Xây dựng bộ máy hành chính ở bất cứ cơ quan nào cũng còn nhiều điều bất cập. Đài truyền hình Việt Nam cũng không tránh khỏi tình trạng như vậy, khi bộ máy hành chính còn quá cồng kềnh, sự quản lý tuy đông, dày mà lại vẫn lỏng lẻo.
Bộ máy hành chính cũng là một yếu tố làm hạn chế khả năng phát triển, hãy thử hình dung khi một phóng viên muốn làm chương trình, dù đã duyệt nội dung, đến khi muốn tác nghiệp cần phải trải qua ít nhất là 5 khâu với 5 tờ giấy đề nghị, nào là xin xe, xin kỹ thuật, xin dựng, xin giấy công tác, xin qua cổng,... và phóng viên ấy phải chạy khoảng vài tầng cầu thang của mấy tầng nhà, quả thật rất mất thời gian và cả công sức nữa. Thêm vào đó là áp lực mỗi khi gặp trục trặc, không thể gặp người có thể ký giấy cho mình, đó là áp lực về mặt thời gian. Làm báo mà phải tuân theo thời gian của bộ máy hành chính còn sự kiện thì những người làm hành chính ít quan tâm, họ chỉ nhanh khi có chỉ thị của lãnh đạo. Bởi những người làm hành chính họ không có nghiệp vụ báo chí.
Vấn đề biên chế cho phóng viên cũng có nhiều ý kiến, đúng là nếu làm việc mà luôn phải lo đến chuyện mình có được biên chế hay không, có được hưởng quyền lợi như một cán bộ, công nhân viên chức hay không, hay một phóng viên chính thức không đã nảy sinh rất nhiều vấn đề tiêu cực. Chuyện "chạy chọt" để có biên chế hay có hợp đồng làm việc trong Đài truyền hình Việt Nam là có đã gây không ít áp lực đối với những người thực sự có năng lực muốn làm việc tại đây, nhưng họ lại sợ cảnh làm thử việc mãi mà không có một loại giấy tờ nhận công nhận. Hiện tại trong Đài truyền hình Việt Nam phải có tới hàng trăm những người làm việc với danh nghĩa cộng tác viên, họ đến và làm chân sai vặt, có những người làm đến vài năm như vậy. Không biết có phải do bộ máy hành chính đang "ưu tiên" họ hay đang "bóc lột" họ?
Vì vậy cần có một chế tài cho những người làm truyền hình, thêm vào đó là vấn đề trả công, một bài học cho thấy, VTV đã mất rất nhiều phóng viên có kinh nghiệm sang VTC (Truyền hình Kỹ thuật số Việt Nam). Những người chuyển sang VTC họ đều nói một lý do duy nhất đó là sự không thoải mái trong cách làm việc và chế độ thì quá khắt khe ở VTV. Đây là vấn đề mà VTV cần phải nhìn nhận và cải tạo lại bộ máy hành chính của mình.
kết luận chương 3
Nghiên cứu công chúng của Đài truyền hình Việt Nam, những biến đổi của các nhân tố tác động từ xã hội và những việc Đài truyền hình Việt Nam đã làm được trong những năm gần đây. Từ đó, rút ra những điều chưa làm được cần phải cải tổ cho phù hợp để có thể phục vụ khán giả truyền hình tốt nhất cũng như gắn kết công chúng một cách chặt chẽ hơn đó là: phát triển kỹ thuật, xây dựng đội ngũ cán bộ và cải cách hành chính.
Phát triển kỹ thuật là sự nâng cấp máy móc, học hỏi cách thức sử dụng khoa học công nghệ tiên tiến, nhằm tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho hoạt động truyền hình. Trong thời gian tới đây, VTV còn phải cạnh tranh với các Đài truyền hình tư nhân trong nước và nước ngoài nên việc có được kiến thức hiện đại về kỹ thuật là một yếu tố sống còn trong hoạt động truyền hình. Bởi truyền hình là một phương tiện truyền thông hiện đại, nó không ngừng cải tiến và phát triển mạnh, vì thế để bắt kịp với khoa học công nghệ thì VTV cần có sự đầ tư thoả đáng hơn nữa vào việc phát triển kỹ thuật. Tránh sự không đồng bộ, thiếu thốn máy móc gây cản trở việc tác nghiệp của các phóng viên.
