Từ bối cảnh thực tiễn trên, khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Giải pháp đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng dệt may xuất khẩu trong bối cảnh thực thi Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu
Tính cấp thiết của đề tài
Hiệp định Thương Tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam (European -
Vietnam Free Trade Agreement - EVFTA) là hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và các quốc gia thành viên thuộc Liên minh Châu Âu (European Union - EU) Đây là hiệp định mở cửa thị trường đầu tiên mà EU tham gia ký kết với một quốc gia đang phát triển Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) được ký kết dựa trên nguyên tắc hợp tác toàn diện và đảm bảo sự cân bằng lợi ích giữa hai bên Hiệp định này được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích chiến lược cho Việt Nam thông qua việc giữ gìn và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với một trong những đối tác lớn nhất và quan trọng nhất của đất nước Đối với Việt Nam thì EVFTA còn được coi là hiệp định có mức độ và phạm vị cam kết sâu rộng nhất mà Việt Nam đã thực hiện cho đến nay Với hiệp định này, các rào cản thuế quan, hàng rào kỹ thuật hay quy định về quy tắc xuất xứ được quy định cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hoá Trong đó, dệt may là một trong những ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định này.
Ra đời từ rất sớm, cho tới nay ngành dệt may đã không ngừng phát triển và thích ứng với các thay đổi của điều kiện kinh tế qua các thời kỳ Dệt may được coi là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của kinh tế nước ta Đây vẫn luôn được coi là ngành hàng tiềm năng khi quy mô và khả năng tiêu thụ của thị trường còn rất lớn Trong nhiều năm trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam luôn thuộc nhóm các quốc gia xuất khẩu hàng đầu trên thế giới Cùng với Hoa Kỳ và Nhật Bản, Liên minh Châu Âu (EU) là một trong những thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam
Hiệp định EVFTA có hiệu lực thực thi là một động lực lớn đối với doanh nghiệp dệt may Việt Nam Bên cạnh những lợi ích, cơ hội từ Hiệp định EVFTA, các quy định về quy tắc xuất xứ hàng dệt may đã khiến cho hàng dệt may của Việt Nam gặp phải những khó khăn không nhỏ Theo Hiệp định EVFTA, để hàng dệt may Việt Nam có thể được hưởng các ưu đãi về thuế quan thì yêu cầu phải đáp ứng được những quy định về quy tắc xuất xứ của Hiệp định Tuy nhiên, với thực trạng của ngành dệt may Việt Nam hiện tại thì việc đáp ứng được các quy tắc xuất xứ của EVFTA là một trong những thách thức lớn
Từ bối cảnh thực tiễn trên, khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Giải pháp đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng dệt may xuất khẩu trong bối cảnh thực thi Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam” với hy vọng sẽ đưa ra các giải pháp thích hợp cho hàng dệt may Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định.
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Hiệp định EVFTA mang đến những lợi ích đáng kể cho toàn bộ nền kinh tế nói chung và đối với ngành dệt may nói riêng EU là thị trường có nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới và là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam Với việc Hiệp định EVFTA được ký kết đã mở ra những lợi thế lớn cho ngành dệt may trong nước Một trong những lợi thế đó chính là việc thuế quan sẽ được giảm xuống còn 0% trong lộ trình tối đa là 8 năm đối với hàng dệt may, với điều kiện đáp ứng được những quy định về quy tắc xuất xứ của Hiệp định Kể từ khi hiệp định được ký kết đến khi bắt đầu có hiệu lực, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài viết trên tạp chí và phân tích trong các buổi hội thảo của các nhà nghiên cứu trong nước về tác động của hiệp định này
Tác giả Trương Thị Huyền Trang đã có bài phân tích “Dệt may Việt Nam với quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA” trên tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 16 - tháng 6/2023 Bài viết đã đưa ra những cái nhìn tổng quan về quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA và so sánh quy tắc xuất xứ của EVFTA với các Hiệp định Thương mại Tự do khác Đồng thời, tác giả phân tích về cơ hội và thách thức của dệt may Việt Nam trong việc đảm bảo quy tắc xuất xứ khi tham gia EVFTA Từ đó, đề xuất những kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may và nâng cao khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ của EVFTA
Tại Hội thảo khoa học “Hai năm thực hiện Hiệp định EVFTA: Tác động kinh tế
- xã hội và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” ngày 04/08/2022, tác giả Vũ Thị Nhung có một bài phân tích sâu sắc về “Một số vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam trong hai năm thực hiện Hiệp định EVFTA” Tác giả đã đề cập đến trong hai năm thực thi hiệp định EVFTA, việc hàng dệt may Việt Nam bị phụ thuộc vào nguồn cung nguyên vật liệu của các thị trường nước ngoài, từ đó dẫn đến khó đáp ứng được các quy định về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA là một trong những vấn đề mà ngành đang gặp phải Bên cạnh đó, tác giả đã đưa một số giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may, kiến nghị cho Chính phủ và các tổ chức liên quan để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam sang thị trường Liên minh Châu Âu sau hai năm thực thi Hiệp định EVFTA
Trên Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam số 63 - tháng 4, 2021, hai tác giả Trần Thị Thu Hương và Phạm Tiến Mạnh đã có bài viết “Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh Hiệp định EVFTA” Trong bài viết, hai tác giả đã đề cập đến những cơ hội và thách thức mà Hiệp định EVFTA đã mang lại cho ngành dệt may Việt Nam Trong đó, các quy định về quy tắc xuất xứ hàng dệt may của EVFTA là một trong những thách thức lớn mà ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt trong bối cảnh ngành còn chưa tự chủ được nguồn cung nguyên vật liệu Bài viết đồng thời đề xuất một số giải pháp cho doanh nghiệp dệt may nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Liên minh Châu Âu.
Mục đích nghiên cứu
Thứ nhất, tìm hiểu và xây dựng cơ sở lý luận về quy tắc xuất xứ hàng dệt may và Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam
Thứ hai, tìm hiểu và phân tích về thực trạng thương mại dệt may của Việt Nam
- Liên minh Châu Âu và việc đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng dệt may của Việt Nam trong những năm thực thi Hiệp định EVFTA
Thứ ba, đề xuất các giải pháp, kiến nghị giúp doanh nghiệp, Chính phủ và các cơ quan liên quan gia tăng khả năng đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ hàng dệt may
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Hàng dệt may Việt Nam và các vấn đề liên quan tới quy tắc xuất xứ hàng dệt may được quy định trong Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam
Phạm vi nội dung nghiên cứu của Khóa luận tập trung vào thực trạng thương mại dệt may của Việt Nam - Liên minh Châu Âu và việc đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng dệt may của Việt Nam trong những năm thực thi Hiệp định EVFTA
Phạm vi không gian: Thị trường Liên minh Châu Âu (EU) - Việt Nam
Phạm vi thời gian: Khoá luận tập trung phân tích thực trạng thương mại dệt may của Việt Nam - Liên minh Châu Âu từ 2018 - 2023 và quá trình áp dụng quy tắc xuất xứ hàng dệt may của EVFTA từ khi Hiệp định chính thức có hiệu lực tháng 08/2020
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu và thống kê: Dữ liệu, tài liệu được thu thập dựa theo các báo cáo của Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan, Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC và tài liệu thứ cấp từ Internet, báo chí Các thông tin về Chương, Nghị định thư, các biên bản ghi nhớ kèm theo được thu thập từ văn kiện Hiệp định EVFTA
Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích thực trạng đáp ứng quy tắc xuất xứ của hàng dệt may Việt Nam trong Hiệp định EVFTA để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, từ đó tổng hợp, đưa ra các đề xuất giải quyết vấn đề nghiên cứu, nâng cao khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ cho hàng dệt may Việt
6 Kết cấu của đề tài
Chương 1 Một số vấn đề lý luận về Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam và quy tắc xuất xứ hàng dệt may
Chương 2: Thực trạng thương mại dệt may của Việt Nam - Liên minh Châu Âu và việc đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng dệt may của Việt Nam
Chương 3 Một số giải pháp đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng dệt may xuất khẩu trong bối cảnh thực thi Hiệp định Thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO LIÊN MINH CHÂU ÂU - VIỆT NAM VÀ QUY TẮC
XUẤT XỨ HÀNG DỆT MAY
1.1 Khái quát về quy tắc xuất xứ
1.1.1 Quy tắc xuất xứ hàng hoá a, Khái niệm xuất xứ hàng hoá
Theo Điều 1, Hiệp định trị giá GATT 1994 (đoạn 1, phụ lục II) định nghĩa:
“Xuất xứ hàng hoá là quốc tịch của một hàng hoá” Một cách đơn thuần “hàng hoá hoàn toàn được khai thác, nuôi trồng, chế biến tại một nước mà không có sự tham gia của hàng hoá nhập khẩu nước khác thì được coi là có xuất xứ từ nước đó.”
Theo Phụ lục chuyên đề K của Công ước quốc tế về hài hoà và đơn giản hóa thủ tục hải quan (Công ước Kyoto sửa đổi và bổ sung), xuất xứ hàng hóa “là nước tại đó hàng hoá được chế biến hoặc sản xuất, phù hợp với tiêu chuẩn được áp dụng trong biểu thuế hải quan, giới hạn về số lượng hoặc các biện pháp khác liên quan đến thương mại.”
Căn cứ Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam: “Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hoá đó.”
Theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP, xuất xứ hàng hóa được định nghĩa tại khoản 1, Điều 3 như sau: “Xuất xứ hàng hoá là nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.” b, Khái niệm quy tắc xuất xứ hàng hoá
Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization - WTO) định nghĩa
“Quy tắc xuất xứ là những luật, quy định, quyết định hành chính chung do các thành viên áp dụng để xác định nước xuất xứ của hàng hoá với điều kiện là quy tắc xuất xứ này không liên quan đến thỏa thuận thương mại hoặc chế độ thương mại tự chủ có áp dụng ưu đãi thuế quan.”
Phụ lục chuyên đề K của Công ước Kyoto sửa đổi thì định nghĩa “Quy tắc xuất xứ là những quy định cụ thể, hình thành và phát triển từ những quy tắc quy định trong luật pháp quốc gia hoặc các hiệp định quốc tế (tiêu chuẩn xuất xứ) được một quốc gia áp dụng để xác định xuất xứ hàng hoá.”
1.1.2 Quy tắc xuất xứ hàng dệt may
Từ định nghĩa về quy tắc xuất xứ hàng hoá, quy tắc xuất xứ hàng dệt may có thể được định nghĩa như sau: Quy tắc xuất xứ hàng dệt may là những quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng dệt may được thoả thuận trong các Hiệp định thương mại tự do để áp dụng các ưu đãi thuế quan và ưu đãi phi thuế quan đối với các bên tham gia
Kết cấu của đề tài
Chương 1 Một số vấn đề lý luận về Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam và quy tắc xuất xứ hàng dệt may
Chương 2: Thực trạng thương mại dệt may của Việt Nam - Liên minh Châu Âu và việc đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng dệt may của Việt Nam
Chương 3 Một số giải pháp đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng dệt may xuất khẩu trong bối cảnh thực thi Hiệp định Thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO LIÊN MINH CHÂU ÂU - VIỆT NAM VÀ QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG DỆT MAY
Khái quát về quy tắc xuất xứ
1.1.1 Quy tắc xuất xứ hàng hoá a, Khái niệm xuất xứ hàng hoá
Theo Điều 1, Hiệp định trị giá GATT 1994 (đoạn 1, phụ lục II) định nghĩa:
“Xuất xứ hàng hoá là quốc tịch của một hàng hoá” Một cách đơn thuần “hàng hoá hoàn toàn được khai thác, nuôi trồng, chế biến tại một nước mà không có sự tham gia của hàng hoá nhập khẩu nước khác thì được coi là có xuất xứ từ nước đó.”
Theo Phụ lục chuyên đề K của Công ước quốc tế về hài hoà và đơn giản hóa thủ tục hải quan (Công ước Kyoto sửa đổi và bổ sung), xuất xứ hàng hóa “là nước tại đó hàng hoá được chế biến hoặc sản xuất, phù hợp với tiêu chuẩn được áp dụng trong biểu thuế hải quan, giới hạn về số lượng hoặc các biện pháp khác liên quan đến thương mại.”
Căn cứ Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam: “Xuất xứ hàng hoá là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hoá đó.”
Theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP, xuất xứ hàng hóa được định nghĩa tại khoản 1, Điều 3 như sau: “Xuất xứ hàng hoá là nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.” b, Khái niệm quy tắc xuất xứ hàng hoá
Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization - WTO) định nghĩa
“Quy tắc xuất xứ là những luật, quy định, quyết định hành chính chung do các thành viên áp dụng để xác định nước xuất xứ của hàng hoá với điều kiện là quy tắc xuất xứ này không liên quan đến thỏa thuận thương mại hoặc chế độ thương mại tự chủ có áp dụng ưu đãi thuế quan.”
Phụ lục chuyên đề K của Công ước Kyoto sửa đổi thì định nghĩa “Quy tắc xuất xứ là những quy định cụ thể, hình thành và phát triển từ những quy tắc quy định trong luật pháp quốc gia hoặc các hiệp định quốc tế (tiêu chuẩn xuất xứ) được một quốc gia áp dụng để xác định xuất xứ hàng hoá.”
1.1.2 Quy tắc xuất xứ hàng dệt may
Từ định nghĩa về quy tắc xuất xứ hàng hoá, quy tắc xuất xứ hàng dệt may có thể được định nghĩa như sau: Quy tắc xuất xứ hàng dệt may là những quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng dệt may được thoả thuận trong các Hiệp định thương mại tự do để áp dụng các ưu đãi thuế quan và ưu đãi phi thuế quan đối với các bên tham gia
Các nước tham gia Hiệp định thương mại tự do sẽ đưa ra thỏa thuận chung về quy tắc xuất xứ áp dụng cho hàng dệt may Quy định về quy tắc xuất xứ sẽ xác định được quốc gia đủ điều kiện hưởng các ưu đãi về thuế quan và ưu đãi phi thuế quan Quốc gia đáp ứng được quy định về quy tắc xuất xứ sẽ được hưởng các ưu đãi nêu ra trong các điều khoản của Hiệp định
1.1.3 Vai trò của quy tắc xuất xứ hàng dệt may
Thứ nhất, quy tắc xuất xứ hàng dệt may xác định hàng dệt may khi thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu có thuộc diện được hưởng các ưu đãi thương mại hay không, bao gồm các ưu đãi thuế quan và phi thuế quan, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá được hưởng ưu đãi Nếu không có quy tắc xuất xứ, sẽ xuất hiện hiện tượng chệch hướng thương mại khi hàng dệt may nhập khẩu từ các nước không tham gia Hiệp định Thương mại Tự do (Free Trade Agreement - FTA) sẽ vào khu vực FTA thông qua các nước thành viên áp dụng mức thuế thấp nhất đối với hàng dệt may nhập khẩu từ các nước không tham gia FTA
Thứ hai, quy tắc xuất xứ hàng dệt may đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động ngoại thương Các quy tắc này được quy định nhằm thực thi các công cụ thương mại như thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, biện pháp tự vệ (đối với hàng hóa có xuất xứ từ một số nước nhất định là đối tượng của các biện pháp và công cụ thương mại này)
Thứ ba, phục vụ việc thực thi các quy định pháp luật về nhãn và ghi nhãn hàng hoá, góp phần thực hiện công tác thống kê thương mại của các Cơ quan liên quan bao gồm: xác định số lượng nhập khẩu, giá trị nhập khẩu và thị trường nhập khẩu
Thứ tư, quy tắc xuất xứ hàng dệt may không chỉ là một công cụ kỹ thuật để thực thi FTA mà còn là công cụ chính sách thương mại Quy tắc xuất xứ hàng dệt may sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh của các nước nằm ngoài FTA, tăng cường xuất nhập khẩu hàng dệt may giữa các quốc gia tham gia FTA
Thứ năm, quy tắc xuất xứ hàng dệt may với các điều kiện, tiêu chí và quy định đối với hàng dệt may có tác dụng giới hạn độ mở của các FTA để các nước tham gia FTA tránh được sự gia tăng nhập khẩu hàng dệt may ngoài khả năng kiểm soát của quốc gia đó Do đó, quy tắc xuất xứ hàng dệt may có tác dụng trong việc bảo hộ ngành công nghiệp dệt may của các nước tham gia FTA
Thứ sáu, quy tắc xuất xứ hàng dệt may có vai trò cân bằng xu hướng mở trong hội nhập thương mại quốc tế và xu hướng đóng là xu hướng bảo hộ ngành dệt may của các nước Hai xu hướng này luôn tồn tại song song gây ra những mâu thuẫn trong hệ thống thương mại toàn cầu nhưng sẽ thúc đẩy phát triển ngành dệt may của các quốc gia khác nhau.
Tổng quan về Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam
1.2.1 Giới thiệu Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam
Hiệp định Thương mại ự do Liên minh châu Âu - Việt Nam, gọi tắt là Hiệp định EVFTA, là một thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và 27 nước thành viên thuộc Liên minh Châu Âu (EU) Đây là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới lớn nhất trong lịch sử của đất nước về mặt lợi ích trực tiếp đối với Việt Nam, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ kinh tế giữa EU và Việt Nam
Quá trình đàm phán của Việt Nam với EU về Hiệp định EVFTA chính thức được khởi động từ tháng 10 năm 2010, thông qua cuộc gặp giữa Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch Liên minh Châu Âu Trải qua gần 10 năm, Hiệp định
EVFTA đã được Hội đồng Châu Âu phê chuẩn và chính thức có hiệu lực kể từ ngày
Hiệp định EVFTA đã mở ra những cơ hội tiềm năng và triển vọng dồi dào cho mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước thành viên của EU Bên cạnh lợi ích chung mà EVFTA đem lại là thúc đẩy, gia tăng thương mại hai chiều, thì EVFTA còn được coi là đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam
1.2.2 Quá trình hình thành, đàm phát và ký kết Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam
Năm 1990, Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) đã thiết lập quan hệ ngoại giao Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu việc nước ta bắt đầu thoát khỏi sự bao vây, cấm vận của các nước phương Tây và tác động tích cực đến quan hệ đối ngoại và tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, quan hệ Việt Nam - EU đã phát triển từ quan hệ một chiều giữa "nước nhận viện trợ và nhà tài trợ" trở thành quan hệ đối tác bình đẳng và cùng có lợi, hợp tác toàn diện và bền vững, ngày càng đi vào chiều sâu Cả hai bên đã và đang thu được nhiều thành tựu ý nghĩa trên nhiều mặt, đặc biệt trên phương diện thương mại
Liên minh Châu Âu (EU) hiện là một trong những đối tác lớn nhất của Việt Nam Kể từ Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam - EU (Vietnam - EU Partnership and Cooperation Agreement - PCA), có hiệu lực từ năm 2016 tới Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 01/08/2020, Hiệp định đối tác tự nguyện (Voluntary Partnership Agreement - VPA) về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (Forest Law Enforcement, Governance and Trade - FLEGT) có hiệu lực tháng 6/2019 và Hiệp định khung về hợp tác Quốc phòng
- An ninh (FPA) tháng 10/2019, các khuôn khổ hợp tác này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia Châu Á có quan hệ toàn diện, sâu rộng nhất với EU, nước duy nhất trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations - ASEAN) có tất cả các trụ cột hợp tác với EU
Với quy mô dân số lớn và nhu cầu tiêu thụ cao, Liên minh Châu Âu (EU) đóng vai trò là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam Thực tế, EU là một trong ba đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, đứng sau Trung Quốc và Hoa Kỳ, là một trong những thị trường xuất khẩu mũi của nước ta Với sự đa dạng và mở rộng của thị trường EU mang lại nhiều cơ hội cho các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Đối với doanh nghiệp Việt Nam, việc phát triển hợp tác kinh tế với EU đã mang lại cho quốc gia rất nhiều cơ hội phát triển và tạo ra các động lực để phát triển kinh tế trong tương lai.
1.2.3 Nội dung chính của Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam đối với xuất khẩu hàng hóa
Hiệp định gồm 17 Chương, 8 Phụ lục, 2 Nghị định thư, 2 Biên bản ghi nhớ và
4 Tuyên bố chung với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (Sanitary and Phytosanitary - SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (Technical Barriers to Trade - TBT), thương mại dịch vụ (các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý - thể chế
Việt Nam và EU đều áp dụng một biểu thuế nhập khẩu chung cho hàng hóa có xuất xứ của bên còn lại khi nhập khẩu vào lãnh thổ của nhau Về cơ bản, cắt giảm thuế nhập khẩu theo Hiệp định EVFTA được chia thành các nhóm sau: i, Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay Đây là nhóm hàng hoá mà ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, thuế nhập khẩu đối với nhóm hàng hoá này sẽ được xóa bỏ ngay ii, Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình
Theo Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam (EVFTA), thuế nhập khẩu sẽ được giảm về 0% theo một lộ trình cụ thể từ mức thuế cơ sở ban đầu sau một khoảng thời gian nhất định
Lộ trình B3: Xóa bỏ thuế dần đều trong vòng 4 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực
Lộ trình B5: Xóa bỏ thuế dần đều trong vòng 6 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực
Lộ trình B7: Xóa bỏ thuế dần đều trong vòng 8 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực iii, Nhóm áp dụng hạn ngạch thuế quan (Tariff rate quota - TRQ) Đối với nhóm hàng hóa đặc biệt, thuế nhập khẩu chỉ được xóa bỏ hoặc giảm đối với một lượng hàng hóa cụ thể trong hạn ngạch đã được thỏa thuận trong biểu cam kết Đối với khối lượng nhập khẩu vượt quá lượng hàng hóa trong hạn ngạch này, mức thuế nhập khẩu sẽ cao hơn và có thể không được hưởng các ưu đãi thuế quan Điều này nhằm bảo vệ các ngành sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh quá mạnh từ các sản phẩm nhập khẩu và đảm bảo sự cân bằng trong thương mại giữa các quốc gia iv, Nhóm hàng hóa không cam kết
Nhóm hàng này không nằm trong cam kết xóa bỏ hoặc giảm thuế nhập khẩu theo thỏa thuận Do đó, việc áp dụng thuế nhập khẩu cho các mặt hàng này sẽ tuân theo quy định nội địa của mỗi quốc gia tham gia Điều này cho phép mỗi quốc gia có thể tự do thiết lập các mức thuế phù hợp với chính sách bảo hộ nội địa và điều chỉnh theo nhu cầu kinh tế quốc gia
1.2.3.2 Cam kết về hạn ngạch thuế quan
Việt Nam và EU áp dụng hạn ngạch thuế quan (HNTQ) đối với một số ít mặt hàng có xuất xứ từ Bên kia Nội dung cam kết này được quy định tại Phần B - Hạn ngạch thuế quan, Phụ lục 2A của Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt Na, bao gồm các nguyên tắc chính, cam kết cụ thể theo từng mặt hàng kèm theo các quy định, yêu cầu tương ứng để được cấp HNTQ
Cam kết HNTQ của EU
EU sẽ quản lý hạn ngạch thuế quan (HNTQ) theo luật của EU, nhằm mục đích tạo thuận lợi thương mại giữa các bên bằng cách tận dụng tối đa lượng HNTQ đã được thiết lập Các mặt hàng có xuất xứ từ các nước tham gia được nhập khẩu vào
EU trong khuôn khổ lượng hạn ngạch này sẽ được miễn thuế nhập khẩu Đối với lượng hàng nhập khẩu vượt quá hạn ngạch này, thuế nhập khẩu sẽ được áp dụng theo các mức quy định trong biểu cam kết của EU, cụ thể là tại Tiểu Phụ lục 2A1 của Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam (EVFTA)
Cam kết HNTQ của Việt Nam
THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI DỆT MAY CỦA VIỆT NAM - LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ VIỆC ĐÁP ỨNG QUY TẮC XUẤT XỨ CỦA VIỆT NAM
Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU
2.1.1 Tổng quan ngành dệt may của Việt Nam
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành dệt may Việt Nam
Ngành dệt may Việt Nam kể từ khi hình thành cho tới nay, đã có những bước tiến đáng kể, đạt được sự phát triển vượt bậc và củng cố được vị thế của mình trên các thị trường lớn trên thế giới Lịch sử hình thành và phát triển của ngành dệt may Việt Nam có thể được phân thành ba giai đoạn chủ yếu: Giai đoạn trước năm 1986, giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1997 và giai đoạn từ năm 1997 cho đến thời điểm hiện tại
Lịch sử ngành dệt may Việt Nam được khởi đầu với sự kiện nhà máy dệt Nam Định được thành lập vào năm 1897 Trong giai đoạn đầu, ngành còn gặp nhiều khó khăn và thử thách do điều kiện lịch sử và chính trị phức tạp
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945), ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam đã chứng kiến sự mở rộng về quy mô và phát triển mạnh mẽ về các hình thức hoạt động của ngành dệt may Miền Bắc được hỗ trợ thiết bị và máy móc từ Trung Quốc và Liên Xô Trong khi đó, miền Nam liên tục phát triển nhiều nhà máy và công xưởng nhờ vào sự trợ giúp công nghệ và máy móc từ Châu Âu
Sau khi miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, giành được độc lập vào năm
1954, Đảng và Chính phủ chú trọng vào phục hồi, xây dựng kinh tế và hỗ trợ miền Nam trong công cuộc đấu tranh chống đế quốc và thống nhất đất nước Đồng thời, Đảng và Chính phủ cũng dành sự quan tâm đặc biệt đến việc phát triển ngành dệt may Một số nhà máy dệt may lớn đã được thành lập như: Dệt 8-3, Dệt Vĩnh Phú, Dệt Nam Định, May 10 và May Thăng Long Bên cạnh đó, các HTX và tổ sản xuất thủ công cũng được hình thành nhằm bổ sung sản phẩm cho thị trường tiêu dùng trong nước
Sau sự kiện thống nhất đất nước vào năm 1975, đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể về số lượng thợ lành nghề trong ngành dệt may từ khắp các vùng miền trên cả nước Các nhà máy sợi mới lần lượt được xây dựng như: Sợi Hà Nội, Sợi Vinh, hay Sợi Huế, Sợi Nha Trang Một số nhà máy may như: May Nhà Bè, May Hữu Nghị hay May Việt Tiến cũng lần lượt được thành lập Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế bao cấp nên giai đoạn trước năm 1986, ngành dệt may vẫn còn gặp nhiều khó khăn Nhiều doanh nghiệp trong nước hoạt động thiếu sự linh hoạt và sáng tạo trong sản xuất, chỉ làm việc theo chỉ tiêu kế hoạch do nhà nước đề ra, đồng thời gặp khó khăn trong việc cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm Ở giai đoạn này, không chỉ sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà sản phẩm dệt may còn phục vụ xuất khẩu sang một số quốc gia khu vực Đông Âu
Trong giai đoạn này, những chính sách vĩ mô được Nhà nước và Chính phủ triển khai đã đem lại những cơ hội đáng kể cho ngành dệt may Việt Nam Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ban hành đã mở ra cánh cửa cho sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam Chính sách này khuyến khích các nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Free Trade Agreement - FDI) theo mô hình liên doanh, giúp ngành dệt may thu hút được các nguồn vốn đầu tư đáng kể, có cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại và các hình thức quản lý kinh doanh mới
Từ đó, nâng cao cả chất lượng và quy mô sản xuất của ngành
Ngành dệt may Việt Nam cũng đã mở rộng thị trường xuất khẩu và đa dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại Bên cạnh việc giữ vững mối quan hệ truyền thống với các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN) và các nước Đông Âu, Việt Nam còn tích cực phát triển mối quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia khác trên thế giới, tiếp cận các thị trường mới như: Nhật Bản, Liên minh Châu Âu và ASEAN Quá trình này được thúc đẩy thông qua việc nộp đơn gia nhập các tổ chức quốc tế như: Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization - WTO) vào năm 1994, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations - ASEAN) vào năm 1995, và Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu (The Asia - Europe Meeting - ASEM) vào năm
1996, đã tạo cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam có cơ hội phát triển trên thị trường quốc tế
Giai đoạn từ năm 1998 đến nay
Giai đoạn kể từ sau năm 1998 đến nay, đã thể hiện sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành dệt may, chuyển từ quá trình hình thành và định hình sang thời kỳ phát triển Sự kiện Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (Asia - Pacific Economic Cooperation - APEC) vào tháng 11 năm 1998 là bước đi quan trọng đã mở rộng cánh cửa đưa Việt Nam ra ngoài thế giới
Bước ngoặt lớn tiếp theo đối với ngành là các sự kiện Hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực vào năm 2001, Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2006 Sau đó, Việt Nam đã tích cực tham gia đàm phán và ký kết vào các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) cũng đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng của ngành dệt may Việt Nam
Từ giai đoạn 1998 - 2023, ngành dệt may Việt Nam đã cho thấy sự tăng trưởng đáng kể Từ kim ngạch xuất khẩu đạt 1,45 tỷ USD vào năm 1998, xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã tăng lên 1,76 tỷ USD vào năm 1999 và gần 1,89 tỷ USD vào năm
2000 Vào năm 2023, toàn ngành dệt may của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 40,3 tỷ USD, tăng gần 30 lần so với năm 1998 Nhờ việc tận dụng tốt các cơ hội từ việc mở cửa thị trường, ngành dệt may đã nhận được sự tăng trưởng rõ rệt và bước đầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may Việt Nam
Nguồn: Tổng cục Hải quan 2.1.1.2 Đặc điểm ngành dệt may Việt Nam
Ngành dệt may bao gồm hai phân ngành chính là ngành Dệt và ngành May Các sản phẩm dệt may phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, đòi hỏi sự hỗ trợ của nhiều loại thiết bị và nguyên liệu khác nhau, bao gồm máy móc, hóa chất, thuốc nhuộm, và các vật tư khác để tạo ra sản phẩm cuối cùng Nhìn chung, sản phẩm chính bao gồm 3 nhóm sau: Sợi, vải, hàng may mặc
Sợi là thành phần cơ bản đầu tiên để có thể sản xuất ra các sản phẩm của ngành dệt may Phân loại dựa trên nguồn gốc của sợi bao gồm: sợi tự nhiên và sợi nhân tạo
Sợi tự nhiên: Sợi bông và sợi tơ tằm Trong đó, sợi bông bao gồm sợi chải kỹ và sợi chải thô
Sợi nhân tạo: Sợi từ phụ phẩm hóa dầu và sợi pha
Vải được dệt từ sợi Quá trình dệt vải có thể sử dụng nhiều loại máy móc khác nhau như: máy dệt thoi, máy dệt kim, máy dệt vòng tùy thuộc vào loại vải cần sản xuất
Phân loại vải dựa theo loại sợi cấu thành vải: vải sợi tơ tằm, vải sợi bông và vải sợi tổng hợp
Phân loại vải dựa theo loại máy móc dùng để dệt vải: vải không dệt, vải dệt kim và vải dệt thoi
Sau khi dệt, vải thường được xử lý qua các quy trình như nhuộm, in và hoàn thiện để đạt được chất lượng và tính thẩm mỹ mong muốn
Sản phẩm cuối cùng của ngành dệt may là nhóm hàng may mặc, được tạo ra từ việc cắt và may vải các loại đã qua xử lý Hàng may mặc bao gồm đa dạng các loại sản phẩm từ quần áo mặc thường ngày đến hàng may mặc sử dụng trong các ngành công nghiệp đặc thù như: đồ bảo hộ lao động, đồ dùng trong quân đội, công an
Một số đặc điểm nổi bật của ngành dệt may bao gồm:
Thực trạng đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng dệt may của Việt Nam sang Liên
2.2.1 Quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may trong Hiệp định EVFTA
Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam (EVFTA) không phải là một khái niệm hoàn toàn xa lạ đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam Điều này là bởi vì các quy tắc xuất xứ trong EVFTA được xây dựng dựa trên cơ sở của Hệ thống Ưu đãi Phổ cập (Generalized System of Preferences - GSP) của Liên minh Châu Âu, một chế độ ưu đãi đơn phương hỗ trợ các quốc gia kém phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam
Trong Hiệp định EVFTA, quy định về quy tắc xuất xứ cho hàng dệt may dựa trên nguyên tắc "hai công đoạn", nguyên tắc này còn được gọi là nguyên tắc "từ vải trở đi" Đối với nguyên tắc “hai công đoạn" yêu cầu các sản phẩm dệt may muốn được coi là có xuất xứ theo EVFTA thì phải đáp ứng được các điều kiện sau: i, Vải được sử dụng để tạo thành sản phẩm phải có xuất xứ Việt Nam/Liên minh Châu Âu (EU) ii, Công đoạn cắt đến may được thực hiện tại Việt Nam/Liên minh Châu Âu (EU)
