1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí: Báo chí thủ đô với vấn đề xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

143 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THANH HÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ BAO CHÍ

Hà Nội-2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THANH HÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

CHUYÊN NGÀNH: BÁO CHÍ HỌC ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

MA SO: 8320101_01_UD

Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch Hội đồng

TS Trần Bá Dung PGS TS Bùi Chí Trung

Hà Nội-2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung của luận văn Báo chí thủ đô với vấn

dé xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là những kiến thức do tôi thu

nhận được trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài của mình, không sao

chép từ bất kỳ nguồn tài liệu nào.

Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những lời cam đoan của mình.

Hà Nội, ngày 15 thang 06 năm 2021

Tác giả luận văn

Vũ Thanh Hà

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo

của Viện Đào tạo Báo chí và T ruyền thông - Trường Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã cung cấp cho tôi những kiến

thức, kỹ năng cần thiết trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS Trần Bá Dung —người hướng dẫn khoa học Thầy đã tận tâm chỉ bảo, định hướng và tạo điềukiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn các phóng viên, đồng nghiệp tại các báo đã giúpđỡ tôi trong quá trình khảo sát và tìm kiếm tài liệu.

Do còn có hạn chế về mặt thời gian và kiến thức, luận văn của tôi khôngtránh khỏi những thiếu sót về nội dung và cách thể hiện Tôi mong nhận được

sự góp ý và sửa chữa của các thầy, cô giáo, đồng nghiệp dé nghiên cứu của tôi

được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm on!

Hà Nội, ngày 15 thang 06 năm 2021

Tác giả luận văn

Vũ Thanh Hà

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 555 HH HH HH ưu 71 Lý do chọn để tài - ¿5s k+SxSEEEEEEE12112111111717171.2112111111 1111 72 Lich sử nghiên cứu vấn đề -¿©5+++++Ek+EEEEEEEEE2121121121111 112121, 9

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiÊn CWUL ec eeeceeecceeececeseeeceeceeeeneeeeeeessaeeeeeneeees 17

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - 2-2 s2+s2+E£+E£+E++E+z£E+rxerxerseee 17

5 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 2-2 2+2 zs+zsz=szss 186 Đóng góp của luận văn - «+ knngHh nHnHgn nHnưệc 19

7 Bố cục của luận VAN :©c-ts St v33 EESEEEE1211511115151111111211 115122 19

//7,881:7,.,7/,7,/PRERERERREERERRR 271.2 Cơ sở thực tiỄn tt SE 111111515111 11 1111111111111 1e rrei 30

1.2.1 Quan điển, chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước về xây dựng

người Hà Nội thanh lịch, VGN IHỈHH, 5 5+ E3 EE*VE+EE+eeEEeeeseeeesees 30

1.2.2 Quan điểm, chủ trương, chính sách của Thành pho Hà Nội về xây dựng

người Hà Nội thanh lịch, VGN IHỈHH, 5 55+ SE E**EE+eeE+eeeeerxeereeexs 31

Tiểu kết chương 1 - 2 2 2+keSE£EE£EE£EE£EEEEEEEEEE21121E21711111 1.1 xe 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BÁO CHÍ THỦ ĐÔ VỚI VẤN ĐÈ XÂY

DỰNG NGƯỜI HÀ NỘI THANH LICH, VAN MINH 36

2.1 Sơ lược về các báo được khảo sát và mẫu khảo sát ::5+: 36

Trang 6

2.1.2 Báo Tuổi trẻ Tht đô ceccccecsessessssssessessessessssssssssssssessessessessessussssssesseeseesess 372.1.3 MGUKNGO 58 8a 382.2 Nội dung phản ánh của báo chí thủ đô về van đề xây dựng người Hà Nội

0i 518)19)i 1014210: 0777.“ 39

2.2.1 Thông tin, tuyên truyền, giới thiệu, pho biến di đôi với phản biện cácchủ trương, chính sách về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn mình 42.2.2 Phản ánh lỗi sống, văn hóa ứng xử của người Hà Nội 462.2.3 Nêu gương các điển hình, mô hình tốt về xây dựng người Hà Nội thanh

//7,881:7,8/7/,7/PRERRERERREEREREE 53

2.2.4 Phê phán các hành vi lệch chuẩn, ứng xử thiếu văn hóa - 552.3 Hình thức thé hiện của báo chí thủ đô về vấn đề xây dựng người Hà Nội

thanh lịch, văn minih - - - 2+ + + +22 % E221 8823188 9318 E331 ve 57

2.3.1 Tan suất, số lượng các tác phẩm dé cập tới vấn dé xây dựng người Hà

Nội thanh lịch văn minh trên báo in, báo điện tử Handimoi và Tuổi trẻ Thu đô

2.3.2 Kết cầu thông tin về vấn đề xây dựng người Ha Nội thanh lịch văn minhtrên báo in, báo điện tử Hànộimới và Tuổi trẻ Thủ đô - -c-: 59

2.3.3 Thể loại tin, bài, phản ánh vấn đề xây dựng người Hà Nội thanh lịchvăn minh trên báo in, báo điện tử Hànộimới và Tuổi trẻ Thủ đô 602.3.4 Ngôn ngữ báo chí phản ánh vấn dé xây dựng người Hà Nội thanh lịch

văn minh trên báo in, báo điện tử Hànộimới và Tuổi trẻ Thủ đô 642.4 Đánh giá của công chúng về những ưu điểm, hạn chế của báo chí thủ đôvới vấn đề xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh 70

Pu, nan 702.4.2 HAN CE 8n nh 74

Tiểu kết chương 2 - ¿22 2 S<+SE£EE£EEEEEEEE21121121122171 7171.11.21 1 xe, 79

Trang 7

CHUONG 3: MOT SO KIÊN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM NANG CAOHIỆU QUA CUA BAO CHÍ THỦ ĐÔ VỚI VẤN DE XÂY DỰNGNGƯỜI HÀ NỘI THANH LICH, VAN MINH 2- 2+: 803.1 Một số vấn G6 đặt rae eeceeecscescessessessessessessusssssssssessessessessusssssussueeseesecseeses 80

3.1.1 Phát triển văn hóa, con người là chính sách trọng tâm, xuyên suốt 803.1.2 Hội nhập quốc tế tao ra thách thức đổi với việc gìn giữ bản sắc văn hóa

12181015 NaẢẦẢỒỒỒŨỒỶẢ 81

3.1.3 Báo chí chịu sự cạnh tranh gay gắt của mạng xã hội 81

3.2 Một số kiến nghị, giải Ph4p c.ceceecececcsseeseesessessessseesessessesseseseeseesessesees 823.2.1 Đa dạng hóa nội dung tuyên truyền, khai thác thông tin về những mặttrái, thói hae, tht XẤM ccsc-ccSS+ìEE th HH Hư 823.2.2 Tăng cường sản xuất các tác phẩm bdo chí đa phương tiện 83

3.2.3 Tăng tính tương tac Với AGC gÏẢ ~.c- 55k ESsksseeserseesrke 84

3.2.4 Chú trong dao tao nguon nhân lực, nâng cấp cơ sở hạ tang công nghé 853.2.5 Tăng cường phối hợp với các cơ quan có TIEN quaH -. - 86Tiểu kết chương 3o csccscceccccscesesscseessessessessessessessecsecsuessessessessessessssessesees 88KET LUẬN - ¿52252252 EESEEEEEEEEEEE211211211111111111.2111111 211111 xe 89

TÀI LIEU THAM KHAO 2-22 ©E2EEt2EEC2EECEEECEEEErkrrrkrrrrreee 91

310000 0 108

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

Nxb Nhà xuất bảnPVS Phỏng vấn sâu

TTTT Thông tin tuyên truyềnUBND Ủy ban nhân dân

Trang 9

DANH MỤC ANH, BANG, BIEU DO

DANH MUC ANH

Hình 2.1: Măng-séc Báo HanGimoi eee eeceeseesceseeeeeeeeseeeseeseesseeseeeeeesees 36

Hình 2.2: Măng-séc Báo Tuổi trẻ Thủ đô - 2 + 2 s+52+£zzE+zxezszcez 37DANH MỤC BẢNG

Bang 2.1: Thống kê về giới tinh của người tham gia khảo sát 39Bảng 2.2: Thống kê về độ tuổi của người tham gia khảo sát - 39Bảng 2.3: Thống kê về trình độ học vấn của người tham gia khảo sát 39Bảng 2.4: Ty lệ các nội dung thông tin tuyên truyền về xây dựng người Hà

Nội thanh lịch, văn minh trên báo in, báo điện tử Hànộimới, Tuôi trẻ Thủ đô

Bảng 2.5: Tân suât xuât hiện các tin bài vê van đê xây dựng người Ha Nộithanh lịch, văn minh trên báo in, báo điện tử Hànộimới và Tuôi trẻ Thủ7 Ẽ 1Š 58

Bảng 2.6: Tỷ lệ các thê loại tin, bài về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn

minh trên Báo Hànộimới, Tuổi trẻ Thủ đô 2 2 22 s2 s+£x+zxzzse2 61

DANH MỤC BIEU DO

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ các tác phẩm tuyên truyền, phổ biến, phản biện đường lối,

chính sách của Dang và Nha nƯỚC - 6 + tk nriey 42

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ các tác phẩm phan ánh hành vi, lối sống của người Hà Nội

Trang 10

Biểu đồ 2.4: Tý lệ các tác phẩm phê phán các hành vi lệch chuẩn, thiếu văn

Biểu đồ 2.5: Kết quả khảo sát công chúng về nội dung tuyên truyền, phản

biện chủ trương, chính sách - - ¿+ + + 3113 E*EESkEsrrkrrrkrsrrsreerrre 70

Biểu đồ 2.6: Kết quả khảo sát công chúng về nội dung phản ánh lỗi sốngthanh lịch, văn minhh ¿2+ +2 1E 23118 E931 E* E931 E331 kg vkecrzz 71Biểu đồ 2.7: Kết quả khảo sát ý kiến công chúng về nêu gương điền hình, mô

Biểu đồ 2.8: Kết quả khảo sát ý kiến công chúng về mức độ đáp ứng nhu cầu

thOng tin CUA AOC 20 72

Biéu đồ 2.9: Kết quả khảo sát ý kiến công chúng về việc tô chức thông tin 73

Biểu đồ 2.10: Kết quả khảo sát ý kiến công chúng về nội dung được độc giả

Biểu đồ 2.11: Kết quả khảo sát ý kiến công chúng về thé loại tin, bài được

yêu thíCÌ - G111 11991191 76

Trang 11

MỞ DAU

1 Lý do chọn đề tài

Từ ngàn xưa, mỗi khi nhắc tới Hà Nội, người ta thường nghĩ tới hìnhảnh một vùng đất văn hiến, nơi hội tụ, giao thoa, chắt lọc và lan tỏa các giá trivăn hóa của dân tộc, vùng đất của những con người hào hoa và thanh lịch.

