NH TMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Cửa Nam trong những năm gần đây tốc độ phát triển về tổng tài sản, lợi nhuận, về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh HĐKD của MSB Cử
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN PHỤC VỤ CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI MSB VIỆT NAM –
CHI NHÁNH CỬA NAM
Họ và tên sinh viên : HOÀNG MINH LỢI Lớp : CDDH21-TCA
Khóa học : 2021-2024
Mã sinh viên : 18G401074 Giảng viên hướng dẫn : TS PHẠM TIẾN MẠNH
Hà Nội, tháng 5 năm 2024
Trang 2cô em mới có thể hoàn thành được khóa luận của mình
Em xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo Học viện Ngân hàng, đặc biệt
là các thầy, cô Khoa Ngân hàng đã nhiệt tình quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình, chu đáo giúp chúng em có kiến thức nền tảng vững chắc phục vụ cho công việc và cuộc sống sau này
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng TMCP Hàng Hải – chi nhánh Cửa Nam đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp số liệu cho em để em hoàn thành khóa luận
Lời cuối cùng, với điều kiện thời gian cũng như năng lực của em còn hạn chế, mặc
dù đã rất cố gắng, tuy nhiên bài luận của em không thể tránh khỏi nhiều thiếu xót Em rất mong rằng có thể nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến từ các thầy cô để có điều kiện bổ sung, hoàn thiện luận văn đồng thời nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế trong tương lai sắp tới
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả
Lợi Hoàng Minh Lợi
Trang 3ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu độc lập cá nhân của riêng tôi Tất cả các dữ liệu và nội dung trong khóa luận này hoàn toàn trung thực, chính xác và xuất phát từ số liệu thực tế của Ngân hàng TMCP Hàng Hải – chi nhánh Cửa Nam
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả
Lợi Hoàng Minh Lợi
Trang 4iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ vii
LỜI MỞ ĐẦU 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÌNH HÌNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 11
1.1 Khái quát chung về tình hình tài chính và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 11
1.1.1 Một số khái niệm liên quan 11
1.1.2 Ý nghĩa phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 12
1.1.3 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 13
1.2 Cơ sở dữ liệu phân tích tình hình tài chính 13
1.2.1 Bảng cân đối kế toán 14
1.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 14
1.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 15
1.2.4 Thuyết minh tình hình tài chính 15
1.3 Phương pháp phân tích tình hình tài chính 16
1.3.1 Phương pháp so sánh 16
1.3.2 Phương pháp đồ thị 18
1.3.3 Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích 18
1.3.4 Phương pháp mô hình Dupont 19
1.4 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 20
1.4.1 Phân tích cấu trúc tài chính 21
1.4.2 Phân tích tình hình hoạt động và khả năng thanh toán 23
1.4.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh 25
1.4.4 Phân tích rủi ro tài chính 29
Trang 5iv
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI - CHI NHÁNH CỬA NAM GIAI
ĐOẠN 2021-2023 32
2.1 Khái quát về ngân hàng TMCP hàng hải - chi nhánh Cửa Nam 32
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 32
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 33
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB chi nhánh Cửa Nam giai đoạn 2021 - 2023 34
2.2 Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam - chi nhánh Cửa Nam, thành phố Hà Nội 37
2.2.1 Thực trạng chính sách cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam - chi nhánh Cửa Nam, thành phố Hà Nội 37
2.2.2 Thực trạng danh mục sản phẩm và quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam - chi nhánh Cửa Nam, thành phố Hà Nội 39 2.2.3 Thực trạng kết quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam - chi nhánh Cửa Nam, thành phố Hà Nội 55
2.2.4 Quản lí hạn mức tín dụng, các mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất 68
2.2.5 Nghiên cứu các văn bản pháp quy trong lĩnh vực tín dụng 71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 73
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂNCỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI - CHI NHÁNH CỬA NAM 74
3.1 Nhận xét về tình hình tài chính khách hàng cá nhân tại ngân hàng 74
3.1.1 Những mặt tích cực 74
3.1.2 Các hạn chế và nguyên nhân 75
3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao tài chính khách hàng cá nhân của MSB chi nhánh Cửa Nam 77
3.2.1 Thiết kế và đa dạng nhiều sản phẩm TD hướng đến KH, đặc biệt là KH hiện hữu và KH tiềm năng 77
3.2.2 Tăng cường công tác kiểm soát khoản vay 77
3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chi nhánh 78
Trang 6v
3.2.4 Nâng cao chất lượng thẩm định, phân tích TD 79
3.2.5 Đẩy mạnh hoạt động Marketing đối với sản phẩm vay TDTN 81
3.2.6 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ NH 82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 83
KẾT LUẬN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Trang 7vi
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu thực hiện kế hoạch kinh doanh chính của MSB chi nhánh Cửa Nam giai đoạn 2020 - 2023 35Bảng 2.2.: Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân tại MSB chi nhánh Cửa Nam 40Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn đối với KHCN tại MSB Chi nhánh Cửa Nam giai đoạn 2021- 2023 58
Trang 8vii
Sơ đồ 2.1: Quy trình cho CVKHCN ở MSB – Chi nhánh Cửa Nam 46
Sơ đồ 2.2: quy trình về tín dụng KHCN 59
Trang 9NH TMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Cửa Nam trong những năm gần đây tốc độ phát triển về tổng tài sản, lợi nhuận, về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh (HĐKD) của MSB Cửa Nam liên tục gia tăng nhưng nếu so sánh với các NHTM khác trong cùng địa bàn tỉnh Cửa Nam thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định như tổng tài sản của MSB Cửa Nam tăng đều qua các năm, tuy nhiên mức độ tăng không đồng đều, hay chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của MSB Cửa Nam đều dương qua các năm chứng tỏ chi nhánh hoạt động có hiệu quả, tuy nhiên biến động không đồng đều tăng giảm qua các năm do tốc độ tăng trưởng lợi nhuận không đồng đều so với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản
Phân tích tình hình tài chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động và phát triển kinh doanh của các NHTM Thông qua việc phân tích tình hình tài chính, NH có thể rút
ra những kinh nghiệm quý báu, từ đó hạn chế trong việc đưa ra những quyết định sai lầm ở tương lai, góp phần hoàn thành mục tiêu của NH Ngoài ra, những thông tin từ việc phân tích tài chính còn được các nhà đầu tư hay các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng để có cái nhìn tổng quát nhất, đúng đắn nhất về tình hình tài chính của NH trước khi ra các quyết định đầu tư
Từ những vấn đề vừa nêu trên cho thấy NH cần chú trọng hơn nữa công tác phân tích tình hình tài chính, để từ đó có chiến lược phù hợp gia tăng sự ổn định tài chính và
có biện pháp thích ứng với các biến động của nền kinh tế, khả năng sinh lời và triển
vọng phát triển trong tương lai Vì các lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Phân tích tình
Trang 109
hình tài chính tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam - Chi nhánh Cửa Nam” để thực
hiện khóa luận của mình
2 Giới thiệu nghiệp vụ thực tập của sinh viên tại đơn vị thực tập
Vị trí thực tập tại NH là giao dịch viên
Các nghiệp vụ của giao dịch viên:
Thứ nhất, thực hiện các yêu cầu của khách hàng liên quan đến các giao dịch có phát sinh hạch toán/không phát sinh hạch toán, các giao dịch liên quan đến tiền mặt (nếu có) đảm bảo tuân thủ đúng qui trình, qui định cung cấp dịch vụ hiện hành của MSB và Pháp luật hiện hành:
Mở mới CIF/mở tài khoản DD, tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, thẻ tiết kiệm
Khởi tạo sử dụng các dịch vụ gia tăng trên tài khoản (NHĐT)
Thực hiện các giao dịch hạch toán trên tài khoản tiền gửi, tiền vay, thẻ, tiết kiệm
và các dịch vụ gia tăng trên tài khoản (NHĐT, séc, trả lương tự động)
Thực hiện các giao dịch thanh toán chuyển tiền, chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ/séc du lịch
Thực hiện giao dịch hạch toán theo phí/lãi phát sinh khi cung cấp dịch vụ cho KH Thực hiện các yêu cầu tra soát/khiếu nại liên quan đến sản phẩm dịch vụ (tiếp nhận, phối hợp xử lý và giải đáp cho KH)
Trả thẻ/pin thẻ, trả sổ phụ, in sao kê cho KH
Thứ hai, hỗ trợ bán hàng: Chủ động tư vấn, giải đáp, hỗ trợ các sản phẩm của MSB đến với KH trong quá trình tiếp nhận và xử lý các yêu cầu của KH
Thứ ba, đảm bảo chất lượng dịch vụ:
Đảm bảo đạt được sự hài lòng của KH trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ
Đề xuất với LĐ Phòng về các giải pháp cải tiến sản phẩm, quy trình nghiệp vụ, cách thức phục vụ KH để đạt được chất lượng tốt nhất cho MSB Cửa Nam
Thứ tư, Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của LĐ Phòng
Trang 1110
3 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận có kết cấu gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tình hình phân tích tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Hoàn Thiện Công Tác Phân Tích Tài Chính Khách Hàng Cá Nhân Phục
Vụ Cho Vay Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải MSB Việt Nam – Chi Nhánh Cửa Nam
Chương 3: Giải pháp tăng cường tình hình tài chính tại Ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam – chi nhánh Cửa Nam
Trang 1211
TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát chung về tình hình tài chính và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Một số khái niệm liên quan
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cụm từ “Hoạt động tài chính doanh nghiệp”
đã không trở nên xa lạ với bất cứ cá nhân, tổ chức nào hoạt động sản xuất kinh doanh Vậy trước hết chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm “Tài chính doanh nghiệp” Chúng ta có thể định nghĩa:
“Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu nhất định Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận trong
hệ thống tài chính, tại đây nguồn tài chính xuất hiện và đồng thời đây cũng là nơi thu hút trở lại phần quan trọng các nguồn tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp
có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, đến sự phát triển hay suy thoái của nền sản xuất” (A.Platz.SR, Theopore 1997)
“Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa công ty với các chủ thể trong nền kinh tế” (Ngô Kim Phượng 2019)
Như vậy, có thể nói “hoạt động tài chính doanh nghiệp” là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá VCSH Nói cách khác hoạt động tài chính là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức huy động phân phối, sử dụng quản lý vốn trong quá trình kinh doanh
Ngân hàng cũng là một DN – DN đặc thù hơn các DN khác, nó sử dụng chính tiền
tệ làm hàng hóa để kinh doanh và kiếm lợi nhuận dựa trên chênh lệch đó Tuy rằng, sự khác biệt giữa những tổ chức sản xuất kinh doanh có mối quan hệ “Tiền- Hàng-Tiền”
và những tổ chức tài chính trung gian có mối quan hệ “Tiền-Tiền” đem lại những thay đổi nhất định trong việc đánh giá tình hình tài chính của chúng nhưng về cơ bản, hoạt động tài chính các ngân hàng vẫn được xét trên bình diện của tài chính doanh nghiệp
Trang 1312
Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp hay cụ thể hoá là việc phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai Qua đó, đề ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ
1.1.2 Ý nghĩa phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Với mỗi đối tượng sẽ quan tâm tới những giác ngộ mục tiêu khác nhau (Ngô Kim Phượng 2019) Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp áp dụng cho những chủ thể cũng khác nhau, cụ thể:
Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp: Những nhà quản lý doanh nghiệp là những
người trực tiếp quản lý, điều hành vì vậy phải hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp phục vụ cho việc phân tích Giúp các nhà quản trị doanh nghiệp nắm được các tình hình kinh doanh và hoạt động tài chính cả doanh nghiệp Giúp xác định được những thế mạnh và những biểu hiện tốt, không tốt bất cập trong vấn đề tài chính có thể làm ảnh hưởng tới sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp Dựa vào phân tích tài chính doanh nghiệp để tính toán đưa ra dự đoán tài chính Phân tích tài chính doanh nghiệp để tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp
Đối với nhà đầu tư: Dựa vào để đánh giá thu nhập, những rủi ro để quyết định có
đầu hay rút vốn về hay không
Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Dựa vào phân tích tài chính để đánh giá tác
động của các chính sách điều tiết vĩ mô
Đối với những chủ nợ: nhà cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp như: Các ngân
hàng, tổ chức cho vay tài chính, người mua trái phiếu của doanh nghiệp, hay các doanh nghiệp khác…dùng để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp và ra quyết định tín dụng với mức cho vay, thời gian cho vay, hình thức thu nợ… một cách phù hợp nhất
Trang 1413
1.1.3 Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
Có 2 mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp (Phan Thị Thu Hà 2019)
Thứ nhất: Hiểu được các con số hay nắm chắc các con số:
Mục tiêu sử dụng những dữ kiệu phân tích tài chính để làm phương tiện hỗ trợ, hiểu rõ các số liệu tài chính được ghi trong các báo cáo của doanh nghiệp
Dựa vào đó để đưa ra được nhiều biện pháp phân tích nhằm mục đích miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa, biết chọn lọc những thông tin cần thiết từ những dữ liệu đã có ban đầu
Thứ hai: đưa ra một số cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai:
Dựa vào các công cụ và kỹ thuật để phân tích tài chính nhằm cho việc cố gắng đưa
ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của doanh nghiệp và có thể đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng về những sự cố kinh tế trong tương lai
1.2 Cơ sở dữ liệu phân tích tình hình tài chính
Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin: từ những thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp,
từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị Những thông tin đó đều giúp cho nhà phân tích có thể đưa ra được những nhận xét, kết luận tinh tế thích đáng
Trong những thông tin bên ngoài, cần lưu ý thu thập những thông tin chung (thông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất), thông tin về ngành kinh doanh (thông tin liên quan đến vị trí của ngành trong nền kinh
tế, cơ cấu ngành, các sản phẩm của ngành, tình trạng công nghệ, thị phần ) và các thông tin về pháp lý, kinh tế đối với doanh nghiệp (các thông tin mà các doanh nghiệp phải báo cáo cho các cơ quan quản lý như: tình hình quản lý, kiểm toán, kế hoạch sử dụng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp )
Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể sử dụng các thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồn thông tin quan trọng bậc nhất Với những đặc trưng hệ thống, đồng nhất và phong phú, kế toán hoạt động như một nhà cung cấp quan trọng những thông tin đáng giá cho phân tích tài chính Vả lại, các doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ cung cấp những thông tin kế toán cho các đối tác bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Thông tin kế toán được phản ánh khá
Trang 1514
đầy đủ trong các báo cáo kế toán, phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính - được hình thành thông qua xử lý các báo cáo kế toán chủ yếu: đó là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ…
1.2.1 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý đối với doanh nghiệp Thông thường, bảng cân đối kế toán được trình bày dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán: một bên phản ánh tài sản và một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp
Bên tài sản của bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: đó là tài sản cố định, tài sản lưu động Bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo: đó là vốn của chủ (vốn tự có) và các khoản nợ
Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo khả năng chuyển hóa thành tiền giảm dần từ trên xuống
1.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Một thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tích tài chính
là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai Báo cáo kết quả kinh doanh cũng giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ; so sánh tổng chi phí phát sinh với
số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp Trên cơ sở doanh thu và chi phí, có thể xác định được kết quả sản xuất - kinh doanh: lãi hay lỗ trong năm Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 1615
Những khoản mục chủ yếu được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính, doanh thu từ hoạt động bất thường và chi phí tương ứng với từng hoạt động đó
Các loại thuế: VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt về bản chất không phải là doanh thu, chi phí của doanh nghiệp nên không được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh
1.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo được chi trả hay không, cần tìm hiểu tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp Ngân quỹ thường được xác định cho thời gian ngắn hạn (thường là từng tháng)
Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ (thu ngân quỹ), bao gồm: dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh (từ bán hàng hóa hoặc dịch vụ); dòng tiền nhập quỹ
từ hoạt động đầu tư, tài chính; dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động bất thường
Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực xuất quỹ (chi ngân quỹ), bao gồm: dòng tiền xuất quỹ thực hiện sản xuất kinh doanh; dòng tiền xuất quỹ thực hiện đầu tư tài chính; dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt động bất thường
Trên cơ sở dòng tiền xuất quỹ và dòng tiền nhập quỹ, nhà phân tích thực hiện cân đối ngân quỹ với số dư ngân quỹ đầu kỳ để xác định số dư ngân quỹ cuối kỳ Từ đó, thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho doanh nghiệp nhằm mục đích đảm bảo chi trả
1.2.4 Thuyết minh tình hình tài chính
Nhằm cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh chưa có trong hệ thống báo cáo tài chính đồng thời giải thích một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa được trình bày, giải thích thêm một cách rõ ràng
Các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau, mỗi sự thay đổi của một chỉ tiêu trong cáo này được trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến các báo cáo kia, trình tự đọc hiểu được các báo cáo tài chính, qua đó họ nhận biết được và tập trung vào các chỉ tiêu tài chính liên quan trực tiếp tới mục tiêu phân tích
Trang 1716
1.3 Phương pháp phân tích tình hình tài chính
Phân tích tài chính doanh nghiệp được thực hiện theo nhiều hướng khác nhau
để đánh giá hoạt động chung của doanh nghiệp Việc áp dụng đúng phương pháp phân tích sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện hơn, hiểu tình hình tài chính của doanh nghiệp Từ đó đưa ra hướng đầu tư hiệu quả cho tương lai (Nguyễn Trọng
Cơ, Nghiêm Thị Hà 2015)
1.3.1 Phương pháp so sánh
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích, đánh giá sự thay đổi của các khoản mục/chỉ tiêu thông qua việc sử dụng báo cáo tài chính của nhiều năm liên tiếp:
Phân tích sự thay đổi qua thời gian 2 đến 3 năm cả về số tuyệt đối và số tương đối của các chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính
Phân tích xu hướng dài hạn, trên cơ sở so sánh số liệu của các năm sau so với năm gốc Thông qua đó có thể đưa ra những nhận định về chiều hướng, tốc độ, khuynh hướng/xu hướng của các khoản mục/chỉ tiêu qua các năm so với năm gốc
Người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau:
So sánh bằng số tuyệt đối: là xem xét mức biến động tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên
cứu so với gốc so sánh
So sánh bằng trị số tuyệt đối: là cách biểu thị quy mô, khối lượng của một chỉ tiêu
được so sánh nào đó Người ta thường gọi đó là trị số của chỉ tiêu kinh tế và là căn cứ
để tính được những số liệu tương tự khác
Trang 1817
Khi thực hiện so sánh bằng số tuyệt đối có nghĩa là so sánh giữa trị số nêu trên của chỉ tiêu kinh tế của kỳ đang phân tích so với kỳ gốc Kết quả so sánh có thể sẽ biểu hiện được một vài biến động về khối lượng hay quy mô của các hiện tượng kinh tế
Ưu điểm của so sánh bằng số tuyệt đối:
Chi phí cơ hội thấp hơn và tỷ suất lợi nhuận cao hơn Các quốc gia - hoặc các doanh nghiệp - có thể tập trung lao động, vốn và nguồn lực của họ vào sản xuất đòi hỏi chi phí cơ hội thấp hơn và do đó đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn
Tăng hiệu quả Các doanh nghiệp chọn chuyên môn hóa sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ mà họ có thể tạo ra hiệu quả hơn và sau đó mua những gì họ không thể tạo ra một cách hiệu quả từ các đối tác thương mại
Nhược điểm của so sánh bằng số tuyệt đối:
Chính phủ có thể hạn chế thương mại Nếu một quốc gia tự rút khỏi hiệp định thương mại quốc tế hoặc chính phủ áp đặt thuế quan, điều đó có thể tạo ra phức tạp cho các doanh nghiệp đang dựa vào các quốc gia đó để tìm nguồn lực
Chi phí vận tải có thể lớn hơn lợi thế so sánh Mặc dù chi phí nguyên vật liệu và nhân công ở nước ngoài có thể rẻ hơn so với việc sản xuất chúng ở cùng một quốc gia, nhưng số tiền tiết kiệm được có thể không đủ lớn hơn chi phí vận chuyển Trong một số trường hợp, chi phí vận chuyển có thể lớn hơn bất kỳ lợi thế so sánh nào
So sánh bằng số tương đối: là xem xét tỷ lệ biến động của chỉ tiêu nghiên cứu so
với gốc so sánh
So sánh bằng số tương đối: tùy theo yêu cầu phân tích mà người thực hiện sẽ lựa
chọn loại số tương đối thích hợp nhất Cụ thể như số tương đối kết cấu, số tương đối hoàn thành kế hoạch theo tỷ lệ,… Nó phản ánh khá chính xác khả năng hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế đang được phân tích và so sánh
Ưu điểm của so sánh bằng số tương đối
Lợi thế cạnh tranh và lợi thế tuyệt đối Các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực thương mại áp dụng lợi thế so sánh để tận dụng lợi thế của mình Khi làm như vậy, họ
có thể đạt được lợi thế cạnh tranh hoặc thậm chí là lợi thế tuyệt đối
Trang 1918
Nhược điểm của so sánh bằng số tương đối
Sự chuyên môn hóa ngày càng tăng có thể gây khó khăn cho việc mở rộng quy
mô Nếu sản phẩm và dịch vụ của bạn yêu cầu các kỹ năng chuyên biệt, có thể khó tăng quy mô tổ chức hoặc sản lượng, vì khó tìm được nhân viên có các kỹ năng chuyên biệt đó
Nhược điểm
Cách thay đổi hoạt động kinh doanh: Việc thay đổi cơ cấu của donah nghiệp liên tục dẫn đến chỉ số tính toán nhiều năm trước với chỉ số này ở thời điểm hiện tại dễ có những kết luận sai lầm
Sự khác nhau của việc áp dụng các chuẩn mực kế toán, khác nhau về điều kiện kinh doanh: Việc áp dụng các chuẩn mực kế toán khác nhau, phân tích bào cáo tài chính dựa vào nhiều yếu tố của hoạt động kinh doanh khác nhau dẫn đến sự sai lệch trong phân tích
1.3.3 Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích
Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo những hướng khác nhau Thông thường trong phân tích, phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng sau:
Chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu: Là việc chia nhỏ chỉ tiêu nghiên cứu thành các bộ phận cấu thành nên bản thân chỉ tiêu đó, khi đó thường kết hợp với kĩ thuật phân tích dọc
Trang 2019
Chi tiết theo thời gian: Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình Do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định thường không đều Chi tiết theo thời gian sẽ giúp ích cho việc đánh giá kết quả kinh doanh được sát, đúng và tìm được các giải pháp có hiệu lực cho công việc kinh doanh
Ưu điểm
Tuỳ đặc tính của quá trình kinh doanh, tuỳ nội dung kinh tế của chỉ tiêu phân tích
và tuỳ mục đích phân tích, khác nhau có thể lựa chọn khoảng thời gian cần chi tiết khác nhau và chỉ tiêu khác nhau phải chi tiết
Chi tiết theo không gian phát sinh của hiện tượng và kết quả kinh tế: Là việc chia nhỏ quá trình và kế quả theo địa điểm phát sinh và phat triển của chỉ tiêu nghiên cứu, thực chất là xem xét các hoạt động tài chính của doanh nghiệp điễn ra trong những bố cảnh lịch sử cụ thể dể đánh giá một cách đúng đắn
Nhược điểm
Sự khác nhau của việc áp dụng các chuẩn mực kế toán, khác nhau về điều kiện kinh doanh: Việc áp dụng các chuẩn mực kế toán khác nhau, phân tích bào cáo tài chính dựa vào nhiều yếu tố của hoạt động kinh doanh khác nhau dẫn đến sự sai lệch trong phân tích
Khó khăn trong kết luận phân tích: Hiện tại việc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vẫn còn phải dựa vào ý chí chủ quan của người phân tích kết luận số liệu chứ chưa có phương pháp nào được coi là chuẩn mực hay có sự tin tưởng tuyệt đối
Thời điểm phân tích số liệu: Việc phân tích báo cáo tài chính trong quá trình đầu
tư mà chậm hoặc sớm quá sẽ ảnh hưởng đến thời điểm ra vào hợp lý, ảnh hưởng đến hiệu suất sinh lợi nhuận của hoạt động kinh doanh
1.3.4 Phương pháp mô hình Dupont
Phương pháp mô hình Dupont là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số có một loạt các biến số Chính nhờ mối liên kết giữa các chỉ tiêu mà người ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ Đây là phương pháp phân tích có tính ứng dụng cao trong phân tích tài chính
Trang 21Dễ dàng kết nối với các chính sách tài chính của doanh nghiệp
Có thể sử dụng khi muốn thuyết phục nhà quản lý, chủ đầu tư Giúp họ thấy rõ hơn thực trạng tài chính của doanh nghiệp Từ đó đưa ra các phương án mở rộng đầu tư kinh doanh, thôn tính các công ty khác hoặc nâng cấp hệ thống quản lý, quy trình hoạt động của doanh nghiệp trong chiến lược sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Nhược điểm
Phương pháp Dupont khá phụ thuộc vào mức độ tin cậy của số liệu đầu vào Nếu
số liệu đầu vào không chính xác sẽ ảnh hưởng đến cả một dây chuyền trong doanh nghiệp Chính vì vậy nó chịu ảnh hưởng từ các phương pháp và giả định của kế toán doanh nghiệp
Các bước thực hiện phương pháp Dupont:
Thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính
Tính toán bằng cách sử dụng bảng tính
Giải thích về sự thay đổi của ROA, ROE…
Xem xét kết luận nếu không chân thực cần kiểm tra lại số liệu và tính toán lại
1.4 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Phân tích giải quyết tình hình tài chính doanh nghiệp khai thác định định sơ bộ thực trạng và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, biết kiềm chế độc lập về mặt tài chính cũng cường những khó khăn về tài chính mà doanh nghiệp đang phải đượng đầu, nhất là lĩnh vực thanh toán Qua đó các nhà quản lý có thể đề ra các quyết định cần thiết
về đầu tư, hợp tác, liên doanh, liên kết, mua bán, cho vay Với mục tiêu trên, khi đánh giá cảm xúc hình tài chính chỉ dừng lại ở một số nội dung mang tính khái quát, tổng
Trang 221.4.1 Phân tích cấu trúc tài chính
1.4.1.1 Khái niệm và ý nghĩa:
Phân tích cấu trúc tài chính là việc đánh giá tính hợp lí của cơ cấu nguồn vốn xét trong mối liên hệ với cơ cấu tài sản của DN Phân tích cấu trúc tài chính sẽ giúp các đối tượng sử dụng nhận diện các chính sách huy động vốn trong mối liên hệ với chiến lược kinh doanh của DN
Phương pháp phân tích: Phương pháp so sánh
Tài liệu sử dụng phân tích: Bảng cân đối kế toán
1.4.1.2 Phân tích cấu trúc nguồn vốn
Mục đích phân tích: Xem xét, đánh giá tính hợp lý của:
Cấu trúc nguồn vốn tại thời điểm hiện tại (hay kỳ phân tích);
Xu hướng biến động của cấu trúc nguồn vốn
Cách thức phân tích:
Tính ra tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn;
So sánh cấu trúc vốn kỳ phân tích với kỳ gốc;
Đánh giá tính hợp lý của cấu trúc vốn kỳ phân tích;
Đánh giá tính hợp lý của xu hướng biến động cấu trúc vốn
CT: Tỷ trọng của từng nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn:
= 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ừ𝑛𝑔 𝑏ộ 𝑝ℎậ𝑛 𝑁𝑉
∑ 𝑁𝑉 x100
Trang 2322
Cấu trúc vốn thể hiện chính sách tài trợ doanh nghiệp liên quan đến nhiều khía cạnh khác trong công tác quản trị tài chính Phân tích cấu trúc vốn được thực hiện nhằm đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp Do vậy, khi phân tích nguồn vốn cần xác định mức độ độc lập (hoặc phụ thuộc) về mặt tài chính của doanh nghiệp qua việc so sánh từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối, xác định và so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm về tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao và ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp
1.4.1.3 Phân tích cơ cấu tài sản:
Mục đích phân tích: Xem xét, đánh giá tính hợp lý của:
Cấu trúc tài sản tại thời điểm hiện tại (hay kỳ phân tích);
Xu hướng biến động của cấu trúc tài sản
Cách thức phân tích:
Tính ra tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng tài sản;
So sánh cấu trúc tài sản kỳ phân tích với kỳ gốc;
Đánh giá tính hợp lý của cấu trúc tài sản kỳ phân tích;
Đánh giá tính hợp lý của xu hướng biến động cấu trúc tài sản
CT: Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng tài sản
= 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ừ𝑛𝑔 𝑏ộ 𝑝ℎậ𝑛 𝑇𝑆
∑ 𝑇𝑆 X100
Trang 2423
Phân tích cấu trúc tài sản cần xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua việc so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối của tổng số tài sản cũng như chi tiết đối với từng loại tài sản, giúp người phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng tài sản qua các thời kỳ, sự thay đổi này bắt đầu từ những dấu hiệu tích cực hay tiêu cực trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay không Bên cạnh đó, việc phân tích này còn cung cấp cho nhà phân tích thấy được sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp
1.4.2 Phân tích tình hình hoạt động và khả năng thanh toán
1.4.2.1 Phân tích tình hình hoạt động
Tình hình công nợ của doanh nghiệp thể hiện qua việc thu hồi các khoản nợ phải thu và việc chi trả các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp Các khoản nợ phải thu và nợ phải trả trong doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ đối với người mua (tiền bán hàng hóa, dịch vụ, ), người bán (tiền mua hàng hóa, vật tư, dịch vụ, ) Đối với các doanh nghiệp thường xuyên phát sinh các khoản nợ với ngân sách, với đơn vị nội bộ khi phân tích cũng cần xem xét các mối quan hệ thanh toán này Về mặt tổng thể, khi phân tích tình hình công nợ, các nhà phân tích phải lựa chọn, tính toán và so sánh các chỉ tiêu sau đây và dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu để nhận xét
Chỉ tiêu phân tích:
Nhóm 1: là nhóm chỉ tiêu phán ánh qui mô công nợ của DN
Nhóm 2: là nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ công nợ của DN
Trong đó: Hệ số các khoản phải thu = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑇𝑆Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng TS của DN, có bao nhiêu đồng các khoản phải thu Chỉ tiêu này phản ánh mức độ bị chiếm dụng vốn của DN
𝐻ệ 𝑠ố 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑇𝑆 (𝑇ổ𝑛𝑔 𝑁𝑉)
Trang 25Số ngày 1 vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn (Kỳ thu hồi nợ bình quân)= 360/Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn
Ý nghĩa: cho biết trong 1 kỳ kinh doanh, CKPTNH của DN quay được bao nhiêu vòng Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ trình độ quản trị công nợ phải thu của DN càng tốt, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn
1.4.2.2 Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp
có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ Để phân tích khả năng thanh toán của DN, một số các chỉ tiêu sau được sử dụng để phân tích:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo Chỉ tiêu này thể hiện với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo trang trải được các khoản nợ phải trả hay không (gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) Hệ số này ≥1, doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán tổng quát và ngược lại
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn của DN được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSNH Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ DN đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, đảm bảo nguyên tắc cân bằng về mặt tài chính
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 – 𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛
Trang 2625
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết với giá trị còn lại của tài sản ngắn hạn, DN có đủ khả năng trang trải toàn bộ nợ không Chỉ tiêu này ≥1, doanh nghiệp thừa khả năng thanh toán nhanh và ngược lại Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn của DN được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền
Hệ số khả năng thanh toán tức thời = 𝑇𝑖ề𝑛 𝑣à 𝑡ươ𝑛𝑔 đươ𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛Cho biết 1 đồng nợ đến hạn và quá hạn của DN được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng Tiền và các khoản tương đương tiền Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời của DN càng tốt Tuy nhiên, việc tồn tại các khoản nợ đến hạn và quá hạn phản ánh kỉ luật thanh toán nếu DN không quản lí và kiểm soát tốt các khoản này thì sẽ làm giảm uy tín của DN
1.4.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vật lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất
1.4.3.1 Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh
Khi đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh, cần phải nghiên cứu một cách toàn diện cả về thời gian, không gian, môi trường kinh doanh và đồng thời đặt nó trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn xã hội
Để đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất sinh lợi của vốn: Đây là chỉ tiêu cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp từ vốn và được xác định bằng công thức:
Tỷ suất sinh lời của vốn (ROI)
= 𝑇ổ𝑛𝑔 𝐿𝑁 𝑘ế 𝑡𝑜á𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế 𝑣𝑎̀𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tốt, đó là nhân tố hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết trong 1 kỳ phân tích doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu: Đây là chỉ tiêu cho thấy khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh,
Trang 27Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp, nếu mang giá trị âm là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ Đó là nhân tố giúp nhà quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục
vụ cho hoạt động kinh doanh
Tỷ suất sinh lợi của tài sản: chỉ tiêu này dùng để đánh giả hiệu quả sử dụng các tài sản đã đầu tư, cho biết 100 đồng tài sản thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận có thể xác định bằng công thức:
Tỷ suất sinh lời của Tài sản (ROA)=𝐿𝑁𝑆𝑇
Tỷ suất sinh lời của DT (ROS)= 𝐿𝑁𝑆𝑇
∑ 𝐷𝑇(𝐷𝑇𝑇) × 100
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt Đó là nhân tố giúp nhà quản trị mở rộng thị trường, tăng doanh thu Chỉ tiêu này thấp nhà quản trị cần tăng cường kiểm soát chi phí của các bộ phận
1.4.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA): cách xác định chỉ tiêu này tương tự như phần phân tích khái quát hiệu quả kinh doanh
Trang 28tỏ các tài sản vận động chậm, có thể hàng tồn kho, sản phẩm dở dang nhiều, làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm Tuy nhiên, chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm cụ thể của tài sản trong các doanh nghiệp
Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần: Đây là chỉ tiêu cho thấy khả năng tạo ra doanh thu thuần của tài sản, chỉ tiêu này được xác định như sau:
Suất hao phí của TS so với DTT = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
𝐷𝑇𝑇Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được 1 đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng tài sản đầu tư, chỉ tiêu này càng thấp hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt, góp phần tiết kiệm tài sản và nâng cao doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp
Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế: chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo lợi nhuận sau thuế của các tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này được xác định như sau:
Suất hao phí của TS so với LNST = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
𝐿𝑁𝑆𝑇
1.4.3.3 Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn
Nguồn vốn của doanh nghiệp đó là nguồn hình thanh nên các tài sản của doanh nghiệp, nguồn vốn doanh nghiệp thường bao gồm 2 nguồn cơ bản: nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu thông qua chỉ tiêu ROE để đánh giá khả năng thu được lợi nhuận từ đồng vốn mà doanh nghiệp bỏ ra, suất hao phí VCSH/DTT (tương tự TS)
Trang 2928
Chỉ tiêu này càng cao càng biểu hiện xu hướng tích cực Chỉ tiêu này cao thường giúp cho các nhà quản trị có thể đi huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài tợ cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn chủ sở hữu dưới mức vốn điều lệ thì hiệu quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay: Tiền vay của doanh nghiệp bao gồm vay ngắn hạn, vay dài hạn và vay của mọi đối tượng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh Để phân tích hiệu quả sử dụng tiền vay ta thường xác định các chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp được tính theo kỳ
Hiệu quả sử dụng lãi vay: Chỉ tiêu này được xác định theo công thức:
Hiệu quả sử dụng lãi vay = LNTT + Chi phí lãi vay
Chi phí lãi vayChỉ tiêu này phản ánh độ an toàn, khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao khả năng sinh lời của vốn vay càng tốt, đó là sự hấp dẫn của các tổ chức tín dụng vào hoạt động kinh doanh
Tỷ suất sinh lợi của tiền vay được xác định theo công thức:
Tỷ suất sinh lợi của tiền vay =
L𝑁𝑆𝑇
T𝑖ề𝑛 vay 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 x100 Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp sử dụng 100 đồng tiền vay phục vụ cho hoạt động kinh doanh thu thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán sau thuế Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh tốt, đó là nhân tố hấp dẫn nhà quản trị đưa ra quyết định vay tiền đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu này cũng chứng tỏ tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp
1.4.3.4 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí ta thường sử dụng các chỉ tiêu chi phí trong kỳ của doanh nghiệp sau: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Trang 3029
Tỷ suất sinh lợi của chi phí bán hàng:
Tỷ suất sinh lợi của CPBH =
LN thuần từ HDSX
Cℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 x 100 Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí bán hàng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí bán hàng càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí bán hàng
Tỷ suất sinh lợi của chi phí quản lý doanh nghiệp:
Tỷ suất sinh lợi của CPQLDN =
LN thuần từ HDSX
Cℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑄𝐿𝐷𝑁 x 100 Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng chi phí quản
lý doanh nghiệp thu thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí quản lý doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí quản lý
Tỷ suất sinh lợi của giá vốn hàng bán:
Tỷ suất sinh lợi của GVBH =
LN kế 𝑡𝑜á𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 100 đồng GVHB thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được các khoản chi phí chi ra trong kỳ
1.4.4 Phân tích rủi ro tài chính
Phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp là phân tích, đánh giá nguy cơ, khả năng xuất hiện và mức độ nguy hại của các rủi ro Từ đó, các nhà quản trị có thể nắm rõ những rủi ro tài chính cụ thể phát sinh để có quyết định kịp thời, chính xác Để phân tích rủi ro tài chính, ta sử dụng chỉ tiêu phân tích sau:
Nhóm 1: Hệ số nợ:
Hn =
Tổng Nợ phải trả
Σ Tài sản
Trang 3130
Nhóm 2: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Gồm: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn,
hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán tức thời
Nhóm 3: Các chỉ tiêu phản ánh mức độ hoạt động của DN
Các chỉ số này dùng để đánh giá một cách khái quát hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các loại tài sản khác nhau
Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Giá trị lưu kho bình quân
Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt, chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều khả năng giải phóng hàng tồn kho, tăng khả năng thanh toán
Từ việc xác định số vòng quay hàng tồn kho ta có thể tính được số ngày một vòng quay hàng tồn kho phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho: Thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình =365/Số vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp nhanh hay chậm và được xác định như sau:
Vòng quay các khoản phải thu =Phải thu khách hàng/ Doanh thu thuần
Số vòng quay lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, đó là dấu hiệu tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi được các khoản phải thu (số ngày của 1 vòng quay các khoản phải thu) Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì lỳ thu tiền bình quân càng nhỏ và ngược lại
Trang 3231
Kỳ thu tiền bình quân = 365 xPhải thu bình quân/ Doanh thu thuần
Vòng quay các khoản phải thi nói lên khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm trong quá trình thanh toán Hệ số này trên nguyên tắc càng thấp càng tốt Tuy nhiên, còn phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như: mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng,…
Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay VLĐ =Doanh thu thuần/Giá trị tài sản lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này càng lớn chứng
tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao Muốn làm như vậy, thì cần phải rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hóa
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, vì thế hiệu quả sử dụng vốn
cố định sẽ được thể hiện qua việc đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =Doanh thu thuần/ (Nguyên giá − Khấu hao lũy kế) Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần Hiệu suất càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn cố định có hiệu quả
Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản =Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không phân biệt đó là tài sản cố định hay tài sản lưu động Chỉ tiêu này phản ánh tổng tài sản của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp, doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đầu tư là bao nhiêu Nói chung vòng quay càng lớn thì hiệu quả sử dụng càng cao
Trang 332.1 Khái quát về ngân hàng TMCP hàng hải - chi nhánh Cửa Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
- Tên: Ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải – chi nhánh Cửa Nam
- Địa chỉ: 48 Phùng Hưng , phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Hành trình của MSB Cửa Nam từ khởi đầu khiêm tốn đến trở thành ngân hàng hàng đầu tỉnh Cửa Nam là minh chứng cho sự kiên trì và tâm huyết của MSB Cửa Nam Ban đầu bị cản trở do thiếu cơ sở hạ tầng và cung cấp sản phẩm hạn chế, ngân hàng đã chuyển mình thành một tổ chức tài chính mạnh mẽ thông qua nỗ lực không ngừng và tăng trưởng chiến lược
Dịch vụ đa dạng và toàn diện
Trong lĩnh vực tài chính cá nhân, ngân hàng và bảo hiểm, MSB Cửa Nam đã mở rộng và đa dạng hóa đáng kể danh mục dịch vụ của mình Các dịch vụ của ngân hàng hiện bao gồm nhiều loại sản phẩm được thiết kế để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và đối tác Từ huy động tiền gửi đến mở rộng các dịch vụ cho vay toàn diện, MSB Cửa Nam luôn hướng đến việc cung cấp các giải pháp tài chính hàng đầu Sự đa dạng hóa này đảm bảo rằng khách hàng có thể tiếp cận các dịch vụ tốt nhất có thể phù hợp với nhu cầu tài chính cụ thể của họ
Cam kết về chính sách tiền tệ và an sinh xã hội
MSB Cửa Nam chú trọng thực hiện hiệu quả chính sách tiền tệ và các sáng kiến
an sinh xã hội Những nỗ lực này là không thể thiếu trong hoạt động của ngân hàng và thể hiện cam kết đóng góp tích cực cho nền kinh tế địa phương Thông qua việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cửa Nam, MSB Cửa Nam không chỉ nâng cao hoạt động kinh doanh mà còn hoàn thành tốt vai trò của một doanh nghiệp công dân có trách nhiệm
Trang 3433
Sứ mệnh và tầm nhìn
Với sứ mệnh tập trung vào việc tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng và đối tác, MSB Cửa Nam phấn đấu không chỉ là một tổ chức tài chính Nó định vị mình là một đối tác đáng tin cậy và đáng tin cậy trong các lĩnh vực tài chính cá nhân, ngân hàng và bảo hiểm Cam kết về sự xuất sắc và cách tiếp cận lấy khách hàng làm trung tâm đảm bảo rằng MSB Cửa Nam vẫn là lựa chọn ưu tiên của những khách hàng đang tìm kiếm các dịch vụ tài chính đáng tin cậy
Tóm lại, sự phát triển của MSB Cửa Nam từ một ngân hàng đang gặp khó khăn trở thành một tổ chức hàng đầu tại tỉnh Cửa Nam cho thấy khả năng phục hồi và tầm nhìn chiến lược của ngân hàng này Thông qua việc đa dạng hóa dịch vụ, cam kết thực hiện chính sách tiền tệ hiệu quả và ưu tiên an sinh xã hội, MSB Cửa Nam đã củng cố danh tiếng của mình như một nền tảng của bối cảnh tài chính địa phương
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP hàng hải – chi nhánh Cửa Nam gồm các bộ phận chính: Giám đốc chi nhánh , Chuyên Viên Khách Hàng Cá Nhân , CV Khách Hàng Ưu Tiên , Giao Dịch Viên Trưởng , Giao Dịch Viên
• Triển khai sản phẩm hiện có và đề xuất cải tiến
• Đánh giá đầu mục sản phẩm cho khách hàng cá nhân
Trang 3534
• Hướng dẫn khách hàng và chuẩn bị hồ sơ tín dụng
• Đề xuất các giao dịch và soạn thảo hợp đồng
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB chi nhánh Cửa Nam giai đoạn 2021 -
2023
MSB Cửa Nam đã chứng tỏ khả năng vượt trội trong việc nâng cao vị thế của mình trong ngành tài chính khách hàng cá nhân và tiền tệ thông qua cạnh tranh chiến lược Bằng cách tận dụng khả năng tài trợ mạnh mẽ của khách hàng cá nhân và đầu tư đáng
kể vào cơ sở vật chất hiện đại, MSB Cửa Nam đã tạo được sự khác biệt một cách hiệu quả so với các đối thủ cạnh tranh và tăng cường khả năng cạnh tranh tổng thể
Đầu tư chiến lược vào cơ sở hạ tầng và công nghệ
Yếu tố then chốt dẫn đến thành công của MSB Cửa Nam là sự chủ động đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ tiên tiến Những khoản đầu tư này không chỉ cải thiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng mà còn nâng cao trải nghiệm của khách hàng bằng cách cung cấp các dịch vụ tài chính phức tạp và đáng tin cậy hơn Bằng cách tích hợp các công nghệ tiên tiến, MSB Cửa Nam đảm bảo luôn dẫn đầu trong ngành ngân hàng, cung cấp các giải pháp sáng tạo đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng Cam kết của MSB Cửa Nam trong việc chuyển đổi mô hình kinh doanh theo tiêu chuẩn quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong việc vượt qua những thách thức phải đối mặt
từ năm 2020 đến năm 2023 Giai đoạn này, được đánh dấu bởi những bất ổn kinh tế và những thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực tài chính, đòi hỏi một cách tiếp cận mạnh
mẽ và thích ứng Bằng cách áp dụng các thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất, MSB Cửa Nam không chỉ vượt qua những thách thức này mà còn vươn lên mạnh mẽ và kiên cường hơn
Đóng góp cho phát triển kinh tế và an sinh xã hội
Là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu và là doanh nghiệp nhà nước nổi bật, MSB Cửa Nam đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước Hoạt động kinh doanh bền vững của ngân hàng đã mang lại hiệu quả tài chính nhất quán,
từ đó hỗ trợ sự ổn định và tăng trưởng kinh tế trên phạm vi rộng hơn Hơn nữa, những nỗ lực của MSB Cửa Nam trong việc đảm bảo an sinh xã hội thể hiện sự cống hiến cho trách nhiệm xã hội, tiếp tục củng cố vị thế là doanh nghiệp chủ chốt trong lĩnh vực tài chính
Trang 3635
Cam kết tiến bộ và đổi mới
Thành công của MSB Cửa Nam được nhấn mạnh bởi cam kết kiên định đối với sự tiến bộ và đổi mới Bằng cách liên tục thích ứng với môi trường kinh doanh đang thay đổi và thực hiện các chiến lược tiên tiến, ngân hàng đã duy trì được lợi thế cạnh tranh của mình Cách tiếp cận này không chỉ thúc đẩy tăng trưởng dài hạn mà còn đảm bảo rằng MSB Cửa Nam vẫn là đối tác đáng tin cậy của khách hàng, cung cấp các giải pháp tài chính tiên tiến và đáng tin cậy
Tóm lại, các khoản đầu tư chiến lược của MSB Cửa Nam vào cơ sở hạ tầng và công nghệ, chuyển đổi mô hình kinh doanh và cam kết phát triển kinh tế và xã hội là những yếu tố then chốt trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của MSB Cửa Nam Những nỗ lực này nêu bật khả năng thích ứng và phát triển của ngân hàng trong một ngành năng động, củng cố vị thế của ngân hàng như một ngân hàng thương mại hàng đầu và là nền tảng của tiến bộ kinh tế
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu thực hiện kế hoạch kinh doanh chính của
MSB chi nhánh Cửa Nam giai đoạn 2020 - 2023
(Đơn vị tính: Tỷ đồng, %)
TT Tên chỉ tiêu 2020 2021 2022 2023
2021/2020 2022/2021 2023/2022 +/- % +/- % +/- %
Trang 3736
Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh thường niên của Chi nhánh MSB Cửa Nam giai đoạn 2020 - 2023, có một số điểm nổi bật nêu rõ những thành công cũng như thách thức mà chi nhánh gặp phải:
Những điểm nổi bật chính từ 2020 - 2023
Tăng trưởng ổn định
Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh MSB Cửa Nam trên toàn tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá ổn định trong giai đoạn này Sự ổn định này cho thấy các chiến lược kinh doanh và phương pháp quản lý hiệu quả đã duy trì hoạt động của chi nhánh ngay cả khi đối mặt với những thách thức bên ngoài
Biến động lợi nhuận
Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh có phần không ổn định Bất chấp những biến động này, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2021 và 2023 cho thấy các biện pháp kinh doanh và điều chỉnh chiến lược của chi nhánh đã thành công Những giai đoạn lợi nhuận tăng lên này cho thấy rằng các sáng kiến được thực hiện trong những năm này đã
có hiệu quả trong việc nâng cao lợi nhuận
Tăng cường huy động vốn
Hoạt động huy động vốn có sự cải thiện đáng kể, đặc biệt từ năm 2022 đến năm
2023 Sự tiến bộ này phản ánh năng lực quản lý tài chính khách hàng cá nhân của chi nhánh được nâng cao và thành công trong thu hút vốn đầu tư Sự gia tăng này có thể là
do niềm tin của khách hàng được cải thiện và các sản phẩm và dịch vụ tài chính hiệu quả hơn
Khó khăn trong năm 2021
Năm 2021 chứng kiến sự sụt giảm huy động vốn cho thấy môi trường kinh doanh gặp một số khó khăn hoặc có thể các chiến lược điều hành cụ thể chưa mang lại kết quả như mong đợi Sự suy giảm này có thể bị ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế rộng lớn hơn hoặc những thách thức nội bộ đòi hỏi phải tái cơ cấu chiến lược
Tóm tắt và hiểu biết sâu sắc
Nhìn chung, Chi nhánh MSB Cửa Nam đã có những bước phát triển tích cực trong hoạt động kinh doanh và quản lý tài chính khách hàng cá nhân Sự tăng trưởng ổn định
Trang 38Tóm lại, kết quả hoạt động của Chi nhánh MSB Cửa Nam từ năm 2020 đến năm
2023 cho thấy quỹ đạo tăng trưởng ổn định và cải tiến chiến lược, mặc dù thỉnh thoảng
có những trở ngại Giai đoạn này được đánh dấu bằng những tiến bộ đáng kể trong hoạt động huy động vốn và lợi nhuận, thể hiện cam kết của chi nhánh trong việc tăng cường hoạt động kinh doanh và quản lý tài chính khách hàng Những hiểu biết sâu sắc thu được từ giai đoạn này có thể sẽ cung cấp thông tin cho các chiến lược trong tương lai nhằm duy
2.2 Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam - chi nhánh Cửa Nam, thành phố Hà Nội
2.2.1 Thực trạng chính sách cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam - chi nhánh Cửa Nam, thành phố Hà Nội
Chính sách cho vay KHCN của MSB hướng đến nhiều đối tượng KHCN mục tiêu
và các sản phẩm tín dụng, đẩy mạnh các sản phẩm nhằm thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của KHCN
Với những khách hàng mới :
Xếp theo thứ hạng của khách hàng ( mức cao nhất ) :
Nhóm mục tiêu: Những khách hàng này được xác định là nhóm mục tiêu của chi nhánh
Trọng tâm: Chi nhánh nhằm mục đích tiếp thị và phát triển mối quan hệ với những khách hàng này
Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng phù hợp sẽ được áp dụng dựa trên quy định sản phẩm hiện hành của MSB tại thời điểm đó
Trang 3938
Khách hàng được xếp hạng thấp hơn (BBB hoặc thấp hơn):
Cách tiếp cận cẩn thận: Phòng sẽ lưu ý kỹ và có chọn lọc khi cấp tín dụng cho những khách hàng này
Hoạt động tín dụng: Tín dụng sẽ được cấp theo định hướng hoạt động tín dụng của MSB và mức độ rủi ro của khách hàng
Bán kèm: Luôn luôn đặt lên hàng đầu về dịch vụ bán kèm sản phẩm
❖ Đối với khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh:
Khách hàng có khả năng trả nợ ổn định và Xếp hạng tín dụng cao (A trở lên): Chú trọng hợp tác: Những khách hàng này sẵn sàng hợp tác với chi nhánh trong quá trình vay vốn
Xúc tiến và phát triển mối quan hệ: Chi nhánh nhằm mục đích mở rộng và củng
cố kết giao giữ liên lạc với những khách hàng này
Bán chéo: Chủ động mở rộng bán chéo các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ khác của MSB
Khách hàng có Nợ Xấu tại MSB hoặc Tổ chức Tín dụng Khác, hoặc Bị Giảm Xếp hạng Tín dụng (BBB trở xuống):
Mức độ rủi ro cao hơn: Những khách hàng này có mức độ rủi ro cao hơn nhưng thể hiện sự sẵn sàng hợp tác với ngân hàng trong việc trả nợ
Hỗ trợ trả nợ: Chi nhánh xem xét việc duy trì, hỗ trợ các khách hàng này tạo doanh thu trả nợ và giảm dần dư nợ
Trang 40Tăng tỷ lệ tài sản đảm bảo
Tăng tỷ lệ tham gia vốn tự có vào phương án vay vốn cao hơn quy định hiện hành