường xanh —sạch, hiện đại Từ đó, tác giả cho rằng cần phải thực hiện đồng thời vừa kiến thiết

xã hội mới, vừa xây dựng nền văn hóa tiên tiễn, đậm đà ban sắc văn hóa dân tộc, sựphát triển đồng thời đó phải có bước ưu tiên thích đáng dé mặt trận văn hóa và phát

triển không chỉ ở nước ta và có tính toàn cầu Cuốn sách là tư liệu quý giá cho tôi

tìm hiểu thêm về lí luận và thực tiễn văn hóa, bản sắc văn hóa dé thực hiện dé tài

Bài viết “Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình công nghiệp, hiện

đại hóa đất nước ” của tác giả Lê Võ Thanh Lâm (2015) đã có những nghiên cứu,đánh giá về bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó nhắn mạnh những yếu tố thuộc về bản

sắc văn hóa được thé hiện thông qua các lĩnh vực sản xuất, chiến đấu, học tập, ứng

xử, lối sống, phong tục, tập quán, lễ hội, ngôn ngữ, chữ viết Đồng thời, tác giả bàiviết đưa ra những quan niệm về giữ gìn bản sắc văn hóa Việc tìm hiểu bài viết giúpngười nghiên cứu làm rõ hơn khái niệm công cụ về bản sắc văn hóa trong đề tài

Công trình nghiên cứu “Bảo ton, làm giàu và phát huy các giá trị truyền

thống Việt Nam” được rút ra từ đề tài nghiên cứu Bảo tồn và phát huy các giá trị

văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập do tác giả Ngô ĐứcThịnh chủ biên (2010), đề tài thuộc chương trình cấp Nhà nước “Xây dung conngười và phát triển văn hóa Việt Nam trong tiễn trình đổi mới và hội nhập quốc tẾ”.Trong đề tài, các tác giả đã phân tích và đánh giá những giá trị văn hóa truyền thốngViệt Nam và sự biến đôi của nó trong thời kì đổi mới và hội nhập Đồng thời, côngtrình nghiên cứu đã đề xuất những giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy những giá trivăn hóa trong công cuộc xây dựng và phát triển con người, văn hóa Việt Nam trong

sự nghiệp đôi mới đất nước

Ngoài ra, còn rất nhiều cuốn sách, bài viết về chủ dé này, tiêu biểu như: Tácgiả Đỗ Thị Minh Thúy (2004) với công trình nghiên cứu “Xây dựng và phát triểnnên văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc ”; Công trình nghiên cứu “Văn hóa với sự phát

triển của xã hội Việt Nam ” của tác giả Lê Quang Thiêm (2019) với nhiều công trình

nghiên cứu khác Thông qua các công trình nói trên đã giúp người nghiên cứu có

nhận thức tong thé hơn về sự biến đổi của văn hóa, ban sắc văn hóa trong công cuộc

đôi mới đât nước.

Trang 9

Qua tham khảo các công trình tiêu biểu trên đây của các các nhà nghiên cứu

đã giúp tôi có được góc nhìn đa chiều về văn hóa, bản sắc văn hóa và vấn đề giữgìn, phát huy bản sắc văn hóa trong giai đoạn hiện nay Trong sự nghiệp đổi mới đấtnước, có nhiều yếu tổ mang tính thời đại tác động đến việc giữ gìn và phát huy bảnsắc văn hóa như công nghiệp hóa, hiện đại hóa; kinh tế thị trường; hội nhập quốc tế;

cách mạng khoa học công nghệ Những yếu tổ này tác động tích cực và tiêu cực đếnnền văn hóa trong nước Từ đó, tôi thấy được tầm quan trọng của việc giữ gìn vàphát huy bản sắc văn hóa, đây là vấn đề mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện

nay.

2.2 Các công trình nghiên cứu về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ở làng

Đường Lâm

Trước năm 2006, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về làng cô Đường

Lâm, các nghiên cứu mới dừng ở mức làm rõ cội nguồn lịch sử và các di tích văn

hóa Sau năm 2006, khi làng Đường Lâm được nhà nước phong tặng danh hiệu Di

tích lịch sử văn hóa quốc gia, các nghiên cứu đã đi sâu hơn về việc phát triển du lịch

cũng như cách gìn giữ nét văn hóa cổ xưa Số lượng các bài nghiên cứu về Đường

Lâm cũng vì thế mà tăng lên; tuy nhiên, số lượng các công trình nghiên cứu về việc

phát triển du lịch và cách thức gìn giữ bản sắc văn hóa tại làng cô Đường Lâm cònchưa chuyên sâu và chưa có tinh ứng dụng cao Về phía Sở du lịch Thành phố HàNội và phòng du lịch thị xã Sơn Tây cũng chưa có các chiến lược phát triển rõ ràngđối với du lịch Đường Lâm dai hạn

Các tác giả đã đi sâu vào khai thác những tài nguyên tự nhiên như tài nguyên

địa hình, khí hậu, sinh vật, cảnh quan để thấy được những gia tri nồi bật của vùng,địa phương, từ đó tìm ra những khác biệt độc đáo dé có thé phục vu cho hoạt động

bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa ở làng Đường Lâm Bên cạnh những tài

nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn cũng được tìm tòi và nêu ra để thấy đượcnhững giá trị phi vật thể quý giá cần phải được khai thác và bảo tồn Ngoài ra, các

đề tài còn phân tích hiện trạng hoạt động tại vùng và địa phương như: hệ thống cơ

sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, công tác quản lý của chính

quyên, nguồn nhân lực cho hoạt động tại địa phương, hoạt động du lịch, tác động

của môi trường đến các sinh hoạt tại vùng, địa phương được nghiên cứu Từ những

tiềm năng và hiện trạng hoạt động ở Đường Lâm, các tác giả xác định giải pháp phù

7

Trang 10

hợp cụ thé nhằm đây mạnh hơn nữa việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Dù làgiải pháp trước mắt hay lâu dài thì những giải pháp này đều có những ưu điểm gópphan trong việc day mạnh hoạt động bảo tồn và phát huy văn hóa tại khu vực đónhằm lưu giữ những nét văn hóa của quê hương, đất nước.

Có nhiều công trình khoa học, nghiên cứu liên quan đến giữ gìn bản sắc vănhóa tại làng cỗ Đường Lâm ở các mức độ và phạm vi rộng hẹp khác nhau:

“Sơn Tay tinh địa chi” của Pham Xuân Độ (1941) là công trình ghi chép khá

day đủ về cơ cau tô chức, kinh tế- xã hội, văn hóa tín ngưỡng của tran Sơn Tây xưatrong đó có Đường Lâm cổ ấp và làng cô Mông Phu

Đề cập về sự biến đổi của Mông Phụ - ngôi làng nông thôn điền hình ở vùng

đồng bằng Sông Hong trong lich sử có công trình “Mông Phụ - Một làng ở dongbằng Sông đồng ” do Nguyễn Tùng chủ biên (1999)

Doan Loan (2014) trong “5 công trình cổ làng Đường Lâm được vinh danh ”,Hoàng Lân (2018) trong “Bảo tồn và phát huy giá trị di tích làng cổ Đường Lam”,

Hà Nguyên Huyén (2020) trong “Phát huy giá trị làng cổ Đường Lâm”, tiếp cậnlàng cổ Mông Phụ thông qua lịch sử tồn tại của các ngôi nhà gỗ cô truyền Ngoài ra,

có Nguyễn Minh Tường (2005) trong “Về hai tam bia ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn

Tây viết về Phùng Hưng và Ngô Quyển, bảo tôn, tôn tạo và xây dựng khu di tích

lịch sự văn hóa Đường Lâm” hay Vũ Duy Mền (2005) trong “Tam bia Quang Thái

1390 đời Tran tại đình Phùng Hưng”, thông qua hệ thong văn bia hiện còn dé tìmhiểu về lich sử phát triển và các danh nhân ở vùng đất Mông Phụ

Dự án “Nâng cấp cơ sở hạ tang, bảo ton và tôn tạo Làng Việt cô Đường Lâm

- Phục vụ cho phát triển du lich” (2019) do UBND xã Đường Lâm và Tổng cục Du

lịch xây dựng, “Dự án bảo tôn làng việt cổ Đường Lâm” (2008) và “Hỗ trợ phát

huy vai trò của cộng đồng trong phát triển bên vững tại Việt Nam thông qua di san”(2008) do Cục Tai sản văn hoá Nhật Ban và tô chức Hợp tác quốc tế của Nhật Ban(JICA) thực hiện, đề án “Quy hoạch bảo tôn tôn tạo và phát huy giá trị các làng cổ

ở Đường Lâm ” (2018) của Viện Bảo tồn Di tích hướng đến việc bảo tồn, khôi phục

và phát huy giá trị cảnh quan, kiến trúc (trong đó có làng cổ Mông Phụ)

Bên cạnh đó, có nghiên cứu cũng phân tích mối quan hệ giữa văn hóa và du

lich trong đó nhân mạnh nhiệm vụ giữ gìn ban sắc văn hóa dân tộc, bao tôn các di sản

Trang 11

văn hóa truyền thống của du lịch là công trình “Nhập môn khoa học du lịch” của TrầnĐức Thanh (2008) Hay Trinh Ngọc Chung (2016) trong “Quản lý di sản văn hóa gắn

với phát triển du lịch”, Trương Quốc Bình (2019) trong “Bảo ton di sản ở Việt Namcòn nhiêu thách thức” đều có chung nhận định di sản văn hóa truyền thống là nguồntài nguyên có giá trị cho du lịch, gắn di sản với du lịch được coi là phương cách hữu

hiệu nâng cao nhận thức về bảo vệ di sản đồng thời góp phần nâng cao đời sống củachính cộng đồng tại đó

Trong rất nhiều làng cô Bắc Bộ, tác giả chọn nghiên cứu làng cô Đường Lam

vì đó có thể coi là một trong số những ngôi làng cé điển hình ở Bắc Bộ Day là một

ngôi làng tiêu biểu cho nên văn hóa cổ xưa khi vẫn còn giữ được hình ảnh của ngôilàng Việt cổ Hình ảnh những ngôi nhà, ngôi chùa, mái đình đến những kiến trúc

độc đáo hay những phong tục tập quán vẫn luôn được người dân làng Đường Lâm

hàng ngày bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp Bên cạnh những thuận lợi mà

tự nhiên và con người nơi đây có được; những khó khăn, những hạn chế cũng được

đề tài đề cập đến để chúng ta có cái nhìn toàn diện trong việc bảo tồn văn hóa tại

các làng cô truyền Bắc Bộ Điều này sẽ tạo ra những lợi ích trước mắt và lâu dai chochính cộng đồng dân cư nơi đây cũng như cho xã hội về ý nghĩa của bản sắc vănhóa mà Đường Lâm mang lại Vì vậy, tác giả chọn và nghiên cứu đề tài “Bảo tồn vàphát huy giá trị văn hóa ở làng Đường Lâm trong quá trình đô thị hóa hiện nay” đểmong muốn giới thiệu những giá trị văn hóa mang ý nghĩa về mặt tinh thần đẹp đẽ

cần được khai thác và bảo ton tại các làng cô Bắc Bộ Ngoài ra, đề tai cũng đưa ra

một số giải pháp dé việc bảo tồn những giá trị bản sắc văn hóa tại làng cô Đường

Lâm ngày càng có hiệu quả.

