1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa doanh nghiệp trong doanh nghiệp kinh doanh công ty tnhh bitu tại hà nội

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn hóa Doanh nghiệp trong Doanh nghiệp Kinh doanh Công ty TNHH BITU tại Hà Nội
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 206,01 KB

Nội dung

Tuy nhiên, tất cả những hoạt động vẫn còn mang tính hình thức cao, chưa được quan tâm đúng mức, đại đa số doanh nghiệp vẫn chưa nhận thấy vai trò quan trọng của việc xây dựng bản sắc văn

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế đất nước từ sau đổi mới đã phát triển rất nhanh cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp khu vực ngoài quốc doanh Tuy nhiên sự phát triển mang tính nhỏ lẻ, thiếu ổn định và bền vững, các doanh nghiệp đa số chưa định hình được bản sắc kinh doanh riêng Đất nước ta đang tiến bước mạnh mẽ vào hội nhập kinh tế quốc

tế, mà mốc son quan trọng là việc chính thức được kết nạp thành viên WTO vào ngày 07/11/2006 Hội nhập kinh tế đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức trong môi trường cạnh tranh gay gắt, khốc liệt hơn Chúng ta phải làm gì, bắt đầu hành trình WTO như thế nào để hội nhập một cách vững chãi

để không bị hòa tan Trong bối cảnh toàn cầu hóa, bên cạnh sự giao thoa các nguồn lực còn có sự giao lưu giữa các dòng văn hóa đa dạng, ảnh hưởng tới phong cách, thái độ làm việc của doanh nghiệp Nhu cầu của con người cũng chuyển sang chú trọng tới mặt giá trị văn hóa Cạnh tranh bằng công nghệ kỹ thuật trong thời đại thế giới phẳng không còn chiếm địa vị lâu dài do tính chất khuếch tán nhanh của công nghệ kỹ thuật Thay vào đó là vai trò then chốt của văn hóa doanh nghiệp trong cạnh tranh bởi lẽ khác với công nghệ kỹ thuật, văn hóa doanh nghiệp rất khó hoặc không thể bắt chước được toàn bộ,

nó sẽ tạo nên những nét riêng, sức hấp dẫn cho doanh nghiệp Xã hội ta cũng bắt đầu đề cập đến vấn đề văn hóa doanh nghiệp, tôn vinh văn hóa doanh nhân với việc lấy ngày 13 tháng 10 hàng năm làm ngày Doanh nhân Việt Nam, ngày càng xuất hiện những khóa đào tạo về văn hóa doanh nghiệp Tuy nhiên, tất cả những hoạt động vẫn còn mang tính hình thức cao, chưa được quan tâm đúng mức, đại đa số doanh nghiệp vẫn chưa nhận thấy vai trò quan trọng của việc xây dựng bản sắc văn hóa doanh nghiệp, chưa nhìn nhận văn hóa doanh nghiệp như nền tảng, động lực phát triển của doanh nghiệp

Trên đây là tất cả những lý do để em lựa chọn đề tài “Văn hóa doanh nghiệp trong doanh nghiệp kinh doanh Công ty TNHH BITU tại Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp của mình Khóa luận hướng tới trả lời những vấn đề như: Văn hóa doanh nghiệp là gì? Nội dung và ý nghĩa của văn hóa doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm giáo dục điện tử hiện nay Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay Biệp

Trang 2

pháp xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm giáo dục điện tử hiện nay

2 Tổng quan tài liệu về vấn đề nghiên cứu

Võ, Khắc Thường, Nguyễn Trường Giang (2019) Hoàn thiện văn hóa doanh

nghiệp tại VNPT VinaPhone Cần Thơ, Nhà xuất bản Đại học Tây Đô, được

tiến hành nghiên cứu từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 11 năm 2019 Mục tiêu của đề tài là góp phần hệ thống hóa các cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp Thông qua khảo sát, điều tra thu thập số liệu, xử lý số liệu nhằm phân tích, tổng hợp và đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại VNPT VinaPhone Cần Thơ hiện nay Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu định tính Sử dụng bảng câu hỏi, phỏng vấn, điều tra thảo luận nhóm và kết hợp quan sát cán bộ công nhân viên nhằm thu thập thông tin cho việc xác định mức độ quan tâm, cảm nhận về văn hóa doanh nghiệp hiện tại của công ty Ngoài ra để đảm bảo tính khoa học và thực tiễn các nội dung nghiên cứu, luận văn còn kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác Với kết quả nghiên cứu của mình, tác giả mong muốn có thể hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại VNPT VinaPhone Cần Thơ tạo động lực thúc đẩy quá trình sản xuất, kinh doanh, nâng cao vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong ngành Viễn thông- Công nghệ thông tin

Võ Thị Thu Diệu, (2020), ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN TƯ NHÂN CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI Tạp Chí Khoa học Quản

Lý Và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế Mục tiêu của nghiên

cứu này là đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân chi nhánh Quảng Ngãi Các yếu tố ảnh hưởng được đo lường và kiểm định thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá Số liệu được thu thập năm 2019 với kích thước mẫu là 156 cán bộ nhân viên các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân Kết quả phân tích hồi quy cho thấy sau khi loại trừ yếu

tố đặc trưng công việc thì có 5 nhóm yếu tố có tác động tích cực đến văn hóa doanh nghiệp, bao gồm: Lãnh đạo; Nhân viên; Môi trường cạnh tranh; Khách hàng và Quá trình hội nhập Trong đó yếu tố Nhân viên ngân hàng có ảnh

Trang 3

hưởng tích cực nhất đối với sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại cổ phần tỉnh Quảng Ngãi

Deemah Alassaf, Marina Dabić, Dara Shifrer, Tugrul Daim (2020), The impact of open-border organization culture and employees’ knowledge, attitudes, and rewards with regards to open innovation: an empirical study,

Tạp chí Journal of Knowledge Management Bài viết này trình bày một khuôn

khổ mới liên kết văn hóa tổ chức với OI, chuyển từ việc chỉ xem xét văn hóa

về tác động tích cực hoặc tiêu cực của nó đối với việc áp dụng OI Nó góp phần nghiên cứu về mô hình OI và quản lý kiến thức bằng cách nêu bật tầm quan trọng của các yếu tố tiền đề và trung gian từ góc độ đa cấp bằng cách sử dụng nhiều đơn vị phân tích Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều tập trung vào một đơn vị phân tích duy nhất

Aryani, Rita Widodo, Widodo (2020), The Determinant of Organizational

Culture and Its Impact on Organization: A Conceptual Framework, Báo International Journal of Higher Education Nghiên cứu này được thực hiện

nhằm tìm ra một khuôn khổ khái niệm về văn hóa tổ chức có thể dựa vào đó

để xây dựng và phát triển tổ chức Phương pháp nghiên cứu sử dụng đánh giá tài liệu bằng cách dựa vào dữ liệu có nguồn gốc từ nhiều tài liệu liên quan, cả sách và tạp chí Dữ liệu được phân tích bằng phân tích quan trọng Kết quả nghiên cứu đã tìm thấy một khung khái niệm về văn hóa tổ chức làm trung gian cho tác động của lãnh đạo chuyển đổi và phương tiện truyền thông tổ chức đối với động lực, cam kết của tổ chức, sự hài lòng trong công việc, sự gắn kết, sự tham gia trong công việc, đổi mới, OCB, năng suất và hiệu suất Khung khái niệm này có thể được các học giả, nhà nghiên cứu và học viên sử dụng trong tương lai như một nỗ lực nhằm xây dựng và phát triển các tổ chức

có tính cạnh tranh cao

3 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp quan sát: Trong quá trình thực tập tại công ty, tôi thường xuyên

quan sát cách thức thực hiện công việc của bộ phận nhân lực trong công tác tuyển dụng, cũng như cách mà họ phỏng vấn, tuyển nhân viên trong công ty

để từ đó tôi có thể hiểu rõ hơn công tác tuyển dụng của công ty và thấy được

sự thiếu hụt nhân lực để tìm ra các giải pháp phù hợp trong công tác tuyển dụng nhân lực của công ty

Trang 4

Phương pháp thu thập, thống kê và phân tích số liệu: Sau khi thu thập được

các thông tin có liên quan đến công tác tuyển dụng nhân lực của công ty, tôi tiến hành phân tích, đánh giá các thông tin để từ đó tìm ra các ưu điểm và nhược điểm của công tác tuyển dụng

Phương pháp so sánh: Trong quá trình thực tập tôi so sánh số lượng nhân lực,

kết quả sản xuất kinh doanh, nhu cầu nhân lực, các kết quả tuyển mộ, tuyển chọn qua các năm và tình trạng hiện tại của công ty Từ đó, tôi biết được hạn chế và nguyên nhân của công tác tuyển dụng và tìm ra được những giải pháp phù hợp để khắc phục những hạn chế cho công ty

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lí luận về văn hóa doanh nghiệp nói chung và văn hóa doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm giáo dục điện tử nói riêng Nghiên cứu thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Công ty TNHH BITU Từ đó khẳng định những thành công bước đầu và tồn tại của vấn đề này hiện nay ở doanh nghiệp tại Hà Nội Bước đầu đề xuất một số giải pháp, để nâng cao khả năng xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở công ty TNHH BITU ở Hà Nội hiện nay

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Hệ thống hóa cơ sở lí luận về văn hóa doanh nghiệp trong doanh nghiệp; + Phân tích thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH BITU;

+ Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH BITU

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Những thành tố văn hóa được thực hiện trong mọi

hành vi của doanh nghiệp và biện pháp xây dựng văn hóa Công ty TNHH BITU

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về thời gian: Khóa luận chủ yếu sử dụng số liệu thống kê trong giai

đoạn 2020-2022

Trang 5

+ Về không gian: tại công ty trách nhiệm hữu hạn BITU

6 Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Luận văn kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, sử dụng phương pháp thu thập và phân tích số liệu

- Phương pháp định tính: sử dụng nghiên cứu tại bàn để tổng hợp cơ sở lý thuyết của luận văn thông qua việc nghiên cứu các tạp chí, đề tài, sách chuyên ngành về văn hóa doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

- Phương pháp định lượng: sẽ sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

để thu thập và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty, đặc biệt nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

7 Kết cấu của khóa luận

Chương 1: Cơ sở lí luận chung về xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện nay

Chương 2: Thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH BITU

Chương 3: Một số giải pháp để nâng cao khả năng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH BITU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Văn hóa

1.1.1.1 Khái niệm

Văn hóa xuất hiện từ rất sớm, ra đời cùng với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người Tuy nhiên, thuật ngữ về văn hóa thì mãi tới thế kỷ XVIII mới thực

Trang 6

sự xuất hiện Tùy từng góc độ tiếp cận của người nghiên cứu mà văn hóa được hiểu theo những nghĩa khác nhau Chính vì vậy khái niệm về văn hóa hiện nay vô cùng phong phú đa dạng

Thuật ngữ văn hóa bắt đầu từ tiếng Latinh là "Colere" có nghĩa là khai hoang, trồng trọt, sự vun trồng Sau này được mở rộng ra nghiều nghĩa dùng trong các lĩnh vực của đời sống con người Suy rộng ra văn hóa là toàn bộ những hoạt động vật chất và tinh thần mà loài người đã tạo ra trong lịch sử của mình trong mối liên hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên…Ngày nay, văn hóa phát triển rất mạnh mẽ Người ta có thể xem văn hóa dưới dạng vất thể và phi vật thể Có một số khái niệm về văn hóa như sau:

Theo UNESCO: "Văn hóa là một tổng thể những hệ thống biểu trưng chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong một cộng đồng khiến cho cộng đồng ấy có đặc thù riêng" Tổng giám đốc UNESCO, ông Feddrio Mayer Zaragora nói rằng

"Văn hóa là tổng thể sống động của các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một

hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu những yếu tố xác định riêng của mỗi dân tộc"

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: " Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa"

Theo nghĩa hẹp văn hóa là đặc trưng của một dân tộc,một tộc người,một xã hội hay một tầng lớp xã hội.Trong đời sống xã hội văn hóa còn được hiểu theo những nghĩa hẹp hơn như phong tục truyền thống,trình độ học vấn,văn hóa giao tiếp - ứng xử PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng " Văn hóa là

hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội"

Trang 7

Tiếp thu và chọn lọc tinh hoa của nhân loại với cách nhìn đổi mới, Hội nghị TW5 Khóa VIII đã khẳng định " Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội"

Qua rất nhiều nghiên cứu cho thấy, việc xác định chính xác nội hàm của định nghĩa văn hóa là một công việc không có điểm đích Như Heniot nhận xét " Văn hóa là cái còn lại khi người ta đã biết tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta

đã đọc tất cả và là cái còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi"

Từ các khái niệm trên cho thấy " Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử"

1.1.1.2 Vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội

Hội nghị TW5 Khóa VIII Đảng ta đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội” Điều này cho thấy văn hóa có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của xã hội

- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội: Văn hóa Việt Nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình.Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.Trong thời đại Hồ Chí Minh , với đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta,văn hóa Việt Nam tiếp tục được phát huy,đã góp phần quyết định vào những thắng lợi to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xâu dựng chủ nghĩa

xã hội.Văn hóa là cái gốc của xã hội,tạo ra các giá trị "khuôn mẫu" của xã hội.Ở mọi thời đại,văn hóa luôn đóng vai trò điều tiết, dẫn dắt sự phát triển thể hiện ở mọi mặt của đời sống xã hội.Văn hóa có sự tác động toàn diện

và sâu sắc tới cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển Do đó cần duy trì và phát huy hơn nữa các giá trị văn hóa trong mọi mặt của đời sống xã hội

- Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển Văn hóa là cái cân bằng khi xã hội

có nhiều nguy cơ biến động Mọi vật chất có thể bị biến đi,cái còn đọng lại chính là văn hóa.Văn hóa chính là thước đo để đánh giá sự phát triển của mỗi một quốc gia Trình độ phát triển của mỗi một quốc gia không chỉ căn

Trang 8

cứ vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, mà còn phụ thuộc vào những chiến lược phát triển nguồn lực con người Phát triển về văn hóa cũng chính là phát triển con người.Mục tiêu cao cả nhất trong sự phát triển của mỗi một quốc gia là sự phát triển con người toàn diện, nâng cao chất lượng đời sống về mọi mặt cho nhân dân Văn hóa theo nghĩa rộng nhất chính là mục tiêu cuối cùng cho sự phát triển của mỗi quốc gia

- Văn hóa là động lực của sự phát triển Văn hóa là hệ thống bao gồm các giá trị vật chất và tinh thần mà loài người sáng tạo ra trong lịch sử Các giá trị vật chất như các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, máy móc công nghệ và các giá trị tinh thần như tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội đã tạo nên một lối sống cho một dân tộc nhất định, nắm giữu một vị trí trung tâm trong hệ thống động lực thúc đẩy sự phát triển của một quốc gia Văn hóa có vai trò tạo ra sự kích thích thúc đẩy sự phát triển của toàn

xã hội Trong tình hình nền kinh tế thế giới đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, văn hóa có thể là nhân tố dẫn đường, cỗ vù hay cũng có thể là nhân tố kìm hãm sự phát triển, giao lưu hợp tác giữa các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới Để một quốc gia một dân tộc thực sự phát triển cần có sự linh hoạt và bản lĩnh trong việc xây dựng và bảo vệ nền văn hóa của dân tộc hay của quốc gia mình trong mỗi bước phát triển

1.1.2 Doanh nghiệp

1.1.2.1 Khái niệm

Khái niệm doanh nghiệp được định nghĩa theo mục 7 điều 1 chương 1 luật

doanh nghiệp 2020:

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao

dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh

Hiện nay các doanh nghiệp trên thị trường đa số đều thực hiện quá trình sản xuất và kinh doanh, cung cấp các dịch vụ thế mạnh để sinh lời Những doanh nghiệp này được xem là một tổ chức kinh tế vị lợi Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận

1.1.2.2 Đặc điểm của doanh nghiệp

Mỗi loại hình doanh nghiệp mang những đặc điểm riêng nổi bật, tuy nhiên chúng đều có những đặc điểm chung sau đây:

Trang 9

Doanh nghiệp có tính hợp pháp: phải nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm

quyền để đăng ký kinh doanh và nhận giấy phép đăng ký thành lập khi muốn thành lập công ty Khi doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh thì doanh nghiệp được công nhận hoạt động kinh doanh, được pháp luật bảo

hộ và chịu sự ràng buộc bởi các quy định pháp lý có liên quan

 Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ thường xuyên Hầu hết các doanh nghiệp khi thành lập đều hướng đến mục đích tạo ra lợi nhuận qua việc mua bán, sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc cung ứng để phục vụ người tiêu dùng Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp xã hội đặc thù, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hướng đến yếu tố vì cộng đồng, vì xã hội và môi trường ví dụ như các doanh nghiệp về điện, nước, vệ sinh,…

 Doanh nghiệp có tính tổ chức Tính tổ chức thể hiện qua việc có tổ chức điều hành, cơ cấu nhân sự, có trụ sở giao dịch hoặc đăng ký và có tài sản riêng để quản lý, kèm theo tư cách pháp nhân trừ loại hình doanh nghiệp

tư nhân

1.1.3 Nội dung văn hóa doanh nghiệp trong doanh nghiệp

1.1.3.1 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp hiện nay đang là đề tài tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn của giới doanh nghiệp, các nhà quản lý và trên phương tiện thông tin đại chúng Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp là gì, thì không phải doanh nghiệp nào cũng thấu hiểu, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Trước hết khái niệm về văn hóa doanh nghiệp nói riêng và văn hóa nói chung là rất khó phân định, bởi có đến hơn 500 định nghĩa về văn hóa

Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo nghĩa rộng nhất là bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất Theo cách hiểu thông thường thì văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ăn mặc, ăn uống, cư xử, đức tin và tri thức…

Theo đó có thể hiểu văn hóa doanh nghiệp như là các giá trị tinh thần, vật chất

và tri thức được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, trở thành quan niệm, tập quán, truyền thống của doanh nghiệp đó Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa doanh nghiệp, mỗi định nghĩa được đặt dưới các góc độ khác nhau nhưng mối quan tâm và phạm vi ảnh hưởng

Trang 10

ngày càng rộng lớn Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (Internationnal Labour Organization) cho rằng " Văn hóa doanh nghiệp là sự làm đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết"

Trong cuốn " Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh ", TS Đỗ Minh Cương đã đưa ra khái niệm:" Văn hóa doanh nghiệp là một dạng của văn hóa

tổ chức bao gồm những giá trị, những nhân tố văn hóa mà doanh nghiệp làm

ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tạo nên cái bản sắc của doanh nghiệp

và tác động đến tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành viên trong tổ chức đó"

PGS.TS Dương Thị Liễu cho rằng: " Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hóa được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng, và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó" Trong bài viết " Xây dựng văn hóa doanh nghiệp", nhà nghiên cứu Nguyễn Thịnh cho rằng:" Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm, tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích"

Như vậy,từ các định nghĩa trên cho thấy,cũng như văn hóa nói chung, văn hóa doanh nghiệp cũng có những đặc trưng cụ thể riêng biệt.Trước hết, văn hóa doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp

và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững.Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ,chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó.Văn hóa doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của mỗi doanh nghiệp

Qua các định nghĩa có thể rút ra những vấn đề sau:

Văn hóa doanh nghiệp là việc lựa chọn và gây dựng các giá trị văn hóa, các chuẩn mực tạo nên sự đồng thuận của mọi thành viên trong doanh nghiệp nhằm theo đuổi và thực hiện các mục đích đề ra

Văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc riêng của doanh nghiệp đó, tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, là cái mà khách hàng luôn nhớ đến

Ngày đăng: 07/11/2024, 17:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w