Cách đây hơn 150 năm, Nguyễn Công Trứ đã mở đầu một bài thơ Thành

Thăng Long với hai câu: “Chang thơm cũng thé hoa nhài /Dẫu không thanh

lịch cũng người Tràng An” Câu thơ còn có một số biến thê khác như: “Changthanh cũng thể hoa nhài/ Dẫu không lịch sự cũng người Thượng Kinh”, hàm ý

ca ngợi chất hào hoa, thanh lịch của con người đất kinh kỳ, người thủ đô.Chất hào hoa, thanh lịch của người Hà Nội thể hiện ở sự tài hoa, tao nhã, khéoléo và sành điệu trong cuộc sống; Tính chất phóng khoáng, lịch thiệp, quântử, tinh tế và coi trọng cái đẹp Tính hào hoa, phong nhã còn được biểu hiệnhằng ngày trong cách ăn mặc, đi đứng, nói năng, ứng xử và cả trong văn hóa

4m thực Văn hóa ứng xử văn minh, thanh lịch ay đã duoc hun đúc từ nhiềuthế hệ, mang dấu ấn của đất kinh kỳ xưa, được coi là truyền thống tốt đẹp và

nhân văn cần được giữ gìn và phát huy.

Không thé phủ nhận, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế - xãhội, sự hội nhập của đời sống quốc tế đã mang lại cho Hà Nội một diện mạo,

sức sống mới, năng động hơn, hiện đại hơn nhưng nó cũng khiến nền văn hóatruyền thống của Hà Nội, đặc biệt là văn hóa ứng xử, bị tác động mạnh Hà

Nội phải đối mặt với nhiều vấn đề về văn hóa nói chung và văn hóa ứng xửnói riêng Sự phai nhạt trong ứng xử văn hóa, sự xuất hiện của những hành viứng xử văn hóa lệch chuẩn và những xung đột văn hóa là những hệ lụy có thénhìn thay được Dé ngăn chặn những biéu hiện suy thoái, tiếp tục bồi đắp, làm

giàu bản sắc văn hóa Hà Nội, chính quyền và nhân dân thủ đô đã vận dụng

nhiều giải pháp, trong đó nổi bật là Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy

Hà Nội về “Phát triên văn hóa - xã hội, nâng cao chat lượng nguồn nhân lực

Trang 12

thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016-2020”(Chương trình 04) [63] Trong đó, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn

minh là một nội dung quan trọng trong Chương trình 04 Thành phố đã cụ thể

hóa nhiệm vụ này với việc ban hành 2 bộ quy tắc: Quy tắc ứng xử của cán bộ

công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan trực thuộc thành

phố và Quy tắc ứng xử nơi công cộng Cùng với việc ban hành hai quy tắc

ứng xử, thành phô đã đây mạnh tuyên truyền, giáo dục văn hóa ứng xử dé xâydựng nếp sống văn minh, thanh lịch trong cộng đồng Công tác xây dựng

người Hà Nội thanh lịch, văn minh là một trong năm nhiệm vụ chủ yếu, một

trong ba khâu đột phá mà Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVI, nhiệm kỳ2015-2020 của Đảng bộ Thành phố Hà Nội đề ra, trong đó nhắn mạnh xâydựng người Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.

Trong thời gian qua, các cơ quan báo chí nói chung và các cơ quan báochí của Hà Nội nói riêng đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận

thức, tăng cường sự hiểu biết của người dân trong việc giữ gìn và phát triển

các giá trị văn hóa tốt đẹp của thủ đô, trong đó có văn hóa ứng xử của ngườiHà Nội Các cơ quan báo chí của Hà Nội, trong đó có báo Hànộôimới và Tuổitrẻ Thủ đô đã đóng góp tích cực trong việc tuyên truyền, phổ biến các nộidung của Chương trình 04 của Thành ủy tới các tầng lớp nhân dân Sự tham

gia của báo chí với các hình thức tuyên truyền sâu rộng, gần gũi với ngườidân đã tạo đà cho hai bộ quy tắc ứng xử “ăn sâu, bén rễ” vào đời sống người

dân thủ đô, góp phần bồi đắp nền tảng văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanhlịch, văn minh, tạo những chuyên biến lớn trong văn hóa ứng xử của ngườiHà Nội trong những năm gần đây Trên báo in, báo điện tử Handimdi và Tuổitrẻ Thủ đô, v.v đều dễ dàng bắt gặp các chuyên trang, chuyên mục về xây

dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, với nhiều tin, bài, phóng sự, ghichép, v.v phản ánh đa dạng các vấn đề liên quan tới việc thực hiện các bộ

quy tắc ứng xử; phát huy các giá trị văn hóa của thủ đô, đồng thời phê phánnhững hành vi thiêu văn hóa, lệch chuân trong xã hội, v.v

Trang 13

Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều tác phẩm của báo chí thủ đô về vấnđề xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh chủ yếu mới dừng lại ở việcđưa tin, điểm tin, phản ánh đơn thuần chứ chưa di sâu khai thác các góc cạnh,sự việc, vấn dé dé định hướng dư luận Nhiều bài viết nghiêng vỀ ca ngợi,

biéu đương, còn thiếu vắng các bài viết phản ánh chân thực, phê phán các mặt

trái, tệ nạn trong xã hội, các hành vi lệch chuẩn Cách thức thé hiện của một

số bài viết còn chưa thực sự hấp dẫn đối với bạn đọc Vì vậy, dé dap ứng tốt

hơn nữa đòi hỏi ngày càng cao của công chúng và phát huy hiệu quả hơn vaitrò của báo chí trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, các

cơ quan báo chí thủ đô cần nâng cao chất lượng nội dung cũng như hình thứcthê hiện Năm 2020 là năm cuối cing, là năm có tính tổng kết trong việc thựchiện Chương trình 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa -

xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thủ đô, xây dựng người Hà Nội

thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016-2020”, báo chí thủ đô càng phải day

mạnh hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền để ghi dấu mốc quan trọngtrong việc tạo sự chuyền biến mạnh mẽ về văn hóa ứng xử của người dân HàNội Xuất phát từ các lý do nêu trên, kế hợp với việc khảo báo In, báo điện tử

Hànộimới và Tuổi trẻ Thủ đồ trong năm 2019-2020, tác giả lựa chọn dé tài“Báo chí thủ đô với vấn đề xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”,làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về Hà Nội nói chung không phải là một đề tài mới, đã cónhiều công trình đi trước tập trung tìm hiểu về Hà Nội nói chung, các lĩnh vực

lịch sử, kinh tế, văn hóa, v.v nói riêng.

Nghiên cứu dưới góc độ lịch sử văn hóa có các nghiên cứu như:

Các nghiên cứu tập trung về văn hóa ứng xử của người Hà Nội có các

công trình như: Người Ha Nội thanh lịch, do Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội

xuất bản năm 1971 [54]; Danh nhân Hà Nội tập I, Hội Văn nghệ Hà Nội

Trang 14

xuất bản, 1976 [27]; Đối thoại Thăng Long Hà Nội của Bùi Thiết, Nxb Vănhóa Thông tin, 2009 [66]; Lịch sử chính quyên Thành phố Hà Nội (1945-2005) của Đoàn Minh Huấn và Nguyễn Ngọc Hà, Nxb Hà Nội, 2010 [28];

Chợ Hà Nội xưa và nay của Đỗ Thị Hảo, Nxb Phụ nữ, 2010 [21]; Tuc hay lệlạ Thăng Long - Hà Nội của Đỗ Thị Hảo, Nxb Phụ nữ, 2016 [22]; Thi Hương

thời Nguyễn (qua hai trường thi Hà Nội và Nam Định) của Đỗ Thị Hương

Thảo, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2016 [65]; Lịch sứ Hà Nội của PhilipPapin, Nxb Thế giới, 2016 [45]; Huong ước Thăng Long - Hà Nội trước năm1945 của Đình Thùy Hiên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017 [24]; Thang

Long - Hà Nội qua các thời ky lịch sw của Dang Duy Phúc, Nxb Hà Nội, 2019[47]; Gia đình Thăng Long - Hà Nội của Lê Thị Quý, Nxb Hà Nội, 2019 [53];

Dân cu Thăng Long - Hà Nội của Đỗ Thị Minh Đức, Nxb Hà Nội, 2019 [14];

Kiến trúc Ti hăng Long - Hà Nội do Lê Văn Lân chủ biên, Nxb Hà Nội, 2019

[40] v.v

Ha Nội thanh lịch của Hoang Dao Thúy (1991), Nxb Hà Nội [67].

Cuốn sách tập hợp những bài viết về lịch sử, địa lý, nếp ăn, ở của người HàNội, đi sâu ca ngợi những nét đẹp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của

người Hà Nội Tác giả tập trung mô tả những điểm rất nhỏ trong đời sống,nhưng đã tạo nên nét đẹp, duyên dáng riêng cho người Hà Nội, những điềuđược truyền qua nhiều thế hệ, được dung dưỡng và phát huy, dé tạo nên mộtHà Nội thanh lịch Ha Nội văn hóa phong tục là tiêu đề công trình của Lý

Khắc Cung (2004), Nxb Thanh niên [Š] Dựa vào nguồn tư liệu và trải nghiệm

riêng của tác giả, cuốn sách đã phản ánh những phong tục, thú chơi, lề thói,cách ăn mặc và những bộ môn nghệ thuật truyền thống, những nét kiến trúcđộc đáo của Hà Nội Người viết đã cung cấp những tư liệu hữu ích về đặc

trưng văn hóa vật chất và tinh thần của Thăng Long - Hà Nội.

Nguyễn Kim Than đã tập trung tìm hiểu văn hóa vật chat và tinh thancủa người Hà Nội qua công trình Loi ăn tiếng nói của người Hà Nội (2004),

10

Trang 15

Nxb Hà Nội [60] Tác giả đi sâu vào tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng rấtriêng của người Hà Nội trong giao tiếp ứng xử với mọi người xung quanh

nhìn từ góc độ khoa học của ngôn ngữ Theo Nguyễn Kim Thản, nét đẹp

truyền thống của người Hà Nội thể hiện ở chỗ ngôn ngữ và cách thể hiệnngôn ngữ phải lịch sự, đúng mực, văn hoa một cách có văn hóa, bảo đảm tính

chính xác mà vẫn gìn giữ sự trong sáng, đa dạng của tiếng Việt.

Nghiên cứu văn hóa dưới góc độ văn hiến truyền thống, Vũ Khiêu cócông trình Văn hiển Thăng Long, (2015), Nxb Hà Nội [35] Cuốn sách nêu lên

những đặc trưng của văn hoá và con người Thăng Long qua hơn một nghìn

năm lịch sử hình thành và phát triển Theo đó, Văn hiến Thăng Long là sự hộitụ, sự chắt lọc và nâng cao tinh hoa trí tuệ và tâm hồn của cả nước, sự tiếp biếnthành tựu tỉnh thần của nhân loại qua giao lưu văn hóa Văn hiến Thăng Long -Hà Nội thể hiện từ lối tư duy đến cung cách sinh hoạt hàng ngày, từ sự nhạybén tiếp thu một cách chọn lọc tinh vi các tinh hoa văn hoá dân tộc, từ đó

những phẩm chat con người Việt Nam yêu nước, tinh thần vị tha, khí pháchkiên cường bat khuất đã kết tinh lại và nổi bật lên ở Thăng Long - Hà Nội

khiến Hà Nội trở thành đỉnh cao của văn hiến dân tộc và từ đó toả sáng ratoàn quốc.

Các luận văn, luận án nghiên cứu về mối quan hệ giữa báo chí và vănhóa, tiêu biểu trong thời gian qua có: Luận văn thạc sĩ Báo chí học Báo chí

với van dé bảo ton và phát huy di sản văn hóa Hà Nội của Hoàng Hương Trà

(2006) [68] khẳng định những giá trị quý báu cũng như hiện trạng của di sảnvăn hóa Hà Nội và vai trò của báo chí trong việc bảo tồn phát huy di sản vănhóa Hà Nội Tác giả đưa ra những đánh giá về ưu điểm và hạn chế của báo chítrong việc bảo tồn phát huy di sản văn hóa Hà Nội Luận văn cũng lập luận và

đưa ra một số kiến nghị về trình độ nhận thức, trình độ quản lý trong bảo tồndi sản cũng như hệ thống pháp luật đảm bảo việc bảo tồn, phát huy di sản vàđề xuất những giải pháp về nội dung và hình thức, thể loại tin để báo chí có

11

Trang 16

thể phát huy sức mạnh của báo chí trên lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị

của di sản văn hóa Hà Nội.

Luận án tiễn sĩ Báo chí học Nhu cầu tiếp nhận thông tin bdo chí củacông chúng Hà Nội của Trần Bá Dung (2007) [6] Luận án tiếp cận những vấn

đề lý thuyết và thực tiễn về nghiên cứu công chúng báo chí; Cơ sở lý thuyết,phương pháp luận và cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu nhu cầu tiếp nhậnthông tin báo chí của công chúng ở Hà Nội; Khảo sát nhu cầu tiếp nhận thôngtin báo chí của công chúng Hà Nội và các yếu tố tác động, như một nhu cầu

văn hóa của người dân thủ đô.

Văn hóa ứng xử của các nhà báo trực tuyến đổi với thông tin văn hóa nghệ thuật (Khảo sát báo trực tuyến VnExpress, VietNamnet, VnMedia từ

-năm 2009 đến 201 0)” là luận văn cua Truong Thi Bích Ngọc (2010) [44].

Bằng việc khảo sát các báo điện tử lớn ở Việt Nam, tác giả cung cấp cứ liệuvề thị hiếu của công chúng mới của báo trực tuyến với các van dé văn hóa -nghệ thuật, từ đó có cơ sở dé xây dựng kế hoạch, xác định giải pháp cho vanđề thông tin văn hóa - nghệ thuật trên báo trực tuyến.

Luận văn thạc sĩ Bao chi học Báo điện tw với việc quảng bá các di sảnvăn hóa vật thể được UNESCO công nhận của Triệu Thúy Hà (2014) [19] đãlàm sáng tỏ thực trạng việc quảng bá các di sản văn hóa vật thể được

UNESCO công nhận trên báo điện tử Tác giả chỉ ra được những thành tựu,khó khăn, thách thức của việc quảng bá các di sản này trên báo điện tử Từ

đó, luận văn đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần nâng caochất lượng và hiệu quả hoạt động quảng bá các di sản đã đề cập trên báo

mạng điện tử.

Văn hóa người Hà Nội trên báo in thu đô hiện nay là Luận văn thạc sĩ

Báo chí học của Trần Kim Huyền (2016) [30] Tác giả nhận định, hệ thong báoin thủ đô đã có những đóng góp quan trọng trong xây dựng và phát triển nền

văn hóa, văn hiên Hà Nội nói chung, mà hạt nhân là văn hóa rât riêng và đặc

12

Trang 17

trưng của người Hà Nội Tuy nhiên, hệ thống báo in thủ đô vẫn còn không ítnhững hạn chế, bất cập, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của công chúng thủ đô.

Báo điện tử với van dé xây dựng và phát triển nên văn hoá Việt Namhiện nay là tiêu đề luận án tiễn sĩ của Nguyễn Sơn Minh (2016) [43] Tác giảtập trung vào phân tích hiện trạng, đánh giá ưu điểm, hạn chế của nội dungthông tin trên báo điện tử về vấn đề xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt

Nam Bên cạnh đó, luận án còn tìm hiểu một số yếu tố tác động đến quá trình

thực hiện mối quan hệ truyền thông giữa báo điện tử và nền văn hóa Việt

Nam; Hoạt động lãnh đạo của đảng, quản lý của nhà nước; Công tác tòa soạn

báo điện tử, nơi trực tiếp xuất bản nội dung trên các mặt nhận thức, quanđiểm, quy trình quản trị, quy trình sản xuất nội dung thông tin về đề tài.

Luận án tiễn sĩ Báo chí với việc bảo tôn và phát huy văn hóa vật thể

của Hà Nội (2019) của Đào Xuân Hưng [31], khang định báo chí là kênh tiếp

cận thông tin chính về nội dung bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật

thé của Hà Nội; Tuy nhiên, vẫn còn sự mất cân đối trong hai nhóm nội dungbảo tồn và phát huy, dẫn đến việc công chúng có thái độ với công tác bảo tồn

tích cực hơn so với những hoạt động phát huy Luận án nêu rõ báo chí chưa

thực sự đáp ứng được nhu cầu thông tin của người dân về những vấn đề liênquan đến bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thé Hà Nội Kế quanghiên cứu của đề tài là tư liệu tham khảo cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo,phối hợp với báo chí dé đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giữ

gìn, phát huy những giá trị văn hóa vật thé Hà Nội.

Luận văn thạc sĩ Báo chí học Vấn dé bảo tôn va phát huy giá trị đi sản

văn hóa vật thể được UNESCO công nhận tại Việt Nam trên báo điện tw của

Nguyễn Thanh Huyền (2017) [29] đã đánh giá thực trạng truyền thông về vấnđề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể được UNESCO công

nhận tại Việt Nam trên báo điện tử qua khảo sát các tờ báo điện tử Vnexpress,

Vietnamnet, Đất Việt Từ đó, tác giả chỉ ra những bài học và mô hình truyền

13

Trang 18

thông đề góp phần nâng cao chất lượng thông tin về việc bảo tồn và phát huycác giá tri di sản văn hóa vật thé được UNESCO công nhận tại Việt Nam trên

báo điện tử.

Luận văn thạc sĩ Quản lý thông điệp truyền thông về hình ảnh phụ nữ

trên báo chí Thủ đô của Nguyễn Thị Hương (2020) [32] đã phân tích thông

điệp truyền thông hình ảnh phụ nữ trên báo chí thủ đô và đề xuất một số giảipháp nhằm nâng cao chất lượng truyền thông lĩnh vực này trên báo chí thủ đô.

Các luận văn nghiên cứu về văn hóa ứng xử: Luận văn thạc sĩ Triết học

Van dé văn hóa ứng xử công sở ở Việt Nam hiện nay của Trần Thị Thúy Hà(2012) [18] đã làm rõ một số vấn dé lý luận về văn hóa ứng xử công sở,những yếu tổ tác động đến văn hóa ứng xử công sở và vai trò của văn hóa ứng

xử công sở Qua nghiên cứu thực trạng văn hóa ứng xử công sở ở các công sở

công quyền Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng vànâng cao chất lượng văn hóa ứng xử công sở công quyền ở Việt Nam.

Luận văn thạc sĩ Khoa học chính tri Van hóa ứng xử Hồ Chí Minh với

việc giáo duc văn hóa ung xử cho sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên

truyền ” của Lê Thị Yến (2012) [77] đã làm rõ những nội dung cơ bản trong

văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh Tác giả nghiên cứu, đánh giá thực trạng vănhóa ứng xử của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền và đề xuất cácgiải pháp nhằm giáo dục văn hóa ứng xử cho sinh viên học viện Báo chí vàTuyên truyền theo văn hóa ứng xử Hồ Chí Minh.

Luận văn thạc sĩ Xã hội học Quan niệm và hành vi ứng xử trong văn

hóa hội họp hiện nay (Nghiên cứu trường hợp Thành phố Hà Nội) của Vũ

Minh Duc (2012) [15] đã xác định thực trang quan niệm và hành vi ứng xử

trong văn hóa hội họp của cán bộ công chức, viên chức ở Thủ đô Hà Nội hiện

nay Sau khi phân tích các yếu tố tác động đến nhận thức và hành vi ứng xửtrong văn hóa hội họp, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng môi

trường văn hóa hội họp ở thủ đô.

14

Trang 19

Luận văn thạc sĩ Xã hội học Vai frò của gia đình trong giáo dục văn

hóa ứng xử cho trẻ em vị thành niên ở Hà Nội hiện nay của Vương HoàngYến (2012) [78] đã phân tích một số khái niệm liên quan như: vị thành niên,gia đình, ứng xử, văn hóa, văn hóa ứng xử Tác giả đi vào tìm hiểu thực trạng

đạo đức trẻ vị thành niên ở Hà Nội hiện nay; Nghiên cứu và đánh giá thực

trạng việc giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em thông qua nghiên cứu nhậnthức, nội dung và phương pháp giáo dục của cha mẹ; Phân tích các yếu tố tácđộng đến việc giáo dục văn hoá ứng xử cho trẻ em trong gia đình và đưa ra

một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục văn hoá ứng xử cho

trẻ vị thành niên ở Hà Nội hiện nay.

Luận văn thạc sĩ Báo chí Báo in Hà Nội với vấn dé giáo dục lối sống

văn minh, thanh lịch cho công dân Thủ đô” của Nguyễn Thi Binh (2015) [2]

di sâu phân tích vai trò, những thành công và hạn chế của báo in đối với van

đề giáo dục lối sống cho công dân Hà Nội Từ đó, tác giả đưa ra những

khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng của báo in trong việc phát triển văn

hóa, giáo dục lối sống cho công dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Đề tài nghiên cứu khoa học Nghiên cứu xây dung chuẩn muc văn hóagiao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức thành phố Hà Nội đáp ứng nhu caucải cách hành chính, hội nhập và phát triển ” của Vũ Thị Phung (2015) [48]nhận định, thực tiễn cải cách hành chính hiện nay dang dan thé hiện một sốkhiếm khuyết lớn, đó là những lý luận về cải cách hành chính, đặc biệt là đề

cập về yếu tổ con người va văn hóa trong cải cách hành chính Không chidừng lại ở sự mô tả, hệ thống hóa các nội dung đã trở nên phổ biến về văn hóatổ chức (chủ yếu là doanh nghiệp), đề tài hướng tới xác lập những chuẩn mựcvăn hóa trong giao tiếp, ứng xử của cán bộ công chức trong điều kiện cải

cách, phát triển và hội nhập.

Ngoài ra, cũng có một số bài viết đăng trên các báo, tạp chí chuyênngành tìm hiểu, khai thác và phân tích về chủ đề người Hà Nội thanh lịch, văn

15

Trang 20

minh Hoàng Anh Sướng có bài viết Nghệ thuật pha trà và thưởng trà củangười Hà Nội trong Chân trời UNESCO số 46 do Ủy ban Quốc gia UNESCOViệt Nam xuất bản năm 2007 [57]; Nguyễn Đức Thạc có bài viết Người HàNội thanh lịch đăng trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 10 năm 2005 [59];Nghiên cứu hình ảnh người Hà Nội trong nghệ thuật dân gian, có bài viết Hình

ảnh người Hà Nội trong nghệ thuật múa của Lam Tô Lộc (2007), đăng trên

Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam số 10 (153) [41]; Tìm hiểu về nếp sống củangười Hà Nội có nghiên cứu của Dương Trung Quốc (2009), Nép sống củangười Hà Nội, trong Tạp chí Xưa và Nay số 342 [50]; Nguyễn Anh Tuấn(2010) với tiêu đề Nếp sống người Hà Nội xưa, đăng trên Tạp chí Văn hóanghệ thuật số 316 [70]; Ca tri trong lòng người Hà Nội hôm nay là chủ đề bàiviết của Phan Duyên (2013) đăng trên Tạp chi Văn hóa dân gian, số 1 (145)

[7]; Nguyễn Huy Kỷ nghiên cứu dưới góc độ ngôn ngữ có bài viết Anh hưởngcủa tiếng Việt đối với việc thụ đắc và sử dụng tiếng Anh của người Hà Nội, trênTạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 3 (233), 2015 [37]; Nghiên cứu văn hóa Hà

Nội từ góc độ ngôn ngữ, Trịnh Cẩm Lan (2015) có bài viết Tiếng Hà Nội và

người Hà Nội - Một cách nhìn, đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 8

(238) [39]; Một người Hà Nội - đọc từ da văn hóa là tiêu đề bài viết của LêHuy Bắc đăng trên Tap chí Nghiên cứu Văn học, số 8 (558), 2018 [1], v.v

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu vai trò của báo chí với việc bảo

tồn và phát triển văn hóa thủ đô đến nay chủ yếu tập trung vào vấn đề bảo tồndi sản, ít đề tài đi sâu vào vai trò của báo chí đối với việc xây dựng và phát

triển văn hóa ứng xử Trong khi đó, các đề tài nghiên cứu về văn hóa ứng xử

đến nay chủ yếu tập trung vào vấn đề văn hóa ứng xử hội họp, văn hóa ứng

xử công sở hay văn hóa ứng xử trong gia đình mà chưa khai thác sâu vai trò

của báo chí trong việc xây dựng, tuyên truyền và nâng cao văn hóa ứng xử

của người dân Một số đề tài nghiên cứu có đề cập tới vai trò của báo chí

trong việc giáo dục lôi sông, hành vi ứng xử nhưng chỉ mới tập trung vào loại

16

Trang 21

hình báo in Mặc dù các nghiên cứu đi trước đã ít nhiều đề cập đến nội dungnghiên cứu của luận văn, song, kết quả mới dừng lại ở việc nêu, khái quát mà

chưa đi vào tìm hiểu đầy đủ và hệ thống Tuy nhiên, các nghiên cứu đi trước,trong đó có các nghiên cứu về lý thuyết đã giúp cho tác giả trong quá thực

hiện đề tài có thể xác định rõ được mục tiêu, đối tượng và có phương pháp

trong nghiên cứu, giải quyết yêu cầu của đề tài Thêm vào đó, các nghiên cứu

này cũng phan nào gợi mở, giúp tác giả có thé tập trung làm sáng rõ hơn cáckết quả nghiên cứu của đề tài.

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn phân tích, đánh giá vai trò của báo chí thủ đô với vẫn đề xây

dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh Trên cơ sở các nguồn tư liệu sưu

tầm, khảo sát, tác giả phân tích những thành công, hạn chế của báo chí trong

việc xây dựng văn hóa ứng xử người Hà Nội và đề xuất một số kiến nghị, giảipháp dé báo chí thủ đô thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong lĩnh vực này.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, khảo sát, thống kê và phân tích hiện trạng, đánh giá ưu điểm,hạn chế của nội dung thông tin, hình thức thể hiện trên báo chí Hà Nội về vấn đề

xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Thứ hai, phân tích nguyên nhân thành công, hạn chế của báo chí Hà

Nội trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Thứ ba, đề xuất, khuyến nghị những giải pháp dé báo chí Hà Nội thực

hiện tốt hơn vai trò của mình trong van đề xây dựng người Hà Nội thanh lich,

văn minh.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là vẫn đề xây dựng người Hà Nội

thanh lịch, văn minh được phản ánh trên báo chí thủ đô Đối tượng khảo sát:

Các báo in, báo điện tử Hànôimới và Tuôi trẻ Thủ do.

17

Trang 22

4.2 Pham vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Luận văn tập trung khảo sát các bài viết vềngười Ha Nội trên báo in, báo điện tử Hànôimới và Tuổi trẻ Thủ đô.

Phạm vi thời gian, Luận văn tập trung vào tìm hiểu các bài viết về

người Hà Nội trên báo in, báo điện tử Handimoi từ tháng | năm 2019 đến

các bài báo nghiên cứu, đồng thời còn sử dụng kết quả của khảo sát và phỏng

van sâu (PVS) dé làm rõ van đề nghiên cứu.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Sưu tầm, thống kê, phân loại và phântích các tài liệu có liên quan đến dé tài luận văn.

Phương pháp phân tích nội dung: Phân tích nội dung và hình thức các

bài viết về vấn đề xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trên BáoHànộimới và Tuổi trẻ Thủ đô trong thời gian khảo sát Từ đó, chỉ ra ưu điểm,

hạn chế về nội dung và hình thức của tin, bài đã xuất bản trên báo in và báo

điện tử Hà Nội.

Phương pháp khảo sát băng bảng hỏi: Thực hiện hoạt động điều tra ý

kiến công chúng qua bảng hỏi với 200 mau dé khảo sát ý kiến của công chúng

Hà Nội về chất lượng các bài viết, chuyên mục liên quan tới xây dựng ngườiHà Nội thanh lịch, văn minh trên các báo in, báo điện tử Hànộimới, và Tuổitrẻ Thủ đô Qua đó, tác giả thu thập ý kiến của công chúng bằng phần mềmGoogle Form về việc liệu báo chí Hà Nội đã đáp ứng được nhu cầu của công

chúng hay chưa và đáp ứng được nhu cầu của công chúng đến mức độ nào?;

Thu thập ý kiến của công chúng về việc làm thé nào dé nâng cao chất lượngnội dung và hình thức của báo chí Hà Nội nhăm đáp ứng tốt hơn nhu cau của

công chúng trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

18

Trang 23

Phương pháp PVS: Thu thập thông tin, ý kiến, nhận định của một sốphóng viên về vai trò của thông tin báo chí Hà Nội trong việc xây dựngngười Hà Nội thanh lịch, văn minh Thông qua PVS, các phóng viên sẽ đưa ranhững nhận định, đánh giá về những ưu điểm, nhược điểm của báo chí Hà

Nội trong lĩnh vực nghiên cứu của luận văn, đồng thời đưa ra những khuyến

nghị nhằm nâng cao hiệu quả của báo chí Hà Nội trong việc xây dựng người

Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Ngoài các phương pháp nghiêncứu chuyên ngành, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên

ngành như: văn hóa học, xã hội học, kinh tế học, thống kê học, v.v

6 Đóng góp của luận văn

Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bồ sung lý luận về

hoạt động của báo chí truyền thông địa phương nói chung và báo chí Hà Nội

nói riêng trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong sự

phát triển của xã hội hiện nay.

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo dé các báo in

và báo điện tử được khảo sát trong luận văn có thể thực hiện tốt hơn vai tròcủa mình trong hoạt động quản trị, tác nghiệp về đề tài văn hóa, đặc biệt làvăn hóa ứng xử Bên cạnh đó, luận văn cũng là thông tin tham khảo, góp phần

định hướng cho các cấp ủy đảng và chính quyền Thành phố Hà Nội về việc

nâng cao vai trò của báo chí trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch,văn minh.

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung

của luận văn được trình bảy trong ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn van dé nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng báo chí thủ đô với vấn đề xây dựng người Hà

Nội thanh lịch, văn mình

Chương 3: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả củabáo chí thủ đô với van dé xây dựng người Hà Nội thanh lich, văn minh

19

Trang 24

Theo Dương Xuân Son trong Cơ sở lý luận báo chí truyền thông giải

thích khái niệm báo chí theo triết học cổ Hy Lap: “Chữ báo chí xuất phát từchữ “information” có nghĩa là thông tin, báo tin và được hiểu như việc tạo rahình thái giúp cho sự hiểu biết của con người về thé giới xung quanh đang tồntại bằng việc lay hiện thực khách quan dé phản ánh một cách liên tục xuyênsuốt trong quan hệ chặt chẽ giữa nhà báo - tác phẩm - công chúng” [56, tr 6].Tác giả Duong Xuân Sơn còn định nghĩa, báo chí là bao gồm tat cả các tổ

chức thông tin thuật lại những hình thái khác nhau (xuất bản, radio, vô tuyến,

truyền hình, v.v.) và ở những cấp độ khác nhau từ trung ương đến địaphương, với ý nghĩa là tất cả các phương tiện thông tin đại chúng [56, tr 47].

Báo chí còn được định nghĩa là phương tiện truyền thông đại chúng truyền tải

thông tin các sự kiện, sự việc, hiện tượng đang diễn ra trong hiện thực khách

quan một cách nhanh chóng, chính xác và trung thực đến đông đảo côngchúng [36, tr 45].

Luật Báo chí năm 2016 [52] định nghĩa báo chí là sản phẩm thông tinvề các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thé hiện băng chữ viết, hình ảnh,

âm thanh được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông

đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử,

v.v Điều 4 của Luật Báo chí nêu: “Báo chí ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ

nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yêu đối với đời sống xã hội; Là

cơ quan ngôn luận của cơ quan đảng, cơ quan nhà nước, tô chức chính trị - xã

20

Trang 25

hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp; Là diễn đàn của nhân dân”.

-Tóm lại, có thể hiểu báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấnđề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được

sáng tạo, được xuất bản, phát hành và truyền dẫn tới đông đảo công chúng.

1.1.1.2 Báo chí thủ đô

Hà Nội là trung tâm báo chí hàng đầu của Việt Nam, đội ngũ làm công

tác nghiệp vụ báo chí là hơn 1.000 người Thành phố Hà Nội hiện có 19 cơ

quan báo chí với nhiều loại hình: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.Thành phố có 12 cơ quan báo in, 7 tạp chí và Đài Phát thanh và Truyền hình

Hà Nội Trong đó, có 7 cơ quan báo chí đã xuất bản báo điện tử, 9 cơ quanbáo chí xuất bản trang thông tin điện tử tổng hợp 19 cơ quan báo chí của thủđô hiện nay xuất bản 19 ấn phẩm chính và 9 ấn phẩm phụ Hội Nha báoThành phó Hà Nội hiện có 1.031 hội viên sinh hoạt tại 18 liên chi hội, chi hội

nhà báo các cơ quan báo chí, Ban Liên lạc các nhà báo cao tuổi Hà Nội va Chihội Văn phòng Hội Nhà báo 100% số hội viên có trình độ đại học và trên đại

học [26].

Về công tác tuyên truyền, 19 cơ quan báo chí thủ đô đã phản ánh chân

thực và kip thoi mọi lĩnh vực, tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ trọng tâm,

trọng điểm, các sự kiện lớn của thủ đô và đất nước, nêu bật những thành tựukinh tế - xã hội Báo chí thủ đô luôn bám sát tôn chỉ, mục đích, tập trung

tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của đảng, nhà nước và của

thành phó; Phan ánh kip thời, chân thực sinh hoạt đời sông chính trỊ, kinh tẾ

-xã hội của thủ đô và đất nước, phản ánh ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của cáctang lớp nhân dân; Đội ngũ nhà báo có bước trưởng thành ngày càng cao Bên

cạnh đó, báo chí thủ đô đã có nhiều tác phẩm phát hiện, nêu gương các điểnhình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong các ngành nghề của đời sống xã hội;Nhiều bài viết trong công tác phòng chống tham 6, tham nhũng, lãng phí; Dau

21

Trang 26

tranh, phản bác các hành vi sai trái, xuyên tạc của các thế lực phản động nhằmgây mat ôn định chính trị, an toàn - xã hội, đặc biệt trên dia bàn thủ đô.

Hiện nay, sự phát triển của công nghệ thông tin với những phương tiệntruyền thông mới và mạng xã hội đã tạo ra những áp lực chưa từng có đối với

cơ quan báo chí thủ đô trong việc cung cấp thông tin cũng như định hướng dư

luận trước những sự việc, hiện tượng phức tạp Trong khi đó, hầu hết các cơ

quan báo chí thủ đô đều tự chủ về kinh phí hoạt động, một SỐ CƠ quan báo chícòn gặp khó khăn về mô hình tô chức, chất lượng đội ngũ nhân sự, v.v khiến

việc chuyên đổi mô hình hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại gặpnhiều khó khăn.

1.1.1.3 Người Ha Nội thanh lịch, văn minh

Văn minh là khái niệm có nguồn gốc từ phương Tây để chỉ trình độ

phát triển của con người về phương diện vật chất - kỹ thuật và mang tính quốc

tế Định nghĩa pho biến nhất về văn minh là: Văn minh là trình độ phát triển

đạt đến một mức nhất định của xã hội loải người, có nền văn hóa vật chất và

tinh thần với những đặc trưng riêng.

Theo Đại Tir điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, văn minh

được định nghĩa là “có những đặc trưng của một nền văn hóa cao” [76, tr.

1796] Thanh lịch được giải nghĩa là “thanh nhã, lịch sự” [76, tr 1527].

Thanh nhã được hiểu là “có vẻ đẹp nhã nhặn, ưa nhìn” [76, tr 1528], lịch sựđược hiểu là “có cách tiếp xúc, xã giao phù hợp với phép tắc mà xã hội thừanhận; Dep một cach sang trọng và thanh nhã” [76, tr 1018].

Như vậy, thanh lịch chính là nói tới sự thanh cao trong tư tưởng, tình

cảm, tâm hồn; Thanh liêm với của cải xã hội: Thanh bạch - thanh đạm trongcuộc sống đời thường: Thanh nhã trong cử chỉ, nói năng Lịch là bao gồm cả

lịch lãm, lịch duyệt, lịch thiệp, lịch sự, v.v Thanh lịch là tính chất của mộtnếp sống, một lối sống đầy tính văn hóa Người thanh lịch và người mà từ

trang diém, phục sức, nói nang, giao tiêp, ăn mặc, di đứng, làm lung đêu được

22

Trang 27

chăm chút, cân nhắc chỉnh té, không buông tuéng, dé dai Thanh lịch còn cóthé hiểu là phong cách ứng xử, giao tiếp nền nã, mềm dẻo, tế nhị Thanh lichnói chung là khái niệm khá rộng về cả tâm hỗn, trí tuệ, cả về phong cách giao

không luộm thuộm, kính trọng mà không nịnh bợ, v.v Người Hà Nội không

chấp nhận sự thô thiền, xô bồ, tục tan, lai căng trong lời nói cũng như trong

ứng xử mọi mặt của cuộc sống Nghe tiếng nói, nhìn cách đi đứng, người tađã có thé nhận ra người Ha Nội.

Thanh lịch trong cách ăn, cách mặc: Người Hà Nội rất sành ăn uống, họ

đã nâng việc nấu nướng, ăn uống thành một nghệ thuật: nghệ thuật "Âm thực".Món ăn Hà Nội ngon từ cách chế biến, từ chút gia VỊ, nước chấm, cho đến cách

bày biện thế nào cho đẹp mắt, gợi cảm mà không thô tục, tạo thích thú trongthưởng thức Chính vì vậy mà các món quà Hà Nội trở nên nổi tiếng Vẫn làmón ăn tiếp thu từ các vùng miền nhưng qua tay người Hà Nội, nhiều mónđược cải tiến, nâng cao và trở thành món "đặc sản" không đâu sánh kip Sựthanh lịch của người Hà Nội còn thể hiện qua trang phục Nhiều thế hệ người

Hà Nội luôn ưa chuộng sự gọn gàng, té chỉnh, trang nhã Họ thích diện, làmđẹp cho mình cũng là làm dep cho thành phó, nhưng là cái điện kín đáo, không

lòe loẹt, không phô trương lố lăng.

Thanh lịch thé hiện ở cách làm ăn, sản xuất: Không chỉ trong nói năng,giao tiếp, ăn mặc, mà tính thanh lịch còn thể hiện ở trong cách làm ăn, sản

xuât Các nghệ nhân ở Hà Nội có nét đẹp riêng, tài hoa, tinh xảo, họ điêu

23

Trang 28

luyện trong tay nghé, giữ gìn tín nhiệm về chất lượng hàng hóa Ngạn ngữ cũcó câu: "Khéo tay hay nghề, đất lề Kẻ chợ" là để ngợi ca cung cách làm ăncủa Hà Nội Theo ghi chép của lịch sử, từ khoảng thé ky XV, người dân “tirchiếng” đã nhập cư về kinh thành Thăng Long để sinh cơ lập nghiệp, lập ra

các phố phường Trải qua nhiều thế kỷ, bao nhiêu thế hệ từ khắp các vùng

miền đã đem đến Thăng Long - Hà Nội những lề thói của địa phương mình

nhưng đã chung đúc lại, chắt lọc ra, hòa với người Thăng Long bản địa tạo

nên cái chất "kinh kỳ" mà thực chất là lối sống văn hóa đặc trưng, mà nhiều

người còn gọi là sự thanh lịch.

1.1.2 Chức năng của báo chí trong đời sống xã hội

1.1.2.1 Chức năng thông tin

Chức năng thông tin là chức năng khởi nguồn, chức năng cơ bản nhất của

báo chí Báo chí ra đời và phát triển, trước hết nhằm thỏa mãn ngày càng caonhu cầu thông tin của con người và xã hội Xã hội ngày càng hiện đại thì việc

phô biến thông tin trên quy mô đại chúng ngày càng trở nên quan trọng Vì vậy,

sự phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các phương tiện thông tin đại chúng và

xã hội ngày càng trở nên chặt chẽ Báo chí đăng tải, phố biến, giải thích đường

lối, chính sách của đảng, nhà nước và các cấp, các ngành, v.v dé các tô chức và

các thành viên xã hội biết, hiểu, nhận thức và hành động trong thực tiễn Báo chíđi sát thực tế, thông tin kịp thời và phân tích sâu sắc những sự kiện mới, pháthiện và phản ánh trung thực những điển hình tiên tiến, phê phán cái ác, cái xấu,

v.v Thông tin báo chí còn là nhân tố trực tiếp tác động đến dư luận xã hội, ảnhhưởng tới chiều hướng phát triển của kinh tế - xã hội [11].

1.1.2.2 Chức năng tư tưởng, định hướng

Báo chí Việt Nam là một bộ phận trong lĩnh vực văn hóa - tư tưởng của

Đảng Cộng sản Việt Nam Vì vậy, ngay từ khi mới thành lập, Đảng Cộng sản

Việt Nam luôn coi trọng công tác tư tưởng và coi đó là một trong nhữngnhiệm vụ hàng dau Báo chí là công cụ truyện thông của đảng nên trước hét,

24

Trang 29

báo chí cần tuyên truyền, phô biến chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh, đường lối, chủ trương của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nướcđến mọi tầng lớp nhân dân để làm cho hệ tư tưởng của đảng chiếm ưu thếtuyệt đối trong đời sống xã hội Bên cạnh đó, với khả năng tác động một cách

rộng lớn, nhanh chóng và mạnh mẽ vào xã hội, hoạt động của báo chí có vai

trò hết sức to lớn trong công tác tư tưởng.

Việc giáo dục lý tưởng, chính trị, xây dựng lối sông lành mạnh luôn

gắn liền với việc kế thừa và phát huy những giá trị tích cực trong đời sống văn

hóa, tinh thần của dân tộc và nhân loại Nhiệm vụ đầu tiên trong hoạt động tư

tưởng của báo chí là nâng cao tính tự giác của quần chúng Đề thực hiện mụctiêu này, báo chí góp phần nâng cao nhận thức của họ Tính tự giác cao của

con người chỉ có thé hình thành trên cơ sở nhận thức một cách đúng đắn, toàndiện và sâu sắc những quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội, quá trìnhvà khuynh hướng vận động của đời sống xã hội và lịch sử Việc nâng caotrình độ và mở rộng nhận thức nhăm hình thành tính tự giác trong nhân dân

doi hỏi báo chí phải thông tin một cách đầy đủ, sinh động các sự kiện, hiện

tượng, quá trình hết sức phong phú của tự nhiên và xã hội, phân tích các mỗi

quan hệ bên trong và giữa chúng với nhau, chỉ ra các biểu hiện cụ thé của

những mối quan hệ đó [11].

Công tác truyền thông trên báo chí có vai trò quan trọng trong việc định

hướng hình thành chuân mực văn hóa ứng xử phù hợp với bối cảnh xã hội

mới; Tùng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị đạo đức văn hóacon người Việt Nam trong thời kỳ mới, củng cố ý thức pháp luật, đề cao đạođức, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân, cộng đồng xã hội vàđất nước; Ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức trong gia đình và xã hội; Nângcao nhận thức về xây dựng, giữ gìn hạnh phúc bền vững của mỗi gia đình,

hướng tới sự ôn định, văn minh cho toàn xã hội.

25

Trang 30

1.1.2.3 Chức năng giảm sát, phản biện xã hội

Giám sát có thể được hiểu là theo dõi, kiểm tra lại xem có thực hiện

đúng các quy định của đảng, nhà nước và pháp luật không Trong hoạt động

quản ly xã hội, giám sát đóng vai trò quan trong nham kiểm tra và đôn đốc

việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách, kế hoạch Phản biện là

việc đánh giá, phân tích thông tin theo một chiều hướng khác nhằm khangđịnh hoặc xác định lại tính đúng đắn của vấn đề Phản biện có nhiệm vụ

khẳng định lại những kết quả đạt được, những thành công nôi trội, đồng thời

nêu ra những hạn chế, khiếm khuyết dé tiép tục hoàn thiện Phan biện xã hộicó thể hiểu là sự tham gia rộng rãi, công khai, minh bạch của các tầng lớp xãhội, nhân dân trong việc góp ý kiến cho các chủ trương, quyết sách lớn của

đảng và nhà nước Khi thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội, báo

chí đã góp phan tập hợp nguôn lực trí tuệ, cảm xúc của toàn dân dé góp ý chocác quyết sách lớn của đảng và nhà nước, bảo đảm sự phát triển bền vững vì

mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bang, dan chu, van minh” [11].

1.1.2.4 Chức năng văn hoa, giải tri

Báo chí là bộ phận cau thành của văn hóa, vì thế, nó trực tiếp góp phầnphát triển, bảo tồn hệ thống các giá trị văn hóa thông qua giáo dục truyềnthông Trước hết, báo chí tham gia bồi dưỡng, truyền bá, nhân rộng các giá trị

tích cực, đồng thời phê phán thói hư, tật xấu, các biểu hiện trì trệ, bảo thủ, dautranh với các biểu hiện phi văn hóa Báo chí góp phan tham gia quá trình tiếpbiến văn hóa bang cách giao lưu văn hóa với các dân tộc trên thế giới thông

qua hoạt động báo chí truyền thông Báo chí còn đóng vai trò như một trườnghọc xã hội trong việc giáo dục nâng cao hiểu biết, trình độ nhận thức chongười dân, tôn vinh các giá trị dân tộc, nhân văn tốt đẹp trong phát triển vănhóa, con người Việt Nam; Trở thành cầu nối mật thiết giữa đảng, nhà nước và

nhân dân; Giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân tiến bộ trên thế giới, gópphần quan trọng thúc đây quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ

26

Trang 31

quyên, độc lập dân tộc, hội nhập quốc tế, tạo điều kiện cho việc tiếp thu cóchọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại dé làm giàu thêm bản sắc vănhóa dân tộc Báo chí cũng góp phần thỏa mãn nhu cầu giải trí, giảm bớt các áp

lực trong cuộc sống xã hội của con người [11].

1.1.3 Vai trò của báo chí thủ đô với van đề xây dựng người Hà Nội thanh

các phong trào văn hóa - xã hội và tôn vinh những danh hiệu thi đua, điển

hình tiên tiến” Với chủ trương chú trọng công tác quản lý và nâng cao chất

lượng hoạt động báo chí, xuất bản, thông tin, truyền thông dé phát triển văn

hóa thủ đô như trên, báo chí Hà Nội được xác định đóng vai trò quan trọng, là

công cụ đắc lực trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh Vaitrò của báo chí thủ đô với vấn đề xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minhthể hiện ở các nội dung sau:

1.1.3.1 Báo chí Hà Nội tuyên truyền, pho biến đi đôi với phản biện chủ

trương, chính sách của đảng, nhà nước về xây dựng người Hà Nội thanh lịch,

Trang 32

Nội thanh lịch, văn minh còn được nhiều cơ quan báo chí gắn liền với cácchương trình hoạt động như đây mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạođức, phong cách Hồ Chí Minh” (tiêu biểu như bài viết Sôi nổi thi đua học tập,

làm theo Bác, đăng ngày 7/3/2019 [106] và Nhân lên những mô hình haytrong học tập và làm theo Bác đăng ngày 18/5/2020 [107] trên Báo

Hànộimới), phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”,

“Thực hiện nếp sống văn minh nơi công sở”; “Phụ nữ tích cực học tập, laođộng sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc” (có các bài viết tiêubiểu như Ngày hội phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, đăng ngày 14/10/2019 [140]

và Gặp mat, biểu dương cản bộ Hội Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu, ngày17/10/2020 [109] đăng trên Báo Tuổi trẻ Thi: đô), v.v Bên cạnh đó, báo chítuyên truyền, nâng cao nhận thức và rèn luyện lối sống thanh lịch, văn minh

thông qua việc phổ biến các quy tắc ứng xử tới người dân thủ đô, góp phanđây mạnh việc thực hiện văn hóa ứng xử văn minh, thanh lịch tại gia đình, nơi

công sở và nơi công cộng.

1.1.3.2 Báo chí Hà Nội thông tin, phản ánh về lối sống, văn hóa ứng xử của

người Hà Nội

Báo chí cung cấp thông tin cho công chúng về các kế hoạch, chươngtrình hoạt động, các nội dung triển khai liên quan tới van đề xây dựng ngườiHà Nội thanh lịch, văn minh dé công chúng nắm bắt được thông tin, tham gia

vào các chương trình, hoạt động Thông tin báo chí mang đến cho công chúngbức tranh toàn cảnh về hiện thực đời song xã hội Cac báo, đài, đã hình thànhcác chuyên mục, đăng tải các tin bài về các hành vi ứng xử văn hóa, những

con người, việc làm cụ thê đề tăng sức lan tỏa lỗi sống đẹp trong xã hội Báochí còn thông tin về văn hóa âm thực, văn hóa mặc, v.v góp phần lưu giữ và

phát huy tinh hoa văn hóa của người Hà Nội tới nhiều thế hệ công chúng (Các

bài viết tiêu biểu như: Van hóa mặc nơi công cộng: Bảo ton nét thanh lịch,

hào hoa [96]; Văn hóa mặc nơi công cộng: Đề lưu giữ nét đẹp văn hóa qua

28

Trang 33

năm tháng [137] đăng ngày 1/11/2020 trên Báo Hànộimới) Nhiều bài viếtcòn có sự kết hợp của các nhà văn hóa, nhà khoa học dé nghiên cứu, phân tích

một cách dễ hiểu, có sức thuyết phục dé những hành vi ứng xử có văn hóa dandần đi vào đời sống, những hành vi thiếu văn hóa, chưa phù hợp được tránh

và loại bỏ (Vi dụ là các bài: Hanh vi xấu của một số cá nhân làm ảnh hưởng

đến hình ảnh người Hà Nội, đăng ngày 7/3/2019 [99] và Lên tiếng mạnh mẽ

trước những hành vi phan văn hóa, đăng ngày 8/3/2019 [138] trên Báo

1.1.3.3 Báo chi Hà Nội nêu gương các điển hình, mô hình tốt

Báo chí đã góp phan tuyên truyền, cổ động các cuộc vận động xây

dựng văn hóa ứng xử; Phát hiện, cổ vũ cách làm hay, những gương người tốt,

việc tốt điển hình góp phần xây dựng chuẩn mực văn hóa ứng xử tốt đẹp hơn.

Trên mặt trận truyền thông, thời gian qua đã xuất hiện rất nhiều chương trình,

chuyên mục tuyên truyền, biểu đương những cá nhân, tập thê tiêu biêu về văn

hóa ứng xử như: Người Hà Nội thanh lịch, văn mình, Người Hà Nội (BáoHànộimới), Người Hà Nội, Hà Nội của chúng ta, Hà Nội những góc nhìn,

Văn hóa sống, Sống an toàn, v.v (Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội),

Nếp sống (Báo Lao động Thủ đô), Tôi yêu Hà Nội (Tuôi trẻ Thủ đô), Hà Nộithanh lịch, văn minh (Kinh té & Đô thi), v.v Ngoài các bài viết, nhiều co

quan báo chí còn vận dụng các hình thức tuyên truyền khác như cuộc thi ảnhNgười Hà Nội ứng xử thanh lịch, văn minh (Báo Hànộimới) hay tọa đàm về

xây dựng văn hóa ứng xử (Báo Kinh tế & Đô thị), v.v Các bài viết tiêu biểu

cho chủ dé này như: Dep trong văn hóa ứng xử hàng ngày, đăng ngày

4/3/2020 [102]; Thay đổi căn bản văn hóa ứng xử nơi công sở, đăng ngày25/12/2020 [95] trên Báo Hànộimới; Văn hóa ứng xử có nhiều chuyển biến rõ

nét, đăng ngày 11/10/2020 [81], trên Báo Kinh tế & Đồ thị.

1.1.3.4 Báo chí Hà Nội phê phán các hành vi lệch chuẩn, ứng xử thiếu văn hóa

Báo chí luôn phản ánh kịp thời hiện tượng ứng xử thiếu văn hóa, như

có thê thấy trên các chuyên mục: Mỗi ngày một chuyện, Bạn đọc (Báo

29

Trang 34

HànộImới), Góc anh Hà Nội đẹp và chưa đẹp (Báo Kinh tế & Đô thị), qua đóphê phán những thói hư tật xấu trong xã hội như: bệnh thờ ơ, vô cảm, bệnhthành tích, thói hoang phí, lỗi sống vị kỷ, ứng xử lệch chuẩn, phản văn hóa,kém văn minh, v.v từ đó rung hồi chuông báo động về sự xuống cấp trongứng xử văn hóa, rộng hơn là sự xuống cấp về đạo đức xã hội (Các bài viết tiêu

biểu như: (Trị “bệnh” vô cảm, thiếu nhiệt tình, che chắn cá nhân, đăng ngày19/8/2019 [134]; Cuộc chiến chống dịch: Không có chỗ cho thói vị kỷ, đăngngày 18/3/2020 [114]; Chống bệnh thành tích, xây nếp trung thực, đăng ngày

6/7/2020 [86] đăng trên Báo Handimoi) Thông qua các chương trình, chuyên

mục, báo chí giúp thay đổi hành vi, cách ứng xử trong cộng đông, loại bỏ cáchành vi kém văn hóa, lệch chuẩn trong xã hội.

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Quan điểm, chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước về xây dựng

người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Hội nghị lần thứ chín Ban

Chấp hành Trung ương Dang Cộng sản Việt Nam (khóa XI) [13] về xây

dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển

bền vững đất nước đề ra mục tiêu: Xây dựng nền văn hóa và con người ViệtNam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuan tinh thầndân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học Văn hóa thực sự trở thành nền tảngtinh than vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự

phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước

mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Thực hiện chiến lược phát triển gia

đình Việt Nam, xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng

nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người Phát huy giá trị

truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, vănminh Xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn dân cư, các cơ quan, đơn vị,doanh nghiệp đoàn kết, dân chủ, văn minh, đạt chuẩn thực chất về văn hóa;

30

Trang 35

Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; Xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ,văn minh, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội, v.v

Riêng đối với Thủ đô Hà Nội, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 6/1/2012[3] của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai

đoạn 2011-2020 xác định: Tiếp tục xây dựng văn hoá thủ đô xứng tầm vớitruyền thống ngàn năm văn hiến; Tạo bước chuyển biến mới trong xây dựngvăn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh; Tiếp tục phát triển hệ thống thông

tin đại chúng, sự nghiệp sáng tạo văn học, nghệ thuật, hoàn thiện các thiết chếvăn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống ThăngLong - Hà Nội đi đôi với xây dựng mới các công trình văn hoá tiêu biểu.

1.2.2 Quan điểm, chủ trương, chính sách của Thành phố Hà Nội về xây

dựng người Hà Nội thanh lịch, văn mình

Năm 2005, Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội và Ban Chủ nhiệmChương trình Khoa học cấp nhà nước KX.09 đã tổ chức một cuộc Hội thảo

khoa học về “Người Ha Nội thanh lịch - văn minh” (tổ chức ngày 7/10/2005)

[62], thu hút sự quan tâm của đông đảo các cán bộ lãnh đạo, quan lý, người

nghiên cứu khoa học Sau đó, đã hình thành chủ trương của thành phố về xây

dựng Quy tắc nếp sống văn minh - thanh lịch của Người Hà Nội Trong 2nhiệm kỳ (khóa XV, XVI), Thành ủy Hà Nội đều ban hành Chương trình 04-CTr/TU về Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcthủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội là một trong những chương trình hành động có

tính bao quát, hướng tới mục tiêu đặt văn hóa là trung tâm chính sách phát

triển, khang định tinh thần quyết liệt trong đổi mới, sáng tạo, bồi đắp, củng cô

nền tảng văn hóa Thăng Long - Hà Nội trong đời sống xã hội Việc xây dựng

và tô chức triển khai thực hiện chương trình nham cụ thé hóa một trong bakhâu đột phá được dé ra trong Nghị quyết Đại hội đại biéu lần thứ XVI củaĐảng bộ Thủ đô đó là “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người

31

Trang 36

Hà Nội thanh lịch, văn minh và phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của thời

vững của thủ đô và đất nước; Thực hiện tốt công tác quản lý, quan tâm đầu tư

bảo tổn, tôn tạo, phát huy giá trị các di sản và bản sắc văn hóa; Giải quyết hợplý yêu cầu bảo tồn và phát triển; Đẩy mạnh phát triển văn học, nghệ thuật.Chú trọng công tác quy hoạch, quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động báo

chí, xuất bản, thông tin, truyền thông; Thực hiện tốt mục tiêu chăm lo xây

dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện; Phát huy hiệu

quả các phong trào văn hóa - xã hội và tôn vinh những danh hiệu thi đua, điển

hình tiên tiến Đổi mới cơ chế, chính sách và nâng cao hiệu quả hoạt động thu

hút và sử dụng nhân tài.

Kế hoạch số 165/KH-UBND ngày 31/8/2016 của UBND Thành phố Hà

Nội về thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủyvề “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguén nhân lực thủ đô,

xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2016-2020” [71] phân

công nhiệm vụ cụ thê cho các sở, ngành, quận, huyện, thị xã của thành phốnhằm thống nhất nhận thức và hành động trong việc triển khai Chương trình

số 04- CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy.

Năm 2017, UBND Thành phó Hà Nội ban hành 2 quy tắc ứng xử, gồm:

Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các

cơ quan thuộc Thành phố Hà Nội (Quyết định số 522/QĐ-UBND ngày25/01/2017) [72], Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố HàNội (Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017) [73] Đó là những quy

32

Trang 37

định, hướng dẫn chung dé mọi người sống tại Thủ đô Hà Nội cùng thực hiện,tạo nên nếp sống, lối sống văn minh thanh lịch của người sống tại Thủ đô.Sau 3 năm thực hiện, tính tới cuối năm 2020, đã có hơn 40.000 số tay quy tắcứng xử được ban hành; 584 xã, phường, thị tran và 7.960 thôn, tổ dân phố tổ

chức tọa đàm về quy tắc ứng xử; Hàng trăm hội thi, đợt tuyên truyền, phongtrào thi đua về quy tắc ứng xử được triển khai từ thành phố tới cơ sở, v.v

Song song với việc đưa hệ thống quy tắc ứng xử vào cuộc sống, Thành phố

Hà Nội còn thực hiện nhiều giải pháp như xây dựng người Hà Nội thanh lịch,văn minh gắn với đây mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phongcách Hồ Chí Minh”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống vănhóa”; Nâng cao chất lượng bình xét các danh hiệu gia đình văn hóa, làng, tổ

dân phó, cơ quan, đơn vi văn hóa; Vận động thực hiện việc cưới, việc tang va

lễ hội văn minh, góp phần bảo vệ, tôn vinh các giá trị văn hóa tốt đẹp.

Về vai trò của báo chí, Văn kiện Đại hội Hội Nhà báo Thành phố Hà

Nội lần thứ VII (nhiệm kỳ 2020-2025) ngày 25/7/2020 [26] khăng định: Giaiđoạn 2015-2020 là giai đoạn hoạt động sôi nôi, tích cực của báo chí thủ đô.

Các cơ quan báo chí thủ đô đã thực hiện tốt chức năng là cơ quan ngôn luận

của đảng bộ, chính quyên và là dién đàn của nhân dân thủ đô; Tập trung nêubật những thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước và thủ đô; Tham gia tích

cực các sự kiện, hoạt động góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống củadân tộc và của thủ đô Hà Nội, góp phần phát triển văn hóa và xây dựng người

Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Dé day mạnh thực hiện chủ trương của Thanh uy Hà Nội về phát triển

văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, từ năm 2017, thành

phé đã tổ chức giải báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội

thanh lịch, văn minh Đây là giải báo chí được tuyển chọn và trao cho các tácgiả (nhóm tác giả), tác phâm báo chí xuất sắc viết về các nội dung: Chủtrương của Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội

33

Trang 38

thanh lịch, văn minh; Tuyên truyền về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của vănhóa đối với sự phát triển toàn diện, bền vững của thủ đô; Những kết quả nổibật trong việc thực hiện chương trình của thành ủy về “Phát triển văn hóa,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, vănminh” gan với việc thực hiện hai Quy tắc ứng xử của thành phố và xây dựngHà Nội trở thành “Thành phố sáng tạo” Bên cạnh đó là các tác phẩm phản

ánh gương dién hình (tập thé, cá nhân), mô hình mới, cách làm hay, đạt hiệu

quả tích cực trong phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn

minh; Những khó khăn, bất cập, những biểu hiện tiêu cực, các van dé còn tôntại trong phát triển văn hóa thủ đô Giải báo chí này đã góp phần động viên,khích lệ các cơ quan báo chí, các nhà báo, phóng viên tiêu biểu có nhiều đónggóp trong hoạt động tuyên truyền về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà

Nội thanh lịch, văn minh.

34

Trang 39

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, luận văn đã tập trung trình bày các vấn dé cơ sở lýluận bao gồm: khái niệm báo chí, chức năng của báo chí trong đời sống xãhội, sơ lược về hệ thống báo chí thủ đô; Đưa ra khái niệm về người Hà Nộithanh lịch, văn minh và vai trò của báo chí thủ đô trong công tác xây dựngngười Hà Nội thanh lich, văn minh; Dua ra các quan điểm của đảng, nhà nướcvà Thành ủy, UBND Thành phó Hà Nội về van đề xây dựng người Hà Nộithanh lịch, văn minh.

Đây là những van đề cơ sở lý luận dé triển khai dé tài, đặt nền móng détác giả tiễn hành các nghiên cứu, khảo sát thực tiễn sẽ được trình bày trongchương 2 Các van dé lý luận được trình bày trong chương 1 bám sát nội dungcủa đề tài, đi sâu giải thích các khái niệm cần làm sáng tỏ trong quá trình

nghiên cứu đề tài Từ đó, trong các chương tiếp theo, luận văn đi sâu vào tìm

hiểu thực trạng nội dung và hình thức thé hiện trên báo chí thủ đô về van đềxây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, đánh giá các ưu điểm và hạn chếvề nội dung cũng như hình thức thê hiện Từ các vấn đề đặt ra, tác giả đề xuất

các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng của báo chí thủ đô trong việc xây

dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong những năm tiếp theo.

35

Trang 40

ngày của thủ đô Chỉ một ngày sau giải phóng, 11/10/1954, Báo Thời mới của

Thủ đô Hà Nội đã ra số đầu tiên Từ đó đến năm 1957, ở Hà Nội lần lượt xuấthiện thêm hai tờ báo nữa là Hà Nội hằng ngày (báo tư nhân) và Thi đô -

chính là tiền thân của Báo Hànôimới và ngày ra số đầu của Báo Thi đô24/10/1957, trở thành ngày truyền thống của Báo Handimdi.

Hình 2.1: Măng-séc Báo Hànộimới

ÌồMànộimới =CƠ QUAN CUA THÁNH ỦY ĐĂNG CONG SAN VIỆT NAM THÀNH PHO HA NỘI

TENG NÓI CỦA DANG 80, CHINH QUYỀN VÀ NHAN DAN THỦ ĐÔ

Lần hợp nhất đầu tiên bắt đầu bằng Thông tư số 22/TT-ĐBHN ngày

9-12-1958 của Thành ủy Hà Nội "Về việc hợp nhất hai tờ báo Thu đô và Hà Nộihằng ngày" thành báo của Thủ đô Hà Nội Ngày 1/1/1959, Báo Thủ đô HàNội ra số 1, 4 trang, khổ 40 x 60cm, là tờ báo chính thống của Dang bộ Hà

Nội, truyền đạt chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước, phản ánh mọimặt đời sống xã hội của thủ đô Lan thứ hai, vào năm 1968, Báo Thoi mới va

Báo Thủ đô Hà Nội hợp nhất, chính thức mang tên Báo Hànôimới do Chủ tịch

Hồ Chí Minh đặt và ra số 1 ngày 25/1/1968 Và, lần thứ ba, hợp nhất với Báo

Hà Tây ngày 1/8/2008 theo Nghị quyết số 15/2008/NQ-QHI2 ngày 29/5/2008của Quốc hội khóa XII - mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội.

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:39

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN