Tác giả đã chọn đề tài "Công tác quản lý mua sắm dự án tại CTCP Đầu tư Xây Dựng Phát triển Đông Đô: Nghiên cứu trường hợp lựa chọn nhà cung cấp vật liệu" nhằm giải quyết những vấn đề tồn
Tính cấp thiết đề tài
Trải qua 37 năm đổi mới và phát triển đất nước, Việt Nam đã chứng kiến một sự gia tăng đáng kể trong các dự án đầu tư xây dựng Sự phát triển này không chỉ thể hiện sự tăng trưởng kinh tế toàn diện của đất nước mà còn phản ánh cam kết của Việt Nam trong việc nâng cao hạ tầng, phát triển các ngành công nghiệp, và cung cấp các dịch vụ cơ bản cho dân cư Trong suốt thời gian từ khi bước vào giai đoạn đổi mới, Việt Nam đã chứng kiến một loạt các dự án đầu tư xây dựng quy mô lớn trải dài khắp cả nước Các dự án hạ tầng quan trọng như cầu, đường, sân bay, cảng biển và hệ thống điện lực đã được triển khai với tốc độ nhanh chóng và đạt chất lượng cao Nhờ đó, hạ tầng giao thông kết nối trong nước cũng như với quốc tế đã được cải thiện đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và phát triển du lịch Không chỉ tập trung vào hạ tầng, Việt Nam cũng đã đẩy mạnh các dự án đầu tư xây dựng trong các ngành công nghiệp và dịch vụ Các khu công nghiệp, khu chế xuất, và khu đô thị mới đã xuất hiện khắp nơi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công nghiệp như chế biến, sản xuất điện tử, ô tô, và dệt may Đồng thời, các dự án xây dựng trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, và dịch vụ đã tạo ra nhiều điểm đến hấp dẫn và thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước Sự gia tăng đáng kể của các dự án đầu tư xây dựng sau 37 năm đổi mới và phát triển đất nước tại Việt Nam đã tạo ra những bước tiến vượt bậc và góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện của đất nước Tuy vẫn còn nhiều thách thức và cần cải thiện trong quản lý dự án, nhưng sự tăng trưởng này là một dấu hiệu tích cực của sự phát triển bền vững và tiềm năng kinh tế của Việt Nam trong tương lai
Nhiệm vụ của hoạt động xây dựng cơ bản là thúc đẩy tăng tài sản cố định của nền kinh tế quốc gia thông qua việc tái sản xuất giản đơn và mở rộng các tài sản cố định trong các lĩnh vực sản xuất vật chất và không vật chất, bằng cách khôi phục, sửa chữa, xây dựng mới và mở rộng Vấn đề mà các nhà quản lý dự án đối mặt là làm thế nào để tổ chức và thực hiện dự án đầu tư xây dựng một cách hiệu quả Do sản phẩm đầu tư xây dựng có tính chất đa dạng, giá trị cao và phải được sản xuất trong một thời gian dài, nhưng thời gian sử dụng lại rất lâu Sản phẩm xây dựng rất khó sửa chữa và
4 sự hỏng hóc có thể gây ra tác động nghiêm trọng đến tiến độ và chất lượng dự án, đồng thời tốn kém về tiền bạc và công sức
Dự án đầu tư xây dựng bao gồm nhiều hoạt động, bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng, lựa chọn nhà cung cấp vật liệu xây dựng, nghiệm thu công trình xây dựng và bàn giao công trình để sử dụng và khai thác, bảo hành cũng như các hoạt động khác liên quan đến xây dựng công trình Trong số đó, việc lựa chọn nhà cung cấp vật liệu xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc thành công hoặc thất bại của dự án, đòi hỏi chủ đầu tư phải có đủ khả năng để lựa chọn nhà cung cấp vật liệu một cách hiệu quả, nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra cho dự án
Mặc dù các nội dung liên quan đến hoạt động mua sắm trong dự án đã được quy định đầy đủ trong các văn bản pháp luật, nhưng trong quá trình thực hiện, vẫn xuất hiện những vấn đề và hạn chế do yếu tố chủ quan và khách quan Điều này dẫn đến chậm tiến độ của dự án hoặc chất lượng không đạt yêu cầu, đòi hỏi phải tiến hành nhiều lần chỉnh sửa Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ quy trình lựa chọn nhà cung cấp vật liệu vẫn còn thiếu sót và tiêu chuẩn chọn nhà cung cấp vật liệu chưa tối ưu, dựa trên quyết định đa tiêu chuẩn của nhiều cá nhân khác nhau
Tác giả đã chọn đề tài "Công tác quản lý mua sắm dự án tại CTCP Đầu tư
Xây Dựng Phát triển Đông Đô: Nghiên cứu trường hợp lựa chọn nhà cung cấp vật liệu" nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại cả về lý thuyết và thực tiễn trong việc lựa chọn nhà cung cấp (NCC) vật liệu và nâng cao công tác quản lý mua sắm dự án cho các dự án đầu tư xây dựng tại Phòng Kế Hoạch của Công ty CPĐTXDPT Đông Đô.
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Maria Creuza Borges de Araújo và cộng sự (2015) chỉ ra rằng việc lựa chọn NCC phù hợp cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động của NCC trong khi thực hiện dự án đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo kết quả dự án thành công Bài nghiên cứu này trình bày kết quả một cách hệ thống về các tiêu chuẩn và phương pháp được sử dụng trong giai đoạn lựa chọn và đánh giá hiệu quả NCC trong các dự án Kết quả cho thấy rằng nghiên cứu quy trình mua sắm có thể xem xét trên các khía cạnh mới, chẳng hạn như quan hệ khách hàng với NCC vì tầm quan trọng của việc quan hệ đối tác với các NCC đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp
Nghiên cứu của Rafael Rossi Buzzetto và cộng sự (2019) trình bày ý nghĩa thực tiễn bằng cách khám phá các khía cạnh quản lý mua sắm ảnh hưởng đến sự thành công của dự án thông qua các tiêu chí lựa chọn và sự hợp tác của NCC Bài nghiên cứu này có ý nghĩa sâu sắc về mặt quản lý, vì nó cho thấy rằng sự tác động mạnh hơn với các NCC có thể dẫn đến tác động tích cực đến nhóm dự án Bên cạnh đó, bài viết tập trung nhiều hơn vào quá trình trao đổi, hợp tác với NCC và chỉ ra rằng việc trao đổi, hợp tác với NCC có thể tác động tích cực đến công ty và khách hàng trong tương lai, đến sản phẩm/dịch vụ, xã hội và môi trường trong định hướng phát triển của công ty Hơn nữa, nghiên cứu này chỉ ra những xu hướng và khoảng trống trong tài các liệu nghiên cứu trước đây, xu hướng mới nổi về các chủ đề liên quan đến quản lý mua sắm dường như là mua sắm mang tính xã hội Đây là những lĩnh vực có thể được khám phá sâu hơn trong các nghiên cứu trong tương lai Phân tích lý thuyết cũng cho thấy nghiên cứu trong lĩnh vực này chủ yếu mang tính chất định tính, thông qua nghiên cứu dựa trên trường hợp cụ thể nên có thể áp dụng nghiên cứu định tính để lựa chọn các NCC trong tương lai
Nghiên cứu của Slawomir Biruk và cộng sự (2019) về vấn đề lựa chọn NCC vật liệu thông qua phương pháp AHP và Fuzzy AHP và nghiên cứu của Edyta Plebankiewicz và Daniel Kubek (2015) về việc ứng dụng phương pháp AHP trong việc lựa chọn NCC vật liệu xây dựng, cả hai nghiên cứu cho thấy việc phân tích sâu rộng về các tiêu chuẩn được sử dụng trong đánh giá NCC nguyên liệu, cũng như các phương pháp đánh giá NCC là rất cần thiết Việc các doanh nghiệp áp dụng phân tích đa tiêu chuẩn làm tăng cơ hội lựa chọn NCC tốt nhất cho dự án, đặc biệt ngành xây dựng cũng cần có các phương pháp ra quyết định đơn giản nhưng hiệu quả, như
6 phương pháp được mô tả trong nghiên cứu này Các bài viết trình bày vấn đề vận dụng phương pháp tiếp cận Fuzzy AHP trong việc lựa chọn NCC vật liệu xây dựng dựa trên ví dụ từ một trường hợp nghiên cứu thực tế Phân tích của nó cho thấy rằng việc lựa chọn phương pháp ảnh hưởng đáng kể đến kết quả cuối cùng và bản thân cấu trúc của vấn đề cũng ảnh hưởng đáng kể đến cách thức hoạt động của phương pháp Kết luận của hai bài nghiên cứu trên là các vấn đề đa tiêu chí trong thực tiễn, chẳng hạn như lựa chọn NCC vật liệu xây dựng, đòi hỏi kiến thức chuyên môn từ những người ra quyết định để lựa chọn tiêu chí hoặc ấn định trọng số cho từng tiêu chí, cũng như kiến thức của người áp dụng một phương pháp luận cụ thể
Nghiên cứu của Mohamed Marzouk, Marwa Sabbah (2021) xác định các chỉ số bền vững xã hội cho NCC lựa chọn và nhóm chúng thành các tiêu chuẩn, tiêu chí và các thuộc tính của chúng Thông qua tài liệu, 10 chỉ số bền vững xã hội để lựa chọn NCC đã đạt được đánh giá của các nghiên cứu trước đó được coi là quan trọng nhất và hàng đầu Sau đó qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã thực hiện phỏng vấn phi cấu trúc trong quá trình nghiên cứu giai đoạn sau, các chuyên gia bổ sung thêm các tiêu chí thành 23 tiêu chí Hơn nữa, bài viết được coi là tài liệu để trình bày các nghiên cứu trước đây về chỉ số bền vững xã hội, các chỉ số bền vững ở các quốc gia khác nhau cũng như các chỉ số khả năng bền vững xã hội trong chuỗi cung ứng, các mô hình đánh giá NCC trong chuỗi cung ứng xây dựng đã được xem xét trong các nghiên cứu trước đây để lựa chọn các công cụ thích hợp có thể được sử dụng trong mô hình nghiên cứu này Dựa trên các tài liệu nghiên cứu, bốn nhóm chính đủ hiệu quả để trở thành tiêu chuẩn chính để đánh giá NCC bền vững về mặt xã hội trong chuỗi cung ứng xây dựng Ngoài ra, 3 tiêu chuẩn phụ và 17 thuộc tính được phân loại theo các nhóm này và được nhóm lại thông qua các cuộc phỏng vấn phi cấu trúc theo hệ thống phân cấp chung về tính bền vững xã hội Phương pháp phân tích thức bậc (AHP) và Phương pháp dùng để xếp hạng đối tượng (TOPSIS) được sử dụng để đánh giá các NCC khác nhau trong chuỗi cung ứng xây dựng dựa trên 17 thuộc tính đã được xác định Cuối cùng, hệ số gần gũi của các NCC được ước tính để xác định tính hiệu quả xã hội Nghiên cứu nhằm mục đích đề xuất mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn MCDM nói chung, phương pháp phân tích thứ bậc AHP nói riêng nhằm giới thiệu đến các đơn vị xây dựng sử dụng trong quá trình lựa chọn NCC Một mô hình
7 tính toán được phát triển và một nghiên cứu điển hình được thực hiện để minh họa phương pháp đề xuất trong việc lựa chọn giữa nhiều phương án trong bối cảnh có nhiều tiêu chí đánh giá, ra quyết định nhằm đảm bảo các dự án xây dựng bền vững.
Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Phạm Hồng Thuận, Trịnh Quốc Thái (2018) về ứng dụng AHP vào lựa chọn đường biên bê tông cốt thép và nghiên cứu của Phạm Ngọc Thanh Trung, Nguyễn Anh Thư (2020) về xây dựng mô hình AHP lựa chọn tổng thầu trong dự án thực hiện theo hình thức thiết kế và thi công tại Việt Nam cho thấy các công việc bao gồm lập kế hoạch dự án đến thi công và đưa dự án xây dựng vào sử dụng gặp rất nhiều rủi ro ảnh hưởng đến dự án bao gồm tiến độ, chi phí, chất lượng và an toàn lao động Các yếu tố ảnh hưởng này ảnh hưởng trực tiếp đến dự án nên cần phải được xem xét nghiên cứu chi tiết trước khi quyết định đầu tư, cũng như thực hiện dự án và đưa dự án vào sử dụng Hai bài nghiên cứu trình bày kết quả khảo sát các tiêu chuẩn ảnh hưởng đến việc lựa chọn đường biên bê tông cốt thép và lựa chọn tổng thầu dự án sao cho phù hợp Khảo sát được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát và phân tích thống kê Kết quả sau khi phân tích, nghiên cứu đã xếp hạng và phân tích nhân tố có giá trị trung bình cao nhất ảnh hưởng đến việc lựa chọn, từ kết quả của mô hình giúp cho chủ đầu tư có sự lựa chọn tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu về tiến độ, chất lượng và chi phí của dự án, cũng như đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị xáo trộn, ảnh hưởng
Nghiên cứu của Dương Thị Thanh Thảo và Huỳnh Thị Mỹ Duyên (2020) về đánh giá công tác quản lý - mua sắm thiết bị vật tư, hóa chất và sinh phẩm tại bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre năm 2020 cho thấy thiết bị vật tư, hóa chất, sinh phẩm là một trong các yếu tố quan trọng trong quá trình xét nghiệm Thực hiện tốt quản lý-mua sắm thiết bị vật tư, hóa chất, sinh phẩm theo quy định nhằm đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác giúp cho việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả Nghiên cứu mô tả cắt ngang dữ liệu có liên quan đến quản lý-mua sắm thiết bị vật tư, hóa chất, sinh phẩm dùng tại khoa xét nghiệm năm 2020 theo tiêu chí trong bảng Quyết định 2429, dữ liệu được phân tích trên phần mềm SPSS 20.0, kết quả nghiên cứu cho biết tỷ lệ đạt về xây dựng quy trình, lưu trữ thông tin, lựa chọn mua sắm là 83,3%; tỷ lệ đạt về bảo quản thiết bị vật tư, hóa chất và sinh phẩm là 60,0%; tỷ lệ số điểm khoa
8 xét nghiệm đạt được là 84,8%; đạt mức 3 Từ kết quả nghiên cứu trên có thể giúp khoa xét nghiệm đề ra các giải pháp khắc phục các tiêu chuẩn chưa đạt trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo quy định của Bộ Y tế
Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Toản và Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2020) về việc lựa chọn NCC vật liệu cho nhà thầu xây dựng bằng pháp AHP đề xuất áp dụng phương pháp AHP để đánh giá lựa chọn NCC trên cơ sở so sánh các phương pháp đánh giá lựa chọn đa tiêu chuẩn Thông qua cuộc khảo sát phỏng vấn các chuyên gia trong ngành xây dựng về mức độ quan trọng của các tiêu chuẩn lựa chọn NCC vật liệu xây dựng cho nhà thầu tại Việt Nam, kết quả khảo sát cho thấy có 8 tiêu chuẩn chính quan trọng trong việc lựa chọn NCC vật liệu cho nhà thầu xây dựng Việt Nam bao gồm: giá cả; thời gian giao hàng; chất lượng sản phẩm; chất lượng dịch vụ, bảo hành; khả năng đáp ứng nguồn hàng; năng lực của NCC; tỷ lệ hàng hư hỏng và chính sách thanh toán Thông qua ví dụ cụ thể lựa chọn NCC thép cho công trường xây dựng bằng phương pháp AHP Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng cả về nghiên cứu khoa học và thực tiễn trong hoạt động lựa chọn NCC vật liệu xây dựng nói riêng và hiệu quả hoạt động thi công công trình xây dựng nói chung
Nghiên cứu của Nguyễn Đăng Sây, Đỗ Tiến Sỹ và Nguyễn Thanh Việt (2023) về việc đánh giá đa tiêu chuẩn lựa chọn NCC vật tư xây dựng bằng phương pháp AHP và MOORA trình bày vấn đề cách thức sử dụng phương pháp AHP kết hợp MOORA trong việc lựa chọn NCC vật tư xây dựng và đưa ra một ví dụ về một trường hợp thực tế Kết quả cho thấy rằng sự kết hợp của hai phương pháp này đã giúp cải thiện quy trình lựa chọn NCC và đảm bảo sự chính xác và khách quan trong quyết định Có thể thấy, việc lựa chọn NCC phù hợp đang là một thách thức đáng kể đối với các đơn vị nhà thầu, vấn đề đa tiêu chí trong việc lựa chọn NCC vật tư xây dựng đòi hỏi kiến thức chuyên môn từ những người ra quyết định để lựa chọn tiêu chuẩn hoặc gán trọng số cho từng tiêu chuẩn, cũng như kiến thức của người áp dụng một hoặc nhiều phương pháp cụ thể Tuy nhiên, để đối mặt với các quyết định phức tạp, việc kết hợp AHP và MOORA là một phương pháp hợp lý để đối phó với quyết định phức tạp, mang lại kết quả đáng tin cậy
Tóm lại, các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho rằng việc lựa chọn NCC vật liệu đóng vai trò quan trọng trong quản lý mua sắm dự án góp phần làm giảm tiến
9 độ, chất lượng thi công công trình được đảm bảo và giảm chi phí xây dựng cho nhà thầu Các bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá các NCC đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết trong việc quyết định đa tiêu chuẩn để lựa chọn NCC tốt nhất cho dự án giúp dự án thành công Bên cạnh các tiêu chuẩn truyền thống như giá cả, chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng và chế độ bảo hành thì cần có thêm các tiêu chuẩn khác để đánh giá NCC một cách chính xác nhất và phù hợp với điều kiện thị trường ngày nay như yếu tố xã hội, chính trị, môi trường, khách hàng và các mối quan hệ hợp tác Bên cạnh đó, các phương pháp lựa chọn đa tiêu chuẩn cũng được nghiên cứu và sử dụng nhiều trong công tác lựa chọn nhà thầu, vật liệu y tế, lựa chọn đường bê tông thép, các nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp AHP riêng lẻ hoặc AHP kết hợp với các phương pháp để nâng cao hiệu quả lựa chọn Chẳng hạn, Slawomir Biruk và cộng sự (2019) đã áp dụng phương pháp AHP và Fuzzy AHP để lựa chọn NCC vật liệu xây dựng tại Ba Lan Mohamed Marzouk, Marwa Sabbah (2021) sử dụng phương pháp AHP và TOPSIS để lựa chọn NCC trong chuỗi cung ứng xây dựng Nguyễn Đăng Sây và cộng sự (2023) sử dụng phương pháp AHP và MOORA để lựa chọn NCC vật tư xây dựng
Trong số các phương pháp MCDM, không có phương pháp nào tốt hơn hay kém hơn Tuy nhiên, có một số phương pháp phù hợp hơn trong các vấn đề ra quyết định cụ thể so với các phương pháp khác (Mergias và cộng sự, 2007) Trong số đó, phương pháp AHP (phương pháp xếp hạng thứ bậc) có ưu điểm trong việc đánh giá và xếp hạng các thuộc tính của cùng một đối tượng, còn TOPSIS (phương pháp điểm lý tưởng) tỏ ra hiệu quả trong việc đánh giá và xếp hạng các đối tượng dựa trên các tiêu chuẩn khác nhau Kết hợp AHP và TOPSIS sẽ mang lại kết quả phân tích tốt hơn so với việc sử dụng duy nhất phương pháp TOPSIS hoặc phương pháp AHP Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu áp dụng phương pháp AHP và TOPSIS để giải quyết các vấn đề trong ngành xây dựng và các ngành nghề khác Ví dụ, Lưu Quốc Đạt và cộng sự (2017) đã sử dụng mô hình đa tiêu chuẩn tích hợp để lựa chọn và phân nhóm NCC xanh Ngô Thị Minh Thư và Chu Nguyễn Thanh Thùy (2023) đã sử dụng phương pháp AHP - TOPSIS để đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm nhà kho Nguyễn Thị Lệ Thủy và cộng sự (2023) đã sử dụng mô hình tích hợp Fuzzy - AHP - TOPSIS để đánh giá và lựa chọn NCC Logistics Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu nào tại
Việt Nam sử dụng phương pháp kết hợp AHP và TOPSIS để đánh giá lựa chọn NCC vật liệu trong dự án xây dựng
Vì vậy, bài khóa luận tập trung vào việc nâng cao công tác quản lý mua sắm thông qua việc lựa chọn NCC vật liệu xây dựng tốt nhất cho dự án bằng cách sử dụng phương pháp AHP và TOPSIS Các phương pháp này cho phép nhà thầu phân tích các vấn đề phức tạp và xác định NCC vật liệu tốt nhất dựa trên cái nhìn tổng thể bằng cách tổ chức các tiêu chuẩn và lựa chọn thành một cấu trúc phân cấp góp phần nâng cao công tác quản lý mua sắm một cách hiệu quả, tối ưu hóa quy trình quản lý mua sắm và phát triển các dự án đầu tư xây dựng hiệu quả hơn.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài khóa luận là nghiên cứu thực trạng công tác quản lý mua sắm dự án tại CTCP Đầu tư Xây Dựng Phát triển Đông Đô Thông qua nghiên cứu trường hợp lựa NCC vật liệu sử dụng phương pháp AHP và TOPSIS, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý mua sắm tại Công ty
Nghiên cứu làm rõ 03 mục tiêu cụ thể như sau:
(i) Cơ sở lý luận về công tác quản lý mua sắm dự án
(ii) Đánh giá thực trạng công tác quản lý mua sắm dự án của CTCP Đầu tư Xây Dựng Phát triển Đông Đô
(iii) Ứng dụng phương pháp AHP – TOPSIS vào công tác quản lý mua sắm tại Công ty CPĐTXDPT Đông Đô, từ đó đưa ra một số kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác quản lý mua sắm tại Công ty.
Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của đề tài nghiên cứu đã đề ra, đề tài đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, bao gồm phương pháp nghiên cứu truyền thống (phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp kế thừa, phương pháp thu thập dữ liệu) và phương pháp định lượng (phương pháp phân tích thứ bậc - AHP và phương pháp điểm lý tưởng - TOPSIS)
- Dữ liệu sơ cấp: Tác giả thực hiện điều tra khảo sát bằng bảng hỏi để xin ý kiến đánh giá về mức độ đồng ý các tiêu chuẩn đánh giá NCC vật liệu Các tiêu chuẩn này được tác giả đề xuất trên cơ sở tổng quan nghiên cứu trước đây và thực tế áp dụng tại Công ty Sở dĩ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được áp dụng nhằm hoàn thiện bộ tiêu chuẩn đánh giá NCC tại ngành xây dựng bởi trước đó các nghiên cứu trước đây chưa đưa ra một bộ tiêu chuẩn đánh giá hoàn chỉnh nào và chưa nghiên cứu cụ thể về lựa chọn các NCC vật liệu tại một dự án thực tế trong thực tiễn Bên cạnh đó phương pháp phỏng vấn một hội đồng chuyên gia (gồm 01 Phó Giám Đốc, 01 Trưởng phòng Kế hoạch và
01 nhân viên phụ trách công việc mua sắm vật tư xây dựng) trả lời về sự cần thiết của các tiêu chuẩn đánh giá NCC được tác giả đề xuất, hội đồng chuyên gia đã tiến hành so sánh từng cặp tiêu chuẩn với nhau và đánh giá về ba NCC vật liệu cho hạng mục: cửa khung thép dập tôn huỳnh
- Dữ liệu thứ cấp: Tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các bài báo, thuyết minh dự án, báo cáo của Công ty từ đó phân tích đưa vào đề tài
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Tác giả dựa vào phương pháp để hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về công tác quản lý mua sắm, đánh giá hiệu quả công tác mua sắm bao gồm vai trò, quy trình và các phương pháp đánh giá
- Phương pháp kế thừa: Sưu tầm, tìm hiểu những tài liệu có liên quan đề tài nghiên cứu trước đây về công tác quản lý mua sắm và lựa chọn NCC vật liệu
12 nhằm có thêm thông tin và luận cứ để vận dụng trong quá trình phân tích, đánh giá cũng như xây dựng các phương án kiến nghị
- Phương pháp phân tích thứ bậc AHP: Tác giả so sánh giữa các cặp tiêu chuẩn với nhau và ước tính trọng số của các tiêu chuẩn Từ đó, tác giả đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chuẩn để lựa chọn ra NCC tốt nhất
- Phương pháp điểm lý tưởng TOPSIS: Tác giả đánh giá các tiêu chuẩn lựa chọn NCC vật liệu, từ đó xếp hạng NCC tại dự án dự án Nhà máy sản xuất kinh doanh may mặc và điện tử gia dụng Công ty TNHH MTV Minh Quang Hà Nam của CTCP Đầu tư Xây Dựng Phát triển Đông Đô
- Công cụ phân tích dữ liệu: Tác giả sử dụng công cụ Excel để tính trọng số các tiêu chuẩn, từ đó đánh giá và xếp hạng các NCC vật liệu dự án cho dự án Nhà máy sản xuất kinh doanh may mặc và điện tử gia dụng Minh Quang – Hà Nam.
Kết cấu đề tài
Khóa luận được thiết kế thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về công tác quản lý mua sắm dự án
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý mua sắm dự án tại CTCP Đầu tư Xây Dựng Phát triển Đông Đô
Chương 3: Đề xuất phương pháp AHP và TOPSIS trong quản lý mua sắm dự án tại CTCP Đầu tư Xây Dựng Phát triển Đông Đô: Nghiên cứu trường hợp lựa chọn nhà cung cấp vật liệu
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MUA SẮM DỰ ÁN
Tổng quan về quản lý dự án
1.1.1 Khái niệm về dự án
Theo Viện Quản lý Dự án Hoa Kỳ (PMI - Project Management Institute): “Dự án là sự nỗ lực tạm thời để làm ra một sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả đặc thù”
Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN ISO 9000:2000) : “Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực”
Có nhiều cách hiểu khác nhau về dự án, nhưng nhìn chung các dự án có đặc điểm sau:
- Tính chất tạm thời: Có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc (khoảng thời gian nhất định) Tính chất tạm thời không áp dụng cho sản phẩm
- Tính chất đặc thù: Là sản phẩm chưa có trên thị trường, các công việc trước đây chưa từng làm
- Tính rủi ro: Dự án thường đối mặt với các yếu tố rủi ro và không chắc chắn Quản lý rủi ro là một phần quan trọng trong quá trình quản lý dự án để đảm bảo ứng phó và giảm thiểu tác động tiêu cực
- Tính hỗ trợ, mâu thuẫn: Dự án thường phải tương tác với môi trường bên ngoài, bao gồm các bên liên quan, luật pháp, văn hóa và xã hội Sự hiểu biết và tương tác với môi trường là quan trọng để đạt được sự hỗ trợ, giải quyết những mâu thuẫn xảy ra đem lại thành công cho dự án
- Mục tiêu cụ thể: Dự án có mục tiêu rõ ràng và cụ thể mà nó hướng đến Mục tiêu này thường liên quan đến việc tạo ra một sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả cụ thể
1.1.2 Nội dung quản lý dự án
Theo PMBOK thì Quản lý dự án là việc áp dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động của dự án nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra Các công việc cơ bản của quản lý dự án là lập kế hoạch và thực hiện dự án từ lúc bắt đầu
14 đến khi kết thúc để đáp ứng các mục tiêu của dự án và mang lại giá trị và lợi ích cho tổ chức
Quản lý dự án là một công việc rất khó, đòi hỏi các nhà quản lý dự án (QLDA) cần phát triển kỹ năng trên 3 lĩnh vực: kỹ thuật quản lý dự án, quản trị chiến lược - kinh doanh và lãnh đạo Một dự án được cho là thành công khi hoàn thành trong thời gian quy định, hoàn thành trong chi phí cho phép và đạt được thành quả mong muốn
Quản lý dự án một cách hiệu quả mang lại lợi ích như:
- Đáp ứng các mục tiêu kinh doanh;
- Đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan;
- Dự đoán được nhiều hơn;
- Tăng cơ hội thành công của dự án;
- Cung cấp đúng sản phẩm vào đúng thời điểm;
- Giải quyết các vấn đề và sự cố kịp thời;
- Ứng phó với rủi ro một cách kịp thời;
- Tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực của tổ chức;
- Xác định, khôi phục hoặc chấm dứt các dự án thất bại;
- Quản lý các ràng buộc;
- Cân bằng ảnh hưởng của các ràng buộc đối với dự án (ví dụ: tăng phạm vi có thể tăng chi phí hoặc tiến độ);
- Quản lý thay đổi theo cách tốt hơn
1.1.3 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư 2020: “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định” (Quốc Hội, 2020)
Căn cứ theo Điều 66 Luật Xây dựng 2014, “Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan” (Quốc Hội, 2014)
Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, trình tự thực hiện đầu tư xây dựng được quy định cụ thể như sau:
“a) Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi để phê duyệt/quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án; b) Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; vận hành, chạy thử; nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng; bàn giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác; c) Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, quyết toán dự án hoàn thành, xác nhận hoàn thành công trình, bảo hành công trình xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc cần thiết khác” (Chính Phủ, 2021).
Khái niệm và vai trò của công tác quản lý mua sắm dự án
Theo PMBOK® Guide 6th edition, quản lý mua sắm được định nghĩa là
“Project Procurement Management includes the processes necessary to purchase or acquire products, services, or results needed from outside the project team” nghĩa là bao gồm các quy trình cần thiết để mua sắm hoặc có được các sản phẩm, dịch vụ, hoặc kết quả cần thiết từ bên ngoài của nhóm dự án Quản lý mua sắm đã phát triển thành một cách tiếp cận có hệ thống để quản lý tất cả các luồng nguyên liệu, hàng hóa dịch vụ, tiền tệ và thông tin giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng
"Quản lý mua sắm dự án" là một phần quan trọng của quản lý dự án, nó tập trung vào việc quản lý và điều phối các hoạt động mua sắm liên quan đến dự án Điều này bao gồm việc xác định nhu cầu mua sắm, đánh giá và chọn lựa NCC, lập hợp đồng và quản lý mối quan hệ với NCC trong suốt quá trình thực hiện dự án
Quản lý mua sắm dự án đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về quy trình mua sắm, kiến thức về thị trường và ngành nghề cụ thể mà dự án đang hoạt động, cùng với kỹ năng quản lý mối quan hệ và đàm phán với các bên liên quan Điều này giúp đảm bảo rằng dự án có đủ tài nguyên và vật liệu cần thiết, đồng thời đảm bảo rằng các giao dịch mua sắm được thực hiện một cách hiệu quả và có lợi cho dự án
Chính vì vậy, công tác quản lý mua sắm dự án đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của dự án Việc quản lý mua sắm đảm bảo rằng dự án có đủ tài nguyên cần thiết để thực hiện các hoạt động và đạt được mục tiêu dự án, điều này bao gồm các việc mua sắm vật liệu, thiết bị, dịch vụ và lao động Bằng cách lựa chọn NCC phù hợp và thực hiện đàm phán hợp lý, quản lý mua sắm giúp giảm thiểu rủi ro và chi phí liên quan đến việc cung cấp tài nguyên cho dự án Công tác quản lý mua sắm đảm bảo rằng các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng của dự án, giúp tăng hiệu suất và giảm thiểu thời gian và chi phí cho dự án Quản lý mua sắm cũng bao gồm việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với
NCC, đảm bảo rằng các bên liên quan đều hài lòng và có thể hỗ trợ dự án một cách tích cực nhất Đặc biệt quản lý mua sắm cần tuân thủ các quy định pháp luật và các quy định liên quan đảm bảo rằng các hoạt động mua sắm được thực hiện theo cách đúng đắn và tránh được các vấn đề pháp lý.
Quy trình quản lý mua sắm dự án
Quy trình quản lý mua sắm dự án gồm có 3 quy trình sau:
- Lập kế hoạch quản lý mua sắm (Plan Procurement Management) thuộc nhóm quy trình Lập kế hoạch dự án (Planning) - quy trình lập tài liệu các quyết định mua sắm đấu thầu dự án, chỉ ra phương pháp, và nhận diện các NCC tiềm năng
- Thực hiện mua sắm (Conduct Procurements) thuộc nhóm quy trình Thực hiện dự án (Executing) - quy trình để có được sử phản hồi từ NCC, lựa chọn NCC và ký kết hợp đồng
- Kiểm soát mua sắm (Control Procurements) thuộc nhóm quy trình Giám sát và kiểm soát (Monitoring and Controlling) - quy trình quản lý các mối quan hệ trong mua sắm, giám sát kết quả hợp đồng, đề xuất thay đổi và khắc phục cần thiết và kết thúc hợp đồng
Các quy trình mua sắm được trình bày dưới dạng các quy trình riêng biệt với các nội dung được xác định Trong thực tế các quy trình mua sắm có thể phức tạp và có mối quan hệ với nhau cũng như các quy trình trong các lĩnh vực kiến thức khác 1.3.1 Lập kế hoạch quản lý mua sắm
Kế hoạch quản lý mua sắm bao gồm các hướng dẫn về các loại hợp đồng sẽ được sử dụng, các vấn đề quản lý rủi ro và cách lựa chọn NCC tiềm năng Lợi ích chính của quá trình này là nó xác định xem có nên mua hàng hóa và dịch vụ từ bên ngoài dự án hay không và nếu có thì cần mua gì cũng như cách thức và thời điểm mua hàng hóa và dịch vụ đó Hàng hóa và dịch vụ có thể được mua từ các bộ phận khác của tổ chức thực hiện hoặc từ các nguồn bên ngoài Quá trình này được thực hiện một lần hoặc tại các điểm được xác định trước trong dự án Đầu vào, công cụ và kỹ thuật và đầu ra của quá trình được trình bày trong Hình 1.1 và Hình 1 (Phụ lục 1) mô tả luồng dữ liệu cho quy trình
Nguồn: PMBOK® Guide 6th edition
Hình 1.1: Lập kế hoạch quản lý mua sắm: Đầu vào, Công cụ và Kỹ thuật, Đầu ra
Việc xác định vai trò và trách nhiệm liên quan đến mua sắm cần được thực hiện sớm trong quy trình Quản lý mua sắm theo kế hoạch Người quản lý dự án phải đảm bảo rằng nhóm dự án có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn về mua sắm ở cấp độ cần thiết cho dự án Những người tham gia vào quá trình mua sắm có thể bao gồm nhân viên từ bộ phận mua hàng hóa hoặc mua sắm cũng như nhân viên từ bộ phận pháp lý của tổ chức Những trách nhiệm này phải được ghi lại trong kế hoạch quản lý mua sắm
Các bước có thể bao gồm:
- Chuẩn bị báo cáo công việc mua sắm (SOW) hoặc điều khoản tham chiếu (TOR)
- Lập dự toán chi phí cấp cao để xác định ngân sách
- Xác định danh sách ngắn những người bán đủ tiêu chuẩn
- Lập và phát hành hồ sơ dự thầu
- Chuẩn bị và gửi đề xuất người bán
- Tiến hành đánh giá các đề xuất, bao gồm cả chất lượng
- Thực hiện đánh giá chi phí của các đề xuất
- Chuẩn bị đánh giá chất lượng và chi phí tổng hợp cuối cùng để chọn ra đề xuất mua sắm
- Hoàn tất đàm phán và ký kết hợp đồng giữa bên mua và bên bán
Các yêu cầu về tiến độ dự án có thể ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược trong quá trình Lập kế hoạch Quản lý mua sắm Các quyết định được ra khi xây dựng kế hoạch quản lý mua sắm cũng có thể ảnh hưởng đến tiến độ dự án và được tích hợp vào quy trình lịch trình phát triển và quy trình ước tính nguồn lực hoạt động và các quyết định làm hoặc mua
1.3.1.1 Đầu vào của quy trình Lập kế hoạch quản lý mua sắm
• Điều lệ dự án bao gồm các mục tiêu, mô tả dự án, các cột mốc quan trọng và các nguồn tài nguyên chính được phê duyệt trước
• Tài liệu kinh doanh bao gồm:
+ Đề án kinh doanh: Chiến lược mua sắm và mục tiêu kinh doanh cần phải liên kết với nhau để đảm bảo đề án kinh doanh vẫn còn hiệu lực
+ Kế hoạch quản lý lợi ích: Mô tả thời điểm dự kiến sẽ có các lợi ích cụ thể của dự án, điều này sẽ quyết định ngày mua sắm và nội dung hợp đồng
• Kế hoạch quản lý dự án: Nội dung của kế hoạch quản lý dự án bao gồm:
+ Kế hoạch quản lý phạm vi: Mô tả phạm vi công việc của nhà thầu sẽ được quản lý trong suốt thời gian thực hiện dự án
+ Kế hoạch quản lý chất lượng: Bao gồm các tiêu chuẩn và quy tắc ngành hiện hành mà dự án phải tuân theo Thông tin này sẽ được sử dụng trong các tài liệu đấu thầu như REP và cuối cùng sẽ được tham chiếu trong hợp đồng
Thông tin này có thể được sử dụng trong quá trình sơ tuyển NCC hoặc như một phần của tiêu chí lựa chọn
+ Kế hoạch quản lý tài nguyên: Thông tin về những tài nguyên nào sẽ được mua hoặc làm, cùng với mọi giả định và ràng buộc có thể ảnh hưởng đến việc mua sắm
+ Đường cơ sở phạm vi: Đường cơ sở phạm vi chứa tuyên bố phạm vi, WBS và từ điển WBS Ở giai đoạn đầu của dự án, phạm vi dự án có thể vẫn đang phát triển Các yếu tố của phạm vi đã biết được sử dụng để phát triển tuyên bố công việc (SOW) và điều khoản tham chiếu (TOR)
• Tài liệu dự án: Các tài liệu dự án được coi là đầu vào cho quá trình này bao gồm:
+ Danh sách cột mốc: Danh sách các cột mốc quan trọng khi nào người bán được yêu cầu đưa ra kết quả của họ
+ Nhiệm vụ của nhóm dự án: Nhiệm vụ của nhóm dự án chứa thông tin về kỹ năng và khả năng của nhóm dự án cũng như sự sẵn sàng của họ để hỗ trợ các hoạt động mua sắm Nếu nhóm dự án không có kỹ năng để thực hiện các hoạt động mua sắm mà họ chịu trách nhiệm thì sẽ cần phải có thêm nguồn lực hoặc cần phải cung cấp đào tạo, hoặc cả hai cách trên
+ Tài liệu yêu cầu bao gồm: Các yêu cầu kỹ thuật mà người bán phải đáp ứng và các yêu cầu về mặt hợp đồng và pháp lý bao gồm sức khỏe, an toàn, an ninh, hiệu suất, môi trường, bảo hành, quyền sở hữu trí tuệ, cơ hội việc làm bình đẳng, giấy phép và các yêu cầu kỹ thuật khác
+ Yêu cầu ma trận truy xuất nguồn gốc: Các liên kết ma trận truy xuất nguồn gốc yêu cầu các yêu cầu về sản phẩm từ nguồn gốc đến các sản phẩm bàn giao đáp ứng được yêu cầu đó
+ Yêu cầu về nguồn lực: Chứa thông tin về các nhu cầu đội ngũ và nguồn lực vật chất có thể cần phải có được
Lựa chọn nhà cung cấp
Theo tổ chức CRIF D&B Việt Nam (2020) cho thấy qua quy trình quản lý mua sắm dự án, việc lựa chọn NCC đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản
35 lý dự án vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất, tiến độ, chất lượng và sự thành công của dự án
1.4.1 Các tiêu chuẩn ảnh hưởng đến lựa chọn nhà cung cấp
Mục tiêu cơ bản của công tác quản lý mua sắm thể hiện ở chỗ lựa chọn NCC và ký kết hợp đồng với NCC có đủ năng lực thực hiện theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng, trong phạm vi chi phí được duyệt, đúng thời gian và giữ cho phạm vi mua sắm không thay đổi
Ba yếu tố: thời gian, chi phí và chất lượng là những mục tiêu cơ bản và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Tuy mối quan hệ giữa ba mục tiêu có thể khác nhau giữa các dự án, giữa các gói mua sắm, nhưng nói chung để đạt được kết quả tốt đối với mục tiêu này thường phải hy sinh một hay hai mục tiêu kia Do vậy trong quá trình lựa chọn NCC phải kết hợp tốt nhất giữa ba mục tiêu trên
Các tiêu chuẩn có thể ảnh hưởng đến lựa chọn NCC như:
● Uy tín của nhà cung cấp:
Khi đánh giá NCC, uy tín của NCC đó là yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quyết định tới việc có lựa chọn hợp tác với NCC hay không Để xét xem NCC đó có đủ uy tín hay không, nhà quản lý cần lưu ý một số khía cạnh sau:
+ Thông tin rõ ràng: NCC đó có thực sự tồn tại hay không thông qua địa chỉ, phương thức liên lạc, giấy phép kinh doanh rõ ràng
+ Sự minh bạch trong hợp tác: NCC đó có đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu, duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác
+ Xem xét các vấn đề về pháp lý: Xem các thủ tục pháp lý liên quan đến các hợp đồng quá khứ, hiện tại của NCC; việc tuân thủ pháp luật của NCC
● Chất lượng của sản phẩm cung cấp:
Doanh nghiệp cần đến sản phẩm của NCC để có thể thực hiện tốt dự án Chính vì thế mà NCC phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm cung cấp đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp Các yếu tố để đánh giá chất lượng sản phẩm của NCC có thể kể đến:
+ Hiệu suất: Chức năng cơ bản của sản phẩm hoạt động như thế nào?
+ Tính năng: Tính năng nâng cao và cải tiến sản phẩm có phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp hay không?
+ Độ tin cậy: Xác suất các sản phẩm bị "hỏng" có cao không? Doanh nghiệp bạn có chấp nhận được điều đó không?
+ Độ bền: Tuổi thọ của sản phẩm cung cấp có đủ đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp hay không?
+ Sự phù hợp: Sản phẩm có đáp ứng được mô tả kỹ thuật cần thiết của doanh nghiệp hay không?
+ Khả năng phục vụ: Việc vận hành và bảo hành sản phẩm của NCC có tốt không?
+ Tính thẩm mỹ: hình thức, cảm giác, âm thanh mà sản phẩm của NCC có đạt yêu cầu không?
Trong các tiêu chuẩn đánh giá NCC thì không thể thiếu được thời gian cung cấp sản phẩm của NCC đối với doanh nghiệp Việc đảm bảo thời gian cung cấp sản phẩm của NCC quyết định đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, NCC cần phải đảm bảo và có độ uy tín trong việc đảm bảo tiến độ cung cấp sản phẩm Các yếu tố đánh giá tiến độ cung cấp sản phẩm dịch vụ của NCC:
+ Thời gian thực hiện đơn hàng: Thời gian từ lúc bắt đầu thực hiện đơn hàng đến khi NCC giao hàng cho doanh nghiệp
+ Độ tin cậy của giao hàng: Đảm bảo thời gian giao hàng theo thỏa thuận
+ Giao hàng chắc chắn: đúng loại hàng hóa, đúng chất lượng, số lượng theo hợp đồng
+ Thông tin: Thông tin được trao đổi xuyên suốt giữa NCC và doanh nghiệp
+ Thích ứng: Khả năng thích ứng của NCC với yêu cầu của doanh nghiệp
+ Tính linh hoạt: Khả năng thích ứng của NCC trong việc cung cấp sản phẩm khi các điều kiện liên quan thay đổi
● Giá cả sản phẩm và chính sách thanh toán:
Giá cả sản phẩm và chính sách thanh toán là tiêu chuẩn không thể thiếu trong bảng tiêu chuẩn đánh giá NCC Tiêu chuẩn này ảnh hưởng đến khả năng mua và lợi nhuận của doanh nghiệp Hai NCC với chất lượng và thời gian sản phẩm tương đương nhau thì NCC nào có giá rẻ hơn sẽ mang đến nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp
Các yếu tố đánh giá giá cả sản phẩm của NCC có thể kể đến như:
+ Sự cạnh tranh: Giá phải trả phải tương đương với giá của các NCC sản phẩm và dịch vụ tương tự Doanh nghiệp nên có báo giá của nhiều NCC để so sánh, đánh giá tốt hơn
+ Sự ổn định: Giá cả nên ổn định một cách hợp lý theo thời gian
+ Sự chính xác: Giá trên đơn đặt hàng và trên hóa đơn không nên có sự chênh lệch hoặc chỉ nên có chênh lệch nhỏ
+ Việc thay đổi giá: NCC cần thông báo trước đầy đủ khi có thay đổi giá + Độ nhạy cảm về chi phí: NCC phải hiểu được rằng nhu cầu của doanh nghiệp là giảm chi phí, vì vậy họ cũng nên chủ động đề xuất phương án để tiết kiệm chi phí
+ Minh bạch trong thanh toán: Khoảng thời gian trung bình để nhận được ghi chú tín dụng phải hợp lý Chi phí ước tính không được thay đổi đáng kể so với hóa đơn cuối cùng Hóa đơn của NCC cần kịp thời và dễ đọc và dễ hiểu Bên cạnh giá cả thì chính sách thanh toán của NCC cũng là tiêu chuẩn mà doanh nghiệp cần quan tâm NCC có cho doanh nghiệp thanh toán nhiều lần hay chỉ một lần duy nhất Chính sách thanh toán linh hoạt nhiều lần đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp và cũng đảm bảo nguồn tiền về cho NCC đủ cho hoạt động sản xuất của họ
NCC có chế độ bảo hành trong những trường hợp gặp vấn đề phát sinh như lỗi sản phẩm, không đảm bảo chất lượng, thiếu đơn,… Do đó, đây là tiêu chuẩn không thể bỏ qua trong việc đánh giá và lựa chọn NCC Khi đánh giá NCC, doanh nghiệp cần thu thập ý kiến về chất lượng hỗ trợ, thái độ của NCC và thời gian đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ, trình độ của nhân viên hỗ trợ,…
● Tính lâu dài và bền vững của nhà cung cấp: Để tạo thành lợi thế cạnh tranh lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp mình thì nhà quản lý cũng cần quan tâm đến tính lâu dài và bền vững của các NCC Mối quan hệ lâu dài với NCC tốt giúp quá trình vận hành của doanh nghiệp đi vào ổn định, giảm thiểu những chi phí tìm kiếm NCC mới cũng như những rủi ro tiềm tàng khi không hiểu về cách làm việc, chất lượng sản phẩm của một NCC khác Khi đã có mối
38 quan hệ hợp tác lâu dài, bạn hoàn toàn có thể thỏa thuận những chiết khấu ưu đãi cho những đơn hàng tiếp theo, đem lại hiệu quả chi phí cho doanh nghiệp mình
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MUA SẮM DỰ ÁN TẠI
Giới thiệu về CTCP Đầu tư Xây dựng Phát triển Đông Đô
2.1.1 Thông tin chung của Công ty
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng phát triển Đông Đô tiền thân là công ty cổ phần xây dựng Đông Đô được thành lập tháng 05 năm 2005 tại Hà Nội Trải qua các thời kỳ phát triển, hiện toàn bộ máy đã đi vào ổn định tổ chức, công ty đã chính thức mang tên công ty Cổ phần đầu tư xây dựng phát triển Đông Đô
+ Tên công ty: Công ty Cổ Phần Đầu tư Xây Dựng Phát triển Đông Đô
+ Tên quốc tế: Dong Do development construction investment joint stock company – DDIC
+ Sổ đăng ký: Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 0101659769
+ Địa chỉ doanh nghiệp: 5/447 Lạc Long Quân, phường Xuân La, quận Tây Hồ,
+ Địa chỉ chi nhánh: LK4-LK5 khu Belleville, khu đô thị Nam Trung Yên, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam
+ Đại diện: Ông Nguyễn Quang Huy
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động chủ yếu
Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ nghiệp vụ, lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề và hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ sẽ luôn mang đến cho Chủ đầu tư sự tin tưởng, hài lòng về chất lượng công trình mà công ty thi công Các lĩnh vực hoạt động chính của Công ty như:
+ Xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng đô thị: Các dự án hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm: san lấp mặt bằng, xử lý nền, ép cọc + Xây dựng các công trình dân dụng, trang trí nội thất: Biệt thự (biệt thự đơn lập, biệt thự song lập, biệt thự cao cấp, biệt thự du lịch); nhà ở liền kề (nhà liền kề mặt phố, nhà liền kề có sân vườn); nhà ở nông thôn truyền thống; chung cư
41 cao tầng; chung cư nhiều tầng; chung cư thấp tầng; chung cư mi ni; chung cư hỗn hợp (chức năng ở kết hợp với văn phòng và các dịch vụ công cộng khác) + Xây dựng các công trình công nghiệp: Xây dựng các công trình công nghiệp với các lĩnh vực đặc thù khác nhau: nhà máy may mặc và điện tử gia dụng, nhà xưởng giày,…
+ Xây dựng các công trình công cộng, cây xanh: Khu giáo dục thể chất, cảnh quan cây xanh, cải tạo sân vườn và cổng hàng rào,…
+ Xây dựng các công trình giao thông: Đường cao tốc đô thị; đường trục chính đô thị, đường trục đô thị; đường liên khu vực, đường khu vực; đường phố nội bộ (đường đi bộ, đường xe đạp); bãi đỗ xe (trên mặt đất, dưới mặt đất); bến xe; trạm thu phí, trạm sửa chữa; tàu điện ngầm; đường sắt trên cao; đường sắt nội đô; cầu đường bộ (đường ô tô, đường sắt); cầu bộ hành; cầu cho các loại đường ống hạ tầng kỹ thuật đô thị; hầm đường ô tô; hầm đường sắt; hầm bộ hành cho người đi bộ
+ Các công trình cơ điện: Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống thông gió & điều hoà không khí, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống cấp thoát nước, điện nhẹ,…
2.1.3 Các dự án điển hình của Công ty
Trải qua hơn 15 năm phát triển với tiềm lực mạnh về tài chính cùng đội ngũ kỹ sư giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm, công ty đã thi công hàng trăm công trình hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng đô thị; công trình dân dụng, trang trí nội thất; công trình công nghiệp; công trình công cộng, cây xanh; công trình giao thông; công trình cơ điện… Bằng khối óc sáng tạo, đôi bàn tay cần mẫn mỗi cán bộ công nhân công ty nỗ lực không ngừng nhằm mang lại những sản phẩm chất lượng cao, bền vững và an toàn tuyệt đối
Các dự án điển hình của công ty có thể kể đến như:
● Nhà máy Công ty TNHH Giày Ngọc Tề:
+ Địa điểm: Lô L5 KCN dệt may Phố Nối B, xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên
+ Chủ đầu tư: Công ty TNHH Giày Ngọc Tề
● Chung cư Dream Center Home:
+ Địa điểm: 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
+ Tổng thầu xây dựng: Công ty CP Xây dựng số 3 Hà Nội
● Nhà máy sản phẩm Racing Việt Nam:
+ Địa điểm: Lô CN-10.1, KCN Thuận Thành II, xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
+ Chủ đầu tư: Công ty TNHH Sản phẩm Racing Việt Nam
● Đường, vỉa hè, thoát nước đoạn 1-2-3, cầu kênh Tư thị trấn Trần Đề:
+ Đường, vỉa hè, thoát nước đoạn 1-2-3, cầu kênh Tư thị trấn Trần Đề
+ Địa điểm: Thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng
+ Giá trị thực hiện: 30.285.000.000 VND
+ Nhà thầu thi công: Liên danh Công ty CPĐTXDPT Đông Đô - Công ty CP Falcon Việt Nam
+ Chủ đầu tư: UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng
● Nhà máy Công ty TNHH May mặc Jun Zhen:
Dự án nhà máy Công ty TNHH May mặc Jun Zhen được xây dựng trên diện tích 93.733 m2, bao gồm các hạng mục: 01 xưởng may và đóng gói, 01 xưởng giặt nhuộm,
01 nhà kho, 01 nhà văn phòng, 01 nhà căng tin, 01 nhà để xe và các hạng mục phụ trợ khác
+ Địa điểm: Khu công nghiệp Bảo Minh, Vụ Bản, Nam Định
+ Chủ đầu tư: Công ty TNHH May mặc Junzhen
Nhìn chung, những công trình xây dựng do Công ty CPĐTXDPT Đông Đô thực hiện có quy mô lớn, đa dạng về lĩnh vực thực hiện và trải dài trên toàn quốc
Trong đề tài khóa luận này, tác giả sẽ đánh giá thực trạng công tác quản lý mua sắm thông qua một dự án mà công ty thực hiện, nghiên cứu cụ thể trường hợp lựa chọn NCC vật liệu xây dựng trong hạng mục: cửa khung thép dập tôn huỳnh tại dự án “Nhà máy sản xuất kinh doanh may mặc và điện tử gia dụng Công ty TNHH MTV Minh Quang Hà Nam”, từ đó nâng cao công hiệu quả công tác mua sắm Việc đánh giá lựa NCC vật liệu dự án này được thể hiện ở chương 3
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Sơ đồ tổ chức công ty gồm hai phần là ban lãnh đạo công ty và các phòng, ban được thể hiện trong Hình 2.1 Cụ thể:
Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự công ty CPĐTXDPT Đông Đô
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức CTCP Đầu tư Xây Dựng Phát triển Đông Đô
• Tổng giám đốc (TGĐ): Người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty
44 theo điều lệ về tổ chức hoạt động, quy chế quản lý nội bộ của Công ty và các quyền được giao Chức năng, nhiệm vụ:
+ Tổng giám đốc Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng quản trị về nhiệm vụ và quyền hạn được giao
+ Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty
+ Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị
+ Tổ chức và hoàn thiện bộ máy điều hành; Xây dựng phương án triển khai hoạt động, đề ra giải pháp cho từng vấn đề cụ thể; Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách tối ưu
• Tổ trợ lý, thư ký: Trực tiếp giúp việc, hỗ trợ Tổng giám đốc xử lý các vấn đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Công ty Nhiệm vụ:
+ Tham mưu xây dựng các chiến lược, chính sách đầu tư và triển khai kế hoạch kinh doanh
+ Đóng góp sáng kiến, đưa ra các đề xuất, tư vấn cho Tổng giám đốc về các mặt luật pháp và kinh tế; xem xét, đánh giá tình hình hoạt động của những vấn đề liên quan đến lĩnh vực hoạt động, kinh doanh của Công ty
+ Xây dựng lịch làm việc hàng tuần cho Tổng giám đốc, tổ chức và tham gia các buổi họp
+ Được sự ủy quyền của Tổng giám đốc để tham dự và tiếp xúc với đối tác, khách hàng hoặc cơ quan chức năng quan hệ công chúng
Công tác quản lý mua sắm dự án tại CTCP Đầu tư Xây dựng Phát triển Đông Đô
Theo khảo sát thì 100% chuyên gia cho rằng công tác quản lý mua sắm dự án tại CTCP Đầu tư Xây dựng Phát triển Đông Đô đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính khả thi và chất lượng của các dự án xây dựng Qua việc áp dụng quy trình quản lý mua sắm chặt chẽ, tuân thủ quy định pháp luật và kiểm soát chất lượng, Công ty mang đến những dự án xây dựng đạt tiêu chuẩn cao và đáp ứng sự tin tưởng của khách hàng và chủ đầu tư
Tại CTCP Đầu tư Xây dựng Phát triển Đông Đô, công tác quản lý mua sắm dự án đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo dự án được triển khai hiệu quả, tiết kiệm chi phí và đáp ứng đúng thời hạn Quy trình quản lý mua sắm của công ty được thực hiện theo như quy trình của PMBOK gồm 3 quy trình: lập kế hoạch mua sắm, thực hiện mua sắm và kiểm soát mua sắm
2.2.1 Lập kế hoạch mua sắm
Lập kế hoạch mua sắm cho dự án: quản lý mua sắm sẽ được lên kế hoạch cho từng dự án và trình qua Giám đốc dự án Giám đốc dự án sẽ thông báo cho các bên liên quan
Chuẩn bị danh sách các NCC tiềm năng: các nhân viên phụ trách mua sắm và các kỹ sư liên quan tới mặt hàng có trách nhiệm chuẩn bị danh sách các NCC tiềm năng dựa trên Kế hoạch mua sắm và trình tới Giám đốc dự án Chuyên viên phụ trách mua sắm có trách nhiệm tổng hợp danh sách các NCC tiềm năng phải được kiểm duyệt bởi Giám đốc dự án và thường xuyên cập nhật
• Hoạt động lựa chọn NCC vật liệu tiềm năng dựa trên các đặc điểm sau:
+ NCC có trong danh sách NCC của Chủ đầu tư dự án, hoặc được Chủ đầu tư yêu cầu
+ NCC được Kỹ sư dự án đề nghị
+ NCC được được các phòng ban Kỹ thuật đề nghị
+ NCC mới được thêm vào danh sách các NCC cho dự án sau khi Giám đốc dự án đánh giá các thông tin liên quan tới NCC và mức độ thuận lợi khi làm việc với NCC này
Phòng Kế hoạch chịu trách nhiệm mua sắm, các phòng ban kỹ thuật liên quan có nhiệm vụ đưa ra yêu cầu chào thầu với các NCC được nêu ra trong danh sách các NCC của dự án Không nhất thiết phải gửi yêu cầu chào thầu, báo giá cho tất cả các NCC nhưng tối thiểu phải có từ ba NCC trở lên
• Các tiêu chuẩn lựa chọn NCC tiềm năng để gửi yêu cầu chào giá:
+ Năng lực nhà cung cấp (có thông tin công ty rõ ràng, có tư cách pháp nhân, có trụ sở rõ ràng)
+ Cấp đúng chủng loại hàng hoá
+ Đáp ứng đúng tiến độ yêu cầu
+ Giấy tờ đúng hợp lệ
+ Giá cả phù hợp/ hợp lý
+ Chính sách tạm ứng/ thanh toán tốt
• Các vấn đề sau phải được nêu ra rõ ràng trong quá trình chuẩn bị yêu cầu đối với hàng hóa, vật tư:
+ Mô tả thiết bị, vật liệu bao gồm: chủng loại, kiểu, lớp, số lượng và điều kiện nhận dạng khác
+ Tiêu đề và sửa đổi số chi tiết kỹ thuật được áp dụng, bản vẽ, giám sát kỹ thuật phân loại kiểm tra, và dữ liệu kỹ thuật khác có liên quan phải ghi rõ trong tài liệu yêu cầu
+ Tiêu đề, số lượng tài liệu, và số phiên bản của hệ thống chất lượng áp dụng cho các sản phẩm được mua cũng sẽ phải chỉ rõ trong tài liệu yêu cầu
+ Các yêu cầu đặc biệt trong yêu cầu đối với hàng hóa vật tư phải được xem xét và duyệt bởi Giám đốc dự án
2.2.2 Quy trình thực hiện mua sắm
Công ty thường xuyên mua hàng của các NCC đã có từ trước, đối với những dự án mới chỉ cần so sánh các dự án cũ mà công ty đã thực hiện và lựa chọn NCC mà công ty đã từng hợp tác Tuy nhiên, mỗi dự án xây dựng lại có đặc thù và tính chất riêng, vì vật với các NCC mới bộ phận chịu trách nhiệm tiến hành lựa chọn NCC dựa trên kết quả đánh giá NCC trên các tiêu chuẩn đánh giá lựa chọn và báo giá mà NCC đưa ra và chuẩn bị bản “Ủy quyền đặt hàng”
Các lý do lựa chọn NCC phải được ghi trong bản “Ủy quyền đặt hàng” như: NCC cạnh tranh về giá, thời gian vận chuyển giao hàng, đáp ứng về kỹ thuật
Bản “Ủy quyền đặt hàng” phải được kèm theo “Bản tóm tắt đấu thầu” và được phê duyệt bởi Giám đốc dự án, Trưởng phòng Kế hoạch và Giám đốc của công ty, trừ khi có những yêu cầu khác Đơn đặt hàng sẽ được kiểm duyệt bởi Trưởng phòng Kế hoạch và Giám đốc của công ty Trưởng phòng Kế hoạch có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ của các đơn đặt hàng Đơn đặt hàng sẽ được chuyển tới các bên liên quan từ bộ phận mua sắm dự án như sau:
+ Bản gốc 1: Phát hành cho Bên bán
+ Bản gốc 2: Lưu tại phòng Kế toán
+ Bản sao (kèm giá): Lưu tại Phòng Kế hoạch
+ Bản sao (không kèm giá): Lưu tại phòng QLDA và các phòng ban liên quan Phòng hành chính phải gửi ngay hóa đơn của Bên bán cho phòng Kế hoạch sau khi nhận hóa đơn Chuyên viên mua sắm có trách nhiệm rà soát Hóa đơn so với
54 đơn đặt hàng, nếu có sai khác phải tiến hành chỉnh sửa hóa đơn Sau khi hoàn tất việc rà soát, kỹ sự mua sắm chuẩn bị bản “Ủy quyền thanh toán”, gửi cấp quản lý kiểm duyệt và chuyển sang phòng Kế toán để tiến hành thanh toán
Với hoạt động quản lý hàng hóa nhập kho và hàng tồn kho, công ty thực hiện theo quy trình sau:
+ Trưởng phòng Kế hoạch tiến hành kiểm tra hợp đồng và phụ lục hợp đồng, báo cáo nhập hàng
+ Đối với phiếu nhập kho cần phải ghi rõ (số lượng, chủng loại sản phẩm, giá cả, thành tiền, ) theo mẫu đang triển khai Lưu ý phiếu nhập kho chỉ có giá trị khi có đủ chữ ký của người nhập, thủ kho và của trưởng dự án
+ Thủ kho lập bảng theo dõi hàng xuất tồn, theo mẫu trong file đính kèm Cuối ngày kế toán khớp chứng từ hàng tồn với phiếu thu đã trả hàng và gửi báo cáo này cho giám đốc dự án
2.2.3 Quy trình kiểm soát mua sắm
Đánh giá thực trạng công tác quản lý mua sắm dự án tại CTCP Đầu tư Xây Dựng Phát triển Đông Đô
2.3.1 Những kết quả đạt được
Trong quá trình quản lý mua sắm dự án công ty đã xác định được mục tiêu của công tác quản trị mua sắm là Tiến độ - Chất lượng – Chi phí Hoạt động quản lý mua sắm của công ty thời gian qua có ưu điểm sau:
+ Ngày càng có nhiều đối tác muốn có quan hệ đối tác lâu dài với công ty, thể hiện trong thời gian qua có rất nhiều NCC tự tìm đến thương lượng và chào giá với công ty Vì thế công ty ngày càng có nhiều cơ hội lựa chọn NCC tối ưu
+ Hiệu quả sử dụng vốn cao do công ty thực hiện nhu cầu mua sắm đúng thời điểm, tức là chỉ khi nào cần mua mới mua, dựa trên tiến độ của dự án Mặt khác công ty đã giảm đến mức thấp nhất chi phí bảo quản, kho bãi, chi phí vận chuyển khi mua vật tư
+ Khả năng chuyên môn hóa công việc của công ty rất chuyên nghiệp, mỗi người chỉ có thể làm một nhóm công việc nhất định bên cạnh các công việc cần phải phối hợp với các bên liên quan khác, do đó hiệu quả công việc đạt hiệu suất cao Với quy mô hoạt động nhỏ và vừa, đội ngũ nhân sự ít, nên Công ty CPĐTXDPT Đông Đô có ưu điểm dễ dàng quản lý, kiểm soát mọi hoạt động của dự án, dễ dàng phân chia, quản lý và phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn gắn với các công việc giao phó cho từng nhân sự Việc quy định trách nhiệm rõ ràng trong việc mua sắm, nhằm đảm bảo cung ứng vật tư phải thực hiện đúng theo yêu cầu của công ty
+ Thủ tục quản lý chặt chẽ từ khâu lên kế hoạch tìm NCC vật tư đến khi thực hiện mua sắm và kiểm tra tra tiến độ giao hàng, kiểm tra hàng mẫu, hợp đồng, giao nhận, thanh toán,…
+ Tổ chức họp hàng tuần, người quản lý cùng tất cả nhân viên họp bàn để nhìn lại vấn đề tồn đọng và lên kế hoạch làm việc cho dự án trong tuần sau
2.3.2 Một số hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
Công ty CPĐTXDPT Đông Đô chưa để xảy ra sự cố lớn nào có tính chất nghiêm trọng về quản lý mua sắm với các công trình mà công ty thi công xây dựng Nhưng vẫn còn có nhiều sự tồn tại và hạn chế, chính những tồn tại và hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Công ty Một số hạn chế, tồn tại như:
+ Trong công tác tìm và lựa chọn NCC, công ty đã lựa chọn NCC có mức độ uy tín, có độ vững vàng về tài chính, đáp ứng các tiêu chuẩn, kỹ thuật của vật tư Nhưng công ty thường xuyên lựa chọn NCC qua các cuộc triển lãm, qua hội
58 chợ, qua các phương tiện thông tin đại chúng và người quen, điều này dẫn đến công ty có thể bị NCC ép giá khi trên thị trường có nhiều sự biến động của giá cả hàng hóa Đặc biệt là công ty tư nhân, vì vậy quá trình mua sắm hàng hóa, công ty thường ưu tiên các NCC quen biết từ trước, điều này khiến giá thành sản phẩm không được tối ưu, giảm hiệu quả kinh tế của việc mua hàng + Đối với công tác đàm phán và đặt hàng công ty chưa tận dụng được ưu thế của người đi mua Công ty nhiều lần rơi vào thế bị động khi mua hàng từ các NCC nước ngoài, làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án
+ Về vấn đề tổ chức nhân sự: trưởng phòng Kế hoạch phải đảo nhiệm toàn bộ các vấn đề liên quan đến việc xây dựng kế hoạch tổng thể về mua sắm trung và dài hạn, lập và triển khai thực hiện mua sắm, tổ chức nghiệp vụ mua sắm, quản lý phương tiện vận tải, Do phải đảm bảo trách nhiệm quá nhiều nhiệm vụ nên không thể theo sát từng nhân viên của phòng nói chung và chuyên viên mua sắm nói riêng
+ Số lượng cán bộ nhân viên phụ trách hoạt động mua sắm còn hạn chế trong khi số lượng dự án ngày càng gia tăng nên chưa phát huy được hiệu quả cao nhất cho hoạt động mua sắm của công ty
+ Thủ tục hành chính rườm rà, các quyết định đưa ra chưa nhanh Khi có sự thay đổi hay thông báo của các ban chỉ huy công trường về đơn hàng hoặc muốn xin ý kiến chỉ đạo phải trình qua từng bậc Điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ mua sắm chung của dự án Với nhiều đơn hàng giá trị nhỏ (dưới một triệu đồng) vẫn phải trình qua rất nhiều phòng ban, dẫn tới việc chậm trễ, và chi phí cho việc chậm trễ này đôi khi lớn hơn giá trị đơn hàng
Bên cạnh đó, nhiều công trình đã gặp phải vấn đề về quản lý mua sắm như sai sót số lượng vật liệu do bóc tách sai khối lượng, sự cố hư hỏng, chất lượng vật liệu không đảm bảo chất lượng như trong hợp đồng Các sai sót khiến cho nhà thầu thi công phải mất thời gian làm lại gây chậm tiến độ, giảm chất lượng và tăng chi phí xây dựng Nếu không kịp thời phát hiện và xử lý có thể dẫn đến các công trình xuống cấp nhanh chóng, không có tính bền vững lâu dài, mất nhiều thời gian thi công gây lãng phí nguồn lực và đội chi phí xây dựng lên cao
Vấn đề quản lý mua sắm của Công ty CPĐTXDPT Đông Đô hiện nay còn nhiều tồn tại, hạn chế xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan
• Nguyên nhân chủ quan từ phía công ty:
+ Hiện tại công ty vẫn chưa có mẫu chuẩn cho bản kế hoạch mua hàng, mà vẫn đang dùng các mẫu tự phát triển của các nhân viên Điều này gây ra sự thiếu đồng nhất và khó theo dõi Việc tổng kết mua hàng trong tháng, năm thường phải mất thời gian để tổng hợp thông tin từ các bản mẫu khác nhau Khi bắt đầu triển khai kế hoạch mua hàng cho một dự án mới, chính vì việc không đồng nhất trong bản thông tin các dự án trước gây khó khăn và làm mất nhiều thời gian cho công đoạn chuẩn bị Điều này gây ảnh hưởng tới tiến độ triển khai dự án
ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP AHP VÀ TOPSIS TRONG QUẢN LÝ MUA SẮM DỰ ÁN TẠI CTCP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN ĐÔNG ĐÔ: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP VẬT LIỆU
Lý do đề xuất phương pháp MCDM và trường hợp lựa chọn nhà cung cấp vật liệu
Theo phương pháp truyền thống trước đây, việc lựa chọn NCC dựa trên các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, giá cả và thời gian giao hàng Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nếu chỉ dựa vào các tiêu chuẩn truyền thống sẽ không thể đánh giá chính xác NCC và đưa ra lựa chọn tối ưu Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của thị trường nói chung và ngành xây dựng nói riêng, sự lựa chọn NCC chứa đựng nhiều cơ hội và thách thức đòi hỏi các nhà thầu xây dựng phải đưa ra nhiều tiêu chuẩn để đánh giá hơn bên cạnh các tiêu chuẩn truyền thống như môi trường, xã hội, chính trị, khả năng tài chính và sự hài lòng của khách hàng,…
Trong công tác xây dựng bao giờ vật liệu cũng đóng vai trò chủ yếu Vật liệu là một trong các yếu tố quyết định chất lượng, giá thành và thời gian thi công công trình Thông thường chi phí về vật liệu xây dựng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn, riêng ở Việt Nam chiếm khoảng 75 - 80% đối với các công trình dân dụng và công nghiệp,
70 - 75% đối với các công trình giao thông, 50 - 55% đối với các công trình thủy lợi trong tổng giá thành xây dựng (Lê Hoàng Phương, 2020) Các số liệu trên đưa ra kết luận rằng việc lựa chọn NCC đóng vai trò tối quan trọng trong việc quản lý dự án xây dựng của công ty, để đảm bảo cung cấp vật liệu đúng số lượng, chất lượng theo yêu cầu, đúng tiến độ thi công, tiết kiệm chi phí và đúng thời điểm yêu cầu theo thỏa thuận Việc lựa chọn và quản lý nhà cung cấp phù hợp là điều kiện tiên quyết để nhà thầu thi công công trình đảm bảo chất lượng công trình theo đúng yêu cầu, hoàn thành đúng tiến độ và có chi phí hợp lý
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường xây dựng, việc tìm kiếm và nghiên cứu các NCC vật liệu xây dựng phù hợp trở thành một yếu tố cần thiết và quan trọng trong công tác quản lý mua sắm Vấn đề được đặt ra của mỗi nhà thầu là bài toán ra quyết định đa tiêu chuẩn (MCDM)