2.3 Đánh giá chung

Thông qua tông quan tình hình nghiên cứu, có thể đánh giá kết quả đạt đượccủa các công trình nghiên cứu Hiện nay, nguồn tư liệu về văn hóa, bản sắc văn hóa,

giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa trong giai đoạn hiện nay khá phong phú Trong

phần tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài với các nội dung chính

theo trật tự logic, tác giả kế thừa và sử dụng dé làm cơ sở nghiên cứu cho 3 chương

Trước thực tế và yêu cầu phát triển của xã hội, để phát huy sức mạnh nội lực

của lang cô, trong đó có sức mạnh cua văn hoa đã đặt ra những vân đê cap bach

Trang 12

xung quanh việc giữ gìn và phát huy và bản sắc văn hóa ở làng cô Đường Lâm Saukhi khái quát những công trình nghiên cứu, tác giả rút ra một số vấn đề liên quanđến nội dung của luận văn có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn sau

đây:

Một là, những công trình nghiên cứu thể hiện nhiều khía cạnh khác nhau, cáctác giả đã làm rõ các khái niệm về văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc, tác động củanên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến văn hóa hiện nay

Hai là, thông qua quá trình tiếp cận và tìm hiểu cho thấy, các tác giả đã cócách thức khác nhau trong việc làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu về văn hóa, bản sắcvăn hóa dan tộc nói chung va ở làng cổ Đường Lâm nói riêng

Ba là, với các công trình nghiên cứu, các tác giả đã thay được sự cần thiết cónhiều giải pháp khác nhau dé bảo tồn va phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc ở

làng Đường Lâm

Đề tài góp phần nâng cao nhận thức của Đảng bộ và người dân làng Đường

Lâm trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp và hạn chế những

yếu tố tiêu cực nảy sinh trong quá trình biến đổi ở nơi đây

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về bảo tồn và phát huy bản sắc văn

hóa ở làng Đường Lâm - thị xã Sơn Tây, đề tài phân tích thực trạng, những vấn đề

đặt ra trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa ở làng Đường Lâm; đề xuấtmột số giải pháp cơ bản để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa ở làng Đường Lâm

trong giai đoạn hiện nay.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề thực hiện được mục đích trên, đề tài đề ra những nhiệm vụ sau:

Một là, trình bày một số vấn đề lý luận chung về bảo tồn và phát huy bản sắc

văn hóa ở làng Đường Lâm.

Hai là, phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc bảo tồn và

phát huy bản sắc văn hóa ở làng Đường Lâm hiện nay

Ba là, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giữ gìn và

phát huy bản sắc văn hóa ở làng cô Đường Lâm hiện nay

10

Trang 13

4, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: đề tài nghiên việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn

hóa ở làng Đường Lâm hiện nay.

4.2 Phạm vi nghién cứu

Mặc dù làng Đường Lâm đã là một ngôi làng cô truyền thống nổi tiếngnhưng sự phát triển của đất nước đã làm nền kinh tế, văn hóa — xã hội biển đổinhững giá trị văn hóa vật thê vốn có của nó

Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu việc giữ gìn và phát huy bản

sắc văn hóa ở làng Đường Lâm - thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội (trên phương

diện văn hóa vật thé) từ năm 2006 đến nay (Năm 2006: làng cô Đường Lâm được

Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia)

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

+ Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác — Lénin, quan điểm của

Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về văn hóa, chính sách phát triển vănhóa, tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ở làng ĐườngLâm từ khi được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đến nay

+ Đề tài có sự kế thừa thành tựu của các học giả đi trước đã nghiên cứu về

các nội dung liên quan.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tiếp cận của đề tài là phương pháp tiếp cận triết học, trong một

số trường hợp cu thé có thé kết hợp với phương pháp tiếp cận đa ngành, liên ngành.Tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: phân tích — tổng hợp,thống nhất logic — lịch sử, diễn dịch, quy nạp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát

hóa.

6 Đóng góp của đề tài

- Đề tài trình bày một cách hệ thống khái niệm bản sắc văn hóa, giữ gìn và

phát huy bản sắc văn hóa ở làng Đường Lâm; phân tích tầm quan trọng của việc bảotồn và phát huy bản sắc văn hóa ở làng Đường Lâm trong giai đoạn hiện nay

11

Trang 14

- Đánh giá thực trạng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa ở làng ĐườngLâm hiện nay: những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của thành tựu và hạn chế.

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhăm thực hiện tốt hơn quá trình bảo tồn

và phát huy bản sắc văn hóa ở làng Đường Lâm hiện nay

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

- Dé tài góp phần bé sung và làm sáng tỏ lý luận về văn hóa, bản sắc vănhóa, đồng thời góp phan khang định vai trò của việc giữ gìn và phát huy bản sắc vănhóa ở làng cô Đường Lâm trong điều kiện đất nước có nhiều thay đồi như hiện nay

- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thé làm tài liệu tham khảo cho những van

đề có liên quan đến đề tài, làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng các chủ trương,

giải pháp góp phan giữ gin va phát huy bản sắc văn hóa ở làng cô nói chung và làng

cô Đường Lâm nói riêng

8 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục Luận

văn gồm 3 chương, 6 tiết

12

Trang 15

CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE VAN HÓA LANG

DUONG LAM TRONG QUA TRÌNH ĐÔ THỊ HOA

1.1 Khái quát về văn hóa làng Đường Lâm

1.1.1 Làng và văn hóa làng

* Làng

Trong lịch sử phát triển của Việt Nam, làng có một vị trí hết sức đặc biệt đối

với sự trưởng thành của mỗi cá nhân và cả dân tộc Mặc dù, ở mỗi khu vực, làng

Việt có sự đa dạng về lịch sử, đặc điểm, bối cảnh văn hóa xã hội, nhưng khái niệm

“làng” đều ăn sâu vào tình cảm, suy nghĩ, tập quán của người Việt Trong xã hội

hiện đại, những ấn tượng sâu sắc về làng vẫn in đậm trong tiềm thức của mỗi ngườiViệt Nam thông qua những biểu tượng gần gũi, như cây đa, giếng nước, sân đình,công làng, hội làng, lệ làng Chính trong làng, con người gắn bó chặt chẽ với nhau

từ thế hệ này qua thế hệ khác, và sợi dây gắn kết con người trong cộng đồng làng

chính là văn hóa.

Theo “Từ điển văn hoá cổ truyền Việt Nam”, làng là tiếng cô của người ViệtNam dùng dé chỉ đơn vị tụ cư của người Việt Xã là từ Hán Việt dùng dé chỉ đơn vịhành chính thấp nhất ở nông thôn Việt Nam trong lịch sử, xã có thể gồm một hoặcnhiều làng Nếu trong trường hợp xã là một làng thì tên xã trùng với tên làng, cònnếu xã bao gồm nhiều làng, trong ngôn ngữ hành chính, làng sẽ được gọi là thôn.Trong ngôn ngữ dân gian cũng như cuộc sống đời thường, từ “làng” được dùng phổbiến hơn cả với nhiều nghĩa tình cảm, phi hành chính như “làng ta”, “người làng”,

“sống ở làng, sang ở nước”

Về mặt ngôn ngữ, từ “làng” cũng chưa rõ có từ bao giờ Đối chiếu với chữHán, làng cũng có thé hiểu là thôn, là lý, là hương, là xã Trong các sách vở cũ, từthời Lý, Trần nói đến hương nhiều hơn, chứ không nói đến thôn, lý hay xã Điểnhình là khi xem tiểu sử các nhân vật thời Lý — Tran, chúng ta chỉ thấy ghi qué quán

của ho là “hương”: Sứ Ngô Chan Lưu: hương Cát Lợi; Sư Mãn Giác: hương An

Các; bà Lê Y lan: hương Thổ Lỗi, Trong ngôn ngữ, cũng như trong cơ cấu tôchức, có nhiều từ được dùng để chỉ một khái niệm tương đương, đồng nhất hoặcgần gũi với làng như: trang, xá, kẻ, phường, thôn, phe, giáp Thông thường, nhiều

13

Trang 16

địa phương hiểu các khái niệm này không giống nhau, bản thân các nhà nghiên cứucũng có những quan điểm khác nhau về thuật ngữ này Song, cho dù có cách gọikhác nhau, nhưng thuật ngữ nào cũng chứa đựng ý nghĩa về bản chất của làng Vìvậy, khi nghiên cứu nên có cái nhìn văn hoá đề hạn định vấn đề.

Theo những nghiên cứu khảo cổ học, quá trình chiếm lĩnh và làm chủ vùngđồng bang, phát triển nghề trồng lúa nước, người Việt đã lay làng làm chỗ dựa Cùngvới thời gian, làng trở thành một cơ cấu tô chức khá hoàn thiện, là nơi lưu giữ truyềnthống dân tộc, đảm bảo sự thích nghỉ và sáng tạo của người Việt trong một khônggian sinh tồn nhất định Làng chứa đựng cốt lõi và là cái nôi của văn hoá dân tộc Việt.Trong những điều kiện lịch sử khác nhau, dau làng có thay đổi về cơ cấu kinh tế, xã

hội, cốt lõi văn hóa ay, van cứ tồn tại.

Các nhà nghiên cứu cho rằng Thái Lan, Lào, Trung Quốc không có kiểu làngnhư ở đồng bằng Bắc Bộ Thôn ở Trung Quốc trước hết là một tổ chức hành chính,trong khi đó làng của người Việt trước hết là một tổ chức xã hội - văn hóa, sau đómới là một tổ chức hành chính và dưới hành chính Thôn Trung Quốc không cóđình, không có tín ngưỡng thờ Thành Hoàng (ở Trung Quốc, Thành Hoàng được thờ

ở thành thi và không phổ biến) Như vậy, làng Việt không phải là một sự rap khuôngiống thôn của Trung Quốc Làng vừa là kết quả, vừa là cơ sở của quá trình ngườiViệt chiếm lĩnh và khai thác các miền đồng bằng Như vậy, có thé hiểu, “lang” Id tổchức quân cư tự nhiên của những người dân Việt, là nơi những người dân Việt sống

và đoàn kết với nhau chống lại thiên tai, địch hoạ, để lao động sản xuất và tổ chức

đời sống văn hoá tinh than Làng là nơi thoả mãn những nhu cầu cơ bản của mỗingười dân, làng có giới hạn lãnh thổ và môi trường văn hoá tín ngưỡng xác định Ö

một khía cạnh khác, tác giả Bùi Xuân Đính cho rằng, lang là “đơn vi tụ cư truyền

thống của người nông dân Việt, có địa vực riêng, có cơ cấu tô chức, cơ sở hạ tầng,các tục lệ (về cưới cheo, tang ma, khao vọng) thờ cúng riêng, tâm lý tính cách riêng

và ca “thé ngữ” (tiếng làng) riêng, hoàn chỉnh và tương đối ôn định trong quá trình

lịch sử”[23.97]

Sự biến đồi của làng Việt Nam trong lịch sử

Ở giai đoạn đầu tiên trong lịch sử tiến hoá của làng Việt, làng là nơi cư trúcủa một dong họ Đó là giai đoạn làng công xã thị tộc Những dấu vết về sự tô chức

14

Trang 17

làng theo huyết thống như vậy còn lưu giữ đến ngày nay trong các tên gọi cổ xưacủa làng như, Đặng Xá, Ngô Xá, Đỗ Xá, Trần Xá, Nguyên Xá, Châu Xá Giai đoạn

tiếp theo trong quá trình biến đổi của làng Việt là giai đoạn làng — công xã nông

thôn Giai đoạn này bắt đầu khi chế độ công xã thị tộc tan rã Lúc đó, làng được tổ

chức không chỉ dựa trên quan hệ huyết thống mà dựa trên quan hệ địa vực Do lực

lượng sản xuất phát triển, trình độ sản xuất của xã hội tiến bộ hơn, cách té chức làngmac chủ yếu dựa trên quan hệ huyết thống không còn đáp ứng được yêu cau pháttriển sản xuất, văn hoá làng phát triển rực rỡ, tính cộng đồng huyết thống, địa vực

đan xen hoà trộn với tính cộng đồng văn hoá - tín ngưỡng Làng Việt không những

là “cái nôi” nuôi nắng văn hoá Việt, ma còn là thành tri vững chắc chống lại cuộcxâm lăng và đồng hoá văn hoá

Từ thế kỷ thứ X trở đi, làng Việt dần dần bị phong kiến hoá Cùng với quátrình tư hữu hoá ruộng đất, quá trình phân hoá giai cap, dang cấp và quá trình phong

kiến hoá các mặt đời sống của làng cũng diễn ra mạnh mẽ Có thé gọi giai đoạn phát

triển này của làng là giai đoạn làng tiêu nông phong kiến công tư điền

Trong thời kỳ Pháp thuộc, chính sách cai trị và khai thác thuộc địa đã tác

động đến làng Việt và làm làng Việt thay đổi ít nhiều Nhưng cho đến trước cáchmạng tháng Tám 1945, về cơ bản làng Việt vẫn chưa thoát khỏi giai đoạn tiểu nông

công tư điền lạc hậu của mình

Như vậy, có thể hình dung, làng - đầu tiên là điểm tụ cư của những ngườicùng huyết thống, sau đó, dé phù hợp với sự phát triển của xã hội và lich sử, làng

còn là nơi tụ cư của những nhóm người cùng nghề nghiệp, bao gồm nhiều dòng họkhác nhau Đến khi Nhà nước ra đời, làng là một đơn vị hành chính cơ sở của nhànước va là một tổ chức tự quản, quân sự và văn hoá khá hoàn chỉnh Làng là đơn vi

cơ bản hình thành nên quốc gia dân tộc Quốc gia là kết quả của sự liên kết các làng

xã, là liên làng, là siêu làng Làng xã có vai trò trung gian gắn kết giữa cá nhân, giađình, làng xã và tô quốc

Thực tế, có rất nhiều làng Việt là những tế bảo sống sinh thành một cách tự

nhiên, ra đời mà không phải thông qua bàn tay của chính quyền Trung ương Nó tồn tạilâu dài với một diện mạo và cá tính riêng biệt cho từng làng, nên được các triều đạiphong kiến nối tiếp nhau xem như những “cấu kiện đúc sẵn” Làng Việt có thé hình

15

Trang 18

thành bằng nhiều cách thức khác nhau nhưng dù băng cách nào đi nữa, bao giờ các têngọi của làng cũng mang ý nghĩa văn hoá sâu sắc và có một số đặc trưng cơ bản

Thứ nhất, làng trước hết là một cộng đồng có lãnh thé riêng Lãnh thé là dấuhiệu xác định không gian sinh tồn của cộng đồng làng, là ranh giới phân định giữacác làng Dấu hiệu ấy được xác định trong hương ước làng Lãnh thổ cũng là tài sản

chung của làng, được hình thành từ thuở lập làng, được khai phá qua thời gian với

công sức nhiều thé hệ Mỗi thành viên của làng có nghĩa vụ bảo vệ và quyền lợi dékhai thác lãnh thổ ấy Trong cấu trúc không gian cư trú của làng, mỗi làng gồm

nhiều tông tộc, mỗi tông tộc lại gồm nhiều gia đình, gia đình là những đơn vị sản

xuất độc lập quần tụ với nhau theo quan hệ “láng giềng” nhưng bên cạnh đó tínhchất cư trú theo quan hệ họ hàng cũng khá phổ biến Tính chat cư trú theo quan hệ

họ hàng hoàn toàn không đối lập với tính chất cư trú theo quan hệ láng giéng.Trong làng xã cổ truyền Việt Nam, đây là hai phương thức cộng cư trên cùng một

địa vực.

Thứ hai, làng là một cộng đồng kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc Kết cau kinh tế

- cơ sở chính của đa số các làng (xã) cô truyền thường gồm ba yếu tố căn bản: nông

nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp, trong đó nông nghiệp là hoạt động kinh

tế nôi bật Dù thuộc loại hình nào, làng xã cô truyền cũng có cơ sở kinh tế nặng tinh

tự cấp tự túc mặc dù chỉ mang tính chất tương đối Vì lẽ đó, phạm vi sinh sống, làm

ăn của cư dân thường chỉ “gói gọn” trong một làng, không phức tạp Làng là một

cộng đồng kinh tế chung, cư dân mỗi làng có chung một hoặc nhiều nghé, có khi chi

có một công đoạn nghề

Thứ ba, Làng có tính biệt lập về xã hội và tính độc lập tương đối về chính trịtheo kiểu dân chủ làng (xã): Đây là một đơn vị được quan lý chặt chẽ trong một

kết cấu xã hội phân tầng theo chức tước, theo khoa mục, theo tuổi tác, theo trật tự

thân tộc Sự chang chéo các mối quan hệ này gắn kết mọi thành viên với nhau tronglàng và lệ thuộc vào làng, trói buộc họ vào khuôn khô chật hẹp của những quy tắc

cô truyền Làng (xã) với tư cách là một đơn vị hành chính cấp cơ sở, nó có nghĩa vụvới Nhà nước, nhưng ngoài nghĩa vụ đó, mỗi làng đều có một cơ chế tự quản lýcông việc làng thông qua hương ước và các thiết chế xã hội của làng Theo đó, cácthiết chế này được tổ chức dựa trên cơ sở các mối quan hệ về huyết thống (gia đình

và dòng họ), địa vực láng giềng (xóm, ngõ), lớp tuổi (giáp hay phe), địa vị chính trị

16

Trang 19

- xã hội (kỳ mục, chức dịch, ngôi thứ) và theo nghề nghiệp hay tự nguyện (phường,hội) Mỗi thiết chế tập hợp và quản lý các thành viên của mình bằng các nguyên tắc

tổ chức, điều lệ, bằng các quan niệm về nghĩa vụ, đạo đức, dư luận và làng xã lại

quản lý các thiết chế trên bằng tục lệ, các quyết định và bằng “văn bản pháp lý” là

hương ước.

Thứ tư, làng là một cộng đồng về phong tục — tín ngưỡng, tâm lý, tính cách

và ngôn ngữ Làng một đơn vị hoạt động và giao tiếp khép kín, đồng thời là nơi sinh

sông suốt đời của người nông dan , nó đã trở thành môi trường duy trì và phát triển

tâm lý cộng đồng làng Sự phát triển tâm lý cộng đồng làng khiến cho nhìn chung,trong mỗi làng, sự phát triển tâm lý của các thành viên ít có sự khác biệt, tâm lý xãhội của làng, tâm lý cộng đồng làng và tâm lý cá nhân mỗi người dân trong làng gầnnhư là trùng khít Người dân trong làng có chung một phong cách, tính cách rất dễnhận thay va phân biệt với các lang khác qua dáng di, giọng nói, điệu bộ, thai độgiao tiếp, ứng xử, nhưng tính cách tiêu cực hay tích cực đều mang đặc trưng cho

từng làng.

Như vậy, khác với đô thị, làng của người Việt được hình thành trước khi có

nha nước, lúc đó làng là tô chức xã hội của nhân dân Cảng về sau, từ một đơn vị tụ

cư của người nông dân, qua quá trình lịch sử của đất nước, làng (xã) đã trở thành

một thực thê kinh tế - văn hóa khá hoàn chỉnh và uyén chuyén, một cộng đồng về

lãnh thổ, sở hữu, tín ngưỡng, tục lệ, dân chủ làng (xã), một đơn vị cộng cư, cộng

cảm và cộng mệnh.

Ngày nay, làng Việt đang trong giai đoạn thử thách quyết liệt giữa truyền

thống và đôi mới, giữa dân tộc và hiện đại, giữa quốc gia và quốc tế Làng tat nhiên

phải đổi mới, phải CNH, HĐH trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, hội nhập

quốc tế, nhưng đồng thời lại phải giữ được bản sắc, truyền thống tốt đẹp của văn

hoá dân tộc Trong quá trình đây mạnh CNH, HDH, đô thị hoá, lang sẽ bị thu hẹp

mặc dù, nó đã và vẫn sẽ là điểm xuất phát của quá trình đó ở nông thôn

*Van hoá lang

Văn hoá làng là một khái niệm, một thuật ngữ khoa hoc đúc kết những giá trị

văn hoá của dân tộc gắn với sự hình thành của làng “Văn hoá làng có nội dung rất

phong phú Nhiều khi làng giải thể nhưng văn hoá làng vẫn tiếp tục tồn tại lâu

đài”[21,19] Vì văn hoá làng được hình thành trên nền tảng điều kiện sống chung (tồn

17

Trang 20

tại xã hội ) của làng bao gồm tổng thể các yếu tố, hoàn cảnh địa lý - tự nhiên, dân số

và sự phân bố dân cư, đặc biệt là điều kiện kinh tế xã hội Vì thế, nghiên cứu văn hoá

làng bao giờ cũng phải xác định môi sinh văn hoá của làng Đây chính là căn nguyên

tạo nên bản sắc văn hoá cụ thé của mỗi làng

Văn hoá làng không chỉ là những sắc thái độc đáo, cụ thể thuộc bản sắc củalàng mà nó còn là một chỉnh thể văn hoá được định hình trong một phạm vi, khônggian xác định là làng xã nông thôn Dia văn hoá này là một phân thé hợp thành củavăn hoá vùng, miền và rộng hơn là văn hoá dân tộc Nó là hồn sống động, là sự biểu

cảm trực tiếp những giá trị đặc trưng của văn hoá dân tộc Việt, một nền văn hoá mà

ngay từ buổi đầu lịch sử hình thành, đã gắn liền với nông thôn, nông nghiệp và

nông dân.

Khi nghiên cứu, văn hoá làng cần được đặt trong tương quan so sánh lịch đại

và đồng đại Không có một văn hoá bất biến trong sự vận động liên tục của làng

Theo những con đường quanh co, thậm chí có lúc tưởng chừng như đứng yên, làng

Việt Nam vẫn luôn vận động, kéo theo những diễn biến của đời sống văn hoa Do

đó, trong văn hoá làng vẫn luôn ấn chứa tram tích tang tầng lớp lớp phù sa của vănhoá nhiều niên đại, cũng như không dễ chỉ ra những dấu hiệu văn hoá truyền thống

thuần túy mà không có bóng dáng của tầng hiện đại Tính hỗn dung, đan xen của

văn hoá Việt Nam không chỉ bộc lộ ở những yếu tố tư tưởng tín ngưỡng mà cả ở sựhòa quyện song hành của văn hoá nhiều niên đại Mặt khác, văn hoá làng này

thường không biệt lập với văn hoá làng khác Đặc biệt là văn hoá ở các làng trong

một vùng có những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội gần gũi Vì vậy, khi nói tới

văn hoá làng là nói tới những nét bản sắc nhưng không nên quan niệm đó là cái duynhất của mỗi làng Hơn nữa sự giao lưu văn hoá đã diễn ra trong nhiều thế kỷ, đặcbiệt trong giai đoạn hiện nay, đã khiến cho sự “độc quyền” ấy không thé tôn tại

Khi tiếp cận với văn hoá làng, cần có một thái độ khách quan và tôn trọng lịch

sử Không nên mang cái nhìn hiện đại, nhiều tính duy lý để quy chiếu, các hiện

tượng văn hoá quá khứ Cách làm này tất yêu sẽ gạt bỏ nhiều hiện tượng văn hoá đã

ra đời và được dân gian bảo tồn qua nhiều thăng tram của lich sử

Theo quan điểm của xã hội học, thì văn hoá có thé gắn với cá thể người, nó làtoàn bộ vốn kinh nghiệm sống được tích lũy vào một cá thể, làm cho cá thể ay trở

