1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận mối quan hệ lý luận thực tiễn hiện nay - 1

8 252 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 137,72 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN MỐI QUAN HỆ LUẬN THỰC TIỄN HIỆN NAY Hoạt động thực tiễn được xem như phương thức đặc biệt của mối quan hệ của con người với thế giói xung quanh. Con người vừa tự thích nghi với môi trường, vừa thông qua hoạt động của mình tác động một cách tích cực để biến đổi, cải tạo thế giói. Đồng thời, với quá trình đó con người cũng phát triển và hoàn thiện bản thân mình. Hoạt động nhận thức của con người nảy sinh, phát triển và tác động một cách biện chứng với hoạt động thực tiễn. Điều đó có nghĩa là thực tiễn đã cung cấp những tài liệu làm cơ sở cho nhận thức. Tri thức của con người có thể thu nhận dưới dạng trực tiếp từ thực tiễn hoặc dưới dạng gián tiếp. Nhưng xét đến cùng thì mọi tri thức của con người đều nảy sinh từ hoạt động thực tiễn. Qúa trình hoạt động thực tiễn là cơ sở để phát huy tính tích cực sáng tạo của con người, là cơ sở của sự phát triển trí tuệ của con người. Thực tiễn không ngừng biến đổi và phát triển ,luôn đặt ra những vấn đềì mới đòi hỏi nhận thức phải trả lời, đòi hỏi những tri thức mới, những khái quát mới đểí giải những vấn đề mới nảy sinh. Đó chính là động lực thúc đẩy nhận thức phát triển. Thực tiễn nêu ra những vấn đề cho nhận thức hướng tới giải quyết, là nơi thể hiện sức mạnh của tri thức, biến tri thức khoa học hùng mạnh giúp cho hoạt động thực tiễn có hiệu qủa vì mục đích cuối cùng của nhận thức không phải la bản thân tri thức mà là nhằm cải tạo hiện thực khách quan phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Tồn tại trong thế giới dù muốn hay không con người cũng phải nhận thức thế giới và nhận thức chính mình.Những tri thức này dần dần hình thành nên thế giói quan. Một khi đã hình thành, thế giới quan lại trở thành nhân tố định hướng cho quá trình con người tiếp tục nhận thức thế giới qua đó con người nhìn nhận thế giới xung quanh cũng như tự xem xét chính bản thân mình để xác định cho mình mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức hoạt động đạt được mục đích, ý nghĩa đó. Đồng thời làm tiêu chí quan trọng về sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như của mỗi cộng đồng xã hội nhất định. Chính vì vậy mà cần phải luôn luôn kết hợp giữa luậnthực tiễn với nhau. NỘI DUNG CHÍNH I.Quan điểm của triết học Mac Lê Nin về mối quan hệ giữa luậnthực tiễn * Thục tiễn quy định luận: - Thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức . Sở dĩ như vậy bởi vì thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức.Nó đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức. Chính con người có nhu cầu tất yếu khách quan là giải thích và cải tạo thế giói mà buộc con người phải tác động trực tiếp vào các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình.Sự tác động đó làm cho các sự vật hiện tượng bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệquan hệ khác nhau giũa chúng, đem lai nhưng tài liệu cho nhận thức, giúp cho nhận thức nắm bắt được bản chất các quy luật vận động và phát triển của thế giói. Có thể nói, suy cho cùng không có một lĩnh vực tri thức nào mà không phải xuất phát từ thực tiễn, không nhắm vào phục vụ, hướng dẫn thực tiễn. Do đó, nếu thoát ly thực tiễn, không dựa vào thực tiễn thì nhận thức sẽ xa rời cơ sở hiện thực nuôi dưỡng sự phát sinh, tồn tại và phát triển của mình.Vì vậy, chủ thể nhận thừc không thể có được những tri thức đúng đắn sâu sắc về thế giới. -Thực tiễn quy định nội dung, nhiệm vụ, khuynh hướng phát triển của luận. Nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con người ngày càng được hoàn thiện, năng lực tư duy logic không ngừng được củng cố và phát triển, càc phương tiện nhận thức ngày càng tinh vi, hiện đại, có tác dụng “nối dài “ các giác quan của con người trong việc nhận thức thế giói. Chẳng hạn chính nhờ việc thêu ren mà bàn tay của người lao động trở nên khéo léo hơn, khả năng phân biệt màu sắc và ánh sáng của thị giác trở nên tinh xảo hơn. Hoặc từ công việc điều hành, tổ chức quản sản xuất, tính toán hiệu quả lao động mà đòi hỏi nhà quản doanh nghiệp phải tư duy nhạy bén, năng động hơn, thói quen và nề nếp làm việc quan trọng hơn. Cũng nhờ thực tiễn ma ìkính hiển vi điện tử, kính thiên văn, tàu vũ trụ, máy vi tính mới xuất hiện. Những công cụ và phương tiện hiện đai đó cho phép nhận thức con người đẩy nhanh tiến trình đi sâu vào bản chất của sự vật, mở rộng tầm bao quát các quá trình diễn ra trong tự nhiên và xã hội. -Thực tiễntiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Thực tiễn là những hoạt động vật chất có tính tất yếu khách quan, diễn ra độc lập đối với nhận thức.Thực tiễn thay đổi thì luận cũng thay đổi cho phù hợp. Chỉ có thực tiễn mớitiêu chuẩn kiểm tra chân lý, mọi kết quả nhận thúc muốn biết đúng hay sai đều phải dựa vào thực tiễn kiểm nghiệm bởi vì thực tiễn là hoạt động vật chất trực tiếp tác động vào thế giới làm bộc lộ những thuộc tính vốn có của thế giới và nhờ đó con người mới có căn cứ để xem xét nhận thức của mình có đúng với hoạt động khách quan hay không.Thực tiễn luôn luôn vận động và phát triển trong lịch sử. Nhờ đó mà nhận thức cùng vận động, phát triển. Mọi sự biến đổi của nhận thức suy cho cùng không thể vượt ra ngoài sự kiểm tra của thực tiễn. Chính thực tiễn có vai trò la tiêu chuẩn, thước đo giá trị của những tri thức đã đạt được trong nhận thức. Đồng thời nó bổ sung, điều chỉnh, sửa chửa, phát triển và hoàn thiện nhận thức. *Lý luận tác động trở lại thực tiễn : -Lý luận đóng vai trò chỉ đạo, hướng dẫn cho hoạt động thực tiễn . Để đánh giá, kiểm nghiệm được tính đúng đắn hay sai lầm của những tri thức đã thu nhận, không có con đường nào có thể thay thế được vai trò của thực tiễn. Những kết quả của tư duy trừu tượng phải được thể nghiệm trong thực tiễn, một mặt góp phần hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn, mặt khác chịu sự kiểm tra, đánh giá tính xác thực của thực tiễn, từ đó để khẳng định bổ sung, hoàn thiện, phát triển những kết qủa nhận thừc thu được. -Lý luận góp phần giáo dục, thuyết phục, động viên tập hơp quần chúng tạo thành phong trào hoạt động thực tiễn của đông đảo quần chúng, để cải tạo thế giới. Với những luận đúng đắn và khoa học thì sẽ được thâm nhập vào quần chúng, được vận dụng đúng đắn để có thể thúc đẩy thực tiễn phát triển. II.Vận dụng quan hệ luận thực tiễn trong giai đoạn cách mạng ở nước ta 1.Vận dụng quan hệ luận thực tiễn trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1930-1975) Ngay từ khi thực dân pháp xâm lược Việt Nam , với truyền thống yêu nước, nhân dân ta đã kiên cường đứng lên đấu tranh chống thực dân Pháp giành lại độc lập cho dân tộc. Các sĩ phu yêu nước dưới ngọn cờ “Cần Vương” mong giành lại độc lập cho dân tộc khôi phục chế độ phong kiến, đã bị bọn thực dân Pháp đàn áp đẫm máu. Những người nông dân với lòng căm thù giặc sâu sắc, cầm gươm giáo đứng lên khởi nghĩa chống Pháp cuối cùng thất bại. Sở dĩ các phong trào đấïu tranh trên đều bị thất bại, bởi vì cách mạng lúc đó thiếu đường lối đúng đắn, các phong trào không đáp ứng được yêu cầu dân chủ của thời đại mới, tư tưởng phong kiến, tư sản đã trở nên lạc hậu vớu thời đại. Tuy những phong trào đó đã thất bại, nhưng góp phần thức tỉnh tinh thần đấu tranh cách mạng của nhân dân, góp phần nâng cao chí khí, khai thông dân trí cho dân tộc. Giai cấp công nhân Việt Nam đựoc hình thành qua các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, tuy số lượng không đông nhưng đã sớm tiếp thu được tinh thần yêu nước của dân tộc, lại bị ba tầng áp bức là đế quốc, địa chủ, và tư sản, nên đã tỏ rõ là một lưcû lượng kiên cường trong các cuộc đấu tranh. Nỗi nhục của người dân bị mất nước, bị áp bức bóc lột nặng nề của thực dân, đế quốc là một trong những nhân tố làm cho giai cấp công nhân Việt Nam từng bứơc có ý thức gắn liền với quyền lợi của giai cấp, cuộc đấu tranh giành độc lập của cả dân tộc ta. Thực tiễn lịch sử Việt Nam những năm đầu của thế kỷ XX, sự áp bức bóc lột của thực dân, đế quốc, phong kiến với quần chúng nhân dân lao động vô cùng tàn bạo, những phong trào đấu tranh theo xu hướng phong kiến, tư sản đều bị thất bại, đã là mảnh đất tốt để tuyên truyền tư tưởng xã hội chủ nghĩa cho nhân dân. Và khi Đảng Cộng Sản ra đời đã làm cho cách mạng Việt Nam thoát khỏi sự khủng hoảøng về đường lối chính trị. Từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, sự nghiệp đấu tranh của nhân dân Việt Nam đã kết hợp hai sự nghiệp giải phóng dân tộc bị áp bức và giải phóng giai cấp những người lao động. Đi theo ngọn cờ của Đảng, nhân dân Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc hai nhiệm vụ đó để đưa đất nước đi lên con đường xã hội chủ nghĩa. Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945, thưcû dân Pháp trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Nhân dân Việt Nam vừa phải kháng chiến, vừa phải kiến quốc với phương châm dựa vào sức mình là chính, phải dựa vào dân, huy động sức dân mà kháng chiến. Muốn kháng chiến thắng lợi thì chúng ta phải xây dựng chính quyền của nhân dân, làm cho nhân dân là người chủ thực sự của đất nước. Quyền hành, lực lượng đều ở nhân dân. Để thực hiện điều đó Nhà nước phải từng bước xoá bỏ sở hửu địa chủ phong kiến, đưa lại ruộng đát cho nông dân, phải tạo điều kiện cho công nhân làm chủ xí nghiệp. Ngọn cờ của chủ nghĩa xã hội đã quy tụ sức mạnh của nhân dân lao động, giúp chúng ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp, miền Bắc được giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội. Bằng thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội trên nửa nước, nhân dân miền Bắc đã có điều kiện huy động sức người sức của cùng với nhân dân miền Nam thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tính tất yếu từ sự chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam chính là đường lối mục tiêu cách mạng Việt Nam, dù có phân chia thành 2 giai đoạn nhưng đều do một Đảng duy nhất là Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo. Không có do gì một Đảng một giai cấp lãnh đạo thắng lợi đối với mỗi dân tộc lại tự rời bỏ vai trò của mình cho đảng khác, giai cấp khác. Hơn nữa, những kết quả những thắng lợi của giai đoạn cách mạng do Đảng lãnh đạo cũng đồìng thời là điều kiện, mở đầu cho giai đoạn cách mạng mới cũng do Đảng ta lãnh đạo trên phạm vi cả nước. Cả dân tộc ta có đủ những điều kiện và tư liệu thực tiễn lịch sử đểí hoàn toàn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, dân tộc ta Hiện nay tình hình quốc tế có những biến động, các lực lượng tư bản chủ nghĩa đang có lợi thế về phát triển khoa học công nghệ, về sức mạnh kinh tế, sức mạnh quân sự, chủ nghĩa xã hội đang có thoái tràò tạm thời sau sự sụp đổ của ĐôngÂu và Liên Xô, nhưng Đảng ta tiếp tục khẳng định một cách đúng đắn rằng: “loài ngườivẫn đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội “. Sở dĩ Đảng ta khẳng định như vậy bởi lẽ, hiện nay chủ nghĩa tư bản có thay đổi hình thức áp bức, bóc lột, nhưng vẫn không hề thay đổi bản chất, vẫn là nguyên nhân gây ra nghèo đói cho các nước chậm phát triển, vẫn là ngồn gốc gây ra những cuộc chiến tranh và tạo nên bao tai hoạ về văn hoá, xã hội, môi sinh trên thế giói.Ngay trong các nước tư bản phát triển như Mỹ,Anh v.v tình trạng phân hoá giàu nghèo vẫn diễn ra gay gắt, người nghèo vẫn sống trong tình trạng không nhà cửa. Nhiều nước dân tộc chủ nghĩa, sau khi giành được độc lập đưa đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, nhưng đẩt nước đang rơi vào tình trạng nghèo đói, khó khăn, chiến tranh, xung đột dân tộc, tôn giáo, v v Sự nghèo khổ của những người lao động ở những nước này ngày càng trở nên trầm trọng. Sự nghèo đói, chậm phát triển làm cho các nước đó không thể có độc lập thật sự .Nhiều nước trước đây vốn là chủ nghĩa xã hội, trong công cuộc cải tổ, cải cách, đã mắc nhiều nhưng sai lầm cơ bản về đường lối cách mạng, thậm chí có sự phản bội lại chủ nghĩa xã hội muốn đưa đất nước đi theo con đường tư bản hay chủ nghĩa xã hội dân chủ, ảo tưởng mong chờ sự gúp đỡ của thế giói tư bản, hiện nay đang rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế xã hội, về con đường phát triển của đất nước. Nhiều định hướng giá trị của xã hội bị đảo lộn. Xung đột dân tộc, tôn giáo, phe phái gia tăng. Đời sống của những người lao động ngày càng khó khăn. Sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội ngày càng gia tăng. Vị thế của các nước đó trên trường quốc tế ngày càng suy giảm. Việt Nam do giữ vững định hưóng xã hội chủ nghĩa, thực hiện đổi mới một cách đúng đắn “ đổi mới không phải thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là quan niệm đúng đắn hơn về chủ nghĩa xã hội và thực hiện mục tiêu ấy bằng những hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp’’, nên đã thu được những thắng lợi to lớn. Đất nước ta đã từng bước ra khỏi khủng hoảng kinh tế -xã hội, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh chính trị được giữ vững, vị thế quốc tế ngày càng tăng. Ngày nay Việt Nam đang tiếp tục kiên định mục tiêu và đường lối cách mạng: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - con đường mà Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn từ năm 1930. Chỉ đi theo con đường chủ nghĩa xã hội chúng ta mới có Nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân, mới đảm bảo được . TIỂU LUẬN MỐI QUAN HỆ LÝ LUẬN THỰC TIỄN HIỆN NAY Hoạt động thực tiễn được xem như phương thức đặc biệt của mối quan hệ của con người với thế giói xung quanh. Con người vừa. II.Vận dụng quan hệ lý luận thực tiễn trong giai đoạn cách mạng ở nước ta 1. Vận dụng quan hệ lý luận thực tiễn trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (19 3 0 -1 975) Ngay từ khi thực dân. I .Quan điểm của triết học Mac Lê Nin về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn * Thục tiễn quy định lý luận: - Thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức . Sở dĩ như vậy bởi vì thực

Ngày đăng: 29/06/2014, 06:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w