diễn biến mới về tình hình quốc phòng an ninh và kinh tế, chính trị, xã hội nổi bật là sự gia tăng các loại hình tội phạm, đặc biệt là tội phạm sử dụng công nghệ cao, công tác QL đào tạoQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay
Trang 1ĐỖ DIỆU HƯƠNG
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH ĐIỀU TRA HÌNH SỰ Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2024
Trang 2ĐỖ DIỆU HƯƠNG
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH ĐIỀU TRA HÌNH SỰ Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số: 9.14.01.14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS Nguyễn Thị Tình PGS TS Nguyễn Xuân Thanh
HÀ NỘI - 2024
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tài 9
2 Mục đích nghiên cứu 10
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 10
4 Giả thuyết khoa học 10
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 11
6 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 11
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 12
8 Luận điểm bảo vệ 14
9 Đóng góp mới của đề tài 15
10 Cấu trúc của luận án 15
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH ĐIỀU TRA HÌNH SỰ Ở HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN 16
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 16
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 16
1.1.1 Các nghiên cứu về đào tạo ngành Điều tra hình sự 16
1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự 20
1.1.3 Đánh giá chung và hướng nghiên cứu tiếp theo 26
1.2 Bối cảnh hiện nay và những yêu cầu đặt ra trong đào tạo ngành Điều tra hình sự ở học viện, trường đại học CAND 27
1.2.1 Bối cảnh hiện nay 27
1.2.2 Những yêu cầu đặt ra trong đào tạo ngành Điều tra hình sự 33
1.3 Lý luận về đào tạo ngành Điều tra hình sự ở học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay 34
1.3.1 Khái niệm đào tạo ngành Điều tra hình sự ở học viện, trường đại học Công an nhân dân 34
1.3.2 Mô hình đào tạo CIPO 36
1.3.3 Hoạt động đào tạo ngành Điều tra hình sự ở học viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay 39
1.4 Lý luận về quản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở học viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay 47
1.4.1 Khái niệm quản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở học viện, trường đại học CAND 47
Trang 41.4.2 Phân cấp quản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở học viện, trường đại học
Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay 49
1.4.3 Cách tiếp cận trong quản lý đào tạo ngành ĐTHS ở học viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay 50
1.4.4 Nội dung quản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở học viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay 52
1.5 Các yếu tố bối cảnh tác động đến quản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học CAND 63
1.5.1 Sự phát triển của khoa học công nghệ 63
1.5.2 Các quy định về công tác giáo dục và đào tạo trong CAND và mệnh lệnh chỉ đạo của lãnh đạo BCA 63
1.5.3 Nhận thức và năng lực quản lý của giảng viên và cán bộ quản lý; sự tích cực chủ động của sinh viên 64
1.5.4 Cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ quản lý đào tạo 65
1.5.5 Sự phối hợp lực lượng giữa nhà trường và công an đơn vị, địa phương 65
Kết luận chương 1 66
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH ĐIỀU TRA HÌNH SỰ Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN 67
2.1 Khái quát chung về các học viện, trường đại học Công an nhân dân đào tạo ngành Điều tra hình sự 67
2.1.1 Sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi 67
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy 67
2.1.3 Hệ thống ngành, chuyên ngành 68
2.2 Khái quát về đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học CAND 68
2.2.1 Tuyển sinh ngành ĐTHS 68
2.2.2 Quy mô đào tạo 70
2.2.3 Mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra ngành ĐTHS 70
2.2.4 Chương trình đào tạo ngành ĐTHS 71
2.2.5 Phương thức đào tạo 72
2.3 Tổ chức khảo sát và phương pháp đánh giá thực trạng 72
2.3.1 Mục đích khảo sát 72
2.3.2 Nội dung khảo sát 72
2.3.3 Phạm vi khảo sát 73
2.3.4 Khách thể, số lượng, hình thức khảo sát 73
2.3.5 Phương pháp khảo sát thực trạng 75
2.3.6 Mô hình đánh giá và thang đánh giá 75
2.3.7 Phương pháp xử lý số liệu 76
2.4 Thực trạng đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay 78
2.4.1 Thực trạng các yếu tố đầu vào (Input) 78
2.4.2 Thực trạng quá trình đào tạo (Process) 85
2.4.3 Thực trạng các yếu tố đầu ra (Output) 89
Trang 52.5 Thực trạng quản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học
Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay 91
2.5.1 Thực trạng quản lý các yếu tố đầu vào 91
2.5.2 Thực trạng quản lý các yếu tố quá trình đào tạo 103
2.5.3 Thực trạng quản lý các yếu tố đầu ra 109
2.6 Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bối cảnh đến quản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân 113
2.7 Nhận xét chung thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay 114
2.7.1 Ưu điểm 115
2.7.2 Hạn chế 116
2.7.3 Nguyên nhân của hạn chế 118
Kết luận chương 2 119
CHƯƠNG 3 120
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH ĐIỀU TRA HÌNH SỰ Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN 120
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 120
3.1 Định hướng đào tạo ngành Điều tra hình sự trong các học viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay 120
3.1.1 Định hướng đào tạo các ngành trong Công an nhân dân 120
3.1.2 Chủ trương mới của Bộ Công an trong việc kiện toàn bộ máy 120
3.1.3 Định hướng xây dựng cơ quan điều tra của Công an nhân dân 120
3.2 Nguyên tắc xây dựng các biện pháp 121
3.2.1 Đảm bảo tính chính trị, pháp lý 121
3.2.2 Đảm bảo tính mục tiêu 121
3.2.3 Đảm bảo tính khả thi, hiệu quả 122
3.2.4 Đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống 122
3.2.5 Đảm bảo tính cập nhật 122
3.3 Các biện pháp quản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay 123
3.3.1 Tổ chức đa dạng hoá hình thức truyền thông, tư vấn tuyển sinh ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học CAND 123
3.3.2 Tổ chức xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ngành Điều tra hình sự đáp ứng chuẩn đầu ra theo hướng phát huy vai trò của Khoa chuyên ngành 125
3.3.3 Tổ chức bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ GV về đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra 128
3.3.4 Xây dựng kế hoạch tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong đào tạo và QL đào tạo ngành ĐTHS theo định hướng nhà trường thông minh 131
3.3.5 Chỉ đạo đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành Điều tra hình sự theo định hướng phát triển năng lực người học 133
Trang 63.3.6 Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa Công an các đơn vị, địa phương với các học
viện, trường đại học CAND trong đào tạo ngành ĐTHS 136
3.3.7 Tổ chức nâng cao hiệu quả hoạt động lấy ý kiến phản hồi đáp ứng yêu cầu cải tiến liên tục 139
3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân 141
3.5 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học CAND 141
3.5.1 Mục đích khảo nghiệm 142
3.5.2 Phương pháp khảo nghiệm 142
3.5.3 Khách thể khảo nghiệm 142
3.5.4 Kết quả khảo nghiệm 142
3.6 Thử nghiệm biện pháp 146
3.6.1 Những vấn đề chung về thử nghiệm 146
3.6.2 Kết quả thử nghiệm 151
Kết luận chương 3 160
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 161
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 165
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 166
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 844
2 Bảng 2.1 Chỉ tiêu tuyển sinh nhóm ngành Nghiệp vụ an ninh/cảnh sát
3 Bảng 2.2 Quy mô đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND 62
4 Bảng 2.3 Tổng số GV,CBQL thuộc đối tượng khảo sát của luận án 65
5 Bảng 2.4 Số lượng sinh viên thuộc đối tượng khảo sát của luận án 66
6 Bảng 2.5 Số lượng phiếu khảo sát phát ra và thu về 66
8 Bảng 2.7 Phân hạng mức độ của nội dung theo ĐTB 69
9 Bảng 2.8 Thực trạng mức độ thực hiện công tác tuyển sinh ngành ĐTHS 70
10 Bảng 2.9 Thực trạng mức độ thực hiện mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra
11 Bảng 2.10 Đánh giá của Cựu SV, cán bộ đơn vị SDLĐ về mức độ thực
18 Bảng 2.17 Thực trạng mức độ thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quả học
19 Bảng 2.18 Thực trạng mức độ thực hiện kết quả đầu ra 81
20 Bảng 2.19 Thực trạng mức độ thực hiện thông tin phản hồi 82
21 Bảng 2.20 Thực trạng mức độ thực hiện quản lý công tác tuyển sinh
Trang 922 Bảng 2.21 Thực trạng mức độ thực hiện quản lý mục tiêu đào tạo, chuẩn
23 Bảng 2.22 Đánh giá của Cựu SV, cán bộ đơn vị SDLĐ về mức độ thực
hiện quản lý mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra ngành ĐTHS 87
24 Bảng 2.23 Thực trạng mức độ thực hiện quản lý CTĐT ngành ĐTHS 87
25 Bảng 2.24
Đánh giá của Cựu SV, cán bộ đơn vị SDLĐ về mức độ thực hiện quản lý CTĐT ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân
92
28 Bảng 2.27 Thực trạng mức độ thực hiện quản lý tài chính, CSVC phục vụ
đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND 93
29 Bảng 2.28 Thực trạng mức độ thực hiện quản lý giáo trình, tài liệu dạy
99
34 Bảng 2.33
Thực trạng mức độ thực hiện quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND
100
35 Bảng 2.34 Thực trạng mức độ thực hiện quản lý kết quả đầu ra 101
36 Bảng 2.35 Thực trạng mức độ thực hiện quản lý thông tin phản hồi 103
37 Bảng 2.36
Đánh giá của Cựu SV, Đơn vị SDLĐ về mức độ thực hiện hoạt động lấy ý kiến phản hồi của các học viện, trường đại học CAND
104
38 Bảng 2.37 Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến QL 105
Trang 10đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND
39 Bảng 3.1 Các lĩnh vực chuyển đổi số và nhiệm vụ cụ thể 124
40 Bảng 3.2 Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp 134
41 Bảng 3.3 Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp 135
42 Bảng 3.4 Kết quả tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các
43 Bảng 3.5 Bảng chỉ báo cho các tiêu chí đánh giá kết quả thử nghiệm 140
44 Bảng 3.6 Cơ cấu nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng 142
45 Bảng 3.7 Kết quả khảo sát trình độ ban đầu của nhóm thực nghiệm 144
46 Bảng 3.8 Kết quả khảo sát trình độ ban đầu của nhóm đối chứng 144
47 Bảng 3.9 Mức độ phát triển năng lực của NTN sau thử nghiệm 146
48 Bảng 3.10 Mức độ phát triển năng lực của NĐC sau thử nghiệm 148
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
TT Tên biểu đồ,
1 Sơ đồ 1.1 Mô hình của Wayne Hoy và Cecil Miskel về quá trình đào tạo 13
2 Sơ đồ 1.2 Hoạt động đào tạo theo mô hình CIPO 29
3 Sơ đồ 1.3 Mô hình đào tạo ngành ĐTHS ở học viện, trường đại học CAND 30
4 Sơ đồ 1.4 Phân cấp QL trong QL đào tạo ngành ĐTHS ở học viện, trường đại
8 Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy của các học viện, trường đại học CAND 60
9 Sơ đồ 2.2 Mô hình thang đánh giá thực trạng đào tạo ngành ĐTHS 67
10 Sơ đồ 2.3 Mô hình thang đánh giá thực trạng quản lý đào tạo ngành ĐTHS 68
11 Sơ đồ 3.1 Mô hình hợp tác giữa học viện, trường đại học CAND và
công an các đơn vị, địa phương trong đào tạo ngành ĐTHS 130
12 Sơ đồ 3.2 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý đào tạo ngành ĐTHS 133
13 Biểu đồ 2.1 Thực trạng đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học
14 Biểu đồ 2.2 Thực trạng QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại
15 Biểu đồ 3.1 Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi 137
16 Biểu đồ 3.2 Mức độ phát triển năng lực của NTN trước và sau thử nghiệm 148
17 Biểu đồ 3.3 Mức độ phát triển năng lực của NĐC trước và sau thử nghiệm 150
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Điều tra hình sự là một trong những công tác nghiệp vụ quan trọng của lực lượng CAND trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn
xã hội của đất nước Đây không chỉ là nhiệm vụ nặng nề, khó khăn, phức tạp mà còn
là khoa học, nghệ thuật trong quá trình giải quyết vụ án Nó có quan hệ, tác động đa dạng, nhiều chiều với các chính sách, pháp luật của quốc gia; đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng chính trị của con người Chính vì vậy, năng lực, trình độ của người làm công tác ĐTHS luôn là một vấn đề được quan tâm hàng đầu, cán bộ điều tra cần có đủ trình độ, năng lực để tìm ra bản chất của sự việc, kết luận đúng người, đúng tội, để vừa có tác dụng trừng trị kẻ phạm tội, nhưng cũng vừa có tác dụng giáo dục, răn đe, ngăn ngừa tội phạm xảy ra Các học viện, trường đại học CAND là các
cơ sở duy nhất được giao đào tạo ngành ĐTHS, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ công an có kiến thức, năng lực trong hoạt động điều tra tội phạm, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao Nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ làm công tác tố tụng, điều tra tội phạm là vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, điều này được thể hiện trong Nghị quyết số 96/2015/QH13 ngày 26/6/2015 về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự có nội dung yêu cầu các cơ quan liên quan cần có biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và
trách nhiệm công vụ cho đội ngũ Điều tra viên [39] Điều này đặt ra yêu cầu cho các
học viện, trường đại học CAND phải không ngừng nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành ĐTHS đáp ứng yêu cầu thực tiễn của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm
GD&ĐT trong CAND vừa có những đặc điểm chung của hệ thống giáo dục Việt Nam, vừa có những đặc điểm riêng biệt do nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội chi phối Để nâng cao chất lượng đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND điều thiết yếu là cần nâng cao chất lượng QL đào tạo của các cấp QL trong nhà trường Chính vì vậy, công tác QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới nhằm đạt hiệu quả QL, tạo
sự chủ động cho chủ thể QL trong việc phối hợp, vận dụng các biện pháp QL cần thiết Trong những năm qua, công tác đào tạo và QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND luôn được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện với nhiều chuyển biến tích cực Tuy nhiên, đứng trước bối cảnh hiện nay với những
Trang 12diễn biến mới về tình hình quốc phòng an ninh và kinh tế, chính trị, xã hội nổi bật là
sự gia tăng các loại hình tội phạm, đặc biệt là tội phạm sử dụng công nghệ cao, công tác QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND còn bộc lộ những khó khăn, bất cập, từ khâu tuyển sinh; phát triển CTĐT; phát triển đội ngũ
GV, CBQL cho đến tổ chức hoạt động giảng dạy và học tập; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập…Thực tế này cho thấy công tác QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND trong thời gian tới cần được nghiên cứu một cách chuyên sâu, bài bản nhằm nâng tầm chất lượng đào tạo ngành ĐTHS đáp ứng đòi hỏi thực tiễn
Về mặt lý luận, có nhiều mô hình lý thuyết nghiên cứu về QL chất lượng như
Mô hình ISO 9000, Mô hình EFQM, Mô hình SEAMEO (Mô hình các yếu tố tổ chức của Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á) và Mô hình C.I.P.O (Context
- Input - Process - Outcome), mỗi mô hình đều có thế mạnh riêng tuy nhiên sự kết hợp giữa mô hình CIPO và tiếp cận chức năng quản lý đảm bảo sự toàn diện các mặt trong
QL đào tạo đặt trong bối cảnh cụ thể của môi trường kinh tế - chính trị - xã hội
Mặc dù là một ngành đào tạo truyền thống và mũi nhọn của lực lượng CAND, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu trực tiếp, đầy đủ, đảm bảo
có tính hệ thống, khoa học, chuyên sâu về QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện,
trường đại học CAND Chính vì vậy, đề tài: “Quản lý đào tạo ngành Điều tra hình
sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay” là đề
tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn cao trong bối cảnh hiện nay
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ cơ sở lí luận về đào tạo và QL đào tạo ngành ĐTHS ở học viện, trường đại học CAND; đánh giá thực trạng đào tạo và QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp
QL nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND đáp ứng yêu cầu thực tiễn về đội ngũ cán bộ điều tra trong bối cảnh hiện nay
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND
3.2 Đối tượng nghiên cứu
QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay
4 Giả thuyết khoa học
Trang 13Ngành ĐTHS là một ngành đào tạo truyền thống, đặc thù và mũi nhọn của các học viện, trường đại học CAND Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND đang tồn tại một số hạn chế nhất định Nếu sử dụng cách tiếp cận CIPO kết hợp chức năng QL để xây dựng khung lý luận và đánh giá thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất và tiến hành các biện pháp QL sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Tổng quan các nghiên cứu về QL đào tạo ngành ĐTHS; xây dựng cơ sở lý
luận về QL đào tạo ngành ĐTHS ở học viện, trường CAND trong bối cảnh hiện nay
5.2 Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay
5.3 Đề xuấtbiện pháp QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay;
5.4 Tổ chức khảo nghiệm, thử nghiệm nhằm khẳng định sự cần thiết, khả thi
và hiệu quả của biện pháp được đề xuất
6 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
6.1 Về nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong nghiên cứu này, tác giả chọn tiếp cận CIPO kết hợp chức năng quản lý để xác định các nội dung quản lý trong
QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viên, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay
- Đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND bao gồm đào tạo ở các trình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ và các loại hình đào tạo chính quy và vừa làm vừa học Luận án chỉ tập trung nghiên cứu đào tạo và QL đào tạo ngành ĐTHS trình độ đại học hình thức chính quy ở các học viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay
6.2 Về khách thể khảo sát
Đề tài thực hiện khảo sát đối với CBQL, GV, SV, cựu SV của 04 học viện, trường đại học CAND thực hiện đào tạo chính quy trình độ đại học ngành ĐTHS Ngoài ra đề tài thực hiện khảo sát đối với lãnh đạo, cán bộ Công an các đơn vị, địa phương SDLĐ
6.3 Về chủ thể quản lý
Có nhiều chủ thể tham gia QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND Tuy nhiên, luận án xác định chủ thể chính là Giám đốc/Hiệu trưởng các học viện, trường đại học CAND, trên cơ sở phân công, phân cấp QL đối với các bộ
phận chức năng trong nhà trường
Trang 146.4 Về địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại 04 học viện, trường đại học CAND thực hiện đào tạo chính quy trình độ đại học ngành ĐTHS, cụ thể là: Học viện ANND, Đại học ANND, Học viện CSND, Đại học CSND
6.5 Về thời gian nghiên cứu
Số liệu thứ cấp được tác giả tiến hành thu thập giai đoạn 2018 đến nay, đây là thời điểm các học viện, trường đại học CAND điều chỉnh hệ thống các CTĐT (trong
đó có CTĐT ngành ĐTHS) để phù hợp với hướng bố trí công an 4 cấp theo mô hình
tổ chức bộ máy mới Số liệu sơ cấp được tác giả phỏng vấn, phát phiếu khảo sát, thu thập và xử lý trong thời gian từ tháng 6/2023 đến tháng 6/2024
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận
Để triển khai nghiên cứu QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay, luận án sử dụng các cách tiếp cận sau đây:
- Tiếp cận CIPO: Đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND
là một quá trình diễn ra liên tục dưới sự tác động của các yếu tố đầu vào, các yếu tố quá trình, các yếu tố đầu ra và các yếu tố bối cảnh
- Tiếp cận chức năng quản lý: Để quản lý được hoạt động đào tạo ngành
ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND cần phải quản lý các yếu tố đầu vào, các yếu tố quá trình, các yếu tố đầu ra và các yếu tố bối cảnh thông qua việc thực hiện tốt các chức năng của QLGD (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá) để đảm bảo công tác đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND đạt được mục tiêu đề ra
- Tiếp cận chuẩn đầu ra: Nghiên cứu đào tạo và QL đào tạo ngành ĐTHS ở các
học viện, trường đại học CAND có tính hướng đích là nhằm giúp người học đạt được chuẩn đầu ra của quá trình đào tạo
- Tiếp cận hệ thống: Luận án nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa các vấn
đề nghiên cứu một cách hệ thống của đào tạo ngành Điều tra hình sự và quản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường CAND Trong đó, các vấn đề của đào tạo ngành ĐTHS như hạ tầng CNTT, nội dung chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên; các thông tin đầu ra và các vấn đề của quản lý đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND hiện nay gắn liền với yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và gắn với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 Tất cả các vấn
Trang 15đề này cần phải được nghiên cứu một cách hệ thống trên cơ sở phân tích các cấu phần và mối quan hệ biện chứng giữa chúng
- Tiếp cận thực tiễn: Trong luận án, việc nghiên cứu quản lý đào tạo ngành
ĐTHS tại các học viện, trường đại học CAND cần phải được nghiên cứu, đánh giá trong thực tiễn Căn cứ vào mức độ thực hiện hoạt động đào tạo ngành ĐTHS và quản
lý hoạt động đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND hiện nay trong thực tiễn như thế nào mới có cơ sở xác thực để đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay
- Tiếp cận khoa học liên ngành: Nghiên cứu về QL đào tạo ngành ĐTHS ở các
học viện, trường đại học CAND cần dựa vào tiếp cận khoa học liên ngành giữa khoa học ĐTHS và khoa học QLGD
7.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp sau đây:
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết thông qua các tài liệu khoa học
có liên quan; Các tài liệu, văn kiện của Đảng (Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương) và Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, các Bộ - Ngành) về phát triển giáo dục, về phát triển các ngành liên quan đến lực lượng vũ trang và đào tạo nguồn nhân lực ngành ĐTHS để xây dựng cơ sở lý luận QL các hoạt động đào tạo ngành
ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay
- Phương pháp phân loại, hệ thống lý thuyết nhằm sắp xếp các thông tin thành những đơn vị kiến thức có cùng dấu hiệu bản chất, cho phép thấy được bức tranh
toàn cảnh vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp so sánh các kết quả nghiên cứu của những công trình như sách
chuyên khảo, tạp chí, luận án, luận văn trong và ngoài nước liên quan đến đề tài
*Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Tập trung quan sát cách thức QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND để nắm tình hình và kết quả đạt được của việc QL đào tạo ngành ĐTHS, trên cơ sở đó thêm tư liệu phục vụ việc phân tích,
tổng hợp, nhận định đối với vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp CBQL,GV,SV về một số vấn đề chuyên sâu trong đào tạo và QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND
- Phương pháp điều tra: Xây dựng các bảng điều tra phù hợp với nội dung đề
Trang 16tài luận án, thống kê, phân tích các dữ liệu để có những nhận xét, đánh giá chính xác
về đào tạo và QL đào tạo ngành ĐTHS; đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
- Phương pháp chuyên gia: Thông qua hội thảo, hội nghị khoa học, qua phỏng vấn, hỏi ý kiến các chuyên gia giáo dục, chuyên gia ĐTHS, cán bộ QLGD các cấp
có nhiều kinh nghiệm để phân tích tình hình đào tạo và QL đào tạo ngành ĐTHS và các biện pháp đề xuất; trên cơ sở đó thêm tư liệu phục vụ việc phân tích, tổng hợp, nhận định đối với vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Xuất phát từ thực tiễn sinh động của hoạt động đào tạo ngành ĐTHS và QL đào tạo ngành ĐTHS, từ kinh nghiệm của bản thân trong thời gian công tác tại Phòng QLĐT & BDNC và Phòng Bảo đảm chất lượng đào tạo để lấy ý kiến đóng góp thiết thực, hiệu quả cho việc đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo ngành ĐTHS trong bối cảnh hiện nay
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Tiến hành nghiên cứu các sản phẩm trong đào tạo và QL đào tạo ở 4 học viện, trường đại học CAND đang thực hiện đào tạo ngành ĐTHS, bao gồm: CTĐT, nội dung đào tạo, kết quả học tập, rèn luyện của SV ngành ĐTHS, các văn bản chỉ đạo ở từng nhà trường liên quan đến hoạt động đào tạo ngành ĐTHS nhằm đưa ra những luận cứ, luận chứng để chứng minh thực trạng vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm: Tổ chức khảo nghiệm tính cần thiết
và khả thi của các biện pháp đã đề xuất, từ đó tiến hành thử nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính đúng đắn và khả thi của các biện pháp quản lý đào tạo ngành ĐTHS
ở các học viện, trường đại học CAND
*Nhóm phương pháp bổ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê toán học và phần mềm SPSS để tính toán, xử
lý các số liệu nhằm phân tích, tổng hợp kết quả nghiên cứu, điều tra để đảm bảo tính
khách quan của kết quả nghiên cứu
8 Luận điểm bảo vệ
- Bối cảnh hiện nay đặt ra những yêu cầu mới đối với đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND Đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND cơ bảnđược thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, có chất lượng tuy nhiên còn có những hạn chế nhất định chưa đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh hiện nay như những bất cập trong tuyển sinh, CTĐT, hoạt động giảng dạy và học tập…
- QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND đã được tổ chức chặt chẽ song đứng trước yêu cầu của bối cảnh hiện nay còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, dẫn đến hạn chế trong chất lượng đào tạo ngành ĐTHS Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý này, trong đó nhận thức và năng lực QL của GV và CBQL; sự tích cực chủ động của SV và các quy định về công tác GD&ĐT trong CAND cùng với mệnh lệnh chỉ đạo của lãnh đạo BCA là những yếu tố ảnh hưởng
Trang 17mạnh mẽ nhất
- QL đào tạo ngành ĐTHS dựa trên tiếp cận phối hợp CIPO và chức năng quản
lý là cách tiếp cận phù hợp, để xây dựng khung lý luận, khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp QL nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành ĐTHS tại các học viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp QL sẽ khắc phục được các hạn chế trong QL đào tạo ngành ĐTHS tại các học viện, trường đại học CAND và góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay
9 Đóng góp mới của đề tài
- Luận án xây dựng lý luận về đào tạo ngành ĐTHS và QL đào tạo ngành ĐTHS ở học viện, trường đại học CAND, cung cấp các khái niệm cốt lõi như đào tạo ngành ĐTHS, QL đào tạo ngành ĐTHS, xác định các nội dung QL đào tạo
ngành ĐTHS ở học viện, trường đại học CAND theo cách tiếp cận phối hợp CIPO
và chức năng QL
- Luận án xác định những ưu điểm, hạn chế trong đào tạo và QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay và chỉ rõ nguyên nhân của các hạn chế
- Luận án đề xuất và khẳng định hiệu quả các biện pháp QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành ĐTHS trong CAND
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về QL đào tạo trong CAND và là tài liệu cho CBQL, GV, SV nghiên cứu về QL đào tạo ngành ĐTHS theo hướng ứng dụng
10 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, nội dung luận án gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí đào tạo ngành Điều tra hình sự ở học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay
Chương 2: Thực trạng quản lí đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện,
trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay
Chương 3: Biện pháp quản lí đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay
Trang 18CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH ĐIỀU TRA HÌNH SỰ Ở
HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1 Các nghiên cứu về đào tạo ngành Điều tra hình sự
1.1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Đào tạo và các thành tố của quá trình đào tạo được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu và đề cập trong các công trình của mình, có thể kể đến như:
Raymon A Noe (2020) thông qua cuốn Employee Training and Development (Đào tạo và phát triển nhân viên) cung cấp góc nhìn toàn diện, khách quan về đào tạo, đề cập
đến các yếu tố của quá trình đào tạo bao gồm đánh giá nhu cầu, thiết kế CTĐT, phương pháp đào tạo, đánh giá kết quả và hỗ trợ sau đào tạo [66]
P.Nick Blanchard and James W Thacker (2013) với tác phẩm Effective Training: Systems, Strategies, and Practices (Đào tạo hiệu quả: hệ thống, chiến lược
và thực hành) nghiên cứu toàn diện về quá trình đào tạo, bao gồm phân tích nhu cầu,
thiết kế CTĐT, phương pháp đào tạo, kỹ thuật đánh giá và cải tiến liên tục [65]
Geri E McArdle (2015) với công trình Training Design and Delivery: A Guide for Every Trainer, Training Manager, and Occasional Trainer (Thiết kế và tổ chức đào tạo: Hướng dẫn cho mọi huấn luyện viên và cán bộ quản lý đào tạo) tập trung vào các
khía cạnh thực tế của thiết kế CTĐT, tổ chức đào tạo và đánh giá đào tạo [59]
Robert M Gagné, Walter W Wager, Katharine Golas, John M Keller (2005)
thông qua cuốn Principles of Instructional Design (Nguyên tắc thiết kế CTĐT) đề
cập đến nhiều khía cạnh của đào tạo bao gồm đánh giá nhu cầu, mục tiêu đào tạo, chiến lược đào tạo và đánh giá kết quả [68]
Các nghiên cứu về đào tạo cảnh sát nói chung và đào tạo ngành ĐTHS nói riêng của các tác giả trên thế giới được viết dưới nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau:
Cuốn sách International perspectives on Police Education and Training (Các quan điểm quốc tế về giáo dục và đào tạo công an) của tác giả Perry Stanislas (2014)
cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về đào tạo lực lượng cảnh sát trên thế giới, trong đó tập trung vào 8 nội dung chính: (1) khái niệm GD&ĐT lực lượng cảnh sát và những lợi ích cũng như hạn chế của GD&ĐT lực lượng cảnh sát ở các nước,(2) các chủ thể liên quan đến GD&ĐT lực lượng cảnh sát, (3) những yếu tố chi phối và tác nhân thúc đẩy các chính sách liên quan đến công tác GD&ĐT lực lượng cảnh sát,(4) cách thức triển khai công tác GD&ĐT lực lượng cảnh sát, (5) mục tiêu của GD&ĐT lực lượng cảnh sát, (6) sự ảnh hưởng của yếu tố lịch sử và văn hóa lên cách thức và loại hình cải
Trang 19cách GD&ĐT lực lượng cảnh sát, (7) cách thức đánh giá kết quả GD&ĐT, (8) các xu hướng của GD&ĐT lực lượng cảnh sát trong tương lai [64]
Isabelle Barkowiak-Théron (2019) với bài viết Research in police education: current trends (Nghiên cứu về đào tạo cảnh sát: các xu hướng hiện nay) khái quát
một số xu hướng phát triển hiện nay trong công tác đào tạo lực lượng cảnh sát ở một
số nước như hình thành quan hệ đối tác giữa cảnh sát và các trường đại học để giám sát công tác đào tạo cảnh sát (Úc); triển khai Khung trình độ đào tạo cảnh sát (Police education qualifications framework - PEQF) với mục tiêu là hỗ trợ sự phát triển của lực lượng cảnh sát thông qua việc cung cấp một cách tiếp cận quốc gia nhất quán để
công nhận và nâng cao các tiêu chuẩn trong GD&ĐT lực lượng cảnh sát(Anh) [61,
Tr220]
Tác giả Paterson Craig (2011) thông qua bài viết Adding value? A review of the international literature on the role of higher education in police training and education (Gia tăng giá trị? Đánh giá về vai trò của giáo dục đại học trong đào tạo
và giáo dục cảnh sát) khẳng định vai trò của giáo dục đại học đối với việc đào tạo sỹ
quan cảnh sát so với hình thức huấn luyện binh lính truyền thống, cụ thể là giúp nâng cao tính chuyên nghiệp, trách nhiệm giải trình và tính pháp lý của lực lượng cảnh sát thông qua mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng cảnh sát và các học viện, trường đại học đào tạo cảnh sát Để đạt được điều này, cần có mối quan hệ chặt chẽ giữa hai bên, một bên là lực lượng công an tại các đơn vị thực tế (người sử dụng lao động); một bên là các học viện, trường đại học công an (đơn vị đào tạo) Cụ thể, tác giả cho rằng các đơn vị công an cần xác định rõ ràng những kiến thức, năng lực nào cần đạt được của một sỹ quan công an trong thực tế chiến đấu, từ đó nhà trường, với chuyên môn của mình, xác định và triển khai các phương pháp GD&ĐT thích hợp
Trang 20Bàn về bối cảnh của công tác công an hiện nay, báo cáo mới nhất của Trung
tâm đổi mới Interpol vào Tháng 3/2022 Scanning for the Future(s) of Policing: First steps towards a new global paradigm (Tương lai của lực lượng công an: Các bước đầu tiên hướng tới một mô hình toàn cầu mới) đã chỉ ra 9 yếu tố ảnh hưởng đến
công tác công an trong tình hình mới Bối cảnh trên đem lại những xu hướng phát triển và đặc điểm mới đối với công tác công an nói chung và công tác điều tra tội phạm của lực lượng ĐTHS nói riêng trong thời gian tới, cụ thể là: sự xuất hiện của các loại tội phạm mới ngày càng phức tạp dẫn đến xu hướng hợp tác ngày càng chặt chẽ giữa các tổ chức thực thi pháp luật trên thế giới; sự đổi mới liên tục trên tất cả các lĩnh vực của đời sống tạo ra cả những hành vi phạm tội mới cũng như công cụ điều tra mới như các biện pháp điều tra dựa trên nền tảng kỹ thuật số và các biện pháp thu thập chứng cứ điện tử… Báo cáo khẳng định công tác tuyển dụng nhân sự cho ngành công an cũng như công tác đào tạo và phát triển lực lượng cũng cần thay đổi phù hợp để đáp ứng sự chuyển biến không ngừng của bối cảnh thế giới Cụ thể, đối với công tác tuyển dụng, cần có những chiến lược và quy trình tuyển dụng mới nhằm thu hút những thế hệ người trẻ có khả năng khai thác và xử lý dữ liệu, đồng thời có kỹ năng về công nghệ kỹ thuật số Đối với công tác GD&ĐT các học viện và trường đại học CAND cần điều chỉnh CTĐT theo hướng trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng để thích ứng với công nghệ số Báo cáo nhấn mạnh rằng ngoài các kỹ năng như bắt giữ đối tượng, bắn súng, lái xe, các học viện, trường đại học công an cần chú trọng hơn đến việc đào tạo ứng dụng kỹ thuật số trong ĐTHS,
kỹ năng xử lý và bảo mật bằng chứng điện tử, các khoa học ứng dụng khác và vận dụng các kỹ năng tâm lý Trong một thế giới có nhịp độ nhanh, các nhà QL đào tạo
sẽ thường xuyên phải đánh giá và cập nhật mục tiêu, nội dung chương trình học tập
để đảm bảo phù hợp cho sĩ quan công an CTĐT cần có sự linh hoạt và khả năng
thích ứng cao đối với tình hình mới.[60, Tr27]
Viết về đào tạo ngành ĐTHS trong bối cảnh mới, bài viết Next Generation of Evidence Collecting: The Need for Digital Forensics in Criminal Justice Education (Thế hệ tiếp theo của công tác thu thập chứng cứ: Nhu cầu về kỹ thuật hình sự số trong giáo dục tư pháp hình sự) của tác giả Scott H Belshaw (2019) cũng cho rằng
việc đào tạo ngành ĐTHS trong thời gian tới cần trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng về việc thu thập, xử lý chứng cứ điện tử (kỹ thuật hình sự số) Theo tác giả, ngành ĐTHS hiện nay đang có nhu cầu rất cao về cán bộ có thể thu thập, xử lý chứng cứ điện tử và cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu này đó là thiết kế và triển khai
Trang 21các CTĐT ngành ĐTHS trong đó tích hợp các môn học về kỹ thuật hình sự số tại các trường đại học trên thế giới Nội dung CTĐT cần cập nhật những kỹ thuật và phần mềm mới nhất liên quan đến ĐTHS, thế hệ mới của lực lượng ĐTHS cần nhận thức sâu sắc về việc học tập liên tục và suốt đời vì những phát triển trong kỹ thuật hình sự
số trên thế giới là từng ngày và không ngừng biến đổi [69]
1.1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về đề tài đào tạo ngành ĐTHS có thể kể đến tác giả Nguyễn Ngọc
Anh (2011) với cuốn Nâng cao hiệu quả hoạt động của điều tra viên trong điều tra
vụ án hình sự trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra
viên, từ đó đề xuất các giải pháp kiện toàn và nâng cao chất lượng điều tra viên Theo tác giả, nâng cao chất lượng bồi dưỡng, đào tạo ĐTV là một yêu cầu cấp bách góp phần bảo đảm chất lượng hoạt động tư pháp hình sự nước ta, cụ thể là cần phải: (1) thể hiện rõ tính nghề ngay từ bước tuyển sinh, tuyển chọn những thí sinh có năng khiếu; (2) đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy; (3) tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo; (4) bảo đảm đủ số lượng và chất lượng trang thiết bị, phương tiện đáp ứng nhu cầu [1]
Bài viết Nhiệm vụ của điều tra hình sự trong tình hình mới và những vấn đề đặt ra đối với công tác đào tạo tại Học viện An ninh nhân dân của tác giả Nguyễn
Quang Chiến (2018) đề cập đến 03 vấn đề mới đối với công tác ĐTHS trong giai đoạn hiện nay, đó là: (1) xu thế dân chủ và các nhân tố tranh tụng đang ngày càng được tăng cường, quyền của bên bị buộc tội ngày càng được mở rộng; (2) tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường; (3) cách mạng 4.0 làm thay đổi toàn diện cách thức hoạt động của các đối tượng phạm tội [20]
Tác giả Trần Tuấn Tú (2021) có bài viết Đào tạo đại học ngành Điều tra hình
sự đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia nhấn mạnh những tác động của cách
mạng Công nghiệp; đòi hỏi các GV phải khai thác thế mạnh, ưu điểm của những lĩnh vực số, chuyển hóa số để ứng dụng ngay và có hiệu quả trong quá trình dạy và học ngành ĐTHS Tác giả đề xuất: biên soạn mới các bài giảng về thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử, hợp tác quốc tế trong điều tra tội phạm; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về an ninh mạng, gián điệp mạng, dữ liệu điện tử; ứng dụng các công nghệ mới vào giảng dạy như phòng học thực tế ảo để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên [47]
Bài viết Nâng cao năng lực đội ngũ điều tra viên đáp ứng yêu cầu thu thập, bảo quản, xử lý dữ liệu điện tử trong điều tra vụ án hình sự của Đỗ Anh Tuấn (2021)
khẳng định xu hướng sử dụng phương tiện điện tử CNTT và không gian mạng vào
Trang 22hoạt động phạm tội sẽ diễn biến ngày càng phức tạp trong thời gian tới Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ điều tra của các học viện, trường đại học CAND cần chú trọng đến đào tạo liên quan đến công tác thu thập, bảo quản, xử lý dữ liệu điện tử trong điều tra vụ án hình sự Để làm tốt công tác này, tác giả đề xuất các giải pháp: nâng cao nhận thức cho người dạy và người học về
dữ liệu điện tử; hoàn thiện hành lang pháp lý; đổi mới nội dung CTĐT, giáo trình, tài liệu; đầu tư phát triển đội ngũ giảng viên, báo cáo viên; tăng cường nguồn lực tài chính và CSVC cho dạy và học [48]
Nhìn chung, mỗi bài viết của các tác giả đều chỉ ra được một số vấn đề đặt ra đối với công tác đào tạo ngành ĐTHS trong giai đoạn hiện nay, đồng thời đề xuất các giải pháp liên quan, tuy nhiên, có thể thấy các giải pháp được đề cập mới chỉ mang tính riêng lẻ, chưa có tính đồng bộ và hệ thống cao do các tác giả chưa áp dụng được mô hình QLGD trong nghiên cứu của mình, vì vậy, cần có sự nghiên cứu chuyên sâu và tổng thể hơn về đề tài này trong thời gian tới
1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự
1.1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới có nhiều tác giả nghiên cứu về QLGD đồng quan điểm cho rằng
QL đào tạo là một quá trình biến đổi tri thức (transformation process) bao gồm các yếu tố đầu vào, quá trình, đầu ra dù quan điểm về thành phần của các yếu tố này của mỗi tác giả là khác nhau Ngoài ra, hầu hết các tác giả đều dành sự quan tâm cho yếu
tố môi trường, bối cảnh và tác động của nó đến chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường trong các nghiên cứu của mình dù tầm quan trọng của yếu tố bối cảnh theo quan điểm của từng tác giả là khác nhau
Sahney và các cộng sự (2004) đưa ra mô hình đầu vào (tài nguyên) – quá trình – đầu ra (kết quả) của quá trình đào tạo Mô hình này coi giáo dục là một quá trình, theo đó, các nguồn lực được sử dụng để chuyển đổi đầu vào thành đầu ra [65, tr152] Đầu vào bao gồm nhân lực, vật lực, tài chính liên quan đến các chủ thể của quá trình đào tạo như giáo viên, người học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, CSVC và cơ sở hạ tầng Các chủ thể sử dụng các tài nguyên từ đầu vào để thực hiện quá trình đào tạo gồm nhiều hoạt động bao gồm giảng dạy, học tập, nghiên cứu, quản lý và chuyển hóa tri thức Đầu ra của quá trình này bao gồm cả kết quả vô hình, kết quả hữu hình
và giá trị gia tăng cho các bên liên quan [70]
Niedermeier (2017) đề xuất mô hình bối cảnh – đầu vào – quá trình – đầu ra Trong mô hình này, bối cảnh vừa đóng vai trò là nguồn cung cấp đối với các yếu tố đầu vào, vừa tác động đến yếu tố đầu ra Tác giả phân chia các yếu tố đầu vào thành
4 nhóm: vật lực và tài chính; nguồn nhân lực và trình độ nhân viên; nguồn lực dịch
Trang 23vụ; SV và hoàn cảnh của SV Quá trình đào tạo có thể được xem xét trên nền tảng 5 yếu tố chính: hoạt động dạy và học của GV và SV, hoạt động quản lý, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động đảm bảo chất lượng và CTĐT Đầu ra của quá trình bao gồm kết quả đào tạo và cả những ảnh hưởng, tác động của sản phẩm đào tạo lên
SV tốt nghiệp có kiến thức và kỹ năng đáp ứng nhu cầu xã hội Ngược trở lại, những yếu tố đầu ra này phản hồi trở lại môi trường xã hội và có những đóng góp, tác động đối với môi trường xã hội, là kênh thông tin giúp trường học nhận thức và khắc phục những tồn tại, hạn chế đang có Chính khả năng phản hồi này giúp cho mô hình đầu vào – quá trình – đầu ra lặp đi lặp lại theo chu kỳ Tác giả mô hình hóa quá trình đào
tạo như sau [71]:
Sơ đồ 1.1: Mô hình của Wayne Hoy và Cecil Miskel về quá trình đào tạo
Nguồn: Educational administration: theory, research and practice [71,Tr20]
Tác giả nhấn mạnh cho rằng trường học là một hệ thống luôn luôn vận động vừa ổn định vừa linh hoạt Để tồn tại, trường học cần phải thích ứng và để thích ứng,
nó phải luôn luôn thay đổi Mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa nhà trường và môi trường bối cảnh là không thể phủ nhận [71,Tr22]
Đầu ra
- Sản phẩm
- Dịch vụ
Phản hồi
Trang 24Với quan điểm coi đào tạo là một quá trình với các yếu tố đầu vào, quá trình, đầu
ra và đặt nó trong sự xem xét, đánh giá tác động của các yếu tố bối cảnh, nhiều tác giả
đã áp dụng mô hình CIPO trong nghiên cứu của mình Mô hình CIPO được giới thiệu bởi Scheerens với mục đích ban đầu là thiết kế ra một mô hình để đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động trong trường học hoặc của một hệ thống giáo dục Các thành tố của mô hình CIPO được chia thành 4 nhóm: đầu vào, quá trình, đầu ra và bối cảnh Kể
từ khi được giới thiệu cho đến nay, mô hình CIPO được xem là một mô hình thích hợp dùng trong QLGD và được sử dụng bởi nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này
Trong công bố khoa học In-service training management – a case study in Vietnam (Quản lý đào tạo hệ tại chức – nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam) của tác
giả Anh Nguyen (2020) đăng bởi Trung tâm Khoa học và giáo dục Canada, tác giả đã tích hợp vào mô hình CIPO truyền thống một quy trình đảm bảo chất lượng để tạo ra
cơ chế phản hồi từ yếu tố đầu ra ngược trở lại quá trình đào tạo Tác giả nhấn mạnh rằng, cơ chế đánh giá và phản hồi này không chỉ nằm ở cuối quy trình mà đánh giá và phản hồi trong suốt quá trình diễn ra quá trình đào tạo, tức là bao gồm cả đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết Nghiên cứu đã mang lại những kết quả có giá trị cho QLGD nói chung và các nghiên cứu sử dụng mô hình CIPO nói riêng [58]
Về đề tài QL đào tạo trong đào tạo lực lượng vũ trang nói chung và QL đào tạo ngành ĐTHS nói riêng trên thế giới là rất ít hoặc không được công bố do đặc thù nhiều thông tin về các cơ sở giáo dục trong lực lượng vũ trang thuộc bí mật quốc gia
1.1.2.2 Các nghiên cứu trong nước
Trong thời gian vừa qua ở Việt Nam đã có nhiều tác giả quan tâm, vận dụng những thành tựu về lý luận khoa học quản lý nói chung, khoa học QLGD nói riêng
và đã đưa ra nhiều vần đề lý luận về QL đào tạo, các biện pháp, kinh nghiệm QL đào
tạo xuất phát từ thực tiễn của giáo dục Việt Nam
Trần Khánh Đức (2014) trong cuốn “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI đã bàn về mô hình CIPO gồm 4 nội dung: bối cảnh, đầu vào, quá trình, đầu ra Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization - UNESCO) đã đề cao quan điểm ứng dụng mô hình CIPO trong đào tạo nguồn nhân lực theo đó chất
lượng của một nhà trường hoặc một cơ sở đào tạo được thể hiện qua 10 yếu tố Các yếu tố được xếp thành 3 thành phần cơ bản theo quan điểm quá trình giáo dục tổng
thể với các yếu tố đầu vào (Input), quá trình (Process), đầu ra (Output/Outcome),
và tác động của bối cảnh (Context)” [26]
Trang 25Cách tiếp cận sử dụng mô hình CIPO là một trong các cách tiếp cận được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về QL đào tạo , có thể kể đến như:
Bài viết Vận dụng mô hình CIPO để đổi mới trong quản lý hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp nhằm đào tạo đáp ứng yêu cầu thị trường lao động của tác
giả Nguyễn Ngọc Trang (2018) cho rằng mô hình CIPO trong QL hợp tác đào tạo sẽ
là một trong những hướng đi hiệu quả, thúc đẩy mối liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp phát triển bền vững, đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực cho đất nước [46]
Bài viết “Vận dụng mô hình đảm bảo chất lượng trong quản lý đào tạo đại học
của các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thứ Mười (2016) đã tổng quan về QL đào tạo đại học theo hướng đảm bảo chất lượng, trong đó tác giả cho rằng QL đào tạo theo mô hình CIPO trong bối cảnh cụ thể của môi trường kinh tế - xã hội địa phương với 10 yếu tố là phù hợp với QL chất lượng của một cơ sở đào tạo cụ thể Tác giả đề xuất mô hình QL CIPO với 12 thành tố cần được xem xét: Yêu cầu xã hội (công tác chiêu sinh); hoạt động dạy; hoạt động học; phương pháp đào tạo; hình thức đào tạo; mục tiêu đào tạo; nội dung, chương trình đào tạo; điều kiện đào tạo; quy chế, môi trường đào tạo; bộ máy tổ chức đào tạo, các lực lượng ngoài đội ngũ giảng dạy; kiểm tra, đánh giá đào tạo; sản phẩm đào tạo” [55]
Tác giả Nguyễn Hữu Văn (2020) trong bài viết “Vận dụng mô hình CIPO vào quản lý đào tạo nghề ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng đáp ứng nhu cầu
xã hội cho rằng QL đào tạo theo CIPO là quản lý theo hướng đáp ứng nhu cầu xã
hội do mô hình CIPO có tính chất kiểm soát tất cả các yếu tố thuộc về bối cảnh (context) tác động lên quá trình đào tạo, gồm: yếu tố đầu vào (input), yếu tố quá trình (process), yếu tố đầu ra (outcome), do vậy mô hình CIPO rất thích hợp cho QL đào tạo nghề Theo tác giả, các yếu tố bối cảnh mà các nhà QL đào tạo cần quan tâm
đó là điều kiện môi trường kinh tế - xã hội; luật pháp, chính sách của Nhà nước; tiến
bộ khoa học và công nghệ; hội nhập quốc tế, đối tác cạnh tranh; đầu tư của Nhà nước; thị trường lao động, nhu cầu xã hội” [56]
Tác giả Đào Duy Phong (2020) trong bài viết “Vận dụng mô hình CIPO vào
QL đào tạo ở trường trung cấp nghề giao thông công chính Hà Nội theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội đã phân tích thực trạng QL các yếu tố đầu vào, quá trình, đầu ra
dưới tác động của yếu tố bối cảnh Trong đó, QL đầu vào được đánh giá thông qua
QL công tác tuyển sinh, phát triển nội dung CTĐT, QL người dạy, QL người học,
QL CSVC; QL quá trình đào tạo thông qua QL hoạt động dạy, QL hoạt động học,
Trang 26QL kiểm tra đánh giá trong việc thực hiện kế hoạch, CTĐT; QL đầu ra thông qua
QL thông tin phản hồi của cơ sở sử dụng lao động” [38]
Về đề tài QL đào tạo một ngành nghề trong cơ sở giáo dục đại học đã có một
số tác giả nghiên cứu, có thể kể đến như:
Luận án Quản lí đào tạo cử nhân ngành An toàn thông tin ở các trường đại học Việt Nam đáp ứng nhu cầu xã hội của Nguyễn Tân Đăng (2020) sử dụng tiếp cận
CIPO kết hợp chức năng quản lý để xây dựng ma trận nội dung quản lý, từ đó phân tích và đánh giá thực trạng, đề xuất biện pháp QL đào tạo ngành An toàn thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội [25]
Luận án “Quản lí đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ở các trường đại học địa phương theo tiếp cận năng lực của tác giả Đỗ Thị Thanh Toàn (2019) qua các cách tiếp
cận (trong đó tiếp cận năng lực và tiếp cận CIPO là chủ yếu) để xây dựng nội dung QL đào tạo ngành công nghệ kĩ thuật ở các trường đại học địa phương và đề xuất biện pháp” [44]
Luận án “Quản lí đào tạo trình độ đại học ngành chỉ huy tham mưu lục quân theo tiếp cận năng lực ở các trường sĩ quan lục quân trong bối cảnh hiện nay của tác giả
Phạm Quốc Tuấn (2024) sử dụng các cách tiếp cận, trong đó tiếp cận năng lực và tiếp cận quá trình là chủ yếu để xây dựng nội dung QL và đề xuất 6 biện pháp QL đào tạo” [51]
Trong mảng đề tài về QLGD trong CAND, chủ yếu các tác giả khai thác đề tài
QL đào tạo ở cơ sở giáo dục trong CAND, ít đề tài đi sâu nghiên cứu về QL đào tạo một ngành nghề cụ thể, có thể kể đến như:
Luận án “Quản lý đào tạo ở trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND theo tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể (TQM) của tác giả Đặng Việt Xô (2016) đã
nghiên cứu hoạt động QL đào tạo theo tiếp cận QL chất lượng tổng thể bao gồm QL đầu vào, QL quá trình và QL đầu ra, xây dựng chính sách chất lượng, văn hóa chất lượng trong nhà trường từ đó đề xuất và từng bước triển khai các giải pháp QL đào tạo ở trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND theo tiếp cận QL chất lượng tổng thể một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn của trường để nâng cao hoạt động QL đào tạo và từng bước đảm bảo chất lượng đào tạo trong giai đoạn hiện nay” [54]
Luận án “Quản lý đào tạo ở Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy theo tiếp cận chuẩn đầu ra của tác giả Quách Văn Tuấn (2021) đã vận dụng mô hình CIPO
trong QL đào tạo ở Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy theo tiếp cận chuẩn đầu ra Tác giả phân tích QL đào tạo trên các nội dung: QL các yếu tố đầu vào (Input), QL
Trang 27các yếu tố của quá trình (Process), QL các yếu tố về kết quả đầu ra (Output/Outcome)
và xem xét, đánh giá tác động của bối cảnh (Context) đến đào tạo và QL đào tạo ở Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy theo tiếp cận chuẩn đầu ra” [52]
Tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2022) với đề tài Quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng đã vận dụng mô hình CIPO
vào QL đào tạo ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận đảm bảo chất lượng Trên
cơ sở đó, tác giả xác định nội dung QL đào tạo theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ở các trường trung cấp CAND thông qua: QL đầu vào (xây dựng, điều chỉnh chuẩn đầu
ra và CTĐT; tuyển sinh; GV và CBQL; CSVC, phương tiện phục vụ đào tạo); QL quá trình (dạy học của GV; học tập, thực tập và rèn luyện của SV; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập); QL đầu ra (công nhận kết quả học tập, rèn luyện và cấp phát văn bằng đối với học viên tốt nghiệp; thu thập thông tin đánh giá, phản hồi sau đào tạo) và QL điều tiết các yếu tố thuộc về bối cảnh [49]
Luận án Quản lý đào tạo ở các học viện, trường đại học công an nhân dân theo chuẩn đầu ra của Ngô Văn Khánh (2019) xây dựng khung lí thuyết về QL đào
tạo ở các học viện, trường đại học theo CĐR; tổ chức khảo sát thực trạng của QL đào tạo ở các học viện, trường đại học CAND theo CĐR và đề xuất 07 giải pháp để
QL đào tạo ở các học viện, trường đại học công an nhân dân theo CĐR [35]
Luận án Quản lý đào tạo nhóm ngành CNTT trong các trường đại học CAND theo chuẩn đầu ra của tác giả Đặng Văn Duy (2023) sử dụng tiếp cận CIPO kết hợp
với tiếp cận chuẩn đầu ra để xây dựng các nội dung QL trong đào tạo nhóm ngành CNTT ở các trường đại học CAND, từ đó đề xuất 06 giải pháp QL [22]
Ngoài ra, còn một số luận án tiến sĩ khác cũng nghiên cứu về QL đào tạo ở các học viện, trường đại học CAND ở nhiều góc độ và phạm vi khác nhau như: luận án
Quản lý chất lượng đào tạo đại học trong các học viện, trường CANDcủa tác giả Nguyễn Văn Ly (2010), luận án Quản lý thực tập tốt nghiệp của sinh viên Học viện ANND theo tiếp cận CIPO của tác giả Đỗ Văn Hiếu (2017), luận án Đảm bảo chất lượng các học viện, trường đại học CAND của tác giả Sử Ngọc Anh (2017); luận án Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Công an theo hướng phát triển năng lực người học của tác giả Nguyễn Văn Kiên (2021); luận ánPhát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp khoa ở các trường đại học CAND trong bối cảnh đổi mới giáo dục của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh(2022)
[37],[30],[2],[36],[28]
Trang 28Có thể thấy mặc dù đã có những đề tài nghiên cứu về QL đào tạo nói chung hoặc QL đào tạo một ngành nghề nhất định trong nhà trường công an, quân đội, tuy nhiên về QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào trực tiếp, đầy đủ và có tính hệ thống, khoa học, chuyên sâu về đề tài này
1.1.3 Đánh giá chung và hướng nghiên cứu tiếp theo
1.1.3.1 Đánh giá chung
Như vậy, từ việc tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới về QL đào tạo ngành ĐTHS tại các học viện, trường đại học CAND, có thể đi đến một số nhận xét chính sau:
- Đề tài đào tạo lực lượng cảnh sát nói chung và đào tạo ngành ĐTHS nói riêng
đã được một số tác giả nghiên cứu, tuy nhiên mới dừng lại ở quy mô bài viết tạp chí, hội thảo; trong đó các tác giả có đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, tuy nhiên các giải pháp được đề cập mới chỉ mang tính riêng lẻ, chưa có tính đồng bộ và hệ thống cao do các tác giả chưa áp dụng được mô hình QLGD trong nghiên cứu của mình
- Nghiên cứu về QL đào tạo tại các cơ sở giáo dục là một đề tài được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm Các công trình đã đưa ra được những vấn
đề cốt yếu về QL đào tạo trong các nhà trường, nhiều công trình đi sâu vào nghiên cứu một số mô hình QL đào tạo cụ thể Nhìn chung các tác giả đồng quan điểm đào tạo là một quá trình mà để QL tốt quá trình đào tạo thì cần phải QL các yếu tố đầu vào, quá trình, đầu ra cũng như xem xét đánh giá tác động của bối cảnh lên toàn bộ quá trình đào tạo đó
- Bàn về QL đào tạo trong lực lượng vũ trang ở Việt Nam có rất nhiều các tác giả là giảng viên, chuyên gia trong lực lượng vũ trang viết về đề tài này Các tác phẩm đã khẳng định vị trí, vai trò, sự cần thiết của QL đào tạo trong lực lượng vũ trang, coi đây là vấn đề then chốt, quyết định đến chất lượng, hiệu quả đào tạo trong các trường CAND Các công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau của khoa học QLGD với nhiều cách tiếp cận khác nhau như tiếp cận đảm bảo chất lượng, tiếp cận đáp ứng chuẩn đầu ra, tiếp cận CIPO, tiếp cận năng lực…thể hiện sự đa dạng trong hướng nghiên cứu của các tác giả Tuy nhiên, về QL đào tạo ngành ĐTHS tại các học viện, trường đại học CAND, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào trực tiếp, đầy đủ và có tính hệ thống, khoa học, chuyên sâu về đề tài này
1.1.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 29Xác định được vai trò của QL đào tạo trong việc nâng cao chất lượng đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND, “góp phần cung ứng cho xã hội đội ngũ cán bộ, chiến sĩ CAND làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảm đảm trật tự an toàn xã hội, trong khi các công trình nghiên cứu về đề tài này hiện nay còn rất ít, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu nghiêm túc, chuyên sâu hơn nữa Vì vậy, luận
án sẽ tiếp tục giải quyết những vấn đề trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn
mà các công trình khoa học trước đó chưa đề cập hoặc đề cập chưa đầy đủ Cụ thể trên các vấn đề sau:
Một là, trên cơ sở kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan trước đó, luận
án tiếp tục nghiên cứu bổ sung, làm rõ những khái niệm liên quan đến đào tạo và QL đào tạo ngành ĐTHS ở học viện, trường đại học CAND; chỉ rõ tính đặc thù của ngành ĐTHS và QL đào tạo ngành ĐTHS; các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo ngành ĐTHS và các nội dung QL đào tạo ngành ĐTHS theo cách tiếp cận CIPO kết hợp chức năng QL Đồng thời, làm rõ các vấn đề đặt ra đối với đào tạo và QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay
Hai là, trong tất cả các công trình nghiên cứu đã được công bố, chưa có công
trình nào đánh giá cụ thể được thực trạng đào tạo và QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND hiện nay Do đó, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, luận
án sẽ nghiên cứu làm rõ, đánh giá đúng thực chất thực trạng đào tạo và QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND trong thời gian qua Từ việc phân tích thực trạng, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong công tác QL đào tạo ngành ĐTHS, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó làm cơ sở để đề xuất các biện pháp
Ba là, luận án đề xuất và phân tích, làm rõ các biện pháp QL đào tạo ngành
ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay sát với thực tiễn, đúng đối tượng, mục tiêu đào tạo và đảm bảo có tính thiết thực, khả thi cao Đây được coi là vấn đề cốt lõi, không chỉ góp phần đảm bảo cho chất lượng đào tạo ngành ĐTHS ở các nhà trường đáp ứng tốt với mục tiêu đào tạo”, mà còn góp phần cung ứng cho xã hội đội ngũ cán bộ, chiến sĩ CAND làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảm đảm trật tự an toàn xã hội với trình độ chuyên môn cao, đáp ứng tốt những yêu cầu đặt ra của cuộc đấu tranh chống tội phạm trong tình hình mới
1.2 Bối cảnh hiện nay và những yêu cầu đặt ra trong đào tạo ngành Điều tra hình sự ở học viện, trường đại học CAND
1.2.1 Bối cảnh hiện nay
Trang 301.2.1.1 Bối cảnh quốc phòng an ninh
Trong những năm tới, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến khó lường, phức tạp Cục diện thế giới tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng đa cực, đa trung tâm, đa tầng nấc với nhiều chuyển động về chính trị, an ninh, kinh tế, khoa học, quân sự Các cuộc xung đột cục bộ, tranh chấp biên giới, lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên sẽ tiếp diễn với tính chất đa chiều hơn, diễn ra trên các không gian mới
và với các hình thái đa dạng như chiến tranh mạng, chiến tranh công nghệ cao, chiến tranh lai, xung đột phi vũ trang, xung đột vùng xám… Kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng thiếu ổn định do căng thẳng địa chính trị tại nhiều khu vực Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tiếp tục gay gắt, toàn diện kéo theo sự phân tuyến, phân tách rõ nét trên nhiều lĩnh vực, tác động liên thông, đa chiều tới lợi ích an ninh, phát triển của các quốc gia
Ở Việt Nam, bối cảnh quốc phòng – an ninh hiện nay có thể dự báo một số vấn
đề quan trọng như: Chiến tranh xâm lược quy mô lớn; Chiến tranh công nghệ cao; Các tình huống an ninh phi truyền thống; Chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng; Chiến tranh trên vùng trời; Chiến tranh biển đảo, biên giới; Xâm phạm chủ quyền, lợi ích quốc gia - dân tộc, xâm chiếm biển đảo, biên giới bằng các biện pháp phi vũ trang hoặc vũ trang với những mức độ khác nhau; Diễn biến hòa bình, bạo loạn chính trị, cách mạng màu phát triển thành bạo loạn vũ trang, can thiệp quân sự, lật
đổ Đây là các vấn đề được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi phải tiếp tục tính đến các giải pháp cụ thể, trong đó đặc biệt cần có biện pháp liên quan tới nguồn nhân lực được đào tạo để thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự xã hội
1.2.1.2 Bối cảnh kinh tế xã hội
Tình hình kinh tế thế giới mặc dù có một số tín hiệu tích cực, nhưng về tổng thể kinh tế toàn cầu chưa ra khỏi giai đoạn khó khăn, có tính bất định cao, diễn biến phức tạp, nhanh chóng cùng nhiều yếu tố mới, bất ngờ, xuất hiện các rủi ro trong cả ngắn hạn và dài hạn Sau đại dịch COVID-19, trên con đường hồi phục, hầu hết các nền kinh tế thế giới lại phải gặp thách thức lớn khác là sự bùng nổ của giá cả hàng hoá và năng lượng Sự nới lỏng tiền tệ chưa từng có trong giai đoạn 2020-2021 cộng hưởng tác động từ cuộc xung đột Nga – Ukraine đã kích hoạt lạm phát trên quy mô toàn cầu kể từ cuối năm 2022 Các động lực tăng trưởng truyền thống của kinh tế thế giới như thương mại, đầu tư, sản xuất tiếp tục khó khăn Bên cạnh đó, tần suất và mức độ nghiêm trọng của thiên tai đã tăng lên theo thời gian và còn tiếp tục tăng
Trang 31hơn nữa do biến đổi khí hậu đã đe dọa an ninh lương thực, an ninh năng lượng, bất
ổn xã hội [45]
Những bất ổn về kinh tế - xã hội kéo theo tình hình tội phạm gia tăng trên quy
mô toàn cầu Các báo cáo đánh giá của Cơ quan kiểm soát ma túy và tội phạm Liên Hợp quốc (UNODC) về tình hình tội phạm thế giới trong các thập kỷ đầu thế kỷ 21 cho thấy tội phạm trên thế giới có khuynh hướng gia tăng và nguy hại hơn so với trước đây Báo cáo mới nhất của Interpol về xu hướng tội phạm toàn cầu chỉ ra tội phạm tài chính và tội phạm mạng là những mối đe dọa tội phạm hàng đầu thế giới và cũng sẽ là những mối đe dọa dự kiến sẽ gia tăng nhiều nhất trong tương lai [60]
Xu hướng tội phạm ở Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng tội phạm trên thế giới, với sự gia tăng của các loại tội phạm như tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng CNTT và mạng viễn thông với quy mô, tính chất, phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày càng tinh vi, nguy hiểm Các tội phạm truyền thống trở nên tinh vi, xảo quyệt hơn, chúng rất thành thạo trong việc lợi dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để phục vụ quá trình chuẩn
bị, thực hiện và che giấu hành vi phạm pháp luật của mình như thiết bị phá sóng và
mã hoá tín hiệu, sử dụng Dark Web để giao dịch ẩn danh, các kỹ thuật làm giả bằng chứng số, tạo ra các bằng chứng giả mạo để làm rối loạn quá trình điều tra của cơ quan chức năng… Đối tượng phạm tội ngày càng trở nên đa dạng hơn từ mọi tầng lớp, giới tính, độ tuổi, kể cả lứa tuổi vị thành niên [45]
1.2.1.3 Bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 cung cấp cho lực lượng điều tra những tiến bộ vượt bậc về mặt công nghệ, mang lại hiệu quả và độ chính xác cao cho công tác điều tra, đồng thời đòi hỏi đội ngũ cán bộ điều tra phải không ngừng nâng cao kỹ năng, tay nghề để thực sự làm chủ công nghệ Một số tiến bộ khoa học công nghệ nổi bật có thể kể đến như: Công nghệ phân tích DNA; Hệ thống quản lý
cơ sở dữ liệu tội phạm; Công nghệ sinh trắc; Giám định pháp y số; Camera giám sát
và công nghệ hình ảnh; Phân tích hiện trường 3D; Hệ thống định vị toàn cầu (GPS); Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning) Các tiến bộ khoa học công nghệ này không chỉ nâng cao hiệu quả và độ chính xác của công tác điều tra, mà còn giúp giảm thời gian và chi phí điều tra, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan trong quá trình điều tra và xét xử
Ở một khía cạnh khác, những tiến bộ khoa học này cũng bị các đối tượng xấu lợi dụng để tiến hành các thủ đoạn phạm tội nhằm qua mặt cơ quan điều tra Một
Trang 32trong những xu hướng đáng lo ngại là việc lợi dụng mạng xã hội, email, và các nền tảng trực tuyến để tiến hành lừa đảo, trộm cắp dữ liệu, tấn công mạng, hoặc phát tán thông tin sai lệch nhằm gây hoang mang trong xã hội Tính ẩn danh và khả năng tiếp cận toàn cầu của internet khiến cho việc điều tra, truy tìm và xác minh thông tin trở nên khó khăn hơn nhiều Ngoài ra, với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (machine learning), một số đối tượng đã lợi dụng các công nghệ này để tạo ra các sản phẩm như deepfake, một dạng video giả mạo, có thể tạo ra các hình ảnh, âm thanh giống hệt người thật Điều này gây khó khăn cho các cơ quan điều tra trong việc xác minh tính xác thực của bằng chứng Công nghệ mã hóa cũng là một vấn đề đáng lưu ý Nhiều đối tượng sử dụng các công cụ mã hóa mạnh để che giấu các hoạt động phạm pháp của mình Ví dụ như việc sử dụng các ứng dụng nhắn tin mã hóa đầu cuối, hoặc lưu trữ thông tin trên các nền tảng đám mây bảo mật cao, khiến việc truy cập và lấy bằng chứng của cơ quan điều tra gặp nhiều khó khăn Việc sử dụng các thiết bị công nghệ cao như camera giám sát, thiết bị định vị GPS, hay máy bay không người lái (drone) để theo dõi hoặc tránh bị theo dõi cũng đang trở thành một thủ đoạn phạm tội phổ biến Các đối tượng phạm tội có thể sử dụng những công nghệ này để qua mặt lực lượng chức năng, lên kế hoạch và thực hiện hành vi phạm tội mà không
để lại dấu vết
Sự phát triển của khoa học công nghệ một mặt tạo cơ hội ứng dụng các công nghệ mới vào giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong đào tạo ngành ĐTHS Mặt khác, cũng đặt ra yêu cầu đối với các cán bộ điều tra cần phải trang bị những kiến thức và công cụ công nghệ tiên tiến để có thể đối phó hiệu quả với những thủ đoạn phạm tội tinh vi, qua mặt luật pháp của các đối tượng xấu
1.2.1.4 Bổi cảnh đổi mới giáo dục đào tạo trong Công an nhân dân
Bối cảnh đổi mới GD&ĐT trong lực lượng CAND diễn ra trong bối cảnh cả nước đang tiến hành đổi mới toàn diện GD&ĐT theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá XI và Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW [3],[4] GD&ĐT trong CAND vừa có những đặc điểm chung của hệ thống giáo dục quốc dân, vừa có những đặc điểm riêng do nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội chi phối Để chủ động trong việc tạo nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng chức năng, nhiệm vụ được giao, BCA đã chủ động ban hành và triển khai các
Trang 33Nghị quyết, Đề án nhằm đổi mới, nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo trong CAND, cụ thể là Nghị quyết 17-NQ/ĐUCA của Đảng uỷ Công an Trung ương, Chỉ thị số 13/CT-BCA của BCA về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong CAND, Chỉ thị số 12/CT-BCA về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 17 Nghị quyết 17 và Chỉ thị 12 là sự cụ thể hóa tinh thần đổi mới giáo dục, đào tạo phù hợp với đặc thù ngành CAND Những mục tiêu, nhiệm vụ chỉ ra trong Nghị quyết được xem là kim chỉ nam cho hoạt
động GD&ĐT của các trường CAND: Đầu tư phát triển một số ngành đào tạo mũi nhọn đạt trình độ khu vực, lấy hạt nhân là các CTĐT đại học chất lượng cao, đào tạo bằng tiếng nước ngoài ở các lĩnh vực thế mạnh của Ngành như ĐTHS, Kỹ thuật hình sự, „[ 7 ],[10],[23]
Đối với đào tạo lực lượng cán bộ điều tra, ngày 8/11/2022, Đảng ủy Công an Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/ĐUCA và ngày 7/12/2022 BCA đã ban hành Đề án số 10/ĐA-BCA về xây dựng Cơ quan điều tra của CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại Trong Nghị quyết số 14-
NQ/ĐUCA và Đề án số 10/ĐA-BCA đã xác định mục tiêu tổng quát: Đến năm
2025, cơ quan điều tra cơ bản tinh, gọn, mạnh; cơ quan An ninh điều tra tiến thẳng lên hiện đại Phấn đấu đến năm 2030, cơ quan điều tra chính quy, tinh nhuệ, hiện đại Đây là văn bản chỉ đạo quan trọng để các học viện, trường đại học CAND xác
định mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra, CTĐT ngành ĐTHS phù hợp với chủ trương, yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực của BCA [12],[24]
1.2.1.5 Bối cảnh thể chế chính sách liên quan đến Điều tra hình sự
Bối cảnh thế chế, chính sách liên quan đến ĐTHS ngày càng hoàn thiện với nhiều quy định pháp luật mới trong lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự ảnh hưởng trực tiếp đến những người làm công tác ĐTHS, làm thay đổi từ nhận thức đến hành động của các cán bộ điều tra, đòi hỏi cán bộ điều tra phải nhanh chóng cập nhật và quán triệt trong từng hoạt động điều tra của mình Cụ thể như:
- Nghị quyết số 49/NQ-TW về chiến lược cải cách tư pháp, trong đó xác định rõ: Đảng lãnh đạo chặt chẽ hoạt động tư pháp và các cơ quan tư pháp về chính trị, tổ chức cán bộ; xây dựng và hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của cấp uỷ Đảng trong việc chỉ đạo giải quyết những vụ việc quan trọng, phức tạp; cơ chế phối hợp làm việc với các
tổ chức Đảng, các cơ quan tư pháp và ban ngành có liên quan [5];
Trang 34- Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 09/11/2018 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc [6];
- Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017; Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi năm 2021; Luật Tổ chức cơ quan ĐTHS năm 2015 tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan điều tra, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người bị điều tra và các bên liên quan, như quy định về ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hỏi cung bị can; quy định về thu thập dữ liệu, chứng cứ điện tử
- Luật An ninh mạng 2018 được áp dụng để QL và điều tra các vụ án liên quan đến tội phạm mạng, giúp cơ quan điều tra có thêm công cụ pháp lý để xử lý các tội phạm trong không gian mạng
- Quy định về bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân quy định này yêu cầu các cơ quan điều tra phải tuân thủ các nguyên tắc bảo mật và không xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân trong quá trình điều tra vụ án
- Quy định về hợp tác liên ngành, hợp tác quốc tế trong quá trình điều tra vụ án nhằm đảm bảo quá trình điều tra được thực hiện hiệu quả, minh bạch và công bằng
và tăng cường sự phối hợp giữa Việt Nam và các quốc gia khác trong việc đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia
- Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 là cơ sở quan trọng để cơ quan điều tra các cấp, ĐTV huy động sức mạnh quần chúng thông qua các Tổ bảo vệ an ninh trật tự tại cơ sở trong công tác điều tra, phá án
Hệ thống pháp luật liên quan đến công tác điều tra vụ án ngày càng hoàn thiện với những quy định mới đặt ra yêu cầu đối với đào tạo ngành ĐTHS trong các nhà trường phải trang bị, cập nhật cho người học các quy định mới trong công tác ĐTHS; đồng thời phát triển ở người học kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế,
kỹ năng phối hợp liên ngành
Bên cạnh đó, chính sách đối với SV tốt nghiệp ngành ĐTHS cũng ảnh hưởng lớn đến đào tạo ngành ĐTHS, cụ thể chủ trương của lãnh đạo BCA hiện nay là kiện toàn tổ chức bộ máy bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo phương
châm Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở Với chủ trương này, người
học sau khi tốt nghiệp các học viện, trường đại học CAND cần được trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng, sẵn sàng làm việc tại các đơn vị công an cấp xã, huyện Do đó, công tác đào tạo tại các học viện, trường đại học CAND nói chung và công tác đào tạo ngành ĐTHS nói riêng cần trang bị cho người học các kiến thức rộng, liên ngành
để đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn chiến đấu Cụ thể, SV cần được trang bị các kỹ
Trang 35năng tiếp xúc với dân; giải quyết, xử lý các sự việc phức tạp, khó dự báo trong điều tra tội phạm; kỹ năng độc lập nghiên cứu để tham mưu, đề xuất các biện pháp mới nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra
1.2.2 Những yêu cầu đặt ra trong đào tạo ngành Điều tra hình sự
Những yếu tố bối cảnh kể trên đặt ra những yêu cầu cụ thể đối với việc đào tạo
SV ngành ĐTHS như sau:
1.2.2.1 Yêu cầu về kiến thức và kỹ năng chuyên môn
- Kiến thức pháp luật cập nhật: SV cần được trang bị kiến thức chuyên sâu về các quy định pháp luật mới như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật An ninh mạng, các quy định về bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân Các nội dung này phải được tích hợp vào CTĐT để sinh viên nắm bắt kịp thời và vận dụng hiệu quả trong công tác điều tra
- Kỹ năng điều tra và thu thập chứng cứ: Cần nâng cao khả năng phân tích hiện trường, thu thập, phân tích và bảo quản chứng cứ theo các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là chứng cứ điện tử và dữ liệu số
- Kỹ năng sử dụng công nghệ: SV phải nắm vững các công nghệ hiện đại như giám định pháp y số, phân tích DNA, công nghệ sinh trắc, phân tích hiện trường 3D,
và sử dụng các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu tội phạm Bên cạnh đó, SV cần làm chủ các công cụ như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (machine learning) và các phần mềm phân tích thông tin để xử lý các vụ án công nghệ cao
1.2.2.2 Yêu cầu về phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị
- Phẩm chất đạo đức: Đòi hỏi SV phải được rèn luyện để có phẩm chất đạo đức vững vàng, liêm chính, công tâm, tuân thủ các quy định pháp luật và đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh môi trường làm việc đầy áp lực và cám dỗ
- Bản lĩnh chính trị: SV cần được giáo dục về lòng trung thành với Đảng, Nhà nước, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh để bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội Bản lĩnh chính trị vững vàng sẽ giúp họ đối mặt với những thách thức trong quá trình điều tra và xử lý các tình huống phức tạp
1.2.2.3 Yêu cầu về kỹ năng mềm và tư duy phản biện
- Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm: SV cần được đào tạo kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm hiệu quả, đặc biệt trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng khác và cộng đồng quốc tế trong các vụ án phức tạp và xuyên quốc gia
- Kỹ năng xử lý tình huống và tư duy phản biện: SV cần được trang bị khả năng phán đoán, ra quyết định nhanh chóng và chính xác trong các tình huống căng
Trang 36thẳng, xử lý các tình huống bất ngờ, phức tạp và có khả năng dự báo, ứng phó với các thủ đoạn tội phạm mới, tinh vi
