1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Báo chí: Báo chí về tội phạm và vấn đề tính nhân văn của báo chí

231 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 231
Dung lượng 60,96 MB

Nội dung

Déhoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị quan trọng này, sự phối hợp giữa lực lượng báochí và lực lượng công an là rất cần thiết, đòi hỏi tính liên tục, chặt chẽ, thườngxuyên nhằm chuyên tải

Trang 1

Đặng Thị Huyền

BAO CHÍ VE TOI PHAM

VA VAN DE TINH NHAN VAN CUA BAO CHI

LUẬN AN TIEN SĨ BAO CHÍ

Hà Nội, 2021

Trang 2

Đặng Thị Huyền

BAO CHÍ VE TOI PHAM

VA VAN DE TINH NHAN VAN CUA BAO CHI

Chuyén nganh: Bao chi hoc

Mã số: 62 32 01 01

LUẬN ÁN TIEN SĨ BAO CHÍ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Đặng Thị Thu Hương

XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYÉT NGHỊ

CUA HỘI DONG ĐÁNH GIÁ LUẬN ANChủ tịch hội đồng đánh giá Người hướng dẫn khoa học

Luận án Tiên sĩ

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ PGS.TS Đặng Thị Thu Hương

Hà Nội, 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu thực tế của cá nhân tôi, được

thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đặng Thị Thu Hương Trong

luận án, những thông tin tham khảo từ những công trình nghiên cứu khác đã được

tôi chú thích rõ nguồn

Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận án này là

trung thực và chưa từng được công bố dưới bat cứ hình thức nào Tôi xin chịu trách

nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày tháng năm 2021

Nghiên cứu sinh

Đặng Thị Huyền

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện nghiên cứu

luận án này.

Tôi xin được trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện đảo tạo Báo chí và Truyền

thông, các giảng viên, chuyên viên của Viện đã luôn tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi

hoàn thành công việc học tập, nghiên cứu.

Đặc biệt, tan đáy long, tôi xin được bay tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TSĐặng Thị Thu Hương, người trực tiếp hướng dẫn, đồng hành cùng tôi trong suốtquá trình thực hiện đề tài

Tôi xin được trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp là các nhà báo thuộc các tờ

báo trong diện khảo sát của luận án, các nhà báo trong lĩnh vực nội chính; các nhà

khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, pháp luật đã trả lờiphỏng van sâu và giúp đỡ, tư van cho tôi nhiều nội dung bổ ích

Tôi xin chân thành cảm ơn đông đảo công chúng đã nhiệt tình trả lời phiếu

hỏi, giúp tôi có được những đữ liệu quan trọng dé phân tích trong luận án này

Tôi vô cùng biết ơn gia đình, những người thân yêu đã luôn ủng hộ, chia sẻ,động viên, tiếp thêm nhiều động lực dé tôi cố gang

Tác giả luận án

Đặng Thị Huyền

Trang 5

MỞ ĐẦUU 5<-A9 2.42 E724 E702441 E972440 9071400902141 9002340 tt 7

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ¿-¿©¿+2+++cx+2xx+zx+szxesrxere 7

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - 5 E3 *+* E2 EEEskreerrrrrrerrxre 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2-2 2+£+k+£E+£E++EE+EEerEerrezrsrred 10

4 Phương pháp nghiÊn CỨU - - 5 5 + +19 nh nh ngàng rệt 12

5 Giả thuyết nghiên cứu - + ++++2E2EE9EEEEEEEE2E122171211211211 2121 xe 13

6 Điểm mới của luận án - tk EEEEESEEEEEKSEEEEEEEEEEEEESEEEEEkEkrkrrerkes 14

7 Đóng góp của luận á1 - - + + k 1n nh nh nu HH Hà Hành 15

8 Kết cấu của ii 0a 15Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU .« <¿ 16

1.1 Các công trình nghiên cứu trong TƯỚC - 6 E2 vkerkerrek 16

1.1.1 Nghiên cứu về vai trò, chức năng và nguyên tắc của báo Chi 16

1.1.2 Nghiên cứu về đạo đức và tinh nhân văn của báo chí -: 21

1.1.3 Nghiên cứu nghiệp vụ - kỹ thuật làm báo liên quan đến lĩnh vực

18/7/1770 P0PP01Ẽ5Ẽ586e.— 24

1.2 Các công trình nghiên cứu của nước ngOải - ¿+ sc + xseseeresresersee 28

1.2.1 Nghiên cứu về vai trò, chức năng của báo chí s©cs+cs+ceccec: 281.2.2 Nghiên cứu về đạo đức báo Chí sce+ce+E+k‡+EeEeEEEEEetrrrrrerkees 311.2.3 Nghiên cứu về nghiệp vụ - kỹ thuật làm báo liên quan đến lĩnh vực

18/7/1700 Pn01Ẽ5e8e 34

1.3 Đánh giá chung và những điểm cần giải quyết trong luận án . - 37

1.3.1 Những vấn dé các nghiên cứu đã ep CAN 5-55 ccccc+ccccsseereered 371.3.2 Những điểm hạn chế: + 5e St‡EtỶEEEEE21212212111111111121111 1 ty 381.3.3 Các vấn dé cân giải quyết trong luận án -©cccs+ce+cczcszeereeei 39

Trang 6

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE BAO CHÍ VIET VE TOI PHAM

VA TÍNH NHÂN VAN CUA BAO CHÍ -s«°vessssrexesersrsrssee 40

2.1 Tội phạm và báo chi viết về tội phạm ee 40

2.1.1 Khái niệm tỘi PR - sgk 40

2.1.2 Báo chí viết về /1827/1-,.8000n0n1n858578e 412.2 Lịch sử hình thành, phat triển của báo chí về tội phạm trên thé giới

40/075 ốã (1⁄1 42

2.2.1 Lịch sử hình thành, phát triển của báo chí về tội phạm trên thé giới 42

2.2.2 Lịch sử hình thành, phát triển của báo chí về tội phạm ở Việt Nam 462.3 Nguyên tắc tính nhân văn và van dé đạo đức báo chí - 2-2 25c: 48

2.3.1 Tĩnh nhân văn và tính nhân văn của báo Chí c«c «se s+sscesss 48

2.3.2 Đạo đức DAO ChÍ: c c1 KTS 1K KĐT kg tà 52

2.4 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò, nhiệm vụ của báo chí

trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ¿2 2+ s+++£zz£zzxzzxeei 54

2.4.1 Quan điểm của Đảng về vai trò của báo chí trong công tác đấu tranhphòng chống tội ÌqIH 525252 EEEEEEEE121121122121121121111211211.11 1e 54

2.4.2 Chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ của báo chítrong công tác dau tranh phòng chống tội phqIm - + +55 5c+ceE+EzEczecreerxee 58

2.5 Tác động của bao chí viết về tội phạm đối với công chúng dưới góc nhìn

của các lý thuyết truyền thông - 2-2 + ©S2+EE+EE£EEEEEE2E12E171211211211 7121 re 61

2.6 Tiêu chí đánh giá chất lượng của báo chí viết về tội phạm và tính nhân văn

CUA DAO CHI RE ẦDÝÝŸỖŨ 68

2.6.1 Tiêu chi đánh giá chất lượng của báo chi viết về tội PRAM 68

2.6.2 Tiêu chí đảm bảo tính nhân văn của báo chí khi viết về tội phạm 73

Tid Ket CHWONG 77006? ha eaaaaa ÔÒỎ 76Chương 3 THỰC TRANG VAN DE TOI PHAM TREN BAO CHÍ 773.1 Tần suất, mật độ thông tin về tội phạm trên báo chí - + ss<s+sxss 77

3.2 Các nội dung chính được thể hiỆn - St SE E111 EEEEEEEkEErrrrkrkrei 79

3.2.1.Thông tin về chủ trương, chính sách phòng chống tội phạm của Dang

0/2872 ẼẼ 79

3.2.2 Thong tin vé CAC VU GN 000nnnnnn na 84

3.2.3 Phân tích nguyên nhân và cách phòng chồng tội phạm - .- 90

3.2.4 Phong trào toàn dan bảo vệ an ninh trật Ẩif -«-ccccccscssersees 100

2

Trang 7

3.3 Hình thức chuyền tải thông tin về tội phạm trên báo chí -: 104

3.3.1 Các thể loại chính được sử 1/10 10015Ẽ8Aea 104

3.3.2 Tit VO SAPO 108

3.3.3 Anh minh nan 110

3.4 Thanh công, han chế của báo chi viết về tội phạm - +csccc+csssssss2 111 SAD TRAIN CONG icceccccessccesscessecenseseseeescecsseeseseeseaecsececeseeseaeeeeaeceaeceaeeceeeeeaeenses 111 3.4.2, HAN ChE nh -.ŒdAŒAẠ, 113

3.4.3 Nguyên nhân của thành công, hạn CHE ceccceccecceccescessesseseesessessessessesseseeses 114 I7287.8.).71.808089NN0Nnnnhn nha ae aẽaaaA 116

Chương 4 TÍNH NHÂN VAN CUA BAO CHÍ TRONG VIỆC THONG TIN VE TOL PHAM 077 117

4.1 Nhu cầu thông tin của công chúng về van đề tội phạm trên báo chí 117

4.2 Van đề khai thác nguồn tin 2-22 S¿22E+2E+2EEE2EE2EEEEEEEEESrkrrrrerkree 121 4.3 Van đề khắc họa hình ảnh những người có liên quan trong vụ án 125

4.3.1 Hình ảnh người Pham ẲỘI cv nhiệt 125 4.3.2 Hình ảnh gia đình người phạm tỘI, càng 131 4.3.3 Hình ảnh nạn nhẪH - c5 1011111111301 8811k 111kg 1 kg xà 137 4.4 Van đề khắc họa hình ảnh lực lượng đấu tranh phòng chống tội phạm 141

4.4.1 Hình ảnh người chiẾn Sỹ CONG 4H 2s: ©5e2cS2ccccxcscxcsrxrsreerreee 141 4.4.2 Hình anh người dân trong phong trào toàn dan bao vệ AN MIND tt CU 000n0n88588 148

4.5 Thanh công, han ché, nguyên nhân thành công va hạn chế của việc đảm bảo

tính nhân văn khi báo chí viết về tội phạm - 2-5 52£22£+£x+zxzxzzssrxeei 150

4.5.1 Thành công và hạn Chế -¿- + StSStÉEEEKEEEEE11211111111111111 116 150 4.5.2 Nguyên nhân thành công và hạn chế sc©5z+cs+csrerxezrsreerxee 154 Tiểu kết ChưƠHg 4 cessssssessessssssessesssssssssessessssssessesssssssssesscssessssssssucsacssssascsecssesaeessesees 155 Chương 5 VAN DE DAT RA VÀ GIẢI PHÁP, KHUYEN NGHỊ

NANG CAO CHAT LƯỢNG, DAM BAO TÍNH NHÂN VAN

CUA BAO CHÍ VIET VE TOT PHẠM -s- <2 ©secss=ssessessessscsee 156

5.1 Vấn dé đặt ra đối với báo chí viết về tội phạm trong bối cảnh truyền thông

kỹ thuật số và kinh tế thị trường - 2-22 2k+2EE2EEE2EE2EEEEEEEE1EEECrrrrrkree 156

Trang 8

5.1.1 Thách thức đối với báo chí viết về tội phạm và tính nhân văn

của báo chi trong kỷ nguyên kỹ thuật SỐ -2-©52©52+Et‡EEeEEEEEEEEEEerkrrkrrserree 156

5.1.2 Thách thức đối với việc đảm bảo nguyên tắc tính nhân văncủa báo chí viết về tội phạm trong boi cảnh kinh tế thị trường -5:-: 159

5.2 Giải pháp đảm bao tính nhân văn của báo chí về tội phạm - 160

5.2.1 Nâng cao vai tro chỉ đạo cua Ban biên tập trong định hướng nội dung

đảm bảo nguyên tắc tính nhÂH VĂN :- 2-5-5 St‡SE‡EEEE+EE2EEEEEEEEEEEEEEEkerkrrkrrrres 160

5.2.2 Xây dựng đội ngũ phóng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng,

trình độ chuyên môn nghiệp Vụ HỐI - + + Sk‡EỀEEEEEEEE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErteei 163

5.2.3 Không ngừng trau dồi đạo đức báo chi cho các nhà báo 1655.2.4 Nâng cao chất lượng nội dung và đổi mới hình thức thé hiện 1685.3 Các khuyến nghị đảm bao tính nhân văn của báo chí viết về tội phạm 173

5.3.1 Đối với các cơ quan quản lý báo €hÍ - 52 5e+eceEeEsEererxerxee 1735.3.2 Đối với Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan báo chí 1755.3.3 Đối với công tác đào tạo nghiệp vụ báo chí -scs+cs+cs+xs+se+ 176

5.3.4 Xây dựng bộ quy tắc báo chí viết về tội PRAM -©-z©5s5sc5e: 178Tid 57.0) L0ĐPENNEDNAANA nh na 1810n 182

DANH MỤC CONG TRÌNH KHOA HỌC CUA TÁC GIÁ

LIÊN QUAN DEN LUẬN ÁN 5-s- se SeessEkseEsEsEEeEssereerserssersrrsre 186

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO ° 2-2 se ssssessesssessss 187

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CAND Công an Nhân dân

CNXH Chủ nghĩa xã hội

GD & XH Bao Gia đình và Xã hội

PTTTĐC Phương tiện truyền thông đại chúngNxb Nhà xuất bản

NCS Nghiên cứu sinh

VietnamNet Bao dién tu VietnamNet

VnExpress Bao dién tu VnExpress

Trang 10

DANH MỤC BANG, BIEU DO

Bang 3.1 Số lượng tin bai về tội phạm so với tổng tin bài của các tờ báo 71Bảng 3.2 Số lượng tin bài về 5 vụ án đặc biệt nghiêm trọng - -‹- 78

Bảng 3.3 So sánh các loại tội phạm trên báo chí và trên thực tiễn từ năm 2016

h5 0n 000007007 85

Bang 4.1 Mức độ quan tâm của công chúng đối với báo chí viết về tội phạm 1 17

Bang 4.2 Cách thức tiếp nhận thông tin về tội phạm 2- 2 2552 252 118

Bảng 4.3 Mục đích của công chúng khi tiếp cận thông tin tội phạm

trên báo ChÍ s1 E1 HH nh HT HH ch 119

Bang 4.4 Lý do không thích đọc thông tin về tội phạm -2- 2-52 2552 120

Bảng 4.5 Các tiêu chí đảm bảo nguyên tắc nhân văn của báo chí

viết về tội phạm - c 1S HH TH TH HH HH 127

Biéu đồ 3.1 Thể loại các tác phẩm báo chí viết về tội phạm từ năm 2016

En NGM 2OLE N6 105

Biểu đỗ 4.1 Nguồn tin của các Tòa soạn từ năm 2016 đến 2018 122

Biểu dé 4.2 Tỷ lệ tin bài về các loại tội phạm và tin bai vé lực lượng

phòng chống tội phạm từ năm 2016 đến 2018 -:5¿ 147

Trang 11

MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Báo chí viết về tội phạm (Crime journalism) được ghi nhận là một trong những

dòng báo chí có lịch sử phát triển lâu đời Ở Mỹ, từ năm 1833 đã xuất hiện những tờbáo chuyên tường thuật về vụ án, tiêu biểu là tờ The Sun Cho đến ngày nay, báo

chí viết về tội phạm đang phát triển mạnh và các khóa dao tạo cử nhân “Báo chí vàtội phạm học” (BA Journalism and Criminology) vẫn được mở đều đặn ở nhiều

trường Đại học như DH Essex, DH Chester, DH Portsmouth, DH Murdoch, DH

New South Wales với mục tiêu trang bị kiến thức, kỹ năng và dao đức cho phóng

viên trong phân tích và đưa tin về tội phạm trên báo chí

Tại Việt Nam, kể từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, báo chíviết về tội phạm có lẽ xuất hiện cùng với sự ra đời của chuyên mục “Tuong thuật vụ

án” trên báo Công an Nhân dân (tháng 11-1965) Cho đến nay, nội dung thông tin

về các vụ án, thông tin về tội phạm, về tình hình an ninh trật tự luôn được đăng tải,phát sóng trên hầu hết các tờ báo trung ương và địa phương, thậm chí, ở cả những

tờ báo ngành không liên quan đến lĩnh vực này Báo chí về tội phạm giúp côngchúng nhận thức được chủ trương của Đảng về các vấn đề đảm bảo an ninh quốc

gia, trật tự an toàn xã hội; nhận thức được chính sách pháp luật của Nhà nước về

phòng chống tội phạm; nâng cao cảnh giác và chủ động phòng chống tội phạm, xâydựng thế trận an ninh nhân dân, tạo cơ sở nền tảng vững chắc dé phát triển kinh tế -

xã hội Đồng thời, báo chí về tội phạm đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng

về một khía cạnh đời sống bất thường, đưa họ vào một thế giới, về cơ bản, không

phổ biến đối với họ, khiến họ vừa khiếp sợ, vừa tò mò muốn tìm hiểu

Thông tin về tội phạm có mục đích định hướng cho công chúng thé nao là tộiphạm, là vi phạm pháp luật, thé nao là cái ác, cái xấu dé cô vũ tinh thần và hànhđộng phòng chống tội phạm, xây dựng xã hội tốt đẹp hơn Trong lĩnh vực bảo vệ anninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, các cơ quan báo chí, truyền thông gópphần rất quan trọng giúp đỡ lực lượng công an nhân dân hoàn thành xuất sắc nhiệm

vụ bảo vệ Đảng, chính quyên; bảo vệ tính mạng, tai sản của nhân dân và phòng

7

Trang 12

ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, giữ vững én định trật tự an toàn xã hội Déhoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị quan trọng này, sự phối hợp giữa lực lượng báochí và lực lượng công an là rất cần thiết, đòi hỏi tính liên tục, chặt chẽ, thườngxuyên nhằm chuyên tải thông tin đến người dân một cách chính xác, trung thực, cóđịnh hướng và đậm chất nhân văn.

Bằng các hoạt động tác nghiệp của mình, báo chí, truyền thông đã phát hiện,phản ánh công khai, đúng sự thật về tình hình phúc tap của tội phạm; các vi phạmpháp luật về an ninh, trật tự an toàn xã hội; đồng thời, hỗ trợ đắc lực lực lượng công

an nhân dân trong các đợt tấn công tội phạm; điều tra xử lý các vụ phạm tội phứctạp, nhất là các vụ án kinh tế, tham nhũng lớn Báo chí, truyền thông cũng tham giađóng góp tích cực, xây dựng lực lượng công an nhân dân về mọi mặt bằng các hìnhthức tuyên truyền, cô vũ các đơn vị, cá nhân điển hình tiên tiến, những gương cán

bộ chiến sỹ công an tận tụy trong công việc

Tuy nhiên, tội phạm chứa đựng trong đó hành vi, hành động nguy hiểm cho xã

hội, trong đó có thể là tội ác đến mức man rợ Thông tin về tội phạm rất dé sa đà

vào mô tả tội ác, giật gân câu khách, chạy theo thị hiếu tam thường của một bộ phậncông chúng Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều tờ báo chỉ chạy theo các vụ việc hoặc đưa

các thông tin chưa đảm bảo đúng, đủ sự thật hoặc đưa những thông tin phản cảm, lộ

bí mật vụ án, dễ tạo ra hoài nghi trong công luận

Trong bối cảnh bùng nỗ thông tin, mạng xã hội, các tập đoàn công nghệ thôngtin - truyền thông ngày càng xâm lắn thị trường và quảng cáo trực tuyến, quảng cáo

số trở thành xu hướng chủ đạo khiến nhiều cơ quan báo chí lâm vào cảnh khó khăn.Nhưng, thay vì đi tìm lời giải nghiêm túc cho bài toán kinh tế, một số tờ báo lại coicâu view bằng thông tin giật gân, rẻ tiền là một giải pháp dé thu hút quảng cáo Bởivậy, tình trang gia tăng những thông tin vụ án ly kỳ, rùng ron, gây tổn thương cho

công chúng càng trở nên phô biến

Tổng kết công tác báo chí trong 6 năm liền từ 2015 đến 2020, xu hướng thương

mại hóa bao chí, câu view bằng các thông tin “tầm phào, vô bổ, rẻ tiền” luôn đượcBan Tuyên giáo Trung ương - Bộ Thông tin truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam

đặt ra và yêu câu khắc phục.

Trang 13

Trong bai phát biểu tổng kết công tác báo chí năm 2019, ông Võ VănThưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhân mạnh “giật gân, câu khách” làmột trong những khuyết điểm của báo chí vẫn tồn tại “mặc dù đã được các cơ quan

chỉ đạo, quản lý báo chí nhắc nhở định hướng thường xuyên, liên tục” Các biện

pháp xử lý đối với những bài báo, những nhà báo, những cơ quan báo chí vi phạm

đã được các cơ quan quản lý tiến hành tích cực Các vấn đề lý luận về nguyên tắctính nhân văn trong thông tin báo chí cũng đã được thừa nhận Tuy nhiên, bấy nhiêuvẫn còn chưa đủ khi chúng ta vẫn thiếu một bộ khung quy chuẩn mang tính chất

hướng dẫn cho đội ngũ những người hành nghề cũng như định hướng cho khuynh

hướng tiếp cận của công chúng dành riêng cho lĩnh vực báo chí viết về tội phạm lĩnh vực nội dung bị phê phán là “giật gân, câu khách, phản cảm, thiếu nhân văn”

-Làm sao đề báo chí viết về tội phạm vừa đảm bảo các nguyên tắc khách quan,

chân thực vừa đảm bảo giá trị nhân văn của thông tin là vẫn đề thời sự, có tính lý luận

và thực tiễn, có tính cấp thiết và cần thiết; là nỗi trăn trở, là thách thức đối với đội ngũnhững người làm báo cũng như quản lý báo chí Đây cũng chính là li do dé NCS chọn

đề tài nghiên cứu “Báo chí về tội phạm và vấn đề tính nhân văn của báo chí”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở đúc kết, hệ thong hóa các vấn dé lý luận liên quan đến đề tài, luận

án nghiên cứu, đánh giá thực trạng báo chí viết về tội phạm trong mối quan hệ với

tính nhân văn của báo chí, từ đó chỉ ra những thành công và hạn chế của báo chí, và

đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng báo chí viết về tội phạm, đảm bảo các nguyêntắc nhân văn, nhằm đạt được mục tiêu báo chí vì sự phát triển bền vững con người

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, tông hợp, phân tích các kết quả nghiên cứu của các công trìnhkhoa học ở trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nhằm ghi nhận những thànhtựu cũng như tìm ra những khoảng trống trong nghiên cứu của các công trình đitrước dé đặt ra các câu hỏi nghiên cứu của luận án

Thứ hai, phân tích cơ sở lý luận của báo chí viết về tội phạm và tính nhânvăn của báo chí từ đó dựng nên khung lý thuyết cho vấn đề báo chí viết về tội phạm

và tính nhân văn của bao chi.

Trang 14

Thứ ba, khảo sát thực trạng báo chí viết về tội phạm, đánh giá thành côngcũng như hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của thành công và hạn chế về phương diệnnội dung và hình thức thể hiện trong mối tương quan, quan hệ giữa báo chí về tội

phạm với tính nhân văn của báo chí.

Thứ tw, đề xuất những giải pháp dé khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng

của báo chí viết về tội phạm đáp ứng tính nhân văn của báo chí

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là van dé báo chí viết về tội phạm và tính

nhân văn của báo chí.

3.2 Pham vi nghién cứu

Hầu hết các co quan báo chí tại Việt Nam hiện nay đều dành dung lượng,

thời lượng đáng ké dé đưa tin về van đề tội phạm Tuy nhiên, trong khuôn khổ củaluận án, NCS chỉ lựa chọn 4 cơ quan báo chí dé nghiên cứu bao gồm: 2 ấn phẩm

báo in là Báo Công an Nhân dân, Báo Gia đình và Xã hội và 2 tờ báo điện tử là VietnamNet và VnExpress.

Có 3 lý do dé lựa chọn 4 báo này:

Thứ nhất, 46 là những tờ báo có uy tín và có sức lan tỏa lớn trong xã hội

Thứ hai, ở những tờ báo này thông tin về tội phạm là một trong những lĩnh

vực nội dung chính, có chuyên mục riêng.

Thứ ba, việc lựa chọn này thỏa mãn được tính cơ bản toàn diện trong nghiên

cứu: về loại hình báo chí (có cả báo in và báo điện tử); về tần suất xuất bản (có cả

báo ngày là Báo Công an Nhân dân và báo tuần là Báo Gia đình và Xã hội); về tôn

chỉ mục đích (có cả báo chính trị - xã hội là VnExpress, VietnamNet va báo có tính

chất chuyên ngành là Báo Công an Nhân dân, Báo Gia đình và Xã hội), về cơ quan

chủ quản (4 tờ báo thuộc 4 cơ quan chủ quản đại diện ngành, lĩnh vực khác nhau).

- VnExpress được thành lập bởi tập đoàn FPT vào ngày 26/2/2001, cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học và Công nghệ, trụ sở chính tại Hà Nội, truy cập tại địa chỉ

VnExpress.net Sau 6 năm hoạt động, VnExpress trở thành tờ báo điện tử Việt Nam

đầu tiên góp mặt vào Top 100 trong bảng xếp hạng các trang web có nhiều người

10

Trang 15

đọc nhất thế giới do trang web Alexa.com bình chon (tháng 6-2007) Theo công bố

của VnExpress, trong 18 năm qua, VnExpress luôn giữ vững va phát huy vi trí là

một trong những tờ báo điện tử tiếng Việt có số lượng độc giả truy cập lớn nhất

Việt Nam Pháp luật là một trong 17 chuyên mục của VnExpress và từng lọt vào top

5 lĩnh vực nội dung được nhiều người truy cập nhất

- VietnamNet hoạt động từ năm 1997 trên cơ sở ban đầu là mạng thông tin

trực tuyến VASC Orient, nằm trong số những tờ báo mạng có mặt trong thời kỳ đầuxuất hiện loại hình báo mang ở Việt Nam Hiện VietNamNet trực thuộc Bộ Thông

tin và Truyền thông, truy cập tại địa chỉ vietnamnet.vn Pháp luật là 1 trong 16

chuyên mục của Báo điện tử Vietnamnet.

Báo Gia đình và Xã hội được thành lập năm 1999 thuộc Tổng cục Dân số

-Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế, thực hiện chức năng báo chí, truyền thông về dân

số - kế hoạch hóa gia đình Báo Gia đình và Xã hội vừa có báo in vừa có báo điện

tử Báo in gồm 7 ấn phẩm: Báo tuần Gia đình và Xã hội (3 số/tuần), Gia đình và Xãhội Cuối tháng (Itháng/kỳ), Chuyên đề Chuyên đề Sức Khỏe xuất bản (01tháng/kỳ); Chuyên đề Tiềm Năng Việt (tháng/4 kỳ); Bản tin Dân số Vùng biển, đảo

và ven biển (1 tháng/kỳ) Báo điện tử Gia đình & Xã hội tại địa chỉ giadinh.net.vn

Pháp luật là 1 chuyên mục của Báo điện tử Giadinh.Net và là một trong 10 chuyên

trang của Báo Tuần (trang 13)

- Báo Công an Nhân dân thành lập ngày 1/1/1946, là một trong những tờ báo

lâu đời nhất trong hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam, trực thuộc Bộ Công an

Cùng với Báo điện tử Công an Nhân dân tai địa chi truy cập www.cand.com.vn, ân

phẩm Báo Công an Nhân dân hàng ngày, Báo Công an Nhân dân còn có 4 chuyên

dé ra hàng tuần, hang tháng An phẩm Công an Nhân dân hàng ngày gồm 8 trangvới 6 chuyên mục Là tờ báo của lực lượng có chức năng “bảo vệ an ninh quốc gia,bao đảm trật tự, an toàn xã hội, dau tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm phápluật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội” [47] do đó thông tin công tác đấutranh phòng chống tội phạm là mảng nội dung được Báo Công an Nhân dân tuyên

truyền đậm nét Trong cơ cấu 8 trang của ấn phim Báo CAND hàng ngày, thông tin

II

Trang 16

về tội phạm nằm ở 3 trang trong 3 chuyên mục là An ninh trật tự (trang 5) Thời sự

-chính tri (Trang 2-3), Thời sự - Tin tức - Sự kiện (Trang 8) Trên báo điện tử, thông

tin về các van dé liên quan đến tội phạm không chỉ nằm trong một chuyên mục

riêng (Pháp luật) như các báo điện tử VnExpress, VietnamNet, Giadinh.net.vn mà

còn được đặt trong các chuyên mục khác như” Công an trong lòng dân”, “Bạn đọc với Công an Nhân dân”.

Về phạm vi thời gian: Thời gian khảo sát trong 3 năm từ tháng 01-2015 đếnhết tháng 12-2018 Tuy nhiên, dé làm rõ những van dé đặt ra, trong quá trình nghiên

cứu, luận án có mở rộng phạm vi nghiên cứu các giai đoạn trước và sau đó để so

sánh khi cần thiết

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Luận án dựa trên cơ sở nhận thức luận lý luận của Chủ nghĩa Mac - Lénin;

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh

và quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vai trò, chức năng của báo chí, đặc

biệt trong lĩnh vực truyền thông về phòng chống tội phạm bảo vệ an ninh trật tự, an

toàn xã hội.

Luận án vận dụng một sỐ lý thuyết truyền thông, cụ thé ly thuyét “Thiét lap

chương trình nghị sự” của Maxwell McCombs và D.Shaw; lý thuyết “Sử dung vahài lòng” và lý thuyết “Sự phụ thuộc vào hệ thống các phương tiện truyền thông đại

chúng” dé làm rõ van dé báo chí viết về tội phạm trong mối quan hệ với tính nhân

văn của báo chí, tác động của thông tin về tội phạm trên báo chí tới công chúng,

4.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Phương pháp nghiên cứu, phân tích tai liệu: Phương pháp nay được sử dụng

dé khảo sát, phân tích các văn bản, các chi thị, nghị quyết và các công trình khoa

học, sách, bài báo nhăm hệ thống hóa một số vấn đề lý luận báo chí nói chung cóliên quan đến nguyên tắc tính nhân văn của báo chí, đặc biệt là báo chí về tội phạm,

từ đó xây dựng khung lý thuyết cho đề tài Đồng thời, tác giả kế thừa những kết quảnghiên cứu trước, phục vụ cho việc so sánh, đối chiếu và làm sáng tỏ vấn đề nghiên

cứu trong luận án.

12

Trang 17

Phương pháp phân tích nội dung: Phương pháp này được sử dụng để phântích nội dung và hình thức thông điệp về tội phạm trên các tờ báo trong diện khảosát, từ đó làm rõ những thành công, hạn chế; nguyên nhân thành công, hạn chế củabáo chí viết về tội phạm nhìn từ nguyên tắc tính nhân văn.

Phương pháp nghiên cứu trường hop: NCS chọn các tuyến bài viết về một số

vụ án có tính chất nghiêm trọng để phân tích việc đảm bảo nguyên tắc tính nhân

văn, từ đó làm rõ hiệu quả tác động của báo chí tới công chúng

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: NCS phat 400 bang hỏi đến một số địaphương của 3 miền Bắc - Trung - Nam đề thăm dò ý kiến công chúng về thông tintội phạm trên báo chí nói chung Đây là một kênh cần thiết dé đo hiệu quả tác động

của báo chí viết về tội phạm với công chúng

Phương pháp phỏng vấn nhóm: NCS đã chọn ra tuyến bài gồm 6 bài viết về 4

vụ án nghiêm trọng trên 2 tờ báo (năm trong 4 tờ báo được lựa chọn khảo sát) vàtiến hành phỏng van 2 nhóm, mỗi nhóm 5 người về việc dam bảo nguyên tắc tínhnhân văn trong các bài báo nói trên cũng như đánh giá của công chúng về báo chí

viết về tội phạm ở Việt Nam hiện nay

Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này được sử dụng qua hình thức

đặt câu hỏi với 13 người là lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, luật sư, lãnh đạo cơ

quan báo chí, đội ngũ tổ chức nội dung của các tòa soạn và những nhà báo trực tiếpsản xuất tin tức về tội phạm qua đó làm rõ thêm các vấn đề cần thiết mà ở bảng hỏichưa giải quyết được

Các phương pháp phân tích, so sánh, tong hợp được dùng dé phân tích, đánh

giá và tong hợp những kết quả nghiên cứu nhằm chi ra những thành công, hạn chế,nguyên nhân cùng những thách thức đối với đội ngũ nhà báo, các cơ quan báo chítrong việc đảm bảo nguyên tắc nhân văn trong thông tin về tội phạm

5 Giả thuyết nghiên cứu

Khi tiến hành nghiên cứu, NCS đặt ra các giả thuyết sau:

Thứ nhát, báo chí viết về tội phạm thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm xã hộicủa báo chí, đồng thời đáp ứng nhu cầu, tâm lý, thị hiếu của người dân muốn tìm

hiệu về lĩnh vực này.

13

Trang 18

Thứ hai, thé giới tội phạm là một thé giới khác với bình thường vi thé bản thânthông tin về tội phạm đã chứa đựng các yếu tố bất thường, thậm chí rùng rợn, đauxót Dé tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuốn cho các bài viết về lĩnh vực này, nhiều tác giả

đã mô tả chỉ tiết việc phạm tội, hoặc sa đà vào lối viết hình sự hóa, hoặc bi kịch hóa,khiến thông tin xa rời thực tế, mang đậm yếu tố "giật gân, câu khách" Trong khi đó,

một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của báo chí cách mạng là tính nhân văn,

đưa tin dé bảo vệ quyền con người và đem đến cho công chúng những giá trị tốt đẹpthuộc về con người Những mâu thuẫn nội tại đó hàm chứa trong báo chí viết về tộiphạm sẽ là một thách thức với các nhà báo, cần có một bộ quy tắc dành riêng chobáo chí viết về tội phạm dé giải quyết van dé này

Thứ ba, báo chí viết về tội phạm không chỉ đơn thuần thực hiện chức năngthông tin về tội phạm mà phải thông qua đó dé thực hiện các chức năng khác như

chức năng giáo dục, nâng cao nhận thức cho công chúng

6 Điểm mới của luận án

Thứ nhất, luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống, chuyên sâu về báo

chí viết về tội phạm và tính nhân văn trong báo chí viết về tội phạm tại Việt Nam

Việc tiếp cận nghiên cứu báo chí viết về tội phạm trong mối quan hệ dam bảo tính

nhân văn là hướng đi mới có ý nghĩa đóng góp của luận án.

Thứ hai, luận án làm rõ được lý luận về báo chí viết về tội phạm và tính nhânvăn của báo chí, từ đó dựng nên một khung lý thuyết dé làm cơ sở cho báo chí đảmbảo nguyên tắc nhân văn khi viết về tội phạm, đưa ra bộ tiêu chí để đánh giá chấtlượng và tính nhân văn của báo chí viết về tội phạm

Thứ ba, trên cơ sở lý thuyết và kết quả khảo sát cụ thể, luận án đã đánh giá

được thành công, hạn chế của báo chí viết về tội phạm trong mối quan hệ với tính

nhân văn của báo chí.

Thứ tư, luận án đã đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết giúp báo chíchuyên tải tới công chúng những thông tin khách quan, chân thực về những vấn đềliên quan đến tội phạm đồng thời đảm bảo nguyên tắc tính nhân văn của báo chí

Thứ năm, luận án đã đề xuất được Bộ quy tắc báo chí viết về tội phạm đảm

bảo tính nhân văn.

14

Trang 19

thể gợi mở những hướng nghiên cứu mới về báo chí viết về tội phạm và tính nhân

văn của báo chi.

Về thực tiễn: Luận án có thê giúp các nhà lãnh đạo, quản lý báo chí, truyền

thông có thêm cơ sở dé xây dựng các chính sách về quan lý dao tạo báo chí phù hợp

với sự phát triển của truyền thông, báo chí hiện đại Đặc biệt, luận án có thê là tưliệu tham khảo như một bộ tiêu chí, quy phạm đạo đức để các Tổng biên tập, đội

ngũ t6 chức sản xuất tin tức và các nhà báo trong quá trình chi đạo, biên tập và thực

hiện tác phẩm báo chí, đảm bảo tính khách quan, chân thật, hấp dẫn và nhân văn,củng cô niềm tin nơi công chúng trong môi trường truyền thông ngày một biến đổi

như hiện nay.

8 Kết cấu của Luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục hình

vẽ, bảng biểu, danh mục chữ viết tắt, mục lục, phụ lục, nội dung chính của luận án

gồm 5 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về báo chí viết về tội phạm và tính nhân văn của

báo chí

Chương 3: Thực trạng vấn đề tội phạm trên báo chíChương 4: Tính nhân văn của báo chí trong việc thông tin về tội phạmChương 5: Vấn đề đặt ra và giải pháp, khuyến nghị nâng cao chất lượng,

đảm bảo tính nhân văn của báo chí việt vê tội phạm.

15

Trang 20

Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU

1.1 Các công trình nghiên cứu trong nước

1.1.1 Nghiên cứu về vai trò, chức năng và nguyên tắc của báo chi

Nghiên cứu về vai trò, chức năng, nguyên tắc của báo chí là hướng nghiên

cứu chủ đạo của nhiều tác giả, với hệ thống các xuất bản khá phong phú tại Việt

Nam, tiêu biểu là cuốn "Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” (tái bản nhiều lần) củanhóm tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường và Trần Quang, "Cơ sở lý luận

báo chí” của tác giả Tạ Ngọc Tấn (1992), "Báo chí và dư luận xã hội” của tác giảNguyễn Văn Dững (2011), "Cơ sở lý luận báo chí” của tác giả Nguyễn Văn Dững

(2012), "Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản” của tác giả Nguyễn VănDững va Đỗ Thị Thu Hang (2012)

Về lĩnh vực chính trị, báo chí là công cụ, là vũ khí quan trọng trên mặt trận

tư tưởng - văn hóa, có vai trò hướng dẫn nhận thức và hành động cho công chúng.

Báo chí là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng, là công

cụ tham gia giám sát, quản lý xã hội.

Về lĩnh vực kinh tế, báo chí có vai trò to lớn trong việc cung cấp các thôngtin về thị trường hàng hóa, về thị trường tài chính, tiền tệ, về thị trường lao động, thịtrường công nghé, Báo chí không chỉ dừng lại trong việc cung cấp thông tin thuầntúy mà còn có thê hướng dẫn thị trường, hướng dẫn việc áp dụng khoa học kỹ thuật

và công nghệ mới, giới thiệu những mô hình, điển hình tiên tiến trong sản xuất và

kinh doanh Với việc phố biến các kinh nghiệm thành công hay thất bai trong quan

lý, kinh doanh và áp dụng công nghệ mới, tiết kiệm chi phí trong sản xuất, báo chígóp phần tạo nên hiệu quả kinh tế lớn cho xã hội

Về lĩnh vực văn hóa, báo chí làm giàu, làm đẹp cho vốn văn hóa dân tộc,nhất là ngôn ngữ, báo chí là nơi vừa giữ gìn và sáng tạo ra nhiều từ mới, thuật ngữmới cả trong cách viết và cách thé hiện, trong việc chuẩn ngôn ngữ nói và viết Một

xã hội muốn phát triển thì công chúng cần hiểu biết, bởi vậy, trình độ tri thức củangười dân phải luôn được nâng cao và đặt mục tiêu hàng đầu Báo chí đóng góp vai

trò quan trọng trong việc nâng cao dân trí, giải trí, kêt nôi các cá nhân trong cộng

16

Trang 21

đồng dé công chúng cùng tìm hiểu, học tập, chia sẻ tình cảm, kỹ năng, từ đó, thayđôi nhận thức, hành vi, hành động.

Về lĩnh vực an ninh trật tự, báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiếtyếu của đời sống xã hội, được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ thông tin, tuyên

truyền phổ biến đường lối chủ trương của Dang và chính sách pháp luật của Nha

nước, tham gia cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và các loại tội phạm

khác, các tệ nạn xã hội; cung cấp thông tin có giá trị giúp các cơ quan bảo vệ pháp

luật điều tra xét xử đúng người, đúng tội Trong cuộc đấu tranh tư tưởng, chống lại

các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, báo chí kiên trì tuyên truyền, khang

định những thành quả to lớn của Dang va nhân dân ta, đồng thời, vạch tran âm mưudiễn biến hòa bình, kịp thời đấu tranh chống những luận điệu xuyên tac đường lỗi

chính sách của Đảng và Nhà nước Trách nhiệm lớn nhất của người làm báo là tham

gia định hướng dư luận xã hội để công chúng góp phần tích cực vào công cuộc xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, giữ vững én định chính trị xã hội, tạo

điều kiện tiên quyết dé tiếp tục day mạnh công cuộc đổi mới đất nước

Nhiều nghiên cứu về vai trò, chức năng, nguyên tắc của báo chí đã chỉ rarằng, tính nhân văn là một trong những nguyên tắc cơ bản của thông tin báo chí

Trong các giáo trình dùng để giảng dạy tại một số trường đại học chuyênngành báo chí của tác giả Tạ Ngọc Tan (chủ biên, 1992) gồm:"Cơ sở lý luận báo chí”(1992); của tác giả Nguyễn Van Dững gồm: "Báo chí và dư luận xã hội” (2011), "Cơ

sở lý luận Báo chí” (2012); của tác giả Nguyễn Văn Dững (chủ biên) - Đỗ Thị Thu

Hang (2012) gồm: "Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản”, tính nhân văn đượckhẳng định là một trong các nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí

Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” (2012), nguyên tắc tính nhân văn được tácgiả phân tích một cách khá chi tiết trong chương VI từ trang 231 đến trang 247 Tiếp

cận vấn đề tính nhân văn từ quan điểm hệ thống, tác giả đã chỉ ra sự khác biệt về quan

điểm và dạng thức biểu hiện của tính nhân văn tùy thuộc vào nền văn hóa, vào trình độphát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, vào đặc điểm giai cấp Tuy nhiên, theo tác giả,

hệ thống giá trị nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tốn tại và phát triển

của loài người Do đó, tính nhân văn của báo chí và niềm tin của công chúng đối với

báo chí hiện nay là một trong những van đề được quan tâm đúng mức [15]

17

Trang 22

Trong cuốn "Cơ sở lý luận báo chí” (1992), tính nhân văn không được xếpthành nguyên tắc riêng mà nằm trong nguyên tắc tính khuynh hướng của báo chí.

Các tác giả cho rằng, khi những người làm báo phản anh sự thật một cách trần trụi,

coi tất cả những thông tin trong tác phâm báo chí của mình đều "vô tư và chân thật”thì đó là quan niệm sai lầm, chủ quan và siêu hình Nhà báo chân thật nhưng đó là

"chân thật hồn nhiên” chưa đạt đến trình độ khách quan khoa học Khi xem xét tácphẩm báo chí từ góc độ ngữ nghĩa, có thé thấy các cấp độ khác nhau của thông tin

và không chỉ dừng ở "mô tả”, cấp độ cao hơn của nó phải là phân tích rồi hướng dẫn

công chúng, tác động vào chiéu sâu của nhận thức dé làm cơ sở cho việc xác định

phương hướng và phương pháp hành động Khi nhà báo chọn lọc thông tin tốt, đảmbảo nguyên tắc nhân văn thì ở cấp độ "hướng dẫn”, "tác động”, "định hướng”, rõ

ràng sẽ đạt được hiệu quả tốt, phục vụ được lợi ích của công chúng Còn ở chiều

ngược lại, hậu quả sẽ khó lường Những tác động xấu của thông tin sẽ không chỉdừng ở cá nhân công chúng tiếp nhận mà sẽ gây hoang mang trong cộng đồng, sẽ vẽlên một bức tranh xã hội nhiều đen tối, xấu xa [85]

Van đề nay được phân tích sâu hon trong cuốn "Báo chi và dư luận xã hội”

(2011) Tính nhân văn của báo chí được xem xét trong cơ chế tác động qua lại của

báo chí và dư luận xã hội Với vai trò quan trọng trong việc khơi nguồn dư luận xã

hội, định hướng dư luận xã hội, nếu báo chí không đảm bảo các nguyên tắc hoạtđộng cơ bản của nó, báo chí không chỉ mất vai trò trong đời sống xã hội mà còn gây

ra những hậu quả khó lường[ 14].

Một nghiên cứu quan trọng của tác giả Mai Quỳnh Nam (1996) về "Truyềnthông đại chúng và dư luận xã hội”, tác giả đã đưa ra quan điểm về mối quan hệbiện chứng giữa báo chí và công chúng trong quá trình hình thành và thé hiện duluận xã hội Tác giả đã phân tích cơ chế hình thành và thé hiện dư luận xã hội thôngqua tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng, theo đó, một trong nhữngtính chất khiến cho thông tin báo chí trở thành điểm khởi đầu cho việc đánh giá của

dư luận xã hội, đó là: ”nó phải phản ánh được lợi ích xã hội”, là ”tính khách quan và

chân thực của nội dung thông tin” Đây chính là các nguyên tắc cơ bản của hoạtđộng báo chí, để mục đích cuối cùng của thông tin báo chí là vì con người [67]

18

Trang 23

Cũng tiếp cận ở góc độ này, nhưng đề cập cụ thé hơn về "lợi ích xã hội” ma

báo chí truyền thông mang lại cho công chúng, tác giả Đỗ Chí Nghĩa (2012) trong

cuốn "Vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội”, bác bỏ quan điểm cho

rằng: báo chí chỉ cần thông tin là đủ còn công chúng tự định hướng xem họ phải làm

gi Theo tác gia, báo chí không được phép thông tin hồn nhiên, đáp ứng nhu cầu chạy

theo tin nóng mà quan trọng hơn là phải xác định bạn đọc có lợi ích gì từ những

thông tin ấy Việc định hướng dư luận xã hội phải bắt đầu từ việc báo chí chọn thôngtin nào dé đưa Điều đó là vô cùng cần thiết cho một nền báo chí nhân văn [69]

Dựa trên lý thuyết truyền thông của tác giả người Mỹ George Gerbner- "Lý

thuyết giáo hóa”, tác giả Nguyễn Thành Lợi phân tích những ảnh hưởng của vănhóa bạo lực đối với tâm lý giới trẻ thông qua các phương tiện truyền thông Nghiên

cứu "Những vụ thảm án qua góc nhìn truyền thông: Bài học cho phát triển con

người” của tác giả Nguyễn Thành Lợi (2019) đã bác bỏ quan điểm cho rằng, đăngtải về các hành vi phạm tội là một cách "điều hòa xã hội của báo chi”, nhằm mụcđích "giáo dục công chúng”, "làm giảm thiêu tỷ lệ phạm tội” Trên cơ sở "Lý thuyết

giáo hóa”, tác giả Nguyễn Thành Lợi chứng minh những ảnh hưởng tiêu cực

"không thé ngờ tới” từ mục đích tích cực kia Thậm chí, "còn dẫn đến nhiều hành vi

phạm pháp hơn” bởi "tâm lý muốn mô phỏng” những hành vi phạm tội được đăng

tải trên truyền thông [63].

Các bài phát biéu tông kết công tác báo chi hàng năm của các nhà nghiên cứu

đồng thời là những người giữ trọng trách trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý Nhànước về báo chí (Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông )

đều dé cập, phân tích mức độ nguy hại của tình trạng đưa tin kiểu làm quá, coi tin

tức như hàng hóa đơn thuần dẫn đến câu khách bằng những thông tin rẻ tiền, vô bổ,

32 1

giật gân như: "mô tả hành vi, hình ảnh trái với thuần phong mỹ tục”, "nhân danhchống bạo lực dé kích thích bạo luc’, "nhiều vu án được mô tả với chỉ tiết rùng rợnkhông phải để công chúng lên án tội ác mà dé kích thích tò mò”, khai thác quá mứcđời tư của người nổi tiếng “để câu view” Bài phát biểu của ông Nguyễn MạnhHùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tháng 11-2018 tại Hà Nội đã đưa ra

con số cảnh báo về tác động tiêu cực khi hàm lượng thông tin xấu, đi ngược lại

những giá trị cao đẹp của con người, được sắp đặt trên mặt báo quá đà Ông cho

19

Trang 24

rằng, “nếu nói cái xấu nhiều trên báo để nhân dân cảm nhận nó như dòng chảychính thì là làm mất lòng tin của nhân dân vào đất nước, vào chế độ” và điều nay dingược lại sứ mệnh cao cả, thiêng liêng của người làm báo là “tạo nên niềm tin và

khát vọng dân tộc” [2].

Sự gắn kết chặt chẽ, mối liên hệ có tính chất biện chứng giữa nguyên tắc tínhnhân văn của báo chí và trách nhiệm xã hội của người làm báo cũng được nhiềunghiên cứu đề cập tới

Nguyên tắc tính nhân văn và việc đảm bảo tính nhân văn trong tác phẩm báochí là một trong những yếu tố quan trong dé báo chí thực hiện trọn vẹn chức năngkhai sáng Tác giả Tạ Ngoc Tan (1992) trong "Cơ sở lý luận báo chí" [85], tác giảNguyễn Hong Vinh (2013) trong bai viét “Vé tu do ngôn luận, tự do báo chí” [106]

hay các tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (1995) trong cuốn

“Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” đều khẳng định phục vụ xã hội là một trong

những nhóm chức năng cơ bản của báo chí Khai sáng, giáo dục, định hướng dư

luận là cơ sở chủ yếu dé xác lập trách nhiệm của báo chí với xã hội, là nền tảng cho

mục đích tối cao của báo chí là báo chí phục vụ con người

Trước đây, công chúng truyền thông được nhìn nhận như những đám đông

chịu tác động đồng loạt từ những thông tin báo chí nặng tính tuyên truyền Nhưng

từ đầu những năm 50 của thế kỷ trước việc nghiên cứu truyền thông đã mở ra mộtbước ngoặt mới khi vai trò chủ động của công chúng được nhìn nhận Chuyền từ bịđộng sang chủ động, công chúng có quyền lực nhiều hơn trong mối quan hệ truyền

thông Báo cáo khoa học của tác giả Đỗ Anh Đức (2019) "Về yếu tổ tính nhân văncủa nghiên cứu truyền thông vì sự phát triển của con người” đã chỉ ra tính nhân văn

trong vai trò tiếp nhận của công chúng Không chỉ bị động trong tiếp nhận thông tin,công chúng còn chủ động tham gia vào quá trình sản xuất thông tin, tạo nên diện

mạo của ”văn hóa tham gia’ cũng có nghĩa là con người cá nhân được trao quyền

nhiều hơn [26]

Nhìn chung, ở góc độ lý luận báo chí, tính nhân văn của thông tin đã được

một số nhà nghiên cứu quan tâm Tiếp cận ở nhiều chiều cạnh khác nhau, các nghiên cứu đều chung quan điểm, tính nhân văn là một trong những nguyên tắc cơ

20

Trang 25

bản của hoạt động báo chí Nó chính là phương thức dé báo chi dat được mục dich

cao cả của mình, đó là bao chí vì con người, bao vệ những quyền cơ bản và chân

chính của con người.

1.1.2 Nghiên cứu về đạo đức và tính nhân văn của báo chí

Báo chí ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của đời sống xã hội Trong

kỷ nguyên kỹ thuật số và mạng xã hội, trong xu thế toàn cầu hóa, những nguyên tắcđạo đức cơ bản của mọi nền báo chí không thay đổi về căn cốt nhưng sẽ có nhữngbiến đôi cho thích ứng với nền tang xã hội Đã có một số nghiên cứu về đạo đức báochi trong thé giới phăng khi mà phương thức làm báo truyền thống bị chi phối, thậmchi bị thay đôi hoàn toàn nhờ công nghệ hiện đại Nhìn chung, các nghiên cứu đềucùng quan điểm, giá trị nhân văn vẫn là giá trị cốt lõi và khi thế giới trở nên phẳnghơn thì sức lan tỏa của những thông tin xấu cũng trở nên mạnh mẽ hơn, không chỉ ởquốc gia ma ở toàn cầu Vì thế, trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp củangười làm báo càng trở thành vấn đề bức thiết Tác giả Đặng Thị Thu Hương (2013)trong bài viết ”Công nghệ truyền thông và Dao đức báo chí trong kỷ nguyên kỹthuật số” cho răng, trong kỷ nguyên số, “Internet là công cụ tiện lợi để truyền tải

một khối lượng thông tin không lồ, với tốc độ nhanh nhất, cho một lượng công

chúng đông đảo mà không bị rào cản bởi biên giới địa lý Đồng thời, công nghệ

truyền thông hội tụ đã xuất hiện, tạo điều kiện cho các loại hình truyền thông khác

nhau cùng tôn tại có thé hỗ trợ và bé sung cho nhau trên môi trường Internet” Tuynhiên, mặt trái của nó là “những khối lượng thông tin lớn được chuyền tải tức thitừng giây phút qua mạng Internet khiến con người không còn đủ khả năng kiểm soátthông tin” Trong ma hồn trận của mớ thông tin hỗn độn đó, người làm báo nếu

không giữ được đạo đức nghé nghiệp thi sẽ dé bị sa lầy và khai thác những tin đồnchưa được kiêm chứng trên môi trường mạng, “biến thành tin tức chính thống trên

kênh báo chí” Những chuyện nhảm nhí, thô tục, “bới” chuyện đời tư éo le, giật gân

trên môi trường mạng đã được báo chí khai thác dé câu khách một cách rẻ tiền [49]

Một số nghiên cứu đề cập đến tính nhân văn gián tiếp thông qua các nguyêntắc dao đức nghề nghiệp của nha báo Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp này nhưkim chỉ nam dẫn đường dé chủ thể sáng tạo báo chí không vi phạm nguyên tắc nhân

văn trong các khâu của quá trình lao động sáng tạo tác pham báo chí

21

Trang 26

Đề cập đến đạo đức báo chí trong thời kỳ toàn cầu hóa, nhóm các nghiên cứucủa tác giả Tạ Ngọc Tần, Đỗ Đình Tan lại bàn luận ở một khía cạnh khác Đó là báochí phải đeo đuôi mục dich bảo vệ con người Tác giả Tạ Ngọc Tan (2014) trongnghiên cứu "Phát triển nền báo chí nhân văn trong điều kiện toàn cầu hoá" nêu quanđiểm, toàn cầu hóa đã mở ra nhiều cơ hội to lớn và điều kiện thuận lợi cho sự pháttriển nhưng cơ hội và thuận lợi không chia đều cho mọi quốc gia Thế giới van bat

ồn với chiến tranh và xung đột, với phân hóa giàu nghèo, với các giá trị văn hóa

truyền thong có nguy co bi mai một Trong điều kiện ay, theo tac gia Ta Ngoc Tan,

những giá trị nhân văn hoàn thiện van là cai đích mà báo chí phải tiến đến Tác giả

Tạ Ngọc Tan cho rằng, giá trị nhân văn của báo chí trong thời kỳ toàn cầu hóa là

“báo chí vì con người, đặt con người lên trên hết, quan tâm nhiều nhất đến hạnh

phúc con người, phục vụ cho cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp hơn, vì sự

phát triển ngày càng toàn diện và hoàn thiện của con người” [88]

Định hướng xã hội là đặc trưng cơ bản của truyền thông đại chúng, trong đó,tính trung thực của thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng Trung thực tạo nên niềmtin, niềm tin có khả năng liên kết các gia tri và chuẩn mực, tao nên tâm thé, từ đótác động đến nhận thức và hành vi của cá nhân, tạo lập tri thức, văn hóa, và địnhhướng hoạt động Trong những năm qua, đã có một số nghiên cứu của Việt Nam đềcập đến van dé văn hóa tác nghiệp trong môi trường truyền thông, như: “Cam nangđạo đức báo chí”, do hai tác giả Tạ Ngọc Tan và Đinh Thị Thúy Hang (2009) biênsoạn [87],“Bàn về trách nhiệm xã hội của nhà báo” của Trần Quang (2003) [79],

“Người làm báo và cái tâm” của Ngô Thanh Hằng (2004) [38], “Đôi điều suy nghĩ

về dao đức nghề nghiệp” của Quang Thống (2006) [95].v.v

Tác giả Nguyễn Thị Trường Giang (2014) trong cuốn: "100 bản quy tắc đạođức nghề báo trên thế giới” [31] đã đề cập đến tính nhân văn trong những nguyêntac, tiêu chuẩn chung trong các bản quy tắc đạo đức nghé báo trên thé giới

Trong cuốn sách này, tác giả không chỉ dich toàn văn 100 bản quy tắc đạo đức

nghề báo của 100 quốc gia mà còn dành trọn một chương (chương thứ nhất gồm 53trang ) để nêu lên những vấn đề cơ bản của các quy tắc đạo đức nghề báo trên thế

giới và ở Việt Nam Tại chương này, nguyên tắc tính nhân văn được đề cập khá

22

Trang 27

đậm nét và phân tích khá kỹ lưỡng Trên cơ sở nghiên cứu 100 bản quy tắc đạo đứcnghề báo của 100 quốc gia, tác giả đã rút ra 13 nguyên tắc, tiêu chuân chung, trong

đó có 3 nguyên tắc liên quan đến tính nhân văn, bao gồm: Trách nhiệm xã hội ; Bảo

vệ quyền của trẻ em/vị thành niên và những người dễ tôn thương; Tôn trọng sựriêng tư và phâm giá con người

Trong nguyên tắc ”Tôn trọng sự riêng tư và phâm giá con người”, 98/100 bảnquy tắc cho rằng, nhiệm vụ của các phương tiện truyền thông đại chúng là bảo vệnhân quyền”

Các tác giả Tạ Ngọc Tan, Dinh Thị Thúy Hằng (2009) trong "Cam nang đạo

đức báo chí” [87], một cuốn sách hướng dẫn đạo đức nghề nghiệp báo chi đã đưa ra

những gợi ý, hướng dẫn chung một cách khách quan đề giúp các nhà báo cân nhắc,

xử lý đúng đắn các tình huống có liên quan đến vấn đề đạo đức trong hoạt động báo

chí "Cầm nang đạo đức báo chí” đưa ra khái niệm "đạo đức báo chí” và phân tíchnhững cơ sở của đạo đức báo chí, đồng thời, đưa ra một số tình huống cụ thé trongcác lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng và an ninh, quốc tẾ,

pháp luật, tòa án, cảnh sát, các vấn đề về giới, hôn nhân và gia đình v v vàhướng dẫn cách thức xử lý về đạo đức nghề nghiệp

"Câm nang đạo đức báo chí” cũng dẫn ra một số quy định đạo đức báo chí của

người làm báo Việt Nam và của Liên đoàn nhà báo quốc tế; câu hỏi và bộ quy tắchướng dẫn cho nhân viên tòa soạn của tòa soạn một số nước phát triển trên thế giới.Tuy nhiên, đây là phần hết sức sơ lược, chỉ dẫn ra một số điểm, không phân tích,không kiến giải

Tác giả Nguyễn Thị Trường Giang (2010) trong luận án tiến sĩ về "Đạo đứcnghề nghiệp của nhà báo hiện nay” đã hệ thống và phát triển một cách tương đối cơbản lý luận về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam Luận án đã xây dựng Bộquy ước đạo đức nghé nghiệp của nhà báo gồm 16 điều, đề xuất 7 bước dé xây dựng

Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong từng cơ quan báo chí Tuy nhiên phan liên

quan cụ thê đến nguyên tắc tính nhân văn trong thông tin vụ án chỉ được điểm qua từtrang 125 đến trang 129 khi chỉ ra những biến đổi tiêu cực có tính tha hóa của một bộphận nhà báo, trong đó có thực trạng nhà báo vô cảm, thiếu nhân văn khi thông tin

23

Trang 28

các vụ việc tiêu cực nói chung va các vụ án nói riêng Đó là báo chí khi viết về các cánhân trong các vụ việc tiêu cực đã bêu réu cả gia đình họ, bới móc đời tư của cá nhân

họ Đó là báo chí khi thông tin vụ án, đã đưa cả tên tuổi, địa chỉ, thậm chí cả ảnh củangười bị hại Tác giả luận án cho rằng, với cách làm báo thiếu nhân văn như vậy, nhà

báo núp dưới chiêu bài bảo vệ người bị hại, lên án cái ác nhưng thực ra là lợi dụng sự

đau khổ của họ dé giật gân, câu khách, chà đạp lên họ một lần nữa [29]

1.1.3 Nghiên cứu nghiệp vụ - kỹ thuật làm báo liên quan đến lĩnh vực tội phạm

Trên cơ sở đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và phương pháp phản ánh củacác thể loại báo chí, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cho rằng hệ thong cac thé loaibáo chi ở nước ta hiện nay gồm ba nhóm thé loại co bản là nhóm các thé Thông tanbáo chí; nhóm các thé Chính luận báo chí và nhóm các thé Tài liệu - Nghệ thuật

