1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức công tác vận tải hàng hóa bằng Đường bộ củacông ty tnhh vận chuyển toàn cầu omni

53 14 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức công tác vận tải hàng hóa bằng đường bộ của Công ty TNHH Vận chuyển Toàn cầu OMNI
Tác giả Phạm Thanh Hương
Người hướng dẫn Hà Nguyên Khánh
Trường học Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
Chuyên ngành Kinh tế Vận tải
Thể loại Khóa luận Tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 734,56 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢIKHOA KINH TẾ VẬN TẢI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: “Tổ chức công tác vận tải hàng hóa bằng đường bộ của Công ty TNHH Vận chuyển Toàn cầu OMNI”..

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài: “Tổ chức công tác vận tải hàng hóa bằng đường bộ của

Công ty TNHH Vận chuyển Toàn cầu OMNI”

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Hà Nội, ngày … tháng… năm

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trên suốt quãng đường đại học các bạn sinh viên ai cũng được trang bị vàtích lũy cho mình những kiến thức từ cơ bản đến chuyên môn trong ngành họccủa mình nhưng để có thể tiếp cận công việc một cách dễ dàng, tự tin, quenthuộc nhất thì cũng như các trường đại học khác, Ban lãnh đạo Trường Đại HọcCông Nghệ Giao Thông Vận Tải đã tạo điều kiện cho sinh viên đi khảo sát thực

tế nhất bằng kỳ thực tập.Vì thế em đã chọn Công ty TNHH Vận Chuyển ToànCầu OMNI là nơi thực tập, gửi gắm hành trang của mình

Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Vận Chuyển Toàn Cầu OMNI,bản thân em đã có điều kiện được trải nghiệm thực tế, trong một môi trường làmviệc chuyên nghiệp, là cơ hội để so sánh những kiến thức đã học trên giảngđường Đại học với những gì được biết trong một doanh nghiệp cụ thể, từ đó đúckết cho mình những kinh nghiệm và bài học bổ ích trong tương lai Công tyTNHH Vận Chuyển Toàn Cầu OMNI là một công ty hoạt động trong lĩnh vựclogistics, trong đó vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ là một trong những lĩnhvực kinh doanh mũi nhọn của công ty Vì vậy trong thời gian thực tập tại công

ty em đã lựa chọn đề tài: “Tổ chức công tác vận tải hàng hóa bằng đường bộ”làm đề tài Khóa luận Tốt nghiệp

Tuy nhiên, do sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, bài làm của emchắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót về cả nội dung và hình thức Emrất mong nhận được những ý kiến đóng góp và chỉ bảo của thầy cô

Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu nhà trường TrườngĐại học Công nghệ Giao thông Vận tải và Quý thầy cô Khoa Kinh tế Vận tải,đặc biệt cảm ơn thầy Hà Nguyên Khánh đã tận tình hướng dẫn, đóng góp nhữngnhận xét quý báu, để từ đó em có thể hoàn thành bài Khóa luận Tốt nghiệp mộtcách hoàn thiện và chỉn chu nhất

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

NỘI DUNG

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và tạo nhiều thời cơ cũngnhư thách thức cho các quốc gia trong việc phát triển kinh tế Vì vậy, nhu cầuvận tải ngày càng tăng, nhất là vận tải hàng hóa bằng đường bộ Vận tải hànghóa bằng đường bộ là một đề tài cực kỳ cấp thiết vì nó đóng vai trò quan trọngtrong nền kinh tế toàn cầu và cuộc sống hàng ngày của mọi người, là một phầnkhông thể thiếu của chuỗi cung ứng toàn cầu, giúp hàng hóa được vận chuyển

từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ một cách hiệu quả Điều này thúc đẩy thươngmại và phát triển kinh doanh Đề tài "Vận tải hàng hóa bằng đường bộ" là mộtkhám phá sâu rộng về các khía cạnh quan trọng của hệ thống vận tải này, từ cơ

sở hạ tầng đến ứng dụng công nghệ mới, cũng như ảnh hưởng của nó đối vớimôi trường và xã hội Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những thách thức và

cơ hội mà ngành vận tải đường bộ đang đối mặt, đồng thời khám phá các giảipháp sáng tạo và bền vững để nâng cao hiệu suất của hệ thống này

Với sự đa dạng của các phương tiện vận tải, từ xe tải truyền thống đến cácphương tiện tự hành và công nghệ thông tin ứng dụng trong quản lý hành trình,

đề tài này hứa hẹn mang đến cái nhìn toàn diện về một lĩnh vực quan trọng ảnhhưởng đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội và kinh tế Chúng ta hãy bắt đầucuộc hành trình khám phá, tìm hiểu về những thách thức và triển vọng của vậntải hàng hóa bằng đường bộ trong thời kỳ đầy thách thức và cơ hội này

Từ đó để thấy được vận tải nói chung đang được xem như một ngành dịch

vụ độc lập, giữ vai trò trọng tâm trong nền kinh tế tại từng quốc gia Vận tải tạinước ta đạt tăng trưởng cực kỳ mạnh mẽ trong hơn hai thập kỷ qua Là mộttrong những doanh nghiệp lớn của ngành vận tải, Công ty TNHH Vận ChuyểnToàn Cầu OMNI tuy phải đối mặt với khó khăn trong việc khai thác nguồnhàng, tìm kiếm khách hàng cũng như phải đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất,nhưng Công

Trang 6

ty cũng đã gặt hái được khá nhiều những thành tựu của ngành vận tải Đó là lý

do em chọn đề tài: “Tổ chức công tác vận tải hàng hóa bằng đường bộ của Công

ty TNHH Vận Chuyển Toàn Cầu OMNI”

đó đúc rút ra được những mục tiêu quan trọng cần chú ý:

- Tối ưu hóa hiệu suất vận tải: Nghiên cứu có thể tập trung vào việc tối

ưu hóa quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ để giảm thiểuthời gian, chi phí và tăng cường hiệu quả

- Nâng cao an toàn và bảo mật: Nghiên cứu có thể tập trung vào việcphát triển các phương pháp và công nghệ mới để nâng cao an toàn vàbảo mật cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển bằng đường bộ, baogồm cả bảo vệ chống trộm và giảm thiểu tai nạn giao thông

- Tăng cường bảo vệ môi trường: Nghiên cứu có thể tập trung vào việcphát triển các phương pháp và công nghệ để giảm thiểu tác động củavận tải hàng hóa bằng đường bộ đối với môi trường, bao gồm cả giảmkhí thải và tối ưu hóa lợi ích từ việc sử dụng nhiên liệu sạch

- Tích hợp công nghệ mới: Nghiên cứu có thể tập trung vào việc ápdụng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, Internet of Things (IoT) vàBlockchain để cải thiện quản lý và vận hành trong ngành vận tải hànghóa bằng đường bộ

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu: Công tác vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ

b Phạm vi nghiên cứu:

Trang 7

- Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng trong đề tài này được lấy tronggiai đoạn 2020-2023.

- Phạm vi không gian: Công ty TNHH Vận Chuyển Toàn Cầu OMNI

4 Phương pháp nghiên cứu

a Nghiên cứu thực tế: Sử dụng các phương tiện quan sát trực tiếphoặc các phương tiện thu thập dữ liệu như điều tra, phỏng vấn vàquan sát để thu thập thông tin từ thực tế vận tải hàng hóa bằngđường bộ

b Nghiên cứu thảo luận: Tổng hợp và phân tích các nghiên cứu, bàiviết và tài liệu khác về vận tải hàng hóa bằng đường bộ để đánh giátrạng thái hiện tại của lĩnh vực này và đề xuất hướng đi mới

c Phân tích dữ liệu lớn: Sử dụng dữ liệu lớn từ các hệ thống theo dõivận tải, hệ thống định vị GPS, các bản ghi giao thông, và các nguồn

dữ liệu khác để phân tích xu hướng, biểu đồ và dự đoán về vận tảihàng hóa bằng đường bộ

5 Bố cục bài khóa luận

Đề tài được chia làm ba phần chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức vận tải hàng hóa bằng đường bộChương 2: Thực trạng hoạt động dịch vụ vận tải của công ty TNHHVận Chuyển Toàn Cầu OMNI

Chương 3: Xây dựng phương án tổ chức vận tải hàng hóa của công tyTNHH Vận Chuyển Toàn Cầu OMNI

Trang 8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG

ĐƯỜNG BỘ 1.1 Khái niệm vận tải:

Vận tải là quá trình tác động lực vào các vật thể để dịch chuyển vật thể nào

đó từ vị trí này đến vị trí khác Vận tải gắn liền với nhu cầu sinh hoạt, sảnxuất hàng ngày của con người Trước tiên, vận tải thường gắn liền với cáchoạt động khuân, vác, gánh, nâng… của con người trong xã hội nguyên thủy.Sau này khi hình thái kinh tế trở nên phức tạp hơn thì các hình thức vận tảingày càng được cải tiến và đa dạng hóa Và theo thời gian, vận tải đơn thuầnnay dần hình thành các dịch vụ vận tải Vận tải ra đời từ thập niên 60 – 70của thế kỷ trước, đến nay nó trở thành một ngành kỹ thuật quan trọng gắnliền với hoạt động giao thông và phân phối hàng hóa Bất cứ một quốc gianào muốn phát triển, thì việc đầu tư hạ tầng vận tải đường bộ, vận tải đườngsắt, vận tải đường biển, đường hàng không…luôn được chú trọng đầu tư đểđáp ứng nhu cầu chuyên chở hàng hóa nội địa và quốc tế

Trang 9

Trước đây, vận tải chưa được xem là ngành dịch vụ, vì chỉ áp dụng trongquy mô của gia đình, doanh nghiệp nhỏ Tuy nhiên, khi sự ra đời của thươngmại

Trang 10

điện tử kéo theo nhu cầu vận chuyển hàng hóa càng lớn, điều này đã tạo điều

kiện cho ngành vận chuyển hình thành một dịch vụ độc lập và có vai trò

quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia Theo khảo sát của các nhà

nghiên cứu thống kê, Logistics khi có sự kết hợp chặt chẽ với ngành vận

chuyển sẽ nâng cao hiệu suất kinh doanh từ 7– 14% Như vậy, khi tận dụng

tối đa nguồn lực của vận chuyển, sẽ đảm bảo chuỗi cung ứng được vận hành

chặt chẽ và tối ưu nhất

1.1.1 Các phương thức vận tải chủ yếu

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, hiện nay có 4 cách vận chuyển hàng hóachính là: vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không Tùyvào tính chất hàng hóa, khoảng cách vận chuyển, mà các doanh nghiệp sẽ lựa chọnhình thức vận chuyển phù hợp nhất

So với các hình thức vận tải hiện hành, thì vận tải đường bộ không bị ảnhhưởng bởi yếu tố thời gian, khoảng cách vận chuyển Chỉ cần khách có nhu cầu, làcác doanh nghiệp có thể chuyển hàng nhanh chóng thông qua phương tiện vận tảinày

*Vận tải đường sắt

Phương thức vận chuyển hàng hóa đường sắt được sử dụng cho những loạihàng hóa cồng kềnh Hình thức vận tải này có lợi thế là bảo đảm quá trình vậnchuyển hàng hóa được an toàn, thuận lợi đến người nhận

So với các hình thức vận chuyển hàng hóa khác, chuyển hàng qua đường sắt

có cước phí rẻ hơn nhiều Điều này dễ hiểu là vận tải đường sắt không bị tác động

Trang 11

bởi giá xăng dầu và chi phí cầu đường, phí dịch vụ như các hình thức vận chuyểnkhác.

Đặc thù của đường sắt là di chuyển trên một tuyến đường riêng, hàng hóa ít

bị tác động bởi những tác nhân khác Cũng chính vì lý do này, mà vận chuyển hànghóa bằng đường sắt luôn bảo đảm an toàn khi di chuyển

Điểm trừ của vận tải đường sắt là thời gian vận chuyển dài, chưa kể hàng hóachỉ vận chuyển đến các nhà ga cố định Do đó, khi muốn giao hàng đến người nhậnvẫn phải sử dụng kết hợp với các phương thức vận tải khác

*Vận tải đường biển

Hình thức vận chuyển hàng hóa đường biển là hoạt động vận chuyển hànghóa sử dụng phương tiện vận tải đường biển để phục vụ cho mục đích chuyên chởhàng hóa Phương tiện sử dụng là tàu, thuyền… Cách vận chuyển này có thể ápdụng cho vận chuyển hàng hóa trong nước và vận chuyển hàng hóa quốc tế Cáctàu vận chuyển thường có trọng tải lớn nên chuyên chở được số lượng hàng hóacực kỳ lớn

Ưu điểm của vận chuyển hàng hóa qua đường biển là không bị hạn chế về sốlượng, giá thành vận chuyển hàng hóa thấp Các tuyến đường vận tải biển là tuyếnđường giao thông tự nhiên, nên không gặp khó khăn khi vận chuyển hàng hóa

Tuy nhiên, phương thức vận tải đường biển không thể chuyển hàng đến tậnnơi trên đất liền nên phải kết hợp với phương thức vận tải hàng hóa khác Bên cạnh

đó, thời gian vận chuyển hàng hóa khá dài, nên không sử dụng cho những mặthàng cần vận chuyển trong thời gian ngắn

*Vận tải đường hàng không

Vận chuyển hàng hóa đường hàng không tuy mới ra đời, nhưng dần chiếm

ưu thế trong ngành vận tải hàng hóa Do tính đặc thù của ngành hàng không, nênhình thức vận chuyển này chỉ thích hợp với những mặt hàng có giá trị và cần tốc

độ vận chuyển nhanh nhất như: Thư tín, hàng hóa có giá trị, vắc xin, thuốc, thiết bịđiện tử, hàng xa xỉ, hàng hóa dễ hư hỏng…

Trang 12

Vận chuyển máy bay có tốc độ 800 – 1000km/h, đây được xem là phươngtiện có vận tốc cao nhất trong các phương thức vận tải hiện hành Vì thế, không cóbất cứ phương thức nào so sánh được tốc độ vận chuyển này.

Tính an toàn tuyệt đối trong vận chuyển hàng hóa của máy bay cũng rất cao.Nếu so với các hình thức vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sắt, thì hànghóa vận chuyển qua đường hàng không sẽ giảm thiểu được những tổn thất trongquá trình vận chuyển hàng hóa

Hàng hóa được kiểm tra nghiêm ngặt, thủ tục nhanh chóng, nên giảm thiểuđược tối đa chi phí lưu kho

Mặc dù, có nhiều ưu điểm nhưng hình thức vận chuyển bằng đường hàngkhông có chi phí dịch vụ lớn, giới hạn về khối lượng và đôi khi cũng bị ảnh hưởngbởi thời tiết, mưa bão

*Vận tải đường ống

Vận tải đường ống được hiểu là quá trình vận chuyển hàng hóa qua nhiều địahình khác nhau từ điểm đầu đến điểm đích bằng cách sử dụng hệ thống đường ốnghiện đại Thông thường, các tuyến đường ống được nối từ quốc gia này sang quốcgia khác để vận chuyển một số loại hàng đặc biệt có thể chuyên chở qua hình thứcnày

Vận tải hàng hóa qua đường ống có một số đặc điểm cơ bản gồm:

 Hàng hóa di chuyển còn phương tiện (đường ống) thì cố định

 Chủ phương tiện thường là bên giao và bên nhận thực hiện ký kết các hiệpđịnh cung cấp, phân chia sản phẩm trước khi tiến hành xây dựng và vậnchuyển

1.1.2 Đánh giá ưu, nhược điểm các phương thức vận chuyển

Để đánh giá được ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức vận chuyển hàng hóa,

ta có thể theo dõi qua bảng so sánh sau:

Trang 13

– Ít bị phát sinh chi phí dokhông vận chuyển qua trunggian.

– Có thể phát sinh chi phítại các trạm thu phí đườngdài

– Tiềm ẩn một số rủi ro,tai nạn khi vận chuyển.– Không vận chuyển đượchàng hóa có kích thước

– Vận chuyển được hàng hóavới kích thước và khối lượng

từ nhỏ cho đến lớn, rất lớn dễ

– Không linh hoạt khi vậnchuyển vì chỉ có thể sửdụng tàu hỏa chuyển hàng

– Phải kết hợp với cáchình thức vận chuyển

Trang 14

– Quá trình vận chuyển không

bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tốthời tiết

– Chi phí vận chuyển thấp khichuyển hàng với số lượng lớn

– Thúc đẩy giao lưu kinh tếgiữa các nước trong khu vực

và trên thế giới có tuyến vận

– Đảm bảo hàng hóa vậnchuyển luôn an toàn

– Thời gian giao hàngchậm hơn so với hình

– Quá trình vận chuyểnchịu ảnh hưởng nhiều củayếu tố thời tiết.– Có thể gặp rủi ro khivận chuyển như tai nạn,

– Thủ tục vận chuyển kháphức tạp

– Cước vận chuyển rấtcao

– Khối lượng hàng hóa

Trang 15

thức vận

chuyển

– Hàng hóa vận chuyển đượcđảm bảo an toàn tốt, ít gặp rủiro

– Phù hợp vận chuyển hànggiá trị cao, hàng cần chuyển đigấp

– Vận chuyển ở khoảng cách

từ gần, xa đến rất xa dễ dàng

vận chuyển bị hạn chế.– Thủ tục gửi hàng phứctạp, có nhiều quy định vàchính sách cần tuân thủkhi gửi hàng hóa.– Chịu ảnh hưởng nhiềubởi yếu tố thời tiết

Đường

ống

– Vận chuyển được hàng hóa

– Quá trình vận chuyển không

bị gián đoạn bởi một số yếu tốnhư hạ tầng giao thông,…

– Phù hợp vận chuyển các loạihàng hóa dạng lỏng, khí tạinhững vùng có địa hình phứctạp

– Không gặp phải sự cố gâytốt thất, mất mát dọc đường

– Không gây ô nhiễm môitrường và không bị tác độngbởi yếu tố thời tiết

– Bị giới hạn về loại hànggửi vận chuyển (chỉchuyển hàng dạng lỏng,khí)

– Vốn đầu tư xây dựnglớn, chi phí bỏ ra nhiều– Khó kiểm soát an ninh

và an toàn của hệ thốngvận tải

Trang 16

1.1.3 Khái quát chung về hàng hóa

Hàng hóa là sản phẩm thu được từ lao động và có thể thỏa mãn những nhucầu của con người, có thể đi vào tiêu dùng qua quá trình trao đổi – mua bán

Theo định nghĩa của Các Mác thì hàng hóa trước hết là vật có hình dạng và cóthể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người tùy vào tính chất của nó Đồ vật muốntrở thành hàng hóa cần phải có những đặc điểm sau:

 Hữu dụng đối với người sử dụng

 Có giá trị kinh tế, tức là được chi phí bởi lao động

 Có độ khan hiếm, sự hạn chế để sở hữu

Cũng theo Các Mác thì hàng hóa là sản phẩm làm ra từ lao động và thông quaquá trình mua bán, trao đổi để thỏa mãn nhu cầu nào đó của cá nhân của nhu cầucủa sản xuất

Hàng hóa tồn tại ở hai hình thái: Vật thể và phi vật thể Ngoài ra, chúng cònđược phân thành các loại như: Hàng giảm giá, hàng thông thường, hàng cao cấp vàcông cộng

Tuy nhiên, cho dù là thuộc loại hình nào thì muốn trở thành hàng hóa, vật đócần có đủ ba yếu tố sau:

 Vật đó là sản phẩm được làm ta từ lao động

 Vật đó có khả năng làm thỏa mãn nhu cầu nhất định của người dùng

 Vật đó có thể lưu thông qua trao đổi, mua bán

Ngày nay, do sự phát triển và thay đổi về nhận thức khiến cho cách hiểu về hànghóa khác đi Định nghĩa về hàng hóa là gì tiến sát hơn phạm trù giá trị, làm mờ điranh giới của sự tồn tại vật lý và vật thể Một vật cũng có thể được xem là hàng hóa

dù không có đủ những yếu tố nêu trên

Ví dụ: Cổ phiếu, quyền sở hữu, tiền, sức lao động

1.1.4 Vận tải hàng hóa

Vận tải hàng hóa là hoạt động di chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi

Trang 17

khác nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của con người Vận tải

hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường, góp phần thúc

đẩy lưu thông hàng hóa, kết nối các khu vực, thị trường và các quốc gia với

nhau

*Đặc điểm của vận tải hàng hóa:

- Tính đa dạng: Hàng hóa được vận chuyển có thể là các loại vật phẩmkhác nhau, với kích thước, trọng lượng và tính chất khác nhau

- Tính chuyên môn hóa: Vận tải hàng hóa là một ngành kinh tế riêng biệt,

có hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện và đội ngũ nhânviên chuyên nghiệp

- Tính liên kết: Vận tải hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ với các ngànhkinh tế khác như sản xuất, thương mại, du lịch, v.v

- Tính xã hội: Vận tải hàng hóa góp phần phục vụ nhu cầu thiết yếu củacon người, góp phần phát triển kinh tế - xã hội

*Vai trò của vận tải hàng hóa:

 Thúc đẩy lưu thông hàng hóa: Vận tải hàng hóa giúp di chuyển hàng hóa từnơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa trên thịtrường

 Kết nối các khu vực, thị trường: Vận tải hàng hóa giúp kết nối các khu vực,thị trường trong nước và quốc tế với nhau, tạo điều kiện cho giao thươngphát triển

 Phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh: Vận tải hàng hóa góp phần đáp ứngnhu cầu sản xuất, kinh doanh của con người

 Góp phần phát triển kinh tế - xã hội: Vận tải hàng hóa đóng vai trò quantrọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Trang 18

1.1.5 Tổ chức vận tải hàng hóa

Tổ chức vận tải hàng hóa là quá trình thực hiện các hoạt động nhằm dichuyển hàng hóa từ nơi sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu đến nơi tiêu thụ, sử dụngmột cách hợp lý, hiệu quả Hoạt động này bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, từviệc tiếp nhận yêu cầu vận tải, lập kế hoạch vận chuyển, lựa chọn phương tiện vậntải, tổ chức bốc xếp hàng hóa, vận chuyển hàng hóa đến nơi nhận, bàn giao hànghóa cho khách hàng và thanh toán cước phí vận tải

Quy trình tổ chức vận tải hàng hóa:

 Tiếp nhận yêu cầu vận tải: Doanh nghiệp nhận yêu cầu vận tải từ kháchhàng, bao gồm thông tin về loại hàng hóa, khối lượng, kích thước, địa điểmlấy hàng, địa điểm giao hàng, thời gian vận chuyển, yêu cầu về phương tiệnvận tải, bảo quản hàng hóa, v.v

 Lập kế hoạch vận chuyển: Doanh nghiệp lập kế hoạch vận chuyển hàng hóa,bao gồm lựa chọn phương tiện vận tải phù hợp, xác định tuyến đường vậnchuyển, sắp xếp lịch trình vận chuyển, tính toán chi phí vận tải, v.v

 Tổ chức bốc xếp hàng hóa: Doanh nghiệp tổ chức bốc xếp hàng hóa lênphương tiện vận tải một cách an toàn, đảm bảo không làm hư hỏng hàng hóa

 Vận chuyển hàng hóa: Doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa đến nơi nhận theotuyến đường và lịch trình đã được xác định trong kế hoạch vận chuyển

 Bàn giao hàng hóa cho khách hàng: Doanh nghiệp bàn giao hàng hóa chokhách hàng tại địa điểm giao hàng và thu thập thanh toán cước phí vận tải

Để tổ chức vận tải hàng hóa hiệu quả, cần lưu ý những điểm sau:

Lựa chọn phương tiện vận tải phù hợp: Lựa chọn phương tiện vận tải phù

hợp với loại hàng hóa, khối lượng, kích thước, tuyến đường vận chuyển vàyêu cầu về thời gian vận chuyển

Trang 19

 Xác định tuyến đường vận chuyển hợp lý: Xác định tuyến đường vận chuyểnngắn nhất, an toàn nhất, tiết kiệm chi phí nhất.

 Lập kế hoạch vận chuyển chi tiết: Lập kế hoạch vận chuyển chi tiết, bao gồmtất cả các công đoạn trong quá trình vận chuyển hàng hóa, đảm bảo hàng hóađược vận chuyển an toàn, đúng thời gian, đúng địa điểm

 Tổ chức bốc xếp hàng hóa cẩn thận: Tổ chức bốc xếp hàng hóa cẩn thận,đảm bảo không làm hư hỏng hàng hóa

 Quản lý chặt chẽ quá trình vận chuyển: Quản lý chặt chẽ quá trình vậnchuyển hàng hóa, theo dõi tình trạng hàng hóa trên đường đi, đảm bảo antoàn cho hàng hóa

 Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt: Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt, giải đápthắc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả

Tổ chức vận tải hàng hóa hiệu quả là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao

hiệu quả kinh doanh, thu hút khách hàng và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế

1.2 Sự hình thành và phát triển của vận tải hàng hóa, dịch vụ vận tải hàng hóa

Vận tải hàng hóa xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại, gắn liền với sựphát triển của sản xuất và thương mại Ban đầu, con người vận chuyển hàng hóabằng sức người, sức vật, sau đó sử dụng các phương tiện vận tải đơn giản như xekéo, thuyền bè, v.v

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ củangành vận tải hàng hóa Các phương tiện vận tải ngày càng hiện đại, đa dạng, đápứng nhu cầu vận chuyển ngày càng cao của con người Ngành dịch vụ vận tải hànghóa cũng phát triển mạnh mẽ, cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng

Do sự phát triển của ngành sản xuất ngày càng cao, hoạt động thương mạingày càng mạnh nên nhu cầu đi lại ngày càng tăng cao Vận tải hàng hóa là hìnhthức vô cùng quan trọng giúp lưu thông hàng hóa giữa người nhận và người gửi

Trang 20

ở khắp mọi miền của tổ quốc cũng như đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong đờisống xã hội.

Tại Việt Nam, hiện có đến hàng trăm công ty vận chuyển hàng hóa BắcTrung Nam, trong đó nhiều công ty đã bổ sung thêm các phương tiện vận chuyểnnhư vận chuyển hàng không, vận chuyển đường biển và vận chuyển bằng đườngsắt, tạo thêm nhiều sự trải nghiệm cũng như nhiều sự lựa chọn cho các khách hàngkhó tính nhất

1.3 Nội dung tổ chức vận tải hàng hóa bằng đường bộ

1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức vận tải hàng hóa bằng

đường bộ

 Hạ tầng đường bộ: Chất lượng và sức chứa của đường bộ ảnh

hưởng đến khả năng và hiệu suất của vận tải hàng hóa Điều này

bao gồm tình trạng đường, cầu, đèo và các công trình giao thông

khác, cũng như tình trạng kỹ thuật của các cơ sở phục vụ như

trạm dừng và trạm xăng dầu

 Yếu tố nhân lực: Sự đào tạo và kỹ năng của nhân viên liên quan

đến vận tải, bao gồm lái xe, nhân viên Logistics và quản lý, cũng

ảnh hưởng đến khả năng tổ chức và thực hiện các hoạt động vận

tải hàng hóa

 Yếu tố kinh tế và thị trường: Các yếu tố kinh tế như giá nhiên

liệu, chi phí lao động và nhu cầu thị trường cũng ảnh hưởng đến

quyết định về tổ chức vận tải và lập kế hoạch vận chuyển hàng

hóa

 Khoảng cách và địa hình: Khoảng cách giữa điểm xuất phát và

điểm đích, cùng với địa hình và điều kiện địa hình trên tuyến

đường, ảnh hưởng đến lập kế hoạch và tổ chức vận tải Các địa

hình đồi núi, địa hình đồng bằng, và địa hình đô thị có thể đòi hỏi

các phương tiện và phương pháp vận chuyển khác nhau

Trang 21

 Yêu cầu của hàng hóa: Tính chất của hàng hóa như trọng lượng,

kích thước, độ bền, và đặc tính đặc biệt khác cũng ảnh hưởng đến

quyết định về phương tiện vận chuyển và biện pháp bảo vệ trong

quá trình vận chuyển

 Chi phí vận chuyển: Chi phí liên quan đến vận chuyển hàng hóa,

bao gồm cả chi phí nhiên liệu, lương nhân công, phí bảo hiểm và

phí phát sinh khác, ảnh hưởng đến lựa chọn về phương tiện vận

chuyển và lập kế hoạch vận tải

 Cấp phép và quy định pháp lý: Các quy định và hạn chế pháp lý

liên quan đến trọng tải, tốc độ, thời gian lái xe, an toàn và bảo

hiểm có thể ảnh hưởng đến cách tổ chức và thực hiện vận tải hàng

hóa

 Yêu cầu thị trường: Yêu cầu của thị trường về thời gian giao

hàng, dịch vụ khách hàng và các yêu cầu đặc biệt khác cũng ảnh

hưởng đến cách tổ chức vận tải hàng hóa

 Công nghệ và hệ thống thông tin: Sự phát triển của công nghệ

thông tin, bao gồm các hệ thống quản lý vận tải và theo dõi

phương tiện, cung cấp các công cụ hữu ích để quản lý và tổ chức

vận tải hàng hóa một cách hiệu quả

 An toàn và rủi ro: Yếu tố an toàn và rủi ro như tai nạn giao thông,

mất mát hàng hóa và tình trạng thất thoát có thể ảnh hưởng đến

cách tổ chức vận tải hàng hóa

1.3.2 Vai trò của vận tải hàng hóa bằng đường bộ trong hoạt động

chuỗi cung ứng dịch vụ logistics

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạtđộng chuỗi cung ứng dịch vụ logistics, góp phần kết nối các mắt xích trong chuỗicung ứng, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển đến tay người tiêu dùng một cách an

Trang 22

toàn, hiệu quả và đúng thời gian Dưới đây là những vai trò cụ thể của vận tải hànghóa bằng đường bộ:

*Kết nối các mắt xích trong chuỗi cung ứng:

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ là phương thức vận chuyển phổ biến nhấthiện nay, giúp kết nối các mắt xích trong chuỗi cung ứng, bao gồm nhà cung cấp,nhà sản xuất, nhà phân phối, đại lý, nhà bán lẻ và khách hàng Nhờ có vận tải hànghóa bằng đường bộ, hàng hóa được di chuyển liên tục từ nơi sản xuất đến nơi tiêuthụ, tạo nên một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh và hiệu quả

*Đảm bảo lưu thông hàng hóa:

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảolưu thông hàng hóa trên thị trường Nhờ có vận tải hàng hóa bằng đường bộ, hànghóa được vận chuyển đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, đúng thờigian và đúng địa điểm, đáp ứng nhu cầu của thị trường

*Tăng hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng:

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu thời gian vậnchuyển, giảm thiểu chi phí vận tải, giảm thiểu rủi ro hư hỏng, thất thoát hàng hóa.Nhờ vậy, hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng được nâng cao, góp phần tiếtkiệm chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

*Đáp ứng nhu cầu của thị trường:

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ cần đáp ứng nhu cầu về số lượng, chấtlượng, thời gian và chi phí vận chuyển của thị trường Việc đáp ứng nhu cầu thịtrường một cách hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và thu hútkhách hàng

*Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế:

Ngành vận tải hàng hóa bằng đường bộ đóng góp quan trọng vào sự pháttriển kinh tế của đất nước Vận tải hàng hóa bằng đường bộ hiệu quả sẽ giúp thúcđẩy lưu thông hàng hóa, kích thích sản xuất, kinh doanh và tạo ra nhiều việc làmcho người lao động

Trang 23

Ngoài ra, vận tải hàng hóa bằng đường bộ còn có một số vai trò khác như:

- Góp phần bảo vệ môi trường: Vận tải hàng hóa bằng các phương tiệnhiện đại, thân thiện với môi trường sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môitrường

- Nâng cao chất lượng dịch vụ: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ chấtlượng cao sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ logistics, mang đến chokhách hàng trải nghiệm tốt nhất

1.3.3 Các yếu tố cấu thành vận tải hàng hóa bằng đường bộ

 Phương tiện vận chuyển: Bao gồm xe tải, xe Container, xe bán

tải, và các loại xe chuyên dụng khác như xe cẩu, xe chở hàng

nguy hiểm, và xe đáp ứng các nhu cầu đặc biệt của ngành công

nghiệp

 Hạ tầng đường bộ: Bao gồm các tuyến đường, cầu, đèo, đường

vòng, và các cơ sở hỗ trợ như trạm dừng, trạm dầu, trạm kiểm tra

trọng tải, và trạm kiểm tra an toàn giao thông

 Hệ thống quản lý và giám sát: Bao gồm các hệ thống GPS, hệ

thống quản lý đơn hàng, hệ thống định vị và theo dõi phương tiện,

và các công nghệ thông tin để quản lý tuyến đường và lịch trình

vận chuyển

 Nhân lực: Bao gồm lái xe, nhân viên vận hành, nhân viên bảo trì,

và các chuyên gia trong lĩnh vực vận tải và Logistics

 Hệ thống Logistics: Bao gồm quy trình và công nghệ để quản lý

hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích, bao gồm lưu trữ, đóng

gói, xếp dỡ, và quản lý kho bãi

 Luật pháp và quy định: Bao gồm các quy định về trọng tải, vận

tốc, an toàn giao thông, phí vận chuyển, và các quy định liên quan

đến vận tải hàng hóa bằng đường bộ

Trang 24

1.3.3 Nội dung công tác vận tải hàng hóa bằng đường bộ

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ là quá trình di chuyển hàng hóa

từ nơi này đến nơi khác bằng các phương tiện giao thông trên đường bộ

như xe tải, xe mooc, xe kéo rơ moóc, v.v Quá trình vận tải hàng hóa

bằng đường bộ bao gồm nhiều nội dung quan trọng sau:

*Tiếp nhận yêu cầu vận tải:

 Tiếp nhận thông tin về loại hàng hóa, khối lượng, kích thước, địa điểm lấyhàng, địa điểm giao hàng, thời gian vận chuyển, yêu cầu về phương tiện vậntải, bảo quản hàng hóa, v.v từ khách hàng

 Xác nhận thông tin với khách hàng và thống nhất các điều khoản vận tải

 Xuất hóa đơn vận tải cho khách hàng

*Lập kế hoạch vận chuyển:

 Lựa chọn phương tiện vận tải phù hợp với loại hàng hóa, khối lượng, kíchthước, tuyến đường vận chuyển và yêu cầu về thời gian vận chuyển

 Xác định tuyến đường vận chuyển hợp lý, an toàn, tiết kiệm chi phí

 Lập lịch trình vận chuyển chi tiết, bao gồm thời gian lấy hàng, thời gian giaohàng, thời gian bốc xếp hàng hóa, thời gian nghỉ ngơi cho lái xe, v.v

 Tính toán chi phí vận tải, bao gồm chi phí xăng dầu, cước phí vận tải, chi phíbốc xếp hàng hóa, chi phí bảo hiểm vận tải, v.v

*Tổ chức bốc xếp hàng hóa:

 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị bốc xếp hàng hóa phù hợp với loại hàng hóa

 Hướng dẫn lái xe và nhân viên bốc xếp hàng hóa cách thức bốc xếp hàng hóa

an toàn, đúng kỹ thuật

 Giám sát quá trình bốc xếp hàng hóa, đảm bảo hàng hóa được bốc xếp cẩnthận, không bị hư hỏng, mất mát

*Vận chuyển hàng hóa:

 Lái xe vận chuyển hàng hóa theo tuyến đường và lịch trình đã được xác định

 Theo dõi tình trạng hàng hóa trên đường đi, đảm bảo an toàn cho hàng hóa

Trang 25

 Báo cáo cho khách hàng về tình hình vận chuyển hàng hóa theo định kỳ.

*Bàn giao hàng hóa cho khách hàng:

 Bàn giao hàng hóa cho khách hàng tại địa điểm giao hàng

 Thu thập thanh toán cước phí vận tải từ khách hàng

 Xuất hóa đơn thanh toán cho khách hàng

Ngoài ra, cần lưu ý một số vấn đề sau:

 Cần đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển

 Cần đảm bảo hàng hóa được giao đến nơi nhận đúng thời gian, đúng địađiểm theo yêu cầu của khách hàng

 Cần cung cấp dịch vụ khách hàng tốt, giải đáp thắc mắc của khách hàng mộtcách nhanh chóng, hiệu quả

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VẬN TẢI CỦA CÔNG TY

TNHH VẬN CHUYỂN TOÀN CẦU OMNI 2.1 Giới thiệu về công ty TNHH Vận chuyển Toàn cầu OMNI

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Sự giao

thương giữa Việt Nam với các nước ngày càng phát triển mạnh dẫn đến nhu

cầu về dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng không ngừng phát

triển dẫn đến nhu cầu vụ dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu cũng

không ngừng phát triển Đồng thời, dịch vụ giao nhận vận tải ngày càng thể

hiện và chứng minh vai trò quan trọng của mình trong quá trình thực hiện

các hợp đồng kinh tế ngoại thương Chính vì vậy việc ra đời của các công ty

dịch vụ giao nhận vận tải đang là nhu cầu cần thiết.Công Ty TNHH Vận

Chuyển Toàn Cầu OMNI cũng là 1 trong những công ty ra đời trong hoàn

cảnh trên

Trang 26

- Tên công ty: Công ty TNHH Vận Chuyển Toàn Cầu OMNI

- Tên quốc tế: OMNI Global Logistics Company Limited

- Mã số thuế: 0105957149

- Địa chỉ: Số 25/40/28 đường Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quậnThanh Xuân, thành phố Hà Nội

- Người đại diện: ông Trần Mạnh Đạt (Giám đốc)

2.1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Vận Chuyển Toàn Cầu

OMNI

*Chức năng và nhiệm vụ

Ban Giám đốc:

- Lãnh đạo, điều hành hoạt động chung của công ty

- Ra quyết định các vấn đề quan trọng của công ty

- Đại diện công ty ký kết hợp đồng, giao dịch với bên ngoài

Phòng Nhân sự:

- Quản lý, điều hành hoạt động của phòng Nhân sự

- Báo cáo công tác với Tổng Giám đốc

- Tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân sự

- Quản lý lương thưởng, bảo hiểm xã hội, y tế cho nhân viên

- Đánh giá năng lực, xếp loại nhân viên

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao cho nhân viên

Ban Giám Đốc

Phòng giao

nhận

Phòng kế toán

Phòng chứng từ

Phòng kinh doanh

Ngày đăng: 07/11/2024, 17:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w