18

Trang 21

thành một nhân cách văn hoá, nhân cách ay phat triển tới mức nao đó thì được gọi

là danh nhân văn hoá Người ta gọi đó là “văn hoá cá nhân” Tuy nhiên, văn hoá còn

gan với cộng đồng xã hội, nó sinh ra từ trong cộng đồng, được kết tinh thành hệ giátrị và chuân mực xã hội, trở thành chất keo tinh thần kết dính các thành viên trongcộng đồng, làm thành một khối vững chắc thống nhất hành động Văn hoá gia đình,

văn hoá nhà trường, văn hoá làng, văn hoá tộc người, văn hoá dân tộc, văn hoá khu

vực là những dạng văn hoá cộng đồng trong xã hội

Văn hoá làng là một dạng của văn hoá cộng đồng, nó là văn hoá của một nhóm

xã hội theo nghĩa xã hội học Văn hoá làng không phải là số cộng giản đơn củanhững văn hoá cá nhân trong làng, mà nó là toàn bộ những giá trị và chuẩn mực xãhội, những truyền thống và thị hiếu biểu hiện trong lối sống mà các thành viên tronglàng chấp nhận và tự giác thực hiện Như vậy, có thể có văn hoá làng nông nghiệpcủa xã hội truyền thống, mà cũng có văn hoá làng của xã hội công nghiệp mà chúng

ta đang xây dựng Còn như, gia đình văn hoá, làng văn hoá là những danh từ chỉ

phẩm chat cao đẹp của các thé dang cộng đồng này Tóm lại, văn hoá làng là thuật

ngữ chỉ văn hoá của cộng đồng làng, còn làng văn hoá là danh từ chỉ cộng đồnglàng có những phẩm chất cao đẹp, theo sự đánh giá của xã hội đương thời

Văn hoá làng là một nền văn hoá thuộc về cộng đồng và mang tính chất cộng

đồng Chủ thé của làng, tập thé làng chính là tác giả, người tạo dựng, người sáng lập

ra nền văn hoá ấy Làng với tư cách là một cộng đồng, được xác định không chỉ bởiđịa bàn cư trú, hoạt động nghề nghiệp, lịch sử hình thành, kết cấu kinh tế, quan hệ

xã hội mà với tư cách là một nền văn hoá với bản sắc riêng Đó chính là một trongnhững tiêu chí dé phân biệt làng này với làng khác Không phải một cá nhân haymột tầng lớp quan lại, một nho sĩ hay một nhóm hào lý trong bộ máy hành chính cócông tạo dựng cả một nền văn hoá cho làng nay hay làng khác Cũng không phảimột thế hệ người thuộc một thời đại nào đó trong suốt tiến trình lịch sử của làng đãkhai sinh cho một nền văn hoá làng và nó cứ thế tồn tại mãi cho đến tận ngày hômnay Người sáng tạo ra nền văn hoá làng chính là những thành viên trong cộng đồnglàng Họ vừa sáng tạo, vừa tổ chức thực hiện đồng thời cũng là người hưởng thụ.Tính chất nhân dân của văn hoá làng được tô đậm ở tính chất cộng đồng, tính chấttập thê của nó

19

Trang 22

Con người là chủ thé sáng tạo văn hoá, cũng là sản phẩm của môi trường vănhoá mà chính nó là đại biểu mang vác những giá trị văn hoá của thời đại Văn hoa

theo quan niệm của GS Hà Văn Tan, như những chuân mực ứng xử của con người

được thé hiện ra trong mọi sinh hoạt, mọi hành vi, mọi nếp nghĩ, từ chốn ở, cách ăn,

cách làm, lối sinh hoạt, đến cách đối nhân xử thế Văn hoá làng chính là văn hoá

nông thôn mà biểu tượng của nó là cây đa, bến nước, đình làng, là tâm tính củanhững người nông dân biểu hiện trong kho tàng văn hoá dân gian, trong đất lề quêthói vốn là sản phẩm của kết cau xóm làng với vô số những quan hệ khác nhau Từ

đó theo tác giả Phan Thanh Tá thì, nói đến văn hoá làng là “nói đến một cộng đồng

văn hoá, cộng đồng sang tạo, bao tồn và hưởng thụ những giá tri vật chất và tỉnhthần trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, từ đó mà

hình thành nhân cách người nông dân, tính cách con người làng xã, cũng từ đó mà

hình thành nên những nét riêng, diện mao văn hoá của mỗi làng”[82, 31]

Văn hoá làng cũng phản ánh một trình độ phát triển nhất định về phương diệnthâm mỹ Cái đẹp ở đây thé hiện sự hài hòa của con người với nhau, người với thiên

nhiên, người với môi trường Theo tác giả Dinh Gia Khanh, văn hoa làng mang đậm

nét nhân bản, hồn nhiên, tự nhiên gắn liền với đất trời, cỏ cây, sông nước Các công

trình công cộng như đình chùa, miéu mạo, các tượng thần, tượng Phật, những con

nghé, chú ngựa, chú voi, những đường nét chạm khắc vừa được thé hiện với một

nghệ thuật tinh vi, tượng trưng va cách điệu, lại vừa phản ánh nếp nghĩ, nếp cảmcủa những tâm hồn bình dị, gắn kết với nhau và gắn liền với cuộc sống đời thường.Văn hoá làng là một nền văn hoá chưa được tách phân, chưa được chuyên môn hóa

Nó hòa quyện dan xen vao các lĩnh vực khác, trước hết là hoạt động sản xuất vậtchất, chứ chưa phải là hoạt động sản xuất tinh thần với đầy đủ ý nghĩa của khái

niệm này Tuy trong những ngày hội làng, có sự phân vai với những chức năng,

nhiệm vụ cụ thê nhưng những người thực hiện các vai ấy vẫn là những người dântrong làng Sinh hoạt văn hoá cũng chỉ là một dạng hoạt động kép, mang tính chất

bổ sung, hỗ trợ, chứ chưa phải là một công việc chuyên nghiệp Nói tới văn hoálàng là phải nói tới văn hoá dan gian bao gồm nhiều dạng thức biéu hiện, truyện, thơ

ca dân gian, mỹ thuật dân gian, lễ hội dân gian, phong tục, tín ngưỡng.

20

Trang 23

Văn hoá làng (xã) là một thành tố trong văn hoá truyền thống, bên cạnh nhữngthành t6 khác như văn hoá âm thực, văn hoá cung đình.v.v Văn hoá làng xã là kếtquả của một chế độ xã hội riêng của Việt Nam, một chế độ thống nhất trên cả nước,nay sinh trên nên tảng sinh hoạt của con người trong khung cảnh làng xã ở nôngthôn Văn hoá làng biéu hiện sự trường tồn của nó qua những giá trị vật thé và phi

vật thể, được bảo tồn ở các gia đình, các dòng họ và các lang quê

Khi đưa ra quan niệm về văn hoá làng không thé không khang định tính truyềnthống của nó Cho nên nhà nghiên cứu Hoàng Anh Nhân đã nhắn mạnh: “Trong nội

dung văn hoá làng, chúng tôi rất lưu tâm đến tính chất truyền thống Nói truyền

thống ở đây không nên hiểu đơn giản là cái thuộc về quá khứ, xa xưa, và do đó điđến chỗ cho rằng nó trở nên lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp với hiện đại màchính là những cái đã được thử thách qua thời gian, là cái chuẩn mực của cái màtoàn thé cộng đồng đã lựa chọn, bảo lưu, giữ gìn và phát triển nó Mọi sự vận độngbao giờ cũng tuân theo quy luật Mà khi nói đến quy luật, tức là phải có sự lặp đi lặplại Không phải ngày xưa con người ta phải “uống nước nhớ nguồn”, phải có nhânnghĩa thì nay chúng ta không cần đến nữa Tính truyền thống tức là những giá trị có

tính ôn định, những cái thuộc quy luật, xưa cũng như nay, cần được bảo vệ và trách

nhiệm là phải phát huy nó, làm cho nó ngày một phong phú và đa dạng, tốt đẹp

hơn” [36;75,76]

Như vậy, văn hoá làng có thé hiểu một cách khái quát nhất /à văn hod của một

cộng dong (được gọi là làng) với bản sắc riêng, gom toàn bộ đời sống và hoạt độngcủa làng với những đặc điểm mang tính truyền thống từ văn hóa phong tục (ăn, ở,

di lại, cách thức tổ chức, lỗi ứng xử, phong tục, tập quán, tôn giáo, tin ngưỡng, )

và văn hóa nghệ thuật (ca dao, tục ngữ, dân ca, nghệ thuật chèo, quan họ, hát

xoan, ) cho đến văn hóa chính trị - pháp lý ( hương ước, lệ làng)

1.1.2 Đường Lâm - một làng cé truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ

Do điều kiện địa tự nhiên, Đường Lâm là một làng cô thuộc thị xã Sơn Tây,nằm bên hữu ngạn sông Hồng (bờ phía Nam), cách Hà Nội gần 50 km Đây là ngôilàng cô đầu tiên được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia (2006)

Với những nét đặc trưng về văn hóa của một làng Việt cô vùng đồng bang châu thésông Hồng, Đường Lâm chi đứng sau phố cô Hội An và phố cô Hà Nội về quy mô

cũng như giá trị nghệ thuật khiến cho nơi đây trở thành một điểm nhắn về văn hóa

21

Trang 24

Cho đến ngày nay, Đường Lâm vẫn còn giữ được những nét đặc trưng cơ bản củamột ngôi làng Việt với công làng, cây đa, bến nước, sân đình, giếng nước, ruộng,đình, miéu, chùa, hương ước làng, nhà c6 Hién nay, Đường Lâm van còn 956 ngôi

nhà cổ, trong đó có nhiều ngôi nhà được xây dựng từ những năm 1649, 1703,

1850, Những ngôi nhà này đều được làm từ các vật liệu truyền thống: đá ong, gỗ

xoan, tre, gach đất nung, ngói, VỚI kiến trúc 5 gian hoặc 7 gian Đường Lâm vẫn

giữ được chiếc công “hội tụ bao lớp lang văn hoá với kiến trúc vòm, lớp đá ong cô.Vốn di làng có tới 5 cổng, một cong lớn và 4 công tran tứ phương Hiện tại chỉ cònsót lại công làng Mông Phụ được xây dựng từ năm 1833, trên còn tựa dòng chữ “thếhữu hưng ngơi đại, cùng với đình làng Mông Phụ với nghệ thuật kiến trúc và điêukhắc vô cùng tải hoa và độc đáo - một thiết chế văn hóa tín ngưỡng, hành chính, vănhóa cũng là một biéu tượng của tính cộng đồng, tự trị dân chủ của làng xã - đã đánh

dau một bước phát triển của cơ cấu làng xã cô truyền Ngoài ra, đây còn là vùng đất

“địa linh nhân kiệt”, nơi gắn liền với nhiều di tích lịch sử, văn hóa Nho học Có thể

nói, văn hóa làng Đường Lâm là những hệ thống những chuẩn mực có tinh cộng

dong, truyền thong, được bảo lưu lâu dài trong cộng dong dân tạo nên bản sắc đặctrưng của làng Đường Lâm Do đó, Đường Lâm là nơi lưu giữ và bảo tồn nhiều giá

trị về kiến trúc, văn hóa, con người, và về một vùng quê mang không gian văn hóa

cô giữa lòng thủ đô Hà Nội ồn ã, náo nhiệt

Đường Lâm tên nôm là Kẻ Mia, tục danh này bắt đầu từ cái tên Cam Giá(mía ngọt), Cam Giá xưa được chia thành hai tổng: Cam Giá Thượng và Cam Giá

Hạ, trong đó Cam Giá Thượng là các xã thuộc miền Cam Thượng, Thanh Lũng,

Bình Lũng, (huyện Ba Vì), Cam Gia Hạ là xã Duong Lâm ngày nay.

Vào đầu thế kỷ XIX, Đường Lâm là nơi đặt sở ly của trấn Sơn Tây Khu vực

làng cổ hiện nay địa giới vốn thuộc các làng Đông Sàng, Mông Phụ, Cam Thịnh,

Đoài Giáp và Cam Lâm, các làng này nối liền với nhau thành một khu vực nên cóphong tục, tập quán, tín ngưỡng giống nhau Dựa vào những kết quả khai quật khảo

cổ vào những năm 1960 - 1970 thì tại di chỉ Gò Ma Đống (thôn Văn Miếu, Đường

Lâm), các nhà khoa học cho răng: Người Việt đã đến Đường Lâm sinh sống từ 4000năm trước đây (từ thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên) Đây là quê hương của nhiều

danh nhân như vua Ngô Quyền (898 - 944), Bố cái Đại Vương Phùng Hưng

(?-22

Trang 25

789), thám hoa Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của Hai Ba Trưng), bà Chúa

Mia (vương phi cua Chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại (cựu Phó Thủ tướng Việt

Nam Dân Chủ Cộng hòa); Hà Kế Tan (cựu Bộ Trưởng Bộ Thủy lợi); Phan Kế An

(họa sĩ vẽ tranh biếm họa của Báo Sự thật) Đặc biệt, Đường Lâm là làng duy nhất

trong lịch sử dân tộc được gọi là “đất hai vua”, đó là hai vị vua đã có công lớn trong

sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước: Bồ Cái Đại Vương PhùngHưng (thé kỷ VIII) và vua Ngô Quyên (thé kỷ X)

Trong địa phận làng Đường Lâm có 36 gò đồi là vùng trước núi của non Tản,

ngoài ra còn rất nhiều địa điểm, di tích mà ở đó chứng tỏ sự phát triển của đường

Lâm ngày nay gắn liền với hình thành và phát triển của thị xã Sơn Tây Năm 1496,

tran sở Sơn Tây đóng tại xã La Pham, huyện Tiên Phong, phủ Quảng Oai (nay thuộc

Tản Hồng, Ba Vì), gọi là Sơn Tây Thừa Tuyên Đến thời vua Lê Cảnh Hưng, do bịngập lụt, nước làm lở thành, tran sở được đời về Mông Phụ, huyện Phúc Lộc, phủQuảng Oai (nay thuộc xã Đường Lâm) Năm Minh Mệnh thứ ba (1822), tran sở doi

về thôn Thuần Nghệ, huyện Minh Nghĩa lúc đó (nay thuốc nội thị Sơn Tây) Năm

1831, tran Sơn Tây đôi hành tỉnh Son Tây và tran li trở thành tỉnh li Năm 1924,thực dân Pháp đổi tran sở Sơn Tây thành thi xã Sơn Tây, là thủ phủ của hai phủQuốc Oai, Quảng Oai và bốn huyện Tùng Thiện, Phúc Thọ, Thạch Thất và Bất Bạt

Theo tiến sỹ sử học Đỗ Đức Hùng, Đường Lâm là cái tên Hán hóa vào thờithuộc Đường Đầu thời Đường, tên Đường Lâm được biết đến là một trong ba

huyện của quận Phúc Lộc, gồm Nhu Viễn, Đường Lâm, Phúc Lộc Đến năm Chí

Đức thứ hai nhà Đường (757), chính quyền đô hộ lại đổi lại thành quận ĐườngLâm Sách Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên, một tài liệu viết vào thời Trần thì lạighi là châu Đường Lâm Về sau, những cái tên gọi như Cam Gia, Cam Tuyền, CamĐường, Cam Lâm, Cam Gía Thượng đều thuộc vùng đất Kẻ Mia mà ra Đến thời

Lê, vùng Kẻ Mia được tách ra làm hai, đặt tổng Cam Giá Thượng thuộc huyện TiênPhong (nay là xã Cam Thượng) và tông Cam Giá Thịnh, huyện Phúc Lộc (sau là

huyện Phúc Thọ), tức là địa bàn xã Đường Lâm ngày nay Từ sau Cách mạng tháng

Tám, tổng Cam Giá Thượng có tên mới là xã Phùng Hưng Đến ngày 21/11/1964,

xã Phùng Hưng đồi thành Đường Lâm, trực thuộc huyện Tùng Thiện, tỉnh Sơn Tây

Năm 1965, tỉnh Sơn Tây sáp nhập với tỉnh Hà Đông thành tỉnh Hà Tây Cùng năm

23

Trang 26

đó, Trung ương quyết định sáp nhập ba huyện là Bất Bạt, Quảng Oai, Tùng Thiện

thành huyện Ba Vì Năm 1976, sáp nhập Hà Tây với Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn

Bình Năm 1978, Quốc hội thông qua đề nghị chuyển huyện Ba Vì về thủ đô Hà

Nội Năm 1982, Đường Lâm được sáp nhập vào thị xã Sơn Tây, vẫn thuộc thành

phố Hà Nội

Trai qua nhiều biến cé lịch sử, làng Đường Lâm ngày nay đã có nhiều thayđối, nhưng về tong thể, khu vực này vẫn bảo lưu được cơ cau không gian của lang

cô thuần Việt Cùng với lịch sử ton tại lâu đời, Đường Lâm trở thành địa phương có

những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của một làng Việt cổ Đây là một làng Việt

điển hình, là sự kết tinh rực rỡ về sự phát triển qua hàng nghìn năm của nền vănminh châu thé sông Hồng cần được bảo tồn và phát huy giá trị

* Các gia trị van hóa làng Đường Lâm:

Giá trị văn hóa làng Đường Lâm được in đậm trong lối sống, nếp sống, tutưởng, tình cảm cũng như văn hóa vật thé (ăn, ở mặc đi lại, đình, chùa, cônglang, ) và các giá trị văn hóa phi vật thé (tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội, )

Trai qua bao thăng trầm, làng cô Đường Lâm ngày nay vẫn giữ được nhữngnét đặc trưng cơ bản, hình ảnh của một ngôi làng cổ Việt Nam với cây đa, giếngnước, ao sen, những ngõ xóm, mái ngói, tường đá ong, ruộng gò, đồi, miéu, chùa trong một không gian sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc của một làng thuầnnông, dau ấn nền văn minh lúa nước Đường Lâm là ngôi làng cô hiếm hoi ở đồng bằng

Bắc Bộ còn giữ nguyên vẹn các giá trị văn hóa truyền thống từ lịch sử, kiến trúc, lễ hội,

giá trị nhân văn, không gian cảnh quan môi trường, 4m thực với hơn 50 di tích lịch sử,văn hóa, kiến trúc nghệ thuật các loại và hàng chục lễ hội Giá trị tạo nên hồn cốt choĐường Lâm là hệ thống 117 ngôi nhà cô trong đó có 37 ngôi nhà loại 1 có niên đại từ

100 năm đến gần 400 năm cùng nhiều di tích lịch sử văn hóa

Đình Làng Mông Phụ (niên hiệu Vĩnh Tộ) được xây dựng năm 1553 dưới

thời vua Lê Thần Tông, rộng khoảng 1800 m2 Dinh thờ đệ nhất phúc dang thầnĐức Thánh Tản - một vị đứng đầu trong tứ bất tử của người Việt Ngôi đình có nétkiến trúc Việt Mường với những sàn gỗ được chạm khắc tinh tế Dinh làng Mông

Phụ gồm hai tòa đại bái và hậu cung Nhà đại bái được dùng bởi 48 cột gỗ, phía trên

mỗi cột đều có chạm khắc nhiều hoa văn rồng phượng Tại đây còn lưu giữ nhiều

24

Trang 27

giá trị đặc sắc về kiến trúc và văn hóa, hấp dẫn du khách Trước cửa đình là một cáisân rộng, thường là nơi diễn ra các trò chơi khi tổ chức lễ hội, khoảng sân này còn

có đặc điểm như một giao lộ trung tâm, từ đó tỏa ra các lối đi dan đến các xóm va

ngược lại, mọi ngõ ngách trong làng đều tụ về sân đình như một quảng trường trung

tâm Ngày 20/5/1991, đình làng Mông Phụ được Bộ Văn Hóa - Thông Tin vả

Truyền thông công nhận là di tích quốc gia cần được bảo tồn Có thể nói đình Mông

Phụ chính là tinh hoa của kiến trúc Việt Nam

Chua Mia (Sung Nghiêm Ty) là 1 trong 8 di tích lịch sử, văn hóa ở Đường

Lâm được Bộ Văn hóa - Thông tin va Truyền thông xếp vào loại đặc biệt, được xây

dựng trên một quả đôi đá ong thuộc thôn Đông Sang Từ một ngôi chùa nhỏ, năm

1632, chùa Mia đã được bà Ngô Thị Ngọc Dung - tức Ba Chúa Mia - cung phi của

Chúa Trịnh Tráng cùng nhân dân trong vùng tôn tạo lại, trở thành một công trình

kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của thé kỷ XVII Chùa Mia hiện còn lưu giữ 287 pho

tượng Phật có giá trị nghệ thuật bậc nhất Việt Nam, trong đó có 6 tượng đồng, 107

tượng gỗ và 174 tượng đất làm từ đất sét và rễ cây si Sân nhà chùa có những chum

tương lớn cho thấy lịch sử nghề làm tương gia truyền của người dân nơi đây

Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh nam trong trung tâm của quan thé di tíchlàng cô Đường Lâm, nhà thờ được xây dựng từ thời vua Tự Đức dé thờ phụng và ghinhớ công trạng của Thám hoa Giang Văn Minh đối với đất nước Nhà thờ được xây

bằng gạch, có kiến trúc theo hình chữ “nhị”, mặt quay về hướng Nam Ngày nay, nhà

thờ Thám hoa Giang Văn Minh trở thành một điểm tham quan hấp dẫn du kháchthích tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, đồng thời cũng là nơi giáo dục truyền thống yêunước cho thế hệ trẻ Việt Nam

Đền thờ Phùng Hưng năm trên ngọn đồi phía Tây làng Cam Lâm Vào ngày

mùng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhân dân Đường Lâm cùng du khách thập

phương lại hội tụ về đây dé tỏ long thành kính, tưởng nhớ công on của Bồ Cái ĐạiVương Đền thờ Phùng Hưng đã được lập ở nhiều nơi nhưng đền ở làng ĐườngLâm được coi là ngôi đền có quy mô lớn nhất với kiến trúc độc đáo bao gồm Tả,Hữu Mạc, Đại Bái và Hậu Cung Giữa Đền là vườn cây nối hai gian nhà phụ bêntrái và bên phải, chính giữa là Bái đường và Hậu đường Ngôi đền hiện nay đã

được tu tạo lại, có nhiều nét khác so với trước đây

25

Trang 28

Lăng mộ vua Ngô Quyền được xây dựng vào năm 1821 vào năm 1874 Lăng

được xây theo kiểu nhà bia có mái che, cao khoảng 1,5m, với tổng diện tích cả

khuôn viên gần 500 m2 Đền và lăng Ngô Quyền được xây dựng bằng gạch, lớpngói mũi hài, có tường bao quanh, trên một đồi đất cao, gọi là đồi Cam, mặt hướng

về phía Đông Đền thờ được xây ở phía trên, cách lăng khoảng 100 mét Phía trướclăng là một cánh đồng rộng giữa hai sườn đổi trai dai bát ngát tạo nên không giantrong lành, thoáng đãng Trong quan thé đền và lăng Ngô Quyên có 18 cây duối cô,

tương truyền là nơi vua Ngô Quyền buộc voi, ngựa, đã được công nhận là “ cây di

sản” cấp quốc gia

Ngoài ra, nét đặc sắc trong giá trị văn hóa của làng cô Đường Lâm còn

được thê hiện ở những công trình kiến trúc khác như cổng làng, đường làng, giếngnước, nhà cổ, văn tự cổ, các làng nghề truyền thống và đặc sản địa phương

Đường Lâm nỗi tiếng với những căn nhà cổ được xây dựng bằng loại vật liệu

truyền thống của xứ Đoài là: đá ong, gỗ xoăn, tre, nứa, gạch đất nung, ngói, đất nện,

trấu, mun cưa có lịch sử từ 300 - 400 năm Hiện nay, Đường Lâm có 956 ngôi

nhà truyền thống Nhiều ngôi nhà được xây dựng từ rất lâu (những năm 1949, 1703,1850 ), có tuổi thọ từ 200 - 400 năm

Giếng cổ Đường Lâm là nơi xưa kia được dân làng sử dụng cho mục đích

sinh hoạt cộng đồng hàng ngày, được xây dựng chủ yếu bằng chất liệu đá ong và

vữa nhưng ngày nayđã được tu sửa lại bằng xi măng và gạch Mỗi thôn đều có một

giếng làng, ngày xưa là nơi người dân lay nước sinh hoạt hàng ngày Các giếng côđều được đặt ở nơi cao, thoáng mat, gần đình, chùa hoặc trung tâm của xóm Đếnnay làng Mông Phụ vẫn giữ được cái giếng độc đáo là Giếng Sui, nước giếng trong,

có bang dé chữ nho “Nhất phiến băng tâm”, nghĩa là tam lòng trong trắng như phiến

băng của người dân Làng phía Đông và Tây của Đình Làng cũng có hai cái giếng,

gọi là hai mắt rồng

Đường Lâm có đường làng được xây dựng theo hình xương cá với nhiều

đường ngõ nhỏ lát gạch với đình làng Mông Phụ là khu vực Trung tâm, với cấu trúcnày nếu đi từ đình ra sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh Cấu trúc nàykhiến cho cư dân trong làng có môi trường sống an toàn Chính lối kiến trúc này đãgóp phan gia tăng tính cố kết cộng đồng của người dân và tạo một không gian

thoáng mát, yên bình.

26

Trang 29

Công làng Đường Lâm mang không gian cô kính với ba bề, bốn bên làng đều

có công: Công Hậu ở đầu xóm Hậu, công Sui ở đầu xóm Sui, công Hè ở cuối xóm

Hè Đặc biệt, phải kế đến công lớn nhất ở đầu làng bên một cây đa cô thụ và mộtbến nước, mang nét đẹp đậm chat làng quê Bắc Bộ, là cổng làng Mông Phụ Cônglàng Mông Phu được xây dựng vào thời Hậu Lê, có nét kiến trúc khác biệt so vớicác công làng truyền thống Hình thù tựa như một ngôi nhà hai mái dốc, có trụ đỡmái và đầu nóc theo kiểu “Thượng gia hạ môn” (trên là nhà, dưới là công), phía trên

có khắc dòng chữ “Thế hữu hưng ngơi đại” tạm dịch là thời nào cũng có người tài

Điểm đặc biệt của cổng làng này là nó không có gác ở trên mái với những mái vòm

cuốn tò vò mà chỉ là một ngôi nhà hai mái dốc nằm ngay trên đường vào Làng, mở

lối cho trục đường chính dẫn vào làng Cổng làng Mông Phụ là chiếc cổng cô vàcòn tương đối nguyên vẹn hiếm hoi ở vùng đồng bằng Bắc Bộ

Hiện nay, ở làng cô Đường Lâm vẫn còn giữ được các chứng tích văn tự côghi chép về than pha, gia pha dòng họ, gia đình 31 ký, hoành phi câu đối, các truyền

thuyết, cô tích, ca dao,dan ca nói về mảnh đất, con người nơi đây qua các thời kỳ

lich sử Tam bia cô nhất là Phung tự bi ký ở Cam Lâm, khắc năm Hồng Đức thứ tư(1473) dé ghi nhớ về việc thờ cing Phùng Hưng

Nơi đây có nhiều làng nghề truyền thống như nấu rượu, làm bánh kẹo, làm

tương, làm kẹo lạc, kẹo dồi, chè kho, chè lam, làng dệt Mông Phụ, làng đan nát

Cam Thịnh Các làng nghề truyền thống ở Đường Lâm không chỉ là địa điểm

thăm quan, trải nghiệm lý thú của khách du lịch mà còn cung cấp cho du kháchnhững món ăn và sản vật đồng quê đặc sắc như: gà mía, thịt quay đòn, cháo dốc

Ghé, chè tươi Cam Lâm, kẹo bột Đông Sang, bánh tẻ, giò lụa, tương làng Mông

Phụ Ngày nay, người dân Đường Lâm đã và đang đưa những đặc sản của quê

hương mình giới thiệu với du khách bốn phương

1.2 Đô thị hóa và qua trình đô thị hóa Đường Lâm hiện nay

1.2.1 Đô thị và quá trình đô thị hóa.

* D6 thịMột trong những nét đặc trưng nhất của thời đại hiện nay là hiện tượng đô thị

hoá đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới với quy mô lớn và nhịp độ nhanh chóngchưa từng thấy

27

Trang 30

Đất nước ta đang trong thời kỳ đây mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đôthị hoá là quy luật tất yếu Đô thị hoá là một quá trình lịch sử chú trọng vai trò củathành phố trong việc phát triển xã hội Quá trình đô thị hoá làm bộ mặt của xã hội

biến đổi nhanh chóng, sé lượng dan cu đô thị tang nhanh cùng với sự xuất hiệnnhiều nét mới trong sinh hoạt đời sống, trong nếp sống nhiều thành phố mọc lên,

nhiều khu vực nông thôn biến thành thành thị, có mật độ dân cư đông đúc, đời sốngvật chất và tinh thần tương đối phong phú, đa dạng và đầy đủ, cao hơn so với cácvùng lân cận Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá cũng đã và dang phát sinh nhiều van

đề hết sức phức tạp và gay gắt Khi trở thành đô thi, hàng loạt van đề như dân số,

việc làm, đói nghèo, lối sống, nếp sống, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội Vậy,

chúng ta có thé hiéu đô thị hoá nghĩa là thé nào?

Theo “Từ điển tiếng Việt” thì đô thị hoá là quá trình tập trung dân cư ngàycàng đông đảo vào các vùng đô thị và có vai trò to lớn trong sự phát triển xã hội

Ccũng có nhiều quan điểm khác nhau ác nhưng tự chung đều phản ánh tínhnhiều mặt, đa dạng của đô thị hoá Đô thị hoá cũng có nghĩa là biến các khu vực

nông thôn thành đô thị, biến những vùng nghèo nàn lạc hậu thành những vùng cómật độ dân cư đông đúc, có hoạt động kinh tế — xã hội phong phú, dồi đào, có đờisống tinh than và vật chat cao và phong phú hơn so với các vùng lân cận Như vậy,

đô thị hoá chính là sản phâm của sự phát triển kinh tế - xã hội, của quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá; là kết quả và cũng là động lực thúc day quá trình chuyền

đối cơ cau kinh tế, cơ cau dân cư và kéo theo nhiều biến động kinh tế xã hội

Đô thị là một vùng lãnh thé nhất định, có sự tập trung và phát triển tập trung

về công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, giáo dục, khoa học-công nghệ và có mật

độ dân số cao hơn so với các khu vực khác Là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị,

xã hội của một địa phương, một vùng, hoặc một quốc gia, nên đô thị cũng là nơi cólãnh thổ xác định được ghi cụ thé trong các văn bản hành chính về địa giới Tuynhiên, trong cấu trúc không gian cư trú của đô thị bao gồm rất nhiều hộ gia đìnhquan tụ với nhau theo quan hệ láng giéng là căn bản Mối quan hệ láng giéng nàykhông khang khít và chặt chẽ như quan hệ láng giéng trong làng “bán anh em xa,

mua láng giêng gân”, mà chủ yêu là “đên nhà nào nhà ây rạng”.

28

Trang 31

Ở đô thị, đại bộ phận dân cư sinh sông gan liền với các hoạt động phi nôngnghiệp, là sự tập trung chuyên môn hoá về lao động phi nông nghiệp so với laođộng nông nghiệp Trong đó, kinh tế hàng hoá phát triển với nhiều ngành nghề đadạng và phong phú, kinh tế tự cung tự cấp không có điều kiện dé phát triển Đô thị

là nơi mà mặt bằng xã hội phát triển ở trình độ cao hơn so với làng Ở nước ta theoQuyết định về phân cấp, phân loại đô thị ngày 5 thang 5 năm 1990 của Hội đồng Bộtrưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) quy định: Đô thị là trung tâm tổng hợp haytrung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đây sự phát triển kinh tế — xã hội của một

vùng lãnh thé nhất định Tỷ lệ phi nông nghiệp là 60% trở lên trong tổng số lao

động, là nơi sản xuất hàng hoá thương mại và dịch vụ hàng hoá phát triển Đây là

nơi có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân số đô thị

Đô thị là địa ban được quản lý theo đơn vi hành chính, hoạt động theo những

văn bản pháp quy và chịu sự quản lý trực tiếp từ các cơ quan Nhà nước Các mối

quan hệ thân tộc, các thiết chế gia đình, dòng họ, hương ước không phải là nhữngyếu tố cơ bản dé quản lý đô thị Cư dân đô thị sinh sống và làm việc theo hiến pháp

và pháp luật của Nhà nước, trong đó, thành phần chủ yếu là các công chức hành

chính, hưởng lương Nhà nước, hoạt động quản lý, hoạt động văn hoá, giáo dục và

thương nhân, buôn bán nhỏ Trình độ quản lý đô thị sẽ quyết định tính chất và trình

độ văn minh mỗi cộng đồng đô thị

Đô thị còn là một cộng đồng có sự phong phú, đa dạng về tôn giáo, tínngưỡng, về tâm lý, tính cách và ngôn ngữ Đô thị là điểm đến của mọi quá trình didân, do đó, đây là nơi tập hợp của nhiều thói quen, tập quán, hành vi biéu thị nhữngđặc điểm lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội và nhân văn của cộng đồng trong các giai

đoạn phát triển Như vậy, đô thị là một cộng đồng có tính tô chức cao, không phải là

sự tập hợp các thói quen, hành vi của mỗi cá nhân hay nhóm xã hội mà là một hệ

thống có tính tổ chức cao, ở đó, có những thê chế quy định các khía cạnh hoạt động

sống khác nhau của con người

Người nông dân Việt Nam không bị trói buộc vào mảnh đất nhưng sự ràng buộcvới làng quê bởi các thế lực chính trị, văn hoá và tinh thần lại vô cùng chặt chẽ Vìvậy, làng Việt Nam là một cấu trúc xã hội và không gian khép kín (do nhu cầu phòngvệ) và như thế đã trở thành những khu biệt lập, khá kiên có, rất khó và lâu đài pháttriển dé trở thành đô thị, ngay cả khi nền sản xuất của làng không đơn thuần là nông

29

Trang 32

nghiệp như: Bát Tràng (nghề gốm), Đa Ngưu (thuốc bắc), Báo Đáp (vải nhuộm)

Ngay cả với Thăng Long cũng không khác với các làng xã bao nhiêu, mỗi làng là một

công xã và thành thị lại được chia thành các phường mà mỗi phường cũng là một

công xã.

Trong bối cảnh đó, cộng với lịch sử phát triển đô thị không dài và có tính chất

không điển hình nên người dân đô thị không thé chỉ dựa vào đô thi để duy trì cuộcsống mà phải dựa thêm vào nông thôn với nền sản xuất nông nghiệp truyền thống

Sự liên hệ chặt chẽ với nông thôn trở thành một đặc điểm nổi bật của các đô thị ViệtNam, thể hiện ở các “tàn dư” của xã hội nông thôn trong đời sống đô thị Làng

trong phố phường với các thiết chế văn hoá truyền thống, nếp sống làng xã vẫn còn

là một bộ phận hiện hữu của đô thị.

Hiện nay, nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trên nềncủa một xã hội mà cư dân nông thôn, nông nghiệp chiếm đến 80% Vì vậy, đặctrưng của đô thị Việt Nam là chưa cắt đứt hoàn toàn với mô hình văn hoá nông thôn,

nông nghiệp, là sự đan xen hoa trộn giữa nông thôn, thành thị ở mọi phương diện

(không gian địa lý, cơ sở hạ tầng, dân cư, tôn giáo, văn hoá cũng như các hoạt độngkinh tế) Thành phần cư dân nông thôn hoạt động nông nghiệp với phong cách làng xã

truyền thống Việt Nam hiện diện ngay trong hầu hết các đô thị Việt Nam, các đơn vị

hành chính đô thị lớn như, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng có tỷ trọng dân

cư rất lớn Đây là một trong những nét độc đáo của đô thị Việt Nam, nơi mà, lịch sử làmột thê thống nhất không phân chia rạc ròi giữa thành thị và nông thôn

Ở Việt Nam, đô thị được hình thành từ khá sớm, tuy nhiên nó là kết quả của

sự vận động lịch sử xã hội khá đặc thù Các trung tâm đô thị được hình thành chủ

yếu là từ các trung tâm hành chính văn hoá, khác so với các đô thị châu Âu thườngxuất hiện từ các trung tâm kinh tế ở ven sông và trên các trục đường giao thông

chính Do vậy, quá trình đô thị hoá không song hành cùng quá trình công nghiệp

hoá như ở các nước châu Âu mà diễn ra chậm chạp, không hoàn chỉnh, thiếu quy

hoạch đồng bộ Trong tiến trình lịch sử của mình, do nền kinh tế chung của đất

nước, không đạt đến độ phát triển cao kéo theo sự phát triển chậm của các đô thị,ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá và thương nghiệp Nhìn

chung, các đô thị ở nước ta chưa phải là những đô thị điển hình

30

Trang 33

Tuy nhiên, hiện nay, hình thức phổ biến với các đô thị của Việt Nam trongđiều kiện kinh tế còn nhiều hạn chế chính là việc mở rộng quy mô diện tích các đô

thị hiện có trên cơ sở hình thành các khu đô thị mới, các quận, phường mới Việc hình thành có các khu đô thị mới, các quận, phường mới được xem là hình thức đô

thị hoá theo chiều rộng và là sự mở đường của quan hệ sản xuất cho lực lượng sản

xuất phát triển Chúng ta có thể hiểu đô thị hoá chính là một quá trình chuyển biến

từ hoạt động nông nghiệp phân tán sang hoạt động phi nông nghiệp tập trung trên

địa bàn nhất định, chuyển từ xã hội nông nghiệp - nông dân - nông thôn sang các

xã hội đô thị - công nghiệp và thị dân, chuyển biến những vùng nghèo nàn lạc hậu

thành những vùng có mật độ dân cư đông đúc, có hoạt động kinh tế - xã hội phong

phú, doi dào, có đời sống văn hoá tinh than và vật chất cao phong phú hơn so với

các vùng lân cận Đây là hiện tượng kinh tế - xã hội phúc tạp, nó diễn ra trên mộtkhoảng không gian rộng lớn và khoảng thời gian lâu dài Đô thị hoá thực chất là quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội ở Việt Nam hiện nay, chủ yếudiễn ra quá trình đô thị hoá theo chiều rộng với những đặc trưng sau:

Thứ nhất, quá trình mở rộng diện tích đất đô thị với hạ tầng kỹ thuật hiện đại.Chuyên đổi cơ cấu sử dụng đất, thu hẹp đất canh tác nông nghiệp nhanh chóng.Thực chất của quá trình đó là thay đổi mục đích sử dụng đất: từ đất nông nghiệpchuyên sang sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đất ở Quá trình này gópphan làm tăng hiệu quả sử dụng dat nói chung nhưng cũng gây ra không ít các van

Thứ ba, van đề môi trường Thực tế cho thay, dé giải quyết các van đề về quy

mô dân số, quy mô sản xuất và cung cấp các dịch vụ, chính quyền các đô thị sẽ cóchính sách di chuyên các nhà máy, những khu công nghiệp ra vùng ngoại thành xa

trung tâm Các doanh nghiệp sẽ chọn địa điểm có giá thấp nhưng vẫn thuận tiện về

31

Trang 34

giao thông, đó chính là khu vực giáp ranh đô thị và nông thôn Do đó, vấn đề quản

lý môi trường tương đối lỏng lẻovà môi trường bị đe dọa nếu không có những chính

sách kip thời.

Thứ tw, van đề chuyển dich cơ cau kinh tế ở khu vực ngoại thành Cùng với

việc tăng dân số đô thị là sự chuyên đổi cơ cấu kinh tế Những người dân trước đây

gan bó với ruộng vườn, sau khi trở thành dân cư đô thi, ho bi mat phan lớn ruộng

đất canh tác Với số tiền được Nhà nước đền bù hoặc do bán đất cho các doanhnghiệp, họ dùng dé tạo nghề mới, tìm việc làm mới, xây dựng nơi cư trú mới vànhiều vấn đề khác cũng thay đôi, đặc biệt khu vực nông thôn ngoại thành luôn chịuảnh hưởng của cả những ngoại ứng tích cực và tiêu cực của quá trình chuyền dich

cơ cấu kinh tế

Thứ năm, vân đề về đời sống văn hoá xã hội Đô thị hoá góp phần nâng caođời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, chuyên từ lối sống nông thôn sang lốisống đô thị, từ văn hoá làng xã sang văn hoá đô thị, từ văn minh nông nghiệpchuyên sang văn minh công nghiệp, hình thành lối sống công nghiệp, xây dựng xãhội mới, tuy nhiên khi tăng quy mô thành phố bằng các giải pháp mở rộng khônggian, hình thành các quận mới, phường mới sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng thấtnghiệp Số tiền có được do bán đất hoặc được đền bù đất dé tạo công ăn việc làm

mới không được người dân sử dụng đúng mục đích sẽ làm cho tỷ lệ thất nghiệp vàcác van dé xã hội khác gia tăng nhanh chóng

Thay đổi tập quán sinh hoạt, lối sống, phương thức kiếm sống là kết quả tat

yếu của quá trình đô thị hoá Người dân đô thị sẽ nhanh chóng làm thay đổi tập

quản của những người mới đến thông qua các hoạt động xã hội, quan hệ, sinh hoạt,

làm việc hàng ngày Những người mới đến, về mặt tâm lý, họ cần phải nhanh chónghoa nhập với cộng đồng mới, từ tục lệ ma chay, cưới xin cho đến tập quán sinh hoạt

và mục tiêu của đời sông

Như vậy, đặc trưng cuối cùng đã phản ánh những đặc tính xã hội — văn hoá

của môi trường đô thị Lối sống là một trong những đặc trưng căn ban dé phân biệt

xã hội nông thôn với xã hội đô thị.

Với tính cách là một thực thê xã hội, lối sống của một thành phố là tập hợp

của nhiều thói quen, tập quán, các hành vi biểu thị những đặc điểm lịch sử, địa lý,

kinh tế, xã hội và nhân văn của cộng đồng trong các giai đoạn phát triển Đô thị là

32

Trang 35

một cộng đồng có tính tổ chức cao Từ cách nhìn này, lối sống đô thị không phải là

sự tập hợp một cach cơ học các thói quen, các hanh vi của mỗi cá nhân, thậm chí

của từng nhóm xã hội mà là một hệ thong có tính tổ chức cao, ở đó, có những thểchế quy định các khía cạnh hoạt động sống khác nhau của con người

Bên cạnh đó, còn có những vấn đề quản lý hành chính, hình thái kiến trúc, cơ

sở hạ tầng kỹ thuật cũng thay đổi mạnh mẽ trong quá trình đô thị hoá

1.2.2 Đô thị hóa ở làng Đường Lâm

Gần mười thế kỷ tồn tại và phát triển, Thăng Long - Hà Nội đã trải qua biếtbao khó khăn dé có được những gì mà ta dang thấy được ngày hôm nay, cho dù có

lúc thăng tram, Hà Nội không ngừng phát triển và xứng đáng với vai trò "nơi đô hội

trọng yêu dé bốn phương sum họp và là đô thành bậc nhất " Nhung có một thực tếkhách quan cần được xem xét đầy đủ khi nhìn nhận những thuận lợi và khó khăn củavùng đất Hà Nội trước những yêu cầu to lớn của thời kỳ phát triển mới Những đòihỏi về một đô thị văn minh hiện đại với số dân lên tới hơn 3 triệu người hoản toàn

khác với những yêu cầu xây dựng chốn kinh sư của thế kỷ XI với số dân vài nghìn

người Vùng đất "rộng rãi mà bằng phang, cao ráo mà sang sua " như được nói đếntrong "Chiếu dời đô" đã được khai thác triệt để qua nhiều thế kỷ và nay việc pháttriển Thủ đô sẽ phải khai thác cả những phần đất kém thuận lợi hơn, đó là những ao

hồ, ruộng trũng nhiều làng xóm ven đô trước là ngoại thành nay đã bị đô thị lan

tới ôm trọn và lang cũng trở thành đô thị hoặc "nửa đô thi" Điền hình là toàn bộ các

vùng ngoại ô như Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Hà Tây (cũ) trong đó có xã

Đường Lâm.

Công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội vào lúc bước qua ngưỡng

cửa của thé kỷ XXI sẽ là một cuộc thử thách gay gắt trước những đòi hỏi về đổi mới

và phát triển Một áp lực nặng nề đè nặng lên quá trình phát triển đô thị:

Với tư cách là một làng cô truyền điển hình của vùng đồng bằng Bắc Bộ,Đường Lâm chứa đựng nhiều giá trị văn hoa vật chất và phí vật chất của làng xãtruyền thống nhưng cũng sẽ phải chấp nhận nhiều làn sóng di dân, mặc dù khôngnhanh và mạnh như khu vực trung tâm Hà Nội Thị trường sức lao động mới xuấthiện không được đào tạo về nghề nghiệp và không được chuẩn bị về lối sống đô thị

sẽ làm cho Đường Lâm rơi vào tình trạng "đô thị hóa không điền hình"

33

Trang 36

La một làng cô có nhiều khu di tích lịch sử và cảnh quan hấp dẫn, ĐườngLâm cũng sẽ thu hút được một phần quan trọng các nguồn đầu tư, điều này có mặttốt là giúp thay đổi nhanh đời sống vật chất của người dân trong làng, nhưng đồngthời cũng sẽ gây nên những xáo trộn trong cấu trúc không gian làng và cấu trúckinh tế xã hội, mà nếu không được điều khiển bởi một hệ thống pháp luật chặt chẽthì cũng sẽ có hậu quả xấu đối với môi trường và sự phát triển bền vững Trước sứcmạnh của đầu tư và sức mạnh của ngoại té, nhiều mặt quan trọng của văn hoátruyền thống đã bi mat đi, nhiều cảnh quan làng xã truyền thống bị biến dạng, nhiều

cơ sở hạ tầng vốn đã nhỏ và quá tải nay lại càng quá tải hơn

Sự thiếu chuẩn bị địa bàn trước cho sự phát triển của quá trình đô thị hóa đã

dẫn tới sự thay đôi cơ sở tang thiếu đồng bộ, nhà cửa không ít đượuc quy hoạch cụthé, đường lang được bê tông hóa nhưng vẫn nhỏ hẹp Khi kinh tế tư nhân bung rathì hình ảnh đó càng rõ nét Những hiện tượng xâm lắn hè phố, ùn tắc giao thông,ngập lụt khi mưa đều là biểu hiện khác nhau của hiện tượng "cái áo chật"

Trong những năm gần đây, nhiều xí nghiệp và cơ sở kinh tế công nghiệp rađời đã thu hẹp diện tích canh tác và thu hút số đông nhân công lao động ở nông

thôn Tình hình đó đã dẫn tới sự hình thành những kết cau hạ tang và kết cau xã hội

mới, hình thành những tổ chức dân cư kiểu mới, những quan hệ xã hội kiểu mới.Đây là một biểu hiện của sự chuyên đổi xã hội theo hướng văn minh hiện đại

Quá trình đô thị hoá đã làm giảm đất nông nghiệp, tất nhiên, đất đai được sửdụng cho việc phát triển công nghiệp và đô thị sẽ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hôi

cao hơn Đó là lợi ích chung mà cả xã hội được hưởng, song một bộ phận nông dân

lại bị thiệt thòi do quá trình đó gây ra Đó là những nông dân bị mắt đất trực tiếp doquá trình đô thị hoá.Đặc biệt là công tác đền bù và giải phóng mặt bằng đất đai luôn

là van đề nóng bỏng Bên cạnh đó, quá trình đô thị hoá cũng làm cho mảnh đất làng

xã ở Đường Lâm trở thành "tắc đất tắc vàng" và kéo theo vấn đề xã hội ảnh hưởng

đến những giá trị truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta

Những năm gần đây, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đãthúc day kinh tế và văn hóa, ở cả đô thị và nông thôn phát triển khá nhanh, hệ quảtất yếu là đã và sẽ thúc đây đô thị hóa tại nhiều vùng nông thôn Công nghiệp hóa,hiện đại hóa, đô thị hóa đòi hỏi con người phải hoạt động, ké cả sinh hoạt, theo tốc

độ va cách thức vận động, phát triên của nó, nghĩa là, ở nơi nao đã diễn ra quá trình

34

Trang 37

đô thị hóa thì nơi ấy đòi hỏi một lỗi sống, một cách thức ứng xử văn hóa khônghoàn toàn giống với lối sống văn hóa làng Có thé nhận thấy, văn hóa làng Đường

Lâm đang có sự chuyền mình mạnh mẽ, không chỉ thay đổi diện mao mà còn thay

đổi cả con người Đời sống vật chat và tinh thần của cư dân nơi đây được nâng lên

bởi sự phong phú và đa dạng của các sinh hoạt văn hóa truyền thống và hiện đại

Tuy nhiên, cũng xuất hiện xu hướng lệch chuẩn trong đời sống xã hội ở nông thôn

Với tư cách là cái phản ánh, văn hoá chịu sự quy định của đời sống vật chất,trong đó trình độ của lực lượng sản xuất đóng vai trò rất lớn Trong khi thủ đô Hà Nội

nói chung và các vùng ngoại vi nói triêng , trong đó có cả Đường Lâm hiện nay, mặc

dù đã có sự phát triển vượt bậc, kinh tế, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng ngàymột tăng nhưng về cơ bản nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn Có thé thay, sự pháttriển không đồng đều về trình độ sản xuất và tiêu dùng đã dẫn đến sự phát triển vàbiến đổi văn hoá không đồng đều ở các vùng của đồng băng sông Hồng Từ đó, dẫntới sự xung đột giữa văn hoá làng và văn hóa đô thị trong cộng đồng làng, xung độtgiữa việc bảo ton các di sản văn hóa với việc hiện đại hóa đời song van hoa cho cu

dan lang.

Trong làng, văn hóa làng không còn nguyên ven, văn hóa đô thi thi chưa phát

triển day đủ Điều này đã dẫn tới xuất hiện mâu thuẫn giữa việc bảo tồn các giá trị

văn hoá cô và cải tạo những gì hiện có để phù hợp với giá trị thực dụng của nó

Trong đó, có mâu thuẫn, thậm chí là xung đột giữa giá trị thâm mỹ của các công

trình văn hoá truyền thống và tính thực dụng của xã hội hiện đại.

Thực tế, những ngôi nhà cổ, làng cổ, chùa cổ đang là di sản văn hoá vô cùngquý giá, lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp nhưng nảy sinh mâu thuẫn giữaviệc giữ gìn không gian văn hoá thâm mỹ và những giá trị lịch sử với nhu cầu được

mở rộng không gian sống của người dân Trong làng Đường Lâm hiện nay, bản thânmỗi người dân trong làng, dù rất ý thức được giá trị văn hoá lịch sử của cây đa, bếnnước, sân đình, của ngôi nhà ngói ba gian, sân gạch, đường làng gần 500 năm tudi

nhưng họ một mực xin tra lại danh hiệu “Di tích lịch sử quốc gia” do bức xúc khi

phải “sống khổ” trong di sản, người dân không muốn sống mãi trong những ngôinhà chật chội Và chắc chắn rằng, quá trình đô thị hóa đã, đang và sẽ tiếp tục thuhẹp nông thôn và mở rộng diện tích đô thị với những cấu trúc hiện đại, và sẽ tiếptục phá vỡ những cảnh quan, địa giới, không gian truyền thống của làng quê, dần

35

Trang 38

hình thành một thị hiéu mới của một bộ phận nhân dân Thực tế này sẽ dan tới một

mâu thuẫn trong tâm lý và nhận thức của người dân nơi đây Với nhận thức còn hạn

chế, sức mạnh của đồng tiền, lỗi sống thực dụng đã tạo ra sự xung đột gay gắt giữa

các giá trị văn hoá truyền thống và việc sử dụng di tích lịch sử văn hoá theo đúngtôn chỉ của nó Hơn nữa, còn xuất hiện sự xung đột giữa việc xây dựng và trùng tucác di tích truyền thống nhưng lại đang làm mất đi giá tri văn hoá của chính cáccông trình này, đang gây nhiều tranh cãi, như chùa Bái Dinh, chùa Thay là những vi

dụ điển hình Di tích cổ xuống cấp theo thời gian thì không thé không trùng tu, xâydựng lại nhưng việc trùng tu và xây dựng như thế nào lại là một vẫn đề không đơn

giản Nếu giữ nguyên thì không thu hút được sự quan tâm chú ý của người dân Tuy

nhiên, nếu hiện đại hóa các giá trị cô không cân thận sẽ dẫn tới văn hoá lai căng vớithị hiéu và cảm thu nghệ thuật một cách tầm thường, thực dụng

Đời sống nông nghiệp, nông thôn với tính cộng đồng, tính tự quản, tính hướngnội hay cách quản lý làng xã truyền thống không chỉ bó hẹp trong phạm vi sau lũy

tre làng nữa mà bắt đầu có xu hướng mở rộng công làng Kinh tế thị trường đã buộc

người dân làng nghề phải thay đổi cách nghĩ, cách làm, đổi mới công nghệ, đa dạnghóa sản phẩm Thực tế, “ quá trình công nghiệp hoá, đô thị hóa cũng dang đâynông thôn xa thành thị, không ít người dân lâm vào cảnh mắt ruộng, chán nghè, dẫn

tới cảnh ly hương, tha phương cầu thực, khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và

thành thị, giữa người có thu nhập thấp và người có thu nhập cao ngày càng lớn ( )công bằng xã hội đôi khi bi xâm phạm nghiêm trọng ”[37;23] Sự chuyền biến độtngột về hành chính làm cho một bộ phận dân cư chưa kip chuẩn bị với những doihỏi của cuộc sông đô thị, dẫn đến những hãng hụt Nhịp sống, cơ cấu xã hội và cácmối quan hệ xã hội ở nông thôn có thể thay đổi một cách cơ bản Cùng với sự thay

đổi chuẩn mực văn hoá cộng đồng là sự thay đổi thái độ, hành vi và cách ứng xử

của mỗi cư dân khu vực ven đô trong đời sống gia đình và xã hội Sự thay đổi này

có thể tạo ra những cú sốc phá vỡ cơ cấu xã hội nông thôn Theo kết quả nghiên cứu

cho thấy “.,,các tệ nạn phat triển mạnh, trong đó nghiêm trọng nhất là nạn tham

nhũng (66,6%) Các tệ nạn tiếp theo là: quan liêu, cửa quyền; hối lộ; bạo hành, cướp

TA x K x z : ^ 1 x r ok ^ oF : x M re

giật; cờ bạc, sô dé; ma túy, mại dâm” va do đó, “ sự biên động giá tri còn gan với

36

Trang 39

một số mặt trái của văn hoá thế giới đương đại từ bên ngoài tràn vào khiến cho mặttrái của các giá trị truyền thống được dịp bùng phát, tạo nên một hệ thống 30 thói

hư, tật xấu (phi giá trị) cơ bản trong đời sống văn hoá Việt Nam”[79, 398]

Mâu thuẫn là động lực của sự phát triển, nên sự xung đột trên cũng sẽ tạo ra

việc loại bỏ những cái cũ không còn phù hợp và xây dựng cái mới tiến bộ hơn Tuy

nhiên, mức độ giải quyết mâu thuẫn ấy lại phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố, cảchủ quan và khách quan, song quan trọng nhất vẫn chính là các chủ thé - cư dan -sinh sống trong trong cộng đồng làng Đường Lâm

Tóm lại, quá trình đô thị hoá ở Đường Lâm là tất yếu trong xu hướng pháttriển hiện nay Nhưng làm gì để quá trình đó không rơi vào khủng hoảng và những

bế tắc khi các giá trị văn hóa làng truyền thống đang bị mai một rất nhanh, các công

trình văn hóa vật thé đang xuống cấp tram trọng? Làm gi dé quá trình đô thi hoáthực sự là một bước tiến, thực sự nâng cao chất lượng cuộc sống của con người? Đó

là những câu hỏi lớn được nhân dân cả nước nói chung và những người dân Đường

Lâm nói riêng đều quan tâm

Thực tế là, thực trạng đời sống hiện nay ở nước ta nói chung và Đường Lâmnói riêng đặt ra nhiều vấn đề bức xúc có liên quan đến sự phát triển dân trí, đến đạođức và tâm hon Phải thừa nhận rằng trình độ dân trí hiện nay của người dânĐường Lâm đã thay đổi nhiều nhưng vẫn còn hạn chế Những tri thức về lich sử, vềgiao tiếp, về luật pháp chưa được hình thành va phát trién một cách vững chắc, đặc

biệt trong thế hệ trẻ, “luật rừng, lệ làng” còn xuất hiện đây đó, vừa là biểu hiện trình

độ thấp về ý thức pháp luật, vừa thê hiện trình độ nhận thức trong một số người.Như vậy, việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp làngĐường Lâm là vấn đề cần quan tâm hàng đầu trong quá trình đô thị hoá ở nông thôn

ngoại thành hiện nay.

37

Trang 40

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO TÒN VÀ PHÁT HUY VĂN HÓA LÀNGĐƯỜNG LÂM TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA HIỆN NAY VÀ NHỮNG

VAN DE DAT RA

2.1 Thực trang va những van đề đặt ra trong việc bảo tồn và phat huy văn hóa

làng Đường Lâm trong quá trình đô thị hóa hiện nay

2.1.1 Bảo tôn và phát huy lỗi sống, nếp sống

Con người - theo quan điểm Macxit - sẽ không thé tồn tại với tư cách làngười nếu tách rời khỏi mối quan hệ với những người khác, với cộng đồng xã hội

và với thế giới xung quanh Hệ thống các mối quan hệ đó không phải là cái gì trừu

tượng, xa lạ mà được tạo nên bởi chính các hoạt động thực tiễn của con người, tức

là do con người sản sinh ra Đến lượt nó, tong hoà các mối quan hệ xã hội lại quyđịnh đời sống xã hội và do đó quy định bản chat xã hội của con người Vì thé, Máckhang định rằng xã hội sản xuất ra con người với tinh cách là con người như thé nào

thì nó cũng sản xuất ra xã hội như thế

Trong khi tham gia các mối quan hệ xã hội, lối sống của con người được

hình thành, phát triển và có vai trò nhất định trong việc thâm nhập và tông hoà cácmối quan hệ xã hội của cá nhân Một khi đã định hình được lối sống tức là conngười thâm nhập và ở mức độ khác nhau đã tổng hoà được các mối quan hệ xã hội

dé hoạt động theo một định hướng gia tri nào đó

Nhờ quá trình đôi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá đã làm cholàng Đường Lâm cùng cả nước chuyên mình Đường Lâm đã thay da đổi thịt từng

ngay, thay vì sự tiêu điều, phố xá, xóm làng trở nên nhộn nhịp, đã qua giai đoạn ăn

no, mặc ấm dé hướng tới ăn ngon, mặc đẹp Người nông dân năng động hắn lên,

nhiều người giàu nhanh chóng, nhà riêng to đẹp được xây dựng khắp nơi, có giađình mua ôtô riêng Trang điểm cho con người đẹp lên không còn là điều xa xi

Qua khảo sát thực tế tại ngoại thành cho thấy đời sống của người dân hiệnnay đã thay đôi rất nhiều Thị trường văn hoá tấp nập, hàng quán mọc lên khắp nơi,chợ búa sam uất trong cơ chế thị trường, con người sống năng động, thực tế hơn,sản xuất hoặc làm bất cứ công việc gi cũng lay hiệu quả làm mục tiêu Co chế thị

trường thúc đây trí tuệ và năng lực sáng tạo cá nhân, tạo điều kiện cho tài năng phát

38

Ngày đăng: 08/10/2024, 09:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN