Xây dựng đội ngũ cán bộ làm truyền hình

Một phần của tài liệu luận văn mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình việt nam hiện nay (Trang 76 - 77)

Trong bất cứ công việc gì thì nhân lực luôn là vấn đề hàng đầu, như trong cuộc phỏng vấn lãnh đạo Đài truyền hình Việt Nam cũng đã nhấn mạnh ý này. Hiện nay, hàng năm ở nước ta đào tạo hàng trăm phóng viên, nhưng số lượng này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của nền công nghiệp truyền hình hiện đại. Có nhiều nguyên nhân, có những người không đủ khả năng, lại có người không thấy thoải mái khi làm công việc là một phóng viên. Điều đáng ngại nhất đó chính là sự ảo tưởng về nghề nghiệp của những sinh viên học báo chí, nhất là báo chí chuyên ngành truyền hình. Vấn đề này đã gây nên sự đào tạo thừa mà nhân lực thực sự lại thiếu, Đài truyền hình Việt Nam nên chăng có chế độ tuyển người nhanh chóng và thực tế hơn, để tránh việc mất thời gian trong quá trình thử việc và đào tạo "chay" như hiện nay, cần có công việc thử thách thực tế và phù hợp hơn với nhân viên mới. Tuy nhiên, vấn đề có thể phát sinh khi nhiều phóng viên chỉ làm

thử việc cho Đài truyền hình Việt Nam đã luôn nuôi một ảo mộng cho mình mà quên đi nhiệm vụ cần phải phấn đấu, đó chính là sự "ăn theo", làm người sai vặt, những người này, họ không cần có lương, họ thích có tiếng hơn, đó chính là gánh nặng của mỗi gia đình khi phải đầu tư, nuôi nấng mãi những con người như thế. Và vô tình, Đài truyền hình Việt Nam đã trở thành môi trường dung túng cho những gánh nặng gia đình và cũng là gánh nặng xã hội.

Cần có sự kiên quyết hơn nữa trong việc loại trừ những thành viên, cá nhân không đủ năng lực làm truyền hình. Những người đã có kinh nghiệm cũng đừng "lợi dụng" họ làm "kẻ hầu" cho mình. Các cấp lãnh đạo cũng cần có sự quan tâm sâu sát hơn nữa đến đội ngũ cán bộ làm truyền hình của mình. Tránh để tình trạng gần như ngày nào cũng có lỗi trên truyền hình, nhà Đài cần có một đội ngũ chuyên nghiệp và thực hiện nhuần nhuyễn công việc hơn. Để những người thử nghiệm làm ở một chương trình cho riêng lãnh đạo của Đài xem và duyệt, sau đó hãy cho họ xuất hiện, làm việc chính thức với công chúng. Nếu đứng ở phương diện là công chúng truyền hình mới thấy hết sự khó chịu khi họ phải xem những chương trình có quá nhiều "sạn". Rèn luyện cán bộ có ý thức trong công việc của mình, đó cũng là sự tôn trọng công chúng, tôn trọng nghề nghiệp của mình. Công việc đào tạo cán bộ cho ngành truyền hình không phải là một việc có thể thực hiện một sớm một chiều, cần có sự đầu tư về mặt thời gian và chất xám. Nhưng phải thực hiện ngay tức thời mới có thể có hiệu quả. Thực tế, có nhiều cách đầu tư, Đài truyền hình cũng có nhiều cuộc giao lưu với những Đài truyền hình quốc tế, phóng viên cũng có nhiều cơ hội cọ xát với những phóng viên nước ngoài, song vấn đề là ở chỗ những điều họ học được lại không có sự chọn lọc và phát huy phù hợp với văn hoá trong nước. Đây tiếp tục lại là vấn đề cần phải quan tâm khi một phóng viên truyền hình, người hướng dẫn dư luận lại không có đủ sự hiểu biết về văn hoá của chính quê hương mình. Cho nên, cần có sự đào tạo cả về vấn đề nghiệp vụ lẫn bồi dưỡng về văn hoá Việt Nam.

Một phần của tài liệu luận văn mối quan hệ giữa công chúng với truyền hình việt nam hiện nay (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)