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về thé loại, về nghiệp vụ va kỹ thuật làm báonhư: “Ký báo chí” (Đức Dũng, 1992), “Tác phẩm báo chí” (1995), "Từ lý luận đếnthực tiễn báo chí” (Tạ Ngọc Tấn,1999), "Các thé loại chính luận báo chi" (TranQuang, 2000), “Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật” (Dương Xuân Sơn,

2004), “Các thé loại báo chí thông tan” (Đinh Văn Hường, 2007) Phan ánh lĩnh

vực liên quan đến tội phạm, người làm báo có thé sử dụng đa dạng các thé loại,nhưng nổi bật nhất và phù hợp nhất với lĩnh vực này là thé loại bài Điều tra

Một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cơ quan báo chítruyền thông là tích cực tham gia vào công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêucực và các loại tệ nạn xã hội mà Đảng và Nhà nước phát động Đề đảm bảo mụctiêu truyền tải thông tin đến công chúng một cách trung thực khách quan và có địnhhướng, tại các cơ quan báo chí truyền thông đã hình thành nên một trong những loạihình hoạt động đặc thù đó là hoạt động báo chí điều tra, và thé loại “Điều tra’ luôn

là thé loại được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Cuốn "Tác phẩm báo chí điều tra tuyển chọn va phân tích" do Đỗ Thị Thu Hang chủ biên (2017) lựa chọn phân tích lànhững tác phẩm báo chi đã được đăng tải trên các tờ báo, có tính đại diện cao cho cả

-4 loại nội dung của báo chí điều tra gồm: báo chí điều tra phòng chống tham nhũng;báo chí điều tra phát hiện các vi phạm nghiêm trọng về môi trường; báo chí điều tra

tội phạm kinh tế và gian lận thương mại; báo chí điều tra các loại tội phạm mang

24

Trang 29

tính xã hội - đời sống Cuốn “Đường vào phóng sự điều tra” của nhà báo giầu kinh

nghiệm Ngọc Trân (2016) là công trình khảo cứu dựa trên trải nghiệm thực tiễn của

chính nhà báo giúp cho người đọc hiểu về nghiệp vu, kỹ năng thực hiện bài điều tratrong phòng chống tội phạm

Đối với thông tin về nhóm người bị tinh nghi trong các vụ án, việc đưa tin

chỉ dựa vào suy đoán mà thiếu đi một khâu tác nghiệp rất quan trọng của lao động

nhà báo - đó là kiểm chứng thông tin - có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.Tác giả Đinh Thị Thúy Hằng (2015) trong bài viết “Báo chí với việc đưa tin tộiphạm” khăng định, công chúng cần những thông tin sự thật về tội phạm từ báo chí

dé từ đó cảnh báo, “với việc thông tin mập mờ, báo chí đã làm ton thương khôngchỉ những người bị tình nghỉ mà còn ảnh hưởng đến công việc điều tra của nhà chứctrách” Đối với nạn nhân và thân nhân của họ, tác giả nhấn mạnh, khi đưa tin “nhàbáo cần phải biết cân nhắc và có lòng trắc an, tránh lạm dụng quyền là nhà báo dékhai thác thông tin làm ton thuong nan nhan va gia dinh ho” [41]

Cùng chung quan điểm này hai tác giả hai tác giả Đỗ Chí Nghia và Dinh ThịThu Hằng (2014), trong cuốn sách chuyên khảo ”Báo chí và mạng xã hội” đã phântích mối tương tác giữa dư luận xã hội và nhà báo - tác phâm báo chí Từ đó, chỉ ra

rằng, để khai thác, sử dụng được mạng xã hội như một nguồn tin thì nhà báo cùng

với chuyên môn tốt phải có đạo đức nghề nghiệp Đó là hai yếu tố cần thiết đểngười làm báo khai thác được những thông tin tốt; phê phán, chấn chỉnh và địnhhướng lại đúng đắn những thông tin sai lệch từ mạng xã hội [70]

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Thu Hương (2012) đã

chỉ ra mối quan hệ giữa báo chí và lực lượng công an trong việc phòng chống tộiphạm phục vụ phát triển kinh tế xã hội Theo đó, cả báo chí và các cơ quan thực thipháp luật đều có mục tiêu chung là đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật, đảmbao sự công bang cho xã hội, đảm bảo quyền lợi cho người dân và xây dựng Nhà

nước "của dân, do dân, vì dân” Trong công việc của mình, cả nhà báo và lực lượng

công an đều cần có sự hỗ trợ của nhau đề hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của lực lượng công an là phải xây

dựng được thế trận an ninh nhân dân, để mọi tầng lớp nhân dân tích cực tham gia

25

Trang 30

đấu tranh chống các hoạt động tội phạm và tệ nạn xã hội; từ đó, kiềm chế sự giatăng của tội phạm và tệ nạn xã hội, nâng cao đời sống và phát huy quyền làm chủcủa nhân dân trong công tac đảm bảo an ninh trật tự Muốn thực hiện tốt thế trận anninh nhân dân, cần phải thông tin, tuyên truyền dé người dân hiểu rõ về chức năng,nhiệm vụ, công việc của ngành công an, hiểu biết, chia sẻ và giúp đỡ các chiến sĩ

công an trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm; đồng thời, hiểu rõ trách

nhiệm của từng công dân trong việc xây dựng và củng cé thé trận an ninh nhân dân

dé phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước

Đối với lực lượng công an, báo chí chính là cầu nối quan trọng đưa họ đếnvới công chúng Theo nhiều công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài, hơn90% người dân nhận thức về lực lượng công an thông qua hình ảnh của công an trên

các phương tiện truyền thông đại chúng Đại bộ phận cư dân ít có điều kiện tiếp xúc

trực tiếp với công an; và nếu có, chỉ là sự gặp gỡ với cảnh sát khu vực hoặc cảnh sátgiao thông Đa số người dân ít có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với cảnh sát hình sự,cảnh sát điều tra, cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, cảnh sát phòngchống tội phạm sử dụng công nghệ cao, cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy vàcàng ít người được tiếp xúc trực tiếp với lực lượng an ninh Do vậy, báo chí truyền

thông là cầu nối quan trong dé đưa thông tin về lực lượng này đến cho công chúng,

và "đóng khung” hình ảnh của người công an trong nhận thức của người dân Và vì

vậy, làm việc với truyền thông cũng là cách để lực lượng công an xây dựng hìnhảnh đối với công chúng - thông qua đó, tạo được sự hiểu biết, tin cậy, và hậu thuẫn

của công chúng đối với công tác công an của mình Nói cách khác, hình ảnh lực

lượng công an xây dựng trên truyền thông không chỉ có giá trị đối với lực lượngcông an, mà còn có giá trỊ tạo dựng niềm tin của xã hội đối với lực lượng bảo vệ anninh xã hội, giúp họ hiểu hơn về lực lượng công an, đồng thời cung cấp thông tin và

hỗ trợ cho lực lượng công an trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm

Không chỉ thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền, giúp người dân nâng

cao nhận thức và ý thức trách nhiệm công dân trong việc thực thi và bảo vệ pháp

luật, báo chí còn bám sát thực tiễn cuộc sống, và cung cấp cho lực lượng công an

nhiều thông tin quan trọng để khám phá những vụ việc vi phạm pháp luật trong xã

26

Trang 31

hội Trên cơ sở thông tin báo chí, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã điều tra, xử lý kịpthời nghiêm minh nhiều vụ tham nhũng, buôn lậu, tiêu cực, phạm pháp, được nhândân đồng tình ủng hộ.

Trong quá trình tác nghiệp, đặc biệt là trong quá trình điều tra để phanh phuinhững vụ việc tiêu cực trên báo chí, các nhà báo phải vượt qua nhiều trở ngại, đặc

biệt là sự cản trở, thậm chí đe dọa từ phía những người có tiêu cực, vi phạm pháp

luật Trên mặt trận đấu tranh này, vì cùng có mục tiêu chung là đảm bảo cho tất cảcác vi phạm, tội phạm đều phải được phát hiện kịp thời, xử lí nghiêm minh, nêncông an và báo chí cần có sự phối hợp giúp đỡ lẫn nhau Cán bộ công an còn làchuyên gia giúp nhà báo hiểu sâu hơn về “thế giới ngầm”, giúp nhà báo có nhữngbài phóng sự sâu sắc, hấp dẫn công chúng

Nghiên cứu của tác giả Đặng Thị Thu Hương (2012, 2013, 2015) cũng chỉ ra

sự khác biệt giữa báo chí và công an về phương thức, và bản chất nghề nghiệp khiếncho đôi lúc hai lực lượng chưa thực sự thấu hiểu và làm ảnh hưởng đến công việc củanhau Thông tin là chức năng cơ bản của báo chí Thông tin là yếu tố khởi đầu, khởi

điểm, là công cụ chủ yêu dé báo chí thực hiện nhiệm vụ của mình Xã hội càng phát

triển thì nhu cầu về thông tin càng cao và càng đa dang Yêu cầu đối với thông tin báochí ngày nay là phải nhanh chóng, chân thực, nhiều chiều Người phóng viên giỏinhất là người phóng viên luôn phát hiện ra sự thật sớm nhất và đưa tin sớm nhất

Tuy nhiên, đối với công an, một trong những phẩm chất nghề nghiệp mà cán

bộ chiến sĩ của lực lượng vũ trang được đảo tạo bài bản lại là tính kỷ luật, nguyên

tắc thận trọng và giữ bí mật Yếu tố bất ngờ và bí mật là một trong những yếu tố cơbản tạo nên thành công trong các vụ điều tra, phá án Nhiều chiến sĩ cảnh sát,chiến sĩ an ninh còn phải bí mật công việc của mình đối với cả vợ con và gia đình.Nhiều gương chiến đấu hy sinh thầm lặng của cán bộ chiến sỹ trong ngành công an

đã không được công bó, hoặc chỉ có thé công bố sau đó nhiều năm

Và, vì thế có một khoảng cách giữa hai nghề nghiệp trong việc khai thác và

xử lí thông tin Một bên là lực lượng công an nắm giữ nhiều thông tin quan trọng,gắn liền với những sự kiện, sự việc ít người được biết, khiến đông đảo công chúng

quan tâm, thì lại thận trọng và bí mật Còn một bên là các nhà báo luôn khao khát

27

Trang 32

thông tin, cần có thông tin, đặc biệt là những tin tức khiến nhiều người quan tâm, đểcông bố cho đông đảo công chúng, lại luôn phải chịu áp lực tìm kiếm và công bốthông tin nhanh chóng, kịp thời Dung hòa hai phẩm chất nghề nghiệp này trong

cùng một thời điểm, quả thực không dễ dàng, nhất là trong điều kiện việc quy định

về những điều báo chí nên đưa tin và những điều công an nên cung cấp cho báo chí

ở Việt Nam vẫn chưa rõ ràng Do vậy, các cơ quan báo chí cũng cần có hình thức

phối hợp chặt chẽ hơn, đưa tin công bằng, cân bằng, khách quan về các vụ việc Khi

đưa tin về các vụ việc, nhất là các vụ án, báo chí cần phải có sự nghiên cứu kỹ dé

đảm bao thông tin kịp thời, nhưng chuẩn xác Đối với những vu án dang trong qua

trình điều tra, chưa có kết luận chính xác, nhà báo cần thận trọng trong khi đưa tin,đặc biệt là đưa tin về mức độ phạm tội và hậu quả do tội phạm gây ra

1.2 Các công trình nghiên cứu của nước ngoài

1.2.1 Nghiên cứu về vai trò, chức năng của báo chí

Trong tiếng Anh, "communication" có nghĩa là truyền thông - sự truyền đạt,

thông tin, thông báo, giao tiếp, trao đôi, liên lạc Còn theo tiếng La-tinh, nó có nghĩa

là cộng đồng Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, con đường, phương tiện để

đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau giữa cá nhân và xã hội Truyền thông đại chúng là một

dạng thức truyền thông đặc biệt trong lịch sử loài người - khi mà người truyền

thông tin có thê truyền tải thông điệp cho đông đảo quần chúng về số lượng và rộngkhắp về địa lý - điều mà các cách thức truyền thông trước đó không thể nào có

được Có nhiều phương tiện truyền thông đại chúng khác nhau, phổ biến nhất là báo

in, phát thanh, truyền hình và Internet Trong thời đại bùng nỗ công nghệ thông tin,truyền thông đại chúng có vai trò rất quan trọng đối với đời sống xã hội Rất nhiều

người đưa ra quyết định về những vấn đề quan trọng trong cuộc sống dựa trên thông

tin mà họ có được từ các phương tiện truyền thông

Nghiên cứu tác động của truyền thông đối với xã hội thường được chia làm 3

giai đoạn:

Giai đoạn đầu hình thành từ khoảng đầu thế kỷ XX cho đến cuối thập niên

1930 là giai đoạn mà giới học thuật quan niệm rằng các PTTTĐC có sức mạnh to

lớn đối với ứng xử và suy nghĩ của người dân, tiêu biểu là trường phái Frankfurt,

với các học giả như Max Horkheimer, T Adorno, L Lowenthal, E Fromm, H.

28

Trang 33

Marcuse Họ cho rằng quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã làm mắt đi mốiliên hệ giữa người với người vốn tồn tại trong những cộng đồng truyền thống, tiềncông nghiệp Điều này dẫn đến hậu quả là hình thành nên một thứ "xã hội đạichúng", trong đó, các cá nhân sông rời rạc nhau mà không còn một chỗ dựa đáng tincậy của cộng đồng cũ nữa Trong tình trạng mất phương hướng đó, chỗ dựa mới

duy nhất của họ là các phương tiện truyền thông đại chúng Các học giả của trường

phái Frankfurt cho rằng, ké từ khi truyền hình xuất hiện, xã hội đại chúng đã sảnsinh ra những cá nhân không còn khả năng đề kháng trước sức thuyết phục củatruyền hình Những thông điệp của các phương tiện truyền thông đại chúng được

"chích" vào cơ thé con người, từ đó, phát huy tác dụng như những "liều thuốc" đượcchích từ mũi kim tiêm vậy Quan điểm của các nhà nghiên cứu trong giai đoạn nàythường được gọi là quan điểm "mũi kim tiêm" Theo J Gripsrud (2002), sự pháttriển của một số PTTTĐC thời đó như phim ảnh, đĩa ghi âm, tạp chí, ti vi đã gópphan hình thành một bản sắc “thanh niên" thời thượng: quan jean, áo khoác da, kiểu

tóc đuôi vịt (ducktail), và di xe mô tô Thuật ngữ nhóm (gangs) và thuật ngữ tâm lý

nhóm (gang mentality) cũng được hình thành vào thời gian này [101] Không chỉ

hình thành nên một lỗi sống mới, các PTTTĐC còn tác động trực tiếp đến công

chúng, và "điều khiển" họ (Agee, Ault and Emery, 1994, tr.209) [108] Tuy học

thuyết "Mũi kim tiêm" đã mô tả được một số biểu hiện về tác động của truyền thôngđối với đời sống văn hóa xã hội, nhưng các học giả của trường phái Frankfurt chưalàm rõ được ảnh hưởng của cùng một thông điệp trên các PTTTĐC đối với các cánhân khác nhau, đồng thời, không đánh giá được khả năng tri luận của công chúngtrong quá trình tiếp nhận thông tin từ các PTTTĐ

Đối lập với quan điểm "mũi kim tiêm", trong khoảng thời gian từ thập niên40-70 của thế kỷ trước, một số học thuyết lại cho rằng các PTTTĐC không có nhiềuảnh hưởng đến con người trừ phi nó biểu đạt thành cái mà người đó đã nghĩ, đặcbiệt nếu chúng kết hợp với những tác động của người lãnh đạo quan điểm (opinion

leaders) Học thuyết "Dòng hai bước của truyền thông" (Lazarsfeld và Katz) xuấthiện với quan điểm cơ bản là bên cạnh kênh truyền thông đại chúng, từng cá nhân

người tiêp nhận còn có các môi quan hệ liên cá nhân với các thành viên khác trong

29

Trang 34

gia đình, bạn bè, đồng nghiệp Và vì vậy, tác động của các PTTTĐC không mangtính trực tiếp như học thuyết "mũi kim tiêm" đã chỉ ra, mà luôn thông qua bộ lọccủa các bước trung gian, những người có uy tín trong cộng đồng - những nhà lãnh

đạo quan điểm trước khi lan truyền ra toàn xã hội Nói cách khác, chính môi trường

(gia đình, nhà trường, các nhóm quan hệ xã hội ) của người tiếp nhận thông tin

quyết định quá trình người đó tiếp nhận thông tin từ các PTTTĐC, chứ không phải

từ chính các PTTTĐC Vi vậy, hoc thuyết này còn được gọi là học thuyết "Về sựảnh hưởng hạn chế của truyền thông" (Limited-Effects Theory)

Tuy nhiên, vào thời điểm học thuyết này ra đời, sự phổ biến và mức độ thôngtrị của các phương tiện truyền thông vẫn còn hạn chế Hơn nữa, quá trình truyềnthông trong thực tế phức tạp hơn nhiều so với mô hình truyền thông "hai bước" mà

các học thuyết gia đề xuất Bên cạnh đó, Học thuyết về sự ảnh hưởng hạn chế của

truyền thông được đưa ra chỉ dựa trên kết quả điều tra xã hội học, trong khi nhiều

nhà nghiên cứu băn khoăn về giá trị của phương pháp nghiên cứu định lượng nàytrong việc tạo lập lý thuyết xã hội, khi cho rằng nó giản lược hoá sự phức tạp trongnghiên cứu truyền thông

Trong khoảng thập niên 70-80, nghiên cứu tác động của truyền thông đối với

xã hội không chỉ bó hẹp trong những nghiên cứu thực nghiệm (empirical) mà con

xuất hiện nhiều hướng nghiên cứu phê phán (critical theory), nghiên cứu diễn giải(interpretative theory) Các học giả quan tâm nhiều hơn đến mối quan hệ giữatruyền thông đại chúng với tri thức, quan điểm, nhận thức văn hóa cũng như ảnh

hưởng của bạo lực và tình dục trên truyền thông tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ,

thông qua việc nghiên cứu về nội dung các thông điệp truyền thông, về quá trìnhtruyền thông, quá trình sản xuất của các phương tiện truyền thông, cách thức tiếp

cận và sử dụng các PTTTDC của công chúng

Nhiều nghiên cứu cho rang các kênh truyền thông tác động mạnh đến với

công chúng thông qua việc "thiết lập chương trình nghị sự" (McCombs va Shaw,

1972) Theo đó, báo chí có chức năng sắp đặt chương trình nghị sự cho công chúng

Các bản tin và hoạt động đưa tin của các cơ quan truyền thông ảnh hưởng đến sự

phán đoán của công chúng tới những “chuyện đại sự” của thê giới xung quanh.

30

Trang 35

Thông điệp nào được báo chí chủ ý sắp đặt đưa dày đặc hơn thì thông điệp đó sẽ tácđộng đến công chúng nhiều hơn Lý thuyết này cho thấy chủ ý của nhà truyền thông

sẽ khiến cho những thông tin mà họ muốn trở thành thông tin quan trọng đối vớicông chúng, từ đó chi phối nhận thức của công chúng [122]

Nhiều nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng rõ nét của truyền thông đối với nhữngngười "nghiền" tivi, và cho rằng, ho có thé bị “tha hoa’ về thái độ, niềm tin và thói

quen văn hóa bởi những nhân vật thường được xuất hiện trên truyền hình (J.Bryant

& Thompson, 2002) [118] Van den Haag (1965) cho rằng, “tat cả các phương tiệntruyền thông đại chúng, cho đến cùng, đều khiến cho con người xa rời những trảinghiệm cá nhân, mặc du tỏ vẻ bù đắp lại những điều này, nhưng thực tế chi làm gia

tăng sự cô lập của con người với những người khác, với xã hội và với chính bản

thân họ” Các nhà nghiên cứu J.Bryant & Thompson (2002) [118], McCombs &

Shaw (1972) [122], McLuhan (1964) [123] cũng chi ra ảnh hưởng đặc biệt của

truyền thông đại chúng tới nhóm công chúng nhạy cảm, ví dụ như trẻ nhỏ và thanh

thiếu niên Những lo ngại về nội dung bạo lực và tình dục trên các phương tiện

truyền thông đại chúng là vấn đề tranh luận nổi bật trong các nguyên cứu về tácđộng của truyền thông của Court (1984), Harris (1994), Bryant & Thompson(2002) Các nhà nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng to lớn của truyền thông đối với ngườitiếp nhận thông tin, trong đó Joseph Nye, người đưa ra thuật ngữ “sức mạnh mềm”(soft power) vào năm 1990 đã từng viết: “Trước khi bức tường Berlin sụp đồ vàonăm 1989, nó đã bị xuyên thủng bởi truyền hình và phim ảnh”

1.2.2 Nghiên cứu về đạo đức báo chí

Tác giả E.P.Prôkhôrôp trong “Dẫn luận báo chí” (1988) [23], tác giả Trịnh Bảo

Vệ của Trung Quốc đều khang định phục vu xã hội là một trong những nhóm chức

năng cơ bản của báo chí Quan điểm đạo đức nghề nghiệp hình thành nên quy tắc

tác nghiệp và quy tắc tác nghiệp góp phần xây dựng đạo đức nhà báo với mục đíchnhằm bảo vệ các lợi ích xã hội và giá trị nhân văn của loài người xuyên suốt trong

một số cuốn sách của các tác giả nước ngoài về lý luận báo chí Trong cuốn "Báo

chí hiện đại nước ngoài: Những quy tắc và nghịch lý” của X.A Mikhailốp (2004)tác giả cho rằng, ngoài hình thức điều chỉnh băng pháp luật thì báo chí còn tự điều

chỉnh mình băng các chuân mực đạo đức.

31

Trang 36

Trong tập 2 cuốn “Cơ sở lý luận báo chí”, tác giả E.P.Prôkhôrốp (2004) [27]

đã bàn đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trong chương V (từ trang 318) Trong đó, cùng với định nghĩa về đạo đức nghè nghiệp của nhà báo, tác giả đãtrình bày các quy định đạo đức trong mối quan hệ giữa nhà báo - công chúng, nhàbáo - nguồn tin, nhà báo - nhân vật trong tác phẩm, nhà báo - tông biên tập, nhà báo

258 các đồng nghiệp

Cuốn “Những van đề cơ bản của đạo đức nghề nghiệp nhà báo” của G.V.Ladutina(2004) [28] là cuốn sách khảo sát một cách khá toàn diện và có hệ thống các khía

cạnh của vấn đề đạo đức nghề nghiệp nhà báo Từng là nhà báo, nhà giáo, nhà khoa

học, tác giả đã có những trang viết khá thuyết phục về quan điểm đạo đức nghề

nghiệp của nhà báo, về các nguyên tắc cơ bản trong nghề báo gắn với trách nhiệm xã

hội, bổn phan của nhà báo là ủng hộ các giái trị chung của chủ nghĩa nhân văn

Một số cuốn sách, bai nghiên cứu khác đề cập đến các khía cạnh cu thé củađạo đức nhà báo trong các khâu tác nghiệp lao động báo chí như trong viết tin, viếtbài tường thuật, viết tin bài về tội phạm, thực hiện tác phẩm báo chí điều tra, phỏng

van báo chí

Trong “Tường thuật và viết tin - Số tay những điều cơ bản” các tác giả Peter

Eng và Jeff Hodson (2008) [73] đã chỉ ra trong chương XV về các nguyên tac mang

tính đạo đức ứng xử trong quy trình tường thuật và viết tin của nhà báo Đặc biệt, khitường thuật các câu chuyện có tính chất đau thương, trong đó có thông tin tội phạm,phóng viên còn cần thiết phải được trang bị các kỹ năng riêng, dựa trên nguyên tắc

đạo đức báo chí trong ứng xử với các nhân vật có liên quan trong quá trình thu thập

thông tin Một nghiên cứu có tính chất chỉ dan cho các phóng viên dựa trên kết quảtổng hợp từ các chuyên gia chuyên trợ giúp chấn thương tâm lý, các bậc phụ huynh

có con cái bị giết chết và những người thoát chết khỏi tình trạng bị bạo hành, nhữngngười đã nói chuyện với các phóng viên tại thời điểm họ bị chấn thương tâm lý, có

tựa đề "Mười điểm cần lưu ý đối với phóng viên tường thuật các câu chuyện nhạycảm về tâm lý” được đăng trên tờ BBC tại Anh đã nhấn mạnh đến việc phải tránh

phỏng vấn nạn nhân theo kiểu tra khảo Bởi vì, theo nghiên cứu này, "việc phải hồitưởng lại những gì đã trải qua khiến họ (các nạn nhân) có thể lại bị chấn thương tâm

32

Trang 37

lý thêm một lần nữa Hoặc trong khi tường thuật các vụ tai nạn hay thảm họa, cần

đảm bảo sự cân băng giữa một bên là nhu câu của công chúng, tính chân thật của sự

33.

kiện tin tức và một bên là “lòng trắc ân”, “việc xâm hại các quyền riêng tư một cáchkhông thỏa đáng” như trong chỉ dẫn tại Bộ nguyên tắc biên tập dành cho các phóngviên của Hãng tin BBC [5] Điều này nói riêng và các chỉ dẫn trong Bộ nguyên tắcbiên tập nói chung, theo BBC, được xây dựng dựa trên các quy tắc đạo đức và các giátrị mà các phóng viên của hãng tin này cần tuân thủ trong quá trình làm tin bài chophiên bản truyền hình, phát thanh và online ở bất nơi nào trên thế giới Tương tự,trong một số Bộ quy tắc đạo đức của một số hãng tin tại Mỹ như Bộ quy tắc đạo đứccủa New York Times gồm 155 điều, của Los Angeles Times cùng với các giá trị cótính chất phổ quát như “tính liêm chính”, “sự bất thiên vị” là các chỉ dẫn cho các

phóng viên về ứng xử với nguồn tin, với nhân vật trong các câu chuyện tin tức

“Không được soi mói đời tư của mọi người một cách bất hợp pháp” (điều 19 Bộ quytắc đạo đức của New York Times ) hoặc “không được tiết lộ thông tin của nạn nhân”,

“của những người bị tình nghỉ khi họ chưa bị kết tội hay bị bắt” (Bộ quy tắc đạo đức

của Los Angeles Times) là những chuân mực đạo đức ứng xử được chỉ dẫn dựa trên

tính nhân văn và nhằm mục đích bảo vệ quyền con người [31]

Trong cuốn ”Báo chí điều tra” tác giả A.A.Chertưchơnưi (2004) [1] đã dành

gan 50 trang (từ trang 375 đến trang 417) dé trình bày về nguyên tắc đạo đức nghềnghiệp của nhà báo trong mối quan hệ với các nguồn thông tin, với các nhân vậttrong bài viết và với công chúng Cũng bàn về các mối quan hệ này khi thực hiệntác phẩm báo chí điều tra, các tác giả Peter N Grabosky, Paul R Wilson (1989)trong cuốn “Journalism and Justice: How crime is reported” [126] đã chỉ ra mốiquan hệ có tính chất vụ lợi giữa các nhà báo và những người có quyền lực trong xãhội Sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trong các mối quan hệ khi tácnghiệp dẫn đến hậu quả nhiều chủ đề của báo chí điều tra bị bỏ qua đồng nghĩa với

việc cơ hội được thông tin sự thật của công chúng bị tước bỏ

Hậu quả tương tự đối với báo chí viết về tội phạm Mặt trái của kinh tế báochí đã khiến cho báo chí không chỉ thiếu trung thực mà còn trở nên rẻ tiền khi luôn

luôn chiều theo thị hiếu của đám đông dé đạt được doanh thu Cuốn sách mới xuất

33

Trang 38

bản tháng 3-2020 tại Mỹ “The Routledge Handbook of Mass Media Ethies” [121],

trích lời Rollo Ogden, một biên tập viên của tờ The New York Times, cho rằng việcbáo chí làm hài lòng đám đông bằng cách ngày nào cũng tường thuật tội ác, mộtmặt khiến công chúng rơi vào trạng thái không còn cảm thấy ghê rợn, căm ghét đốivới nó, mặt khác báo chí góp phần thúc đây hành động phạm tội Giải pháp tài trợ

cho báo chí dé báo chí bớt gánh nặng nguồn thu, từ đó báo chí trở nên nghiêm túc

hơn, các loại thông tin giật gân câu khách không còn cơ hội xuất hiện được khẳngđịnh rằng, dù đúng nhưng chưa bao giờ thực hiện được

1.2.3 Nghiên cứu về nghiệp vụ - kỹ thuật làm báo liên quan đến lĩnh vực tội phạm

Cùng với các công trình nghiên cứu mang tính lý luận về đạo đức báo chí cóliên quan đến việc đảm bảo nguyên tắc nhân văn, một số công trình nghiên cứu ở

nước ngoài đề cập đến vấn đề này nhưng soi chiếu cụ thể trong dòng báo chí viết về

tội phạm.

Philip Schlesinger và Howard Tumber (1994) với cuốn “Reporting Crime: TheMedia Politics of Criminal Justice” [127] là công trình nghiên cứu mới nhất trong haithập ki gần đây chỉ ra kỹ năng hành nghề của các phóng viên chuyên tường thuật các

hành vi tội phạm và giới thiệu cho công chúng một góc nhìn mới trên phương diện xã

hội học về nghề báo Qua một loạt các nghiên cứu trường hop, tác giả đặt ra những

vấn đề có tính xã hội về hiệu quả tác động của các thông tin tội phạm trên báo chí đốivới công chúng Đó là việc báo chí công khai những thống kê về tội ác có khiến côngchúng hoảng loạn không? Liệu tập trung vao tội phạm tình dục có tiếp tay cho tính tò

mò bệnh hoạn của một số đối tượng? Và, báo chí thay vì phải hỗ trợ lực lượng hành

pháp thì lại đang cố sức câu view bằng cách tường thuật những tội ác man rợ? Nhữnghiệu quả tác động có tính tiêu cực của thông tin tội phạm đối với công chúng có liênquan đến đạo đức báo chí và kỹ năng hành nghề của các nhà báo

Đề cập đến tác động của thông tin tội phạm trên báo chí đối với công chúng,Peter N Grabosky, Paul R Wilson (1989) trong cuốn “Journalism and Justice: How

crime is reported” [126] đã đánh giá một cách toàn diện cả mặt tích cực và tiêu cực.

Phản ánh nhiều vấn đề của báo chí trong thông tin về tội phạm ở Australia, các tác giảtập trung phân tích 2 vấn đề chính bao gồm: vai trò, tác động của báo chí viết về tội

34

Trang 39

phạm đối với công chúng và những bat cập của nhà báo trong kỹ năng xử lý thông tin

về tội phạm Các tác giả đã chứng minh rằng truyền thông, bên cạnh những đóng góptích cực trong việc truy tìm nghi phạm, thay đôi, lật, bóc trần những sai phạm trong

hệ thống lập pháp, hành pháp thì cũng đã gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội, ảnh hưởngxâu tới công chúng khi chỉ tập trung thông tin những vụ án nhằm vào trẻ nhỏ, người

già hoặc những vụ án có tính chat đã man Đối với van dé xử lý thông tin về tội phạm

của các nhà báo, cuốn sách cũng đã chỉ ra nhiều biểu hiện vi phạm đạo đức hành nghềnhư : sự thiếu khách quan của nhà báo trong việc sử dụng nguồn tin; thiếu trung thựcvới công chúng khi che giấu thông tin theo hướng có lợi cho cảnh sát; chọn lựa sựkiện dé đăng tải có thê không vi lợi ích của công chúng mà chỉ nhằm truyền thông có

lợi cho cảnh sát hoặc phục vụ cho lợi ích của cả nhà báo và cảnh sát; nhà báo không

đủ kiến thức về luật pháp, không đủ phương tiện và trình độ đề có thê khai thác thông

tin vụ án một cách toàn diện, ở nhiều chiều cạnh đề có thể cung cấp cho công chúngcái nhìn đa chiều về cùng một vụ việc Sự phiến diện trong thông tin về các loại tộiphạm của báo chí Australia cũng được các tác giả cuốn sách chứng minh, đó là báo

chí thường chú trọng đưa tin các vụ án hình sự: cướp, giết, hiếp Trong khi đó, các vụ

án kinh tế thì ít được truyền thông chú ý vì nội dung quá phức tạp với đa số độc giả

và câu chuyện lừa đảo doanh nghiệp khiến các phóng viên rất khó chuyền tải bang

hình ảnh Hơn thế truyền thông đã thiếu nhân văn, bất nhẫn khi khai thác một cáchkhá phản cảm về nạn nhân và người nhà nạn nhân trong các vụ án; viết về ngườiphạm tội một cách định kiến; tường thuật vụ án chi tiết đến mức nó có thê kích thích

sự bắt chước của những kẻ tò mò

Trong nghiên cứu có tựa đề “Crime in the news: How crimes, offenders and

victims are portrayed in the media”, hai tac gia Groshdz.J và Kubrin C (2007) da

khảo sát thông điệp báo chí tội phạm trên 6 tờ báo in và 3 đài truyền hình ở Mỹ và

đi đến kết luận: Giật gân là một trong những đặc trưng rất quan trọng của tin tức về

tội phạm và các chủ thể truyền thông đã sử dụng nó như một tiêu chí dé lựa chon tin

tức sự kiện phục vụ công chúng Hau qua là bức tranh tội phạm trên báo chí không

đúng với thực trạng tội phạm xảy ra trên thực tế và trong các thống kê tội phạm của

cảnh sát, giống như thể là sự tạo dựng tin tức đầy chủ ý của các nhà báo Điều đó

35

Trang 40

tác động đến công chúng theo chiều hướng tiêu cực, khiến họ có cái nhìn méo mó

về xã hội, khiến họ bất an như thê họ dễ dàng trở thành nạn nhân của tội phạm bat

cứ lúc nào [116].

Một nghiên cứu khác phân tích cách đưa tin về tội phạm trên báo chí Ireland

đương đại của tác giả Eimear Rabbitte (2012) có tiêu đề “Feeding Fear? An

Examination of the Representation of Crime News in Contemporary Irish Print

Media” cũng chi ra sự chi phối của thuyết giật gân trong việc đưa tin về tội phạm

theo đó, truyền thông dường như buộc người dân phải tin rằng tội ác đang gia tăng

một cách đáng sợ Tin tức về tội phạm qua kỹ năng xử ly của phóng viên đã “biến cácvấn đề tội phạm trở thành nghiêm trọng” và “tạo ra sự sợ hãi trên diện rộng” [1 14]

Tiếp cận từ góc độ bảo vệ quyền riêng tư và đảm bảo nguyên tắc nhân văn

đối với nạn nhân là nội dung chính của hội thảo “Hạn chế tổn thương tinh thầntrong tác nghiệp báo chí ” do Viện Dart Centrer tổ chức tại Hà Nội tháng 2-2018.Tại hội thảo, nhiều tư liệu về cách ứng xử của các nhà báo đối thân nhân của người

bị hại trong nhiều vụ trọng án xảy ra ở Austrailia đã được trình chiếu Trong đó

đáng chú ý nhất là một video ghi lại lời kể của 5 người từng có người thân bị sát hại

trong các vụ án và sau đó bị các nhà báo săn đuổi, đeo bám, tra tấn tinh thần bằng

cách bắt ké lại kể lại nỗi đau mà họ đã rất khó khăn dé cố quên đi Những khuôn

hình dường như chỉ có nước mắt chứa chan truyền đi một thông điệp: trong tất cả

mọi trường hợp đưa tin, nỗi đau chưa bao giờ và không bao giờ được phép coi đó là

hàng hóa và dù người làm báo có phải chịu bất kỳ áp lực nào khi đưa tin thì nhân

vật cũng có quyền được tôn trọng Chính vì thế, nhà báo cần phải đưa tin một cách

có đạo đức, tôn trọng nhân vật và nhạy cảm với nỗi đau của họ Điều này phù hợpvới một trong 4 nguyên tắc đã được Sean O Siochru (2005) đưa ra trong "AssessingCommunication Right: A Handbok" đó là: “đảm bảo quyền riêng tư, quyền vớinhững thông tin cá nhân, không thé bị giám sat” [129]

Cũng tiếp cận từ góc độ đảm bảo nguyên tắc tính nhân văn với nạn nhâncủa các vụ án, trong cuốn “A Guide for Journalists Who Report on Crime andCrime Victims” (2009) do tổ chức Justice Solutions (Mỹ) xuất ban được coi như

cuôn cam nang dành cho các nhà báo khi tác nghiệp với các nạn nhân Cuôn sách

36

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w