Trong nghiên cứu này, phương pháp AHP (Analytic Hierarchy Process) và TOPSIS (Technique for Order Preference by Similarity to Ideal Solution) được sử dụng để đưa ra quyết định ưu tiên giữa các lựa chọn thay thế trong trường hợp có nhiều tiêu chuẩn và tiêu chí cần xem xét Hai phương pháp này cho phép người ra quyết định xây dựng một hệ thống phân cấp hoặc tích hợp nhiều mức độ để giải quyết các vấn đề phức tạp Sự kết hợp này giúp doanh nghiệp lựa chọn NCC vật liệu xây dựng dựa trên việc đánh giá tổng thể tốt nhất Hệ thống phân cấp bao gồm ít nhất ba cấp độ: mục tiêu, tiêu chuẩn (bao gồm cả định lượng và định tính và có thể tích hợp thành một điểm tổng thể duy nhất) và các lựa chọn thay thế (bao gồm các đề xuất khác nhau từ các nhà cung cấp vật liệu) Điều này giúp nhà thầu xây dựng đưa ra quyết định tốt hơn trong quá trình lựa chọn NCC Nghiên cứu này tập trung vào việc xác định các tiêu chuẩn chính trong việc lựa chọn NCC vật liệu xây dựng và áp dụng phương pháp AHP và TOPSIS để giúp CTCP Đầu tư Xây Dựng Phát triển Đông Đô chọn lựa NCC vật liệu phù hợp cho dự án Nhà máy sản xuất kinh doanh may mặc và điện tử gia dụng của Công ty TNHH MTV Quang Hà Nam
3.2 Giới thiệu về dự án Nhà máy sản xuất kinh doanh may mặc và điện tử gia dụng Công ty TNHH MTV Minh Quang Hà Nam và các nhà cung cấp vật liệu
3.2.1 Giới thiệu chung về dự án
Với những định hướng chiến lược về sản xuất kinh doanh, cùng với một thị trường tiềm năng, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Minh Quang Hà Nam đã có chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh may mặc và điện tử gia dụng tại xã An Nội, huyện Bình Lục Dự án đã được chấp thuận UBND tỉnh Hà Nam tại văn bản số 1556/UBND-NV ngày 14 tháng 6 năm 2017
- Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất, kinh doanh may mặc và điện tử gia dụng
+ Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH MTV MINH QUANG HÀ NAM
+ Địa chỉ: Số 45, ngõ 74, đường Trần Phú, phường Quang Trung, thành phố Phủ
Lý, tỉnh Hà Nam, Việt Nam
+ Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Ngọc Dương
+ Chức vụ: Giám đốc công ty
+ Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0700798835 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Hà Nam cấp lần đầu ngày 18/01/2018
+ Vốn điều lệ: 33.000.000.000 đồng (Ba mươi ba tỷ đồng)
+ Địa điểm: Tờ bản đồ địa chính số 30, thửa số 4, 5, 6, 7, 8; Tờ bản đồ địa chính số 31, thửa số 8 trích lục bản đồ địa chính xã An Nội, huyện Bình Lục, tỉnh
+ Diện tích: 57.839,4m2, trong đó diện tích đất xin thuê xây dựng dự án là 48.531,0 m2; đất mượn làm đường vào 9.308,4 m 2
- Mục tiêu dự án: Xây dựng nhà máy sản xuất, kinh doanh may mặc và điện tử gia dụng đáp ứng nhu cầu thị trường; tạo lợi nhuận, doanh thu cho doanh nghiệp; tạo thêm nhiều việc làm, tăng ngân sách địa phương góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển
- Thời gian hoạt động của dự án: 50 năm kể từ ngày quyết định chủ trương đầu tư
- Thời gian thực hiện dự án: Quý III/2019 hoàn thành dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh
- Tổng mức đầu tư: 160.234,0 triệu đồng
- Quy mô dự án: Theo hồ sơ thiết kế được Sở Xây dựng thẩm định tại văn bản số 2207/SXD-QLXD ngày 11/12/2017 và mặt bằng quy hoạch tổng thể dự án được
Sở Xây dựng chấp thuận số 1877/MBQH ngày 20/10/2017
- Quy mô công suất: 620.000 sản phẩm may mặc/năm và 390.000 sản phẩm điện tử gia dụng/năm
3.2.2 Các nhà cung cấp vật liệu dự án
Khi thực hiện công tác quản lý mua sắm cho dự án Nhà máy sản xuất kinh doanh may mặc và điện tử gia dụng Công ty TNHH MTV Minh Quang Hà Nam, CTCP Đầu tư Xây Dựng Phát triển Đông Đô đã đưa ra các lựa chọn NCC vật liệu riêng cho từng hạng mục thi công trong dự án Việc lựa chọn NCC cho các hạng mục là hết sức cần thiết, góp phần hoàn thiện tiến độ dự án cũng như đảm bảo chất lượng công trình Đối với các hạng mục Cung cấp vật liệu xi măng, thép; Cung cấp, lắp dựng cầu dẫn nước và giá đỡ ống; Cung cấp thi công trát đá rửa ngoài nhà; Cung cấp,
65 lắp đặt lan can nghệ thuật cầu thang bộ; Cung cấp cửa chớp GRC, công ty Đông Đô đã lựa chọn các NCC truyền thống đã từng cung cấp cho các dự án trước đây Riêng đối với “Hạng mục: Cửa khung thép dập tôn huỳnh”, công ty cần phải xem xét lựa chọn giữa ba NCC Cụ thể như sau:
● Hạng mục: Cung cấp vật liệu xi măng, thép
+ Tên nhà cung cấp: Công ty TNHH Thiên Hoàng Hải
+ Đại diện: Ông Lê Ngọc Thụy Chức vụ: Phó giám Đốc + Địa chỉ: Số 22, phố Phó Đức Chính, Phường Trúc Bạch, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
● Hạng mục: Cung cấp, lắp dựng cầu dẫn nước và giá đỡ ống
+ Tên nhà cung cấp: Công ty TNHH Kết Cấu Thép DTT
+ Đại diện: Ông Lê Ngọc Thanh Chức vụ: Giám Đốc + Địa chỉ: Số 41 ngõ Quy Chế, phố Minh Khai, P Đông Ngàn, TX Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh
● Hạng mục: Cung cấp thi công trát đá rửa ngoài nhà
+ Tên nhà cung cấp: Công ty CP Xây Dựng và Sản Xuất Vật Liệu Hòa Phát + Đại diện: Bà Bùi Thị Hạnh Ngân Chức vụ: Giám Đốc + Địa chỉ: Thôn Thái Hòa, xã Hợp Đồng, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội + Điện thoại: 094 6703883
● Hạng mục: Cung cấp, lắp đặt lan can nghệ thuật cầu thang bộ
+ Tên nhà cung cấp: Công ty CP Nội Thất Cầu Thang Việt
+ Đại diện: Ông Vũ Văn Hạnh Chức vụ: Giám Đốc + Địa chỉ: Số 9 Ngõ 107 An Dương Vương, P Phú Thượng, Q Tây Hồ, TP Hà Nội
● Hạng mục: Cung cấp cửa chớp GRC
+ Tên nhà cung cấp: Chi nhánh Công ty TNHH Sơn Hòa Bình tại Hưng Yên + Đại diện: Ông Nguyễn Chung Dương Chức vụ: Phó Giám Đốc + Địa chỉ: Đường Nguyễn Thiện Thuật, Phường Phan Đình Phùng, Thị xã Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên
● Hạng mục: Cung cấp cửa đi khung thép tôn dập huỳnh, khung xương vách kính
- Tên nhà cung cấp: Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Thế Giới Cửa Ngân Châu
+ Đại diện: Ông Lê Thanh Hòa Chức vụ: Giám Đốc
+ Địa chỉ: Nhà ông Lê Thanh Hòa, xóm 4 xã Tây Giang, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
- Tên nhà cung cấp: Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc
+ Đại diện: Ông Đặng Thành Tâm
+ Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng Quản trị
+ Địa chỉ: BT2-34 đường Thanh Niên, Khu đô thị Đại Dương, Phường Đại Phúc, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam
- Tên nhà cung cấp: Công ty CPĐT Xây Dựng và Nội Thất An Phát
+ Đại diện: Nguyễn Văn Hiệu Chức vụ: Giám Đốc
+ Địa chỉ: Tòa nhà D17 – Phố Thọ Tháp – Cầu Giấy – Hà Nội
Các bước phân tích
Sau khi có kết quả của quá trình phỏng vấn từ chuyên gia, phương pháp AHP được sử dụng nhằm xác định tỷ trọng của các tiêu chuẩn đánh giá lựa chọn NCC vật liệu Bên cạnh đó, phương pháp TOPSIS được tiến hành để xếp hạng năng lực của
67 những NCC vật liệu đã được lựa chọn đánh giá bởi hội đồng chuyên gia Việc xác định trọng số của các tiêu chuẩn đóng vai trò quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả xếp hạng khi sử dụng phương pháp TOPSIS Tuy nhiên, nếu như trọng số của các tiêu chuẩn được đưa ra bởi hội đồng ra quyết định (theo như phương pháp TOPSIS đã chỉ ra ở trên) thì kết quả tính toán lại mang tính chủ quan, cảm tính Việc gán cho các tiêu chuẩn trọng số bằng nhau cũng không hợp lý Phương pháp phân tích thứ bậc AHP có thể góp phần khắc phục hạn chế của các phương pháp kể trên Nếu như TOPSIS có thế mạnh trong việc đánh giá và xếp hạng các chủ thể dựa trên các tiêu chuẩn khác nhau thì AHP lại tỏ ra hiệu quả trong việc đánh giá và xếp hạng những thuộc tính thuộc về cùng một đối tượng Việc kết hợp AHP và TOPSIS sẽ đem lại kết quả phân tích hoàn hảo hơn so với việc chỉ sử dụng duy nhất phương pháp TOPSIS Chi tiết về hai phương pháp này được thể hiện chi tiết trong phần tiếp theo
3.3.1 Phương pháp phân tích thứ bậc - AHP
Nghiên cứu này áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process) trong quá trình lựa chọn NCC vật liệu xây dựng Phương pháp này được Saaty (1980) đề xuất và là một công cụ ra quyết định đơn giản, có cơ sở lý thuyết vững chắc, hỗ trợ đánh giá, phân tích và lựa chọn giữa các phương án hoặc xử lý các vấn đề đa thuộc tính
AHP được sử dụng để xếp hạng các phương án quyết định và chọn ra phương án tốt nhất dựa trên các tiêu chuẩn mà người ra quyết định đặt ra Quá trình AHP có ba giai đoạn cơ bản: phân giải vấn đề thành các cấp độ, so sánh đánh giá giữa các yếu tố thông qua việc so sánh cặp đôi và tổng hợp các ưu tiên bằng cách xác định ma trận trọng số Dựa trên cơ sở này, phân tích AHP được thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1: Xây dựng ma trận so sánh các tiêu chuẩn
Ma trận có dạng như sau:
Trong đó: Phần tử aip thể hiện mức độ quan trọng của các tiêu chuẩn hàng i so với tiêu chuẩn cột p (j, p = 1, 2, 3, , n; n là số tiêu chuẩn) Để xây dựng được ma trận trên, các câu hỏi được đặt ra là:
TC1 quan trọng hơn so với TC2, TC3, ,TCn bao nhiêu lần
TC2 quan trọng hơn so với TC1, TC3, , TCn bao nhiêu lần
TCn quan trọng hơn so với TC1, TC2, , TCn-1 bao nhiêu lần
Mức độ quan trọng tương đối của tiêu chuẩn j so với p được tính theo tỷ lệ q (q từ 1 đến 5), ngược lại của tiêu chuẩn p so với j là 1/q Như vậy ajp > 0, apj= 1/apj, ajj = 1
Thang đo đánh giá mối quan hệ so sánh giữa các cặp tiêu chuẩn
Cực kì ít quan trọng Ít quan trọng hơn hẳn
Tương đối ít quan trọng
Tương đối quan trọng hơn
Bước 2: Tính toán giá trị tổng hợp cho từng tiêu chuẩn (D j )
Dj = (aj1 × aj2 × … × ajn ) 1/n (3.1) Giá trị tổng hợp của từng tiêu chuẩn (Dj) được xác định bằng cách khai căn bậc hai n tích của các giá trị quan trọng của tiêu chuẩn đó so với tiêu chuẩn còn lại
Bước 3: Xác định trọng số của các tiêu chuẩn (W j )
Trọng số của từng tiêu chuẩn Wj được tính toán theo công thức sau:
Bước 4: Tính toán và kiểm tra mức độ nhất quán Để tính giá trị hợp lý của các giá trị mức độ quan trọng của các tiêu chuẩn, Saaty (1980) dùng tỷ lệ nhất quán của dữ liệu CR (Consistency Ratio)
𝐶𝑅 = 𝐶𝐼 𝑅𝐼 Trong đó: CI là chỉ số nhất quán (Consistency Index)
+ RI là chỉ số ngẫu nhiên (Random Index)
Chỉ số RI tương ứng với các cấp ma trận như bảng 3.2 dưới đây:
Bảng 3.2: Bảng chỉ số RI n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Chỉ số nhất quán CI được tính theo công thức:
𝑗=1 Để đáp ứng yêu cầu về nhất quán, tỷ số CR phải nhỏ hơn hoặc bằng 10% trong mọi trường hợp Với các ma trận kích thước 3x3, CR cần không lớn hơn 5%, với các ma trận kích thước 4x4, CR cần không lớn hơn 9% Nếu tỷ số CR vượt quá các mức giới hạn trên, điều này chỉ ra rằng sự đánh giá không nhất quán và cần thực hiện lại các bước 1, 2 và 3 của quy trình
3.3.2 Phương pháp điểm lý tưởng – TOPSIS
Phương pháp TOPSIS (Technique for Order of Preference by Similarity to Ideal Solution) là một trong những mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn, được phát triển bởi Hwang và Yoon (1981) TOPSIS đưa ra ý tưởng tìm ra một lựa chọn tối ưu bằng cách sử dụng khoảng cách Euclid Theo phương pháp này, một phương án được coi là tốt nhất nếu nó gần nhất với giải pháp lý tưởng tích cực (PIS - positive ideal solution) và xa nhất khỏi giải pháp lý tưởng tiêu cực (NIS - negative ideal solution) PIS được hiểu là một phương án đáp ứng tối đa các tiêu chuẩn lợi ích và đồng thời tối thiểu hóa các tiêu chuẩn chi phí Ngược lại, NIS là phương án phù hợp nhất với các tiêu chuẩn chi phí và thỏa mãn ít nhất các tiêu chuẩn lợi ích (Wang, 2007) Phương pháp TOPSIS sử dụng khoảng cách Euclid để đo lường sự tương đồng giữa các phương án và giải pháp lý tưởng, từ đó xác định được phương án tối ưu trong quá trình ra quyết định đa tiêu chuẩn
Phương pháp này dựa trên giả định: Mỗi tiêu chuẩn có xu hướng đơn điệu tăng hoặc giảm tiện ích, giúp cho việc xác định giải pháp lý tưởng tích cực và giải pháp lý tưởng tiêu cực dễ dàng hơn
Theo đó, sự thay thế được chọn nên có khoảng cách ngắn nhất với giải pháp lý tưởng tích cực (PIS) và có khoảng cách xa nhất với giải pháp lý tưởng tiêu cực (NIS)
Trên cơ sở này, các bước thực hiện:
Giả sử có: m đối tượng để lựa chọn NCC, ký hiệu 𝑁𝐶𝐶 𝑖 ( i=1, 2, , m); n là tiêu chuẩn đánh giá, ký hiệu là 𝑇𝐶 𝑗 (j=1, 2, ,n); và k người ra quyết định, ký hiệu là
Bước 1: Xác định lựa chọn tiềm năng (𝑵𝑪𝑪 𝒊 )
Các lựa chọn ở đây chính là những NCC vật liệu cho dự án xây dựng được chọn để tiến hành đánh giá
Bước 2: Thành lập hội đồng ra quyết định (D t )
Hội đồng ra quyết định chính là những chuyên gia về lĩnh vực quản lý mua sắm dự án Hội đồng chuyên gia đánh giá lựa chọn NCC vật liệu bao gồm 3 người:
01 Phó Giám Đốc, 01 Trưởng phòng Kế Hoạch và 01 nhân viên chuyên phụ trách lựa chọn NCC vật liệu xây dựng cho dự án
Bước 3: Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá (TC j )
Hệ thống các tiêu chuẩn chính là bộ tiêu chuẩn đánh giá NCC vật liệu được tổng hợp từ các nghiên cứu trong và ngoài nước, cũng như quá trình thực tiễn làm việc tại doanh nghiệp
Bước 4: Xác định trọng số của các tiêu chuẩn (W j )
Wjt là trọng số (độ quan trọng) của tiêu chuẩn TCj được xác định bởi người ra quyết định Dt Khi đó, trọng số của tiêu chuẩn TCj (kí hiệu là Wj) được xác định như sau:
Kết quả phân tích
Như đã chỉ ra trong mục 3.3.2, phương pháp TOPSIS để đánh giá NCC vật liệu bao gồm có 7 bước Trong đó tại bước 4 (xác định trọng số của các tiêu chuẩn), thay vì lựa chọn sử dụng phương pháp trung bình cộng theo đánh giá của hội đồng ra quyết định, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp AHP để tính toán Do vậy, trong phần này, kết quả các bước đánh giá NCC được trình bày theo các bước của phương pháp TOPSIS đồng thời tích hợp kết quả của phương pháp AHP trong bước xác định trọng số của các tiêu chuẩn
3.4.1 Xác định lựa chọn các nhà cung cấp tiềm năng
Dựa vào quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, Công ty đã đưa ra các lựa chọn NCC vật liệu dự án, ngoài các NCC lâu dài cho các hạng mục dự án bên công ty thì lựa chọn NCC cho “Hạng mục: Cửa khung thép dập tôn huỳnh” là hết sức cần thiết để góp phần dự án hoàn thành được tiến độ và đạt được chất lượng yêu cầu Các NCC có thể lựa chọn là:
• Tên nhà cung cấp: Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Thế Giới Cửa Ngân Châu (NCC1)
• Tên nhà cung cấp: Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (NCC2)
• Tên nhà cung cấp: Công ty CPĐT Xây Dựng và Nội Thất An Phát (NCC3)
3.4.2 Thành lập hội đồng ra quyết định
Hội đồng chuyên gia đánh giá bao gồm 01 Phó Giám Đốc, 01 Trưởng phòng
Kế hoạch, 01 nhân viên phụ trách chuyên môn mua sắm vật liệu Đây là những người có thâm niên lâu năm trong hoạt động xây dựng, có kinh nghiệm quản lý và hiểu rõ nhất về 03 NCC được lựa chọn để đánh giá
3.4.3 Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn để đánh giá Để đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chuẩn lựa chọn NCC vật liệu cho Công ty CPĐTXDPT Đông Đô, tác giả đã tiến hành một cuộc khảo sát theo 3 bước như sau:
Bước 1: Thiết kế bảng khảo sát: tác giả đã phỏng vấn một số nhân viên chuyên môn phụ trách mua sắm dự án về việc lựa chọn NCC để xây dựng sơ bộ bảng hỏi
Bước 2: Chọn lọc và hiệu chỉnh nhóm câu hỏi dựa trên ý kiến đóng góp của các chuyên gia
Bước 3: Hiệu chỉnh và hoàn tất phiếu khảo sát, sau đó gửi bảng hỏi chính thức Phiếu khảo sát được gửi tới hội đồng chuyên gia, bao gồm Phó giám đốc, Trưởng phòng kế hoạch và Nhân viên phụ trách mua sắm dự án tại Công ty (xem Phụ lục 2)
Một phần quan trọng trong cuộc khảo sát này là đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chuẩn lựa chọn NCC Nhiều tài liệu nghiên cứu đã điều tra về các tiêu chuẩn lựa chọn NCC trong lĩnh vực sản xuất và xây dựng Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng ba tiêu chuẩn quan trọng nhất ảnh hưởng đến lựa chọn NCC vật liệu là chi phí, chất lượng và thời gian giao hàng Tuy nhiên, trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, cần phân tích các tiêu chuẩn đánh giá NCC một cách chi tiết hơn để phù hợp với yêu cầu xã hội Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, các tiêu chuẩn lựa chọn NCC đã được nghiên cứu, cải tiến và bổ sung thêm một số tiêu chuẩn mới như độ tin cậy, linh hoạt, trách nhiệm môi trường và xã hội, khả năng đáp ứng nguồn
74 hàng và chủng loại,… Thiruchelvam và Tookey (2021) đã phát triển 36 tiêu chuẩn, kế thừa từ 23 tiêu chuẩn của Dickson (1966) Kannan và Tan (2002) đã xác định 30 tiêu chuẩn được sử dụng trong lựa chọn NCC Các tiêu chuẩn này phản ánh một loạt các thuộc tính của NCC, bao gồm chi phí, chất lượng, hiệu suất giao hàng, khả năng và văn hóa Sangeetha và Anila (2016) đã sử dụng 39 tiêu chuẩn trong nghiên cứu lựa chọn NCC vật liệu cho ngành xây dựng
Dựa vào tổng hợp và phân tích kết quả các tài liệu, kết hợp với phỏng vấn hội đồng chuyên gia có quyền quyết định việc lựa chọn NCC, tác giả đã lựa chọn 7 tiêu chuẩn để nghiên cứu, bao gồm: uy tín của nhà cung cấp, chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, giá và chính sách thanh toán, chế độ bảo hành, khả năng đáp ứng nguồn hàng, và tính lâu dài và bền vững của NCC
Dựa trên bộ tiêu chuẩn đánh giá đã đề xuất, tác giả tiến hành thiết kế bảng hỏi với 07 tiêu chuẩn liên quan đến hoạt động lựa chọn NCC vật liệu Bảng hỏi sau khi được thiết kế đã được gửi tới hội đồng chuyên gia Tổ chuyên gia dựa trên bảng hỏi tiến hành đánh giá để xác định các tiêu chuẩn cần được sử dụng để đánh lựa chọn NCC và xác định trọng số của từng tiêu chuẩn
Hội đồng chuyên gia nhất trí 100% với 7 tiêu chuẩn đánh giá và nhất trí hầu hết với các tiêu chuẩn Các tiêu chuẩn được mô tả cụ thể trong bảng 2 ( Phụ lục 1) Dựa trên việc đánh giá các tiêu chuẩn này, các chuyên gia có thể đánh giá và lựa chọn NCC tốt nhất cho dự án đầu tư xây dựng của công ty
3.4.4 Xác định các trọng số các tiêu chuẩn đánh giá lựa chọn nhà cung cấp
Việc xác định trọng số tuân theo các bước của phương pháp AHP a Xây dựng ma trận so sánh các tiêu chuẩn
Dựa trên bộ tiêu chuẩn đánh giá lựa chọn NCC và các quy định về mức thang đo được trình bày ở bảng 3.1, các thành viên của hội đồng chuyên gia tiến hành đánh giá so sánh cặp đôi về tầm quan trọng của các tiêu chuẩn Kết quả đánh giá được thể hiện cụ thể trong bảng 3 (Phụ lục 1) b Xác định trọng số của các tiêu chuẩn
- Sử dụng công thức (3.1) và (3.2), ta xác định được trọng số của các tiêu chuẩn đánh giá
Bảng 3.4: Trọng số của các tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp vật liệu
Tiêu chuẩn Ký hiệu Trung bình mức độ quan trọng
1 Uy tín của NCC TC1 0.35 0.03
2 Chất lượng sản phẩm TC2 2.00 0.20
3 Thời gian giao hàng TC3 1.86 0.18
4 Giá cả và chính sách thanh toán TC4 1.81 0.18
5 Chế độ bảo hành TC5 1.17 0.12
6 Khả năng đáp ứng nguồn hàng, chủng loại
7 Tính lâu dài và bền vững của doanh nghiệp
Nguồn: Tính toán của tác giả
Kết quả cho thấy các tiêu chuẩn lựa chọn NCC đều được hội đồng chuyên gia đánh giá là có tính quan trọng Trong số đó, có ba tiêu chuẩn được xem là quan trọng nhất, bao gồm chất lượng sản phẩm (chiếm 20%), thời gian giao hàng, giá cả và chính sách thanh toán (chiếm 18%) Những tiêu chuẩn này được đánh giá là rất quan trọng vì chúng phù hợp với quan điểm của doanh nghiệp, khi họ tập trung vào lợi nhuận, đảm bảo tiến độ thi công bằng việc giao hàng đúng thời hạn, giảm chi phí và tăng uy tín cho doanh nghiệp, cũng như mong muốn mua vật liệu có chất lượng tốt Bốn tiêu chuẩn còn lại được xếp sau những tiêu chuẩn trên, nhưng cũng được đánh giá là rất quan trọng đối với nhà thầu Những tiêu chuẩn này có thể bao gồm tính lâu dài và bền vững của doanh nghiệp; chế độ bảo hành; khả năng đáp ứng nguồn hàng và chủng loại sản phẩm; uy tín của nhà cung cấp Đánh giá cao các yếu tố này giúp đảm bảo sự ổn định trong chuỗi cung cấp vật liệu và đáp ứng đầy đủ nhu cầu mua sắm của dự án
Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước ở trong nước và trên thế giới Các tiêu chuẩn cơ bản: giá cả, chất lượng và thời gian giao hàng là những tiêu chuẩn thường được sử dụng rộng rãi và có ý nghĩa quan trọng nhất Ngoài ra còn phải kể đến các tiêu chuẩn tính lâu dài và bền vững của doanh nghiệp; chế độ bảo hành; khả năng đáp ứng nguồn hàng, chủng loại; uy tin NCC Sự lựa chọn tiêu chuẩn nào còn tùy thuộc vào từng vật liệu, mục tiêu của người ra quyết định trong các trường hợp cụ thể c Kiểm tra mức độ nhất quán
Với chỉ số tiêu chuẩn là 7, tra theo bảng 3.2 thì RI = 1.32, 𝜆 𝑚𝑎𝑥 = 7.73, CI 0.12 nên CR= 0.09