1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cao học mối quan hệ giữa quan hệ công chúng (pr) và báo chí

23 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối quan hệ giữa Quan hệ công chúng (PR) và Báo chí
Chuyên ngành Báo chí và quan hệ công chúng
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 148,5 KB

Nội dung

Báo chí là một kênhquan trọng trong hoạt động PR, thậm chí, đối với nhiều doanh nghiệp, tổ chức thìbáo chí là một trong những kênh quan trọng nhất giúp họ tạo dựng hình ảnh, thươnghiệu,

Trang 2

MỞ ĐẦU

Hiện nay, thuật ngữ “Quan hệ công chúng” hay “Public Relations” hoặc “PR”được dùng thay thế và có nghĩa tương đương nhau Đây là một loại hình hoạt độngđặc thù, ra đời do những nhu cầu khách quan của xã hội đã phát triển đến một trình

độ nhất định của văn minh nhân loại Quan hệ công chúng (PR) mang trong mìnhnhững tiềm năng có ý nghĩa rất to lớn đối với xã hội Bởi PR được coi là công cụquan trọng để bảo vệ, duy trì và phát triển các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội củacác cơ quan, tổ chức

Ở Việt Nam, mặc dù PR là nghề tương đối mới ở nước ta, song hiện nay đã cónhiều công ty chuyên nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực này Tuy nhiên,một số đơn vị, tổ chức vẫn còn có những cách hiểu chưa thống nhất thậm chí chưađúng với bản chất của nó Một số doanh nghiệp cho rằng PR đơn giản chỉ là cáchxuất hiện trên truyền hình, nêu tên công ty mình trên mặt báo mà chưa chú ý đếncách thức xuất hiện như thế nào để gây ấn tượng và mang lại hiệu quả

Một số tổ chức khác lại đánh đồng PR với tổ chức sự kiện hoặc tham gia tàitrợ cho một chương trình nào đó, và chưa quan tâm đến yếu tố truyền thông Một sốkhác chưa phân biệt rõ ràng hoạt động PR với quảng cáo Hoạt động PR theo đúngnghĩa của nó, rất đa dạng, không chỉ là quan hệ với báo chí mà còn với nhiều tổchức, cá nhân như quan hệ của một công ty với khách hàng, người tiêu dùng với ýnghĩa chung là hướng tới, tạo ra sự thiện cảm giữa một tổ chức, một cá nhân vớicộng đồng, với đối tượng mà hoạt động PR đó phải hướng tới Báo chí là một kênhquan trọng trong hoạt động PR, thậm chí, đối với nhiều doanh nghiệp, tổ chức thìbáo chí là một trong những kênh quan trọng nhất giúp họ tạo dựng hình ảnh, thươnghiệu, quan hệ tốt đẹp với cộng đồng, khách hàng

Trang 3

I Bản chất của Quan hệ công chúng

1 Khái niệm

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, thuật ngữ Public Relations - PR xuất hiện rađời ở Anh vào cuối thế kỷ XIX Nhưng thuật ngữ cùng hoạt động của lĩnh vực nàylại được nghiên cứu ứng dụng, phát triển rất sôi động và thành một nghề ở Mỹ Theocuốn “PR lí luận và ứng dụng” (PGS TS Đinh Thị Thúy Hằng, NXB lao động Hà

Nội, H 2008) cho rằng: “PR với tư cách một ngành nghề chuyên nghiệp chỉ bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX”.

Có rất nhiều quan niệm về thuật ngữ PR Từ những định nghĩa đơn giản và ngắn

gọn như: “PR là hoạt động quản lý dòng thông tin giữa tổ chức và công chúng của nó.” (Từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia), hay “PR giúp tổ chức và công chúng của tổ chức đó thích ứng với nhau.” (Hiệp hội PR Mỹ); đến những định nghĩa mang tính khái quát và học thuật cao như: “PR bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp được lên kế hoạch, cả bên trong và ngoài tổ chức, giữa một tổ chức và công chúng của tổ chức đó nhằm đạt được mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau”(Frank Jefkins trong Public Relations Frameworks Prentice Hall, Harlow, England, 1998), hay: “PR là một nghệ thuật và môn khoa học xã hội, phân tích những xu hướng, dự đoán những kết quả, tư vấn cho các nhà lãnh đạo của tổ chức,

và thực hiện các chương trình hành động đã được lập kế hoạch để phục vụ quyền lợi của cả tổ chức và công chúng.” (Hội nghị thế giới của những người làm PR

(World Assembly of Public Relations Associates) diễn ra ở Mexico năm 1978) hoặc

như: “PR là những nỗ lực một cách có kế hoạch, có tổ chức của một cá nhân hoặc tập thể nhằm thiết lập và duy trì mối quan hệ cùng có lợi với đông đảo công chúng của nó.” (Viện Quan hệ công chúng Anh - IPR)

Như vậy, dù có nhiều định nghĩa khác nhau về PR nhưng tựu chung bản chấtcủa PR là: quản lý truyền thông của tổ chức với công chúng của tổ chức đó nhằmduy trì mối quan hệ tốt đẹp và hiểu biết lẫn nhau, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên

PR hiện đại bắt đầu phát triển mạnh mẽ trong xã hội tư bản Cùng với sự ra đờicủa nền sản xuất đại công nghiệp và những phương tiện truyền thông, liên lạc mới,

Trang 4

nhu cầu thiết lập, phát triển quan hệ với công chúng ngày càng trở nên cần thiết vàcông cụ thực hiện hoạt động đó chính là các phương tiện truyền thông đại chúng Quan hệ công chúng du nhập vào Việt Nam vào những năm 90 của thế kỷ XX

và từ đó dần dần phát triển thành một nghề được ưa chuộng, thậm chí vào bậc nhấthiện nay Điều này được thể hiện rõ rệt qua sự ra đời hàng loạt của các trung tâm, cơ

sở đào tạo PR cũng như số lượng tuyển dụng chuyên viên PR ngày càng tăng Tuynhiên, tính đến thời điểm hiện nay, PR chuyên nghiệp ở Việt Nam mới đang tronggiai đoạn hình thành và phát triển Công việc của người làm PR chủ yếu tập trungvào hai mảng hoạt động đó là: quan hệ báo chí và tổ chức sự kiện Hiện nay, nguồnnhân lực làm PR hiện nay phần đông chưa được đào tạo chuyên nghiệp, chủ yếuxuất phát từ các ngành đào tạo khác như báo chí, ngoại ngữ …

Các hoạt động chính của Quan hệ công chúng bao gồm:

- Truyền thông nội bộ (Internal Communication);

- Quan hệ công chúng doanh nghiệp (Corporate Public Relations);

- Quan hệ báo chí (Media Relations);

- Doanh nghiệp tới doanh nghiệp (Business to Business);

- Quan hệ cộng đồng hay Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CommunityRelations or Corporate Social Responsibility);

- Quan hệ với nhà đầu tư (Investor Relations);

- Quản lý vấn đề (Issue Management);

- Quản lý khủng hoảng (Crisis Management);

- Quản lý sự kiện (Event Management);

Như vậy, qua các hoạt động được nêu trên có thể thấy đặc trưng nổi bật củahoạt động PR là thiết lập, củng cố, quản lý các mối quan hệ: quan hệ sếp với nhânviên và ngược lại (truyền thông nội bộ), quan hệ công ty - đối tác (doanh nghiệp tớidoanh nghiệp), quan hệ giữa tổ chức với cộng đồng địa phương (quan hệ cộngđồng), quan hệ với giới báo chí … Có thể nói đây là điểm khác biệt nhất của PR sovới Quảng cáo và Marketing

Trang 5

2 Vai trò của Quan hệ công chúng

Bản thân sự ra đời và tồn tại của PR đã khẳng định một cách khách quan vaitrò, tác dụng và ý nghĩa của nó trong xã hội Vai trò chính của PR là giúp doanhnghiệp truyền tải các thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng quantrọng của họ Khi truyền đi các thông điệp này, PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhậnthức của khách hàng, hay cụ thể hơn là giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗikhi đối diện với một thương hiệu

PR có mặt trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động xã hội, từ kinh tế, chính trị chođến văn hóa… Bằng cách cung cấp thông tin và tạo nên hoạt động thông tin hai chiều,

PR tạo mối liên kết trong xã hội và là diễn đàn thúc đẩy dân chủ hóa xã hội PR với vaitrò là người cung cấp thông tin, đóng góp vào việc tạo dựng mối liên kết trong xãhội, là diễn đàn đối thoại trong xã hội, để công chúng nói lên ý kiến của mình và tổchức tiếp nhận phản hồi, từ đó có sự điều chỉnh thích hợp Trong sự phát triển của xãhội thông tin, PR đang dần thay thế quảng cáo trong vai trò cung cấp thông tin và thuyếtphục khách hàng

Trong xã hội hiện đại, PR phát huy tác dụng mạnh mẽ trong thương mại,trong chính trị, là công cụ đắc lực để xây dựng thương hiệu, từ thương hiệu cá nhâncho đến thương hiệu quốc gia

PR là bộ phận không thể thiếu trong hầu hết các tổ chức hiện đại PR sẽ làmcông việc quảng bá sự hiểu biết về tổ chức và các hoạt động của tổ chức đó, kể cảsản phẩm và dịch vụ cho nội bộ cơ quan lẫn công chúng, tham gia vào các quá trìnhhoạch định chiến lược, ra quyết định của ban lãnh đạo bằng cách thu thập, phân tíchthông tin để đề ra chiến lược, và truyền thông các mục tiêu chiến lược Khôngnhững thế, PR còn khắc phục sự hiểu nhầm, định kiến của công chúng đối với tổchức cơ quan, đưa ra các thông điệp rõ ràng, nhanh chóng nhằm thay đổi tình thế bấtlợi

PR còn có khả năng thu hút và giữ chân được những người có tài làm việccho mình qua việc quan hệ tốt nội bộ

Trang 6

Ngoài những vai trò liên quan đến công việc trên, PR tạo ra cảm nhận vềtrách nhiệm xã hội đối với cộng đồng qua các hoạt động từ thiện, gây quỹ, chínhđiều này nó cũng góp phần xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp

Trong mỗi lĩnh vực PR sẽ phát huy vai trò khác nhau như hai yếu tố là dạngthức kinh doanh và vị trí của người thực hiện PR sẽ quyết định đến dạng thức tiếnhành PR như thế nào

Trong một tổ chức mà có nhiều người làm PR thì thường là những người trẻhơn sẽ đảm nhận làm kỹ thuật, còn người đã có kinh nghiệm sẽ đảm nhận việc quản

lý và giải quyết các vấn đề Người làm PR cần nhanh nhạy, bình tĩnh, phải phân tíchđược những giá trị thay đổi trong xã hội để tổ chức mình có hướng điều chỉnh đểthích ứng với các chuẩn mực và giá trị trách nhiệm xã hội, nhằm mục đích tác độngđến đối tác gây ảnh hưởng một cách kịp thời và hợp lý Ở châu Âu, các tổ chức rấtchú ý đến vị trí của người làm PR và đặt nó ngang hàng với vị trí tài chính và luậtphát trong tổ chức Người làm PR phải là người nâng cao khả năng truyền thông củacác nhân viên hoạt động trong tổ chức, hay cơ quan

3 Chức năng của Quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng so với marketing và quảng cáo có sự khác nhau cơ bản vềchức năng Marketing và quảng cáo là hoạt động nhằm để phát triển một sản phẩmhoặc dịch vụ cá biệt, trong khi quan hệ công chúng quảng bá hình ảnh cho cả tổ chức.Quan hệ công chúng có rất nhiều chức năng Một số chức năng trong đó là:

- Viết bài: một chức năng quan trọng của PR, từ các bài báo trên bản tin đến các

bài phát biểu, từ những quyển sách nhằm thông tin đến các bài quảng cáo trongphạm vi ngành nghề

- Quan hệ với báo chí: là một trong những chức năng quan trọng hàng đầu của

PR Không ít người đã cho rằng: mối quan hệ giữa PR với doanh nghiệp, nhà tài trợ,các cơ quan hành chính (Chính phủ) hay với các đối tác… đem lại cho PR một phầnlợi ích thì mối quan hệ giữa PR với báo chí, truyền thông đem lại cho hoạt động nàylợi ích “n lần”

Trang 7

- Lập kế hoạch: cho các sự kiện đặc biệt, sự kiện báo chí, chức năng quản lý và

những việc tương tự

- Tư vấn: trong việc quan hệ với ban quản lý và giao tiếp với khách hàng then chốt.

- Nghiên cứu: ý kiến và thái độ tác động đến niềm tin và hành vi của công chúng.

- Quảng bá: chức năng liên quan đến marketing, thường bị hiểu nhầm là chức

năng “duy nhất” của PR, quảng bá tốt cho khách hàng

- Truyền thông marketing: một chức năng nữa liên quan đến marketing, như tạo

sách quảng cáo, tài liệu bán hàng, các buổi trưng bày và đẩy mạnh phát triển sản phẩm

- Quan hệ cộng đồng: đưa hình ảnh và các thông điệp của tổ chức vào cộng đồng

một cách tích cực

- Quan hệ khách hàng: tương tác với khách hàng thông qua giao tiếp nói và viết.

- Quan hệ nhân viên: truyền thông đến tất cả công chúng quan trọng trong nội bộ

tổ chức như nhà quản lý và nhân viên làm việc tại đó

- Quan hệ với chính phủ: làm việc với các nhà lập pháp, hành pháp và quan chức

địa phương - tất cả những người thuộc chính phủ có quan hệ với tổ chức

- Quan hệ với nhà đầu tư: với các công ty cổ phần, truyền thông đến cổ đông và

những người tư vấn cho họ

- Quản lý các vấn đề công cộng: làm việc với chính sách công cộng và ảnh

hưởng của nó đối với tổ chức, cũng như xác định và chỉ rõ các hậu quả tác động đếndoanh nghiệp

- Phát triển website và giao diện web: lập ra một trang web – thường là thứ

tương tác nhiều nhất với công chúng Giám sát trang web đó và hưởng ứng cácthách thức của tổ chức khi thích hợp cũng là điều hết sức quan trọng

Đây chỉ là một phần trong số các công việc của quan hệ công chúng Tóm lại,người làm PR là người quản lý, dàn xếp, sản xuất, giám sát, tác giả, sắp đặt và làmtất cả những công việc tư vấn truyền thông nói chung cho ban quản lý

II Bản chất của báo chí

Trang 8

1 Khái niệm

Báo chí là loại hình truyền thông phổ biến hiện nay Ảnh hưởng của nó vớiđời sống xã hội là hết sức rộng lớn và sâu sắc Thậm chí khả năng và điều kiện thụhưởng các sản phẩm báo chí còn được coi là một chỉ số quan trọng để đánh giá tínhchất văn minh của một xã hội hiện đại

Việc bày tỏ quan điểm chính kiến trên báo, định hướng dư luận xã hội đãkhiến báo chí vượt xa khả năng của một phươmg tiện truyền tin thông thường Nóthực sự là vũ khí có sức công phá lớn, thực sự là một thứ quyền lực: quyền lực củatrí tuệ, nhận thức, của khả năng thức tỉnh lý trí, cổ vũ dư luận, sức mạnh củaphương tiện truyền thông lan toả nhanh nhất, rộng khắp trong thời đại thông tin trithức là sức mạnh trực tiếp thúc đẩy sự phát triển xã hội, tạo nguồn lực và cơ hộicho mỗi cá nhân phát triển

Báo chí là gì? Theo quan niệm từ trước đến nay, báo chí là phương tiệntruyền thông đại chúng, truyền tải những thông tin thời sự có tính định kì đến vớiđông đảo công chúng Đặc điểm nổi bật của báo chí chính là tính công khai và sựlan toả nhanh chóng, rộng khắp

Báo chí gắn liền với thông tin thời sự Những vấn đề, sự kiện diễn ra hàngngày, hàng giờ cần sự phản ánh, phân tích, mổ xẻ của báo chí nhằm rộng đường dưluận, những thông tin kinh tế, cơ hội đầu tư làm ăn, việc làm… cần thiết cho nhiềungười… Thế nhưng, cũng có những loại hình báo chí không hẳn là thời sự, ví dụnhư những tạp chí chuyên ngành, các số phụ, ấn phẩm chuyên đề của các tờ báoin… Thậm chí ngay các tờ báo chính trị - xã hội ra hàng ngày vẫn không phải đãhoàn toàn là thời sự, vì vẫn dành một dung lượng phù hợp cho những bài viết thuầntuý tư liệu hoặc những bài viết đã được xử lí trước đó Các kênh truyền hình bêncạnh thông tin thời sự vẫn có các talkshow, gameshow, các chương trình theo kiểutạp chí chuyên đề như “Tạp chí Thời trang”, Tạp chí Phụ nữ… Như vậy, phải hiểuthế nào cho đúng về tính thời sự của báo chí?

Theo chúng tôi, có lẽ “Công chúng” chính là một trong những chìa khóa đểgiải quyết vấn đề này Công chúng tìm đến các phương tiện báo chí trước hết là đểtìm kiếm thông tin, và trong những thông tin đó thì thông tin thời sự đóng vai trò

Trang 9

quan trọng Những sự kiện mới nhất, nóng bỏng nhất luôn được công chúng đónđợi và lựa chọn Rõ ràng, chính những thông tin thời sự chứ không phải điều gìkhác đã làm nên uy tín, vai trò của báo chí trong đời sống xã hội, nhất là trong thờiđại hội nhập toàn cầu hiện nay Mở rộng tầm nhìn của công chúng, liên kết xã hội,tác động mạnh mẽ, đồng thời vào số đông bằng tính chất thời sự, nóng hổi củathông tin vẫn là đặc trưng nổi trội, là thế mạnh của báo chí khi đứng cạnh các loạihình truyền thông khác Nhưng bên cạnh đó, không thể phủ nhận vai trò của nhữngthông tin có tính tư liệu, chuyên đề, thậm chí các chương trình giải trí như cácchương trình trò chơi truyền hình, các chương trình ca nhạc, phim…

Công chúng tìm đến báo chí không chỉ đón chờ cái mới nhất, nóng nhất màcòn mong chờ những giọt nước mát, làm dịu đi nhịp sống gấp gáp, sôi động đờithường Công chúng cần có những giây phút thư giãn sau giờ làm việc mệt mỏi.Thông tin ở đây phải hiểu rộng ra là tất cả những gì công chúng chưa biết, hoặc đãbiết nhưng vẫn muốn biết nhiều hơn, rõ hơn Như thế, ngay cả các chương trìnhgiải trí: gamshow, talkshow… cũng chứa đựng rất nhiều thông tin giá trị, thông tin

về tri thức mới, về các lĩnh vực giải trí mới, hoặc chỉ đơn giản là những thông tinthú vị về người tham gia chương trình… cũng tạo nên sức hấp dẫn và có ý nghĩanhất định trong đời sống của công chúng

Một đặc điểm quan trọng của báo chí là tính định kì giờ đây cũng đã bị phá

vỡ khi xuất hiện thêm loại hình báo chí mới: báo mạng điện tử Trước đây người taquan niệm báo chí phải có tính định kì, báo in thì phải xác định rõ là báo ra hàngtuần, báo cách nhật hay nhật báo Tên gọi báo tuần, báo cách nhật hay nhật báocũng đã thể hiện tần số phát hành xác định (định kì) của báo chí Điều này giúp báo

in phân biệt được với các ấn phẩm của ngành xuất bản, vốn ra không định kì màphụ thuộc hoàn toàn vào kế hoạch và khả năng tác nghiệp của các biên tập viên vàcác tác giả viết sách Với các chương trình truyền hình, phát thanh cũng vậy, trongcác khung chương trình luôn có thời lượng, giờ giấc phát sóng từng chương trìnhnhất định Chính vì thế, người ta sẽ đón xem hay đón nghe mỗi chương trình căn cứvào tính “định kì”, định vị giờ phát sóng chương trình ấy

Trang 10

Thế nhưng, với việc ra đời báo mạng điện tử, quan niệm này đã bị đảo lộn.Thông tin giờ đây được đẩy lên mạng không phải hàng ngày mà hàng giờ Thậmchí những sự kiện trọng đại, thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng thì thời giancập nhật có thể tính bằng phút Công nghệ hiện đại, cộng với những tiện tích của nó

đã khiến người ta có thể “xuất bản” báo rất nhanh chóng, giảm bớt nhiều quy trình

xử lý quá phức tạp do rào cản của các yếu tố kĩ thuật

Như thế, yếu tố định kì của báo chí đã bị phá vỡ vì nhu cầu tiếp nhận và khảnăng đáp ứng nhu cầu thông tin ấy cho công chúng đã tăng lên rất nhiều lần Đây làmột biểu hiện đáng mừng của thời đại bùng nổ thông tin và các ứng dụng của công

nghệ thông tin Chính vì vậy cũng có thể quan niệm: “Báo chí là loại hình các phương tiện truyền thông đại chúng được cơ quan thẩm quyền cấp phép hoạt động,

có nhiệm vụ chuyển tải thông tin nhanh nhất, mới mẻ nhất đến cho đông đảo công chúng, nhằm làm phong phú, tích cực hoá đời sống thực tiễn”

2 Chức năng của báo chí

Chức năng (function) là tổng hợp của vai trò và tác dụng Có thể coi đó lànhững nhiệm vụ trọng tâm nhất, cơ bản nhất mà một sự vật, hiện tượng phải đảmnhiệm để nó là chính nó chứ không phải là một thực thể nào khác

Báo chí có vai trò rất quan trọng đối với đời sống xã hội, xét từ các bìnhdiện khác nhau, từ kinh tế đến chính trị - tư tưởng, từ văn hóa đến xã hội và dânsinh Vai trò ấy thể hiện ở các chức năng xã hội cơ bản sau:

Chức năng thông tin là chức năng quan trọng hàng đầu của báo chí Nói vậy

bởi: báo chí ra đời là nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin giao tiếp của công chúng và

sự phát triển của báo chí cũng dựa trên sự gia tăng nhu cầu thông tin - giao tiếptrong xã hội Nhu cầu này là tự nhiên và mang tính bản thể

Điều thứ hai, quan trọng không kém: báo chí thực hiện chức năng thông tin giao tiếp là nhằm thực hiện các chức năng khác Nói cách khác, báo chí thực hiệnmọi chức năng đều thông qua con đường thông tin Báo chí thông tin để thực hiệnchức năng tư tưởng, định hướng DLXH, thông tin để thực hiện vai trò giám sát,quản lý xã hội, thông tin để thực hiện chức năng văn hoá, giải trí

Trang 11

-Thực hiện chức năng thông tin, báo chí phải bảo đảm độ chân thực, xácđáng, tính nhanh nhạy, kịp thời… Thông tin báo chí phải ngồn ngộn tính thời sự,diễn tả những điểm nóng nhất, những vấn đề nổi cộm nhất trong đời sống Tuy vậy,mảng thứ hai của thông tin báo chí là những thông tin có tính chuyên đề, ẩn chứatầng sâu tri thức… Điều này thể hiện rõ mục tiêu phục vụ xã hội, đáp ứng mọi nhucầu thông tin chính đáng của công chúng.

Chức năng văn hoá - giáo dục - giải trí thực chất là một tổ hợp các chức

năng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng là toàn

bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người sáng tạo ra trong quá trình hoạtđộng lịch sử Trong dòng chảy của cuộc sống, những giá trị văn hoá sẽ tích tụ, lantoả, tác động sâu sắc đến đời sống tinh thần nhiều thế hệ, nhiều tầng lớp dân cư…Thế nhưng, để chắt lọc những giá trị ấy, để nhận diện chân thực cái văn hoá đíchthực, lật tẩy những hiện tượng thiếu văn hoá, giả văn hoá lại là chuyện không đơngiản Trách nhiệm của báo chí- cơ quan truyền thông đại chúng có khả năng tácđộng mạnh mẽ nhất, tính lan toả và tương tác cao nhất - chính là ở chỗ vun trồng,chăm sóc, nâng niu, trân trọng và chuyển tải rộng rãi ra công chúng những giá trịvăn hoá lành mạnh, thể hiện tầm vóc văn minh nhân loại và dân tộc Đồng thời, báochí đấu tranh không khoan nhượng với những hành vi phản văn hoá, những hiệntượng giả văn hoá, làm trong sạch môi trường xã hội, cho cái tốt vươn lên Từ câuchuyện nếp sống văn hoá hàng ngày như giữ môi trường đô thị, ứng xử với ngườigià, giao tiếp nơi công cộng…, đến việc bảo tồn các di sản truyền thống như đồiVọng Cảnh, vịnh Hạ Long…, tiếng nói báo chí luôn có một sức nặng để bảo toàncác giá trị văn hoá trong đời sống tinh thần dân tộc

Báo chí cũng là nhịp cầu giao lưu để đưa văn hoá dân tộc ra quốc tế vàchuyển tải những giá trị văn hoá quốc tế vào Việt Nam Trong thời đại toàn cầu hoáhiện nay, cô lập, ốc đảo là diệt vong Vượt qua biên giới quốc gia, vượt qua rào cản

về ngôn ngữ…, sóng truyền hình, phát thanh, đặc biệt là mạng Internet có khả năngkết nối các dân tộc thông qua sự cảm nhận và trân trọng những giá trị văn hoá tinhthần của nhau, coi đó như tài sản chung của nhân loại…

Ngày đăng: 07/11/2024, 09:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w