1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Báo chí: Báo chí với vấn đề án oan sai hiện nay

320 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 320
Dung lượng 77,15 MB

Nội dung

Tuy nhiên, khảo sát thực trạng báo chí với van dé án oan sai hiện nay cho thấy: số lượng các bài viết về vấn đề án oan sai chưa nhiều có 661 bài viết trên 5 báo trong diện khảo sát; nội

Trang 1

TRAN NHƯ MAI

BAO CHÍ VỚI VAN DE ÁN OAN SAI HIỆN NAY

LUẬN AN TIEN SĨ BAO CHÍ

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

TRAN NHƯ MAI

BAO CHI VOI VAN DE AN OAN SAI HIEN NAY

Chuyén nganh: Bao chi hoc

Mã số: 62 32 01 01

LUẬN AN TIEN SĨ BAO CHÍ

CHỦ TỊCH HỘI DONG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS VŨ VĂN HÀ PGS.TS PHAM THÁI BÌNH

TS ĐỖ ANH ĐỨC

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sựhướng dẫn khoa học của PGS.TS Phạm Thái Bình và TS Đỗ Anh Đức Các

số liệu thống kê, kết quả nghiên cứu, phát hiện mới của luận an là trung thực

và chưa từng được tác giả nào khác công bố trong bất kỳ công trình nghiên

cứu khoa học nảo trước đây.

Tác giả luận án

Trần Như Mai

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài “Báo chí với van dé án oan sai hiệnnay” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, các

nhà khoa học, các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh

đạo, các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên, chuyên viên của Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; tập thể lãnh đạo,

cán bộ, giảng viên Viện Báo chí và Truyền thông: cán bộ, giảng viên các

phòng, ban chức năng của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Đại học Quốc gia Hà Nội

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Phạm Thái Bình và

TS Đỗ Anh Đức - hai Thầy hướng dẫn đã luôn tận tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi

hoàn thành luận án này.

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp của

tôi đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quátrình tôi hoàn thiện luận an này.

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Trần Như Mai

Trang 5

MỤC LỤC

098.1000135 8

1 Ly do chọn đề tai c.cccccccccccccccccsescscscesescsescesescscsesscscseseesescscseeevseseeteeeeees 8 2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu «« 10

3 Câu hỏi nghiên cứu va giả thuyết nghiên cứu - s+scs5¿ II 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - +2 + +s+s+z£z£+xzs£zczx+xzsz 12 5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - 14

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - 2+2 c+c+s+csea 19 7 Điểm mới của luận AN - c1 1 91 18 5115111 1E rshg 20 8 Kết cấu của luận án tt ES v1 11191111 E1 11 HH nh ng rưệt 21 CHƯƠNG 1: TONG QUAN NHỮNG CONG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIEN QUAN DEN ĐÈ TÀI 555cc 2trtrttrtiirrrrrririrrririrre 22 1.1 Nghiên cứu trên thé giới liên quan đến đề tài luận án 22

1.1.1 Nghiên cứu lý luận về vai trò, chức năng, tác động cua bảo chí trong đời sống xxã hỘI 5c St TEE E1 E11E112112112111 211011111 1111k 22 1.1.2 Nghiên cứu chuyên sâu về báo chí với lĩnh vực tư pháp 28

1.13 Nghiên cứu về báo chí với vấn dé GN OAN SAi -csc5++ce+ceceered 31 1.1.4 Nghiên cứu van dé án oan sai từ góc độ các ngành khoa học xã hội 40

1.2 Nghiên cứu tại Việt Nam liên quan đến đề tài luận án 44

1.2.1 Nghiên cứu về vai trò, chức năng và cơ chế tác động của báo chí 44

1.2.2 Nghiên cứu chuyên sâu về báo chí với lĩnh vực tư pháp - 49

1.2.3 Nghiên cứu về van dé án oan sai từ góc nhìn Báo chí học 52

1.2.4 Nghiên cứu về vấn đề án oan sai từ góc độ các ngành khoa học xã hội 54 1.3 Đánh giá tong quan các công trình nghiên cứu liên quan đến dé tài và đề ra hướng nghiên cứu cho luận án - - eee 56 TIỂU KET CHUONG 1 -. 52 Set Set SE SESE+EEEEEEEEEEEEEEEEEESErEererererersrsrs 60

Trang 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN, CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ VÀ THỰC

TIEN CUA BAO CHÍ VỚI VAN DE ÁN OAN SAI 61

97s a Ova Ae Lt ce 61 2.1.1 Hệ thong khái niệm CO DON cceccecccccceseececsesesessssesesessseseesscseseeesees 61 2.1.2 Vai trò của báo chi đối với vấn dé GN OAN sđi 5:55: 71 2.1.3 Một số by thuyết nghiên cứu áp dụng trong để tài - 73

2.2 Cơ sở chính trị, pháp lý về báo chí với van đề án oan sai 71

VI NÔ.N na) ,n an 77 2.2.2 Cơ sở pháp) IY ceececcesccsccescessesseesseesecsseesecseeesecsecesesseceseseeceseceeceseeseseaeeseeess 79 2.3 Cơ sở thực tiễn về báo chí với vấn dé án oan sai hiện nay 8&3 2.3.1 Tinh hình án oan SAi NIEN NAY ccccccccccsscccceescsccteesseseessseeecssseesesenesessesas 83 2.3.2 Những yếu tô tác động đến chất lượng thông tin báo chí về van dé án oan `" ẽ S6 2.3.3 Một số yêu câu đối với thông tin báo chí về van dé án oan sai 88

TIỂU KET CHUONG 2 - -5 52ccnHnH re 93 Chương 3: THỰC TRẠNG VÁN ĐÈ ÁN OAN SAI TRÊN BÁO CHÍ HIEN NAY 21 AB 94

3.1 Nội dung, hình thức tác phẩm báo chí về van đề án oan sai 94

SLD, NOU CUA ae h a5 94

2 5 an Ắ 5Ý 114

3.2 Đánh giá của công chúng về báo chí với van đề án oan sai 131

3.2.1 Thông tin chung về đối tượng công chúng trong diện khảo sát 131

3.2.2 Đánh giá của công chúng về van dé án oan sai trên báo chí 133

3.2.3 Đánh giá tác động của van dé án oan sai đổi với công chúng 136

3.2.4 Danh giá vai tro cua báo chí về van dé án oan sai doi với công

3.3 Đánh giá về thành công và hạn chế «00.0 cece cece eects eens 139 3.3.1 Thành CÔN ST ng kg kg vu 139

Trang 7

3.3.2 HAM NE 8N 142

3.3.3 Nguyén nhân của những thành công và hạn CHẾ cccccccrcstereerea 145 TIỂU KET CHUONG 3 2-2222 ©2<+EEC2EEEEECEEEEEEEEEErkrrkrrkrrrkee 153

CHƯƠNG 4: NHUNG VAN DE DAT RA VÀ GIẢI PHÁP NANG

CAO CHAT LUONG THONG TIN VE VAN DE AN OAN SAI TREN

BAO o.an 155

4.1 Những van đề đặt ra - ¿L5 21c v22 re 1554.2 Đề xuất mô hình thông tin báo chí với van đề án oan sai 164

4.3 Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin về van đề án oan sai - cc S2 St rrerrrreg 168 4.3.1 Một số giải pháp 5c St EEEEEEEEE E111 1121111111 rrru 168 72c 18 nn ng ăằäằố 183

TIỂU KET CHƯNG 4 - 2£ 2©52+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkerkerveee 188KET LUẬN ¿52252221 2x EEEEE211211211 2111111112111 1 1 re 189

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN AN -©5- 2s 2c 2 21222122112112211211 111.111 eeree 196 TÀI LIEU THAM KHÁO 2 2+ E+E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerkees 197

Trang 8

DANH MỤC BANG

Bảng 1.1: Chức năng của TTĐC (phỏng theo quan điểm của Robert K.Merton,

0 23

Bảng 1.2: Các chức năng cơ bản và trung gian của báo chí trong xã hội (phỏng theo quan điểm của Lasswell, 1948: Zelitzer, 2004; McQuail, 2005) « - 24

Bảng 1.3: Mô hình cách thức các nhà báo tham gia vao các vụ án oan sal 36

Bang 1.4: Cơ chế tác động của báo chí đối với dư luận xã hội - 48

Bảng 3.1: Khảo sát số lượng ảnh về van dé án oan sai trên các báo -. - 120

Bảng 3.2: Quan hệ giữa chủ đề và chuyên mục về van đề án oan sai - 128

Trang 9

DANH MỤC BIEU ĐỎ, HÌNH VE Biểu đồ 3.1 Chủ đề tác phẩm báo chí về vấn đề án oan sai trên các báo trong diện khảo sátt ¿2-5222 E2 192112110711211711211711211111 1121111 re 94 Biểu đồ 3.2: Số lượng tác pham báo chí thé hiện chủ đề về van đề án oan sai

0x2;0e:191 00111777 3ä 95

Biểu đô 3.3: Số lượng tác pham báo chí thé hiện nội dung thông tin về xin lỗi, bồi thường thiệt hại trên các báoO - - - + 2 E139 9 vn ren 97 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ tác phẩm báo chí thể hiện chi tiết lý giải nguyên nhân án 80177 99

Biểu đồ 3.5: Tý lệ tác phẩm báo chí có nội dung thé hiện chủ đề “vu án có dấu hiệu OAN Sal”” - + 1001111230110 11111199530 011K KĐT ky 100 Biéu đồ 3.6: Tỷ lệ nguồn tin của các tác phâm báo chí về van đề án oan sai 101

Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ tác phẩm báo chí thể hiện chủ trương, quan điểm của Dang, pháp luật của Nhà nước về van đề án oan sai trên các báo - 102

Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ tác phẩm báo chí thé hiện nội dung chủ đề kết quả phòng, chống Oan Sai - ¿+ +S£+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEE1211121717171171121111 112111 gyyg 104 Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ tác phẩm báo chí thé hiện các giai đoạn của quá trình CO TUNG A 111

Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ thé loại báo chí về van dé án oan sai -. 117

Biểu đồ 3.11: Số lượng thể loại tác phâm báo chí về van đề án oan sai 118

Biểu đồ 3.12: Ty lệ tác phẩm báo chí về van đề án oan sai có sử dụng số liệu 121

Biểu đồ 3.13: Tỷ lệ tin, bài về van dé án oan sai trên các báo khảo sát 123

Biểu đồ 3.14: Tần suất đăng tải về van đề án oan sai qua các năm 124

Biểu đồ 3.15: Số lượng tác phẩm báo chí về van dé án oan sai theo quý 125

Biéu đồ 3.16: Tỷ lệ tác pham báo chí trên các chuyên mục của các báo 126

Biêu đô 3.17: Sô lượng tác phâm báo chí vê các vụ án cụ thê trên các báo 130 Biêu đô 3.18: Mức độ tiêp cận thông tin vê van đê án oan sai trên các loại 0)0l00 1) 132

Trang 10

Biêu đô 3.19: Đánh giá tác động của vân đê án oan sai đên nhận thức của

COME CHUNG 2 -''“-QAd(I1AÀĂẲẢ 137

Biêu đô 3.20: Đánh giá của công chúng vé vai trò của báo chí đôi với đời

sống xã hội - ¿52 2+S1+EE2EEEEEEEEE2112112112111111111111112111111 11111 xe 138

Trang 11

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHU VIET TAT

Công an nhân dân điện tử

Cơ quan tiến hành tô tụng Hoạt động tố tụng

Lao động Nghiên cứu sinh

Nhà xuất bản

Pháp luật Việt Nam điện tử

Phỏng vấn sâu

Tiến hành tổ tụngTruyền thông đại chúng

Tuôi trẻ online

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tàiTrong những năm qua, án oan sai là van dé được Quốc hội, Chính phủ,

các bộ, ban, ngành và Nhân dân cả nước rất quan tâm Bởi lẽ, hậu quả mà các

vụ án oan sai dé lại vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền cănbản nhất của con người - quyền được xét xử công bằng trong xã hội, gây nênnhững tôn thất to lớn về vật chất, tinh thần, danh dự, nhân phẩm đối với nạn

nhân và gia đình người bị oan sai Đối với tiến trình cải cách tư pháp nhằm

góp phan xây dựng Nhà nước pháp quyén xã hội chủ nghĩa của dân, do dân,

vì dân ở nước ta hiện nay, việc để xảy ra oan sai trong hoạt động tố tụng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật, làm suy giảm lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và làm chậm, ngược lại với

tiễn trình cải cách tư pháp nước ta

Hoạt động giám sát và phản biện xã hội (trong đó có hoạt động giám

sát và phản biện hoạt động tố tụng) tại nước ta được thực hiện bởi các cơ

quan: Cơ quan đại biểu (Quốc hội và Hội đồng nhân dân), các tổ chức chính

trị xã hội, báo chí - truyền thông và khả năng tự giám sát của các cơ quan tư

pháp do hoạt động thanh tra, kiểm tra Có thé khang định, thông tin về van dé

án oan sai, báo chí Việt Nam đã khẳng định về một nền báo chí nhân văn, nhân đạo sâu sắc và có vai trò đặc biệt quan trọng tạo nên tiếng nói bênh vực, bảo vệ quyền con ngưỜi, quyền công dân Thông qua chủ dé án oan sai, một

mặt, báo chí đã thông tin đến bạn đọc về những vụ án oan sai trong cả nước

để bạn đọc hiểu rõ ngọn nguồn của các vụ án oan sai, qua đó định vi lại vi trícủa những người bị kết án oan sai trong lòng công chúng; mặt khác, báo chícòn trực tiếp điều tra, phát hiện các dấu hiệu oan sai trong một số vụ án, khơi

nguồn, định hướng dư luận xã hội nhằm dé các cơ quan chức năng biết đến,

xem xét lại các vụ án và có những quyết định đúng người, đúng tội Tiêu biểu trong số đó có các vụ án của ông: Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn,

Trang 13

Trần Văn Thêm Nhiều vụ án có dấu hiệu “sai”, nhờ sự vào cuộc của báo chí,

với những phân tích, lập luận ở các góc độ khác nhau, tạo dư luận xã hội nhăm

làm cho các CQTHTT điều tra, xem xét lại vụ án và đưa ra các kết luận công

bằng, khách quan.

Tuy nhiên, khảo sát thực trạng báo chí với van dé án oan sai hiện nay

cho thấy: số lượng các bài viết về vấn đề án oan sai chưa nhiều (có 661 bài

viết trên 5 báo trong diện khảo sát); nội dung của chủ đề mới tập trung khai

thác ở các vụ án được các cơ quan chức năng công nhận là án oan sai do đó

hiệu quả tác động đối với công chúng không cao; nhiều tác phẩm báo chí chỉ chú trọng miêu tả diễn biến của vụ án oan sai, chưa chú trọng đến các giải

pháp, kiến nghị cụ thé đối với các cơ quan chức nang; một số báo chỉ thôngtin về vấn đề này khi có sự việc xảy ra theo thông cáo của các cơ quan chứcnăng mà chưa chú trọng xây dựng kế hoạch thường xuyên trong việc thông tin

về van dé nay; sé lượng các bai viết thé hiện sự điều tra, phát hiện về án oan

sai của các cơ quan báo chí còn ít; chưa có nhiều bài viết phân tích pháp luật

và bài phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia liên quan đến vấn đề này nên độ sâu của thông tin không cao; hình thức các tác phẩm báo chí về vấn đề án oan sai

chưa phong phú, da dạng Trong giai đoạn bùng né thông tin như hiện nay,

những hạn chế này sẽ dé tạo nên một tác phẩm báo chí mờ nhạt, không thu hút được sự quan tâm của công chúng, do đó, không đủ sức mạnh để phát huy vai trò của báo chí trong giám sát và phản biện xã hội đối với những hiện

tượng tiêu cực trong đời sống xã hội

Bên cạnh đó, khi một vụ án oan sai được đưa ra ánh sáng, đồng nghĩavới việc nhiều tô chức, cá nhân sẽ liên quan, liên lụy, thậm chí bị truy tố trướcpháp luật vì những sai phạm trong quá trình tố tụng, làm xảy ra oan sai Do

đó, khai thác về vấn đề án oan sai, phóng viên và các cơ quan báo chí phải đứng trước những thách thức không nhỏ Vấn đề đặt ra là: Chế định trong việc cung cấp thông tin của các CQTHTT cho báo chí là gi? Lam thé nào dé

Trang 14

báo chí Việt Nam tiếp cận thông tin một cách thuận lợi, chính xác nhằm phát

huy mạnh mẽ, tích cực hơn nữa sức mạnh của ngòi bút nhằm điều tra, phát

hiện những vụ án oan sai và đưa ra ánh sáng công luận? Báo chí cần thông tin

về dé tài này như thế nào dé phát huy vị trí, vai trò, xứng đáng là cơ quan

thông tin, giám sát và phản biện xã hội trước những vấn đề tiêu cực trongcuộc sống, nhằm bảo vệ quyền con người?

Mặc dù án oan sai là một van đề được dư luận xã hội hết sức quan tâm, được các cấp, các ngành quan tâm xử lý và từ lâu đã được các báo chú trọng

dé cập tới Tuy nhiên, đến nay, các công trình nghiên cứu về báo chí với van

đề án oan sai tại Việt Nam còn khiêm tốn, chưa có một công trình nghiên cứu quy mô về vấn đề này được tiếp cận từ góc độ liên ngành (Báo chí học, Luật học, Tâm lý học, Dao đức học ) Do đó, NCS lựa chọn đề tài luận án “Báo chí với van dé án oan sai hiện nay” là có tính cấp thiết cả về lý luận và thực

tiễn Việc lựa chọn dé tài này sẽ góp phan củng có, bổ sung cho hệ thống lý

thuyết về vai trò của báo chí đối với đời sống xã hội tại Việt Nam Thông qua

các kết quả khảo sát và luận cứ khoa học, luận án sẽ đưa ra các giải pháp khoahọc nhăm nâng cao chất lượng thông tin của báo chí với vấn đề án oan sai

2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở lý luận về vai trò của báo chí trong đời sống xã hội, luận án phân tích thực trạng thông tin về vấn đề án oan sai trên báo chí hiện nay, đánh

giá những thành công, hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp và khuyến nghịnhằm nâng cao chất lượng thông tin của báo chí với vẫn đề án oan sai

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được những mục đích nghiên cứu như trên, luận án tập trung

thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thé như sau:

Một là, tong quan tình hình nghiên cứu trong và ngoai nước liên quan

dén dé tài, làm rõ các vân dé đã được nghiên cứu (trên cả ba phương diện: lý

10

Trang 15

luận, phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu) dé làm tiền đề cho việcnghiên cứu tiếp theo của luận án.

Hai là, luận án tiến hành hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận, căn

cứ chính trị, pháp lý và thực tiễn về báo chí với van dé án oan sai, trong đónhấn mạnh các khái niệm: báo chí, án oan sai, vấn đề án oan sai, báo chí vớivấn đề án oan sai Đặc biêt, luận án tập trung phân tích các lý thuyết truyềnthông, xác định vai trò của báo chí với van dé án oan sai; xác định các yếu tố

tác động đến chất lượng thông tin về vấn đề án oan sai và đưa ra một số yêu

cầu đối với thông tin về vấn đề án oan sai trên báo chí hiện nay

Ba là, luận án tiễn hành thu thập thông tin về số lượng, nội dung, hình

thức thông tin về van đề án oan sai trên các kênh báo chí trong diện khảo sát

Kết quả thu thập nay là cơ sở dé tác giả luận án đánh giá thực trạng về van dé

án oan sai trên các kênh báo chí hiện nay.

Bốn là, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất các vẫn đề

cần tiếp tục nghiên cứu và các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng thôngtin của báo chí với vấn đề án oan sai hiện nay

3 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

3.1 Câu hoi nghiên cứu

Đề cu thé hóa những mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như trên, luận

án tập trung trả lời 4 câu hỏi nghiên cứu chính như sau:

Câu hỏi 1: Nội dung và hình thức tác phẩm báo chí về van dé án oan sai

được thể hiện như thế nào trên các kênh báo chí được quan sát?

Câu hỏi 2: Đối với vấn đề án oan sai, báo chí hiện nay mới phản ánh hay thực sự theo sát vấn đề nhằm giám sát và phản biện xã hội? Thế mạnh thông tin về vấn đề án oan sai thuộc về báo nội chính hay các báo không phải

của khối nội chính?

Câu hỏi 3: Thông qua vấn đề án oan sai, báo chí đã thể hiện được vai trò như thé nào đối với đời sống xã hội và đáp ứng nhu cầu thông tin của côngchúng ra sao?

11

Trang 16

Câu hỏi 4: Những van đề gì đang đặt ra đối với báo chí khi thông tin về

van đề án oan sai và cần những giải pháp gì dé nâng cao chất lượng thông tin

của báo chí trong lĩnh vực này?

3.2 Giả thuyết nghiên cứuTrước khi tập trung nghiên cứu luận án, NCS đề ra các giả thuyếtnghiên cứu cụ thé như sau:

Giả thuyết 1: Vấn dé án oan sai được thông tin đa dạng trên các báo,trong đó: Nội dung tác phẩm tập trung vào các vụ án có dấu hiệu oan sai; hình

thức tác phâm về vấn đề án oan sai phong phú, đa dạng thê hiện đặc điểm của

tác phâm báo chí hiện đại

Giả thuyết 2: Đối với van dé án oan sai, báo chí đã đồng hành dé điều

tra, phát hiện về các vụ án oan sai, trong đó, thế mạnh khai thác về mảng đề

tài này thuộc báo chí khối nội chính

Giả thuyết 3: Van dé án oan sai trên báo chí đã đáp ứng nhu cầu thông

tin của công chúng Thông qua vấn đề án oan sai, báo chí đã thể hiện đa dạng

các vai trò khác nhau trong đời sống xã hội, trong đó, vai trò thông tin và

giám sát, phản biện xã hội là các vai trò quan trọng nhất của báo chí với van

đề án oan sai

Gia thuyét 4: Trong xu thé phat triển của báo chí hiện đại, van dé đặt ra

đối với thông tin về van đề án oan sai là vừa thu hút được công chúng, vừa thé

hiện trách nhiệm xã hội của báo chí Do đó, để nâng cao chất lượng thông tin

về vấn đề này cần có các giải pháp đồng bộ từ các cơ quan quản lý báo chí, cơ

quan báo chí đến đội ngũ phóng viên, biên tập viên.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là thông tin báo chí về vẫn đề án oan

sai tại Việt Nam hiện nay.

12

Trang 17

tỏ các vấn đề được các nhà nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đề cập tới;

đồng thời chỉ ra các khoảng trống trong các công trình nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án.

Đối với các kênh báo chí khảo sát: NCS tập trung khảo sát bài viết về van dé án oan sai trên 05 tờ báo sau: Báo Bảo vệ pháp luật (của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao); Báo Lao động (của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam);

Báo Công an nhân dân điện tử (của Bộ Công an); Báo Pháp luật điện tử (của

Bộ Tư pháp) và Báo Tuổi trẻ điện tử (của Thanh đoàn Doan Thanh niên Cộngsản Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh) Lý do NCS lựa chọn các báo này

là bởi: Xét về loại hình báo chí, đây là các báo thuộc hai loại hình (báo In và

báo điện tử) có số lượng tin bài lớn về vấn đề án oan sai; Xét theo các báo cụ thể, đây là các báo có số lượng lớn bài viết về van đề án oan sai va trong thời gian qua đã gây được tiếng vang trong việc khai thác về chủ đề này Việc lựa

chọn các báo trên là đảm bảo các tiêu chí: vừa có các báo của CQTHTT, có

nhiệm vụ tuyên truyền về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng vàNhà nước liên quan đến vấn đề án oan sai, góp phần phòng, chống án oan sai,

bảo vệ quyền COn người, quyền công dân; vừa có các báo nói chung.

- Phạm vi thời gian nghiên cứu:

Thời gian khảo sát của luận án là các tác phẩm báo chí về vấn đề án

oan sai trên các kênh bao chí được quan sát trong 10 năm (từ thang 01/2010

đến tháng 12/2019) Tuy nhiên, trong một số vụ án dién hình, thời gian khảo

13

Trang 18

sát của luận án sẽ đi theo vụ việc ở từng năm Lý do NCS lựa chọn thời gian

này dé khảo sát là bởi NCS lay mốc thời gian từ khi Luật Thi hành án hình sự

số 53/2010/QH12 có hiệu lực thi hành.

Thời gian NCS thực hiện khảo sát công chúng là tháng 4 và tháng 5 năm 2021.

- Phạm vi dia bàn nghiên cứu: Thực hiện nghiên cứu công chúng tại ba

tỉnh, thành phố: Hà Nội, Nghệ An và Bình Dương Ly do NCS lựa chọn các

địa bàn nghiên cứu này là bởi đây là những tỉnh, thành phố được viết nhiều

nhất trong các thông tin về van dé án oan sai (phân chia theo 03 miền: Bắc

-Trung - Nam).

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp luận

Đề tài nghiên cứu của luận án được thực hiện trên cơ sở kết hợp lý

luận của chủ nghĩa Mác - Lénin; tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương,

đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước

về báo chí và vai trò của báo chí trong đời sống xã hội

Đây là một đề tài nghiên cứu có tính liên ngành (Báo chí học, Luật học,Đạo đức học ) Đề phù hợp với nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng hệ

thống lý thuyết của Báo chí học (luận án sử dụng lý thuyết Đóng khung để khái quát hóa nội dung báo chí đã lựa chọn và làm nồi bật khi thông tin về van dé án oan sai, cách tổ chức thé loại báo chí và tổ chức bai, tuyến bài khi thông tin về chủ đề nay; lý thuyết Thiết lập chương trình nghị sự dé thấy rằng

báo chí đã sắp đặt chương trình nghị sự và tác động to lớn đến nhận thức, thái

độ, hành vi của công chúng: lý thuyết Sử dụng và hai lòng dé thấy rang côngchúng luôn có nhu cau tiếp nhận thông tin và nhu cầu được cung cấp thông tincho báo chí; lý thuyết Không gian công cộng để thấy răng, vấn đề án oan saikhông phải là độc quyền của một cá nhân hay một nhóm xã hội nào mà là

diễn đàn chung đê mọi đôi tượng tham gia thảo luận; đê hạn chê án oan sai,

14

Trang 19

rất cần sự tham gia của báo chí); hệ thống lý thuyết Luật học liên quan đến

van dé án oan sai và một số vấn đề thuộc lĩnh vực Đạo đức hoc làm cơ sở

nghiên cứu cứu của luận án đề thấy răng khi nhà báo khai thác về vấn đề án

oan sai, đặc biệt là các vụ án có dấu hiệu oan sai đã đứng từ nguyên tắc suy đoán vô tội dé bảo vệ, bênh vực quyền con người.

5.2 Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Mục đích của phương pháp này là

nhằm tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan đến van đề

án oan sai và thông tin báo chí với van dé án oan sai Đồng thời luận án hệ thong hóa một số lý luận cơ bản liên quan đến các vấn đề: báo chí, án oan sai,

tác động của báo chí với án oan sai ở Việt Nam hiện nay.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Mục đích của phương pháp này nhằmtìm hiểu sâu thêm các tác động, vai trò của báo chí đối với vẫn đề án oan sai.Đồng thời, thông qua phương pháp này, chúng tôi làm sáng tỏ được sự quantâm của nhà báo đối với đề tài là án oan sai, những khó khăn, vất vả khi thực

hiện đề tài này Phương pháp này được thực hiện cụ thể như sau: Luận án

phỏng vấn I1 chuyên gia thuộc 04 nhóm đối tượng là: cơ quan báo chí (02

lãnh đạo), đại diện CQTHTT (02 đại diện Toà an, 01 đại diện Viện kiểm sát

nhân dân, 01 đại diện cơ quan công an); phóng viên báo chí đã tác nghiệp về

mang dé tài án oan sai (04 phóng viên) và đại biểu Quốc hội (01 đại biểu).

Những kết quả phỏng vấn sâu là một trong những cơ sở đánh giá về chứcnăng, sự tác động của báo chí đối với vấn đề án oan sai Nội dung phỏng vấnkết hợp với những kết quả khảo sát sẽ giúp NCS đánh giá được nhiều nộidung có liên quan Nội dung phỏng vấn sâu sẽ được thực hiện cụ thê như sau:

Đối với đại biểu Quốc hội: Phỏng vấn 01 đại biểu Quốc hội dé tìm hiểu

những đánh giá về tình hình án oan sai hiện nay va vai trò, sự tác động của

báo chí đôi với vân đê này.

15

Trang 20

Đối với phỏng vấn lãnh đạo cơ quan báo chí: Phỏng vấn lãnh đạo các

cơ quan báo chí trong phạm vi khảo sát để phỏng vấn về chủ trương, chính

sách, quy trình thực hiện và những quan điểm của các cơ quan báo chí khi

đăng tải các bài viết về mang đề tài này.

Đối với đại diện CQTHTT: Phỏng vấn để thấy được những tác độngcủa báo chí trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án và sau khi báochí phát hiện, thông tin các vụ án có dấu hiệu oan sai

Đối với phóng viên báo chí: Tìm hiểu về cách thức khai thác thông tin,

cách thức xử lý thông tin và phản ánh thông tin trên báo chí Những thuận lợi,khó khăn khi tác nghiệp về chủ đề này.

- Phương pháp phân tích nội dung: Phương pháp này được sử dụng

nhằm mục đích phân tích, đánh giá ưu điểm, hạn chế về nội dung và hình thức

các tác phẩm báo chí về van dé án oan sai từ năm 2010 đến hết năm 2019 trêncác báo trong diện khảo sát Dé tiến hành phương pháp phân tích nội dung,NCS thu thập tin, bài trên 05 báo trong diện khảo sát (gồm 661 tác phâm báochí về vấn đề án oan sai), lập bảng thống kê, phân loại cho từng tác phẩm báo

chí cụ thể Bảng mã được thiết kế gồm 49 nội dung cần thu thập và được phân chia theo bốn nhóm chủ dé: Thông tin chung: thực trạng đăng tải; tác động xã hội và giải pháp, kiến nghị được đề cập trong các tác phẩm báo chí Từ kết quả thu thập được, NCS sử dụng phần mềm SPSS 22 thống kê, phân loại dé

có kết quả phân tích về số lượng bài viết, nội dung, hình thức và mối quan hệ

tác động giữa các yếu tố trong các tác phẩm báo chí về van dé án oan sai Vớimột số vụ án điền hình, NCS sẽ lựa chọn phân tích nội dung cụ thé của một sốtác phâm báo chí dé làm minh chứng cho các nhận định về van đề nghiên cứu

- Phương pháp sử dụng bảng hỏi Alket: Mục đích của phương pháp này

là đánh giá vai trò của báo chí trong thông tin về van đề án oan sai Dé thực

hiện phương pháp nghiên cứu này, NCS đã thiết lập Phiếu phỏng vấn ý kiến

người đọc báo với 18 câu hỏi nhăm tìm hiéu đánh giá của công chúng vê vân

16

Trang 21

dé án oan sai trên báo chí hiện nay Đồng thời, NCS cũng lựa chọn ba địaphương đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam là Hà Nội, Nghệ An, Bình

Dương (đây là ba địa phương có số lượng bài viết về van đề án oan sai lớn nhất theo từng miền) để phát phiếu hỏi đến đối tượng công chúng Thực hiện

phương pháp này, NCS gặp nhiều khó khăn do đây là một chủ đề khó và nhạycảm nên nhiều công chúng không nhận lời phỏng van; đồng thời NCS tiến

hành khảo sát trong thời ky dịch bệnh Covid-19 nên việc tiếp xúc trực tiếp và

thu thập mẫu hết sức khó khăn Do đó, NCS đã dựa trên cách lấy mẫu tiện lợi(convenience sampling), lựa chọn số lượng công chúng dé phỏng van là 300

công chúng, trong đó có cả nhóm công chúng ở khu vực nông thôn và thành

thị Trước khi phát phiếu hỏi chính thức, NCS đã thực hiện điều tra thử với 30

công chúng, sau đó điều chỉnh phiếu hỏi và thực hiện điều tra chính thức với các nhóm đối tượng công chúng của ba địa bàn được lựa chọn khảo sát Kết

quả khảo sát thu về 278 phiếu trả lời hợp lệ, trong đó: Phân bố theo địa bàn:

Hà Nội (94 phiếu, chiếm 33,8%), Nghệ An (91 phiếu, chiếm 32,7%), Bình

Dương (93 phiếu, chiếm 33,5%); Theo nhóm tuổi: từ 16 đến 25 tuổi (45 phiếu,chiếm 16,2%), từ 26 đến 35 tuổi (79 phiếu, chiếm 28,4%), từ 36 đến 45 tuổi

(87 phiếu, chiếm 31,3%), từ 46 đến 55 tuổi (29 phiếu, chiếm 10,4%), từ 56 đến

65 tuổi (28 phiếu, chiếm 10,1%), từ 65 tuổi trở lên (10 phiếu, chiếm 3,6%);

Theo trình độ học vấn: Tiêu học (8 phiếu, chiếm 2,9%), Trung học cơ sở (51phiếu, chiếm 18,3%), Trung hoc phổ thông (42 phiếu, 15,1%), Trung cấp (60phiếu, chiếm 21,6%), Cao đăng (51 phiếu, chiếm 18,4%), Đại học (66 phiếu,chiếm 23,7%), sau đại học (10 phiếu, chiếm 3,6%); Theo vị trí việc làm: Họcsinh, sinh viên (44 phiếu, chiếm 15,8%), công nhân (42 phiếu, chiếm 15,1%),

nông dân (21 phiếu, chiếm 7,6%), công chức, viên chức (30 phiếu, chiếm

10,8%), nhân viên văn phòng (35 phiếu, chiếm 12,6%), lao động tự do (29phiếu, chiếm 10,4%), nội trợ (18 phiếu, chiếm 6,5%), cán bộ quản lý (7 phiếu,

chiếm 2,5%), buôn bán, dịch vụ (14 phiếu, chiếm 5,0%), nghỉ hưu (19 phiếu,

chiếm 6,8%); làm việc trong các CQTHTT (19 phiếu, chiếm 6,8%)

17

Trang 22

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Phương pháp này được NCS sử dụng như sau:

Về các trường hop được lựa chọn vào mẫu nghiên cứu: Luận án lựa

chọn 05 báo, trong đó có 02 báo in (báo Lao động và báo Bảo vệ pháp luật Việt Nam) và 03 báo điện tử (báo Công an nhân dân điện tử, Pháp luật điện

tử, Tuổi trẻ điện tử) Đây là các báo có số lượng bài viết về van dé án oan sai

đa dạng, nhiều bài viết có những tác động lớn đến dư luận xã hội cũng như

các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Về các vụ án oan sai điển hình được khảo sát trên các báo: Luận án đisâu khảo sát về 05 vụ án oan sai và có dấu hiệu oan sai đã và đang được báo

chi thông tin gồm: Vụ án oan sai của ông Nguyễn Thanh Chan (Bắc Giang),

vụ án oan sai của ông Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận), vụ án oan sai của ông

Nguyễn Văn Tan (Quán cà phê Xin Chào - Thành phố Hồ Chí Minh), vụ án

oan sai của ông Trần Văn Thêm (Bắc Ninh) và vụ án có dấu hiệu oan sai của

tử tù Hồ Duy Hải (Long An) Đề làm rõ những vấn đề đặt ra trong luận án,thời gian khảo sát của các vụ án này trên các báo nói trên có thể mở rộng

(ngoài thời gian khảo sát 10 năm như các vụ án khác) để thấy được tác động

của báo chí xuyên suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và sau

khi nạn nhân của vụ án đã được minh oan.

Luận án lựa chon 05 vụ án oan sai điển hình được các báo trong diện

khảo sát chú trọng thông tin là bởi: Thi nhất, đây là các vụ án đã được các báo tiếp cận trên nhiều góc độ khác nhau và tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ trong

dư luận xã hội cũng như trong các cơ quan bảo vệ pháp luật; Thir hai, day là

các vụ án có thật, đã xảy ra và được các CQTHTT kết luận là án oan sai hoặc

có dấu hiệu oan sai; 7 ba, các vụ án oan sai hoặc có dấu hiệu oan sai nayxảy ra trong thời gian khảo sát cua luận án.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng nhằm so sánh

giữa lịch đại (bài viết giữa các năm trong thời gian khảo sát từ 2010 đến

18

Trang 23

2019) và đồng dai (so sánh số lượng, nội dung, hình thức các tác phẩm báo

chí về van dé án oan sai giữa các báo trong diện khảo sát) dé làm nổi bật và

thuyết phục hơn về các đánh giá trong chương 3 của luận án

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa lý luận của luận án

Luận án là một trong những công trình đầu tiên trong lĩnh vực Báo chí

học nghiên cứu có tính hệ thống, toàn diện về báo chí với vấn đề án oan sai

tiếp cận từ góc độ liên ngành Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp thêm cho các nhà nghiên cứu góc nhìn tổng quan về van dé án oan sai nói chung và

vấn đề án oan sai trên báo chí nói riêng Đồng thời, luận án cung cấp nhữngluận giải khoa học cho việc đánh giá chất lượng thông tin về vấn đề án oan sai

trên báo chí nói chung và các kênh báo chí được quan sát nói riêng

6.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Soi chiếu các lý thuyết vào công trình nghiên cứu, luận án đã góp phần đánh giá chất lượng nội dung thông tin về vấn đề án oan sai và tác động của

thông tin về van dé án oan sai đối với công chúng Do đó, luận án có ý nghĩa

trên các phương diện thực tiễn sau:

Đối với các cơ quan báo chí: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp cơquan báo chí có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về nội dung thông tin vấn đề

án oan sai, quy trình hoạt động của các cơ quan báo chí khi tác nghiệp về vấn đề

án oan sai Từ kết quả nghiên cứu của luận án, các cơ quan báo chí có thé tham

khảo dé xây dựng quy trình tiếp cận thông tin về van dé án oan sai có chất lượng,hiệu quả và tạo điều kiện cho phóng viên trong quá trình tác nghiệp

Đối với đội ngũ nhà báo: Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho đội ngũ

nhà báo những nền tảng kiến thức khái quát khi tiếp cận thông tin về vấn đề

án oan sai Hệ thong những giải pháp và mô hình thông tin về van đề án oansai mà luận án nêu ra có thể là những gợi ý để các nhà báo có những phươngpháp tiếp cận phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu qua của thông tin về van

19

Trang 24

dé án oan sai (cách khai thác nguồn tin, cách nâng cao chất lượng tin, bài vềchủ dé này ).

Đối với các CQTHTT: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp cácCQTHTT nhìn nhận, đánh giá khách quan, toàn diện hơn về tác động của báo

chí đối với hoạt động của các CQTHTT và xây dựng các mối quan hệ nhằm

tạo điều kiện thuận lợi dé báo chí khai thác nguồn tin về vấn đề án oan sai nói

riêng và các van đề khác của hoạt động tố tụng nói chung.

Đối với các nhà nghiên cứu báo chí: Luận án có thể là tài liệu thamkhảo có tính hệ thống cho những nhà nghiên cứu, giảng dạy và học viên

chuyên ngành Báo chí học, Luật học và mở ra những hướng nghiên cứu tiếp theo đối với sự tác động đa chiều của báo chí trong đời sống xã hội.

Công trình này là một tài liệu tham khảo đối với nhà nghiên cứu, các cán bộ, giảng viên và học viên chuyên ngành báo chí và truyền thông để làm

sáng tỏ hơn về nội dung thông tin trên các ấn phẩm báo chí và tác động của

thông tin đó đối với công chúng.

7 Điểm mới của luận án

Về mặt lý luận: Luận án sử dụng hệ thống lý thuyết liên ngành (trọng

tâm là Báo chí học, Luật học và Đạo đức học) làm khung phân tích trong

công trình nghiên cứu về vấn đề án oan sai trên báo chí là một hướng đi mới

nhằm góp phan làm sáng tỏ hơn vai trò của báo chí trong đời sống xã hội tại

Trang 25

8 Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ

lục, nội dung của luận án được cau trúc gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Cơ sở lý luận, chính trị, pháp lý và thực tiễn về báo chí với

van đề án oan sai

Chương 3: Thực trạng vấn đề án oan sai trên báo chí hiện nay Chương 4: Những van dé đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng thông

tin về vân dé án oan sai trên báo chí

21

Trang 26

CHƯƠNG 1: TONG QUAN NHUNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐÉN ĐÈ TÀI

1.1 Nghiên cứu trên thế giới liên quan đến đề tài luận án 1.1.1 Nghiên cứu lý luận về vai trò, chức năng, tác động của báo chí trong đời sống xã hội

Đánh giá về vai trò của báo chí đối với xã hội, C.Mác - nha tư tưởng viđại của nhân loại đã khẳng định: “Xé/ theo sứ mệnh cua nó, báo chi là ngườibảo vệ xã hội "[55, tr.313] Nói về chức năng của báo chí đối với xã hội,

Lénin - vị lãnh tụ vi đại của giai cấp vô sản thé giới, người đặt nền móng cho

sự phát triển của báo chí cách mang khang định: “Ching tôi muốn biến các

cơ quan báo chí của chúng tôi thành một diễn đàn mà toàn thể những người

dân chủ - xã hội Nga có những quan điển hết sức khác nhau, déu sử dụng để

tranh luận về tat cả các vấn đề” [50, tr.418]

Với vai trò và chức năng đặc biệt quan trọng đó, nghiên cứu về truyền

thông nói chung và báo chí nói riêng đã được các học giả trên thế giới đề cập

từ đầu thế kỷ XX, đặc biệt từ năm 1933 trở đi trên trên cả phương diện lý thuyết và thực nghiệm Trong đó, có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau

về báo chí và vai trò của báo chí trong đời sống xã hội Các quan niệm này đã

có sự thay đổi theo thời gian khi có sự xuất hiện của các loại hình báo chí mới

và mạng xã hội Trong đó, có các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:

Robert K.Merton [136], nhà xã hội học người Mỹ, một trong những

người sáng tạo nên lý thuyết cau trúc - chức năng khang định trong bài viếtSome social functions of the mass media (tạm dịch: Một số chức năng xã hội của

truyền thông đại chúng) đã khang định: TTDC thực hiện nhiều chức năng khác

nhau Sự phân chia các loại chức năng báo chí của Merton không phải theo hệ

thống hàng ngang, mang tính liệt kê, mà dựa vào góc độ tiếp cận dé phát biểu

22

Trang 27

Quan điểm về chức năng của TTĐC của ông có thể được mô phỏng theo sơ

mang tính tự thân của

các phương tiện truyền

thông đại chúng ông chỉ ra nhóm chức năng

Căn cứ trên cấu trúc về quyền sở hữu và điều hành đối với phương tiện truyền thông đại chúng ông đề xuất các chức năng như là sự gây mêCác yếu tố phan chức

do tình trạng dư thừa

thông tin và tính chất thụ động ở người tiếp

23

Trang 28

Bảng 1.2: Các chức năng cơ bản và trung gian của báo chí trong xã hội

(phỏng theo quan điểm của Lasswell, 1948; Zelitzer, 2004; McQuail, 2005)

Cac chức nang cơ ban của báo chi

Thông tin (Information) Cung cap thông tin về các sự kién/diéu kiện trong xã

hội, chỉ ra các môi quan hệ quyên lực, tạo điêu kiện cho đôi mới, thích ứng, tiên bộ

Giám sát (Surveillance)

Giúp công chúng giám sát những thay đôi/mỗi đe dọa

/cơ hội

Tương quan (Correlation) Tham gia cùng công chúng trong việc ứng phó với các

mối đe doa/co hội thông qua giải thích các sự kiện, hỗ trợ các tiêu chuẩn đã thiết lập, xây dựng sự đồng thuận,

ưu tiên các sự kiện

Truyền tải hoặc tính liên tục

(Transmission or Continuity)

Cho phép truyên di sản văn hóa và xã hội từ một thê hệ

này sang thế hệ khác, duy trì tính tương đồng của các

giá trị

Huy động (Mobilisation) Huy động mọi người tham gia vào chiên dịch / thay đôi

xã hội vì các mục tiêu xã hội

Giải trí (Entertainment) Cung cấp giải trí, sự chuyên hướng, một phương tiện

thư giãn

Các chức năng trung gian của báo chí

Gương (Mirror) Phản ánh thực tế xã hội / những gì đang xảy ra Thùng chưa thông tin Gitr thông tin cho đến khi có thé đánh giá những gì đã

không bị can thiệp

Phiên dịch (Interpreter) Chỉ đường / làm cho cảm giác khó hiểu

Đối tác được thông báo

Dién dan Là một nền tang dé trình bay các ý tưởng, thường có

(Forum) các khả năng dé trả lời

(Nguằn: Dẫn theo [155])

24

Trang 29

Lịch sử TTĐC có thể được coi là lịch sử của những cuộc tranh luận, thểhiện những quan điểm đa dạng và thay đổi liên quan đến vai trò của báo chí,

nhà báo và đặc biệt là nhà báo điều tra trong xã hội Nó cũng là một lịch sử của những thay đổi, cả bên trong và bên ngoài đối với các phương tiện truyền

thông (bao gồm những thay đổi về chính trị, xã hội, văn hóa và công nghệ) đã

ảnh hưởng đến vai trò đó Nếu như đầu thế kỷ XX, một số nhà nghiên cứu

trên thế giới cho rằng công chúng là thụ động và các nhà truyền thông có

quyền “chích”, “tiêm” vào công chúng dễ dàng như một mũi thuốc (Học

thuyết Mũi kim tiêm - Harold Lasswell) thì các tác giả của Trường Frankfurt

(Frankfurt School) cho rằng truyền thông “chỉ là phương tiện nối dài sựthong trị tu bản chủ nghĩa với dân chúng”, và đô là “thứ ma túy làm cho mọi

người không còn đầu óc phê phán ” [Theo 72, tr.347] Tuy nhiên, đến cuối thế

kỷ XX, nhà nghiên cứu người Đức J.Habermas đã khăng định, truyền thông(báo chí là chủ lực) “không còn là một lãnh địa dành riêng cho các nhàtruyền thông hay các chuyên gia về truyền thông, mà là một nơi có mục tiêu

thực hiện cùng một lúc hai chức năng: vừa là một nơi trình bày các kiến thức

về xã hội con người, vừa là nơi diễn ra các môi quan hệ tiếp xúc, liên lạc giữa

các tang lớp, các khu vực, hay các nhóm xã hội” [Theo 72, tr.352] Nam

1972, Maxwell MeCombs và Donald Shaw đã đưa ra các quan điểm có tính

“bước ngoặt” khi đánh giá về chức năng của báo chí: Báo chí có thể không

phải lúc nào cũng thành công trong việc nói cho mọi người biết phải nghĩ gì,

nhưng báo chí lại cực kỳ thành công trong việc nói cho mọi người biết cầnphải nghĩ về điều gì Cụ thể, McCombs va Shaw cho rằng, các phương tiện

TTĐC có chức năng lập ra “chương trình nghị sự” cho công chúng, nghĩa là

an định những nội dung mà công chúng theo dõi va bàn luận Những nghiên

cứu đánh giá về chức năng này của báo chí đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu

của Báo chí học trong các giai đoạn khác nhau.

Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài tậptrung vào một hoặc một sô vai trò, chức năng quan trọng của báo chí, tiêu

25

Trang 30

biểu như: Nghiên cứu về chức năng tư tưởng của báo chí có công trình “Công

tác tuyên truyền tu tưởng trong thời kỳ mới” (Trung Quốc) của Bùi Phương

Dung xuất bản năm 2005; nghiên cứu về chức năng giám sát và phản biện xã

hội có công trình: “Sw giám sát của phương tiện truyền thông đối với chính trị của các nhật báo và tuần báo ở Áo năm 1993” của tác giả Kern Christan,

Đại học Tổng hop Wien, Austria; “Giám sát của dir luận và phản biện báo

chỉ” của Vương Cường Hoa (Trung Quốc) xuất bản năm 2004 Những

công trình nghiên cứu về vai trò, chức năng của báo chí đã khăng định được

vị trí của báo chí, truyền thông đối với đời sống xã hội, đồng thời mở ra

những hướng nghiên cứu mới vừa mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn về báo chí, truyền thông trong những giai đoạn sau này.

Nghiên cứu về cơ chế tác động cua TTĐC, Harold Lasswell được xem

là người đầu tiên bàn về cơ chế tác động của TTĐC thông qua công trìnhnghiên cứu “Propaganda Technique in the World War” (Kỹ thuật tuyên truyền

trong chiến tranh thế giới) (1927) Ông đã tiễn hành nghiên cứu truyền thông

qua việc phân tích thông điệp, qua đó, ông đã đưa ra mô hình truyền thông

một chiều (1948): N guon phat (source) - Thông điệp (messgage) - Kênh

(Channel) - Tiếp nhận (receiver) và đưa ra định nghĩa về phương pháp truyền

thông: “Ai nói cái gì băng kênh nào với ai với hiệu ứng thế nào” (Who says what

in which channel to whom with what effect).

Sau nghiên cứu cua Harold Lasswell, Claude Shannon va Weaver

(1949) đã đưa ra mô hình truyền thông hai chiều gồm 6 yếu tố: Nguồn

(source) - Thông điệp (messgage) - Kênh truyền (channel) - Người nhận

(receiver) - Sự phản hồi (feedback) - Tạp nhiễu (noise) Theo hai ông, thông điệp từ người gửi đến người nhận luôn có một rào cản chủ quan hoặc khách

quan gọi là nhiễu Đồng thời, trong quá trình truyền thông, chủ thể và khách

thê được chuyên đồi một cách linh hoạt nhờ yếu tố phản hồi Do đó, dé truyền

thông có hiệu quả phải loại bỏ các nguyên nhân gây nhiêu như: rào cản vê ngôn

26

Trang 31

ngữ, văn hóa, thời tiết, tâm lý Theo mô hình truyền thông này, công chúngkhông chỉ có vị trí là người tiếp nhận thông điệp truyền thông mà còn có thể trởthành yếu tô quyết định trong quá trình thực hiện hoạt động truyền thông.

Từ các kết quả nghiên cứu trên đã mở ra nhiều hướng nghiên cứu trong nghiên cứu về báo chí, truyền thông Tiêu biéu như nghiên cứu về thông điệp

báo chí, truyền thông, các nhà nghiên cứu đã sử dụng cả phương pháp nghiên

cứu định lượng (như nghiên cứu của Berger trong Media research techniques

- Kỹ thuật nghiên cứu truyền thông); phương pháp nghiên cứu định tính (như nghiên cứu của Newbold trong The media book - Cuốn sách truyền thông);

phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng (như nghiên cứu

của Shoemaker va Reese trong Mediating the Message - Theories of

Influences on Mass Media Content (Truyền tai thông điệp - Các lý thuyết về

ảnh hưởng lên nội dung của TTDC); Social research methods: qualitative and

quantitative approaches” (Phương pháp nghiên cứu xã hội: tiếp cận địnhlượng và định tính) của H Russell Bernard Thông điệp truyền thông là yêu

tố quan trọng đề tác động đến công chúng và hiệu quả truyền thông Các yếu

tố tác động đối với báo chí (nguồn tin, kênh truyền, công chúng, hiệu quả) suycho cùng cũng là sự tác động đối với thông điệp báo chí Do đó, hướngnghiên cứu về thông điệp báo chí là hướng nghiên cứu đã được trién khai sâurộng trong những năm cuối thế kỷ XX và được tiếp tục triển khai nghiên cứutrong giai đoạn hiện nay nhằm tìm ra nội dung, hình thức của thông điệp,đánh giá tác động của thông điệp đối với công chúng và quan trọng hơn là

đưa ra các định hướng, khuyến nghị để các cơ quan báo chí, người làm báo

triển khai thông điệp hiệu quả trong các bối cảnh xã hội cụ thé

Như vậy, có thể khăng định, hướng nghiên cứu về vai trò, chức năng và

cơ chế tác động của báo chí, truyền thông đã được các nhà khoa học ở các nướctrên thế giới nghiên cứu chuyên sâu trên cả phương điện lý luận và thực tiễn

27

Trang 32

1.L2 Nghiên cứu chuyên sâu về báo chí với lĩnh vực tư pháp

Nghiên cứu của tác giả Dominick J.R trong công trình nghiên cứu

“Tội phạm và thực thi pháp luật trên truyền thông đại chúng” chỉ ra rằng:

Những câu chuyện về tội phạm và thực thi pháp luật đã bão hòa trên truyền

hình ké từ khi nó trở thành phương tiện phát sóng hang đầu vào những năm

1950 Đến năm 1959, hơn một phan ba truyền hình vào khung giờ vàng của

Mỹ là các chương trình tội phạm Các chương trình tội phạm cũng là một

mặt hàng chủ lực của truyền hình Anh Ké từ năm 1955, khoảng 25% cácchương trình truyền hình nồi tiếng nhất ở Anh trong hầu hết các năm đều là

phim vé tội phạm hoặc cảnh sát Mac dù có những biến động mạnh theo chu

kỳ nhưng đã có những thay đổi về tội phạm và công lý hình sự được đại diện[115, tr.114].

Sử dụng phương pháp phân tích nội dung, nhóm tác giả Greer.C và

Reiner trong công trình nghiên cứu Mediated Mayhem: Media, Crime andCriminal Justice (tạm dich: Tình trạng lộn xộn trung gian: Truyền thông, tội

phạm và tư pháp hình sự) đăng trong cuốn Cam nang Tội phạm học của

trường Đại học Oxford đã khẳng định rằng:

Các phương tiện truyền thông nói chung đưa ra một hình ảnh rất tích cực về sự thành công và liêm chính của cảnh sát, nói chung là tư pháp hình

su Tuy nhiên, trong cả tin fức và tiểu thuyết, có một xu hướng rõ ràng là chỉ

trích việc thực thi pháp luật, ca về tính hiệu quả cũng như tính công bằng vàtrung thực cua nó [122, tr.253].

Trong bài viết How are women who kill portrayed in newspaper

media? Connections with social values and the legal system (tam dich: Phu

nữ giết người được miêu tả như thé nào trên các phương tiện truyền thông báochí? Mối liên hệ giữa các giá trị xã hội và hệ thống luật pháp) đăng trên Diễn

đàn quốc tế về nghiên cứu phụ nữ, Patricia Easteal, Lorana Bartels, Noni Nelson, Kate Holland [147] tiép cận từ góc độ liên ngành (báo chí học, đạo

28

Trang 33

đức học) và sử dụng phương pháp phân tích diễn ngôn về hình ảnh người phụ

nữ giết người được miêu tả trên các phương tiện truyền thông cho rằng: Các

phương tiện truyền thông cung cấp một nguén quan trọng mà từ đó các thành

viên của cộng đồng, chang hạn như hội thâm, hình thành quan điểm của họ về

các vấn đề pháp lý và thông qua đó các chuyên gia pháp lý và thực thi phápluật tìm cách nâng cao khung hình ưa thích của họ Cả phương tiện truyềnthông và hệ thống tư pháp hình sự đều đóng những vai trò quan trọng và bổ

sung cho nhau trong việc kiểm soát phụ nữ.

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa truyền thông và tư pháp hình sự, cuốn

sách The Media and the CSI Effect (tạm dịch: Truyền thông và hiệu ứng CSI) của tác giả Dennis [114] sử dụng bảng hỏi để phỏng vấn ý kiến của 400 công

tố viên về ảnh hưởng của Hiệu ứng CSI điều mà làm gia tăng các cuộc chiến

rắc rồi của Mỹ về tội phạm, nghiện ngập, nghèo đói và người nhập cư, tạo ra

sự khoan dung hơn đối với các hành vi sai trái và sự leo thang của các vụ ánoan sai Cuốn sách này chỉ ra những quan niệm sai lầm phô biến và hậu quảcủa chúng, cung cấp cho độc giả khả năng phân tích, phê bình thông tin

được quảng bá bởi các phương tiện truyền thông và giải trí Tin tức toàn diện và cân bang về các sự kiện vừa mới xảy ra trong điều tra hiện trường vụ

án, quyền công tố và án oan sai cũng được dé cập.

Cuốn sách “Media, Crime, and Criminal Justice Images, Realities, and Policies” (Tạm dich: Hình anh, Thực tiễn và Chính sách về Truyền thông,

Tội phạm và Tư pháp Hình sự) của Ray Surette do Nhà xuất bản Wadsworth(Hoa Kỳ) phát hành [149] là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về mốiquan hệ của truyền thông, tội phạm và tư pháp hình sự Từ các mô hình kiểmsoát tội phạm và quy trình tố tụng nỗi tiếng của Herbert Packer, tác giả đã chỉ

ra rằng, phương tiện truyền thông có tác động hai mặt đến tư pháp hình sự: Một là, các phương tiện truyền thông như thúc day kiểm soát tội phạm bang

cách giáo dục công chúng về các chức năng của hệ thông tư pháp và nâng cao

29

Trang 34

tính răn đe bằng cách công khai các thông tin về việc trừng phạt những kẻ

phạm tội; Hai là, các phương tiện truyền thông làm can trở nỗ lực kiểm soát

tội phạm bằng cách can thiệp vào nỗ lực của cơ quan thực thi pháp luật để

điều tra và truy tố tội phạm băng cách làm sáng tỏ các hiện tượng tiêu cực của

hoạt động tư pháp Do đó, tác giả cho rằng, sự tác động của các phương tiện

thông tin đại chúng đối với hệ thống tư pháp hình sự trên hai phương diện: sựtác động mang tính tích cực và sự tác động mang tính tiêu cực Đồng thời,công trình nghiên cứu đã chỉ ra sự tác động rất rõ rệt của các phương tiệntruyền thông đến các chính sách hình sự dựa trên 03 mô hình: Thứ nhất,

phương tiện truyền thông có thé là nguyên nhân của các thay đổi trong chính

sách tư pháp hình sự; thứ hai, một sự kiện bên ngoài là nguyên nhân, trong

khi các phương tiện truyền thông chi dua tin về các sự kiện trước khi thay đổi

chính sách hình sự (nghĩa là chính sách tư pháp hình sự thay đổi mà không có

sự chú ý của giới truyền thông); thứ ba, các phương tiện truyền thông đưa tin

về một sự kiện bên ngoài nhưng sự kiện này có thể ảnh hưởng đến chính sách

tư pháp hình sự [149, tr.193] Kết quả nghiên cứu nay cua Ray Surette đã mở ra

cách nhìn toàn diện về sự tác động nhiều chiều của các phương tiện truyền thông

đối với tội phạm, tư pháp hình sự nói chung và các van đề riêng lẻ khác đối với nền tư pháp nói riêng.

Từ sự tổng quan trên cho thấy, nghiên cứu về báo chí với lĩnh vực tưpháp các công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung vào phân tích những vai

trò, tác động của báo chí tới lĩnh vực tư pháp Các nghiên cứu về một lĩnh vực

cụ thé của hoạt động tư pháp trên báo chí xuất hiện rời rạc, chưa có công trìnhnghiên cứu chuyên sâu Đặc biệt số lượng công trình nghiên cứu chuyên sâu

về báo chí với lĩnh vực tư pháp từ hướng nghiên cứu liên ngành với lĩnh vực

báo chí, truyền thông còn mỏng.

30

Trang 35

1.1.3 Nghiên cứu về van đề án oan sai từ góc nhìn Báo chí học

Ngay từ rất sớm, hệ thống tư pháp của một số quốc gia trên thế giới đã

phát hiện ra có một mối liên hệ rất lớn giữa truyền thông (báo chí) và vấn đề

án oan sai Chang hạn như vào những năm 1960, Tòa án tối cao Hoa Kỳ đã ra

phán quyết rằng việc công khai trước khi xét xử làm tôn hại nghiêm trọng đếnquyền được xét xử công băng của bị cáo Vì thế, Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ(ABA) đã cung cấp một danh sách các loại thông tin sẽ gây bat lợi nếu bị luật

sư phát tán hoặc công bồ bởi các phương tiện truyền thông Điều này được tạo

ra với hy vọng rằng các phương tiện truyền thông báo chí ở Hoa Kỳ sẽ hạn

chế đưa tin về những thông tin gây bat lợi và củng cố quyền tố tụng của người

bị buộc tội đối với một phiên tòa công băng Hội đồng Tư pháp Canada (CJC) cũng đã phát hành tài liệu liên quan đến việc công khai trước khi xét xử và

thông tin định kiến có thé ảnh hưởng đến quyền được xét xử công bang của ai

đó [Theo 110].

Do đó, nghiên cứu về báo chí với van đề án oan sai đã được thực hiện trên nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau để làm nỗi bật mối quan hệ, sự tác động, ảnh hưởng của báo chí đối với vấn đề án oan sai, trong đó, các công

trình nghiên cứu tập trung vào ba phương diện chủ yếu sau: Nghiên cứu về

cách thức, phương thức phản ánh và thông điệp của báo chí; Nghiên cứu về trách

nhiệm xã hội, kỹ năng, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp; Nghiên cứu về công

chúng và dư luận xã hội với van đề án oan sai.

1.1.3.1 Nghiên cứu về cách thức, phương thức phản ánh và thông điệp củabáo chí

Tác giả Steven Greer của khoa Luật, trường Đại hoc Bristol - Anh

trong công trình nghiên cứu Miscarriages of Criminal Justice Reconsidered

(Tạm dịch: Những trường hợp án oan sai được xem xét lại) đăng trên Tạp chí

Luật hiện đại đã khang định: “Theo thời gian, các phương tiện truyền thông

đã có ảnh hưởng lớn hơn trong hệ thống tư pháp hình sự” [123, tr.11] Nói

3l

Trang 36

cách khác, khi nói đến các vụ án hình sự, nếu các phương tiện truyền thôngnghi ngờ về tính chính xác của bản án, điều đó có thé thúc day cơ quan thựcthi pháp luật mở lại vụ án và xem xét lại băng chứng đề chắc chắn rằng bị cáo

thực sự có tội hay không Cùng với Greer (1994), Yaroshefsky trong bài viếtZealous advocacy in a time of uncertainty: understanding lawyers' ethics:

wrongful convictions: it is time to take prosecution discipline seriously (tam

dich: Sự bao che khi không chắc chắn: tìn hiểu đạo đức luật sư: kết án oan: đã

đến lúc xử lý nghiêm khắc cơ quan tố tụng) đăng trên Tạp chí Luật của Đại

hoc Columbia, cũng phát hiện ra răng một khi các biện pháp minh oan được

giới truyền thông thảo luận rất nhiều, chỉ sau đó hệ thống tư pháp mới bắt đầuxem xét sâu hơn các trường hợp kết án oan sai và cải cách tư pháp hình sự

[164, tr.278] Do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về cách thức, phương thức phản ánh và thông điệp về vấn đề án oan sai trên báo chí.

Luận văn Thạc sĩ The Social Construction of Wrongful Conviction inCanadian News Coverage (tam dich: Cấu trúc xã hội của van đề án oan sai

trong tin tức ở Canada) của Lisa Bell (Đại học Guelph, Canada) [133] dựa

trên cách tiếp cận của nhà kiến tạo xã hội đối với các vấn đề xã hội và sửdụng phương pháp phân tích chuyên đề và phân tích nội dung 280 bài báo

được xuất bản tại ba tờ báo của Canada dé xác định xu hướng đưa tin của các

phương tiện truyền thông về kết án sai trái và những ảnh hưởng của nó đến

công chúng Kết quả chỉ ra rằng, các phương tiện truyền thông thường đưa tin

về các vụ án giật gân sau khi vụ án đã được lật lại và đặt vấn đề trong hệthống pháp luật Mặc dù các cá nhân bị kết án sai được xác định là nạn nhânchính, nhưng phương tiện truyền thông phần lớn bỏ qua vai trò của sự phân

biệt đối xử có hệ thống trong việc kết tội người vô tội và cho rằng hệ thống tư

pháp hình sự đang tự sửa chữa.

Từ vụ án oan sai của Amanda Knox và Raffaele Sollecito - bị kết án vì tội giết người và những nỗ lực minh oan của họ, Bruce Fisher trong cuốn sáchInjustice in Perugia: A Book Detailing the Wrongful Conviction of Amanda

32

Trang 37

Knox and Raffaele Sollecito (tam dịch: Sự bất công ở Perugia: Cuốn sách về

vụ án oan sai của Amanda Knox và Raffaele Sollecito) do Nhà xuất bản

CreateSpace Independent (Ý) phát hành [109] đã phân tích: một trong những

nguyên nhân dẫn đến oan sai của họ là bởi: Amanda đã bị đối xử ngược đãi

bởi truyền thông Tác giả sử dụng phương pháp phân tích nội dung để phân

tích các bài báo viết về Amanda Knox và Raffaele Sollecito và chỉ ra rằng,

các phương tiện truyền thông đã nam bắt câu chuyện này và các tiêu dé bài

báo phê phán Amanda nhiều vô tận Những tiêu đề này đã được nhìn thấy trên

khắp thé giới, rat lâu thậm chí trước khi bất kỳ băng chứng nao được thu thập

Phương tiện truyền thông đã làm mọi thứ trong khả năng của minh dé tạo ra một mô tả hoàn toàn tiêu cực về Amanda Knox Đã có một loạt lời nói dối bị

rò rỉ trên các phương tiện truyền thông ngay sau cái chết của Meredith.

Những lời nói dối này đã bị tiết lộ với mục đích duy nhất là phá hủy uy tín

của Amanda Knox Cô đã bị buộc tội trước tòa án dư luận rất lâu trước khi

phiên tòa xét xử chính thức bắt đầu.

Nghiên cứu về việc đưa tin trên các phương tiện truyền thông qua ba vụ

án điển hình tai Mĩ: Vụ án Florida’s Groveland Four; bản án của Kirk

Bloodsworth trong vụ cưỡng hiếp và giết một bé gái 9 tuổi gan Baltimore năm 1985 và bản án của Walter McMillian vi tội giết một nhân viên bán hàng

ở Monroeville, Ala năm 1986, David J Krajicek trong bài viết The Media %

Role in Wrongful Convictions (tạm dịch: Vai trò của truyén thông trong các

vụ kết án oan sai) [170] đã chỉ ra khả năng sai sót của các phương tiện truyềnthông khi đưa tin về vụ án Sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp vàphân tích thông điệp truyền thông về ba vụ án, tác giả đã chỉ ra răng trong mỗi

vụ án, các bị cáo đã bị kết án tử hình trên các phương tiện truyền thông trước

khi vụ án đó được đưa ra xét xử Việc báo chí xây dựng nên các câu chuyện

“theo mục đích của báo chí” đã tạo nên một áp lực cho các công tố viên giải

quyết vụ việc Theo kêt quả nghiên cứu cua tác giả: các nhà báo háo hức tham

33

Trang 38

gia vào “tầm nhìn đường ham” (tunnel vision) dẫn đến các kết án phiến diện

một chiều Công trình nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: hiệu ứng báo chí đám

đông và tầm nhìn đường ham đã biến các nha báo trở thành công cụ của cơ

quan công tố và đây chính là nguyên nhân đã góp phan “tạo nên” án oan sai.

Katherine Rozad trong công trình Critical Champions or Careless Condemners? Exploring News Media Constructions in Cases of WrongfulConviction (tạm dịch: Người hung hay những kẻ kết án vô đạo đức? Khám phá các cấu trúc truyền thông tin tức trong các trường hợp kết án sai) do

trường Đại học Wilfrid Laurier (Canada) phát hành [129] sử dụng Lý thuyết

kiến tạo (Charmaz 2006), tác giả thu thập, mã hóa và phân tích 1.495 bài báo liên quan đến ba trường hợp người Canada bị kết án oan: Guy Paul Morin, Robert Baltovich và James Driskell, từ khi các nạn nhân bị sát hại hoặc mất tích cho đến khi ba người đàn ông này được ân xá Phân tích nội dung thông

điệp của các bài viết trong diện khảo sát, tác giả đã khăng định: Viết về các vụ

an oan sai, báo chí đã tạo nên các câu chuyện: Tác gia cho rằng, các phương

tiện truyền thông có hai vai trò đối lập: vai trò thứ nhất là các phương tiện

truyền thông góp phần tạo ra hoàn cảnh có liên quan đến án oan sai; vai trò

thứ hai được chứng minh là có lợi cho người vô tội thông qua điều tra cáctrường hợp khang định nghi ngờ và hỗ trợ chứng minh sự vô tội cho các nạn

nhân bi oan sai.

Luan van Thac si Media Framing of wrongful Convictions (tam dich:

Đóng khung thông tin về van dé án oan sai trên truyền thông) chuyên ngành

Tư pháp hình sự của trường Dai học John Jay College (New York), Eza Bella

Zakirova [117] tập trung xem xét cách phương tiện truyền thông định khungcác yếu tố góp phần dẫn đến kết án sai trái bằng cách sử dụng khung xây

dựng xã hội của Loseke (khung này hữu ích dé giải câu trúc khung chan đoán, động lực và tiên lượng của vấn đề - nghĩa là cách phương tiện truyền thông

đánh giá nguyên nhân, giải pháp và ly do hành động dé giải quyết van đề xã

34

Trang 39

hội đã cho) dé phân tích nội dung các bài báo về chủ dé án oan sai và đưa ra

kết luận: thông qua việc đóng khung, các phương tiện truyền thông có thể

thay đổi nhận thức của công chúng về van dé xã hội của việc kết án oan sai

bang cách nhắn mạnh một số khía cạnh Theo tác giả, thông qua việc đóng

khung, các phương tiện truyền thông có thể thay đổi nhận thức của côngchúng đối với các vấn đề xã hội về án oan sai bằng cách nhân mạnh một số

khía cạnh theo cách khác Nghiên cứu đã phân tích các bài báo của New York

Times dé xác định xem liệu việc giới truyền thông đưa ra các yếu tố góp phandẫn đến kết án oan sai có tương xứng với dữ liệu chính thức được thu thập bởi

Cơ quan đăng ký quốc gia về sự miễn tội (National Registry of Exonerations), một dự án được xây dựng bởi Đại học California và Đại học Michigan cung cấp thông tin chỉ tiết về mọi sự ân xá đã biết ở Hoa Kỳ kể từ năm 1989 hay không.

1.1.3.2 Nghiên cứu về trách nhiệm xã hội, kỹ năng, nghiệp vụ và đạo đứcnghề nghiệp

Theo Walker và Starmer trong công trình nghiên cứu Miscarriages of

justice: a review of justice in error (tam dich: Án oan sai: Đánh giá lại các

trường hop kết án sai) khang định: “Có vẻ như chỉ có các nha báo mới có thé

điều tra những sự thật bị nghi ngờ đã bị tòa án bác bỏ và có thể củng cố chúng

đủ dé đầu tiên thuyết phục một bộ phận độc giả đại chúng, và sau đó là tòa án,

chấp nhận chúng” [161] Nói cách khác, nhà báo điều tra không chỉ có vai trò

đưa tin mà còn chỉ ra những “góc khuất” của tảng băng chìm tưởng chừng như đã được quyết định băng cán cân thể hiện quyền lực và sự công bằng -

“tòa án” Vì vậy, nghiên cứu về van dé án oan sai đã được một số học giả trênthế giới phân tích từ góc nhìn về vai trò, trách nhiệm và kỹ năng nghiệp vụ,

đạo đức nghề nghiệp của nhà báo.

Luận án tiến sĩ Watchdogs of the wrongly convicted: the role of the

media in revealing miscarriages ofjustice (tam dich: Co quan giám sat những người bị kết án sai: vai trò của truyén thông trong việc tiệt lộ những vu xử

35

Trang 40

oan) của Sam Poyser bảo vệ tại trường Dai hoc Portsmouth (Anh) [155] đã sử

dụng chiến lược nghiên cứu tam giác bao gồm: phỏng vấn, bảng câu hỏi và

phân tích tường thuật để xem xét vai trò tích cực của truyền thông đối với các

vụ án oan sai ở Anh và xứ Wales (từ năm 1960 đến năm 2012) và xác định mức độ tham gia của các phương tiện truyền thông trong những trường hợp

như vậy đã thay đổi như thé nào theo thời gian Qua kết quả phỏng van 27 nha

báo và 23 người đã tham gia đưa tin về các vụ án oan sai, tác giả cho rằng,

động cơ của các nhà báo khi tham gia vào các vụ việc oan sai được chia thành

ba loại, cụ thé là các động cơ xuất phát từ: 1) thuộc tính / đặc điểm của bản

thân nha báo, ii) nhận thức được độ tin cậy / độ tin cậy của những người khác

đã tham gia vào một vụ án, và iii) lời hứa về một câu chuyện hay Trong đó, quan niệm về nghĩa vụ công và lương tâm xã hội là yếu tố rất quan trọng

quyết định việc nhà báo tham gia vào các bài viết về vấn đề án oan sai (đặcbiệt là thé loại báo chí điều tra) Nghiên cứu cũng chi ra cách thức mà nhà báo

tham gia vào các vụ án oan sai, được thể hiện qua mô hình ba giai đoạn sau:

Bảng 1.3: Mô hình cách thức các nhà báo tham gia vào các vụ án oan sai

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:40

w