1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện tại Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng

97 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp và thực tiễn thực hiện tại Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng
Tác giả Vũ Văn Chiến
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thị Dung
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 14,5 MB

Nội dung

NLD trong Tổng Công ty rat đa dạng từ si quan, quân nhân chuyên nghiệp, côngnhân va viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng, do đó các quy định liên quan dén chế đô tiên lương cũng có nh

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP BÔ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

H `:

Hà Nội - 2024

Trang 2

BỘ TU PHAP BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC: TS ĐỖ THI DUNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Gay là công trinh nghiên cửa

của riêng tôi, các kết luận, số liêu trong khóa luậntốt nghiệp là trung thực, dam bdo độ tin cay./

Xác nhân của Tác giả khóa luân tốt nghiệp

giảng viên hướng dẫn

TS Dé Thi Dung Vũ Văn Chiến

Trang 4

ILO : Tỗ chức Lao động Quốc tế

(International Labour Organization)

LDHD : Lao đông hợp đông

NLD : Người lao đông

Trang 5

3 Mục tiêu va nhiệm vụ nghiên cứu 0 Sen D

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu của khóa luân ccccccccecece Z

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khoá luận - 8

7 Kết cầu của khóa luận ee |

CHUONG 1: MOT SÓ vAN ĐÈ I LÍ Í LUẬN F PHÁP > LUẬT ve TIEN

LUONG TRONG DOANH NGHIEP VA THUC TRANG PHAP LUAT

VIET NAM HIEN HANH 10

1.1 Một số van dé li luận pháp luật vi 10

1.11 Khái niệm, đặc điểm và các yêu tố câu thành tiên lương trong

ban N NEN EN iu nssesikEAkeranasddtUndigliNgpaatsplebliaaktssaisffSeesajaggssg¿agsizsselllD

1.1.2 Nguyên tắc điều chỉnh tiền lương trong doanh nghiệp 141.1.3 Pháp luật vẻ tiên lương trong doanh nghiệp 161.2 Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về tiền lương trong doanh

lương trong doanh nghiệp

ỒN cbxagrns hci came ree

1.2.3 Thực trang quy định vẻ hình thức trả lương, kỷ han trả lương 201.2.4 Thực trang quy định vê các quy định trả lương khác 31

Trang 6

1.2.5 Thực trang quy định về quyên và nghĩa vụ của NSDLĐ va NLDtrong lĩnh vực tiên lương e3

KET LUẬN CHUONG 1 _ xamab7

CHƯƠNG 2: THỰC ie | HIỆN'E PHÁP Viflïr “i TIEN

LUONG TẠI TONG CONG TY KINH TE KỸ THUAT CONG NGHIỆP QUỐC PHÒNG ¬

2.1 Khái quát về Tông Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng

2.1.1 Quả trình hình thành và phát triển của Tông Công ty Kinh tế Kỹ

thuật Công nghiệp Quốc phòng 222252SSccrerrrr BB

2.1.2 Đặc điểm tô chức sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý, nhân sucủa Tông Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng 302.2 Các yêu tô ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về tiên lương tại Tông

Công ty Kinh tê Kỹ thuật Công nghiệp quốc phòng 425:7:17 Vên Hỗ khách dải sscsutsouasoensytissttsooetenbosaeesapagullÐ

322 Yêf6 đi dUấNÖssosssssaaaodarebloadoasstereoksoasaesssuoffT

2.3 Tình hình thực hiện pháp luật vé tiên lương tai Tổng Công ty Kinh tế

Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng 402.3.1 Những kết qua đạt được 402.3.2 Một sô van dé còn tôn tại và nguyên nhhân 56KET LUẬN CHƯƠNG 2 -ccccccecrrrrreeeerrrrrrrroeeerrrcrc ẩỮ

CHƯƠNG 3: MỘT SO KIEN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VA NANG CAO HIỆU QUA THUC HIỆN PHÁP LUẬT VE TIỀN LUONG TAI TONG CÔNG TY KINH TE KY THUẬT CÔNG NGHIỆP QUỐC

ñ „61

3.1 Yêu câu hoàn thiện pháp luật va nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật

về tiên lương tại Tông Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng

61

Trang 7

3.1.1 Khắc phục những bat cập trong quy định của pháp luật hiện hành

về tiên lương trong doanh nghiệp Ol

3.1.2 Bảo đâm phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước về tiên lương 22222222 OL3.1.3 Bảo đâm phủ hợp với điều kiện cụ thé của từng doanh nghiệp 64

3.2 Một s6 kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp

3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tiên lương

tại Tông Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng 71

KET LUẬN CHƯƠNG 8 tccnsuaecaniadauagutagaudtiiaausasgaaaaaTE

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO sss-csssse TT

IL VĂN BẢN PHÁP LUẬT 52520222 222.771L TÀI LIEU THAM KHẢO -22c5c cecee-s-.ox 80

Trang 8

LỜI MỞ BAU

1 Lý do chọn đề tài

Tién lương trong doanh nghiệp là một vân dé vô cùng quan trong,

không chỉ trực tiếp tác đông đến đời sông của NLD và gia đỉnh ho, ma còn có

ảnh hưởng sâu rông đến các van dé kinh tê xã hội Trên thé giới, ILO rat quantâm va ban hành nhiêu công ước, khuyên nghị về tiên lương, bao gồm các nội

dung về tiền lương tôi thiểu, tra công bình đẳng giữa lao động nam và nữ cho

một công việc ngang nhau, chéng phân biệt đôi xử trong việc lam và nghệnghiệp, v.v Tại nước ta, pháp luật về tiền lương luôn nhận được sự quan tâm

lớn của Dang va Nhà nước, được Quốc hội và Chính phủ cho sửa đổi, bô sungnhiều lân va cho đền nay đã dat được những kết qua đáng kể

Tuy nhiên, trước sự thay đổi nhanh chóng của nên kinh tế xã hội, =u

huớng điều chỉnh pháp luật lao động trên thé giới và nhu câu về quyên lợi củaNLD ngày cảng cao, các quy định pháp luật hiện hành về tiên lương trongdoanh nghiệp dân thé hiện một số điểm bat cập Tiên lương trong doanhnghiệp chưa phản ánh hoản toàn quan hệ phân phối của kinh tế thị trường, các

yêu tô của thị trường lao động, sin xuất, kinh doanh của doanh nghiệp va khả

năng cạnh tranh của nên kinh tế Nhiéu doanh nghiệp lợi dụng kế hở của pháp

luật để ky hợp đông lao động với các điều khoản bat lợi cho NLD trong việctra lương, trích nộp bao hiểm cho người lao động, dẫn đến các chế độ bao

hiểm xã hội vả lương hưu của người lao động thấp, khó dam bảo đời sóng khi

họ nghĩ hưu.

Tông Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng là một doanhnghiệp Quốc phòng - An ninh trực thuộc Tông cục Công nghiệp Quốc phòng

- Bô Quốc phòng, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, do Nha

nước sở hữu 100% von điều lệ Tổng Công ty GAET có chức năng kinhdoanh đa ngành, đa lĩnh vực: xuât nhập khẩu, kinh doanh vật tư, thiết bi, dây

chuyển công nghệ phục vu sản xuất quốc phòng và kinh tế, xuất nhập khẩu và

Trang 9

kinh doanh vật liệu nô công nghiệp, dịch vu nỗ min; dao tao nghề va xuất

nhập khẩu lao đông, liên doanh sản xuât nguyên liệu phục vụ sản xuất côngnghiệp quốc phòng vả nhiều chức năng kinh doanh quan trọng khác NLD

trong Tổng Công ty rat đa dạng từ si quan, quân nhân chuyên nghiệp, côngnhân va viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng, do đó các quy định liên

quan dén chế đô tiên lương cũng có những đặc thù riêng do với các doanh

nghiệp khác nói chung và các đoanh nghiệp nhà nước nói riêng

Với mong muôn tim hiểu các quy đính của pháp luật về vân dé tiênlương cũng như việc thực hiện các quy định nay tại doanh nghiệp, học viên đã

mạnh dan lưa chon dé tài: “Pháp luật vé tiền lương trong doanh nghiệp và

thực tiễn thực hiện tai Tông Công ty Kinh tế Kj thuật Công nghiệp Quốc

phòng” làm đề tai khoá luân tốt nghiệp của minh

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

La nội dung quan trọng nên pháp luật về tiền lương trong doanhnghiệp đã được nghiên cứu trong nhiêu công trình khoa học, bao gồm các

giáo trình Luật Lao động Việt Nam của các cơ sở dao tạo Luật, các luận án,

luận văn, bai viết đăng trên tạp chí Cụ thé:

- Sách tham khảo, giáo trình:

Giáo trình Luật Lao đông Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nzb Công an Nhân dan, Ha Nội năm 2022; Giáo trình Luật Lao đông Việt

Nam của Trường Đại học Luât/ Đại học Quốc gia Hà Noi, NXB Đại họcQuốc gia Ha Nội năm 2023; Sách tham khảo “Binh iuận những điểm mới của

Bộ Luật lao động năm 2019” do PGS TS Trân Thị Thuý Lâm và T5 Đỗ Thị

Dung đồng chủ biên, Nzb Lao Động, Ha Nội năm 2021

Các công trình trên đây déu đã có các nghiên cứu khái quát về tiềnlương, các van đê liên quan đến pháp luật về tiên lương Đặc biệt, trong tác

phẩm Bình luận những điểm mới của Bô Luật ao động năm 2019, các tác giả

đã phân tích và bình luận một sô điểm mới của BLLĐ năm 2019, gồm các

quy đình chung va các quy định cụ thể về hợp đồng lao động, đôi thoại tại nơi

Trang 10

làm việc, thương lương tập thể, thoa ước lao động tập thể, tiên lương, thời giờlam việc, v.v.

- Luda am, luận văn:

Luận án tiền sĩ “Mghiên citu tiền lương, thu nhập trong các doanh:

nghiệp ngoài nhà nước trên dia bàn Hà Nội “ của Vũ Hông Phong năm 2011:tác giả hệ thống hóa một số van dé lí luận về tiền lương, thu nhập của NLD

trong doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp ngoài nhà nước nói riêng; xac

định va phân tích các nhân tô tác động đến tiên lương va thu nhập của NLDtrong doanh nghiệp ngoài nha nước, phân tích thực trạng tiền lương, thu nhập

của NLD trong các doanh nghiệp ngoài nha nước trên địa bản Hà Nôi; từ do

dé xuất một só khuyên nghị và giải pháp nâng cao tiên lương va thu nhập cho

NLD trong các doanh nghiệp ngoài nha nước.

Luận văn thạc sĩ “Pháp iuật về Tiền lương — Thực trạng áp dung tại

Công ty Cé phần Đầu tư và Thương mại TNG” của Phạm Thị Héng năm

2013: tác giả nghiên cứu chính sách pháp luật về tiền lương trong các doanhnghiệp thuộc khu vực sản xuất kinh doanh, lam rổ thực tiễn ap dung pháp luật

về tiên lương trong doanh nghiệp va tại Công ty Cô phần Dau tư và Thươngmại TNG, qua đó dé xuất một sô kiến nghị góp phân hoàn thiện chính sách

pháp luật tiên lương trong các doanh nghiệp

Luận văn thạc sĩ “Pháp iuật về tiền lương trong doanh nghiệp — thực

trang và giải pháp ” của Vũ Lê Giang năm 2018: tác giả trình bảy khái quát

chung về tiên lương trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt

Nam và một sô quốc gia trên thé giới, phân tích thực trạng pháp luật và thựctiễn áp dung pháp luật vé tiên lương trong doanh nghiệp, tử do đưa ra giảipháp nhằm hoàn thiên pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật vềvân dé nay

Luận văn thạc si “7iực trang pháp luật về tiền lương tối thiêu ở Viet

Nam” của Trinh Thi Mai Hương năm 2018: tác giả nghiên cứu những van dé

lí luận vả pháp luật về tiền lương tôi thiểu, phân tích thực trang quy định của

Trang 11

pháp luật về tiền lương tối thiểu và thực tiễn thực hiện tại Việt Nam, từ đó

đưa ra một số kiên nghị nhằm hoản thiện pháp luật vả nâng cao hiệu quả thihành pháp luật về tiền lương tôi thiểu

Luận văn tiên sĩ “Tién lương trong doanh nghiệp theo pháp luật lao

động ở Viet Nam hiện nay” của Pham Thị Liên Ngoc năm 2019: tac gia tập

trung lam rõ các cơ sở lí luận về tiên lương cũng như pháp luật về tiền lương

Từ đó, tác giả phân tích, đánh giá quy định pháp luật và thực trạng thực hiện

các quy định pháp luật tại các doanh nghiệp, đê xuất một số giải pháp dé hoàn

thiện pháp luật vả nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tiền lương trong

doanh nghiệp tại Việt Nam.

Luận văn thạc sĩ “Pháp iuật về tiền lương trong doanh nghiệp và thực

¿ tho của Dương Thi Thùy Linh

năm 2021: tác giả trình bay một số van dé lí luận về tiền lương và quy định

pháp luật lao động về tiên lương trong doanh nghiệp, phân tích thực tiến thi

hanh pháp luật về tiền lương tại Trường Mam non Nu cười bé thơ, từ đó đưa

tiễn thi hành tại Trường Man non Nu cười ò

ra kiến nghị nhằm hoan thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi phápluật về van dé nay

Luận văn thạc si “Pháp iuật lao động về tiền lương — Thực trang và

hướng hoàn thiện” của Ngô Ngọc Linh năm 2022: tác giả trình bảy một sốvan dé li luận va pháp luật về tiên lương, phân tích thực trạng pháp luật laođộng về tiên lương ở Việt nam hiện nay, từ đó đưa ra yêu cau, giải pháp nhằmhoản thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật lao đông về

tiên lương

- Bài viết đăng trên tạp chỉ:

Bài viết “Quy định về tiền lương: người sử dung lao động và người

lao động can biét” của tac già Đỗ Lam đăng trên Tạp chí điện tử Lao đông vaCông đoàn, Tông Liên đoàn Lao động Việt Nam ngày 15 tháng 10 năm 2023

Bài viết “Hoàn thiện pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp ở

Piêt Nam’ của tac giả Pham Thị Liên Ngoc đăng trên Tạp chí Dân chủ va

Trang 12

Pháp luật, Bo Tư pháp, ngày 26 thang 7 năm 2018

Bài viết "Thực trang pháp luật lao động về tiền lương trong doanh

nghiệp và một số Mễn nghị” của tác gia Dang Thị Thuan đăng trên Công

thông tin Trường Cao đẳng Luật Miễn Trung, Bộ Tư pháp ngày 28 tháng 01

năm 2021.

Bài viết “Góp ý sửa đôi Bộ luật Lao đông: Can nâng cao trách nhiệm

về tiền lương trong doanh nghiệp” của Lương Khai An đăng trên Tạp chi

Luật sư Việt Nam, số 10/2019

Bài viết “Tiển iương và mức sống tối thiêu của người lao động trong

các doanh nghiệp hiện nay“ của Dang Quang Điều đăng trên Tạp chí Tuyên

giáo, số 1/2013

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đo muc đích nghiên cứu

khác nhau đã dé cập về pháp luật tiên lương ở các góc độ khác nhau, nội dungtập trung ở một sô van dé lí luận, tông quan; đánh giá, bình luận khái quát một

số nội dụng về tiên lương vả thực tiến thực hiện chung trong pham vi cả nước

hoặc ở một địa phương cụ thể như Hả Nôi, hoặc các doanh nghiệp ngoài nhả

nước Cho đến nay, chưa có công trình nao nghiên cứu về pháp luật vệ tiênlương đối với đôi tương là doanh nghiệp Quéc phòng — An ninh vả thực tiếnthực hiện tại Tông Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng Vì

thé, dé tai khóa luận không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bồ

Mục tiêu của khóa luận la nhằm nghiên cứu một số van dé lí luận vathực trang pháp luật Việt Nam hi ên hảnh về tiên lương trong doanh nghiệp,

phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về tiên lương tại Tổng

Công ty Kinh tê Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng, từ đó dé xuât một sốkiến nghị hoàn thiện pháp luật về tiên lương trong doanh nghiệp và giải

pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tiên lương tại Tông Công ty

Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng,

Từ mục tiêu trên, khóa luận tập trung vào các nhi êm vụ chính sau đây:

Trang 13

Một ia, nghiên cửu để làm rõ một so van dé lí luận về pháp luật tiên

lương trong doanh nghiệp, cụ thé: khái niệm, các đặc điểm của tiên lươngtrong doanh nghiệp, các nguyên tắc điều chỉnh tiên lương trong doanh nghiệp,

các nội dung điều chỉnh pháp luật tiên lương trong doanh nghiệp

Hai là phân tích, đánh gia thực trạng các quy định của pháp luật hiện

hanh về tiên lương trong doanh nghiệp, chỉ ra những ưu điểm va bat cập trong

quy định của pháp luật.

Ba ia nghiên cứu, phân tích thực tiễn thực hiện các quy định của phápluật tiên lương tại Tông Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng,

từ do rút ra những nhân xét về kết qua đạt được cũng như những van dé còntôn tại trong việc thực hiên pháp luật tiên lương tai Tông Công ty Kinh tê Kỹthuật Công nghiệp Quốc phòng

Bốn id, đề xuật một sô giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật

về tiên lương trong doanh nghiệp tại Việt Nam và nâng cao hiệu quả thực

hiện pháp luật tiền lương tại Tông Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

Quốc phòng

4 Đối trong và phạm vi nghiên cứu

Về đổi tượng nghiên cứu, khoá luận nghiên cứu các quy định của pháp

luật hiện hành của Việt Nam về tiên lương trong doanh nghiệp, trong đó chủ

yêu là các quy định trong BLLĐ năm 2019 vả các văn ban hướng dẫn thi

hanh; một sô quy đính pháp luật có liên quan đến tiên lương được áp dụng

cho đối tượng NLD thuộc Tổng Công ty Kinh tê Kỹ thuật Công nghiệp Quốcphòng, như Luật Si quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhânchuyên nghiệp, công nhân và viên chức quéc phòng, các công trình khoa hoc

đã công bô có nội dung liên quan đến dé tai của khóa luận

Cùng với việc nghiên cứu các quy định của pháp luật vệ tiền lương

trong doanh nghiệp, đối tượng nghiên cứu của khoá luận còn lả thực tiến thực

hiện pháp luật tiền lương trên cơ sở các số liệu vẻ chỉ trả lương, thu nhập của

Trang 14

NLD của Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng trong

những năm gần đây

Về phạm vi nghiên cứu, với yêu cầu về dung lượng của khóa luận tốt

nghiệp, dé tai được xác định giới han phạm vi nội dung nghiên cứu la các quyđịnh pháp luật về tiên lương trong doanh nghiệp Khóa luận không nghiên cứu

về trợ cấp, tiên thưởng, xử phạt vi pham pháp luật vẻ tiên lương, giải quyếttranh chấp về tiền lương, giải quyết khiéu nai, tô cáo về tiên lương Thời giannghiên cứu được xác định từ khi BLLD năm 2019 có hiệu luc; các số liệu của

Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng được sử dung tircác năm 2021, 2022 và 2023.

5 Phương pháp nghiên cứu của khóa luận

Phương pháp nghiên cửu của khóa luận bao gôm: phương pháp hệ

thống, phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thông kê,phương pháp lich sử, chứng minh, dự báo khoa hoc.

Phương pháp hé thông, phân tích và tổng hợp: thông qua phương pháp

nảy, các thông tin riêng ré, đơn lễ sẽ được tông hợp, hệ thống hóa thanh các

nhóm van dé, được phân tích cũng như khái quát hóa nhằm xây dựng khungphân tích theo yêu câu của dé tài khóa luận Phương pháp nay được sử dụng

tại các Chương 1, 2 và 3.