1.2.2.4 Yêu cầu về khả năng thích ứng với môi trường quốc tế
- Kỹ năng ngoại ngữ: SV cần thành thạo ít nhất một ngoại ngữ để có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế, tham gia các hoạt động hợp tác, trao đổi thông tin với các cơ quan điều tra nước ngoài
- Hiểu biết về luật pháp quốc tế và hợp tác quốc tế: SV cần hiểu biết sâu rộng
về các quy định pháp luật quốc tế liên quan đến điều tra tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, tội phạm công nghệ cao và tội phạm tài chính SV cũng cần biết cách hợp tác, trao đổi thông tin và hỗ trợ điều tra với các quốc gia khác
1.2.2.5 Yêu cầu về sức khỏe và khả năng chịu đựng áp lực
- Sức khỏe thể chất và tinh thần: Công tác điều tra hình sự thường xuyên phải đối mặt với nhiều áp lực, do đó SV cần được rèn luyện để có sức khỏe tốt và khả năng chịu đựng căng thẳng cao
- Kỹ năng quản lý căng thẳng: SV cần được trang bị các kỹ năng và chiến lược
QL căng thẳng để duy trì hiệu quả công việc, không bị ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực từ áp lực công việc
1.2.2.6 Yêu cầu về đổi mới trong phương pháp giảng dạy:
- Ứng dụng công nghệ trong giảng dạy: Cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT, các phương tiện dạy học hiện đại như thực tế ảo (VR), mô phỏng hiện trường để giúp
SV tiếp cận gần hơn với thực tiễn công tác điều tra
- Phương pháp đào tạo liên ngành: Để đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn, CTĐT cần tích hợp các kiến thức liên ngành về pháp luật, xã hội học, tâm lý học và CNTT Tóm lại, đào tạo ngành ĐTHS cần phải toàn diện, liên tục đổi mới và linh hoạt, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và phức tạp của thực tiễn công tác điều tra trong bối cảnh hiện nay
1.3 Lý luận về đào tạo ngành Điều tra hình sự ở học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay
Công an nhân dân
1.3.1.1 Điều tra hình sự
Trên cơ sở nội hàm khái niệm của các nhà khoa học trong nước và trên thế giới như Vighôncharenkô (1980), V.A.Abra xop (1980), R.X.Benkin (1987), Nguyễn Huy Thuật (1998), Nguyễn Thủ Thanh (2005), trong phạm vi luận án, tác
Trang 37giả thống nhất khái niệm ĐTHS được hiểu như sau: ĐTHS là khoa học nghiên cứu những quy luật mang đặc tính điều tra của tội phạm; những quy luật về thông tin tội phạm; những quy luật về thu thập, kiểm tra, đánh giá, sử dụng những chứng cứ; những quy luật về các phương tiện, phương pháp, chiến thuật điều tra; những quy luật về các biện pháp bổ trợ điều tra với mục đích phát hiện, điều tra và phòng ngừa tội phạm [41], [42]
1.3.1.2 Ngành Điều tra hình sự
Điều 4 Luật giáo dục đại học định nghĩa “Ngành là tập hợp kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp, khoa học và công nghệ, do
Bộ Giáo dục và Đào tạo thống kê, phân loại” [40]
Theo Vương Thị Ngọc Huệ (2019) trong cuốn “Công tác GD&ĐT trong CAND: ngành đào tạo là hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ nghề nghiệp mà người học cần lĩnh hội trong quá trình đào tạo để sử dụng chúng trong một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp nhất định” [32]
Theo quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học được ban hành tại “Thông tư 09/2022/TT-BGDĐT ngày 6/6/2022 của Bộ GD&ĐT, ngành ĐTHS thuộc nhóm ngành An ninh và trật tự xã hội có mã số 7860104 [19] Ngành ĐTHS cũng có trong Danh mục ngành, chuyên ngành đào tạo trong CAND được Bộ trưởng BCA ban hành theo Quyết định số 7712/QĐ-BCA-X02 ngày 27/09/2021” [9]
Như vậy, có thể hiểu “Ngành ĐTHS là tập hợp kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp ĐTHS của lực lượng CAND”
1.3.1.3 Khái niệm học viện, trường đại học Công an nhân dân
Theo Điều 4 Luật giáo dục đại học: “Trường đại học, học viện là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định
của Luật này “[40]
Theo Điều 48 Luật giáo dục: “Trường của lực lượng vũ trang nhân dân có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và công nhân quốc phòng; bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà nước về nhiệm vụ
và kiến thức quốc phòng, an ninh” [40]
Như vậy, có thể hiểu “Học viện, trường đại học CAND là cơ sở giáo dục đại học của lực lượng CAND có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong CAND”
Trang 381.3.1.4 Đào tạo ngành Điều tra hình sự ở học viện, trường đại học Công an
nhân dân
Từ điển Giáo dục học cho rằng: “Đào tạo là quá trình chuyển giao có hệ thống, có phương pháp những kinh nghiệm, những tri thức, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, chuyên môn, đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế cho người học để họ sẵn sàng đi vào cuộc sống tự lập, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước” [29,tr76] Theo Trần Khánh Đức (2022): “Đào tạo là quá trình hình thành và phát triển
ở người học hệ thống kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết (hệ thống năng lực và các phẩm chất cá nhân – xã hội theo từng cấp độ giáo dục và lĩnh vực đào tạo (ngành/ nghề) ,qua đó tạo lập năng lực sống và hoạt động nghề nghiệp, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách ở mỗi cá nhân, đáp ứng nhu cầu xã hội trong những giai đoạn phát triển tương ứng” [27]
Phạm Viết Vượng (2012) định nghĩa: “Đào tạo là quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, khoa học, công nghệ của đất nước” Tác giả cho rằng bên cạnh quá trình giáo dục ở các trường phổ
thông thì đào tạo nghề nghiệp ở các trường đại học chính là để chuẩn bị nguồn lực lao động cho xã hội [57]
Như vậy, có thể hiểu Đào tạo là tập trung vào việc trang bị cho người học các
kỹ năng, kiến thức, thái độ cần thiết để thực hiện một công việc hoặc nghề nghiệp
nhất định Vì vậy, tác giả đưa ra khái niệm “Đào tạo ngành ĐTHS ở học viện, trường đại học CAND„ được sử dụng trong luận án như sau: Đào tạo ngành ĐTHS ở học viện, trường đại học CAND là quá trình hình thành và phát triển ở người học hệ thống kỹ năng, kiến thức, thái độ cần thiết trong phạm vi hoạt động nghề nghiệp của cán bộ điều tra tại các cơ quan điều tra và cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra”
1.3.2 Mô hình đào tạo CIPO
Một số mô hình đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng đào tạo đã và đang được phổ biến trong lĩnh vực giáo dục hiện nay là: “Mô hình ISO 9000, Mô hình EFQM, Mô hình SEAMEO và Mô hình C.I.P.O Trong đó, mô hình CIPO có nhiều
ưu điểm để nghiên cứu về đào tạo một ngành cụ thể: (1) đảm bảo sự toàn diện các mặt trong đào tạo ; (2) bao quát toàn bộ quá trình đào tạo đặt trong mối quan hệ mật thiết với yếu tố bối cảnh, thích hợp để áp dụng cho nghiên cứu đào tạo ngành ĐTHS
- một ngành nghề chịu tác động mạnh mẽ từ những biến đổi của yếu tố bối cảnh; (3)
Trang 39làm rõ được mối quan hệ giữa các khâu của đào tạo; (4) Dễ xác định được các chủ thể đào tạo tạo nguồn nhân lực trong các khâu của quá trình đào tạo nhằm tạo ra sự phối hợp tốt giữa các chủ thể; (5) Dễ khai thác màu sắc đặc trưng nghề trong đào tạo
ở tất cả các khâu của quá trình đào tạo” [55]
Mô hình CIPO được phát triển bởi Jaap Scheerens, trong đó, các yếu tố được sắp xếp thành 3 thành phần cơ bản theo quan điểm quá trình giáo dục tổng thể từ Đầu vào (Input) – Quá trình (Process) đến Đầu ra (Output) trong bối cảnh cụ thể của môi
trường kinh tế - xã hội (Context), thể hiện qua Sơ đồ 1.2 [27]:
Sơ đồ 1.2: Hoạt động đào tạo theo mô hình CIPO
Nguồn: trích tài liệu [27]
Theo mô hình này, “giáo dục được coi là một quá trình, theo đó đầu vào qua một quá trình dẫn đến kết quả đầu ra Đầu vào, quá trình và đầu ra đều bị ảnh hưởng bởi bối cảnh Bối cảnh cung cấp các yếu tố thuộc đầu vào, cung cấp tài nguyên cho quá trình và đặt yêu cầu cho đầu ra Theo cách này, bốn thành phần của mô hình CIPO được kết nối với nhau” [27]
Bối cảnh (Context)
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, vì vậy, giáo dục chịu ảnh hưởng bới các yếu tố như: sự phát triển công nghệ, nhân khẩu học, kinh tế, văn hóa Chính sách quốc gia thể hiện vai trò ảnh hưởng của mình thông qua việc xác định mục tiêu giáo dục, tiêu chuẩn tham chiếu, khung pháp lý để giáo dục làm căn cứ triển khai
Đầu vào (Input)
Đầu vào là các nguồn lực như: tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục (giáo trình, tài liệu, CSVC, trang thiết bị dạy học) Bên cạnh các yếu tố này, đầu vào còn là các nguồn lực như: người học, GV, CBQL, nhân viên, giám sát, thanh tra viên và những người hỗ trợ khác Có thể nói GV là yếu tố đầu vào quan trọng bậc nhất, yếu tố sống còn đối với giáo dục
Trang 40thực hiện các hoạt động này là các quá trình trong trường học Đây là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành các yêu cầu đầu ra, biến các yếu tố đầu vào, đặc điểm của người học thành những năng lực của người học, hình thành những phẩm chất cần có cho người học Quá trình này diễn ra theo các bước tạo thành quy trình làm việc của nhóm, của tổ chức
Đầu ra (Output)
Thành tích học tập hoặc kết quả học tập của người học là đầu ra của giáo dục Các hoạt động giáo dục diễn ra hướng tới đạt được mục tiêu giáo dục đề ra, đó là kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực của người học ở những giai đoạn nhất định
Sự trưởng thành của người học có đáp ứng được các yêu cầu học tập ở giai đoạn tiếp theo, yêu cầu của nghề nghiệp và yêu cầu của xã hội hay không là yêu cầu đầu ra trong giáo dục
Tuy nhiên, mô hình CIPO cơ bản (Sơ đồ 1.2) vẫn mang tính đơn giản, một chiều, chưa thể hiện được sự phản hồi của kết quả đầu ra đến quá trình đào tạo Kết hợp mô hình CIPO cơ bản và cơ chế phản hồi theo mô hình được giới thiệu bởi Wayne Hoy và Cecil Miskel [71], tác giả đề xuất mô hình CIPO được sử dụng trong luận án để nghiên cứu về QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay như sau:
ĐẦU VÀO (INPUT)
- Tuyển sinh
- Mục tiêu đào tạo,
chuẩn đầu ra
- Chương trình đào tạo
- Năng lực đội ngũ giảng
viên, cán bộ quản lý
- Các điều kiện bảo đảm
chất lượng đào tạo
BỐI CẢNH (CONTEXT)
- Bối cảnh quốc phòng an ninh
- Bối cảnh kinh tế xã hội
- Bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0
- Bối cảnh đổi mới giáo dục trong CAND
- Bối cảnh thể chế chính sách liên quan đến ĐTHS
QUÁ TRÌNH (PROCESS)
- Hoạt động giảng dạy của giảng viên
- Hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
và rèn luyện của sinh viên
ĐẦU RA (OUTPUT)
-Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp, có việc làm
- Sự hài lòng của sinh viên/ cựu sinh viên/ công an các đơn vị, địa phương
Cơ chế phản hồi