Đặc điểm nhu cầu tiếp nhận truyền hình của công chúng hiện đạ

Một phần của tài liệu luận văn mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình việt nam hiện nay (Trang 46 - 51)

Quá trình tiếp nhận thông tin của công chúng có thể được chia làm hai giai đoạn: Tìm chương trình, tiếp nhận thông tin và sự biến đổi của nhận thức sau khi tiếp nhận thông tin.

Lựa chọn chương trình là một bước giới hạn phạm vi thông tin tiếp cận của công chúng. Lựa chọn chương trình truyền hình liên quan đến mục đích xem truyền hình của công chúng, liên quan đến sở thích, nhu cầu hay do yêu cầu của công việc. Công chúng sẽ chỉ chọn những chương trình truyền hình mang lại thông tin có ý nghĩa cho họ. Lựa chọn chương trình là khâu đầu tiên và cũng là khâu quan trọng nhất, nó quyết định việc chương trình có được công chúng xem tiếp hay không. Vì thế, những người làm truyền hình cần phải quan tâm để lựa chọn những đề tài có thể gây được sự chú ý của công chúng. Khi đã có một sự kiện cụ thể, lại phải chọn được một mâu thuẫn cần giải quyết, mâu thuẫn đó phải mang tính thời sự. Theo đó, nhà báo phải nghiên cứu, xác định được giới hạn của vấn đề và ý nghĩa thời sự của tác phẩm truyền thông đối với công chúng.

Hiện nay, việc lựa chọn chương trình của công chúng được hỗ trợ bởi nhiều kênh thông tin khác nhau. Đối với công chúng truyền hình thì truyền hình thực sự là công cụ tuyệt vời giúp họ có thể lựa chọn thông tin mình quan tâm, yêu thích thông qua bản giới thiệu chương trình (có thể là trong ngày, hay từ nhiều ngày trước). Tuy nhiên, khi ngồi trước máy thu hình, người xem thường có một động tác là bật các kênh và họ sẽ dừng ở một kênh có chương trình mà họ quan tâm, hay gây chú ý với họ. Sự lựa chọn chương trình vì vậy sẽ diễn ra nhanh chóng, không có chủ ý từ trước.

Sau khi đã lựa chọn chương tình thì bước tiếp theo sẽ là tiếp nhận thông tin, trong cuốn "Văn học nghệ thuật và sự tiếp nhận" của Viện Thông tin khoa học xã hội, 1991, Trần Đình Sử cho rằng: " Xét ở góc độ tiếp nhận thì thấy "chủ đề", "đề tài" là cách mà công chúng phân tích, cắt nghĩa". Công chúng tiếp nhận ở đây được coi là người cắt nghĩa tác phẩm, "người cắt nghĩa không phải là người bị kiểm soát. Thành tố của tác phẩm ở trong các quan hệ hình thức xác định lẫn nhau. Các yếu tố đưa ra và được lọc lấy trong tất cả tính phức tạp, qua nắm bắt chỉnh thể tác phẩm nhất định sẽ bộc lộ ý nghĩa chung của các bộ phận cũng như các chỉnh thể" (Trần Đình Sử, Viện Thông tin

khoa học xã hội, 1991). Như vậy, khi vấn đề được đưa ra, người tiếp nhận sẽ lọc lấy những thông tin mà cá nhân công chúng cần hoặc quan tâm. Trong quá trình tiếp nhận thông tin này cũng sẽ xảy ra một hiện tượng thuộc về vấn đề y học, đó là người xem sẽ khơi dậy trong trí nhớ của mình tất cả những thông tin có liên quan đến thông tin đang tiếp nhận, xem xét thông tin ấy trong một hệ thống thông tin có liên quan có cùng một chủ đề.

Con người là một thực thể tồn tại với nhu cầu luôn mong muốn khám phá cái mới, tìm hiểu bản chất những quy luật, những vấn đề chưa biết. Điều này giống như công chúng truyền hình khi đứng trước một chương trình đề cập đến một vấn đề mới mẻ, chương trình sẽ lôi cuốn được sự chú ý của công chúng. Quy luật nhận thức của con người là đi từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính, từ chi tiết đến khái quát, từ dễ đến khó, từ bộ phận đến tổng thể. Và đối với vấn đề được coi là mới mẻ thì việc tiếp nhận thông tin của công chúng cũng sẽ tuân theo quy luật trên. Trong quá trình tiếp nhận này, công chúng có sự liên hệ, liên tưởng giữa các khía cạnh của vấn đề, có sự phân tích, tổng hợp thông tin để từ đó tạo thành một chỉnh thể đầy đủ của vấn đề.

kết luận chương 1

Nghiên cứu công chúng truyền hình đòi hỏi phải có sự hiểu biết về đặc điểm của công chúng nói chung và các đặc điểm của báo chí. Qua đó, thấy được sự tác động của báo chí nói chung và truyền hình nói riêng tới công chúng. Bên cạnh đó là các yếu tố từ thực tế xã hội tác động tới tâm lý, nhu cầu tiếp nhận của công chúng truyền hình.

Công chúng báo chí là hầu hết toàn bộ công chúng của xã hội, trong thời đại sống bằng thông tin hiện nay thì công chúng của báo chí quả thật là rất lớn. Tuy nhiên cũng cần khẳng định, công chúng của báo chí chủ yếu là những người có tri thức, học vấn nhất định. Công chúng báo chí nước ta hết sức đa dạng và phân tán. Đó là một thực thể xã hội rộng lớn, hết sức phong phú và đa dạng, có sự khác biệt nhau về lứa tuổi, giới tính, trình độ học vấn, địa bàn cư trú, nghề nghiệp, mức sống, sở thích...Đối tượng công chúng có thể là một cộng đồng người trong một thôn xóm, khối phố cho đến cộng đồng to lớn

có phạm vi toàn quốc. Đặc điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ, thời gian, mục đích tiếp cận thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Công chúng truyền hình là những người tiếp nhận thông tin từ loại hình truyền thông truyền hình. Trong xã hội thông tin hiện nay, con người của xã hội hiện đại đã và đang chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều loại thông tin được mang tới từ các loại phương tiện thông tin khác nhau. Chính vì thế, đã tạo ra những lớp công chúng của từng loại hình báo chí riêng biệt, có thể một cá nhân tiếp nhận thông tin từ nhiều loại phương tiện thông tin đại chúng nhưng sự tiếp nhận của từng loại rõ ràng là có sự khác biệt, và họ trở thành công chúng riêng biệt đối với từng loại hình báo chí.

Cùng với sự phát triển của kinh tế, trình độ dân trí được cải thiện và nâng cao, công chúng có thể tự nhận thức và đánh giá được thông tin. Vì thế, số lượng cũng như phạm vi công chúng không ngừng phát triển và mở rộng, tạo thành một lớp công chúng truyền hình khác trước rất nhiều, có thể gọi đó là công chúng truyền hình hiện đại.

Các yếu tố tác động đến công chúng truyền hình đó là chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và khoa học kỹ thuật. Các yếu tố này hình thành nên công chúng truyền hình và cũng là những yếu tố làm thay đổi và phát triển công chúng truyền hình theo thời gian.

Điều kiện sống, giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp và nơi sinh sống của công chúng truyền hình đã tạo nên những lớp công chúng truyền hình có nhu cầu khác nhau và đồng thời, họ cũng có những cảm nhận và cách tiếp nhận truyền hình riêng biệt. Điều tra xã hội học đã làm rõ những đặc điểm xã hội học của công chúng truyền hình và đặc điểm tâm lý tiếp nhận truyền hình của họ.

Với hơn 1000 phiếu điều tra trên 8 tỉnh thành trong cả nước đã cho thấy khá rõ nét về đặc điểm công chúng truyền hình, cũng như đặc điểm tâm lý tiếp nhận truyền hình mà cụ thể là Đài truyền hình Việt Nam của họ. Công chúng truyền hình ngày nay tiếp nhận thông tin hay tìm hiểu nhận thức qua các kênh truyền hình khá dễ dàng vì điều kiện sống ngày nay được nâng cao, công chúng cũng thích tiếp cận với thông tin và xã hội bên ngoài qua truyền hình về đặc tính của truyền hình là sự hấp dẫn của hình ảnh kết hợp với âm thanh mang lại sự sống động và xác thực cho thông tin. Đa số những công chúng

được điều tra xã hội học cho thấy họ tiếp nhận truyền hình khá hiệu quả khi truyền hình trở thành nơi cung cấp thông tin lý tưởng, sân chơi và như một trường học đối với công chúng.

Công chúng truyền hình có nhiều điều kiện tiếp nhận truyền hình do chủ yếu xuất phát từ nhu cầu thiết thực của họ. Bản thân họ cảm nhận được sự cần thiết về thông tin mà truyền hình có thể đáp ứng được, chính vì vậy họ tạo ra điều kiện để có thể tiếp nhận thông tin từ truyền hình.

Chương 2

Hiện trạng đáp ứng nhu cầu thông tin cho công chúng của Đài truyền hình Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình việt nam hiện nay (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)