1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt: Quản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay

29 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay
Tác giả Đỗ Diệu Hương
Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Thị Tình, PGS. TS Nguyễn Xuân Thanh
Trường học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Quản lí Giáo dục
Thể loại Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 104,03 KB

Nội dung

ĐỖ DIỆU HƯƠNGQUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGÀNH ĐIỀU TRA HÌNH SỰ Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lí Giáo dục Mã số: 9140114 TÓM TẮT LUẬN ÁNQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nayQuản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay

Trang 1

ĐỖ DIỆU HƯƠNG

QUẢN LÍ ĐÀO TẠO NGÀNH ĐIỀU TRA HÌNH SỰ Ở CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN

TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quản lí Giáo dục

Mã số: 9140114

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS Nguyễn Thị Tình PGS TS Nguyễn Xuân Thanh

Phản biện 1: PGS.TS Phó Đức Hoà – Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Văn Phán – Học viện chính trị - Bộ Quốc Phòng Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Thị Tính – Trường ĐH Sư phạm –

ĐH Thái Nguyên

Trang 3

cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

vào hồi … giờ … ngày … tháng… năm 2024

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:

Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trang 4

1 Đỗ Diệu Hương, Nguyễn Thị Tình (2023), “Bối cảnh hiện nay và các vấn đề đặt ra đối

với đào tạo ngành điều tra hình sự trong các học viện, trường đại học Công an nhân dân”,Hội thảo khoa học quốc tế “Tâm lý học, giáo dục học trong bối cảnh biến đổi xã hội”,tháng 9/2023 (ISBN: 978-604-88-7127-7)

2.Do Dieu Huong (2024), применениемоделиcipoвуправлениипо дготовкойвпроцессеуголовных

-расследованийвакадемияхиуниверситетахнароднойполиции, Евразийскийюридический журнал (Tạp chí Luật Á Âu – Eurasian Law Journal), Số 4 (191) 2024,Tr484-486 (ISSN: 2073-4506)

3 Đỗ Diệu Hương (2024), Một số vấn đề lý luận về quản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự

ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân theo tiếp cận CIPO, Tạp chí Giáo dục,tập 24 (số đặc biệt 6), tháng 6/2024 (ISSN:2354-0753)

4 Đỗ Diệu Hương (2024), Thực trạng quản lí các yếu tố đầu vào trong đào tạo ngành điều

tra hình sự ở các học viện, trường đại học công an nhân dân theo tiếp cận CIPO, Tạp chíGiáo dục, dự kiến đăng số tháng 8/2024 (ISSN:2354-0753)

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

ĐTHS là một trong những công tác nghiệp vụ quan trọng của lực lượng CAND trongcuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn xã hội của đất nước Đâykhông chỉ là nhiệm vụ nặng nề, khó khăn, phức tạp mà còn là khoa học, nghệ thuật trongquá trình giải quyết vụ án Nó có quan hệ, tác động đa dạng, nhiều chiều với các chính sách,pháp luật của quốc gia; đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng chính trị của conngười Chính vì vậy, năng lực, trình độ của người làm công tác ĐTHS luôn là một vấn đềđược quan tâm hàng đầu, cán bộ điều tra cần có đủ trình độ, năng lực để tìm ra bản chất của

sự việc, kết luận đúng người, đúng tội, để vừa có tác dụng trừng trị kẻ phạm tội, nhưng cũngvừa có tác dụng giáo dục, răn đe, ngăn ngừa tội phạm xảy ra

Đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ làm công tác tố tụng, điều tra tộiphạm là vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, điều này được thể hiện trong Nghịquyết số 96/2015/QH13 ngày 26/6/2015 về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai

và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, trong đó cónội dung yêu cầu các cơ quan liên quan cần có biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ và trách nhiệm công vụ cho đội ngũ Điều tra viên [39] Các học viện, trường đạihọc CAND là các cơ sở duy nhất được giao đào tạo ngành ĐTHS, đóng vai trò chủ chốttrong công tác đào tạo đội ngũ cán bộ điều tra có kiến thức, năng lực, đáp ứng yêu cầu,nhiệm vụ được giao Điều này đặt ra yêu cầu cho các học viện, trường đại học CAND phảikhông ngừng nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành ĐTHS đáp ứng yêu cầu thựctiễn của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm

Đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND nói riêng, GD&ĐT trongCAND nói chung vừa có những đặc điểm chung của hệ thống giáo dục Việt Nam, vừa cónhững đặc điểm riêng biệt do nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xãhội chi phối Do đó, để nâng cao chất lượng đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đạihọc CAND điều thiết yếu là cần nâng cao hiệu quả QL đào tạo của các cấp QL trong nhàtrường Chính vì vậy, công tác QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại họcCAND đòi hỏi phải có cách tiếp cận phù hợp, tạo sự chủ động cho chủ thể QL trong việcphối hợp, vận dụng các biện pháp nhằm đạt được hiệu quả QL

Về mặt lý luận, có nhiều mô hình lý thuyết nghiên cứu về QL chất lượng như Mô hìnhISO 9000, Mô hình EFQM, Mô hình SEAMEO (Mô hình các yếu tố tổ chức của Tổ chức

Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á) và Mô hình CIPO, mỗi mô hình đều có thếmạnh riêng tuy nhiên sự kết hợp giữa mô hình CIPO và tiếp cận chức năng QL đảm bảo sựtoàn diện các mặt trong QL đào tạo đặt trong bối cảnh cụ thể của môi trường Cách tiếp cậnnày tỏ ra đặc biệt phù hợp đối với QL đào tạo ngành ĐTHS là một ngành chịu nhiều tácđộng của các yếu tố bối cảnh trong nước và quốc tế đan xen như kinh tế, chính trị, xã hội,quốc phòng an ninh

Về mặt thực tiễn, các báo cáo thống kê cho thấy số lượng điều tra viên của cơ quanđiều tra các cấp trong CAND hiện nay chưa đủ đáp ứng yêu cầu, có tình trạng quá tải trongcông việc, khiến cho chất lượng điều tra, giải quyết án hình sự không cao; số lượng án tồnđọng lớn [1] Chính vì vậy, trong thời gian tới, ngành ĐTHS là một trong các ngành được

Trang 6

ưu tiên đào tạo trong lực lượng CAND để kịp thời bổ sung đội ngũ cán bộ làm công tác điềutra, đáp ứng mục tiêu xây dựng cơ quan điều tra “chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” [11] Mặc

dù trong những năm qua, công tác đào tạo và QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện,trường đại học CAND luôn được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện với nhiềuchuyển biến tích cực Tuy nhiên, đứng trước bối cảnh hiện nay với những diễn biến mới vềtình hình quốc phòng an ninh và kinh tế, chính trị, xã hội nổi bật là sự gia tăng các loại hìnhtội phạm, đặc biệt là tội phạm sử dụng công nghệ cao, công tác QL đào tạo ngành ĐTHS ởcác học viện, trường đại học CAND vẫn còn bộc lộ những khó khăn, bất cập, từ khâu tuyểnsinh; phát triển CTĐT; phát triển đội ngũ GV, CBQL cho đến tổ chức hoạt động giảng dạy

và học tập; kiểm tra, đánh giá kết quả học tập…Thực tế này cho thấy công tác QL đào tạongành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND trong thời gian tới cần được nghiên cứumột cách chuyên sâu, bài bản nhằm nâng tầm chất lượng đào tạo ngành ĐTHS đáp ứng đòihỏi thực tiễn

Mặc dù là một ngành đào tạo truyền thống và mũi nhọn của lực lượng CAND, cho đếnnay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu trực tiếp, đầy đủ, đảm bảo có tính hệthống, khoa học, chuyên sâu về QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học

CAND Chính vì vậy, đề tài Quản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện,

trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay là đề tài nghiên cứu có ý nghĩa

khoa học và giá trị thực tiễn cao trong bối cảnh hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về QL đào tạo ngành ĐTHS ở học viện,trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay, đề xuất các biện pháp QL nhằm nâng caochất lượng đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND đáp ứng yêu cầuthực tiễn về đội ngũ cán bộ điều tra trong bối cảnh hiện nay

