Một nghiên cứu khác của tác giả Li 2011 đã nghiên cứu về việc ứng dụng Internet vạn vật vào việc quản lý chuỗi cung ứng xanh các sản phẩm nông nghiệp và giúp thiết lập khả năng truy xuất
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG XANH VÀ CHUỖI
Tổng quan về chuỗi cung ứng xanh
1.1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng
1.1.1.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng
Hiểu rõ các khái niệm cơ bản về chuỗi cung ứng là nền tảng quan trọng để tham gia vào hoạt động quản lý và tối ưu hóa hiệu quả chuỗi La Londe và cộng sự
(1994) cho rằng chuỗi cung ứng là một tập hợp các công ty vận chuyển nguyên vật liệu về phía trước cho những khâu tiếp theo Thông thường, một số công ty độc lập tham gia sản xuất một sản phẩm và đưa nó tới tay người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi Nhà sản xuất nguyên liệu thô và linh kiện, nhà lắp ráp sản phẩm, nhà bán buôn, nhà bán lẻ và công ty vận tải đều là thành viên của chuỗi cung ứng (La Londe và cộng sự, 1994)
Một định nghĩa khác của Christopher (2016) lại cho rằng chuỗi cung ứng là:
“Một mạng lưới các tổ chức được kết nối và phụ thuộc lẫn nhau, cùng nhau làm việc và hợp tác để kiểm soát, quản lý và cải thiện luồng nguyên liệu và thông tin từ nhà cung cấp đến người dùng cuối” Nói cách khác, hai khái niệm đều cho rằng chuỗi cung ứng bao gồm nhiều thành phần, cả dòng nguyên liệu từ nhà cung cấp tới giai đoạn phân phối sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng
Tại Việt Nam, theo Phạm Thị Thanh Bình (2023): “Chuỗi cung ứng bao gồm chuỗi hoạt động, nguồn lực có sự liên kết với nhau trong quá trình hình thành sản phẩm, được vận chuyển từ người cung cấp (nhà sản xuất) đến khách hàng (người tiêu dùng) Chuỗi cung ứng được tổ chức với quy trình khá phức tạp, từ khâu sản xuất, lưu kho, phân phối, vận tải và bán lẻ” Khái niệm trên đã bao hàm được định nghĩa về chuỗi cung ứng theo một cách đầy đủ và cụ thể nhất Như vậy, giữa các khái niệm về chuỗi cung ứng đã nêu trên, khóa luận cũng đề xuất khái niệm này như một định nghĩa khái quát nhất về chuỗi cung ứng
Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm chuỗi cung ứng, ta cũng cần hiểu thêm về
“Quản trị chuỗi cung ứng” là gì Theo Mentzer (2001): “Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợp một cách có chiến lược và có hệ thống giữa những chức năng kinh doanh truyền thống và những chiến thuật xuyên suốt trong phạm vi một công ty, với mục đích cải thiện kết quả kinh doanh dài hạn của các công ty đơn lẻ cũng như toàn bộ chuỗi cung ứng”
Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì quản trị chuỗi cung ứng là toàn bộ việc quản lý và phối hợp vận hành các thành phần của chuỗi cung ứng một cách hài hòa và có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng
1.1.1.2 Thành phần tham gia chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng đơn giản thông thường thường gồm 3 thành phần chính là: nhà cung ứng, nhà sản xuất và khách hàng Những đối tượng này là những thành phần cơ bản nhất để có thể cấu thành nên một chuỗi cung ứng Tuy nhiên, một chuỗi cung ứng cũng có thể mở rộng thêm bằng cách giữ nguyên các thành phần chính và có thêm sự tham gia của những thành phần khác như nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ
Nhà cung cấp là các tổ chức hoặc cá nhân có nhiệm vụ cung ứng nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hoặc dịch vụ cho nhà sản xuất để chế tạo ra thành phẩm cuối cùng hoặc cho các doanh nghiệp khác trong chuỗi cung ứng Các nhà cung cấp chịu trách nhiệm cung cấp nguyên vật liệu cho các đối tác của mình theo đúng thời gian quy định với giá cả cạnh tranh trên thị trường
Nhà sản xuất là các tổ chức chịu trách nhiệm cho quá trình sản xuất tạo ra các thành phẩm cuối cùng Có thể hiểu rằng, nhà sản xuất có thể bao gồm cả những công ty chế biến nguyên vật liệu và các doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất một sản phẩm hoàn thiện Các nhà sản xuất có trách nhiệm đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra hiệu quả và chất lượng sản phẩm đầu ra đáp ứng đúng yêu cầu của thị trường
● Nhà phân phối (Distributors/Wholesalers)
Nhà phân phối hoạt động như các tổ chức có trách nhiệm lưu trữ và phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng Các nhà phân phối cũng có thể được xem như là các đại lý bán sỉ, họ mua hàng với số lượng lớn từ các nhà sản xuất và chuyển giao cho các doanh nghiệp bán lẻ hoặc cho những người tiêu dùng cuối cùng Những nhà phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý, lưu kho và vận chuyển sản phẩm đến các điểm bán lẻ hoặc khách hàng một cách hiệu quả và kịp thời
Nhà bán lẻ là những doanh nghiệp lưu trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn so với nhà phân phối Trong quá trình bán hàng, nhà bán lẻ sẽ thường xuyên chú ý tới ý kiến và nhu cầu của khách hàng, họ sẽ tập trung vào việc thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với các sản phẩm mà họ cung cấp Để đạt được điều này, các nhà bán lẻ sẽ thường sử dụng các kỹ thuật quảng cáo và kinh doanh, bao gồm cả việc sử dụng các chiến lược giá cả cạnh tranh hay việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp và đảm bảo tính tiện dụng của sản phẩm
Khách hàng hay còn được gọi là người tiêu dùng cuối cùng là những cá nhân hay tổ chức mua và sử dụng sản phẩm cuối cùng Họ có thể mua sản phẩm cho mục đích tiêu dùng cá nhân hoặc có thể chuyển nhượng sản phẩm cho người tiêu dùng khác sau đó Thông thường thì khách hàng sẽ là những người tiêu dùng cuối cùng mua và sử dụng sản phẩm đó cho mục đích cá nhân của họ
● Nhà cung cấp dịch vụ (Service providers)
Nhà cung cấp dịch vụ là các tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ cho các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng Họ có chuyên môn và kỹ năng đặc biệt trong một hoạt động cụ thể trong chuỗi cung ứng, cho phép họ thực hiện các dịch vụ này hiệu quả hơn và với giá thành tốt hơn so với các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hoặc người tiêu dùng tự làm điều này Trong mọi chuỗi cung ứng, các nhà
11 cung cấp dịch vụ phổ biến nhất bao gồm dịch vụ vận chuyển và dịch vụ lưu trữ Đây thường là các công ty vận tải và kho bãi, được biết đến là nhà cung cấp hậu cần
Hình 1.1 Cấu trúc chuỗi cung ứng
1.1.2 Khái niệm về chuỗi cung ứng xanh
Theo Patrick (2008): “Chuỗi cung ứng xanh bền vững có thể được định nghĩa là quá trình sử dụng đầu vào thân thiện với môi trường và biến các sản phẩm phụ của quá trình sử dụng thành thứ có thể cải thiện được hoặc tái chế được trong môi trường hiện tại Quá trình này giúp cho các sản phẩm đầu ra và các sản phẩm phụ có thể được tái sử dụng khi kết thúc vòng đời của chúng và như vậy tạo ra một chuỗi
12 cung ứng bền vững Toàn bộ ý tưởng về chuỗi cung ứng bền vững là để giảm chi phí và thân thiện với môi trường.”
Tổng quan về ngành nông sản
1.2.1 Khái niệm về nông sản
Nông sản được xác định trong Hiệp định Nông nghiệp là: “Tất cả các sản phẩm liệt kê từ Chương I đến XXIV (trừ cá và sản phẩm cá) và một số sản phẩm thuộc các chương khác trong Hệ thống thuế mã HS (Hệ thống hài hoà hoá mã số thuế)”
Như vậy có thể hiểu nông sản bao gồm một phạm vi lớn các sản phẩm có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp như: lúa gạo, rau quả, cà phê, chè, hạt điều, sữa, trứng, thịt động vật, gỗ,… Những sản phẩm còn lại trong Hệ thống thuế mã HS được xem là sản phẩm phi nông nghiệp (còn được gọi là sản phẩm công nghiệp)
Trong thực tế thương mại quốc tế, nông sản thường được phân thành hai nhóm: nông sản nhiệt đới và các nông sản khác Hiện chưa có định nghĩa cụ thể nào cho nông sản nhiệt đới, nhưng chúng thường bao gồm các loại đồ uống như chè, cà phê, ca cao; bông và các loại sợi khác; các loại quả và một số sản phẩm khác Trong khi đó, nhóm nông sản nhiệt đới thường được sản xuất chủ yếu bởi các quốc gia đang phát triển
Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 57/2018/NĐ-CP: “Nông sản được quy định là sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp (nghề làm muối)” Từ đó ta có thể hiểu nông sản bao gồm:
- Nông sản ngành nông nghiệp: lúa gạo, ngô, khoai, sắn, cà phê, hồ tiêu, thịt lợn, thịt và trứng gia cầm,…
- Nông sản ngành lâm nghiệp: gỗ khai thác, củi, tre, nhựa thông, trám, đước,
- Nông sản ngành thủy sản: tôm, cá, cá biển, ruốc, hàu, trai, tép,
- Nông sản ngành diêm nghiệp: sản xuất muối
1.2.2 Đặc điểm của nông sản
Có thể thấy được rằng nông sản là những sản phẩm quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày và trong hoạt động sản xuất của các quốc gia trên toàn thế giới Do được sản xuất từ các nguồn tài nguyên tự nhiên như đất đai, nước và ánh sáng mặt trời, nông sản thường là kết quả của quá trình trồng trọt, chăm sóc và nuôi
19 dưỡng từ người nông dân Do đó, chúng thường mang những đặc tính độc đáo riêng biệt của ngành nông nghiệp, phản ánh sự kết hợp giữa công nghệ, môi trường và con người trong quá trình sản xuất
● Nông sản mang tính thời vụ cao
Quá trình sản xuất ra các sản phẩm nông sản mang nét đặc trưng là có tính thời vụ cao Sự biến động của mùa vụ và yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng của sản phẩm nông nghiệp Nông sản mang đặc tính này đồng nghĩa với việc quy trình sản xuất chúng cần có sự đầu tư đáng kể và cần phải ứng dụng các phương pháp kỹ thuật tiên tiến để bảo quản và vận chuyển chúng một cách có hiệu quả Việc chăm sóc và bảo quản nông sản đúng cách sau khi thu hoạch hoặc khi đưa vào chế biến là vô cùng quan trọng để giúp nông sản tươi xanh, tránh tình trạng hư hỏng và gây giảm chất lượng sản phẩm
Do đó, ta có thể dễ dàng thấy được sự đa dạng và phong phú của nông sản sẽ được tăng cao chúng được trồng và nuôi dưỡng trong đúng mùa vụ thuận lợi, trong khi trái lại, nông sản thường trở nên khan hiếm và không đạt chất lượng tốt khi trồng ngoài mùa vụ chính của chúng
● Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
Mỗi loại nông sản có khả năng thích ứng riêng với sự biến đổi của khí hậu và điều kiện tự nhiên Sự phát triển của nông sản cũng như chất lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố tài nguyên thiên nhiên như đất đai, khí hậu và thời tiết Khi được trồng và chăm sóc trong điều kiện thuận lợi, nông sản thường phát triển mạnh mẽ, đem lại sản lượng và chất lượng cao Ngược lại, khi phải đối mặt với điều kiện không thuận lợi, chúng thường cho năng suất thấp và gây giảm chất lượng thành phẩm
Ví dụ, các loại rau như dưa leo, cà chua, ớt sẽ phát triển tốt trong nhiệt độ từ
20 - 30 độ C Tuy nhiên, khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều sẽ ảnh hưởng tới chúng Khi nhiệt độ hơn 40 độ C, cây sẽ ngừng tăng trưởng hay khi nhiệt độ xuống dưới 10 - 15 độ C sẽ gây trở ngại trong quá trình thụ phấn dẫn đến cây bị rụng nụ
● Nông sản có tính đa dạng cao
Nông sản có tính đa dạng cao do mỗi loại nông sản thường sinh trưởng trong các điều kiện địa lý, đất đai và thời tiết khác nhau Sự đa dạng này tạo ra những đặc điểm riêng biệt cho từng loại nông sản, có loại nông sản có khả năng chịu nhiệt tốt, trong khi có loại khác lại chịu lạnh hoặc nước tốt hơn Do đó, việc chăm sóc và bảo quản nông sản cần phải được điều chỉnh phù hợp để đảm bảo chất lượng cao nhất
Các mặt hàng nông sản bao trùm một phạm vi rộng lớn bao gồm các loại sản phẩm nông sản cơ bản và thiết yếu Những sản phẩm này không chỉ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể mà còn là sản phẩm xuất khẩu chủ đạo của nhiều quốc gia, ví dụ như gạo, lúa mì, sữa, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau củ quả tươi, Ngoài ra còn có các sản phẩm phái sinh như bánh mì, bơ, dầu ăn, thịt, được sử dụng để tạo năng lượng cho cơ thể và bổ sung dưỡng chất Cuối cùng là các sản phẩm nông sản được chế biến, bao gồm các mặt hàng đã trải qua quy trình chế biến khác nhau như bánh kẹo, sản phẩm từ sữa, xúc xích, nước ngọt, rượu, bia, thuốc lá, trái cây sấy khô và thực phẩm đóng hộp Nhờ quy trình chế biến chuyên nghiệp, những sản phẩm này trở nên phổ biến và được nhiều người lựa chọn
● Tính dễ tổn thương, dễ hỏng
Nông sản thường dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết cũng như các dịch bệnh, sâu bệnh gây hại cho cây trồng và động vật chăn nuôi Điều này làm tăng rủi ro và yếu tố không chắc chắn trong sản xuất nông nghiệp Ngoài ra, nông sản cũng dễ bị hư hỏng, ẩm mốc hoặc biến chất nếu không được bảo quản đúng cách Thậm chí chỉ cần trong một thời gian ngắn ở điều kiện không lý tưởng về độ ẩm hoặc nhiệt độ, nông sản có thể bị suy giảm chất lượng hoặc hỏng hóc
● Giá cả hàng nông sản không ổn định
Giá cả của mặt hàng nông sản thường không ổn định và có thể biến động mạnh mẽ Để có thể giảm giá sản phẩm nông sản và thu hút người tiêu dùng, các nhà sản xuất thường phải giảm giá thành sản xuất Tuy nhiên điều này đòi hỏi họ phải đầu tư vào công nghệ mới, tăng hiệu suất sản xuất và cắt giảm các chi phí đầu vào
Trong khi đó, thị trường nông sản thường đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế Biến động kinh tế toàn cầu càng khiến giá cả trở nên khó lường hơn, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố kinh tế vĩ mô như chính sách tiền tệ, quyết định ngân sách quốc gia, tỉ giá hối đoái và chính sách thương mại quốc tế
1.2.3 Vai trò của ngành nông sản
Tổng quan về chuỗi cung ứng xanh ngành nông sản
1.3.1 Chuỗi cung ứng xanh ngành nông sản
Chuỗi cung ứng xanh đã được áp dụng rộng rãi và phát huy tác dụng trong mọi lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp Về cơ bản, chuỗi cung ứng xanh trong nông nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố cơ bản của chuỗi cung ứng xanh và những đặc điểm riêng của ngành nông nghiệp (Singh, 2012) Chuỗi cung ứng xanh trong nông nghiệp chủ yếu tập trung ở chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp an toàn, bắt đầu từ khâu sản
23 xuất theo mô hình tiêu chuẩn đến lưu trữ, lưu thông và chuyển đến tay người tiêu dùng
Chuỗi cung ứng nông sản xanh bao gồm 5 quy trình chính là: đầu vào vật tư nông nghiệp, sản xuất nông sản (trồng, chăn nuôi), chế biến nông sản, phân phối nông sản và tiêu dùng nông sản Với các thành phần chính tham gia có thể kể đến nhà cung cấp vật tư nông nghiệp, nhà sản xuất nông sản, các doanh nghiệp chế biến nông sản, người bán nông sản, Chỉ khi các thành viên của mỗi khâu tham gia hợp tác và thực hiện các hoạt động xanh hóa chuỗi cung ứng nông sản thì mới có thể vận hành được một chuỗi cung ứng đạt được các yêu cầu và đảm bảo được mức độ an toàn, vệ sinh và bảo vệ môi trường của các sản phẩm nông nghiệp
1.3.2 Tiêu chí đánh giá chuỗi cung ứng xanh ngành nông sản
Về cơ bản, việc đánh giá một chuỗi cung ứng nông sản có phải “xanh” hay không còn phụ thuộc vào nhiều tiêu chí khác nhau phù hợp với từng loại nông sản riêng biệt Tuy nhiên, sau đây là một vài tiêu chí cơ bản giúp đánh giá và xem xét về mức độ xanh của các khâu trong một chuỗi cung ứng nông sản
Quá trình tìm kiếm và thu mua nguyên liệu thô đóng vai trò then chốt trong mỗi chuỗi cung ứng, vì vậy việc này cần được quản lý một cách nghiêm ngặt và toàn diện, với mục tiêu phát triển bền vững luôn đặt lên hàng đầu Việc thu mua đầu vào của chuỗi cung ứng nông sản xanh chủ yếu bao gồm việc tìm mua hạt giống, cây giống, thức ăn chăn nuôi, cũng như các vật liệu nông nghiệp khác Tiêu chuẩn sản xuất kỹ thuật từ việc lựa chọn đất đai, giống cây, phân bón cho đến quy trình thu hoạch phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định cụ thể của từng lĩnh vực nông nghiệp Trong đó:
- Đất: Đất canh tác phải có chất lượng tốt, không bị ô nhiễm hóa chất, hàm lượng kim loại nặng trong đất phải được kiểm soát
- Nước: Nguồn nước sử dụng đến từ các nguồn sạch như sông hoặc ao hồ không bị ô nhiễm hoặc đã qua xử lý cẩn thận để đảm bảo vệ sinh an toàn Nguồn nước cần đáp ứng tiêu chuẩn nhất định để tránh ảnh hưởng tiêu cực
- Giống cây/Con giống: Lựa chọn nguồn giống đạt tiêu chuẩn, phải có nguồn gốc rõ ràng và qua kiểm định kỹ lưỡng trước khi trồng, chỉ sử dụng các loại giống tốt và cây con khỏe mạnh, không mang bệnh hại Hạt giống cần được xử lý bằng hóa chất hoặc nhiệt trước khi gieo để đảm bảo sức khỏe cây trồng
- Phân bón/Thức ăn chăn nuôi: Phân bón phải được pha bằng nước sạch
Không sử dụng phân bón không có nguồn gốc hay chưa được kiểm định, chỉ sử dụng các loại phân bón có tên trong danh mục được phép sản xuất và kinh doanh Nên thay thế việc sử dụng phân bón hóa học bằng phân bón hữu cơ
- Thuốc bảo vệ thực vật: Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học, thảo mộc, ký sinh thiên địch để phòng bệnh thay vì thuốc hóa chất, nhằm đảm bảo an toàn cho cây trồng, môi trường đất, nước và không khí xung quanh Quá trình phun thuốc phải được tiến hành trước khi thu hoạch ít nhất từ 5-10 ngày để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng
Sản xuất xanh đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý chuỗi cung ứng xanh Bằng cách tận dụng các nguồn tài nguyên nông nghiệp một cách hiệu quả, cải tiến phương pháp sản xuất, nâng cao hiệu suất thiết bị và sử dụng nguyên liệu thô ít tốn kém, ít gây ô nhiễm, sản xuất xanh không chỉ giúp tăng hiệu suất, mà còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường
- Sử dụng nguồn lực tái tạo: Đánh giá nhà sản xuất có sử dụng nguồn lực tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, hoặc nước tái chế hay không Sử dụng nguồn lực này giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường
- Sử dụng phương pháp canh tác và chăm sóc thúc đẩy sự đa dạng sinh học: Khâu sản xuất cần có phương pháp canh tác và chăm sóc được thiết kế để tôn trọng và bảo vệ sự đa dạng sinh học, bao gồm việc bảo vệ đất đai, nước và sinh vật quý hiếm
- Giảm thiểu sử dụng hóa chất độc hại: Đánh giá mức độ giảm thiểu sử dụng hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất và chăm sóc cây trồng, động vật hoặc thủy sản
Sử dụng các phương pháp tự nhiên và các biện pháp kiểm soát tự nhiên để giảm cần thiết sử dụng hóa chất
Một đặc điểm của nông sản đó là một số sản phẩm nông sản sau khi thu hoạch sẽ cần trải qua giai đoạn chế biến Chế biến nông sản đóng vai trò quan trọng như một liên kết trung tâm giữa sản phẩm nông nghiệp sơ chế và người tiêu dùng, đồng thời là công cụ quan trọng để tăng giá trị của sản phẩm nông nghiệp Chế biến xanh là việc áp dụng các phương pháp chế biến có ích cho môi trường nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực
Trong quá trình chế biến, việc tối ưu hóa giá trị dinh dưỡng của sản phẩm và ngăn chặn ô nhiễm là điểm cần chú ý Bằng cách tiến hành khử trùng sản phẩm, duy trì vệ sinh nhà xưởng, xử lý nước thải và chất thải một cách an toàn, chế biến xanh không chỉ giữ gìn môi trường mà còn đảm bảo sức khỏe của con người Sự nhận thức về tính bền vững của ngành công nghiệp thực phẩm được thể hiện qua việc phát triển và duy trì cuộc sống và sức khỏe cho cả con người và môi trường
Trong quá trình phân phối xanh, các nhà sản xuất và nhà phân phối thường chú trọng vào việc sử dụng các phương tiện vận chuyển thân thiện với môi trường như xe điện, xe chạy bằng năng lượng tái tạo, hoặc thậm chí là giao hàng bằng đường hàng không, đường sắt để giảm thiểu tác động đến khí hậu
THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG XANH NGÀNH NÔNG SẢN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2019-2023
Thực trạng ngành nông sản Việt Nam giai đoạn 2019-2023
2.1.1 Tổng quan về ngành nông sản Việt Nam
Nông nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế và xã hội Việt Nam Nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ cùng nguồn nước dồi dào và đa dạng sinh học phong phú là những điều kiện quan trọng để sau 40 năm đổi mới kinh tế, ngành nông nghiệp Việt Nam đã phát triển theo hướng giao thương đa dạng, đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế
Biểu đồ 2.1 Mức tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp giai đoạn 2019-2023
Hiện nay, Chính phủ đang đẩy mạnh chương trình tái cơ cấu toàn diện ngành nông sản trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức riêng Về mặt kinh tế, năm 2023, tốc độ tăng trưởng GDP trong lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam đạt mức 3,83% - mức cao nhất kể từ năm 2019 Sự phát triển ấn tượng này của ngành nông nghiệp đã tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng của nó,
31 đóng vai trò là trụ cột của nền kinh tế Ngành nông nghiệp Việt Nam không chỉ đảm bảo vững chắc an ninh lương thực mà còn góp phần quan trọng vào việc duy trì ổn định nền kinh tế vĩ mô
Về mặt xã hội, ngành nông nghiệp góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, cung cấp đủ lương thực cho dân số 100,3 triệu người thông qua lúa gạo - loại lương thực chính của Việt Nam Lượng lương thực bình quân đầu người ở Việt Nam ở mức cao trong số các nước có thu nhập trung bình (World Bank, 2019)
Một số nông sản chủ lực của Việt Nam
Theo Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT, ban hành
“Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia” của Việt Nam bao gồm 13 mặt hàng nông sản chính, cụ thể như sau:
Bảng 2.1 Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Việt Nam
STT Sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia
8 Sắn và sản phẩm từ sắn
10 Thịt và trứng gia cầm
13 Gỗ và sản phẩm từ gỗ
Trong năm 2023, ngành nông nghiệp của Việt Nam đã ghi nhận một mức xuất siêu kỷ lục, với hơn 12 tỷ USD, tăng đáng kể lên đến 43,7% so với năm trước đó, đồng thời chiếm tỷ trọng lớn đạt đến 42,5% của toàn bộ xuất siêu của đất nước Đặc biệt, có đến sáu mặt hàng nông sản đạt giá trị xuất khẩu vượt qua ngưỡng 3 tỷ USD, bao gồm gạo, rau quả, cà phê, hạt điều, tôm, cùng sản phẩm gỗ (Bộ NN&PTNT,
2023) Đây cũng là những mặt hàng nông sản chủ lực được kỳ vọng mang đến những kỷ lục mới cho ngành nông nghiệp nước ta trong những năm tới
Gạo từ Việt Nam là một trong những loại gạo hàng đầu trên thế giới Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất gạo, với khí hậu ôn hòa, hệ thống sông ngòi dày đặc và đất đai phù sa màu mỡ, do đó, gạo Việt Nam rất đa dạng từ gạo trắng, gạo nâu đến gạo lứt và gạo nếp Gạo trắng Việt Nam thường được biết đến với chất lượng tốt, hương vị đặc trưng và giá cả phải chăng Ngoài thị trường trong nước, gạo Việt Nam cũng được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các thị trường Châu Á, châu Âu và châu Mỹ Theo số liệu của TradeMap, trong năm
2022, Việt Nam là một trong ba quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, với giá trị xuất khẩu là 3,2 tỷ USD tương đương khoảng 4,4 triệu tấn/năm, chiếm 10,6% lượng xuất khẩu của thế giới đối với sản phẩm này, chỉ đứng sau Ấn Độ và Thái Lan
Diện tích và sản lượng ngành hàng rau quả của Việt Nam trong năm 2022 lần lượt là 1,03 triệu ha và 25,5 triệu tấn, trong đó có các loại rau quả chủ lực như: thanh long, chuối, xoài, dưa hấu, sầu riêng, Cũng trong năm 2022, giá trị xuất khẩu rau quả Việt Nam đạt 3,5 tỷ USD, trong đó các thị trường nhập khẩu chính bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trong bối cảnh nhu cầu rau quả trên thế giới ngày càng tăng và Việt Nam lại có điều kiện khí hậu thích hợp cho sản xuất rau quả, đây sẽ là một ngành hàng hứa hẹn có nhiều tiềm năng và là điểm sáng trong sản lượng xuất khẩu của nước ta trong thời gian tới Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 sẽ đem lại nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, song đồng thời cũng đặt ra thách thức đối với mặt hàng
33 này khi phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính như Mỹ,
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản quan trọng của Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước Việt Nam là một trong những nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới, với sản lượng lớn và chất lượng tốt Cà phê Việt Nam thường được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới, bao gồm châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ Theo Báo Công Thương (2023) cho biết: “Hiện cà phê Việt Nam đã có mặt ở hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam đang là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới chỉ sau Brazil Diện tích cà phê của Việt Nam chỉ đứng thứ 6 sau các nước như Brazil, Indonesia, Colombia, Năng suất cà phê của nước ta đạt cao nhất thế giới, năng suất trung bình cà phê của Việt Nam cao gấp 1,4 lần của Brazil”
Ngành sản xuất và chế biến hạt điều của Việt Nam hiện đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành sản xuất nông lâm nghiệp của nước ta, góp phần đáng kể vào sự phát triển của kinh tế và xã hội Quá trình hội nhập kinh tế đã mở ra nhiều cơ hội cho ngành hạt điều Việt Nam, bao gồm việc mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Trong năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 644 nghìn tấn hạt điều, mang về doanh thu khoảng 3,6 tỷ USD Điều này cho thấy một sự tăng trưởng đáng kể, lên đến 24% về khối lượng và 18% về giá trị so với năm 2022 Mặc dù xuất khẩu hạt điều đã có sự gia tăng mạnh mẽ, nhưng vẫn chưa đạt được mức kỷ lục được thiết lập vào năm 2021, khi mà giá trị xuất khẩu đạt 3,63 tỷ USD (Tổng cục Hải quan, 2023)
Tôm là một trong hai loại thủy sản được coi là chiến lược phát triển chính của Việt Nam Nước ta được đánh giá là có công nghệ chế biến tôm tiên tiến nhất và có lợi thế về sản xuất hàng GTGT Trong giai đoạn 2019-2023, ngành tôm của Việt Nam đã đạt được những thành tựu trong sản xuất và xuất khẩu Diện tích nuôi tôm đã tăng
34 trung bình 5% mỗi năm, trong khi sản lượng tôm tăng trung bình 8,4%, chủ yếu nhờ vào việc cải thiện năng suất nuôi tôm chân trắng Sản phẩm tôm đông lạnh vẫn chiếm tỷ trọng lớn tới 60% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm Trong khi đó, tôm chế biến chỉ chiếm tỷ trọng đáng kể ở một số thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản (Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, 2023)
● Gỗ và các sản phẩm về gỗ
Hàng năm, nguồn nguyên liệu khai thác từ khoảng 3,93 triệu hecta rừng sản xuất trong nước có khả năng cung cấp hơn 30 triệu m3 gỗ để chế biến và xuất khẩu Mỗi năm, ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam xuất khẩu trung bình hơn 10 tỷ USD, giúp đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia lớn nhất thế giới về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, xếp thứ năm toàn cầu, thứ hai ở châu Á và dẫn đầu tại khu vực Đông Nam Á Hiện nay, có bốn thị trường xuất khẩu chính cho gỗ Việt Nam là Hoa
Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc Trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang bốn thị trường này chiếm tới 85% (Tạp chí Kinh Tế Việt Nam,
2.1.2 Tình hình sản xuất nông sản của Việt Nam giai đoạn 2019-2023
Theo Tổng cục Thống kê, tính tới năm 2023, diện tích đất nông nghiệp nước ta đạt 9,3 triệu hecta, trong đó diện tích trồng lúa của cả nước đạt 7,12 triệu hecta, tăng 10.100 hecta so với năm 2022 Tổng sản lượng lúa năm 2023 đạt 43,5 triệu tấn và sản lượng lương thực có hạt đạt 47,9 triệu tấn, tăng 790.000 tấn so với năm trước, trong đó sản lượng ngô đạt 4,4 triệu tấn Diện tích gieo trồng một số loại cây như khoai lang, ngô, lạc, đậu tương đều giảm so với năm trước, mức giảm dao động từ 1.600 ha tới 6.400 ha tùy loại Báo cáo của Tổng cục Thống kê nhận định nguyên nhân thu hẹp diện tích gieo trồng là do hiệu quả kinh tế không cao khiến nông dân chuyển hướng sản xuất sang trồng rau hoặc cây ăn quả, cây làm thức ăn chăn nuôi
Bảng 2.2 Sản lượng sản xuất một số mặt hàng nông sản tại Việt Nam giai đoạn
Gỗ và các sản phẩm về gỗ
16.758 17.645 18.889 19.699 20.823 Đơn vị: Gỗ (nghìn m3), mặt hàng khác (triệu tấn)
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
Thực trạng chuỗi cung ứng xanh ngành nông sản tại Việt Nam giai đoạn 2019-2023
2.2.1 Chuỗi cung ứng nông sản tại Việt Nam
Theo Tạp chí Công Thương (2023), chuỗi cung ứng nông sản là: “Một hệ thống bao gồm doanh nghiệp, nhà thu gom hàng nông sản, nhà sản xuất/chế biến/nhà phân phối và các đơn vị cung ứng dịch vụ logistics và các nguồn lực khác liên quan đến quá trình chuyển đổi hàng nông sản từ trang trại nuôi trồng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng”
Chuỗi cung ứng nông sản tại Việt Nam gồm 6 mắt xích chính như sau: (1) Đầu vào; (2) Sản xuất; (3) Thu gom; (4) Chế biến; (5) Thương mại/ Phân phối; (6) Tiêu dùng Cụ thể được minh họa qua hình dưới đây:
Hình 2.1 Chuỗi cung ứng nông sản tại Việt Nam
Nguồn: Bộ Thông Tin và Truyền Thông
(1) Đầu vào: Đầu vào của chuỗi cung ứng nông sản bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, cụ thể trong ngành nông sản thì những nguyên vật liệu này là con giống, hạt giống, cây trồng, phân bón, thức ăn chăn nuôi hay các loại thuốc, hóa chất bảo vệ thực vật,
(2) Khâu sản xuất: Trong quy trình cung ứng nông sản của nước ta, từ cây giống, con giống cho đến phân bón, thường được mua từ các nhà cung cấp trong nước hoặc nước ngoài Trong hệ thống này, người nông dân hoặc ngư dân chịu trách nhiệm là nhà sản xuất nông hoặc thủy sản Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất nông sản, người nông dân thường phải chịu nhiều khó khăn Người nông dân thường phải chi trả mức chi phí cao nhất trong số các đối tác tham gia chuỗi cung ứng nông sản, nhưng họ lại nhận được lợi ích thấp nhất
(3) Khâu thu gom: Các bên tham gia vào quá trình thu mua bao gồm thương lái, chủ vựa, các doanh nghiệp sơ chế, nhà máy xay xát và nhiều bên khác Trên thị trường, có nhiều cách tham gia khác nhau, phụ thuộc vào tính chất của ngành hàng
Ví dụ, đối với mặt hàng trái cây, có người thu gom, các vựa đóng gói và phân phối,
42 cũng như các đại lý thu mua Trong khi đó, đối với lúa gạo, có môi giới mua bán, các thương lái, đại lý thu mua và các nhà máy xay xát Đối với cà phê, có các hãng rang xay, thương lái và các đại lý phân phối Những liên kết này đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị nông sản, cần sự hợp tác giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
(4) Khâu chế biến/sơ chế: Các nhà chế biến thường đóng vai trò là các trung gian chuyên thu gom nông sản từ người nông dân hoặc ngư dân đánh bắt Một số loại nông sản như hoa quả và hải sản tươi có thể được nhà xuất khẩu thu mua và đưa trực tiếp vào hệ thống phân phối để đến tay khách hàng cuối cùng Tuy nhiên, một số loại nông sản khác cần phải được chế biến trước khi được phân phối và tiêu thụ, ví dụ như lương thực và thực phẩm Tính đến hiện tại, các giai đoạn thu gom, chế biến và tiêu thụ nông sản vẫn chưa hoàn thiện và không bền vững, với nhiều cấp trung gian tham gia Nông dân thường chủ yếu bán nông sản cho các thương lái hoặc đại lý thu mua Đồng thời, do quy trình thu gom và chế biến chưa được thực hiện đúng cách với kỹ thuật, chất lượng của nông sản vẫn còn thấp và giá thành không cao
(5) Khâu thương mại/ phân phối: Trong chuỗi cung ứng nông sản tại Việt
Nam, khâu phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm từ nông dân đến người tiêu dùng cuối cùng Khâu này không chỉ giúp kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả của sản phẩm Cấu trúc phân phối nông sản tại Việt Nam thường gồm các đối tác chính như các nhà buôn, thương lái, các cơ sở chế biến và đại lý phân phối Các nhà buôn và thương lái thường là những người trung gian mua hàng từ nông dân và sau đó bán lại cho các cơ sở chế biến hoặc đại lý phân phối Trong khi đó, các cơ sở chế biến thường mua nguyên liệu từ các nhà buôn và thương lái để chế biến thành sản phẩm hoàn thiện để đưa ra thị trường Đại lý phân phối sau đó tiếp nhận sản phẩm từ các cơ sở chế biến và đưa đến các điểm bán lẻ hoặc tận tay người tiêu dùng
(6) Tiêu dùng: Là người tiêu dùng nội địa hoặc nước ngoài mua những mặt hàng nông sản Việt Nam, là thành phần quan trọng trong chuỗi cung ứng nông sản Hiện nay nhu cầu của người tiêu dùng nông sản ngày càng khắt khe, xu hướng tiêu
43 dùng đang dần chuyển đổi sang những mặt hàng nông sản xanh, tốt cho sức khỏe, có nguồn gốc xuất xứ đầy đủ
Trên thực tế, trong thời gian gần đây, ngành nông nghiệp của Việt Nam đã chủ động thực hiện việc tái cấu trúc sản xuất theo hình thức hợp tác, kết nối các thành viên trong chuỗi, liên kết từ việc sản xuất nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo một quy trình liên tục, hệ thống hóa, và kết nối với thị trường toàn cầu Một số loại nông sản của Việt Nam, đặc biệt là trong xuất khẩu, đã tham gia vào các giai đoạn có GTGT cao trong chuỗi giá trị toàn cầu, với cà phê là một ví dụ điển hình
2.2.2 Thực trạng chuỗi cung ứng xanh nông sản tại Việt Nam giai đoạn 2019-
Trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng về nông sản an toàn và bền vững, việc xanh hóa chuỗi cung ứng nông sản tại Việt Nam đang dần trở thành một xu hướng Một số công ty, doanh nghiệp lớn cũng đã ứng dụng chuỗi cung ứng xanh trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu thụ nông sản Dưới đây là một số nét chính về thực trạng chuỗi cung ứng nông sản xanh tại Việt Nam
2.2.2.1 Đầu vào xanh Đối với quá trình sản xuất nông sản, nguyên liệu đầu vào bao gồm: đất, nước, cây giống (đối với cây trồng) và con giống (đối với vật nuôi), phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc BVTV
Theo “Quyết định Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai của cả nước năm 2022” thì tính đến ngày 31/12/2022, cả nước có tổng diện tích đất tự nhiên lên tới hơn 33 triệu hecta, trong đó diện tích nhóm đất nông nghiệp lên tới 28 triệu hecta, tức chiếm gần 85% tổng diện tích đất của cả nước Diện tích đất còn lại bao gồm nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng lần lượt chiếm 3,9 triệu hecta và 1,1 triệu hecta
Theo số liệu từ Bộ NN&PTNT, diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm phần lớn trong tổng diện tích đất đai của Việt Nam, bao gồm các loại đất được sử dụng cho trồng trọt và sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm
44 muối và sản xuất nông nghiệp khác So sánh với năm 2021, diện tích đất nông nghiệp đã tăng thêm 8.255 hecta vào năm 2022 Bên cạnh đó, diện tích nhóm đất bỏ hoang đã giảm 20.400 hecta so với năm trước Như vậy có thể thấy được rằng việc sử dụng diện tích đất làm nông nghiệp được thực hiện khá hiệu quả và tỷ lệ đất bỏ hoang ngày càng giảm
Biểu đồ 2.6 Diện tích sử dụng đất nông nghiệp Việt Nam tính đến năm 2022
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng xanh trong ngành nông sản tại Việt
Tính tới nay, Việt Nam đã và đang dần đẩy mạnh các hoạt động xanh ở từng khâu trong chuỗi cung ứng nông sản xanh, từ đó trong mỗi khâu lại dần đạt được những thành tựu nhất định
Thứ nhất, trong khâu đầu vào và sản xuất, đã có nhiều địa phương, doanh nghiệp, HTX giúp nông dân nâng cao nhận thức về việc quản lý dịch hại tổng hợp IPM, sử dụng thuốc BVTV đúng cách, giảm lượng phân bón vô cơ… Những phương pháp, quy trình kỹ thuật này đã và đang đem lại nhiều lợi ích thực tế, từ việc tăng năng suất và chất lượng nông sản, giảm chi phí sản xuất cho đến việc giảm gây ô nhiễm tới môi trường Các nghiên cứu cho thấy ruộng lúa ngập nước càng lâu thì lượng khí metan sinh ra càng nhiều, do đó các ruộng lúa ứng dụng kỹ thuật tưới nông- lộ-phơi đã giúp giảm khoảng 3,5 lần lượng khí phát thải nhà kính so với các ruộng lúa thường xuyên ngập nước
Thứ hai, một số dự án thúc đẩy mô hình nông nghiệp hữu cơ bền vững cũng thu được những kết quả đáng mong đợi Cụ thể như “Dự án Chuyển đổi Bền vững
Nông nghiệp Việt Nam” đã hỗ trợ khoảng 1 triệu nông dân ở khu vực Đồng bằng sông
Mekong và vùng Tây Nguyên Nhờ áp dụng các phương pháp canh tác tốt (GAP), những người tham gia dự án đã cải thiện hiệu suất canh tác, tăng thu nhập, giảm ô nhiễm môi trường và lượng khí nhà kính thải ra từ sản xuất lúa và cà phê Đến khi dự án kết thúc, hơn 220.000 hộ nông dân đã thực hiện GAP trên diện tích 255.000 ha đất canh tác, thu nhập từ canh tác tăng hơn 20%, và lượng phát thải CO2 từ trồng lúa giảm đi 1,5 triệu tấn mỗi năm (World Bank, 2023)
Thứ ba, trong giai đoạn 2021-2023 đã có 44 tỉnh, thành phố trên cả nước xây dựng và phát triển được 946 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, tăng 22 tỉnh và 160 chuỗi so với giai đoạn 2015-2020 (Bộ NN&PTNT, 2023) Trong năm 2016, diện tích canh tác hữu cơ tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 77.000 hecta Tuy nhiên, đến năm 2022, diện tích này đã tăng lên đến khoảng 240.000 hecta trên toàn quốc Điều đáng chú ý là xu hướng canh tác hữu cơ đã lan rộng mạnh mẽ và được triển khai đến 59/63 tỉnh, thành phố trên cả nước (Nguyễn Đình Đáp và cộng sự, 2022) Số lượng nông dân tham gia sản xuất hữu cơ là 17.168 người, số lượng doanh nghiệp sản xuất hữu cơ là
97 doanh nghiệp, 60 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu với kim ngạch khoảng 335 triệu USD/năm
Thứ tư, do triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp xanh nên các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản có nguồn gốc rõ ràng đã chiếm tỷ trọng ngày càng cao Theo báo cáo của Bộ Công Thương, các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam đã được tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu đến 180 quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Nga, Singapore,…
Thứ năm, xu hướng tiêu dùng xanh đang ngày càng trở nên phổ biến đối với người tiêu dùng tại Việt Nam Tại các đô thị lớn, việc tìm thấy các cửa hàng thực phẩm hữu cơ và nông sản sạch không còn là điều khó khăn Mặc dù giá của những sản phẩm này thường cao hơn so với các sản phẩm tại chợ truyền thống, nhưng người tiêu dùng vẫn ưa chuộng bởi chúng có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan chức năng kiểm định chất lượng và được trồng trọt và chăn nuôi theo phương pháp xanh, không gây tác động tiêu cực đến môi trường Có đến 86% người tiêu dùng Việt Nam sẵn lòng chi trả cao hơn cho các sản phẩm từ các thương hiệu có tác động tích cực đến xã hội và môi trường Ngoài ra có tới 80% người tiêu dùng lo ngại về tác động lâu dài của các nguyên liệu nhân tạo Những con số này cho thấy mức độ quan tâm của người tiêu dùng tới nông sản xanh đang ngày càng tăng cao, từ đó họ sẽ đưa ra những lựa chọn tiêu dùng có tác động tích cực hơn cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng nông sản xanh
Thứ sáu, ngoài ra, các chính sách thúc đẩy tái chế và tiêu dùng xanh cũng dần gặt hái được những thành công nhất định Trong thời gian qua, tại Thành phố Cần
Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, đã xây dựng 108 bể chứa bao, gói thuốc BVTV và tổ chức thu gom hơn 800 nghìn bao, gói, vỏ chai thuốc BVTV (tương đương 50 tấn), sau đó tổ chức tiêu hủy đúng quy định Việc thu gom các bao, vỏ chai thuốc BVTV cũng là một công tác quan trọng, giúp phát triển nền nông nghiệp xanh, sạch, thân thiện với môi trường
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những thành công đã được kể đến phía trên, trong quá trình phát triển và ứng dụng chuỗi cung ứng nông sản xanh tại Việt Nam chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thách thức Điều này đặc biệt quan trọng để đảm bảo sự bền vững và hiệu quả của hệ thống cung ứng nông sản xanh, từ sản xuất đến tiêu thụ Sau đây là một số hạn chế của chuỗi cung ứng này:
Thứ nhất, hạn chế lớn nhất của việc áp dụng chuỗi cung ứng xanh vào ngành nông sản Việt Nam là việc thiếu nguồn đầu tư vào cơ sở vật chất cũng như công nghệ
Do việc phát triển chuỗi cung ứng xanh cần song hành với việc phát triển hạ tầng chuỗi cung ứng những cơ sở hạ tầng cũng như việc ứng dụng công nghệ vào chuỗi còn gặp nhiều khó khăn và thách thức Các hộ nông sản tại Việt Nam đa phần là quy mô nhỏ và vừa lại riêng lẻ, do đó để tự đầu tư ứng dụng cơ sở vật chất hạ tầng vào quá trình sản xuất là điều vô cùng khó khăn
Thứ hai, chuỗi cung ứng nông nghiệp xanh tại Việt Nam còn rời rạc, vận hành kém hiệu quả và thiếu sự liên kết giữa các khâu dẫn tới việc phát triển chuỗi cung ứng xanh trở nên khó khăn hơn
Thứ ba, nguồn nguyên vật liệu sử dụng trong chuỗi cung ứng còn bị phụ thuộc nhiều vào các nước khác, đa phần là từ nhập khẩu, chưa có nguồn nguyên vật liệu bền vững để sử dụng phát triển chuỗi cung ứng xanh để tiết kiệm chi phí
Thứ tư, các nguồn nguyên vật liệu được sử dụng và các nguồn phụ phẩm trong chuỗi cung ứng nông sản đang gây ô nhiễm môi trường và lãng phí nguồn nguyên liệu tái chế Đặc biệt là ô nhiễm nguồn đất, nước, không khí Mỗi năm Việt Nam
59 có khoảng 84,5 triệu tấn chất thải từ hoạt động chăn nuôi được thải vào môi trường, trong đó có đến 80% không qua xử lý
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG
Xu hướng phát triển chuỗi cung ứng xanh nông sản trên thế giới
Chuỗi cung ứng xanh đã được ra đời và phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản hay các nước Châu Âu từ những năm cuối thế kỉ 20, đầu thế kỉ 21, trong nhiều lĩnh vực khác nhau như vận tải, sản xuất, bán lẻ, thủy sản Đến nay, phong trào phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành nông sản đã lan rộng tới nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều quốc gia đã ứng dụng tốt mô hình chuỗi cung ứng xanh ngành nông sản để tăng năng suất, giảm chi phí và quan trọng nhất là bảo vệ môi trường, hướng tới tương lai bền vững
Hà Lan là một trong những quốc gia được biết đến nhiều với các mô hình nhà kính hiện đại giúp giảm thiểu việc sử dụng nước và hóa chất trong lĩnh vực trồng trọt Các nhà kính được Hà Lan sử dụng đã ứng dụng những công nghệ giúp kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm để tạo điều kiện lý tưởng cho cây trồng, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính Các khu vực như Westland và Aalsmeer là minh chứng điển hình cho sự thành công của mô hình này Tại Westland, khu vực này được mệnh danh là “thủ đô nhà kính của thế giới” với hơn 10.000 hecta nhà kính sử dụng công nghệ hiện đại để trồng hoa và rau sạch Theo ước tính 90% lượng năng lượng sử dụng trong các nhà kính này là từ các nguồn năng lượng tái tạo như địa nhiệt Nhờ quy trình trồng rau hiệu quả trong nhà kính, Hà Lan đã trở thành nước xuất khẩu nông sản lớn thứ hai thế giới chỉ sau Hoa Kỳ
Nhật Bản là một trong những quốc gia đi đầu trong ứng dụng nông trại thông minh và sử dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, bao gồm các hệ thống tự động hóa và cảm biến để tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và năng lượng Các mô hình này không chỉ giúp tăng năng suất mà còn giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường Cụ thể như Công ty Spread tại Kyoto đã xây dựng một nông trại thẳng đứng
64 và hoàn toàn tự động, sử dụng robot để trồng rau xà lách với khả năng sản xuất 30.000 cây mỗi ngày, tiết kiệm 98% lượng nước so với phương pháp truyền thống
Ngoài ra, một số nông dân Nhật Bản đã áp dụng các phương pháp canh tác hữu cơ và bền vững, kết hợp với các hệ thống quản lý chuỗi cung ứng để đảm bảo rằng sản phẩm được vận chuyển và lưu trữ một cách hiệu quả và thân thiện với môi trường Trong đó có dự án “Rice-paddy Renewable Energy” (tạm dịch “Năng lượng tái tạo trên cánh đồng lúa”) tại Fukushima đã sử dụng cánh đồng lúa kết hợp với hệ thống năng lượng mặt trời để sản xuất điện, đồng thời giảm thiểu phát thải CO2 Sản phẩm gạo từ dự án này được coi là “sạch, xanh” và thân thiện với môi trường
Mỹ là một quốc gia có nhiều nông trại hữu cơ áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường nghiêm ngặt, bao gồm luân canh cây trồng, sử dụng phân bón hữu cơ và giảm thiểu việc sử dụng hóa chất Theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, diện tích nông trại hữu cơ ở Mỹ đã tăng lên hơn 5 triệu hecta vào năm 2019, với doanh thu từ sản phẩm hữu cơ đạt khoảng 55 tỷ USD Các nông trại này áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường nghiêm ngặt, bao gồm luân canh cây trồng và sử dụng phân bón hữu cơ
Một ví dụ khác tại bang Washington - nơi sản xuất khoảng 70% lượng táo của
Mỹ, đã áp dụng các phương pháp canh tác bền vững và các quy trình chế biến sử dụng năng lượng mặt trời và hệ thống tưới nước tiết kiệm, đóng gói và vận chuyển xanh để giảm thiểu tác động môi trường Theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, các biện pháp này cũng đã giúp giảm lượng nước sử dụng đến 30% và giảm phát thải CO2 đáng kể
• Úc Úc cũng là một trong những quốc gia đã có những bước tiến trong công cuộc ứng dụng và phát riển chuỗi cung ứng xanh ngành nông sản, một trong số đó là mô hình chăn nuôi bền vững Tại Úc đã triển khai các mô hình chăn nuôi bền vững, sử dụng công nghệ để quản lý nước và đất, giảm thiểu phát thải methane từ chăn nuôi gia súc Một số công ty tại Queensland đã áp dụng các biện pháp quản lý nước và đất
65 hiệu quả, giảm thiểu phát thải methane từ chăn nuôi gia súc Theo báo cáo của MLA, các công ty đã giảm được 30% lượng phát thải khí nhà kính trong vòng 5 năm qua
Ngoài ra, chính phủ Úc cũng mở rộng chương trình “Carbon Farming
Initiative” (tạm dịch “Sáng kiến canh tác carbon”), khuyến khích nông dân tham gia vào các hoạt động canh tác và chăn nuôi giúp lưu giữ carbon trong đất Tính đến năm
2020, đã có hơn 2 triệu hecta đất được quản lý theo các phương pháp này, giảm thiểu hàng triệu tấn CO2 phát thải mỗi năm tại Úc.
Định hướng chính sách phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành nông sản Việt
Việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp đang trở thành một xu hướng quan trọng trên toàn cầu Để có thể đáp ứng với xu hướng này, nhiều biện pháp và chính sách đã được triển khai để thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp xanh bền vững Các biện pháp này bao gồm các quyết định chính sách quan trọng như “Nghị quyết số 19-NQ/TW” ngày 16/6/2022, “Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” Những chính sách đều này lần lượt nhấn mạnh vai trò quan trọng của nông nghiệp trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia và đồng thời khuyến khích các phương thức nông nghiệp xanh, hữu cơ và tuần hoàn, phù hợp với nhu cầu thị trường
“Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-
2030, tầm nhìn đến năm 2050” đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt trong Quyết định số 150/QĐ-TTg, ngày 28/1/2022 Mục tiêu chính của Chiến lược này là xây dựng một nền nông nghiệp dựa trên lợi thế địa phương, có năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả và bền vững và tạo ra sự cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới Bên cạnh đó cũng giúp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia bền vững
“Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh trong giai đoạn 2021-2030” đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt vào tháng
9/2022 Mục tiêu của kế hoạch này là thúc đẩy phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp thông qua việc áp dụng các phương pháp sản xuất sinh thái, tuần hoàn và giảm thiểu phát thải carbon Điều này nhằm tăng cường chất lượng tăng trưởng,
66 gia tăng giá trị sản phẩm, cải thiện khả năng cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững Đồng thời, kế hoạch cũng hướng đến mục tiêu giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, đồng hành với mục tiêu của nền kinh tế trung hòa carbon vào năm 2050
Cả “Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững đến năm 2030” (được công bố theo “Quyết định số 150/QĐ-TTg”, ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ) đều nhấn mạnh vào việc xây dựng một ngành nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường và có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu Ngoài ra, mục tiêu của chiến lược cũng là giảm ô nhiễm môi trường tại các khu vực nông thôn và đặt mục tiêu giảm lượng khí nhà kính xuống 10% so với mức của năm 2020
Vào ngày 23/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quyết định số
885/QĐ-TTg” về việc thực hiện “Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ trong giai đoạn 2020-2030” Đề án này đặt ra mục tiêu phát triển một ngành nông nghiệp hữu cơ có GTGT cao, bền vững và thân thiện với môi trường Đồng thời, nó cũng nhấn mạnh vào việc liên kết nông nghiệp với chu trình tuần hoàn, phục vụ cả tiêu dùng nội địa và xuất khẩu Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam sẽ được chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn của cả khu vực và thế giới, từ đó nâng cao vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sánh ngang với các nước tiên tiến khác trên thế giới
Như vậy, điểm chung của các chính sách trên đều hướng tới mục tiêu phát triển một nền nông nghiệp xanh, giảm thiểu phát thải ra môi trường gây ô nhiễm, hướng tới một tương lai phát triển bền vững Và để đạt được điều đó, việc ứng dụng chuỗi cung ứng xanh vào ngành nông sản là một mục tiêu tất yếu, giúp đạt được những lợi ích lớn về cả kinh tế lẫn xã hội trong tương lai.
Một số giải pháp cho doanh nghiệp để phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành nông sản tại Việt Nam
Xuất phát những thực trạng và hạn chế đã được phân tích ở trên, tác giả đưa ra một số giải pháp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, góp phần vào công cuộc phát triển chuỗi cung ứng xanh ngành nông sản ở Việt Nam
3.3.1 Thúc đẩy tính kết nối, sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng xanh nông sản
Thực trạng đã chỉ ra các khâu trong chuỗi cung ứng xanh ngành nông sản tại Việt Nam còn thiếu tính liên kết, riêng lẻ do đa phần các thành phần tham gia các khâu là những nông hộ có quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt là trong khâu sản xuất Do đó, họ thường chỉ sản xuất riêng lẻ và thiếu tính tập trung, sau đó thu gom và bán nông sản thông qua các trung gian là thương lái đến các kênh phân phối lớn hơn Những đại lý tiêu thụ lớn hay các doanh nghiệp xuất khẩu thường không được kết nối trực tiếp đến hộ sản xuất mà phải qua nhiều trung gian, gây ra tổn thất về thời gian và chi phí, khiến chuỗi cung ứng đứt gãy và kém hiệu quả Trong khi đó, để một chuỗi cung ứng có thể vận hành một cách hiệu quả thì dù là một chuỗi cung ứng truyền thống hay một chuỗi cung ứng xanh bền vững thì cũng đều cần các khâu trong đó hoạt động mượt mà và kết nối với nhau
Vì vậy, để khắc phục hạn chế này, các doanh nghiệp hay các hợp tác xã cần xây dựng mối quan hệ đối tác với các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà phân phối và các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Từ đó giúp thúc đẩy hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các khâu trong chuỗi cung ứng thông qua các sự kiện gặp gỡ nhằm tạo sự liên kết và mối quan hệ giữa hai bên cung và cầu Việc trao đổi và tạo tính kết nối giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân hay giữa nông dân với các nhà cung cấp nguyên liệu sẽ giúp quá trình vận hành chuỗi cung ứng nông sản trở nên hiệu quả hơn, giúp nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể áp dụng công nghệ thông tin và các hệ thống quản lý chuỗi cung ứng để tối ưu hóa việc quản lý và giao tiếp trong chuỗi cung ứng, như vậy sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi và quản lý sản xuất, lưu trữ thông tin về sản phẩm và tiêu chuẩn chất lượng, và tạo ra các cơ hội hợp tác mới
3.3.2 Đảm bảo tự chủ nguồn cung ứng nguyên vật liệu bền vững, tránh phụ thuộc
Thực trạng nguồn cung ứng nguyên vật liệu ngành nông sản cho thấy nước ta phải nhập khẩu một lượng lớn từ con giống, cây giống cho đến phân bón hay thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài Cụ thể, với các loại cây giống, Việt Nam chi khoảng 800
68 triệu USD mỗi năm để nhập giống cây trồng các loại, đặc biệt các loại giống rau củ như hạt cà rốt, súp lơ, su hào, bắp cải hầu hết nhập khẩu 100% (Tổng cục Hải quan,
2021) Về phần thức ăn chăn nuôi, nước ta đã chi gần 5 tỷ USD để nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu trong năm 2023 Ngoài ra các loại phân bón hay các loại thuốc bảo vệ thực vật hiện cũng phải nhập khẩu một lượng đáng kể từ nước ngoài đẻ phục vụ nhu cầu trồng trọt và chăn nuôi trong nước Trong khi đó, nếu muốn phát triển một chuỗi cung ứng xanh nông sản thì nước ta cần phải tự chủ về nguồn cung nguyên vật liệu, cần phải có một nguồn nguyên vật liệu đầu vào bền vững để tránh phụ thuộc quá nhiều vào việc nhập khẩu từ nước ngoài
Do đó, các nông hộ cần có những chính sách nhất định để đảm bảo tự chủ nguồn cung nguyên vật liệu, tránh sự lệ thuộc quá lớn vào việc nhập khẩu Cụ thể như trong việc sản xuất phân bón, các doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ như chất thải từ chăn nuôi, thủy sản, chế biến nông sản, phụ phẩm cây trồng, than bùn, rác thải sinh hoạt và các chế phẩm vi sinh, các nguyên tố khoáng, chất sinh học bổ sung để nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng phân bón
Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất nên ưu tiên sử dụng và phát triển các giống cây trồng bản địa có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng với điều kiện khí hậu, đồng thời nghiên cứu và chọn tạo giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với sản xuất xanh Bên cạnh đó các doanh nghiệp sản xuất nên hướng tới sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) kết hợp với các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học, an toàn cho môi trường
3.3.3 Đẩy mạnh quá trình tái chế, tái sử dụng nguồn phụ phẩm từ chuỗi cung ứng nông sản
Thực trạng cũng cho thấy rằng chuỗi cung ứng nông sản của Việt Nam, đặc biệt là các lĩnh vực như trồng lúa, cây ăn trái, thủy sản và chăn nuôi đã và đang thải ra môi trường hàng ngàn tấn phụ phẩm như chất thải hữu cơ - một nguồn tài nguyên tái tạo có thể phục vụ sản xuất và nhiều lĩnh vực khác Cụ thể, nước ta đã thải ra một lượng lớn phụ phẩm nông nghiệp nhưng tỷ lệ tái sử dụng để tạo GTGT và giảm thiểu tác động môi trường còn thấp Theo Bộ NN&PTNT, ngành chăn nuôi nước ta thải ra
69 khoảng 84,5 triệu tấn chất thải mỗi năm, trong đó chỉ khoảng 20% được tận dụng hiệu quả cho các mục đích như sản xuất khí sinh học, phân bón, nuôi trùn quế và làm thức ăn cho cá, phần còn lại bị thải trực tiếp ra môi trường Trong lĩnh vực trồng trọt, chỉ khoảng 10% phụ phẩm được dùng làm nhiên liệu tại chỗ, 5% làm nhiên liệu công nghiệp, 3% làm thức ăn gia súc, trong khi hơn 80% chưa được sử dụng và bị thải hoặc đốt gây ô nhiễm môi trường Nguồn phụ phẩm chưa được tái sử dụng một cách hiệu quả đã dẫn đến việc chuỗi cung ứng nông nghiệp trở thành một trong những nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu với lượng phát thải khí nhà kính chiếm 18% tổng lượng phát thải Dự kiến, vào năm 2030, lượng phát thải sẽ đạt tới 120 triệu tấn CO2, trong đó một nửa xuất phát từ ngành lúa gạo
Do đó, để khắc phục được hạn chế trên, các doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng vào khâu xử lý chất thải, phụ phẩm trong chuỗi cung ứng Một số giải pháp được đề xuất như tái chế bã nông sản từ khâu sản xuất hay tái sử dụng nguồn nước thải từ khâu chế biến Trên thực tế, Bộ NN&PTNT cho biết tính đến năm 2021, tỷ lệ tái chế bã từ sản xuất nông sản như bã hạt lúa mì, bã từ trái cây và bã cỏ đã đạt khoảng 60-70% Cũng theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, vào năm 2020, hơn 50% các nhà máy chế biến nông sản đã áp dụng các hệ thống xử lý nước thải để tái sử dụng trong sản xuất nông nghiệp Đó là một trong những giải pháp được ứng dụng có kết quả thực sự lên các khâu trong một chuỗi nông sản xanh
Bên cạnh đó, các nhà phân phối nông sản lớn có thể thúc đẩy việc tái chế bao bì đóng gói bằng cách tái sử dụng những bao bì nhựa, xốp để bảo quản nông sản hay đưa ra những chính sách ưu đãi khuyến khích người tiêu dùng sử dụng vật liệu bảo quản bền vững như túi vải, làn nhựa sử dụng nhiều lần khi mua sắm, tiêu dùng nông sản Đây cũng là một trong những giải pháp có thể giúp đạt được thành tựu trong thời gian ngắn, do nó có thể ứng dụng trực tiếp và ngay lập tức vào thói quen cũng như nhận thức của người tiêu dùng, giúp họ nâng cao nhận thức về chuỗi cung ứng xanh và tham gia vào việc giảm thiểu nguồn phụ phẩm thải ra môi trường
3.3.4 Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và tuyên truyền nhận thức về nông nghiệp xanh
Vấn đề về nguồn nhân lực chất lượng cao cũng đang là một vấn đề nhức nhối trong việc quản lý và vận hành chuỗi cung ứng xanh nông sản tại Việt Nam Theo
“Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2022” của Bộ Công Thương, dự báo vào năm 2030, nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics của cả nước sẽ vượt quá con số 200.000 nhân viên Tuy nhiên, khả năng đáp ứng chỉ đạt khoảng 10% của tổng nhu cầu thị trường Đặc biệt, tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên sâu về chuỗi cung ứng chỉ chiếm khoảng 5 - 7% so với tổng số lao động hiện tại trong ngành, cho thấy sự thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này tại Việt Nam
Kiến nghị đối với chính phủ và các bộ ban ngành có liên quan
Việt Nam là một đất nước với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và những tiềm năng về nông nghiệp, đang nỗ lực xây dựng một chuỗi cung ứng nông sản bền vững và thân thiện với môi trường Để thúc đẩy sự phát triển của chuỗi cung ứng xanh, chính phủ và các bộ ban ngành cần đưa ra những chính sách và biện pháp cụ thể Sau đây là một số kiến nghị được tác giả đề xuất nhằm thúc đẩy việc phát triển chuỗi cung ứng xanh nông sản tại Việt Nam
Thứ nhất, chính phủ cùng các bộ ban ngành liên quan cần xây dựng các chính sách hỗ trợ tài chính để tăng cường nguồn vốn cho hoạt động cung ứng nông sản bền vững Với những chính sách khuyến khích và hỗ trợ tài chính phù hợp, các doanh nghiệp nông sản có thể dần chuyển đổi sang các phương pháp sản xuất và canh tác bền vững và thân thiện với môi trường hơn Đồng thời, chính phủ hoặc các bộ ban ngành liên quan có thể cung cấp các khoản vay với lãi suất ưu đãi như một hình thức đầu tư gián tiếp vào phát triển hệ thống sản xuất và chế biến nông sản xanh Theo Báo cáo của Ngân hàng Thế giới, tính đến năm 2020, chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp nông sản tại Việt Nam được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ tài chính Do đó, chính phủ cần tăng cường cung cấp vốn vay với lãi suất ưu đãi thông qua Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giúp các doanh nghiệp nông sản có thêm nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất và phát triển chuỗi cung ứng xanh
Thứ hai, chính phủ cần chú trọng đến việc đầu tư vào công nghệ kỹ thuật và nghiên cứu phát triển Công nghệ là một bộ phận quan trọng giúp các khâu trong chuỗi cung ứng xanh vận hành hiệu quả và có năng suất hơn Tuy nhiên, tính đến năm
2021, chỉ có khoảng 10% ngân sách nghiên cứu và phát triển được dành cho lĩnh vực nông nghiệp (Bộ Khoa học và Công nghệ, 2021) Đây là một con số khá nhỏ được dành ra cho một ngành kinh tế quan trọng như nông nghiệp Do đó, chính phủ cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ tiên tiến để cải thiện quản lý và giám sát chuỗi cung ứng nông sản, đặc biệt là các công nghệ giảm phát thải và tối ưu hóa quản lý chuỗi cung ứng Ngoài ra cũng cần khuyến khích sự hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp và chính phủ để phát triển các giải pháp và công nghệ mới
72 cho chuỗi cung ứng xanh nông sản, giúp nông sản Việt Nam tăng sức cạnh tranh với nông sản xanh trên thế giới
Thứ ba, chính phủ cần xây dựng các bộ chính sách giúp thúc đẩy xu hướng nông nghiệp xanh, cụ thể như các chính sách đẩy mạnh chương trình khuyến nông, sản xuất cây trồng an toàn theo quy trình VietGAP, nhân rộng mô hình Quản lý dịch hại tổng hợp, Bên cạnh đó cũng cần xem xét ban hành các chính sách và biện pháp khuyến khích để hỗ trợ mọi mặt trong việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc thế hệ mới trong sản xuất nông nghiệp… thay thế cho các loại phân bón hay các loại thuốc truyền thống gây ra ảnh hưởng xấu tới nông sản cũng như môi trường xung quanh
Thứ tư, chính phủ cùng các bộ ban ngành có liên quan cần tăng cường hợp tác quốc tế thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại và hợp tác, mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm nông sản xanh Trong năm 2020, chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp nông sản tham gia vào các hoạt động xuất khẩu còn lại là các hộ kinh doanh và phân phối nông sản nhỏ lẻ trong nội địa Để có thể xây dựng được một chuỗi cung ứng xanh nông sản tốt giúp đưa nông sản Việt Nam vươn ra các thị trường quốc tế thì cần sự nỗ lực hơn từ các bộ ban ngành có liên quan ký kết những hiệp định thương mại và hợp tác quốc tế để mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm nông sản xanh Ngoài ra chính phủ cũng có thể hợp tác với các tổ chức quốc tế và các quốc gia có kinh nghiệm trong việc phát triển chuỗi cung ứng nông sản xanh để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm
Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng ở chương 2, ở chương 3 tác giả đã đưa ra định hướng và mục tiêu phát triển chuỗi cung ứng xanh nông sản tại Việt Nam trong tương lai Đồng thời đề xuất một số giải pháp cho các doanh nghiệp tham gia các khâu trong chuỗi nhằm đẩy mạnh tính liên kết và sự kết nối trong chuỗi, tự chủ nguồn cung nguyên vật liệu và thúc đẩy quá trình tái chế nguồn phụ phẩm từ hoạt động cung ứng nông sản Cuối cùng là một số kiến nghị được đưa ra cho chính phủ cùng bộ ban ngành có liên quan, giúp đưa ra cái nhìn tổng quan hơn về một số chính sách hoặc biện pháp có thể giúp ích cho việc phát triển chuỗi cung ứng xanh cho nông sản tại Việt Nam