Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 82 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
82
Dung lượng
843,46 KB
Nội dung
LUẬN VĂN: MốiquanhệgiữacôngchúngvớitruyềnhìnhViệtNamhiệnnay mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thế kỷ XX, loài người đã được chứng kiến một hiện tượng hết sức quan trọng, đó là sự bùng nổ thông tin. Không có lĩnh vực hoạt động xã hội nào lại không chịu ảnh hưởng của sự bùng nổ này. Nó có tác động mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội hiện đại. Con người dù ở bất cứ đâu trên hành tinh này cũng đều có thể biết hàng loạt các sự kiện đang xảy ra trên thế giới mà không bị lệ thuộc hay bị ngăn cản bởi không gian và thời gian. Đó chính là sức mạnh của truyền thông, báo chí đã có một bề dày lịch sử phát triển khá lâu dài và đã được xã hội khẳng định, nó đã trở thành món ăn tinh thần hàng ngày không thể thiếu được đối với các tầng lớp dân cư và hình thành nên một thói quen tiếp nhận thông tin từ báo chí. Hiện nay, truyềnhình là một phương tiện truyền thông hữu hiệu. Mặc dù ra đời muộn song truyềnhình đã ngày càng khẳng định được vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền đi và tiếp nhận thông tin của loài người. Qua màn hình vô tuyến, người xem như được tận mắt trong thấy những sự kiện, hiện tượng và hành động, thái độ của con người như họ là người trực tiếp có mặt tại nơi diễn ra sự việc, hiện tượng ấy. Hình ảnh và tiếng động hiện trường cộngvới sắc thái của tình cảm thái độ người thực hiện chương trình được thể hiện bằng lời bình, nhạc, đã tác động tới người xem, cuốn hút và gây xúc cảm cho họ. Việc khán giả được chứng kiến mọi sự việc, hiện tượng trên toàn cầu ngay tại nhà mình đã làm cho hầu hết gia đình nào cũng có ti vi. Số gia đình có sử dụng ti vi đã lên đến con số hàng tỷ và truyềnhình ngày càng thể hiện rõ sức mạnh truyền thông của mình. Mục đích nhắm tới của báo chí nói chung và truyềnhình nói riêng chính là công chúng, phục vụ công chúng. Báo chí không thể tồn tại bên ngoài xã hội, vì sứ mạng của báo chí trước hết đó là thỏa mãn các nhu cầu xã hội. Bên cạnh đó, xã hội hiện đại cũng không thể tồn tại mà không có báo chí, xã hội quan tâm đến việc phổ biến những thông tin có ý nghĩa xã hội quan trọng trên quy mô đại chúng. Đó là sự phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các phương tiện thông tin đại chúng và xã hội, mang ý nghĩa nhiều mặt và đa dạng. Các nhà báo và côngchúng hưởng thụ thông tin đều tuân theo những luận thuyết và quan điểm cụ thể về báo chí. Những luận thuyết và quan điểm ấy quyết định mục tiêu, nhiệm vụ, các hình thức và phương pháp hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng. Trong mốiquanhệvới dư luận xã hội (hay chính là côngchúng tiếp nhận) thì báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng. Đầu tiên, phải kể đến vai trò khơi nguồn, tức là năng lực xã hội hóa các sự kiện và các vấn đề từ một góc phố, làng quê, ở một không gian hẹp thành sự kiện và vấn đề toàn xã hội, thậm chí toàn cầu. Và ngược lại báo chí có thể nhanh chóng hoặc ngay lập tức đưa các sự kiện và vấn đề trên khắp hành tinh về đến góc nhà của mỗi người, vai trò này được truyềnhình đảm nhiệm một cách tốt nhất. Thứ đến, báo chí có vai trò phản ánh dư luận xã hội, phản ánh càng kịp thời, càng sâu sát và đầy đủ bao nhiêu thì báo chí càng sinh động và hấp dẫn bấy nhiêu. Sau cùng, báo chí có vai trò