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND

3.2 Đối tượng nghiên cứu

QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiệnnay

4 Giả thuyết khoa học

Ngành ĐTHS là một ngành đào tạo truyền thống, đặc thù và mũi nhọn của các họcviện, trường đại học CAND Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, QL đào tạo ngành ĐTHS ởcác học viện, trường đại học CAND đang tồn tại một số hạn chế nhất định Nếu sử dụng tiếpcận CIPO kết hợp chức năng QL để xác định các nội dung QL và đánh giá thực trạng, trên

cơ sở đó đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp QL sẽ góp phần nâng cao chất lượngđào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan các nghiên cứu về QL đào tạo ngành ĐTHS; xây dựng cơ sở lý luận về QLđào tạo ngành ĐTHS ở học viện, trường CAND trong bối cảnh hiện nay

- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện,trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay

Trang 7

- Đề xuất biện pháp QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND trongbối cảnh hiện nay;

- Tổ chức khảo nghiệm, thử nghiệm nhằm khẳng định sự cần thiết, khả thi và hiệu quả củabiện pháp được đề xuất

6 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu

6.1 Về nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND trongbối cảnh hiện nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong nghiên cứu này, tác giả chọn tiếpcận CIPO kết hợp chức năng quản lý để xác định các nội dung quản lý trong QL đào tạongành ĐTHS ở các học viên, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay

- Đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND bao gồm đào tạo ở cáctrình độ đại học, thạc sỹ, tiến sỹ và các loại hình đào tạo chính quy và vừa làm vừa học.Luận án chỉ tập trung nghiên cứu đào tạo và QL đào tạo ngành ĐTHS trình độ đại học hìnhthức chính quy ở các học viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay

6.2 Về khách thể khảo sát

Đề tài thực hiện khảo sát đối với CBQL, GV, SV, cựu SV của 04 học viện, trường đạihọc CAND thực hiện đào tạo chính quy trình độ đại học ngành ĐTHS Ngoài ra đề tài thựchiện khảo sát đối với lãnh đạo, cán bộ Công an các đơn vị, địa phương SDLĐ

6.3 Về chủ thể quản lí

Có nhiều chủ thể tham gia quản lí đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại họcCAND Tuy nhiên, luận án xác định chủ thể chính là Ban Giám đốc Học viện, Ban giámhiệu các trường đại học CAND, các chủ thể khác là chủ thể phối hợp

6.4 Về địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại 04 học viện, trường đại học CAND thực hiện đào tạochính quy trình độ đại học, cấp bằng cử nhân ngành ĐTHS, cụ thể là: Học viện ANND, Đạihọc ANND, Học viện CSND, Đại học CSND

6.5 Về thời gian nghiên cứu

Số liệu thứ cấp được tác giả tiến hành thu thập giai đoạn 2018 đến nay Số liệu sơ cấpđược tác giả phỏng vấn, phát phiếu khảo sát các CBQL, GV, SV đang làm việc, học tập tại cáchọc viện, trường đại học CAND triển khai đào tạo chính quy trình độ đại học ngành ĐTHS Sốliệu thu thập thông qua khảo sát được thực hiện từ tháng 6/2023 đến tháng 6/2024

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận

Luận án được thực hiện nghiên cứu, tiếp cận trên cơ sở phương pháp luận khoa họccủa chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an về công tác giáo dục và đào tạo và hoạt động đánhgiá KQHT Đồng thời, luận án sử dụng các cách tiếp cận: tiếp cận CIPO kết hợp chức năngquản lí, tiếp cận quá trình đào tạo, tiếp cận năng lực, tiếp cận chuẩn đầu ra, tiếp cận hệthống, tiếp cận thực tiễn, tiếp cận khoa học liên ngành nhằm làm sáng tỏ những vấn đề về lýluận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

7.2 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình thực hiện nghiên cứu tác giả sử

Trang 8

dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau:

* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

*Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

- Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm

*Nhóm phương pháp bổ trợ

8 Luận điểm bảo vệ

- Bối cảnh hiện nay đặt ra những yêu cầu mới đối với đào tạo ngành ĐTHS ở các họcviện, trường đại học CAND Đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND cơbản được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, có chất lượng tuy nhiên còn có những hạnchế nhất định chưa đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh hiện nay như những bất cập trong tuyểnsinh, CTĐT, hoạt động giảng dạy và học tập…

- QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND đã được tổ chức chặtchẽ song đứng trước yêu cầu của bối cảnh hiện nay còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, dẫnđến hạn chế trong chất lượng đào tạo ngành ĐTHS Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạtđộng quản lý này, trong đó nhận thức và năng lực QL của GV và CBQL; sự tích cực chủđộng của SV và các quy định về công tác GD&ĐT trong CAND cùng với mệnh lệnh chỉđạo của lãnh đạo BCA là những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất

- QL đào tạo ngành ĐTHS dựa trên tiếp cận phối hợp CIPO và chức năng quản lý làcách tiếp cận phù hợp, để xây dựng khung lý luận, khảo sát thực trạng và đề xuất các biệnpháp QL nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành ĐTHS tại các học viện, trường đại họcCAND trong bối cảnh hiện nay Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp QL sẽ khắc phụcđược các hạn chế trong QL đào tạo ngành ĐTHS tại các học viện, trường đại học CAND vàgóp phần nâng cao hiệu quả đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CANDtrong bối cảnh hiện nay

9 Đóng góp mới của luận án

- Về mặt lý luận, luận án góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận về QLĐT nóichung và QLĐT ngành ĐTHS ở học viện, trường đại học CAND nói riêng

- Về mặt thực tiễn, luận án xác định được những ưu điểm, hạn chế trong QLĐT ngànhĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay

- Luận án đề xuất và khẳng định tính hiệu quả các biện pháp QLĐT ngành ĐTHS ở cáchọc viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay nhằm nâng cao chất lượng đào tạongành ĐTHS trong CAND

- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về QLĐT trongCAND và là tài liệu cho CBQL, GV, SV nghiên cứu về QLĐT ngành ĐTHS theo hướng ứngdụng

10 Cấu trúc của luận án

Trang 9

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,nội dung luận án gồm 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí đào tạo ngành Điều tra hình sự ở học viện, trườngđại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay

Chương 2: Thực trạng quản lí đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trườngđại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay

Chương 3: Biện pháp quản lí đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đạihọc Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGÀNH ĐIỀU TRA HÌNH SỰ Ở HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu về đào tạo ngành Điều tra hình sự

1.1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Scott H Belshaw (2019) qua bài viết “Next Generation of Evidence Collecting: The Need for Digital Forensics in Criminal Justice Education” (Thế hệ tiếp theo của công tác thu thập chứng cứ: Nhu cầu về kỹ thuật hình sự số trong giáo dục tư pháp hình sự) cho rằng việc

đào tạo ngành ĐTHS trong thời gian tới cần trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng

về việc thu thập, xử lý chứng cứ điện tử (kỹ thuật hình sự số) Theo tác giả, ngành ĐTHS hiệnnay đang có nhu cầu rất cao về cán bộ có thể thu thập, xử lý chứng cứ điện tử và cách tốt nhất

để đáp ứng nhu cầu này đó là thiết kế và triển khai các CTĐT ngành ĐTHS trong đó tích hợpcác môn học về kỹ thuật hình sự số tại các trường đại học trên thế giới Nội dung CTĐT cầncập nhật những kỹ thuật và phần mềm mới nhất liên quan đến ĐTHS, thế hệ mới của lựclượng ĐTHS cần nhận thức sâu sắc về việc học tập liên tục và suốt đời vì những phát triểntrong kỹ thuật hình sự số trên thế giới là từng ngày và không ngừng biến đổi

Bên cạnh đó, các tác giả Perry Stanislas (2014), Isabelle Barkowiak-Théron (2019),Paterson Craig (2011), Rick D Giovengo (2017) cũng đưa ra các quan điểm khác nhau vềđào tạo công an nói chung và đào tạo ngành ĐTHS nói riêng

1.1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Nguyễn Ngọc Anh (2011) thông qua cuốn sách “Nâng cao hiệu quả hoạt động của điều tra viên trong điều tra vụ án hình sự” đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn nhiệm vụ,

quyền hạn của ĐTV, từ đó đề xuất các giải pháp kiện toàn và nâng cao chất lượng điều traviên, bổ sung quyền hạn và trách nhiệm pháp lý cho điều tra viên

Các tác giả Nguyễn Quang Chiến (2018), Trần Tuấn Tú (2021), Trần Tuấn Tú (2021),

Đỗ Anh Tuấn (2021) thông qua bài viết của mình đã chỉ ra được một số vấn đề đặt ra đốivới công tác đào tạo ngành ĐTHS trong giai đoạn hiện nay, đồng thời đề xuất các giải phápliên quan, tuy nhiên, các giải pháp được đề cập mới chỉ mang tính riêng lẻ, chưa có tínhđồng bộ và hệ thống cao do các tác giả chưa áp dụng được mô hình QLGD trong nghiên cứucủa mình, vì vậy, cần có sự nghiên cứu chuyên sâu và tổng thể hơn về đề tài này trong thờigian tới

1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự

Trang 10

1.1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Sahney và các cộng sự (2004) đưa ra mô hình đầu vào (tài nguyên) – quá trình – đầu ra

(kết quả) của quá trình đào tạo Mô hình này coi giáo dục là một quá trình, “theo đó, các nguồn lực được sử dụng để chuyển đổi đầu vào thành đầu ra” Niedermeier (2017) đề xuất

mô hình bối cảnh – đầu vào – quá trình – đầu ra Trong mô hình này, bối cảnh vừa đóng vaitrò là nguồn cung cấp đối với các yếu tố đầu vào, vừa tác động đến yếu tố đầu ra Cuốn sáchEducational administration: theory, research and practice (Quản lý giáo dục: lý thuyết,nghiên cứu và thực hành) của hai tác giả Wayne Hoy và Cecil Miskel (2012) đưa ra quanđiểm trường học là một hệ thống xã hội mở (open social systems) Tác giả nhấn mạnh hoạtđộng của trường học không thể tách rời với môi trường bối cảnh; sự cạnh tranh, nguồn lực

và áp lực chính trị từ môi trường bối cảnh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bên trong củanhà trường

Với quan điểm coi đào tạo là một quá trình với các yếu tố đầu vào, quá trình, đầu ra vàđặt nó trong sự xem xét, đánh giá tác động của các yếu tố bối cảnh, nhiều tác giả đã áp dụng

mô hình CIPO (Context – Input- Process – Outcome: Bối cảnh – Đầu vào – Quá trình – Đầura) trong nghiên cứu của mình Mô hình CIPO được giới thiệu bởi Scheerens (1990,1995)với mục đích ban đầu là thiết kế ra một mô hình để đánh giá tính hiệu quả của các hoạt độngtrong trường học hoặc của một hệ thống giáo dục Các thành tố của mô hình CIPO đượcchia thành 4 nhóm: đầu vào, quá trình, đầu ra và bối cảnh Kể từ khi được giới thiệu cho đếnnay, mô hình CIPO được xem là một mô hình thích hợp dùng trong QLGD và được sử dụngbởi nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này Moelands và Ouborg (1998); ODEAD (2011);Zhang, Yang, Chang và Chang (2016) sử dụng mô hình CIPO để đánh giá trường học lầnlượt ở Hà Lan, Bỉ và Trung Quốc Chang và Lin (2018) sử dụng các yếu tố Bối cảnh – đầuvào – quá trình – đầu ra làm các khía cạnh của quốc tế hóa để phát triển một bộ chỉ số đánhgiá giáo dục đại học ở Đài Loan Ngoài đánh giá các thước đo hiệu suất truyền thống, môhình CIPO còn được sử dụng để đo lường hiệu quả của trường học về mặt phúc lợi chongười học (Petegem, Aelterman, Keer và Yves, 2007)

1.1.2.2 Các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, nhiều tác giả cũng vận dụng mô hình CIPO trong các nghiên cứu về quản

lý đào tạo như Nguyễn Ngọc Trang (2018), Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thứ Mười (2016),Nguyễn Hữu Văn (2020), Đào Duy Phong (2020) Đặc biệt một số tác giả sử dụng mô hìnhCIPO để nghiên cứu về quản lý đào tạo một ngành nghề đặc thù như Đỗ Thị Thanh Toàn(2019), Nguyễn Tân Đăng (2020), Lê Minh Hiền (2021), Đặng Văn Duy (2023) Tuy nhiên,

về QLĐT ngành ĐTHS tại các học viện, trường đại học CAND, hiện nay chưa có công trìnhnghiên cứu nào trực tiếp, đầy đủ và có tính hệ thống, khoa học, chuyên sâu về đề tài này

1.1.3 Đánh giá chung và hướng nghiên cứu tiếp theo

Như vậy, từ việc tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới về QLĐT ngànhĐTHS tại các học viện, trường đại học CAND, có thể thấy nghiên cứu về QLĐT tại các cơ sởgiáo dục là một đề tài được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm Theo thời gianxuất hiện ngày càng nhiều những công trình nghiên cứu với phạm vi và góc độ nghiên cứu khácnhau gồm sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, luận án tiến sĩ, bài báo khoahọc…Các công trình đã đưa ra được những vấn đề cốt yếu trong QLĐT trong các nhà trường,

Trang 11

nhiều công trình đi sâu vào nghiên cứu một số mô hình quản lý đào tạo cụ thể để nâng cao chấtlượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học… Nhìn chung các tác giả đồng quan điểm đào tạo

là một quá trình mà để quản lý tốt quá trình đào tạo thì cần phải quản lý các yếu tố đầu vào, quátrình, đầu ra cũng như xem xét đánh giá tác động của bối cảnh lên toàn bộ quá trình đào tạo đó.Bàn về QLĐT trong lực lượng vũ trang ở Việt Nam có rất nhiều các tác giả là giảng viên, chuyêngia trong lực lượng vũ trang viết về đề tài này Các tác phẩm đã khẳng định vị trí, vai trò, sự cầnthiết của QLĐT trong lực lượng vũ trang, coi đây là vấn đề then chốt, quyết định đến chất lượng,hiệu quả đào tạo trong các trường CAND Nhiều công trình đi sâu vào nghiên cứu từng nội dung

cụ thể trong QLĐT hoặc vận dụng mô hình quản lý vào thực tiễn QLĐT trong các nhà trườngCAND Các công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau của khoa học Quản lý giáo dục vớinhiều cách tiếp cận khác nhau như tiếp cận đảm bảo chất lượng, tiếp cận đáp ứng chuẩn đầu ra,tiếp cận theo mô hình CIPO…thể hiện sự đa dạng trong hướng nghiên cứu của các tác giả Tuynhiên, về QLĐT ngành ĐTHS tại các học viện, trường đại học CAND, hiện nay chưa có côngtrình nghiên cứu nào trực tiếp, đầy đủ và có tính hệ thống, khoa học, chuyên sâu về đề tài này

Vì vậy, luận án sẽ tiếp tục giải quyết những vấn đề trên cả hai phương diện lý luận và thựctiễn mà các công trình khoa học trước đó chưa đề cập hoặc đề cập chưa đầy đủ Cụ thể trên cácvấn đề sau:

Một là, trên cơ sở kết quả các công trình nghiên cứu có liên quan trước đó, luận án tiếp tụcnghiên cứu bổ sung, làm rõ những khái niệm liên quan đến đào tạo và QLĐT ngành ĐTHS ở cáchọc viện, trường đại học CAND; chỉ rõ tính đặc thù của ngành ĐTHS và QLĐT ngành ĐTHS;các yếu tố cấu thành quá trình đào tạo ngành ĐTHS và các nội dung QLĐT ngành ĐTHS theocách tiếp cận CIPO và các vấn đề đặt ra đối với đào tạo và QLĐT ngành ĐTHS ở các học viện,trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay

Hai là, trong tất cả các công trình nghiên cứu đã được công bố, chưa có công trình nào đánhgiá cụ thể được thực trạng đào tạo và QLĐT ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CANDhiện nay Do đó, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn, luận án sẽ nghiên cứu làm rõ, đánh giá đúngthực chất thực trạng đào tạo và QLĐT ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND trongthời gian qua Từ việc phân tích thực trạng, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong công tácQLĐT ngành ĐTHS, luận án tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó làm cơ sở để đềxuất các biện pháp

Ba là, luận án đề xuất và phân tích, làm rõ các biện pháp QLĐT ngành ĐTHS ở các họcviện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay sát với thực tiễn, đúng đối tượng, mục tiêuđào tạo và đảm bảo có tính thiết thực, khả thi cao Đây được coi là vấn đề cốt lõi, không chỉ gópphần đảm bảo cho chất lượng đào tạo ngành ĐTHS ở các nhà trường đáp ứng tốt với mục tiêuđào tạo, mà còn góp phần cung ứng cho xã hội đội ngũ cán bộ, chiến sĩ CAND làm nhiệm vụ bảo

vệ an ninh quốc gia và bảm đảm trật tự an toàn xã hội với trình độ chuyên môn cao, đáp ứng tốtnhững yêu cầu đặt ra của cuộc đấu tranh chống tội phạm trong tình hình mới