Làm bất cứ công việc gì, nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Làm truyền hình đòi hỏi phải có đội ngũ phóng viên truyền hình chuyên nghiệp, đào tạo và tuyển dụng những phóng viên có trình độ song cần có cả tâm đức nên VTV lại phải "khéo léo" trong công tác đào tạo cũng như tuyền dụng phóng viên. Làm thế nào để phóng viên thoải mái trong công việc, họ sẽ dốc hết sức lựa của mình để cống hiến cho tác phẩm truyền hình. Đặc biệt công tác truyền hình cần có tinh thần tập thể cao, nên cũng đòi hỏi cần có sự đồng đều về nghiệp vụ trong đội ngũ phóng viên. Để làm được điều này thì việc duy nhất phải làm đó là đào tạo, phóng viên phải được đào tạo kỹ lưỡng trong môi trường chuyên nghiệp và có sự trải nghiệm trước khi xuất hiện hay trình làng tác phẩm của mình với công chúng.
Để sự phát triển ngành truyền hình được kiện toàn thì bộ máy hành chính phải được cải tổ. Giảm bớt đi các thủ tục rườm rà, tránh mất thời gian của phóng viên. Bộ máy hành chính của VTV cần được cải cách cho gọn lại, bớt cồng kềnh. Cần có những chế tài phù hợp cho nguồn nhân lực, thưởng phạt đúng và phù hợp. Tránh gây nên sự chán nản
cho các phóng viên vì làm truyền hình là công việc mệt nhọc nên các phóng viên cần có mức sống thích hợp và tương ứng với công sức của họ, việc thử thách là cần thiết, tuy nhiên cũng nên có giới hạn rõ ràng.
Kết luận
Các nhà sản xuất chương trình truyền hình muốn biết công chúng cần thông tin gì và việc làm của mình của mình ảnh hưởng đến thái độ, cách cư xử của công chúng như thế nào, hiểu biết được công chúng truyền hình là một yếu tố rất quan trọng để tạo nên hiệu quả của truyền thông. Để có được những tác phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin thời sự mà còn khiến công chúng thích thú, người làm truyền hình phải không ngừng rèn luyện. Quá trình hoạt động và việc thường xuyên nghiên cứu công chúng của mình sẽ đem lại cho người làm truyền hình những kinh nghiệm thiết thực và bổ ích. Bên cạnh đó, việc rèn luyện những kỹ năng giao tiếp với công chúng đã trở thành một trong những yêu cầu quan trọng trong năng lực, phẩm chất nghề nghiệp của một nhà báo truyền hình hiện đại.
Ngày nay, công chúng không chỉ có nhu cầu biết thông tin mà còn có nhu cầu thoải mái trong tiếp nhận thông tin. Các biên tập viên phải tạo được một chiếc cầu nối giao lưu tình cảm giữa công chúng với chương trình. Bởi lẽ đó mà lối nói từ độc thoại sang đối thoại chắc chắn sẽ tạo ra những hiệu quả cao hơn.
Với sự tham gia trực tiếp của công chúng, thông tin trên truyền hình trở nên khách quan hơn, chân thực hơn và điều quan trọng nhất là đã tạo ra một quan niệm mới khi truyền hình trở thành "diễn đàn", thành "sân chơi" của đông đảo công chúng. Điều này gạt bỏ được rất nhiều rào chắn trên con đường đến với công chúng.
"Phần lớn các nhà báo không chọn báo chí như là một nghề chỉ để kiếm sống. Tôi tin, báo chí đang và sẽ được nhỡn nhận đúng như vai trũ mà xó hội luụn chờ đợi ở mỡnh: hành xử cú trỏch nhiệm hơn với đất nước, với dân tộc". Đó là nhận định của nguyên Thủ tướng Vừ Văn Kiệt trong bài viết nhân kỷ niệm 82 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam. Nhận định của Thủ tướng cũng là mong muốn của các phóng viên truyền hình. Người làm truyền hình cũng cần có cái tâm trong nghề, cái tâm xuất phát trước hết là
phải quan tâm đến đối tượng mình đang nhắm tới, và đối tượng của truyền thông nói chung và truyền hình nói riêng đó là công chúng.
Trong tương lai việc cần thiết thành lập một trung tâm nghiên cứu công chúng cho truyền hình Việt Nam là nên làm. Một trung tâm nghiên cứu công chúng để khẳng định và gắn kết chặt chẽ hơn nữa mối quan hệ giữa công chúng với Đài truyền hình Việt Nam.
Đài truyền hình Việt Nam đã có mối liên hệ với công chúng truyền hình, ngày càng phải gắn kết và thắt chặt hơn nữa mối quan hệ này. Bởi mối quan hệ này là một sự tương tác, hợp tác để cùng nhau phát triển, công chúng nhờ có truyền hình mà có thêm thông tin, tri thức, giải trí,... truyền hình cũng nhờ công chúng mà phát triển. Nghiên cứu công chúng sẽ giúp cho sự phát triển của truyền hình được đẩy mạnh hơn và hoàn chỉnh hơn.