1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sách chuyên khảo: Các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm và tổ chức tội phạm với việc hoàn thiện cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự

132 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 13,24 MB

Nội dung

Trang 1

CAC GIAI BOAN THỰP HIỆN TỘI PHAM,

BONG PHAM VÀ TỔ CHUC TOI PHAM

VỚI VIỆC HOÀN THIỆN

CƠ SỞ PHÁP LY CUA

Trang 2

CAC GIRI DOAN THỰC HIỆN TỘI PHAM,

E a si0u

-BONG PHAM WR TŨ CHUC TÔI PHAM VỚI VIỆC HOÀN THIỆN

CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA

TRÁCH NHIEM HÌNH SU (Sách chuyên khảo)

Trang 4

PGS TS LÊ THỊ SƠN

cic GIAI BOAN THUC HIEN TỘI PHAM, DONG PHAM VATO PHỨP TỘI PHAM

VỚI VIỆC HOÀN THIEN

CƠ SỞ PHAP LÝ CUA

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

(Sách chuyên khảo)

NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHAP

HÀ NỘI - 2013

Trang 5

Hiện nay, việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự Việt

Nam một cách cơ bản, toàn diện đang được đặt ra Trong

các định hướng sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự có định

hướng nghiên cứu, đánh giá các quy định của Bộ luật Hình

sự so với yêu cầu hoàn thiện cơ sở pháp lý của trách nhiệm

hình sự phục vụ đấu tranh chống tội phạm, giữ vững an

ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích xã hội,quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đáp ứng các đòihỏi của hội nhập quốc tế cũng như để đảm bảo sự phù hợpvới xu hướng phat tichung của luật hình sự trên thế giới.

Các quy định của Bộ luật Hình sự về các giai đoạn

thực hiện tội phạm, về đồng phạm và tỏ chức tội phạm

(nếu có) là bộ phận quan trọng của Bộ luật Hình sự thiết lập cơ sở pháp lý day đủ của trách nhiệm hình sự Các quy định này có thể được coi là các chế định bổ sung cho chế định tội phạm Việc nghiên cứu lý luận có kết hợp so sánh và tham khảo Bộ luật Hình sự một số nước trên thế giới để

đánh giá những hạn chế của các chế định bổ sung cho chế

định tội phạm trong Bộ luật Hình sự Việt Nam cũng như

dé xuất phương hướng khắc phục các hạn chế này là yêu

cau cần thiết.

Trang 6

Với mục đích như vậy, PGS TS Lê Thị Son đã biên soạn

cuốn sách chuyên khảo “Cức giai đoạn thực hiện tội phạm,

đồng phạm và tỗ chức tội phạm với việc hoàn thiện cơ sở

pháp lý của trách nhiệm hình sự”:

Hy vọng cuốn sách là học liệu can thiết của nghiên cứu

sinh, học viên cao học và sinh viên khi nghiên cứu về pháp

luật hình sự, là tài liệu tham khảo cho các cán bộ giảng dạy.

nghiên cứu cũng như cho các nhà hoạt động thực tiễn Cuốn

sách cũng là một nguồn tư liệu phục vụ trực tiếp cho công tác lập pháp trong việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự

Việt Nam đang được tiền hành hiện nay.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Hà Nội, tháng 11 năm 2013

NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP

Trang 7

Để thực hiện nhiệm vụ xác định tội phạm và quy định

hình phạt của mình Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam cần

có các quy định tạo cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự

cho mọi hành vi phạm tội dé đảm bảo: “Chi người nào

phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải

chịu trách nhiệm hình sự.” (Điều 2 BLHS Việt Nam) Các quy định của BLHS Việt Nam liên quan đến trách nhiệm hình sự bao gồm ba bộ phận:

~ Thứ nhất là các quy định chung về tội phạm và các tội phạm cụ t c quy định này được coi là các quy định về

- Thứ ba là các quy định về loại trừ và miễn trách

nhiệm hình sự Các quy định này được coi là các quy định

nhằm giải quyết triệt để cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình

sự Theo đó trách nhiệm hình sự chỉ được đặt ra cho trường.

hợp thực hiện một hành vi bị coi là tội phạm khi thuộc quy

định của bộ phận quy định thứ nhất, thứ hai và không thuộc

trường hợp quy định thứ ba.

Trang 8

Ba bộ phận trên đây đều không thẻ thiếu trong mỗi BLHS.

Hoàn thiện cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự đòi

hỏi phải hoàn thiện đồng bộ cả ba bộ phận hợp thành nay

Từ đó, việc nghiên cứu cơ sở pháp lý của trách nhiệm hìnhsự cũng đòi hỏi phải nghiên cứu cả ba bộ phận này trong sự

gan kết thống nhất với nhau.

Trong thực tế hiện nay, bộ phận thứ hai thường ít được chú ý nhất trong các nghiên cứu mặc dù các quy định của

BLHS về các giai đoạn thực hiện tội phạm, về đồng phạm và về tổ chức tội phạm (nếu có) không chỉ đơn thuần là bộ

phận cấu thành của BLHS quy định về trách nhiệm hình sự

mà là bộ phận góp phan hoàn thiện cơ chế quy định về cơ

sở pháp lý của trách nhiệm hình sự.

Việc nghiên cứu chuyên sâu các chế định về các giai

đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm và tổ chức tội phạm

được thực hiện trong liên hệ của cơ cầu nêu trên và so với đòi hỏi hoàn thiện cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình

sự đang được đặt ra cho việc sửa đổi, bổ sung BLHS Việt

Nam một cách cơ bản, toàn diện.

Từ đó, cuốn sách được trình bay theo kết cầu:

Chương I - Hoàn thiện cơ sở pháp lý của trách nhiệm

hình sự

Chương II - Các giai đoạn thực hiện tội phạm

Chương Ill - Thực hiện tội phạm và đồng phạm

Chương IV - Tội phạm có tổ chức và t6 chức tội phạm

Trang 9

HOÀN THIỆN CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

1 Khái niệm trách nhiệm hình sự'

Khái niệm trách nhiệm hình sự (TNHS) cùng với kháiniệm tội phạm và khái niệm hình phạt là những khái niệm

cơ bản của luật hình sự Quan điểm và nhận thức về các

khái niệm này là cơ sở lý luận cho việc xây dựng các kháiniệm khác của luật hình sự (trong đó có khái niệm cơ sởpháp lý của TNHS).

Trong các sách báo pháp lý, về cơ bản, TNHS được xác định thống nhất là một dạng của trách nhiệm pháp lý và là hậu quả pháp lý của việc phạm tội Điều này được thể hiện

trong một loạt các định nghĩa về trách nhiệm hình sự như:

TNHS là “hậu quả pháp lý của việc phạm tội, thé hiện ở

chỗ người gây ra tội phải chịu trách nhiệm về hành vi của

' Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Trách nhiệm hình sự và hình phat, Nxb

Trang 10

Các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm và tổ chức

mình trước nhà nước '°: “TNHS là hậu quả pháp lý của việc

thực hiện tội phạm và được thé hiện bằng việc áp dụng đói với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế

của nhà nước do luật hình sự quy định"”” Hoặc TNHS là

“trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu quả

pháp lý bắt lợi về hành vi phạm tội của mình".

Nhung về nội dung cu thé của TNHS thì vẫn còn tổn tại

những quan điểm và nhận thức khác nhau.

Có quan điểm cho rằng TNHS là trách nhiệm mà người

phạm tội phải chịu trước nhà nước do việc thực hiện hành

vi phạm tội của mình, thể hiện ở việc bị tuyên bản án kết tội

với hình phat cụ thé; Tòa án là cơ quan nhân danh nhà nước

áp dụng TNHS; Thời điểm mà người phạm tội phải chịu TNHS là thời điểm bản án kết tội có hiệu lực pháp luật”.

Nếu thừa nhận TNHS theo quan điểm trên thi hàng loạt các vấn đề sau đây sẽ được đặt ra:

* Đào Trí Úc (Chủ ), Mô hình lý luận vẻ Bộ luật Hình sự Việt Nam, Nxb.

CAND, Hà Nội, 199:1

` Lê Cảm, Những van dé lý luận cơ ban vẻ trách nhiệm hình sự, chuyên khảo thứ:

Hai, Hà Nội 2000 tr 122 hoặc Đại học quốc gia Hà Nội, Những vấn dé cơ ban

trong khoa học luật hình sự (Phan chung), Nxb ĐHQG, Hà Nội, 2005, tr 609.

* Nguyễn Ngọc Hòa, Lê Thị Son, Tir điền pháp luật hình sự, Nxb Tư pháp Hà

Nội, 2006, tr 281

* Xem: Phạm Mạnh Hùng Một số ý kiến về miễn trách nhiệm hình sự, Tạp chỉ

Tòa án số 2/1993, tr 18: Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Trách nhiệm hình

sự và hình phat, Nxb CAND, Hà Nội, 2001, tr 6

Trang 11

- Những sự kiện khác cũng là hậu quả pháp lý của việc

phạm tội như sự kiện bị truy cứu TNHS (thông qua cơ quan

điều tra và viện kiểm sát) hoặc sự kiện bị mang án tích có

thuộc về TNHS không?

- Hoạt động thực hiện TNHS của nhà nước đối với người phạm tội có phải chỉ bao gồm hoạt động xét xử của Tòa án thông qua việc tuyên bản án kết tội với quyết định áp dụng hình phạt nhất định không?

- Nếu thừa nhận thời điểm người phạm tội phải chịu

TNHS là thời điểm bản án kết tội có hiệu lực pháp luật thì

có thu hẹp nội dung của TNHS không?

- TNHS có phải chỉ thé hiện ở hậu qua bị kết tội và chịu hình phạt nhất định không?

Khi nói đến TNHS, trước tiên cần phải đề cập đến nội

dung cơ bản của TNHS Đó là trách nhiệm của người phạm

tội đối với nhà nước Nội dung này cần phải được hiểu một cach day đủ xét cả về nội dung và quá trình.

Bản thân khái niệm TNHS đã phản ánh mối quan hệ đặc biệt là mối quan hệ giữa nhà nước và người phạm tội.

TNHS chỉ phát sinh khi tội phạm được thực hiện Việc

nghiên cứu khái niệm TNHS không thẻ chỉ giới hạn trong nghĩa trực tiếp hay nghĩa hẹp của TNHS là trách nhiệm của

Trang 12

Các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm và tổ chức

người phạm tội phải chịu trước nha nước mà quên đi yếu tô

thực hiện TNHS thông qua nhà nước Nhận thức đầy đủ và

toàn điện vẻ nội dung “Trdch nhiệm của người phạm tội

đối với nhà nước ” đòi hỏi cần nghiên cứu khái niệm TNHS đồng thời từ hai góc độ: Thực hiện TNHS từ phía nhà nước

và chịu TNHS từ phía người phạm tội.

Theo chúng tôi, TNHS theo nghĩa tông thể bao gồm hai

mặt: Thực hiện TNHS từ phía nhà nước và chịu TNHS của

người phạm tội Đó là hai mặt dan xen, hợp thành thé thông

nhất là TNHS Tuy đều là hậu quả của việc phạm tội nhưng

phải có việc truy cứu TNHS từ phía nhà nước mới đưa đến

việc phải chịu TNHS của người phạm tội TNHS theo nghĩa

này, thực chất là nội dung của mối quan hệ giữa nhà nước và người phạm tội Mối quan hệ này không chỉ được điều chỉnh bởi pháp luật hình sự mà cả bởi pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật thi hành án hình sự Nội dung của mối quan hệ này được cụ thể hóa bằng việc quy định của các ngành luật này về các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể: Nhà nước và người phạm tội Nhà nước có quyển truy tố, xét xử

và buộc người phạm tội phải chịu biện pháp xử lý hình sự

nhất định tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm

của tội phạm do họ thực hiện nhằm phòng ngừa tội phạm.

Nhà nước đồng thời cũng có nghĩa vụ đảm bảo quyền và lợi

ích hợp pháp của người phạm tội không bị xâm phạm trong.

Trang 13

quá trình các cơ quan đại diện của mình thực hiện TNHS.Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt

động truy cứu TNHS, của các biện pháp cưỡng chế của nhà

nước nhưng cũng có quyền yêu cầu nhà nước đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của mình Như vậy, với ý nghĩa

là trách nhiệm của người phạm tội đối với nhà nước - một

dạng của trách nhiệm pháp lý, TNHS xét về nội dung cũng có thể được hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các

chủ thể: Nhà nước - bên thực hiện TNHS và người phạm tội

- bên chịu TNHS.

Co sở phát sinh và tồn tại của TNHS chính là việc thực

hiện tội phạm TNHS phát sinh ngay từ khi tội phạm được

thực hiện và chấm dứt khi người phạm tội đã được xóa án

tích, khi họ không còn bị coi là người đã phạm tội TNHS

sẽ phát sinh và tồn tại khi còn tồn tại cơ sở pháp lý phát

sinh mối quan hệ giữa hai chủ thể: Nhà nước và người

phạm tội Do đó Điều 2 BLHS năm 1999 đã quy định: “Chi

người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phảichịu TNHS".

Nội dung cơ bản thứ hai của khái niệm TNHS được thể

hiện ở “Hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm đốivới người phạm tội ” Hậu quả pháp lý này có phải chỉ théhiện ở việc người phạm tội bị kết tội và có trách nhiệm phải

chịu hình phạt nhất định không? Theo chúng tôi,

Trang 14

Các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm và tổ chức

pháp lý của việc thực hiện tội phạm không chỉ giới hạn như

vậy mà cần được hiểu một cách đầy đủ và toàn diện hơn Đối với người phạm tội, chịu TNHS có nghĩa là phải chịu

tắt cả các hậu quả pháp lý do việc phạm tội đem lại: Bị truy

cứu TNHS, bị kết tội, phải chịu biện pháp cưỡng chế của

TNHS và mang án tích.

Nhận thức day đủ về TNHS như trên sẽ tránh được các

nhận định phiến diện về TNHS và các sai lầm trong việc

thực hiện TNHS Không phải là khi bị kết án thì người

phạm tội mới bắt đầu phải chịu TNHS mà ngay từ khi bị truy cứu TNHS là họ đã bat đầu phải chịu hậu quả do việc phạm tội mang lại Người không phạm tội thì không thế bị

truy cứu TNHS và chịu các hậu quả tiếp theo thuộc TNHS.

Có quan niệm như vậy thì mới có thể có thái độ thận trọng

khi truy cứu TNHS.

Cũng là nhận thức không đúng nếu cho rằng chỉ có Toa

án mới nhân danh nhà nước thực hiện TNHS Thực ra việc

thực hiện TNHS từ phía nhà nước đã bắt đầu khi truy cứu

trách nhiệm hình sự người phạm tội Người không phạm tội

không thể bị truy cứu TNHS Việc kết tội của tòa án chỉ là một khâu thực hiện TNHS tiếp theo Không thể coi là bình thường mà phải coi là có sai lầm trong việc thực hiện

TNHS nếu có người đã bị truy cứu TNHS nhưng lại được tòa án tuyên bố không phạm tội.

Trang 15

So với hình phat, TNHS là khái niệm rộng hơn Nếu

như TNHS là tổng thể thì hình phạt chỉ là bộ phận của

TNHS, là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất và chủyếu của TNHS Mục đích cuối cùng của việc thực hiện

TNHS từ phía nhà nước đối với người phạm tội thẻ hiện tập

trung ở mục đích áp dụng các biện pháp cưỡng chê của

TNHS bao gồm hình phạt và các biện pháp tư pháp Các biện pháp cưỡng chế của TNHS (hay còn gọi là các biện

pháp xử lý hình sự) là phương tiện dé dat được mục dich

của TNHS, không chỉ nhằm trừng trị mà còn cải tạo, giáo

dục người phạm tội, ngăn ngừa họ phạm tội mới và giáo

dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh chống và

phòng ngừa tội phạm.

2 Cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự

Trong lý luận và thực tiễn đang tồn tại những quan điểm khác nhau vẻ khái niệm cấu thành tội phạm (CTTP), dẫn đến những nhận định khác nhau vẻ cơ sở pháp lý của TNHS.

Từ trước đến nay, trong các sách báo pháp lý, CTTPđược quan niệm phổ là CTTP của một loại tội được

quy định trong trong Phần các tội phạm của BLHS Theo đó, CTTP đã được định nghĩa: “CTTP là tổng hợp những

dấu hiệu chung có tính đặc trưng và thể hiện đây đủ tính

nguy hiểm cho một loại tội phạm cụ thé được quy định

Trang 16

Các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm và tổ chúc. trong luật hình su’; hoặc “CTTP là tổng hợp những đấu

hiệu được quy định trong luật hình sự đặc trưng cho một

loại tội phạm cụ thé’; hoặc “CTTP là tổng hợp những dấuhiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thế được

quy định trong luật hình sự".

Do tính đa dạng của các trường hợp phạm tội của một

loại tội, nghĩa là một loại tội có thé thực hiện trên thực tế trong những trường hợp khác nhau về mức độ nguy hiểm vì có thêm các tình tiết ngoài những tình tiết phản ánh những dấu hiệu chung của loại tội đó, nhà lập pháp có thẻ quy định một loại tội phạm với một CTTP (số ít) hoặc một CTTP cơ

bản với các CTTP tăng nặng hoặc giảm nhẹ Tuy CTTP của

một loại tội được quy định hoặc phân biệt dưới dạng CTTP

co bản, CTTP tăng nặng hay CTTP giảm nhẹ nhưng kháiniệm CTTP này vẫn chỉ gắn với một loại tội phạm cụ thể.

Điều đó có nghĩa khái niệm CTTP ở đây chỉ giới hạn trong,

một nghĩa: CTTP cụ thể Và dấu hiệu của CTTP cụ thể đó bắt buộc phải được quy định trong một điều luật cụ thể

trong Phần các tội phạm của BLHS Như vậy, khi nói một

© Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần chung,

Hà Nội, 1994, tr 65.

” Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phân

chung), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 124.

* Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Tập 1, Nxb

CAND, Hà Nội, 2011, tr 74

Trang 17

người có hành vi thỏa mãn dấu hiệu của một CTTP là nhằm chỉ người đó có hành vi thỏa mãn các dấu hiệu trong CTTP của một tội phạm cụ thé.

Căn cứ vào quy định của BLHS về các tội phạm cụ thể, có thể rút ra các nhận xét về đặc điểm của CTTP cụ thể:

- Hanh vi phạm tội được mô tả trong CTTP cụ thể là

hành vi phạm tội được quy định ở giai đoạn hoàn thành Vì

vậy, cũng có thé gọi CTTP cu thé là CTTP hoàn thành.

Những hành vi phạm tội chưa hoàn thành là hành vi không

thỏa mãn hoặc chỉ thỏa mãn một phần các dấu hiệu của CTTP cụ thé Xuất phát từ tính chất nguy hiểm, tình hình

tội phạm và yêu cau dau tranh chống tội phạm của từng loại

tội, nhà lập pháp có thé đặt ra các yêu cầu khác nhau về thời điểm hoàn thành đói với các loại tội khác nhau Thông qua

việc quy định hành vi phạm tội với các dấu hiệu đặc trưng,

nha lập pháp đã thé chế hóa các yêu cầu nay trong các điều luật cụ thể Dựa vào đó mới có sự phân loại CTTP cụ thể thành CTTP cắt xén, CTTP hình thức và CTTP vật chất.

- CTTP cụ thể là CTTP phản ánh hành vi do một hoặc nhiều người tự mình thực hiện Trong BLHS, phan lớn các

tội phạm cụ thể phản ánh hành vi phạm tội là hành vi chỉ

cần do một người tự mình thực hiện Đó là CTTP của các

tội vô ý và của đa số các t ó có một số

TRUNG TÂM THONG TÌM THU VIEN

Trang 18

Các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm và tổ chức

CTTP của loại tội cố ý phản ánh hành vi phạm tội là hành vi do nhiều người tự mình thực hiện, như CTTP của tội bạo

loan’ (Điều 82 BLHS).

Như vậy, chỉ những người trực tiếp thực hiện hành vi được mô ta trong CTTP cụ thể mới có thé có hành vi thỏa mãn các dấu hiệu CTTP của một tội cụ thẻ Hành vi của những người không tự mình thực hiện!” hoặc tham gia thực

hiện hành vi được quy định trong CTTP rõ ràng là không thỏa

mãn các dấu hiệu của một CTTP cụ thẻ Như vậy, khái niệm

CTTP cụ thể đã không bao trùm hết các hành vi được coi là

tội phạm Các hành vi đã được BLHS quy định là tội phạm

nhưng không được CTTP cụ thé phản ánh là hành vi chuẩn bi

phạm tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, hành vi

phạm tội thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt và các hành vi

đồng phạm (tổ chức, xúi giục, giúp sức) Đó là chưa kể đến các trường hợp được thực tiễn xét xử thừa nhận là tội phạm và

xác định là có TNHS nhưng cơ sở pháp lý của những trường,

hợp đó lại chưa được BLHS quy định, như hành vi phạm tộicủa người không tự mình thực hiện tội phạm, hành vi xúi giụcchưa thành và hành vi giúp sức chưa thành.

' Xem: Lê Thị Sơn, Khái niệm người thực hiện tội phạm và khái niệm ngườiđồng phạm, Tạp chí Luật học số 1/1995, tr 17.

'° Xem thêm: Lê Thị Sơn, Khái nigm người thực hiện tội phạm và khái niệm.người đồng phạm, Tạp chi Luật học số 1/1995, tr 17.

Trang 19

Khái niệm CTTP tuy được hiểu và giải thích trong các

sách báo pháp lý từ trước đến nay theo một nghĩa hẹp như vậy nhưng vai trò của nó đối với TNHS lại được khẳng định

một cách tuyệt đối CTTP đã được xác định là cơ sở pháp lý

của TNHS, là điều kiện cần và đủ của TNHS' Hơn nữa

điều khẳng định trên đã được dùng dé giải thích cho Điều 2 BLHS rằng: “Chi người nào phạm một tội đã được BLHS

quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” Người “phạm

một tội” như Điều 2 quy định ở đây được hiểu là người có hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của một CTTP cụ thể đã

được quy định trong Phần các tội phạm của BLHS.

Về mat lý luận cũng như về mặt lập pháp, cách hiểu và

giải thích trên mới chỉ đừng lại ở việc giải quyết cơ sở pháp lý của TNHS đối với các trường hợp phạm tội mà hành vi của chủ thể thỏa mãn đầy đủ những dấu hiệu pháp lý của một CTTP cụ thể đã được quy định trong Phần các tội phạm của BLHS van dé cơ sở pháp lý của các trường hop phạm tội khác được giải thích và giải quyết ra sao? Theo chúng tôi, những giải thích nêu trên về khái niệm CTTP cần

phải được xem xét lại.

Dé có nhận thức đúng dan về cơ sở pháp lý của TNHS,

* Xem: Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự - Phan chung, Hà

i 1994, tr 74: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Tap 1, Nxb CAND Hà Nội.

Trang 20

Các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm và tố chúc cần xây dựng một khái niệm rộng và toàn diện về CTTP.

Khái niệm CTTP không chỉ bó hẹp trong nghĩa của CTTP

cụ thể mà phải là khái niệm chung cho tất cả các hành vi

được gọi là tội phạm.

Trước tiên, khái niệm CTTP cần phải được mở rộng,

bao quát được tất cả các hành vi được BLHS quy định là

phạm Thuộc về khái niệm chung của CTTP phải bao gồm:

- CTTP cụ thể (CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng, CTTP

giảm nhẹ);

~ CTTP chưa hoàn thành (CTTP của hành vi chuẩn bị,

CTTP của hành vi phạm tội chưa đạt) và,

+2 CTTP của hành vi đồng phạm (CTTP của hành vi tổ chức, CTTP của hành vi giúp sức, CTTP của hành vi

thực hành).

Ngoài ra, để giải quyết đầy đủ cơ sở pháp lý của TNHS

cho mọi trường hợp được coi là phạm tội, cần phải bé sung vào BLHS những quy định về các hành vi mà thực tiễn xét

Trang 21

Trên cơ sở đó, cần xây dựng CTTP của hành vi của

người không tự mình thực hiện tội phạm và CTTP của hành

vi đồng phạm chưa thành Các loại CTTP này đều thuộc về

khái niệm CTTP nói chung.

Với quan niệm CTTP theo nghĩa rộng và toàn diện như

vậy thì CTTP mới có thể trở thành cơ sở pháp lý của TNHS

- cơ sở cần và đủ của TNHS Theo đó, tinh than của Điều 2

BLHS mới được hiểu một cách đúng đắn Người “phạm

một tội” được luật hình sự quy định là người có hanh vi

thỏa mãn đầy đủ những dấu hiệu của ít nhất một CTTP

Tuy việc xây dựng các loại CTTP (ngoài CTTP cụ thể) đều trong môi liên hệ chặt chẽ với một CTTP cụ thể, nhưng chỉ khi có tất cả các loại CTTP này trong cùng hệ thống mới tạo được cơ sở pháp lý đầy đủ và toàn diện của TNHS.

Trang 22

Các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm và tô chức 3 Các yêu cầu đối với hoàn thiện cơ sở pháp lý cúa

trách nhiệm hình sự

Hoàn thiện cơ sở pháp lý của TNHS đặt ra yêu cầu trước tiên là hoàn thiện những quy định về căn cứ xác lập TNHS cho tất cả các trường hợp phạm tội Điều này có

nghĩa phải hoàn thiện các quy định của BLHS, hình thành

hệ thống các CTTP đã được nêu trong mục trên Cụ thé là

cần hoàn thiện các quy định về tội phạm cụ thể, các quy

định về các giai đoạn thực hiện tội phạm, về đồng phạm va

các vấn đề có liên quan Hoàn thiện các quy định này không

chỉ có nghĩa bổ sung những quy định còn thiếu mà còn bao

gồm cả việc sửa đôi các quy định hiện hành dé đảm bảo các quy định này tạo thành hệ thống các CTTP làm cơ sở pháp

lý cho TNHS Các quy định chung về tội phạm (trong Phần chung của BLHS) và các quy định về tội phạm cụ thể tạo

nên các CTTP cụ thể Các quy định về các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm và các van dé có liên quan tạo

nên bốn loại CTTP khác bổ sung cho CTTP cụ thể (CTTP

chưa hoàn thành; CTTP của hành vi đồng phạm; CTTP của hành vi đồng phạm chưa thành; CTTP của hành vi của

người không tự mình thực hiện tội phạm) Chính vì vậy mà

chế định các giai đoạn thực hiện tội phạm và đồng phạm được gọi là các chế định bỏ sung cho chế định tội phạm

-quy định chung về tội phạm và cho các -quy định vẻ tội

Trang 23

phạm cụ thé trong việc xây dựng cơ sở pháp lý của TNHS.Đối với clđịnh các giai đoạn thực hiện tội phạm và

đồng phạm, việc hoàn thiện cơ sở pháp lý của TNHS đang,

đặt ra yêu cầu cần hoàn thiện các quy định của BLHS về các

giai đoạn thực hiện tội phạm, về đồng phạm và về các vấn đề liên quan Để có thể đáp ứng được yêu cầu này đòi hỏi phải

có sự nghiên cứu, đánh gid thực trạng các quy định hiện hành

của BLHS từ góc độ lý luận và thực tiễn và trên cơ sở đó cần

đưa ra phương hướng hoàn thiện các quy định này của

BLHS Các kết quả nghiên cứu theo hướng này sẽ được trình

bày trong Chương II: “Các giai đoạn thực hiện tội phạm” và

Chương III: “Thực hiện tội phạm và đồng phạm”.

Trong bồi cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, hoàn thiện cơ sở pháp lý của TNHS còn đặt ra yêu cầu bổ sung

vào BLHS quy định về những loại tội phạm mới, trong đó có tội phạm có tổ chức Điều này đòi hỏi trước tiên phải

quy định trong luật hình sự như thé nào là tổ chức tội phạm Việc đưa chế định tổ chức tội phạm vào trong BLHS sẽ tạo cơ sở cho việc quy định và xác định tội phạm có tổ chức Cơ sở lý luận, thực tiễn và yêu cầu của việc đưa chế định tổ

chức tội phạm vào BLHS và quy định tội phạm có tổ êhức

sẽ được trình bảy trong Chương IV: “Tội phạm có tổ chức

và tổ chức tội phạm”.

Trang 24

Các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm và tổ chức Như vậy, chế định các giai đoạn thực hiện tội phạm, chế định đồng phạm và chế định tổ chức tội phạm là các nội

dung quan trọng mà việc hoàn thiện có ý nghĩa quan trọng

đối với việc hoàn thiện cơ sở pháp lý của TNHS.

Hoan thiện cơ sở pháp lý của TNHS về mặt lý luận và

lập pháp không chỉ đặt ra yêu cầu hoàn thiện những quy

định về căn cứ xác lập TNHS cho tất cả các trường hợp

phạm tội (theo hướng như đã nêu) mà bên cạnh đó còn đặt

ra yêu cầu hoàn thiện quy định của luật hình sự về việc loại

trừ và miễn TNHS.

Các quy định của pháp luật hình sự về loại trừ và miễn TNHS góp phần giải quyết triệt để cơ sở pháp lý của TNHS Những quy định đó là những căn cứ pháp lý để xác định các trường hợp tuy chủ thể có hành vi thỏa mãn các

dấu hiệu khách quan của một CTTP nhưng do những lý do

nhất định mà không có TNHS hoặc được miễn TNHS Các quy định của pháp luật hình sự về căn cứ xác lập TNHS và về căn cứ loại trừ, miễn TNHS có mối liên hệ chặt chẽ với nhau (đều là những bộ phận cấu thành tống thể các quy định của pháp luật hình sự về TNHS) và bổ sung cho nhau dé

giải quyết vấn đề có hay không có TNHS trong trường hợp có hành vi gây thiệt hai cụ thể Một hành vi gây thiệt hại chỉ

có thể làm phát sinh TNHS của chủ thể nếu nó thuộc các

Trang 25

TNHS theo quy định của BLHS Vì vậy, hoàn thiện cơ sởpháp lý của TNHS đòi hỏi phải hoàn thiện những quy định

về căn cứ xác lập TNHS và cả những quy định về căn cứ

loại trừ và miễn TNHS, để không trường hợp nào có tội và

không trường hợp nào gây thiệt hại nhưng không có TNHS

mà không được luật hình sự quy định.

Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật

hình sự về căn cứ loại trừ và miễn TNHS được đưa ra dựa

trên cơ sở đánh giá thực trạng của các quy định hiện hành

về các trường hợp loại trừ và miễn TNHS.

BLHS Việt Nam đã quy định một số trường hop gây

thiệt hại khách quan được loại trừ TNHS do chủ thể không

có lỗi Đó là:

- Trường hợp không có năng lực TNHS (Điều 12, 13); - Trường hợp sự kiện bat ngờ (Điều 11);

- Trường hợp phòng vệ chính đáng (Điều 15) và,

~ Trường hợp tình thé cấp thiết (Điều 16).

Các trường hợp này có thể phân thành hai nhóm Nhóm

1 gồm trường hợp không có năng lực TNHS và sự kiện bat

Trang 26

Các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm và tô chức

ngờ Đó là các trường hợp chủ thể không có lỗi đối với

hành vi gây thiệt hại khách quan của họ vì không có các yếu tố hợp thanh lỗi, biểu hiện ở chỗ chủ thể là người không có đủ điều kiện dé có lỗi hoặc hành vi gây thiệt hại không phải

là kết quả của sự nhận thức và sự lựa chọn của chủ thể.

Nhóm 2 gồm phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết.

Khác nhóm I, trong các trường hợp thuộc Nhóm 2 chủ thể

không có lỗi do họ đã chủ động lựa chọn việc thực hiện

hành vi tuy gây thiệt hại về khách quan nhưng phù hợp với lợi ích xã hội và được xã hội khuyến khích Vì vậy, các

trường hợp này được gọi là các tình tiết loại trừ tính chất

nguy hiểm cho xã hội của hành vi.

Bên cạnh các trường hợp đã được BLHS quy định nêu

trên, thực tiễn còn thừa nhận một số trường hợp khác được

loại trừ TNHS mặc dù chủ thể đã gây thiệt hại về khách

quan Đó là các trường hợp gây thiệt hại khách quan do:

- Bị sai lầm hoàn toàn về sự việc;

- Bị cưỡng bức hoàn toàn về tinh than; ~ Thi hành lệnh của cấp trên;

~ Thực biện chức năng nghề nghiệp;

~ Rui ro và,

Trang 27

~ Thực hiện việc bắt người phạm pháp)”.

Để hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về

căn cứ loại trừ TNHS, cần thiết phải quy định bổ sung vào

BLHS các trường hợp được loại trừ TNHS đã được thực

tiễn thừa nhận Cụ thé, quy định bổ sung vào nhóm 1

trường hợp không có lỗi do bị sai lầm Các trường hợp còn lại có thé được quy định là các tình tiết loại trừ tính chất

nguy hiểm cho xã hội của hành vi.

Cùng với việc hoàn thiện các quy định của pháp luật

hình sự về căn cứ loại trừ TNHS, cũng cần thiết phải sửa đổi bỏ sung các quy định về miễn TNHS Phương hướng hoàn thiện chế định tự ý nửa chừng cham dứt việc phạm tội

theo quy định của Điều 19 BLHS và quy định bé sung về tự

ý chấm dứt việc phạm tội trong đồng phạm sẽ được trình bay cụ thể trong Chương II và II.

'? Cụ thé về các trường hợp này có thé tham khảo trong: Trường Đại học Luật

Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phản chung, 1994 và Giáo trình

Trang 28

Chương II

CÁC GIAI ĐOẠN-THỰC HIỆN TOI PHAM

1 Khái niệm các giai đoạn thực hiện tội phạm

Nhiều nước trên thế giới, trong lý luận cũng như trên thực tiễn đều thống nhất thừa nhận quá trình thực hiện một i phạm có ý tiến triển qua ba giai đoạn: Chuẩn bị phạm

tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành Nhưng việc

quy định vấn đề này trong pháp luật của mỗi nước có sự khác nhau và liên quan chủ yếu đến giai đoạn chuẩn bị

phạm tội và phạm tội chưa đạt Trong khi BLHS của nhiềunước quy định cụ thể về CTTP và trách nhiệm hình sự của

hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt!” thì BLHS của một số nước khác lại chỉ quy định khái niệm và trách

nhiệm hình sự của hành vi phạm tội chưa đạt,

Ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước khác, các giai đoạn thực hiện tội phạm được hiểu thống nhất trong khoa học

'3 Ví dụ như BLHS của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, BLHS của Liên Bang

Nga và BLHS của CHXHCN Việt Nam.

‘Vi dụ như BLHS của Cộng hỏa Liên Bang Đức.

Trang 29

luật hình sự là “các bước của qué trình có ý thực hiện tội

phạm ""° hoặc “các mức độ thực hiện tôi phạm có ý "5,

Tuy nhiên, nhận thức về từng nội dung cụ thể trong

định nghĩa này có những điểm khác nhau Có quan điểm

cho rằng các bước (mức độ) của quá trình thực hiện tộiphạm là các bước tiến triển nói tiếp nhau của quá trình thựciện tội phạm Quá trình đó dừng lại ở giai đoạn nao thì

xem xét trách nhiệm hình sự của người có hành vi ở giai

đoạn đó Việc xác định này không phụ thuộc vào nguyênnhân dừng lại Cho dù nguyên nhân dừng lại là nguyên

nhân khách quan hay do chủ thê tự nguyện dừng lại thì vẫn

đều xác định đó là chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt.

Quan điểm khác lại cho rằng, các giai đoạn thực hiện tội phạm, nhất là chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt chỉ đặt ra đối với trường hợp bị dừng lại do nguyên nhân ngoài ý muốn Các bước của quá trình thực hiện tội phạm bị dừng

lại do sự tự nguyện của chủ thể không thuộc những khái

này BLHS Việt Nam thể rõ quan điểm này.

Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước của quá

trình thực hiện tội phạm nhưng chỉ có thể là tội phạm cố ý

'* Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, Phản chung,

1994, tr 172

"© Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam Tập I, Nxb.

CAND Hà Nội, 2011 tr 160.

Trang 30

Các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm và tố chức

mà không phải là tất cả các tội phạm Về vấn đề này cũng, có hai quan điểm khác nhau.

Thực tiễn xét xử ở Việt Nam từ trước đến nay không

thừa nhận có giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa

đạt đối với những tội phạm với lỗi vô ý và cố ý gián tiếp.

Trong các sách báo pháp lý, quan điểm phỏ biến cũng cho.

rằng vấn đề các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ đặt ra đối với tội cố ý trực tiếp” Khác với quan quan điểm nay, có ý kiến cho rằng chuẩn bị phạm tội và đặc biệt là phạm tội chưa đạt vẫn có thể đặt ra đối với trường hợp phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp'°, Chúng tôi cho rằng quan điểm này có cơ sở lý luận và đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn xét xử các

tội phạm với lỗi cố ý gián tiếp.

Việc không thừa nhận có các giai đoạn thực hiện tộiphạm ở các tội vô ý là hoàn toàn rõ ràng Trong trường hợp

phạm những tội này, chủ thể không những không mong

muốn tội phạm xảy ra mà còn muốn nó không xảy ra Vì

vậy không thé quy định có giai đoạn chuẩn bị hay phạm tội chưa đạt để buộc một người phải chịu trách nhiệm hình sự

Ngọc Hòa Tôi phạm trong Ludi Hình sự Việt Nam, Nxb.

CAND 1991, tr 128: Túi phạm hoc Luật Hình sự và Luật Tổ tụng hình sve ViệtNam, Nxb Chỉnh trị Quốc gia, 1994 tr 202: Lê Thị Sơn: Mot số ván dé vẻ các

siai đoạn thực hiện tôi phạm Tạp chi Luật học số 6/1995, tr 21.

Trang 31

về khả năng dẫn đến tội phạm, điều ma bản thân họ mong không xảy ra khi quyết định thực hiện hành vi, Đối với tội

phạm này chỉ có thé thừa nhận có giai đoạn tội phạm hoàn thành, có nghĩa chỉ có trường hợp có tội và trường hợp chưa

CÓ tỘI.

Lập luận trên đây không thé dùng dé lý giải cho khang

định: Không có các giai đoạn thực hiện tội phạm ở những tội c ý gián Phạm tội với lỗi vô ý và phạm tội với lỗi

cố ý gián tiếp là hai loại trường, hợp phạm tội rất khácnhau, đặc biệt xét từ lỗi của chủ thể Nếu như trong trường,

hợp phạm tội vô ý, vì chủ thể mong muốn tội phạm không

xảy ra, nên chỉ có thể nói đến quá trình thực hiện tội phạm

khi tội phạm hoàn thành thì trong trường hợp phạm tội có ý gián tiếp lại hoàn toàn khác Ở trường hợp nay, khi quyết

định thực hiện hành vi, chủ thể đã nhận thức được hậu quả

do hành vi đó có thé gây ra Tuy hậu quả này không phải là điều mà chủ thé nhằm dat tới nhưng họ đã chấp nhận

việc nó xảy ra Như vậy, chủ thể đã quyết định thực hiện hành vi phạm tội Do đó quá trình thực hiện tội phạm phải được tính từ khi có quyết định thực hiện tội phạm, qua

chuẩn bị, bắt đầu thực hiện và thực hiện hoàn thành tới khi tội phạm thực sự kết thúc Đương nhiên quá trình đó cũng phải được phân định thành các giai đoạn chuẩn bị phạm

tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành Tội phạm

Trang 32

Các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm và tổ chức. bị dừng lại do nguyên nhân ngoài ý muốn của chủ thể ở

giai đoạn nào thì chủ thể cũng phải chịu trách nhiệm về

hành vi ở giai đoạn đó.

Nếu thừa nhận có các giai đoạn chuẩn bị phạm tội và

phạm tội chưa đạt đối với tội cố ý gián tiếp thì cũng phải thừa nhận có trách nhiệm hình sự đối với hành vi của các

giai đoạn đó như ở các tội cô ý trực tiếp Ở các tội có ý gián

tiếp, thực tiễn xét xử từ trước đến nay thừa nhận chỉ có tội

phạm hoàn thành Vì vậy, trong nhiều trường hợp, đáng lẽ phải xác định là phạm tội chưa đạt (đối với hậu quả cao nhất mà chủ thể chấp nhận) thì lại xác định là tội phạm hoàn thành (đối với hậu quả ít nghiêm trọng hơn đã gây ra).

Các giai đoạn thực hiện tội phạm bao gồm các mức độ

thực hiện tội phạm từ thấp đến cao: Chuẩn bị phạm tội,

phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành Tội phạm hoàn.

thành tuy được thừa nhận là một giai đoạn thực hiện tội

phạm nhưng luật hình sự Việt Nam không quy định cụ thể

thé nào là giai đoạn tội phạm hoàn thành)” Nhưng dựa vào quy định về các tội phạm cụ thể, luật hình sự Việt Nam đã

mặc nhiên thừa nhận tội phạm hoàn thành - một giai đoạn

'® Có nước đã có quy định cụ thé trong BLHS về giai đoạn tội phạm hoàn thành.

như: "Một tội phạm được coi là hoàn thành khi hành vi phạm tội đã thực hiện có

các yếu tố cấu thành được mô tả trong Bộ luật này.", khoản 1 Điều 29 BLHSLiên Bang Nga (bản tiếng Việt), Nxb CAND, Hà Nội, 2011

Trang 33

thực hiện của tội phạm cố ý khi hành vi phạm tội đã thỏa man hết các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành của tội

phạm cụ thể Vì trong quy định về tội phạm cụ thể, hành vi

phạm tội được quy định là tội phạm ở giai đoạn hoàn thành.

Theo đó cũng có thể coi CTTP cụ thể là CTTP của tội phạm

hoàn thành Cũng vì vậy mà luật hình sự Việt Nam chỉ có

các quy định cụ thể về chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa

đạt Các quy định này trong sự thống nhất với các quy định

khác tạo thành CTTP của hành vi chuẩn bị phạm a

CTTP của hành vi phạm tội chưa đạt Lý luận về các đoạn thực hiện tội phạm cũng chủ yếu tập trung vào

giải quyết các vấn đề liên quan đến chuẩn bị phạm tội và

phạm tội chưa đạt.

2 Giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt Một van dé quan trọng trong lý luận về các giai đoạn thực hiện tội phạm là van dé phân biệt chuẩn bị phạm tội với phạm tội chưa đạt Sự phân biệt này được thé hiện trước tiên ở sự phân định “ranh giới” giữa chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt Chuẩn bị phạm tội thường được hiểu một cách

chung nhất là giai đoạn thực hiện tội phạm mà trong đóngười phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết

cho việc thực hiện tội phạm Còn phạm tội chưa đạt là giaiđoạn thực hiện tội phạm mà trong đó người phạm tội có hành

Trang 34

Các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm và to chức

vi bắt đầu thực hiện tội phạm Như vậy, ranh giới giữa chuẩn

bị phạm tội và phạm tội chưa đạt chính là thời điểm bắt đầu thực hiện tội phạm Tuy nhiên, do hiểu thế nào là bắt đầu

thực hiện tội phạm khác nhau, cho nên có những cách hiểu

khác nhau về ranh giới của hai giai đoạn này.

Quan điểm khách quan hình thức cho rằng sự phân biệt

hai giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt chỉ cần dựa vào thực tế người phạm tội đã bắt đầu thực hiện hành vi khách quan được quy định trong CTTP cụ thé hay chưa Thuộc về giai đoạn phạm tội chưa đạt chỉ có thể là

hành vi thực hiện hành vi khách quan của CTTP cụ thể.

Những hành vi trước đó đều chỉ có thẻ là hành vi chuẩn bị phạm tội Quan điểm này tất nhiên không thừa nhận hình

thức thực hiện tội phạm của người không tự mình thực hiện

tội phạm”?.

Trái với quan điểm khách quan hình thức là quan điểm

chủ quan Theo quan điểm này, tội phạm được coi là bắt

đầu thực hiện khi người phạm tội đã thực hiện hành vi bất

kỳ mà theo ý tưởng của họ là để thực hiện quyết định thực hiện tội phạm của mình Như vậy, quan điểm này xác định thời điểm bắt đầu thực hiện tội phạm rất sớm.

% Xem: Lê Thị Sơn, Khái niệm người thực hiện tội phạm và Khai niệm ngườiđồng phạm, Tạp chỉ Luật học số 1/1995, tr 17,

Trang 35

Quan điểm thứ ba là quan điểm dung hòa giữa khách quan và chủ quan Quan điểm này cho rằng việc xác định thời điểm bắt đầu thực hiện tội phạm không thẻ chỉ căn cứ vào yếu tố khách quan hoặc yếu tố chủ quan mà phải căn cứ vào cả hai yếu tố này Theo đó thuộc về giai đoạn phạm tội

chưa đạt không chỉ những hành vi thực hiện hành vi khách

quan của CTTP cụ thể mà cả những hành vi theo ý tưởng,

hay có ý của người phạm tội, gắn liền không tách biệt bởi

hành vi trung gian với hành vi khách quan của CTTP cụ

thể Như vậy, bắt đầu thực hiện tội phạm được hiểu là bắt đầu thực hiện hành vi khách quan hoặc thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan (hành vi theo cố ý của người

phạm tội là hành vi đi liền trước hành vi khách quan) Tuy

không phải là hành vi thực hiện hành vi khách quan của

CTTP cụ thể nhưng hành vi đi liền trước hành vi khách

quan về cả khách quan và chủ quan đều thể hiện sự bắt đầucủa việc thực hiện tội phạm Vì vậy, thực hiện hành vi đi

liền trước hành vi khách quan của CTTP cụ thể cũng được

coi là bat đầu thực hiện tội phạm Đây là quan điểm mà luật

hình sự Việt Nam từ trước đến nay vẫn thừa nhận.

Theo tỉnh thần của Điều 17 và 18 BLHS Việt Nam, chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt chỉ được đặt ra đối

với các trường hợp bị đừng lại (nên tội phạm chưa hoàn

thành) do nguyên nhân ngoài ý muốn của chủ thể Tội phạm

Trang 36

Các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm và tổ chức bị dừng lại do nguyên nhân ngoài ý muốn trở thành dấu

hiệu pháp lý bắt buộc của CTTP của chuẩn bị

phạm tội chưa đạt, Đó là dấu hiệu phân biệt với trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 19 BLHS).

Nhưng về kỹ thuật lập pháp, dấu hiệu này mới chỉ được

phản ánh trong CTTP của hành vi phạm tội chưa đạt (được

quy định tại Điều 18 BLHS) mà chưa được ghi nhận trong,

điều luật quy định về chuẩn bị phạm tội (Điều 17 BLHS).”"

D6 là điều chưa logic.

hạm tội và

Dấu hiệu thuộc mặt khách quan của CTTP của chuẩn bị phạm tội được quy định khả cụ thé tại Điều 17 BLHS Theo đó, “chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện

tội phạm '?2 Quy định này đã mô tả rõ hành vi khách quan thuộc CTTP của chuẩn bị phạm tội là hành vi tạo ra những

điều kiện cho việc thực hiện một tội phạm có ý nhưng chưa

bắt đầu thực hiện tội phạm đó.

Trong khi quy định của Điều 17 BLHS miêu tả rõ rằng,

2! Trong khi đó, BLHS của Liên Bang Nga tuy cũng có các quy định tương tự vẻchuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt như quy định của BLHS Việt Nam

nhưng lại quy định rat rõ ràng đối với chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt:

“hành vi phạm tội này không được thực hiện đến cùng vì những nguyên nhân

ngoài ý muốn”, Xem Điều 30 BLHS của Liên Bang Nga (bản tiếng Việt, Nxb.

CAND, Hà Nội, 2011.

? Điều 17 BLHS năm 1999.

Trang 37

đặc điểm co bản của hành vi chuẩn bị phạm tội thì quy địnhcủa Điều 18 BLHS lại chưa phản ánh rõ bản chất của hành viphạm tội chưa đạt Phạm tội chưa đạt phải được hiểu là

trường hợp đã u thực hiện tội phạm có ý nhưng chưa

thực hiện được đến thời điểm tội phạm hoàn thành, do

nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội Trong CTTP của phạm tội chưa đạt, dấu hiệu bắt đầu thực hiện tội phạm

là dấu hiệu xác định thời điểm đầu tiên đồng thời là dấu hiệu

cơ bản đề phân biệt giai đoạn này với chuẩn bị phạm tội

Nhung dấu hiệu này không được quy định trực tiếp, rõ rang trong Điều 18 BLHS Điều 18 chỉ quy định: “Pham tội chưa

én tội phạm nhưng không thực hiện đượcđến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của ngườiphạm tội " Quy định như vậy chưa phan ánh rõ các dấu hiệu

của phạm tội chưa đạt và còn có thê gây ra sự hiểu không đúng về bản chất pháp lý của giai đoạn phạm tội này ° có thể được hiểu là không thực hiện được đến cùng so với mục đích hoặc kế hoạch đã được định trước của chủ thể mà thực chất ở đây là so với thời điểm tội phạm hoàn thành về mặt pháp lý.

đạt là cố ý thực

"không thục hiện được đến cùng

3 Trách nhiệm hình sự đối với chuẩn bị phạm tội và

phạm tội chưa đạt

Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn

Trang 38

Các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm và tổ chức

thành (ở tội phạm cố ý) là ba mức độ thực hiện tội phạm khác nhau có ba mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau theo hướng từ thấp đến cao Chuan bị phạm tội bao gồm các hành vi tìm kiếm công cụ, phương tiện hoặc hành vi khác tạo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm Tuy

nhiên, những hành vi đó chưa xâm hại trực tiếp đến quan hệ

xã hội là khách thể trực tiếp của tội định phạm nên chuẩn bị phạm tội có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp nhất so với

phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành Trường hợp có

mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn chuẩn bị phạm tội nhưng lại thấp hơn tội phạm hoàn thành là phạm tội chưa dat Hành vi bắt đầu thực hiện tội phạm ở phạm tội chưa dat

tuy chưa phải là hành vi thực hiện tội phạm hoàn thành

nhưng đã xâm hại trực tiếp đến khách thể hoặc trực tiếp đe doa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội Do vậy, hành vi này không còn tính nguy hiểm hạn chế như ở hành vi chuẩn

bị phạm tội.

Đối với các hành vi thực hiện tội phạm ở các mức độ

khác nhau có các mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau

thì cũng cần phải xác định các hành vi đó các mức độ TNHS khác nhau Đó là cơ sở để quy định cũng như phân hoá TNHS trong luật hình sự đối với chuẩn bị phạm tội, phạm tội

chưa đạt và tội phạm hoàn thành của tội phạm cố ý.

Trang 39

Ngoài ra, các hành vi chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội

chưa đạt của các I

độ nguy hiểm cho xã hội cũng có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau Đây cũng là cơ sở để phân hoá TNHS đối với chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt của các loại tội cô ý khác nhau.

¡ tội cố ý khác nhau về tính chất và mức

Luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ và luật hình sự

của các nước đã có những quy định khác nhau về TNHS của chuẩn bị phạm tội và về phân hoá TNHS đối với chuẩn

bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành của

các tội phạm cố ý.

Về TNHS của người có hành vi phạm tội chưa hoàn

thành, BLHS năm 1985 đã quy định: Người chuẩn bị phạmtội nghiêm trọng (tội có mức cao nhất của khung hình phạt

là trên 5 năm tù) và người có hành vi phạm tội chưa đạt

trong mọi trường hợp phải chịu TNHS Quy định này đã thể

hiện sự phân hoá trong việc quy định có TNHS hay không

có TNHS đối với chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt của các tội phạm cố ý Chỉ những người có những hành vi chuẩn bị phạm tội gây nguy hại lớn cho xã hội mà được luật

hình sự quy định là tội phạm nghiêm trọng mới phải chịu

TNHS Quy định này cũng đã thể hiện điều khẳng định được nêu trên là: chuẩn bị phạm tội có mức độ nguy hiểm

Trang 40

Các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm và tố chúc

cho xã hội thấp nhất so với phạm tội chưa đạt và tội phạm

hoàn thành; chuẩn bị phạm tội ở tội phạm ít nghiêm trọng ít nguy hiểm hơn chuẩn bị phạm tội ở tội phạm nghiêm trọng.

Tuy thừa nhận mức độ TNHS đặt ra cho chuẩn bị phạm

tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành không ngang

bằng nhau mà phải khác nhau nhưng BLHS năm 1985 đã không thể hiện rõ tinh thần này Theo Điều 15 BLHS năm

1985 thì người chuẩn bị phạm tội và người phạm tội chưa

đạt chịu TNHS về cùng một tội danh, theo cùng một điều luật và trong cùng một phạm vi chế tài như trường hợp tội phạm hoàn thành Điều đó cũng có nghĩa mức tối đa và mức tối thiểu của khung hình phạt và loại hình phạt có thé

áp dụng cho các hành vi đó (các hành vi thực hiện tội phạm

ở các mức độ khác nhau và có mức độ nguy hiểm cho xã

hội khác nhau) là giống nhau Nếu áp dụng một cách máy móc quy định trên thì vẫn có thể quyết định hình phạt cho

chuẩn bị phạm tội (một tội nghiêm trọng) hoặc phạm tội

chưa đạt ở mức cao nhất hoặc ở mức thấp nhất của khung,

hình phạt quy định cho tội phạm đó ở giai đoạn hoàn thành.

Quy định trên đây của BLHS năm 1985 về TNHS của

người có hành vi phạm tội chưa hoàn thành là chưa hợp lý,

chưa tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để phân hoá TNHS đối với

các hành vi thực hiện tội phạm ở các mức độ khác nhau cho

Ngày đăng: 29/04/2024, 17:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình sự phải quy định mỗi loại hành vi này các khung hình phạt khác nhau tương ứng với sự khác nhau về mức độ nguy hiểm của các hành vi đó - Sách chuyên khảo: Các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm và tổ chức tội phạm với việc hoàn thiện cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự
Hình s ự phải quy định mỗi loại hành vi này các khung hình phạt khác nhau tương ứng với sự khác nhau về mức độ nguy hiểm của các hành vi đó (Trang 46)
Hình phạt thấp hơn) so với khung hình phạt áp dụng cho người thực hiện tội pham®®. - Sách chuyên khảo: Các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm và tổ chức tội phạm với việc hoàn thiện cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự
Hình ph ạt thấp hơn) so với khung hình phạt áp dụng cho người thực hiện tội pham®® (Trang 86)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w