1.2 Bối cảnh hiện nay và những yêu cầu đặt ra trong đào tạo ngành Điều tra hình

sự ở học viện, trường đại học CAND

1.2.1 Bối cảnh hiện nay

1.2.2 Những yêu cầu đặt ra trong đào tạo ngành ĐTHS

1.3 Lý luận về đào tạo ngành Điều tra hình sự trong bối cảnh hiện nay

Trang 12

1.3.1 Khái niệm đào tạo ngành ĐTHS ở học viện, trường đại học CAND

Đào tạo ngành ĐTHS ở học viện, trường đại học CAND là quá trình hình thành và phát triển ở người học hệ thống kỹ năng, kiến thức, thái độ cần thiết trong phạm vi hoạt

động nghề nghiệp của cán bộ điều tra tại các cơ quan điều tra và cơ quan được giao tiến

hành một số hoạt động điều tra

1.3.2 Mô hình đào tạo CIPO

1.3.3 Hoạt động đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học CAND

1.3.3.1 Các yếu tố đầu vào

1.3.3.2 Các yếu tố quá trình

1.3.3.3 Các yếu tố đầu ra

1.4 Lý luận về quản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự trong bối cảnh hiện nay

1.4.1 Khái niệm quản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự

QL đào tạo ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND là quá trình tác động

có mục đích, kế hoạch của Hiệu trưởng (Giám đốc) và các cấp QL đến toàn bộ quá trình đàotạo ngành ĐTHS (đầu vào, quá trình, đầu ra ) nhằm đạt được mục tiêu đào tạo xác định

1.4.2 Phân cấp quản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân

1.4.3 Cách tiếp cận trong quản lý đào tạo ngành ĐTHS ở học viện, trường đại học CAND 1.4.4 Nội dung quản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học CAND theo tiếp cận phối hợp CIPO và chức năng quản lý

Dựa trên cách tiếp cận phối hợp giữa CIPO và chức năng quản lý, tác giả xây dựng ma trận nội dung QLĐT ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND như sau:

Bảng 1.1: Ma trận nội dung QLĐT ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay

TT Các yếu tố

theo tiếp

cận CIPO

Các chức năng quản lý Lập kế

hoạch Tổ chức Chỉ đạo Kiểm tra, giám sát

Quản lý đầu vào

-Tổ chức lực lượngtruyền thông, tư vấntuyển sinh

-Tổ chức lực lượng thựchiện quy trình tuyển sinh

Chỉ đạo xâydựng, banhành quy chếtuyển sinh

Sơ kết, tổng kết,đánh giá, rútkinh nghiệmcông tác tuyểnsinh

-Tổ chức khảo sát yêucầu về năng lực điều traviên để xác định mụctiêu, CĐR ngành ĐTHS;

- Tổ chức xây dựng matrận liên kết giữa mụctiêu và CĐR ngànhĐTHS

- Huy động các lựclượng thiết kế, xây dựngmục tiêu, CĐR ngành

Thành lậpHội đồng chỉđạo các hoạtđộng xâydựng mụctiêu, CĐRngành ĐTHS

Rà soát, cậpnhật, điều chỉnhCĐR phù hợpvới yêu cầu thựctiễn của ngànhĐTHS

Trang 13

TT Các yếu tố

theo tiếp

cận CIPO

Các chức năng quản lý Lập kế

hoạch Tổ chức Chỉ đạo Kiểm tra, giám sát

-Tổ chức xây dựng matrận đóng góp của họcphần với chuẩn đầu racủa CTĐT

-Huy động các lực lượngthiết kế nội dung họcphần trong CTĐT đápứng chuẩn đầu ra

-Tổ chức lấy ý kiến củacác cơ quan điều tratrong CAND trong quátrình xây dựng, thẩmđịnh CTĐT

Chỉ đạo xâydựng, banhành quyđịnh, quytrình xâydựng, pháttriển CTĐT

Rà soát, cậpnhật, điều chỉnhCTĐT phù hợpvới yêu cầu thựctiễn của ngànhĐTHS

GV, CBQL

-Tổ chức nâng cao nănglực sư phạm, năng lựcQLĐT thông qua hìnhthức tập huấn, bồidưỡng;

-Tổ chức luân chuyểngiảng viên công tác thực tếtại các cơ quan điều tratrong CAND

Chỉ đạo xâydựng, banhành các quyđịnh, chínhsách về độingũ GV,CBQL

Đánh giá phânloại GV, CBQL;

rà soát danhmục vị trí việclàm

tư cơ sở vậtchất, trangthiết bị chođào tạo ngànhĐTHS

Tổ chức sử dụng kinhphí, vận hành CSVC,trang thiết bị

Chỉ đạo xâydựng, banhành quy định

về quản lý tàichính, cơ sởvật chất

Kiểm tra, đánhgiá hiệu quả sửdụng kinh phí,vận hành cơ sởvật chất, trangthiết bị cho đàotạo ngành ĐTHS

6 Lập kế hoạch

biên soạn vàlựa chọn giáotrình, tài liệudạy học

Tổ chức các nguồn lựctriển khai biên soạn và lựachọn giáo trình, tài liệudạy học

Thành lập hộiđồng chỉ đạobiên soạn, lựachọn giáotrình, tài liệudạy học

Rà soát, đánhgiá hệ thốnggiáo trình, tàiliệu dạy họcphục vụ đào tạongành ĐTHS

Tổ chức thiết kế nộidung bài giảng, lựa chọnphương pháp giảng dạyđáp ứng chuẩn đầu rahọc phần

Tổ chức mời cán bộCông an các đơn vị, địa

Chỉ đạo xâydựng, banhành quy chế,quy định vềhoạt độnggiảng dạy

Kiểm tra, thanhtra hoạt độnggiảng dạy

Tổ chức lấy ýkiến phản hồicủa sinh viên vềhoạt động giảng

Trang 14

TT Các yếu tố

theo tiếp

cận CIPO

Các chức năng quản lý Lập kế

hoạch Tổ chức Chỉ đạo Kiểm tra, giám sát

giảng dạy phương tham gia giảng

dạy, báo cáo thực tế

dạy của giảngviên

và rèn luyện

Tổ chức các nguồn lựctriển khai kế hoạch họctập và rèn luyện

Tổ chức đối thoại giữalãnh đạo nhà trường vớiđại diện sinh viên, sinhhoạt lớp với giáo viênchủ nhiệm

Chỉ đạo xâydựng, banhành quy chếđào tạo và cácquy định vềhọc tập, rènluyện củasinh viên

Kiểm tra, giámsát hoạt động họctập và rèn luyệntheo điều lệnhCAND

và rèn luyệncủa sinh viên

Tổ chức thiết kế nộidung, phương thức kiểmtra, đánh giá phù hợpchuẩn đầu ra học phần;

Tổ chức lực lượng thựchiện hoạt động kiểm tra,đánh giá theo đúng kếhoạch

Chỉ đạo xâydựng, banhành quy chế,quy định vềkiểm tra,đánh giá kếtquả học tập

và rèn luyệncủa sinh viên

Giám sát quátrình kiểm tra,đánh giá kết quảhọc tập và rènluyện của sinhviên;

Lấy ý kiến phảnhồi từ sinh viên

về hoạt độngkiểm tra, đánhgiá

Tổ chức công nhận kếtquả học tập, phát bằngtốt nghiệp và thông báo

vị trí công tác

Chỉ đạo xâydựng, banhành quyđịnh về việccông nhận kếtquả học tập,phát bằng tốtnghiệp vàthông báo vịtrí công tác

Rà soát, đánhgiá tỷ lệ tốtnghiệp, thống kê

vị trí việc làmcủa sinh viênsau khi tốtnghiệp để có đốisánh qua cácnăm

Tổ chức các lực lượngthiết kế mẫu phiếu lấy ýkiến phản hồi

Tổ chức các lực lượngtiến hành lấy ý kiếnphản hồi

Chỉ đạo xâydựng, banhành quy định

về lấy ý kiếnphản hồi cácbên liên quan

Thu thập, xử lý

và đánh giá kếtquả lấy ý kiếnphản hồi

1.5 Các yếu tố tác động đến quản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay

Ngày đăng: 08/11/2024, 15:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Ma trận nội dung QLĐT ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND  trong bối cảnh hiện nay - Tóm tắt: Quản lý đào tạo ngành Điều tra hình sự ở các học viện, trường đại học Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay
Bảng 1.1 Ma trận nội dung QLĐT ngành ĐTHS ở các học viện, trường đại học CAND trong bối cảnh hiện nay (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w