Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận án khảo sát, phân tích vai trò của báo chí phụ nữ với van đề nữ quyền, phân tích thông điệp trên
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYÊN THỊ HÀNG
LUAN AN TIEN Si BAO CHI HOC
HA NOI - 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYEN THỊ HANG
Chuyén nganh: Bao chi hoc
Mã số: 62 32 01 01
LUẬN ÁN TIEN SĨ BAO CHÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:
PGS.TS Nguyễn Thành Lợi
HÀ NỘI - 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Nguyễn Thành Lợi Các số liệu kết quả nêu trong luận án là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Luận án có sử dụng, phát triển, kế thừa một số tư liệu, số liệu và kết quả nghiên cứu
từ các sách, giáo trình, tài liệu liên quan đên nội dung luận án.
TÁC GIÁ LUẬN ÁN
Nguyễn Thị Hằng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện dé tài luận án “Báo chí phụ nữ với van đề nữ
quyền” tôi nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, tao điều kiện của tập thể lãnh
đạo, các nhà khoa học, các giảng viên, can bộ các phòng, ban chức năng của
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Ban lãnh
đạo Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
Trang 5MỤC LỤC
1 Tính cấp thiết của để tai o cececeecccccccccccscssesscssessesssssessesessessessesssssessssssesseesessesseessseees 8
2 Mục đích và nhiệm vụ nghién CỨU - - c5 321335111351 EESEEEErrkrseerereree 12
3 Câu hỏi nghiÊn CUU - 5 + +1 k1 1 91 91 1 2v 2x HH HH HH nhe 13
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2- 22 +++++2+++Ex+2ExtzEEtrxeerxezrxerrecree 13
5 Giả thuyết nghiên CỨU 2-2 ©S+E+EE+EE£EE£EEEEE2EE2EEE712112111171211 11x re, 14
6 Phương pháp nghiÊn CỨU - c2 3c 33111311 3811191581 11111111 11111111 1E ret 15
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - 2 + xc2x2£E+Exerxerkerrkerxerkeree 16
8 Điểm mới của luận án -: :¿+22++22+++22EE+222EE22E1112E112211 11 2.1 17
9 Bố cục của luận án: ¿St SkEEESEESEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEETEEEkTkrrkrrerkee 18
CHUONG 1 TONG QUAN NGHIÊN CUU VE BAO CHÍ PHU NU VỚI VAN
1.1 Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài - - -<<-<<<<<<s+ 19
1.1.1 Các công trình nghiên cứu VỀ nữ quyên ¬ 19
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về báo chí (báo chí phụ nữ) với vấn đề nữ quyên
O CAC HƯỚC PAUONG TÂÌ Ác ST TT HH Hà Hà HH gà 21
1.1.3 Các công trình nghiên cứu về báo chí (báo chí phụ nữ) với van dé nữ quyên ở
J5 0NnEẼẺẼẺ8n nh 25
1.2 Những công trình nghiên cứu ở Việt Ñam - eeeeeeeeeeeeeeeeeeeeaes 29
1.2.1 Các công trình nghiên cứu về quyên con người và nữ QUYEN - -. - 29
1.2.2 Các công trình nghiên cứu về báo chí và báo chí phụ nữ với van dé nữ quyên 4]
1.3 Đánh giá tổng quan nghiên cứu và những nội dung luận án cần tiếp tục
014/)1018001 080.4 5Õ 46
Tiểu kết Chương l ¿- 2-52 SE SE9EEEEESEEEEE2E121121712171111111211215 111111111 Le 48
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE BAO CHÍ PHU NU VỚI VAN DE NU’
0094) . : 50
2.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài - 2 2 2 xczEezzzsrxerxcrez 50
QD BOO CWE ng angn.aŨũŨ 50 2.1.2 Báo Chi PAW HÌỮ Sàn LH KH TH TH HT ng kg 51
Trang 62.1.3 Nữ QUYỂMN 5-5 5E SE EEEEEEEETE11 11121111 1 1.121.121 1e 532.2 Quan điểm của chủ nghĩa Marx -Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chínhsách của Đảng, Nhà nước về van đề nữ quyễhn - 2-2 s2cz+zz+zxcrxcrez 542.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Marx - Lenin cececccccccsscsscescesvsssessessesessessessesseesesseees 542.2.2 Tu tưởng Hồ Chí Minh về van dé nữ quyên, giải phóng phụ nữ và bình dang giới 582.2.3 Các chính sách về nữ quyÊN c2 2 2 211122222222222222222222 0 nae 612.3 Đặc trưng, đặc điểm của báo chí, báo chí phụ nữ và những yếu tố tác độngđến hiệu quả thông tin về vấn đề nữ quyền - 2 2 s+cxczEzzeerxrrxerez 672.3.1 Đặc trưng, đặc điềm của báo ChÍ -.-c- St Et+t‡ESEEEE+ESEEEEEESEEErtsrerrkreee 672.3.2 Dac trung, dac điểm của báo 8.7088 8a 712.3.3 Những yếu tổ tác động đến hiệu quả thông tin về vấn dé nữ quyén trên báo
CHE PAU NUE 00000n0Ẽn5858— 72
2.4 Báo chí với van dé nữ quyền dưới góc nhìn lý thuyết truyền thong 74
2.4.1 Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự -c5c5ecce+ccrterkerkererererree 742.4.2 Lý thuyết đóng KUNG vesceccessesessessessessessessessesssssssessessecsessssssssesssssessessessesseeseaes 76
2.4.3 Khung phâh †ÍCH: cv tk HH HH HH, 79
2.5 Tiêu chí đánh giá thông tin về vấn đề nữ quyền trên báo chí phụ nữ 802.5.1 Tiêu chí đánh giá vỀ nội duIg -+- + +55 ©teSE‡EE‡EE+EE£E+EEEerEerkerkersrrsrree 802.5.2 Tiêu chí đánh giá về hình thie ceccecceccecescescessesesssssessessessessessesesessessessesseesessease 822.5.3 Tiêu chí đánh giá về hiệu quả thông tÌH - 2-55 2+52+cc+Eectertererersssez 852.6 Kinh nghiệm truyền thông về van đề nữ quyền của các cơ quan báo chí ởmột số quốc gia 2-2 2 SE SEÉEE9 E9 1921211211211 211111111111111 21111111111 cye 86
Tiểu kết chương 2 2-52 S282 1EE19E112112111717112112111111121111 1111.1110 91
CHUONG 3 THUC TRANG THONG TIN VE VAN DE NU QUYÈN TREN
BAO CHÍ PHU NO oooieocecceccecceccccsscsccsseessesssessvcssscssesssesssessessuessvessesssesssessesssessseess 93
3.1 Sự phát triển của báo chí phụ nữ ở Việt Nam -©52©ccccccreccez 93
3.2 Tần suất, số lượng tin bài về van đề nữ quyền trên báo chí phụ nữ 963.3 Nội dung thông tin về van đề nữ quyền trên báo chí phụ nữ 105
3.3.1 Truyén thông chính sách về vấn dé nữ quyên: ¬ 105
3.3.2 Thông tin về những thành tựu đạt được và những gương điển hình tiên phong
VỀ nữ quyên ¬ 111
Trang 73.3.3 Phê phán những bat cập trong thực hiện nữ quyÊÌn -©-2©5e©5sc: 1183.3.4 Phản biện chính sách VỀ nib QUy€N cescescceccssccscsssesvessesssssssessessessessesssssessessesesees 123
3.3.5 Nang cao nhận thức, trình độ AGM fFÍ - s-cSc St sitriseetrerxeersseres 128
3.4 Hình thức chuyển tải thơng tin về van đề nữ quyền trên báo chí phụ nữ 131
nu, 1756 he < 4Ậqậâậ))|)| 1313.4.2 Chuyên trang, CHUYEN ITLỊC «ch HH Hệ 141
3.6.2 HAN CNE vecccccscssssssessessesssessessessussseesessecsssssessessessusssessessesssessessessesssssiessessesaveeees 163
3.6.3 Nguyên nhân của hạn CE vreececcescsscsseesessseseesesssssessesvsssesessseseesesssssssnestesteseesees 165
Tiểu kết chương 3 - ¿- ¿5£ +ESE9EE9EE9EE2EE2EEEEEE1521221121211211111111111111 1.1 cv 168
CHƯƠNG 4 MOT SO VAN DE ĐẶT RA VÀ CÁC GIẢI PHÁP NANG CAO HIỆUQUA THONG TIN VE VAN DE NU QUYEN TREN BAO CHÍ PHỤ NỮ 170
4.1 Những vấn dé đặt ra với việc thơng tin về nữ quyền trên báo chí phụ nữ
Viet Nam 80077777 a1 170
4.1.1 Bối cảnh xã hội Việt Nam Nien NAY - - 5-55 +EcEeEeEEEeEererrrrervees 170
4.1.2 Tác động cua cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.( <<<scssses 173
4.1.3 Tam quan trọng của van dé nữ quyền và truyền thơng về vấn dé nữ quyên 15
4.2 Một số gợi ý tham chiếu cho báo chí thơng tin về vấn đề nữ quyền 1784.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thơng tin về vấn đề nữ quyền trên báo chí
Trang 84.3.2 Giải pháp về kĩ năng, nghiỆp Vu 5:- 5c 5c StcteEteEeretrrrrrrrrerreeo 1834.3.3 Giải pháp về nhân UC + 2 5£S£+E‡EE‡EE‡EEEEEEEE2E2EEEEEEEEEEEEEEEErrrrrrrreeo 185
4.4 Một vài khuyến nghị ess csscssessessesssessessessssnessessessesseesseeses 189
KẾT LUẬN -2- 55-5225 2Ek EE2E2211221271211211 2111111211111 1111.111 re 194
DANH MỤC CÔNG TRINH KHOA HOC CUA TÁC GIA LIÊN QUAN DEN
LUẬN AN cccceccccssessssssesssesssessvcssvcssessvessvcssscsuessucsuscaresssessvessesatessvesscssesssessecasessees 197 TÀI LIEU THAM KHAO o.oo cccccecccssssesssessssesssecssessssesssesssesssessssesssesssessssesssecssess 198
PHU LUC oieec ees ceccccscscscsssesssesssessecssscssessesssecssssssessesssesssessesssecsuessssssesssesssessssssesssessees 208
Trang 9Bảng 3.5 Số liệu về lựa chọn các báo phụ nữ dé tiép nhận thông tin về van dé nữ quyền 155
Trang 10DANH MỤC SƠ DO, BIEU ĐỎ
Sơ d6 1 : Khung phân tích + 2 ¿St +E9SE+EE£EE+EE2EEEEEEEEEEEEEEEE2112117171 2121 xe 79
Biểu đồ 3.1 Số lượng tin bài viết về van đề nữ quyền đăng tải trên 3 báo phụ nữ 96
Biểu đồ 3.2 : Tần suất, số lượng nội dung thông tin về vấn đề nữ quyền trên báo
PNVN, PNTD, PN 01755 — 98
Biéu đồ 3.3 Tỉ lệ nội dung thông tin về van đề nữ quyền trên 3 báo phụ nữ 100
Biểu đồ 3.4 Tần suất tin bài ruyền thông chính sách về nữ quyền trên 3 báo PNVN,
15200055 101
Biéu đồ 3.5 Những thành tựu và gương điền hình về nữ quyền trên 3 báo phụ nữ 102Biểu đồ 3.6 Phê phán những bat cập trong thực thi chính sách về nữ quyền 103
Biéu đồ 3.7 Tần suất, số lượng tin bài viết về phản biện chính sách trên 3 báo 103
Biểu đồ 3.8 Tỉ lệ tin bài có nội dung thông điệp góp phần nâng cao dân trí trên báo
PNVN, PNTD, PN 05 105
Biểu đồ 3.9 Tỉ lệ tin bài viết về phản biện chính sách trên 3 báo phụ nữ 123
Biểu đồ 3.10 Tỉ lệ các thé loại báo chí viết về nữ quyền trên 3 báo phụ nữ 133Biểu dé 3.11 Công chúng quan tâm đến các nội dung thông tin về van đề nữ quyền 157
Trang 11DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT TRONG LUẬN AN
BCHTW Ban Chap hanh Trung uong
BCTT: Bao chi Truyén thong
BDG: Binh dang gidi
BBDG: Bat binh dang gidi
BLGĐ: Bạo lực gia đình
GD-ĐT: Giáo dục và Đảo tạo
NCS: Nghiên cứu sinh
NQ: Nghị quyết
Nxb: Nhà xuất bản
LGBTQIA: Lesbian (Đồng tinh nữ), Gay (Đồng tinh nam), Bisexual (Song tinh),
Transgender (Chuyén giới), Queer (Không phải là di tinh), Intersex
(Liên giới tinh), Asexual (Vô tính).
