LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan bài khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “ Hoàn thiện công tác quản lý dự án Sửa chữa, nâng cấp tuyến kênh tưới sau trạm bơm từ Cần Tây đi cánh đồng Côn Hà theo
Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, danh mục từ viết tắt, bảng biểu và tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý dự án
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý dự án “Sửa chữa, nâng cấp tuyến kênh tưới sau trạm bơm từ Cần Tây đi cánh đồng Côn Hà”
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án huyện Diễn Châu
Mỗi dự án đều có điểm bắt đầu và điểm kết thúc xác định Tạm thời không có nghĩa là thời gian thực hiện ngắn; nhiều dự án kéo dài hàng năm hoặc hàng chục năm Quá trình thực hiện là liên kết các hoạt động được quy định trong một khoảng thời gian nhất định về nhân lực, tài chính… được giới hạn trước khi bắt đầu dự án
Mỗi dự án nhìn chung đều có những yếu tố cơ bản sau: Thời gian, ngân sách, nguồn nhân lực, các yếu tố được phối hợp chặt chẽ trong trong trình thực hiện dự án với mục đích đạt được mục tiêu đề ra
Khái niệm dự án đầu tư xây dựng
Theo khoản 15 điều 3 Luật Đầu tư, dự án đầu tư xây dựng được định nghĩa “là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.”
Như vậy, Đầu tư xây dựng được hiểu là hoạt động sử dụng các nguồn lực nhằm tạo ra các công trình xây dựng, tài sản cố định và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội, mang lại những lợi ích kinh tế - xã hội
1.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng là sử dụng vốn và các nguồn lực để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định Dự án đầu tư xây dựng có một số đặc điểm sau:
- Tính cố định: nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm, sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng là những tài sản cố định, có chức năng tạo ra sản phẩm và dịch vụ khác cho xã hội, thường có vốn đầu tư lớn, do nhiều người, thậm chí do nhiều cơ quan, đơn vị cùng tạo ra
- Tính duy nhất: Sản phẩm dự án là công trình xây dựng duy nhất và không sản xuất hàng loạt, được thực hiện trong thời gian, không gian, điều kiện khác nhau
- Bị ràng buộc bởi các nguồn lực như: chi phí, thời gian, nhân công, vật tư thiết bị, công nghệ kỹ thuật…
- Tiềm ẩn rủi ro cao do một số dự án có nguồn vốn lớn kèm theo thời gian thi công kéo dài
- Thời gian sử dụng kéo dài và chất lượng của công trình có tính ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội: Dự án đầu tư xây dựng cơ bản có thời gian sử dụng lâu dài, chất lượng của sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của các ngành khác
1.1.3 Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng bao gồm 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc và đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng
Hình 1.1 Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nguồn: Luật xây dựng Điều 4 Nghị định 15/2021 NĐ-CP dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có): Công tác chuẩn bị mặt bằng cần phải đúng thiết kế, phù hợp với các quy định hiện hành
- Khảo sát xây dựng: Hoạt động thị sát, đo vẽ, thăm dò, thu thập, phân tích, nghiên cứu và đánh giá tổng hợp điều kiện thiên nhiên của vùng, địa điểm xây dựng về địa hình, địa mạo, địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình, các quá trình và hiện tượng địa chất vật lý, khí tượng thủy văn, hiện trạng công trình để lập các giải pháp đúng đắn về kỹ thuật và hợp lý nhất về kinh tế khi thiết kế, xây dựng công trình
- Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng: Dựa vào quy mô, tính chất của dự án xem xét sự phù hợp của thiết kế đối với yêu cầu dự án Sau khi thiết kế đã hoàn thành, CĐT tổ chức thẩm định và gửi lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
- Lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng: Chọn nhà thầu có đủ khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ theo như giá dự thầu, đáp ứng yêu cầu dự án Sau đó, tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu
- Thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng: Thực hiện quá trình thi công và giám sát đảm bảo tuân thủ kế hoạch và tiêu chuẩn xây dựng
- Vận hành, chạy thử: Kiểm tra và thử nghiệm hoạt động của công trình để đảm bảo sự vận hành ổn định
Giai đoạn kết thúc và đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN
Cơ sở lý luận về quản lý dự án
1.2.1 Khái niệm quản lý dự án
Quản lý dự án là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra
Theo PMBOK phiên bản 6, quản lý dự án được định nghĩa là “việc áp dụng kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động của dự án để đáp ứng mục tiêu đề ra, yêu cầu của dự án Quản lý dự án được thực hiện thông qua ứng dụng thích hợp và tích hợp của quy trình quản lý dự án được xác định cho dự án Quản lý dự án cho phép các tổ chức thực hiện các dự án có hiệu suất và hiệu quả.”
Theo nghị định 15/2021/NĐ-CP, công tác quản lý dự án được quy định như sau “
Quản lý dự án đầu tư xây dựng, gồm: lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế xây dựng; khảo sát xây dựng; cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng; xây dựng công trình đặc thù và thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài; quản lý năng lực hoạt động xây dựng; hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng.”
Quản lý dự án đầu tư xây dựng (ĐTXD) gắn liền với chu trình dự án bao gồm các giai đoạn: chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và vận hành dự án sau khi hoàn thành đến lúc dừng hoạt động Như vậy, quản lý dự án ĐTXD là tập hợp những biện pháp quản lý như điều phối, kiểm tra, đánh giá… trong giai đoạn thực hiện dự án nhằm đạt được mục tiêu đề ra
1.2.2 Vai trò của quản lý dự án đầu tư xây dựng
Quản lý dự án có vai trò quan trọng đối với dự án đầu tư xây dựng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và tiến độ dự án Sau đây là một số vai trò của quản lý dự án đầu tư xây dựng Đối với chủ đầu tư:
- Kiểm tra tiến độ hoàn thành các giai kế hoạch, thiết kế công trình theo đúng tiến độ, kế hoạch được phê duyệt
- Đánh giá tình trạng và quá trình thực hiện dự án để đảm bảo theo quy trình và kế hoạch
- Đánh giá những thay đổi liên quan tới quá trình thiết kế thi công, mua sắm vật tư, quá trình thi công, trang thiết bị bảo hộ, nghiêm túc thực hiện bảo vệ môi trường và phòng chống chữa cháy
- Đánh giá tổng quát chất lượng dự án Đối với Ban quản lý dự án:
- Kiểm tra, báo cáo công việc về tiến độ, nhân lực và thiết bị cho chủ đầu tư nắm rõ
- Giám sát thi công, đảm bảo thi công đúng thiết kế và đảm bảo an toàn lao động
- Giám sát, kiểm tra chất lượng cũng như số lượng nguyên vật liệu đầu vào công trình xây dựng
- Phát hiện, báo cáo, xử lý các vi phạm ảnh hưởng tới chất lượng, tiến độ dự án và đưa ra các biện pháp khắc phục
- Giải quyết và làm giảm tác động rủi ro trong quá trình thi công và đưa dự án vào vận hành.
Nội dung quản lý dự án theo lĩnh vực kiến thức theo khung PMBOK phiên bản
Hướng dẫn Khung kiến thức Quản lý dự án - A Guide to the Project Management Body of Knowledge, hoặc viết tắt là PMBOK,được phát hành bởi Viện quản lý dự án Hoa Kỳ (PMI) là tài liệu được công nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp kiến thức về quản lý dự án chuyên nghiệp Cuốn sách hướng dẫn kiến thức đầu tiên được công bố vào năm 1987 và sau nhiều lần xuất bản, PMBOK phiên bản thứ 6 của PMI chính thức có hiệu lực vào năm 2018 Theo PMBOK phiên bản 6, quá trình quản lý dự án chia làm
10 nhóm lĩnh vực kiến thức
1.3.1 Quản lý tích hợp dự án
Quản lý tích hợp bao gồm các quy trình, hành động để xác định, điều phối các hoạt động quản lý dự án tạo cơ sở để lên kế hoạch quản lý dự án, giúp nhà quản lý trong quá trình giám sát, quản lý dự án
Hình 1.2 Quy trình quản lý dự án tích hợp
- Xây dựng điều lệ dự án: Quy trình phát triển một tài liệu để công bố chính thức về sự tồn tại của dự án và quy định cho người quản lý dự án có quyền sử dụng nguồn lực của tổ chức cho các hoạt động của dự án Quy trình này là sự khởi đầu được xác định của dự án và ranh giới của dự án, tạo nên một hồ sơ chính thức của dự án
- Xây dựng kế hoạch quản lý dự án: Quy trình xác định, chuẩn bị và tích hợp tất cả các lĩnh vực quản lý thành một kế hoạch hoàn chỉnh và cung cấp cơ sở cho các công việc của dự án
- Chỉ đạo và quản lý công việc: Quy trình quản lý và điều phối con người, thực hiện công việc, các thay đổi đã được phê duyệt để đạt được mục tiêu dự án
- Quản lý tri thức dự án: Quy trình sử dụng và khai thác nguồn tri thức hiện có, tạo ra tri thức mới để đạt được các mục tiêu của dự án
- Giám sát và Kiểm soát công việc dự án: Quy trình theo dõi, giám sát và báo cáo về tổng thể dự án để đáp ứng mục tiêu nêu trong kế hoạch quản lý dự án
- Thực hiện Kiểm soát thay đổi tích hợp: Quy trình xem xét tất cả những yêu cầu thay đổi liên quan đến giao phẩm, quy trình tổ chức, kế hoạch, tài liệu dự án và phê duyệt hoặc từ chối các yêu cầu đó
- Đóng dự án hoặc giai đoạn dự án: Quy trình hoàn thiện tất cả các hoạt động của quy trình quản lý và chính thức đóng dự án hoặc giai đoạn dự án
1.3.2 Quản lý phạm vi dự án
Phạm vi dự án là giới hạn công việc cần được thực hiện để hoàn thành dự án bao gồm các nhiệm vụ, công việc, sản phẩm, dịch vụ và kết quả cụ thể mà dự án đạt được Quản lý phạm vi dự án là một phần không thể thiếu trong quy trình quản lý dự án
Hình 1.3 Quy trình quản lý phạm vi dự án
- Kế hoạch quản lý phạm vi: Tạo ra bản kế hoạch quản lý phạm vi dự án trong đó xác định phạm vi dự án và kiểm soát như thế nào
- Thu thập các yêu cầu: Quy trình xác định, lập thành văn bản và quản lý nhu cầu của các bên liên quan và các yêu cầu để đáp ứng các mục tiêu của dự án
- Xác định phạm vi: Quy trình phát triển một bản mô tả chi tiết về những yêu cầu thuộc phạm vi dự án và những yêu cầu nằm ngoài phạm vi dự án
- Tạo cấu trúc phân chia công việc (Work Breakdown Structure): Quy trình chia nhỏ giao phẩm và công việc dự án thành những phần có thể quản lý được
- Xác nhận phạm vi: Quy trình chính thức nghiệm thu sản phẩm bàn giao đã hoàn thành của dự án
- Kiểm soát phạm vi: Quy trình theo dõi trạng thái của dự án, phạm vi sản phẩm và duy trì đường cơ sở phạm vi
1.3.3 Quản lý tiến độ dự án
Quản lý tiến độ dự án là quá trình giám sát, thiết lập các quy trình quản lý thời gian và phân bổ nguồn lực Công việc này giúp cho người quản lý nắm rõ tiến độ thực hiện mọi hoạt động, đầu việc của dự án, từ đó điều chỉnh triển khai và hoàn thiện dự án theo thời hạn đã định
Nhóm quy trình Lập kế hoạch
Hình 1.4 Quy trình quản lý tiến độ
- Kế hoạch quản lý tiến độ: Quy trình thiết lập các chính sách, thủ tục, tài liệu cho lập kế hoạch, phát triển, quản lý, thực hiện và kiểm soát tiến độ
- Xác định công việc: Quy trình xác định và lưu trữ các hành động cụ thể được thực hiện để tạo ra các giao phẩm
- Sắp xếp các hoạt động: Quy trình xác định và lưu trữ các mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án
- Ước tính thời gian hoạt động: Quy trình ước tính thời gian cần thiết để hoàn thành hạng mục công việc các với nguồn lực dự tính
Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư
- Cơ chế quản lý: Các dự án khi lập, phê duyệt, thẩm định, tổ chức thực hiện, quyết toán… phải được phê duyệt đúng theo hệ thống văn bản hướng dẫn, văn bản pháp luật liên quan đến ĐTXD Cập nhật thông tin liên tục và kết hợp với kinh nghiệm tích lũy qua thời gian để đưa ra quyết định phù hợp
Nhóm quy trình Lập kế hoạch
- Công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng: Để dự án đầu tư phát huy hiệu quả thì việc lập quy hoạch, kế hoạch phải dựa trên chiến lược phát triển, mục đích của DA ĐTXD để làm cơ sở phát triển dự án Bên cạnh đó, công tác GPMB của mỗi dự án là khác nhau và có sự liên quan trực tiếp đến các bên tham gia Công tác GPMB còn là khâu đầu tiên trong thi công dự án nên ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ dự án
- Công cụ QLDA, các trang thiết bị công nghệ - kỹ thuật: Các công cụ quản lý dự án sẽ giúp quá trình QLDA tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo công việc diễn ra chính xác và thống nhất Các công cụ như: sơ đồ Gantt, Sơ đồ PERT/CPM, WBS, Phần mềm quản lý dự án…giúp quản lý phát huy tối đa, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý dự án