Phương pháp lich sử thông qua các quy định pháp luật về tiền lương

trong doanh nghiệp được ban hành qua các thời ky, học viên khai quát hoa

quá trình phát triển của pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp tại ViệtNam Phương pháp nảy được sử dụng chủ yếu tại Chương 1

Phương pháp so sánh: học viên sử dung phương pháp nay dé so sánh

các khái niệm, quy định pháp luật theo yêu câu của khóa luận Phương phápnay chủ yêu được sử dung tại các Chương 1 vả 2

Phương pháp thông kê, phương pháp chứng minh: từ các số liệu thông

kê về tinh hình lao động do các cơ quan quản lý cung cap, tinh hình thực hiệnpháp luật tiên lương do doanh nghiệp cung cấp, luận án phân tích, đánh giả

Trang 15

hiệu lực, hiệu quả, bat cập của pháp luật lao đông vẻ tiên lương trong doanhnghiệp ở Việt Nam hiện nay Phương pháp nảy được sử dụng chủ yêu trong

Chương 1 và 2.

Phương pháp dự bảo khoa học: trên cơ sở phân tích, nhận xét các dữ

liệu đã thu thập được, học viên đưa ra một sô kiên nghị, dé xuất nhằm hoàn

thiện pháp luật vả nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tiên lương trongdoanh nghiệp Phương pháp nay chủ yếu được sử dụng trong Chương 3

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khoá luận

Khoá luận lam rõ hơn các khái niệm tiên lương trong doanh nghiệp,phân tích các nguyên tắc điều chỉnh tiên lương trong doanh nghiệp, khái quát

các nội dung điều chỉnh pháp luật về tiên lương trong doanh nghiệp Khoa

luận cũng khái quát các nôi dung pháp luật hiện hảnh vẻ tiền lương trongdoanh nghiệp, đồng thời phân tích một cách có hệ thông các nội dung nảy

Cùng với việc đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật tiên lương trong doanhnghiệp tại Tông Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng, khoá

luận đã đưa ra các kiến nghị hoản thiện một số quy định của pháp luật và

nâng cao hiệu qua công tác thực hiên pháp luật về tiên lương trong doanhnghiệp tại Tông công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng

Cùng với ý nghĩa khoa học trên, khoá luận con cung cấp kiến thức cho

những người đang làm công tác thực tiễn về tiên lương trong doanh nghiệp,cho NLD tại Tổng công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng Qua

đó, giúp họ thực thi pháp luật về tiên lương trong doanh nghiệp một cách

chính xác, đảm bảo quyên lợi tôi đa cho NLD tại Tổng công ty

Bên canh đó, khoá luận cũng 1a nguôn tải liệu tham khảo cho sinh viên,

học viên, các nha nghiên cứu quan tâm dén pháp luật tiên lương trong doanh

nghiệp

Trang 16

7 Kết cấu cửa khóa luận

Khoá luận được kết câu gồm danh mục các chữ viết tắt, lời mở dau,nội dung khoá luận, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo Trong đó, nội

dung khoá luận gồm 3 chương:

Chương 1 Một sô van dé lí luận pháp luật vệ tiên lương trong doanh

nghiệp và thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành.

Chương 2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về tiễn lương tại Tong Công

ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng

Chương 3 Một sô kiến nghị hoàn thiện pháp luật va nâng cao hiệu quảthực hiện pháp luật về tiên lương tại Tong Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công

nghiệp Quốc phòng

Trang 17

CHUONG 1:

MOT S6 VAN DE LÍ LUẬN PHÁP LUAT VE TIEN LUONG TRONG

DOANH NGHIEP VA THUC TRANG PHAP LUAT VIET NAM HIEN

HANH

11 Một số vấn dé li luận pháp luật về tiền hương trong doanh nghiệp

1.11 Khái niệm, đặc điển và các yếu tế cấu thành tiền lương trang doanhnghiện

- Khải niệm, đặc điễm của tiền lương trong doanh nghiệp:

Trong môi QHLĐ, tiên lương đóng vai trò quan trong và được các bênđặc biệt quan tâm, ảnh hưởng đến sự ôn định và bên vững của quan hệ nảy

Về mặt kinh tế, tiên lương phan ánh gia trị của sức lao động dưới dạng tiênbac, là sô tiên ma NSDLD tra cho NLD khi họ hoàn thành công việc theo thỏathuận Đối với NSDLĐ, đặc biệt NSDLĐ 1a doanh nghiệp, tiên lương được

coi là mét trong các yêu tô quan trong của chi phí đầu vào, góp phan vao tổng

chi phí sản xuât Do đó, ho cần phải cân nhắc một cách cần trọng dé đạt được

mục tiêu lợi nhuận trong các hoạt động đâu tư, sản xuất vả kính doanh Đối

với NLD, tiền lương là một loại thù lao, là sự bù đắp cho công sức mà họ đầu

tư vảo công việc Trong môi quan hệ lợi ích giữa NLD và NSDLĐ, tiền lương

không chỉ là điểm mâu thuẫn mà còn là điểm đồng thuận, và yêu cau sự điều

chỉnh từ pháp luật trong các giới hạn nhất định

Theo ILO: “Tiền lương ia sự trả công hoặc thu nhập, bat ké tên gọihay cách tính ma có thé biễu hiện bằng tiền mặt và được ấn dinh bằng thoathuận giữa NSDLĐ và NLD hoặc bằng pháp luật quốc gia do NSDLD phảitrã cho NLD theo một hop đồng thuê mướn iao động bằng viết hoặc bằng lời

nói cho một công việc đã thực hién hoặc sẽ phải thực hiện, hoặc cho những

địch vụ đã làm hay sẽ phải làm”.` Như vay, ILO cũng đưa ra các dâu hiệunhận biết cơ bản về tiên lương, bao gồm: 1) 1a sư tra công lao đông, 2) hình

Trang 18

thức biểu hiện bằng tiên mặt, 3) ân định bằng thöa thuận hoặc pháp luật, 4)thuộc về nghĩa vụ của NSDLD Định nghĩa tiên lương của ILO có tính phốbiến và được hau hết các quốc gia vận dụng, cu thé hoa trong phap luat, cotính đến sự phù hop với đặc điểm, điêu kiên linh tế, xã hội riêng

Ở Việt Nam, khải niệm tiên lương được quy định tại Khoản 1 Điều 90BLLĐ năm 2019: “Tiền iương là số tiền mà NSDLĐ trả cho NLD theo thỏathuận đề thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chứcdanh, piu cấp lương và các khoản bô sung khác ” Khải niệm nay ap dung

chung cho cả tiên lương trong doanh nghiệp

Điều đầu tiên trong định nghĩa trên muốn nói đến đó là pháp luật ViệtNam chỉ thừa nhận duy nhất lương là “sô tiên” Tiên lương không tôn tại dưới

dạng khác (hiện vật) QHLĐ là quan hệ mua bán sức lao đông, giá cả hàng hóa sức lao động hay còn được coi là lương phải được xác lập trên cơ sở

thuận mua vừa ban Những van dé liên quan đến tiên lương như mức lương,hình thức trả lương, thời gian trả lương thường được NSDLĐ cung cấp cu

thể, rõ rang khi giao kết HĐLĐ, sau đó phải được NLD chap thuận Dinhnghĩa trên phân chia kết câu của tiên lương gôm mức lương theo công việchoặc chức danh, phụ cap lương và các khoản bổ sung khác

- Đặc điểm của tiền lương trong doanh nghiệp:

Ngoài những đặc điểm của tiền lương nói chung như tiên lương do

NSDLĐ chi trả cho NLD, được quy định bằng tiên vả được pháp luật quy

định chặt chế, tiên lương trong doanh nghiệp mang những đặc điểm néng

biệt, là dâu hiệu dé nhận điện tiền lương trong doanh nghiệp va phân biệt với

tiên lương ở các đơn vị sử dung lao đông khác như cơ quan nhà nước, đơn vị

sự nghiệp, cụ thể

+ Tiền lương trong doanh nghiệp do các bên thôa thuậm.

Mức tiền lương và các điêu kiện liên quan đến tiên lương được quyđịnh bởi hai bên trong HĐLĐ (đối với cá nhân lao động) hoặc được ghi nhân

trong thỏa thuận lao động tập thé có tính định khung (đôi với tập thé NLD

11

Trang 19

trong doanh nghiệp) NLD có quyển tự do quyết định về giá trị lao động củaminh dua trên mức lương thỏa thuận trong hợp đông lao động Mức lương của

doanh nghiệp cũng có thé được ghi nhận trong thỏa thuận lao động tập thểthông qua sự thöa thuân giữa doanh nghiệp và tập thé lao động, là cơ sở dé trảlương Việc dam phán về mức lương thường dựa trên nhu câu và điều kiện

của doanh nghiệp, kha năng lao động của NLD, cũng như các yếu tô cung câu

va gia cả trên thi trường, và tuân theo pháp luật của Nha nước.

+ Tiền lương trong doanh nghiệp được Nhà nước quy định toi Điiễu.

Quy định mức lương tôi thiểu có vai trò rat quan trong đối với lợi ích

của NLD và Nhà nước Đối với NLD, mức lương tối thiểu đảm bảo đời sôngtối thiểu cho NLĐ, là cơ sở để bảo vệ mình trong QHLĐ Pháp luật lao đôngquy định về mức tiên lương tôi thiểu dé bảo vệ quyên lợi cơ ban của NLD

ét trên phạm vitoàn xã hội, hạn chê sự bóc lột sức lao động, bảo vệ giá trị tiễn lương, hạn chế

sự cạnh tranh không công bang trong thị trường lao động?

+ Tiền lương trong doanh nghiêp chin sự chỉ phối của cơ ché thi

âu

Đối với Nhà nước, mức lương tdi thiểu là công cụ dé

trường.

Trong điều kiện của cơ chế thị trường, tiễn lương luôn luôn chịu tác

động của các quy luật như quy luật cung cau, quy luật giá tri, quy luật cạnhtranh, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thất nghiệp Ngoài ra, tiền lương trongdoanh nghiệp cũng phu thuộc vảo trình độ, khả năng của NLD và điều kiên cu

thé của doanh nghiệp

+ Tiền lương trong doanh nghiệp do NSDLD trong doanh nghiệp chi trả.

Tiên luơng phụ thuộc rat lớn vào doanh thu của doanh nghiệp Kết quahoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quyết định chủ yếu bởi nănglực làm việc của NLĐ Vì vậy, nêu doanh nghiệp thu được nhiêu lợi nhuận thìNLD sẽ được trả lương cao vả ngược lại Tuy nhiên, nêu doanh nghiệp hoạt

2 Trường Đại học Luật Hi Nội (2023), Giio tinh Luật ho động Việt Nim, tập I, Nb Cổng am nhân din, Hi

Trang 20

động kém hiệu quả thì tiên lương trả cho NLD cũng không được thap hơn

mức tiên lương tối thiểu theo quy định của Nha nước

- Các yéu tô cân thành tiền lương trong doanh nghiệp

Có nhiêu quan điểm khác nhau khi xem xét về các yêu tô câu thành.hoặc phạm vi của khái niệm tiên lương Một quan điểm hẹp hơn tập trung vàonội hàm của khái niệm này, coi tiên lương chỉ bao gồm lương cơ bản đã thỏa

thuận ma không tính dén các khoản thu nhập khác ti lao đông Tuy nhiên,

quan điểm khác cho rang tiên lương bao gôm cả các khoản thu nhập bỗ sung

nhằm bảo dam giá trị, va quan điểm nay được phan anh trong quy đính pháp

luật hiện hanh tại Việt Nam Theo quy định này, tiền lương bao gôm mứclương theo công việc hoặc chức danh, các phụ cấp lương vả các khoăn bỏsung khác, cụ thể như sau:

Lương cơ ban: 1a số tiên cô định ma NLD được hưởng theo thời gianlàm việc hoặc theo các tiêu chí khác, nhưng phải dam bảo ít nhất là mức

lương tôi thiểu do Nhà nước quy định

Phu cấp lương: 1a mét khoăn tiền thêm vao lương cơ bản nhằm bù dap

những yêu tô chưa được tính đến hoặc tính đến chưa đây đủ trong việc xác

định tiễn lương dựa trên công việc hoặc chức danh của NLĐ Phụ cấp lương

của NLĐ được zác định thông qua thỏa thuận giữa NSDLĐ và NLĐ, được

ghi rõ trong hop đông lao đông hoặc các théa ước lao động tap thé, và được

chi tiết hóa trong các quy định nội bộ của doanh nghiệp, như quy định về tra

lương và trả thưởng

Các khoản bô sung: được hiểu là các khoản tiên thêm vào ngoài lương

cơ bản và phụ cấp lương, liên quan đến việc thực hiện công việc hoặc chức

danh trong hop đông lao đông duoc NSDLD tra cho NLD Như một phân câu

thanh của chế độ tiên lương, các khoản bô sung nảy được linh hoạt về mụcđích, nội dung và hình thức Chúng có thé được xác định với mức tiên cu théhoặc không, có thể được trả đều đặn theo từng ky trả lương hoặc không theo

13

Trang 21

định ky ma gắn với hiệu suất làm việc và kết qua thực hiện công việc của

NLĐ.

Các thành phân nay của tiền lương có mỗi quan hệ mật thiết, hỗ trợ và

bổ sung cho nhau, dam bảo giá trị của sức lao đông Việc mở réng phạm vi

của nội dung tiên lương như vậy làm cho khái niệm nay trở nên gần gũi hơn

và phù hợp với khái niệm về thu nhập trong QHLĐ ở một phạm wi nhật định

1.12 Nguyên tắc điều chỉnh tiền lương trong doanh nghiện

- Nguyên tắc tôn trong sự thỏa thuận của các bên về tiền lương trong

quan hệ iao động:

Tiên lương được coi la giá cả sức lao đông, do đó, tiền lương phải đượchình thành dựa trên sự thöa thuận tự nguyên và không trái pháp luật Về phía

NLD, ho có quyên định đoạt giá cả sức lao động của mình Về phía NSDLĐ,

họ có quyên bao dam trả lương theo năng suat, chat lượng, hiệu quả côngviệc Do vậy, chính các bên của QHLĐ là những người quyết định về tiên

lương, vì họ là người hiểu rõ nhất về điêu kiện lao động và sử dụng lao động,

khả năng chỉ trả cũng như mức chỉ trả thê nào là phù hợp với hao phí sức laođộng phải bỏ ra Tat nhiên, sự thỏa thuận tự nguyện đó phải dam bao không

trái với quy định của pháp luật, tức là các bên phải tuân thủ các quy định pháp

luật về tiên lương, đặc biệt về lương tối thiểu NSDLĐ vả NLĐ không đượcthéa thuận mức lương thap hơn mức tối thiểu theo quy định pháp luật

~ Mguyên tắc điều chinh tiền lương ở những giới hạn nhất định:

Bên cạnh nguyên tắc tôn trong sự thỏa thuận của các bên, điều chỉnhtiền lương còn dam bảo su can thiệp của nha nước ở những giới hạn nhất

định Nguyên tắc này xuat phat từ vai trò, chức năng và sư cụ thé hóa nguyên

tắc quan trọng nhất của luật lao đông lả bảo vệ NLĐ Việc Nhà nước can

thiệp là cần thiết và tat yêu, song mức độ can thiệp điều chỉnh tiền lương ởmức độ nao là yếu tô quan trọng can phải xem xét Trước đây, pháp luật điều

chỉnh tiền lương ở mét góc độ rông rãi và toàn diện, bao gồm các quy định từmức lương tôi thiểu đến việc xây dưng vả quản lý lương trong doanh nghiệp

Trang 22

Hiện nay, nguyên tắc này đã chuyển sang một hướng mới, dam bao tự do thöa

thuận giữa các bên miễn là tuân thủ các giới hạn tôi thiểu theo quy định của

pháp luật, từ do dam bao quyên quyết định của NSDLĐ

~ Nguyên tắc ddim bdo công bằng và Rhiông phân biệt đối xữ về tiền lương:Sức lao đông là hang hóa có giá trị sử dụng đặc biệt, do đó sự điềuchỉnh của pháp luật còn phải dam bảo sự công bằng và không phân biệt đối

xử trong việc quy định và thực hiện pháp luật vé tiên lương Nguyên tắc dam

bảo công bằng được thể hiện ở việc điều chỉnh pháp luật bằng những quy định

cụ thé về trả lương, tiên lương được trả cho NLD dua trên năng suất va chat

lương công việc NLD có trình độ nghệ nghiệp cao, lam việc nhiều, chất

lượng tốt sẽ được trả lương cao NLD ngang nhau được trả lương như nhau

Điều nay cũng có nghĩa là không được phép phân biệt đôi xử trong việc điềuchỉnh pháp luật vê tiên lương Phân biệt đối xử không chỉ ảnh hưởng rất lớn

đến quyền lao đông, quyền bình đẳng về cơ hội công bằng giữa những NLĐ

về việc làm, thu nhập, thăng tiễn, ma còn ảnh hưởng đến sự phát triển ôn định

bên vững của doanh nghiệp và toan x4 hdi?

ILO rat quan tâm tới van dé dam bảo công bằng và không phân biệt đồi

xử về tiên lương Công ước số 100 năm 1951 của ILO vẻ trả công bình dang

giữa lao đông nam và nữ quy định các nước thành viên phải có biện pháp phù.

hợp trong việc ân định mức trả công được áp dụng cho mọi NLĐ trên nguyên

tắc trả công bình đẳng giữa lao động nam va lao đông nữ đôi với một công

việc có giá tri ngang nhau Công ước sô 111 năm 1958 của ILO về chồngphân biệt doi xử trong lao đông và việc làm cũng quy định các nước thanh

viên phải cam kết ở tâm chính sách quốc gia nhằm thúc day sự bình dang về

cơ may va về đối xử trong việc lam và nghề nghiệp để huỷ bé moi sự phân

biệt đôi xử về mặt nay

` Trần Thi Thuý Lâm, Đố Thi Dung 2021), Binh luận mhiong điểm mới của Bộ Luật lao động năm 2019, Nsb

Lao Động, Hà Noi,tr 40

15

Trang 23

1.1.3 Pháp luật về tiền lương trong doanh nghiện

- Khải niệm pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp:

Pháp luật về tiên lương trong doanh nghiệp là một bộ phận cầu thành

và không thể tách rời của pháp luật lao đông, là một trong những nội dungquan trọng ma Nha nước phải điêu chỉnh nhằm xác lập sư cân bằng về vị trí

của các bên trong QHLĐ Trên thực té, NSDLD, với tư cách la người nam giữ

sức mạnh tu ban, luôn muôn áp đặt, chi phôi tiên tương đôi với NLD nhằm cóthể tiết kiêm chi phí, dem lại lợi nhuận cao nhất có thể Trong khi do, NLD, ở

vị thé yếu hơn, với sô lượng đông, chỉ có thé bán sức lao động của mình désông, dé bị chèn ép, buộc phải chap nhân những áp đặt, bất công vệ tiênlương Vi thé Nha nước, bằng pháp luật, điêu chỉnh khoa học và hợp lý đối

với tiên lương trong doanh nghiệp, giữa NSDLĐ và NLD, nhằm bảo dam

không bên nảo sử dụng được lợi thê của mình để gây bất lợi đôi với bên kia

về tiên lương trong QHLD

Pháp luật vé tiền lương trong doanh nghiệp là một bộ phân quan trongcủa pháp luật lao đông Mặc dù tiền lương lả một yêu tô kinh tế, đượcNSDLD đưa vào cau thành giá trị va giá thành sản phẩm, tuy nhiên, họ không

thé đưa vào một cách tùy tiện Nha nước can phải kiểm soát tiên lương trong

doanh nghiệp dưới nhiều góc độ, trong đó có việc coi tiền lương là giá cả sức

lao động vả can phải kiếm soát để bao vệ NLD có vi trí yêu thé trong thỏathuận về bán sức lao động, dam bảo mục tiêu xã hôi khác là tranh tinh trạng

bóc lột, cũng như đảm bảo các chức năng tái sản xuất sức lao động và tíchlũy Dưới góc độ khác 1a kiểm soát các chi phí đầu vào của NSDLD, của

doanh nghiệp, Nhà nước kiểm soát việc hạch toán các chỉ phí sản xuất đúng

chế độ của nhà nước

Việc ban hành các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh van dé tiền

lương trong doanh nghiệp sẽ hình thành pháp luật về tiền lương trong doanh

nghiệp Như vậy, có thé hiểu pháp luật vé tiên lương trong doanh nghiệp lảtông hợp các quy định của Nha nước vẻ tiên lương tdi thiểu, thang lương,

Trang 24

bảng lương, định mức lao động, hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, quyên

và nghĩa vụ của các bên trong lĩnh vực tiên lương, va các quy định khác vềtién lương

- Môi dung điều chinh pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp:

+ Mite lương tôi thiêu:

Mức lương tối thiểu được hiểu là mức lương thấp nhất đâm bảo duy trìcuộc sông ở mức tôi thiểu cho NLĐ Lương tối thiểu được ILO quan tâm và

quy định tử rất sớm, đồng thời coi là yếu tó bắt buộc ma NSDLĐ phải đảm

bảo cho NLD va tat ca các quốc gia tham gia vào tô chức ILO đều phải tuânthủ Về thâm quyên quyết định lương tôi thiểu, Công ước số 131 năm 1970của ILO về ân định mức lương tdi thiểu khuyến nghị cơ quan có thâm quyên

sẽ thiết lập hệ thông tiền lương tối thiểu, có giá trị pháp ly ràng buộc đôi vớimọi NSDLĐ và NLĐ; thương lương tập thể về mức lương tôi thiểu được tôn

trọng, nhưng không được thập hơn mức lương tôi thiểu do cơ quan có thấm

quyển quy định Việc xác định mức lương tôi thiểu cân tính đến các yêu tô

gồm: thứ nhất là nhu cầu của NLD va gia đỉnh họ, có tính đến mức lương

chung trong nước, chi phí sinh hoạt, các chế độ an sinh x4 hội va mức sốngtương đôi của các nhóm xã hôi khác, va thứ hai là các yêu tô kinh tế, bao gồmcác yêu câu phát triển kinh tế, mức năng suất, mong muôn đạt được và duy trì

tỷ lệ có việc lam cao”.

Trên thé giới, lương tối thiểu được hau hết các quốc gia quan tâm va

ban hành quy định pháp luật điều chỉnh Nhiều quốc gia đã ban hành Luật tiên

lương tdi thiểu lam cơ sở pháp lý vững chắc dé điều chỉnh van dé nảy, như

Anh, Đức, Nhật Bản, New Zealand, v v.

+ Thang lương bang lương đình mức iao động:

+ Khoản 3 Điều 3 Công ước số 26 về cơ chế in dinh maíc Đương tôi thiểu ngày 30 thing Snim 1928 của ILO quy din: “Các mite lương tối thiệu được con đinh là bắt buộc vớt những NSDLD và NLD lữu quen những

mute lương đó Không thé bi hạ thép dit là bằng thỏa Quận cá nhn hey hợp dong tập thé, mù làn nhà chức

trách có thẩm qunién cho phép chung hoặc cho phép đặc bit”.

* Công tước số 131 nim 1970 của ILO

17

Trang 25

Việc xây dựng hệ thông thang lương, bảng lương vả xác định hợp lý

các mức phụ cấp theo lương phải xuất phát từ đặc điểm khác nhau trong từng

ngành nghề va trong từng điều kiện lao động

Thang lương 1a tương quan tỉ lệ về tiên lương (theo trình độ lành nghệ)giữa những NLD trong cùng một nghề hoặc nhóm nghé có tiêu chuẩn cấp bậc

kỹ thuật rõ ràng Thang lương thường được xây dựng dé áp dung cho NLDtrực tiếp sản xuất trong hệ thống các ngành nghệ có tiêu chuẩn cấp bậc ky

thuật rõ rang như luyện kim, hóa chất, địa chất, dau khi, cơ khí, điện tử, điện,

vận hành máy

Bảng lương là tương quan ti lệ tiền lương giữa các lao động trong cùng

ngành nghệ theo trình độ, kinh nghiệm lam việc hoặc theo công việc thực tế

ma NLP dam nhiệm Bang lương thường được xây dung và ap dụng cho lao

động mang tính chất quản lý, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, lao đông thựchanh phục vụ, lao động trực tiép ở những công việc, ngành nghề không xác

định, quy định rõ ràng tiêu chuẩn cap bậc kỹ thuật

Định mức lao đông là những quy định cụ thé về sô lương (khôi lượng,sẵn lượng ), chat lượng sản phẩm (công việc, dịch vu ) tương ứng với một

lượng thời gian lao động, áp dụng cho những nhóm công việc, lao động nhất

định trong phạm vi cụ thé (doanh nghiệp, ngành )

+ Hình thức trả lương, R han trả lương:

Có môt số hình thức tra lương khác nhau, bao gồm trả lương theo thờigian, trả lương khoán, trả lương theo san phẩm Trả lương theo thời gian làhình thức trả lương căn cứ vao thời gian lam việc thực tế của NLD để trảlương, trong đó hình thức tra tiên lương tháng là hình thức phổ biến nhất Trảlương theo sẵn phẩm là hình thức tra lương căn cứ vào số lượng va chất lượngsản phẩm ma NLD thực hiện để xác định mức trả lương Để áp dụng hình

thức này một cách hiệu quả, NSDLĐ phải xác định hợp lý và chính xác mức

lao động và đơn giá sản phẩm giao cho NLD Trả lương khoản la hình thức

trả lương căn cứ vào khối lương, chất lượng công việc và thời gian khoán mà

Trang 26

NLD phải hoàn thanh công việc để xác định mức trả lương Hình thức tra

lương nảy thường được áp dụng trong trường hợp do tính chất của công việc

không thé giao định mức lao động cho từng NLD theo từng đơn vi thời gian

cụ thể, ma phải giao toan bộ khối lượng công việc hoặc định mức lao động

theo thời gian thì sẽ không hiệu quả bằng khoán

Ky hạn tra lương là thời hạn ma NSDLĐ phải trả tiền lương cho NLD

Kỳ hạn trả lương có thể khác nhau tùy thuộc vào hình thức trả lương Công

ước 95 của ILO quy định tiền lương được trả một cách déu đặn, ngoài ra, việctrả lương, nếu được trả bằng tiên mặt, sé chỉ được tiền hanh vảo những vàonhững ngày làm việc, trừ phi néu pháp luật hoặc quy định quốc gia, thoả ước

tập thé hoặc phán quyết của trọng tai có quy định khác

+ Các guy định tra lương khác:

¢ Tién lương lam thêm giờ, làm việc vao ban đêm

Thời gian lam thêm giờ là khoảng thời gian lam việc ngoài thời giờ lam

việc bình thường theo quy định của pháp luật, thöa ước lao động tập thé hoặcnội quy lao động Tiên lương lam thêm giờ là số tiên mà NSDLD phải trả choNLD khi NLD lam việc ngoai giờ tiêu chuẩn, theo yêu cau của NSDLDLương lam thêm giờ có thé được tính theo đơn giá tiên lương hoặc tiên lương

thực tra cho công việc đang làm Mức lương làm thêm giờ phụ thuộc vào thời

lượng và thời điểm lam thêm

Thời gian lâm việc ban đêm (ca đêm) và tiễn lương lam việc vào banđêm cũng được quy định tùy theo từng quốc gia Tuy nhiên, về cơ bản mức

tiên lương lam thêm giờ và làm việc vào ban đêm thường cao hơn tiền lương

làm việc thông thường với cùng công việc.

© Ché đô trả lương cho NLD học nghé, tập nghệ, thử việc

Học nghệ được hiểu là việc NSDLĐ tuyển người vào dé dao tạo nghệnghiệp tại nơi lam việc, sau đó người được đảo tạo nghệ lam việc cho chínhNSDLĐ đó Tập nghệ được hiểu la việc NSDLD tuyển người vào để hướng

19

Trang 27

dan thực hành công việc, tập lam nghệ theo vị trí việc lam tai nơi làm việc đểsau nay người được tập nghệ sẽ làm việc cho chính NSDLĐ đó.

Điểm khác biết đặc trưng giữa học nghệ va tập nghề la ở nôi dung

hướng dẫn, đào tao mà NSDLĐ thực hiện Với học nghệ, NLĐ sẽ được

NSDLĐ đào tạo về kién thức nghé nghiệp, bao gồm ca lý thuyết chuyên môn

va kỹ năng thực hành Còn với tập nghệ, NSDLD sẽ chi tập trung hướng dẫn

NLD thực hành công việc là chính chứ không dạy nôi dung lý thuyết

Thử việc có thể hiểu là trang thái khi một NLD được tuyển dung để lamviệc cho một NSDLĐ nhưng vấn chưa được coi là nhân viên chính thức Mụctiêu của giai đoạn thử việc là cho NSDLĐ và NLD cơ hôi dé kiểm tra xem họ

có phù hợp với nhau hay không.

Các nước có quy định khác nhau về chế độ trả lương cho NLĐ học

nghé, tập nghé, thử việc Tai Anh, chê đô tra lương cho NLD hoc nghệ, tậpnghề phụ thuộc vào “trạng thai” của NLD đó được coi là “công nhân”

(worker), "công nhân tinh nguyện” (voluntary worker) hay là “nhân viên” (employee)® Tại Pháp, pháp luật quy định doanh nghiệp phải trả cho người

học nghệ, tập nghé một khoản “trợ cấp” (gratuity) cho thời gian học nghệ tùyvào khoảng thời gian tập nghề, hoc nghề Đối với NLD thử việc, theo Luật

Lao đông Pháp, NLD thử việc đưởng hưởng đây đủ quyên về điêu kiện lam

việc, lương tôi thiểu, các phúc lợi mả một NLĐ tiêu chuẩn được hưởng”

© Chế độ trả lương cho NLD khi ngừng việc:

Lương ngừng việc được hiểu là một khoản tiên lương NSDLĐ trả choNLD khi họ không làm việc mà không do lỗi của họ, theo quy đình của phápluật hoặc theo thoả thuận Trên thực tế, không phải trong tat cả các trườnghợp NLD cũng nhận được tiễn lương ngừng việc ma phụ thuộc vào yêu tô lỗi

do phía bên NLD hay NSDLĐ hay ly do khách quan

Stamps: rare gow ukemployment rights fr.

nae A D2 60% Dc rs Zee ea Th shat 20they% 27re% 202% 20vohniteer ,truy cập ngày

KG conucountries france hiring-employeesiprobation-period/,truy cập ngày 11 tháng 0+

Trang 28

+ Quyên và nghữa vụ của NSDLD và NLD trong lĩnh vực tiền lưỡng:

NSDLD là một bén trong QHLĐ, có quyên quyết định va thực hiện cácchính sách về tiên lương đối với NLD thuộc đơn vị minh Cu thể, NSDLD có

quyển lựa chọn hình thức tra lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán tùyvào tinh chat công việc va yêu câu của quá trình lao đông, sản xuất, kinh

doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, NSDLĐ có quyển quy định hệ thông thang lương, banglương, đính mức lao đông, quy chế tiễn lương, tiên thưởng, phụ cấp lương,v.v được áp dung trong doanh nghiệp Là người dau tư vn, tư liệu sản xuất

và là người thuê lao động, NSDLĐ có quyên quyết định phân phối thu nhậptrong doanh nghiệp, thể hiện qua quyền quy định hệ thông thang, bang lương,

định mức lao động, quy ché lương, nâng lương, nang bac, quy ché tiên lương,tiên thưởng, vv của doanh nghiệp Thông thường, NSDLĐ sẽ phải tham

khảo ý kiến của tô chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tô chức đại diện

va công khai thang, bang lương, định mức lao đông trước khi đưa vào thực

Ngoài ra, khi NLD có hành vi làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị gây thiệthại về tải sản cho doanh nghiệp, NSDLĐ có quyền khâu trừ vào tiền lươngtrước khi trả cho NLĐ Tuy nhiên, pháp luật thường quy định mức tôi đa mà

NSDLD có thé khâu trừ từ tiên lương thang của NLD Mục đích là để dimbao điều kiện sông và ôn định sinh hoạt cho NLD

NSDLD có nghĩa vụ trả lương trực tiếp, day đủ va đúng han cho NLD.Pháp luật thường ghi nhận nghữa vụ nay như một nguyên tắc trả lương Côngước sô 05 của ILO cũng có quy định về nội dung nay, theo đó tién lương phảiđược trả trực tiếp cho NLĐ, trừ phi pháp luật hoặc quy định quốc gia, một

thoa ước tập thể hay một phán quyết của trong tài có quy định khác, hoặc

NLD chấp nhận một cách trả khác Đông thời, NSDLĐ không được phép hạn

chế quyền tự do của NLD để sử dụng tiên lương của minh bang bat cứ cáchnao

Trang 29

Về phía NLD, trong QHLĐ, NLD có một số quyền được pháp luật bảo

vệ NLD có quyên được tạm ứng tiên lương Việc tam ứng tiên lương được

thực hiện theo luật định hoặc theo thỏa thuận của hai bên Pháp luật tôn trọng

ý chí, nguyện vong của các bên trong trường hợp hai bên thöa thuận, do do,

pháp luật thường không quy định về trường hop tạm ứng, mức tam ứng, lý do

tạm ứng, v.v Nghia vu tạm ứng của NSDLD chi dat ra khi NLD phải tam thời

nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân

NLD cũng có quyển được biết lý do moi khoản khâu trừ vào lương củamình Với tư cách là người thụ hưởng đối với tiên lương của minh, NLD có

quyển được biết moi lý do khâu trừ Day la cơ sở quan trong dé NLD bảo vệmình trước NSDLD Quyền nay của NLD tương ứng với nghĩa vu củaNSDLĐ phải thông báo cho NLD biết cụ thé khoản khẩu trừ và mức khâu trừ,

đồng thời NSDLD chỉ được phép khẩu trừ lương trong trường hợp bôi thườngthiệt hai do lam hư hong dung cu, thiết bị, tai san của NSDLD

NLD con có quyền được hưởng chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cập,

trợ cấp Hau hết các nước không có quy định pháp lý cụ thể về việc nâng

lương, nâng bậc đôi với NLD trong doanh nghiệp, ma việc nay phụ thuộc vào

chính sách của doanh nghiệp cũng như sự thöa thuận giữa NSDLĐ va NLD

và thường phải được thỏa thuận trong HĐLĐ, thỏa ước lao đông tập thé hoặcquy định của doanh nghiệp.

1.2 Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về tiền hrơng trong doanh

Tại Việt Nam, những năm qua Đăng và Nhà nước đã thê hiện sự quan

tâm lớn đến van dé tiên lương trong doanh nghiệp, thông qua việc ban hành

Bô luật Lao đông vào năm 1994, có hiệu lực thi hành từ ngay 01 tháng 01

năm 1995, được sửa đôi, bd sung vào các năm 2002, 2006, 2007; Bộ luật Lao

động năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 05 năm 2013; và Bộ

luật Lao đông hiện hành được thông qua năm 2019, có hiệu lực thi hành từ

ngay 01 tháng 01 năm 2021 Bên cạnh các quy định về tiên lương của Bộ luật

Trang 30

Lao đông, các cơ quan Nhà nước có thấm quyền cũng ban hành nhiêu văn bản

quy phạm pháp luật điêu chỉnh về tiên lương trong doanh nghiệp, như các quyđịnh về lương tôi thiểu, các nguyên tắc xây dựng hệ thông thang, bảng lương

ap dụng trong các loại hình doanh nghiệp, v.v.

Những văn bản này là cơ sở pháp lý giúp cho các quan hệ xã hôi về

tiên lương được hình thành va phát triển theo quy luật của kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó tạo sự công bằng, minh bạch trong tinhtoán và trả lương, góp phân bảo vệ quyền lợi của NLĐ trong doanh nghiệp vềvan dé lương

1.2.1 Thực trạng quy định vềmức lương tất thiểu

Tại Việt Nam, lương tối thiểu là nội dung nhận được sự quan tâm đặcbiệt của xã hội, va được quy định cụ thé trong BLLĐ và các văn bản hướngdẫn thí hành

Khoản 1 Điều 91 BLLD năm 2019 quy định: “Mức lương tối thiểu là

mức lương thâp nhất được trả cho NLD là công việc giản đơn nhất trong điều

kiện lao động bình thường nhằm bảo đâm mức sóng tối thiểu của NLD và gia

đỉnh ho, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hôi” Theo đó, có thể

hiểu mức lương tôi thiểu được sử dụng để trả cho NLĐ làm công việc yêu cầutrình độ lao đông giản đơn nhật, cường độ lao động nhẹ nhàng nhất, diễn ratrong điêu kiện lao đông bình thường và được sử dụng để xác định các mứclương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác cho NLĐ Quy định trên củaBLLD năm 2019 đã thay đổi mục đích của mức lương tôi thiểu từ “báo đấm

nia cẩu sông tôi thiêu” sang “bdo dam mức sống tôi thiêu” của NLD và gia

đình họ Việc điều chỉnh như vậy là chính xác và hợp lý, vì “nim cầu sống tốithiêu ” của NLD và gia đình họ là vô cùng, rat khó định lượng va mang tính

chủ quan®

* Trần Thi Thuý Lim, Đố Thi Dung (2021), Binh luận những điểm mới của Bộ Luật lao động năm 2019, Nxd

Lao Động, Hà Noi,tr 118

23

Trang 31

Về tham quyên quyết định, theo BLLĐ năm 2019, Chính phủ có thấmquyên quyết định và công bó mức lương tối thiểu vùng, dựa trên khuyến nghị

của Hội đồng tiên lương quốc gia (gdm thành viên là đại điện của Bộ Lao

động - Thương binh và Xã hội, Tông Liên đoàn Lao động Việt Nam, tô chức

đại diện NSDLD đủ điều kiên va chuyên gia độc lập)

Về căn cứ xác định mức lương tôi thiểu, BLLĐ năm 2019 quy địnhmức lương tối thiểu được điều chỉnh dua trên mức sông tối thiểu của NLD vagia đình họ, tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị

trường, chỉ sô giá tiêu dùng, téc độ tăng trưởng kinh tế, quan hệ cung, câu lao

động, việc làm vả that nghiệp; năng suất lao động, kha năng chi tra của doanhnghiệp Các yêu tô để xác định mức lương tôi thiểu trong BLLĐ năm 2019 đã

được mé rộng khá nhiêu so với các BLLĐ trước đó BLLĐ năm 1994 chỉ xác

định yêu tô chính để ân định điều chỉnh mức lương tôi thiểu là chỉ số gia sinhhoạt để hướng tới mục tiêu bảo đâm tái sản xuất sức lao động BLLĐ năm

2012 mở rộng ra ba nhóm yếu tô, bao gồm: nhu câu sông tối thiểu của NLD

và gia đình ho; điều kiên kinh tế xã hội, mức lương trên thị trường lao động

Việc quy đính mở rộng các căn cứ xác định điều chỉnh mức lương tôi thiểu ở

BLLĐ năm 2019 là khá toàn điên, phan anh tương đôi day đủ các mối quan

hệ giữa mức lương tôi thiểu với các yếu tô kinh tế xã hôi liên quan trong kinh

tế thị trường

Về loại hình mức lương tối thiểu, theo Khoản 2 Điều 91 BLLD năm

2019, “Mite iương tối thiêu được xác lập theo vùng ấn dinh theo tháng, giờ”

Mức lương tôi thiểu được áp dung doi với NLD ở nước ta là mức lương tôi

thiểu vùng Đây là mức lương được áp dung trong từng ving lãnh thô nhấtđịnh, trong đó có tính đến những yếu tố đặc thù của vùng lãnh thô đó nhưđiều kiện kinh tê - xã hội, trình dé phát triển kinh tế, mức thu nhập bình quântrên đâu người của từng vùng, mức chi tiêu tối thiểu chung của vùng và cácyêu tô có liên quan khác như điều kiện lam việc, yêu tổ địa lý Mức lương tôi

Trang 32

thiểu vùng được hiểu lả mức thap nhất làm cơ sở dé NSDLĐ va NLD thỏa

thuận và trả lương phân theo khu vực dia lý nhất định,

01/1/2017 dén

31/12/2017

3.750.000 3.320.000 2.900.000 2.580.000

Nghị dinh số 153/2016/NĐ-CP Múc tăng so với

01/1/2019 đân

31/12/2019

4.180.000 3.710.000 3.250.000 2.920.000

Nght định sô 1572018/NĐ-CP Mức tăng so với

Trang 33

Mức lương tơi thiểu vùng Cơ sở pháp lý

Đơi với doanh nghiệp do Nha nước nam giữ 100% vén điêu lệ, doanh

nghiệp được tư quyết định chính sách tiên lương (trong đĩ cĩ thang, bang

lương, định mức lao đơng) va tra lương khơng thấp hon mức lương tơi thiểu

do Nhà nước cơng bơ và trên cơ sở thộ ước lao đơng tập thể phù hợp với tơchức sản xuất, tơ chức lao động, khã năng của doanh nghiệp và cơng khai tại

nơi làm việc!” Việc xác định tiền lương, tiên thưởng đơi với NLD (bao gơm

cả việc xây dung thang lương, bảng lương, đính mức lao động) được thực

hiện theo quy định tại Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm

2016 của Chính phủ quy định quan lý lao đơng, tiên lương và tiên thưởng đổivới người lam việc trong cơng ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm

giữ 100% vơn điều lê, sửa đổi, bơ sung bởi Nghị định số 21/2024/NĐ-CP

ngày 23 thang 02 năm 2024 của Chính phủ Tiên lương, thù lao, tiền thưởng

đối với người quản lý, Kiểm sốt viên được thực hiện theo Nghị định sé

52/2016/NĐ-CP ngày 13 thang 6 năm 2016 của Chính phủ quy định tiénlương, thù lao, tiên thưởng đơi với người quản ly cơng ty trách nhiệm hữu han

một thành viên do nhà nước năm giữ 100% vớn điều lệ, sửa đơi, bd sung bởi

Nghị định số 21/2024/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ

ˆ Ngày 22 tháng 3 nim 2024, Bộ Lao động - Thurơng bài vi 3Ø hội di cơng bổ dự thảo Nghị định quy dink

xước lương tơi tiểu với NLD lim việc theo HĐLĐ „dự kiên được áp dưng trngiy 01 thing 7 nim 2024.

© Cơ chế quản lý tiền hrong vi thu nhập theo Nghĩ quyết số 27-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành

Trang 34

Có thể thây quy định pháp luật hiện hành về mức lương tôi thiểu là phù

hợp với cơ chế thị trường và với khuyên nghị của ILO tại Công ước sô 131

Tuy nhiên, theo học viên, van còn một số bat cập trong quy định về lương tốithiểu Mức tăng lương tôi thiểu qua các kỳ điêu chỉnh những năm vừa quamới chỉ phan nao đáp ứng nhu cầu mức sông tối thiểu nhưng chưa thực sự cãithiện nhiêu đến đời sống của NLĐ Mặc dù mức tăng bình quân lương tôithiểu đạt khoảng 5 đến 6% mỗi lần điều chỉnh, nhưng ky điều chỉnh không

theo định ky hang năm, ma có những giai đoạn dai hơn, đặc biệt là từ năm

2020 đến nay, mỗi kỷ điêu chỉnh déu kéo dai từ 2 năm trở lên Giá trị thực tếcủa tiên lương bị suy giảm dân theo thời gian do mức tăng của chỉ số giá tiêudùng (CPI) thường nằm trong mức 3 đến 4% mỗi năm

Bên cạnh đó, hiện nay chính sách tién lương tôi thiểu chưa được quyđịnh day đủ và có hệ thống, các quy định về tiên lương tôi thiểu còn tan mát,

rai rác trong nhiêu văn ban pháp luật khác nhau, do vậy, việc tra cứu, cập nhật

và khái quát chính sách, quy đình về tiên lương tdi thiểu gặp nhiêu khókhăn! Quy định về căn cử xác định mức lương tôi thiểu van còn tương đôichung chung, chưa có các tiêu chí, phương pháp cụ thể nhằm xác định mứclương tôi thiểu một cách thực sự khoa học và công khai

1.2.2 Thực trạng quy định về thang lương, bảng lương, định múc lao động

Việc xây dựng hệ thông thang lương, bảng lương và định mức lao độngđược quy định tại Điều 03 BLLĐ năm 2019 Theo đó, NSDLĐ phải xây dựng

thang lương, bảng lương và định mức lao đông để làm cơ sở dé tuyển dụng,

sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi

trong HĐLĐ và trả lương cho NLĐ Quá trình xây dựng thang lương, bảng

lương và định mức lao động phải tham khảo ý kiến của tô chức đại điện NLDtại cơ sở đối với nơi có tô chức đại điện NLD tại cơ sở

"Tet Thi Mai Hương (2018), Thực trang pháp luật về tiền lương tối Đuểu ở Việt Nem , Trường Đại học

Luật Ha Nội, Hi Nôi, 56

3?

Trang 35

Đôi với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nha nước nắmgiữ 100% vôn điều lệ, theo quy định tại Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày

13 tháng 6 năm 2016 được sửa đổi, bd sung bởi Nghị định số 21/2024/NĐ-CPngay 23 tháng 02 năm 2024, doanh nghiệp căn cứ vào tô chức sản xuất, tôchức lao đông, công ty để xây dựng và ban hành thang lương, bảng lương,phụ cấp lương lam cơ sé dé xép lương, trả lương và thực hiện các chế độ đối

với NLD theo quy định của pháp luật lao động Các mức lương trong thang

lương, bảng lương, phụ cập lương do doanh nghiệp quyết định Quá trình xây

dựng hoặc sửa đổi, bố sung thang lương, bảng lương, phụ cấp lương phảitham khảo ý kiến của tô chức đại điện người lao đông tại cơ sở, tô chức đối

thoại tại nơi làm việc theo quy định, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu cho

y kiến va công khai tại công ty trước khi thực hiên

Đối với người quản lý vả Kiểm soát viên chuyên trách lam việc tại

công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốnđiều lệ, theo quy định tại Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm

2016 được sửa đôi, bd sung bởi Nghị định số 21/2024/NĐ-CP ngày 23 thang

02 năm 2024, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tích công ty xây dựng, ban hành

bảng lương và xếp lương đối với người quản lý, Kiểm soát viên chuyên trách

Các mức lương trong bảng lương do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công

ty quyết định Đông thời, quá trình xây dựng hoặc sửa đổi, bố sung banglương của người quản lý, Kiểm soát viên cũng phải tham khảo ý kiến của tôchức đại điện người lao động tại cơ sở, tổ chức đối thoại tại noi làm việc theo

quy định, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận và công khai tại

công ty trước khi thực hiện

Quy định hiện hành có một số điểm khác so với các quy định tại BLLĐnăm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành BLLĐ năm 2019 đã bé quy

định doanh nghiệp phải xây dung thang lương, bảng lương căn cứ vào quy

định của Chính phủ Điều này bảo đảm quyên tự chủ của doanh nghiệp trong

Trang 36

hoạt động trả lương cho người lao đông, phù hợp hơn với QHLĐ trong nênkinh té thị trường, hạn ché sự can thiệp của nha nước vào QHLĐ}.

1.2.3 Thực trạng quy đính về hình thức trả lương, kỷ hạn trả lương

~ Quy đinh về hình thức trả lương:

Các hình thức trả lương được quy định ở Khoản 1 Điều 96 BLLD năm

2019, Điều 54 Nghị định sô 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020

của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ

luật Lao động vẻ điều kiện lao động va quan hệ lao động bao gồm trả lương

theo thời gian, sản phẩm hoặc trả lương khoán

Tiên lương theo thời gian (theo tháng, theo tuân, theo ngày hoặc theo

giờ) được tra cho NLD hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian lam

việc thực tế theo tháng, tuân, ngày, giờ, cu thể Tiên lương tháng được tra cho

một thang làm việc xác định trên cơ sở HĐLĐ; tiền lương tuân được trả chomột tuần lam việc xác định trên cơ sở tiễn lương tháng nhân với 12 tháng vàchia cho 52 tuần, Tiển lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác địnhtrên cơ sỡ tiên lương thang chia cho số ngày lam việc bình thường trong thang

(tính theo từng thang dương lịch va bao dam cho NLD được nghỉ bình quân

01 tháng ít nhất 04 ngày) theo quy định của pháp luật ma doanh nghiệp lựa

chọn Tiên lương giờ được trả cho mét giờ lam việc xác định trên cơ sở tiềnlương ngày chia cho sô giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định

của BLLĐ.

Tiên lương theo sản phẩm được trả cho NLD hưởng lương theo san

phẩm, căn cứ vao mức độ hoàn thảnh số lương, chất lượng sản phẩm theo

định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao Tiên lương khoán được

trả cho NLĐ hưởng lương khoán, căn cứ vảo khối lượng, chât lương công

việc và thời gian phải hoàn thành.

`? Trần Thi Thuý Lâm, Đố Thị Dung (2021), Binh lun nhiễng điểm mới clla Bộ Luật lao đồng năm 2019,

Nxb Lao Động, Ha Noi, tr 123.

29

Trang 37

Cách thức trả lương theo Khoản 2 Điều 96 BLLĐ năm 2019 được quy

định mét cách linh hoạt, phù hợp với yêu cau thực tiễn hiện nay: “Luong

được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tai khoản cá nhân của NLD duoc mỡ tại

ngân hàng” Việc lua chon cách thức trả lương nao do NLD và NSDLD tu do

thöa thuận vả được ghi nhận ở hợp đông lao động Trường hợp trã lương qua

tai khoản cá nhân của NLĐ được mở tại ngân hàng thì NSDLĐ phải trả các

loại phí liên quan đến việc mỡ tài khoản và chuyển tiên lương Quy định này

nhằm lam rổ trách nhiệm của NSDLD trong việc thanh toán các khoản phí

ngân hang, phí dich vu, dam bao thu nhập cho NLD.

~ Quy định về ig} hạn trả lương:

Ky han trả lương được xác định khác nhau tùy thuộc hình thức trả

lương, được quy định tại Điêu 07 BLLĐ năm 2019 BLLD năm 2019 đã quyđịnh tương đôi rõ về ky han trả lương trong các trường hợp hưởng lương theocác hình thức khác nhau, đông thời có quy định vẻ trường hợp chậm trả lương

cho NLD, thể hiện ý chí của Nhà nước trong việc bảo dim quyên lợi choNLD.

NLD hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày,

tuân làm việc hoặc được trả gộp cho hai bên thỏa thuận, nhưng ít nhất 15ngày được trả gộp 1 lần NLD hưởng lương tháng được tra lương tháng mộtlần hoặc nửa tháng một lần (thời gian do hai bên thöa thuận) NLD hưởng

lương theo sản phẩm, theo khoản được trả lương theo thỏa thuận của hai bên

và phải được ân định vao một thời điểm có tính chu kỳ, nếu công việc phải

làm trong nhiều thang thi hang thang được tạm ứng tiên lương theo khốilượng công việc đã làm trong tháng Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà

NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn

thì không được chậm quá 30 ngày, nếu trả lương chậm từ 15 ngảy trở lên thiNSDLĐ phải đền bù cho NLD một khoản tiên ít nhất bằng số tiên lãi của sốtién trả chậm tính theo lãi suất huy đông tiên gửi có kỳ han 01 thang do ngân

Trang 38

hang nơi NSDLĐ mở tải khoản trả lương cho NLD công bó tại thời điểm tralương.

1.2.4 Thực trạng quy đính về các quy định trả lương khác

- Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đềm:

BLLD năm 2019 va Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã quy định khá chi

tiết về tiên lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, thể hiện ý chí của Nhà

nước trong việc bao dam sức khöe lao động vả quyên lợi của NLD

Theo đó, Điều 98 BLLĐ năm 2019 quy định tiên lương lam thêm giờđược tính theo đơn giá tiên lương hoặc tiên lương thực trả theo công việc

dang lam, với mức it nhất bằng 150% vào ngày thường, ít nhất bằng 200%vao ngày nghỉ hang tuân, và ít nhất bằng 300% vào ngày nghỉ lễ, tết, ngàynghỉ có hưởng lương, chưa kể tiên lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng

lương đôi với NLD hưởng lương ngày

Tiên lương lam việc vào ban đêm được tinh bằng tiên lương thực trảcủa công việc đang lam vào ngày lam việc bình thường cộng thêm it nhất

30% Ngoài ra, NLD lam thêm giờ vào ban đêm thi ngoài việc trả lương theo

quy định, NLD còn được trả thêm 20% tiên lương tinh theo đơn giá tién

lương hoặc tiên lương theo công việc lam vào ban ngày của ngay làm việc

bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuân hoặc của ngày nghỉ hằng tuân hoặc

của ngày nghỉ lễ, tết

Quy định về cách xác định mức tiền lương làm thêm giờ và làm việcvào ban đêm của Việt Nam có những điểm khác biệt nhật định so với cách

xác định của một số quốc gia, đó la quy định pháp luật hiện hành không xem

xét thời lương lam thêm giờ như một căn cứ để xác định mức cộng thêm ma

sử dung một tỷ lệ chung Các tỷ lê khác nhau chi áp dung cho thời gian làm

thêm giờ là khác nhau như: ngày bình thường, ngày cuối tuân, ngày lễ, Tết,

v.v., do đó chưa thực sư dam bao sư cân đối giữa nhu cau lam thêm của doanh

nghiệp với việc bảo vệ sức khỏe lâu dai cho NLD.

- Chễ độ trả lương cho NLD học nghề tép nghề, thư việc :

31

Trang 39

Chê độ trả lương cho NLD hoc nghé, tập nghề được quy định tại điều

61 BLLĐ 2019 Theo đó, trong thời hạn học nghệ, tập nghệ thi NLD vaNSDLD thỏa thuận với nhau vé mức lương va được ghi trong hợp đông dao

tạo nghệ Pháp luật không quy định cụ thé vi day là tùy thuộc vào sức laođộng của NLĐ hao phí làm ra được sản phẩm khi học nghệ, tùy thuộc vào

mức độ tham gia công việc.

Còn đối với trường hợp thử việc thi căn cứ điều 26 BLLĐ năm 2010,

tiên lương của NLD do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mứclương của công việc đó Pháp luật quy định mức lương tôi thiểu thử việc dotrong quá trình thử việc NLD phải thực hiện khối lượng công việc va thời

gian như khôi lương công việc trong HĐLĐ chính thức

- Ché độ trả lương cho NLD khi ngừng việc:

Pháp luật lao đông hiện hành quy định về mét sô trường hợp ngừng việc

và trả lương trong trường hợp ngừng việc, bao gôm ngừng việc do lỗi củaNSDLD, ngừng việc do lỗi của NLD, và ngừng việc khi nguyên nhân là do sự

kiện bat khả kháng như sự cô điện nước, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bênh, v.v

Khoản 1 Điêu 99 BLLĐ năm 2010 quy định trường hợp ngừng việc do

lỗi của NSDLĐ thi NLD được tra đủ tiên lương theo HĐLĐ Bên canh đó,

khoản 5 Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP cũng quy định thời giờ đượctính vào thời giờ làm việc được hưởng lương bao gồm cả thời giờ phải ngừng

việc không do lỗi của NLĐ Như vậy, trường hợp nếu phải ngừng việc do lỗicủa NSDLĐ, NLD phải nghỉ làm nhưng van sẽ được tính thời gian lam việc

hưởng lương Trong thời gian ngừng việc, NSDLD phải trả đủ tién lương theoHĐLĐ cho NLD tương ứng với số ngày ngừng việc

Khoản 2 Điêu 00 BLLĐ năm 2010 quy định trường hợp ngừng việc do

lỗi của NLD thì NLD đó không được trả lương những NLD khác trong cùng

đơn vị phải ngừng việc thi được trả lương theo mức do hai bên thöa thuận

nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu Theo quy định nêu trên,NLD phải ngừng việc do lỗi của mình thì sẽ không được trả lương Trong khi

Trang 40

đó, những NLD khác trong cùng đơn vị với NLD do mà không có lỗi nhưng

phải ngừng việc thi được trả lương theo thỏa thuận của các bên, tuy nhiên

mức lương ma các chủ thể nay được trả không được phép thấp hơn mứclương tôi thiểu vùng

Trường hợp ngừng việc vi ly do khách quan, ví dụ như sự có về điện,nước ma không do lỗi của NSDLĐ hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, địch bệnhnguy hiểm, địch họa, đi đời địa điểm hoạt động theo yêu câu của cơ quan nhànước có thâm quyên hoặc vi lý do kinh tế, theo khoản 3 Điều 99 BLLĐ năm

2019 thi hai bên van được thöa thuân về tiên lương ngừng việc Khi đó, tiên

lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận sẽ phụ thuộc vao số ngày phải ngừngviệc Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuông thì tién lương

ngừng việc được thỏa thuận không thap hơn mức lương tôi thiểu Trường hợp

phải ngừng việc trên 14 ngày lam việc thì tiên lương ngừng việc trong 14

ngày đầu tiên không thâp hơn mức lương tôi thiểu

So với quy định về tiền lương ngừng việc trong trường hợp ngừng việc

vi lý do khách quan tai BLLD năm 2012, quy định hiện hành đã bỏ sung thêm

trường hợp thời gian ngừng việc trên 14 ngày, thay vì quy định tiền lươngngừng việc do hai bên thỏa thuận phải không thâp hơn mức lương tối thiểu,bat ké thời gian ngừng việc là bao lâu Quy định nảy có ý nghĩa nhằm chia sé

một phan khó khăn với NSDLĐ khi phải tạm dừng kinh doanh bởi cácnguyên nhân khách quan Tuy nhiên, quy định này chưa đảm bảo nguyên tắc

bảo vệ thu nhập của doanh nghiệp, đặc biết là khi quy định pháp luật gôp cả

hai nhóm nguyên nhân khách quan vào làm một: nhóm nguyên nhân do sự có

về điện, nước, di đời địa điểm hoạt đông theo yêu cầu của cơ quan nha nước

có thầm quyên hoặc vi lý do kinh tế và nhóm nguyên nhân do thiên tai, hoa

hoạn, dich bệnh nguy hiểm, địch hoa, trong khi trên thực tế, mức độ ảnh

hưởng của hai nhóm nguyên nhân nảy khá khác nhau Việc gián đoạn sản

© Dương Thị Thủy Linh (2021), Phép luật về tin lương trong docaih ngisệp và thực tiến tie hèmbttại Trường

Mam non Ni cười bề thy , Trường Đại học Luật Ha Nội, Hà Noi, tr 65

33

Ngày đăng: 08/11/2024, 04:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN