1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí: Báo chí Đồng Tháp với vấn đề bảo vệ quyền trẻ em

132 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI HỮU NGHĨA

LUẬN VAN THAC SĨ BAO CHÍ

Vinh Long - Nam 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI HỮU NGHĨA

Chuyên ngành: Bao chi hoc định hướng ứng dụng

Mã số: 8320101.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Đỉnh Văn Hường

Vĩnh Long - Năm 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên: Bùi Hữu Nghĩa, học viên cao học, ngành báo chí học định

hướng ứng dụng tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại

học Quốc gia Hà Nội.

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới

sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đinh Văn Hường Các số liệu thốngkê, kết quả nghiên cứu, phát hiện mới là trung thực và chưa được ai công

bố trong bat kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây Luận văn cókế thừa, sử dụng, phát triển một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu từ

các sách, giáo trình, tài liệu có liên quan đên nội dung đê tài.

Tác giả luận văn

Bùi Hữu Nghĩa

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập và thực hiện luận văn Cao học ngành Báo

chí, tôi đã nhận được sự tận tình truyền đạt những kiến thức quý báo của

các giảng viên Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Dinh Văn Hường, người đã nhiệt

tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện dé tôi hoàn thiện luận văn Trong qua

trình làm luận văn, tôi đã học được ở Thầy tỉnh thần nghiên cứu khoa họcnghiêm túc, nỗ lực hết mình.

Tôi cũng xin cảm ơn Ban Biên tập Báo Đồng Tháp, Ban Giám đốcĐài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp đã cung cấp tài liệu cho tôi

trong quá trình viết luận văn Tôi xin cảm ơn các đồng nghiệp trong vàngoài cơ quan đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành chương trình đào

tạo sau đại học.

Trong quá trình thực hiện dé tài luận văn chắc chắn không thể tránh

khỏi những hạn chế nhất định Tác giả rất mong nhận được sự đóng gópquý báu của Hội đồng Khoa học, quý thầy cô dé luận văn được hoàn thiệnvà có chất lượng hơn.

Vinh Long, thang 5 năm 2021

Bùi Hữu Nghĩa

Trang 5

BANG CHỮ VIET TAT

ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long

KHXH&NV Khoa học Xã hội và Nhân văn

LĐ-TB&XH Lao động-Thương binh và Xã hội

Trang 6

DANH MỤC CÁC ANH, BIEU DO

Biểu đồ 1.1: Tỉ lệ nội dung liên quan đến trẻ em trên báo in và báo điện tửĐông Tháp trong 2 năm 2018 và 2019.

Biểu đồ 1.2: Ti lệ nội dung liên quan đến trẻ em trên Đài PT-TH Đồng

Tháp trong 2 năm 2018 và 2019.

Ảnh 2.1: Bé gái trong bài “Dấu hiệu con dậy thì sớm cha me can lưu ý”.

Ảnh 2.2: Người nhà bé gái phía sau bị cáo chưa được làm nhòa mặt trên

Báo Đồng Tháp (năm 2018).

Ảnh 2.3: Hình ảnh trẻ em điều trị bệnh chưa được làm nhòa mặt trên BáoĐồng Tháp (năm 2019).

Ảnh 2.4: Hình ảnh trẻ em trong bài “Giải pháp phòng ngừa xâm hại tình

đục trẻ em” chưa được làm nhòa mặt trên Báo Đồng Tháp (năm 2019).

Trang 7

MỤC LỤC

0967.1007 41 Lý do chọn đề tài - «5-5252 SckềEEEEE E2 EEEEE1811211215 1111111111111 1x0 42 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài - 2-2 52522522222 8

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU ¿+ **++seveeeereeereeees 15

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2+ 52 +52+£2+£++£++£xzrxerxerxee 16

5 Phương pháp nghién CỨU - G5 1119 3E vn rnrrrey 16

6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn -2¿©52©52+c<+£x+zxcrxered 18

7 Kết cau của luận văn ¿tk St St+E‡EEEESEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEESErrrkrkrrrer 18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU 20

1.1 Một số khái niệm liên 0070001 44 20

1.1.2 Khái niệm ĐảO ChÍ «<< c1 kg kg 20

1.2 Quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ quyền trẻ

1.3 Vai trò của báo chí với van đề bảo vệ quyền trẻ em 27

1.3.1 Mỗi quan hệ giữa báo chi và quy€n trẻ €lw -. -: s- scs©5zc: 27

1.3.2 Bảo vệ quyên riêng từ CủA IE +-5eS++cte+t‡EESEEtEEEEerkerkrrrees 28

1.4 Khái quát về tỉnh Đồng Tháp và báo chí Đồng Tháp - 30

1.4.1 Vài nét về DONG Tháp -©5+©5+SSe+E EEEEEEEEEEEEEE 212112 301.4.2 Trẻ em ở Đông Thháp ©2+++e+Ee+E+EESEEEEEEEEEEEEEEEErerkervees 31

1.4.3 Báo Chi DONG ThápD 5c 5e+cSt‡EEEE E212 11EEEetrree 32Tiểu kết chương 1 -¿- 2 ° sSE+EE+EE+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkerkrrree 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BÁO CHÍ ĐÒNG THÁP TRONG VIỆC

BAO VE QUYEN TRE EM Ở DIA PHƯƠNG HIEN NAY 382.1 Nội dung, hình thức và tac động tuyên truyền bảo vệ quyên trẻ em củaBáo Đồng Tháp, Đài PT-TH Đồng Tháp -2 2: 52 s25++cxzzssred 38

Trang 8

2.1.1 1.2.1 nga 382.1.2 Hình thức tuyén truyen cccccccccsscsscessessessessessesssessessessecsessessesssessesseeseeses 56

2.2 Cách thức khai thác, sử dụng nguồn tin trong tuyên truyền bảo vệquyền 010 —.L.L.:L: 622.2.1 BOO DONG TRAD Tưng 622.2.2 Đài PT-TH Đông Tháp vecsecscscsessessesssessesssessssssessscssesssesssssessssssessseens 642.3 Khó khăn, hạn chế của báo chí Đồng Tháp trong vấn đề bảo vệ quyền

trẻ em ở dia Phuong - c6 2c 1191191119 11 1 1v ng ng ng kg 66

2.3.1 Báo Đông TAD vesceccessessesssssssssessessessessessessussusssessessessesssssssessesseeseeses 662.3.2 Đài PT-TH Đồng Tháp - +55 ESEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrrees 692.4 Một số bài học kinh nghiệm đối với báo chí Đồng Tháp trong việc bảo

vệ quyền trẻ em ở địa phương - 2 2 + x+E+£E££E+£E£EE2EEtEkrrxerxerree 71Tiểu kết chương 2 0 c.ccecceccccsecscsscssessessessessecssesecssessessessssscsssssessessesseeseees 76

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG THÔNG TINCUA BAO CHÍ DONG THAP TRONG VIỆC BAO VỆ QUYEN TRE

EM O DIA PHƯƠNG THỜI GIAN TỚI 2- 5552 5£2cscs2 713.1 Những vấn đề đặt ra cho báo chí Đồng Tháp trong việc bảo vệ quyền

trẻ em ở địa phương hiện nay và tới đây ¿55 + *+s+seseeesses 77

3.2 Giải pháp chung cho báo chí Đồng Tháp trong việc bảo vệ quyên trẻ

em ở địa phƯƠNØ << E1 E191 1 1E 1 ng ng 813.2.1 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh dao địa phương 81

3.2.2 Xây dựng cơ chế, chính sách đông bộ, thực tế cho công tác nay 82

3.2.3 Tiếp tục dau tư về con người, cơ sở vật chất, tài chính cho cơ quan3.3 Giải pháp, khuyến nghị cụ thể cho Báo Đồng Tháp và Đài PT-TH

Đồng Tháp thời gian tới 2- 22 2+ £+E£+EE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrkerree 863.3.1 Giải pháp đối mới nội dung và hình thức tuyên truyễn S6

Trang 9

3.3.2 Giải pháp nâng cao năng lực của phóng viên, biên tập viên trong sản

xuất tác phẩm báo chỉ CHO tre CM cesceccssvessessessessessesssessessessessessessessssseeseesecs 90

3.3.4 Giải pháp Nang cao vai trò quản ly của cơ quan bdo chí 95

Tiểu kết chương 3 2-2-5 SE 2 1221 2171712112111 11 111cc 100KET LUẬN ¿22 22S<2EESEEEEEEEE21121121121111 111112111111 Ex xe 101

TÀI LIEU THAM KHAO o.oo cccccccccsssesssessssssessssssssesssesssesssesssecsseseseeess 105

PHU LUC

Trang 10

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trẻ em là thế hệ tương lai của gia đình, đất nước Do đó, trẻ em luôncó vai trò quan trọng đối với gia đình và xã hội Trong công cuộc kháng

chiến giành độc lập cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,Đảng và Nhà nước ta luôn giành sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em Dođó, từ trước đến nay, trẻ em đều được coi là đối tượng cần được chăm sóc

và bảo vệ đặc biệt.

Công tác bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn, thân

thiện, lành mạnh cho trẻ em ngày càng được các ngành, các cấp quan tâm

va CÓ su chuyén biến tích cực Các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục

trẻ em được triển khai rộng khắp và ngày càng được xã hội hoá, thu hút

nhiều sự quan tâm của cộng đồng xã hội tham gia.

Hiện toàn quốc có hơn 26,3 triệu trẻ em, trong đó có gan 1,5 triệu trẻem có hoàn cảnh đặc biệt, chiếm 5,43% tổng số trẻ em Nhận thức của xã

hội, của người dân nói chung về trách nhiệm và lên tiếng tố cáo bạo lực,

xâm hai tình dục trẻ em ngày càng được nâng lên.

Riêng tại Đồng Tháp, dân số của tỉnh năm 2018 là 1.720.808 người,trong đó trẻ em của tỉnh Đồng Tháp là 353.183 trẻ, chiếm 20,52 % so với

tổng dân số Trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có hoàn cảnh đặc biệt là2.523 em, chiếm 0,71% so với tổng số trẻ em; trẻ em có nguy cơ rơi vàohoàn cảnh đặc biệt là 35.332 em, chiếm tỷ lệ 10% tổng số trẻ em (trẻ em

song trong hộ nghèo là 11.630 em, chiếm tỷ lệ 3,29%, trẻ em hộ cận nghèolà 9.922 em, chiếm tỷ lệ 2,8%).

Thời gian qua, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã được các ngành

chức năng, người dân đặc biệt quan tâm Tuy nhiên, vấn đề bạo lực và xâmhại tình dục đối với trẻ em vẫn đang là van đề nhức nhéi trong xã hội hiệnnay Điều này càng được thể hiện rõ trong hội thảo "Nâng cao hiệu quả

Trang 11

quảng bá Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em - 111", diễn ra ngày

29/12/2018, do Cục Trẻ em, Bộ LD-TB& XH tô chức tại thành phố Hồ Chí

Minh Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 do Cục Trẻ em trực tiếp quảnlý, điều hành hoạt động Đây là sản phẩm dịch vụ công của Chính phủ với

mục đích phục vụ bảo vệ trẻ em”.

Theo thống kê của Cục Trẻ em, từ ngày 1/1/2018 đến 15/12/2018,Tổng đài 111 đã tư van 27.407 ca (tăng 1.562 ca so với cùng kỳ năm 2017),hỗ trợ can thiệp cho trẻ em 806 ca (tăng 222 ca so với 2017) Trong số

người gọi tới, trẻ em chiếm 25% (trẻ trong trường học 23,7%, trẻ ngoài

trường học 1,3%); số còn lại là do người lớn gọi tới Nội dung các cuộc gọitư van tập trung vào các van đề: quan hệ ứng xử (trong gia đình, nha

trường, xã hội) chiếm 15,2%; xâm hại bạo lực chiếm 20%; trợ giúp pháp lý

là 21% Ngoài ra còn có các van đề về sức khỏe thé chat, sức khỏe tâm lý,

sức khỏe sinh sản

Theo Luật Trẻ em 2016, tại Việt Nam đang có 17 co quan, tô chức,nhóm tổ chức có chức năng bảo vệ và chăm sóc, hỗ trợ trẻ em ở các cấp độ

khác nhau, gồm tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân các cấp, Quốc hội,

các Bộ LD-TB&XH, Tư pháp, Công an, Y tế, Giáo duc và Dao tạo, Văn

hóa, Thé thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, UBND các cấp, Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, Quỹ Bảo trợ trẻ em

Việt Nam

Trong những năm qua, việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo

vệ trẻ em đã có những chuyên biến tích cực Hệ thống chính sách, pháp luật

về trẻ em, cơ chế bảo vệ trẻ em cơ bản được hoàn thiện; phần lớn các cấp,

các ngành, toàn xã hội đã quan tâm và nhận thức về công tác trẻ em ngày

một nâng cao; các quyền của trẻ em đã được thực hiện tốt hơn; những vấnđề phát sinh về trẻ em được quan tâm giải quyết.

Trang 12

Tuy nhiên, một số van đề về trẻ em vẫn còn tôn tại và diễn biến phức

tạp như: bạo lực, xâm hại tình dục, xâm hại trên môi trường mạng, tử vong

do tai nạn, thương tích, lạm dụng sức lao động trẻ em ở một sỐ ngành nghề,

lĩnh vực, suy dinh dưỡng trẻ em thé thấp còi, an toàn, vệ sinh trong trường

học, trẻ em bỏ học, thiếu thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở cho trẻ em.

Công tác bảo vệ trẻ em tuy có chuyên biến tích cực nhưng vẫn cónhiều vấn đề cần tập trung giải quyết, trong đó có vấn đề phòng ngừa làcách tốt nhất để bảo vệ các em Trước sự quan tâm đặc biệt của cơ quan

chức năng cũng như toàn xã hội đối với trẻ em, các cơ quan báo, đài trung

ương, địa phương cũng đã dành nhiều thời lượng phát sóng, đăng tải phản

ánh những vấn đề liên quan đến trẻ em, nhằm bảo vệ quyền lợi cho trẻ em.

Riêng các cơ quan báo chí ở tỉnh Đồng Tháp, đặc biệt là Báo ĐồngTháp, Đài PT-TH Đồng Tháp đều có tổ chức các chuyên mục, chuyên trangdành riêng cho trẻ em, hoặc dành cho nhiều đối tượng khác nhau nhằm mụcđích tuyên truyền bảo vệ quyền trẻ em, góp phần tăng cường công tác

thông tin tuyên truyền về các vấn đề trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Qua đây cho thấy, vấn đề bảo vệ quyền trẻ em ngày càng được báo

chí cả nước nói chung, báo chí Đồng Tháp quan tâm với nhiều góc độ, mức

độ khác nhau, góp phần giáo dục trẻ em trở thành những công dân tốt trong

xã hội, đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân Đồng Tháp

trong vấn đề bảo vệ quyên trẻ em ở địa phương.

Bên cạnh các mặt đạt được, báo chí Đồng Tháp tuyên truyền về công

tác giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn chưa đượcnhiều Trong khi đó, công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta

được xác định là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, xã hội, gia đình và mọicông dân.

Trước yêu cầu của đời sống xã hội hiện nay, báo chí cần kip thời cócác tin, bài phản ánh liên quan đên Luật Trẻ em và tăng cường các giải

Trang 13

pháp phòng, chống, xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em,giảm tối đa các tn hại và bao đảm quyền, lợi ich của trẻ em Tuyên truyền

nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và của toàn xã

hội trong việc phòng, chống xâm hại trẻ em.

Báo chí cũng cần kịp thời phản ánh, đưa nhiều vụ bạo hành trẻ em raánh sáng Ngoài những thông tin phục vụ trẻ em trên các ân phẩm, chuyêntrang chuyên mục, những vấn đề liên quan đến các chính sách xã hội dànhcho trẻ em ở tất cả lĩnh vực, như: y tế, giáo dục, bảo hiểm xã hội, van đề trẻem khuyết tật, trẻ em tự kỉ cũng luôn cần sự quan tâm phản ánh kịp thờicủa báo chí Qua phản ánh của báo chí trong van đề bảo vệ quyền trẻ em, từ

đó tạo được sự chia sẻ trong cộng đồng, đồng thời giup các cơ quan quản

lý, các nhà hoạch định chính sách xây dựng, hoàn thiện những chính sách,chương trình hành động phù hợp.

Đề nhiệm vụ tuyên truyền bảo vệ quyền trẻ em đạt hiệu quả cao, đòihỏi các nhà nghiên cứu, nha báo phải tiến hành tìm ra những giải pháp hiệu

qua để giải quyết những van đề trên, nhăm mang lại sự 6n định va phattriển của trẻ em trên địa bàn tỉnh.

Bảo vệ quyền trẻ em là một đề tài rộng và luôn mang tính thời sự,

cũng như luôn dành được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa

học như xã hội học, chính trị học, kinh tế học, luật hoc,

Trong thời gian qua, đã có không ít các công trình nghiên cứu ởtrong nước và nước ngoải về quyền trẻ em Tuy vậy, các công trình này có

một số hạn chế như chưa cập nhật đầy đủ những quy định đã được sửa đôi,bổ sung hoặc những văn bản pháp luật mới được ban hành liên quan đếnquyên trẻ em trong thời gian từ năm 2016 đến nay Đồng thời, hệ thống sốliệu trong các công trình này về công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻem cũng chỉ dừng ở khoảng thời gian từ năm 2014 trở về trước Như vậy,

Trang 14

cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nảo trực tiếp nghiên cứu tiếpcận vấn đề bảo vệ quyên trẻ em dưới góc độ báo chí địa phương.

Đó chính là ly do tác giả lựa chọn đề tài “Bao chí Đồng Tháp với van

đề bảo vệ quyền trẻ em (khảo sát Báo Đồng Tháp và Đài PT-TH ĐồngTháp năm 2018 - 2019)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học ngành Báo

chí học.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Vấn dé bảo vệ quyền trẻ em ở địa phương hiện nay dang là van dé

nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội, vì nó ảnh hưởng trực

tiếp đến đời sống người dân Trước đây, đã có một số giáo trình báo chí,

luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các công trình nghiên cứu khoa học các

cấp nghiên cứu đề tài về quyền trẻ em Tuy nhiên, những đề tài nàynhằm mục dich thông tin xoay quanh vấn đề về pháp luật quyền trẻ em,báo chí viết về trẻ em

Quá trình thực hiện đề tài Báo chí Đồng Tháp với vấn đề bảo vệ

quyên trẻ em, tôi có tham khảo một số tài liệu có liên quan đến và nhận

thấy đề tài trẻ em trên báo chí là khá phong phú Trong quá trình khảo sátcác tư liệu dé thực hiện dé tài luận văn này ở Thư viện Trường Đại học

KHXH&NV, thu thập kiến thức, tài liệu từ internet, tác giả thấy nhiều giáotrình, sách, công trình nghiên cứu, ít nhiều có liên quan đến đề tài của tác

giả, cụ thé có thé kế đến như sau:

Giáo trình: T6 chức và hoạt động cua toa soạn của PGS.TS DinhVăn Hường [17] Giáo trình này trình bày những vấn đề lý luận gắn với

hoạt động thực tiễn của các tòa soạn báo và từ những kinh nghiệm thực tiễn

dé kiểm chứng và bổ sung cho lý luận Các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà

-nước Việt Nam về báo chí Hay cuốn Cơ sở Ly luận báo chí Truyén thông,các tác giả: Dương Xuân Sơn - Dinh Văn Hường - Tran Quang [28] đã khái

Trang 15

quát hóa các vấn đề chung của báo chí, trong đó đã chỉ rõ vai trò và vị trí

của báo chí trong xã hội.

Đặc biệt, giáo trình Các thể loại báo chí thông tan của PGS.TS Dinh

Văn Hường [16] đã cung cấp cụ thé về thê loại va thể loại báo chí, qua đó

giúp người làm báo thực hành tốt trong quá trình hoạt động thực tiễn báochí; phát hiện đề tài đúng và trúng để phản ánh Đáng chú ý là giáo trìnhchỉ ra được đặc trưng của phỏng vấn, khi nào thì phỏng vấn, câu hỏi trongphỏng vấn, những loại câu hỏi cần tránh trong phỏng van là tư liệu bổ

ích để tác giả luận văn tham khảo thực hiện đề tài.

Ngoài ra còn có cuỗn Ngôn ngữ báo chí của tác giả PGS.TS Vũ

Quang Hào [13] Sách nêu rõ những vấn đề cần thiết, cơ bản nhất của ngôn

ngữ báo chí Trong đó có ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí, ngôn ngữ các

phong cách báo chí, ngôn ngữ của tên riêng trên báo chí, ngôn ngữ của

thuật ngữ khoa học, chữ tắt và số liệu trên báo chí, ngôn ngữ phát thanh Sách là tài liệu hữu ích đối với các phóng viên, biên tập viên các báo, đài.

Riêng chủ dé báo chí viết về trẻ em, trong đó có quyên trẻ em, đáng

chú ý có cuốn S6 tay phóng viên báo chí với trẻ em do PGS.TS Nguyễn

Văn Dững chủ biên, đồng tác giả [7] Sách đã cung cấp cho phóng viênnhững kiến thức cơ bản về nghiệp vụ báo chí và những vấn đề liên quan

đến trẻ em Chia sẻ những kinh nghiệm và kỹ năng trong hoạt động nghiệp

vụ báo chí với trẻ em của những nhà báo lâu năm làm việc cùng trẻ em.

Ngoài ra còn có cuốn Báo chi với trẻ em của Nxb Lao động (2004) do

PGS.TS Nguyễn Văn Dững chủ biên Cuốn sách cung cấp những thông tin,trí thức nền cần thiết có liên quan đến quyên trẻ em, điện mạo trẻ em trênbáo chí và những vấn đề đặt ra Bên cạnh đó, cuốn sách còn nêu rõ vềnhững kỹ năng và kinh nghiệm của người làm báo khi tham gia giải quyếtvân đề trẻ em.

Trang 16

Sách chuyên khảo của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Oanh: Nhà báo với trẻem: Kiến thức và kỹ năng [23] Sách nghiên cứu những thách thức đặt ra

đối với người làm báo về trẻ em Đó là những kiến thức và kỹ năng báo chí

về trẻ em, bao gồm: quy trình tác nghiệp, kỹ năng báo chí ảnh hưởng đến

chất lượng tác phẩm, sản phẩm báo chí về trẻ em, cũng như hiệu quả tácđộng đến công chúng: kỹ năng làm báo và quy trình làm báo cho trẻ em trên cơ sở tôn trọng quyền trẻ em, rất hữu ích cho những người viết báo vềtrẻ em Hay cuốn “Vấn đề Hôn nhân - gia đình và trẻ em qua góc nhìn báo

chí”, do Nxb Khoa học xã hội phát hành năm 2007, của tác giả Nguyễn

Thu Nguyệt Cuốn sách cho chúng ta thấy sự tương tác của những biến đổi

kinh tế - xã hội tới những van dé quan hé gia dinh, tré em, gitip xac dinh

những van dé cần phải định hướng nghiên cứu sâu hơn, phục vụ cho chiếnlược phát triển gia đình, chăm sóc trẻ em của Đảng và Nhà nước trong giai

đoạn mới.

Thực tế, trẻ em là đối tượng chịu nhiều tác động của nguồn thông tin

từ các loại hình báo chí Vì lẽ đó, không chỉ ở Việt Nam, các tác giả, nhànghiên cứu nước ngoai cũng đã có những công trình sách nghiên cứu các

van đề về trẻ em Truyén thông, đạo đức nghệ nghiệp với trẻ em của tác giả

Helena Thorfinn [15], là sách nghiên cứu mối quan hệ giữa trẻ em vớitruyền thông Sách đúc kết những pham chat cần thiết của nhà báo viết về

trẻ em Một quyền sách khác là Trẻ em trong truyền thông do Trường Đạihọc Công nghệ Singapore và Học viện Thông tin và Truyền thông Châu Á

(phát hành năm 2001) cho thấy sự thiếu thốn thông tin về trẻ em và dànhcho trẻ em, đã phan nào thé hiện sự thiếu quan tâm của cộng đồng nhằm

đem lại lợi ích cho trẻ em.

Bên cạnh đó, còn có các công trình nghiên cứu khoa học với các luận

án tiễn sĩ, luận văn thạc sĩ liên quan đến trẻ em Có thê ké đến luận án tiếnsĩ Luật học của nghiên cứu sinh Phan Thị Lan Phương: Quyên trẻ em trong

10

Trang 17

xây dựng Nhà nước pháp quyển Việt Nam - Những dam bảo pháp lý (thực

hiện năm 2015, tại Trường Đại học Quốc gia Hà Nội) Luận án nghiên cứu,xây dựng lý luận bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em, phân tích, đánh giá các

tiêu chí quốc tế về quyền trẻ em và những điều kiện dé nội luật hóa ở ViệtNam Phân tích, đánh giá quy định pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em và

các bảo đảm pháp lý trên các bình diện lập pháp, thực thi và kiêm soát, bảo

vệ quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam.Luận án cũng đánh giá thực trạng những bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em,

từ đó tìm ra các hạn chế, tồn tại của bảo đảm pháp lý về quyền trẻ em.

Ngoài ra, còn có luận án tiễn sĩ xã hội học: Vai tro của truyễn thông

đại chúng trong thực hiện quyên trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay của tác

giả Nguyễn Thị Minh Nhâm (thực hiện năm 2014, tại Học viện Chính trị

Quốc gia Hồ Chí Minh) Bên cạnh nêu những mặt tích cực là cơ bản, luậnán cũng chỉ ra quyền trẻ em chưa được các phương tiện truyền thông đạichúng tuyên truyền thấu đáo, vì thế đã có những cách hiểu không đầy đủ

bản chất khái niệm, có những hành xử và phản ứng không đúng trong quá

trình triển khai thực hiện Có lúc, có nơi, chính truyền thông đại chúng lại

vi phạm quyền trẻ em, lạm dụng trẻ em, sử dụng câu chuyện, hình ảnh trẻem nhằm giật gân, câu khách, thu hút quảng cáo hay quay lưng lại với nỗi

đau của trẻ em Luận án cũng đã nêu bật vai trò truyền thông đại chúng,qua đó thúc đây tiến trình thực hiện quyền trẻ em và vai trò của truyềnthông đại chúng trong thực hiện quyên trẻ em ngày càng được khang định

trong bối cảnh toàn cầu hóa, dân chủ hóa đời sống xã hội và xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng

Cộng sản Việt Nam.

Luận văn thạc sĩ báo chí học của tác giả Nguyễn Thu Hà có tiêu đề

Quyên trẻ em trên báo in hiện nay (thực hiện năm 2014, tại Trường Đại

học KHXH&NV - Dai học Quốc gia Hà Nội) [12] Luận văn đã nghiên cứu

11

Trang 18

các vấn đề liên quan tới quyền trẻ em được quy định trong một số tài liệu,

văn bản pháp luật Nghiên cứu về mối quan hệ giữa báo chí truyền thông

đối với trẻ em dưới góc độ tiếp cận dựa trên quyền Hay luận văn thạc sĩ

Luật học của tác giả Đỗ Thị Oanh (thực hiện năm 2014, tại Khoa Luật

-Dai học Quốc gia Hà Nội) có tiêu đề: Thuc hiện pháp luật về bảo vệ quyéntrẻ em ở Việt Nam hiện nay [22] Trên cơ sở làm rõ được một số van đề lýluận cơ bản và nội dung của một sỐ quy phạm pháp luật hình sự Việt Namhiện hành về bảo vệ các quyền con người, tác giả Đỗ Thị Oanh mạnh dạn

chỉ ra một vài điểm mà theo quan điểm cá nhân của tác giả là còn thiếu sót

hoặc chưa hợp lý trong những quy phạm mà tác giả có điều kiện nghiêncứu Đồng thời nêu lên một số vấn đề cơ bản liên quan đến thực trạng áp

dụng một số quy phạm pháp luật hình sự về bảo vệ các quyền con người ở

nước ta Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tương đối tông hợp, luận văn đềxuất một vài giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quảthực thi trên thực tế của một số quy phạm pháp luật hình sự Việt Nam trong

việc bảo vệ các quyền con người.

Nghiên cứu dé tài liên quan đến trẻ em còn có luận văn Báo in vớivấn dé quyền tham gia của trẻ em hiện nay của tác giả Trần Thị Thuy Hảo

(năm 2005) tại Trường Dai học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội;

khóa luận Báo chí với van dé bạo hành trẻ em (Khảo sát trên báo điện tửDân trí từ 1/1/2008 đến 12/6/2010) của tác giả Nguyễn Thị Hương Duyêntại Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia Hà Nội; luận van Gido

dục nhân cách cho trẻ vị thành niên trên báo chí hiện nay (khảo sát báo

Thiếu niên Tiền phong và Hoa học trò năm 2005 - 2006) của tác giả Trần

Thị Dung (năm 2006) tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Song song đó, còn có các công trình nghiên cứu khoa học liên

quan vấn dé quyên trẻ em trên báo chí Cụ thé, dé tài cấp Bộ: Báo chí

cho trẻ em ở nước ta hiện nay do PGS.TS Nguyễn Văn Dững làm chủ

12

Trang 19

nhiệm đề tài (thực hiện năm 2007), cơ quan chủ trì: Học viện Báo chí và

Tuyên truyền Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu thực trạng báo chí cho trẻ

em, công trình đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về điện mạo báo chícho trẻ em ở nước ta trong thời kỳ hội nhập phát triển Phân tích kinh

nghiệm thực tế, kể cả kinh nghiệm hay và chưa hay, tốtvà chưa tốt, làm báo cho nhóm công chúng - đối tượng đặc thù là trẻ em.Nêu lên những vấn đề cần quan tâm và bước đầu đề xuất giải pháp phát

triển loại báo chí này cũng như nâng cao năng lực và hiệu quả tác độngcủa nó đối với xã hội nói chung, nhóm công chúng đối tượng là trẻ em

trẻ em mà các loại hình báo chí này đăng tải.

Từ năm 2014 đến nay, cũng đã diễn ra một số hội thảo báo chí liênquan đến trẻ em Cu thé, ngày 23/6/2014, tại Hà Nội, Hội Nhà báo ViệtNam và Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phối hợp tô chức Hội thảo“Báo chí với quyền trẻ em - Đạo đức và kỹ năng” Hội thảo nhằm góp phầngiới thiệu tiếng nói của các nhà báo và các cơ quan báo chí tham gia hoạtđộng và trao đổi về hoạt động bảo vệ quyên trẻ em; đồng thời giúp cho nhà

quan lý cơ quan báo chí và nha báo hiểu hơn về quyền trẻ em, cũng nhưnâng cao đạo đức và kỹ năng tác nghiệp Tại hội thảo, đại biểu nhận định,thực tiễn thời gian qua, một số cơ quan báo chí đã làm tốt vấn đề thông tin

về trẻ em, quyền trẻ em, song còn một số nhà báo khi đưa tin về vấn đề trẻ

em đã gây không ít bức xúc trong dư luận.

13

Trang 20

Ngày 24/7/2019, tại tỉnh Vĩnh Phúc diễn ra Hội thảo tập huấn về Swtham gia của truyền thông, báo chí trong công tác bảo vệ trẻ em Hội thảodo Cục Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Viện Nghiên cứuQuan lý Phát triển bền vững (MSD) phối hợp với tổ chức Lao động quốc tế

(ILO) và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Quốc tế tại Việt Nam (SCT) tô chức Daibiểu đã trao déi những van đề về quyền trẻ em; lao động trẻ em; bảo vệ trẻ

em trên môi trường mạng; ảnh hưởng của dư luận trên mạng xã hội và vai

trò điều hướng của truyền thông dai chúng: các nguyên tắc bảo vệ quyền

riêng tư của trẻ em dành cho báo chí Cục trưởng Cục Trẻ em Đặng Hoa

Nam đã nêu dẫn chứng về truyền thông của báo chí quốc tế trong các vụ

việc có liên quan tới trẻ em Dù sự việc được báo chí, truyền thông rất quan

tâm, nhưng người đọc chỉ thấy được hình ảnh của người vi phạm, các thông

tin về nạn nhân đều được giấu kín Trong khi đó, đa số vụ việc xâm hại tìnhdục xảy ra và bị phát hiện ở Việt Nam, ngoài thông tin về quá trình tố tụngcủa cơ quan công an, công chúng còn thấy được rất nhiều hình ảnh và

thông tin cụ thể của người vi phạm và cả nạn nhân Bên cạnh đó, nhiều vụ

việc hoàn cảnh gia đình, thông tin của nạn nhân được khai thác rất sâu, kỹ

lưỡng Điều này cho thấy, báo chí, mạng xã hội ở Việt Nam rất thích khai

thác thông tin của cả thủ phạm và nạn nhân nhằm gợi sự tò mò, lôi kéongười đọc chứ chưa chú trọng cảm nhận của nạn nhân và gia đình Theo

Cục trưởng Cục Trẻ em, các nhà báo viết về trẻ em và viết cho trẻ em cầnphải đứng trên cơ sở tiếp cận dựa trên quyền trẻ em, luôn vì lợi ích tốt nhất

của trẻ; cần phải hiểu các đặc điểm phát triển về tâm lý của trẻ, cách suynghĩ của trẻ, biết cách lắng nghe, tôn trọng quyền được lắng nghe và quyềntham gia của trẻ, khuyến khích trẻ tham gia vào những vấn đề liên quan đến

trẻ em.

Như vậy, đối với đề tài báo chí về trẻ em cũng như quyền trẻ em, đã

có nhiều công trình nghiên cứu cả phương điện lý luận lẫn thực tiễn Các

14

Trang 21

công trình này chỉ tập trung nghiên cứu về quyền trẻ em trên báo in, trênbáo điện tử Đồng thời, các công trình nghiên cứu hướng đến đối tượng tiếpnhận là trẻ em, hoặc những người làm báo viết về trẻ em Tuy nhiên, hướngnghiên cứu dành cho nhiều đối tượng tiếp nhận thông tin gồm: trẻ em,

người làm báo, người thân các em, những người làm công tác chăm sóc,

bảo vệ trẻ em thì hầu như rat ít 6i.

Hoạt động báo chí ở địa phương đã góp phần rất tích cực cũng nhưcó những hạn chế nhất định trong việc tham gia bảo vệ quyền trẻ em, tuy

nhiên đến nay vẫn rất hiếm hoi đề tài nghiên cứu về vấn đề này Do đó, tácgiả luận văn lựa chọn đề tài “Báo chí Đồng Tháp với van dé bảo vệ quyéntrẻ em” nhằm nghiên cứu, khảo sát những hiện trạng của một số vấn đề

quyền trẻ em dưới góc độ tiếp cận dựa trên quyền tiếp cận thông tin phủhợp với trẻ em và quyền tham gia của trẻ em trong một số loại hình báochí; trách nhiệm của bên thực thi quyền trẻ em cũng như trách nhiệm củaxã hội trong việc bảo vệ trẻ Chính vi vậy, có thé nói đây là lần đầu tiên có

đề tài luận văn ngiên cứu về vấn đề này.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích

Trên cơ sở khung lý thuyết cơ bản, luận văn sẽ tiến hành khảo sát,

nghiên cứu và đánh giá thực trạng báo chí Đồng Tháp với vấn đề bảo vệquyền trẻ em, tìm ra những ưu điểm, hạn chế, từ đó đề xuất một số khuyến

nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền bảo vệ quyền trẻ em

ở địa phương hiện nay và tương lai.3.2 Nhiệm vụ:

- Làm rõ cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng thông tin tuyên truyền về bảo vệquyền trẻ em trên Báo Đồng Tháp và Đài PT-TH Đồng Tháp, từ đó có

15

Trang 22

những đánh giá cụ thể về sự ảnh hưởng của các tác phẩm báo chí địaphương tới trẻ em và xã hội.

- Đề xuất và khuyến nghị một số giải pháp nhằm tiếp tục nâng

cao chất lượng thông tin của báo chí địa phương với vấn đề bảo vệ

Luận văn tập trung khảo sát những tin, bai trong các chương trình,

chuyên mục trên Đài PT-TH Đồng Tháp (tập trung kênh Truyền hình Đồng

Tháp) có liên quan đến trẻ em, cụ thé: Vì trẻ em; Gia đình: trên Báo Đồng

Tháp: Vì trẻ em (báo in), Xã hội, Giáo dục, Pháp luật, Văn hóa (báo in vàbáo điện tử) Thời gian phát sóng, đăng tải năm 2018 và 2019 Tác giả chọn

nghiên cứu trên Báo Đồng Tháp và Đài PT-TH Đồng Tháp vì đây là hai cơ

quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đồng Tháp, có lượng bạnđọc, bạn xem đài cao, có tầm ảnh hưởng lớn trong công tác tuyên truyền ởđịa phương Khoảng thời gian khảo sát cũng chính là thời điểm báo chí

Đồng Tháp tuyên truyền nhiều sự kiện, vụ việc liên quan đến trẻ em, gây

sự chú ý trong dư luận.

5 Phương pháp nghiên cứu5.1 Cơ sở Ly luận

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác

- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về báo chí

va trẻ em.

- Các lý luận về truyền thông, tâm lý học, xã hội học

16

Trang 23

5.2 Phương pháp cụ thể

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thê sau đây đểthực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:

- Phương pháp khảo sát, nghiên cứu tai liệu:

Phương pháp này nhằm khai thác những tài liệu sẵn có trên văn bảnpháp luật của Việt Nam và Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em; Luật

Báo chi sửa đổi (năm 2016) Các công trình nghiên cứu khoa học có liên

quan đến trẻ em và quyền thông tin về trẻ em hiện nay trên báo chí Bên

cạnh đó, luận văn cũng tìm hiểu thông tin từ các báo cáo, kỷ yếu hội thảo

được ban hành bởi các cơ quan Nhà nước và một số tô chức xã hội hoạt

động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.- Phương pháp phán tích văn bản:

Đây là phương pháp chính được sử dụng trong luận văn Phương

pháp này phân tích những nội dung và hình thức trong các bài báo được cóđịnh trong các chuyên trang, chuyên mục trên Báo Đồng Tháp và Đài PT-

TH Đồng Tháp Qua phân tích, nhằm đánh giá thực trạng, thành công, hạn

chế của việc tuyên truyền về trẻ em trên báo chí Đồng Tháp.

Phương pháp phán tích định tính:

Phỏng van sâu các nha báo dé tìm hiểu về nhận thức của đối tượngđối với các quyền thông tin về trẻ em trên báo chí hiện nay Do là các nhàbáo: Thành Nam, Mỹ Xuyên (Báo Đồng Tháp), Thanh Bình, Mỹ Duyên(Đài PT-TH Đồng Tháp) và bà Nguyễn Thi Ngoc No, viên chức Phong

Bảo vệ trẻ em, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Tháp.Phương pháp thong kê:

Từ việc thống kê số lượng các tin, bài viết về các vấn đề khácnhau ở Báo Đồng Tháp và Đài PT-TH Đồng Tháp, luận văn sẽ đưa ra

các số liệu tông quát về những nội dung được cập nhật trên báo, dai, như

các chuyên trang, chuyên mục có tỷ lệ tin, bài vê trẻ em; sô lượng các

17

Trang 24

tin, bài về an sinh xã hội, pháp luật, văn hóa, văn nghệ liên quan đếntrẻ em Từ đó có cái nhìn tổng quát về số lượng bài viết mà báo và đài

quan tâm tuyên truyén.

6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

6.1 Về mặt lý luận:

Đây là công trình nghiên cứu cơ bản thực trạng công tác tuyên truyềnbảo vệ quyên trẻ em Ngoài ra, công trình cũng đặt ra vẫn đề tuyên truyềnpháp luật, công tác chăm lo cho trẻ em đến người dân hiện nay, từ đó Đảng,

Nhà nước có chính sách phù hợp.

Thông qua nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền trẻ em được thê hiện trên

Báo Đồng Tháp và Đài PT-TH Đồng Tháp, đề tài sẽ là nguồn tài liệunghiên cứu danh cho những người muốn tìm hiểu thông tin về bảo vệ

quyên trẻ em trên báo chí địa phương.

6.2 Về mặt thực tiễn:

Luận văn góp phần cung cấp cơ sở khoa học đánh giá nghiêm túc

việc tuyên truyền dé giải quyết một trong những van dé còn tồn tai trong

xã hội.

Đề tai là nguồn tài liệu bé ich cho các bạn đồng nghiệp tham khảo,

áp dụng vào thực tiễn khi tuyên truyền về vấn đề bảo vệ quyền trẻ em; địnhhướng cho người dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

Thông qua luận văn, các cơ quan quản lý báo chí sẽ nhìn thay đượcthực trạng thông tin về bảo vệ quyền trẻ em trên báo chí địa phương, từ đó

có những chỉ đạo, cũng như định hướng tuyên truyền phù hợp, hiệu quả.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn

gồm3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.

18

Trang 25

Chương 2: Thực trạng báo chí Đồng Tháp trong việc bảo vệ quyềntrẻ em ở địa phương hiện nay.

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin của báo chíĐồng Tháp với van dé bảo vệ quyên trẻ em ở địa phương thời gian tới.

19

Trang 26

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA DE TÀI NGHIÊN CUU

1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1 Khai niệm trẻ em

Theo Điều 1, Luật Trẻ em (năm 2016) được Quốc hội nước Cộng

hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày

5/4/2016 giải thích: “Trẻ em là công dân dưới 16 tuổi” [48, tr 3].

Trẻ em trước hết là một con người được hưởng mọi quyền tự do đã

được nêu ra trong các công ước quốc tế về quyền con người mà không bịbất cứ một sự phân biệt đối xử nào Trẻ em là những người chưa trưởng

thành nên có quyền được chăm sóc sự sống, phát triển, được bảo vệ và bàytỏ ý kiến.

Theo Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (UNCRC) ký

kết ngày 20/11/1989 quy định: Trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi,trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn.

1.1.2 Khái niệm báo chí

Theo Từ điển Tiếng Việt, báo chí là báo và tạp chí xuất bản mộtcách định kì (Từ điển Tiếng Việt 2006, Hoàng Phê chủ biên, Viện Ngônngữ) [24].

Theo Điều 3, Luật Báo chí sửa đôi (năm 2016) được Quốc hội nước

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, ky hop thứ 11 thông qua

ngày 5/4/2016 giải thích: “Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện,

van dé trong đời sống xã hội, thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh,được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn đến đông đảo

công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử”

[44, tr 1].

Bao chi hiéu theo nghĩa hẹp, là báo va tạp chí xuất bản định kỳ Theonghĩa rộng, báo chí là những sản phẩm xuất bản định kỳ hoặc thường

20

Trang 27

xuyên, hướng tác động vào công chúng xã hội, nhằm tập hợp và thuyết

phục đông đảo nhân dân tham gia giải quyết các vấn dé kinh tế - xã hội đãvà đang xảy ra.

Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sốngxã hội Là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tô chức xã hội, đoàn

thé, đồng thời là diễn đàn của nhân dân Báo chí không chỉ tuyên truyền,

giáo dục pháp luật mà còn giúp các cơ quan chức năng khám phá các vụ án,

cung cấp tài liệu cho công tác điều tra, xét xử, góp phần phòng ngừa tội

phạm, giữ vững trật tự kỷ cương và làm lành mạnh các quan hệ xã hội.

Hiện nay, ở Việt Nam, bên cạnh việc là tiếng nói của cơ quan,ngành, địa phương báo chí còn đồng thời tiếng nói của nhân dân ở địa

phương đó, của quần chúng trong giới đó Nhìn chung, báo chí nước ta đãthông tin khá đầy đủ các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của

Nhà nước, các định hướng của địa phương, đoàn thể, ngành, cơ quan góp

phần nâng cao nhận thức của người dân và quần chúng trong giới đó, động

viên, tạo điều kiện để người dân ủng hộ, thực hiện các chủ trương, chính

sách Đồng thời, báo chí không ngừng phản ánh các ý kiến, nguyện vọngcủa người dân để các cơ quan chức năng nắm bắt, xử lý, khắc phục.

1.1.2.1 Khải niệm bảo in

Báo m là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiệnbăng phương tiện in để phát hành đến bạn đọc, gồm báo in, tạp chí in.

Báo in ở đây là những ấn phẩm xuất bản định kỳ, đăng tải các sự

kiện và vấn đề thời sự, phát hành rộng rãi nhằm phục vụ công chúng nhóm đối tượng nào đó với mục đích nhất định.

-1.1.2.2 Khải niệm báo điện tử

Báo điện tử là loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức một

trang web và phát hành dựa trên nền tảng internet Báo điện tử được xuất

21

Trang 28

bản bởi tòa soạn điện tử, còn người đọc báo dựa trên máy tính, điện thoại diđộng, máy tính bảng có kết nối internet.

Khác với bao in, tin tức trên báo điện tử được cập nhật thườngxuyên, tin ngắn và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau Nó cũng khác so

với trang thông tin điện tử về tần suất cập nhật Báo điện tử cho phépmọi người trên khắp thế giới tiếp cận tin tức nhanh chóng không phụ

thuộc vào không gian và thời gian, sự phát triển của báo điện tử đã làm

thay đổi thói quen đọc tin và ít nhiều có ảnh hưởng đến việc phát triển

báo giấy truyền thống.

1.1.2.3 Khái niệm báo nói (phát thanh)

Phát thanh là loại hình báo chí sử dụng ngôn ngữ âm thanh tông hợp,bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc, tác động trực tiếp vào thính giác của

đối tượng tiếp nhận.

Trong ba thành tố của ngôn ngữ phát thanh, lời nói đóng vai trò thenchốt Lời nói cung cấp thông tin, chuyên chở tư tưởng, khơi dậy cảm xúc,

là cầu nối hữu hiệu giữa đài phát thanh và công chúng thính giả, đồng thời

cũng là phương tiện cơ bản nhất dé nhà báo sáng tạo tác phẩm.

1.1.2.4 Khái niệm báo hình (truyén hình)

Báo hình (truyền hình) là loại hình báo chí sử dụng hình ảnh là chủ

yếu, kết hợp tiếng nói, âm thanh, chữ viết, được truyền dẫn, phát sóng trêncác hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau Hay có thể nói, báo

hình làphươngtiện truyền thông đại chúng chuyền tải thông tin về các sự kiện,

vấn đề, hiện tượng đang diễn ra trong hiện thực khách quan băng hình ảnh và4m thanh sống độngnhờphương tiện truyền thông truyền hình.

Trong cuốn Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản của tác giả

Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng thì: “Thuật ngữ truyền hình(Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp Theo tiếng HyLạp, từ Tele có nghĩa là ở xa, còn videre là thấy được, tiếng Latinh có

22

Trang 29

nghĩa là xem được từ xa như vậy, dù phát triển bat cứ ở đâu, ở quốc gianao thì tên gọi truyền hình cũng có chung một nghĩa là nhìn được từ xa”.

trẻ em phải xuất phát từ quan điểm của trẻ em, vì vậy quyền trẻ em là

những đặc lợi mà trẻ em được hưởng theo quy định của pháp luật.

Các quyền cơ bản của trẻ em được quy định cả trong pháp luật quốc

tế nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng Các quyền cơ bản của trẻ em

được quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em năm1989 gồm bốn nhóm quyên: quyền được sống còn, quyền được phát triển,quyền được bảo vệ, quyền được tham gia Trong các năm 1994, 1996, Việt

Nam gia nhập một loạt các công ước quốc tế khác về quyên trẻ em hoặc

liên quan đến quyên trẻ em do Tổ chức Lao động quốc tế thông qua Năm

2000, Việt Nam đã gia nhập Công ước số 182 (Công ước về Nghiên cứu và

hành động ngay lập tức để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tôi tệ

nhất) Tiếp đó, năm 2001, Việt Nam đã phê chuẩn 2 Nghị định thư bổ sung

Công ước quốc tế về Quyền trẻ em (Nghị định thư Không bắt buộc về việcsử dụng trẻ em trong xung đột vũ trang và Nghị định thư Không bắt buộc

về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em).

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm, ưu tiên

đặc biệt đối với trẻ em, thế hệ tương lai của đất nước Chính phủ đã cónhiều chương trình, hoạt động dành cho trẻ như: Chương trình quốc gia bảovệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ

em giai đoạn 2012 - 2020.

23

Trang 30

Ngày 5/11/2012, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 20/CT-TW về việctăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và

bảo vệ trẻ em trong tình hình mới Chỉ thị nêu rõ: chăm sóc, giáo dục và

bảo vệ trẻ em là van đề có tính chiến lược, lâu dai, góp phần quan trọng vàoviệc chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế Đầu tư cho trẻem là đầu tư cho tương lai của đất nước Làm tốt công tác này là tráchnhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, gia đình, nhà trường và

toàn xã hội.

Dé tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong

thời gian tới, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thê quán triệt và thực hiện tốt một số nhiệmvụ trọng tâm Đáng chú ý, Chỉ thị yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền

cần đây mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động để mọi ngườidân thấy được tính cấp bách và tầm quan trọng của công tác chăm sóc, giáo

dục và bảo vệ trẻ em Kịp thời tuyên truyền các điển hình tiên tiến, tấm

gương người tốt, việc tốt; quan tâm giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng

chăm sóc, giáo duc va bảo vệ trẻ em; phê phán, lên án các hành vi vi phạm

pháp luật, xâm hại, bạo lực, lôi kéo trẻ em vào hoạt động tội phạm và cản

trở việc thực hiện các quyền của trẻ em.

Bên cạnh hệ thống thé chế, pháp luật đang ngày càng được hoàn

thiện, các hoạt động truyền thông, giáo dục và vận động xã hội về bảo

vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng được các cấp, các nganh quan tâmthực hiện, tạo sự chuyển biến tích cực về cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ

em, đồng thời mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và phúc lợi xã hội

dành cho trẻ em.

Sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với trẻ em chính là sự tiếp thutừ tư tưởng coi trọng sự phát triển toàn diện của trẻ em và hành động chăm

24

Trang 31

lo đời sống văn hóa, tinh thần cho trẻ em của Chủ tịch Hồ Chi Minh Ngaysau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 1/10/1945, Báo Thiếu

sinh, số báo đầu tiên của nhà nước độc lập dành riêng cho trẻ em đã ra sốđầu tiên Người đã gửi thư cho tòa soạn, khuyên các thiếu nhi gửi tin tức,tranh vẽ và viết bài cho báo, nên đọc cho trẻ em chưa biết chữ nghe, nênlàm cho báo phát triển Người thay mặt toàn thê thiếu nhi Việt Nam kêu gọicác nhà văn hóa Việt Nam hãy chú ý đặc biệt đến nhi đồng Và sau này,Đảng, Nhà nước ta dành nhiều sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em, điều đó thé

hiện qua nhiều văn bản quan trọng Quyền trẻ em đã được thể hiện rất rõtrong một số điều khoản của Hiến pháp nước Việt Nam Cụ thể, tại Điều37, Hién pháp 2013 quy định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội

bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em.Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức

lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.

Hiến pháp năm 2013 đã cụ thé hóa đường lối của Đảng bằng việc

quy định rõ: các quyền công dan, trong đó có các quyền trẻ em phù hợp với

điều kiện phát triển mới; quyền và bổn phận của trẻ em; trách nhiệm củacác cơ quan nhà nước, các tô chức trong việc bảo vệ quyên trẻ em Hiến

pháp coi quyền trẻ em là một bộ phận của quyền con người; đặt quyền vàbổn phận trẻ em trong mỗi quan hệ với quyền và nghĩa vụ của công dân và

coi đó là một bộ phận không thể tách rời.

Quyên trẻ em cũng đã được thé chế hóa trong Luật Trẻ em năm 2016

gồm 7 Chương và 106 Điều, trong đó quy định 25 quyền dành cho trẻ em.Theo Điều 12 đến Điều 36, Mục 1, Luật Trẻ em (năm 2016), trẻ em có cácquyền sau: “7rẻ em có quyên được bảo vệ tinh mạng, được bảo đảm tot

nhất các điều kiện sống và phát triển; quyên được khai sinh, khai tử, có họ,tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định

của pháp luật; quyên được chăm sóc tot nhát về sức khỏe, được uu tiên tiép

25

Trang 32

cận, sử dụng dich vụ phòng bệnh và kham bệnh, chữa bệnh; quyền được

chăm sóc, nuôi dưỡng dé phat trién toan diện, quyền được giáo dục, học

tập dé phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân;được bình đăng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng,năng khiếu, sáng tạo, phát minh; quyển vui chơi, giải trí, được bình dangvề cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du

lịch phù hợp với độ tuổi; được tôn trọng đặc điểm và gid trị riêng của bảnthân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệgia đình; quyên được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình

dục; quyên được bảo vệ dé không bi bóc lột suc lao động; quyên được bảovệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mac ” [46, Tr 8-11]

Quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ quyền trẻem còn thé hiện rõ trong nhiều kỳ họp Quốc hội và Chỉ thị của Thủ tướngChính phủ Tại kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV đã dành riêng mộtngày họp phiên toàn thê trực tuyến tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện

chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em Ngày 26/5/2020,

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 23-CT/TTg về việc tăngcường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyên trẻ em và bảo vệ trẻ em.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, UBND các

cấp phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về trẻ em, thườngxuyên rà soát, kiến nghị, hoàn thiện chính sách, pháp luật về trẻ em Người

đứng đầu cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm

khi để xảy ra tình trạng trẻ em chết do tai nạn thương tích, vi phạm nghiêmtrọng quyền trẻ em, bạo lực, xâm hại tình dục, trẻ em lang thang kiếm sống

trên địa bàn hoặc không hỗ trợ, can thiệp, xử lý kịp thời các vụ việc vi

phạm quyền trẻ em; xử lý nghiêm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, kể cả

cha mẹ, người chăm sóc trẻ em khi có hành vi vi phạm pháp luật về trẻ em,nhât là các hành vi xâm hại trẻ em, bao che, chậm trê, cô tình kéo dài các

26

Trang 33

vụ việc vi phạm quyền trẻ em với phương châm “đúng người, đúng việc,đúng thẩm quyền, đúng trách nhiệm” Chỉ thị cũng yêu cầu Hội Bảo vệ

quyền trẻ em Việt Nam và các tô chức xã hội tham gia xây dựng, thực hiện

chính sách, pháp luật về trẻ em; tiếp nhận, thu thập thông tin về các hành

vi, vụ việc vi phạm quyên trẻ em, kịp thời chuyền tới các cơ quan có thấmquyền đề can thiệp, xử lý theo quy định của pháp luật.

Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em không chi tạo dựng môitrường sống an toàn cho trẻ em mà còn phòng ngừa, ngăn chặn khỏi các

hình thức bị phân biệt đối xử; bị bóc lột, lạm dụng; xử lý nghiêm minh các

hành vi vi phạm; xây dựng các chính sách, biện pháp trợ giúp trẻ em, tao

cho các em được hưởng các quyền cơ bản, để phát triển toàn điện bản

thân Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em trên cơ sở ý thức tự

giác của các chủ thé có ý nghĩa quan trọng góp phan tăng cường phápchế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật về bảo vệquyền trẻ em.

Có thể thấy, thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo

và dành nhiều nguồn lực cho công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.

Hệ thống chính sách, pháp luật về trẻ em, cơ chế bảo vệ trẻ em cơ bản đượchoàn thiện; nhận thức về công tác trẻ em của các cấp, các ngành, toàn xã

hội được quan tâm và ngày càng nâng cao; các quyền của trẻ em được thực

tiễn đã chỉ ra rằng, dù chính sách của Đảng, Nhà nước trong bảo vệ, bảo

đảm quyền con người, quyên trẻ em có ưu việt đên mây, nhưng nêu thiêu

27

Trang 34

vai trò của truyền thông, báo chí, thì chính sách, pháp luật cũng khó đếnđược với người dân.

Bên cạnh đó, báo chí còn phát hiện, phê phán và lên án các hành vivi phạm quyên trẻ em đã được quy định trong Hiến pháp, pháp luật, qua đó

đấu tranh bảo vệ, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, củatrẻ em.

Trong mối quan hệ với báo chí, trẻ em được nhìn nhận dưới nhiều

góc độ Trẻ em vừa là người tiếp nhận, vừa là người để sản xuất các

sản phẩm báo chí Do đó, báo chí có vai trò quan trọng, thể hiện trên 3

phương diện: trẻ em là đối tượng phản ánh của truyền thông: là côngchúng, đối tượng thụ hưởng và chịu sự tác động của báo chí; đồng thời, trẻ

em cũng là những người tham gia vào hoạt động truyền thông đề bày tỏ suy

nghĩ, ý kiến của mình.

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và quốc gia thứ hai trên thếgiới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em và đã xây

dựng, ban hành khung pháp lý tương đối toàn diện để ghi nhận và bảo đảm

thực thi các quyền của trẻ em Truyền thông, báo chí tại Việt Nam có vai

trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em Tuy nhiên, đưatin về trẻ em là một trong những thách thức không nhỏ đối với các cơ quan

báo chí và truyền thông.

1.3.2 Bảo vệ quyền riêng tư của trẻ

Quyên riêng tư là một trong những quyền cơ bản, liên quan mật thiết

đến sự tự tôn và phẩm giá con người Luật Trẻ em (năm 2016) đã có quyđịnh cụ thể về quyền riêng tư của trẻ em: "Tré em có quyên bat khả xâmphạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt

nhất của trẻ em; Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín,bí mật thư tín, điện thoại, điện tin và các hình thức trao đồi thông tin riêngtư khác; được bảo vệ và chong lai sự can thiệp trái pháp luật đối với thông

28

Trang 35

tin riêng tư" (Điều 21) [48] Luật Báo chí sửa đổi (năm 2016) cũng camđăng, phát thông tin có nội dung: "Ảnh hưởng đến sự phát triển bìnhthường về thê chất và tinh thần của trẻ em" (Khoản 9, Điều 9) [44].

Ngày nay, đưa tin, bài về trẻ em là một trong những thách thức

không nhỏ đối với các cơ quan báo chí Thời gian qua, nhiều cơ quan báochí đã làm tốt vấn đề bảo vệ trẻ em Bên cạnh đó, còn một số nhà báo khiđưa tin về các vấn đề mà nạn nhân là trẻ em đã gây không ít phẫn nộ chogia đình, người thân của trẻ Qua góc độ tiếp cận của nhà báo, nhất là qua

các chỉ tiết trong bài viết, quyền lợi của trẻ em đôi khi không được bảo vệ

mà thậm chí còn bị xâm hại, lạm dụng.

Thực tế, không ít những tin, bài báo đã vô tình hay cố ý vi phạm

quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ khi đưa tin bằng việc sử dụng ngônngữ có tính nhạy cảm hay hình ảnh thiếu tính chọn lọc Điều này đã gây tácđộng rất lớn đến tâm lý và quá trình phát triển của trẻ Nhiều trẻ em bị lạm

dụng hình ảnh của mình trên báo chí, trong khi trẻ em là đối tượng dễ bị

tôn thương nhất, trẻ em chưa thê bảo vệ được chính mình Hình ảnh trẻ em

bị phơi bày trên mặt báo, trên truyền hình là sự thật đáng buồn mà công

chúng phải chứng kiến hằng ngày.

Báo chí cần đặc biệt chú trọng quyền riêng tư đối với trẻ em, vì trẻ

em là “nhóm yếu thế”, chưa phát triển đầy đủ về nhận thức, thé chat dé có

thể tự bảo vệ mình trước các hành vi tác động, xâm hại đến mình Bên cạnhđó, cơ quan báo đài cần kịp thời cập nhật các thông tin về bảo đảm sự an

toàn, riêng tư cho trẻ em của luật pháp, nhằm bảo vệ quyền trẻ em hiệu

quả Bởi, nhiệm vụ của báo chí là làm thế nao dé truyén tải sớm đưa vu

việc ra ánh sáng và xử lý các hành vi vi phạm quyên trẻ em.

29

Trang 36

1.4 Khái quát về tỉnh Đồng Tháp và báo chí Đồng Tháp

1.4.1 Vài nét về Đồng Tháp

Đồng Tháp là tỉnh thuần nông nghiệp, thuộc vùng ĐBSCL, diện tích

tự nhiên 3.374 km2, chiếm 8,17% vùng ĐBSCL Đồng Tháp nằm trongvùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, có 2 mùa rõ rệt,mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 nămsau Địa hình Đồng Tháp được chia thành 2 vùng lớn: vùng phía Bắc sôngTiền (thuộc khu vực Đồng Tháp Mười, địa hình tương đối bằng phăng,hướng dốc Tây Bắc - Đông Nam); vùng phía Nam sông Tiền (nằm kẹp

giữa sông Tiền và sông Hậu, địa hình có dang lòng máng, hướng dốc từ haibên sông vào g1ữa).

Đến thang 12/2019, tinh có 2 thành phó, 1 thị xã và 9 huyện, 144

xã, phường, thị tran (119 xa, 17 phuong va 8 thi tran) Tinh có 8 xã với

50,5 km đường biên giới giáp tỉnh Prây-veng, Campuchia với 4 cửa

khâu: Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước Phía nam giáp

Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, phía tây giáp An Giang, phía đông

giáp Long An và Tiền Giang Tỉnh ly của Đồng Tháp hiện nay là thành

phố Cao Lãnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 165 km về phía Tây Nam.Đồng Tháp có dân tộc Kinh chiếm 99,3% dân số, các dân tộc còn lại như

dân tộc Hoa, Khơ-me

Dân số của tỉnh Đồng Tháp (số liệu đến tháng 12/2018) là 1.720.808

người (nam chiếm 49,8%, nữ 50,2%), toàn tỉnh có 445.396 hộ dân cư, với

mật độ dân số là 499 người/km2 Quy mô dân số tập trung phần lớn khuvực nông thôn (chiếm 82,235%); có 19.077 hộ nghèo, chiếm 4,28% và hộ

cận nghèo 27.156, chiếm 6,10% so với tổng số hộ dân cư.

Kinh tế của tỉnh chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp và công

nghiệp chế biến nông - thủy sản; lúa gạo và cá tra là những mặt hàng xuất

khẩu chiến lược của tỉnh Năm 2018, tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt

30

Trang 37

6,92%, GRDP bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng; thu ngân sách đạtgan 8.000 tỷ đồng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhiều nămliền trong tốp 5 cả nước Đời sống dân cư tiếp tục cải thiện; các lĩnh vực

văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ rõ nét.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh chưa cao Cơ cấukinh tế, cơ cấu lao động chuyên dịch còn chậm, sản phẩm chủ lực củatỉnh chưa đa dạng, sức cạnh tranh còn hạn chế, ảnh hưởng đến quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội và thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em

của địa phương.

1.4.2 Tré em ở Dong Tháp

Theo báo cáo kết quả thực hiện công tác trẻ em năm 2018 và phương

hướng, kế hoạch năm 2019 của Sở LĐ-TB&XH tinh Đồng Tháp, tính đếnngày 10/12/2018, tỉnh Đồng Tháp có 353.183 trẻ em, chiếm 20,51% so vớitổng dân số Trong đó, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là 2.523 em, chiếm0,71%; trẻ em trong hộ nghèo là 16.557 em chiếm 0,88% và trẻ em trong

hộ cận nghéo là 24.422 em chiếm 1,30% so với tổng dân số Như vậy, số

trẻ em sống trong gia đình nghèo, cận nghèo, đã và đang có nguy cơ rơivào hoàn cảnh đặc biệt hiện đang chiếm tỷ lệ khá cao.

Trung bình hang năm có hon 87 em vi phạm pháp luật Hiện trẻ emsử dụng trái phép chất ma túy có chiều hướng gia tăng, trong khi đó việcxác định trẻ em nghiện ma túy chưa được quy định rõ cơ quan chức năngthực hiện, rất khó khăn trong việc quản lý, các dịch vụ hỗ trợ phục hồi tại

cộng đồng còn rất hạn chế.

Tại Đồng Tháp, tình trạng xâm hại tình dục trẻ em ở mức cao, trong

2 năm 2017, 2018 có 42 em bị xâm hại Đây chỉ là những trường hợp được

tố giác với cơ quan công an, thực tế có thể nhiều hơn, bởi nhiều trường hợp

gia đình không muốn tố giác việc con em mình bị xâm hại để bảo vệ uy tín

cho gia đình và tránh gây tôn thương về mặt tâm lý của trẻ Tỉnh có 107 trẻ

31

Trang 38

bị nhiễm HIV; nhiều trẻ sống chung với cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng

nhiễm HIV, hoặc là con của người mua bán dâm, sử dụng ma túy; cuộc

sống của các em gặp không ít khó khăn.

Tỉnh Đồng Tháp có hơn 17 ngàn trẻ em thuộc nhóm nguy cơ rơi vào

hoàn cảnh đặc biệt cần sự bảo vệ Các em sống trong gia đình có vấn đề xãhội, cha hoặc mẹ đã chết, người còn lại bỏ đi mất tích, hoặc bệnh tật khôngcó khả năng lao động chăm sóc con cái Trên địa bàn tỉnh có nhiều trườnghợp cha mẹ đã bỏ địa phương đi làm ăn sinh sống ở nơi khác hoặc có vợ

chồng mới, các em phải sống với người thân, họ hàng, cuộc sống thườngthiếu thốn, khó khăn Do cuộc sống các em thường không én định dẫn đếnnghỉ học sớm, dễ rơi vào tình trạng bị xâm hại, xao nhãng, lang thang kiếm

sông, thậm chí vi phạm pháp luật.1.4.3 Báo chí Đồng Tháp

Tinh Đồng Tháp có 3 cơ quan báo chí, bao gồm: Báo Đồng Tháp,Đài PT-TH Đồng Tháp và Tạp chí Văn Nghệ Đồng Tháp Trong đó, Báo

Đồng Tháp và Đài PT-TH Đồng Tháp là tiếng nói của Đảng, chính quyền

và nhân dân tỉnh Đồng Tháp Thời gian qua, Báo Đồng Tháp và Đài PT-TH

Đồng Tháp đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền nhằm định hướng về

mặt thông tin, giúp nâng cao dân trí và nhận thức của người dân trong tỉnh

cũng như khu vực ĐBSCL.

1.4.3.1 Vài nét về Báo Đông Tháp

Báo Đồng Tháp là cơ quan của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng

Tháp, tọa lạc trên đường Ly Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh.Báo Đồng Tháp là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnhĐồng Tháp, dong thời là cầu nối thông tin giữa Đảng, chính quyền với

nhân dân trong tỉnh Báo là đơn vị sự nghiệp có thu, được hoạt động báo

chí theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

32

Trang 39

Tiền thân của Báo Đồng Tháp là Báo Cờ Giải phóng, ra đời trongthời kỳ kháng chiến Sau khi đất nước thống nhất, vào năm 1976, Tỉnh ủyquyết định thành lập Báo Đồng Tháp Khi mới thành lập, Báo Đồng Thápxuất bản định kỳ nửa thang 1 lần với 8 trang báo Hiện báo đã xuất bản 3

kỳ/tuần vào các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu với 12 trang/kỳ Tháng5/2010, Báo Đồng Tháp có thêm Báo Đồng Tháp điện tử Từ khi đi vàohoạt động đến nay, Báo Đồng Tháp điện tử khang định được vai trò quantrọng trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng Báo Đồng Tháp

điện tử góp phần vào việc tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng,

chính sách pháp luật của Nhà nước, nâng cao nhận thức của công chúng.

Hiện Báo Đồng Tháp điện tử có lượng truy cập bình quân 120 ngàn

Cơ cấu tổ chức của Báo Đồng Tháp hiện nay gồm: Ban Biên tập, 5phòng (Hành Chính - Trị sự, Thư ký tòa soạn và Báo điện tử, Kinh tế,

Chính trị - Xã hội và Bạn đọc) Lực lượng cán bộ, phóng viên, nhân viên

của Báo Đồng Tháp hiện nay là 36 người Báo Đồng Tháp đã từng bước

được cải tiễn, nội dung và hình thức ngày càng phong phú, đa dạng hơn,chất lượng tờ báo được nâng cao, đáp ứng hiệu quả công tác tuyên truyền

nhiệm vụ chính trị của địa phương cũng như nhu cầu ngày càng cao củabạn đọc.

Báo Đồng Tháp cùng với báo chí cả nước trong những năm qua đãthực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong thông tin tuyên truyền

các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật củaNhà nước; thông tin các vấn đề thời sự chính trị quan trọng trong nước,

quốc tế và địa phương: chú trọng tuyên truyền các ngày kỷ niệm trọng đại

của đất nước và địa phương, góp phần vào công tác giáo dục chính trị tư

tưởng, truyền thông yêu nước va cách mạng.

33

Trang 40

Báo cũng đã bám sát những vấn đề nổi bật trên các lĩnh vực pháttriển kinh tế - xã hội, gìn giữ quốc phòng - an ninh, đời sống văn hóa - xãhội; đối mới, cải tiến về hình thức, nâng cao chất lượng nội dung, tích cựctìm tòi sáng tạo dé tác phẩm báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị và nhu cầu

của công chúng hiệu quả hơn Đội ngũ những người làm báo ở Báo ĐồngTháp đều ý thức gìn giữ đạo đức nghề nghiệp, cùng góp phần xây dựng nền

báo chí cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng phục vụ cho lợi

ích của quốc gia, dân tộc Với số lượng phát hành hơn 2 nghìn bản/ngày,

đến nay, báo đã phủ kín khoảng 70% chi bộ, đảng bộ cơ sở, nhiều cơ quan,doanh nghiệp.

Báo đang từng bước triển khai kế hoạch tuyên truyền bài bản, có

chiều sâu, đạt hiệu quả Hiện nay, Báo Đồng Tháp là kênh thông tin quantrọng của các cấp lãnh đạo trong toàn tỉnh, giúp truyền tải nội dung lãnhđạo, chỉ đạo đến đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh Đồng Tháp.Đồng thời, Báo Đồng Tháp cung cấp những phản hồi đa chiều từ cuộc

song, kết nối dé ý Dang, lòng dân, tạo đồng thuận vì mục tiêu xây dựng quê

hương Đồng Tháp nghĩa tình, ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

1.4.3.2 Vài nét về Đài PT-TH Đồng Tháp

Đài PT-TH Đồng Tháp thuộc UBND tỉnh Đồng Tháp, tọa lạc trênđường Trần Phú, phường 1, thành phố Cao Lãnh Ngày 2/9/1977, ĐàiTiếng nói nhân dân Đồng Tháp (nay là Đài PT-TH Đồng Tháp) chính thức

phát sóng chương trình đầu tiên Ngày 14/10/2010, Đài chính thức đưa

trang thông tin điện tử www.thdt.vn vào hoạt động.

Hiện Đài có kênh phát thanh, kênh truyền hình và trang thông tinđiện tử Kênh truyền hình được phát trên hệ thống truyền hình cáp trong

nước và vệ tinh Vinasat Day được xem là điều kiện thuận lợi để THDT

cung cấp, thông tin cho khán giả trong và ngoài nước các chương trình củađài Đài PT-TH Đồng Tháp là đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện tự chủ

34

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:52

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w