Theo nguyên tắc “hai công đoạn”, khâu dệt vải và gia công sản phẩm cuối cùng phải được thực hiện trong các khu vực thuộc EVFTA bao gồm: Việt Nam hoặc các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu Nguyên liệu thô như sợi có thể được nhập khẩu, nhưng quá trình từ dệt vải và hoàn thiện sản phẩm phải được thực hiện trong khuôn khổ của các quốc gia thành viên trong Hiệp định để sản phẩm được coi là có xuất xứ và hưởng các ưu đãi về thuế quan
Có bốn công đoạn chính sản xuất ra các sản phẩm dệt may bao gồm: sản xuất xơ
- sợi - vải - cắt may thành phẩm Theo nguyên tắc “hai công đoạn” đòi hỏi rằng hàng dệt may xuất khẩu từ Việt Nam phải sử dụng vải được sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu từ thị trường EU Nguyên tắc này yêu cầu trong quá trình sản xuất ra sản phẩm dệt may thì từ khâu sản xuất vải trở đi phải được thực hiện trong nước Qua đó, đẩy mạnh tỷ lệ sử dụng vải nội địa và đảm bảo giá trị gia tăng ở lại trong nước
Sản phẩm dệt may thuộc các Chương 61 và 62 của Biểu thuế Xuất nhập khẩu bao gồm:
- Chương 61: Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc
- Chương 62: Quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc Đối với các sản phẩm thuộc các chương này, có thể nhập khẩu vải từ những quốc gia mà Việt Nam và EU tham gia ký kết Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) bao gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, và Canada Sử dụng vải từ các quốc gia này cho phép sản phẩm cuối cùng được sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu sang EU vẫn đủ điều kiện để hưởng các thuế suất ưu đãi theo Hiệp định EVFTA Điều này mở rộng khả năng linh hoạt trong nguồn cung cấp nguyên liệu và tăng cường tính cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế, đồng thời tận dụng hiệu quả các lợi ích từ mạng lưới FTA mà Việt Nam đã tham gia
Theo quy định về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định EVFTA, nguyên tắc "hai công đoạn" không áp dụng một cách tuyệt đối cho tất cả sản phẩm dệt may Điều này có nghĩa là, một số sản phẩm ngoại lệ không cần tuân theo nguyên tắc này để được hưởng các ưu đãi từ hiệp định Đối với một số sản phẩm dệt may chỉ yêu cầu thực hiện công đoạn cắt và may (một công đoạn) và có thể nhập khẩu các nguyên liệu khác từ thị trường nước ngoài Ngoài ra, đối với một số sản phẩm khác, vải không yêu cầu phải được dệt tại Việt Nam, có thể sử dụng vải nhập khẩu, sau đó thực hiện các bước như: giặt, tẩy trắng hoặc nhuộm trước khi vào các công đoạn cắt và may để tạo ra thành phẩm
QTXX đối với các sản phẩm dệt may trong EVFTA còn có một số linh hoạt sau:
Thứ nhất, tỷ lệ linh hoạt đối với các nguyên liệu cơ bản không có xuất xứ
Theo quy định của EVFTA, một sản phẩm dệt may sẽ được coi là có xuất xứ EVFTA nếu như tỷ lệ của các nguyên liệu không có xuất xứ không vượt quá 10% tổng trọng lượng của tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong sản phẩm Đối với các sản phẩm khác nhau thì tỷ lệ này sẽ khác nhau Các sản phẩm có chứa sợi polyurethane, tỷ lệ của các nguyên liệu không có xuất xứ chiếm không quá 20% Các sản phẩm có lõi làm từ lá nhôm hoặc màng nhựa, tỷ lệ của các nguyên liệu không có xuất xứ chiếm không quá 30% Các nguyên liệu cơ bản này được chi tiết trong Chú giải 6, Phụ lục 1, Nghị định thư 1 của EVFTA
Thứ hai, tỷ lệ linh hoạt khác đối với một số sản phẩm dệt may nhất định Đối với trường hợp, sản phẩm dệt may chứa nguyên liệu không đáp ứng được các quy tắc về xuất xứ theo EVFTA, tuy nhiên, nếu nguyên liệu đó có mã HS code (Harmonized Commodity Description and Coding System - HS) khác với mã HS của sản phẩm cuối cùng và giá trị của nó không vượt quá 8% giá xuất xưởng của sản phẩm, thì sản phẩm này vẫn coi là đáp ứng được quy tắc xuất xứ theo EVFTA
Thứ ba, nguyên liệu không cần xét xuất xứ Đối với các loại phụ liệu hàng dệt may cơ bản như: cúc áo, khóa, séc, và các phụ kiện tương tự không thuộc các Chương từ Chương 50 đến Chương 63 của Biểu thuế Xuất nhập khẩu, thì linh hoạt được sử dụng trong sản phẩm dệt may mà không cần xem xét đến xuất xứ của chúng
Thứ tư, quy tắc cộng gộp vải từ Hàn Quốc
Nguyên tắc cộng gộp vải trong Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA) là một điều khoản quan trọng nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ của Hiệp định Đây là quy định cho phép các nguyên liệu được nhập khẩu từ các quốc gia không phải là thành viên của EVFTA, nhưng đã có FTA với Việt Nam hoặc EU, mà sản phẩm cuối cùng vẫn được coi là có xuất xứ từ Việt Nam hoặc EU Điều này mang lại lợi ích quan trọng trong việc được hưởng những ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường
Cụ thể, nếu xét trên bối cảnh của ngành dệt may, Việt Nam có thể nhập khẩu vải và các nguyên liệu khác từ các quốc gia như Hàn Quốc – quốc gia đã ký kết FTA với EU Dù nguyên liệu này không trực tiếp có nguồn gốc từ Việt Nam hoặc EU, nhưng nhờ nguyên tắc cộng gộp, sản phẩm dệt may cuối cùng được sản xuất từ những nguyên liệu này vẫn được xem là có xuất xứ từ Việt Nam Điều này cho phép sản phẩm hưởng các ưu đãi thuế quan theo quy định của EVFTA khi được xuất khẩu vào
Nguyên tắc này giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng nguồn nguyên liệu có chất lượng và giá thành hợp lý từ các thị trường có FTA với Việt Nam và EU, đồng thời có cơ hội trong việc mở rộng chuỗi cung ứng, giải quyết được vấn đề nguồn cung nguyên liệu cho ngành dệt may Bằng cách này, nguyên tắc cộng gộp vải trong EVFTA góp phần thúc đẩy sự hợp tác và phát triển kinh tế giữa các quốc gia, đồng thời gia tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế
2.2.2 Thực trạng đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng dệt may của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu (EU)
Quy định về quy tắc xuất xứ "từ vải trở đi" trong Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) đã đặt ra nhiều khó khăn và thách thức cho ngành dệt may Việt Nam
Theo quy tắc xuất xứ hàng dệt may của EVFTA, để hưởng thuế suất ưu đãi, nguyên liệu vải phải được sản xuất tại Việt Nam hoặc các quốc gia thành viên của
EU, và quá trình cắt và may cũng cần được thực hiện tại Việt Nam hoặc EU Chính quy tắc này đã đặt ra thách thức lớn cho ngành trong bối cảnh sản xuất nguyên phụ liệu vốn từ lâu chưa phát triển mạnh
Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi đáp ứng quy tắc về xuất xứ hàng hoá của Hiệp định thương mại tự do EVFTA
2.3.1 Cơ hội Ưu đãi về thuế quan
Khi hàng dệt may đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ và chất lượng sản phẩm được nâng cao, thì không chỉ nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trên thị trường quốc tế, mà còn tận dụng được tốt hơn những ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) Việc tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định về quy tắc xuất xứ trong EVFTA là điều kiện tiên quyết để hưởng ưu đãi mà Hiệp định mang lại
Theo Cam kết về thuế quan đối với mặt hàng dệt may trong EVFTA, EU cam kết dành ưu đãi thuế nhập khẩu cho hàng dệt may Việt Nam như sau: i Loại bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực đối với các sản phẩm từ Chương 50 - Chương 59 của Biểu thuế Xuất nhập khẩu là nguyên phụ liệu và một số mặt hàng trong nhóm sản phẩm may mặc thuộc Chương 61 - Chương
62, bao gồm: bộ đồ ngủ, bộ đồ bơi, bộ đồ vest, rèm cửa… ii Loại bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình đối với các sản phẩm may mặc và các sản phẩm tương tự còn lại thuộc Chương 61 - Chương 62 của Biểu thuế Xuất nhập khẩu (loại trừ các sản phẩm thuộc mục i)
Tăng tỷ lệ nội địa hóa
Các sản phẩm hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam hiện tại vẫn đang chủ yếu dựa vào các nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu Điều này là bởi vì ngành dệt may Việt Nam đang chủ yếu hoạt động theo mô hình gia công và các ngành công nghiệp phụ trợ chưa được chú trọng phát triển đầy đủ Trong mô hình gia công hiện tại, các nhà nhập khẩu cung cấp tất cả các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất, bao gồm thiết kế, nguyên liệu, vận chuyển và các doanh nghiệp tại quốc gia sản xuất chỉ đảm nhận các công đoạn cắt, may và hoàn thiện sản phẩm Ngành dệt may Việt Nam đang hoạt động chủ yếu ở mô hình này dẫn đến việc tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm còn thấp, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của ngành dệt may
Quy tắc xuất xứ "từ vải trở đi" trong Hiệp định EVFTA như khuyến khích Việt Nam tích cực tham gia đầu tư vào phát triển sản xuất nguyên phụ liệu dệt may để giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu Điều này sẽ tăng tỷ lệ nội địa hóa, cải thiện hiệu quả sản xuất và tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, từ đó đóng góp vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may
Hoàn thiện và phát triển chuỗi cung ứng cho ngành dệt may Để có thể tối đa hóa được các ưu đãi thuế quan từ các Hiệp định Thương mại
Tự do EVFTA, ngành dệt may của Việt Nam cần phải đáp ứng được các quy tắc xuất xứ nghiêm ngặt của Hiệp định, điều này đòi hỏi hàng dệt may phải được sản xuất phần lớn từ nguyên liệu và quá trình sản xuất tại chính Việt Nam đó hoặc trong khu vực của Liên minh Châu Âu Điều này không những thúc đẩy việc xây dựng và hoàn thiện chuỗi cung ứng từ thiết kế, nguyên phụ liệu, sản xuất, đến phân phối mà còn giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm và góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành trong khu vực và toàn cầu
Nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế và thu hút vốn đầu tư
Khi hàng dệt may của Việt Nam tuân thủ được các quy định về quy tắc xuất xứ, nâng cao chất lượng sản phẩm thì sẽ có cơ hội được hưởng những lợi thế mà Hiệp định EVFTA mang lại, trong đó, có lợi nhất là những ưu đãi về thuế quan Từ đó, gia tăng sức cạnh trạnh cho hàng dệt may trên thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường các nước nội khối
Ngoài ra, việc phát triển sản xuất nguyên phụ liệu hàng dệt may để đáp ứng yêu cầu quy tắc xuất xứ sẽ thu hút các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực phát triển nguồn nguyên liệu từ bông cho đến sợi, dệt và sản xuất vải Với lợi thế về nguồn vốn, công nghệ và trình độ quản lý, các doanh nghiệp sẽ sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng dệt may theo tiêu chuẩn quy định và thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may
Sản xuất nguồn nguyên liệu trong nước
Quy tắc xuất xứ "từ vải trở đi" trong Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam (EVFTA) đòi hỏi quá trình sản xuất vải phải diễn ra trong nước hoặc các nước thành viên của hiệp định Điều này là để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng có thể hưởng các ưu đãi thuế quan từ hiệp định Tuy nhiên, điều này tạo ra thách thức lớn cho ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu và nguồn cung nguyên liệu trong nước không đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu Trước khó khăn đó, yêu cầu dệt may Việt Nam phải điều chỉnh quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng nguyên liệu trong nước, hoặc tìm kiếm các nguồn cung mới từ các nước thành viên trong hiệp định để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng có thể tận dụng lợi thế từ EVFTA
Phát triển nguyên liệu đầu vào sẽ tác động trực tiếp đến môi trường
Phát triển nguyên liệu đầu vào là một trong những giải pháp để nâng cao khả năng để đáp ứng các quy tắc xuất xứ theo Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam (EVFTA) Tuy nhiên, với giải pháp này sẽ có những tác động đáng kể đến môi trường, đặc biệt là trong khâu dệt nhuộm Trong quá trình sản xuất ra sản phẩm vải thì khâu dệt nhuộm đóng vai trò vô cùng quan trọng Do đó, để tối thiểu hoá các tác động đến với môi trường, việc triển khai hệ thống xử lý nước thải hiệu quả tại các khu công nghiệp và nhà máy sản xuất dệt may là điều cần thiết
Nếu không có các biện pháp quy hoạch và thực hiện kịp thời, quá trình phát triển sản xuất nguyên liệu có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho môi trường Do đó, cần thiết lập và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn môi trường để đảm bảo rằng ngành công nghiệp dệt may phát triển bền vững, đồng thời giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh Đáp ứng yêu cầu cao về công nghệ
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng 4.0 hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đang gặp phải thách thức về vấn đề công nghệ lạc hậu Để có thể nâng cao khả năng đáp ứng các quy định về quy tắc xuất xứ đối với xuất khẩu hàng dệt may theo Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA), chúng ta cần thực hiện đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ tiên tiến và hiện đại
Việc đầu tư vào công nghệ không chỉ là một thách thức do yêu cầu vốn đầu tư lớn và sự chuyển đổi công nghệ phức tạp mà còn là cơ hội để ngành dệt may có thể nâng cao năng lực cạnh tranh Công nghệ hiện đại sẽ giúp cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm, và hiệu quả quản lý quy trình sản xuất Ngoài ra, áp dụng công nghệ mới cũng sẽ hỗ trợ các quốc gia này tuân thủ các quy tắc xuất xứ, hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định và mở rộng cơ hội cạnh tranh trên thị trường quốc tế Để khắc phục những khó khăn trong quá trình này, các chính phủ cần cân nhắc việc xây dựng các chính sách hỗ trợ, như tài chính, đào tạo kỹ thuật, và hợp tác quốc tế, để thúc đẩy sự phát triển của công nghệ trong ngành công nghiệp dệt may Điều này không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn cải thiện tình hình việc làm và thu nhập cho người lao động trong ngành
Trong bài khóa luận, Chương 2 đã tập trung đưa ra những phân tích về thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Liên minh Châu Âu (EU) bao gồm các thông tin về kim ngạch xuất khẩu, thị trường xuất khẩu và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Đồng thời, chương 2 của Khóa luận còn thể hiện thực trạng đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng dệt may của Việt Nam theo các quy định của Hiệp định EVFTA
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO LIÊN MINH CHÂU ÂU - VIỆT NAM
Định hướng đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng dệt may xuất khẩu
Theo Quyết định số 1643/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2035, ngành dệt may được xác định là một trong những ngành mũi nhọn trong lĩnh vực xuất khẩu của nền kinh tế Phát triển các sản phẩm cho ngành đạt chất lượng cao, phục vụ được cả nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế Mục tiêu của ngành dệt may là quyết tâm duy trì vị thế hàng đầu trong xuất khẩu trên thế giới và đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia
Theo định hướng đến năm 2035, ngành dệt may hướng tới việc hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất trong nước bằng cách tập trung vào cải thiện tỷ lệ nội địa hoá Điều này sẽ được thực hiện thông qua các kế hoạch đầu tư phát triển vào sản xuất nguyên liệu và phụ liệu, nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn cung nguyên vật liệu từ các thị trường thị trường Trung Quốc và Đài Loan Mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy việc tuân thủ quy tắc xuất xứ của các Hiệp định Thương mại tự do, nhằm tận dụng được các lợi ích từ những Hiệp định này và gia tăng năng lực cạnh tranh của ngành trên thị trường quốc tế
3.1.2 Định hướng phát triển Ưu tiên việc chuyển đổi mô hình sản xuất từ gia công truyền thống sang các mô hình có giá trị gia tăng cao hơn Đồng thời, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa với việc đầu tư vào sản xuất nguyên liệu, phụ liệu và các ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may, đặc biệt là trong việc sản xuất vải Qua đó, tạo ra một chuỗi giá trị và cung ứng hoàn chỉnh trong ngành Dệt May, giảm bớt sự phụ thuộc vào các thị trường nước ngoài và nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Giải pháp đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng dệt may xuất khẩu trong bối cảnh thực khí Huy Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam EU
Để có thể cải thiện khả năng đáp ứng các quy tắc xuất xứ hàng dệt may nghiêm ngặt của Hiệp định EVFTA, em đề xuất một số biện pháp sau đây, dựa trên mục tiêu, định hướng phát triển của ngành dệt may và tình hình thực tế thị trường trong nước và quốc tế
3.2.1 Tự chủ nguồn cung nguyên liệu và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước
Thách thức lớn nhất mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang đối mặt ở thời điểm hiện tại là sự phụ thuộc nặng nề vào nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc Chỉ một số ít doanh nghiệp có khả năng tìm kiếm và sử dụng nguồn nguyên liệu đáp ứng quy tắc xuất xứ để được hưởng các ưu đãi thuế theo quy định của Hiệp định EVFTA Để có thể hưởng những ưu đãi này, EU đã đặt ra các quy định nghiêm ngặt về xuất xứ hàng hóa, yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng vải được sản xuất tại EU, Việt Nam hoặc Hàn Quốc - các quốc gia mà EU đã ký kết thỏa thuận thương mại Mục tiêu của EU là đảm bảo rằng các sản phẩm từ các quốc gia không có thỏa thuận thương mại sẽ không được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu vào EU Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam hiện tại chỉ tham gia vào công đoạn may gia công Điều này, khiến cho các sản phẩm dệt may của Việt Nam không đáp ứng được các quy định về quy tắc xuất xứ của Hiệp định EVFTA
Chính vì thế, trong ngắn hạn, để có thể đáp ứng được các quy tắc xuất xứ của EVFTA, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tích cực chủ động tìm kiếm các nguồn cung nguyên liệu mới từ các nước có thỏa thuận thương mại với EU như Hàn Quốc
Về lâu dài, các doanh nghiệp cần chú trọng vào việc nâng cao khả năng tự chủ trong sản xuất thông qua việc đầu tư vào các vùng trồng bông, xây dựng các nhà máy sản xuất nguyên liệu phụ trợ cho ngành dệt may như: xơ sợi, dệt vải, chỉ may, để có thể đáp ứng được những quy định về quy tắc xuất xứ theo Hiệp định Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chú trọng vào đầu tư phát triển khâu dệt nhuộm trong nước thông qua việc nâng cấp công nghệ và cải thiện quy trình sản xuất Đẩy mạnh xây dựng một số khu công nghiệp tích hợp bao gồm: chuỗi xơ sợi, dệt nhuộm, hoàn tất vải Một trong những mục tiêu chiến lược của ngành dệt may là phát triển chuỗi sản xuất khép kín, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của ngành, giảm nhập khẩu các sản phẩm bán thành và thành phẩm từ các thị trường nước ngoài, từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng cho sản phẩm dệt may Việt Nam
3.2.2 Thay đổi phương thức sản xuất
Việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực gia công đặt ra những khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh đáp ứng các quy tắc xuất xứ của Hiệp định EVFTA Để được hưởng những ưu đãi về thuế quan, đòi hỏi ngành dệt may Việt Nam cần chủ động được nguồn nguyên liệu và vượt qua mô hình gia công thuần túy
Bảng 2.8 Một số mô hình sản xuất của ngành dệt may
Thiết kế Sản xuất nguyên phụ liệu
Cắt may Marketing và phân phối CMT
Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nên từng bước chuyển đổi từ mô hình sản xuất gia công truyền thống CMT hay OEM/FOB, sang các mô hình sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn Một số mô hình sản xuất như: phát triển sản phẩm và cung cấp dịch vụ liên quan theo mô hình thiết kế và sản xuất (Original Design Manufacturer
- ODM), tự thiết kế và sản xuất các sản phẩm với thương hiệu riêng (Original Brand Manufacturing - OBM)
So với mô hình CMT thì các mô hình còn lại mang lại giá trị gia tăng nhiều hơn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nhưng vấn đề tài chính là một trong những rào cản lớn trong việc thực hiện các mô hình này Nhiều doanh nghiệp hạn chế về nguồn lực tài chính và nguồn lao động, không có khả năng mua được các nguyên phụ liệu đầu vào theo yêu cầu Trong bối cảnh, đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có quy mô vừa và nhỏ, nguồn vốn hạn chế thì đây cũng là một trong những nguyên nhân mà ngành dệt may Việt Nam chưa phát triển và đáp ứng được quy tắc xuất xứ của EVFTA
Vì vậy, các doanh nghiệp cần tích cực chủ động và linh hoạt hơn trong việc tìm kiếm nguồn vốn vay để có thể chuyển đổi mô hình sản xuất từ gia công CMT sang một số mô hình như: ODM hay OBM, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và giành lợi thế trong sản xuất và kinh doanh và đáp ứng được những quy định về quy tắc xuất xứ của Hiệp định EVFTA
3.2.3 Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dệt may Đa số các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam đang hoạt động với quy mô nhỏ và vừa, điều này đặt ra một thách thức đáng kể trong việc xác định và thực hiện chiến lược đầu tư vào nguồn nhân lực hiệu quả Một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng lực của nhân sự trong ngành may mặc là sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và cơ sở đào tạo Điều này không chỉ giúp đảm bảo rằng các chương trình giáo dục đáp ứng được yêu cầu thực tế của doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ
Mở rộng của các ngành đào tạo liên quan đến công nghệ may và thiết kế thời trang từ bậc cao đẳng đến sau đại học là cần thiết, đặc biệt cần chú trọng đào tạo vào khâu dệt nhuộm - một trong những khâu yếu nhất của ngành dệt may Việt Nam Bên cạnh đó, giữa các doanh nghiệp và các trường đại học có thể tổ chức các buổi tập huấn hoặc đào tạo về văn hóa doanh nghiệp, thái độ và các kỹ năng làm việc cần thiết trong thực tế ngành dệt may Qua đó, cung cấp cho sinh viên một cái nhìn sâu sắc hơn về môi trường làm việc thực tế, qua đó chuẩn bị tốt hơn cho họ khi bước vào thị trường lao động
Cuối cùng, việc các doanh nghiệp đầu tư vào các chương trình học bổng, dù là bán phần hay toàn phần, cho phép họ tùy chỉnh các chương trình đào tạo dựa trên nhu cầu và mục tiêu sử dụng nhân lực cụ thể của họ Điều này không chỉ giúp các cơ sở đào tạo điều chỉnh chương trình giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu của thị trường mà còn góp phần vào việc tạo ra một lực lượng lao động chất lượng cao, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe của ngành may mặc
Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành dệt may Việt Nam đang được đẩy mạnh thông qua các chương trình hợp tác quốc tế với nhiều chuyên gia và tổ chức uy tín Cụ thể, Bộ Công Thương Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vietnam Textile and Apparel Association - VITAS) và Viện Công nghiệp Kỹ thuật Hàn Quốc (Korea Advanced Institute of Science and Technology - KITECH), Liên đoàn Dệt May Hàn Quốc (The Korea Federation of Textile Industries - KOFOTI), Liên đoàn Dệt May Đài Loan (Taiwan Textile Federation - TTF), và Hiệp hội Dệt May Italia (The Association of Italian Textile Machinery Manufacturers - ACIMIT) Những mối hợp tác này không chỉ mang lại lợi ích về tài nguyên giáo dục mà còn cập nhật các xu hướng và kỹ thuật tiên tiến, giúp ngành dệt may Việt Nam tiếp cận và áp dụng các công nghệ và phương pháp sản xuất mới nhất, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế
Các doanh nghiệp dệt may cần thường xuyên tổ chức cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của tổ chức tham gia các buổi tập huấn, đào tạo liên quan đến quy định về quy tắc xuất xứ hàng dệt may của các Hiệp định thương mại tự do Từ đó, giúp doanh nghiệp có thể hiểu rõ, nắm bắt được những quy định về quy tắc xuất xứ để có thể tận dụng được tối đa những ưu đãi từ Hiệp định
3.2.4 Thúc đẩy liên kết kinh doanh trong ngành dệt may Để phát triển một cộng đồng doanh nghiệp (DN) dệt may mạnh mẽ, cạnh tranh cao và tích cực hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam cần thúc đẩy việc liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong ngành dệt may Sự liên kết chặt chẽ giữa các DN là yếu tố then chốt để phát huy sức mạnh riêng biệt của từng doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành
Các hoạt động như diễn đàn, hội thảo nên được tổ chức thường xuyên để DN có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau và phát huy các thế mạnh riêng biệt Qua các sự kiện này, sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu, gắn kết và hợp tác
Một số kiến nghị đối với Nhà nước và các tổ chức liên quan
3.3.1 Hỗ trợ doanh nghiệp tự chủ nguồn cung nguyên liệu và phát triển công nghiệp phụ trợ Để tăng cường sự phát triển của ngành dệt may, chính sách nhà nước Việt Nam cần đặc biệt tập trung vào việc khuyến khích và hỗ trợ đầu tư cho sản xuất nguyên phụ liệu từ các doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) Điều này bao gồm việc thiết lập các cơ chế cụ thể để thúc đẩy liên kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất nguyên phụ liệu và các doanh nghiệp may mặc Mục tiêu là tạo ra một chuỗi giá trị khép kín, giúp ngành này không chỉ đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ mà còn nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Chính sách hỗ trợ có thể bao gồm các ưu đãi thuế, hỗ trợ tài chính Nhà nước cũng có thể xem xét việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung khâu dệt nhuộm và sản xuất nguyên phụ liệu dệt may, cung cấp cơ sở hạ tầng tốt và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả Bằng cách này, ngành dệt may Việt Nam có thể phát triển bền vững, thu hút đầu tư lớn hơn và củng cố vị thế trên thị trường toàn cầu
Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển và quy hoạch các vùng trồng tơ, sợi, bông, từ đó, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, tự chủ nguồn cung nguyên liệu cho ngành dệt may
Những chính sách này không chỉ giúp thúc đẩy ngành dệt may phát triển mà còn góp phần vào việc hình thành một ngành công nghiệp có khả năng tự chủ cao, giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, từ đó nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên trường quốc tế
3.3.2 Phát triển khoa học công nghệ trong ngành dệt may
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thoả thuận trong Hiệp định EVFTA nói riêng và các thỏa thuận trong các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) nói chung, ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp thiết về việc nâng cấp và hiện đại hóa công nghệ sản xuất Điều này đặc biệt quan trọng trong việc phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào như sợi và vải, yếu tố then chốt để đáp ứng các quy tắc xuất xứ của hàng dệt may khi xuất khẩu theo EVFTA
Công nghệ tiên tiến và dây chuyền sản xuất hiện đại không chỉ giúp tăng khối lượng sản phẩm mà còn đảm bảo chất lượng và sự bền vững môi trường Để đạt được điều này, ngành cần chuyển giao công nghệ tự động hóa cao, có tính đồng bộ, tiêu thụ ít nhiên liệu và lao động, đồng thời giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường Bên cạnh đó, việc ứng dụng các công nghệ dệt nhuộm tiên tiến cũng là yếu tố không thể thiếu để tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện đại và thân thiện với môi trường Điều này là vô cùng cần thiết trong bối cảnh khâu dệt nhuộm hiện nay của dệt may Việt Nam còn nhiều hạn chế do công nghệ sản xuất lạc hậu Để hỗ trợ quá trình chuyển đổi và hiện đại hóa này, nhà nước Việt Nam cần phải có các chính sách khuyến khích đầu tư vào công nghệ và thiết bị tiên tiến cho ngành dệt may Đồng thời, các doanh nghiệp trong ngành cần chú trọng đến việc quản lý và cải tiến quy trình sản xuất, áp dụng các công nghệ mới để tối ưu hóa hiệu quả sản xuất Sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ và doanh nghiệp sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam, từ đó góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các thị trường xuất khẩu trọng điểm
3.3.3 Hỗ trợ vốn và ngân sách Để củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may, việc hỗ trợ vốn ngân sách nhà nước trong việc phát triển các cơ sở đào tạo và nghiên cứu là hết sức quan trọng Đầu tiên, cần tập trung vào việc nâng cấp các cơ sở đào tạo ngành, các đơn vị trường học, việc này không chỉ tăng cường khả năng tự chủ của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu mà còn thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo
Bên cạnh đó, cần phát triển một đơn vị chuyên đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho ngành, tập trung vào việc cập nhật và đổi mới nội dung cũng như chương trình đào tạo để sản sinh ra lực lượng công nhân lành nghề phù hợp với yêu cầu của thị trường hiện đại và cạnh tranh Sự đầu tư này sẽ góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của ngành
3.3.4 Xây dựng các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Việc tăng cường chính sách khuyến khích đầu tư là điều cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng Đặc biệt, việc kêu gọi và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các lĩnh vực then chốt như kéo xơ sợi, dệt nhuộm, hoàn tất và sản xuất phụ liệu không chỉ cần thiết mà còn cấp bách Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ đem lại nguồn lực tài chính mạnh mẽ mà còn mang đến công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý chuyên nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất
Hơn nữa, FDI còn có vai trò quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ và nâng cao kỹ năng cho nguồn nhân lực địa phương, từ đó thúc đẩy sự đổi mới và cải tiến liên tục trong ngành Điều này không chỉ giúp ngành dệt may Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế mà còn hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút các chuỗi giá trị toàn cầu và cải thiện khả năng tiếp cận với các thị trường mới
Do đó, chính phủ Việt Nam cần triển khai các biện pháp cụ thể để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài Điều này có thể bao gồm việc cải thiện môi trường kinh doanh thông qua việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, cung cấp các ưu đãi thuế, và đảm bảo một hệ thống pháp lý minh bạch và công bằng Bằng cách này, Việt Nam không chỉ thu hút được nguồn vốn FDI mà còn góp phần định hình tương lai bền vững cho ngành dệt may của mình
Trong bài Khóa luận, Sau khi phân tích những cơ hội và thách thức cho hàng dệt may Việt Nam khi đáp ứng những quy định về quy tắc xuất xứ, tại chương 3, khoá luận đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị tới doanh nghiệp, Nhà nước và các tổ chức liên quan nhằm giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói riêng và ngành dệt may nói chung đáp ứng được những quy tắc xuất xứ của Hiệp định, đồng thời hướng tới việc tối đa hoá các lợi ích được hưởng từ quy tắc xuất xứ của Hiệp định trong tương lai.