TƯ: Trung ương
NCS: Nghiên cứu sinh
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Với vai trò là người vợ, người mẹ, g1ữ thiên chức làm mẹ, sinh con, duy trì noi
giống, người phụ nữ là điểm tựa tinh than vững chắc, gan kết các thành viên trong gia
đình, cùng chăm lo xây dựng gia đình hạnh phúc Bên cạnh đó, phụ nữ cũng là một
lực lượng lao động xã hội quan trọng, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, thúc đây xã
hội phát triển.
Phụ nữ đi vào thơ văn, nhạc, họa và có những đóng góp thiết thực tạo ra một
xã hội tiến bộ, văn minh Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay vẫn còn sự chênh lệchkhá lớn giữa vai trò và vị thế xã hội của phụ nữ, và người phụ nữ van đang chịunhiều bất công, bất bình đăng so với nam giới
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres nhân mạnh rằng bắt bìnhđăng giới và phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn là một vấn đềnghiêm trọng trên toàn cầu, “điểm cốt lõi là vấn đề quyền lực, khi mà mọi cấutrúc quyền lực đều do nam giới thống trị từ các nền kinh tế quốc gia, đến các hệthống chính trị, trong doanh nghiệp và hơn thế nữa” Đề xã hội phát triển thịnhvượng, chúng ta cần sự tham gia của tat cả các giới ở mọi cấp độ, và dé điều đó
xảy ra, tất cả các giới đều cần phải hiểu và gắn kết với nhau với sự công nhận
và tôn trọng lẫn nhau.
Năm 2020 là năm bản lề thúc đây bình đăng giới, là năm thế giới kỷ niệm 25năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, một trong những văn
kiện toàn diện nhất về quyền của phụ nữ Tuy nhiên, việc tiến trình thực hiện Tuyên
bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh vẫn còn chậm chạp ở rất nhiều lĩnh vực vàthậm chí là thụt lùi ở một số nơi trên thế giới do những thách thức mang tính toàncầu về việc xây dựng sự đồng thuận đa phương
Việt Nam là một trong những quốc gia rất quan tâm tới vấn đề bảo vệ quyềnlợi của phụ nữ và vấn đề bình đăng giới Hiến pháp đầu tiên của nước Việt NamDân chủ Cộng Hòa, Hiến pháp năm 1946 đã đề cập đến quyền bình dang nam nữ:
“Đàn bà ngang quyền với đàn ông trên mọi phương diện” (Điều 9) Trong di chúc,
Chủ tịch Hô Chí Minh cũng trăn trở nhiêu vê vai trò va vi trí của người phụ nữ:
Trang 13“Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực dé bồi dưỡng, cat nhắc và giúp
đỡ để ngày càng có thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việclãnh đạo Ban thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên Đó là cuộc cách mang đưa đếnquyền bình đăng thực sự cho phụ nữ” Van dé này đã được thể chế hóa thành cácvăn bản Luật như Luật Bình đăng giới năm 2006, Luật Phòng chống bạo lực gia
đình năm 2007 hay ban hành các chương trình hành động như: Chương trình hành
động quốc gia về bình dang giới giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình hành độngquốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 để đảm bảo quyền lợicho người phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục, y tế và
ngay chính trong gia đình của họ.
Trong những năm qua, Việt Nam là một trong những quốc gia đạt thành tựucao về thực hiện bình đăng giới Cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự
Vào cuộc của các cấp, các ngành, công tác bình đăng giới đạt được nhiều thành tựu,
góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước Phụ nữ ViệtNam chiếm hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, đang ngày càngtham gia sâu vào mọi hoạt động cộng đồng Tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hội khóaXIV (2016-2021) đạt 26,8%, đưa Việt Nam nằm trong nhóm nước có tỷ lệ nữ đại
biểu Quốc hội cao ở khu vực và thế giới Hiện nay, tỷ lệ lao động có việc làm là
nữ giới chiếm 49% Tỷ lệ phụ nữ biết chữ là 92%; khoảng 80% trẻ em gái ở vùng
sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số được đi học đúng tuổi Tỷ lệ nữ sinh viên
chiếm trên 50%, tỷ lệ thạc sỹ là nữ chiếm hơn 30% và 17,1% tiến sỹ là nữ giới Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản tạo điều kiện cho quyền phụ nữ ở Việt Namnhư quyền tiếp cận giáo dục, sức khỏe bà mẹ, tăng cường khung pháp ly và théchế về bình đăng giới, trong đó, nỗi bật nhất là thu hẹp khoảng cách về tuôi nghỉhưu giữa nam và nữ (từ 5 năm còn 2 năm), xóa bỏ lệnh cấm phụ nữ tham gia một
số loại công việc, hỗ trợ người lao động (cả nam lẫn nữ) trong việc chăm sóc concái thông qua việc yêu cầu Nhà nước và người sử dụng lao động lập kế hoạch và
xây dựng thêm nhà trẻ và các cơ sở chăm sóc trẻ em, đảm bảo quyền bình đăngtrong chăm sóc sức khỏe sinh sản và nuôi dưỡng trẻ em băng cách cho phép laođộng nam có quyền được nghỉ phép khi vợ sinh con
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn đối với người phụ nữ trong xãhội Việt Nam hiện nay Về kinh tế, vẫn còn chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ
Trang 14cùng một vi trí công việc, cơ hội dé phụ nữ tiếp cận những việc làm có thu nhập caovẫn thấp hơn so với nam giới, lao động nữ chưa được đánh giá cao như lao độngnam, là đối tượng dé bị rủi ro và tổn thương hơn khi doanh nghiệp có nhu cau cắtgiảm nhân lực Đặc biệt là hiện nay, thu nhập bình quân của lao động nữ luôn thấphơn nam giới Về lĩnh vực chính trị - xã hội, tỷ lệ nữ giới làm công tác quản lý, lãnhđạo tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với các vị trí quản lý, lãnh đạo nói
chung, so với sự gia tăng của lực lượng lao động nữ nói riêng Trong gia đình, phụ
nữ vẫn phải làm những công việc nội trợ là chủ yếu; vẫn còn tư tưởng trọng namkhinh nữ trong quá trình sinh con, nuôi con, chăm sóc con cái, kế hoạch hóa giađình Ngoài ra, phụ nữ còn gặp phải những vấn đề khác như bạo lực gia đình, nạn
nhân của buôn bán người, bóc lột lao động, xâm hại tình dục
Truyền thông đại chúng, nổi bật nhất là báo chí, có nhiều đóng góp quantrọng trong việc tuyên truyền, cổ vũ, định hướng cộng đồng thực hiện đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề bình đăng giới; nam nữ bình quyềnkhang định, tôn vinh vị trí, vai trò và khả năng của phụ nữ trong việc xây dựng, duy
trì, phát triển kinh tế - chính trị - xã hội và văn hoá truyền thống của Việt Nam Báo
chí góp phần nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ trong xã hội, tham gia tích cực vào
cuộc đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội, lên án các hành vi xâm phạm đến
phụ nữ, trẻ em, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em Báochí tuyên truyền về bình đăng giới góp phần làm chuyền biến nhận thức và hành vicủa cộng đồng dân cư về giới và bình đăng giới trong quan hệ đối xử giữa nam vànữ; trong thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không lựa chọn sinh con theo giới tính;
trong cách nhìn nhận về vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội Nhiều
chuyên mục tư vấn sức khỏe, đời sống tâm sinh lý phụ nữ, kinh nghiệm nuôi dạycon, nâng cao kỹ năng sống và kiến thức phòng chống bạo lực gia đình trên báochí đã tạo diễn đàn hap dẫn, thu hút chị em phụ nữ tham gia trao đổi kinh nghiệm,
qua đó, giúp chị em tích lũy kiến thức trong chăm sóc con cái, xây dựng gia đình,chăm sóc gia bản thân và nâng cao nhận thức về quyền lợi của chính mình
Tuy nhiên vẫn có đâu đấy sản phẩm truyền thông củng cố các định kiến giới một
cách không ý thức Các bài việt, các câu chuyện trên báo chí thường nhân mạnh vai
10
Trang 15trò của phụ nữ và nam giới dựa trên những khuôn mẫu giới như: phụ nữ thường làm
công việc đơn giản, liên quan đến dịch vụ và luôn gắn với công việc gia đình, chămSỐC con cái, nội trợ; trong cuộc sống VỢ chồng luôn là những người vợ biết nhẫnnhịn, phục dịch thiếu độc lập Còn nam giới thường làm công việc quan trọng, tham
gia vào các lĩnh vực nồi bat, thu nhập cao; là người tru cột, có tiếng nói quyết định
trong gia đình và năm giữ quyền lực; năng động, tự chủ, thành đạt Ngoài nhữngkhuôn mẫu giới vô tình được phản ánh trong các tác phẩm báo chí, định kiến giới
còn thê hiện ngay trong các câu hỏi, lời bình, dẫn dắt của một số nhà báo cho răngphụ nữ phải biết nấu ăn ngon, là người nội trợ chăm chỉ và chiều mọi thành viên
trong gia đình, nhất là gia đình chồng Vẫn còn nhiều bài báo khi phản ánh về thực
trạng bạo lực gia đình không đặt câu chuyện bạo lực trong bối cảnh rộng của địa
phương hoặc quốc gia, chỉ dừng lại mô tả hành vi bạo lực tại thời điểm xảy ra; cung
cấp thông tin chưa đầy đủ và chính xác về bản chất của bạo lực gia đình, gây ngộnhận nguy hại trong cộng đồng; nguồn câu chuyện hạn chế và thiếu các ý kiến củacác chuyên gia Thậm chí có nhà báo còn ngầm cô suý cho vấn đề bạo lực giới củangười chồng dé giải quyết mâu thuẫn với vợ
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên là do nhận thức vềgiới, bình dang giới và quyền của nữ giới của xã hội và truyền thông chưa đầy đủ và
sâu sắc về mặt lý luận và khoa học Vai trò, chức năng, trách nhiệm của báo chí, đặc
biệt báo chí phụ nữ, đối với việc tăng cường nhận thức của cộng đồng về vấn đềgiới, bình đăng giới, về vấn đề nữ quyền chưa được nhận thức sâu sắc và cụ thể hóa
bằng các văn bản quy định cụ thể, rõ ràng Bên cạnh đó, chất lượng về nội dung và
hình thức truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng về vấn đề nữgiới, về bình dang giới, về quyền lợi phụ nữ, chưa cao Năng lực của đội ngũphóng viên, ngay cả phóng viên của dòng báo chí phụ nữ, khi viết các chủ đề vềgiới, truyền thông về nhạy cảm giới vẫn còn những hạn chế, bat cập nhất định
Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào ở bậc tiến sỹ tại Việt
Nam tìm hiểu, khảo sát, đánh giá vai trò của hệ thống báo chí phụ nữ đối vớivấn đề nữ quyền ở Việt Nam hiện nay; chỉ ra những thành công, hạn chế của
báo chí phụ nữ đôi với vân đê nữ quyên, từ đó, đê xuât những giải pháp nhăm
11
Trang 16nâng cao hiệu quả thông tin đối với van dé này Bởi vậy, NCS đã lựa chon détài “Báo chí phụ nữ với vấn đề nữ quyền”
làm đề tài luận án Tiến sỹ ngành Báo chí học của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận án khảo
sát, phân tích vai trò của báo chí phụ nữ với van đề nữ quyền, phân tích thông điệp
trên các báo trong diện khảo sát cũng như đánh giá ý kiến của công chúng Từ đó
chỉ ra những thành công, hạn chế, nguyên nhân hạn chế của báo chí phụ nữ đối vớivan đề nữ quyền và đề xuất giải pháp khuyến nghị nâng cao hiệu quả thông tin củabáo chí phụ nữ về lĩnh vực này
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá kết quả nghiên cứu đã có liên quan đến đề tàitrong và ngoài nước trên ba phương diện lý luận, phương pháp nghiên cứu và kếtquả nghiên cứu;
- Hệ thống hóa các khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan tới đề tài
về van đề nữ quyền trên báo chí nói chung và báo chí phụ nữ nói riêng và phương
thức truyền thông nhằm mục đích công chúng hiểu đúng về vấn đề nữ quyền hiện
nay Trong đó, đi sâu vào tìm hiểu lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự, lý
thuyết đóng khung, nhiệm vụ, vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền vềvan đề nữ quyền;
- Phân tích nội dung tin, bài được đăng tải trên báo in và báo điện tử về van dé
nữ quyên, vận dụng lý thuyết đóng khung để rút ra các chỉ báo đánh giá thực trạng
thông tin về vấn đề nữ quyền của báo chí phụ nữ;
- Phân tích khảo sát ý kiến của công chúng về các van đề nữ quyền được théhiện trên báo chí phụ nữ;
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án chỉ rõ những thành công, hạn chế và
nguyên nhân, từ đó đề ra khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thông tin
về vân đê nữ quyên trên báo chí nói chung và báo chí phụ nữ nói riêng Qua đó,
12
Trang 17nhằm góp phan thúc day hoạt động thông tin vì quyền lợi phụ nữ, vì sự tiễn bộ của
phụ nữ Việt Nam, vì bình đăng giới trong thế kỷ XXI
3 Câu hỏi nghiên cứu
Luận án tập trung trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu chính như sau:
Câu hỏi 1: Báo chí phụ nữ đã truyền tải những thông điệp gì về van đề nữquyền? (Trả lời câu hỏi này, NCS sẽ áp dụng lý thuyết thiết lập chương trình nghị
sự để phân tích nội dung nhằm khái quát hóa những thông điệp chính mà báo chíphụ nữ đã thể hiện về van dé nữ quyên, những chủ trương, chính sách, thông tin vànhững yếu to liên quan khác như nguồn thông tin, tinh chất thông điệp )
Câu hỏi 2: Hiệu qua và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thông tin củabáo chí phụ nữ về vấn đề nữ quyền như thế nào? (Trả lời câu hỏi này, NCS sẽ khảosát bằng bang hỏi nhằm tìm hiểu những tác động đến nhận thức, thái độ, hành vicủa công chúng sau khi ho đã tiếp nhận những thông điệp về van dé nữ quyền mà
báo chí phụ nữ đã đăng tải, phân tích tương quan dé đánh giá các yếu tổ ảnh hưởngđến hiệu quả thông tin)
Câu hỏi 3: Những bài học rút ra từ việc đánh giá hiệu quả thông tin về vấn
dé nữ quyền trên báo chí phụ nữ là gì? (dựa trên việc tổng hợp và khái quát cáckết quả nghiên cứu dé đánh giá và dé xuất)
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là báo chí phụ nữ với van dé nữ quyên
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án cụ thé như sau:
- Khảo sát nội dung về van dé nữ quyền trên cả 2 loại hình của báo chí phụ
nữ (báo in, báo điện tử); cụ thé: Phụ nữ Việt Nam, Phu nữ Thủ đô, Phu nữ(Tp.HCM) NCS chọn khảo sát 3 cơ quan báo chí phụ nữ này là đại diện tiêu biểucho báo chí phụ nữ hiện nay, có tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ chủ yếu là tập trungvào truyền thông về các vấn đề liên quan đến nữ quyền Ba tờ báo đều có bản in vàbản điện tử với số lượng độc giả lớn trong đó có đối tượng độc giả chính là nữ giới.Ngoài ra còn có một số các chương trình trên phát thanh, truyền hình cũng thông tin
về van đề nữ quyền nhưng đa số các chương trình, chuyên đề, chuyên mục đó có tần
suât và nội dung thông tin vê vân đê nữ quyên chỉ ở mức độ vừa phải, chưa có nhiêu
13
Trang 18thông tin chuyên biệt, chuyên sâu như trên 3 báo PNVN, PN, PNTĐ Vì vậy mà
trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này NCS sẽ tập trung khảo sát chính trên 3 báo
5 Giả thuyết nghiên cứu
Trong quá trình phân tích lịch sử nghiên cứu và khảo sát thực trạng phản ánh
của báo chí dé trả lời các câu hỏi nghiên cứu, luận án dé ra các giả thuyết nghiên
cứu như sau:
Giả thuyết 1: Thông điệp về van dé nữ quyền trên báo chí phụ nữ tập trungvào chủ trương, chính sách, những điển hình tiên tiễn nhiều hơn là khai thác sâuvào các khía cạnh cụ thể liên quan tới những bat cập, hạn chế chưa giải quyết được
về những vấn dé cụ thé của nữ quyển Về hình thức thể loại thì tin và bài phản ánh
là thể loại chính được sử dụng trong cách thức thông tin về vấn dé nữ quyén trên
báo chí phụ nữ.
Gia thuyết 2: Công chúng nhận thức khá day đủ về các nội dung cốt lỗi trong
các thông điệp về vấn dé nữ quyên được chuyển tải trên bdo chí, trong đó các thôngđiệp về chủ trương, chính sách về nữ quyên và những thành tựu đạt được, điển hìnhtiên tiến trong các lĩnh vực của đời sống xã hội được đặc biệt quan tâm Trong các
kênh truyền thông đại chúng, báo điện tử là kênh được tiếp cận nhiều nhất với nộidung và hình thức thông tin về van dé nữ quyên da dạng, phong phú, hấp dẫn
Gia thuyết 3: Mặc dù hiệu quả thông tin về vấn dé nữ quyên trên báo chí
phụ nữ nhìn chung là tích cực, nhưng mặt khác van còn tôn tại một số vấn dé đặt ratrong việc khai thác,tiếp cận, chuyển tải thông điệp về van dé nữ quyên, đặc biệt lanhững bat cập, hạn chế trong hoạt động thông tin về van dé nữ quyên Do vậy can
có những giải pháp cụ thể dé giải quyết được những ton tại này góp phan nâng cao
chát lượng, hiệu quả thông tin về van dé nữ quyên.
14
Trang 196 Phương pháp nghiên cứu 6.1 Cơ sở lý luận
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh dé làm rõ quan điểm của Dang, Nhà nước về vai trò, vị trí cũng nhưnhiệm vụ tuyên truyền của báo chí phụ nữ
Đây là một đề tài nghiên cứu có tính liên ngành gồm: báo chí học, xã hội
học truyền thông đại chúng Để phù hợp với nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sửdụng hệ thống lý thuyết về báo chí học, xã hội học truyền thông đại chúng nhamđánh giá thực trạng phản ánh và hiệu quả thông tin về vấn đề nữ quyền Cụ thểgồm các lý thuyết như sau: lý thuyết Thiết lập chương trình nghị su (Agenda settingtheory), lý thuyết Đóng khung (Framing Theory)
6.2 Phương pháp nghiên cứu công cụ Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu chính trong khoa học xã hội:
Nghiên cứu tài liệu; Khảo sát thống kê, so sánh; Phỏng vấn sâu; Điều tra bảng hỏi
Cụ thể như sau:
6.2.1 Phương pháp phán tích thông điệp
Tìm hiểu và đánh giá số lượng, chất lượng, đặc điểm, tính chất thông tincủa các thông điệp chính về vấn đề nữ quyền được chuyên tải trên báo in và báo
điện tử của báo chí phụ nữ, luận án sử dụng phương pháp phân tích nội dung trong
nghiên cứu khoa học xã hội Theo đó, NCS sẽ tổng hợp các tin bài trên báo in và
báo điện tử của 3 cơ quan báo chí phụ nữ viết về nữ quyền và phân loại, mã hóa
chúng theo các tiêu chí nội dung thông điệp và hình thức thể hiện các thông điệp
dé phân tích và đánh giá, rút ra những nhận định
6.2.2.Phương pháp phỏng vấn sâu
Dé lý giải và đánh giá hiệu quả thông tin về van đề nữ quyền trên báo chíphụ nữ, luận án tiến hành phỏng vấn sâu một số nhà quản lý báo chí (đại diện lãnhđạo các cơ quan báo chí phụ nữ); nhà nghiên cứu về nữ quyền; giảng viên; nhà báo,
phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí phụ nữ Trên cơ sở đó có được
nhưng căn cứ dé thảo luận, đánh giá và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả thông tin
về van đê nữ quyên.
15
Trang 206.2.3.Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận vàthực tiễn đã được công bồ trong các nghiên cứu, các văn bản trước đây liên quan tớimục đích nghiên cứu của đề tài, gồm nhiệm vụ, vai trò và chức năng của báo chí; lýthuyết khung, lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự.
6.2.4 Phương pháp điêu tra bằng bang hỏi
Đề xác định ý tưởng nghiên cứu, phác thảo bức tranh về thực trạng vấn đề nữquyền hiện nay và nội dung, hình thức thông tin về vẫn đề nữ quyền hiện nay trênbáo chí phụ nữ tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi Dung lượng mẫuphiếu 370 phát, lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên dưới hình thức gặp trực tiếphoặc trực tuyến kết nối trao đồi
Chọn mẫu: Luận án chọn đối tượng công chúng khảo sát đa dạng về độ tuổi
từ 18 trở lên cho đến 60 tuổi; về nghề nghiệp hau như tat cả các ngành nghề trong
xã hội; về trình độ học vấn từ THPT cho đến trên Đại học; Nơi cư trú: khu vực Hà
và thực hành báo chí, truyền thông về nữ quyền, giới Kết quả nghiên cứu của luận
án góp phần mở ra những hướng nghiên cứu mới về hiệu quả của các hoạt động
thông tin truyền thong; kha năng thay đổi nhận thức của công chúng với các thôngtin về vấn đề nữ quyền được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng
nói chung và báo chí phụ nữ nói riêng.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua việc soi chiếu lý thuyết vào nghiên cứu báo chí phụ nữ với vấn đề
nữ quyên, luận án góp phần đánh giá cụ thé hơn hiệu quả thông tin về van dé nàylàm tài liệu tham khảo cho các cơ quan báo chí phụ nữ trong hoạt động thông tin vềvan dé nữ quyền Cụ thé:
Đối với các cơ quan lãnh đạo quản lý, các cấp, các bộ, ban ngành đặc biệt làHội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là một tô chức chính trị, xã hội của phụ nữ Việt
16
Trang 21Nam, mục đích hoạt động vì sự bình đăng, phát triển của phụ nữ, kết quả nghiên
cứu của luận án là tài liệu tham khảo đề đánh giá thực trạng cũng như kết quả đã vàđang đạt được trong ban hành, thực thi các chính sách về nữ quyền Từ đó, cónhững giải pháp phù hợp dé điều chỉnh, thay đổi hoặc đưa các chính sách mới gópphần thúc đây sự phát triển phụ nữ, trao quyền cho phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội
Đối với cơ quan báo chí nói chung và báo phụ nữ nói riêng, việc phân tích cụ
thể các nội dung thông điệp về vấn đề nữ quyền trên báo chí phụ nữ sẽ giúp các cơquan báo chí phụ nữ có thé nhìn nhận lại hoạt động của mình, trên cơ sở đánh giá khảnăng nhận thức, thái độ của công chúng lựa chọn những nội dung phù hợp dé dang tai,nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động thông tin về van đề nữ quyền
8 Điểm mới của luận án
Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiêncứu về vai trò, vị trí của báo chí phụ nữ với van đề nữ quyền
Đề tài góp phần làm sáng rõ và phong phú hơn lý luận báo chí phụ nữ thôngtin về van đề nữ quyền;
Đề tài nghiên cứu, chỉ ra những thành công, hạn chế, nguyên nhân hạn chế củabáo chí phụ nữ trong hoạt động thông tin về vấn đề nữ quyền Đồng thời đề xuất cácgiải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả thông tin của báo chí phụ nữ về vấn đề này
Về góc độ lý luận, luận án sử dụng lý thuyết đóng khung, lý thuyết thiết lậpchương trình nghị sự do đó kết quả của công trình này có thể mở ra những góc tiếpcận mới cho hướng nghiên cứu về vấn đề nữ quyền, giới trên báo chí tại ViệtNam Về tính thực tiễn, kết quả của luận án sẽ đánh giá được một cách chi tiết vềnhận thức của công chúng đối với van đề nữ quyền cũng như phân tích các thôngđiệp có khả năng tác động mạnh lên quan điểm của công chúng đối với vấn đề nữquyền hiện nay Bên cạnh đó, còn có thé gợi mở giải pháp cho các cơ quan quản
lý, cơ quan ban hành các chính sách về giới, nữ quyền và bộ ban ngành liên quantrong thực thi các chính sách đó Đặc biệt gợi mở các giải pháp dé phat trién, nang
cao chat lượng hiệu quả của báo chí nói chung va báo chí phụ nữ nói riêng tronghoạt động thông tin về nữ quyền hiện nay
17
Trang 229 Bố cục của luận án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục hình
vẽ, bảng biểu, danh mục chữ viết tắt, mục lục, phụ lục thì nội dung luận án gồm
4 chương:
Chương 1 Tổng quan nghiên cứu về báo chí phụ nữ với vấn đề nữ quyền
Chương 2 Cơ sở lý luận về báo chí phụ nữ với vấn đề nữ quyền
Chương 3 Thực trạng thông tin về van đề nữ quyền trên báo chí phụ nữ
Chương 4: Một số vấn đề đặt ra và các giải pháp nâng cao hiệu quả thông tin
vệ vân đê nữ quyên trên báo chí phụ nữ.
18
Trang 23CHUONG 1 TONG QUAN NGHIÊN CỨU VE BAO CHÍ PHU NU VỚI
VAN DE NU QUYEN
Trong chương này, luận án sẽ phân tích, tổng hợp các nghiên cứu trên thégiới và Việt Nam về nữ quyền, thông tin về van đề nữ quyền trên báo chí nói chung
và báo phụ nữ nói riêng.
1.1 Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về nữ quyền
Cùng với sự phát triển của xã hội, chủ nghĩa nữ quyền cũng có lịch sử hìnhthành và phát triển qua các thời kỳ, gắn liền với đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội của phụ nữ Điều nay có thé thay qua một số tư liệu, tài liệu nghiên cứu tiêu
biểu sau:
Năm 1791, nhà hoạt động chính trị và nhà viết kịch người Pháp Olympe de
Gouges xuất bản “Tuyền ngôn về Quyên của Phụ nữ và Công dân Nữ” [74] Trong
đó nhắn mạnh: “Người phụ nữ được sinh ra tự do và bình dang về các quyền của
con người Sự phân biệt xã hội có thể chỉ dựa trên tiện ích chung” Tác giả DeGouges mở rộng điều thứ sáu của Tuyên ngôn về quyền của con người và của
công dân, trong đó tuyên bố các quyền của công dân tham gia vào việc hình thànhluật: “Mọi công dân kể cả phụ nữ đều được thừa nhận bình đẳng đối với tất cả cácphẩm giá, chức vụ va công việc công, tùy theo năng lực của ho và không có sựphân biệt nào khác ngoài phẩm chat và tài năng của họ”
Năm 1792 Mary Wollstonecraft, nha văn và nha triét hoc người Anh, xuất
bản cuốn “A Vindication of the Rights of Woman”, đâu tranh chống dan áp giới,thúc day cơ hội giáo dục bình đăng và yêu cầu "công lý" và "quyền đối với con
người" cho tat cả mọi người [138] Wollstonecraft, cùng với những người Anh cùng
thời là Damaris Cudworth và Catharine Macaulay bắt đầu sử dụng ngôn ngữ về
quyền trong mối quan hệ với phụ nữ, cho rằng phụ nữ nên có nhiều cơ hội hơngiống như nam giới
Simone De Beauvoir, nha triết học, nhà văn người Pháp (1908 - 1986), nhàsáng lập thuyết Nữ quyền hiện sinh, một bộ phận của học thuyết Nữ quyền hiện đại,
tác gia cuốn sách nổi tiếng “Giới tinh thứ hai” (The Second Sex) năm 1949, là một
trong những người đầu tiên đã đưa ra thuật ngữ “vi trí xã hội” để so sánh với thuật
19
Trang 24ngữ “vai trò xã hội” của phụ nữ từ góc độ triết học và xã hội học[147] Xuất phát từ
sự bất bình đăng giữa nam giới và nữ giới đang tồn tại trong xã hội nam quyền, bà
nhận thấy người phụ nữ đã phải chịu nhiều bat công khi chỉ tính đến vai trò của phụ
nữ mà không quan tâm nhiều đến VỊ tri, VỊ thế xã hội của họ
Tác phẩm “History of Woman Suffrage” của E.C.Stanton, S.B.Anthony,
M.S.Gage và LH.Harper, được viết bởi bốn suffragists (những người ủng hộ việc
mở rộng quyền bỏ phiếu, đặc biệt là cho phụ nữ) bao gồm sáu tập, xuất bản từ 1881đến 1922, [123] Hơn 5700 trang của quyên sách là nguồn tài liệu phong phú vềphong trào đấu tranh đòi quyền bầu cử của phụ nữ từ khi bắt đầu thông qua việc phê
chuẩn Tu chính án thứ XIX của Hiến pháp Hoa Kỳ
Trong cuốn “The Feminine Mystique - Betty Friedan” xuất bản năm 1963,W.W Norton đã chỉ ra những bat hạnh của phụ nữ giữa thé kỷ XX, mô tả bat hạnhcủa phụ nữ là “van đề không có tên” Phụ nữ cảm thay tram cảm vì họ buộc phải
phụ thuộc vào nam giới về tài chính, tinh thần, thé chat và trí tuệ [117] Năm 1981,
Tác phẩm Black Women and Feminism là một trong số ít cuỗn sách viết về nữ
quyền và bình đăng giới hướng tới đối tượng những phụ nữ da màu của tác giả nữ
nhà văn người Mỹ là Gloria Jean Watkins, thường được biết đến với bút danh BellHooks [116] Cuốn sách “We Should All Be Feminists” của Chimamada NgozziAdichie thi lại nêu rõ những van đề định kiến giới dang tồn tai ở Nigeria [118]
Năm 1998, nhà xã hội học người Pháp Piere Bourdieu trong cuốn “Sự thống
trị” [75], đã đưa ra những kết luận về hình thức thống trị nam giới được xã hội đón
nhận như một hiện thực tự nhiên, đặc biệt ở phong trào nữ quyền vốn được hiểu làcuộc cách mạng giải phóng và đòi quyền bình đăng cho nữ giới
Năm trong danh sách những phụ nữ quyền lực nhất thế giới, nữ tướng củaFacebook- Sheryl Sandberg năm 2013 đã cho ra mắt cuốn sách Lean In: Women,Work and The Will To Lean [144] Day được xem là một tuyên ngôn mới về sự bìnhdang của phụ nữ và sự nghiệp trong thé ki 21 Từ kinh nghiệm va quan sát của banthân tác giả, cuốn sách thể hiện sự bất bình đăng giới trong môi trường công việc.Sheryl chỉ ra lối mòn của phụ nữ hiện đại đó là luôn tự nghi ngờ trình độ của bảnthân, hạ thấp ước mơ của mình Đây cũng chính là một trong số rất nhiều nguyênnhân khiến con đường phụ nữ hướng đến vị trí lãnh đạo bị chững lại Tác giả đã đưa
20
Trang 25ra những giải pháp rất có tính thuyết phục, và hướng dẫn phụ nữ cách dé vừa thành
công trong công việc vừa hoàn thiện nhân cách.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về báo chí (báo chí phụ nữ) với vẫn đề nữquyền ở các nước phương Tây
Trên thế giới công trình nghiên cứu về báo chí với vẫn đề nữ quyền được biết đến
qua các công trình nghiên cứu, các cuốn sách, bài viết trên các tạp chí chuyên ngành
Năm 1957, Roland Barthes xuất bản cuốn sách “Những huyền thoại” với
nhiều bài viết đề cập tới những giá trị của phụ nữ trên Tạp chí Elle như Nữ Ký giả,
Nghệ thuật trang trí món ăn [8, tr9, 193].
Ong Martha Nussbaum, tác giả cuỗn “Sex and Social Justice” (Giới tính vàcông bằng xã hội) cũng cho răng tai hau hết các quốc gia, phụ nữ vẫn dang phải đốimặt với sự thiên vị nam nữ trong giáo dục, không công bằng trong cơ hội việc làm,
sự bất bình đăng về giới chính trị [147]
Một số dự án về giám sát giới và truyền thông được thực hiện ở quy mô 71
quốc gia do Media Watch Canada tô chức (1995) hay Dự án giám sát truyền thông
toàn cầu "Who make the news" (2000; 2010) tập trung xem xét số lượng, tần suất,
khuôn mẫu giới, định kiến giới trong nội dung sản phâm truyền thông, vấn đề quanđiểm, nhận thức, tiếng nói, sự hiển diện của nam và nữ, hình anh bạo lực giới trên
truyền thông Các kết quả nghiên cứu này đều cho thấy khuôn mẫu giới, định kiến
giới là pho biến trong các sản phâm truyền thông trên thế giới
Nghiên cứu về sự xuất hiện các hình ảnh nam - nữ trên truyền thông củaDavid Gaunlett (2003) cho rang trong quá khứ, truyền thông đại chúng thường rap
khuôn trong việc trình bày các vai trò giới So với phụ nữ, nam giới thường theo
mẫu hình năng động, quyết đoán, thông minh Ngày nay, sự thể hiện vai trò giớitrên truyền thông đã đa dang hơn và bớt di tính khuôn mẫu so với quá khứ [56]
Báo cáo Phong trào Phụ nữ “Dua tin về chủ nghĩa nữ quyên làn sóng thứ hai
trên các tờ bao ở Anh và Hoa Kỳ, 1968 -1982” cua tác gia Kaitlynn Mendes đăng
trên Tạp chí Feminist Communication Studies , 2011 - Number 24 đã xem xét và so
sánh cách bốn tờ báo của Anh và Mỹ đã đưa tin về phong trào nữ quyền làn sóng
thứ hai trong thời kỳ chính trị sôi động nhất của nó, 1968 -1982 Thông qua việc sử
dụng cả phân tích nội dung và phân tích diễn ngôn phê bình, nghiên cứu này cho
21
Trang 26thấy bất chấp sự khác biệt về chính trị - xã hội, ở Hoa Kỳ(The New YorkTimes , Chicago Tribune) và Vương quốc Anh (The Times, Daily Mirror) các tờbáo đã sử dụng một loạt các diễn ngôn tương tự khi đề cập đến phong trào phụ nữ
và các thành viên của nó Tuy nhiên, những tin bài này hiếm khi đề cập đến nhữngcách thức mà chủ nghĩa tư bản và chế độ phụ hệ áp bức phụ nữ như một nhóm, và
thường tạo ra ranh giới giữa các nhà nữ quyền “hợp pháp” và “không hợp pháp”,
sau đó là bat kỳ ai đi lệch khỏi các chuân mực nữ quyền truyền thống
Van dé nữ quyền trên báo chí Mỹ còn được được tiếp cận qua nghiên cứu vềđịnh kiến giới và các khuôn mẫu giới trên truyền thông, đặc biệt là chân dung, hình
ảnh của người phụ nữ trên truyền hình cũng như trong các quảng cáo truyền hình
Bài nghiên cứu “Anh hưởng của truyền thông lên định kiến gidi” của tác giả
Hannah Goodall trên Media Asia (2012) cho thấy tác động của truyền thông đối với
nhận thức của công chúng, đặc biệt công chúng trẻ về van dé giới, và định kiến giới
Công trình “Xây dựng định kiến về giới thông qua các vai trò xã hội trong truyền
hình khung giờ vàng” của các tác giả Martha M Lauzen Ph.D., David M Dozier
Ph.D &Nora Horan MA trên Journal of Broadcasting & Electronic Media (2008)
sử dụng một mẫu gồm 124 chương trình truyền hình vào khung giờ vàng phát sóng
trên 6 mạng phát sóng trong 2005 -2006 Nghiên cứu này đã xem xét các vai trò xã
hội của các nhân vật nữ và nam, đồng thời xác nhận rằng các nhân vật nữ chủ yếu
được khắc họa trong môi trường tình cảm, gia đình và bạn bè, trong khi các nhânvật nam có nhiều khả năng thực hiện vai trò liên quan đến công việc hơn
Tiếp tục bàn về định kiến giới trong lĩnh vực quảng cáo, là nghiên cứu
“Định kiến giới trong quảng cáo: đánh giá qua các nghiên cứu hiện tại” của các tác
gia Stacy Landreth Grau &Yorgos C Zotos đăng trên International Journal of
Advertising, 2016 - Number 5 : Gender Issues in Advertising Bài viết hệ thống hóa
lich sử van dé định kiến giới trong quảng cáo trong 5 thập ky qua nêu những vấn débat cập trong khuôn mẫu định kiến giới trong quảng cáo hiện nay
Nghiên cứu “Chân dung đàn ông và phụ nữ trong quảng cáo trên truyền
hình My” của tac gia Leslie Zebrowitz McArthur &Beth Gabrielle Resko đăng trên
Journal of Social Psychology, Episode 97, 1975 - Number 2, cho thay sự khác biệttrong việc khắc họa hình anh phụ nữ và nam giới thông qua hàng loạt mau quảng cáo
22
Trang 27trên truyền hình, qua đó có thé thay van đề định kiến giới vẫn tồn tại sâu sắc trên truyềnthông, và ảnh hưởng lớn đến nhận thức chung của công chúng toàn xã hội.
Một nghiên cứu khác về “Vai trò của giới trong quảng cáo: Do lưởng và so
sánh định kiến giới trên các kênh truyền hình công cộng và tư nhân ở Đức ” của các
tác gia Silke Knoll,Martin Eisend &Josefine Steinhagen Deloitte & Touche GmbH trên International Journal of Advertising, Volume 30, 2011 - Issue 5 cũng chi ra
nhiều van đề tương tự Dinh kiến giới trong quảng cáo van phô biến bat chấp sự
thay đôi về vai trò của nam giới và phụ nữ trong những năm qua Các kênh truyền
hình công cộng thê hiện ít định kiến giới hơn trong các quảng cáo so với các kênhtruyền hình tư nhân Mức độ rập khuôn liên quan đến các thành phần rập khuônkhác nhau có sự khác biệt đáng ké giữa hai loại kênh này Định kiến giới trên cáckênh tư nhân đề cập đến hành vi vai trò và các đặc điểm ngoại hình, do đó, hoạt
động như một phương tiện dé bán sản phẩm.
Một khía cạnh khác khi nghiên cứu nữ quyền đó là tiếp cận vai trò phụ nữtrong lĩnh vực chính trị được rất nhiều các học giả quan tâm
Các nữ chính trị gia cao cấp phải đối mặt với những kỳ vọng cao trong giớitruyền thông và các thê chế chính trị khác như Nghị viện Bài nghiên cứu “Truyền
thông đại diện cho các nữ chính trị gia ở Úc và New Zealand: Kỳ vọng cao, thù
địch hoặc ngôi sao” của tac Elizabeth van Acker, 2003 đã xem xét chân dung
truyền thông về các nữ chính trị gia ở Úc và New Zealand Tác giả bài viết khang
định truyền thông sớm và nhanh chóng đón nhận phụ nữ trong sự nghiệp của họ,nhưng lại tan công họ rất dữ dội khi mọi thứ diễn ra không như ý Các phương tiện
truyền thông tạo ra hy vọng lớn xung quanh phụ nữ khi họ bước vào chính
trường Ban đầu, những người phụ nữ này không thể làm gì sai khi giới truyềnthông nâng họ lên một bệ đỡ Tuy nhiên, những người không thé đáp ứng được kỳvọng cao sẽ rơi khỏi bệ đỡ và thường bị công kích hoặc tầm thường hóa Tác giảnghiên cứu này cho rằng các đại diện trên phương tiện truyền thông vẫn tiếp tụcphản ánh các chuẩn mực giới cố định và thiên kiến
Bài viết “Các nữ chính trị gia trong báo chí Anh: không thấy và chưa nghe?”
của các tác gia Deirdre O'Neill,Heather Savigny &Victoria Cann trên Feminist
23
Trang 28Communication Studies, 2016 - Number 2 đã đặt câu hỏi về những cách mà các nữchính trị gia được mô tả trên báo chí Nghiên cứu trước đây đã cho thấy các chínhtrị gia nữ được xây dựng “khác” so với chuẩn mực chính trị gia nam Trong nghiêncứu này, thông qua phân tích nội dung báo chí Anh, các tác giả xem xét tần suất,mức độ xuất hiện của các nữ nghị sĩ so với nam giới, mức độ tiếng nói của họ đượclắng nghe và bối cảnh đưa tin để phân tích về những thành công và hạn chế của báo
chí khi đưa tin và xây dựng hình ảnh nữ chính tri gia.
Không chỉ ở nước Anh mà hình ảnh các nữ chính trị gia ở các nước Châu Âukhác cũng được báo chí rất chú trọng Có thé kế đến nghiên cứu “Hình tượng độcđáo của các nữ chính trị gia trên báo chí châu Âu” của hai tác giả Inaki Garcia-
Blanco &Karin Wahl-Jorgensen, Feminist Communication Studies , 2012 - Number
3 Thông qua sự kết hợp giữa phân tích nội dung theo chu đề định tính và định
lượng bài viết này xem xét việc xây dựng các nữ chính trị gia ở các quốc gia châu
Âu khác nhau Băng cách phân tích mức độ đưa tin của van dé này trên các tờ báochính của bốn quốc gia châu Âu (Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Anh) trong hai tuần sau
khi nội các mới của Tây Ban Nha được bồ nhiệm; bài viết này khám phá các giá trị
và vai trò lý tưởng mà giới truyền thông gán cho phụ nữ là các chính trị gia Bài báodựa trên tiền đề rằng đại diện trung gian của các nữ chính trị gia có thể cho chúng tabiết những điều quan trọng về mối quan hệ giữa giới tính, quyền lực và chính trị.Những đại diện như vậy thể hiện một tập hợp các giả định về cách những phụ nữthành công nên nhìn, cư xử và nói năng như thé nào, và do đó thé hiện một cáchngầm ý những đánh giá về hình mẫu của nữ tính Nghiên cứu chỉ ra rằng trong khimột số bài diễn văn tôn vinh các nữ bộ trưởng vi giá trị giải phóng (mang tính biểutượng) của họ, những bài khác lại đánh giá họ bằng ngoại hình hoặc khả năng làm
vợ, làm mẹ và sắp làm mẹ của họ
Có thé thay rằng những nghiên cứu về báo chí và báo chí phụ nữ về van đề
nữ quyền trên thế giới khá phong phú và được thê hiện tập trung ở một số vấn đề cụ
thê liên quan đến nữ quyền: hình ảnh, vai trò, vị thế và định kiến giới được thể hiện
thông qua báo chí truyền thông Tuy nhiên, ít có công trình nghiên cứu cụ thé về
vân đê nữ quyên, giới trên báo chí phụ nữ.
24
Trang 291.1.3 Các công trình nghiên cứu về báo chí (báo chí phụ nữ) với van đề nữ
quyền ở châu Á
Các nghiên cứu của tô chức ILO như: "Work, income and gender equality inEast Asia" (2014) (Công việc, thu nhập và bình dang giới ở Đông A); "GenderEquality and Decent work selected ILO conventions and recommendations that
promote Gender Equality as of 2012" (Dịch tiếng Việt là: Bình đăng giới va công
việc quyết định đã chọn các công ước và khuyến nghị của ILO thúc đây bình danggiới ké từ năm 2012); hay cuốn "Rethinking Domestic Violence A Training Process
for Community activists" cua tac gia: Dipak Naker, Lori Michau (2014) (Tam dich: Suy nghĩ lại bạo lực gia đình: Một qua trình đào tạo cho các nhà hoạt động cộng
đồng) [120] đã đề cập tới nhiều vấn đề như nhận thức giới và quyền; nghiên cứuchuyên sâu về bạo lực gia đình; nghiên cứu phát triển các kỹ năng dé phòng chống
bạo lực trong gia đình; đề xuất các hành động nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình
Bên cạnh đó, cũng có những công trình nghiên cứu tiêu biểu về báo chí nói
chung và báo chí phụ nữ với vấn đề nữ quyền ở một số quốc gia như châu Á, đặc
biệt là Trung Quốc và Ấn Độ
Nghiên cứu về vấn đề nữ quyền được thê hiện trên báo chí Trung Quốc có
thé biết đến qua các công trình, bài viết trên các sách báo trong đó bàn thảo cụ thé
về các van dé của nữ quyền: Hình ảnh phụ nữ trên truyền thông, nhóm phụ nữ độcthân, chống quấy rối tình dục, các nhà hoạt động nữ quyền và tác động của cácchính sách với nữ giới ở Trung Quốc
“Chân dung truyền thông về phụ nữ và thay đổi xã hội - Một nghiên cứu điểnhình về Phụ nữ Trung Quốc ” của hai tác giả Luo Yunjuan &Hao Xiaoming đã xem
xét chân dung phụ nữ trên các phương tiện truyền thông để khám phá mối quan hệ
giữa truyền thông và xã hội trong bối cảnh Trung Quốc Thông qua phân tích nộidung 352 anh bìa của Women of China , tạp chí phụ nữ tiếng Anh chính thức của
Trung Quốc dành cho công chúng nước ngoài, các tác giả đã điều tra xem các
phương tiện truyền thông miêu tả phụ nữ Trung Quốc có liên quan như thế nào đến
những thay đổi xã hội của Trung Quốc Nghiên cứu đã cho thấy hình ảnh phụ nữ
Trung Quốc được giới thiệu trên trang bìa của tờ Phụ nữ Trung Quốc ở một mức độ
25
Trang 30lớn chịu ảnh hưởng của những thay đổi về kinh tế - xã hội và chính trị - tư tưởng ở
Trung Quốc Thay vì miêu tả “hiện thực” theo nghĩa đen, nó là một hình ảnh đại
diện mang tính biểu tượng của phụ nữ Trung Quốc được tạo ra thông qua sự tương
tác giữa hệ tư tưởng của đảng, chính sách biên tập và thị hiéu của độc giả cũng nhưthực tế đang thay đổi trong cuộc sống và công việc của phụ nữ Trung Quốc Sự đanxen giữa lãnh đạo của Đảng và ảnh hưởng xã hội đã xác định những hình ảnh điểnhình của “Phụ nữ Trung Quốc” phù hợp với những thời kỳ cụ thể trong lịch sửTrung Quốc đương đại
Trong nhiều năm qua, thuật ngữ 'phu nữ còn sót lại - phụ nữ trên 27 tuổi
chưa kết hôn, có học thức - đã nổi lên như một định kiến rõ ràng trong ý thức phổ
biến ở Trung Quốc Bắt chấp tình trạng dư thừa nam giới là kết quả của “Chính sách
Một con của Trung Quốc”, phụ nữ vẫn bị đồ lỗi cho những thách thức trên thị
trường hôn nhân thông qua các câu chuyện và thuật ngữ phân biệt giới tính Trong
khi một số học giả coi phụ nữ còn sót lại như một hiện tượng nhân khẩu học đượcchấp nhận với những nguyên nhân và tác động rõ ràng, nó cũng có thé được xemnhư một cấu trúc nhân tạo được tạo ra thông qua định kiến giới do xã hội tao ra vatiếp tục được phát triển thông qua thông điệp truyền thông Bài viết “Giới, truyén
thông và hình ảnh phụ nữ còn sót lại của Trung Quốc" xem xét và so sánh nghiên
cứu xã hội học về các kiểu hôn nhân của Trung Quốc, các bài thuyết trình về 'phụ
nữ còn sót lại' trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc đương đại, và các kếtquả phỏng vấn độc lập dé hiểu vai trò của truyền thông trong việc xây dựng diễnngôn về giới và sự tồn tại của định kiến giới Những quan niệm cứng nhắc về vai trògiới và mẫu phụ nữ lý tưởng có những hậu quả sâu rộng, những nhận thức sai lầmnày và đối với các thứ bậc xã hội được hỗ trợ bởi các cấu trúc giới cô hủ
Năm 2012, một nhóm các nhà hoạt động trẻ đã thay đôi cục diện của phongtrào nữ quyền Trung Quốc Các nhà hoạt động này đã đặt quyền của phụ nữ trongcác diễn ngôn chính thống của công chúng bằng cách thu hút sự chú ý của giớitruyền thông Bài báo “Truyền thông như một nguồn lực chính trị cốt lỗi: giớitrẻ với phong trào nữ quyền ở Trung Quốc” của tac giả JunLi trên Tạp chí truyềnthông Trung Quốc, tập 10, 2017, số 1 Nghiên cứu này so sánh sự khác biệt giữa cácthé hệ đó là: thế hệ t6 chức phi chính phủ về phụ nữ đầu tiên của Trung Quốc được
26
Trang 31thành lập, phát triển mạnh sau Hội nghị Thế giới lần thứ tư về Phụ nữ được tổ chức
tại Bắc Kinh và một thế hệ mới bùng nô vào năm 2012 Nghiên cứu lập luận rằng sự
khác biệt chính của họ nằm ở mô hình huy động và khả năng tiếp cận các nguồn lực
chính trị quan trọng, cả hai đều bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí quyết định bởi mốiquan hệ của họ với nhà nước Hon thế nữa, sự thay đổi trong mối quan hệ giữa nhà
nước và các phong trào nữ quyền thể hiện sự khác biệt trong mối quan hệ với các
phương tiện truyền thông của hai thế hệ phong trào nữ quyền Do sự khác biệt về
mô hình tổ chức, điều kiện nguồn lực và địa vị, hai thế hệ nữ quyền đã áp dụng các
chiến lược truyền thông khác nhau trong việc thúc đây quyền của phụ nữ Nghiên
cứu đã đề xuất mối quan hệ ba bên giữa nhà nước, truyền thông và hai thế hệ của
phong trào phụ nữ ở Trung Quốc.
Trước đây, phụ nữ thường có xu hướng giữ im lặng khi đối mặt với nạn quay
ri tình dục Tuy nhiên, vào tháng 1 năm 2018, phong trào chống bạo lực tình dục
và chống quấy rối tình dục toàn cầu - thường được gọi là #MeToo - đã xuất hiện ở
Trung Quốc Bài viết “#MeToo as Connective Action: Nghiên cứu về Chiến dịch
chống quấy rồi tình dục và chống quấy rồi tình dục trên mạng xã hội Trung Quốc
vào năm 2018” của tác gia Jing Zeng trên Jounalism Practice, 2020 Nghiên cứu nay
dựa trên lý thuyết về các hành động liên kết dé điều tra xem công nghệ kỹ thuật số
thay đôi cách thức hoạt động nữ quyên diễn ra như thé nao Cả phân tích định lượng
và định tính đều được sử dụng dé phân tích một cách có hệ thống hơn 36.000 bài
báo trực tuyến liên quan đến chiến dịch Nghiên cứu đã xác định 48 trường hợp bịcáo buộc bạo lực và quấy rối tình dục Kết quả phân tích chuỗi thời gian cho thấy
chiến dich #MeToo của Trung Quốc lần đầu tiên xuất hiện trong các cơ sở giáo ductrước khi dần dần lan rộng ra các lĩnh vực khác của xã hội Dựa trên những pháthiện định tính từ mười trường hợp gây tranh cãi nhất, bài báo này xác định một loạtcác chiến lược chỗng kiểm duyệt Nghiên cứu về cách phong trào #MeToo ở TrungQuốc nổi lên, thích nghi và phát triển cho thấy những hiểu biết độc đáo về cách cáchành động liên kết đi qua nhiều nền tảng và bối cảnh văn hóa khác nhau Thông qua
các cuộc phỏng van và quan sát, bài nghiên cứu “Trao quyên cho cá nhân và tậpthé: Tiếng nói của phụ nữ trong phong trào #MeToo ở Trung Quốc” (Zhongxuan
Lin &Liu Yang, 2019) đã phân tích và làm rõ phong trào MeToo đã trao quyền cho
27
Trang 32phụ nữ Trung Quốc ở cấp độ cá nhân và tập thé như thé nào trong việc thúc đây phụ
nữ đấu tranh chống quấy rối tình dục Bên cạnh đó, bài viết chỉ ra những thách thứccòn tôn tại, đồng thời, đề xuất một cách tiếp cận cấp thể chế dé trao quyền cho phụ
nữ Trung Quốc nhằm thu hút sự chú ý nhiều hơn đến các chiến lược tương tự đểtrao quyền cho phụ nữ
Phong trào nữ quyền ở Trung Quốc đã phát triển và có những thay đổi trước
sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội “Các nhà nit quyền Trung Quốctrên mang xã hội: nêu lên những tiếng nói khác nhau, xây dựng các liên minh chiếnlược” của hai tác gia Bin Wang &Catherine Driscoll, 2019 Bài viết xem xét tamquan trọng của mạng xã hội đối với nữ quyền đương đại của Trung Quốc, trong quátrình giới thiệu hai nhóm quan trọng Tiếng nói nữ quyền và sự thức tỉnh của phụ
nữ, những người đã sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội cho hoạt động của họtrong vài năm qua Các chiến lược trực tuyến khác nhau đã được các thành viên trẻ
tudi của họ đưa ra dé đảm bảo kết quả tốt nhất cho việc vận động của họ Đặc biệt,
những nha nữ quyền nay sử dụng phương tiện truyền thông xã hội dé thé hiện một
sự hiện diện cụ thé hoặc tiếng nói, sẽ khó duy trì hơn nếu sử dụng các phương thức
truyền thống hơn của nữ quyền Trung Quốc Và họ cũng cô gắng vun đắp mối quan
hệ với các nhà báo chính thống, xây dựng các liên minh mà họ hy vọng sẽ khuyếnkhích các báo cáo có ý thức về giới hơn và các đại diện tích cực hon cho nữ quyền
Cũng tiếp cận nghiên cứu về phụ nữ trên truyền hình nhưng ở một khía cạnh
khác đó là sự xuất hiện và hình ảnh của phụ nữ trong các phim truyền hình Bài viết
“Serial về Chân dung Phụ nữ trong Truyén hình (TV)” của Shashi Kaul &ShradhaSahni ở An Độ, 2010 được thực hiện với mục đích xác định phản ứng của nam giới
và phụ nữ về hình ảnh phụ nữ trong các loạt phim truyền hình va dé nghiên cứu tác
động của những loạt phim này đối với họ Mẫu bao gồm 120 người trả lời, bao gồm
60 nam và 60 nữ có chủ đích ở nhóm tuôi 35-50 Chân dung phụ nữ trên TV là một
trong những vấn đề gây tranh cãi xung quanh các phương tiện truyền thông ngày
nay Những hình ảnh hiện đại của người phụ nữ được giải phóng hơn không phải là
hình ảnh của những người phụ nữ Ấn Độ đương thời Có vẻ như định kiến giới tính
được thêu dệt sâu hơn trong kết cấu của các vở kịch truyền hình không mô tả thực
28
Trang 33tế về vai trò của phụ nữ trong xã hội, vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm cả các nhânvật ảo tưởng, tập trung vào các vấn đề gia đình và cá nhân.
1.2 Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1 Các công trình nghiên cứu về nữ quyền
Nghiên cứu khoa học về phụ nữ là một ngành khoa học xã hội và nhân văn,
vì vậy cũng như nhiều ngành khoa học xã hội khác ở nước ta, các nghiên cứu
thường hướng tới những vấn đề bức xúc đang đặt ra nhằm tích cực giải đáp những
đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn cuộc sống: hơn thế, khoa học về phụ nữ ngay từ đầu
đã gắn chặt với phong trào hoạt động sôi nổi của phụ nữ Việt Nam Do đó, trongthời kỳ đầu, nghiên cứu khoa học về phụ nữ tập trung nghiên cứu đời sống người
phụ nữ nông dân, công nhân, trí thức với các khía cạnh hôn nhân, gia đình, lao
động, việc làm, thu nhập, sinh sản và nuôi con nhỏ Những kết quả nghiên cứubước đầu này, mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng đã thiết thực góp phần xây dựng cơ
sở lý luận cho việc hoạch định chính sách phát triển đất nước, đã đánh động và thu
hút được sự quan tâm không chỉ của các nhà khoa học, các nhà quản lý, lãnh đạo
mà của cả xã hội đối với những vấn đề liên quan đến đời sống của người phụ nữ
Trước khi xuất hiện sự tác động của văn hóa Pháp đối với người trí thức ViệtNam đầu thế ki XX, quyền lợi của người phụ nữ Việt Nam hầu như chưa được chútrọng Sống trong xã hội phong kiến Việt Nam, người phụ nữ luôn được xác định
không có nhiều quyền lợi hơn người nam giới, người Việt Nam truyền bá nhau câu
nói: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” và xã hội áp đặt thật nhiều quy định gò ép
người phụ nữ phải thực hiện: nam giới có thé lấy nhiều vợ, nhưng phụ nữ chính
chuyên chỉ được phép lấy duy nhất một chồng
Bước sang đầu thế kỷ XX, dưới tác động của văn hoá phương Tây, trong đó
có sự du nhập của văn hoá Pháp đã làm thay đổi nhận thức của trí thức Việt Namkhi bàn về van đề nữ quyền Lần đầu tiên trong xã hội Việt Nam, khái niệm niquyên được nhắc đến trong bài Về thói trọng nam khinh nữ cua ta đăng trên báoĐông Dương tạp chí ngày 11 tháng 02 năm 1914 Bài viết hướng tới nội dung kêugọi phụ nữ Việt Nam đấu tranh cho quyền bình đăng giới Năm 1916, trên tờbáo Trung Bắc tân văn, ở mục Nhời đàn bà, học giả Nguyễn Văn Vĩnh đã đăng
bài Bàn về nữ quyền Nguyễn Van Vĩnh đã cho răng: Người đàn bà trời sinh ra dé
29
Trang 34làm bạn, dé gánh vác một công việc với người đàn ông chứ không phải dé làm thântrâu ngựa.
Những người khởi xướng vấn đề quyền của người phụ nữ trong xã hội ViệtNam và cat lời bênh vực họ là những trí thức Việt Nam dau thế ki XX Trong đó,tiêu biểu là những tên tuổi: Đặng Văn Bảy, Phan Bội Châu, Tran Thiện Ty, Bùi Thế
Phúc, Dé thé hiện tư tưởng, quan điểm của mình về quyền của người phụ nữ trong
xã hội, những trí thức Việt Nam đầu thế ki XX đã viết và cho in những tập sáchnhằm phô biến rộng khắp trong xã hội
Với nhan đề “Nam nữ bình quyển”, cuỗn chuyên khảo này của Đặng Văn
Bảy được hoàn thành năm 1927 [10] Nội dung cuốn sách chuyên khảo này củaĐặng Văn Bảy tập trung làm sáng tỏ vấn đề về tình trạng bất bình đăng giới, dành
cho người phụ nữ quyền bình đăng so với nam giới
Sau Đặng Văn Bảy, tác giả Phan Bội Châu (1867 - 1940) đã công bố tácphẩm của mình vào năm 1929 về cùng vấn đề quyền của người phụ nữ Việt Nam,cuốn sách của ông mang tên: Vấn đề phụ nữ [22] Những quan điểm và tư tưởng
của Phan Bội Châu thể hiện ra trong cuốn Vấn đề phụ nữ cho thấy tính mới, tính
thức thời của trí thức Việt Nam trong quá trình tiếp cận luồn tư tưởng tiễn bộ củaphương Tây, của đất nước Pháp
Trần Thiện Ty và Bùi Thế Phúc- những trí thức đầu thế ki XX, cũng góp bàn
về van đề quyền của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội Trần Thiện Ty và BùiThế Phúc cùng biên soạn cuốn Van dé phụ nữ ở Việt Nam [76] Hai ông đã cho xuấtbản cuốn sách này vào năm 1932 Van dé phụ nữ ở Việt Nam gồm 7 chương
Chương 1: Dia vị của người phụ nữ ở Hy Lap - La mã, An Độ và Trung Hoa;
Chương 2: Địa vị đàn bà ở châu Âu bấy giờ; Chương 3: Địa vị đàn bà Việt Nam;
Chương 4: Vấn đề hôn nhân cha mẹ nên nghe ý kiến con cái; Chương 5: Vấn đề phụ
nữ giáo dục; Chương 6: Vấn đề phụ nữ chức nghiệp; Chương 7: Kết luận
Các van đề về nữ quyền đặc biệt được quan tâm chú trọng kế từ khi Dang
Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) thành lập ngày 3/2/1930.
Bản Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã nêu: “Nam nữ bình quyền” Với nhận địnhphụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng, Đảng đã đề ra nhiệm vụ giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp phải gắn liền với giải phóng phụ nữ Phụ nữ phải tham
30
Trang 35gia các đoàn thé cách mạng và vì thế phải thành lập tổ chức riêng dé các tang lớpphụ nữ tham gia hoạt động Tháng 10/1930, tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhấtcủa Đảng, Đảng đã ra Nghị quyết đầu tiên về công tác vận động phụ nữ Đây là bản
Nghị quyết lịch sử, mở đầu cho trang sử mới của phong trào phụ nữ và tô chức Hội
Đặc biệt van dé nữ quyền, giải phóng phụ nữ, phụ nữ tham gia vào cuộc đấu tranhgiải phóng dân tộc như thế nào trở thành vấn đề lưu tâm của xã hội Hàng loạt tờbáo phụ nữ được xuất bản ở khắp 3 kỳ như Phụ nữ Thời đàm (1930-1934) ở HàNội, Phụ nữ Tân tiến (1932-1934) ở Huế, Phụ nữ tân văn (1929-1935) ở Sài Gòn
Sau khi giành được chính quyền và "Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành
lập đã đánh dấu một bước chuyên biến cơ bản trong đời sống của người phụ nữ Từđây phụ nữ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh mình cùng namgiới chung lo bảo vệ và xây dựng Tổ quốc" Theo đó, những văn bản pháp luật đầutiên về quyền công dân, trong đó có quyền của phụ nữ được ban hành Tuy nhiên,
trong từng điều kiện, hoàn cảnh của đất nước, nên ở mỗi thời kỳ, các quyền công
dân nói chung và quyền của phụ nữ nói riêng được thê hiện và phát triển vừa có tính
kế thừa vừa có sự đổi mới
Cuốn sách “Phải đứng trên quan điểm giai cấp mà nhận xét van dé phụ ni®”(1967), của Lê Duan, trong đó, bằng lý luận khúc triết, chặt chẽ, tác giả đã trình bàymột cách hệ thống những quan điểm về giai cấp và đấu tranh giai cấp ở các nướctrên thế giới và sứ mệnh của giai cấp công nhân ở Việt Nam trong vai trò là lựclượng tiên phong lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc,
giành độc lập cho nước nhà [29] Bên cạnh đó, tác giả nhấn mạnh đến việc thực
hiện đấu tranh giải phóng phụ nữ, đảm bảo quyền của phụ nữ phải xuất phát từ quan
điểm giai cấp, và dau tranh giai cấp
Phụ nữ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội, vì vậy, đã có nhiềucông trình nghiên cứu về van dé này Trong những năm 1960, có nhiều tác phẩmkinh điển của chủ nghĩa Marx Lenin và các lãnh tụ Dang và Nhà nước ta viết về van
đề phụ nữ và giải phóng phụ nữ được xuất bản, làm cơ sở lý luận cho việc nghiên
cứu phụ nữ Đầu những năm 1970, một số công trình nghiên cứu về phụ nữ xuất
hiện như “Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại” của Lê Thị Nhâm Tuyết, Truyềnthống phụ nữ Việt Nam” của Trần Quốc Vượng, “Lịch sử phong trào phụ nữ Việt
31
Trang 36Nam” (Nguyễn Thị Thập chủ biên), Những công trình này đã đánh giá vai trò và
vị trí của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử, đặc biệt nêu bật những công hiến to lớncủa phụ nữ Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước
Cùng với quá trình giao lưu và hội nhập, vào đầu những năm 90 của thế kỷ
XX, bằng nhiều con đường khác nhau, quan điểm giới được nhanh chóng du nhập
và truyền bá vào Việt Nam Sự xuất hiện cách tiếp cận giới chính là bước đột phá
quyết định sự phát triển mạnh mẽ và ấn tượng của khoa học nghiên cứu về phụ nữ
và cùng với nó là sự biến đổi nhanh chóng quan niệm, thái độ, hành vi của xã hội
và thực tiễn tạo lập bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của xã hội Việt Nam thời kỳđổi mới
Vào đầu những năm 90 thế kỷ XX, qua giao lưu và hội nhập, các lý thuyết
nữ quyền từng bước được truyền bá vào Việt Nam và sự truyền bá này ngày càng
mạnh mẽ và đa dạng Xem xét quá trình và xu hướng nghiên cứu Giới ở Việt Nam
thời gian qua, có thể thấy có ba thời kỳ tương đối rõ rệt Thời kỳ thứ nhất là 5 nămđầu của thập niên cuối thế kỷ XX, thời kỳ thứ hai là 5 năm cuối thế kỷ và thời kỳ
thứ ba là những năm đầu của thế kỷ XXI Hai thời kỳ sau, việc nghiên cứu và
truyền bá về giới nói riêng và phong trào giải phóng phụ nữ ở nước ta nói chung
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hai sự kiện quan trọng Đó là Cương lĩnh hành động
Bắc Kinh và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
Thời kỳ thứ nhất nghiên cứu và truyền bá về giới ở nước ta được triển khairất sôi nối, phong phú và rộng khắp Điều thú vị là mặc dù một lý thuyết được dunhập từ phương Tây vào nước ta nhưng hầu như nó không gặp bất cứ một sự kỳ thị,phê phán và can trở nào đáng kể Thời kỳ đầu, có nhiều hội thảo, lớp tập huấn, dich,
in, phát hành tài liệu và nhiều dự án nghiên cứu về giới được triển khai với sự tài trợcủa các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài Dé là những hoạt độnghướng vào tuyên truyền và phổ biến một cách chung nhất quan điểm giới cả lýthuyết và thực hành dưới sự bảo trợ và tham dự của các tô chức và chuyên gia nước
ngoài Cac đối tượng được hướng tới đầu tiên là nhà nghiên cứu, cán bộ hội phụ nữ,
cán bộ lãnh đạo chính quyền và đoàn thể, cán bộ dự án, nhà báo, giảng viên đạihọc Công tác học tập, đào tạo, phô biến quan điểm giới được diễn ra theo ba
hướng: một là, các chuyên gia nước ngoài vào nước ta tô chức hội thao, tập huan tại
32
Trang 37chỗ; hai là, các chuyên gia của Việt Nam được tài trợ tham gia các hội thảo, lớp tập
huấn, học tập và nghiên cứu ở nước ngoài; và ba là biên soạn, dịch thuật, xuất bảntài liệu, sách báo về giới và lý thuyết nữ quyền
Cùng với công tác học tập, đào tạo và truyền bá quan điểm gidi, Các đề tài, dự
án nghiên cứu về phụ nữ, gia đình, dân số, kinh tế hộ, sở hữu đất đai, đời sống của
các nhóm phụ nữ: nông dân, công nhân, ngư dân, tiểu thương cũng được tiến hành
nghiên cứu theo quan điểm giới, được tải trợ tài chính và sự tư vấn, hướng dẫn trực
tiếp của các chuyên gia nước ngoài về giới Những nghiên cứu đầu tiên theo quanđiểm giới mặc dù có kết quả cụ thê về nội dung nhưng thực chất chỉ là những nghiên
cứu mang nặng tính chất thực hành lý thuyết, chứng minh sự đúng đắn của lý thuyếtgiới và phát giác sự “mù giới” của các nền văn hóa, sự khuyết tật của các bảng giá trịtruyền thống Có thể đánh giá việc nghiên cứu giới ở những năm đầu cơ bản vẫnhướng về mục tiêu học tập, phô biến và truyền bá quan điểm giới là chính
Với cách làm như thế, chỉ sau vài năm đầu thập niên 90 thế kỷ XX, quanđiểm giới đã thu hút sự quan tâm của xã hội và nhanh chóng được truyền bá rộng rãi
ở nước ta Tuy nhiên, với cách làm mang tính tự phát và chưa có kế hoạch, lộ trìnhchưa được kiểm soát chặt chẽ nên cùng với sự du nhập quan điểm giới và những lý
thuyết nữ quyền tiến bộ, phù hợp với sự phát triển bền vững và ồn định, hầu như
mọi lý thuyết nữ quyền đều được truyền bá vào Việt Nam Đặc biệt, nhiều chuyên
gia khi tập huấn và đào tạo về giới đã gan ghép nham lẫn ý kiến của các trường phái
nữ quyền khác nhau cũng như đã không thê phân biệt được quan điểm của phụ nữ
trong phát triển, phụ nữ và phát triển, giới và sự phát triển
Dẫu vậy, chỉ một thời gian ngắn với những nỗ lực không mệt mỏi của đội
ngũ nghiên cứu và đảo tạo về giới những tư tưởng cơ bản của quan điểm giới đãđược truyền bá tương đối thành công vào Việt Nam và nhanh chóng trở thành một
công cụ quan trọng của khoa học nghiên cứu về phụ nữ và của phong trào giải
phóng phụ nữ ở nước ta.
Thời kỳ thứ hai của nghiên cứu và truyén bá giới ở nước ta được thực hiệntrên cơ sở phát huy những thành tựu đã đạt được, công tác nghiên cứu và dao tạo vềgiới bước sang một giai đoạn mới Đây chính là thời kỳ tiến hành thực hiện Cươnglĩnh hành động Bắc Kinh và thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ Nhăm
33
Trang 38khắc phục những hạn chế của thời kỳ đầu nghiên cứu về giới Trước hết nhiều cán
bộ được cử di đào tạo ở nước ngoai với nhiều hình thức khác nhau, nhất là đào tạothạc sỹ và tiễn sỹ về các lĩnh vực giới và liên quan đến giới Day chính là sự chuẩn
bị nhân lực quan trọng cho đội ngũ nghiên cứu và đào tạo về giới trong tương lai
Nghiên cứu lý thuyết quan điểm giới, quan điểm nữ quyền và lý thuyết nghiên cứu
phụ nữ được đầu tư và đây mạnh Những nghiên cứu lý thuyết này, một mặt, nhằm
giới thiệu một cách day đủ và toàn diện lịch sử phong trào nữ quyền ở phương Tây,
những trường phái nữ quyền cơ bản - nguồn gốc và ảnh hưởng của nó đến phong
trào phụ nữ cũng như các ngành khoa học xã hội và nhân văn, phụ nữ học và sự
hình thành quan điểm giới và vai trò của nó đối với thực tiễn cuộc sống và các
ngành khoa học xã hội ở các nước phát triển
Những nghiên cứu khoa học về phụ nữ, dân số, gia đình và phát triển theo quanđiểm giới Đây là thời kỳ các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học vàthực tiễn theo quan điểm giới được triển khai một cách vừa sâu sắc vừa quy mô.Quan điểm giới thực sự đã thắm nhuan trong trién khai các hướng nghiên cứu Đó làhướng nghiên cứu nhằm xây dựng chính sách, chương trình phát triển kinh tế, vănhóa, xã hội; nghiên cứu điều tra cơ bản về gia đình, phụ nữ và vai trò của người phụ
nữ, điều tra cơ bản về nguồn nhân lực, điều tra cơ bản về lao động và việc làm ởnông thôn, ở đô thị và miền núi, điều tra cơ bản về đời sống ngư dân, điều tra cơbản về đội ngũ trí thức, điều tra cơ bản về việc thực hiện chính sách dân SỐ, kế
hoạch hóa gia đình, điều tra cơ bản về sức khỏe sinh sản và trẻ vị thành niên ;
nghiên cứu về tình yêu, hôn nhân, gia đình; nghiên cứu những tiềm năng và nguồnlực của gia đình trong phát triển kinh tế; nghiên cứu chuyên sâu về sản xuất, tái sản
xuất và phúc lợi gia đình; triển khai các dự án, các chương trình phát triển kinh tế
-xã hội có lồng ghép giới
Điều dễ nhận thấy là, nếu các đề tài, dự án nghiên cứu theo xu hướng chủ đạo giới
các thời kỳ trước chủ yếu do nước ngoài tài trợ về tài chính thì các đề tài, dự án
nghiên cứu thời kỳ này nguồn kinh phí chủ yếu do chính phủ Việt Nam cung cấp.Thực tế này cho thấy, vấn đề giới không còn chỉ là mối quan tâm của giới nữ mà đã
trở thành của xã hội.
34
Trang 39Rõ ràng, vào những năm cuối thế kỷ, vấn đề giới đã trở nên quen thuộc ở nước ta.
Về khoa học, quan điểm giới, lý thuyết nữ quyền và khoa học nghiên cứu về phụ nữcủa các nhà hoạt động vì phụ nữ ở các nước phương Tây phát triển đã được phổ
biến rộng rãi ở nước ta Các lớp tập huấn về giới không chỉ dành cho những nhà
nghiên cứu, các cán bộ dự án hay các nhà quản lý và lãnh đạo bậc cao nữa mà đã
dành cho các cán bộ chính sách, can bộ dự án của các ban, ngành, đoản thể, cán bộ
cơ sở và đông đảo phụ nữ và nam giới cả ở nông thôn và thành thị Các nghiên cứu
khoa học ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều được thực hiện với xu thế chủ đạo
giới hay còn được gọi là lồng ghép giới Những nghiên cứu hướng tới xây dựng
chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục, sức khỏe và dân số - kế
hoạch hóa gia đình cũng như các dự án, chương trình điều tra cơ bản theo quan
điểm giới ở tầm vĩ mô chính là xu hướng chủ đạo và những thành tựu nổi bật,những bước tiễn bộ vượt bậc của nghiên cứu giới ở Việt Nam
Thời kỳ thứ ba của nghiên cứu và truyền bá giới ở Việt Nam được bắt đầu từ
những năm dau thế kỷ XXI và về thực chất nó là sự tiếp tục những cố gắng cũng
như những thành tựu của hai thời kỳ trên Có thể khăng định, sau 10 năm được
truyền bá vào Việt Nam, quan điểm giới đã thực sự làm thay đổi nhận thức, thái độ
và hành vi của nhiều người Việt Nam đối với các van đề phụ nữ, bình đăng, hội
nhập và phát triển Xu thế toàn cầu hóa đang ngày càng tác động đến mọi lĩnh vựccủa đời sông xã hội, sự chủ động và tích cực của Việt Nam trong hội nhập quốc tẾ,
những thành tựu to lớn và toàn diện của công cuộc đổi mới mang lại đang mở ra
những cơ hội và thách thức cho sự phát triển của mọi người Việt Nam nói chung vàphụ nữ nói riêng Trong bối cảnh đó, để đáp ứng kịp thời những đòi hỏi thực tiễncủa sự nghiệp giải phóng phụ nữ, nghiên cứu về giới ở nước ta đã có một bước pháttriển mới
Một trong những nghiên cứu sớm bàn về sự tham chính của phụ nữ trong
lãnh đạo, quản ly là “Phu nữ tham gia lãnh dao quan ly” của Trung tâm Nghiên cứu
Khoa học về Lao động nữ (1997), [71] Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ dừng lại
mô tả khái quát về vị trí, vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị và chưa lý giải
chỉ tiết các rào cản ảnh hưởng đến sự tham gia của họ trong chính trường
35
Trang 40Công trình “Phụ nữ và bình dang giới trong đổi mới ở Việt Nam”(1998) củatác giả Lê Thi được là công trình nghiên cứu cơ bản, khá toàn diện về những vấn đềphụ nữ trong thời kỳ đổi mới và phát triển [68] Trong đó, van đề quyền của phụ
nữ được tác giả đề cập trực tiếp thông qua các số liệu khảo sát và điều tra xã hội
học Trong thời kỳ đối mới, tác giả cho rang cần phát huy vai trò và quyền làm chủ
của phụ nữ trong đời sống chính trị, đánh giá sự phát triển của xã hội thông qua bảo
đảm thực hiện quyền của phụ nữ
Nghiên cứu của Viện Xã hội học (2007) “Nhận thức và chỉ đạo thực hiện
bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ quan lý cấp cơ sở ở miễn núi phía Bắc” mô tả
thực trạng nhận thức và chỉ đạo việc thực hiện bình đăng giới của đội ngũ cán bộLDQL cấp cơ sở tại 2 tỉnh: Hà Giang và Lào Cai Những nguyên nhân dan tới sựbất bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý và các kiến nghị giải pháp chưa đượcphân tích nhiều Bên cạnh đó, nghiên cứu này thiếu khung lý thuyết hiện đại để chỉ
ra sự bat bình dang giới có cội nguồn từ “thiết chế mang tính giới”
Luận án tiến sĩ xã hội học của Võ Thị Mai về “Vai trò của nữ cán bộ quản lý
nhà nước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá” (trường hợp tỉnh Quảng
Ngãi) đã phân tích thực trạng, chỉ ra các yêu tố tác động và các giải pháp nhằm từng
bước nâng cao vai trò của nữ cán bộ quản lý [61] Luận án cũng chỉ ra những áp lực
xã hội mà cán bộ nữ đang phải đối mặt, những thách thức mà các cấp, các ngành cầnphải vượt qua Đây là một nghiên cứu trường hợp và chưa chú trọng nhiều vào việc
suy rộng áp dụng các giải pháp tăng cường vai trò lãnh đạo của phụ nữ về mặt vĩ mô
Nguyễn Thị Kỳ (2003), trong Luận văn thạc sỹ “Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo thực hiện công tác cán bộ nữ từ năm 1986 đến năm 2001”, là một trongnhững công trình khá công phu khi đưa ra những bằng chứng về vai trò của Đảng vàNhà nước trong việc nâng cao tỷ lệ nữ lãnh đạo trong hệ thống chính trị Luận văncũng nhấn mạnh về tính hiệu quả của chỉ thị 37-CT/TW của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong việc phát huy vai trò của phụ nữ tham chính Công trình chưa phân tích
sâu các nguyên nhân thuộc về khung chính sách và các kiến nghị cần thiết nhằm cảithiện vi trí chính tri của phụ nữ trong quyền lực
Nghiên cứu “Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chínhtrị” (2006) của Ban Tô chức Trung ương tiễn hành khảo sát trên quy mô lớn nham
36