TIỂU LUẬN MỐI QUAN HỆ LÝ LUẬN THỰC TIỄN HIỆN NAY - 2 pot

8 182 0
TIỂU LUẬN MỐI QUAN HỆ LÝ LUẬN THỰC TIỄN HIỆN NAY - 2 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

độc lập dân tộc thực sự, mới giữ gìn được bản sắc văn hoá của dân tộc, mới khai thác được tiềm năng, thế mạnh của đất nước để hội nhập quốc tế một cách có hiệu quả. Việt Nam có đủ những điều kiện để tiếp tục con đường cách mạng mà nhân dân ta đã lựa chọn: Chúng ta có một Đảng Mác -Lênin chân chính, giàu kinh nghiệm trong đấu tranh cách mạng và đã tích luỹ được kinh nghiệm bước đầu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; có Nhà nước của dân, do dân, vì dân; có quần chúng nhân dân giàu lòng yêu nước, cần cù trong lao động, kiên cường trong đấu tranh; còn nhiều tiềm năng của đất nước chưa được khai thác. Tuy nhiên, Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng đã căn dặn chúng ta rằng: ‘’ Việt Nam ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, công cuộc đổi xã hội cũ thành xã hội mới gian nan, phức tạp hơn việc đánh giặc’’, do vậy ‘’Chủ nghĩa xã hội không thể làm mau được mà phải làm dần dần’’. ‘’Xây dựng chủ nghĩa xã hội là cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài’’. 2.Vận dụng quan hệ lý luận thực tiễn trong cách mạng xã hội chủ nghĩa Sau Chiến thắng mùa Xuân 1975, đất nước thống nhất ,cả nước thống nhất, cả nước cùng quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện đất nước chịu đựng những đảo lộn về kinh tế và xã hội với quy mô lớn sau chiến tranh ác liệt, lâu dài, tình hình thế giói có những mặt diễn biến không thuận lợi. Đây cũng là mô hình kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp bộc lộ một cách toàn diện mặt tiêu cực của nó mà hậu quả là xuất hiênû cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội sâu sắc vào cuối những năm 70 đầu những năm 80. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Việt Nam của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đánh giá tình hình đất nước từ năm 1976 đến năm 1980 là nền kinh tế ở trạng thái trì trệ. Trên mặt trận kinh tế, đất nước ta đứng trước những vấn đề gay gắt. Kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế 5 năm (1976-1980) chưa thu hẹp những mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế quốc dân. Sản xuất phát triển chậm trong khi dân số tăng nhanh. Thu nhập quốc dân chưa bảo đảm cho tiêu dùng xã hội, một phần tiêu dùng xã hội phải đưa vào vay và viện trợ, nền kinh tế chưa tạo được tích luỹ. Đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nhìn chung nền kinh tế đang gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề của chiến tranh lâu dài; phải đối phó với hai cuộc chiến tranh biên giới để bảo vệ tổ quốc; viện trợ từ bên ngoài giảm so với thời kỳ chiến tranh. Nhưng nguyên nhân chủ quan làm trầm trọng thêm nền kinh tế và xã hội vẫn là mô hình kinh tế, cơ chế kinh tế không phù hợp với quy luật kinh tế khách quan. Chính những khó khăn của đất nước buộc Đảng ta phải suy nghĩ, phân tích tình hình và nguyên nhân, tìm ra các giải pháp, từ đó thực hiện đổi mới ở các cơ sở, địa phương, đề ra những chính sách cụ thể khẳng định sự cần thiết của nền kinh tế nhiều thành phần ở Miền Nam trong một thời gian nhất định v vv.Tóm lại, lúc này nước ta có những quan niệm, chủ trương ban đầu đổi mới mô hình kinh tế cũ theo tư tưởng “làm cho sản xuất bung ra “, nghĩa là đổi mới hình thức quan hệ sản xuất để giải phóng lực lượng sản xuất, phát triển sản xuất. Từ những thay đổi bộ phận mô hình kinh tế cũ như trên, đất nước đã thu được những thành tựu đàng khích lệ. Khi có Quyết định 25/CP thì kế hoạch hóa theo kiểu tập trung cũng bị suy yếu một phần. Khi chủ trương kế hoạch hoá theo phương thức kinh doanh xã hội chủ nghĩa, quyết định về hai giá, thu hẹp diện các mặt hàng cung cấp thì cơ chế bao cấp cũng bắt đầu chuyển đổi. Sự phát triển tiên tiến này đã nhảy đến bước nhảy vọt trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ về mô hình kinh tế mới. Mô hình cốt lõi của nền kinh tế mới về cơ bản đã hình thành. Sự phát triển tiên tiến này đã dẫn đến bước nhảy vọt trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI về mô hình kinh tế mới. Đại hội quyết định đường lối đổi mới và đường lối đó nhanh chóng đi vào cuộc sống vì đó là một đường lối đúng, được chuẩn bị trước không chỉ về măt nhận thức, lý luận mà cả về mặt tổ chức thực tiễn. Nền kinh tế nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn mang nặng tính tự cung tự cấp, vì vậy sản xuất hàng hoá phát triển sẽ phá vỡ kinh tế tự nhiên và chuyển thành nền kinh tế hàng hóa sản xuất. Như vậy phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu kinh tế đối với nước ta, một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu của nước ta thành nền kinh tế hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Đó là con đường đúng đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất nước vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việc xoá bỏ triệt để cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, hình thành đồng bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế hàng hoá ở nước ta. Để nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của nhà nước, cần nâng cao năng lực của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia. Nhà nước thực hiện định hướng sự phát triển kinh tế; có hệ thống chính sách nhất quán để tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho hoạt động kinh tế; hạn chế, khắc phục những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Nhà nước thực hiện đúng chức năng quản lý của nhà nước về kinh tế, sử dụng các biện pháp kinh tế la chính để điều chỉnh nền kinh tế. Đại hội đại biểu lần thứ VI thực sự là đại hội của những quyết sách lớn nhằm xoay chuyển tình hình và tạo ra một bước ngoặt cho sự phát triển của đất nước ta. Đại hội đã đưa ra đường lối đổi mới toàn diện, từ đổi mới kinh tế là chủ yếu, phải đi lên đổi mới chính trị, văn hoá, xã hội, từ đổi mới tư duy, nhận thức, tư tưởng đến đổi mới hoạt động thực tiễn của Đảng, nhà nước và tầng lớp nhân dân. Đại hội đã xác định dứt khoát phải từ bỏ những nhận thức sai lầm, những quan điểm lạc hậu lỗi thời về chủ nghĩa xã hội, phai nhận thức lại cho đúng đắn quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội; phải căn cứ vào những diều kiện lịch sử mới của nước ta và của thời đại để vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết tư tưởng của các ông, mà vấn đề trung tâm là phải vượt qua mô hình chủ nghĩa xã hội cũ để xác lập mô hình mới về chủ nghĩa xã hội của nước ta, mô hình hường tới sự phát triển của đất nước đi thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Đảng ta chủ yếu là lánh đạo băng hệ tư tưởng Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thể hiện qua đường lối cách mạng, chủ trương lớn, chiến lược và phương pháp cách mạng. Do phương thức lãnh đạo của Đảng ta trước hết tập trung ở vấn đề nhận thức, do đó phương thức lãnh đạo chủ yếu của Đảng phải tương xứng: đó là phương thức giáo dục tuyên truyền lý luận, nhận thức; phương thức tổ chức thực tiễn; phương pháp tổ chức thực tiễn; phương pháp kiểm tra và phương pháp nêu gương.Vì thế việc xây dưng chỉnh đốn Đảng cũng đương nhiên phai được chú ý đó là : đổi mới tư duy lý luận, đổi mới và dân chủ trong sinh hoạt Đảng, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ; đổi mới để nâng cao chất lượng các tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở luôn gắn với những yêu cầu và hoạt động thực tiễn trên mọi lĩnh vực của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Muốn đi lên theo con đường chủ nghĩa xã hội thi Đảng đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận trong đó có nghiên cứu vấn đề phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực; đặc điểm nội dung của các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đạ và sự phát triển của kinh tế tri thức; những tác động nhiều mặt của quá trình toàn cầu hoá; đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hoà bình “ cua các thế lực thù địch. Nâng cao chất lượng và hiêu quả công tác tuyên truyền giáo dục lý luận chính trị và công tác tư tưởng, tạo sự thống nhất cao trong Đảng sự đồng thuận trong nhân dân, trong đó chú trọng việc tuyên truyền giáo dục hệ tư tưỏng của giai cấp công nhân và các đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ nghĩa yêu nước, truyền thống cách mạng của dân tộc, của Đảng. Đồng thời triển khai có hiệu quả cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận, làm thất bại chiến lược”diễn biến hoà bình “, âm mưu bạo loạn lật đổ các thế lực thù địch, thực hiện tốt quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, gắn chặt kinh tế với quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phải luôn chỉnh đốn Đảng và xây dựng Đảng về chính trị biểu hiện trên cơ sở hệ thống tư tưởng mà xây dựng đường lối, chủ trương và hệ thống nghị quyết sát thực, từ đó lãnh đạo đất nước đi lên. Từ lý luận chung đến đường lối và các nghị quyết là sự vận dụng tư duy sâu sắc, đa dạng, phong phú vào từng lĩnh vực đời sống xã hội. Đó là những cấp độ văn hoá khác nhau, do đó đều cần trí tuệ và nhiệt huyết của những người hoạt động chính trị thực tiễn. Thực tiễn là tiêu chuẩn và phong trào cách mạng của quần chúng là thước đo tính đúng đắn của đường lối và nghị quyết của Đảng. Do vậy mà Đảng phải biết nắm chắc thực tiễn và tổng kết thực tiễn, nâng lên tầm lý luận để chỉ đạo hoạt động thực tiễn đáp ứng nhu cầu phát triển khách quan của thực tiễn . Hiện nay toàn Đảng ta, toàn quân va toàn dân đang ra sức phấn đấu thực hiện nghị quyết đại hội lần thứ IX của Đảng nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đát nước, từng bước đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trỏ thành một nước công nghiêp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Công tác lý luận tuy đã đạt được những thành tựu quan trọng, cung cấp nhiều luận cứ khoa học cho việc xây dựng bổ sung và phát triển đường lối của Đảng, trình độ lý luận của Đảng ta có bước tiến rõ rệt nhưng phải thừa nhận là công tác lý luận vẫn còn lạc hậu, việc tổng kết thực tiễn vẫn còn yếu kém, chưa theo kịp sự phát triển và yêu cầu của cách mạng. Nhận thức của chúng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta mới dừng lại ở những nét khái quát chung, còn không ít những vấn đề cụ thể đặt ra từ những thực tiễn nhưng chưa có lời giải đáp chưa đủ sức thuyết phục. Nhiều cán bộ, đảng viên nhận thức về chủ nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh còn giản đơn, hiểu biết về chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng chưa sâu sắc, có mặt còn lệch lạc, phương pháp tư duy vẫn chưa vươn tới tầm biện chứng còn dừng lại ở chế độ cảm tính, ở chủ nghĩa kinh nghiệm hoặc phần nào còn mang tính thực dụng. Có những thời kỳ chúng ta không muốn và không dám nói đến những khuyết điểm hoặc những sai lầm nào đó của đường lối và nghị quyết. Để cho Đảng ta đứng vững chắc trên con đường tiến lên ccon đường xã hội chủ nghĩa thì phải nhìn nhận vào sự thật đánh giá đúng sự thật ưu điểm khuyết diểm một cách đúng đắn và sai lầm về sự lãnh đạo chính trị của Đảng, vạch ra những khiếm khuyết đó để khắc phục hình thành nên tư tưởngvà biện pháp chỉ đạo sát thực hơn. Có như vậy thì Việt Nam mới có thể vững bước trên con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa . KẾT LUẬN Tổng kết thực tiễn là phương pháp bản trong hoạt động lý luận để phát triển bổ sung và cụ thể hoá cương lĩnh, đường lối chung của Đảng, để tìm câu trả lời cho những vấn đề do thực tiễn đặt ra hoặc lý luận còn chưa sáng tỏ để phát huy, nhân rộng những điển hình tiên tiến, những việc làm hay, phát hiện, uốn nắn, sửa chữa những việc làm chưa đúng, nâng cao trình độ lý luận và năng lực lãnh đạo của Đảng, khắc phục chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa kinh nghiệm. Tổng kết thực tiễn nhất là những vấn đề thực tiễn mới nảy sinh là cách tốt nhất để phát triển lí luận là cho lí luận thực sự có sức sống để hướng dẫn và thúc đẩy thực tiễn không ngừng đi lên. Nói tổng kết thực tiễn quan trọng như vậy nhưng đó không phải là một công việc dễ dàng bởi vì tổng kết thực tiễn không phải là “chụp ảnh”, mô tả tình hình, kiểm điểm, liệt kê những ưu điểm, khuyết điểm, cũng không phải chỉ là đưa ra sự thừa nhận đánh giá chung chung hay kết luận đơn giản về những hiện tượng đã và đang xảy ra. Do vậy cần phải đổi mới phương pháp và cách thức tổng kết thực tiễn, đi sâu vào cuộc sống, vào các mặt hoạt động của đất nước và tiếp nhận thông tin, phân tich khai quát thành lý luận đồng thời nhạy bén nắm bắt những diễn biến mới và những vấn đề mới của thế giới, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu khoa học của nhân loại. Cố gắng để tiếp nhận được những thông tin, những tư liệu, số liệu trung thực khách quan theo phương châm nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật. Khắc phục tình trạng đi theo lối mòn chỉ dựa vào những kết luận đã có trong sách vở để luận giải trừu tượng theo lối kinh nghiệm, ít đưa ra những cái mới phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Cần có những hình thức, phương thức huy động rộng rãi của các nhà khoa học, các nhà hoạt dộng thực tiễn cùng tham gia nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát huy đến mức cao nhất trí tuệ tập thể, thực hiện dân chủ trong nghiên cứu khoa học. Để đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu lý luận tổng kết thực tiễn nói trên, vấn đề mấu chốt quyết định là phải xây dựng được đội ngũ, cán bộ chuyên làm công tác lý luận có phẩm chất chính trị vững vàng, có bản lĩnh khoa học và trình độ lý luận cao, có tư duy độc lập đủ sức nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, đồng thời phải có chế độ chính sách thích hợp tạo mọi điiêù kiện và môi trường thuận lợi cho đội nguc này hoạt động sáng tạo. Vì vậy Đảng Nhà nước và nhân dân ta phải căn cứ vào những kết quả nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để từ đó đưa nước tiến lên theo son đường XHCN./. . kết thực tiễn, nâng lên tầm lý luận để chỉ đạo hoạt động thực tiễn đáp ứng nhu cầu phát triển khách quan của thực tiễn . Hiện nay toàn Đảng ta, toàn quân va toàn dân đang ra sức phấn đấu thực. và hoạt động thực tiễn trên mọi lĩnh vực của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Muốn đi lên theo con đường chủ nghĩa xã hội thi Đảng đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận trong đó. sinh là cách tốt nhất để phát triển lí luận là cho lí luận thực sự có sức sống để hướng dẫn và thúc đẩy thực tiễn không ngừng đi lên. Nói tổng kết thực tiễn quan trọng như vậy nhưng đó không phải

Ngày đăng: 30/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan