1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển Đông Đô

73 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRUONG ĐẠI HOC KINH TE QUOC DAN

CHUONG TRINH DAO TAO VAN BANG 2 CHINH QUY

DE TAI: PHAN TICH TINH HINH TAI CHINH

CONG TY CO PHAN DAU TU XAY DUNG PHAT TRIEN DONG DO

Sinh vién: Nguyén Truong Xuan

Chuyén nganh: Tai chinh doanh nghiép

Lớp: TCDN K26A VB2CQ

Mã số SV: 12140373

Gido vién huéng dan: ThS Dang Ngoc Bién

HA NOI - 2020

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1

1.1 Khái quát chung về phân tích tài chính doanh nghiệp - 5-5255 cxsccxcee 11.1.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp - 2-5 5xe2zEecxeerxerxeerxerreerxeee 11.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp - 2-5 ©5ccccccreerxcee 1

1.1.3 Cơ sở dữ liệu phân tích tài chính doanh nghiệp 5 55 55+ Sssveserseeses 1

1.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp sử dụng trong chuyên đề 41.2.1 Phương pháp phân tích tý SỐ 2-5 -2SSEE E2 E2 1211221.211112211 21.111 4

1.2.2 Phương pháp so sánh .- - G1 TH HH TH TH HH HH 5

1.4 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp trong chuyên đề 7

1.4.1 Phân tích tình hình tài sản — nguồn vốn của DN - ¿ ¿-c5cccccccxesree 7

1.4.2 Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh -22- 52 555+cccccxesrve 9

1.4.2.1 Phân tích khả năng thanh fOÁH - - + 3E nh Hàng 91.4.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sảH eeĂSSSeeessereeseee 111.4.2.3 Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng Simh ÏỜI - «sSSsSS+ SE sekEeEseeeersersexee 12

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CONG TY CO PHAN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG PHAT TRIEN DONG DO (DDIC) 55c 2t 2terettrrrrrtrrrrrirrrrerrrke 14

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển

2101100 8886 ố ố ẻằ - 14

2.1.1 Giới thiệu thông tin chung về Công ty - + 52©++S+xrvrxeerxeerrerrrxrrrrrrrke 142.1.2 Lịch sử hình thành và phát triễn -2 22-222 22+xeEExrEExterkeerrrerrrrrrrrrree 152.1.3 Cơ cầu bộ máy quản lý và chức năng các bộ phận -. - +5: 152.1.4 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty -5+ 18

2.2 Thực trạng tinh hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dau tư Xây dựng Phát triển Đông

DO (DDIC) 0 d4đA445Ẽ 21

2.2.1 Phân tích tinh hình biến động tài sản-nguồn vốn - 2-55 cccccsecreerxcee 21

2.2.2 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh -: 2-©csc©cxccc+s 31

2.2.3 Phân tích khả năng thanh toán của DN «nhi 34

CHƯƠNG 3: MỘT SO GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

CO PHAN DAU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIEN DONG DO (DDIC) 5: 413.1 Đánh giá tinh hình tài chính tai Công ty DDIC 5 55 S25 seeererrsersrsee 41

3.2 Mục tiêu trong những năm TỐ Ï - - G5 + +11 nh nh nh HH rưệt 45

3.3 Một số giải pháp nâng cao an toàn tài chính tại Công ty DDIC 46

3.3.1 Quản trị các khoản phải fhú s5 5s x19 191 vn nh ng ng, 46

3.3.2 Quản lý và làm giảm tỷ lệ nợ trong nguồn vốn - ¿25+ cccccsccreerxcee 51

Trang 3

3.3.3 Kiếm soát chi phí quản lý doanh nghiệp ¿25ec©se+xesrxesree 52

3.3.4 Áp dụng chính sách phù hợp để quan lý tài san — nguồn vốn của Công ty 54

3.3.5 Một số giải pháp khác -:22- 2s 2x2 S221 2112E1 crrrkrrrie 56415600020575 HAH 60

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và làm chuyên đề thực tập tại trường Đại Kinh tế quốc dân, tôi đã được sự giảng dạy và hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo.

Tôi xin trân trọng cam ơn ThS.Dang Ngọc Biên, người đã tận tinh, chu đáo hướng

dẫn tôi trong suốt quá trình tôi học tập, nghiên cứu dé tôi hoàn thành chuyên đề.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả những thầy cô giáo đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt khóa học Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám đốc và Phòng Tài chính -Kế toán Công ty Cé phan Dau tư Xây dựng Phát triển Đông Đô đã giúp đỡ và hỗ trợ tôi rất nhiều dé hoàn thành chuyên đề.

Do thời gian thực hiện chuyên đề có hạn nên khó tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong nhận được những góp ý từ những nhà chuyên môn dé tiếp tục bổ sung và

hoàn thiện chuyên đê hơn nữa.

Tôi xin chân thành cảm on!

Sinh viên

Nguyễn Trường Xuân

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên dé thực tập này là do tôi tự thu thập, trích dẫn, tuyệt đối không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào.

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2020

Tác giả chuyên đề thực tập

Nguyễn Trường Xuân

Trang 6

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Bảng cân đối kế toán BCDKT

Báo cáo kết quả kinh doanh BCKQKD Báo cáo lưu chuyền tiên tệ BCLCTT

Báo cáo tài chính BCTC

Tý suất sinh lời của tài sản ROA Ty suất sinh lời của vôn chủ sở hữu ROE Ty suất sinh lời của doanh thu ROS

Xây dựng cơ bản XDCB

Đại hội đồng cô đông ĐHĐCĐ

Tài chính doanh nghiệp TCDN

Thuế thu nhập doanh nghiệp TNDN Cấu trúc tài chính CTTC Hàng tồn kho HTK Dau tu tai chinh DTTC

San xuat kinh doanh SXKD

Trang 7

DANH MỤC CAC BANG BIEU

Nội dung bang biéu Số trang Bảng 2.1.Bién động tài sản giai đoạn 2016-2018 22

Bảng 2.2 Cơ cau nguồn vốn 27

Bảng 2.3.Các khoản phải thu và các khoản phải trả 30

Bảng 2.4.Sự biên động trên BCKQKD năm 2016-2018 32 Bảng 2.5.Téng hợp chỉ tiêu khả năng thanh toán của DN 35

Bảng 2.6.Bảng tỷ lệ thanh toán hiện hành 35Bảng 2.7.Bảng ty lệ thanh toán nhanh 36

Bảng 2.8.Bang ty lệ thanh toán tức thời 37

Bang 2.9.Vòng quay hàng tôn kho 38 Bảng 2.10.Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân 38 Bang 2.11.Ty suat loi nhuan trén doanh thu 39 Bảng 2.12.Ty suất lợi nhuận trên tông tài sản 39 Bảng 2.13.Ty suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 40

Bảng 3.1 Tỷ trọng khoản phải thu 41

Bảng 3.2.Tổng hợp so sánh chỉ số tài chính năm 2016 43 Bảng 3.2.Téng hợp so sánh chỉ số tài chính năm 2018 44 Bảng 3.3.So sánh với chỉ số tài chính ngành năm 2018 45 Bảng 3.4 Bảng tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn giai đoạn 2016 47

- 2018

Bảng 3.5.Đánh giá hiệu quả trong công tác thu hôi nợ 47

Bảng 3.6 Phân loại khách hàng của Công ty 48

Bảng 3.7.Téng hop các nhân tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn 50

chính sách khoản phải thu

Bảng 3.8.Tình hình chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty 53

Bảng 3.9.Chinh sách quản ly tài sản — nguồn vốn 54 Bảng 3.10 Mẫu đo lường tác động của rủi ro đối với hoạt động của 57