định hướng và điều hòa xã hội, điều hòa tâm lý, tâm trạng xã hội, đây là vai trò có ý nghĩa quyết định hiệu quả tác động của báo chí. Đài truyềnhìnhViệtNam là Đài truyềnhình quốc gia và là Đài truyềnhình được sự quan tâm của đông đảo quầnchúng nhất. Đồng thời, Đài cũng mang trọng trách lớn đó là định hướng dư luận xã hội, là cơ quan ngôn luận, là công cụ thể hiện quyền lực chính trị của Đảng và Nhà nước, vừa là diễn đàn dân chủ thể hiện quyền lực của nhân dân, vừa là công cụ của nhân dân giám sát mọi tiến trình kinh tế xã hội, góp phần làm lành mạnh hóa các mốiquanhệ trong xã hội. Chính vì vậy, có thể coi côngchúng là đối tác của báo chí nói chung và Đài truyềnhìnhViệtNam nói riêng. Mối liên hệgiữacôngchúng và Đài truyềnhìnhViệtNam ngày càng thể hiện rõ, đó là mối liên hệ bền chắc và không thể phủ nhận. Những năm gần đây, sự phát triển của nền kinh tế ViệtNam đã tạo ra một diện mạo hết sức mới mẻ cho xã hội. Đời sống của các tầng lớp cư dân đang có những chuyển biến rõ rệt, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao, kéo theo nhu cầu mọi mặt cũng thay đổi nhanh chóng và ngày một cao hơn. Vì thế mà sự đòi hỏi chất lượng các kênh truyềnhình cũng phải được nâng cao. Điều này đã tạo nên một lớp côngchúng khác trước đây rất nhiều, một lớp côngchúngtruyềnhìnhhiện đại. Sự tham gia của côngchúng vào công nghiệp truyềnhình đang có xu hướng tăng mạnh, tạo nên mối liên hệ khăng khít giữacôngchúngvới Đài truyền hình. Để đáp ứng được tốt nhất những nhu cầu của côngchúnghiện đại thì việc nghiên cứu và nắm bắt được nhu cầu hay sự quan tâm của họ đối với báo chí là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nhà làm truyền hình, đặc biệt là Đài truyềnhìnhViệt Nam. Gần đây, Đài truyềnhìnhViệtNam đang thực sự chiếm được lòng tin yêu của công chúng, tạo được dư luận khá tốt bởi có sự tiến bộ vượt bậc cả về nội dung và hình thức. Cơ chế quản lý đang dần thích nghi với cơ chế thị trường trong khi vẫn đảm bảo chức năng là cơ quan tuyên truyền của Đảng và Nhà nước. Nhưng để có thể duy trì sự phát triển mạnh mẽ, Đài truyềnhìnhViệtNam cũng cần có những kế hoạch thực tế và thường xuyên để phát triển trong giai đoạn tiếp theo. Những kế hoạch này phải được dựa trên cơ sở của sự định hướng chiến lược, những cơ chế hiện hành và sự thay đổi trong tương lai. Khả năng thích ứng với tình hình, bao gồm cả sự phát triển về kỹ thuật, kỹ năng và kinh tế, đặc biệt là khả năng nắm bắt đối tác - côngchúnghiện đại, để có định hướng tốt nhất. Bằng thực tiễn và lý luận trên, tôi chọn đề tài "Mối quanhệgiữacôngchúngvớitruyềnhìnhViệtNamhiện nay" làm đề tài cho luậnvăn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trên thế giới, nghiên cứu về công chúng, dư luận xã hội đã được quan tâm từ lâu, ở nhiều cơ quan báo chí lớn trên thế giới đều có trung tâm nghiên cứu công chúng, dư luận xã hội của riêng mình. Tại Việt Nam, côngchúng của báo chí nói chung và truyềnhình nói riêng cũng được quan tâm. Cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về côngchúng trong nhiều năm qua, đặc biệt là côngchúng của Đài truyềnhìnhViệt Nam, vì đây là Đài truyềnhình quốc gia, phủ sóng trên toàn quốc. Tuy nhiên, sự nghiên cứu về côngchúng thì không bao giờ cũ, bởi nhu cầu của côngchúng luôn luôn thay đổi, nghĩa là côngchúng luôn thay đổi. Đặc biệt là trong thời đại thông tin đang là nhu cầu thiết yếu nhất và truyềnhình là phương tiện đáp ứng nhu cầu này hữu hiệu nhất hiện nay. Có một số bài báo khoa học viết về vấn đề côngchúng của báo chí nói chung như: "Đối tượng tác động của báo chí và ý nghĩa của nó đối với hoạt động của nhà báo" - Bài viết của PGS.TS Nguyễn Văn Dững trên Tạp chí Xã hội học. Hàng loạt các công trình nghiên cứu về côngchúngvới báo chí, nhu cầu của côngchúng của PGS.TS Mai Quỳnh Nam được in trên tạp chí xã hội học như: "Dư luận xã hội - Mấy vấn đề về lý luận và phương pháp nghiên cứu", Xã hội học số 1 (49), 1995; "Văn hóa đại chúng và văn hóa gia đình", Xã hội học số 4 (72), 2000; "Truyền thông và phát triển nông thôn", Xã hội học số 3 (83), 2003; Mặc dù đây chỉ là số ít được kể ra trong rất nhiều các công trình nghiên cứu, song đây vẫn là những công trình nghiên cứu mang tính chất chungcông chúng, côngchúng đối với báo chí và truyền thông đại chúng, côngchúng của báo in chứ không phải về côngchúngtruyềnhìnhhiện đại. Chúng ta có thêm một khái niệm nữa, đó là côngchúngtruyềnhìnhhiện đại. Trước đây, có một số đề tài nghiên cứu về côngchúng của báo chí nói chung như: Năm 2000, tác giả Đỗ Thu Hằng, khoa Báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền đã bảo vệ thành côngluậnvăn Thạc sĩ khoa học Báo chí với đề tài: "Tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí của côngchúng thanh niên hiện nay". "Truyền thông đại chúng và công chúng, trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh" - Luận án Tiến sĩ Xã hội học của nhà báo Trần Hữu Quang cũng được bảo vệ thành côngnăm 2000. Năm 2003, Khoa Báo chí, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền đã có đề tài nghiên cứu cấp bộ với tên: "Nghiên cứu nhu cầu tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên Hà Nội". Năm 2005, Khoa Xã hội học, Học viện Báo chí Hà Nội đã có cuộc điều tra "Nhu cầu về truyềnhình của sinh viên Hà Nội", hay cũng trong năm 2005, tác giả Vũ Phương Dung, Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng đã bảo bảo vệ thành côngluậnvăn Thạc sĩ Khoa học Báo chí với đề tài: "Nghiên cứu nhu cầu tiếp nhận chương trình truyềnhình của sinh viên Hà Nội (Khảo sát các chương trình truyềnhình trên sóng VTV1, VTV2, VTV3 - Đài truyềnhìnhViệt Nam)". Nhưng côngchúng của truyềnhìnhViệtNam rất lớn và côngchúngtruyềnhìnhhiện đại không chỉ có thanh thiếu niên, sinh viên mà họ còn có nhiều ngành nghề khác nhau ở những tầng lớp khác và lứa tuổi khác nữa. Chính vì vậy, đề tài " MốiquanhệgiữacôngchúngvớitruyềnhìnhViệtNamhiện nay" là một đề tài mới. 3. Mục đích và nhiệm vụ 3.1. Mục đích - Luậnvăn có mục đích tìm ra các đặc điểm của côngchúngtruyềnhìnhhiện đại. - Nghiên cứu tính đa dạng và phong phú trong nhu cầu của khán giả truyềnhình tại thời điểm năm 2006, 2007. - Việc đáp ứng về nhu cầu của côngchúngtruyềnhìnhhiện đại từ phía Đài truyềnhìnhViệt Nam. - Tìm ra mốiquanhệgiữacôngchúngvới Đài truyềnhìnhViệt Nam. - Đưa ra những đề xuất khả thi để điều chỉnh chiến lược phát triển của truyềnhìnhViệt Nam, nhằm nâng cao chất lượng chương trình truyềnhình để đáp ứng được nhu cầu của côngchúngtruyềnhìnhhiện đại một cách tốt nhất. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ các yếu tố có tác động đến sự thay đổi đặc điểm tâm lý của công chúng, dẫn đến côngchúngtruyềnhìnhhiện đại thông qua mối liên hệgiữacôngchúngvớitruyền hình, cụ thể là các chương trình truyềnhình của Đài truyềnhìnhViệt Nam. - Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế xã hội và sự tác động của nó đối với xã hội, con người ViệtNam trong 2 năm 2006, 2007. Đồng thời tiến hành khảo sát thực tế để tìm ra đặc điểm của côngchúngtruyềnhìnhViệtNamhiện đại. - Chỉ ra mốiquanhệgiữacôngchúngvớitruyền hình, trên cơ sở đó sẽ đưa ra các giải pháp phục vụ cho sự phát triển của truyềnhìnhViệtNam trong thời gian hiện tại và trong tương lai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Đối tượng của luậnvănnày là côngchúngtruyềnhìnhViệtNam trong cả nước. Tuy nhiên, do điều kiện nghiên cứu, tôi xin lựa chọn một số côngchúng tại các tỉnh thành đại diện cho mỗi miền. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Côngchúngtruyềnhình sinh sống trên các địa bàn: Hà Nội, Bắc Kạn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Kon Tum. 5. Giả thuyết nghiên cứu - Thứ nhất: Khi mới xuất hiện, truyềnhìnhViệtNam đã phải có côngchúng và tạo ra dư luận xã hội. Trải qua thời gian, sự phát triển của truyềnhình cũng như sự thay đổi về mức sống của côngchúng đã làm thay đổi nhu cầu của công chúng. Từ đó làm xuất hiện nhiều đặc điểm mới dẫn đến việc hình thành một kiểu côngchúngtruyềnhình mới, vì thế mốiquanhệgiữacôngchúngvớitruyềnhìnhViệtNam cũng có sự thay đổi, khác biệt. - Thứ hai: Sự phát triển về kinh tế, văn hóa đã làm thay đổi cơ cấu dân cư trong xã hội, quá trình phân tầng xã hội đang diễn ra sâu sắc, làm thay đổi đặc điểm côngchúng và nhu cầu của họ đối vớitruyềnhìnhViệt Nam. - Thứ ba: Tác động của truyềnhìnhViệtNam đến vớicôngchúng là rõ ràng, nhưng khi tác động đó có hiệu quả, tức là côngchúng đã được định hướng theo một hướng nhất định, côngchúng sẽ có sự thay đổi về hành vi, nhận thức, thì côngchúng sẽ tác động trở lại vớitruyền hình. Quá rình này là điều kiện để thay đổi phong cách làm việc, quy mô phát triển và cách thức phục vụ của truyềnhìnhViệt Nam. 6. Đóng góp của luậnvăn - Góp phần làm rõ đối tác của truyềnhìnhViệt Nam, hay hiểu kỹ hơn về thị trường của truyềnhìnhViệt Nam. - Làm rõ mốiquanhệgiữacôngchúngtruyềnhìnhvớitruyềnhìnhViệt Nam, từ đó thấy được mức độ quan trọng của côngchúng đối với Đài truyềnhìnhViệt Nam. - Qua đây, Đài truyềnhìnhViệtNam hiểu rõ về côngchúng để có sự đáp ứng nhu cầu một cách tốt nhất, khẳng định một mốiquanhệ tốt đẹp giữacôngchúngvới Đài. Từ những ý nghĩa khoa học trên, luậnvăn sẽ có những ý nghĩa thực tiễn sau: - Luậnvăn sẽ góp phần để Đài truyềnhìnhViệtNam xem xét, điều chỉnh xu hướng phát triển hiện tại và tương lai cho phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật, đặc biệt là tâm lý, thị hiếu của côngchúngtruyền hình. - Góp phần làm sáng tỏ mốiquanhệgiữatruyềnhìnhvớicông chúng. Giúp Đài truyềnhìnhViệtNam sản xuất những chương trình hấp dẫn hơn, thiết thực hơn và tạo được nhiều thiện cảm hơn vớicôngchúngtruyền hình. 7. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tác giả luậnvăn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 7.1. Phân tích tài liệu Đọc và tra cứu tài liệu, sách báo, hồ sơ, văn bản, có liên quan đến đề tài. 7.2. Quan sát thực tế Nhằm thu thập những tư liệu thực tiễn về côngchúngtruyềnhình và nhu cầu của họ đối với Đài truyềnhìnhViệtNam bằng cách xem trực tiếp các chương trình truyềnhình được phát sóng trên các kênh truyềnhìnhViệtNam và truyềnhình cáp Việt Nam. 7.3. Lập bảng ankét điều tra, khảo sát xã hội học Dựa vào mục đích, nhiệm vụ của đề tài, tác giả luậnvăn đưa ra hệ thống câu hỏi đối vớicôngchúngtruyềnhình mang tính chất thăm dò ý kiến nhu cầu xem các kênh của Đài truyềnhìnhViệt Nam. Số lượng phiếu phát ra dự kiến khoảng trên 1000 phiếu. 7.4. Sử dụng các cuộc phỏng vấn sâu Lấy ý kiến của các côngchúng xung quanh mốiquan tâm của họ đối với Đài truyềnhìnhViệtNam và sự tác động của các chương trình truyềnhìnhViệtNam đến họ. 7.5. Thống kê, xử lý và phân tích số liệu Sau khi tiến hành khảo sát xã hội học, thu thập các mẫu phiếu điều tra để phân tích, tổng hợp căn cứ theo mục đích, nhiệm vụ của đề tài, phát hiệnmối liên hệgiữa các hiện tượng, bản chất và tính quy luật phát triển của công chúng, kiểm định các giả thuyết đã đặt ra. 8. Cấu trúc luậnvăn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luậnvăn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về côngchúng và báo chí truyền hình. Chương 2: Hiện trạng đáp ứng nhu cầu côngchúng của Đài truyềnhìnhViệtNam - Mốiquanhệgiữacôngchúngvới Đài truyềnhìnhViệt Nam. Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận truyềnhình của công chúng. Chương 1 Những vấn đề chung về côngchúng và côngchúngtruyềnhình 1.1. Các khái niệm chung 1.1.1. Đặc điểm tác động của thông tin truyềnhình tới khán giả Truyềnhình trước hết là một phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin, là loại báo chí đặc biệt. Truyềnhình có thể cung cấp cho côngchúng khán giả nhiều loại thông tin với những tính chất khác nhau như: thông tin báo chí, thông tin chính trị, thông tin khoa học kỹ thuật, thông tin khoa học giáo dục, thông tin văn học nghệ thuật, Ra đời với sự thừa hưởng thành quả của điện ảnh, phát thanh và báo in, Truyềnhình đến vớicôngchúng trước hết là bằng hình ảnh, những hình ảnh sống động, xác thực của đời sống. Hình ảnh là yếu tố khách quan, chứa đựng sự sinh động của cuộc sống thực, không bị dàn dựng, chính hình ảnh là yếu tố đầu tiên và là yếu tố đem lại chất lượng thông tin cao cho truyền hình. Bên cạnh yếu tố hình ảnh còn có vai trò không thể thiếu được của âm thanh mà chủ yếu là lời nói. Hình ảnh và âm thanh trong một tác phẩm truyềnhìnhquanhệvới [...]... thu hình, số lượng người dân tiếp cận vớitruyềnhình đã tăng lên nhanh chóng và số lượng côngchúng tiếp nhận thông tin trên truyềnhình cũng tăng lên rất nhanh Do tác động của địa lý, địa bàn cư trú không có tính quy tụ mà rải rác, phân tán nên côngchúng của truyềnhình rất đa dạng và tính chất tiếp nhận thông tin cũng sẽ có sự khác biệt 1.1.4 Côngchúngtruyềnhìnhhiện đại Côngchúngtruyền hình. .. gia của côngchúng vào các chương trình trò chơi truyền hình, một loại chương trình đang phát triển rất mạnh vì tính chất thú vị, bổ ích và hấp dẫn đối với họ Vì thế, số lượng cũng như phạm vi côngchúng không ngừng phát triển và mở rộng, tạo thành một lớp côngchúngtruyềnhình khác trước rất nhiều, có thể gọi đó là côngchúngtruyềnhìnhhiện đại 1.2 Các yếu tố tác động đến côngchúngtruyềnhình 1.2.1... hình cũng như côngchúng báo chí của chúng ta hiệnnay không còn thụ động trong việc tiếp nhận thông tin Nếu như trước đây, khi truyềnhìnhmới ra đời, lớp côngchúngtruyềnhìnhmớihình thành rất ấn tượng và bị hấp dẫn bởi loại hình báo chí mới mẻ nàyCôngchúng thường theo dõi hết những giờ phát sóng ít ỏi của chương trình truyềnhình ở thời kỳ đầu, họ tiếp nhận thông tin mà truyềnhình mang đến... người làm truyền hình) , việc cho phép hình thành các cơ chế để quầnchúng tham gia vào quá trình thực hiện các chương trình của truyềnhình một cách có hiệu quả Như vậy có thể thấy rằng chính trị có ảnh hưởng cực kỳ to lớn đối với các hoạt động của truyền hình, khả năng tác động vào côngchúng để có thể tạo ra một sự thay đổi đối vớicôngchúngtruyềnhình ở những giai đoạn khác nhau, tạo cho công chúng. .. hóa Đối vớicôngchúngtruyền hình, chính trị có thể đưa ra chính sách để phát triển nhanh hơn, nâng cao trình độ học vấn của công chúng, truyềnhình là kênh thông tin vô cùng hiệu quả Lớp côngchúngtruyềnhình vừa có khả năng sáng tạo ứng dụng các thành quả phát triển của nhân loại đã đạt được, đây có thể coi là lớp côngchúng lý tưởng của truyềnhình Họ biết tiếp nhận thông tin từ truyền hình, có... tỉ lệ thuận với nhu cầu của côngchúng nói chung và côngchúngtruyềnhình nói riêng Thực tế trên thế giới và ở ViệtNam cho thấy rằng truyềnhình có thể xuất hiện trong điều kiện kinh tế eo hẹp nhưng để nó trở thành một loại hình báo chí phổ biến rộng rãi, hoạt động với đầy đủ các chức năng thì yếu tố kinh tế đóng vai trò quan trọng Truyền hình có khả năng đến với tất cả các tầng lớp dân chúng rộng... của côngchúng Nhu cầu của côngchúng lớn hay nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố trình độ học vấn Như đã nói ở những phần trước, truyềnhìnhvới đặc thù là sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh nên côngchúng sẽ được mở rộng ra rất nhiều vì khắc phục được khó khăn của côngchúng không biết chữ Đặc biệt, với Đài truyềnhìnhViệt Nam, mức phủ sóng rộng khắp, các chương trình phong phú và khá đầy đủ nên công. .. ngày càng có nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển chung của côngchúng 1.3 Đặc điểm của côngchúngtruyềnhìnhhiện đại 1.3.1 Đặc điểm xã hội học của côngchúngtruyềnhìnhhiện đại và đặc điểm tâm lý tiếp nhận truyềnhình của côngchúnghiện đại 1.3.1.1 Mức sống Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta hiệnnay thì mức sống của người dân được nâng cao rõ rệt Chuyện mỗi nhà có một chiếc tivi... của côngchúngtruyềnhình cũng ít hơn dẫn đến cách thức tiếp nhận thông tin của côngchúngtruyềnhình có nhiều thay đổi Chính truyềnhình cũng là một sản phẩm của những thành tựu khoa học và công nghệ Như vậy, yếu tố khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng lớn đến côngchúngtruyềnhình và yếu tố này ngày càng có nhiều sự biến đổi vượt bậc và ngày càng có nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển chung của công chúng. .. côngchúng cũng đa dạng về trình độ học vấn Bảng thống kê về tương quan hai chiều học vấn và tâm lý tiếp nhận thông tin của côngchúng trên 8 tỉnh thành đối với các chương trình phát sóng của Đài truyềnhìnhViệtNam đã cho thấy thực tế là những người có trình độ học vấn ở tầm cao như đại học, cao đẳng là xem truyềnhình nhiều nhất Đây cũng phản ánh mốiquan tâm hàng đầu của lớp côngchúngtruyềnhình . luận văn - Góp phần làm rõ đối tác của truyền hình Việt Nam, hay hiểu kỹ hơn về thị trường của truyền hình Việt Nam. - Làm rõ mối quan hệ giữa công chúng truyền hình với truyền hình Việt Nam, . đến công chúng truyền hình hiện đại thông qua mối liên hệ giữa công chúng với truyền hình, cụ thể là các chương trình truyền hình của Đài truyền hình Việt Nam. - Nghiên cứu tình hình. nhu cầu của công chúng. Từ đó làm xuất hiện nhiều đặc điểm mới dẫn đến việc hình thành một kiểu công chúng truyền hình mới, vì thế mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình Việt Nam cũng có