Với đề tài này, tôi mong muốn chỉ ra cho độc giả nhận thấy vai trò, tácdung của báo chí, cụ thé là loại hình báo điện tử và báo in đối với việc dautranh chống tiêu cực trong thi cử, đồng
Trang 1`ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BẠCH LAN ANH
BAO CHÍ VỚI VAN DE CHÓNG TIEU CUC
TRONG KY THI THPT 2018
Hà Nội - 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa Mọi số liệu và kết quả nghiên cứu
trong Luận văn này là hoàn toàn trung thực, các thông tin trích dẫn trong
Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc Luận văn có sử dụng, phát triển, kế thừa
một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu
liên quan đên nội dung đê tài.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm doi với Luận văn của minh!
Tác giả
Bạch Lan Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới cán bộ Viện dao tạo Báo chí và Truyền
thông đã truyền thụ cho tôi những kiến thức bồ ích trong suốt quá trình học vàtạo điều kiện cho tôi hoàn thành Luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS
Đỗ Chí Nghĩa, người đã trực tiếp định hướng, hướng dẫn, cung cấp tài liệu vànhận xét, đánh giá, chỉ bảo tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này
Do những hạn chế về mặt thời gian và trình độ nghiên cứu nên Luậnvăn này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhậnđược sự đóng góp ý kiến của Hội đồng Khoa học, quý thầy, cô giáo Đó sẽ lànhững ý kiến quý báu giúp tôi rút kinh nghiệm và hoàn thiện Luận văn cóchất lượng tốt hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2021
Tác giả
Bạch Lan Anh
Trang 5MỤC LỤCDANH MỤC CÁC TỪ VIET TẮTT 2 s-sssss©ssesseesseesssessee 4
DANH MỤC BẢNG s-s< s< se se SssESsEEseEseEsEesEssEssesserserssrsssssrsse 5 DANH MỤC BIEU ĐÒ 2-5 <5£ 5S s£ssEssEseEseEsesseseesersersese 6
DANH MỤC HÌNH ẢNH - 2-2 e< se ©sseEssersersserserssersrre 7
PHAN MỞ ĐẦU 252 22tvt tt th He 8
1 Lý do chọn đề taic cececcececcccscssscssescssessesscssescsessessesscsesessesuesucssstsasssesseaseasens 8
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2 2 2 s2 s+£x+zxzzse+z 10
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - + + E+kE+veeEeeerseeeeeeeree 14
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - ¿+ ¿+ £+++£s+zx+rxerxezxzzrerrxees 14
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - « «++s++s++ex+s+2 15
6 Ý nghĩa lý luận va thực tiễn của đề tài -2-©22©52+ z+E2EzEerxerxerreee 17
7 Kết câu của luận văn tk StSvSESEEEkSESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEkrkrrrrrree 18
CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE THONG TIN
CHONG TIỂU CUC TREN BAO CHÍ 552525252 ssexsxexcs+ 191.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 2 2 2 2 s+zx+zxzrseez 19
DDD BOO G1 ñn Ả 19
L1.2 BOO GiGM tt nốốốỐ 21 11.3 Thông tin, thông tin DGO CHE ecccccccscccccecccessseeensesesseeseneeensseeceseeessneeessesenes 22 LiL.4 Gi AUC dang ốốốốốốố 25
LDS, Ti€u CUC trong th CU na 25
1.1.6 Ky thi tot nghiệp Trung học phổ thong veccececccscsccsseesesseerssvssveseerserssseeveeee 26 1.2 Vai trò của báo chí trong thông tin về chống tiêu cực và chống tiêu cực
0100150000000 Ố 27
1.2.1 Vai trò của báo chí trong thông tin về chống tiêu cực . - 27 1.2.2 Vai trò của báo chí trong thông tin về chống tiêu cực trong thi cử 301.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin chống tiêu cực trên tác phẩm báo
010 — 34
1.3.1 Tiêu chí về nội dung thông tỉn - - + + ©k+Ek+E+E+EeEeEeErrerrerkees 34 1.3.2 Tiêu chí về hình thức thông tiH - + + k+Sk+E+E+EeEeEeE+Eerrerkees 361.4 Tổng quan về van dé tiêu cực trong kỳ thi THPT 2018 ở Việt Nam 381.5 Giới thiệu về hai báo được khảo Sdt c cccceesessesseessessessessessessessessesseeseesees 4I
1.5.1 BAO 208 A/, 5 8 e 4I 1.5.2 Báo in Giáo đục và THỜI đÏQÌ - << << cc S333 1kg 11 kkerree 43
Trang 6Tiểu kết chương Ì ¿+ 252 2+E+SE£EEEEE2EEEEEEEEEEEEEEE21711111711 11111 xe, 45
CHUONG 2: THỰC TRANG THONG TIN VE CHÓNG TIEU CỰC
TRONG KY THI THPT 2018 TREN CAC BAO ĐƯỢC CHON KHAO
2.2 Nội dung thông tin phản ánh tiêu cực ky thi THPT 2018 trên trên các báo
THPT 2018 trên các tÈ báo khảO SÁt - 5S sseEsseeeeeeerseseeersee 83
2.4 So sánh cách thông tin về tiêu cực trong kỳ thi THPT 2018 trên báo in và
2.5 Đánh giá chung về thông tin chống tiêu cực trong ky thi THPT 2018 trên
hai báo được khảO sát - E 211111111 111995301111 KH ng 1 key 92 2.9.1 Thành CÔNg «cv vn ng 93
b2 ).177000000nẺ0n88® - 97Tiểu kết chương 2 ¿+ 5s £+ESE9EEEEE9EE2E5217151111121121711111 2121111 c0 100
CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐÈ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHÁT LƯỢNG THÔNG TIN VÈ CHÓNG TIÊU CỰC TRONG KỲ THỊ
THPT Ở VIỆT NAM HIEN NAY -22-55c 55c cxcccerkerxerkrerrees 101 3.1 Những van để đặt ra ceceeccccccccccssessessessessssssssessessessessessessessessssssesseeseeseess 1013.1.1 Sự phối hop giữa ngành giáo dục và các cơ quan báo chi chưa cao 101
3.1.2 Những thách thức khi đưa tin tiêu cực trong giáo dục 102
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về đấu tranh chống tiêu cực
trong thi cử ở Việt Nam hiỆn nay - <5 311833 E*EEEvEEseerseeeeeeerree 105
3.2.1 Các cơ quan chức năng phối hợp cung cấp kịp thời và thong nhất thông
tin về tiêu cực trong Giáo dục cho báo ChÍ - «+ «+ x+sx£+s+seeexe 105
3.2.2 Xây dựng cơ chế bảo vệ nhà báo chống tie Cực . -: - 107
Trang 73.2.3 Nâng cao nghiệp vu, đạo đức nghé nghiệp của phóng viên, biên tập viên
làm công tác thông tin VỀ TEU CUC c5 1v rree 108
3.2.4 Mở rộng đội ngũ CONG AC VIEN - ccScs++E+*vEEeeeExeereeeeereereee 111
3.2.5 Đa dang hơn phương thức thé hiện trong các tác phẩm dau tranh chống
/72/8s7;ÐBEREREEEEE a 112
3.2.6 Thường xuyên thu thập ý kiến độc giả về hiệu quả thông tin về van dé
tiêu Cực trên ĐáO CÍ = E331 88881 111189351118 E95 11kg yy 114
3.2.7 Bao dam tính nhân văn, thận trọng, chặt chẽ khi thông tin về van dé tiêu
cực trong thi Cứ Ở Viet NGIH Gv HH vn ng kg 115
3.3 Một số giải pháp cụ thé cho báo in/báo điện tử chọn khảo sát 117Tiểu kết chương  ¿+ 56522 +E9EEEEEEE12E12157151111121121711111 11111 x0 120
000900755 — 121
TÀI LIEU THAM KHẢO scsssssssesssesssesssssssesssecsneconsssnscssssanscaneceseceseeases 123I,i0000 0A 126
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
PGS.TS Phó Giáo sư, Tiên sĩ
PTTTĐC Phương tiện Truyền thông Đại chúng
Th.S Thạc sĩ
THPT Trung học phô thông
TP HCM Thành phô Hồ Chí Minh
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bang 1: Bảng mã va thông tin nhân khẩu hoc của các đối tượng phỏng van
Bảng 2.1.Số lượng tác phẩm thông tin về chống tiêu cực trong kỳ thi THPT
2018 trên các báo được chọn khảo sát ¿ ¿+55 S222 ccceezzszxs 46
Bảng 2.2 Các tuyến bài trong loạt bài về chống tiêu cực trong kỳ thi THPT
2018 trên các báo được chọn khảo Sat c <1 S1 3x2 Sky 47
Bảng 2.3 Những nội dung thông tin tiêu cực trong Ky thi THTP 2018 trên
các báo được chọn Khao Sát -. - Ă S1 1121111011111 111181 1118811118211 8x re 60
Bảng 2.4 Các yêu tố đa phương tiện được thể hiện về van đề chống tiêu cựctrong kỳ thi tốt nghiệp trên các báo được chọn khảo sát - 79Bảng 2.5: Tần suất các thê loại được sử dụng để thông tin tiêu cực trong kỳ
thi THPT 2018 trên các bao được chọn khảo sát - «<<: 84
Trang 10DANH MỤC BIEU DO
Biểu đồ 2.1 Mức độ quan tâm của độc giả đến các nội dung thông tin tiêu cực
trong kỳ thi THPT 2018 trên báo Chí -s + «+ +++£+s£+s+s+seseeseeeeexee 75
Biểu đồ 2.2 Đánh giá của công chúng về chất lượng nội dung thông tin vềvan đề tiêu cực trong kỳ thi THPT 2018 trên báo chí -5zs¿ 93Biểu đồ 2.3 Đánh giá của công chúng về chất lượng hình thức thông tin vềvan đề tiêu cực trong kỳ thi THPT 2018 trên báo chí -. - 94Biểu đồ 2.4 Đánh giá mức độ theo dõi của công chúng về van dé tiêu cực
trong kỳ thi THPT 2018 trên báo chí s6 + ++++£+svsseesseesseeeske 95
Biểu đồ 2.5 Đánh giá mức độ phản ánh của công chúng về vấn đề tiêu cực
trong kỳ thi THPT 2018 trên báo chí s55 +++*+++s+s+seseeseeeeeee 96
Biểu đồ 2.6 Đánh giá phản hồi của công chúng về thông tin giáo dục trên
Biểu đồ 3.1 Đánh giá của công chúng về đôi mới chat lượng thông tin phòng, chống
tiêu cực trong thi cử nói riêng, trong giáo dục nói chung trên báo chí 113
Trang 11DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Nhóm giáo viên nêu ra van dé bất thường về điểm thi THPT 2018
trên mạng xã hội va thu hút sự quan tâm của dư luận ‹ 32 Hình 1.2 Giao diện báo điện tử VnEXpress - 55 555532 £+ss+ss2 42 Hình 1.3 Trang bìa báo in Giáo dục và Thời dai - -«+5-<52 44
Hình 2.1 Bảng “thăm đò” ý kiến của độc giả về việc “Bạn có đồng ý việccông khai danh tính những người mua điểm thi?” trên báo VnExpress 57Hình 2.2 Phản hồi trên bài “Người Ha Giang tự trọng” -. - 58Hình 2.3 Yếu tố đa phương tiện được sử dung trên báo điện tử VnExpress khithông tin về van đề tiêu cực trong kỳ thi THPT 2018 -. -s- 82Hình 2.4 Infographic trong video trên báo điện tử VnExpress khi thông tin vềvan đề tiêu cực trong kỳ thi THPT 2018 2-2 2 s+s+£EzEzzEzzsreee 83
Trang 12PHẢN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tàiTrong thời đại hội nhập như hiện nay, không chỉ ở hầu hết các quốc giakhác trên thế giới mà ở Việt Nam, chính phủ đều coi giáo dục là quốc sáchhàng đầu Xuyên suốt nhiều kỳ Đại hội Đảng cũng như nhiều Hội nghị Trungương, quan điểm giáo dục và dao tạo là quốc sách hàng đầu không thay đổi
Tại lễ Kỷ niệm 50 năm thành lập ngành Giáo dục Việt Nam, ngày
20/11/1995, có Tổng Bí thư Đỗ Mười đã có bài phát biểu: “Chăm lo đến sựnghiệp Giáo dục là chăm lo thiết thực nhất đến sự phát triển của con người, chủ thể của mọi sáng tao” Trong bài phat biểu này, cố Tổng Bí thư nhắnmạnh: “Giáo duc là sự nghiệp của toàn xã hội, của tất cả các ngành, các cấp,các đoàn thể, của mọi gia đình và của mỗi người dan” [3] Do vậy, giáo dục,đào tạo giữ vai trò cốt tử đối với mỗi Quốc gia.
Có thể thấy, giáo dục Việt Nam trong những năm gần đây đã đạt đượcnhững kết quả rất đáng ghi nhận, trở thành một trong những điểm sáng trênbản đồ giáo dục thế giới Trong năm 2018, học sinh Việt Nam dự thi các kỳ thi Olympic quốc tế tiếp tục đạt được thành tích cao và lập nên những kỉ lụcmới Lần đầu tiên trong lịch sử, tất cả các học sinh tham dự đều đạt được huychương và tất cả các đội tuyên đều có được huy chương vàng
Trong bối cảnh cả thế giới phải đối mặt và chịu ảnh hưởng nặng nề của
đại dịch Covid-19, các hoạt động giáo dục đã nhanh chóng thích ứng linh hoạt
với phương pháp giảng dạy mới, nhất là dạy học trực tuyến trong mùa dịch,các trường đại học nghiên cứu và phát minh ra nhiều sản phẩm công nghệphục vụ hiệu quả cho công tác phòng, chống dịch.
Bên cạnh những thành tích đó, không thể phủ nhận răng, giáo dục vàdao tạo ở nước ta còn nhiều những bat cập như: bạo lực học đường, những
hành vi phản giáo dục diễn ra trong nhà trường, tình trạng tiêu cực trong thi
Trang 13cử khiến dư luận dậy sóng Do là những van dé tác động không nhỏ, cần
được ngành Giáo dục nghiêm túc nhìn nhận, khắc phục.
Một trong những vấn đề về giáo dục gây chấn động dư luận là sự việcgian lận xảy ra trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 Đây được xem là
vụ gian lận điểm thi lớn chưa từng có trong lịch sử, ké từ thời điểm ky thi THPT Quốc gia được tô chức lần đầu tiên năm 2015 Sau khi kết thúc ky thi, những nghi vấn về điểm thi bất thường của Sơn La, Hòa Bình làm nóng dư luận sau khi gian lận thi cử ở Hà Giang được đưa ra ánh sáng, tinh trạng số
lượng lớn các thí sinh phải nhận các hình thức kỷ luật từ cảnh cáo, đình chỉ
thi trong các dot thi tốt nghiỆp, tuyển sinh Đại học, Cao đăng thậm chí là buộcthôi học do kết quả chấm thâm định thấp hơn rất nhiều so với năng lực của thísinh cho thấy, gian lận trong thi cử ngày càng trở thành căn bệnh trầm kha
Các hình thức gian lận thi cử ngày càng tinh vi, ngang nhiên hơn Những sai
phạm trong kỳ thi cũng làm mắt niềm tin của người dân về một kỳ thi khách quan, trung thực và về hình ảnh nhà giáo Những băn khoăn về kỳ thi đã được
đặt ra như còn gian lận nào chưa được đưa ra ánh sáng; làm sao bảo đảm công
bằng trong giáo dục, thi cử ; làm thế nào để loại bỏ tiêu cực mà vẫn tạo
thuận lợi, giảm áp lực cho học sinh Đây là những thách thức đặt ra với
ngành giáo dục trong bối cảnh toàn ngành đang thực hiện công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện, trong đó có “đổi mới thi cử”.
Trong sự nghiệp đôi mới giáo dục va dao tạo chung của cả nước, việcdau tranh chống tiêu cực trong thi cử đóng vai trò hết sức quan trong Chong
tiêu cực trong thi cử là nhiệm vụ không chỉ của ngành giáo dục mà đó còn là
công việc của nhiều người, nhiều ngành trong đó, báo chí có một vai trò quan
trọng Xét riêng trong lĩnh vực Giáo dục, báo chí trong thời gian qua đã tích
cực hoàn thiện nhiệm vụ này Hau hết những tờ báo lớn đều dành một lượngbài nhất định về lĩnh vực giáo dục, trong đó, nội dung phản ánh được thể hiện một cách đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau Báo chí với đặc trưng là
Trang 14phương tiện thông tin đại chúng hoạt động trên quy mô toàn xã hội, tận dụng
những ưu thé của mình dé trở thành phương tiện hữu hiệu nhất hiện nay trongviệc đưa thông tin kịp thời, chính xác những vấn đề liên quan đến việc chống
tiêu cực trong thi cử Báo chí không những có vai trò quan trọng trong lĩnh
vực chính trị - văn hóa — xã hội của đất nước mà còn có vai trò vô cùng to lớntrong việc phát triển kinh tế, giáo dục
Với tầm quan trọng và ý nghĩa cấp thiết như vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Báo chí với vấn dé chống tiêu cực trong ky thi THPT 2018” dé thuc hiénluan van tét nghiệp bậc thạc si chuyên ngành Báo chí học
Với đề tài này, tôi mong muốn chỉ ra cho độc giả nhận thấy vai trò, tácdung của báo chí, cụ thé là loại hình báo điện tử và báo in đối với việc dautranh chống tiêu cực trong thi cử, đồng thời chỉ ra những mặt còn tôn tại củathông tin báo chí và hướng khắc phục những tồn tại đó, đề xuất giải phápnâng cao chất lượng thông tin của báo chí trong việc phát triển Giáo dục Việt Nam nói chung cũng như đấu tranh chống tiêu cực trong thi cử nói riêng.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiLiên quan đến vấn đề lý luận báo chí và thực tiễn hoạt động của báochí, hiện nay có một số tài liệu nghiên cứu liên quan như:
Cuốn “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” của nhóm tác giả DươngXuân Sơn, Dinh Văn Hường, Tran Quang Các tác giả cuỗn sách đã vậndụng nhất quán quan điềm của chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và đường lối, chủ trương của Dang và Nhà nước ta về báo chí Cuốn sách này
đã dé cập đến các van dé có tính phương pháp luận, các khái niệm, đặc thù, chức năng, nguyên tắc, hiệu quả, tính sáng tạo của lao động báo chí.
Cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” của tác giả Nguyễn Văn Dững(2012) Cu6n sách cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống về hệ thốngcác khái niệm của lý luận báo chí Một điểm khác biệt của giáo trình này với
nhiêu cuôn sách khác là tác giả có cách tiêp cận báo chí hiện đại rõ ràng, có
10
Trang 15lối đi riêng, theo hướng lý thuyết báo chí - truyền thông hiện đại Từ nền tảng
lý thuyết truyền thông, tác giả mở lối vào truyền thông đại chúng đề từ đó tiếp
cận lý luận báo chí đương đại.
Cuốn “Cơ sở lý luận báo chí đặc tính chung và phong cach” của tác giả
Hà Minh Đức cũng dé cập đến các van dé có liên quan đến báo chí từ tự dobáo chí, đổi mới trong báo chí, đạo đức báo chí, báo chí với văn học, ngônngữ báo chí đến giới thiệu một số những nhà báo lớn của Việt Nam từ trướctới nay Qua đó thay được sự cần thiết của báo chí của nó đối với đời sống xãhội, hướng đi mới của nó trong tương lai và viết như nào để thu hút được sự
quan tâm, của độc giả
Cuốn “Vai trò của báo chi trong định hướng du luận xã hội” (2012)của tác giả Đỗ Chí Nghĩa Cuốn sách đã khái quát và làm rõ về mặt lý luậnvai trò, chức năng và mối quan hệ mật thiết giữa báo chí và dư luận xã hội, thông qua những đánh giá của Đảng, Nhà nước và khảo sát quan điểm, nhận thức của các nhà báo về vai trò định hướng dư luận xã hội của báo chí Qua những quan điểm, nhận thức đa dạng, phong phú và với tinh thần trách nhiệm cao của báo giới, có thé thay sự thống nhất cao về quan điểm trong đội ngũ
nhà báo, đó là: báo chí phải có trách nhiệm định hướng dư luận xã hội, bởi đó
là trách nhiệm chính trị, trách nhiệm xã hội của người làm báo Song cũng
nhìn nhận, chỉ ra một cách thăng than những nhược điểm cần khắc phục trênthực tế, như nhiều trường hợp báo chí thông tin trái chiều, mâu thuẫn, nhiều
sự việc bi day lên quá mức, suy diễn, làm ảnh hưởng đến uy tín của báo giới,gây thiệt hại, phương hại đến quyền lợi của tô chức, cá nhân được đề cập
Cuốn sách “Ngồn ngữ báo chí” (2001— tái bản năm 2007) của tác giả
Vũ Quang Hào do NXB DHQGHN đã đưa ra những dẫn chứng, những biểu
đồ so sánh, minh hoạ một cách sinh động cho phan lý luận Những nội dungtrong cuốn sách: ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí; ngôn ngữ các phong cách
báo chí; ngôn ngữ của tên riêng trên báo chí; ngôn ngữ của thuật ngữ khoa
11
Trang 16học; danh pháp khoa học; ký hiệu khoa học; chữ tắt và số liệu trên báo chí;ngôn ngữ phát thanh, ngôn ngữ phi văn tự cho đến ngôn ngữ quảng cáo báo
và quảng bá báo chí được tác giả trình bày và lý giải một cách cô đọng, hấpdẫn khiến người đọc dễ hiểu, dễ cảm nhận
Trong cuốn sách “7ác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thônghiện đại” của tác giả Nguyễn Thành Lợi, Nxb Thông tin và Truyền thông,tháng 06/2014 đã giới thiệu những nét khái quát nhất về các van đề khá mới
mẻ đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới nhiều năm — nhiều thập kỷ
qua như: truyền thông xã hội, các lý thuyết về truyền thông, hội tụ truyền
thông, xu hướng tòa soạn báo hội tụ và những kỹ năng cần thiết trong viết báo
đa phương tiện Cuốn sách đã khăng định tầm quan trọng của internet và cácthiết bị truyền thông hiện đại đối với báo chí.
Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên bước đầu đã đánhgiá vai trò của báo chí Việt Nam trên mọi mặt của đời sống chính tri.
Nghiên cứu báo chí về vấn đề giáo dục có thé kế đến một số cuốn sách,khóa luận, luận văn thạc sĩ về đề tài này như: Cuốn “Những vấn đề giáo dục hiện nay: Quan điểm và giải pháp ”, Nxb Tri thức, năm 2007 Cuốn sách gồm các bài quan trọng về các van đề mau chốt và cấp bách của giáo dục do cáctác giả trong và ngoài nước viết đã hoặc chưa được công bố trên các phươngtiện truyền thông Phần thứ nhất của cuốn sách bao gồm một số bài viết mangtính dẫn luận Tác giả giới thiệu với các ý kiến trả lời phỏng vấn về các vấn đề
giáo dục của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã đăng trên các báo trong
thời gian gần đây Phần thứ hai được mở đầu băng hai bản Đề án Kiến nghịcủa hai tập thể các nhà khoa học trong nước (Hoàng Tụy và cộng sự) và ởnước ngoài (Vũ Quang Việt và cộng sự) Tạp chí Cộng sản số 31/2003: “Vaitrò của báo chí trên địa bàn Thành pho Hồ Chi Minh trong công cuộc dautranh chống tiêu cực ” của Dinh Phong
12
Trang 17Khóa luận tốt nghiệp “Vấn dé đổi mới giáo dục - đào tạo trên báo Giáoduc và thời dai và báo khuyến học” Đoàn Mạnh Hùng, K39, ĐHKHXH&NV Khóa luận tốt nghiệp “Tuyên truyện đổi mới giáo dục trên báo
Giáo dục và Thời đại” (Nguyễn Thanh Hương, k45, DH KHXH&NV) Luận
văn “Báo in Việt Nam trong công cuộc đổi mới Giáo dục hiện nay ” của tác
giả Văn Phương Hoa, K11CH, DHKHXH&NV.
Về đề tài tiêu cực trong thi cử có Luan văn Thạc sĩ “Thong điệp về vấn
dé gian lận thi tốt nghiệp Trung học phổ thông trên báo điện tử Việt Nam hiện
nay” của Nguyễn Thị Thanh Mai (năm 2020) tại trường
ĐHKHXH&NV(ĐHQGHN) Tác giả đã khảo sát và thống kê đánh giá củacông chúng về thông điệp về vấn đề gian lận thi tốt nghiệp THPT trên báođiện tử Việt Nam hiện nay Từ đó, đưa ra những kiến nghị, giải pháp cụ thênhằm nâng cao chất lượng cách thức truyền thông này trên báo điện tử nói chung và các báo điện tử được lựa chọn khảo sát nói riêng Tuy nhiên, với đề
tài này, tác giả chỉ nghiên cứu một loại hình báo chí là báo điện tử mà không
có sự so sánh về cách đưa tin giữa các loại hình báo chí khác khiến việc khảo sát mang tinh một chiều.
Đây là những dé tài có cách đặt van đề tương đồng với luận văn nàynên tác giả có thé tham khảo về phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận van
đề cũng như một số quan điểm về giáo dục hiện nay trên báo chí Bên cạnh những tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài, còn có những thông tin mà tácgiả thu thập được trên mạng Internet và những kiến thức được học trong suốtthời gian học vừa qua Đây là cơ sở dé người viết tham khảo và soi chiếu vàonghiên cứu của mình, cũng như có thể học hỏi những thao tác nghiên cứu hỗtrợ cho công trình thêm sâu và đầy đủ khi có sự so sánh, đối chiếu Từ quátrình tìm hiểu, nghiên cứu và kế thừa những thành tựu khoa học của các nhànghiên cứu trước đây, tác giả tập trung thể hiện đề tài “Báo chí với vấn déchống tiêu cực trong kỳ thi THPT 2018”.
13
Trang 183 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục dich nghiên cứu
Luận văn nhằm đánh giá vai trò của báo chí, cụ thể là loại hình báo điện tử và báo in trong thông tin về tiêu cực thi trong ky thi THPT 2018 dướihai khía cạnh nội dung và hình thức thông tin Từ đó đề xuất những giải pháp
để nâng cao chất lượng thông tin chống tiêu cực trong kỳ thi THPT ở Việt
Nam hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác giả luận văn đã thực hiện
những nhiệm vụ như sau:
- Làm rõ một số van đề mang tinh lý luận liên quan đến dé tài như: khái niệm về báo điện tử, báo in; khái niệm về tiêu cực thi cử; kỳ thi tốt nghiệp THPTquốc gia
- Khảo sát vai trò thông tin cua báo điện tử Vnexpress va báo in Giáo dục và Thời đại dưới góc độ nội dung thông tin và hình thức thông tin.
- So sánh sự khác biệt trong cách thông tin về tiêu cực thi cử giữa các
báo khảo sát.
- Đưa ra những nhận xét, phân tích, đánh giá về ảnh hưởng của báo chí
cụ thé là loại hình báo điện tử và báo in đối với vấn dé đấu tranh chống tiêu
4.2 Pham vi nghiên cứu
- Về không gian: với dé tai là “Báo chí với vấn dé chống tiêu cực trong
kỳ thi THPT 2018” nêu đủ nghiên cứu thì chúng tôi phải nghiên cứu 4 loại
14
Trang 19hình báo chí nhưng trong phạm vi nghiên cứu của luận văn Thạc sĩ, tác gia chi
lựa chọn nghiên cứu 2 loại hình báo điện tử và báo In, cụ thé là báo điện tử
VnExpress và báo in Giáo dục và Thời đại.
Tác giả lựa chọn các tờ báo được khảo với các lý do sau:
- Báo điện tử VnExpress là tờ báo có số lượng người đọc rat lớn, yếu tố daphương tiện ở tờ báo này được thé hiện vượt trội Thông tin được kiểm duyệtqua nhiều khâu, nguồn tin chính xác, đa chiều tin cậy, an toàn và hấp dẫn
- Báo in Giáo dục và Thời đại là tiếng nói của ngành giáo dục, thực hiệnchức năng, phục vụ công tác điều hành quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Hai báo này có số lượng tin, bài về đề tài giáo dục được thể hiệnphong phú, cập nhập thường xuyên, chủ trương nhất quán viết cho các tờ báonày luôn bám sát dé cập nhật thông tin nhanh nhạy đặc biệt là những thông tin
“nóng” được cập nhật tạo cảm giác mới mẻ cho độc giả, nhiều người quantâm được cập nhật và chính xác về mọi mặt.
- Đội ngũ phóng viên đông đảo, năng động, trau đồi kinh nghiệm thựctiễn từ cuộc song nén chat lượng tin, bài khá cao Nội dung bài viết có tính chuyên sâu, có tính phân tích, bình luận, đề cập nhiều góc cạnh của cuộc sống.
- Về thời gian: tác giả tiễn hành khảo sát từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019.Đây là khoảng thời gian diễn ra kỳ thi THPT quốc gia 2018, các hành vi tiêu cực
trong ky thi này được phát hiện và xử lý Báo chí nói chung va hai báo VnExpress
và Giáo dục và Thời đại nói riêng đã có những phản ảnh kịp thời, sát sao với vẫn
15
Trang 205.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích thông tin từ nguồn tài liệusẵn có (bao gồm các cuốn sách, tài liệu tham khảo Vận dụng dé khái quát hóa
và lý thuyết hóa các vấn đề đơn lẻ khảo sát được).
- Phương pháp phân tích nội dung: Luận văn xem xét có hệ thông các tài liệu dưới dạng văn bản viết như: các quy định, nghị định, thông tư, báocáo dé lấy thông tin và số liệu cho quá trình viết luận văn Quan trọng hon,phương pháp này sử dụng để phân tích nội dung các bài báo trong thời gian
và không gian nghiên cứu để tìm ra các đặc điểm bao quát, từ đó có nhữngnhận định về vai trò của mỗi báo trong công cuộc đấu tranh chống tiêu cực
trong thi cử hiện nay.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánhthực trạng thông tin về tiêu cực trong kỳ thi THPT 2018 giữa hai báo khảo sát
và giữa các thể loại báo chí.
- Phương pháp điều tra xã hội học: tác giả thực hiện điều tra côngchúng số lượng 160 phiếu với độc giả không phân biệt giới tính, độ tuổi, trình
độ học vấn, nghề nghiệp nhằm lấy ý kiến về mức độ quan tâm của họ đối vớivan đề tiêu cực trong ky thi THPT 2018 cũng như các giải pháp nâng cao chatlượng thông tin về van đề phòng, chống tiêu cực trong giáo dục trên báo chí
- Phương pháp phỏng vấn sâu: với hình thức phỏng van đặt câu hỏi trực tiếp có ghi âm và trả lời bằng văn bản với 5 người gồm chuyên gia, nhà
quản lý giáo dục, phóng viên phụ trách mảng giáo dục của báo điện tử và báo
in, tác giả của những bài viết về van dé tiêu cực trong kỳ thi THPT2018 nham đánh giá ưu - nhược điểm, tìm ra giải pháp, nâng cao hiệu quảtrong việc thông tin về vấn đề tiêu cực trong kỳ thi THPT 2018 nói riêng cũng
như vân đê tiêu cực trong giáo dục nói chung trên báo chí.
16
Trang 21Các đôi tượng phỏng vân sâu được mã hóa với thông tin nhân khâu học như sau:
Bảng 1: Bảng mã và thông tin nhân khẩu học của các đổi tượng phỏng vấn sâu
STT | Mã số Chức vụ Học vi/ Chức danh
1 Al Truong ban Dao tao Dai hoc PGS.TSKH
2 A2 Phó hiệu trưởng Truong Dai học | TS
3 A3 Chuyên gia tâm lý - giáo dục PGS.TS
4 A4 Phóng viên, tác gia báo in Nhà báo
5 A5 Phóng viên, tác giả báo điện tử Nhà báo
Phương pháp phỏng vấn sâu được tác giả sử dụng trong luận văn làphương pháp phỏng van bán cấu trúc Tác giả đã chuẩn bị trước câu hỏi phỏngvấn, người được phỏng vấn cũng được chuẩn bị ý kiến, cân nhắc từng chỉ tiết, chuẩn bị số liệu minh họa trước khi trả lời câu hỏi Nội dung câu hỏi phỏng van
tùy thuộc vào vi trí, công việc của đối tượng và với nội dung khảo sát.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Đề tài có ý nghĩa đối với chuyên ngành Báo chí nói chung và đặc biệt
là loại hình báo điện tử va báo in nói riêng.
Thứ nhất về giá trị lý luận, luận văn hệ thống cơ bản những vấn đề lýluận xoay quanh nội dung: Báo chí với vấn đề chống tiêu cực trong kỳ thiTHPT 2018 Đồng thời, đề tài cũng góp phần đưa ra những giải pháp, cáchthức cụ thể nhằm nâng cao sự ảnh hưởng tích cực của báo chí với việc đấutranh chống tiêu cực trong thi cử
Thứ hai, về giá tri thực tiễn, nội dung luận văn phản ánh thực trạng ảnhhưởng của báo chí bao gồm cả ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp, ảnh hưởngtích cực và tiêu cực đối với việc đưa tin về vẫn đề chống tiêu cực trong ky thiTHPT 2018 Bên cạnh đó, luận văn có thé trở thành nguồn tư liệu giúp ích
cho các nhà nghiên cứu, nhà quan lý, người làm bao Dong thoi, luận văn có
17
Trang 22thê được dùng làm tư liệu đề các giảng viên, sinh viên sử dụng trong quá trình
học tập cũng như hoạt động chuyên môn của mình.
Vì vậy, việc nghiên cứu van dé này đóng một vai trò rất quan trọng,đây là cơ sở để chúng ta nhận thức một cách đúng đắn, khách quan về tìnhhình thi cử, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm làm nền tảng cho việcphát triển giáo dục Việt Nam
7 Kết cau của luận vanNgoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục thìluận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thông tin chống tiêu cực trên
báo chí.
Chương 2: Thực trạng thông tin về chống tiêu cực trong kỳ thi THPT
2018 trên các báo được chọn khảo sát.
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về chống tiêu cực trong kỳ thi THPT ở Việt Nam hiện nay.
18
Trang 23CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE THONG TIN
CHONG TIEU CUC TREN BAO CHÍ
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Báo in
Báo in là một trong những loại hình của báo chí, là phương tiện truyền thông không thé thiếu của đời sống xã hội Báo in có lịch sử phát triển lâu đờinhất trong các loại hình báo chí ở Việt Nam cũng như trên thế giới, đến nay,
có rất nhiều quan niệm khác nhau về báo in
Theo Luật báo chí, báo in bao gồm: báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin
thông tấn Nghị định số 51/2002/NĐ-CP, ngày 26 tháng 4 năm 2002 quy địnhchi tiết thi hành Luật Báo chí, luật sửa đồi, bổ sung một số điều của Luật Báochí định nghĩa “Báo in: là tên gọi loại hình bao chí được thực hiện bằngphương tiện in (báo, tap chi, bản tin thời sự, bản tin thông tan) ”, Luật Báo chí 2016 định nghĩa “báo in là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng phương tiện in dé phát hành đến bạn đọc, gồm báo in, tạp chí
in” [22, tr.1].
Như vậy, có thé hiểu Báo in là loại hình báo chi mang tính định kỳchuyển tải nội dung thông tin mang tính thời sự qua hình thức văn bản, chữviết, ký tự, hình ảnh được thực hiện bằng phương tiện in và được phát hành
rộng rãi trong xã hội.
Trong trường hop này, thuật ngữ báo in dùng dé chỉ hai bộ phận: báo
và tạp chí Tính thời sự trong nội dung thông tin của báo được hiểu là sựphản ánh nhanh những sự kiện, vấn đề mới nảy sinh hoặc vừa mới được pháthiện trong xã hội và thiên nhiên Đây cũng là những van dé, sự kiện có ýnghĩa xã hội, được cả xã hội quan tâm Sản phẩm báo được phát hành rộngrãi trong xã hội, song đối với từng loại báo, từng tờ báo, tạp chí vẫn có đối
tượng xác định riêng.
19
Trang 24Căn cứ vào định kỳ xuất bản, tính chất nội dung thông tin, hiện nay báo
in ở nước ta có các loại: báo hàng ngày (là những tờ phát hành mỗi ngày một
kỳ vào buổi sáng hoặc buổi chiều); báo nhiều kỳ trong tuần (là tờ báo pháthành khoảng từ 5 - 6 kỳ trong một tuần); báo một số kỳ trong tuần (là những
tờ báo có số kỳ xuất bản từ 2 - 4 kỳ trong tuần); báo tuần (là những tờ báoxuất bản định kỳ 1 kỳ/một tuần); báo nửa tháng hay hàng tháng (chủ yếu lànhững ấn phẩm phụ xuất bản giữa tháng hoặc cuối tháng của các tờ báo hằngngày, các tờ báo nhiều kỳ, một số kỳ trong tuần hoặc tuần báo).
Tạp chí là những ấn phẩm định kỳ có nội dung chuyên sâu vào một haymột số vấn đè, lĩnh vực về đời sống xã hội, khoa học, kỹ thuật Định kỳ xuấtbản của tạp chí có thê là một tuần, nửa tháng, 1 tháng, 2 tháng Cũng có tạpchí xuất bản 3, 4, 5 hoặc 6 tháng/ ky
Ngoài hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tập trung nhiều cơ quan báo chí Trung ương, tất cả các tỉnh, thành phố còn lại đều có
báo, tạp chí riêng.
Báo in có các ưu điểm như: báo in có thé thông tin, phân tích, giải thích
và giải đáp những van đề phức tạp một cách hệ thống, sâu sắc với độ tin cậycao; người đọc hoàn toàn chủ động về không gian, thời gian và tư thế trongtiếp cận thông tin; thông tin có độ tin cậy, chính xác và tính tư liệu cao; có thể
dé dàng chuyên tay nhau các ấn phâm báo in, do đó công chúng trực tiếp cókhả năng lây lan kết nối với công chúng gián tiếp, hình thành dư luận xã hộibên vững hơn
Bên cạnh đó, loại hình này cũng có các hạn chế như: tính cập nhật thời
sự và độ nhanh của báo in còn hạn chế, sự đơn điệu và khả năng giải mãthông tin có thé làm cho việc đọc báo in bị giảm sự hứng thú nếu nội dungthông tin không tạo được chú ý Thêm vào đó chỉ những người biết chữ mới
có thé đọc được báo.
20
Trang 25Việc phát hành báo in được thực hiện theo hình thức trao tay, vì thế báo
in đến với người đọc sớm hay muộn còn phụ thuộc vào trình độ phát triểngiao thông và các phương tiện chuyên chở, phân phối báo
1.1.2 Báo điện tw
Báo điện tử là phương tiện truyền thông đại chúng ra đời muộn hơntruyền hình, báo in, phát thanh Trước đây, khi một sự kiện xảy ra thi “phatthanh đưa tin, truyền hình minh hoa, báo in minh hoa và giải thích” Nhưnggiờ đây báo điện tử có thể đảm đương nhiệm vụ của cả phát thanh, truyềnhình lẫn báo in một cách dễ dàng Báo điện tử trở thành kênh truyền thông vô cùng hiệu quả, đặt các PTTTĐC truyền thống vào một cuộc đua quyết liệt.
Báo điện tử có nhiều ưu thế vượt trội so với các PTTTĐC khác ở khả
năng tương tác, tương tác qua lại giữa báo chí - công chúng và giữa công
chúng với nhau qua nhiều kênh thu nhận, tạo điều kiện thuận lợi nhất tạo lên
diễn đàn báo chí; khả năng đa phương tiện; tính thời sự với khả năng cập nhật
thông tin nhanh mới, nóng và nằm ở tâm điểm - tính thời sự của báo mạngđiện tử đạt đến tính phi định kỳ; ngoài ra báo mạng điện tử còn có khả nănglưu giữ, tìm kiếm và truy xuất thông tin nhanh nhất
Trên thế giới loại hình có nhiều tên gọi khác nhau như online newspaper
(báo chí trên mạng/ trực tuyến), e- journal (electronic journal- báo chí điện
tử), e - zine (electronic magazine- tạp chí điện tử) Ở Việt Nam, thuật ngữ
báo điện tử được sử dụng khá pho bién, chang han báo Nhân Dân điện tử, Lao
Động điện tử Ngoài ra, còn nhiều người gọi chúng băng cái tên khác như:
báo mạng, báo chí Internet, báo trực tuyến Báo điện tử là khái niệm thông
dụng nhất ở nước ta
Luật Báo chí 2016 định nghĩa: “Báo điện tw là loại hình báo chí sử
dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gom báo điện tử va tạp chí điện tứ” (22, tr.1].
Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm báo điện tử được dẫn theo khái niệm của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang (Báo mạng điện tử - Những
21
Trang 26van đề cơ bản): “Báo điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình
thức của một trang web và phát hành trên mạng internet” [9, tr 53].
Ở Việt Nam hiện nay, báo điện tử trở thành phương tiện công cụ đặcbiệt hiệu quả trong việc đưa tiếng nói của Đảng, nhà nước và Việt kiều bè bạnnăm châu Báo điện tử đang cùng các PTTTĐC xây dựng củng cố và hoànthiện hình ảnh đất nước con người và văn hoá dân tộc Việt Nam trên trườngquốc tế.
Báo điện tử có tác dụng và tiện ích hơn hắn các loại hình báo chí truyềnthống, dung lượng thông tin rất lớn, tương tác thông tin nhanh, phát hànhkhông bị trở ngại về không gian, thời gian, biên giới quốc gia Từ khi ra đời,báo điện tử nước ta đã góp phan quan trọng vào việc phổ biến, tuyên truyềnchủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; mởrộng hiệu quả thông tin đối ngoại; nâng cao dân trí và thỏa mãn nhu cầu thông
tin, hưởng thụ văn hóa của nhân dân
Tuy nhiên, các báo điện tử của nước ta còn một số hạn chế, yếu kém.Tính tư tưởng, tính định hướng chính trị, tính chiến đấu, tính khoa học, tínhchuyên nghiệp ở một số tờ báo điện tử chưa cao Một số báo thiếu cân nhắckhi đưa tin, bài về các vấn đề trong nước và thiếu chọn lọc khi khai thác tưliệu, bài viết ở bên ngoài; một số tin, bài chạy theo thị hiếu tầm thường, giậtgân, câu khách Ở một số cơ sở dịch vụ Internet, còn để xảy ra tình trạng lưuhành, phát tán các thông tin phản động, đổi trụy, vu khống, bôi nhọ danh dự
cá nhân, gây bất bình trong nhân dân Chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị ở trong và ngoài nướclợi dụng mạng Internet và báo điện tử dé chống phá cách mạng nước ta
1.1.3 Thông tin, thông tin báo chi
- Thông tin
Trong quá trình phát triển của lịch sử lý luận, đến nay đã có rất nhiềukhái niệm khác nhau về thông tin Từ điển Oxford English Dictionary cho
22
Trang 27rằng thông tin là "điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến; là tri thức, tin tức".Một số từ điển khác thì đơn giản đồng nhất thông tin với kiến thức: "Thôngtin là điều mà người ta biết" hoặc "thông tin là sự chuyền giao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết của con người".
Theo quan niệm của triết học, thông tin là một hiện tượng vốn có củavật chất, là thuộc tính khách quan của thế giới Vật chất Nội dung của thôngtin chính là những thuộc tính, tính chất vốn có của sự vật với các sự kiện, hiệntượng được bộc lộ ra, thể hiện thông qua sự tác động qua lại giữa các sự vật.Thông tin luôn gắn với quá trình phản ánh Những dấu ấn để lại chính là những thông tin của hệ thống vật chất này đối với những hệ thống vật chất khác Phản ánh của vật chất là phản ánh của thông tin, không có thông tin chung chung mà chỉ có thông tin là thông tin về sự vật này đối với sự vậtkhác Ví dụ: Một chiếc áo thì có thông tin là làm băng chất liệu gì? Màu gì?Được sử dụng khi nào? Giá tiền là bao nhiêu?
Theo đại từ điển tiếng Việt, thông tin là: (1) tin tức được truyền đi chonhau biết; (2) tin tức về các sự kiện diễn ra trong thế giới xung quanh Ví dụnhư thông tin về thời tiết, thông tin về dịch bệnh, thông tin về giá vàng, thôngtin về tình hình an toan giao thông trong ngày hoặc trong tuần, trong thang
Theo cuốn “Thudt ngữ báo chí - truyền thông”, “Thông tin có tiếngAnh là “Information”, từ nguyên gốc Latinh là “Information” có nghĩa là
quan niệm, hình ảnh, sự lý giải; “informare” có nghĩa là sự tạo hình thức phản
ánh.” “Từ góc độ nhận thức luận, thông tin là kết quả của sự phản ánh hiện
thực khách quan, được biểu hiện bằng các hệ thong ngôn từ, ky hiệu, hìnhảnh Thông tin đồng nghĩa với các hình thái tri thức mới mẻ, có giá trị pháttriển sự hiểu biết của con người Từ góc độ khoa học kỹ thuật, thông tin là sốliệu, dẫn liệu mà ta có thê lay ra phân tích, so sánh, phân loại, giải thích, khái quát, t6 chức lai, từ đó mà rút ra được những ý nghĩa, giá trị nào đó về tínhchất, đặc trưng của các sự vật, hiện tượng nao đó cũng như các quy luật tồn
tại và vận động của chúng.” [15, tr.185].
23
Trang 28Từ những quan niệm khác nhau, tác giả đi đến cách hiểu chung nhấtnhư sau: Théng tin là tat cả những đặc điểm, thuộc tính vốn có của sự vật, sựviệc, hiện tượng; được truyền bá, loan báo hoặc trao đổi giữa con người haycác tổ chức xã hội với nhau.
- Thông tin báo chí
Nhóm tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang trong cuốn “Cơ sở lý luận Báo chí truyén thông ” cho rằng: Dé xã hội loài người tồntại và phát triển, con người cần nhiều loại hoạt động như sản xuất của cải vậtchất dé duy trì sự sống, sáng tạo nghệ thuật dé thỏa mãn tinh thần Một phancủa sự hoạt động đó là hoạt động báo chí nhằm cung cấp cho công chúngnhững thông tin, tức là thông báo cho công chúng biết mọi sự kiện, hiệntượng diễn ra hàng ngày trong đời sống xã hội "Thông tin báo chí là những
thông tin chính trị - xã hội Nghĩa là thông tin báo chí bao giờ cũng chứa đựng
những giá trị xã hội hay chính trị Thông tin là đặc trưng của ngành truyền
thông đại chúng so với các ngành khác" [32, tr.52,53].
Theo tác giả P.Prôkhôrốp viết trong cuốn "Cơ sở lý luận của báo chí"
an hành năm 2001: "Từ "Thông tin" trong ngành báo chi cũng được sử dụngtheo nhiều nghĩa, từ lâu nó đã được dùng trong ba nghĩa có quan hệ mật thiếtvới nhau: đó là các thông báo ngắn không bình chú về các tin tức nóng hồicủa đời sống trong nước và quốc tế; là danh mục nhóm thé loại tin tức (cácloại hình thông tin: tin ngắn, báo cáo, tường thuật, phỏng van); cuối cùng
"Thông tin" đôi khi được hiểu là thé loại tin ngắn" [35, tr.26] Trong hoạtđộng báo chí, thông tin là công cụ chủ yếu dé nha báo thực hiện mục đích truyền tải của mình Thông tin trở thành cầu nối giữa báo chí và công chúng.
Vì vậy, có thé đồng tình với định nghĩa: “Thông tin là phan tri thứcđược sử dụng để định hướng, tác động đến những hành động tích cực và quản
lí xã hội, thực hiện mục đích giữ gìn những đặc điềm phẩm chất, sự hoànthiện và sự phát trên hệ thong” [34, tr.33]
24
Trang 291.1.4 Giáo dục
Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Da nang năm 1997: “Giáo dục làhoạt động nhằm tác động một cách có hệ thong dén su phat trién tinh than, thé
chat của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ay dan dần có duoc những
pham chat va năng lực như yêu cầu đề ra” [30, tr.379]
Trong Luận văn Thạc sĩ Luật học của Lê Thị Kim Dung (2004) có nêu
định nghĩa về Giáo dục: “Giáo dục là hoạt động có mục đích, có chương trình,tác động vào con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằmtruyền thụ tri thức và kinh nghiệm, kỹ năng và lối sống, chuẩn bị cho đối tượng của giáo dục tham gia lao động, đi vào đời sống xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sông Giáo dục là hoạt động tat yếu của phát triển xã hội loàingười, là một bộ phận cơ bản của quá trình tái sản xuất mở rộng lao động xãhội Theo khái niệm rộng, giáo dục bao gồm cả đào tạo, cung cấp các nguồnnhân lực cần thiết cho từng lĩnh vực kinh tế, xã hội” [4, tr.7]
Như vậy có thể hiểu Giáo duc là hoạt động có mục đích, có chươngtrình, tác động vào con người thông qua một hệ thong các biện pháp tác độngnhằm truyền thụ tri thức và kinh nghiệm, kỹ năng và lối sống Giúp con người
có những phẩm chất và năng lực như yêu cau dé ra
Hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam hiện nay bao gồm: Giáo dụcmam non có nhà trẻ và mẫu giáo; Giáo dục phổ thông có tiêu học, trung học
cơ sở, trung học phổ thông; Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp
và dạy nghề; Giáo dục đại học và sau đại học (gọi chung là giáo dục đại học)
đào tạo trình độ cao đăng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến si
1.1.5 Tiêu cực trong thi cw
Thi cử là một khâu trọng yếu trong quá trình giáo dục, là cách thức déđánh giá kiến thức cũng như năng lực của người học Một xã hội muốn phát triển phải có nhiều nhân tài, mà nhân tài phải là người có năng lực thực sự.Giáo dục chính là điểm xuất phát, là nơi sản sinh ra nguồn năng lực cho sự
cường thinh của một nước, một cộng đông dân tộc.
25
Trang 30Một nền giáo dục thực sự tốt sẽ tạo nên những con người đạt nhữngthành tích tốt và trung thực Những thành tích ấy sẽ tạo nên những bước tiếnmạnh mẽ cho cộng đồng dân tộc trên con đường phát triển Vì vậy, trong suốtchiều dài lịch sử Việt Nam, giáo dục và thi cử luôn được nha nước quan tâm
và dé ra nhiều chính sách thay đổi Với ngành giáo dục, nơi được coi là “wommắm tri thức”, nhưng cũng không tránh khỏi tình trạng tiêu cực Chính nhữnghiện tượng tiêu cực trong thi cử đã tác động xấu đến tình hình xã hội, trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước Đấu tranh loại bỏ tiêu cực là điều rấtquan trọng nhằm cải thiện môi trường sống và làm việc có chất lượng, có đạođức nghề nghiệp Song, dau tranh như thé nào dé đạt hiệu quả van là câu hỏikhó có thê một sớm một chiều giải quyết được
Tiêu cực trong thi cử có thể hiểu là hiện tượng xã hội được biểu hiện
qua những hành vi, hành động, hiện tượng không lành mạnh, cố ý lừa dối,
giấu diễm, làm trái hoặc vi phạm vào những quy định, những quy chế đượcđịnh ra đối với việc thi cử, những hành vi này có ảnh hưởng không tốt đếnviệc thi cử, làm mat tính minh bạch, công bằng trong thi cử hoặc làm cho kếtquả thi cử sai lệch, không đúng với thực chất, có tác động không tốt đối vớiquá trình phát triển của xã hội
1.1.6 Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thôngLuật Giáo dục quy định rằng, kết thúc 12 năm học tập, nếu học sinh đủđiều kiện thì phải dự một kỳ thi để lấy kết quả xét, công nhận tốt nghiệpTHPT Kỳ thi tốt nghiệp THPT là một kỳ thi quan trọng trong hệ thống giáodục Việt Nam và dành cho học sinh lớp 12 Mục dich của ky thi nhằm: dùng kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT; cung cấp thêm thông tin để đánh đá chất lượng giáo dục phô thông: cung cấp dữ liệu dé làm căn cứ tuyển
sinh Đại học, Cao đăng.
Từ năm 2015, kỳ thi tốt nghiệp THPT được nhập chung với kỳ thituyển sinh đại học để mang tên kỳ thi THPT Quốc gia, thí sinh chỉ cần dự thi
26
Trang 31kỳ thi này và dựa vào điểm thi để xét tốt nghiệp phổ thông trung học và xéttuyển vào các trường đại hoc Vì vậy, đây được xem là kỳ thi “2 trong 1” Vớimục đích thi tốt nghiệp THPT nhưng thực chất là xét tuyên đại học, kết quảcủa kỳ thi này có ý nghĩa rất quan trọng, tỷ lệ chọi cao nên động cơ tiêu cực
lớn.
Những năm gần đây, hành vi gian lận trong kỳ thi THPT diễn ra ngàycàng phô biến và theo nhiều hình thức như: mang tải liệu vào phòng thi, giámthị gợi ý giải bài cho thí sinh, sửa điểm bài thi, nâng điểm Gian lận thi cử délại những hậu quả rất nặng nề, không chỉ làm mat niềm tin của người dan,làm ton thương các thầy cô chân chính và phụ huynh, học sinh tử tế mà trực
tiép là ảnh hưởng tới tương lai, vận mệnh của dat nước.
1.2 Vai trò của báo chí trong thông tin về chống tiêu cực và chống
tiêu cực trong thi cử
1.2.1 Vai trò của báo chí trong thông tin về chong tiêu cựcMột trong những nhiệm vụ, quyên hạn của báo chi đã được quy định tạiLuật Báo chí 2016 là: “Đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm phápluật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội” [22., tr.1] Điều 75, Luật Phòng,chống tham nhũng 2018 đã quy định: “1 Cơ quan báo chí, nhà báo có tráchnhiệm dau tranh chống tham những, đưa tin về hoạt động phòng, chong thamnhững và vụ việc tham những; 2 Cơ quan bdo chí, nhà báo có quyén yêu cau
cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyên cung cấp thông tin liên quan đến hành vi tham những Cơ quan, tổ chức, don vị, cá nhân được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp thông tin theo quy định cua pháp luật về báo chí và quy
định khác của pháp luật có liên quan; 3 Cơ quan bao chí, nhà bảo có trách
nhiệm phản ánh khách quan, trung thực và chấp hành các quy định khác củapháp luật về báo chí, quy tắc đạo đức nghé nghiệp khi đưa tin về hoạt độngphòng, chống tham những và vụ việc tham những ” [24, tr.1]
27
Trang 32Như vậy, việc “dau tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật
và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội” là nhiệm vụ của báo chí đã được luật
hóa Và dau tranh phòng chống tiêu cực là một nội dung của nhiệm vụ này
Trong dòng chảy thông tin hiện nay, khi vai trò của công chúng trong
đời sống báo chí ngày càng được khăng định, trách nhiệm thông tin được coi
là nhiệm vụ song còn của báo chí, bởi báo chí ra đời, tồn tại và phát triển trên nhu cầu thông tin của xã hội Có thể thấy báo chí là công cụ tuyên truyền củaĐảng Đảng ta lãnh đạo báo chí tuyệt đối trong việc tuyên truyền chủ trươngđường lối của Đảng nhằm phục vụ sự nghiệp cách mạng Việt Nam, phấn dau
vì mục tiêu lý tưởng của Đảng, xây dựng “dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh” Đó cũng là nguyện vọng tha thiết của dân tộc Việtnam Vì thế, được góp phần làm cho lý tưởng của Đảng trở thành hiện thựctrong đời sống xã hội là niềm kiêu hãnh của những nhà báo chân chính, củanên báo chí cách mạng Việt Nam.
Báo chí là một trong những công cụ đắc lực trong “cuộc chiến” phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Từ những thông tin công khai, minh bạch trên báo chí đã góp phần giúp cho các cơ quan chức năng có thêm căn cứ, bằngchứng dé điều tra, xác minh các vụ việc tham nhũng Mặt khác, những thôngtin về tham nhũng, tiêu cực trên báo chí là tiếng nói của công luận, của nhândân dé tạo ra áp lực dư luận xã hội nhằm thúc day các co quan chức năng sớmvào cuộc làm rõ những vấn đề báo chí đã nêu ra
Trong đời sống xã hội, vấn đề tiêu cực tiềm ân trong bất cứ nghànhnghề nào Phát hiện những vụ việc này có phần đóng góp không nhỏ của độingũ những người làm báo và các cơ quan báo chí, thông qua những van đề tiêu cực mà báo chí phản ánh, các cơ quan chức năng tiễn hành thanh tra,kiểm tra và xử lý kịp thời, nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.Nhiều vụ việc về tiêu cực tưởng như bị chìm vào quên lãng, nhưng đã được
đưa ra ánh sáng và xử lý đúng người, đúng tội Một trong những nguyên nhân
28
Trang 33cơ bản dẫn đến thành công bước đầu trong công cuộc đấu tranh này là Đảng,Nhà nước ta đã khơi nguồn và phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng,
trong đó có sự đóng góp của báo chí.
Trong đấu tranh chống tiêu cực, báo chí đã đũng cảm, kiên trì, bám sát
vụ việc, sớm chỉ ra các tình tiết và tính chất nghiêm trọng, phanh phui nhữngthủ đoạn tinh vi của những kẻ tham những, tiêu cực, kiên quyết đấu tranh phêphán các hành vi dung túng, bao che và tiếp tay cho tiêu cực Những thông tin trên báo chí đã hỗ trợ tích cực cho các cấp ủy đảng, chính quyền và các ngànhchức năng trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực - một cuộc chiến hết sức gay
go, phức tạp đầy thử thách, khó khăn Báo chí cũng đã thông tin đầy đủ kịpthời về những chủ trương, biện pháp của Đảng, Nhà nước trong việc thể hiệnquyết tâm tuyên chiến với những vấn dé tiêu cực trong xã hội Các vụ việcđược nêu trên báo chí trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực đã đáp ứng yêu cầu
thông tin của xã hội, lên án những hành vi vi phạm pháp luật Sự ủng hộ va
giám sát của dư luận xã hội trong quá trình đấu tranh chống tiêu cực đã gópphan thúc day tiến trình điều tra, xem xét, xử lý khan trương, kiên quyết vàtriệt dé vụ việc
Ngoài ra, báo chí cũng làm tốt chức năng góp ý, phản biện trong việcxây dựng, bổ sung, hoàn thiện về cơ chế, chính sách, luật pháp về phòng,chống tham nhũng Nhờ đó mà Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng cóthêm một kênh thông tin quan trọng, hữu ích dé triển khai, thực hiện hiệu quảhơn nhiệm vụ dau tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Báo chí còn là diễn đàn trao đối, thé hiện quan điểm về van đề giáo dụcnói chung, cũng như vấn đề tiêu cực trong giáo dục nói riêng giữa độc giả,
chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục.
Với trách nhiệm mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, việc báo
chí đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, góp phần làm lành mạnh các quan
hệ xã hội; xây dựng đât nước dân giàu, nước mạnh xã hội công băng, dân chủ,
29
Trang 34văn minh là nhiệm vụ hết sức nặng né va cũng rất vinh quang của báo chícách mạng Việt Nam Báo chí nước ta cùng với toàn Đảng, toàn dân đâymạnh cuộc đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực và đã thu được những kếtquả đáng khích lệ, tạo được niềm tin trong các tầng lớp nhân dân đối với sựlãnh đạo của Đảng, Nhà nước và sự phát triển của đất nước.
1.2.2 Vai trò của báo chí trong thông tin về chống tiêu cục trong thi cứ
Nhà nghiên cứu Shahnaz Karim - Transparency in education, UNESCO
đã từng viết: “Không một lĩnh vực công nào dé nhằm cải thiện bộ máy hành
chính (quản trị quốc gia) và hạn chế các hiện tượng tham nhũng có thể đạtđược kết quả đáng kế nếu tham những trong giáo dục không bị loại bỏ vigiáo dục là lĩnh vực công lớn nhất về phương diện con người và nguồn tàichính" Có thê nói chống tiêu cực trong thi cử không chỉ có ý nghĩa làm lànhmạnh hóa nền giáo dục mà còn làm xã hội tốt đẹp hơn, tạo ra nhiều công dântốt hơn và chuẩn mực hơn.
Theo điều 22, Luật Giáo dục năm 2019 quy định, các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục trong đó có việc cắm Gian lận trong học
tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh [23, trl].
Việc phát hiện các van dé tiêu cực, đặc biệt là tiêu cực trong thi cử cócông rất lớn của báo chí Có thể nói, báo chí với chức năng của mình đã gópphần đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, gian lận trong giáo dục nói chungcũng như thi THPT nói riêng Báo chí rất nhanh nhạy, kịp thời góp phần tìm
ra lỗ hông của kỳ thi THPT Quốc gia, phần nào đó cùng chung sức đem lại sựthật và trả lại công bằng cho kỳ thi Nhờ những thông tin được phát hiện,
đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng báo chí đưa ra trước ánh
sáng công luận, giúp cho các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, xác minh
và xử lý vụ việc, đối tượng theo đúng quy định pháp luật
Trước vụ gian lận điểm thi THPT 2018 khiến dư luận xôn xao thìnhững năm trước tại Hà Nội, Nghệ An, Bắc Ninh đã xuất hiện hàng loạt
30
Trang 35những vụ việc tiêu cực liên quan đến thi tốt nghiệp THPT Trong những nămvừa qua, hàng loạt những sự việc tiêu cực, gian lận trong thi tốt nghiệp THPTtrên cả nước đã được phanh phui Điển hình như sự việc gian lận thi cửnghiêm trọng tại Bắc Giang, ngay sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT
2012, chiều 4/6, trên mạng xã hội Youtube xuất hiện đoạn clip dài hơn 6 phútghi lại cảnh thi cử rất lộn xộn trong một phòng thi, vụ việc được xác định xảy
ra tại điểm thi THPT Dân lập Đồi Ngô, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, clip
do chính hai thí sinh thi tai đây quay lại trong cả 6 buổi thi đã lưu lại chứng
cứ sai phạm nghiêm trong và thậm chí có thé là có tổ chức của hội đồng này
Sau đó, hàng loạt các cán bộ liên quan đã bị xử lý sau tiêu cực Sau sự kiện
này, Bộ GD-ĐT đã quyết định cho các thí sinh mang các thiết bị quay vàophòng thi để giám sát phòng thi và tố cáo khi xảy ra tiêu cực
Vụ việc tiêu cực tại Hội đồng thi THPT Quang Trung, Ha Đông, HaNội trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013 sau khi được báo chí phan ánh đãkhiến xôn xao dư luận.Trong khi đó giám thị lại làm ngơ và bỏ ra ngoài hànhlang nói chuyện Sự việc diễn ra ở cả hai môn Toán buổi sáng và tiếng Anh buổi chiều ngày 4/6 Sau khi điều tra, Sở GD-ĐT Hà Nội đã quyết định mức
kỷ luật cảnh cáo dành cho 4 giám thị trong phòng thi số 35 Khién trách đối
với Chủ tịch Hội đồng, Thanh tra viên được phân công phụ trách khu vực
phòng thi số 35 và các Giám thị ở ngoài Phê bình đối với lãnh đạo hội đồnggồm Phó Chủ tịch va Thư ký, các thành viên của Tổ thanh tra
Báo chí cũng luôn chủ động, tích cực tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước
về phòng, chống tiêu cực, cổ vũ những tắm gương, những nhân tố mới tham gia hiệu quả vào cuộc đấu tranh, phòng, chống tiêu cực Nhờ đó mà Đảng,
Nhà nước và các cơ quan chức năng có thêm một kênh thông tin quan trọng,
hữu ích dé triển khai, thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ đấu tranh phòng,
chông tiêu cực.
31
Trang 36Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo là đầu mối đầu tiên công bố kết quảđiểm thi THPT Quốc gia 2018, song cơ quan này đã không phát hiện ra sự bấtthường về điểm thi tại một số địa phương, trong đó, đặc biệt là ở tỉnh Hà
Giang Thay vào đó, một nhóm giáo viên chuyên luyện thi tại Hà Nội đã nhìn
thấy sự bat thường, dựa trên những thong kê bảng điểm và các thông tin có cơ
sở từ những em học sinh tại địa phương Từ đó, nhóm giáo viên nảy nêu ra
vấn đề trên mạng xã hội Facebook, và thu hút sự quan tâm của báo chí, liên tục điều tra, thông tin về các nghi vấn từ pho điểm, thí sinh, thậm chí là cả
từng môn thi mà sau đó các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, các ban
ngành có trách nhiệm liên quan đã vao cuộc với tinh thần khẩn trương làm rõxác minh và yêu cầu phía Hà Giang điều tra lại toàn bộ quá trình chấm thi ởđây, từ đó tìm ra “lỗ hồng” gian lận thi cử tại tỉnh Hà Giang và ở một số tỉnhkhác Có thé nói, báo chí với chức năng của minh đã rất nhanh nhạy, kịp thờigop phan tìm ra lỗ hông của ky thi THPT Quốc gia, phan nào đó cùng chungsức đem lại sự thật và trả lại công bằng cho kỳ thi.
eee
12 Thang 7 lúc 08:23
-Cả nước có hơn 925.000 thi sinh đi thi THPTQG 2018, còn Ha Giang chỉ có
gan 5.500 thi sinh Nghĩa là số thi sinh của cả nước gap gan 170 lan số thi
sinh của Ha Giang &
Nhưng theo thống kê tử dữ liêu diém thi trẻn Vnexpress thi riêng ở khối thi
A1, Hà Giang có téi 36 học sinh đạt mức >27đ, con cả nước chỉ có 76 học
sinh đạt mức điểm nay Tức là riêng Hà Giang chiếm tới gần một nửa &
Đây không phải là tin đồn hay tin that thiệt, day là những thống kê từ dữ liệu
chính thức đã Xem thêm
Ö Thích C Binh luận £ Chia sé
(6© Trả Quynh Trang, Phi Linh va 9.8K người khác Phù hợp nhất ~
1.850 lượt chia sé
Hình 1.1 Nhóm giáo viên nêu ra van dé bat thường về điểm thi THPT 2018
trên mạng xã hội và thu hút sự quan tâm cua du luận.
32
Trang 37Báo chí đã tích cực sát cánh cùng nhân dân, các cơ quan nhà nước,
chính quyên, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia hiệu qua trong cuộc dautranh, phòng, chống tiêu cực trong giáo dục nói chung cũng như tiêu cựctrong kỳ thi THPT nói riêng Để có sự phối hợp chặt chẽ này, báo chí tích cựcthông tin tuyên truyền về phòng, chống tiêu cực dé mỗi cá nhân, cộng đồngnăm rõ và hiểu được van đề, ý thức được trách nhiệm của mình trong công tácchống tiêu cực, gian lận trong thi cử của ngành Giáo dục
Báo chí không chỉ là cầu nối quan trọng trong việc thông tin, tuyêntruyền trong việc chống gian lận trong thi cử mà còn là cầu nối dé người dân,giáo viên, nhà quản lý giáo dục gửi gắm tâm tư, nguyện vọng, đưa ra những ýkiến đóng góp, những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
Bên cạnh đó, báo chí có vai trò giám sát và phản biện xã hội trong giáo
dục Giám sát một cách cần thận, chi tiết để có thé tìm ra được những dấuhiệu nghi vấn hay những sai phạm nếu có, từ đó để các Bộ, ban ngành kịp
thời có phương án xử lý Báo chí cũng phát huy năng lực phản biện của mình đem lại một môi trường thi cử trong sạch Và phản biện thì phải đi kèm với
đóng góp, nêu ra vấn đề phải kèm theo giải pháp Báo chí nêu ra những bấtcập, tồn tại đồng thời đề ra giải pháp để khắc phục những tôn tại đó cho cácnhà chính sách tham khảo và điều chỉnh
“Báo chí có vai trò quan trọng đổi với sự nghiệp giáo dục, luôn đồng
hành với sự nghiệp giáo dục bởi báo chí không chỉ phản anh những hiện
tượng xấu, hiện tượng tiêu cực, mà bảo chí cũng đã đưa tin rất nhiễu thành tựu, những kết quả của ngành giáo dục hội nhập với khu vực và quốc té như: thông tin về xếp hạng của một số ngành, một số trường đại học đạt chuẩn khu vực và quốc tế, tam gương người tốt việc tốt Có thể nói, báo chí đã góp phanphát hiện, đấu tranh, cũng như giám sát quá trình xử lý tiêu cực Qua đó lấylại niềm tin của nhân dân đối với hệ thong quản lý nhà nước, niềm tin của
nhân dân với ngành giáo dục, mọi người cùng hiệu và chia sẻ trong công tác
33
Trang 38quản lý không thể tránh khỏi những diéu đáng tiếc xảy ra, nhưng ai làm sai,
CỔ tinh vi phạm thì phải chịu trách nhiệm Thông tin trên bao chi được đưamột cách phù hợp, đúng người đúng việc, không phải tất cả đồ lỗi cho bộGiáo duc và Dao tạo [Phong vấn sâu, mã AI]
1.3 Tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin chống tiêu cực trên tácphẩm báo chí
1.3.1 Tiêu chí về nội dung thông tin
Từ những thông tin công khai, minh bạch trên báo chí đã góp phần giúpcho các cơ quan chức năng có thêm căn cứ, bằng chứng dé điều tra, xác minhcác vụ việc tiêu cực Mặt khác, những thông tin về tiêu cực trên báo chí làtiếng nói của công luận, của nhân dân dé tạo ra áp lực dư luận xã hội nhằmthúc day các cơ quan chức năng sớm vào cuộc làm rõ những van đề báo chí
đã nêu ra Vì vậy, thông tin về tiêu cực thi cử trên báo chí có ý nghĩa quantrọng Để đánh giá chất lượng nội dung thông tin tiêu cực trên báo chí cần
phải đảm bảo các tiêu chí sau:
Thứ nhất, thông tin tiêu cực trên báo chí phải bám sát quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong nhiệm
vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói chung cũng như lĩnh vựcGiáo dục và đảo tạo nói riêng Mặc dù mỗi cơ quan, tờ báo đều có những tônchỉ, mục đích và đối đối tượng khác nhau, nhưng có thể thấy rằng, hầu hết các
tờ báo, cơ quan báo chí ở Việt Nam đều đã phản ánh đăng tải phô biến đườnglối, chính sách của Đảng và nhà nước về Giáo dục nói chung và chống gianlận thi cử nói riêng đến nhân dân băng các hình thức thông tin được thé hiện
đa dạng.
Thứ hai, mỗi thông tin về đấu chống tranh chống tiêu cực trên báo chíphải bảo đảm tính chính xác, có căn cứ, bằng chứng rõ ràng, tuyệt đối khôngthêm bớt, không cắt xét, không quy chụp, không võ đoán Bởi sức mạnh, sứcthuyết phục, sức chiến đấu của báo chí trong cuộc đấu tranh phòng, chống
34
Trang 39tham nhũng, tiêu cực là sức mạnh từ những nguồn tin, con số, số liệu chínhxác, tin cậy Tính chính xác có thể coi là yếu t6 quan trong hàng đầu đối vớitất cả các cơ quan báo chí, nhất là đối với lĩnh vực Giáo dục và đào tạo.Những thông tin chính xác mà báo chí phản ánh sẽ khiến các cơ quan chứcnăng xem xét xử lý và có kết luận rõ ràng.
Thứ ba, là thông tin về tiêu cực trên báo chí phải mang tính dự báo và
định hướng dư luận xã hội Ngay cả những thông tin chính xác thì cũng phải
điều chỉnh dưới góc độ lợi ích xã hội và bảo vệ các giá trị cơ bản, nhân văncủa con người Vì vậy, đòi hỏi thông tin phải chọn lọc, có hệ thống, có chủđích, để tạo nên những biến đổi về lượng và cuối cùng dẫn đến những thayđổi về chất trong tư duy, suy nghĩ và hành động Thông tin về Giáo dục khiphan ánh tới độc giả phải lay được từ các nguồn chính thống: Bộ Giáo dục và
Dao tạo, những chuyên gia trong ngành Giáo dục, những người chiu trách
nhiệm phát ngôn về vấn đề giáo dục
Thứ tu, là thông tin về tiêu cực trên báo chí phải đảm bảo tính thời sự: Tính thời sự của báo chí là đưa đến cho độc giả về thông tin mới và cập nhật
nhất, giúp họ nhận thức kip thời và có thái độ dung đắn trước các sự việc, tình
huống diễn ra trong đời sông xã hội Giá trị của thông tin năm ở chỗ thông tin
đó có mới hay không Thông tin báo chí chỉ có giá trị khi đáp ứng được nhu
cầu, mục đích của đối tượng tiếp nhận, giúp họ giải quyết được những vấn đềđang đặt ra Hiện nay, mạng xã hội phát triển, nguồn tin mà độc giả có đượckhông chỉ trên báo chí Nếu báo chí không đám bảo tính nhanh nhạy, kịp thời thì sẽ mat dan đi công chúng của minh.
Thứ năm, thông tin trên báo chí phải mang tính tương tác Đây được
coi là yếu tố then chốt dé thông tin về van đề chống tiêu cực trong thi cử.
Bởi báo chí là nơi truyền tải thông tin đến với bạn đọc, độc giả được trực
tiếp tiếp cận nguồn tin trên báo chí về thông tin gian lận trong thi cử màkhông phải qua bộ phận trung gian nào khác Điều này giúp cho báo chí nam
35
Trang 40bắt được nhu cầu thông tin của chông chúng: Nhiều thông tin chuyển tải cóphù hợp hay không? Có thực sự cần thiết với bạn đọc hay không? Có tácdụng giáo dục thế nào?
Thứ sáu, đâu tranh phòng, chống tiêu cực thường liên quan đến cán bộ
có chức quyền và bộ máy công quyền nên không thé thực hiện trong một sớm một chiều, mà đòi hỏi phải có thời gian Tính chất này đặt ra đối với báo chícần phải rất kiên trì, bền bỉ sát cánh cùng Đảng, Nhà nước, các cơ quan chứcnăng và nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ dau tranh phòng, chống tiêu cực
trong thi cử.
Có thé thấy, dé thông tin về hiện tượng tiêu cực trên báo chí có xuhướng gia tăng trong những năm gần đây, báo chí cần phải có những cách tiếpcận cũng như có những biện pháp cụ thé dé có được hiệu quả tốt hơn về việcthông tin đến với độc giả
1.3.2 Tiêu chí về hình thức thông tin Một tác phẩm báo chí được cấu thành từ nội dung và hình thức Bên cạnh yếu tố nội dung, với những tin bài về tiêu cực thi cử phải thể hiện được đặc trưng của các thể loại báo chí, trình bày đẹp, hấp dẫn, khoa học, hiện đại.Với một tác phẩm báo chí nói chung và báo điện tử cũng như báo in nói riêngđều có những tiêu chí hình thức dưới đây:
Ngôn ngữ thể hiệnNgôn ngữ có thé xem là yếu tố quan trọng nhất dé truyền đạt được nộidung tác pham, xa hơn là ý kiến, tư tưởng của nhà báo tới người tiếp nhận thông tin Ngôn ngữ đóng vai trò dién đạt nội dung tác phẩm, thê hiện ai? Cái gì? Như thế nào? Một cách trực quan và sinh động dé luận tiếp nhận Quátrình tiếp nhận này đạt hiệu quả cao hay thấp phần lớn là nhờ vào ngôn ngữ.Với các đối tượng khác nhau, việc sử dụng ngôn ngữ như thế nào cũng rấtquan trọng Với thông tin về giáo dục, đối tượng công chúng là các nhà giáo,
nhà khoa học, nhà quản lý và học sinh, sinh viên, phụ huynh cũng là một yêu
36