Trang 8

Bảng 3.11 Tiêu chí đo lường kha năng xảy ra rủi ro 58

DANH MỤC CÁC SO ĐÒ, DO THỊ

Nội dung sơ đồ, đồ thị Số trang Sơ đồ 1.1 Quy trình thực hiện hoạt động phân tích 6

Sơ đồ 2.1.Sơ đô tổ chức của công ty 15 So d6 2.2.Quy trinh san xuat 19 Sơ đô 3.1 Lưu trình ra quyết định nới thời hạn khoản phải thu 51 D6 thị 3.1 Cơ cầu chi phí QLDN của Công ty năm 2018 52

Sơ đô 3.2 Tông hợp mức độ và tần suất xảy ra rủi ro, đánh giá rủi 58 ro tài chính đối với DN

Trang 9

LOI MO DAU

1 Ly do chọn dé tài nghiên cứu

Ké từ khi Việt nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007, thương thảo Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đến gần đây nhất là ký Hiệp định thương mai tự do Việt nam — EU (EVFTA), trong xu thế toàn cầu hóa, các doanh nghiệp Việt Nam đều được đối xử bình đẳng như doanh nghiệp của các nước thành viên của WTO và các nước thành viên trong các Hiệp định Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải luôn thận trọng trong việc hoạch định chiến lược phát triển của doanh nghiệp và quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mình

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển Đông Đô (DDIC) là một thành viên của Hiệp hội tư vấn kiến trúc Việt Nam (VECAS) và Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Tp.Hà Nội (HanoiSME) Từ khi thành lập năm 2005 đến nay, Công ty DDIC chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực Design & Building (D&B- Thiết kế & Thi công) các công trình công nghiệp, công trình dân dụng, hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi toàn lãnh

thô Việt Nam và nước ngoài.

Từ năm 2010 đến nay chưa có một nghiên cứu phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển Đông Đô (DDIC) Do vậy, tôi chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của tôi là “Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển Đông Đô” trên cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp đề tiến hành phân tích tình hình tài chính của Công ty DDIC và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp dé hoàn thiện phân tích an toàn tài chính Công

ty DDIC.

2 Mục tiêu nghiên cứu

-_ Các van đề lý luận cơ bản của phân tích tình hình TCDN;

- Banh giá khái quát tình hình tài chính Công ty Cổ phần Dau tư Xây dựng Phát triển Đông Đô (DDIC) thông qua phân tích khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng tài

sản, đánh giá khả năng sinh lời Công ty;

Trang 10

- Duara một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình an toàn tài chính của Công ty

3 Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề thực tập sử dụng phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp so sánh dé tiến hành phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển Đông Đô (DDIC).

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trong chuyên đề này, tác giả tập trung nghiên cứu và phân tích tình hình tài chính của Công ty Cô phan Đầu tư Xây dựng Phát triển Đông Đô (DDIC).

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: tại công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển Đông

Đô (DDIC).

- Phạm vi về thời gian: từ năm 2016 đến năm 2018 4.3 Kết cau của chuyên đề

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng

biểu, chuyên đề này được kết cấu thành các chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Đầu tư Xây dựng Phát triển Đông Đô (DDIC)

Chương 3: Kiến nghị một số biện pháp cải thiện tình hình an toàn tài chính Công ty CP Dau tư Xây dựng Phát triển Đông Dé (DDIC)

Trang 11

CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VE PHAN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Khái quát chung về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp

“Tài chính doanh nghiệp” xét về thực chất là những quan hệ kinh tế biểu

hiện qua quá trình sử dụng tài sản, huy động vốn và sử dụng vốn để tối đa hóa giá

trị DN, giữa DN với Nhà nước, với thị trường tài chính, với thị trường khác và quan

hệ trong nội bộ DN.

Phân tích tình hình TCDN là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ Qua đó Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát nội bộ, nhà cung cấp tín dụng, cô đông có thé đánh giá

đúng tình hình tài chính của DN, xác định hiệu quả kinh doanh và rủi ro tài chính

nếu có của DN.

1.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là hệ thong báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình tài chính, kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh và dòng ngân lưu sau mỗi kỳ hoạt động của DN Báo cáo tài chính là nguồn dữ liệu chính khi phân tích tình hình TCDN.

Phân tích báo cáo tài chính nhằm đánh giá khái quát quy mô tài chính, thực trạng và sức mạnh tài chính của DN, biết được mức độ độc lập về mặt tài chính

cũng như những khó khan về tài chính mà DN đang phải đương dau Qua đó, các

chủ thể quản lý có thé đề ra các quyết định phù hợp với mục tiêu quan tâm của

1.1.3 Cơ sở dữ liệu phân tích tài chính doanh nghiệp

Theo Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 / 12 /2014 của Bộ Tài chính, hệ thống báo cáo tài chính

áp dụng cho tat cả các DN ở Việt Nam bao gồm 4 biéu mẫu báo cáo sau:

- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B0I - DN);

Trang 12

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 - DN); - Báo cáo lưu chuyên tiền tệ (Mẫu số B03 - DN);

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 - DN) 1.1.3.1 Bảng Cân đối kế toán (BCDKT)

Bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin về tình hình tài chính của DN tại một thời điểm.

Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản, nguồn vốn Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp Về mặt kinh tế, qua xem xét phần tài sản, cho phép đánh giá tổng quát năng lực và trình độ sử dụng vốn Khi xem

xét phần nguồn vốn, người sử dụng thấy được thực trang tài chính của doanh nghiệp Về mặt pháp lý, phan tài sản thé hiện số tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền quản lý,

sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trong tương lai Phần nguồn vốn cho phép người sử dụng bảng cân đối kế toán thấy được trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh với Nhà nước, về số tài sản đã hình thành băng vốn vay ngân hàng và vốn vay đối tượng khác cũng như trách nhiệm

phải thanh toán các khoản nợ với người lao động, với người cho vay, với nhà cung

cấp, với cổ đông, với ngân sách Nhà nước

v Thông tin cơ sở dé lập bang cân đối kế toán

- Bảng cân đối kế toán ngày 31/12 của kỳ kế toán trước; - Số cái và số chỉ tiết.

Y Các bộ phận cấu thành Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN)

Bảng cân đôi kê toán được thê hiện dưới dạng bảng cân đôi sô dư các tai khoản kêtoán và sắp xêp trật tự các chỉ tiêu theo yêu câu quản lý Bảng cân đôi kê toán đượcchia thành 2 phân: phân “Tai sản” và phân “Nguôn von”.

Tính chât cơ bản của Bảng cân đôi kê toán là tính cân đôi giữa tài sản vànguôn vôn, theo đó:

Trang 13

Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

1.1.3.2 Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQKD)

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính phản ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của DN cho một kỳ kế toán nhất định.

* Thông tin cơ sở dé lập Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD) - Báo cáo kết quả kinh doanh kỳ trước

- _ Số kế toán trong kỳ.

* Chuan mực lập Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD)

Việc lập và trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ 6 nguyên tắc được quy định tại chuẩn mực số 21 — Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam -Trình bày báo cáo tài chính là: Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu và tập hợp, bù trừ, có thé so sánh.

1.1.3.3 Báo cáo lưu chuyền tiền tệ (BCLCTT)

BCLCTT là một báo cáo tài chính phản ánh dòng tiền thu, chỉ trong kỳ hoạt

động của DN.

Nội dung của BCLCTT gồm 3 phan:

- Luu chuyén tién té tir hoat động kinh doanh - Luu chuyén tién té tir hoat động đầu tư.

- Lưu chuyên tiền tệ từ hoạt động tài chính

BCLCTT được lập băng một trong 2 phương pháp là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp như quy định tại Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày

26/8/2016 của Bộ Tài chính.

Trang 14

1.1.3.4 Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh báo cáo tài chính là bản giải trình giúp các đối tượng sử dụng hiểu rõ hơn về các con số trên BCDKT, BCKQKD, BCLCTT Thuyết minh báo cáo tài chính mô tả mang tính tường thuật và phân tích chỉ tiết các thông tin đã được trình bày trong Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyên tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thé như: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, kỳ kế toán và đơn vị tiền tệ sử dung khi trình bày báo cáo tài chính, những tuyên bô' về chuẩn mực kế toán và chế độ kế

toán mà doanh nghiệp áp dụng khi xử lý thông tin hình thành nên báo cáo tài chính,

các chính sách kế toán mà doanh nghiệp áp dụng Thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thê trình bày những thông tin khác cung cấp cho các đối tượng sử dụng khi doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý các báo cáo tài

Thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp những thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng dé phân tích đưa ra những ý kiến đánh giá khách quan va phù hợp

1.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp sử dụng trong chuyên đề 1.2.1 Phương pháp phân tích tỷ số

Là phương pháp phân tích tài chính dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ

của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính.

Trong phân tích tài chính, các tỷ lệ tài chính được chia thành các nhóm tỷ lệ phảnánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của DN:

a Nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán: đo lường khả năng thanh toán các khoản

nợ của DN.

b Nhóm tỷ lệ về năng lực kinh doanh: đo lường tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực cua DN dé kiếm được lợi nhuận

c Nhóm tỷ lệ về cơ cấu tài chính: đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính

của DN cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh.

d Nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời: đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

doanh của DN.

Trang 15

1.2.2 Phương pháp so sánh

Là phương pháp nhằm nghiên cứu và xác định sự biến động của chỉ tiêu phân tích đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương tự Từ đó giúp các nhà phân tích tong hợp được những điểm chung, điểm riêng biệt của các hiện tượng được đưa ra so sánh dé đánh giá được các mặt tích cực, các mặt cần cải thiện và đề xuất biện pháp khắc phục.

Khi sử dụng phương pháp so sánh, các nhà phân tích cần chú ý một số vấn đề

sau đây:

a Điều kiện so sánh được của chỉ tiêu:

Chỉ tiêu nghiên cứu muốn so sánh được phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo

b Gốc so sánh:

Gốc so sánh được lựa chọn có thê là gốc về không gian hay thời gian, tuỳ thuộc vào mục đích phân tích Về không gian, có thể so sánh đơn vị này với đơn vị khác, bộ phận này với bộ phận khác, khu vực này với khu vực khác Việc so sánh về không gian thường được sử dụng khi cần xác định vị trí hiện tại của DN so với đối thủ cạnh tranh, so với số bình quân ngành, bình quân khu vực Cần lưu ý rằng, khi so sánh về mặt không gian, điểm gốc và điểm phân tích có thé đổi chỗ cho nhau mà không ảnh hưởng đến kết luận phân tích Về thời gian, gốc so sánh được lựa chọn là các kỳ đã qua (kỳ trước, năm trước) hay kế hoạch, dự toán Cụ thê:

- Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích, gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước (năm trước) Lúc này sẽ so sánh trị số chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với trị số chỉ tiêu ở các kỳ sốc khác nhau;

- Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, sốc so sánh là trị số kế

hoạch của chỉ tiêu phân tích Khi đó, tiễn hành so sánh giữa tri số t hực tế với trị số

kê hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu.

Trang 16

- Khi đánh giá vị thé của doanh nghiệp trong ngành, đánh giá năng lực cạnh tranh

thường so sánh chỉ tiêu thực hiện của doanh nghiệp với bình quân chung của ngành

hoặc so với chỉ tiêu thực hiện của đối thủ cạnh tranh.

1.3 Lưu trình phân tích tài chính doanh nghiệp

Lưu trình thực hiện hoạt động phân tích:

Sơ đồ 1.1 Quy trình thực hiện hoạt động phân tích

Xác định mục Thu thập

" nat Xử ly Phan tich va Dự đoán và ra

tiêu phân tích |» thôngtin ——> thôngtin >) đánh giá quyết định

Bước 1: Xác định mục tiêu phân tích

Bước 2: Thu thập thông tin

Thông tin nhà phân tích cần thu thập bao gồm thông tin nội bộ doanh nghiệp và thông

tin bên ngoài:

- Thông tin nội bộ: Nguồn này phan lớn là thông tin kế toán , có thể là nguồn ngăn hạn dưới 1 năm hay nguồn dài hạn trên 1 năm Ngoài ra còn có thể có nguồn thông tin khác như phương án kinh doanh trong thời gian tới của Ban giám đốc DN, tình hình nhân sự, tiền lương, bán hàng, thị trường tiêu thụ, giá mua và bán nguyên vật liệu,

hàng hóa,

- Thông tin bên ngoài doanh nghiệp: bao gồm thông tin kinh tế vĩ mô như lạm phát, chính sách tài khóa, tỷ giá ngoại tỆ, thuế, thông tin về ngành kinh doanh theo bộ chỉ

tiêu tài chính chung của ngành Nhưng đôi khi bộ chỉ tiêu tài chính trung bình ngành

nhiều khi là đích đến, khó tin cậy khi lấy làm chuẩn Do vậy, cần thu thập thêm số liệu của đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cùng quy mô qua so sánh đề đưa ra các biện pháp khắc phục.

Bước 3: Xử lý thông tin

Trang 17

Nhà phân tích tập hợp các phương pháp xử lý, công cụ với thông tin ở các góc độ

nghiên cứu phục vụ tính toán các chỉ tiêu phân tích theo mục tiêu đã đặt ra, sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán so sánh với kỳ trước hoặc trung bình ngành Qua đó, nhà phân tích đưa ra đánh giá, xác định điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân dé cung cấp cho nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các dự đoán va quyết định.

Bước 4: Phân tích và đánh giá

Hoạt động tài chính chịu ảnh hưởng của rất nhiều nguyên nhân: có những nguyên nhân mà nhà phân tích có thé xác định được mức độ ảnh hưởng và có những nguyên nhân không thé xác định được mức độ anh hưởng của chúng đến sự biến đồi của đối tượng nghiên cứu Vì thế, sau khi thu thập thông tin, nhà phân tích sẽ vận dụng phương pháp thích hợp đề xác định, phân tích thực chất tình hình phát triển trực tiếp

thông qua các con số (số tuyệt đối, số tương đối, số bình quan,v.v ) Bước 5: Dự đoán và ra quyết định

Nhà phân tích dự báo hoạt động năm tiếp theo của DN và cung cấp kết quả phân tích ở trên cho người sử dụng thông tin đưa ra quyết định thích hợp Như đối với nhà đầu tư là quyết định đầu tư hay rút vốn; đối với nhà quản trị DN là quyết định tài chính và đề ra định hướng hoạt động thời gian tới; đối với người cho vay là quyết định cấp vốn hay thu hồi vốn vay

1.4 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp trong chuyên đề 1.4.1 Phân tích tình hình tài sản — nguồn vốn của DN

1.4.1.1 Tình hình tài san

Tổng tài sản của DN bao gồm tài sản lưu động và tài sản cổ định Tài sản nhiều hay ít, tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh và tình

hình tài chính của DN.