- Đặc điểm, quy mô dự án: Sản phẩm xây dựng là công trình có vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng và sử dụng lâu dài Ngoài ra còn có những dự án quy mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp nên công tác quản lý cần được thực hiện ngay từ bước quy hoạch, lập dự án để đảm bảo chất lượng công trình và phải có sự tham gia của nhiều bên, đó là sự quản lý của Nhà nước, của chủ đầu tư và cả của nhà thầu
- Điều kiện tự nhiên: Do đặc điểm dự án ĐTXD gắn liền với đất nên điều kiện địa lý, khí hậu, địa chất nơi địa điểm xây dựng công trình ảnh hưởng lớn đến hoạt động QLDA như: thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, bão, sạt lở, lũ quét, địa chất thủy văn… làm cho thi công không đúng tiến độ, đồng thời làm hư hại công trình trong thời gian thi công, kèm theo công tác khắc phục hậu quả làm kéo dài tiến độ, ảnh hưởng chất lượng dự án
- Môi trường kinh tế - xã hội: Mỗi dự án ĐTXD chịu ảnh hưởng lớn về vốn Khi kinh tế ổn định và tăng trưởng tốt thì nguồn lực dồi dào, vốn đầu tư được đảm bảo Ngược lại, kinh tế lạm phát, mất ổn định thì ảnh hưởng giá cả, lãi suất… vốn đầu tư cắt giảm, giải ngân chậm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý Ngoài ra, môi trường xã hội như văn hóa, trình độ lao động, thói quen sinh hoạt…cũng là yếu tố ảnh hưởng đến dự án
- Môi trường pháp luật và chính sách của nhà nước: Hệ thống cơ chế chính
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Ở chương 1, tác giả hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết liên quan đến lĩnh vực quản lý dự án đầu tư Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích 10 lĩnh vực kiến thức trong quản lý dự án dựa trên PMBOK phiên bản 6, bao gồm: Quy trình quản lý tích hợp dự án; Quy trình quản lý phạm vi dự án; Quy trình quản lý tiến độ dự án; Quy trình quản lý chi phí dự án; Quy trình quản lý chất lượng dự án; Quy trình quản lý nguồn lực dự án; Quy trình quản lý truyền thông dự án; Quy trình quản lý rủi ro dự án; Quy trình quản lý hoạt động mua sắm dự án; Quy trình quản lý các bên liên quan dự án
10 lĩnh vực kiến thức quản lý dự án theo PMBOK cung cấp cái nhìn tổng quan hơn về lĩnh vực quản lý dự án Không chỉ dừng lại ở đó, chương 1 còn cung cấp thêm thông tin về vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án ĐTXD làm tiền đề để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý dự án tại Ban QLDA ĐTXD huyện Diễn Châu tại chương 2
Vị trí địa lý: Huyện Diễn Châu cách Hà Nội 260km về phía Nam, cách TP Vinh
40km về phía Bắc; Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lưu, phía Nam giáp huyện Nghi Lộc, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Thành, phía Đông giáp biển Đông Diễn Châu có địa hình đồng bằng ven biển, gồm 01 thị trấn và 37 xã; trong đó có 1 xã miền núi, 3 xã vùng bán sơn, 8 xã vùng biển, số còn lại là các xã vùng lúa và vùng màu
Diễn Châu có 25 km bờ biển tạo thành hình cánh cung lõm - Vịnh Diễn Châu Thiên nhiên ban tặng cho Diễn Châu nhiều cảnh quan đẹp, thềm lục địa bằng phẳng, biển giàu hải sản tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế
Về giao thông, Diễn Châu có Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam, là điểm khởi đầu của quốc lộ 7 nối với các huyện miền Tây và nước Bạn Lào, tuyến cao tốc Diễn Châu - Nghi Sơn (Thanh Hóa) bên cạnh còn có cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt ( Hưng Nguyên) đang trong giai đoạn hoàn thành Về đường thủy, có tuyến kênh nhà Lê nối liền với Sông Cấm, Sông bùng chảy qua 10 xã đổ ra biển
Diện tích tự nhiên: 30.492,36 ha
Khí hậu thủy văn: Khí hậu Diễn Châu chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng và mùa lạnh Mùa nóng từ tháng 5 - tháng 10, mùa này có các đợt gió Tây Nam khô nóng Mùa lạnh từ tháng 11 - tháng 4 kèm theo mưa phùn Địa hình: Chia làm 3 dạng: Vùng đồi núi, đồng bằng và đất cát ven biển Nhìn chung vùng đồi núi thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp Đặc điểm kinh tế - xã hội
Năm 2023, Diễn Châu là một trong những huyện có nền kinh tế phát triển nhất của tỉnh Nghệ An Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của huyện ước đạt 3.241 tỷ đồng, công nghiệp ước đạt 3.107 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch, tăng 8,8% so với năm 2022 Giá trị sản xuất ngành dịch vụ ước đạt 6.010 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2022
Thuận lợi và thách thức
Theo Quyết định số 4633/QĐ-UBND, UBND tỉnh Nghệ An ban hành nhiệm vụ quy hoạch vùng Diễn Châu, Tỉnh nghệ An giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm định hướng phát triển thống nhất về không gian, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội gắn liền phát triển chung của vùng duyên hải tỉnh Nghệ An Diễn Châu hiện đang được các Cấp, các Ngành đánh giá cao trên nhiều lĩnh vực; đòi hỏi cần có sự quy hoạch lại về việc phân bổ các nguồn lực Bên cạnh đó, Diễn Châu gặp một số hạn chế về điều kiện khí hậu như: nằng nóng, bão lũ, sạt lở đất… Do vậy, việc chú trọng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng rất quan trọng nhằm đảm bảo mang lại hiệu quả cho nền kinh tế - xã hội huyện Diễn Châu nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung
Tên cơ quan: Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An Tên viết tắt: Ban QLDA ĐTXD huyện Diễn Châu
TK giao dịch tại Kho bạc nhà nước: 3731.0.3023404.00000
TK giao dịch tại Ngân hàng nhà nước: 3605201003441 Địa chỉ: Khối 3, thị trấn Diễn Châu, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Ban quản lý dự án huyện Diễn Châu được thành lập theo quyết định số 2522/QĐ- UBND vào ngày 8/11/2014 và chịu sự quản lý của UBND huyện Diễn Châu a, Mô hình tổ chức
Đánh giá công tác quản lý dự án theo khung PMBOK phiên bản 6
2.3.1 Khung đánh giá và nguồn số liệu
PMBOK phiên bản 6 được các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý dự án đúc rút lại từ kinh nghiệm thực tế để tạo nên khung lý thuyết , dữ liệu và kiến thức cốt lõi của công tác quản lý dự án Trong khóa luận, tác giả sử dụng PMBOK phiên bản 6 làm tiêu chuẩn đánh quá quá trình quản lý dự án “Sửa chữa, nâng cấp tuyến kênh tưới sau trạm bơm từ Cần Tây đi cánh đồng Côn Hà” tại Ban QLDA ĐTXD huyện Diễn Châu Để phục vụ cho quá trình đánh giá, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát để lấy ý kiến của các thành viên Đối tượng khảo sát: CBNV từng phòng ban thuộc Ban QLDA ĐTXD huyện Diễn Châu và hai nhà thầu thi công dự án: Công ty Liên danh TNHH Hương La – CTCP xây dựng thương mại Việt Phát; nhà thầu tư vấn khảo sát, lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật và giám sát thi công: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Nghệ An 36
Thời gian làm khảo sát: từ 15/04/2024 đến 17/04/2024 Địa điểm khảo sát: Ban QLDA ĐTXD huyện Diễn Châu, Công ty Liên danh TNHH Hương La – CTCP xây dựng thương mại Việt Phát và Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Nghệ An 36
Tổng số phiếu khảo sát: 76 phiếu
Tổng số phiếu thu về hợp lệ: 72 phiếu (đạt tỷ lệ 94,73%)
Bảng 2.14 Đánh giá tỷ lệ thành viên tham gia khảo sát theo độ tuổi Độ tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Nguồn: Theo khảo sát của tác giả
Tên phòng ban Số lượng
Ban QLDA ĐTXD huyện Diễn Châu 24 35,29
Công ty liên danh TNHH Hương La - CTCP xây dựng thương mại Việt Phát
Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Nghệ An 36 12 17,65
Nguồn: Theo khảo sát của tác giả
Kết quả đánh giá tỷ lệ thành viên tham gia khảo sát theo từng đơn vị được thể hiện qua bảng 2.15 cho thấy: Công ty liên danh TNHH Hương La - CTCP xây dựng thương mại Việt Phát có số thành viên tham gia khảo sát chiếm gần 1/2 (cụ thể 47,06%), do số lượng thành viên ở công ty lớn, vì vậy số thành viên tham gia khảo sát cũng chiếm tỷ lệ cao Sau đó là Ban QLDA ĐTXD huyện Diễn Châu (35,29%), cuối cùng là Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Nghệ An 36 (chỉ chiếm 17,65%)
Bảng 2.16 Nội dung cần cải thiện trong mỗi lĩnh vực quản lý
Tên lĩnh vực Số lượng (đánh giá) Tỷ lệ(%)
Quản lý phạm vi dự án 3 4,41
Quản lý tiến độ dự án 8 11,76
Quản lý chi phí dự án 14 20,59
Quản lý chất lượng dự án 7 10,29
Quản lý nguồn lực dự án 7 10,29
Quản lý rủi ro dự án 10 14,71
Tên lĩnh vực Số lượng (đánh giá) Tỷ lệ(%)
Quản lý truyền thông và các bên liên quan 8 11,76
Nguồn: Theo khảo sát của tác giả
2.3.2 Đánh giá công tác quản lý dự án theo từng lĩnh vực kiến thức theo khung PMBOK phiên bản 6
Quản lý phạm vi dự án
Quá trình lập kế hoạch quản lý phạm vi dự án “Sửa chữa, nâng cấp tuyến kênh tưới sau trạm bơm từ Cần Tây đi cánh đồng Côn Hà” đã mô tả được quy trình, cách xác định và kiểm soát các hoạt động của dự án Ban QLDA cũng xác định các ràng buộc, giả định của dự án như thời gian, chi phí, nhân công…Quy trình quản lý phạm vi được đánh giá tác động nhiều đến dự án chiếm 46% và tỷ lệ lựa chọn cần cải thiện thấp nhất chỉ chiếm 4,41%
Tuy nhiên, quá trình xác định phạm vi dự án chỉ mới dừng lại ở bước mô tả chi tiết chứ chưa chia nhỏ giao phẩm và công việc dự án thành những phần nhỏ - lập WBS để thuận lợi cho việc quản lý
Quản lý tiến độ dự án
- Tiến độ theo hợp đồng 12 tháng (Thực tế thi công 4 tháng)
Quy trình quản lý tiến độ được đánh giá tác động nhiều đến dự án chiếm 20% Các bước triển khai dự án cơ bản đúng quy trình, dự án hoàn thành trước thời hạn đề ra Trong quá trình lên kế hoạch và quản lý thi công, Ban quản lý đã thực hiện tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và giám sát thi công đảm bảo đúng thiết kế kỹ thuật, an toàn lao động, vệ sinh môi trường… Bên cạnh đó, công tác tổ chức thẩm định, phê duyệt chi tiết các gói thầu, bổ sung và xử lý các phát sinh trong quá trình xây dựng cũng được Ban quản lý thực hiện sát sao
Công tác quản lý tiến độ hiện chưa được kết hợp các công cụ như Gantt Chart, và tỷ lệ lựa chọn cần cải thiện để đáp ứng yêu cầu cấp thiết của quá trình quản lý chiếm tỷ lệ cao nhất (20,59%) Quy trình quản lý chi phí dự án khá được chú trọng, chi phí được ước tính chi tiết, cụ thể từng khoản mục dựa theo các quyết định, thông tư được ban hành về sơ bộ tổng mức đầu tư, định mức đầu tư, giá gói thầu, chi phí quản lý dự án, chi phí dự phòng…
Dù chi phí được quản lý chặt chẽ nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại hao phí gây lãng phí nguồn vốn Do vậy, cần nâng cao công tác kiểm soát chi phí dự án, theo dõi hiện trạng công trình để cập nhật những thay đổi và điều chỉnh sao cho phù hợp Công tác quản lý chi phí được Ban quản lý lên kế hoạch và ước tính một cách chi tiết theo đúng quy định, tuy nhiên vẫn còn một số điểm thiếu tính chính xác do sử dụng số liệu tham khảo của các dự án tương tự trong năm
Quản lý chất lượng dự án
Quy trình quản lý chất lượng được đánh giá tác động rất lớn đến dự án chiếm 37% nhưng tỷ lệ lựa chọn cần cải thiện chỉ chiếm 10,29% Qua số liệu có thấy thấy công tác quản lý chất lượng tại Ban quản lý đã được chú trọng, phần nào đáp ứng yêu cầu đề ra Áp dụng theo khung PMBOK phiên bản 6, Ban QLDA đã thực hiện tốt công tác lên kế hoạch về chất lượng sản phẩm, đưa ra yêu cầu về tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu, chất lượng vật liệu xây dựng, thi công và giám sát, phòng và chống cháy, vệ sinh môi trường, an toàn lao động, giám sát chất lượng… Các kế hoạch, yêu cầu về chất lượng đều được dựa trên các chính sách, quy định hiện hành và các mục tiêu dự án đề ra, như:
- Lập sổ nhật ký thi công ghi chép từng hạng mục công việc về thời gian bắt đầu, hoàn thành và mọi diễn biến trong quá trình xây dựng, báo cáo nghiệm thu sau khi chuyển tiếp mỗi hạng mục theo đúng quy trình
- Tổ chức hệ thống đảm bảo chất lượng công trình để quản lý chất lượng công trình trong quá trình thi công và sẵn sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thi công xây dựng
Quản lý nguồn lực dự án
Công tác quản lý nguồn lực được thể hiện rõ trong đánh giá khả sát cho thấy nhu cầu cần cải thiện quản lý nguồn lực dự án không quá cao, phương án công tác quản lý cơ bản đáp ứng yêu cầu chiếm 10,29% ngang bằng với tỷ lệ lựa chọn lĩnh vực quản lý chất lượng Quá trình quản lý nguồn lực dự án được thực hiện tương đối tốt, phân chia công việc theo chuyên môn của từng phòng ban và theo năng lực, kinh nghiệm của từng thành viên
Ban quản lý đã thường xuyên theo dõi công tác chia nhóm nhân công, số lượng vật liệu của nhà thầu trong quá trình xây dựng Tuy nhiên, quá trình thi công và giám sát còn phụ thuộc vào nhà thầu khá nhiều nên Ban QLDA cần tăng cường hợp tác, trao đổi để nắm bắt tình hình sử dụng nguồn lực đã thực sự hợp lý chưa, đánh giá hiệu suất làm việc và nhanh chóng giải quyết các vấn đề ảnh hưởng Bên cạnh đó, cần tiếp tục nâng cao công tác kiểm soát để đảm bảo nguồn lực được phân bố luôn sẵn sàng, không để xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu nhân lực
Quản lý rủi ro dự án
Tỷ lệ đánh giá cần hoàn thiện của công tác quản lý rủi ro chiếm 14,71% cho thấy Ban quản lý đã phần nào đáp ứng yêu cầu đề ra về lĩnh vực này Trong quá trình lập kế hoạch và thi công dự án, Ban quản lý đã thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình quản lý rủi ro từ công tác lên kế hoạch nhận diện rủi ro, cập nhật thường xuyên trong suốt vòng đời của dự án về các khía cạnh như: rủi ro kinh tế, rủi ro kỹ thuật, rủi ro môi trường…đến thực hiện đánh giá rủi ro định tính, phân tích tác động và lập kế hoạch và hành động ứng phó rủi ro trong suốt vòng đời dự án
Theo khảo sát, công tác quản lý hoạt động lựa chọn nhà thầu của Ban QLDA có tác động lớn đến dự án với tỷ lệ lực chọn tác động rất lớn đến dự án là 42% và tỷ lệ cần cải thiện chiếm 16,18%
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QLDA ĐTXD HUYỆN DIỄN CHÂU
Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án huyện Diễn Châu
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tiến độ dự án
Trong quá trình thực hiện dự án, tiến độ dự án có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố như: thời gian thẩm định để phê duyệt dự án, thủ tục hành chính tại địa phương, rủi ro phát sinh… nên việc quản lý tiến độ dự án là cần thiết Một số đề xuất giải pháp quản lý tiến độ:
- Quá trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án cần được tiến hành nhanh gọn, có sự phối hợp của các ngành liên quan để phân tích dự án một cách khách quan nhất để lựa
- Công tác GPMB cần tìm hiểu kỹ về địa chất, tình trạng sử dụng đất của người dân từ đó đưa ra mức đền bù hợp lý
- Theo dõi sát sao tiến độ thi công của nhà thầu theo hợp đồng, báo cáo thường xuyên theo đúng quy định Trong trường hợp có sai phạm, chậm tiến độ cần tìm hiểu nguyên nhân và ngay lập tức đưa ra biện pháp thỏa đáng nhằm giảm tối đa tác động đến tiến độ
- Quản lý vốn song song với tiến độ dự án, tránh tình trạng dự án phải tạm dừng do thiếu vốn chưa được giải ngân Lên kế hoạch vốn và các phương pháp huy động vốn trong suốt dự án
- Tối ưu thiết kế thi công, kết hợp với máy móc thiết bị hiện đại giúp tăng năng suất công việc và đẩy nhanh tiến độ
Giai đoạn nghiệm thu và đưa vào sử dụng:
- Tổ chức họp với các bên liên quan để kịp thời chấn chỉnh tiến độ dự án, nghiệm thu và bàn giao ngay khi công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng, đồng thời lập kế hoạch thanh, quyết toán hợp đồng cho nhà thầu
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi phí dự án
Công tác quản lý chi phí luôn được các nhà quản lý chú trọng, trong đó có hai nội dung cần quan tâm đặc biệt là kiểm soát vốn và tốc độ giải ngân Để làm được điều này, cần hoàn thiện công tác lập dự toán công trình:
- Lập dự toán công trình áp dụng đơn giá, định mức theo đúng quy định Nhà nước, theo sát giá cả thị trường hạn chế lấy số liệu từ những dự án trước để tránh chênh lệch
Dự toán thẩm định cần thống kê đúng theo thiết kế thi công Sử dụng các kỹ thuật như đo lường hiệu suất, kết hợp với các dự báo để xác định được giá trị ngân sách của dự án nhằm đánh giá và đưa ra những sửa đổi giúp giảm thiểu sai lệch
- Lập kế hoạch nguồn vốn chi tiết đầu tư hàng năm theo đúng quy định ban hành, đảm bảo các dự án có đầy đủ thủ tục đầu tư, xem xét cơ cấu vốn của từng dự án, tránh đầu tư dàn trải
- Giám sát chặt chẽ các khâu trong công tác thanh toán vốn đầu tư giữa Ban QLDA và UBND huyện để ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm trong công tác quản lý chi phí
- Phân bố nguồn vốn ĐTXD một cách hợp lý, lên kế hoạch sắp xếp thứ tự thực hiện các dự án, tập trung vào những dự án quan trọng, cấp thiết có tính chất ưu tiên và hoàn thành dứt điểm các dự án hạn chế để tồn đọng qua năm khác để đưa vào khai thác sử dụng Có thể giãn tiến độ của những dự án có quy mô nhỏ hoặc mang lại lợi ích kinh tế - xã hội thấp để đảm bảo nguồn vốn
- Đẩy nhanh tiến độ thanh tra, kiểm tra để phê duyệt quyết toán, chủ động tập hợp hồ sơ từ các khâu trước đó, làm rõ điều khoản thanh toán có trong hợp đồng… để rút ngắn quy trình thẩm định quyết toán Ngoài ra cần cập nhật thường xuyên các tiêu chuẩn, quy định về đơn giá, định mức trong thanh, quyết toán công trình để áp dụng cho đúng quy định
3.2.3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng dự án
Chất lượng dự án được hình thành từ những khâu lên kế hoạch khảo sát, thiết kế và trong xuyên suốt quá trình thực hiện dự án cho đến lúc nghiệm thu, bàn giao Do vậy, công tác quản lý chất lượng cần được thực hiện một cách khách quan, liên tục, hoàn thiện quy trình nhằm đảm bảo yêu cầu đề ra của án:
- Bản vẽ thiết kế thi công - kỹ thuật phải được thiết kế, phê duyệt và thẩm định bởi những cán bộ đầy đủ yêu cầu về chuyên môn, kinh nghiệm và các Ban, Ngành liên quan có thẩm quyền để đảm bảo mục tiêu đề ra của dự án
- Lựa chọn nhà tư vấn có năng lực, đảm bảo cạnh tranh công bằng, minh bạch và nhiệm cho cán bộ nhân viên làm công tác quản lý, tăng cường phối hợp đơn vị thi công để hướng dẫn, kiểm tra và giám sát hoạt động theo đúng quy định nhà nước Tuyệt đối không bao che, xử lý nhẹ tay với các trường hợp sai phạm gây ảnh hưởng tới chất lượng dự án