Đề thấy được điều này, ta cần phân tích sự biến động của từng chỉ tiêu tài sản qua các năm cả về số tuyệt đối và tỷ trọng Trong quá trình đó thì ta còn phải xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu là do nguyên nhân nào, thông qua việc phân tích này

Trang 18

thì ta sẽ biết được tác động của từng loại tài sản đối với quá trình kinh doanh và tình hình tài chính của DN Có thé xem xét và so sánh sự biến động về tỷ trong của từng bộ phận tài sản chiếm trong tong tài sản của DN qua các năm va so sánh với cơ cau chung của ngành đề đánh giá Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng tài

sản được xác định như sau:

Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản

Giá trị từng bộ phan tài san

~ Tổng tài san 100% 1.4.1.2 Tinh hình nguồn vốn

Tình hình nguồn vốn của DN được thê hiện qua cơ cau và sự biến động về

nguồn vốn của DN Cơ cau vốn là ty trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn Thông qua cơ cau nguồn vốn thì ta sẽ đánh giá được hướng tài trợ của DN, mức độ rủi ro từ chính sách tài chính đó, ta cũng thấy được về khả năng tự chủ hay phụ thuộc về mặt tài chính của DN Sự biến động này phản ánh việc tổ chức nguồn vốn trong kỳ của DN như thé nào, có đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh không.

Phân tích tình hình nguồn vốn thông qua cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn

dé đánh giá khái quát về chính sách tài chính của DN, mức độ mạo hiểm tài chính hoặc những khó khăn mà DN gặp phải trong việc khai thác nguồn vồn Một số chỉ tiêu khi phân tích tình hình ngu6n vốn như sau:

v Khả năng tự chủ tài chính của DN

Khả năng tự chủ tài chính của DN thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất tài trợ Đối với DN, tỷ lệ cao đảm bảo cho DN độc lập về tài chính Khi có những biến động không thuận lợi trên thị trường thì tác động đến lợi nhuận ít hơn do hệ số đòn bẩy tài chính thấp Nhà quản lý được tin cậy và dé dang hơn khi tìm kiếm các nguồn tài trợ.

Vốn chủ sở hữu x 100%

Ty suất tài trợ = z =——x

Tong nguon von

Chỉ tiêu này càng cao càng thé hiện kha năng tự chủ cao về tài chính hay mức độ tài trợ của DN càng tốt vì hầu hết tài sản mà DN có đều được đầu tư bằng vốn của

vx Khả năng quản lý nợ của DN

Trang 19

Khả năng quản lý nợ được thê hiện qua chỉ tiêu tỷ sô nợ, tỷ suât này đo lường sự gópvôn của chủ DN so với sô nợ vay

Nợ phải trả x 100%

Ty suất no = ——~ ——

Tong nguon von

Từ những chi tiêu trong co câu nguôn von mà ta sé thay được mô hình quản

lý tài sản — nguôn vôn của DN thuộc mô hình nào Trong công tác quản lý tài

sản-nguôn vôn có 3 mô hình chủ yêu được các DN áp dụng, đó là:

Mô hình cấp tiễn Mô hình thận trọng Mô hình dung hòa

1.4.2 Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Khi đánh giá kết quả hoạt động SXKD, ta dựa trên các chỉ tiêu có trong bảng BCKQKD và phân tích các chỉ tiêu đó dé thấy được lợi nhuận và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ kinh doanh Các chỉ tiêu cau thành nên BCKQKD bao gồm : Doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN, chi phí tài chính, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế Ta tính các tỷ lệ và từ đó đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

1.4.2.1 Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán là khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của DN khi đến hạn thanh toán bằng tiền và các tài sản có thé chuyên ngay thành tiền.

a.Kha năng thanh toán hiện hành (kha năng thanh toán nợ ngắn hạn).

Kha năng thanh toán nợ ngắn hạn cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của DN là cao hay thấp.

Trang 20

as , ` Tài sản ngắn hạn

Khả nang thanh toan no gắn han = —_,_—_No ngan han

Giá tri “Tai sản ngăn han” được phan ánh ở chỉ tiêu A “Tai sản ngăn hạn” (Mãsô 100) và “Tông sô nợ ngăn hạn” được phản ánh ở chỉ tiêu I "Nợ ngăn hạn" (Mã sô

310) trên Bảng cân đối kế toán.

Nếu chỉ tiêu này > 1: DN có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn va

tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan.

Nếu chỉ tiêu này < 1: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN là không tốt.

Nếu chỉ tiêu này tiễn dần về 0 thì DN khó có khả năng trả được nợ, tình hình tài chính

của DN đang gặp khó khăn và DN có nguy cơ bị phá sản.b Khả năng thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh của DN cho biết với giá trị còn lại của TSNH sau khi trừ giá trị hàng tồn kho thì DN có đủ khả năng thanh toán toàn bộ nợ ngắn hạn hay

Hệ số khả năng thanh toán nhanh có thể được xác định theo 2 công thức sau :

Ty „ Tài san ngắn hạn — Hàng tồn kho

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = ————

Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

_ Tiền & TÐ tiền + DT tài chính ngắn hạn + phải thu KH

~ No ngan han

Nếu chỉ tiêu này > 1: DN dam bảo khả năng thanh toán nhanh.

Nếu chỉ tiêu này < 1: DN không đảm bao khả năng thanh toán nhanh

Việc phân tích và tính toán các hệ số khả năng thanh toán nhanh giúp cho DN biết được thực trạng các khoản cần thanh toán nhanh đề có kế hoạch dự trữ nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán.

c.Khả năng thanh toán tức thời

Trang 21

Khả năng thanh toán tức thời cho biết với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, DN

có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngăn hạn hay không.

AN 32x h ⁄ „ _ Tiền tà TÐ tiền

Hé số khả năng thanh toán tức thời = ————————

Nợ ngắn han

Nói chung hệ số này thường xuyên biến động từ 0,5 đến 1 Tuy nhiên, giống như trường hợp của khả năng thanh toán hiện hành (khả năng thanh toán ngắn hạn) và khả năng thanh toán nhanh, dé kết luận giá trị của hệ số thanh toán tức thời là tốt hay xấu ở một doanh nghiệp cụ thể còn cần xem xét đến bản chất kinh doanh và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó Nhưng nếu hệ số này quá nhỏ thì nhất định

doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.

1.4.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản

Dé thấy được Công ty đã hoạt động trong một kỳ kinhdoanh như thế nào, trước hết ta can dựa trên những chỉ tiêu trong BCDKT và BCKQKD để đánh giá về

tình hình hoạt động của Công ty:

a Vòng quay hàng ton kho

Ta sử dụng giá vốn hàng bán đề xác định thời gian lưu kho hoặc số vòng quay hàng ton kho do hàng tồn kho được trình bày trên bảng cân đối kế toán theo giá gốc bằng công thức sau:

Ve hàng tồn kho = Giá uốn hàng bán

ng g6 gang an ga Hàng tồn kho

Nếu thời gian lưu kho càng ngắn, nói cách khác là tốc độ luân chuyền hàng tồn kho nhanh, sẽ day nhanh tốc độ thu hồi vốn, do đó làm tăng khả năng thanh toán cho

c Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu (hệ số thu nợ) cho biết trong kỳ DN đã thu tiền được may lần từ doanh thu bán chịu của mình.

Doanh thu thuần

nN

ệ số thụ no = THAI thu khách hàng

Trang 22

Thông qua số vòng quay các khoản phải thu ta sẽ thấy được tốc độ thu hồi nợ của DN, số vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì tốc độ thu hồi nợ của DN càng cao, giảm bớt vốn bị chiếm dụng, đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền, tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phan nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

1.4.2.3 Phân tích chỉtiêu đánh giá khả năng sinh lời

1.4.2.3.1, Ty suất sinh lời cua tai san (Return on assets — ROA)

Phản ánh hiệu qua sử dung tài san ở doanh nghiệp, thể hiện trình độ quan lý va sử dụng tài sản Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đơn vị tài sản sử dụng trong quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế Trị số của chỉ tiêu

càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản càng lớn và ngược lại.

ay at Loi nhuan sau thué

Kha nang sinh loi cua TS (ROA) = Tổng TS bình quan

Loi nhuận trước thuế phản ánh ở chỉ tiêu "Lợi nhuận sau thuế " trên BCKQKD; còn "Tổng tài sản bình quân” được tính như sau:

Tổng TS đầu năm + Tổng TS cuối nămTổng TS bình quân = 5

Trong đó, Tông tài sản dau năm và cuôi năm lây sô liệu trên BCDKT (cột "Số daunam" và cột "Số cuối nam") Mau sô của ROA 1a “Tong tài sản bình quân” vì tu sô làkêt quả của một năm kinh doanh nên mau sô không thê lây tri sô cua tài sản tại một

thời điểm được mà phải sử dụng trị giá bình quân của năm.

1.4.2.3.2 Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (Return on equity — ROE):

Suất sinh lời của VCSH là chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Khi xem xét ROE, các nhà quản lý biết được một đơn vị Vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh đem lại may đơn vị loi nhuận sau thuế Trị số của ROE

càng cao, hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.

Lợi nhuận sau thuế

Khả năng sinh lời của VCSH (ROE) = VCSH bình quân

Trang 23

Lợi nhuận sau thuế phản ánh ở chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp” trên BCKQKD ; còn chỉ tiêu “Vốn chủ sở hữu bình quân” được tính như

VCSH đầu năm + VCSH cuối năm

VCSH bình quân = 2

Trong đó, vốn chủ sở hữu đầu năm và cuối năm lấy ở chỉ tiêu “Vốn chủ sở hữu”(Mã số 400) trên BCDKT (cột “Số đầu năm” và cột “Số cuối năm”) Mẫu số của ROE là “Vốn chủ sở hữu bình quân” vì tử số là kết quả của một năm kinh doanh nên mẫu số không thể lấy trị số của vốn chủ sở hữu tại một thời điểm mà phải sử dụng trị giá bình quân của năm Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế” được phản ánh ở chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế” trên BCKQKD.

1.4.2.3.3 Suất sinh lời của doanh thu (Return on sales — ROS)

Chi tiêu này phan ánh một đơn vi doanh thu thuần đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.

Chỉ tiêu này được xác định theo công thức sau:

Lợi nhuận sau thuếSuất sinh lời của doanh thu (ROS) = Doanh thu thuần

Vì ROS thê hiện lợi nhuận/doanh thu, mà doanh thu là con số dương, cho nên: Nếu ROS >0: DN kinh doanh có lãi, ROS càng lớn thì lãi càng nhiều;

Nếu ROS <0: DN đang bị lỗ.

Ngoài ra, chỉ tiêu ROS phụ thuộc vào đặc tính của từng ngành nghề, muốn đánh giá công ty thì nên đánh dựa trên mặt bang trung bình ngành, nếu ROS > ROS trung bình ngành, công ty tốt hơn so với trung bình ngành, cũng như so sánh với giai đoạn phát triển của DN.

Trang 24

CHƯƠNG 2 PHAN TÍCH TINH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CO PHAN DAU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIEN

ĐÔNG ĐÔ (DDIC)

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển Đông Đô

2.1.1 Giới thiệu thông tin chung về Công ty

a.Tên công ty: CONG TY CO PHAN DAU TƯ XÂY DỰNG PHÁT TRIÊN ĐÔNG ĐÔ

+ Tên giao dịch bằng tiếng Anh: DONG DO DEVELOPMENT CONSTRUCTION

INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY

+ Tén viét tat: DDIC

b.Số Giấy chứng nhận đăng ky kinh doanh: 0101659769 do Sở Kế hoạch dau tư Hà Nội cấp ngày 23/05/2015.

c.Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Quang Huy

d.Trụ sở chính: Số 5/447, phố Lạc Long Quân, phường Xuân La, quận Tây Hồ,

Thành phó Hà Nội

e.Website: http://ddic.vn

f.Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính: Công ty Cổ phan Dau tư Xây dựng Phát triên Đông Đô là một trong những đơn vị tiêu biêu về xây dựng các công trình dân dụng, công trình công nghiệp có quy mô lớn, cụ thé:

+ Thiết kế, xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước, trạm biến thé 35KV;

+ Lập, thâm tra dự án, quản ly dự án đầu tư xây dựng, tu van va lập tổng dự toán các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi, cơ sở hạ tầng đô thị, công trình nguồn điện, trạm biến áp, trạm biến thé đến 35KV,

+ Xây dựng, cung cấp, lắp đặt điện, nước, thiết bị chiếu sáng, cây xanh cho các cơ sở hạ tầng đô thị;

+ Hiện nay, công ty cũng đang mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực đầu tư, phát triển, kinh doanh bất động sản

Trang 25

g.Các chứng chỉ, chứng nhận công ty đã đạt được:

+ Chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2015 do tổ chức SGS United Kingdom Ltd cấp ngày 13 tháng 03 năm 2017;

+ Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng thi công công trình công nghiệp hạng I

số BXD-00005911 do Bộ Xây dựng cấp ngày 23 tháng 11 năm 2017;

+ Chứng chỉ năng lực hoạt động thiết kế, thẩm tra thiết kế công trình công nghiệp hạng II số HAN-00005911 do Sở Xây dựng Hà nội cấp ngày 02 tháng 08 năm 2019 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cô phan Đầu tư Xây dựng Phát triển Đông Đô được thành lập tháng 5 năm 2005 tại Hà Nội với tiền thân là Công ty Cổ phần Xây dựng Đông Đô.Trong 15 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, với sự nhạy bén nắm bắt cơ hội, với sự cô gắng nỗ lực không ngừng của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và toàn thé cán bộ nhân viên cùng với sự giúp đỡ của các đối tác trong và ngoài nước, Công ty đã dần tạo được uy tín trên thị trường, khẳng định được vị thế là một trong những Công ty xây dựng chất lượng, uy tín trong ngành xây dựng Thị trường hoạt động

của Công ty là thị trường xây dựng cả trong và ngoài nước, kinh doanh đa dạng và

tiếp cận với nhiều lĩnh vực kinh doanh mới.

2.1.3 Cơ cau bộ máy quản lý và chức năng các bộ phận Sơ đồ 2.1.Sơ đồ tổ chức của công ty

Trang 26

2.1.3.1 Chức năng của các bộ phận

a.Đại hội đồng cỗ đông

Là cơ quan có thâm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty DDIC theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của công

b.Hội đồng quản trị

Là cơ quan quản lý công ty DDIC có toàn quyền nhân danh Công ty dé quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ quyết định.HĐQT thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định, mỗi thành viên trong HĐQT có một phiếu biểu quyết tại cuộc họp.

c.Ban Kiểm soát

Do ĐHĐCPĐ bau ra, thay mặt cô đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty.

d.Ban Giám đốc

Ban Giám đốc gồm 03 người: 01 Tổng Giám đốc và 02 Phó Tổng Giám đốc Y Giám đốc là người chịu trách nhiệm tat cả mọi mặt của công ty, chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh, thực hiện kế hoạch kinh doanh đúng theo luật của Nhà nước, là người đứng ra ký kết các hợp đồng kinh doanh của công ty Đồng thời cũng là người định hướng chiến lực và từng bước thực hiện xây dựng Công ty DDIC ổn định theo từng thời kỳ, từng năm phù hợp với chiến lực phát trién lâu dai.

Y Các Phó Giám đốc là người thay mặt cho Giám đốc giải quyết một số công việc được ủy quyền khi Giám đốc đi văng Phó Giám đốc là cầu nối cho Giám đốc trong quan hệ với các bộ phận, phòng, chịu trách nhiệm quản lý và điều hànhcác phòng, bộ phận theo các quyền và nghĩa vụ được giám đốc phân công Hoạch định và lập kế hoạch trong công việc kinhdoanh và tham mưu cố vấn trực tiếp cho giám đốc trong các công việc của công ty DDIC.

e.Phòng Hành chính-Nhân sự

Trang 27

Là bộ phận có chức năng tham mưu cho Tổng Giám đốc xây dựng các phương án tổ chức lao động và bộ máy quản lý, điều lệ hoạt động, mối quan hệ công tác của các phòng ban trong công ty; thực hiện việc tuyên dụng, quản lý lao động ; xây dựng các chế độ lao động tiền lương, giải quyết chế độ chính sách cho người lao động tại công ty DDIC theo quy định của Nhà nước; mua sắm, sửa chữa,

bảo dưỡng, quản lý các tài sản của công ty.

Phòng Tài chính-Kế toán

Là bộ phận có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc thực hiện tốt công tác quản lý tài chính của công ty; hoạch toán kế toán nhằm giám sát, phân tích chi phí; theo dõi, tính toán, báo cáo đầy đủ kịp thời và chính xác tình hình sử dụng quản lý các quỹ, tài sản, hàng hóa, các nguồn vốn và kết quả sản xuất kinh doanh lên

Giám đốc.

Phòng Tài chính-Kế toán chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc về lập kế hoạch, quản lý, phân phối, giám sát sử dụng tài chính, vật tư, kỹ thuật, thanh quyết toán theo đúng chế độ và quy định về quản lý tài chính của Nhà nước; quản lý việc thực hiện chặt chẽ chế độ tài vụ của công ty theo đúng nguyên tắc, quy định của Nhà nước và Giám đốc của công ty; hoàn thành việc quyết toán số sách và báo cáo tài chính, lưu trữ và bảo mật hồ sơ, chứng từ; thực hiện đúng nguyên tắc về chế độ tiền lương, tiền thưởng theo quy định.

g.Phong Kỹ thuật:

Là bộ phận lập hé sơ thiết kế, tính toán và kiểm tra khối lượng xây lắp phục vụ công tác chào giá các công trình,đưa ra các thông số chuẩn dé công trình tốt hơn, quản lý kỹ thuật, giám sát quyên tác giả; tham mưu cho Tổng Giám đốc về việc tổ chức quản lý, chỉ đạo công tác khoa học công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyền giao công nghệ.

h.Phòng Kinh tế

Là bộ phận xây dựng, kiểm soát giá dự toán; quản lý hợp đồng thi công; tham mưu cho Tổng Giám đốc lập và kiểm soát hạn mức sử dụng vật tư các công trình, lập và kiểm soát đơn giá cơ sở.

j.Phong Cơ điện

Trang 28

Là bộ phận tham mưu cho Tổng Giám đốc về lĩnh vực điện, điện tử, động lực, cấp thoát nước, PCCC, (gọi tắt là MEP) của công ty.

k.Phòng Kế hoạch-Quản lý chất lượng

Là bộ phận xây dựng kế hoạch, quản lý về chất lượng kỹ thuật, tiến độ thi công và an toàn lao động của tất cả các công trình thi công; tham mưu cho Tổng

Giám đốc về công tác phê duyệt giá nhân công cho các công trình L Phong Cơ giới-Quản lý thiết bi

Là bộ phận tham mưu cho Tổng Giám đốc về quản lý, điều động, cung ứng vật tư thiết bị xe máy thiết bị thi công phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; xây dựng, thiết lập và quản lý hồ sơ theo yêu cầu của hệ thống quản lý chất

m.Phòng Thương mại quốc té

Là bộ phận tham mưu cho Ban Giám đốc về quản lý và điều phối các dự án có yếu tô nước ngoài; phát triển quan hệ với các tổ chức nước ngoài.

n.Ban chỉ huy công trường

Chiu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc, có trách nhiệm quản lý công nhân trong công trình, đảm bảo chất lượng cuộc sống của họ, giờ giấc làm việc; kết hợp cùng Phòng Kỹ thuật, Phòng Kế hoạch — Quản lý chất lượng quản lý thi công

công trình đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và mỹ thuật.

2.1.4 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Sản phẩm xây dựng là những công trình nhà máy, nhà chung cư, sản phẩm có kích thước lớn và chỉ phí lớn, thời gian xây dựng lâu dài Xuất phát từ đặc điểm đó, quá trình sản xuất các loại sản phâm chủ yêu của công ty DDIC nói riêng và các công ty xây dựng nói chung có đặc điểm là sản xuất liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi công trình có dự toán thiết kế riêng và phân bổ ở

các địa điểm khác nhau.

Toàn bộ các công trình của công ty DDIC đều phải tuân theo một quy trình

công nghệ sản xuât như sau:

Trang 29

Nghiệm thu kỹ thuật và tiến độ thi công với bên A

Sau đây là mô tả cụ thể công việc từng bước: a.Bước 1: Đầu thầu

Khi có thông tin mời thầu từ các chủ đầu tư, Công ty sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá và căn cứ vào năng lực của Công ty về tình hình tài chính, kỹ thuật cũng như kinh nghiệm dé quyết định xem có tham gia đấu thầu hay không và có đáp ứng được các yêu cầu mà chủ đầu tư đưa ra hay không.

b.Bước 2: Ký hop dong với bên A (Chủ dau tw)

Khi trúng thầu, Công ty sẽ tiến hành thương thảo và ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây lắp với bên A (Chủ đầu tư).

c.Bưóc 3: Tổ chức thi công

Trên cơ sở hồ sơ trúng thầu, bản vẽ thi công các công trình xây dựng, Phòng Kinh tế tiễn hành tính toán khối lượng, vật liệu, nhân công, máy móc, thời gian thi công cần thiết dé hoàn thành công trình Phòng Kế hoạch-Quản lý chất lượng lập lên một kế hoạch từng giai đoạn cụ thé cho từng công trình Mỗi giai đoạn sẽ có những yêu cầu về nhân lực và nguyên vật liệu khác nhau nên Công ty còn lập dự trù rủi ro hoặc những công việc ngoài dự tính trước dé không bị bất ngờ với mọi tình

huông có thê xảy ra.

Trang 30

Sau đó, Phòng Kế hoạch — Quan lý chất lượng và Phòng Kinh tế chuyền kế hoạch thi công và kế hoạch vật tư đã được duyệt xuống cho Ban chỉ huy công trường, đồng thời chuyên cho Phòng Tài chính-Kế toán dé làm công tác chuẩn bị vốn thi công công trình Ban chỉ huy công trường sẽ giao việc cho các đội thi công Bộ phận chịu trách nhiệm thi công tiễn hành xin ứng vốn thi công, nhập vật tư, chuẩn bị nhân lực và tiến hành thi công theo kế hoạch Khối lượng hoàn thành đến đâu thì báo cáo về Phòng Kinh tế của Công ty, Phòng Kinh tế sẽ báo cáo với Ban

Giám đốc của Công ty.

d.Bưóc 4:Nghiém thu kỹ thuật và tiễn độ thi công với bên A

Sau mỗi giai đoạn thi công, Công ty sẽ mời bên A đến nghiệm thu kết quả của từng giai đoạn Sau đó hai bên thống nhất chuyền sang giai đoạn tiếp theo hoặc bàn giao đưa vào sử dụng từng phần theo yêu cầu của bên A.

e.Bưóc 5: Bàn giao và thanh quyết toán công trình với bên A

Hàng tháng, đội thi công thanh toán chứng từ hóa đơn đồng thời xin tạm ứng vốn với Phòng Tài chính-Kế toán của Công ty Khi công trình đã hoàn thành, Phòng Kế hoạch sẽ làm các thủ tục thanh quyết toán với bên A và đồng thời bên A kết hợp cùng bên tư vấn giám sát (nếu có) tiến hành kiêm tra, thâm định lại chất lượng

công trình trước khi ký nhận bàn giao với Công ty và đưa công trình vào sử dụng.

Trang 31

2.2 Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển Đông Đô (DDIC)

2.2.1 Phân tích tình hình biến động tài sản-nguồn vốn

Đề phân tích được sự biến động này, ta sẽ dựa vào số liệu tài chính của công ty trong 3 năm gần nhất từ 2016 đến 2018.

2.2.1.1 Tình hình biến động tài sản

Tổng tài sản năm 2017 giảm 20.787.088.416 đồng tương đương giảm 6,24% so với năm 2016 Và năm 2018, tổng tài sản giảm 157.960.882.662 đồng tương đương giảm 50,6% so với năm 2017 Sở di có sự thay đổi đó là do sự thay đổi của

hai bộ phận sau:

a Tài sản ngắn hạn

Đầu tiên ta cần xem xét tỷ trọng của Tài sản ngăn hạn trên tong tài sản dé thấy được một phần cơ cấu của tổng tài sản trong Công ty trong những năm gần đây Tỷ trong của tài sản ngắn hạn trên tong tài sản năm 2016 là 90,99%; năm 2017 là

88,68%; năm 2018 là 84,51% Có thể thấy Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản Đề biết cụ thể nguyên nhân tại sao trong một doanh nghiệp xây

dựng lại có phân Tài sản ngăn hạn lớn, chúng ta đi xem xét khoản mục sau:

Trang 32

Bảng 2.1.Bién động tài sản giai đoạn 2016-2018

Chênh lệch 2016/2017Chênh lệch 2017/2018Chỉ tiêu Tỷ trọng (%) 2016 2017 2018 Tương Tương

Tuyệt đối đối (%) Tuyệt đối đối (%)

3.Phải thu nội bộ 0.00] 0.00] 0.00

-4.Phải thu khác 29.16| 14.08| 0O.36| 97,083,910,362 | 49,558,749,349 656,799,803 | (47,525,161,013)| -48.95| (48,901949,546)| -98.67

Trang 33

v Tiền và các khoản tương đương tiền:

Nhìn chung lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tổng tài sản của Công ty: cả 3 năm cao nhất là 4,84% (năm 2016) Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2017 giảm 9.548.642.548 đồng, tương

ứng giảm 53,90% so với năm 2016.

Nguyên nhân là năm 2016, lượng tiền mặt công ty thu về từ hợp đồng giao nhận thầu xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà xưởng cho công ty TNHH May mặc Junzhen cũng tương đối lớn sau khi loại trừ hết các khoản phải thu, chi trả các khoản nợ dài hạn cho chủ nợ khi đến hạn.

Năm 2018, lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền giảm khoảng 157.960.882.662 đồng, tương ứng giảm 33,44% so với năm 2017 Tiền và các khoản tương đương tiền liên tục giảm trong các năm gần, nguyên nhân là do Công ty đã thanh toán các khoản nợ dài hạn đến hạn trả cho chủ nợ tránh gây mất uy tín của Công ty tạo điều kiện thuận lợi cho những lần huy động vốn trong tương lai Một phần tiền mặt công ty đem đầu tư mua vào kho đề phòng khả năng tăng giá của nguyên vật liệu, một phần mua thiết bị thi công cơ giới Tuy đã dự đoán được những nguy cơ về giá cũng như thanh toán các khoản nợ, nhưng Công ty cũng cần phải cân nhắc lượng tiền mặt dự trữ tại Công ty sao cho hợp lý dé tránh tình trạng mắt khả năng thanh toán bằng tiền.

Y Các khoản phải thu ngắn hạn

+ Phải thu khách hàng: Khoản phải thu khách hàng năm 2017 tăng xấp xi 14.897.898.969 đồng so với năm 2016, tương đương tăng 31,3% Điều đó chứng tỏ Công ty thu hút được nhiều đối tác trong năm 2017 hơn năm 2016: công ty đã nhận thêm được nhiều hợp đồng xây dựng từ những dự án xây dựng của chủ đầu tư là Công ty Bất động sản Viettel (thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel), Công

ty CTCI Corporation (Đài Loan), Tập đoàn Fulgent Sun Group (Đài Loan),v.v

Công ty đã đồng ý cho một số đối tác trả chậm vì họ đã là những doanh nghiệp hợp tác lâu năm và đang gặp một số khó khan về khả năng chỉ trả, cũng có những doanh nghiệp là chủ nợ của công ty nên phải đến khi hoàn thành công trình thì công ty bên

Trang 34

chủ nợ sẽ hạch toán cả nợ lẫn giá trị hợp đồng; Điều đó cũng đồng nghĩa với việc công ty đang bị bên đối tác chiếm dụng một lượng vốn tương đối lớn, làm tăng chỉ

phí các khoản phải thu, có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi Việc Công ty bị

chiếm dụng vốn nhiều hơn là một dấu hiệu không tốt, có ảnh hưởng xấu tới tình hình tài chính của công ty Các khoản phải thu tăng như vậy khiến DN ứ đọng vốn Công ty cần có những động thái tích cực dé thu hồi các khoản nợ, có các biện pháp tăng cường tốc độ thu hồi nợ.

Trong năm 2018, khoản mục này giảm 44.668.483.154 đồng, ứng với mức

giảm 71,47% so với năm 2017 Nguyên nhân là do công ty có biện pháp tạo đòn

bây thanh toán và đã đòi được nợ từ các chủ nợ Như đã nói ở trên, tính đến cùng kỳ năm 2017, công ty Bất động sản Viettel còn nợ 30 tỷ, tuy nhiên đến cùng kỳ năm 2018, số nợ này chỉ còn 4 tỷ, giá trị của các khoản nợ khác cũng giảm tương đối Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2018 tăng 12.245.510.104 đồng so

với năm 2017, tương ứng với mức tăng 2,5%, tuy nhiên nhờ những chính sách và

các bước thực hiện đúng đắn đã giúp Công ty thoát khỏi tình trạng bị chiếm dụng

vôn, đó là tín hiệu tôt cho nguôn tiên đâu vào cho Công ty.

+ Trả trước cho người bán: Trong năm 2011, Công ty đã hoàn thiện các

công trình đang con dang dở dé kịp bàn giao cho các bên đối tác nên công ty cần khối lượng vật liệu lớn dé hoàn thiện các công trình Dé tạo được niềm tin với các nhà cung cấp thì việc ứng trước một phần tiền hàng cho họ ứng với phần hàng hóa mà họ cung cấp cho công ty cũng là điều tất yếu, vì vậy mà khoản này tăng

19.148.078.882 đồng, tương ứng với tăng 108,09% so với năm 2016.

Sang năm 2018, do nhu cầu về vật liệu vẫn lớn do phải thi công công trình nhà xưởng cho Tập đoàn Fulgent Sun Group ở Khu công nghiệp Phố Nói B, xã Di Sở, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên nên việc ứng trước tiền cho nhà cung cấp vẫn ở mức cao: tăng 33.019.838.730 đồng, tương ứng với tăng 89,57% so với năm 2017.

+ Hàng tôn kho: Hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là các nguyên vật liệu: Xi măng, sắt thép, gach, cap cho các công trình đang thi công dở dang trong năm Hàng tồn kho năm 2017 tăng 3.305.881.075 đồng, tương ứng tăng 2,3% so với năm 2016 Nguyên nhân là trong những năm gần đây thị trường kinh doanh vật liệu xây

Trang 35

dựng giá ca thay đổi thất thường mà Công ty lai dự đoán vật liệu xây dựng trong thời gian tới sẽ khan hiếm khiến cho giá của chúng cao hơn nên Công ty đã đầu tư mua thêm thép xây dựng dé tránh nguy cơ tăng giá khiến anh hưởng đến giá thành của công trình Đây cũng là một chiến lược của Công ty để cạnh tranh với các công ty xây dựng khác Bên cạnh đó, các công trình thi công trong năm cũng tăng mà số lượng công trình đã ký kết năm trước chưa được hoàn thiện hết nên bị ứ đọng công trình dé dang khiến cho Hàng tồn kho của Công ty tăng lên Việc dự trữ hàng tồn kho, tồn đọng các công trình đở dang cũng gây thêm nhiều chi phí quản lý và chỉ phí lưu kho vì vậy Công ty cần phải cân nhắc giữa phần lợi ích của việc đầu tư vào

kho với chi phí lưu kho, việc hoàn thành công trình so với việc dàn chi các công

trình mà công trình nao cũng dở dang dé có được sự cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh trên thị trường mà phần lợi nhuận cũng ít bị ảnh hưởng.

Năm 2017 hàng tồn kho tăng 3.305.881.075 đồng , tương ứng tăng 2,3% so với năm 2016 Nguyên nhân là số lượng công trình thi công năm 2017 tăng và một phần nữa là công ty đầu tư thêm vào hàng tồn kho và quản lý kho tránh tình trạng gia tăng chi phí lưu kho cũng như vật liệu bị hỏng hóc Trong nửa đầu năm 2016,

việc chính phủ Việt Nam áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời với mặt hàng phôi thép

và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ khác nhau với mức áp thuế cho phôi thép là 23,3% và thép dài là 14,2% cùng với giá một số nguyên liệu thép trên thị trường thép thế giới có biến động tăng nên các nhà máy sản xuất kinh doanh thép trong nước điều chỉnh giá thép tăng khoảng 500-1.000 đồng/kg tùy từng loại và dao động trong khoảng 9.800-10.500 đồng/kg Công ty dự đoán, năm 2017 giá của chúng còn tăng nữa cùng vưới số lượng hợp đồng trong năm 2017 được ký kết để khởi công và xây dựng trong năm 2018 tương đối nhiều (10 công trình: Nhà máy giầy Ngọc Té (Giai đoạn 2), tòa nhà Viettel Đồng Nai, tòa nhà

Viettel Kon Tum, ) nên dự trữ kho của Công ty năm 2017 có xu hướng tăng.

b.Tài sản dài hạn:

Một phần không thể thiếu trong tổng tài sản đó là tài sản dài hạn Ta cũng xét

tỷ trọng của tài sản dài hạn trên tổng tài sản để xem cơ cấu của tổng tài sản tại Công

ty Tỷ trọng này trong năm 2016 là 9,01%, trong năm 2017 là 11,32%, trong năm

Trang 36

2018 là 15,49% Đối với một công ty xây dựng, phần tài sản sẽ chiếm tỷ trọng lớn ở nhưng ở Công ty DDIC điều đó lại ngược lại Sự mâu thuẫn đó sẽ được giải thích

qua các khoản mục sau:

w Tài sản cô định hữu hình: Chỉ tiêu tài sản cô định của Công ty chủ yêu

bao gôm văn phòng, thiét bị may móc thi công, phương tiện vận tải, Trong bangcân đôi kê toán, khoản mục tài sản dài hạn biêu thị giá trị còn lại của các tài sản côđịnh nên sự biên đôi của khoản mục này tùy thuộc vào : nguyên giá, giá trị hao mòn

lũy kế.

Tài sản cố định năm 2017 tăng 944.229.547 đồng, tương ứng tăng 5,91% so với năm 2016 Nguyên nhân là do trong năm 2017, Công ty đã đầu tư mua thêm một số máy móc thiết bị chuyên dùng cho xây dựng như: cau tháp, giàn giáo thi công 500 triệu đồng ; cu thể nguyên giá tài sản cố định năm 2017 là 36.618.075.103 đồng, tăng khoảng 3.3 tỷ đồng tương đương tỷ lệ tăng là 9,8% so với năm 2016 là 33.281.461.703 đồng Bởi vì trong năm 2010, số lượng máy móc thiết bị không đủ để đáp ứng nhu cầu xây dựng tăng lên, thế nên trong năm 2017, Công ty đã đầu tư thêm những máy móc thiết bị để hoàn thiện các công trình xây dựng đúng tiến độ của hợp đồng.

Sang năm 2018, khoản mục này giảm 1.405.313.960 đồng tương đương giảm 8,31% so với năm 2017 Nguyên nhân là do khấu hao lũy kế gây ra bên cạnh việc thanh lý những tài sản có định cũ và hỏng hóc Cụ thể : giá trị hao mòn lũy kế năm 2018 là (22.264.714.187 đồng) tương ứng giảm 14,4% so với năm 2017 là

(19.701.489.318 đồng) Trong năm 2018, việc mua mới máy móc thiết bị không

được Công ty đầu tư nhiều mà giá trị thanh lý lại lớn; điều đó ảnh hưởng tới tiễn độ thi công dự án khiến số lượng các công trình đở dang tăng lên.

Các khoản chi phí trả trước dài hạn: năm 2018 giảm 44.37% tương đương

10.176.002.527 đồng Khoản mục này chủ yếu là do đầu tư vào công cụ, dụng cụ hình thành ở cả 2 năm 2016 và năm 2017 Năm 2016, Công ty đã đầu tư vào khoản mục này là 17.017.915.855 đồng và năm 2017 tăng mạnh đầu tư vào khoản này là 22.932.333.288 đồng.

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:03

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN